Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích thực trạng và tình hình biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(fdi) vào việt nam giai đoạn 1998 2007 và dự đoán đến 2010

  • 37 trang
  • file .doc
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
Chương I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI).......................................................................................................3
1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................................3
2. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)....................3
3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................................5
4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)....................................5
5. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển
kinh tế của nước tiếp nhận.................................................................................6
Chương II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN..................................................................9
I. Khái niệm, phân loại và tác dụng về dãy số thời gian...................................9
1. Khái niệm..................................................................................................9
2. Phân loại...................................................................................................9
3. Tác dụng..................................................................................................10
II. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian......................10
1. Mức độ bình quân qua thời gian.............................................................11
2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối..........................................................12
3. Tốc độ phát triển.....................................................................................13
4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn:........................................................14
5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn...................15
III. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng...............................16
1. Mở rộng khoảng cách thời gian..............................................................16
2. Dãy số bình quân trượt............................................................................16
3. Xây dựng hàm xu thế...............................................................................17
1
4. Biểu hiện biến động thời vụ.....................................................................18
V. Dự đoán thống kê dựa trên cơ sở dãy số thời gian.....................................19
1. Khái niệm................................................................................................19
2. Một số phương pháp dự đoán thống kê thường sử dụng.........................19
Chương III: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1998- 2007 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010............................21
1. Khái quát chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn
1998- 2007.......................................................................................................21
2. Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích biến động
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007.. 22
2.1. Mức độ bình quân theo thời gian.........................................................22
2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối........................................................23
2.3. Tốc độ phát triển..................................................................................25
2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm)......................................................................26
2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn................26
3. Phân tích xu thế biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam giai đoạn 1998- 2007..............................................................................28
4. Dự đoán thống kê ngắn hạn tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vao Việt
Nam đến 2010.................................................................................................30
4.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân...........30
4.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân.....................................30
4.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế................................................................31
5. Những đề xuất kiến nghị để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam trong những năm tiếp theo......................................................................32
KẾT LUẬN........................................................................................................34
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế diễn ra ngày càng
mạnh mẽ, mỗi quốc gia phải tích cực và chủ động đấu tranh để đạt tới vị thế
thuận lơi của mình trên đấu trường khu vực và Thế Giới, mỗi quốc gia phải đẩy
mạh phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại.Và để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất
nước và thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và
Nhà nước Việt Nam khẳng định không thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà
còn phải biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài về vốn,
công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài(FDI) là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu
trong việc thực hiện các mục tiêu cực kỳ quan trọng này.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên được ban hành năm 1987
đã chính thưc thể hiện quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với
nền kinh tế khu vực và Thế Giới. Xuất phát từ đặc điểm nước Việt Nam là một
nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình
trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ
sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Chính vì vậy, để
khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh
tế, thực hiện công cuộc “ đổi mới ” toàn diện. Để làm được điều đó ngoài đường
lối của Đảng và Nhà Nước ta còn phải có một nguồn vốn lớn, vì vậy chúng ta
phải tìm mọi cách để huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau. Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là một trong những nguồn đóng vai trò quan trọng, như là một
tất yếu khách quan đối với sự phát triển của các quốc gia nói chung và Việt Nam
nói riêng. Quốc gia nào nhận thức đúng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
3
FDI thì sẽ thu hút được nhiều vốn FDI. Đối với các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam, FDI được coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Trong khi nhu cầu về vốn của các quốc gia này càng tăng thi FDI trên Thế
Giới lại có hạn. Làm thế nào để thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn
này ở các nước đang phát triển là vấn đề đang còn gây nhiều tranh cãi. Bởi lẽ,
dòng FDI chảy vào các nước đang phát triển thường gặp những trở ngại về kết
cấu hạ tầng, về thủ tục hành chính, về trình độ kỹ thuật và quản ly, mổi trường
pháp luật...Là một sinh viên trường Kinh tế quôc dân em rất muốn đóng góp sức
lực của mình vào việc tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng để ngày càng
thu hút được nhiều vốn FDI. Chính vì thế em đã chọn đế tài:
“Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích thực
trạng và tình hình biến động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào
Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 và dự đoán đến 2010.
Đề tài ngoài lời nói đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
 Chương I: Một số lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
 Chương II: Một số lý luận về phương pháp phân tích dãy
số thời gian.
 Chương III: Vận dụng một số phương pháp phân tích dãy
số thời gian để phân tích thực trạng và tình hình biến động của vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam giai đoạn 1998- 2007 và dự đoán đến
2010.
4
Chương I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI)
1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư của một nước đầu tư vốn bằng tiền và
tài sản hữu hình và vô hình vào một nước khác để tiến hành các hoặt động đầu tư
nhằm thu lợi nhuận.
Đầu tư trực tiếp nước ngoại diễn ra có tính chất khách quan và chịu sự tác
động của quy luật cung - cầu về vốn giữa các quốc gia, chíng sách thu hút đầu tư
của các nước, quá trình tự do hóa đầu tư theo nguyên tắc quốc tế, chiến lược đầu
tư của các nhà đâu tư, tình hình cạnh tranh trong thu hút đầu tư và cạnh tranh để
chiếm lĩnh thị trường đầu tư và các nguồn lực hấp dẫn khác như nguồn tai
nguyên thiên nhiên, nguồn lao động và thị trường. Các yếu tố tác động nạy có
thể xem xét cả dưới góc độ “tĩnh” và “động”, ngắn hạn và dài hạn, cục bộ và
tổng thể.
2. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
a. khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Có nhiều khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Theo quỹ tiền tệ quốc tế: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một
công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới, quốc gia trong đó người đẩu tư trực tiếp đạt
được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải la 10% trong tổng
số cổ phiểu mới được công nhận là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI).
- Theo Báo cáo về đầu tư Thế Giới của Liên Hiệp Quốc 1995: Đầu tư trực
tiếp nước ngoài(FDI) là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư bỏ vốn tự thiết lập ra
5
cơ sở san xuất kinh doanh cho riêng mình đứng chủ sở hữu tự quản lý, khai thác
hay thuê người quản lý, khai thác cơ sở này hay hợp tác tham gia với các đối tác
của nước sở tại thanh lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý và khai
thác các cơ sở này.
- Theo Ngân hàng Thế giới (WB): Đâu tư trực tiếp nước ngoài là việc công
dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu và quản lý ít
nhất là 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước khác của doanh
nghiệp ở một nước khác.
b. Phân loại
Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau có các cách phân loại khác nhau
- Phân loại FDI theo dạng gồm có các loại:
+ Đầu tư mới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được sử dụng
xây dựng các doanh nghiệp mới hay phát triển thêm các doanh nghiệp có sẵn
trong nước.
+ Sáp nhập và tiếp thu: xảy ra khi tài sản của doanh nghiệp trong nước được
chuyển giao cho doanh nghiệp nước ngoài.
+ FDI hàng ngang
Công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp cùng nghành nghề.
+ FDI hàng dọc
Đây là trường hợp công ty nước ngoài đầu tư nhằm cung cấp hàng hóa. cho
công ty trong nước.
Phân loại FDI theo mục đích bao gồm ba loại:
+ Tìm tài nguyên và lao động rẻ tiền
+ Tìm thị trường tiêu thụ
+ Tìm hiệu quả kinh doanh
6
3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp
định, tùy theo luật doanh nghiệp mỗi nước.
- Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư tùy thuộc vào mức độ góp vốn.
Nếu góp 100% vốn thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều
hành và quản lý.
- Lợi nhuận từ hoặt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh
và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) được xây dựng doanh nghiệp mới, mua
lại tòan bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoặt động hay mua cổ phiếu để
thôn tính hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
4. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo luật đầu tư Việt Nam năm 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có
các hình thức:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hay 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần góp vốn để tham gia quản lý hoặt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện viếc sát nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác.
7
5. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển
kinh tế của nước tiếp nhận
a. Tác động tích cực
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ xung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao. Vốn đầu tư cho
phat triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn đầu tư trong nước
và ngoài nước. Vốn đầu tư trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và
đầu tư. Vốn ngoài nước được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián
tiếp và hoặt động FDI. Đối với các nước nghèo và đang phát triển nói riêng và
Việt Nam nói chung, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển
kinh tế..
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình phát triển công nghệ
Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ giúp nước
này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nước công nghiệp phát triển dựa
trên lợi thế của những nước đi sau (kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ
của nhân loại). Hoặt động đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với quá trình phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng
suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát
triển nguồn nhân loại
Trình độ, năng lực và kỹ thuật của người lao động có tác động không nhỏ
đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng
lao động trong giai đoạn hiện nay ở mỗi quốc gia đã và đang là vấn đề được
nhiều nước quan tâm. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu
tư cả về số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao đọng ở đây là giải quyết
8
việc làm cho người lao động, ở nước ta tận dụng được nguồn lao động đang dư
thừa làm tăng thu nhập và tăng mức sống của lao động. Còn đối với chất lượng
lao động, FDI đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và
quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao
trình độ lao động.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội
+ Đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư
Cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu nghành kinh tế; cơ cấu thành phần kinh tế
và cơ cấu vùng kinh tế. Trong đó cơ cấu nghành kinh tế đóng vai trò quan trọng
nhất quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu
nghành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một nước. Một cơ cấu kinh tế
hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Hoặt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với các yếu tố vốn, công
nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý có tác động mạnh đến cơ cấu nghành kinh tế
dẫn đến việc thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
+ Đẩu tư trực tiếp nước ngoài góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người lao động
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình mở rộng hớp tác kinh
tế quốc tế.
9
b. Tác đông tiêu cực
Khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Làm lệc lạc cơ cấu kinh tế
- Chuyển giao công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường
- Gây ra những xung đột về mặt xã hội
10
Chương II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việc
nghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời
gian.
I. Khái niệm, phân loại và tác dụng về dãy số thời gian
1. Khái niệm
Theo nghĩa rộng: Dãy số thời gian là một dãy số liệu thống kê về một hiện
tượng nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Theo nghĩa hẹp: Dãy số thời gian là một dãy các chỉ số của các chỉ tiêu
thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Qua khái niệm trên thì một dãy số thời gian được cấu tạo từ hai yếu tố:
+) Thời gian (ngày, tuần, tháng, quý). Độ dài hai thời gian liền nhau gọi là
khoảng cách thời gian.
+) Chỉ tiêu nghiên cứu: biểu hiện thông qua số tuyệt đối, số tương đối, số
bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số.
2. Phân loại
Dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện
tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số
thời điểm.
-) Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những con số tuyệt đối thời
kỳ, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian
nhất định.
11
-) Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời
điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất
định.
Trên cơ sỏ các dãy số, số tuyệt đối người ta có thể đi xây dựng các dãy số,
số tương đối hoặc dãy số, số bình quân. Các mức độ của nó là những số tương
đối và số bình quân.
 Các yếu tố xây dựng dãy số thời gian:
Phải đảm bảo tính chất có so sánh được với nhau của các mức độ trong dãy
số nhằm phản ánh khách quan, đứng đắn biến động của hiện tượng qua thời gian
Yêu cầu:
+) Nội dung kinh tế xã hội, phương pháp tính các chỉ tiêu nghiên cứu qua
thời gian phải đảm bảo tính thống nhất.
+) Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí các đơn vị
của hệ thống quản lý, đơn vị hành chính của địa phương.
+) Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với
dãy số thời kỳ.
3. Tác dụng
Qua nghiên cứu dãy số thời gian có tác dụng sau:
- Qua dãy số thời gian giúp ta phân tích đặc điểm về sự biến động của hiện
tượng qua thời gian. Nêu lên những quy luật về sự biến động của hiện tượng qua
thời gian.
- Trên cơ sở đó đi dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai từ đó
đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển.
II. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian
Các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng để phân tích những đặc điểm
biến động của hiện tượng qua thời gian.
12
1. Mức độ bình quân qua thời gian
Chỉ tiêu này nói lên mức độ đại diện hay đại biểu của hiện tượng trong suốt
thời gian được nghiên cứu. Tùy theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà
công thức tính khác nhau
Đối với dãy số thời kỳ:
Gọi yi (i = 1, 2,…, n) là các mức độ của dãy số thời kỳ
Và mức độ bình quân
Đối với dãy số thời điểm
+) Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
Gọi yi (i = 1, 2 ,…, n) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách
thời gian bằng nhau.
Và mức độ bình quân
+) Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau.
Gọi yi, hi (i = 1, 2, …,n) là các mức độ và độ dài thời gian có mức độ y i của
dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau.
Và mức độ bình quân
13
2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc
giảm) tuyệt đối sau đây:
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (thời kỳ): Phản ánh sự biến
động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công
thức sau:
(với i =2,3,…, n)
Trong đó:
: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ) ở thời
gian i so với thời gian đứng liền trước đó là i – 1
Yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i
Yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i – 1
Nếu yi > yi-1 thì > 0: Phản ánh quy mô hiện tượng tăng, ngược lại nếu y i <
yi-1 thì < o: Phản ánh quy mô hiện tượng giảm.
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh sự biến động về
mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức
sau đây:
(với i = 2, 3,…, n)
Trong đó:
: Lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời
gian đầu của dãy số.
Yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i.
Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu.
14
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại diện
của các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức
sau đây:
3. Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên
cứu qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ phát
triển sau đây:
- Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của
hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước đó và được tính theo công thức
sau đây:
(với i = 2, 3,…, n)
Trong đó:
ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu
hiện bằng lần hoặc %.
- Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của
hiện tượng ở thời gian những khoảnh thời gian dài và được thực tính theo công
thức sau đây:
(với i = 2, 3,…,n)
Trong đó:
: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và
có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.
15
Ta thấy giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển đinh gốc có các
mối quan hệ sau đây:
Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định
gốc, tức là:
Thứ hai: thương của tốc độ phat triển định gốc ở thời gian i so với tốc độ
phát triển định gốc ở thời gian i-1 bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là:
(với i =2, 3,…, n)
- Tốc độ phát triển bình quân: phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ
phát triển liên hoàn.
Từ mối liên hệ thứ nhất giữa các tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát
triển đình gốc nên tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức số bình
quân nhân, tức là:
Từ công thức tính tốc độ phát triển bình quân cho thấy: chỉ nên tính chỉ tiêu
này đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn:
Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng (hoặc giảm) bao
nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính
các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây:
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở
thời gian i-1 va được tính theo công thức sau đây:
16
Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn
(biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển liên hoàn biểu hiện bằng phần
trăm thì trừ 100).
- Tốc độ (tăng hoặc giảm) định gốc: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm ở thời
gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau đây:
Tức là: Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc bằng tốc độ phát triển định gốc
(biểu hiện bằng lần) trừ 1 (nếu tốc độ phát triển định gốc biểu hiện bằng phần
trăm) thỉ trừ 100.
- Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại
diện cho các tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn và được tính theo công thức sau
đây:
(nếu biểu hiện bằng lần)
Hoặc
(nếu biểu hiện bằng %)
5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với
một quy mô cụ thể là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng (hoặc
giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, tức là:
Tuy nhiên chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc
vì luôn là một số không đổi và bằng .
17
 Kết luận: Trên là năm chỉ tiêu thường sử dụng để đi phân tích tình hình
biến động của hiện tượng qua thời gian, mỗi chỉ tiêu có nội dung và ý
nghĩa riêng đối với việc phân tích. Đồng thời phải thấy năm chỉ tiêu đó có
mối quan hệ mật thiết với nhau không những về phương diện tính toán cả
những phương diện nhận thức đặc điểm thay đổi của hiện tượng qua thời
gian. Trong phân tích thường kết hợp năm chỉ tiêu trên.
III. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng
Có hai loại yếu tố tác động đến phát triển của hiện tượng:
- Những yếu tố cơ bản chủ yếu tác động vào hiện tượng sẽ xác nhận xu
hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Xu hướng phát triển cơ bản thường
được hiểu là chiều hướng tiến triển chung kéo dài theo thời gian, phản ánh tính
quy luật của sự phát triển.
- Những yếu tố ngẫu nhiên tác động vào hiện tượng sẽ làm cho sự biến
động về mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản. Vì vậy, cần sử
dụng các phương pháp phù hợp nhằm loại bỏ sự tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên.
Sau đây là một số phương pháp thường được dùng để biểu hiện xu hướng
phát triển cơ bản của hiện tượng.
1. Mở rộng khoảng cách thời gian
Áp dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian tương đối ngắn và
có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển của hiện tượng.
2. Dãy số bình quân trượt
Dựa trên đặc điểm cơ bản của số bình quân: San bằng mọi chênh lệch do
tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Giả sử có dãy số thời gian: y1, y2, …, yn
Nếu tính số bình quân trượt cho ba mức độ, sẽ có:
18
.
.
.
Từ đó, sẽ có dãy số mới gồm các số bình quân trượt.
Tính bình quân trượt từ ba mức độ tùy thuộc vào đặc điểm biến động của
hiện tượng qua thời gian và tùy thuộc vào số lượng mức độ của dãy số dài hay
ngắn.
- Nếu sự biến động thay đổi ít và số lượng các mức độ của dãy số không
nhiều thì có thể tính bình quân trượt qua ba mức độ.
- Ngược lại thay đổi nhiều số lượng mức độ của dãy số nhiều thì có thể tính
bình quân trượt qua 3, 4,5, … mức độ.
Tuy nhiên các số bình quân trượt càng được tính từ nhiều mức độ thì khả
năng san bằng những sai lệch ngẫu nhiên càng lớn nhưng làm dãy số bình quân
trượt ít mức độ ảnh hưởng đến phân tích xu hướng phát triển cơ bản.
3. Xây dựng hàm xu thế
Biểu diễn các mức độ của dãy số thời gian bằng một hàm số gọi là hàm xu
thế.
Dạng tổng quát:
t là thứ tự thời gian trong dãy số.
19
Sau đây là một số dạng tuyết tính thường sử dụng:
- Hàm xu thế tuyết tính:
Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt
đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
- Hàm xu thế pa-ra-bôn:
Hàm này được sử dụng khi các mức độ trong dãy số tăng dần theo thời
gian; hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời
gian, hoặc ngược lại. Dạng tổng quát:
- Hàm xu thế hy-per-bôn
Hàm này được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời
gian. Dạng tổng quát của hàm:
- Hàm xu thế mũ
Hàm nay được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau
4. Biểu hiện biến động thời vụ
Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính lặp đi lặp lại trong
thời gian nhất định của năm.
Nguyên nhân:
+) Do điều kiện tự nhiên về thời tiết, khí hậu gây thay đổi thời vụ.
+) Do phong tục tập quán của dân cư.
20