Yếu tố hiện thực trong truyện triết học của vônte

  • 43 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
MSSV: 6086263
YẾU TỐ HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN
TRIẾT HỌC CỦA VÔNTE
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG
Cần Thơ, năm 2012
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích và yêu cầu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp và phương hướng nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 Những Vấn Đề Chung
1. Những vấn đề về lí luận.
1.1. Chủ nghĩa hiện thực.
1.2. Yếu tố hiện thực.
2. Thời đại văn học Ánh sáng Pháp và tác giả Vônte
2.1. Thời đại văn học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII
2.2. Tác giả Vônte.
2.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp.
2.2.2. Tác phẩm tiêu biểu của Vônte
CHƯƠNG 2 Thể Loại Truyện Triết Học Của Vônte
2.1 Định nghĩa thể loại truyện triết học của Vônte
2.2 Tóm tắt một số truyện triết học tiêu biểu.
2.2.1. Tác phẩm Zađich
2.2.2. Tác phẩm Canđich
2.2.3. Tác phẩm Chất phác
2.3. Sơ bộ đánh giá truyện triết học của Vônte
1CHƯƠNG 3 Yếu Tố Hiện Thực Trong Truyện Triết Học Của Vônte
3.1. Yếu tố hiện thực thông qua thực trạng xã hội đương thời
3.1.1. Hệ thống tín điều giáo hội mọt ruỗng
3.1.2. Tư tưởng triết học lỗi thời
3.1.3. Xã hội phong kiến suy tàn, mất phẩm giá
3.1.4. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa
3.2. Yếu tố hiện thực phản ánh qua các tầng lớp xã hội.
3.2.1. Tầng lớp thống trị
3.2.2. Tầng lớp bị áp bức
3.3. Yếu tố hiện thực phản ánh con người thế kỉ XVIII
3.3.1. Thông qua đời sống vật chất, tinh thần.
3.3.2. Thông qua tâm tư tình cảm.
PHẦN KẾT LUẬN
Tài Liệu Tham Khảo
1. Trần Duy Châu, Nguyễn Văn Khỏa, Lương Duy Trung, Phùng văn Tửu, Nguyễn
Trung Hiếu - Lịch sử văn học Phương tây tập 1- NXB Giáo dục, 1979.
2. Trung Hiếu - Lịch sử văn học Phương tây tập 1- NXB Giáo dục, 1979.
3. Minh Chính - Văn học phương tây giản yếu -,nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP
Hồ Chí Minh, 2002.
4. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Đức
Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng văn Tửu - Văn học phương
2tây - NXB Giáo dục, 1997.
5. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) - Từ điển văn học bộ mới - NXB Thế giới, 2004.
6. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa,
Thành Thế Thái Bình - Lí luận văn học - NXB Giáo dục,1997.
7. Hoàng Nhân (chủ biên) - Văn học Pháp tập 1- NXB trẻ Thành phố Hồ Chí Minh,
1997.
8. Hữu Ngọc (chủ biên) - Từ điển triết học giản yếu - NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp Hà Nội, 1987.
9. Lê Tư Lành, Vũ Đức Phúc (dịch và giới thiệu) - Za đich - truyện ngắn chọn lọc,
nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001.
10. Đình Sử, Lê Bá Hán - Từ điển văn học tập 1 - NXB Khoa học xã hội,1983.
11. Phùng văn Tửu, Nguyễn Đức Nam, Hoàng Nhân, Đặng Anh Đào - Văn học
Phương tây tập 2 - NXB Giáo dục, 1986.
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã được các nhà văn thể hiện lại qua các tác phẩm
của mình. Với từng thời kì từng giai đoạn văn chương đều có những đặc điểm riêng biệt,
và mang những dấu ấn lịch sử khác nhau về xã hội, chính trị, văn hóa,… Đặc biệt đối
với những thời kì văn học trước việc tìm hiểu về nguồn gốc phát triển một thời kì khởi
nguyên của một vấn đề nào nó rất có ý nghĩa, và đối với tôi đó là một tiền đề lịch sử rất
quan trọng góp phần thành công cho những vấn đề tiếp theo sau nó. Có thể nói lĩnh vực
văn học là một nguồn liệu rất quan trọng và không thể thiếu được khi muốn nghiên cứu
3về một vấn đề của xã hội trong một thời kì nhất định nào đó. Nhưng tại sao khi tìm hiểu
về một thời kì tôi lại chọn văn học làm nguồn liệu chính mà không chọn những lĩnh vực
khác như lịch sử, khoa học, triết học,…? Như trên đã nói cuộc sống có muôn màu muôn
vẻ, ở mỗi lĩnh vực có những cách hiểu khác nhau và cũng có những ưu điểm và nhược
điểm khác nhau. Theo ý kiến chủ quan của tôi thì chỉ có văn học mới có thể phản ánh một
cách đầy đủ nhất về cuộc sống này.
Đối với tôi việc chọn lựa một lĩnh vực để nghiên cứu phù hợp là rất quan trọng, và
việc chọn một vấn đề nào đó trong lĩnh vực mình nghiên cứu còn quan trọng hơn vì nó
đòi hỏi vấn đề mình nghiên cứu thật sự có ý nghĩa không và mình có đủ năng lực để đảm
nhận và hoàn thành xuất sắc về vấn đề nghiên cứu của mình hay không. Đó là một thử
thách rất lớn đối với một sinh viên sắp ra trường. Khi tham khảo những đề tài của giáo
viên hướng dẫn đưa ra tôi cảm thấy đề tài nào cũng có ý nghĩa sâu sắc và gợi cho tôi sự
tò mò và thích thú, nhưng vì, thời gian cho phép và khả năng có giới hạn, tôi chỉ có thể
nghiên cứu một vấn đề mà tôi cảm thấy yêu thích nhất và phù hợp với vốn kiến thức tôi
có được đó là vấn đề: yếu tố hiện thực trong truyện triết học của Vônte.
Có thể nói tìm hiểu yếu tố hiện thực trong văn học là một vấn đề khá quen thuộc,
và đã có nhiều công trình nghiên cứu rất thành công về vấn đề này. Nhưng đối với tôi, lý
do quan trọng nhất khi tôi chọn lựa đề tài này là thông qua yếu tố hiện thực, sẽ giúp tôi
hiểu thêm một phần nào đó về tác giả Vônte, một tác giả được xem đã đóng góp rất lớn
trong quá trình phát triển chủ nghĩa hiện thực – một trào lưu văn học có ý nghĩa trong
việc khởi nguồn cho những trào lưu văn học tiếp theo là chủ nghĩa hiện thực phê
phán,
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đây là những trào lưu văn học có công
rất lớn
trong việc phản ánh quá trình giải phóng dân tộc trên khắp thế giới ra khỏi chế độ phong
kiến, thoát khỏi cảnh trường nô lệ và làm chủ vận mệnh của mình, vì vậy nó có ý nghĩa
vô cùng to lớn. Và bên cạnh đó, còn có rất nhiều yếu tố quan trọng khác về một tác giả đã
hấp dẫn tôi. Tôi đã cảm thấy có ấn tượng, và thích thú khi tiếp xúc với tác giả này trên
giảng đường đại học. Với những gì có liên quan về ông như về thời đại mà ông sống, thể
loại truyện triết học của ông và đặc biệt là vì ông là con người có bộ óc bách khoa trong
thời đại bách khoa toàn thư của thế kỉ XVIII Pháp. Tất cả mọi vấn đề có liên quan đến
4tác giả này tôi đều cảm thấy rất muốn tìm hiểu, khám phá để sau đó giới thiệu lại cho
bạn
bè những hiểu biết của tôi.
Với mong muốn và quyết tâm lớn lao như vậy nhưng vấn đề đặc ra là người viết
có khả năng và thời gian để tìm hiểu một tác giả lớn của một thời đại hay không, cho nên,
điều tôi muốn nói ở đây do điều kiện khách quan và chủ quan người viết chỉ có thể trình
bày một số vấn đề trọng yếu về tác giả này đặc biệt là yếu tố hiện thực qua thể loại truyện
triết học của Vônte vì theo tôi đây là yếu tố quan trọng nhất góp phần thành công cho một
thời đại và một tên tuổi lớn trong nền văn học thế kỉ XVIII Pháp. Tuy nhiên người viết
sẽ cố gắng hết sức mình để nghiên cứu về đề tài trên một cách tương đối thấu đáo. Nhằm
góp phần chia sẻ vốn kiến thức hạn hẹp của mình cho những ai muốn quan tâm đến tác
giả Vônte nói riêng và nền văn học nước Pháp nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Trong khi tìm hiểu về vấn đề của đề tài đặt ra, người viết đã gặp không ít khó khăn
vì số lượng tài liệu người viết thu thập được còn hạn chế, và một số công trình nghiên
cứu trên thế giới về vấn đề này vẫn chưa nhiều và chưa thật sự thống nhất, vẫn còn lẻ tẻ
và rời rạc. Nhưng người viết sẽ cố gắng hết sức để thu thập được một số vấn đề cơ bản
mà các nhà phê bình đưa ra nhằm khẳng định được yếu tố hiện thực là một trong những
thành công quan trọng về thể loại truyện triết học của Vônte.
Trước hết, trong lời đề tựa quyển ZAĐICH – Truyện chọn lọc của nhà xuất bản
Đà Nẵng có nhận định:
“ Vônte là một văn hào tiến bộ nhất ở châu Âu, thế kỉ XVIII. Mặc dù có những
nhược điểm nhất định, toàn bộ tác phẩm của ông, nói chung, vẫn là một cuốn bách khoa
từ điển về những tư tưởng tiên tiến đương thời, và phản ánh một cách phong phú, sâu sắc
nhiều mặt chủ yếu của cuộc sống ở Pháp và Tây Âu lúc bấy giờ [9, tr5].
Qua lời nhận định trên ta cũng thấy được sức ảnh hưởng lớn của Vônte. Đặt biệt
khi nói đến thể loại truyện triết học của ông là một yếu tố rất quan trọng có sức
ảnh
hưởng rất lớn đối với đời sống hiện thực lúc bấy giờ:
5“Truyện triết học của ông trình bày ra trước mắt chúng ta cả một xã hội hỗn loạn
đầy những cái ti tiện, bỉ ổi, giả dối, dã man tàn bạo” [ 1, tr365].
Và điều đó còn được khẳng định chắc chắn hơn một lần nữa qua lời tựa quyển
ZAĐICH – Truyện chọn lọc của nhà xuất bản Đà Nẵng :
“Vônte không phải chỉ có một tư tưởng sẵn trong đầu óc. Xong rồi tư tưởng ấy,
ông đã phản ánh hiện thực của xã hội đương thời với một phương pháp biểu hiện riêng.
Chính do đó, mà tư tưởng trong truyện toát ra từ hình tượng được mô tả có khi lại
sâu
sắc hơn là ý định của Vônte khi viết truyện” [9, tr16].
Chính vì điều này có lẽ do vốn sống đã từng trải và vượt qua rất nhiều khó khăn và
thử thách trong cuộc sống đương thời nên có thể nói :
“Truyện của Vônte là hiện thực được nhìn với thế giới quan tiến bộ và có nhiều
mặt chính xác, là hiện thực được mô tả với một nghệ thuật cao siêu. Triết học của Vônte
xuất phát chủ yếu từ sự quan sát cuộc sống, gắn bó chặt chẽ với tài liệu của cuộc sống
mà ông dùng để viết truyện. Cho nên, mặc dầu cách hư cấu cách biểu hiện của ông rõ
ràng là không như thực, mà truyện của ông vẫn có ý nghĩa chân thực” [9; tr16]
Cuối cùng là một lời nhận xét rất quan trọng về truyện triết học của Vônte:
“Vônte mô tả hiện thực thông qua một câu truyện li kì để nói lên tư tưởng triết
học sâu sắc xuất phát từ hiện thực ấy. Cốt truyện đối với Vônte chỉ là một cách hấp dẫn
người đọc; hình như ông nói trước thì lạ kì huyền ảo như thế mà những chi tiết Vônte nêu
lên phần nhiều là những nét có thực, do ông đã quan sát rất kỉ trong thực tế ông đã đi
sâu và dồi dào về sự hiểu biết lịch sử của ông sâu sắc và chính xác. Biết bao nhiêu cảnh
đen tối của xã hội châu Âu thế kỉ thứ XVIII đã được phản ánh trong truyện của Vônte!
Do đó mà truyện của Vônte có một giá trị tố cáo xã hội thật lớn lao: rất xưa mà rất có
tính thời đại; huyền ảo hoặc li kì mà có tính chân thực” [9; tr17].
Qua một số nhận định trên ta thấy đa số các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao yếu
tố hiện thực trong truyện triết học của Vônte. Và còn nhiều các công trình nghiên cứu
khác mà người viết không thể trình bày ra hết được. Nhưng bao nhiêu đó cũng đủ cho
thấy rằng, sự thành công của thể loại truyện triết học của Vônte có sự đóng góp rất
lớn
6của yếu tố hiện thực. Người viết sẽ dựa trên những tiền đề lịch sử đó để làm sáng tỏ
thêm
một vài khía cạnh của yếu tố hiện thực thông qua truyện triết học của Vônte, nhờ đó mà
hiểu hơn một phần nào về xã hội và về con người thời đại của ông.
3. Mục đích – yêu cầu:
Đề tài đặt ra cho người viết những yêu cầu sau:
-Tìm hiểu và nắm vững lý thuyết về yếu tố hiện thực để làm cơ sở lý luận cho công
việc triển khai và phân tích trong quá trình thực hiện luận văn.
-Tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Vônte để hiểu
được tầm vóc và sự ảnh hưởng của nhà văn này trong nền văn học Pháp nói riêng và thế
giới nói chung.
-Đọc và nghiền ngẫm thật kĩ một số truyện ngắn của Vônte để thấy được nội dung
ý nghĩa, giá trị của yếu tố hiện thực trong truyện triết học của Vônte.
-Khi thực hiện xong đề tài này, đòi hỏi người viết nắm được kiến thức cơ bản về
yếu tố hiện thực, sự ra đời, khái niệm, giá trị và có ý nghĩa như thế nào trong cuộc cách
mạng văn học, và từ đó để giúp ta thấy được nét độc đáo và đặt sắc trong truyện triết học
của Vônte.
Còn mục đích chủ yếu của người viết trong quá trình làm luận văn là:
-Thông qua đề tài này cũng giúp cho người viết nhận ra được những quan điểm
triết học lỗi thời, lạc hậu, tiêu cực để người viết có thể cũng cố thêm cho bản thân về kiến
thức quan điểm triết học.
-Bên cạnh đó trong quá trình làm luận văn người viết có thêm điều kiện để tích lũy
thêm kiến thức, rút ra những kinh nghiệm bổ ích, nhằm nâng cao kỹ năng phân tích, đánh
giá, so sánh... khi nghiên cứu vấn đề.
Tóm lại, người viết sẽ cố gắng hết sức để thực hiện tốt mục tiêu và yêu cầu đề
ra của giáo viên hướng dẫn để giải quyết một cách tương đối đầy đủ về đề tài trong khả
năng có giới hạn của mình.
7
4. Đối tượng nghiên cứu
Vônte là nhà văn, nhà triết học đi tiên phong trong phong trào văn học Ánh sáng
Pháp thế kỷ XVIII. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ có ảnh hưởng lớn đến
cách mạng Pháp và tiến trình phát triển tư tưởng tiến bộ của thế giới.
Nhưng do hạn chế về nhiều mặt người viết không thể nghiên cứu hết toàn bộ
sự nghiệp của Vônte mà chỉ tìm hiểu một vài nét đặc sắc tiêu biểu trong truyện của tác
giả: Zađich, Cađich, Chất phác. Có thể nói, đây là ba tác phẩm tiêu biểu tập trung đầy đủ
những quan điểm tư tưởng của tác giả. Đặc biệt là yếu tố hiện thực được thể hiện một
cách chân thực và sinh động ở mỗi khía cạnh đời sống xã hội thế kỷ XVIII. Cho
nên
người viết sẽ chủ yếu tập trung khai thác các yếu tố hiện thực có trong truyện triết
học
của Vônte
Người viết sẽ cố gắng làm sáng tỏ hết những vấn đề trọng tâm của đề tài để có
thể đóng góp một phần công sức ít ỏi của mình vào công trình nghiên cứu về tác
giả
Vônte.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm đạt hiệu quả và yêu cầu cao. Người viết cần
đề ra phương pháp chính xác, cụ thể và kết hợp nhiều thao tác nghiên cứu với nhau.
Đọc kỹ tác phẩm để nắm vững kiến thức cơ bản.
Đọc tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài sau đó lập thư mục sách tham khảo
rồi lập đề cương tổng quát để từ đó xây dựng đề cương chi tiết đúng theo định hướng.
Vận dụng và phối hợp một cách phù hợp cho từng phần thông qua các phương
pháp phân tích, bình luận, chứng minh, tổng hợp, so sánh logic... để làm sáng tỏ vấn đề.
Người viết cần chịu khó nghiền ngẫm thật kĩ các vấn đề để không đi lệch hướng,
thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn để đạt được yêu cầu đề ra.
Đồng thời sử dụng các thao tác phân tích, tổng hộp, nhằm đưa ra ý kiến và nhận
xét về các chi tiết dẫn chứng, và dữ liệu thu thập được.
8Bên cạnh đó, còn sử dụng thao tác giải thích, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề.
Sử dụng thao tác trích dẫn, so sánh trên cơ sở lí luận văn học để đối chiếu làm cơ
sở vững chắc và tính thuyết phục cho lí luận.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Những vấn đề về lí luận
1.1 Những vấn đề về chủ nghĩa hiện thực
Khi chế độ phong kiến bắt đầu xuống dốc thì khuynh hướng cổ điển cũng trở nên
thoái hóa, thì như để đối xứng trở lại, chủ nghĩa hiện thực đã hình thành tương đối hoàn
chỉnh với tất cả những đặc điểm lịch sử - cụ thể của nó. Nhiều công trình nghiên cứu lớn
về chủ nghĩa hiện thực ra đời để nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho thời đại và đến nay
vấn đề này vẫn được bàn luận khá phổ biến. Và hiểu như thế nào về chủ nghĩa hiện thực
một cách thấu đáo thì đòi hỏi cần có thời gian dài nghiên cứu và nghiền ngẫm nó. Sau
khi tham khảo một số tài liệu người viết có thể đưa ra một số nhận định phổ biến về chủ
nghĩa hiện thực sau :
Trong Từ điển triết học giản yếu - quan niệm văn nghệ thể hiện trung thành sự
khác quan. Ở châu Âu, phương pháp hiện thực (tư sản) được khẳng định vào thời Phục
hưng, phát triển vào thế kỷ XVIII, thể hiện cao nhất vào thế kỷ XIX với đại diện tiêu biểu
là nhà văn Pháp Banzăc có tính chất hiện thực phê phán (xã hội phong kiến và tư bản) và
đề cao những lý tưởng dân chủ tư bản.
Trong quyển Từ điển văn học bộ cũ chủ nghĩa hiện thực được định nghĩa như sau:
9“Chủ nghĩa hiện thực vừa chỉ một trào lưu văn học vừa chỉ phương pháp sáng
tác của chính trào lưu ấy. Cơ sở xã hội của nó là những mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp
gay gắt trong xã hội sau khi giai cấp tư sản đã cũng cố được địa vị thống trị của mình.
Sự áp bức bóc lột công khai không hề che đậy và ngày càng tàn bạo đã làm cho những
nghệ sĩ chân chính nhìn thẳng vào sự thật. Chủ nghĩa hiện thực tìm thấy vũ khí tư tưởng
và tinh thần ở thành tựu của nhiều nghành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đương
thời.. Tất cả những mối tác động đó - thực tại cũng như ý thức - kết lại đã hình thành nên
trang tư duy của nhà văn tiến bộ đương thời nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Trước mắt họ,
con người không phải là con đẻ của lý tính, của đạo đức trừu tượng, của ảo tưởng mà
là “con người xã hội”.[10; tr136]
Do có được tư duy lịch sử cụ thể. Nhà văn hiện thực khi mô tả nhân vật, thường
đặt nó trong một tình thế xã hội, một quan hệ giai cấp cụ thể rồi triển khai sự diễn biến
tính cách của nó theo sự chuyển biến của những hoàn cảnh đó. Đây cũng chính là nguyên
tắc “tái hiện chân thực tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” (Anghen). Khác
với điển hình của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạng, điển hình trong chủ nghĩa
hiện thực phải kết hợp cao độ giữa cá tính và tính phổ biến, phong phú và đa dạng được
xây dựng trong sự gắn bó hữu cơ và luôn luôn phát triển với hoàn cảnh điển hình. Từ đó
chủ nghĩa hiện thực ra đời. Chi tiết chân thực trở nên hết sức dồi dào làm thành một đặc
trưng quan trọng của phương pháp sáng tác này góp phần tạo nên chức năng nhận thức to
lớn của nó. Vì chủ yếu chỉ với quy mô của thể loại này mới thõa mãn tối đa yêu cầu phản
ánh sâu rộng cuộc sống của chủ nghĩa hiện thực. Những đặc điểm nói trên về
phương
pháp sáng tác sẽ được vận dụng gia giảm tùy theo trào lưu văn học hiện thực của
từng
nước nhất là của từng khu vực và thời đại.
Trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học bộ mới chúng ta có khái niệm chủ nghĩa
hiện thực là:
“Chủ nghĩa hiện thực là một nguyên tắc sáng tác mà cơ sở của nó là các tính cách
và hoàn cảnh trong tác phẩm nghệ thuật được cắt nghĩa ở bình diện xã hội-lịch sử, sự
liên hệ theo quy luật nhân quả của chúng (quyết định luận xã hội) được khám phá trong
sự phát triển về chất (chủ nghĩa lịch sử) nhờ việc điển hình hóa các sự kiện tồn tại, tức là
10tương ứng với thực tại nguyên khởi. Theo một ý tưởng của Anghen “Chủ nghĩa hiện
thực
đòi hỏi- tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”.
Ở tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, con người được bộc lộ như một sinh thể xã hội, tương
tác với điều kiện sống khách quan (quyết định luận xã hội chính là liên hệ điển hình giữa
tính cách và hoàn cảnh)”.[5; tr281]
Chủ nghĩa hiện thực nảy sinh như sự thừa kế đồng thời như sự đối lập với chủ
nghĩa lãng mạn. Các nghệ sĩ hiện thực chủ nghĩa đầu tiên - các nhà văn như
Puskin,
Xtăngđan, Banzắc, Đickenx,…đã không tự gọi mình là những nhà hiện thực chủ nghĩa.
Tư tưởng lý thiết đương thời không ý thức ngay được về ý nghĩa của một bước ngoặt
trong nghệ thuật mà sau này sẽ được nêu lên cho đến tận những năm 20 - 30 thế kỷ XIX,
toàn bộ nghệ thuật thế giới trong việc lý giải con người và xã hội vẫn đặt
chúng bên
ngoài những điều kiện cụ thể của một môi trường xã hội ở một một thời gian nhất định.
Ở chủ nghĩa hiện thực, tính cách con người được khám phá một cách gián tiếp, thông qua
cái riêng, với tư cách là sự biểu thị cái chung; điểm trọng tâm ở đây là giá trị của cái duy
nhất. không lập lại xét về mặt lịch sử, các vấn đề xã hội - lịch sử đầy hiện diện như là
tuyến chính yếu của nghệ thuật.
Ở Nga thuật ngữ này được nhà phê bình Annenkôp (1812-1887) áp dụng
lần đầu vào văn học (1849). Trong khi các nhà phê bình như Biêlinxki,
Đôbrôliubôp,
Pixarep, 1840-1868) không dùng nó. Với ý nghĩa là một nguyên tắc sáng tác cơ
bản,
thuật ngữ này trở nên thông dụng ở Nga và Châu Âu từ những năm 60 thế kỷ XIX chỉ ở
phê bình văn học và nghệ thuật dưới thời Xô Viết từ những năm 20 - 30 thế kỷ. Ý nghĩa
của khái niệm này như một phương pháp sáng tác mới được đề xuất và sử dụng. Cho đến
gần cuối thế kỷ XX nhiều nhà lý luận ở Châu Âu và Phương Tây vẫn hiểu “như sự phản
ánh cái thực tại có sẵn không phân biệt nó với “chủ nghĩa tự nhiên” ở học thuật Xô viết
trong những năm 60 - 80 thế kỷ XX có nhiều cuộc tranh luận về chủ nghĩa hiện thực, về
các giới hạn thời gian của nó trong lịch sử văn học nghệ thuật thế giới. Một số nhà

luận áp dụng khái niệm này vào nghệ thuật Phục hưng, nghệ thuật thế kỷ XVII,
nghệ
thuật ánh sáng…Một số khác chỉ gắn điểm khởi đầu của nó với chủ nghĩa hiện thực phê
phán thế kỷ XIX; ở khuynh hướng nghệ thuật này, việc khám phá tính cách được gắn với
11thời gian lịch sử, với việc phân tích các vấn đề xã hội. Nhiều nhà nghệ thuật học
thừa
nhận chủ nghĩa hiện thực đã có trong nghệ thuật tạo hình các thế kỷ XVII - XVIII đôi khi
của các thế kỷ xưa hơn nữa. So với văn học chủ nghĩa hiện thực nói ở hội họa gắn bó
nhiều hơn với phương tiện miêu tả tạo hình gây được ảo giác xác thực thị giác; nhưng
dấu hiệu chủ yếu của chủ nghĩa hiện thực ở đây là khám phá tính cách xã hội của con
người, thể hiện những niềm vui nỗi lo về thời đại cụ thể của mình và biểu lộ những tâm
trạng tương ứng. Vì vậy, chỉ có thể cho là ở nghệ thuật tạo hình nói chung, chủ nghĩa
hiện thực chỉ giành được chỗ đứng chắc chắc vào thế kỷ XIX chứ không thể sớm hơn.
Khái niệm chủ nghĩa hiện thực được áp dụng chẳng những vào văn học và nghệ
thuật tạo hình là các lĩnh vực mà sự phản ánh thực tại bằng hình tượng có thể đạt tới tính
xác thực cảm giác, mà còn được áp dụng vào khu vực được gọi là nghệ thuật biểu cảm.
Ví dụ ở âm nhạc, chủ nghĩa hiện thực là sự truyền đạt những tâm trạng, những cảm quan
của cá nhân trong các môi trường xã hội mà nó chấp nhận. Chủ nghĩa hiện thực gắn với
tinh thần dân chủ trong khuôn khổ nội dung xã hội - lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, các
nhà lý luận chia ra hai phương pháp sáng tác cơ bản: chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Một số nhà lý luận và nghệ sĩ còn kỳ vọng luận chứng
cho những phương pháp hiện thực chủ nghĩa khác, ví dụ: chủ nghĩa hiện thực cách mạng,
với tư cách là bước quá độ sang chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo ở văn học và nghệ thuật các nước Mỹ Latinh, nơi mà quyết định xã hội -
lịch sử được kết hợp với sự lý giải thực tại theo mô hình những biểu tượng huyền thoại.
1.2 Yếu tố hiện thực
Khi chế độ phong kiến đang lên và hưng thịnh khuynh hướng “cổ điển”, mặc dù
tuyên truyền, bảo vệ cho chế độ, đạo đức và lễ giáo phong kiến, nhưng cũng chứa đựng
ít nhiều yếu tố hiện thực. Lại nữa, tuy rằng trước đó xã hội phong kiến chưa lâm vào tình
trạng tổng khủng hoảng, nhưng cũng nối tiếp bằng nhiều triều đại khác nhau -
những
triều đại phong kiến phương Đông dài dằng dặc, nhất là ở trung hoa, mà mỗi một triều
đại như vậy, tự bản thân nó cũng hình thành theo những giai đoạn đang lên, phát triển và
suy tàn. Do đó ở mỗi giai đoạn cuối của mỗi triều đại, trong văn học cũng có thể manh
nha ít nhiều yếu tố hiện thực mang tính chất tố cáo sự thối nát của triều đại đó.
12Còn ở phương Tây chế độ phong kiến cũng tồn tại trong một thời gian rất
dài chính đều này đã kìm hãm sự phát triển xã hội trên hầu khắp các lĩnh vực kinh tế,
chính trị văn hóa…và đánh dấu sự thay đổi cục diện là vào thế kỉ XVIII ở các nước Tây
Âu đã vẽ ra một cảnh tượng hết sức phức tạp. Tuy tính chất mỗi nước không giống nhau
nhưng vẫn có một điểm chung là diễn ra cuộc đấu tranh chống phong kiến sôi
nổi và
cuộc cách mạng Pháp 1789 đã đánh dấu một móc quan trọng không chỉ riêng của Pháp
mà của toàn châu Âu, làm cho xã hội Pháp có những chuyển biến quan trọng trong nhiều
lĩnh vực. Về chính trị là diễn biến từ chế độ cũ đến cuộc cách mạng; về triết học là yêu
cầu nghiên cứu mới, đặt cơ sở cho đạo đức và các thể chế xã hội; về văn nghệ là sự từ bỏ
dần dần từ chủ nghĩa cổ điển để mở đầu cho thời kì tiền lãng mạng…Nổi bậc trong thế kỉ
này là tên tuổi của nhiều nhà bách khoa đồng thời là các triết gia văn sĩ và nhà hoạt động
xã hội lỗi lạc như: Montesquieu, Voltaire, Diderot… các nhà hoạt động xã hội các nhà
văn tiến bộ của thế kỉ XVIII đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lí trí, giải phóng
tư tưởng cho mọi người tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
Cho nên, do sự tác động của nhiều yếu tố xã hội đương thời các tác phẩm của họ một
phần nào đã xuất hiện nhiều yếu tố hiện thực phản ánh một cách sinh động về một thời
đại đang chuyển biến tuy chưa phải là một trào lưu của chủ nghĩa hiên thực lớn nhưng nó
cũng đã đóng góp một phần quan trọng cho tiến trình phát triển tư tưởng của con người
nói chung và cho văn học nói riêng để làm tiền đề cho những trào lưu văn học tiếp theo.
Có thể nói yếu tố hiện thực là một đặc điểm khởi nguồn và là một mốc quan trọng
cho tiến trình phát triển về trào lưu chủ nghĩa hiện thực. Vì đối với một trào lưu văn học
nào cũng vậy, sự manh nha của nó là một tiền đề để phát triển xa hơn nữa và giúp nó giữ
một vai trò và vị trí quan trọng trong dòng chảy của của thời gian . Đối với yếu tố hiện
thực thì không cần phải bàn đến vì nó có sức ảnh hưởng rất lớn về lịch sử - xã hội. Nhờ
vào đó mà ta có thể nhận định một cách chân thực và sâu sắc hơn về hoàn cảnh cũng như
sự phát triển của từng thời đại.
2. Thế kỷ Ánh sáng Pháp và tác giả Vônte
2.1 Thế kỷ Ánh sáng Pháp.
13Văn học phương Tây trước kia, chưa có một thế kỷ nào sôi động như trong thế kỷ
này. Đây là thế kỷ đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong quá trình phát triển của
các nước ở khu vực phương Tây nói riêng và của thế giới nói chung, và được manh nha:
Thế kỉ Ánh Sáng
Ý kiến nhận định của Ăngghen. Trong thế kỷ XVIII ở phương Tây, nước Pháp
là nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt, điển hình nhất giữa giai cấp tư sản và chế độ
phong kiến.
Chế độ phong kiến kết hợp với chính sách ngu dân của giáo hội từ bao đời vẫn
kìm hãm nhân dân trong vòng ngu tối. Các triết gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà
văn tiến bộ của thế kỉ XVIII ở hầu khắp các nước đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề
cao lí trí, dùng ánh sáng của lí trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lí, giải phóng tư tưởng
cho mọi người, mở mang trí tuệ của họ, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với văn hóa, khoa
học, nghệ thuật. Ánh sáng của lí trí rọi vào khắp các lĩnh vực và trở thành một thứ vũ khí
chống phong kiến sắc bén. Do đó mà xuất hiện thuật ngữ Ánh sáng. Thuật ngữ Ánh sáng
chỉ rõ vai trò tiến bộ trong lịch sử của giai cấp tư sản so với giai cấp phong kiến già cỗi
trong thời đại cách mạng tư sản, bằng cách gợi lên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng
tối. Nó cũng nêu bật ý nghĩa tiến bộ của phong trào tư tưởng và của nền văn học Ánh
sáng thế kỉ XVIII.
Tuy nhiên do sự phát triển không đồng đều giữa các nước về các mặt kinh tế,
chính trị, xã hội, nên thế kỉ XVIII ở các nước Tây Âu vẽ ra một cảnh tượng hết sức phức
tạp.Tính chất mỗi nước không giống nhau, nhưng phương Tây của thế kỷ XVIII
vẫn
mang một nét nổi bật chung: thời kì diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt chống phong kiến.
Do đó, cuộc cách mạng Pháp 1798 không phải chỉ là riêng của nước Pháp mà có ý nghĩa
và giá trị như hồi chuông báo tử cho chế độ phong kiến trên phạm vi toàn châu Âu.
Việc thanh toán chế độ phong kiến cát cứ và thực hiện thành công xây dựng bộ
máy chính quyền quân chủ tập chung dưới triều đại vua Lui XIV là một bước tiến quan
trọng của lịch sử. Nhưng ánh sáng huy hoàng của triều đại ấy suy tàn. Thế cân bằng lịch
sử giữa phong kiến và tư sản chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của thế kỷ cổ điển.
Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh thêm thì thế cân bằng cũng dần dần tan rã và đi đến
14chổ sụp đổ hoàn toàn khi vua Lui XIV qua đời.
Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến trở nên hết sức gay gắt trên
tất cả các lĩnh vực.
Về phương diện kinh tế cơ cấu chặt chẽ của chế độ phong kiến là trở ngại đối với
yêu cầu phát triển của lực lượng xã hội mới và những quan hệ sản xuất mới.
+ Về nông nghiệp: nước Pháp đầu thế kỉ XVIII căn bản là một nước nông nghiệp
lạc hậu. Chế độ sở hữu, phong kiến chia đất đai từng mảnh nhỏ, lối canh tác thô thơ, nông
dân bị bần cùng hóa.
+ Về thương mại và kĩ thuật: những hình thái tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ
phong kiến đương phát triển mạnh. Nhưng về căn bản, công thương nghiệp Pháp vẫn tổ
chức theo lối phong kiến. Hình thức phường hội thời trung cổ vẫn còn tồn tại. Điều đó đã
làm hạn chế tự do cạnh tranh và cản trở cải tiến kĩ thuật.
Về phương diện xã hội nước Pháp lúc bấy giờ chia thành ba đẳng cấp : quý tộc,
tăng lữ, và đẳng cấp Thứ ba. Đẳng cấp Thứ ba chiếm đại đa số trong nhân dân, bao gồm
các tầng lớp tư sản, thợ thủ công, dân nghèo thành thị, nông dân, công nhân các
xưởng
máy, thương nhân, các trí thức xuất thân tiểu tư sản,...nhưng lại bị hai đẳng cấp trên bóc
lột về kinh tế và áp bức về chính trị. Mâu thuẫn nổ ra quyết liệt giữa một bên là đẳng cấp
quý tộc cấu kết với đẳng cấp tăng lữ cố duy trì trật tự hiện hành và một bên là đẳng cấp
Thứ ba hướng tới cách mạng. Đây là thời kì giai cấp tư sản, lực lượng cầm đầu của đẳng
cấp Thứ ba, có quyền lợi thống nhất với quyền lợi của toàn đẳng cấp. Chính trong hoàn
cảnh ấy, tiếng nói của những người đại diện chân chính của giai cấp tư sản không
chỉ
phát ngôn cho giai cấp mình, mà còn nói lên được tâm tư, nguyện vọng của toàn thể nhân
dân đau khổ.
Trong khung cảnh ấy, suốt trong thế kỉ XVIII, ngay cả vua Lui XIV còn ngự trị
trên ngai vàng sau đó là các vua Lui XV, Lui XVI, một sự chuyển mình diễn ra trên khắp
các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị, văn hóa tinh thần. Vị trí của triều đình nhà vua càng
ngày càng suy yếu, không còn đóng vai trò trung tâm hướng dẫn dư luận cả nước, nhất là
đối với tầng lớp trí thức.
15Mặc dù Pháp có đề ra một số cải cách tài chính chẳng hạn thành lập ngân hàng
hoàng gia, phát hành tiền giấy, nhằm cứu ngay nền kinh tế kiệt quệ, nhưng thế kỉ XVIII
của Pháp vẫn là một bức tranh cùng cực của nhân dân. Nhận định trên xác thực với lịch
sử, nó như hồi chuông thất tỉnh cho nhà vua đang ngủ trên ngay vàng, ăn chơi trác táng
phung phí, trở về chứng kiến cuộc sống khốn cùng của người dân. Chính trong hoàn cảnh
như thế thì thắng lợi Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789 như luồng “ánh sáng” soi rọi cho con
người tìm đến niềm tin vào sự lãnh đạo của giai cấp tư sản. Thắng lợi 1789 đã thực hiện
được ước mơ của nhân dân lao động “ tự do, bình đẳng, bác ái”. Bên cạnh đó, con người
được giải phóng, được hạnh phúc và tiếp thu những tin hoa nhân loại.
Từ những chuyển biến quan trọng của bộ mặt xã hội, Văn học Pháp thế kỉ XVIII
tuy nhiều hình nhiều vẻ nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của thời đại. Đó
là một nền văn học xa lạ với quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà văn tuy mức
độ khác nhau nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra
ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lí, cũng
như cuộc sống khổ cực của nhân dân. Nhiều tác phẩm vang lên ý trí chiến đấu cho quyền
tự do chính trị và quyền bình đẳng công dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên
quần chúng tiến lên làm cách mạng. Và nền văn học thế kỉ XVIII mang những đặt điểm
cơ bản sau:
Là một nền văn học mang tính chiến đấu sâu sắc. Trong đó tính chất chống phong
kiến là đặt trưng nổi bật hàng đầu.
Gắn liền với tính chất chống phong kiến là tính chất chống tôn giáo, tôn giáo thời
kì này chỉ là những giáo điều cứng nhắc, rập khuôn, con người mất niềm tin vào “thế
giới lí tưởng trần gian”. Các nhà văn chĩa mũi nhọn phê phán vào toàn bộ cơ
cấu hệ
thống tôn giáo và nhà thờ lúc bấy giờ. Khi phê phán chế độ phong kiến, các nhà
văn
không quên tôn giáo là chổ dựa và công cụ đắc lực của chúng. Ngược lại, khi vạch ra
những nhược điểm của giáo hội các nhà văn hiểu rõ cuộc đấu tranh của họ vừa diễn ra
trên bình diện triết học, vừa diễn ra trên bình diện chính trị, vì phê phán giáo hội cũng là
tấn công vào chế độ phong kiến. Mũi nhọn chống tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thể hiện
tập trung và mạnh mẽ nhất ở sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII với các đại
16biểu ưu tú như Điđơrô, Henvêchiuyx, Hônbach,…Luồng tư tưởng này đã đóng góp
cho
sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật biện chứng ở thế kỷ sau.
Phê phán bất công, áp bức và đi đôi với ca ngợi tự do, cũng chính điều đó các
nhà văn tiến bộ bị chính quyền phong kiến và giáo hội căm ghét và không ngừng đàn áp.
Nhiều tác phẩm của họ bị kết án và thiêu hủy.
Văn học thời kì này đã đưa lí trí lên hàng đầu, nếu trước đây tình cảm quyết định
tất cả mọi vấn đề thì giai đoạn này có sự so sánh giữa lí trí do các nhà văn đã tiếp thu học
thuyết duy lí của Đêcac, một phần do có sáng tạo của các nhà văn.
Thế kỷ văn học này diễn biến qua bốn giai đoạn.
Từ đầu thế kỉ cho đến năm 1715 là giai đoạn báo hiệu thời đại mới. Tinh thần
phê phán trật tự của thế kỷ cổ điển bắt đầu thoát hiện trong các tác phẩm của Fênơlông,
Baylơ, Fôngtơnen trong cuộc tranh luận giữa cái Cũ và cái Mới, cũng như trong hài kịch
của Rênha, Lơxagiơ.
Giai đoạn thứ hai kéo dài từ 1715 đến 1750. đây là thời kì đặt nền móng cho
phong trào Ánh sáng. Một nền văn học mới mẻ về cả nội dung lẫn hình thức được xác lập
rõ rệt với các tác dụng thuộc nhiều thể loại thơ, kịch, tiểu thuyết khảo luận của những tên
tuổi rực rỡ: Môngtexkiơ, Vônte… Bên cạnh đó, ta còn gặp các tiểu thuyết của Lơxagiơ,
Prêvôxt, Marivô miêu tả đời sống hiện thực của những con người bình thường.
Giai đoạn thứ ba (1750 - 1789) là giai đoạn sôi nổi và phong phú nhất, mở đầu
bằng sự xuất hiện của Bách khoa toàn thư - một công trình tập thể đồ sộ do nhà văn, nhà
triết học nổi tiếng Điđơrơ lãnh đạo việc biên soạn. Bên cạnh đó, Vônte vẫn tiếp tục sáng
tác với một ngòi bút khỏe khoắn lạ thường, đây là thời kì nổi lên của nhiều cây bút sắc
sảo như Điđơrơ, Ruxô và muộn hơn chút nữa là Bômacse. Nếu như trong giai đoạn trước,
lí trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn học, thì đến nay, bên cạnh lí trí đã xuất
hiện yếu tố mới: tình cảm.
Tính đa cảm dần dần lấn át tính duy lí mở ra chủ nghĩa tình cảm của Ruxô, một
báo hiệu cho chủ nghĩa lãng mạn trong văn học thế kỉ sau.
Cách mạng năm 1789 mở ra giai đoạn cuối cùng (1789 -1799). Bão táp cách mạng
17kéo dài trong nhiều năm, tạo ra điều kiện phát triển lịch sử chưa từng thấy của loại
văn
chương báo chí và hùng biện. Trong văn học giai đoạn này. Ta còn thấy nổi lên xu hướng
đi tìm cảm hứng cổ đại, Hi Lạp, La Mã. Dấu hiệu ấy xuất hiện trong thơ, trong bi kịch và
cả trong nghệ thuật tạo hình. Tác giả tiêu biểu là hai anh em Ăngđrê Sêniê và Mari Jôzep
Sêniê.
2.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Vônte (Voltaire)
“Cây đại thụ của thế kỉ XVIII Pháp” có thể dùng hình ảnh ấy nói về Vônte, một
nhà văn sống gần như bao trùm thế kỷ, luôn giương cao ngọn cờ đầu của phong trào ánh
sáng Pháp, một bộ óc bách khoa trong thế kỷ “Bách khoa toàn thư”, một cây bút vô cùng
phong phú và đa dạng.
Không những thế, Vônte còn chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sử tư tưởng
và trong văn học Pháp thế kỷ XVIII. Ông chưa vương tới chủ nghĩa duy vật như Điđơrô,
chưa đạt đến lý tưởng cộng hòa như Giăng-Giăc Ruxô, ông kém Môngtexkiơ năm tuổi,
nhưng chính ông là người có cái vinh dự đã phất cao ngọn cờ đầu của phong
trào tư
tưởng và văn học tiến bộ thế kỷ Ánh sáng.
Vônte là bút danh của Frăngxoa Mari Aruê (Francois-Mare-Aroutet) sinh ngày 21-
11-1694 tại Pari trong một gia đình tư sản phong lưu. Khi ánh hào quang của triều đình
vua Lui XIV đã lụi tàn và một thời đai mới chứa đầy những mâu thuẫn gay gắt sắp mở ra
với thế kỉ XVIII.
Cha của Vônte làm nghề quản lí văn khế, mới đầu làm chức viên tòa án, sau làm
công chức thuộc nghành tài chính của chính phủ phong kiến Pháp. Mẹ là con của một gia
đình quý tộc nhỏ. Gia đình Vônte tuy không giàu có lắm nhưng cũng phong lưu. Hoàn
cảnh gia đình tư sản khá giả gần gũi với giới thượng lưu đã có ảnh hưởng phần nào đến
sự hình thành tư tưởng phức tạp của Vônte.
Năm 1704, Pgrăngxoa Mari Aruê được cha đỡ đầu của mình là tu viện trưởng
Satônơp xin cho vào học ở trường Lui Đại đế, một nhà trường nổi tiếng thời đó, nơi theo
học của con các gia đình quý tộc, và do giáo phái Giêduyt tổ chức ra. Sau này, hồi tưởng
lại, Vônte kịch liệt lên án nội dung giáo dục lạc hậu, vô bổ, xa rời thực tế mà nhà trường
18tiêu biểu của chế độ phong kiến ấy đã nhồi nhén cho ông.
Tuy nhiên, Vônte không dễ dàng gì rủ bỏ được ảnh hưởng của các ông thầy đã
truyền giảng cho học trò năm này qua năm khác những nguyên tắc văn học cổ
điển.
những thị hiếu thẩm mĩ thuần khiết nhưng có phần nào chặt hẹp của họ.
Sau một thời gian học ở trường Lui Đại đế, tu viện trưởng Satônơp giới thiệu cho
Pgrăngxoa Mari Aruê lui tới phòng khách của những người “phóng đãng” tập hợp chung
quanh quận công Đơ Văngđôm lúc đó đã bị thất sủng. Aruê có nhịp được đọc các nhà
sách tiến bộ La Bruye, Phôngtơnen, Bê lơ, Phênêlông,…tinh thần của nhà triết học Vônte
tương lai được rèn luyện bước đầu tại đây, một trong những trung tâm chống đối về mặt
tư tưởng và đạo đức với triều đình quân chủ, bên cạnh những nhà tự do tư tưởng môn đệ
của Gaxăngđi và Xyranô đơ Becrgiơăc ở thế kỷ trước.
Arê mơ ước trở thành thi sĩ và bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng những bài thơ
trào phúng. Năm 1716, Aruê hai lần bị trục xuất khỏi Pari vì những bài thơ châm biếm
thói vô đạo đức của Philip Orlêăng lúc bấy giờ được cử làm nhiếp chính vì vua Lui XV
còn nhỏ tuổi. Năm 1714, lại những bài thơ châm biếm khác được lưu truyền và lần
này
tác giả bị tống giam vào ngục Baxti mười một tháng. Trong tù, ông sáng tác Êđip (1718),
vở kịch đầu tiên của ông, và bút danh Vônte xuất hiện. Vở kịch thành công rực rở và nhà
văn bắt đầu nổi tiếng. Đầu năm 1726, nhân xảy ra truyện cải cọ giữa Vônte và hai hiệp sĩ
Đơ Rôhan hống hách. Tay này cậy thế dòng dõi quý tộc coi khinh Vônte, đã thế còn sai
đầy tớ vác gậy đánh ông ngay trước cửa nhà quận công Đơ Xuyli. Triều đình phong kiến
đề phòng mâu thuẫn giữa hai người gay gắt thêm có thể dẫn đến những chuyện đáng tiếc
nên đã cẩn thận ra lệnh tống giam Vônte vào ngục Baxti lần hai. Sau hai tuần được tha,
với điều kiện phải đi khỏi Pari năm mươi dặm. Vônte sang Anh, mở đầu một giai đoạn
mới trong cuộc đời ông.
Trong khoảng thời gian ba năm sống ở Anh (1726-1729) Vônte tiếp xúc với
nhiều nhân vật có tiếng tăm, nghiên cứu khoa học tự nhiên, nghiên cứu triết học duy vật
Anh, ông quen biết nhiều chính khách có khuynh hướng tự do tư sản, ông nghiên cứu chế
độ chính quyền nước Anh, nghiên cứu các nhà văn Anh nỗi tiếng như Sêchxpia, Xuip.
Vônte đã chịu ảnh hưởng triết học của Bêco và Lôckơ, và tìm hiểu những thành quả tư
19tưởng, khoa học ở Anh là nơi đã hình thành cách mạng tư sản từ lâu. Năm 1729, Vônte
trở về nước, mang theo những ấn tượng tốt đẹp về nước Anh. Nhiệt tình sôi nổi của ông
dồn vào sự nghiệp sáng tác. Trong giai đoạn này, ngoài anh hùng ca La Hăngriat (1728)
tập luận về sử thi (1728), Zairơ (1732), Vônte tập trung trí tuệ vào một số công trình triết
học và sử học: xuất bản bí mật Truyện saclơ XII (1731), Những bức thư triết học hay
Những bức thư Anh(1734), bắt tay viết Thế kỉ của Lui XIV (1751). Những bức thư triết
học, cuốn sách như một cương lĩnh chiến đấu của Vônte để chống lại nền quân chủ độc
đoán, hà khắc của nước Pháp. Do sự kiểm soát của triều đình và cuốn sách mang tính
chất chiến đấu cao nên cuốn sách lập tức bị đàn áp, chủ hiệu sách bị tống giam vào ngục
Baxti tác giả bị truy nã, Vônte phải trốn đi Loren và một tháng sau đến sống tại nhà bà
Đuy Satơlê ở Xirây, không xa biên giới là mấy để khi cần có thể thoát thân. Bà Satơlê là
một người học rộng hiểu sâu và đặc biệt bà còn nghiên cứu triết học, khoa học tự nhiên,
lại là người có thế lực. Bà đã bảo vệ ông, giúp cho ông thoát khỏi nhiều trường hợp nguy
hiểm. Vì vậy, Vônte ở Xirây cho đến khi bà hầu tước chết. Tuy bà ta ở một nơi hẻo lánh,
nhưng nhiều nhà bác học và nhiều nhà văn đương thời cũng thường đến thăm. Ở Xirây,
Vônte có dịp đón tiếp nhiều nhà bác học và nhiều nhà văn, ông học tập thêm rất nhiều,
đồng thời cũng viết nhiều tác phẩm có giá trị.
Trong giai đoạn mười năm (1734-1744), là bạn và là khách của bà Đuy Satơlê,
Vônte viết: Luận về siêu hình (1734), Bức thư về Nuitơn (1736), Luận về con
người
(1738)... Về sáng tác, ngòi bút của ông chủ yếu hướng về nghệ thuật với hàng loạt tác
phẩm, cả bi kịch lẫn hài kịch : Cái chết của Xêza (1735), Anzirơ (1736), Đứa con biết hối
trở về (1736), Zuylim (1740), Mahômet (1742), Mêrôp (1743)...Ông tổ chức hẳn một nhà
hát trong lâu đài Xirây và say sưa diễn kịch.
Năm 1744, cuộc đời Vônte chuyển sang một bước ngoặt, Đacgiăngxông bạn
học xưa của ông, nay là thượng thư, mời ông về triều đình Vecxay. Ông lăn vào công
việc triều chính, làm quan ngự sử, gia nhập Viện Hàn lâm. Có lẽ nhà văn muốn tranh
thủ cơ hội này thực hiện ở Pháp những điều tai nghe mắt thấy trước kia bên nước Anh.
Nhưng ông sớm nhận ra Vecxay sẽ chỉ sử dụng ông như một nhà thơ cung đình không
hơn không kém. Ảo tưởng tan vỡ, năm 1747, Vônte rời bỏ triều đình Vecxay. Tháng 7/
201750, ông nhận lời mời của vua phổ Friđrich II đến Pôtxđam. Một lần nữa, ông lại nuôi
ảo tưởng về một đấng minh quân biết trọng hiền tài. Nhưng “tuần trăng mật” không kéo
dài, chẳng bao lâu mâu thuẫn gay gắt nổ ra giữa hai người. Năm 1753, Vônte chia tay với
vua Phổ trong không khí hết sức căng thẳng. Ông sống lang thang ở vùng Anzaxơ, Loren,
rồi đến đầu 1755 tới Thụy sĩ, mua một ngôi nhà ở gần Giơnevơ, đặt tên là trang viên “Lạc
thú”, sống năm năm tại đây, gần gũi thiên nhiên và đời sống thôn dã để bù đắp lại những
ngày sống ở Vecxay và Pôtxđam. Sáng tác nổi bật của Vônte trong giai đoạn
này là
các truyện triết học: Zađich hay số mệnh (1747), Memnông (1750), Micrômêga (1753),
Căngđit hay Chủ nghĩa lạc quan (1759)...Xen với những truyện triết học độc đáo, Vônte
vẫn làm thơ: Bài thơ thảm họa ở Lixbon (1750)...và soạn kịch: Xêmiramix (1748), Nanin
(1746), Ôrextơ (1750), Đứa trẻ mồ côi của Trung Hoa (1755)...Tác phẩm lịch sử Thế kỉ
của Lui XIV cũng ra mắt trong thời kì này.
Giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vônte bắt đầu từ
1760, khi nhà văn rời trang viên “Lạc thú” về Fecnây, một thái ấp nhỏ ở biên giới Pháp
- Thụy Sĩ và sống ở đấy cho đến gần mất. Tuy tuổi cao, nhưng nhịp độ sáng tác
của
nhà văn không giảm. Ông tiếp tục sáng tác truyện triết học trong số đó có truyện
nổi
tiếng như Chất phác (1760). Về kịch, có thêm khoảng một chục vở nữa ra đời: Tăngcret
(1760), Những lực pháp của Minôx (1772), Đông Peđrơ (1775)…Tác giả cũng lại tổ chức
hẳn một rạp hát tại Fecnây để diễn kịch. Cuốn Từ điển triết học cầm tay (1764) không đề
tên tác giả, cũng là một sự kiện đáng kể bị Nghị Viện Pari kết án thiêu hủy tháng 3/1765.
Vônte ở Fecnây còn nổi lên như một nhà triết học tham gia hoạt động xã hội không mệt
mỏi. Ông biểu lộ niềm căm ghét ngày càng sâu sắc đối với chế độ chính trị hà khắc, nhất
là đối với Giáo hội mà ông gọi là “Đê mạt”. Ông đặt biệt lên án thói cuồn tín tôn giáo và
bên vực những nạn nhân đau khổ.
Tháng 2/1778, Vônte trở về Pari nơi ông đã sống những ngày còn trẻ. Ông đã sung
sướng đến dự buổi biểu diễn vở kịch Iren (1778) mới hoàn thành của ông tại nhà hát thủ
đô trong bầu không khí hân hoan, ngưỡng mộ của các diễn viên và khán giả. Đấy cũng là
tác phẩm cuối cùng của ông. Sau đó, ông lại giục Viện Hàn lâm soạn quyển Từ điển ngôn
ngữ Pháp, riêng ông nhận soạn vần A, nhưng công việc chưa tiến hành, ông đã qua đời.
21Thi hài ông được bí mật đưa đến Sămpanhơ , chôn giấu trong một tu viện vì chính
quyền
cấm cử hành lễ an táng ông tại Pari. Năm 1791, Pari cách mạng đã long trọng chuyển hài
cốt của Vônte vào điện Păngtêông.
2.3 Một số tác phẩm tiêu biểu
Sự nghiệp sáng tác văn chương của Vônte bắt đầu từ những bài thơ châm biếm và
đả kích và tác phẩm đánh dấu tên tuổi của ông là vở kịch Êđip (1718).
Tiếp theo Êđip là tập sử thi Henriat (La Herniade) xuất bản năm 1728 nói về vua
Henri IV (1553-1610), một ông vua tiến bộ của nước Pháp ngày xưa. Tập sử thi viết ra
nhằm mục đích chống chủ nghĩa cuồn tín, đề cao sự khoan dung trong tôn giáo.
Năm 1729 ông về Pháp và cho xuất bản tại Pháp một tác phẩm làm sôi nổi dư luận
thế kỉ XVIII là cuốn Những bức thư triết học hay Thư gửi từ nước Anh. Cuốn sách như
một cương lĩnh chiến đấu của Vônte để chống lại chế độ quân chủ độc đoán , hà khắc của
nước Pháp lúc bấy giờ. Ngoài ra có những tác phẩm tiêu biểu khác như: Những yếu tố
của triết học Niutơn (Eléments de la philosophie de Newton; 1738), Người nhà lưu (Le
mondain; 1736), Tiểu luận bằng thơ về con người (1738), Mahômêt (1741) một vở kịch
phản đối sự cuồn tín, Zađich (Zadig ; 1747). Thế kỉ vua Lui XIV (1751), bài thơ Về
quy
luật tự nhiên (1752).
Năm 1754 ông cộng tác với một số nhà văn tiến bộ viết một số bài cho bộ Bách
khoa toàn thư là một công trình văn hoá đồ sộ do nhà duy vật lớn thế kỉ XVIII ở Pháp là
Điđơrô chủ chương. Trong khoảng thời gian này ông có một số tác phẩm tiêu biểu như
năm 1755 ông cho diễn vở kịch Đứa trẻ mô coi ở Trung Quốc một tác phẩm đề cao đạo
đức văn minh Trung Quốc, Luận về phong tục (1756).
Từ năm 1759, khi bắt đầu đến Fecnây, tới năm 1778 là năm ông mất Vônte sáng
tác rất nhiều tác phẩm tiến bộ và có giá trị; Căngđit (1759), Bệnh huyên hoang
(1760),
Luận về sự khoang dung trong tín ngưỡng (1763), Jannô và Côlin (1764)
Truyện ngắn: Bình luận về Cornây (1764), Từ điển triết học (1764), một tác phẩm
triết học; Chất phác (1767), truyện; Kinh thánh cuối cùng được giải thích (1776). Ngoài
22ra, ông còn viết nhiều thơ, kịch, truyện, tiểu luận, tác phẩm phê bình, sử, bài bút
chiến,
tác phẩm triết học ngắn, dài khác.
Sau khi khảo sát cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vônte ta thấy được ở ông là
một thiên tài, một vĩ nhân, một nhà triết học lỗi lạc… Không chỉ nhờ vào tài năng
bẩm
sinh có được mà một phần nhờ vào vốn sống của ông. Cuộc đời của ông có nhiều thăng
trầm sóng gió nhưng chính vì đều đó đã rèn luyện cho ông một ý trí, một nghị lực mạnh
mẽ để đối diện và vượt qua mọi thử thách. Tài năng của ông ngày được phát huy, ngòi
bút của ông ngày càng sâu sắc hơn. Cho đến hôm nay Vônte để lại cho thế hệ sau một sự
nghiệp văn học đồ sộ và phong phú.
CHƯƠNG 2 THỂ LOẠI TRUYỆN TRIẾT HỌC CỦA VÔNTE
2.1 Định nghĩa thể loại truyện triết học của Vônte
23Quá trình phát triển của văn học phương Tây thế kỷ XVIII có nhiều biến động
cũng nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của thời đại Ánh sáng.
Dòng tiểu thuyết thứ nhất của tiểu thiết xuất hiện vào nữa đầu thế kỷ XVIII và
có khuynh hướng hiện thực tư sản. Lơ-xa-giơ trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của
ông,
truyện GinBlax(1715-1734) mô tả cái hiện thực rộng rãi của nước Pháp. Các tiểu thuyết
của Marinô đã đi sâu phân tích tâm lý, tình cảm của các tầng lớp dưới xã hội ông chú ý
mô tả đời sống gia đình và những chi tiết đời sống hằng ngày. Các tác phẩm nổi tiếng của
tu sĩ Prê-vôt (1697-1763) mô tả rất tài tình những dục vọng mãnh liệt của con người. Tiểu
thuyết Ma-nông lê-xcô (1732) của ông là một trong số những kiệt tác của văn xuôi Pháp.
Dòng thứ hai cũng xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XVIII và rất quan trọng bao gồm
những tác phẩm ngắn bằng thể loại văn xuôi gọi là “Truyện ngoại lai” loại truyện
này
bắt nguồn từ bản dịch các truyện nước ngoài ra tiếng Pháp thời đó xuất bản rất nhiều như
truyện Ả rập “Một nghìn lẻ một đêm, truyện Ba tư, truyện Tac-ta, truyện Trung Quốc,
truyện Mông Cổ…những truyện ấy đều mang tính chất kỳ quặc, hoang đường. Nhưng
các nhà văn thế kỷ XVIII đã dùng thể loại đó làm tấm màn để nói lên tư tưởng phê phán
xã hội đương thời. Bằng cách ấy các tác giả trình bày rõ ràng được những tư tưởng chính
trị của mình, mà vẫn có thể tránh được những thế lực thống trị. Môngte-xki-ơ
(1689-
1755) đã viết tác phẩm nổi tiếng “Những bức thư Ba tư (1921) tác phẩm đầu tiên
theo
hình thức truyện ngoại lai hoặc còn gọi là “truyện triết học”.
Tiếp theo là Vônte (1694-1778) là một cây bút sử dụng rất tài tình thể loại “truyện
truyết học”. tác phẩm tiêu biểu Zađich, Căngđit, Chất phác,…của ông điều là những tác
phẩm nổi tiếng. Trong sáng tác của Vônte truyện chiếm một vị trí đặc biệt. Đó cũng là
những tác phẩm mà ở đây chúng ta cần chú ý hơn cả.
Năm 1746, khi Vônte 52 tuổi, ông mới bắt đầu viết một số truyện ngắn. Hai năm
sau ông mới cho in truyện ngắn lần đầu tiên. Nhưng càng về sau ông càng viết
nhiều
truyện. Kiệt tác Căngđit ra đời khi ông 65 tuổi: Chất phác được viết năm ông 73 tuổi.
Ông chậm để ý đến tiểu thuyết và truyện ngắn gì hồi ấy, mỹ học cổ điển chủ nghĩa vẫn
coi truyện là một thể loại phụ. Mãi khi về già, ông dần dần mới thấy truyện là công
cụ
rất đắc lực để tuyền bá tư tưởng, một vũ khí sắc bén để chống lại những vũ khí bất công
24trong xã hội, nên ông chú ý nhiều đến truyện. Truyện của ông không dài lắm tác
phẩm
dài nhất mới đến 100 trang. Ông viết truyện với ý thức chiến đấu kịp thời. Ông cho rằng
những tác phẩm bỏ túi ấy còn có tác dụng sâu sắc hơn là bộ Bách khoa toàn thư đồ
sộ.
Điều ấy cũng chỉ là một cách nói, vì chính Vônte cũng công nhận, “Bách khoa toàn thư”
là một công trình đẹp đẽ nhất mà người ta có thể xây dựng để làm vinh dự cho khoa học.
Nhưng mặt khác, rõ ràng là truyện của Vônte được phổ biến sâu rộng trong đông
đảo
quần chúng, và đến bây giờ truyện của Vônte cũng là những tác phẩm bất hủ.
2.2 Tóm tắt một số truyện triết học tiêu biểu của Vônte
2.2.1 Tác phẩm Zađich hay số mệnh.
Tác phẩm Zađich hay số mệnh được sáng tác vào năm 1747. Trong thời kì nhà văn
được dời về triều đình Vecxay làm quan ngự sử rồi gia nhập Viện Hàn Lâm. Tác phẩm
gồm 19 chương, kể về cuộc hành trình của một chàng trai tên là Zađich, Zađich là một
người giàu có trẻ tuổi, đẹp trai, đức hạnh, hiền lành, chất phác, chàng có sức khỏe, thông
minh tài trí và kiến thức phong phú, vì thế chàng luôn nghĩ mình sẽ được hạnh
phúc,
chàng và Xêmia yêu nhau và định lấy nhau, Xêmia là một cô gái thuộc hàng bậc nhất ở
Babylon, nàng xinh đẹp con nhà quyền quý và giàu có, nhưng một lần do bảo vệ nàng
Xêmia thoát khỏi bọn lính hầu của Orcăng – một tên hóng hách và bạo ngược gã thất
vọng, ghen gét vì không được lọt vào mắt xanh của nàng Xêmia nên Zađich bị chúng mũi
tên vào mắt không tài nào chữa khỏi hay tin người yêu mình bị chột nàng Xêmia lấy ngay
gã Orcăng. Zađich đau đớn và tuyệt vọng nên chàng bèn lấy ngay Azôra – một thiếu nữ
ngoan và xinh nhất thành phố, nhưng tháng trăng mật nhanh chóng qua đi vì Zađich đau
đớn nhận ra rằng Azôra sẵn sàng cắt mũi của chồng để trị bệnh cho tình nhân (do Zađich
nhờ người bạn của mình là Cađo thử Azôra). Ít lâu sau, vì chàng không thể nào chịu đựng
được chàng bắt buộc phải rẫy vợ. Chàng lui về ở một ngôi nhà tại nông thôn trên bờ sông
Ơphrát dồn hết tâm trí vào nghiên cứu thiên nhiên.
Một hôm đang đi chơi gần một khu rừng nhỏ, chỉ vì con chó cái của hoàng hậu và
con ngựa của nhà vua chạy qua mà Zađich đã bị phạt một trận đòn và 400 ông-xơ vàng,
25và lại một lần nữa tên tù nhà nước vượt ngục; nó đi qua cửa sổ chàng bị phạt thêm 500
ông-xơ vàng xém chút còn bị lưu đài. Sau đó, chỉ vì con quái vật “ mình sư đầu chim” mà
Zađich xém chút bị thuốn ruột, nhưng nhờ bạn chàng là Cađo giải quyết êm đẹp, và vì
chàng là người tài hoa, được mọi người yêu mếm nên chàng đã bị Arimazơ – người hay
ghen gét tìm cách hãm hại, sau khi được giải oan thì Zađich còn được nhà vua tin tưởng.
sau đó, Zađich còn được nhà vua phong tặng danh hiệu là “người hào hiệp nhất” và được
phong làm quan tể tướng, trong thời gian làm quan Zađich đã dùng tài năng của mình để
xử rất nhiều vụ kiện một cách công bằng và giải quyết êm đẹp cho mọi người, chàng làm
cho mọi người cảm thấy quyền lực thiên liêng của pháp luật và chàng luôn tạo ra những
điều lực công bằng đến với mọi người. Vì thế chàng rất được nhiều người yêu mến nhất
là những mệnh phụ phu nhân và hoàng hậu Axtactê. Nhưng sau đó cuộc đời của chàng lại
rẽ sang hướng khác chỉ vì máu ghen của nhà vua, vua nghi ngờ giữa Zađich và hoàng hậu
Axtactê có tư tình ý với nhau nên vua muốn giết chết Zađich và hoàng hậu, nhờ có chú bé
căm trong cung của nhà vua và Cađo nên Zađich đã chốn thoát.
Trên bước đường lưu lạc, Zađich đã rơi vào rất nhiều cảnh ngộ bi thương. Trước
tiên chàng đến xứ Ai - cập và chàng giết chết một người đàn ông ở đây để cứu một người
phụ nữ đang bị hắn ta đánh đập dã man và tàn nhẫn, thế nhưng chàng lại bị người phụ nữ
có tính khí kỳ quái kia chửi mắn và nguyền rủa. Cũng chính gì tội giết người mà chàng
bị nhân dân ở đây kết án phải làm nô lệ và chàng được một người lái buôn Ả - rập tên là
Xêtôc mua cùng với người đầy tớ của mình. Sau đó, Zađich nhờ vào tài trí của mình mà
giúp được Xêtôc rất nhiều việc, dần dần chàng trở thành cố vấn và bạn thân của Xêtôc.
Hồi đó, ở Ả - rập có một tục rất đáng sợ là khi người đàn ông có vợ chết thì người
vợ phải tự thiêu mình trước quần chúng trên xác người chồng. Zađich nhận thấy đó là
cái tục trái với hạnh phúc của loại người nên chàng đã dùng trí tuệ của mình cứu thoát
một góa phụ trẻ sắp tự thiêu và chàng giúp cho người dân ở đây bỏ đi hủ tục đấy, thế là
chàng trở thành ân nhân của xứ Ả - rập. Không ngờ khi chàng đi đến Batxôra thì chàng
bị những giáo sĩ đạo Ả - rập trả thù về việc chàng đã chơi khăm họ bằng cách bắt chàng
đem thiêu, và Zađich đã được nàng góa phụ trẻ đẹp Anmôna – người đã chịu ơn Zađich
dùng kế mỹ nhân cứu chàng thoát chết. Xêtôc vì khâm phục sự khéo léo và tài tình của
26Anmôna nên đã cưới nàng làm vợ, tại đây Zađich và Xêtôc cũng chia tay nhau.
Zađich tiếp tục đi đến biên thùy giữa hai xứ Arabipêre và Xyri. Tại đây chàng đã
kết bạn với tên kẻ cướp là Acbôgat – là kẻ cướp nhưng hắn rất hiền hậu và thành thực.
thông qua Acbôgat mà Zađich biết được tình hình ở thành Babylon là hiện nay nhà vua
Môapđa hóa điên rồi bị giết, và thành Babylon là nơi chém giết nhau ghê gớm, tất cả
vương quốc trở nên tiêu điều, còn hoàng hậu Axtactê, có thể bị giết cũng có thể bị mất
tích. Zađich rất lo và luôn nhớ về hoàng hậu Axtactê, chàng bồn chồn và nghĩ đến tất cả
những người và những sự việc mà chàng đã trải qua.
Sau đó, Zađich tiếp tục đi cách lâu đài của Acbôgat được vài dặm thì chàng gặp
một người đánh cá, hắn đã kể với Zađich về cuộc đời khốn khổ của hắn.
Zađich tiếp tục đi, đi đến một cánh đồng cỏ tươi đẹp - cũng là nơi chàng gặp lại
hoàng hậu Actactê, hiện đang làm nô lệ. Nàng đang cùng một số phụ nữ khác đi tìm con
rắn thần để chữa bệnh béo phì cho chúa Ôguyn. Gặp lại Zađich hoàng hậu Axtactê kể lại
quãng đời hoạn nạn và đau khổ của mình. Sau đó, Zađich đã chữa khỏi bệnh cho chúa
Ôguyn nhưng do lòng đố kị vị đệ nhất lương y của Ôguyn tìm cách giết chàng nhưng
chàng trốn thoát. Sau đó, hoàng hậu Axtactê trở về thành Babylon, và Zađich đã dựa vào
mưu trí và tài năng của mình thắng trong các cuộc thi đấu võ và giải câu đố nên chàng
được làm vua và cưới hoàng hậu Axtactê làm vợ.
2.2.2 Tác phẩm Căngđit hay “Chủ nghĩa lạc quan”
Được sáng tác vào năm 1759, lúc tác phẩm Căngđit ra đời cũng là lúc trong xã hội
có nhiều điều rốii ren, nạn động đất xảy ra ở Lixbon năm 1755, cuộc chiến tranh bảy năm
1756; thêm vào đó chính quyền phong kiến đàn áp quyết liệt các nhà văn hóa tiến bộ;
bản thân Vônte hết mâu thuẫn với triều đình Vecxay lại va chạm với vua phổ Friđrich II.
Do đó, bóng đen của xã hội trong Căngđit được trình bài đậm nét hơn, ánh sáng đã mất
đi, cuộc sống của gia đình Căngđit cuối cùng có tính chất chịu đựng cho qua ngày hơn là
hưởng hạnh phúc.
Truyện có 30 chương dài ngắn không đều nhau, kể về hành trình phiêu lưu đầy
mạo hiểm và gian khổ của Căngđit để dần dần Căngđit nhận ra và bác bỏ cái chủ nghĩa
27lạc quan lỗi thời của thầy Panglôt.
Căngđit là chàng trai hiền lành, chất phác, từ nhỏ chàng đã được nuôi nấng trong
một tòa lâu đài đẹp của ngài nam tước người Đức Toongde-trôngkhơ, ở đây chàng đã
được học và hết sức tin tưởng thầy giáo - ngày tiến sĩ Panglôt, nhưng vì Căngđit đã yêu
và lén hôn nàng Quynêgông xinh đẹp - con gái của nam tước Toongde-trôngkhơ
nên
Căngđit đã bị ông ta đá đít và đuổi khỏi lâu đài, và cuộc đời lưu lạc của Căngđit bắt đầu
từ đó. Sau khi bị đuổi khỏi lâu đài, Căngđit không chốn nương thân lại thêm túi trống
rỗng, đi xin ăn khắp nơi nhưng đều bị xua đuổi. Một hôm Căngđit gặp hai người đi bắt
lính cho nhà vua Bungarơ họ đối xử với chàng rất nhiệt tình và lịch sự cho chàng ăn,
cho chàng tiền xài để rồi họ lấy xích sắt xích chân chàng lại và đánh chàng ba mươi gậy,
không chỉ thế, Căngđit còn bị cả trung đoàn mỗi người đánh chàng ba mươi sáu lần, vì
không chịu nổi nên Căngđit đòi họ bắn vỡ sọ chàng. May nhờ lúc đó vị vua Bungarơ đi
ngang và tha chết cho chàng.
Lúc này vua Bungarơ khởi chiến với vua Anbarơ, Căngđit đã chứng kiến những
điều ghê sợ, khủng khiếp và dã man nhất của chiến tranh. Chàng chốn qua Hà Lan và gặp
lại thầy giáo cũ Panglôt – lúc này thầy giáo Panglôt phải làm hành khất, mình mẩy thì lở
loét rất đáng sợ, do Panglôt đã bị lây nhiễm bệnh giang mai từ cô hầu gái Paket. Căngđit
rất đau đớn khi nghe Panglôt kể về số phận gia đình của ngài nam tước “ tòa lâu đài thì
tan nát, nàng Quynêgông thì bị bọn lính Bungarơ rạch thủng bụng sau khi đã hãm hiếp
chán chê, nam tước phu nhân thì bị chặt ra từng mảnh, ngài nam tước và cậu em trai của
nàng cũng bị cảnh ngộ tương tự”.
Sau đó, Căngđit nhờ ngài Jac chữa bệnh cho Panglôt và cả ba người cùng đi
đến Bồ-Đào-Nha. Trên đường đi họ gặp một cơn bão dữ dội làm đắm tàu, tất cả những
người trên tàu và cả ngài Jac – vì cứu tên thủy thủ hung bạo đều chết, chỉ còn lại Căngđit,
Panglôt và tên thủy thủ hung bạo. Khi vào được bờ thì họ gặp phải trận động đất hết sức
kinh khủng, và các nhà hiền triết trong vùng đã nghĩ ra cách “dùng lữa nhỏ đốt chết một
vài người trong buổi lễ chống tà đạo” để ngăn ngừa đất khỏi động, trong đó có Căngđit
và Panglôt vì tội nói và tội vừa nghe vừa gật gù”, Panglôt bị treo cổ còn Căngđit bị đánh
một trận. Sau đó Căngđit được một bà già giúp đỡ và chăm sóc, bà ấy chính là người hầu
28của nàng Quynêgông, Căngđit được gặp lại nàng Quynêgông và nàng đã kể lại
tất cả
quãng đời đau khổ và bất hạnh của mình. Hai người đang tâm sự thì lão do thái và ngài
pháp quan vào (họ là người đã cưỡng ép Quynêgông làm vợ của họ), thế là Căngđit đã
giết họ và cả ba người cùng chốn đến xứ Tây-Ban-Nha, nhưng không ngờ họ bị cướp hết
tất cả tài sản mang theo, sau đó họ tiếp tục đến Cađi, và ở đây Căngđit được phong làm
đại úy. Và khi đến Nam Mỹ, họ gặp quan tổng đốc, tên này rất say mê và muốn cưới
Quynêgông với mọi cách, ngay lúc đó bọn cảnh binh của đại pháp quan đã đuổi kịp nên
Căngđit đành phải bỏ trốn và để nàng Quynêgông ở lại. Thế là Căngđit cùng người hầu
Cacambô đến Paragoay và ở đây chàng đã gặp lại em trai của Quynêgông – hiện đang
làm giáo sĩ dòng Giêduyt, họ vui mừng không bao lâu thì Căngđit lỡ tay giết chết em trai
của nàng Quynêgông vì hắn phản đối việc Căngđit cưới Quynêgông. Thế là Căngđit cùng
người đầy tớ lại tiếp tục chạy chốn đến xứ Orayông – một bộ lạc dã man, bọn họ tưởng
rằng Căngđit thuộc dòng Giêduyt nên định ăn thịt chàng nhưng rồi hai người cũng thoát
được.
Tiếp theo cuộc hành trình, hai người đã đi lạc vào xứ Kim-Quốc, đây là một nơi
rất lí tưởng, cuộc sống thanh bình, sỏi đá và bùn đều là vàng và kim cương. Họ được
vua xứ Kim-Quốc tiếp đãi nhiệt tình và khi đi họ còn được tặng rất nhiều vàng và châu
báu. Hai người tiếp tục đi đến thành phố Xuyrinam (Nam Mỹ), Căngđit lại chứng kiến
một hành động dã man của bọn thực dân đối với những người nô lệ. Tại đây Căngđit và
Cacambô chia tay nhau, Cacambô sẽ đến Buynêôt-Eret để tìm Quynêgông, còn Căngđit
sẽ đến Vơnidơ và họ hẹn gặp tại đây. Nhưng không ngờ Căngđit bị lão chủ tàu gạt lấy hết
tài sản. Sau đó, Căngđit đã gặp nhà bác học Mactanh và hai người cùng đến nước Pháp.
ở đây Căngđit lại chứng kiến tất cả sự giả dối, hám lợi, tráo trở, độc ác…của con người
thuộc xã hội thượng lưu. Hai người lại tiếp tục đến bờ biển nước Anh và họ lại chứng
kiến một cảnh giết người thật tàn nhẫn, và kẻ giết người cũng như người xem đều dửng
dưng, bình thảng trước người bị giết, giết người chỉ để khuyết khích người khác.
Đến Vơnidơ, nhưng Căngđit không gặp được Cacambô và Quynêgông mà gặp lại
ả Paket và Girôflê, Căngđit lại được nghe họ kể khổ, thế là Căngđit và Mactanh tiếp tục
cuộc hành trình đi tìm Quynêgông và trên cuộc hành trình đó, Căngđit đã gặp và chứng
29kiến nhiều cảnh đời đau khổ, cũng như gặp những điều kinh tởm nhất ở đời để cuối
cùng
chàng gặp lại Quynêgông và Panglôt, nhưng giờ đây nàng trở nên già nua và xấu xí. Cuối
cùng cả nhà của Căngđit đoàn tựu và sống một cuộc sống giản đơn, tẻ nhạt, sống gượng
cho qua ngày và Căngđit cũng đã nhận ra và bác bỏ chủ nghĩa lạc quan của thầy Panglôt.
2.2.3 Tác phẩm Chất Phác
Được sáng tác vào năm 1767, khác với hai tác phẩm trước tác phẩm này có
nhiều hình ảnh hiện thực hơn. Truyện gồm 20 chương kể về một chàng trai thật thà, tốt
bụng, thông minh tên là Chất phác. Chất phác là người Huyrông sống ở Anh lần đầu tiên
đến nước Pháp ở bờ biển chàng gặp giáo sĩ Đờ Keckabông – viện trưởng tu viện Thánh
bà núi ông ta được mọi người tôn trọng và khá thông thạo về khoa thần học và cô em gái
là nàng Đờ Keckabông, Chất phác kết bạn với họ và được họ mời về tu viện dùng bữa
tối. Tại đây chàng nhận lại họ hàng là cháu trai của giáo sĩ Đờ Keckabông – viện trưởng
tu viện Thánh bà núi và bà cô Đờ Keckabông bị thất lạc nhiều năm và cũng chính tại
miền Brơtanhơ hạ này chàng đã yêu nàng Đờ Xanh Tyvơ rất xinh và rất ngoan em gái
của tu sĩ Đờ Xanh Tyvơ. Sau khi nhận lại họ hàng chàng được làm lễ rửa tội và người mẹ
đỡ đầu cho chàng lại là nàng Đờ Xanh Tyvơ người yêu của chàng chính vì thế mà tình
yêu của hai người bị phản đối nhưng chàng quyết tâm cưới nàng bằng được. Anh trai của
nàng Đờ Xanh Tyvơ là tu sĩ Đờ Xanh Tyvơ bàn với quan thẩm phán để tìm cách cho
nàng thoát khỏi Chất phác vì Quan thẩm phán đã từ lâu muốn dành em gái của tu sĩ cho
con trai mình nên đã khuyên tu sĩ đưa nàng vào nhà tu kín. Khi hay tin người yêu mình bị
đưa vào nhà tu kín chàng nổi giận nhưng không biết làm sao chàng đi lang thang và tình
cờ gặp quân Anh đến xâm chiếm miền Brơtanhơ chàng đánh đuổi được người Anh ra
khỏi bờ biển nước Pháp lập được công lớn mọi người khuyên chàng đến Vecxay để lãnh
thưởng và lý do khiến chàng muốn nhanh chống đến Vecxay là để thưa với nhà vua cho
chàng cưới nàng Đờ Xanh Tyvơ.
Trên đường đi Vecxay chàng cùng ngồi ăn với bọn người theo đạo tin lành và
nghe họ than thuở về sự bất công mà những giáo sĩ dòng Giêduyt nhất là cha La Sedơ-
người rửa tội cho nhà vua, gây ra cho họ. Chất phấc hứa sẽ nói giúp họ khi gặp được nhà
vua, nhưng chẳng mai có một giáo sĩ dòng Giêduyt làm mật thám hắn viết mật thư cho
30cha La Sedơ kể mọi chuyện về chất Phác. Khi chàng vừa đến Vecxay thì mật thư
cũng
đến bên cạnh đó cha La Sedơ cũng nhận được một mật thư do Quan thẩm phán hay hỏi tố
cáo Chất phác là một người vô lại muốn đốt nhà tu kín và cướp con gái mang đi cho nên
chàng bị bắt giam vào tù. Trong tù chàng quen với lão Gorđông một giáo sĩ phái Janxênit
là người hiểu biết nhiều từ đây tư tưởng của chất phác ngày càng tiến bộ.
Trong khi đó ở miền Brơtanhơ, khi tu sĩ và nàng Đờ Keckabông hay tin cháu trai
mình bị bắt giam hai người vội đến Vecxay khi ở Vecxay hai người tìm đủ mọi cách để
tìm cứu cháu mình nhưng vẫn không được. Trong khi đó, nàng Đờ Xanh Tyvơ vừa ra