Tri thức bản địa của người mnông ở huyện lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tt
- 27 trang
- file .pdf
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ THANH XUÂN
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƢỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK
TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ngành: Văn hóa dân gian
Mã số: 9 22 9041
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN
HÀ NỘI - 2019
Công trình đã được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Ngô Đức Thịnh
2. PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương
Phản biện 1: GS.TS. Bùi Quang Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Hoài Thu
Phản biện 3: PGS.TS. Lâm Bá Nam
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ,
tổ chức tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc phút, ngày tháng năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Thị Thanh Xuân (2016), Tri thức về rừng của người Mnông ở huyện Lắk,
tỉnh Đắk Lắk: Tôn giáo, luật tục, sinh kế, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm
2016.
2. Lê Thị Thanh Xuân (2017), Tri thức về voi của người Mnông ở huyện Lắk,
Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5, năm 2017.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Lắk tọa lạc phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, vốn là vùng đất
được thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng dãy núi Chư Yang Sin, rừng Nam Ka
hùng vĩ, hồ Lắk thơ mộng như tấm gương lớn cho những ngọn núi duyên dáng
nghiêng mình soi bóng. Từ chính không gian hiền hòa và thơ mộng ấy, người
Mnông đã tích lũy cho mình tri thức về môi trường sinh thái mang đặc trưng
văn hóa tộc người. Chính nhờ tri thức ấy mà rừng đầu nguồn được bảo vệ, quan
hệ cộng đồng được cố kết, các thực hành văn hóa luôn hướng đến việc đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của cộng đồng “chỉ lấy từ rừng đủ dùng, không hề
lãng phí” [44].
Người Mnông là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên Cao
nguyên Đắk Lắk. “Chúng tôi ăn rừng” là cách mà người Mnông nói về hoạt
động canh tác lúa rẫy của mình. Không phải ngẫu nhiên mà người Mnông chọn
động từ “ăn” để nói về cách mà họ canh tác trên các khoảnh rừng, cách mà họ
lấy các sản vật từ rừng để duy trì sự sống. Vì rừng chính là nơi họ sinh ra, là
nơi họ kiếm sống, rừng cũng là nơi chở che mọi tai họa và đưa họ về với tổ
tiên. Đất và làng cũng được cắt ra từ rừng. Sự linh thiêng, huyền bí, dồi dào về
nguồn sống của rừng đã tạo nên “văn hóa rừng”. Hay nói đúng hơn, rừng chính
là môi trường góp phần tạo nên tri thức bản địa và văn hóa của người Mnông.
Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, đời sống của
người Mnông đang hàng ngày, hàng giờ đối diện với rất nhiều thách thức như:
sự tác động của nền kinh tế thị trường; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; suy giảm
nguồn tài nguyên rừng và sự thay đổi quyền quản lý, sử dụng các nguồn tài
nguyên; áp lực về tăng dân số cơ học dẫn đến nhu cầu đất ở, đất sản xuất trở thành
vấn đề cấp thiết đối chính quyền địa phương và người dân bản địa; sự giao lưu, tiếp
biến về văn hóa, sự thâm nhập của tôn giáo mới…đã làm cho kho tàng tri thức bản
địa và văn hóa tộc người dần mai một và nhiều tri thức đã ra đi mãi mãi; điều này
đã tác động sâu sắc đến mối quan hệ sinh thái hài hòa giữa con người và tự nhiên,
tổn hại đến môi trường.
2
Bên cạnh những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với tri thức bản địa được đề
cập ở trên, dưới góc độ lý luận về tri thức bản địa, cho thấy, ở Việt Nam,
nghiên cứu về tri thức bản địa đã được chú ý từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX và
ngày càng có nhiều nghiên cứu quan tâm đề cập đến vai trò của tri thức này,
nhất là trong khía cạnh quản lý môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên
cứu về tri thức bản địa ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mục đích nghiên cứu phục
vụ cho điều tra, sưu tầm, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số dưới góc độ dân
tộc học, hoặc chỉ lựa chọn những vấn đề phù hợp với mục đích của các dự án
bảo tồn đa dạng sinh học, dự án phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ cho việc xây
dựng chính sách về quản lý và bảo vệ tài nguyên…nên tiếp cận khái niệm tri
thức bản địa như một bản chất ít thay đổi, tập trung trên một số khía cạnh như:
gọi tên và phân loại động thực vật, quản lý tài nguyên thiên nhiên qua luật tục,
sưu tầm, tìm hiểu phong tục tập quán, luật tục, văn học dân gian…Thế giới
nhận thức luận chưa được quan tâm đúng mức, trong khi chính thế giới quan là
yếu tố có sự ảnh hưởng, chi phối toàn bộ các thực hành văn hóa của cộng đồng.
Chính vì cách tiếp cận tri thức bản địa như trên, các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam ít quan tâm đến mối tương tác giữa yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật hay nói
cách khác ít quan tâm mối quan hệ giữa tri thức bản địa và các thành tố khác
của văn hóa. Thậm chí, vẫn còn những nghiên cứu xem tri thức bản địa là
những phong tục tập quán lạc hậu cần loại bỏ…chính cách hiểu về tri thức bản
địa như trên đã bỏ qua việc nhìn nhận tri thức này trong mối quan hệ qua lại
với thế giới quan, vũ trụ quan, với vấn đề tâm linh, tín ngưỡng, dẫn đến việc
xây dựng một số chính sách về văn hóa, về phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số chưa chú ý đến vai trò của tri thức bản địa trong đời sống
văn hóa của cộng đồng. Trong khi các nhà nhân học hiện nay xem “tri thức bản
địa cần phải được hiểu như một hệ thống hoặc thế giới quan hoàn chỉnh gồm cả
hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi và các khía cạnh của tri thức bản địa”
[69, tr.1].
Qua nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông về quản lý các
nguồn tài nguyên đất, rừng và nguồn nước, luận án sẽ tìm hiểu cách mà người
3
Mnông sử dụng vũ trụ quan của sự hòa hợp nhằm thể hiện sự tôn trọng tự
nhiên, tôn trọng thần linh như thế nào? Trong luận án này, tri thức bản địa sẽ
được nhìn nhận trong mối liên hệ với bối cảnh văn hóa của người Mnông nói
chung và trong sự mai một của hệ thống tri thức này nói riêng; bổ khuyết cách
hiểu, cách tiếp cận tri thức bản địa còn nhiều khoảng trống ở Việt Nam. Trên
cơ sở nhìn nhận tri thức bản địa là một chỉnh thể nguyên hợp, không tách rời
các thành tố cấu thành tri thức này, không tách rời yếu tố kỹ thuật và phi kỹ
thuật, quan tâm đến cơ sở hình thành của tri thức bản địa, tìm hiểu tác động của
nhận thức luận đến sinh kế bền vững của tộc người Mnông. Tìm hiểu hệ thống
tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk giúp chúng ta
hiểu biết hơn về kho tàng văn hóa của đồng bào Mnông, hiểu biết hơn về cách
mà họ ứng xử với môi trường tự nhiên để bàn luận về vai trò của tri thức bản
địa trong đời sống văn hóa tộc người và những vấn đề đặt ra khi kho tàng tri
thức này bị mai một và dần biến mất.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của tri thức bản địa đối với văn hóa
một tộc người và sự phát triển bền vững nên tôi chọn đề tài “Tri thức bản địa của
người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên” để làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa dân gian.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc giới thiệu một cách
hệ thống và toàn diện về tri thức bản địa của người Mnông góp phần làm sáng
tỏ đặc trưng văn hoá của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; đồng thời
nhìn ra quá trình vận động của kho tàng tri thức bản địa của người Mnông
trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện một cách hệ thống kho tàng tri thức bản địa Mnông về quản
lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Chỉ ra quá trình biến đổi và các nhân tố gây biến đổi tri thức bản địa
của người Mnông từ sau 1975 đến nay.
4
Bàn luận về những vấn đề đặt ra liên quan đến tri thức bản địa và sự
biến đổi tri thức bản địa của người Mnông trong bối cảnh xã hội chuyển đổi
hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kho tàng tri thức bản địa liên quan
tới quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Mnông tại huyện Lắk,
tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Tri thức bản địa là một vấn đề rất rộng song, trong luận án này chúng
tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu tri thức bản địa trong quản lý và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên bao gồm đất rừng, nguồn nước trên các khía cạnh: xem xét
sự phù hợp của kỹ thuật canh tác với môi trường sinh thái; tập trung nhìn nhận
cách quản lý, phân phối tài nguyên qua các thiết chế (luật tục, kiêng kị) với vai trò
là bà đỡ cho việc bảo vệ tài nguyên. Đề tài đặc biệt quan tâm đến nhận thức luận
của người Mnông đối với tài nguyên thiên nhiên thông qua thế giới quan, tín
ngưỡng và nghi lễ. Trên cơ sở đó, chúng tôi xem xét những nguyên nhân, các chiều
tác động làm biến đổi tri thức bản địa. Đặc biệt quan tâm đến chiều tác động của
chính sách nhà nước đối với truyền thống quản lý tài nguyên đất rừng và nguồn
nước, nên các văn bản của nhà nước cũng được tiếp cận giới hạn trong phạm vi
những nội dung liên quan đến quyền sở hữu và quản lý tài nguyên.
3.3. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Huyện Lắk là địa bàn khảo sát chính của chúng tôi vì đây là nơi sinh
sống lâu đời của người Mnông với dân số chiếm 63 % dân số toàn huyện. Nơi
đây có địa hình cảnh quan đồi núi xen lẫn các vùng trũng tạo nên sự đa dạng về
địa hình, do đó tri thức bản địa của các nhóm Mnông cũng chịu ảnh hưởng của
môi trường sinh thái nên có những đặc trưng khác nhau. Nhóm Gar cư trú trên
núi cao nổi tiếng với việc “ăn rừng”, nhóm Rlâm cư trú tại các vùng trũng lại
thuần thục với việc sử dụng đàn trâu vào canh tác lúa nước. Hiện nay, không
gian xã hội của người Mnông đã bị tác động, thay đổi khá nhiều, rừng không
5
còn là không gian bao chiếm, diện tích ruộng lúa bị thu hẹp do tăng dân số và
bố trí dân cư xen cài, sự tiếp nhận kỹ thuật canh tác mới, các thiết chế văn hóa,
xã hội thay đổi, du lịch trở thành nguồn thu nhập cho người dân, sự tác động
của chính sách đối với tài nguyên, sự thâm nhập sâu của các tôn giáo mới…đã
làm thay đổi tập quán ứng xử của người Mnông đối với tài nguyên cũng như
việc bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống. Trước bối cảnh không ngừng
thay đổi và nhiều chiều tác động đối với các làng của người Mnông, chúng tôi
chọn 11 làng để khảo sát
Để nghiên cứu có thêm tính thuyết phục, chúng tôi còn tiến hành điền
dã tại xã Đắk Rung, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông); xã Đăm Rông, huyện
Đăm Rông (tỉnh Lâm Đồng), qua đó, có sự so sánh những tương đồng và dị
biệt về tri thức bản địa giữa các nhóm Mnông ở những địa phương khác nhau.
3.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk,
tỉnh Đắk Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
trong tiến trình phát triển xã hội tộc người; nghĩa là các tri thức bản địa đã và
đang tồn tại trong nhận thức của cộng đồng người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh
Đắk Lắk.
Phạm vi thời gian được trình bày làm hai giai đoạn, từ 1945 đến 1985
và từ 1986 đến nay. Vì từ 1945, ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (chất độc hóa học làm ô nhiễm
nguồn nước, tàn phá rừng, dồn dân lập đồn điền, lập ấp chiến lược…) thì về cơ
bản, quyền sở hữu tài nguyên vẫn thuộc về cộng đồng, nhóm họ, các cá nhân
tiến hành khai thác, sử dụng tài nguyên theo sự phân phối của những người
được cộng đồng tôn phong trong làng, trong rừng. Giai đoạn từ 1986 đến nay,
Đảng, Nhà nước đã triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội miền
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, sự tác động
của nền kinh tế thị trường và nhiều yếu tố khác (tôn giáo, giao lưu văn hóa,
phương tiện truyền thông, khoa học kỹ thuật…) đã tác động trực tiếp và mạnh
6
mẽ đến nguồn tài nguyên, đây có thể xem là giai đoạn đánh dấu nhiều sự thay
đổi trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Mnông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập nguồn tư liệu thứ cấp, đọc, xử lý, phân tích và hệ thống lại
những kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp nghiên cứu trên thực địa: Phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn
sâu và thảo luận, phương pháp quan sát, chụp ảnh cộng đồng làng, cùng tham
dự các sinh hoạt, các nghi lễ, thực hành canh tác… nhằm tái hiện các dữ liệu
trong phần trình bày nội dung chương 2 của luận án. Phương pháp phân tích,
đối chiếu, so sánh đồng đại và lịch đại. Phương pháp so sánh và phương pháp
tổng hợp. Phương pháp liên ngành. Phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý thuyết và khái niệm liên
quan đến tri thức bản địa của người Mnông nói riêng và cư dân nói ngôn ngữ
Môn-Khơ me nói chung.
Nhận diện kho tàng tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk để từ
đó làm sáng tỏ một số đặc trưng và giá trị văn hoá xã hội của tri thức bản địa
người Mnông, những sự biến đổi, những chiều tương tác cũng như những nhân
tố tác động đến hệ thống tri thức bản địa của người Mnông và những vấn đề đặt
ra từ đó.
Cung cấp nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho chủ đề nghiên cứu về
tri thức bản địa, về người Mnông, về Tây Nguyên, giúp ích cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy và cả hoạch định chính sách.
Chỉ ra những vấn đề cấp bách, những thách thức đặt ra từ sự biến đổi
nhanh chóng theo chiều hướng thiếu tích cực của tri thức bản địa của người
Mnông hiện nay và kết nối với vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Dưới góc độ văn hóa dân gian, luận án góp phần nhìn nhận tri thức bản
địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên đất
7
rừng và nguồn nước dựa trên tính chỉnh thể nguyên hợp, không tách rời các
thành tố cấu thành tri thức bản địa, xác định nhận thức luận đóng vai trò quyết
định, chi phối hành vi ứng xử giữa con người với tự nhiên.
Bổ sung các luận điểm khẳng định vai trò, giá trị của tri thức bản địa
trong quản lý và sử dụng đất rừng và nguồn nước, là cơ sở để cộng đồng và các
cơ quan quản lý nhà nước quản lý và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững,
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa dân gian. Nghiên cứu còn
góp phần khẳng định sự phù hợp của cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên dựa
trên nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng, kết hợp giữa tri thức bản địa và
tri thức khoa học trong phát triển bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án chỉ ra những vấn đề cần tập trung chú ý đối với tri thức bản
địa như: những biểu hiện của tri thức bản địa về quản lý và sử dụng đất rừng và
nguồn nước thông qua các nguyên tắc xác định ranh giới đất rừng và nguồn
nước, cử người phân phối tài nguyên, việc điều hòa nhu cầu sử dụng tài
nguyên, quan niệm, tín ngưỡng, nghi lễ, luật tục, kiêng kị, sáng tạo văn nghệ
dân gian...
Cung cấp cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hệ thống chính sách liên
quan đến việc quản lý và bảo vệ tài nguyên, qua đó chỉ ra hạn chế của việc xây
dựng một số chính sách đã bỏ qua sự tham vấn ý kiến của người dân địa
phương, chưa xem xét, tôn trọng và vận dụng hợp lý các khía cạnh của tri thức
bản địa vào việc quản trị tài nguyên ở cấp cộng đồng.
Luận án cũng góp phần làm giàu các nghiên cứu vận dụng tri thức tộc người
vào việc xây dựng chuẩn mực hành vi của cộng đồng và cả xã hội trước thực trạng ô
nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên nghiêm trọng như hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được
chia làm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
địa bàn nghiên cứu.
8
Chƣơng 2: Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk
Lắk trong quản lý, sử dụng đất rừng.
Chƣơng 3: Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk
Lắk trong quản lý, sử dụng nguồn nước.
Chƣơng 4: Nguyên nhân sự biến đổi, các chiều tương tác và những vấn đề
đặt ra đối với tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về tri thức bản địa trên thế giới
Ở phương Tây, thường cho rằng không có cái gọi là tri thức bản địa
theo nghĩa tri thức “dân gian” đã từng tồn tại và biến mất, và theo một cách nào
đó khoa học và công nghệ trở thành tri thức bản địa. Từ thế kỷ 16 trở đi, tri
thức dân gian Châu Âu kết hợp với y học có nguồn gốc Châu Á và Châu Mỹ.
Chính sự vô danh này đã giúp xác định được những hoạt động mang tính khoa
học mới nổi, đối nghịch với tri thức dân gian. [Sđd, tr.9]. Trong suốt thế kỷ 17,
18, tri thức khoa học của thế giới tự nhiên được tạo ra, tiếp tục tiếp thu những
tri thức dân gian địa phương tồn tại trước đó, “tri thức dân gian đã bị hệ thống
hóa thành tri thức khoa học” [Sđd, tr.10].
Những năm1960-1970 của thế kỷ XX, tri thức bản địa bị xem nhẹ, bị
bỏ qua và đánh giá thấp [Sđd, tr.16]. Mặc dù tri thức bản địa bị ngoài lề hóa
như trên nhưng ngay từ giữa thế kỷ 19, quá trình này bị xem xét lại [Sđd,
tr.17]. Tuy nhiên, sự nóng lòng của các nhà nhân học và các chuyên gia phát
triển muốn giúp tri thức bản địa được chấp nhận đã đẩy tri thức bản địa đến chỗ
giải bối cảnh mà ở đó tri thức được hình thành và gắn chặt, bị biến thành “giải
pháp hóa toàn cầu và khái quát hóa”, tri thức bản địa bị mã hóa và lưu giữ, phổ
biến như tri thức khoa học; bị đẩy xa hơn, tri thức bản địa trở thành một khái
niệm vụ lợi và phi cá nhân, cụ thể và bối cảnh [Sđd, tr.26-28].
9
Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, trong những năm gần đây có rất nhiều bài viết mang
tính học thuật về tri thức bản địa. Những nghiên cứu này tập trung vào các khía cạnh
khác nhau của tri thức bản địa, từ tri thức về sinh thái áp dụng cho bảo tồn tài
nguyên, cho đến các hệ thống phân loại đất, tri thức về thiên văn học và vũ trụ học,
cho đến lập bản đồ địa lý và đặt tên cho vùng đất. Danh sách các chủ đề có thể dành
cho các nghiên cứu về tri thức bản địa là vô tận [69, tr.2].
Năm 1997, một cuộc hội thảo với chủ đề “Tri thức bản địa về môi
trường và những biến đổi” đã được tổ chức tại trường Đại học Kent
(Canterbury, Hoa Kỳ) với mục đích nhằm thảo luận chuyên sâu về khái niệm
“tri thức bản địa” bao gồm các vấn đề: sự hình thành tri thức, cách thức vận
hành nó trong thực tiễn xã hội và các bước phát triển thăng trầm của nó. Từ đó,
các nhà khoa học đánh giá một cách khách quan và nghiêm túc về thực trạng
nghiên cứu tri thức bản địa trong những ngành khoa học khác nhau cả về
phương diện thực tiễn và lý luận.
Qua các nghiên cứu trên, tình hình nghiên cứu tri thức bản địa ở nước
ngoài có nhiều quan điểm tiếp cận trái chiều, thậm chí có cả việc lạm dụng tri
thức bản địa cho mục đích chính trị hoặc phục vụ cho mục đích của các dự án
phát triển kinh tế, bảo tồn tài nguyên.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa ở Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu về tri thức bản địa nói chung và tri thức bản địa
qua các khía cạnh cụ thể
Ở Việt Nam, mối quan tâm, thiện cảm dành cho tri thức bản địa qua
các nghiên cứu ngày càng nhiều lên, hàng loạt hội thảo được tổ chức để khẳng
định vai trò, nêu lên tầm quan trọng của tri thức địa phương đối với vấn đề phát
triển bền vững miền núi. Trong đó, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tri thức bản
địa như là một nhân tố cốt lõi để đưa vấn đề phát triển bền vững tộc người đến
sự thành công.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở
Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
10
Mặc dù nghiên cứu tri thức bản địa ngày càng tăng về số lượng và phạm
vi đề cập nhưng Pamela McElwee [69] lại nêu lên một thực trạng nghiên cứu
tri thức bản địa tại Việt Nam “bị giới hạn chủ yếu ở phương pháp tiếp cận phân
loại hoặc liệt kê danh mục và những phương pháp này không nhận ra được sự
đa dạng và tính tổng thể của tri thức bản địa”.
1.1.3. Nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông và tri thức bản
địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1. Nghiên cứu về tri thức bản địa của người Mnông
Nghiên cứu về các tộc người Tây Nguyên đã diễn ra từ những năm đầu
thế kỷ XX bởi các học giả và các quan cai trị người Pháp và sau đó là người
Mỹ, người Việt Nam, các học giả người Mỹ kế thừa khá nhiều từ các học giả
người Pháp.
Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về người Mnông chủ
yếu tập trung vào việc sưu tầm và tìm hiểu văn hóa tộc người trên các khía
cạnh đời sống kinh tế, văn hóa
1.1.3.2.Nghiên cứu về tri thức bản địa về quản lý và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên của người Mnông ở huyện Lắk
Ở Việt Nam, do mức độ quan tâm và mục đích nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu nên hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy công trình chuyên biệt nào
viết về tri thức bản địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Cơ sở lý thuyết
Trong khuôn khổ phạm vi của đề tài, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tri thức
bản địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài thiên nhiên
qua ba thành tố đất, rừng, nước. Trên cơ sở đặt tri thức bản địa về quản lý và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh văn hóa truyền thống rộng lớn.
1.2.1. Khái niệm
- Tri thức bản địa
11
* Khi tìm hiểu tri thức bản địa của người Mnông về quản lý và sử dụng
các nguồn tài nguyên đất rừng và nguồn nước, chúng ta không thể không bàn
đến giá trị của tri thức bản địa, mặc dù tri thức này đang hàng ngày hàng giờ bị
mai một, biến đổi, thậm chí nhiều tri thức bị biến mất. Có thể đúc kết một số
giá trị cơ bản của tri thức bản địa của người Mnông như sau:
Tri thức bản địa của người Mnông thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về môi
trường sinh thái.
Tri thức bản địa chứa đựng một thế giới quan sâu sắc, là nơi sáng
tạo, trao truyền, lưu giữ văn hóa truyền thống.
Tri thức bản địa của người Mnông hàm chứa tính cộng đồng, dân
chủ, bình đẳng và tương trợ.
- Tài nguyên thiên nhiên
- Phát triển bền vững
1.2.2.Cơ sở lý luận
Luận án tập trung vào cách tiếp cận tính chỉnh thể nguyên hợp của văn
hóa dân gian để nghiên sự cấu thành nội tại các thành tố của tri thức bản địa
cũng như đặt tri thức bản địa trong mối quan hệ với các thành tố khác của văn
hóa dân gian. Ngoài ra, luận án còn sử dụng cách tiếp cận của nhân học trong
nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên như: sinh thái văn hóa, thế
giới quan bản địa.
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Lăk nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, địa hình núi cao
chiếm 85% diện tích tự nhiên, địa hình bằng phẳng chiếm 15% diện tích tự
nhiên.Thổ nhưỡng gồm đất phù sa, đất vàng, đất xám, đất mùn trên núi cao, đất
than bùn, đất dốc tụ thung lũng. Khí hậu huyện Lắk mang nét đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
1.3.1.2. Lịch sử huyện Lắk
Lịch sử huyện Lắk gắn liền với sự hình thành của tỉnh Đắk Lắk
12
1.3.2. Khái quát về người Mnông ở huyện Lắk
1.3.2.1. Đặc điểm cư trú và dân số
Theo thống kê năm 2016, ở tỉnh Đắk Lắk người Mnông có khoảng 48.253
người, cư trú ở tất cả các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột..
Theo Địa chí tỉnh Đắk Lắk [107] người Mnông gồm các nhóm sau:
Những Gar, Chil, Rlăm, Kuênh, Bu Nong, Nong, Preh, Prâng, Bu Nor, Biăt,
Dip, R’ôông [tr.23-24].
1.3.2.2. Đặc điểm về đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội của người Mnông
- Đặc điểm văn hóa
Đứng trên bình diện thời gian và không gian mà xem xét, văn hóa dân
gian Mnông cũng giống như nhiều dân tộc Tây Nguyên, tiêu biểu cho một trình
độ phát triển của văn hóa “văn hóa dân gian là toàn bộ nền văn hóa dân tộc”,
nó còn ở dạng chỉnh thể nguyên hợp, tức là chưa có sự tách biệt rạch ròi giữa
các bộ phận hợp thành [100, tr.115-116].
Văn hóa dân gian Mnông thật gần gũi với đời sống thường ngày của con
người, gần gũi tới mức khó có thể phân biệt đâu là đời sống sản xuất, chiến
đấu, sinh hoạt xã hội, đâu là văn hóa. Đó cũng là một đặc trưng của tính
nguyên hợp của văn hóa dân gian, sự xâm nhập, gắn kết của đời sống sản xuất,
xã hội và đời sống văn hóa nghệ thuật [Sđd, tr.115].
- Tổ chức chính trị-xã hội
Trong xã hội truyền thống, đơn vị chính trị-xã hội của người Mnông là
địa vực làng (rot bon, uôn lan). Gia đình (hih nâm) là đơn vị chủ yếu về mặt kinh
tế, tôn giáo và sở hữu.
- Thực hành tín ngưỡng, tôn giáo
Cũng như hầu hết cư dân bản địa ở Tây Nguyên, người Mnông tin vào đa
thần giáo, vật linh giáo.
- Hoạt động kinh tế truyền thống
Nhóm Gar cư trú trên vùng đồi núi đã hình thành kỹ thuật canh tác lúa
rẫy, nhóm Rlâm sử dụng đàn trâu để làm nhão đất trước khi cấy lúa nước.
Ngoài hoạt động trồng trọt, săn bắt, hái lượm, người Mnông còn đánh bắt thủy
13
sản trên các dòng sông, suối và hồ Lắk. Kinh tế truyền thống của người Mnông
chủ yếu là tự túc tự cấp.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong quá trình hình thành và phát triển của một tộc người, tri thức bản
địa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa của tộc người
ấy. Việc nhìn nhận những giá trị của tri thức bản địa gắn với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị của tri thức độc đáo này trong bối cảnh hiện nay là vấn đề
đang được đặt ra cho sự phát triển bền vững.
Chƣơng 2
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƢỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH
ĐẮK LẮK TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG
2.1. Nhận thức luận/Thế giới quan của ngƣời Mnông về tự nhiên
2.1.1. Tài nguyên đất rừng trong tâm thức của người Mnông
Cư trú trong không gian được bao bọc bởi rừng, những bon làng của
người Mnông tồn tại như một ốc đảo “khép kín”, dường như tách biệt hẳn với
thế giới bên ngoài. Trong không gian ấy, đất rừng bện chặt, bao quanh con
người và các sinh linh. “Rừng đối với người Tây Nguyên nói chung, người
Mnông nói riêng là một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa”. Người Mnông
xem đất đai là tài sản của ông bà tổ tiên để lại cho con cháu “Teh mei teh yo”.
Vì là tài sản nên chỉ được thừa kế, cho mượn chứ không được mua bán.
2.1.2. Tín ngưỡng đa thần và tín ngưỡng vạn vật hữu linh
Thiên nhiên, môi trường chính là lãnh địa của vô số yang. Lãnh địa
của các yang (thần linh) không ở đâu khác hay nằm ngoài thế giới của con
người, mà là bên cạnh con người và cùng với con người.
Trong các hệ thống các yang (thần linh), thì yang bri (thần rừng), yang
]i (thần cây), yang dlei (thần tre nứa) rất được tôn kính bởi tâm thức về rừng
vốn đậm nét trong đời sống tinh thần của người Mnông.
Với người Mnông, yang Ba (thần Lúa) được xem như một vị thần đặc
biệt, được sùng bái trong hệ thống các thần của họ.
14
2.1.3. Sự phân chia thế giới
Tư duy nguyên hợp ảnh hưởng rất mạnh đến cách người Mnông nhìn
nhận và phân chia thế giới. Thế giới được phân làm ba tầng: Tầng trời-Tầng
mặt đất và tầng dưới mặt đất.
2.2. Luật tục với việc quản lý xã hội và bảo vệ đất rừng
2.2.1. Xác lập quyền sở hữu đất rừng thuộc về cộng đồng
2.2.2. Tôn phong “chủ làng, chủ rừng”
2.2.3. Chia sẻ nhu cầu sử dụng đất trong cộng đồng làng
2.2.4. Quy hoạch không gian sinh tồn của cộng đồng
2.2.5. Sử dụng lửa để “ăn rừng” và ý thức phòng ngừa hỏa hoạn
2.2.6. Ý thức “nuôi rừng” trong khai thác lâm sản
2.2.7. Sử dụng đất sét để làm các vật dụng bằng gốm
2.2.8. Một số điều cụ thể của luật tục về tài nguyên đất rừng
Từ xa xưa, người Mnông đã hình thành nên những nguyên tắc trong
việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và được thể hiện qua luật tục
của cộng đồng. Nhờ luật tục mà ranh giới của các bon được xác lập, các gia
đình, dòng họ có quyền sở hữu và khai thác nguồn lợi từ rừng đảm bảo cho
sinh kế của cộng đồng, rừng được bảo vệ và khai thác đúng mức.
2.3. Kỹ thuật canh tác phù hợp với môi trƣờng sinh thái
2.3.1. Luân canh, hưu canh, xen canh, đa canh trong canh tác đất rẫy
Sự thích ứng của người Mnông với môi trường sống thể hiện ở kỹ thuật
canh tác lúa rẫy, việc hưu canh, luân canh đất làm rẫy, đốt cỏ làm phân đảm
bảo cho đất có đủ độ màu cho lúa phát triển và đạt năng suất cao nhất. Xen
canh nhiều giống lúa và các loại hạt giống khác cũng thể hiện kinh nghiệm ứng
phó với sự thay đổi của thời tiết có thể làm mất mùa, tận dụng tối đa độ màu
mỡ của đất.
2.3.2. Sử dụng bước chân của đàn trâu trong canh tác đất ruộng
Một bộ phận người Mnông ở huyện Lắk cư trú xung quanh hồ Lắk và
các vùng trũng thì lại hình thành kỹ thuật canh tác lúa nước trên những vùng
15
đầm lầy ven hồ, ven sông, không làm ruộng bằng cày bừa mà bằng bước chân
giẫm của đàn trâu.
2.4. Nghi lễ củng cố niềm tin, sự tôn trọng đối với tự nhiên
Nghi lễ là nơi con người gửi gắm ước mơ, điều mong đợi, vì vậy, chúng
phải được thực hiện một cách nghiêm túc và cẩn trọng thì mới có hiệu quả. Ông bà
tổ tiên đã làm như thế thì con cháu phải làm theo, không kể sự tốn kém về mặt kinh
tế, mất nhiều thời gian hay kết quả của việc cầu cúng không như con người mong
đợi. Chính vì thế nên chúng tôi xem nghi lễ là một trong những thiết chế có tính
phối hợp, ổn định cho toàn bộ nền văn hóa, hàm chứa trong nó toàn bộ mong đợi
của cộng đồng.
2.4.1. Nghi lễ liên quan đến đất rừng:Nghi lễ bôi máu trên đám lá
rừng (m’ham ha ]i); Nghi lễ xin phép chặt hạ cây (m’ham ]i).
2.4.2. Nghi lễ cúng đất và sự điều chỉnh hành vi của các cá nhân
trong cộng đồng
2.4.3. Một số nghi thức, nghi lễ liên quan đến canh tác lúa rẫy của nhóm
Gar: Nghi thức bôi máu cho xà gạc (m’ham găl w^a); Nghi lễ kéo lửa đốt rẫy
(ot i` su mir); Nghi thức uống rượu than lửa/ uống rượu hoa lửa (nghêt nơm
măl i`/nghêt nơm kao i` ); Nghi thức cắm cây dông (]ưt dông); Nghi thức cắm
cây rla (]ưt kep rla); Nghi thức quét những điều không may ra khỏi rẫy lúa
(pah tro); Nghi lễ cắm cây ndah (]ưt ndah); Nghi thức cầu được mùa (jrai
mir); Nghi lễ rước hồn lúa từ rẫy về nhà (rbăn ba/muôt ba/ndôp hêng ba).
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu tri thức quản lý và sử dụng đất rừng cho thấy người
Mnông có những hiểu biết sâu sắc về rừng. Nhận thức vai trò của rừng rất quan
trọng với tín ngưỡng và sinh kế của cộng đồng nên từ xa xưa, người Mnông đã
ý thức trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. Rừng không
đơn thuần là tài nguyên, là nguồn sống, rừng còn chứa dựng niềm tin, thế giới
quan; hơn thế rừng còn là bản ngã, là nỗi ám ảnh đối với người
16
Mnông…Những tri thức nói trên phản ánh sự thích nghi của người Mnông với
môi trường sinh thái của mình.
Chƣơng 3
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƢỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH
ĐẮK LẮK TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƢỚC
3.1. Vai trò của nƣớc trong đời sống của ngƣời Mnông
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, mang lại sự sống cho
mọi sinh vật trên trái đất; đối với con người, nước còn là một trong những trọng
tâm của quá trình phát triển bền vững. Là cư dân sản xuất nông nghiệp, người
Mnông rất cần nguồn nước của tự nhiên cho hoạt động nông nghiệp của mình.
Nguồn nước không chỉ thường trực trong sinh hoạt và sản xuất, nước
còn đi vào trong tâm thức của người Mnông.
3.2. Xác lập quyền sở hữu nguồn nƣớc
Người Mnông xác lập quyền sở hữu để khai thác nguồn lợi thủy sản từ
không gian riêng đó. Đối với nhóm Gar, nguồn nước được sở hữu theo dòng
họ.Để quản lý các khúc sông, suối, người ta sẽ đặt tên cho các khúc sông, suối
mà từng dòng họ được chiếm hữu.
3.3. Vai trò chỉ huy của “Rnoh Rnut” trong việc hƣớng dẫn dân làng
chặn dòng bắt cá tập thể
Hoạt động bắt cá tập thể diễn ra thường xuyên vào mùa khô, đồng thời
là công việc bắt buộc trước hôm cả làng tổ chức đốt rẫy. Ở đây chúng ta sẽ thấy
vai trò chỉ huy của ông Rnoh Rnut đối với hoạt động mang tính tập thể và nghi
lễ này.
3.4. Tri thức bản địa trong bảo vệ nguồn nƣớc
3.4.1. Phân loại nguồn nước, thiêng hóa rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước
Những dòng nước trong mát từ các khe núi ở đầu nguồn, những vũng
xoáy ở giữa dòng nước hoặc dưới thác nước được xem như dòng nước thiêng,
đó nơi các thần nước ngự trị nên con người phải giữ cho nước đầu nguồn luôn
trong sạch, dồi dào.
17
3.4.2. Cách giữ nước
Trong sinh hoạt, người Mnông giữ nước mưa bằng cách dùng máng tre
cột dọc theo mái tranh dẫn nước vào ché hoặc quả bầu khô.
Đối với nhóm Rlâm, vì canh tác lúa nước nên từ rất sớm họ cũng đã
biết đào mương (mbôl dak) để chứa nước và dẫn nước vào ruộng. Cách vỡ đất
dựa vào thế đất để tạo nên những chân ruộng bậc thang, đắp bờ cao cũng giúp
cho việc giữ nước ở trong ruộng được hiệu quả hơn.
3.4.3. Dẫn nước về làng
Đối với nhóm Gar, cư trú trên địa hình đồi núi thường làm máng nước
bằng những ống nứa hoặc lồ ô nối vào nhau để dẫn nước từ trên khe núi về đến
đầu làng hoặc đến từng nhà và để chảy suốt ngày đêm.
3.4.4. Đắp đập, làm mương dẫn nước vào ruộng
Ngay từ xa xưa người Rlâm đã biết đào mương, đắp đập dẫn nước vào
ruộng Mỗi làng (uôn) của người Rlâm đều có một mương nước (mbôl dak)
chạy dọc theo cánh đồng.
3.4.5. Cách đánh bắt thủy sản
Chặn dòng bắt cá-hoạt động tập thể chia sẻ nguồn lợi thủy sản, chuyển
tiếp mong đợi của cộng đồng vào ngọn lửa đốt rẫy
Sử dụng dụng cụ đánh bắt tự tạo bằng tre nứa và cách đánh bắt hạn chế tối
đa sự ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự sinh trưởng của các loài thủy sinh.
3.4.6. Một số điều luật cụ thể liên quan đến nguồn nước
Luật tục của người Mnông cho phép các dòng họ được xác lập quyền
sở hữu của mình đối với các khúc sông, suối có thể chặn dòng bắt cá. Các dòng
họ kể tên các khúc sông, suối do mình sở hữu bằng lời nói vần.
Mọi thành viên trong bon làng đều có trách nhiệm giữ cho dòng nước được
trong sạch, không được thả xác súc vật chết, bị dịch bệnh xuống sông, suối.
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ THANH XUÂN
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƢỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK
TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Ngành: Văn hóa dân gian
Mã số: 9 22 9041
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN
HÀ NỘI - 2019
Công trình đã được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Ngô Đức Thịnh
2. PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương
Phản biện 1: GS.TS. Bùi Quang Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Hoài Thu
Phản biện 3: PGS.TS. Lâm Bá Nam
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ,
tổ chức tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc phút, ngày tháng năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lê Thị Thanh Xuân (2016), Tri thức về rừng của người Mnông ở huyện Lắk,
tỉnh Đắk Lắk: Tôn giáo, luật tục, sinh kế, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm
2016.
2. Lê Thị Thanh Xuân (2017), Tri thức về voi của người Mnông ở huyện Lắk,
Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5, năm 2017.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Lắk tọa lạc phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, vốn là vùng đất
được thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng dãy núi Chư Yang Sin, rừng Nam Ka
hùng vĩ, hồ Lắk thơ mộng như tấm gương lớn cho những ngọn núi duyên dáng
nghiêng mình soi bóng. Từ chính không gian hiền hòa và thơ mộng ấy, người
Mnông đã tích lũy cho mình tri thức về môi trường sinh thái mang đặc trưng
văn hóa tộc người. Chính nhờ tri thức ấy mà rừng đầu nguồn được bảo vệ, quan
hệ cộng đồng được cố kết, các thực hành văn hóa luôn hướng đến việc đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của cộng đồng “chỉ lấy từ rừng đủ dùng, không hề
lãng phí” [44].
Người Mnông là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên Cao
nguyên Đắk Lắk. “Chúng tôi ăn rừng” là cách mà người Mnông nói về hoạt
động canh tác lúa rẫy của mình. Không phải ngẫu nhiên mà người Mnông chọn
động từ “ăn” để nói về cách mà họ canh tác trên các khoảnh rừng, cách mà họ
lấy các sản vật từ rừng để duy trì sự sống. Vì rừng chính là nơi họ sinh ra, là
nơi họ kiếm sống, rừng cũng là nơi chở che mọi tai họa và đưa họ về với tổ
tiên. Đất và làng cũng được cắt ra từ rừng. Sự linh thiêng, huyền bí, dồi dào về
nguồn sống của rừng đã tạo nên “văn hóa rừng”. Hay nói đúng hơn, rừng chính
là môi trường góp phần tạo nên tri thức bản địa và văn hóa của người Mnông.
Tuy nhiên, hiện nay, trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, đời sống của
người Mnông đang hàng ngày, hàng giờ đối diện với rất nhiều thách thức như:
sự tác động của nền kinh tế thị trường; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; suy giảm
nguồn tài nguyên rừng và sự thay đổi quyền quản lý, sử dụng các nguồn tài
nguyên; áp lực về tăng dân số cơ học dẫn đến nhu cầu đất ở, đất sản xuất trở thành
vấn đề cấp thiết đối chính quyền địa phương và người dân bản địa; sự giao lưu, tiếp
biến về văn hóa, sự thâm nhập của tôn giáo mới…đã làm cho kho tàng tri thức bản
địa và văn hóa tộc người dần mai một và nhiều tri thức đã ra đi mãi mãi; điều này
đã tác động sâu sắc đến mối quan hệ sinh thái hài hòa giữa con người và tự nhiên,
tổn hại đến môi trường.
2
Bên cạnh những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với tri thức bản địa được đề
cập ở trên, dưới góc độ lý luận về tri thức bản địa, cho thấy, ở Việt Nam,
nghiên cứu về tri thức bản địa đã được chú ý từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX và
ngày càng có nhiều nghiên cứu quan tâm đề cập đến vai trò của tri thức này,
nhất là trong khía cạnh quản lý môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên
cứu về tri thức bản địa ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mục đích nghiên cứu phục
vụ cho điều tra, sưu tầm, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số dưới góc độ dân
tộc học, hoặc chỉ lựa chọn những vấn đề phù hợp với mục đích của các dự án
bảo tồn đa dạng sinh học, dự án phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ cho việc xây
dựng chính sách về quản lý và bảo vệ tài nguyên…nên tiếp cận khái niệm tri
thức bản địa như một bản chất ít thay đổi, tập trung trên một số khía cạnh như:
gọi tên và phân loại động thực vật, quản lý tài nguyên thiên nhiên qua luật tục,
sưu tầm, tìm hiểu phong tục tập quán, luật tục, văn học dân gian…Thế giới
nhận thức luận chưa được quan tâm đúng mức, trong khi chính thế giới quan là
yếu tố có sự ảnh hưởng, chi phối toàn bộ các thực hành văn hóa của cộng đồng.
Chính vì cách tiếp cận tri thức bản địa như trên, các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam ít quan tâm đến mối tương tác giữa yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật hay nói
cách khác ít quan tâm mối quan hệ giữa tri thức bản địa và các thành tố khác
của văn hóa. Thậm chí, vẫn còn những nghiên cứu xem tri thức bản địa là
những phong tục tập quán lạc hậu cần loại bỏ…chính cách hiểu về tri thức bản
địa như trên đã bỏ qua việc nhìn nhận tri thức này trong mối quan hệ qua lại
với thế giới quan, vũ trụ quan, với vấn đề tâm linh, tín ngưỡng, dẫn đến việc
xây dựng một số chính sách về văn hóa, về phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số chưa chú ý đến vai trò của tri thức bản địa trong đời sống
văn hóa của cộng đồng. Trong khi các nhà nhân học hiện nay xem “tri thức bản
địa cần phải được hiểu như một hệ thống hoặc thế giới quan hoàn chỉnh gồm cả
hiểu biết về tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi và các khía cạnh của tri thức bản địa”
[69, tr.1].
Qua nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông về quản lý các
nguồn tài nguyên đất, rừng và nguồn nước, luận án sẽ tìm hiểu cách mà người
3
Mnông sử dụng vũ trụ quan của sự hòa hợp nhằm thể hiện sự tôn trọng tự
nhiên, tôn trọng thần linh như thế nào? Trong luận án này, tri thức bản địa sẽ
được nhìn nhận trong mối liên hệ với bối cảnh văn hóa của người Mnông nói
chung và trong sự mai một của hệ thống tri thức này nói riêng; bổ khuyết cách
hiểu, cách tiếp cận tri thức bản địa còn nhiều khoảng trống ở Việt Nam. Trên
cơ sở nhìn nhận tri thức bản địa là một chỉnh thể nguyên hợp, không tách rời
các thành tố cấu thành tri thức này, không tách rời yếu tố kỹ thuật và phi kỹ
thuật, quan tâm đến cơ sở hình thành của tri thức bản địa, tìm hiểu tác động của
nhận thức luận đến sinh kế bền vững của tộc người Mnông. Tìm hiểu hệ thống
tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk giúp chúng ta
hiểu biết hơn về kho tàng văn hóa của đồng bào Mnông, hiểu biết hơn về cách
mà họ ứng xử với môi trường tự nhiên để bàn luận về vai trò của tri thức bản
địa trong đời sống văn hóa tộc người và những vấn đề đặt ra khi kho tàng tri
thức này bị mai một và dần biến mất.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của tri thức bản địa đối với văn hóa
một tộc người và sự phát triển bền vững nên tôi chọn đề tài “Tri thức bản địa của
người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên” để làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa dân gian.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc giới thiệu một cách
hệ thống và toàn diện về tri thức bản địa của người Mnông góp phần làm sáng
tỏ đặc trưng văn hoá của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; đồng thời
nhìn ra quá trình vận động của kho tàng tri thức bản địa của người Mnông
trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện một cách hệ thống kho tàng tri thức bản địa Mnông về quản
lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Chỉ ra quá trình biến đổi và các nhân tố gây biến đổi tri thức bản địa
của người Mnông từ sau 1975 đến nay.
4
Bàn luận về những vấn đề đặt ra liên quan đến tri thức bản địa và sự
biến đổi tri thức bản địa của người Mnông trong bối cảnh xã hội chuyển đổi
hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kho tàng tri thức bản địa liên quan
tới quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Mnông tại huyện Lắk,
tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Tri thức bản địa là một vấn đề rất rộng song, trong luận án này chúng
tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu tri thức bản địa trong quản lý và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên bao gồm đất rừng, nguồn nước trên các khía cạnh: xem xét
sự phù hợp của kỹ thuật canh tác với môi trường sinh thái; tập trung nhìn nhận
cách quản lý, phân phối tài nguyên qua các thiết chế (luật tục, kiêng kị) với vai trò
là bà đỡ cho việc bảo vệ tài nguyên. Đề tài đặc biệt quan tâm đến nhận thức luận
của người Mnông đối với tài nguyên thiên nhiên thông qua thế giới quan, tín
ngưỡng và nghi lễ. Trên cơ sở đó, chúng tôi xem xét những nguyên nhân, các chiều
tác động làm biến đổi tri thức bản địa. Đặc biệt quan tâm đến chiều tác động của
chính sách nhà nước đối với truyền thống quản lý tài nguyên đất rừng và nguồn
nước, nên các văn bản của nhà nước cũng được tiếp cận giới hạn trong phạm vi
những nội dung liên quan đến quyền sở hữu và quản lý tài nguyên.
3.3. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Huyện Lắk là địa bàn khảo sát chính của chúng tôi vì đây là nơi sinh
sống lâu đời của người Mnông với dân số chiếm 63 % dân số toàn huyện. Nơi
đây có địa hình cảnh quan đồi núi xen lẫn các vùng trũng tạo nên sự đa dạng về
địa hình, do đó tri thức bản địa của các nhóm Mnông cũng chịu ảnh hưởng của
môi trường sinh thái nên có những đặc trưng khác nhau. Nhóm Gar cư trú trên
núi cao nổi tiếng với việc “ăn rừng”, nhóm Rlâm cư trú tại các vùng trũng lại
thuần thục với việc sử dụng đàn trâu vào canh tác lúa nước. Hiện nay, không
gian xã hội của người Mnông đã bị tác động, thay đổi khá nhiều, rừng không
5
còn là không gian bao chiếm, diện tích ruộng lúa bị thu hẹp do tăng dân số và
bố trí dân cư xen cài, sự tiếp nhận kỹ thuật canh tác mới, các thiết chế văn hóa,
xã hội thay đổi, du lịch trở thành nguồn thu nhập cho người dân, sự tác động
của chính sách đối với tài nguyên, sự thâm nhập sâu của các tôn giáo mới…đã
làm thay đổi tập quán ứng xử của người Mnông đối với tài nguyên cũng như
việc bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống. Trước bối cảnh không ngừng
thay đổi và nhiều chiều tác động đối với các làng của người Mnông, chúng tôi
chọn 11 làng để khảo sát
Để nghiên cứu có thêm tính thuyết phục, chúng tôi còn tiến hành điền
dã tại xã Đắk Rung, huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông); xã Đăm Rông, huyện
Đăm Rông (tỉnh Lâm Đồng), qua đó, có sự so sánh những tương đồng và dị
biệt về tri thức bản địa giữa các nhóm Mnông ở những địa phương khác nhau.
3.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk,
tỉnh Đắk Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
trong tiến trình phát triển xã hội tộc người; nghĩa là các tri thức bản địa đã và
đang tồn tại trong nhận thức của cộng đồng người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh
Đắk Lắk.
Phạm vi thời gian được trình bày làm hai giai đoạn, từ 1945 đến 1985
và từ 1986 đến nay. Vì từ 1945, ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (chất độc hóa học làm ô nhiễm
nguồn nước, tàn phá rừng, dồn dân lập đồn điền, lập ấp chiến lược…) thì về cơ
bản, quyền sở hữu tài nguyên vẫn thuộc về cộng đồng, nhóm họ, các cá nhân
tiến hành khai thác, sử dụng tài nguyên theo sự phân phối của những người
được cộng đồng tôn phong trong làng, trong rừng. Giai đoạn từ 1986 đến nay,
Đảng, Nhà nước đã triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội miền
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, sự tác động
của nền kinh tế thị trường và nhiều yếu tố khác (tôn giáo, giao lưu văn hóa,
phương tiện truyền thông, khoa học kỹ thuật…) đã tác động trực tiếp và mạnh
6
mẽ đến nguồn tài nguyên, đây có thể xem là giai đoạn đánh dấu nhiều sự thay
đổi trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Mnông.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập nguồn tư liệu thứ cấp, đọc, xử lý, phân tích và hệ thống lại
những kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp nghiên cứu trên thực địa: Phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn
sâu và thảo luận, phương pháp quan sát, chụp ảnh cộng đồng làng, cùng tham
dự các sinh hoạt, các nghi lễ, thực hành canh tác… nhằm tái hiện các dữ liệu
trong phần trình bày nội dung chương 2 của luận án. Phương pháp phân tích,
đối chiếu, so sánh đồng đại và lịch đại. Phương pháp so sánh và phương pháp
tổng hợp. Phương pháp liên ngành. Phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý thuyết và khái niệm liên
quan đến tri thức bản địa của người Mnông nói riêng và cư dân nói ngôn ngữ
Môn-Khơ me nói chung.
Nhận diện kho tàng tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk để từ
đó làm sáng tỏ một số đặc trưng và giá trị văn hoá xã hội của tri thức bản địa
người Mnông, những sự biến đổi, những chiều tương tác cũng như những nhân
tố tác động đến hệ thống tri thức bản địa của người Mnông và những vấn đề đặt
ra từ đó.
Cung cấp nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho chủ đề nghiên cứu về
tri thức bản địa, về người Mnông, về Tây Nguyên, giúp ích cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy và cả hoạch định chính sách.
Chỉ ra những vấn đề cấp bách, những thách thức đặt ra từ sự biến đổi
nhanh chóng theo chiều hướng thiếu tích cực của tri thức bản địa của người
Mnông hiện nay và kết nối với vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Dưới góc độ văn hóa dân gian, luận án góp phần nhìn nhận tri thức bản
địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên đất
7
rừng và nguồn nước dựa trên tính chỉnh thể nguyên hợp, không tách rời các
thành tố cấu thành tri thức bản địa, xác định nhận thức luận đóng vai trò quyết
định, chi phối hành vi ứng xử giữa con người với tự nhiên.
Bổ sung các luận điểm khẳng định vai trò, giá trị của tri thức bản địa
trong quản lý và sử dụng đất rừng và nguồn nước, là cơ sở để cộng đồng và các
cơ quan quản lý nhà nước quản lý và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững,
góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa dân gian. Nghiên cứu còn
góp phần khẳng định sự phù hợp của cách tiếp cận tài nguyên thiên nhiên dựa
trên nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng, kết hợp giữa tri thức bản địa và
tri thức khoa học trong phát triển bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án chỉ ra những vấn đề cần tập trung chú ý đối với tri thức bản
địa như: những biểu hiện của tri thức bản địa về quản lý và sử dụng đất rừng và
nguồn nước thông qua các nguyên tắc xác định ranh giới đất rừng và nguồn
nước, cử người phân phối tài nguyên, việc điều hòa nhu cầu sử dụng tài
nguyên, quan niệm, tín ngưỡng, nghi lễ, luật tục, kiêng kị, sáng tạo văn nghệ
dân gian...
Cung cấp cơ sở cho việc phân tích, đánh giá hệ thống chính sách liên
quan đến việc quản lý và bảo vệ tài nguyên, qua đó chỉ ra hạn chế của việc xây
dựng một số chính sách đã bỏ qua sự tham vấn ý kiến của người dân địa
phương, chưa xem xét, tôn trọng và vận dụng hợp lý các khía cạnh của tri thức
bản địa vào việc quản trị tài nguyên ở cấp cộng đồng.
Luận án cũng góp phần làm giàu các nghiên cứu vận dụng tri thức tộc người
vào việc xây dựng chuẩn mực hành vi của cộng đồng và cả xã hội trước thực trạng ô
nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên nghiêm trọng như hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được
chia làm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát
địa bàn nghiên cứu.
8
Chƣơng 2: Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk
Lắk trong quản lý, sử dụng đất rừng.
Chƣơng 3: Tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk
Lắk trong quản lý, sử dụng nguồn nước.
Chƣơng 4: Nguyên nhân sự biến đổi, các chiều tương tác và những vấn đề
đặt ra đối với tri thức bản địa của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về tri thức bản địa trên thế giới
Ở phương Tây, thường cho rằng không có cái gọi là tri thức bản địa
theo nghĩa tri thức “dân gian” đã từng tồn tại và biến mất, và theo một cách nào
đó khoa học và công nghệ trở thành tri thức bản địa. Từ thế kỷ 16 trở đi, tri
thức dân gian Châu Âu kết hợp với y học có nguồn gốc Châu Á và Châu Mỹ.
Chính sự vô danh này đã giúp xác định được những hoạt động mang tính khoa
học mới nổi, đối nghịch với tri thức dân gian. [Sđd, tr.9]. Trong suốt thế kỷ 17,
18, tri thức khoa học của thế giới tự nhiên được tạo ra, tiếp tục tiếp thu những
tri thức dân gian địa phương tồn tại trước đó, “tri thức dân gian đã bị hệ thống
hóa thành tri thức khoa học” [Sđd, tr.10].
Những năm1960-1970 của thế kỷ XX, tri thức bản địa bị xem nhẹ, bị
bỏ qua và đánh giá thấp [Sđd, tr.16]. Mặc dù tri thức bản địa bị ngoài lề hóa
như trên nhưng ngay từ giữa thế kỷ 19, quá trình này bị xem xét lại [Sđd,
tr.17]. Tuy nhiên, sự nóng lòng của các nhà nhân học và các chuyên gia phát
triển muốn giúp tri thức bản địa được chấp nhận đã đẩy tri thức bản địa đến chỗ
giải bối cảnh mà ở đó tri thức được hình thành và gắn chặt, bị biến thành “giải
pháp hóa toàn cầu và khái quát hóa”, tri thức bản địa bị mã hóa và lưu giữ, phổ
biến như tri thức khoa học; bị đẩy xa hơn, tri thức bản địa trở thành một khái
niệm vụ lợi và phi cá nhân, cụ thể và bối cảnh [Sđd, tr.26-28].
9
Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, trong những năm gần đây có rất nhiều bài viết mang
tính học thuật về tri thức bản địa. Những nghiên cứu này tập trung vào các khía cạnh
khác nhau của tri thức bản địa, từ tri thức về sinh thái áp dụng cho bảo tồn tài
nguyên, cho đến các hệ thống phân loại đất, tri thức về thiên văn học và vũ trụ học,
cho đến lập bản đồ địa lý và đặt tên cho vùng đất. Danh sách các chủ đề có thể dành
cho các nghiên cứu về tri thức bản địa là vô tận [69, tr.2].
Năm 1997, một cuộc hội thảo với chủ đề “Tri thức bản địa về môi
trường và những biến đổi” đã được tổ chức tại trường Đại học Kent
(Canterbury, Hoa Kỳ) với mục đích nhằm thảo luận chuyên sâu về khái niệm
“tri thức bản địa” bao gồm các vấn đề: sự hình thành tri thức, cách thức vận
hành nó trong thực tiễn xã hội và các bước phát triển thăng trầm của nó. Từ đó,
các nhà khoa học đánh giá một cách khách quan và nghiêm túc về thực trạng
nghiên cứu tri thức bản địa trong những ngành khoa học khác nhau cả về
phương diện thực tiễn và lý luận.
Qua các nghiên cứu trên, tình hình nghiên cứu tri thức bản địa ở nước
ngoài có nhiều quan điểm tiếp cận trái chiều, thậm chí có cả việc lạm dụng tri
thức bản địa cho mục đích chính trị hoặc phục vụ cho mục đích của các dự án
phát triển kinh tế, bảo tồn tài nguyên.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa ở Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu về tri thức bản địa nói chung và tri thức bản địa
qua các khía cạnh cụ thể
Ở Việt Nam, mối quan tâm, thiện cảm dành cho tri thức bản địa qua
các nghiên cứu ngày càng nhiều lên, hàng loạt hội thảo được tổ chức để khẳng
định vai trò, nêu lên tầm quan trọng của tri thức địa phương đối với vấn đề phát
triển bền vững miền núi. Trong đó, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tri thức bản
địa như là một nhân tố cốt lõi để đưa vấn đề phát triển bền vững tộc người đến
sự thành công.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về tri thức bản địa của các tộc người thiểu số ở
Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
10
Mặc dù nghiên cứu tri thức bản địa ngày càng tăng về số lượng và phạm
vi đề cập nhưng Pamela McElwee [69] lại nêu lên một thực trạng nghiên cứu
tri thức bản địa tại Việt Nam “bị giới hạn chủ yếu ở phương pháp tiếp cận phân
loại hoặc liệt kê danh mục và những phương pháp này không nhận ra được sự
đa dạng và tính tổng thể của tri thức bản địa”.
1.1.3. Nghiên cứu tri thức bản địa của người Mnông và tri thức bản
địa của người Mnông ở huyện Lắk trong việc quản lý và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên
1.1.3.1. Nghiên cứu về tri thức bản địa của người Mnông
Nghiên cứu về các tộc người Tây Nguyên đã diễn ra từ những năm đầu
thế kỷ XX bởi các học giả và các quan cai trị người Pháp và sau đó là người
Mỹ, người Việt Nam, các học giả người Mỹ kế thừa khá nhiều từ các học giả
người Pháp.
Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về người Mnông chủ
yếu tập trung vào việc sưu tầm và tìm hiểu văn hóa tộc người trên các khía
cạnh đời sống kinh tế, văn hóa
1.1.3.2.Nghiên cứu về tri thức bản địa về quản lý và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên của người Mnông ở huyện Lắk
Ở Việt Nam, do mức độ quan tâm và mục đích nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu nên hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy công trình chuyên biệt nào
viết về tri thức bản địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Cơ sở lý thuyết
Trong khuôn khổ phạm vi của đề tài, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tri thức
bản địa của người Mnông trong việc quản lý và sử dụng các nguồn tài thiên nhiên
qua ba thành tố đất, rừng, nước. Trên cơ sở đặt tri thức bản địa về quản lý và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh văn hóa truyền thống rộng lớn.
1.2.1. Khái niệm
- Tri thức bản địa
11
* Khi tìm hiểu tri thức bản địa của người Mnông về quản lý và sử dụng
các nguồn tài nguyên đất rừng và nguồn nước, chúng ta không thể không bàn
đến giá trị của tri thức bản địa, mặc dù tri thức này đang hàng ngày hàng giờ bị
mai một, biến đổi, thậm chí nhiều tri thức bị biến mất. Có thể đúc kết một số
giá trị cơ bản của tri thức bản địa của người Mnông như sau:
Tri thức bản địa của người Mnông thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về môi
trường sinh thái.
Tri thức bản địa chứa đựng một thế giới quan sâu sắc, là nơi sáng
tạo, trao truyền, lưu giữ văn hóa truyền thống.
Tri thức bản địa của người Mnông hàm chứa tính cộng đồng, dân
chủ, bình đẳng và tương trợ.
- Tài nguyên thiên nhiên
- Phát triển bền vững
1.2.2.Cơ sở lý luận
Luận án tập trung vào cách tiếp cận tính chỉnh thể nguyên hợp của văn
hóa dân gian để nghiên sự cấu thành nội tại các thành tố của tri thức bản địa
cũng như đặt tri thức bản địa trong mối quan hệ với các thành tố khác của văn
hóa dân gian. Ngoài ra, luận án còn sử dụng cách tiếp cận của nhân học trong
nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên như: sinh thái văn hóa, thế
giới quan bản địa.
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Lăk nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, địa hình núi cao
chiếm 85% diện tích tự nhiên, địa hình bằng phẳng chiếm 15% diện tích tự
nhiên.Thổ nhưỡng gồm đất phù sa, đất vàng, đất xám, đất mùn trên núi cao, đất
than bùn, đất dốc tụ thung lũng. Khí hậu huyện Lắk mang nét đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
1.3.1.2. Lịch sử huyện Lắk
Lịch sử huyện Lắk gắn liền với sự hình thành của tỉnh Đắk Lắk
12
1.3.2. Khái quát về người Mnông ở huyện Lắk
1.3.2.1. Đặc điểm cư trú và dân số
Theo thống kê năm 2016, ở tỉnh Đắk Lắk người Mnông có khoảng 48.253
người, cư trú ở tất cả các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột..
Theo Địa chí tỉnh Đắk Lắk [107] người Mnông gồm các nhóm sau:
Những Gar, Chil, Rlăm, Kuênh, Bu Nong, Nong, Preh, Prâng, Bu Nor, Biăt,
Dip, R’ôông [tr.23-24].
1.3.2.2. Đặc điểm về đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội của người Mnông
- Đặc điểm văn hóa
Đứng trên bình diện thời gian và không gian mà xem xét, văn hóa dân
gian Mnông cũng giống như nhiều dân tộc Tây Nguyên, tiêu biểu cho một trình
độ phát triển của văn hóa “văn hóa dân gian là toàn bộ nền văn hóa dân tộc”,
nó còn ở dạng chỉnh thể nguyên hợp, tức là chưa có sự tách biệt rạch ròi giữa
các bộ phận hợp thành [100, tr.115-116].
Văn hóa dân gian Mnông thật gần gũi với đời sống thường ngày của con
người, gần gũi tới mức khó có thể phân biệt đâu là đời sống sản xuất, chiến
đấu, sinh hoạt xã hội, đâu là văn hóa. Đó cũng là một đặc trưng của tính
nguyên hợp của văn hóa dân gian, sự xâm nhập, gắn kết của đời sống sản xuất,
xã hội và đời sống văn hóa nghệ thuật [Sđd, tr.115].
- Tổ chức chính trị-xã hội
Trong xã hội truyền thống, đơn vị chính trị-xã hội của người Mnông là
địa vực làng (rot bon, uôn lan). Gia đình (hih nâm) là đơn vị chủ yếu về mặt kinh
tế, tôn giáo và sở hữu.
- Thực hành tín ngưỡng, tôn giáo
Cũng như hầu hết cư dân bản địa ở Tây Nguyên, người Mnông tin vào đa
thần giáo, vật linh giáo.
- Hoạt động kinh tế truyền thống
Nhóm Gar cư trú trên vùng đồi núi đã hình thành kỹ thuật canh tác lúa
rẫy, nhóm Rlâm sử dụng đàn trâu để làm nhão đất trước khi cấy lúa nước.
Ngoài hoạt động trồng trọt, săn bắt, hái lượm, người Mnông còn đánh bắt thủy
13
sản trên các dòng sông, suối và hồ Lắk. Kinh tế truyền thống của người Mnông
chủ yếu là tự túc tự cấp.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong quá trình hình thành và phát triển của một tộc người, tri thức bản
địa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa của tộc người
ấy. Việc nhìn nhận những giá trị của tri thức bản địa gắn với việc bảo tồn và
phát huy các giá trị của tri thức độc đáo này trong bối cảnh hiện nay là vấn đề
đang được đặt ra cho sự phát triển bền vững.
Chƣơng 2
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƢỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH
ĐẮK LẮK TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG
2.1. Nhận thức luận/Thế giới quan của ngƣời Mnông về tự nhiên
2.1.1. Tài nguyên đất rừng trong tâm thức của người Mnông
Cư trú trong không gian được bao bọc bởi rừng, những bon làng của
người Mnông tồn tại như một ốc đảo “khép kín”, dường như tách biệt hẳn với
thế giới bên ngoài. Trong không gian ấy, đất rừng bện chặt, bao quanh con
người và các sinh linh. “Rừng đối với người Tây Nguyên nói chung, người
Mnông nói riêng là một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa”. Người Mnông
xem đất đai là tài sản của ông bà tổ tiên để lại cho con cháu “Teh mei teh yo”.
Vì là tài sản nên chỉ được thừa kế, cho mượn chứ không được mua bán.
2.1.2. Tín ngưỡng đa thần và tín ngưỡng vạn vật hữu linh
Thiên nhiên, môi trường chính là lãnh địa của vô số yang. Lãnh địa
của các yang (thần linh) không ở đâu khác hay nằm ngoài thế giới của con
người, mà là bên cạnh con người và cùng với con người.
Trong các hệ thống các yang (thần linh), thì yang bri (thần rừng), yang
]i (thần cây), yang dlei (thần tre nứa) rất được tôn kính bởi tâm thức về rừng
vốn đậm nét trong đời sống tinh thần của người Mnông.
Với người Mnông, yang Ba (thần Lúa) được xem như một vị thần đặc
biệt, được sùng bái trong hệ thống các thần của họ.
14
2.1.3. Sự phân chia thế giới
Tư duy nguyên hợp ảnh hưởng rất mạnh đến cách người Mnông nhìn
nhận và phân chia thế giới. Thế giới được phân làm ba tầng: Tầng trời-Tầng
mặt đất và tầng dưới mặt đất.
2.2. Luật tục với việc quản lý xã hội và bảo vệ đất rừng
2.2.1. Xác lập quyền sở hữu đất rừng thuộc về cộng đồng
2.2.2. Tôn phong “chủ làng, chủ rừng”
2.2.3. Chia sẻ nhu cầu sử dụng đất trong cộng đồng làng
2.2.4. Quy hoạch không gian sinh tồn của cộng đồng
2.2.5. Sử dụng lửa để “ăn rừng” và ý thức phòng ngừa hỏa hoạn
2.2.6. Ý thức “nuôi rừng” trong khai thác lâm sản
2.2.7. Sử dụng đất sét để làm các vật dụng bằng gốm
2.2.8. Một số điều cụ thể của luật tục về tài nguyên đất rừng
Từ xa xưa, người Mnông đã hình thành nên những nguyên tắc trong
việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và được thể hiện qua luật tục
của cộng đồng. Nhờ luật tục mà ranh giới của các bon được xác lập, các gia
đình, dòng họ có quyền sở hữu và khai thác nguồn lợi từ rừng đảm bảo cho
sinh kế của cộng đồng, rừng được bảo vệ và khai thác đúng mức.
2.3. Kỹ thuật canh tác phù hợp với môi trƣờng sinh thái
2.3.1. Luân canh, hưu canh, xen canh, đa canh trong canh tác đất rẫy
Sự thích ứng của người Mnông với môi trường sống thể hiện ở kỹ thuật
canh tác lúa rẫy, việc hưu canh, luân canh đất làm rẫy, đốt cỏ làm phân đảm
bảo cho đất có đủ độ màu cho lúa phát triển và đạt năng suất cao nhất. Xen
canh nhiều giống lúa và các loại hạt giống khác cũng thể hiện kinh nghiệm ứng
phó với sự thay đổi của thời tiết có thể làm mất mùa, tận dụng tối đa độ màu
mỡ của đất.
2.3.2. Sử dụng bước chân của đàn trâu trong canh tác đất ruộng
Một bộ phận người Mnông ở huyện Lắk cư trú xung quanh hồ Lắk và
các vùng trũng thì lại hình thành kỹ thuật canh tác lúa nước trên những vùng
15
đầm lầy ven hồ, ven sông, không làm ruộng bằng cày bừa mà bằng bước chân
giẫm của đàn trâu.
2.4. Nghi lễ củng cố niềm tin, sự tôn trọng đối với tự nhiên
Nghi lễ là nơi con người gửi gắm ước mơ, điều mong đợi, vì vậy, chúng
phải được thực hiện một cách nghiêm túc và cẩn trọng thì mới có hiệu quả. Ông bà
tổ tiên đã làm như thế thì con cháu phải làm theo, không kể sự tốn kém về mặt kinh
tế, mất nhiều thời gian hay kết quả của việc cầu cúng không như con người mong
đợi. Chính vì thế nên chúng tôi xem nghi lễ là một trong những thiết chế có tính
phối hợp, ổn định cho toàn bộ nền văn hóa, hàm chứa trong nó toàn bộ mong đợi
của cộng đồng.
2.4.1. Nghi lễ liên quan đến đất rừng:Nghi lễ bôi máu trên đám lá
rừng (m’ham ha ]i); Nghi lễ xin phép chặt hạ cây (m’ham ]i).
2.4.2. Nghi lễ cúng đất và sự điều chỉnh hành vi của các cá nhân
trong cộng đồng
2.4.3. Một số nghi thức, nghi lễ liên quan đến canh tác lúa rẫy của nhóm
Gar: Nghi thức bôi máu cho xà gạc (m’ham găl w^a); Nghi lễ kéo lửa đốt rẫy
(ot i` su mir); Nghi thức uống rượu than lửa/ uống rượu hoa lửa (nghêt nơm
măl i`/nghêt nơm kao i` ); Nghi thức cắm cây dông (]ưt dông); Nghi thức cắm
cây rla (]ưt kep rla); Nghi thức quét những điều không may ra khỏi rẫy lúa
(pah tro); Nghi lễ cắm cây ndah (]ưt ndah); Nghi thức cầu được mùa (jrai
mir); Nghi lễ rước hồn lúa từ rẫy về nhà (rbăn ba/muôt ba/ndôp hêng ba).
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu tri thức quản lý và sử dụng đất rừng cho thấy người
Mnông có những hiểu biết sâu sắc về rừng. Nhận thức vai trò của rừng rất quan
trọng với tín ngưỡng và sinh kế của cộng đồng nên từ xa xưa, người Mnông đã
ý thức trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng. Rừng không
đơn thuần là tài nguyên, là nguồn sống, rừng còn chứa dựng niềm tin, thế giới
quan; hơn thế rừng còn là bản ngã, là nỗi ám ảnh đối với người
16
Mnông…Những tri thức nói trên phản ánh sự thích nghi của người Mnông với
môi trường sinh thái của mình.
Chƣơng 3
TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƢỜI MNÔNG Ở HUYỆN LẮK, TỈNH
ĐẮK LẮK TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƢỚC
3.1. Vai trò của nƣớc trong đời sống của ngƣời Mnông
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, mang lại sự sống cho
mọi sinh vật trên trái đất; đối với con người, nước còn là một trong những trọng
tâm của quá trình phát triển bền vững. Là cư dân sản xuất nông nghiệp, người
Mnông rất cần nguồn nước của tự nhiên cho hoạt động nông nghiệp của mình.
Nguồn nước không chỉ thường trực trong sinh hoạt và sản xuất, nước
còn đi vào trong tâm thức của người Mnông.
3.2. Xác lập quyền sở hữu nguồn nƣớc
Người Mnông xác lập quyền sở hữu để khai thác nguồn lợi thủy sản từ
không gian riêng đó. Đối với nhóm Gar, nguồn nước được sở hữu theo dòng
họ.Để quản lý các khúc sông, suối, người ta sẽ đặt tên cho các khúc sông, suối
mà từng dòng họ được chiếm hữu.
3.3. Vai trò chỉ huy của “Rnoh Rnut” trong việc hƣớng dẫn dân làng
chặn dòng bắt cá tập thể
Hoạt động bắt cá tập thể diễn ra thường xuyên vào mùa khô, đồng thời
là công việc bắt buộc trước hôm cả làng tổ chức đốt rẫy. Ở đây chúng ta sẽ thấy
vai trò chỉ huy của ông Rnoh Rnut đối với hoạt động mang tính tập thể và nghi
lễ này.
3.4. Tri thức bản địa trong bảo vệ nguồn nƣớc
3.4.1. Phân loại nguồn nước, thiêng hóa rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước
Những dòng nước trong mát từ các khe núi ở đầu nguồn, những vũng
xoáy ở giữa dòng nước hoặc dưới thác nước được xem như dòng nước thiêng,
đó nơi các thần nước ngự trị nên con người phải giữ cho nước đầu nguồn luôn
trong sạch, dồi dào.
17
3.4.2. Cách giữ nước
Trong sinh hoạt, người Mnông giữ nước mưa bằng cách dùng máng tre
cột dọc theo mái tranh dẫn nước vào ché hoặc quả bầu khô.
Đối với nhóm Rlâm, vì canh tác lúa nước nên từ rất sớm họ cũng đã
biết đào mương (mbôl dak) để chứa nước và dẫn nước vào ruộng. Cách vỡ đất
dựa vào thế đất để tạo nên những chân ruộng bậc thang, đắp bờ cao cũng giúp
cho việc giữ nước ở trong ruộng được hiệu quả hơn.
3.4.3. Dẫn nước về làng
Đối với nhóm Gar, cư trú trên địa hình đồi núi thường làm máng nước
bằng những ống nứa hoặc lồ ô nối vào nhau để dẫn nước từ trên khe núi về đến
đầu làng hoặc đến từng nhà và để chảy suốt ngày đêm.
3.4.4. Đắp đập, làm mương dẫn nước vào ruộng
Ngay từ xa xưa người Rlâm đã biết đào mương, đắp đập dẫn nước vào
ruộng Mỗi làng (uôn) của người Rlâm đều có một mương nước (mbôl dak)
chạy dọc theo cánh đồng.
3.4.5. Cách đánh bắt thủy sản
Chặn dòng bắt cá-hoạt động tập thể chia sẻ nguồn lợi thủy sản, chuyển
tiếp mong đợi của cộng đồng vào ngọn lửa đốt rẫy
Sử dụng dụng cụ đánh bắt tự tạo bằng tre nứa và cách đánh bắt hạn chế tối
đa sự ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự sinh trưởng của các loài thủy sinh.
3.4.6. Một số điều luật cụ thể liên quan đến nguồn nước
Luật tục của người Mnông cho phép các dòng họ được xác lập quyền
sở hữu của mình đối với các khúc sông, suối có thể chặn dòng bắt cá. Các dòng
họ kể tên các khúc sông, suối do mình sở hữu bằng lời nói vần.
Mọi thành viên trong bon làng đều có trách nhiệm giữ cho dòng nước được
trong sạch, không được thả xác súc vật chết, bị dịch bệnh xuống sông, suối.