Ứng dụng stress test trong đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro của các ngân hàng thương mại niêm yết

  • 115 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
--------
VÕ THÙY LIÊN TỈNH
ỨNG DỤNG STRESS TEST TRONG
VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU
ĐỰNG RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-LUẬT
--------
VÕ THÙY LIÊN TỈNH
ỨNG DỤNG STRESS TEST TRONG
VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU
ĐỰNG RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hùng Sơn
TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào.
Tác giả luận văn
Võ Thùy Liên Tỉnh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy – TS. Trần Hùng Sơn đã tận tình
hướng dẫn, góp ý và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế Luật Tp. HCM, đã
truyền dạy cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học cao học tại mái
trường này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến cha, mẹ, chồng, những người thân trong gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi để tôi có thể tập trung hoàn
thành luận văn này.
Dù rất cố gắng, song luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp, chia sẻ của quý Thầy, Cô để luận văn hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2015
Học viên thực hiện
Võ Thùy Liên Tỉnh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết
Nghĩa đầy đủ Từ gốc Tiếng Anh
tắt
CAR Hệ số an toàn vốn tối thiếu Capital Adequacy Ratio
The Comprehensive Capital
CCAR Chương trình đánh giá kiểm soát vốn
Analysis and Review
Chương trình kiểm tra sức chịu đựng Dodd-Frank Act
DFAST
DFAST Supervisory Stress Testing
EBA Cơ quan quản lý ngân hàng Châu Âu European Banking Authority
ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu European Central Bank
Chương trình Đánh giá Khu vực Tài Financial Sector Assessment
FSAP
Chính Program
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NPL Nợ xấu Non-performing loans
RWA Tài sản có điều chỉnh rủi ro Risk – weighted Assets
Chương trình đánh giá an toàn vốn Supervisory Capital
SCAP
của Mỹ Assessment Program
Kiểm tra độ ổn định, Kiểm tra sức
ST Stress Test, Stress Testing
chịu đựng
UBGSTCQG Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
VaR Mô hình giá trị chịu rủi ro Value at Risk
VAR Mô hình tự hồi quy Vector Autoregression
Vector Error Correction
VECM Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
Model
WB Ngân hàng Thế giới Worldbank
WEO Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới World Economic Outlook
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh ưu và nhược điểm của hai phương pháp tiếp cận từ dưới lên và từ
trên xuống ................................................................................................. 10
Bảng 1.2: So sánh phương pháp dựa vào số liệu kế toán và phương pháp dựa vào số
liệu thị trường ........................................................................................... 13
Bảng 2.1: Quy mô tài sản của các NHTM niêm yết ................................................. 36
Bảng 2.2: Tốc độ tăng của tài sản và tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu so với năm
trước .......................................................................................................... 37
Bảng 2.3: Tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản .............................................................. 39
Bảng 2.4: Tỷ lệ tài sản thanh khoản so với tiền gửi và so với tổng tài sản của các
NHTM niêm yết ....................................................................................... 41
Bảng 2.5: Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi của các NHTM niêm yết ........................... 41
Bảng 2.6: Kiểm định các tiêu chuẩn lựa chọn đỗ trễ ................................................ 50
Bảng 2.7: Kết quả mô hình VECM ........................................................................... 50
Bảng 2.8: Kết quả dự báo từ mô hình VECM........................................................... 52
Bảng 2.9: Dự báo của các tổ chức............................................................................. 53
Bảng 2.10: Tóm tắt kịch bản bất lợi .......................................................................... 53
Bảng 2.11: Ma trận tương quan giữa các biến kinh tế vĩ mô và nợ xấu ................... 57
Bảng 2.12: Kiểm định Hausman ............................................................................... 59
Bảng 2.14: Tổn thất rủi ro lãi suất của các ngân hàng theo từng kịch bản ............... 65
Bảng 2.15: Tổn thất rủi ro tỷ giá của các ngân hàng theo từng kịch bản ................. 67
Bảng 2.16: Lộ trình thực hiện Basel III và các chỉ tiêu yêu cầu vốn ........................ 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: So sánh VaR và Stress Test ........................................................................ 7
Hình 1.2: Chi tiết cách tính thu nhập ròng vốn bắt buộc .......................................... 33
Hình 2.1: Hệ số CAR của các NHTM niêm yết giai đoạn 2011 – 2014 ................... 38
Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ của các NHTM niêm
yết ............................................................................................................. 40
Hình 2.3: Tốc độ tăng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam........ 46
Hình 2.4: Chỉ số lạm phát và tỷ lệ nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam ................... 47
Hình 2.5: Lãi suất cho vay trung bình và tỷ lệ nợ xấu ngành Ngân hàng Việt Nam 48
Hình 2.6: Biến động của các chỉ số vĩ mô ................................................................ 54
Hình 2.7: Dự báo quy mô tín dụng của tám ngân hàng niêm yết ............................. 56
Hình 2.8: Kết quả tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết qua hai kịch bản ......... 61
Hình 2.9: Biến động lợi nhuận trước dự phòng và lợi nhuận sau dự phòng rủi ro tín
dụng .......................................................................................................... 64
Hình 2.10: Hệ số CAR của các ngân hàng qua kịch bản cơ sở................................. 71
Hình 2.11: Hệ số CAR của các ngân hàng qua kịch bản nghiêm trọng .................... 72
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Phương pháp, phương pháp luận nghiên cứu ...................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG
RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................ 5
1.1. Hệ thống ngân hàng và rủi ro kinh doanh ngân hàng .................................... 5
1.2. Tổng quan về phương pháp Stress Test......................................................... 6
1.2.1. Khái niệm Stress Test .............................................................................6
1.2.2. Vai trò của Stress Test ............................................................................7
1.2.2.1. Hỗ trợ công cụ thống kê VaR ........................................................... 7
1.2.2.2. Công cụ quản trị rủi ro nội bộ ......................................................... 8
1.2.2.3. Công cụ giám sát toàn hệ thống ...................................................... 8
1.2.2.4. Đánh giá tính bền vững của ngân hàng để có phương án điều
chỉnh .......................................................................................................... 8
1.2.3. Phân loại Stress Test ...............................................................................9
1.2.3.1. Phân loại theo cách tiếp cận ............................................................ 9
1.2.3.2. Phân loại theo kỹ thuật kiểm định.................................................. 11
1.2.3.3. Phân loại theo số liệu được sử dụng.............................................. 12
1.3. Stress Test trong hệ thống ngân hàng các nước và bài học cho Việt Nam . 14
1.3.1. Stress Test hệ thống ngân hàng Nga .....................................................14
1.3.2. Stress Testing hệ thống ngân hàng Na Uy ............................................15
1.3.3. Stress Testing hệ thống ngân hàng Canada ..........................................15
1.3.4. Stress Test hệ thống ngân hàng của Áo ................................................16
1.3.5. Stress Test hệ thống ngân hàng Châu Âu .............................................17
1.3.6. Stress Test hệ thống ngân hàng Mỹ ......................................................18
1.3.7. Các công trình nghiên cứu Stress Test ở Việt Nam..............................19
1.3.8. Bài học kinh nghiệm khi áp dụng Stress Test cho hệ thống ngân hàng
Việt Nam ............................................................................................................21
1.4. Cách thực hiện Stress Test........................................................................... 22
1.4.1. Bước thứ nhất, lựa chọn các biến vĩ mô và ước lượng mối quan hệ giữa
các biến số vĩ mô ................................................................................................23
1.4.2. Bước thứ hai, xây dựng kịch bản ..........................................................24
1.4.3. Bước thứ ba, đo lường khoản lỗ từ rủi ro có thể gặp phải ....................26
1.4.3.1. Rủi ro tín dụng ............................................................................... 26
1.4.3.2. Rủi ro lãi suất ................................................................................. 28
1.4.3.3. Rủi ro tỷ giá.................................................................................... 32
1.4.4. Bước thứ tư, tính toán lại hệ số CAR sau cú sốc ..................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO CỦA CÁC
NHTM NIÊM YẾT THÔNG QUA ỨNG DỤNG STRESS TEST .......................... 35
2.1. Tổng quan về quy mô và rủi ro các NHTM niêm yết ................................. 35
2.1.1. Quy mô các NHTM niêm yết ...............................................................35
2.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro các NHTM niêm yết ...........................37
2.1.2.1. Tính đủ vốn của các NHTM niêm yết............................................. 37
2.1.2.2. Chất lượng tài sản của các ngân hàng niêm yết ............................ 38
2.1.2.3. Khả năng thanh khoản của các ngân hàng niêm yết ..................... 40
2.2. Các quy định hiện hành liên quan đến việc đánh giá “sức khỏe” của
NHTM .................................................................................................................... 42
2.3. Xác định các yếu tố vĩ mô và mối quan hệ giữa các biến ở Việt Nam ....... 45
2.3.1. GDP thực ..............................................................................................45
2.3.2. Lạm phát ...............................................................................................46
2.3.3. Lãi suất cho vay ....................................................................................47
2.3.4. Tỷ giá hối đoái ......................................................................................48
2.4. Xây dựng kịch bản ....................................................................................... 49
2.4.1. Kịch bản cơ sở ......................................................................................52
2.4.2. Kịch bản nghiêm trọng .........................................................................53
2.5. Đo lường giá trị tổn thất và khả năng hấp thụ của các NHTM niêm yết .... 55
2.5.1. Đo lường rủi ro tín dụng .......................................................................55
2.5.1.1. Xác định tăng trưởng dư nợ ........................................................... 55
2.5.1.2. Xác định tỷ lệ nợ xấu...................................................................... 56
2.5.1.3. Xác định mức trích lập dự phòng................................................... 61
2.5.1.4. Xác định biến động lợi nhuận ........................................................ 63
2.5.2. Rủi ro lãi suất ........................................................................................64
2.5.3. Rủi ro tỷ giá ..........................................................................................66
2.6. Tính tỷ lệ an toàn vốn CAR ......................................................................... 67
2.7. Phân tích kết quả thu được .......................................................................... 69
2.7.1. Kết quả kịch bản cơ sở..........................................................................70
2.7.2. Kết quả kịch bản nghiêm trọng .............................................................71
2.8. Một số khó khăn khi áp dụng Stress Test cho Việt Nam ............................ 73
2.8.1. Về cơ sở pháp lý ...................................................................................73
2.8.2. Về chất lượng dữ liệu ...........................................................................73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO CỦA
CÁC NHTM NIÊM YẾT .......................................................................................... 74
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp từ kết quả Stress Test ..................................... 74
3.2. Hàm ý chính sách để nâng cao sức chịu đựng của các ngân hàng .............. 74
3.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại .......................................................75
3.2.1.1. Tăng vốn chủ sở hữu ...................................................................... 75
3.2.1.2. Chú trọng công tác kiểm soát nội bộ và xử lý nợ xấu.................... 75
3.2.1.3. Nâng cao các công cụ đo lường rủi ro .......................................... 75
3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ...............................................................76
3.2.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý............................................... 76
3.2.2.2. Yêu cầu về minh bạch thông tin ..................................................... 76
3.2.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và chất lượng ........................... 77
3.2.3. Đối với các Nhà quản lý vĩ mô .............................................................78
3.2.3.1. Ổn định nền kinh tế vĩ mô trong dài hạn ....................................... 78
3.2.3.2. Chú trọng công tác thống kê và Xây dựng cơ sở dữ liệu vĩ mô toàn
diện, đầy đủ và kịp thời ................................................................................... 78
3.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 81
Tiếng Việt .............................................................................................................. 81
Tiếng Anh .............................................................................................................. 82
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 85
Phụ lục I: Các kiểm định với mô hình VECM ...................................................... 85
Phụ lục II: Kết quả mô phỏng các biến vĩ mô theo hai kịch bản ........................... 88
Phụ lục III: Kết quả và các kiểm định hồi quy dữ liệu bảng ................................. 93
Phụ lục IV: Kết quả mô phỏng tỷ lệ nợ xầu NPL của từng ngân hàng qua các kịch
bản .......................................................................................................................... 95
Phụ lục V: Kết quả hệ số CAR của từng ngân hàng............................................ 103
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững và
ổn định của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam và thế giới
có những biến động khó lường như trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu
2008, thị trường chứng khoán ảm đạm và bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp
phá sản hàng loạt, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao và nhiều ngân hàng phải đóng cửa.
Gần đây nhất là sự giảm giá nhanh chóng của giá dầu, bất ổn chính trị khu vực Trung
Đông, EU, biển Đông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. Vậy viễn cảnh kinh tế gì có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt
Nam trong năm 2015 và những năm tới. Đó còn là một dấu hỏi, nhưng để có thể tồn tại
và phát triển trong thị trường cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi những người làm chính
sách, các ngân hàng phải có sự chuẩn bị sẵn sàng, kế hoạch dự phòng cho các cú sốc
kinh tế. Trước tình hình đó, đo lường sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam là
vấn đề cần được quan tâm và theo dõi định kỳ.
Vấn đề kiểm định sức chịu đựng của các ngân hàng khi có các cú sốc xảy ra
(Stress test) đã được Ngân hàng thế giới (WB) và IMF khởi xướng từ năm 1999, tuy
nhiên vẫn chưa được đầu tư quan tâm đúng mức, cho đến khi khủng hoảng kinh tế xảy
ra năm 2008, có nhiều ngân hàng phải tuyên bố phá sản. Ngày nay có đến hơn 130 quốc
gia tự nguyện tham gia chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP1) trong đó
kiểm tra độ ổn định (Stress Test) được cho là bộ phận trung tâm trong khuôn khổ
chương trình FSAP. Theo đó các Ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính sẽ
ban hành các quy định về Stress Test và yêu cầu các ngân hàng thực hiện và báo cáo
kết quả hoặc các cơ quan quản lý sẽ đánh giá sức chịu đựng của toàn hệ thống, đánh
giá rủi ro lan truyền để xác định mức tổn thương và phân loại các ngân hàng theo mức
độ lành mạnh, từ đó kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Rõ ràng việc thực hiện đánh giá khu vực tài chính theo chương trình FSAP tại
Việt Nam là một xu thế tất yếu nhằm cải tiến và nâng cao môi trường cạnh tranh. Theo
1
Financial Sector Assessment Program
2
đó Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ (IMF) đã đến Việt Nam vào 10/2012 và tháng
01/2013 để thực hiện đánh giá hệ thống tài chính của Việt Nam trong khuôn khổ FSAP.
Báo cáo này đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng cường giám sát và quản
lý hoạt động ngân hàng, kiểm định sức chịu đựng và áp dụng các công cụ quản lý khủng
hoảng một cách triệt để hơn. Mặc dù NHNN gần đây đã ban hành những văn bản mới
về trích lập dự phòng, quy định mới về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, yêu cầu xây
dựng hệ thống quản trị nội bộ theo hướng tiếp cận gần hơn với các nguyên tắc cốt lõi
của Basel, nhưng vẫn chưa ban hành một văn bản thống nhất, toàn diện về việc kiểm
tra sức chịu đựng của các ngân hàng trước các tình huống bất lợi xảy ra.
Do đó, đề tài “Ứng dụng Stress Test trong việc đánh giá khả năng chịu
đựng rủi ro của các ngân hàng thương mại niêm yết” thực hiện nhằm sử dụng công
cụ Stress Test đánh giá khả năng chịu đựng của các ngân hàng niêm yết trước những
diễn biến hết sức bất lợi của nền kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống các lý thuyết liên quan đến Stress Test và tóm tắt các kết quả thực
nghiệm về Stress Test. Thực hiện Stress Test đối với các NHTM niêm yết Việt Nam
thông qua đánh giá khả năng vượt qua những cú sốc về rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất
và rủi ro tỷ giá.
Để giải quyết cho mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
 Kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng được tiến hành như thế nào?
 Những ngân hàng nào không trụ vững qua từng kịch bản?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bài luận văn lựa chọn tám ngân hàng trong số chín ngân
hàng niêm yết hiện nay gồm: Ngân Hàng TMCP Á Châu (MCK: ACB), Ngân Hàng
TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (MCK: BID), Ngân Hàng TMCP Công Thương
Việt Nam (MCK: CTG), Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN (MCK: EIB), Ngân
Hàng TMCP Quân Đội (MCK: MBB), Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (MCK:
3
SHB), Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (MCK: STB) và Ngân Hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam (MCK: VCB) để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng.
Luận văn không lựa chọn Ngân hàng TMCP Quốc Dân (MCK: NCB) để thực
hiện bài kiểm tra vì những lý do sau: (i) dữ liệu theo quý của báo cáo tài chính không
đủ lớn, chỉ công bố từ quý I năm 2011, (ii) quy mô vốn và tài sản của NCB nhỏ, chỉ
bằng khoảng một phần ba so với trung bình của tám ngân hàng còn lại, (iii) Năm 2011,
NCB thuộc một trong chín ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu do thanh khoản yếu và
5/2014 đã tự cơ cấu thành công đổi tên từ Ngân hàng Nam Việt (Navibank) thành Ngân
hàng TMCP Quốc Dân, trong khi bài Stress test áp dụng để kiểm tra sức chịu đựng chủ
yếu cho các ngân hàng vẫn đang hoạt động bình thường. Việc đưa NCB vào mẫu nghiên
cứu có thể gây méo mó kết quả Stress Test, không phản ảnh thực trạng chung của các
đối tượng nghiên cứu.
Tám ngân hàng nghiên cứu đều là những ngân hàng lớn, tổng tài sản của tám
ngân hàng nghiên cứu chiếm trên 50% tổng tài sản toàn ngành và có nhiều đóng góp
cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam.
Số liệu: nghiên cứu này sử dụng số liệu của báo cáo tài chính hợp nhất công bố
của từng ngân hàng. Ngoài ra nghiên cứu cũng sẽ sử dụng số liệu các biến vĩ mô khác
nhau trong những khoản thời gian khác nhau theo năm hoặc theo quý, tùy từng trường
hợp sẽ được mô tả chi tiết. Nguồn dữ liệu được lấy từ website chính thức của các ngân
hàng, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Datastream và Thomson
Reuters Eikon.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này tập trung phân tích một số loại rủi ro
thường gặp trong hoạt động ngân hàng gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ
giá.
4. Phương pháp, phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện theo hướng định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp
thống kê, mô tả, ma trận tương quan để xác định các biến vĩ mô ảnh hưởng đến các rủi
4
ro của ngân hàng. Sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM2) để tìm mối quan
hệ giữa các biến vĩ mô nhằm xây dựng kịch bản cơ sở và kịch bản bất lợi. Đồng thời,
sử dụng mô hình hồi quy bảng để tìm ra sự ảnh hưởng của các biến vĩ mô tác động đến
nợ xấu của tám ngân hàng.
Bài luận văn sử dụng phương pháp Stress Test vĩ mô theo hướng tiếp cận từ
trên xuống, xem xét rủi ro của ngân hàng trong mối quan hệ với sự biến động của các
biến kinh tế vĩ mô. Để đánh giá mức độ tổn thương của từng ngân hàng, bài luận văn
sử dụng mô hình thực hiện Stress Test của Mỹ (DFAST 2015) thông qua tính toán lại
hệ số an toàn để đánh giá từng ngân hàng (chi tiết mục 1.2.4). Ngoài ra, bài luận văn
cũng sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro theo hướng dẫn của IMF năm 2012 về
cách thức thực hiện Stress Test trong chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Stress Test là thuật ngữ còn khá mới với đối với Việt Nam
hiện nay. Bài luận văn cung cấp một cách nhìn tổng quan các bước và mô hình thực
hiện Stress Test. Bên cạnh đó luận văn sử dụng chủ yếu là các công cụ định lượng để
dự báo, mô phỏng và đo lường, do đó kết quả mang tính khách quan và chính xác cao.
Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu cập nhật những phương pháp thực hiện Stress
Test mới nhất của các nước trên thế giới, đồng thời dựa trên tình hình, cơ sở dữ liệu
của Việt Nam để tiến hành thực hiện ST, do đó các ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Nhà nước có thể sử dụng kết quả và tham khảo cách thức thực hiện Stress Test của bài
luận văn. Trong tình hình kinh tế bất ổn hiện nay, việc kiểm tra sức chịu đựng của các
ngân hàng Việt Nam để từ đó có phương án phòng ngừa là hết sức cần thiết trong quản
trị rủi ro đối với các ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung,
vì vậy bài luận văn có ý nghĩa thực tiễn áp dụng cao.
2
Vector Error Correction Model
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
CHỊU ĐỰNG RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hệ thống ngân hàng và rủi ro kinh doanh ngân hàng
Hệ thống ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng
trưởng của nền kinh tế, thông qua chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế, các ngân
hàng đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng GDP và ổn định kinh tế vĩ mô.
Khi nền kinh tế ổn định thì người ta ít nhận ra vai trò của ngân hàng, nhưng khi
có những chuyển biến xấu trong nền kinh tế thì các vấn đề về rủi ro kinh doanh trong
các ngân hàng được cả xã hội quan tâm hơn hết.
Được xem như mạch máu của nền kinh tế, nhưng hoạt động của các ngân hàng
là khá nhạy cảm và có nhiều rủi ro. Rủi ro kinh doanh ngân hàng được hiểu là những
biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng,
giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để
khắc phục.
Một số rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng có thể gặp phải như sau: rủi
ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp. Các loại
rủi ro trên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau có thể gây tổn thất lớn
cho hệ thống ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng nào có
thể tồn tại và phát triển lâu dài mà không xây dựng cho mình hệ thống quản trị rủi ro
hiệu quả.
Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phần cơ sở lý thuyết bài luận văn sẽ
đề cập đến bốn loại rủi ro chính gồm rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất. Chi
tiết định nghĩa và cách tính toán các loại rủi ro sẽ được trình bày trong mục 1.4.3.
6
1.2. Tổng quan về phương pháp Stress Test
1.2.1. Khái niệm Stress Test
Thuật ngữ “Stress Test”, “Stress Testing” ký hiệu là “ST” thường được dịch là
“Kiểm tra sức chịu đựng” hay “ Kiểm tra độ ổn định”, được sử dụng trong nhiều ngành
khoa học khác nhau. Trong lĩnh vực tài chính, kiểm tra sức chịu đựng là tiến trình đánh
giá khả năng chịu đựng, độ bền vững, mức độ tổn thương của một danh mục đầu tư hay
toàn hệ thống ngân hàng do thay đổi của các điều kiện kinh tế vĩ mô hoặc do những tác
động của các sự kiện không mong đợi, có tính chất nghiêm trọng ngoại lệ bất thường
nhưng có khả năng xảy ra (Theo định nghĩa của Basel II (2006)).
Còn theo định nghĩa của IMF (2012), Stress testing là kỹ thuật đo lường sự tổn
thất của một danh mục đầu tư, một định chế tài chính hay toàn bộ hệ thống tài chính
dưới các sự kiện hay viễn cảnh giả định khác nhau. Các bài kiểm tra sẽ đánh giá ước
lượng những tổn thất xảy ra đối với vốn, lợi nhuận, dòng tiền…của từng ngân hàng
riêng lẻ hay hệ thống. Dưới góc nhìn của IMF, Stress testing đã mở rộng ra trong sự
ảnh hưởng với các tổ chức tài chính phi ngân hàng (nonbank sectors), công ty bảo hiểm,
và thị trường tài chính.
Hai định nghĩa nêu trên được xem là bao quát nhất về Stress Test. Tùy theo
cách tiếp cận và mục đích kiểm tra mà có nhiều cách định nghĩa về Stress Test một
cách cụ thể hơn đối với từng quốc gia, từng khu vực và từng chương trình đánh giá.
Nhìn chung, Stresst Test được các ngân hàng sử dụng như một công cụ quản trị
rủi ro để đo lường tác động của các loại rủi ro khác nhau có thể xảy ra. Các cơ quan
quản lý sử dụng Stress Test để đánh giá mức ảnh hưởng của các cú sốc nghiêm trọng
đối với sự ổn định của hệ thống.
Luận văn sẽ tiếp cận Stresss Test theo hướng đánh giá khả năng chịu đựng của
toàn hệ thống thông qua nhóm các ngân hàng niêm yết trước những viễn cảnh hết sức
bất lợi của các điều kiện kinh tế vĩ mô nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
7
1.2.2. Vai trò của Stress Test
Stress Test là công cụ quản trị rủi ro được sử dụng để đo lường các tổn thất khi
có các biến cố lớn xảy ra với nền kinh tế, đặc biệt là khủng hoảng. Do đó, Stress Test
được xem là công cụ hỗ trợ thống kê VaR (Value at Risk). Ngoài ra, thông qua các bài
kiểm tra các nhà quản trị sẽ đưa ra các phương án hỗ trợ và quản lý rủi ro.
1.2.2.1. Hỗ trợ công cụ thống kê VaR
Trong khi VaR chỉ đo lường các khoản lỗ tối đa có thể xảy trong một khoảng
thời gian với một khoảng tin cậy cho trước trong sự biến động thông thường của thị
trường, thì mục tiêu của Stress Test là đánh giá các khoản lỗ trong trường hợp xảy ra
các sự kiện bất thường. Do đó, Stress Test là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho VaR để bù
đắp điểm yếu của phương pháp này.
Công cụ thống kê VaR sử dụng số liệu trong quá khứ để làm cơ sở dự đoán các
biến động trong tương lai. Nhưng với Stress Test chúng ta có thể xây dựng vào các tình
huống, viễn cảnh chưa từng xảy ra trong quá khứ nhưng có khả năng xảy ra trong tương
lai để đưa vào mô hình, do đó công cụ Stress Test không bị giới hạn bởi những sự kiện
trong quá khứ và cập nhật thông tin tốt hơn.
Nguồn: IMF
Hình 1.1: So sánh VaR và Stress Test
8
1.2.2.2. Công cụ quản trị rủi ro nội bộ
Kết quả ST sẽ cho các ngân hàng biết những điểm yếu, tổn thương có thể xảy
ra đối với các danh mục đầu tư trong những tình huống bất thường. Đồng thời cũng cho
phép các ngân hàng so sánh mức độ rủi ro của các tài sản để từ đó có chính sách quản
lý rủi ro tốt hơn. Tùy khẩu vị rủi ro, đặc thù kinh doanh của từng ngân hàng mà các
ngân hàng chủ động đưa ra những tình huống, những giả định và các viễn cảnh để thực
hiện kiểm tra sức chịu đựng.
Vai trò quan trọng của ST chỉ được các ngân hàng thực sự quan tâm như một
công cụ để quản trị rủi ro nội bộ kể từ khủng hoảng tài chính 2007 -2009. Hiện nay, ST
không chỉ dừng ở mức độ “khuyến khích” như theo Basel II mà đã trở thành một công
cụ bắt buộc đối với nhiều nước.
1.2.2.3. Công cụ giám sát toàn hệ thống
Các cơ quan giám sát sử dụng ST như một công cụ để định dạng những tổn
thương chung, rủi ro tiềm năng của các tổ chức tài chính cái mà có thể gây ra mất ổn
định hệ thống. Các cơ quan giám sát ban hành các quy định, chuẩn mực định lượng tối
thiểu về kiểm tra sức chịu đựng để giám sát việc thực hiện. Do đó ST với mục đích này
thường xét đến các rủi ro lan truyền trong hệ thống, biến động của các biến số vĩ mô
trong và ngoài nước.
1.2.2.4. Đánh giá tính bền vững của ngân hàng để có phương án điều
chỉnh
Với ST nội bộ của ngân hàng, từ kết quả tính toán về mức độ thiệt hại, các rủi
ro có thể xảy ra trong tương lai, các nhà quản lý cấp cao sẽ sử dụng để phân bổ nguồn
lực và đưa ra chính sách quản trị rủi ro phù hợp với tình hình của ngân hàng.
Đối với ST của các cơ quan giám sát, việc ST còn là công cụ để đánh giá tính
an toàn, bền vững của các ngân hàng trong hệ thống thông qua những yêu cầu, các bài
kiểm tra chung. Thông qua các mức độ tổn thương, mức độ thiếu hụt vốn của từng ngân
9
hàng để có chính sách, lộ trình bổ sung vốn cho phù hợp, đồng thời cũng là cơ sở để
đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn vĩ mô cho toàn hệ thống.
1.2.3. Phân loại Stress Test
1.2.3.1. Phân loại theo cách tiếp cận
Có hai cách tiếp cận để thực hiện Stress Test đó là cách tiếp cận từ dưới lên
(Bottom up) và cách tiếp cận từ trên xuống (Top down), được phân loại dựa theo chủ
thể thực hiện Stress Test.
Cách tiếp cận từ trên xuống được thực hiện bởi cơ quan giám sát sử dụng dữ
liệu của tất cả các ngân hàng, áp dụng một phương pháp kiểm định chung bằng những
giả định và kịch bản giống nhau. Cách tiếp cận này còn được gọi là Stress Test hệ thống
(vĩ mô).
Trong khi đó, cách tiếp cận dưới lên được tiến hành bởi từng ngân hàng riêng
lẻ, sử dụng dữ liệu nội bộ theo các kịch bản do cơ quan quản lý quy định hoặc các kịch
bản đặc thù riêng của ngân hàng đó. Đây là Stress Test danh mục (vi mô). Sau đó, cơ
quan giám sát sẽ tổng hợp các kết quả này và tính toán kết quả chung cho toàn bộ hệ
thống (Theo cách phân loại của IMF, 2012).
Thực tế trong những năm qua, chương trình FSAP hay chương trình ST của Mỹ
đều áp dụng đồng thời hai cách tiếp cận trên để tận dụng những ưu điểm của từng cách
mô hình. Việc sử dụng mô hình nào là tùy thuộc vào mục đích quản lý, giám sát của
từng nước.