Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris

  • 92 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
ĐẶNG THỊ TUYẾT HIỀN
VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
CỦA VICTOR HUGO
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành sư phạm Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: TS. LÊ NGỌC THÚY
Cần Thơ, 5 / 2009
1
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC LÃNG MẠN PHÁP THẾ KỈ XIX
1.1. Tiền đề lịch sử văn hóa tinh thần
1.2. Đặc điểm của văn học lãng mạn
Chương 2: TÔN GIÁO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
2.1. Từ tư tưởng thần linh cổ đại, thần quyền Trung cổ
đến tư tưởng Phục hưng
2.2. Cảm hứng chống tôn giáo thời ánh sáng
2.3. Sự trở về của cảm hứng tôn giáo trong văn học lãng mạn
2.4. Giới thiệu về Victor Hugo và tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris
Chương 3: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTOR HUGO
3.1. Vài nét về Thiên Chúa giáo
3.2. Nét đẹp văn hóa nghệ thuật của tôn giáo qua ngôi nhà thờ
3.3. Tấn bi kịch của tôn giáo qua triết học kinh viện
3.4. Tác động tích cực của tôn giáo
3.5. Tính phức tạp và tác động nhiều chiều của tôn giáo đối với đời sống con
người
2
PHẦN KẾT LUẬN
3
PHẦN MỞ ĐẦU
4
1. Lí do chọn đề tài:
Hiểu mình để đi đến hiểu người đòi hỏi nổ lực phi thường và hiểu người để đi
đến hiểu mình cũng cần nhiều công lao khó nhọc, vượt lên chính bản thân mình. Và
điều đó là một nét đẹp của tôn giáo, của bất cứ tôn giáo nào. Dù tin hay không tin, tôn
giáo luôn là giấc mơ đẹp nhất của nhân loại. Bởi lẽ, nó vươn tới tìm hiểu cái sâu xa
nhất của sự sống, nguồn gốc sự sống, tìm lại bản thể, khao khát hòa mình với thiên
nhiên, vũ trụ… Sau đây là những lí do thôi thúc chúng tôi đến với đề tài này – một đề
tài về tôn giáo:
Cuộc sống vốn xô bồ và luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Sống trong guồng
xoay đó, hàng ngày con người phải tất bật với bao nỗi lo toan. Trẻ em lo đến trường;
Người lớn lo việc mưu sinh, gia đình, giáo dục con cái,… Tuy nhiên, dù vui hay buồn
thì con người cũng cần một chỗ dựa tinh thần vững chắc để gửi gắm đức tin. Đó là một
trong số hàng trăm nghìn lí do để tôn giáo ra đời và đồng hành cùng cuộc sống.
Bản thân không phải là một tín đồ tôn giáo, đối với tôi, tôn giáo là một thế giới
hoàn toàn bí ẩn. Thế giới ấy hấp dẫn tôi, gợi cho tôi sự tò mò và nhu cầu được khám
phá. Đề tài là một thể nghiệm mới đối với người viết. Đến với đề tài này, trước tiên,
người viết muốn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến tôn giáo (sự ra đời, ảnh hưởng,
…), đặc biệt là Thiên Chúa giáo.
Thứ hai, tôn giáo có mặt khắp nơi và ngự trị đời sống tâm linh của không ít cộng
đồng dân cư trên thế giới. Đạo Thiên Chúa là một tôn giáo lớn, du nhập vào Việt Nam
từ rất lâu. Nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn hiểu rõ hơn đời sống tâm tư tình cảm của
những người sùng đạo, đặc biệt là những tín đồ Thiên Chúa giáo trong đời sống xung
quanh mình.
Thứ ba, sở dĩ người viết chọn tác phẩm của Victor Huygo vì từ thời phổ thông đã
có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm của ông qua bài thơ Biển đêm - một bài thơ thắm đẫm
chất nhân văn. Từ đó, người viết trở nên yêu thích những sáng tác của đại văn hào này.
Thứ tư, khi làm niên luận ở học kì hai năm thứ ba người viết đã có dịp tìm hiểu
tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris. Lúc ấy, vấn đề nghiên cứu là tình yêu lãng mạn trong
tiểu thuyết thể hiện qua hai đoạn trích “Lời tỏ tình của Quasimodo” và “Tình yêu trong
hỏa ngục”. Chọn đề tài này, người viết muốn mở rộng, phát triển đề tài trước đó cũng
như tìm hiểu một khía cạnh khác trong sáng tác của Hugo.
5
Thứ năm, Nhà thờ Đức Bà Paris là một tác phẩm lớn của nền văn chương thế
giới, đồng thời nó cũng là một trong những tác phẩm hay của Victor Hugo có đề cập
đến tôn giáo. Mặt khác, tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm. Vì thế, khi nghiên cứu vấn
đề này kết hợp với một tác phẩm tầm cỡ của một nhà văn tầm cỡ chúng tôi hy vọng sẽ
tạo ra hiệu quả tốt nhất cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, Thiên Chúa giáo cũng như những tôn giáo khác nó hướng con người
đến Chân – Thiện – Mĩ. Qua đề tài chúng tôi muốn gửi đến người đọc thông điệp về
tình yêu thương. Xin mượn lời của nhà thơ Tố Hữu để thay cho những gì muốn nói:
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
2. Lịch sử vấn đề:
Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Victor Hugo cũng như
về các sáng tác của ông. Tác phẩm Nhà thờ đức bà Paris cũng không ngoại lệ, người
ta tìm hiểu tác phẩm này ở các góc độ như: tiểu thuyết lãng mạn, tình yêu lãng mạn
của các nhân vật, v.v… Tuy nhiên, đề tài “Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết Nhà thờ
Đức Bà Paris” là một mảnh đất khá mới lạ.
Sau khi ra mắt bạn đọc vào đầu năm 1831, cuốn truyện được mọi tầng lớp độc
giả hoan nghênh. Ở đây, người viết trích dẫn một số ý kiến xoay quanh cảm hứng về
tôn giáo của Victor Hugo, những nhận xét có liên quan đến vấn đề tôn giáo được đề
cập trong sáng tác của ông, chủ yếu là trong tác phẩm đang nghiên cứu.
Trong lời giới thiệu về tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris, sau khi trích dẫn ý kiến
của Hugo về nguyện vọng của mình khi viết tác phẩm, dịch giả Nhị Ca có nêu nhận
xét rằng: “Hugo mơ ước viết một cuốn truyện có khung cảnh rộng rãi hơn, ý nghĩa
lịch sử to lớn hơn, muốn làm sống lại thời Trung cổ vẫn ám ảnh tâm trí ông…”
[20; tr. 5]. Nói như vậy nghĩa là đề tài trung cổ đã được Victor Hugo ấp ủ từ lâu.
Trong quyển chuyên luận Về tiểu thuyết Hugo của Đặng Thị Hạnh, nhà xuất bản
Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội, 1987. Tác giả có nhận xét về Hugo:
trên phương diện là một nhà thơ, ông “gần gũi với quan niệm về tôn giáo xưa”
[2; tr. 27]. Tuy nhiên, căn cứ vào sự nghiệp sáng tác của ông, ta thấy sự “gần gũi” ấy
không chỉ giới hạn ở phương diện nhà thơ mà còn ở cả phương diện là một nhà tiểu
thuyết.
6
Cũng trong quyển này, Đặng Thị Hạnh còn dẫn lời nhận xét của Bơđơle về cái
làm nên sức hấp dẫn riêng biệt trong văn tả cảnh của ông liên quan đến tư tưởng tôn
giáo như sau: “Hugo tin rằng linh hồn được dàn trải một cách hài hòa trong tạo vật,
từ hòn đá thô sơ qua con người, đến thiên thần và Đấng sáng thế…” [2; tr. 23]. Từ đó,
ta thấy được tôn giáo khởi nguồn từ cảm hứng sâu xa trong tâm tưởng của Hugo.
Nói đến Nhà thờ Đức Bà Paris, không phủ nhận màu sắc tôn giáo thể hiện trong
tác phẩm đồng thời đến chất thơ ẩn chứa trong ngòi bút Hugo, nhà sử học Giyn Misơlê
đánh giá rằng tòa nhà bằng “thi ca” đó cũng vững chãi và đồ sộ như tòa nhà thờ được
Hugo khắc họa trong tác phẩm: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victor Hugo xây
dựng một tòa nhà lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng cũng cao
ngất như dãy tháp của tòa nhà thờ nọ”. [20; tr. 6]
Đề cập đến tư tưởng bác ái trong sáng tác của Hugo, ở cuốn Văn học hiện thực
và văn học lãng mạn phương Tây do Lê Hồng Sâm - Đặng Thị Hạnh chủ biên, khi nói
về hành động cứu Giăng Vangiăng của giám mục Mirien trong tác phẩm Những người
khốn khổ, các tác giả này cho rằng: “Ánh sáng của cứu nạn không chỉ là ánh sáng của
chủ nghĩa bác ái giatô mà còn là ánh sáng của lí tính, và Trí tuệ, của nền triết học Ánh
sáng thế kỉ XVIII và tư tưởng thế kỉ XIX” [14; tr. 46]. Liên hệ tiểu thuyết Nhà thờ Đức
Bà Paris ta thấy Quasimodo là kết tinh của hệ thống nhân vật người khốn khổ, xuất
thân từ tầng lớp cùng dân, từ những người bị ruồng bỏ trong xã hội. Vậy thật ra
Quasimodo cứu Esmeralđa là dấu hiệu khởi đầu của hành động bác ái trong sáng tác
của Hugo.
Thật vậy, Đặng Thị Hạnh trong chuyên luận Về tiểu thuyết Hugo cũng cho rằng
do ảnh hưởng của “tinh thần Đạo Thiên Chúa lúc sơ khai” nên trong tác phẩm Victor
Hugo đã thông qua nhân vật Quasimodo mà bênh vực kẻ nghèo. Quasimodo tuy có có
diện mạo xấu xí nhưng cũng có một trái tim nhân hậu, đầy tình yêu thương: “Trung
thành với tinh thần Đạo Thiên Chúa lúc sơ khai khi nó đứng về phía kẻ nghèo chống
lại những người có quyền lực, Hugo nhìn thấy ở phẩm chất bị che giấu của
Quasimodo – một loại nửa người bản năng và man rợ - một lòng bác ái phù hợp với
Kinh phúc âm…” [2; tr. 36].
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng trong tác phẩm hoàn toàn không xuất hiện
các linh mục giàu lòng bác ái, thậm chí không có cả những hiệp sĩ với tư thế hiên
ngang. Đó là ý kiến của tác giả quyển Văn học hiện thực và văn học lãng mạn phương
7
Tây của nhà xuất bản Giáo Dục, 1997. Nhận xét đó như sau: “Trong tác phẩm này
hoàn toàn vắng bóng các hiệp sĩ có tinh thần mã thượng và những linh mục giàu lòng
nhân ái”. [22; tr. 44]
Để xác nhận không khí Trung cổ và nền chính trị thần quyền tồn tại trong “đứa
con tinh thần” của mình, trong lời tựa tác phẩm Những người khốn khổ, chính Victor
Hugo khẳng định rằng: “Trong nhà thờ Đức Bà tôi tập trung miêu tả thời Trung cổ
của giáo quyền”. [11; tr. 3]
Mặt khác, với mục đích nhấn mạnh vai trò quần chúng trong sáng tác Hugo, cụ
thể là trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris, trong lời tựa tác phẩm, dịch giả Nhị Ca
lại khẳng định Pari được miêu tả trong tác phẩm là thế giới sinh động, tươi vui của
đông đảo quần chúng bởi vì Hugo không có ý xây dựng Pari của tôn giáo hay của tầng
lớp quý tộc: “Cũng giống như khi xây dựng nhân vật, Pari thời Trung cổ trong tác
phẩm này không hề là Pari của tôn giáo hoặc của giai tầng quý tộc mà là Pari sinh
động, vui nhộn của giai tầng thứ ba”. [20; tr. 4]
Phùng Văn Tửu trong quyển Victor Hugo, nhà xuất bản Giáo Dục, cũng cho
rằng tôn giáo, tập quán, kiến trúc được đề cập trong tác phẩm nhằm tô điểm cho sức
mạnh của quần chúng: “Nhà thờ Đức Bà Paris tuy cũng viết về đề tài Trung cổ, nhưng
trái với mọi người khác, Hugo đã hướng hẳn về nền Trung cổ của nhân dân. Bức
tranh rộng lớn trong tác phẩm với mọi sắc thái của nền văn hóa Trung cổ, từ sinh hoạt
đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, kiến trúc, v.v… đều gắn với nhân dân và toát lên
sức mạnh vô tận của quần chúng”. [22; tr. 38]
Xuất phát từ ý nghĩ cho rằng vai trò quần chúng đã được Hugo đề cao, cho rằng
tác phẩm không nhằm mục đích phục vụ cho giáo hội, cũng trong quyển Victor Hugo,
nhà xuất bản Giáo Dục, Phùng Văn Tửu viết rằng: “Dưới ngòi bút của Hugo, nhà thờ
Đức Bà không phải là sự cụ thể hóa của tư tưởng giáo hội mà là biểu hiện của tài
năng và lao động sáng tạo của quần chúng”. [22; tr. 39]
Quay lại với chuyên luận của Đặng Thị Hạnh, khi viết về tác phẩm Nhà thờ Đức
Bà Paris, tác giả chuyên luận đánh giá cao nét riêng của Victor Hugo khi lí giải về thời
Trung cổ so với các nhà lãng mạn khác: “Chúng ta không đề cập đến duy linh là một
hình thái ý thức đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến Hugo. Điều quan trọng hơn là phải
thấy ở đây một lí giải về thời trung cổ và nhà thờ khác hẳn các nhà lãng mạn khác”
[2; tr. 44].
8
Quan tâm đến vấn đề tôn giáo thể hiện trong tác phẩm, nhà thơ Lamartine có ý
chê trách Hugo rằng tính tôn giáo trong một tác phẩm như vậy là “thiếu”: “Trong ngôi
nhà thờ của ông có tất cả nhưng chỉ thiếu một ít tôn giáo” [22; tr. 39]
Gần với quan điểm của Lamartine, Phùng Văn Tửu trong quyển Victor Hugo,
nhà xuất bản Giáo Dục nhận xét như sau: “Nhà thờ Đức Bà Pari hoàn toàn không có
màu sắc ngợi ca tôn giáo” [22; tr. 39].
Nhìn chung, đa số các ý kiến đều không phủ nhận màu sắc tôn giáo hiện diện
trong tác phẩm. Xong, họ cũng nhấn mạnh đó không phải là mục đích duy nhất và chủ
yếu của tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris.
Vì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện nên khi nghiên
cứu đề tài này người viết có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi vì có
thể bộc lộ tự nhiên những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Đồng thời cũng gặp không
ít khó khăn trong việc định hướng, so sánh, đối chiếu,… trong quá trình thực hiện
đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài “Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris” chúng tôi
muốn làm sáng tỏ những khía cạnh sau:
- Trước hết, chúng tôi muốn có cái nhìn khái quát về văn học lãng mạn Pháp thế
kỉ XIX, về nội dung cũng như về nghệ thuật thể hiện.
- Kế theo, người viết muốn hiểu rõ tư tưởng chủ yếu của con người qua các thời
đại thông qua việc tìm hiểu tôn giáo trong mối quan hệ với văn học phương Tây.
- Quan trọng hơn, qua đề tài chúng tôi cần thấy rõ những biểu hiện và tác động
của tôn giáo đối với đời sống con người trong sáng tác của Hugo nói chung, tất nhiên
cần hiểu một cách sâu sắc tác động đó trong tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris.
Ngoài ra, đề tài còn tạo tiền đề thuận lợi cho tôi trong việc tiếp cận, nghiên cứu
khoa học sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu toàn bộ tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris, người viết kết
hợp liên hệ những tác phẩm khác của Victor Huygo và một số tác phẩm của các tác giả
khác có đề cập đến vấn đề tôn giáo, nhằm làm nổi bật mục đích nghiên cứu của đề tài.
9
Để thấy được vấn đề tôn giáo thể hiện trong tác phẩm, chúng tôi tìm hiểu tác
động của nó đối với các nhân vật và đối với việc hình thành các sự kiện xoay quanh
tác phẩm.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn, trước tiên người viết liệt kê tất cả những đầu sách tham
khảo. Kế đến người viết tiến hành đọc, chọn lọc và sưu tầm tất cả những tài liệu liên
quan, lập đề cương cho đề tài.
Trong quá trình triển khai, giải quyết vấn đề, tùy vào hoàn cảnh cụ thể đôi khi
chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích nhân vật hay phương pháp phân tích tác
phẩm,v.v… Bên cạnh đó, người viết cũng kết hợp vận dụng các thao tác: chứng minh,
bình luận,… để đi sâu vào những khía cạnh của vấn đề.
10
PHẦN NỘI DUNG
11
Chương 1:
VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC LÃNG MẠN PHÁP
THẾ KỈ XIX
1.1 Tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa tinh thần:
1.1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội:
Xã hội Pháp trước cách mạng 1789 rất phức tạp. Sự phân hóa đẳng cấp: tu sĩ, quí
tộc, bình dân song song với sự bất bình đẳng sâu sắc và bất hợp lí về cơ cấu kinh tế, xã
hội, văn hóa tinh thần, tư pháp, chính trị, giáo dục, v.v… Bên cạnh đó, triều đình Louis
XVI xa xỉ, dẫn đến khủng hoảng tài chính rồi khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.
Cách mạng 1789 với khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái là mơ ước của nhân
dân Pháp, nhưng hoàn toàn tan vỡ với một thời kì dài đầy biến động liên tiếp sau cách
mạng như: Quốc ước hội nghị 1792 – 1795 thành lập đệ nhất cộng hòa, Chấp chánh
nghị hội 1795 – 1799, chế độ Tổng tài 1799 – 1804, sự kiện 1793 ( phái Jacobin cực
đoan nắm quyền, chính sách tàn sát đẫm máu); Napoleon và sự tan vỡ huyền thoại
Napoleon: năm 1804 Napoleon làm cuộc chính biến thành lập Đế chế thứ nhất và lên
ngôi Hoàng đế. Đế chế I kéo dài từ 1804 – 1814 với những sự kiện lịch sử đáng chú ý
như sau: Sự ra đời của bộ luật dân sự (Code civil) năm 1804, chiến thắng Austerlizt
1805 - niềm tự hào của đế chế I; Sự tan vỡ của huyền thoại Napoleon về khát vọng anh
hùng, vinh quang, chiến thắng (được phản ánh trong nhiều tác phẩm hiện thực và lãng
mạn đương thời). Sự tan vỡ đó do các nguyên nhân: chính sánh xâm chiếm, thực dân
trên toàn thế giới (Âu, Á, Phi, Mỹ); Gánh nặng chiến tranh về người và của, thất bại
Waterloo; Sự tái lập chế độ phong kiến với triều đình Bourbons từ 1815 đến 1830, rồi
chế độ quân chủ tư sản của Louis Philippe từ 1830 đến 1848.
Chính hoàn cảnh lịch sử đó kết hợp với những nguyên lý chung của tinh thần
lãng mạn là thoát ly thực tại, tìm về quá khứ hoặc hướng đến tương lai, điều này đã
góp phần thúc đẩy sự ra đời của văn học lãng mạn.
Cách mạng 1789 không theo con đường Tự do – Bình đẳng – Bác ái như khẩu
hiệu đã đề ra. Nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân, tuổi trẻ,…) đều thất vọng.
Hiện tượng này dẫn đến sự phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều thái độ
khác nhau. Sự phủ nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới được thiết lập
12
sau cách mạng Pháp do nhiều nguyên nhân khác nhau, mối thất vọng sâu xa về cơ chế
xã hội đã không đáp ứng được khát vọng tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân,
dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế xã hội và trong sáng tác văn học là tiền
đề lịch sử dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn Pháp. Mac nhận xét rằng: “Chủ
nghĩa lãng mạn là phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp và tư tưởng khai sáng
gắn liền với cuộc cách mạng đó” [16; tr. 1]
1.1.2. Tiền đề văn hóa tinh thần:
 Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng của tư tưởng ánh sáng:
Thế kỉ ánh sáng (XVIII) là một thế kỉ mà văn chương Pháp đã dành trọn thời
gian để hướng về mục tiêu khai sáng, đổi mới nền văn hóa tinh thần của nước Pháp.
Mặt khác, nó là thế kỉ của văn chương triết học, văn chương chính luận và bút chiến,
văn chương luận đề hướng về mục tiêu chống phong kiến, chống lại cơ chế văn hóa
tinh thần trung đại, cổ vũ cho một nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới,
với những nguyên lí chung của tư tưởng ánh sáng như:
- Đặt nền tảng chính là nguyên lí tự do tri thức và duy lí (không phải là duy lí của
chủ nghĩa cổ điển)
- Chống định kiến, cuồng tín, đề cao suy tư khách quan. Chống tinh thần tiên
nghiệm, không dùng một nguyên lí duy nhất để giải thích mọi sự kiện.
- Yêu mến lí trí, thích thực nghiệm, cổ vũ việc quảng bá kiến thức và nhập thế
hành động.
- Đặc biệt là tách rời niềm tin tôn giáo khỏi tri thức con người.
Ảnh hưởng của tư tưởng ánh sáng với sự ra đời của văn học lãng mạn
không trực tiếp và toàn bộ, mà chỉ là một số quan điểm thích hợp thông qua thời
kì tiền lãng mạn hay chủ nghĩa tình cảm. Mục tiêu chống đối chính thức và trực
tiếp của chủ nghĩa tình cảm cũng như chủ nghĩa lãng mạn chính là tinh thần duy
lí cứng nhắc cũng như các nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển. [16; tr. 2]
Những tác giả và tác phẩm nổi tiếng gắn bó chặt chẽ với sự ra đời của chủ nghĩa
lãng mạn:
Bernadin de Saint Pierre (1737 – 1814) với tiểu thuyết Paul và Virginie thể
hiện khát vọng về chốn ẩn cư giữa thiên nhiên và tình yêu, lên án sự tha hóa của xã hội
văn minh đối với đời sống con người. Với Brenadin de Saint Piere, thiên nhiên là một
sản phẩm trật tự và hoàn mĩ của tạo hóa.
13
Tóm tắt tác phẩm: bối cảnh câu chuyện được đặt trong khung cảnh thiên nhiên
thơ mộng của một hòn đảo giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tại đây có hai
gia đình người Pháp, chủ gia đình là hai người phụ nữ, cùng do ngịch cảnh mà đế đây
sinh sống. một người có con trai tên là Paul, một người có con gái tên là Virginie. Đôi
trẻ lớn lên , hiền hòa, chân thật và trong sáng giữa khung cảnh nên thơ và hiền dịu, yêu
nhau từ bao giờ không biết. hai bà mẹ cũng tính sẽ cho chúng nên vợ nên chồng. Biến
cố xảy ra từ khi Virginie được thừa hưởng gia tài của một bà cô không con, phải về
Pháp học tập trở thành người thượng lưu quý phái. Họ đau khổ xa nhau, Virginie rất
buồn khi phải sống giữa xã hội phồn hoa giả dối và luôn nhớ những ngày hạnh phúc
trên đảo. Paul cũng mong chờ bạn gái trở về. Trong lần trở về đảo, thuyền Virginie dã
bị bão đánh chìm. Sau đó, Paul cũng chết vì quá đau buồn.
J.J Rousseau (1712-1778) với tiểu thuyết bằng thư La Nouvelle Hesloise chống
tinh thần duy lí cứng nhắc, cổ vũ cho tự do, say sưa mô tả niềm đam mê của thơ ca,
vượt ra khỏi rào chắn của tôn ti đẳng cấp.
Tóm tắt tác phẩm: là câu chuyện tình yêu của chàng thanh niên Saint Preux, tuy
có học vấn, tri thức nhưng nghèo, thuộc đẳng cấp thứ ba, và Julie, một thiếu nữ quý
tộc xinh đẹp, đa cảm, là học trò của anh. Họ yêu nhau trong sự đồng điệu giữa thiên
nhiên, thơ ca, âm nhạc. Tình yêu của họ được sự đồng tình của nhiều người có quan
niệm phóng khoáng như người bạn Anh Edouart, cô em họ Claire… Họ từng có những
giây phút êm đềm với bao kỉ niệm tình yêu, tình bè bạn trong bầu không khí thiên
nhiên, trong thi vị của thơ ca, âm nhạc… Tuy nhiên, cha của Julie đã hứa gã nàng cho
một nhà quý tộc lớn tuổi để đền ơn cứu mạng. Tuy đã yêu nhau say đắm và mật thiết,
nhưng Julie cũng phải vì chữ hiếu mà làm vui lòng cha mình. Nàng cũng sống trọn đạo
làm vợ và có hai con. Phần Saint Preux, để khuây khỏa mối tình xưa, đã đi xa một thời
gian. Mấy năm sau, và Julie lại có cơ hội gặp nhau. Người chồng của Julie đã mời về
dạy học cho các con mình. Tình xưa sống lại, cả hai đều rất đau khổ. Một hôm, do
nhảy xuống hồ nước để cứu con, Julie bị bệnh nặng và qua đời.
Julie là một tiểu thuyết dưới dạng thư từ, gồm 163 bức thư mà các nhân vật trao
đổi cho nhau. Từ thế kỉ XIX đã xuất hiện và thịnh hành tiểu thuyết có nhân vật xưng
“tôi” (tô đậm tính chân thực) và tiểu thuyết bằng thư từ (đáp ứng nhu cầu tự bộc bạch)
14
 Ảnh hưởng của chủ nghĩa tình cảm đối với sự ra đời của văn học lãng
mạn:
Chủ nghĩa tình cảm đã gợi ra những cảm hứng lớn lao (tình yêu, cái tôi cá nhân,
vai trò quan trọng của thế giới tinh thần, tình cảm trong đời sống con người và trong
sáng tác văn chương) đồng thời cũng mở ra những nguyên lý quan trọng về nghệ thuật
mà sau này chủ nghĩa lãng mạn sẽ đào sâu thêm về phương diện ngôn ngữ văn
chương, hình tượng, thế giới nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về vũ trụ, cuộc sống và
con người…
 Mối giao lưu văn học giữa Pháp và các nước Châu Âu:
Nếu chủ nghĩa cổ điển thế kỉ XVII hoàn toàn là một đặc sản Pháp
(spescifiquement) thì văn học lãng mạn là một trào lưu mang tính chất toàn Châu Âu
(mouvement eruopesenne). Văn học lãng mạn Pháp có những cội nguồn dân tộc riêng
của nó, nhưng đồng thời nó cũng chịu một số ảnh hưởng nhất định của lãng mạng Anh
và lãng mạn Đức. Người ta hay nhắc đến thị hiếu về sự âm u (le gout du sombre) của
tiểu thuyết Anh, chất bi ca (eslesgie) của thơ ca lãng mạn Anh, chẳng hạn như tác
phẩm Bi ca trên một nghĩa địa ở vùng quê (Eulegies urun cimetiere de campagne) của
Gray, Trầm tư (Meditasion) của Hervey và Đêm của Young. Tác phẩm của nhà thơ
lãng mạn Byron rất phổ biến ở Pháp. Tiểu thuyết của Walter scott cũng khá quen
thuộc. Đặc biệt, Tình sầu của chàng Werther của Goethencos tác động đến sự hình
thành thế hệ nhân vật lãng mạn Pháp trong những năm tháng đầu tiên.
 Ảnh hưởng của tiền đề văn hóa tinh thần trong sự hình thành văn học
lãng mạn Pháp:
Chủ nghĩa lãng mạn là sự trở về với thiên nhiên và tình cảm (bắt đầu từ thời kì
chủ nghĩa tình cảm). Thế giới nội tâm, tình cảm của con người với nhiều trạng thái
khác nhau chính là đối tượng mới của sáng tạo văn học. Chủ nghĩa lãng mạn là cuộc
chiến thắng của chủ nghĩa tự nhiên và sự bộc bạch cái “Tôi”. Cá nhân đòi hỏi được
giải phóng. Trong sáng tác, vai trò của cá nhân rất quan trọng, thế giới quan của nhà
văn đóng vai trò trung tâm và quyết định. Nguyên tắc tự do được đề cao trong bài tựa
Cromwell của Victor Hugo (Ba nguyên tắc? Không. Chỉ có một. Đó là tự do. Tự do
trong nghệ thuật và tự do trong cấu trúc)
15
Chủ nghĩa lãng mạn cũng là thị hiếu về ước mơ, về sự huyền diệu và phóng
khoáng, của trí tưởng tượng vượt ra khỏi lề thói. Vì thế lý tưởng lãng mạn đôi khi làm
biến dạng thực tế để phục vụ cho nhu cầu thẩm mĩ và tình cảm.
Những chủ đề quan trọng và quen thuộc của văn học lãng mạn bắt nguồn từ
cảm thức về thời đại, lịch sử và thân phận con người. Trong đó, con người thất
vọng, bàng hoàng trước những cơn lốc của lịch sử, sự trôi chảy của dòng đời theo
những biến đổi của thời gian, dẫn đến những suy tưởng về dòng đời, về định mệnh, về
tôn giáo, về vĩnh cửu… Nhân vật lãng mạn là người thực hiện những suy tưởng lãng
mạn, các phản kháng lãng mạn, các thái độ lãng mạn của thời kì này thường giống
nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn và u sầu, xa cách và nổi
loạn, không thỏa hiệp được với thực tế cuộc đời. Nhân vật lãng mạn không chấp nhận
sự tầm thường, phẳng lặng, không bao giờ thích trạng thái trung bình, hay hướng về
cái phi thường (hiểu theo nhiều cách) và thường có kết thúc mang tính bi kịch, dù họ la
nhân vật lãng mạn tiêu cực hay nhân vật tích cực (lãng mạn hướng nội và lãng mạn
hướng ngoại).
Nhưng cũng có một số nhà văn lãng mạn không gắn bó mãi với tâm tình riêng
tư, nhiều người trong tay sứ mệnh xã hội và hình thành trong thơ ca của họ luồng cảm
hứng mới về thế kỉ của mình. Đó là những nhà văn lãng mạn tích cực. Văn học lãng
mạn tích cực là một mảng lớn của văn học lãng mạn Pháp. Nó một mặt vẫn tuân
thủ những nguyên lý nội dung và nghệ thuật lãng mạn như cảm hứng về nỗi buồn, sự
cô đơn, khát vọng về cái phi thường, siêu việt…nhưng nó đã đưa cái tôi cá nhân ra
khỏi những khát vọng và nỗi đau vị kỉ, hướng về cộng đồng, hướng về khát vọng hạnh
phúc con người. Về mặt nghệ thuật, nó giữ lại các thủ pháp cường điệu, tương phản,
giữ lại phong cách cực đoan, hùng biện và cách xây dựng hình tượng nhân vật lãng
mạn.
1.2 Đặc điểm của văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX:
Với sự đa dạng về khuynh hướng tư tưởng cũng như bút pháp, văn học lãng mạn
thống nhất ở một số nét cơ bản. Một điều bí ẩn nổi bật là ý chí mạnh mẽ phủ định mọi
ràng buộc của mọi qui phạm, quan niệm đã hết sức sống của chủ nghĩa cổ điển ở thế kỉ
XVII là tiến bộ, là sáng tạo nhưng trong điều kiện của thế kỉ XIX, chủ nghĩa cổ điển
hậu sinh đã trở thành giáo điều cứng nhắc, cản trở văn học phát triển, làm văn học cằn
cỗi, khô héo. Chủ nghĩa lãng mạn san bằng mọi ngăn cách giả tạo giữa các thể loại,
16
giải phóng cảm hứng của trí tưởng tượng nghệ thuật, làm phong phú ngôn ngữ văn
học. và cơ sở chung quy định hệ thống chủ đề cũng như hình tượng của trào lưu lãng
mạn là sự “chán ghét thực tại và mong muốn mãnh liệt thoát ra khỏi thực tại đó” (Pha
– ghê) [14; tr. 33]
Tuy vậy trong khi đề xuất những ước mơ để đối lập với cuộc đời không phải các
nhà lãng mạn đều có những giới hạn giống nhau. Chúng ta có thể phân biệt họ thành
hai khuynh hướng: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực. Sự đối lập giữa hai khuynh
hướng là có tính nguyên tắc.
1.2.1. Về nội dung:
 Văn học lãng mạn tích cực: Văn học lãng mạn tích cực đề cao tình cảm, con
người cá nhân, cái đẹp, cái cao cả, cái phi thường, …
Nguyên tắc tổng quát của chủ nghĩa lãng mạn là “lấy tâm hồn và trái tim làm cơ
sở để nói lên những nguyện vọng không rõ rệt muốn tiến tới một cái gì tốt đẹp hơn,
cao cả hơn, tìm cách thỏa mãn bằng lí tưởng chỉ có trong tưởng tượng” (Bêlinxki).
Thực vậy chủ nghĩa lãng mạn kế thừa truyền thống của chủ nghĩa tình cảm, của những
nhà văn tiền lãng mạn, phát huy những tình cảm mới, mở rộng lĩnh vực tâm lí và tinh
thần. Theo họ tình cảm là một yếu tố của cuộc sống tinh thần vì nó có năng lực làm
hoàn thiện cuộc sống tinh thần con người.
Văn học lãng mạn tích cực đề cao tình cảm, tôn sùng “cái tôi” trữ tình, “sự mê
đắm của trái tim”, Musset thốt lên “Hãy vỗ vào tim ta thơ sẽ tuôn trào”. Nó chống lại
tính chất phi ngã trong văn học cổ điển. Nó đề xuất cái tôi nhưng đó là cái tôi bao hàm
trong cái ta. Hugo nói: “Khờ khạo thay những ai bảo rằng tôi không phải các anh”.
Bên cạnh đó, đồng thời cũng là sự phủ định của thực tại tư sản, nhưng nó theo một
chiều hướng ngược lại với khuynh hướng lãng mạn tiêu cực, hướng về tương lai, tràn
đấy nhiệt tình và khát vọng chân lí, nó “tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống,
thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén, áp bức” (Gorki), nó
dẫn con người vào những tình cảm đẹp những say mê lớn. Geoges Sand, Musset,
Hugo là những đại biểu tiêu biểu cho khuynh hướng này.
Bên cạnh đó khuynh hướng này rất chú trọng đề cao vai trò của cá nhân “chủ
nghĩa lãng mạn coi một phát hiện có ý nghĩa tích cực vô cùng to lớn, đó là sự phát
hiện ra con người nội tâm, con người chủ quan với chiều sâu, tính phức tạp, sự phong
phú vô tận của nó” (Bakhtin). Mặc dù, tất cả các tác giả đều mang “căn bệnh thời
17
đại”, sự buồn chán cố hữu của những người lãng mạn nhưng đa số trong bọn họ đều
xuất thân từ tầng lớp tư sản hoặc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ý thức hệ tư sản. Vì
thế, sự buồn chán lãng mạn trong bản thân họ còn lâu mới mang dấu hiệu của sự bất
lực. Mặt khác, họ luôn dành ưu thắng cho lí tưởng. Và một lĩnh vực kì diệu đối lập với
cuộc đời dung tục bên ngoài, là vương quốc tinh thần, thế giới nội tâm của cá nhân.
Hơn nữa, do gắn với mong ước của nhân dân về một xã hội tốt đẹp hơn, hầu hết các
nhà lãng mạn tích cực đều đã thể hiện trong tác phẩm của mình giấc mơ về hành động
thực tế của cá nhân, về chỗ cá nhân có thể thâm nhập vào thực tế và thay đổi được nó.
Nhắc đến văn học lãng mạn không thể không kể đến vai trò của “cái đẹp”. “Cái
đẹp” được thể hiện trong văn học lãng mạn rất phong phú, đa dạng và toàn diện. Nhà
mĩ học dân chủ cách mạng Nga nổi tiếng Sescnưsepxki đã phát biểu một tư tưởng rất
sâu sắc: “Một tồn tại được gọi là đẹp là tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc sống
đúng như quan niệm của mình…” [23; tr. 46]. Cái đẹp gắn liền với ý niệm về những
điều mong ước, về cái có tính chất lí tưởng. Những hình ảnh, dấu hiệu, biểu hiện của
cái mà con người thiết tha mong muốn, khao khát đạt tới cái thường gợi ra cảm xúc về
cái đẹp. Cái đẹp gắn rất chặt với khái niệm về sự hoàn thiện. Những gì đạt tới sự phát
triển cao nhất, trình độ cao nhất so với sự vật hiện tượng cùng loại với chúng thường
gợi ra cái đẹp.
Trong nhiều người, người đẹp là người mà sự sống đạt tới mức cao: khỏe mạnh,
cân đối, hoàn thiện cả về đời sống hình thể lẫn đời sống tinh thần. Điều này giải thích
vì sao trong văn học lãng mạn thường xuất hiện hình tượng những nhân vật anh hùng,
mang lí tưởng cao. Tính chất lí tưởng là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng
của cái đẹp. Nó làm cho con người không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp, vào
tương lai. Còn mơ ước, còn hi vọng, còn tin ở tương lai con người sẽ vượt qua khó
khăn, cải tạo hoàn cảnh, biến đổi thế giới…
Để thể hiện cái đẹp, văn học lãng mạn tìm đến với thiên nhiên. Bởi lẽ thiên nhiên
là nơi bắt đầu của mọi cái đẹp. Vẻ đẹp của thiên ngày một phong phú nhờ hoạt động
thực tiễn của con người. Nhiều hiện tượng tự nhiên trở thành đối tượng trực tiếp của
cảm thụ thẩm mĩ, của nghệ thuật (nhờ quan hệ của chúng với thực tiễn). Họ ca ngợi
thiên nhiên và đời sống thuần khiết gần thiên nhiên nối tiếp chủ đề ưa thích của Jean –
Jacques Rousseau, Bernadin de Saint Pierre. Vẻ đẹp muôn mặt của thiên nhiên được
miêu tả đa dạng, tinh tế, hòa hợp trọn vẹn với tinh thần con người (thơ Lamartine,
18
Musset, Hugo). Vẻ đẹp ấy còn được “tinh thần hóa”, cộng sinh với vận mệnh cá nhân,
gợi những suy tư rộng lớn.
Nghệ sĩ nào cũng khao khát ghi lại càng nhiều càng tốt, diễn đạt càng nhiều càng
hay những cảnh đẹp, người đẹp, nét đẹp trong cuộc sống và thường thì người sáng tác
bao giờ cũng tìm cách khuếch đại, phóng to lên để cái đẹp rực rỡ, lộng lẫy hơn. Do đó,
cái đẹp dễ trở thành cái cao cả, phi thường. Khi đó nó có thể gây ra ở con người cảm
giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng, kính phục, đôi khi pha lẫn chút bối rối, sợ hãi. Cái
cao cả trong văn học lãng mạn là cái cao cả của khát vọng. Nó làm cho đời sống tinh
thần con người không bị tầm thường hóa và nhỏ bé đi, làm cho thế giới hiện ra lúc nào
cũng to lớn, hùng vĩ, khó khăn nhưng cũng đầy cảm hứng về những thử thách, chiến
công, sự phiêu lưu và những hành động phi thường. Nó phản ánh những chiến công,
những tính cách anh hùng, dấy lên ở con người tình cảm cao cả, lớn lao. Nhân vật
trong tác phẩm văn học thường là những con người phi thường, nổi bật so với hoàn
cảnh xung quanh. Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ hay Frollo trong tác
phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Huygo.
Tóm lại, các nhà lãng mạn tìm mọi cách để thoát ra khỏi thực tại. Vì lẽ đó, họ
tìm đến với tôn giáo, xem tôn giáo như một “cứu cánh”, một “liệu pháp tinh thần”. Bởi
vì, tôn giáo là thế giới có những nét khác biệt với thực tại xã hội đen tối mà họ đang
sống và bởi vì tôn giáo luôn hướng con người đến với cái cao cả, phi thường, trác
việt… Vì thế, tìm đến với tôn giáo thì họ sẽ đến gần hơn với mộng tưởng – nhanh
chóng thực hiện được nguyện vọng “thoát li thực tại” của mình.
 Văn học lãng mạn tiêu cực:
Đó là tiếng kêu thất vọng, lời than vãn, sự luyến tiếc của tầng lớp quý tộc phong
kiến suy tàn về một “thời đại vàng son” đã qua, về “một thiên đường đã mất”. Đó là
con người đơn độc và u buồn hoặc mơ màng ẩn dật, chạy trốn cuộc đời, hoặc không
biết dùng sức mạnh vào việc gì trong cái xã hội mà mình đã đoạn tuyệt nên loay hoay
kiếm tìm một cách vô vọng, thành một “con người thừa” hoặc nổi loạn chống lại xã
hội. Đặc điểm của khuynh hướng này là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ
đối nghịch với lí trí, sự thoát li thực tại, chạy trốn cuộc đời, quay về quá khứ, đi vào
tôn giáo, đi sâu vào thế giới nội tâm với những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình
và về “cái chết” (Gorki).
19
Các nhà lãng mạn tiêu cực ở Anh lí giải thế giới theo quan điểm duy tâm, họ
xem vũ trụ là biểu hiện của tinh thần tuyệt đối, nhiệm vụ của nhà văn là nắm bắt lấy
cái tuyệt đối trong cái bình thường hằng ngày bằng linh tính trực giác. “Người bình
thường”, “cái bình thường” chính là những đề tài giúp họ khước từ những mâu thuẫn
tàn nhẫn của thực tế tư sản và thi vị hóa cuộc sống nông thôn gia trưởng. [14; tr. 22]
Ở Đức, trong các sáng tác của các nhà chủ nghĩa lãng mạn, ta thấy tràn ngập tư
tưởng bi quan, thất vọng, “nỗi đau đời” và cả ca ngợi cái chết nữa. Họ thoát ly hoàn
cảnh xã hội để tìm về những ngóc ngách sâu kín của tâm hồn mình. Họ không thể hiểu
được vì sao con người tuy sống trong nhân loại vẫn cảm thấy bơ vơ, đơn chiếc. Cho
nên, bên cạnh con người “vô tích sự”, nhàn tản, rong chơi, trong văn học lãng mạn, ta
còn thường bắt gặp những nhân vật sầu muộn, cam chịu đau khổ do kiếp sống cô đơn
đem lại. Trong Tụng ca gửi bóng đêm, Nô-va–lix đã bộc lộ quan điểm của mình: người
ta không thể tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời trần tục mà chỉ tìm thấy nó nơi cõi chết,
trong bóng đêm vĩnh cửu. Đối với ông chết mới là bắt đầu cuộc sống thực, cây thánh
giá của Đạo Cơ đốc là vật bảo đảm cho cuộc sống của thế giới bên kia và gọi nó là lá
cờ chiến thắng của thế hệ mình. Bắt đầu từ ca ngợi bóng đêm, ông đi đến ca ngợi cái
chết và cuối cùng là tán dương Đạo Cơ đốc. [14; tr. 26]
Chủ nghĩa lãng mạn quý tộc phát sinh ở Pháp vào thời kì ngay sau cuộc cách
mạng năm 1879, các nhà văn và các nhà lí luận chủ nghĩa lãng mạn quý tộc Pháp, về
mặt chính trị, gắn bó chặt chẽ với bọn Bảo Hoàng cực đoan. Số người này bác bỏ
không chỉ tư tưởng của các nhà Ánh sáng mà là cả mọi thành quả tích cực của khoa
học. Họ truyền bá chủ nghĩa thần bí về tôn giáo và thái độ quy phục hoàn toàn đối với
Nhà thờ Thiên Chúa giáo. Tác phẩm của người phát ngôn điên cuồng nhất cho bọn
Bảo hoàng cực đoan Giô–dep–đơ Me–t’rơ biểu lộ một niềm căm ghét ghê gớm đối với
dân chúng, cách mạng, tiến bộ và tự do. Đơ Me–t’rơ còn ca ngợi những khái niệm khát
máu nhất của nhà thờ Cơ đốc giáo (Tôn giáo pháp quyền, bạo lực phản động, đao phủ,
…). [14; tr. 30]
Trong những năm đầu của thế kỉ XIX, Sa–tô–Bri-ăng (1768 – 1848) là người đại
diện nổi tiếng của khuynh hướng lãng mạn tiêu cực. Trong một số tác phẩm của mình,
ông đã đáp ứng nhu cầu phục hồi tôn giáo: Atala (1801), Rơnê (1802), Tinh hoa của
Đạo Cơ đốc (1802). Ông luôn bị giằng xé vì mâu thuẫn giữa ý niệm cao siêu về vị trí
của mình và vị trí thực mà ông có trong xã hội hiện đại; cũng như giữa lòng kiêu ngạo
20