Tuyển tập 20 đề thi đọc hiểu luyện thi thpt quốc gia môn ngữ văn 2017

  • 31 trang
  • file .pdf
Tuyển tập 20 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn 2016
Đề 1
Văn bản 1: Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
Văn bản 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu
nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng
thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được
các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính
xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có
tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và
tâm lý giảm sút…”
(Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người - Nanomic.com.vn)
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 6: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 7: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
Câu 2:
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là…
+ Câu hỏi tu từ
+ Liệt kê…
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời
ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp…
Câu 3:
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống
nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.
Câu 4:
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà
tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
Câu 5:
Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.
Câu 6:
Thao tác lập luận diễn dịch.
Câu 7:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phương thức thuyết minh.
Đề 2
Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
Văn bản 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 - 8:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi
khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)
5- Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
6- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
7- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
8-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước.”
Gợi ý:
1- Thể thơ tự do.
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và
thanh.
3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của
tiếng Việt.
4- Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách
nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và
viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).
5- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
6- Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
7- Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;
+ Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”…
+ Điệp từ “ nó”
+ Phép liệt kê.
8- Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận, với những đặc trưng:
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm , thuyết phục.
Đề 3:
Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
NHỚ ĐỒNG
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say hương đồng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời...
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Tố Hữu, Tháng 7 /1939
Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ “Nhớ
đồng” trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận
của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó.
Câu 3: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn.
Văn bản 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 7:
… Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung
sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng
trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại,
nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao
cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn
luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương
của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền
khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái
khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ.
Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia,
thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền
chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời …
Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài
đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.
(Trích Giăng sáng – Nam Cao)
Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?
Câu 6: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong
khoảng 10 dòng.
Câu 7: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau
khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Anh/chị có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao?
Gợi ý:
Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
(Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.
Câu 2: Đồng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ với hình ảnh con người bình dị, mộc mạc mà lam
lũ, vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”, “những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm
sương” “những hồn chất phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiêng hò”. Điệp từ nghi vấn “Đâu” đặt ở đầu
câu cùng với một loạt từ cảm thán đã diễn tả một cách tự nhiên và chân thực tình cảm gắn bó máu thịt
của nhà thơ đối với cuộc sống và con người quê hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang
chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt. Người đọc cảm nhận rất rõ tâm
trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.
Câu 3: Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ khép lại nhưng
cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vòng sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không
giới hạn.
Câu 4: Nội dung chính của văn bản: Tâm trạng đau khổ, đầy bi kịch và những trăn trở về nghệ thuật của
nhân vật Điền.
Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ nửa trực tiếp, nhà văn hóa thân vào nhân vật để cất lên tiếng
nói nội tâm của nhân vật -> Ngôn ngữ đa thanh – một trong những đặc trưng của văn xuôi Nam Cao. Nó
làm tăng sự chân thực cho đoạn văn.
Câu 6: Cảm nhận về nhân vật Điền:
- Là 1 nhà văn có lí tưởng đẹp đẽ về văn chương nghệ thuật.
- Có cái nhìn chân thực, sâu sắc về cuộc đời, về mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và cuộc sống:
nghệ thuật phải vị nhân sinh chứ k phải nghệ thuật vị nghệ thuật.
-> Nhà văn có tâm huyết, có tình thương và có hoài bão lớn.
Câu 7: Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh:
- Bày tỏ thái độ đồng tình.
- Vì:
+ Con người là đối tượng phản ánh của văn học, hiện thực cuộc sống chính là nguồn cảm hứng, là chất
liệu tạo nên tác phẩm văn học. Con người cũng chính là đối tượng hướng tới của văn học. Nếu xa rời
hiện thực, văn chương sẽ trở nên xáo rỗng; không có độc giả, văn chương sẽ “chết”.
+ Văn chương phải cất lên tiếng nói sẻ chia, đồng cảm với con người mới là văn chương chân chính.
Đề 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng
không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in
nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt
bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên
Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố
hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về,
lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh
những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng
khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy
tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện
nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng
dần phôi pha”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên.
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay
mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc
sống phẳng hiện nay.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời
đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông
tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã
dần trở nên phôi pha.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự.
Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…), so sánh (trong câu “Như
mặt trời, khi như mặt trăng”).
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ từ chuyện trồng cây sang khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của
mẹ; tình yêu, lòng biết ơn công dưỡng dục sinh thành và nỗi lo sợ mẹ sẽ mất đi mà mình vẫn chưa nên
người.
Câu 8. Tư tưởng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ cuối: Hai câu thơ không chỉ là hàm ý lòng biết ơn
mà còn là sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thỏa được niềm
vui của mẹ. Đó là suy nghĩ của một người con chí hiếu.
Đề 5
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực,
chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên
trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó
giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại của những
tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là
sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay
nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn
đốn của chỉ tơ con phím"
(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết phong cách ngôn ngữ
ấy?
Câu 2: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở
chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn ? Tác dụng của
biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
(Thơ của Lê Đình Cánh )
Câu 5: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
Câu 6: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?
Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan các nhân vật nào
trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 6.
Câu 8: Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm
nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này?
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
- Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Dựạ vào các đăc trưng nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy: tính hình tượng [hình tượng tiếng đàn], tính
truyền cảm, tính cá thể.
Câu 2:
- Đoạn văn này gợi nhớ đến tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Lor- ca trong Đàn ghi ta của Lor-
ca.
- Nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy : Tiếng đàn gắn với nỗi đau thân phận.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn: So sánh, nhân hóa, điệp từ,
điệp ngữ, điệp cấu trúc.
- Tác dụng: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong việc đặc tả các cung
bậc tiếng đàn.
Câu 4: Đặt nhan đề cho đoạn trích: Cung bậc tiếng đàn, Tiếng đàn đáy...
Câu 5: Thể thơ lục bát; gieo vần chân và vần lưng.
Câu 6: Bài thơ giúp ta liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” thể hiện sức mạnh, sức cảm hóa lớn lao mà
tình yêu mang đến. Liên quan các nhân vật: Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo”.
Câu 8:
* Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí
Phèo” của Nam Cao.
* Ý nghĩa:
- Về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn
màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồ n Chí, gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn,
suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi
người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức
nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
- Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi
kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
Đề 6
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo
nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy
hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất
là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây
cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người
không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông
bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối
cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài
ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa
kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi
cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử
thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 6: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.
Câu 7: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
Câu 8: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.
Câu 2:
Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài
ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong
ngưỡng cửa nhà mình.
Câu 3:
Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống
lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn
gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…)
Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết
phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
Câu 4:
Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà
mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho.
Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Câu 5:
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.
Câu 6:
Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh.
Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến
trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Câu 7:
Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy
niềm vui, ý nghĩa sống, …
Câu 8:
Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi
dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp
kết cấu giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa
của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.
Đề 7
1/ Văn bản 1:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày
một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể
thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho
ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có
sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4
câu.
2/ Văn bản 2:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân
vật “em”?
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong
khoảng từ 3 - 4 câu.
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị luận.
Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với
những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải
nhận ra những giá trị đó.
Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt
của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.
Câu 5. 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ : Biện pháp điệp từ "biết" và ẩn dụ "mùa
thu này sao bão mưa nhiều"
Câu 6. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng
đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu.
Câu 7. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”: khao khát, xúc động,
yêu.
Câu 8. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;...
Đề 8
1/ Văn bản 1:
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người
khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực
làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai...,
biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.
Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên
môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả
năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện
được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy
hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình
muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc
lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp
rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta
không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh
phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
( “ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 )
Câu 1. Xác đinh
̣ phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản .
Câu 3. Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử
dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ
bé” và “con người lớn”
Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm
những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? ( Nêu ít nhất 02 lý do trong
khoảng 5 – 7 dòng)
2/ Văn bản 2:
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 5. Xác đinh
̣ phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 6. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của
văn bản trên như thế nào?
Câu 7. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng .
Câu 8. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn
trong 4 - 6 dòng)
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản : Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên:
+ Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.
+ Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc
làm việc nhỏ với tình yêu lớn.
=> Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó
là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3:
- Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu
khác có hàm ý…
- Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể
hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…
Câu 4: Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản
thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn
đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội
nguồn của sáng tạo.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức miêu tả
Câu 6:
- Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ.
- Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi, tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, trù phú, tràn
trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững, với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững
vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường.
Câu 7:
- Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (mũi Cà Mau…), điêp kết cấu giữa hai đoạn (Tổ
quốc…mũi Cà Mau)
- Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau
trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn
đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thác trước và rẽ sóng mở đường cho thân…
Câu 8: Nêu được cảm nhận riêng: xúc động, yêu quý, tự hào.
ĐỀ 9
1/ Văn bản 1:
"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực,
chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận
bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng
bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại
của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ
mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương
tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó
là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào
ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn ? Tác dụng của
biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Thử đặt nhan đề cho đoạn trích.
2/ Văn bản 2:
TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
(Thơ của Lê Đình Cánh)
Câu 5: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
Câu 6: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?
Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan các nhân vật nào
trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 6.
Câu 8: Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác
phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này?
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
- Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2:
- Đoạn văn này gợi nhớ đến tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Lor- ca trong Đàn ghi ta của
Lor- ca.
- Nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy : Tiếng đàn gắn với nỗi đau thân phận.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn: So sánh, nhân hóa, điệp từ,
điệp ngữ, điệp cấu trúc.
- Tác dụng: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong việc đặc tả các
cung bậc tiếng đàn.
Câu 4: Đặt nhan đề cho đoạn trích: Cung bậc tiếng đàn, Tiếng đàn đáy...
Câu 5: Thể thơ lục bát; gieo vần chân và vần lưng.
Câu 6: Bài thơ giúp ta liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
Câu 7: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” thể hiện sức mạnh, sức cảm hóa lớn lao mà
tình yêu mang đến. Liên quan các nhân vật: Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo”.
Câu 8: Cần làm rõ vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao:
- Tạo bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo, thức tỉnh phần "người" trong tâm hồn Chí.
- Cho thấy sức mạnh cảm hóa của tình yêu thương con người.
=> Thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.
Đề 10
1/ Văn bản 1:
“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên
nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên
ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người
đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là
phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch.
Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi
với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt
với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”
(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn?
Câu 2: Đoạn văn được viết theo kiểu nào?
Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 4: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2/ Văn bản 2:
(…)
“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”
(Phạm Công Trứ)
Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 6: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?
Câu 7: Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ ?
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn: Phân tích
Câu 2. Đoạn văn được viết theo kiểu: Diễn dịch
Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản: Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.
Câu 4. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 5. Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ : nghị luận.
Câu 6. Trình bày cách hiểu của bản thân về hai câu thơ:
- Sự vô tâm, vô tình của “em”
- Tâm trạng đau xót, nuối tiếc, hụt hẫng, ngỡ ngàng của “tôi” trước sự thay đổi của “em”.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ, có cơ sở từ văn bản thơ.
Câu 7. Nêu nhận xét về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ:
- “Tôi”: giàu tình cảm, thủy chung, hồn nhiên tin yêu và đợi chờ.
- “Em”: vô tâm, vô tình, dễ đổi thay.
Đề 11
1/ Văn bản 1:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em
nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình
"Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có
quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên
Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ
hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ
quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là
mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số
300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có
sách đọc.
(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết
vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách
nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả
nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến
nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn
người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang
Thạch?
Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông
thôn Việt Nam".
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn
sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương
trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ- sưu tầm)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng.
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum
xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối
với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch:
- Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
- Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-
2015.
- Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con
số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn
có sách đọc.
Câu 3.
- Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
- Kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công năm loại tủ
sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100
nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
Câu 4. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình
"Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết
chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi
người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.
Câu 6. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ
những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ trên:
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu
thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui
trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy
cô, mái trường.
Câu 8. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công
lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim
yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.
Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người: giúp mỗi người
hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn.
Đề 12
1/ Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân
để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà
không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng
sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải
“dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những
việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên?
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào?
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn
thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.
2/ Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong
khoảng 6-8 dòng.
ĐÁP ÁN:
Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự thời gian: ngày xưa –ngày nay.
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn
thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân”
của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai.
Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn
lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần
xuống” và “con ngày một thêm cao”.
Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân
hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót
xa, thương mẹ của người con.
Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con
trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương
phản, nhân hóa.
Đề 13
1/ Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ
hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con
đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi
rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ
quốc…