Tổng hợp các chi tiết đặc sắc trong các tác phẩm văn học thi thpt

  • 19 trang
  • file .pdf
1. Chi tiết “bát cháo hành” trong Chí Phèo -Nam Cao
Đề tài người nông dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiện
thực 1930 -1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những mùa bội thu.
Nam Cao là người đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai vỡ, nhưng bằng
tất cả tâm huyết, tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ –
những kẻ dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng
riêng. Tác phẩm Chí Phèo – đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng không chịu thua
kém “anh chị” mình vươn mình lên hàng kiệt tác – đỉnh cao của văn học 1930
– 1945. Chí Phèo có được vị trí ấy là bởi giá trị tư tưởng mới mẻ, độc đáo, bởi
nghệ thuật viết truyện lôi cuốn, hấp dẫn của ngòi bút Nam Cao. Và một điều
không thể không kể đến đó là bởi Nam Cao đã xây dựng thành công những
chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.
Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện. Chí Phèo sau khi uống rượu
nhà Tự Lãng không về túp lều của mình mà ra thẳng bờ sông. Ở đó bắt gặp
Thị Nở – người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn, đi kín nước nhưng ngủ
quên ở bờ sông. Khung cảnh hữu tình: trăng lấp lánh trên mặt sông, gió thổi
mát rượi và những tàu chuối “giãy đành đạch như hứng tình”, cùng với hơi
men của rượu đã đưa đến mối tình Chí Phèo – Thị Nở. Sau đêm trăng gió với
Thị, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình, sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, Thị
chạy đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí.
Bát cháo hành – biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi
làng Vũ Đại khô khát yêu thương. Bát cháo hành có lẽ đối với mỗi người nó
chỉ là những thứ vặt vãnh, vụn vặt, nhất là khi cháo lại được nấu bởi bàn tay
Thị Nở. Cháo ấy có ngon không? Chúng ta không biết, chỉ biết một điều nó
chan chứa tình người. Một tình người rất thật, rất hồn nhiên, vô tư, không vụ
lợi mà Thị Nở dành cho Chí. Nó chỉ đơn giản là bởi Thị thấy Chí bị “thổ một
trận nhọc” mà không có người chăm sóc, bởi Thị nghĩ ốm như thế thì chỉ có
ăn cháo hành. Và rất hồn nhiên Thị nấu cháo hành mang sang.
Bát cháo hành – vị thuốc giải cảm cho Chí. Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chí
tỉnh, lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy được những âm thanh
xung quanh: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng anh thuyền chài gõ
mái chèo đuổi cá”, “tiếng những người đi chợ trò chuyện… Một ước mơ xa
xăm của một thời nào Chí thấy như xa lắm. Hắn đã từng mơ có một gia đình
nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ vốn nuôi một
con lợn. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Trận ốm đã làm cho hắn
thoát khỏi cơn say triền miên mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái
dốc bên kia của cuộc đời, biết sợ tuổi già, ốm rét và cô độc. Trận ốm đã làm
cho hắn biết sợ – cái mà có lẽ trước giờ chưa bao giờ hắn nghĩ tới. Thị Nở
sang cùng bát cháo hành đưa cho hắn. Nhận bát cháo từ tay Thị mà hắn “ngạc
nhiên”. Ngạc nhiên cũng đúng thôi vì “từ trước đến giờ đã ai cho hắn cái gì.
Muốn cái gì hắn phải dọa nạt hay cướp giật”. Một cảm xúc khác thay cho cái
ngạc nhiên ban đầu “hắn thấy mắt ươn ướt, một chút gì như là ăn năn”. Chí ăn
năn về những gì mình đã gây ra, có thể là như lời nhà văn “người ta thường
ăn năn về những việc mình làm khi người ta không ác được nữa” nhưng dẫu
sao điều ấy là không muộn. Chí ăn cháo hành và thấy “cháo hành ăn rất
ngon”. Tình người đầu tiên Chí nhận được sao không ngon cho được. Sự
chăm sóc đầy ân tình dẫu chăng còn thô vụng của Thị Nở nhưng vẫn đáng
quý biết bao. Còn gì quí giá hơn khi người ta ốm còng queo một mình mà lại
được một bàn tay chăm sóc. Chí đã khao khát biết bao một bàn tay chăm sóc
như thế. Bát cháo hành – sự chăm sóc, quan tâm vô tư của Thị Nở làm Chí
nghĩ tới bà Ba Bá Kiến. Hai người đàn bà quan tâm tới Chí nhưng một người
mặt hoa da phấn, áo quần là lượt nhưng tâm địa tà dâm chỉ cốt thỏa mình, còn
một người xấu ma chê quỷ hờn nhưng tâm địa tốt, quan tâm Chí thật lòng. Bát
cháo hành trên tay hơi nghi ngút làm cho Chí “vã mồ hôi ra như tắm”. Bát
cháo tưởng vặt vãnh đã trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.
Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cho cuộc đời Chí. Không chỉ giải cảm, bát
cháo hành – tình người duy nhất đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt
“con quỷ dữ Chí Phèo”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện,
thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng
hoàn lương: Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa
với hắn. Khát khao lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi
vọng vào Thị Nở – về cây cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo
hành đã hoàn thành thiên chức gọi chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp
tro tàn đang âm ỉ, nó đưa Chí qua một cuộc lột xác để về với sự lương thiện.
Nhưng bát cháo hành cũng chính là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên tới đỉnh
điểm, dẫn tới một kết thúc thảm thương đầy đau đớn. Sau năm ngày ở với Chí
Phèo, Thị Nở “bỗng nhớ ra mình còn một bà cô trên đời” và quyết định “dừng
yêu” để xin ý kiến bà cô. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí
Phèo, Thị chửi Chí bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng quay về. Chí
“ngẩn người ra” và chạy vội ra níu tay Thị nhưng bị Thị dúi cho một cái rồi
bỏ về. Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn
không còn cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng, hắn
uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng cứ thấy “hơi cháo
hành”. Đó là biến thể của “bát cháo hành”. Hắn không say, vị ngọt tình người
cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”. Cuối cùng Chí lựa chọn
cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi cháo hành đã không
cho phép hắn trở lại cuộc sống con quỷ một lần nữa. Hắn để trở về lương
thiện chỉ còn cách duy nhất là tự sát. Bát cháo hành đã gọi dậy con người
trong Chí để nó thức dậy mặc dù chỉ để khổ đau, để phải bi kịch. Nhưng dẫu
thế nó cũng không chấp nhận chết đi mãi mãi. Và bát cháo hành chính là cánh
cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đọa đày.
Bát cháo hành – một chi tiết nghệ thuật mang đầy dụng công của Nam Cao.
Nó góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: Điều mà chúng ta
thiếu đó chính là lòng tốt – một lòng tốt rất bình thường cũng có thể cứu rỗi
con người. Và kết cục của Chí Phèo thể hiện một niềm tin của nhà văn: dẫu
có bị bầm dập về nhân hình lẫn nhân tính, lương thiện trong con người đặc
biệt là những người nông dân cũng không mất đi, nó chỉ cần đợi có cơ hội là
sẽ bùng lên mạnh mẽ.
Qua chi tiết nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu: đó là
những định kiến làng xã nông thôn đã tước đi quyền được sống của con
người… Qua đó nhà văn cũng gióng lên một hồi chuông khẩn thiết đòi thay
máu cho xã hội để ít nhất con người được sống lương thiện.
Bát cháo hành – chi tiết đặc sắc đã góp phần làm nên “nhà văn lớn” Nam Cao.
Tác phẩm khép lại nhưng dư âm của tình người trong chi tiết nghệ thuật ấy
vẫn còn mãi.
2. Chi tiết “Tiếng chửi của Chí Phèo” trong Chí Phèo – Nam Cao
Trong nền văn học viết Việt Nam, có những tác giả đã khẳng định vị trí của
mình bằng sáng tác đồ sộ mang giá trị nhân văn lớn như đại thi hào Nguyễn
Du với “Truyện Kiều” hoặc bằng cách phản ánh những sự kiện trong đại của
đất nước như tác gia Tố Hữu, Nguyễn Tuân. Số khác thì đánh dấu bằng tuyên
ngôn nghệ thuật như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam… Nhưng cũng có các tác
giả đã để lại ấn tượng muôn đời trong lòng người đọc chỉ bằng một một chi
tiết nhỏ trong toàn bộ tác phẩm… trong đó có Nam Cao. Và như Macxim
Gorki đã khẳng định :”Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” là vậy.
Người ta cứ nghĩ để viết nên một tác phẩm vĩ đại thì phải đi tìm những thứ to
tát từ nơi xa xôi, phải thoát ly hiện thực đau khổ để tìm đến điều mơ tưởng.
Không phải vậy, nhà văn – người sáng tạo ra cái đẹp – có thể chỉ tìm được
nghệ thuật cao quý từ những điều bình thường nhất, nhỏ bé nhất mà lại nói
lên được điều vĩ đại. “Chi tiết nhỏ” là những sự việc, sự kiện bình thường
trong một tác phẩm, dường như ban đầu đọc qua ta chỉ nghĩ nó có tác dụng
phản ánh hiện thực khách quan mà khi đọc kĩ càng, ta lại phát hiện trong đó
một giá trị tư tưởng lớn có ý nghĩa giáo dục và thẫm mĩ cao. “Chi tiết nhỏ”
nhưng mang giá trị nghệ thuật đặc sắc góp phần khẳng định lập trường và tài
năng của “nhà văn lớn”.
Chí Phèo là một điển hình nghệ thuật về người nông dân từ lương thiện rơi
vào tha hóa trở thành quỷ dữ rồi bị gạt ra khỏi xã hội loài người, cuối cùng
quay quắt trở về với bi kịch của khát vọng “làm người lương thiện”. Bi kịch
bị ruồng bỏ, cô đơn trước đồng loại của Chí Phèo được Nam Cao thể hiện qua
một chi tiết rất nhỏ, rất bình thường và tự nhiên ngay đoạn mở đầu nhưng
càng đọc, càng suy ngẫm ta lại càng thấy từng tầng nghĩa sâu sắc cả về tư
tưởng lẫn nghệ thuật của tác phẩm. Đó chính là tiếng chửi của Chí Phèo.
Trong cơn say, hắn ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời
vì trời sinh ra hắn một con người không hoàn thiện. Rồi hắn “chửi đời” vì đời
bạc bẽo đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn. Tức quá, hắn “chửi cả làng Vũ
Đại” đã đẩy hắn vào bi kịch tha hóa thê thảm. Nỗi cô độc đã lên đến tột độ,
hắn”chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”! Đau đớ n nhất, Chí Phèo
chửi “đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn” làm hắn mang những bi kịch lớn
của cuộc đời. Chí Phèo chửi nhưng lời của hắn lại rơi vào trong im lặng đáng
sợ. Không một ai đáp lại lời của hắn. Hắn chửi nhưng chất chứa bên trong là
niềm khao khát được giao tiếp, được đồng vọng dù chỉ được đáp lại bằng một
tiếng chửi. Nhưng đau xót thay, cả làng Vũ Đại quay lưng với hắn để cuối
cùng hắn chửi nhau với ba con chó dữ: “Một thằng say và ba con chó dữ mà
làm ầm ĩ cả làng”. Chí Phèo thật sự đã bị gạt bỏ khỏi xã hội loài người.
Tài hoa nghệ thuật Nam Cao được bộc lộ ngay trong đoạn mở đầu truyện
ngắn. Nhà văn đã sử dụng rất thành công hình thái ngôn ngữ nửa trực tiếp để
tạo nên hiện tượng đa thanh cho giọng điệu kể chuyện. Đoạn văn có lời kể
khách quan xen lẫn lời nhận xét của tác giả, có cả lời nhủ thầm của dân làng:
“Chắc nó trừ mình ra”. Như vậy, tuy dân làng Vũ Đại không xuất hiện nhưng
ta vẫn thấy hình ảnh đám đông và thái độ của họ trước lời chửi Chí Phèo. Nổi
bật lên tất cả là giọng Chí Phèo vừa có phần phẫn uất lại vừa cô đơn trước
đồng loại: “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! … Mẹ
kiếp! Thế có phí rượi không?” Đó là lời kể của tác giả hay chính suy nghĩ,
cảm xúc của nhân vật đang cất lên tiếng nói.
Nhờ tính chất đa thanh của giọng điệu kể chuyện đã dẫn đến một tính chất đặc
sắc khác cho đoạn văn: tính đa nghĩa. Tiếng chửi không chỉ là khao khát được
giao tiếp mà còn là sản phẩm của một con người bị rơi vào bi kịch bị tha hóa,
không được sống đúng bản chất của một con người. Bên ngoài là tiếng chửi
của một kẻ say nhưng bên trong thì hắn rất tỉnh. Lời chửi rất mơ hồ, không
động chạm ai, quả là một kẻ say bình thường đang chửi. Nhưng hắn rất tỉnh,
rất sáng suốt, không gian trong tiếng chửi thu dẹp dần từ cao đến thấp, từ rộng
đến hẹp, từ vô địa chỉ đến có địa chỉ. Từ số đông, hắn chửi một người: “hắn
cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. Đẻ ra Chí
Phèo “cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” nhưng chúng ta, người đọc thì biết:
Chính xã hội vô nhân đạo đã đẻ ra Chí Phèo – con quỷ dữ của làng Vũ Đại, đã
sinh ra hiện tượng “Chí Phèo”. Như vậy, hắn mượn rượi để chửi, để phản ứng
với toàn bộ xã hội vô nhân đạo. Từng lời cay độc ấy thoát ra nghĩa là lòng hắn
đang gào thét cuồng điên, hắn chửi để thỏa mãn lòng rực lửa đốt khi mà cả
làng Vũ Đại không ai lắng nghe hắn. Họ thành kiến với hắn. Tiếng chửi của
Chí Phèo vừa mang tâm trạng bất mãn vừa là lời tố cáo sâu sắc xã hội vô nhân
đạo với những nếp nghĩ lạc hậu đã cướp đi quyền làm người và ruồng bỏ hắn.
Tiếng chửi thật chất là một tiếng kêu cứu thảm thiết của con người đáng
thương bị què quạt cả về thể xác lẫn tinh thần cố níu chiếc phao đời để mà tồn
tại. Ta đã từng đau xót cho số phận nghèo khổ, tăm tối của chị Dậu, chị Dậu
nghèo tới mức phải bán con, bán chó, bán sữa nhưng Ngô Tất Tố không để
chị bán nhân phẩm của mình. Còn Chí Phèo, hắn đã bán cả linh hồn cho quỷ
dữ với cái giá rẻ bèo và cuối cùng bị ghẻ lạnh, cô đơn trong chính xã hội loài
người.Trong đoạn văn, cứ sau một lời kể khách quan mang tính chất thông
báo là một lời nhận xét của tác giả. Như vậy, bằng hiện tượng đa nghĩa của
giọng điệu, ta không chỉ thấy thái độ, tình cảm của nhân vật mà còn cảm nhận
được trái tim nhà văn đang lên tiếng. Đằng sau lời văn lạnh lùng gần như sắc
lạnh ấy lại là một tấm lòng xót thương sâu sắc cho nhân vật và cả sự căm
phẫn xã hội vô nhân đạo đã đẻ ra hiện tượng Chí Phèo.
Tóm lại, đoạn văn được mở đầu bằng lời chửi của Chí Phèo không chỉ mang
nét nghệ thuật dễ nhận thấy, nghệ thuật kết cấu, mà còn mang giá trị tư tưởng
và giá trị nghệ thuật của ngòi bút thấm đẫm tinh thần Nam Cao. Càng đào sâu,
càng nghiền ngẫm, người đọc sẽ tìm cho mình những suy nghĩ sâu sắc hơn về
kiệt tác “Chí Phèo”.
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết “tiếng chửi” của Chí Phèo đã góp
phần làm nên thành công của nhà văn lớn Nam Cao. Nó đã khái quát lên một
chân lý nghệ thuật: nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình
thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái phi thường trong sự bình
thường, thậm chí tầm thường. Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn
mới làm được điều đó.
3. Chi tiết “nụ cười và nước mắt”, chi tiết “nồi cháo cám” trong Vợ
nhặt – Kim Lân
Chọn nạn đói năm 1945 – trang sử bi thương nhất của lịch sử dân tộc làm bối
cảnh của câu chuyện, Kim Lân đã kể cho ta nghe một câu c huyện lạ lùng nhất
trong cuộc sống : chuyện anh Tràng bỗng nhiên có người đàn bà về trong
những ngày tối sầm vì đói khát ấy. Chính tình huống độc đáo và éo le ấy đã
nảy sinh bao nét tâm lí ngổn ngang, bao niềm vui, nỗi buồn. Và hình ảnh nụ
cười, nước mắt trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm được coi là những chi
tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện tài năng của Kim Lân trong việc
khắc họa tâm lí nhân vật và thể hiện tư tưởng nhà văn, chủ đề tác phẩm.
Hình ảnh nụ cười được nhà văn nhắc đến nhiều lần khi khắc họa chân dung
nhân vật Tràng. Khi đẩy xe bò thóc hắn vuốt mồ hôi trên mặt cười, trên
đường dẫn người vợ nhặt về: hắn tủm tỉm cười, hai con mắt sáng lên lấp
lánh,khi trẻ con trêu chọc Tràng bật cười Bố ranh. Khi người vợ nén tiếng thở
dài trước quang cảnh của nhà Tràng, hắn “ quay lại nhìn thị cười cười”. Bà cụ
Tứ về, Tràng tươi cười mời mẹ ngồi lên giường…
Nụ cười của Tràng đã góp phần khắc họa tính cách, tâm lí tính cách thuần
phác, nhân hậu, yêu đời của gã trai quê mùa, thô kệch; nói cùng ta niềm hạnh
phúc, sung sướng của con người trong tận cùng đói khát vẫn không thôi khao
khát tình yêu, tổ ấm gia đình. Đặt trong bối cảnh của câu truyện viết về nạn
đói thảm thương 1945, hình ảnh nụ cười của Tràng (lặp lại 8 lần) giống như
cơn gió mát lành làm dịu đi cái căng thẳng ngột ngạt, cái trăm đắng ngàn cay
của con người ngày đói, thể hiện cái nhìn lạc quan, niềm hi vọng của nhà văn
vào cuộc sống. Phải chăng, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp giản dị: chỉ có
tình yêu thương mới có thể mang đến niềm vui, nụ cười hạnh phúc cho con
người.
Bên cạnh việc khắc họa tâm lí của Tràng qua nụ cười, Kim Lân cũng chú ý
nét tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt. Khi hiểu ra cơ sự
nhặt vợ của con “ kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”.Khi
lo lắng cho cảnh ngộ đói khát của chúng: bà cụ nghẹn lời không nói, nước
mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Khi nghe thấy tiếng trống thúc thuế, bà vội
ngoảnh mặt đi, bà không muốn để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Giọt nước mắt của bà cụ Tứ góp phần thể hiện nỗi xót xa của người mẹ trước
cảnh ngộ của con lấy vợ giữa “tao đoạn” và số phận không được bằng người.
Việc lấy vợ của con là vui nhưng vì cái cái đói, cái chết mà khiến bà xót xa,
tủi thân, tủi phận. Giọt nước mắt khổ đau ấy như lời kết án sâu sắc thực dân
Pháp, phát xít Nhật đẩy dân ta đến thảm cảnh cùng cực đó.
Giọt nước mắt cho thấy tấm lòng chan chứa yêu thương con của người mẹ,
những giọt nước mắt như cố kìm nén ( rỉ ra hai dòng nước mắt, ngoảnh vội ra
ngoài). Thương con, mừng lòng trước hạnh phúc của con, bà đào sâu chôn
chặt, dấu đi nỗi lo lắng, bà khóc thầm, khóc vụng, để rồi chỉ nói những lời yêu
thương, động viên con.
Nụ cười – nước mắt là biểu hiện của hai trạng thái cảm xúc đối lập nhau
nhưng cùng lấp lánh ánh sáng của tình người, của tình yêu thương giữa những
ngày đói khát, chúng góp phần thể hiện sự éo le của tình huống truyện, làm
nên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc. Khắc họa hình ảnh giàu ý nghĩa
đó, Kim Lân chứng tỏ là nhà văn thấu hiểu tâm lí nhân vật, biệt tài xây dựng
những chi tiết nghệ thuật nhỏ nhưng hàm chứa tầng ý nghĩa sâu sa, thể hiện
quan niệm sáng tác “ quý hồ tinh, bất quý hồ đa”
Không chỉ thành công ở chi tiết nụ cười, nước mắt, Kim Lân cũng để lại trong
ấn tượng đạm nét trong tâm trí người đọc ở hình tượng nồi cháo cám. Nhà văn
đã để cho cái đói quay quắt se duyên cho một mối tình nhưng cũng đẩy họ
đến bên bờ vực: liệu có nuôi nổi nhau qua cái thì tao đoạn này không. Bữa
cơm đón nàng dâu mới minh họa rõ nét hơn cho cái thực trạng thảm thương
của những con người khốn khó đó: giưã cái mẹt rách chỉ có niêu cháo loãng,
một lùm rau chuối thái rối, đĩa muối trắng và nồi cháo cám. Cháo cám dẫu
được mẹ già sang trọng gọi là chè khoán nhưng vẫn không sao xua được cảm
giác đắng ngắt, chát xít nơi cổ họng, không sao nén được nỗi tủi hờn dâng lên
trong tâm trí mỗi người. Bát cháo cám như đập tan cái không khí vui tươi ở
phần đầu bữa ăn. Hiện thực về cái đói vô cùng khốc liệt và ám ảnh một lần
nữa xuất hiện, đe dọa hạnh phúc của con người. Thứ hạnh phúc bé nhỏ, mong
manh vừa mới nhen nhúm ngay lập tức bị đe dọa bởi cái đói. Nỗi xót xa, buồn
tủi thấm trong trang văn của Kim Lân như lan sang người đọc.
Nhưng vượt lên trên nghĩa tả thực, bát cháo cám còn làm ngời sáng trước mắt
ta tấm lòng, tình cảm của người mẹ già khốn khó. Bà cụ Tứ vừa múc cháo,
vừa đùa vui: “ Chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Nào phải bà không thấu cái
vị đắng ngắt, chát xít của cháo cám, đâu phải bà không hay về tương lai mù
xám của những đứa con mình? Người mẹ già ấy đã có nén lại nỗi lo lắng thắt
lòng cho tương lai đôi trẻ, đã vượt qua mọi sượng sùng, ngần ngại với người
con dâu về gia cảnh nhà mình để khơi dậy chút nguuồn vui cho không khí gia
đình. Bên tận cùng nỗi xót xa, ta lại cảm động vô cùng trước mênh mông tấm
lòng người mẹ. Hơn nữa, chẳng phải ngẫu nhiên Kim Lân lại để cho người
mẹ già nua tuổi tác, xế bóng ngả chiều lại là người khơi niềm vui trong thảm
cảnh ngày đói. Là Kim Lân thấy lửa, khơi lửa và tin rằng có lửa ngay trong
đống tro tưởng sắp lụi tàn, thấy mầm xanh sự sống chẳng những vươn lên từ
thân non hay một đời cây cường tráng mà còn khỏe khoắn vươn lên từ chính
một gốc cây sắp tròn cổ thục. Không nghi ngờ gì nữa, món chè khoán của bà
cụ Tứ làm một chi tiết Kim Lân trọn vẹn gởi trao niềm tin và khát vọng sống
của con người.
Chi tiết bát cháo cám cũng thể hiện khát khao hạnh phúc gia đình của người
đàn bà vô danh. Ta hiểu thị nhắm mắt đưa chân không đơn thuần vì miếng ăn,
thị không bỏ đi khi chứng kiến gia cảnh bần hàn của Tràng, nay ta càng thấu
hiểu sâu sắc hơn cái khát vọng có một bến đỗ cho con thuyền phiêu dạt, một
tổ ấm dừng chân nơi thị trong cái cử chỉ “ điềm nhiên và vào miệng miếng
cháo cám”. Cái cử chí và thái độ ấy cho thấy thị thật ý tứ, sẵn sàng đồng cam
cộng khổ với gia đình Tràng. Hạnh phúc mong manh vừa nhen nhóm ấy, phải
chăng cần lắm những đôi bàn tay nâng niu như vậy. Lời nói của bà cụ Tứ và
hành động của người con dâu chính là cách những người phụ nữ giữ gìn, bảo
vệ và vun đắp cho niềm hạnh phúc vừa mới chớm nở.
Sáng tạo chi tiết bát cháo cám, Kim Lân không chỉ gợi lại sinh động thảm
trạng ngày đói năm nào mà nhà văn còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm
nơi những tấm lòng thuần hậu, chất phác. Trong cảnh đói bi thương ấy, họ
vẫn không thôi yêu thương, vẫn nương tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi
vọng.
4. Chi tiết “đoàn tàu” trong Hai đứa trẻ – Thạch Lam
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được coi là “một bài thơ trữ tình
đượm buồn”. Đây là một truyện ngắn độc đáo có sự kết hợp của chất tự sự và
chất trữ tình. Sự xuất hiện của hình ảnh đoàn tàu ở cuối tác phẩm được coi là
một chi tiết giàu ý nghĩa, góp phần làm nên thành công của truyện ngắn này.
Đoàn tàu xuất hiện trong hoàn cảnh đầy tăm tốicủa những kiếp người mỏi
mòn nơi phố huyện mà cuộc sống của họ đang chìm ngập trong bóng tối. Tuy
nhiên chừng ấy người trong bóng tối vẫn “mong đợi một cái gì tươi sáng cho
sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Với hai chị em Liên thì sự mong mỏi
ấy rõ ràng, cụ thể hơn. Chúng chờ tàu từ chiều cho đến khuya để được thấy
đoàn tàu và ngày nào cũng thế. Khi nhìn thấy đoàn tàu chạy qua phố huyện
thì dường như chúng mới được sống trọn vẹn một ngày.
Từ xa, hình ảnh đoàn tàu đã hiện lên với “ngọn lửa xanh biếc như trơi”,với
“tiếng còi vọng lại theo ngọn gió xa xôi”. Rồi đoàn tàu đến gần trong âm
thanh dồn dập, ồn ào, rầm rộ, tiếng ghi rít mạnh lên. Khói bừng sáng, đèn
sáng trưng chiếu sáng xuống mặt đường. Một thứ âm thanh mạnh mẽ và
huyên náo hẳn. Một thứ ánh sáng lấp lánh, rực rỡ ngập tràn phố huyện.
Nhưng đoàn tàu đi qua trong khoảnh khắc rồi dần dần mất hút vào khoảng sâu
của đêm tối. Tiếng vang động nhỏ dần rồi tắt hẳn, trả lại phố huyện nét vẻ vốn
có của nó.
Chi tiết đoàn tàu xuất hiện đã góp phần soi rõ tâm trạng các nhân vật, đặc biệt
là chị em Liên. Hai chị em đã chờ tàu trong niềm thiết tha, khắc khoải rồi đón
tàu trong niềm háo hức, say mê, tiễn tàu trong niềm nuối tiếc, bâng khuâng.
Chúng chờ tàu không phải vì tò mò, không phải để bán hàng, không đợi người
quen mà là để được nghe âm thanh, được nhìn ánh sáng và được sống với một
thế giới khác.
Đây còn là chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ
đề tác phẩm. Đoàn tàu là hình ảnh biểu trưng cho quá khứ. Nó chạy về từ Hà
Nội, từ miền kí ức tuổi thơ thể hiện ước mơ và khát vọng của chị em Liên. Đó
là ước mơ được quay trở về quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá
khứ đã qua. Khi hiện tại cuộc sống làm con người không thỏa mãn, người ta
thường có xu hướng quay trở lại quá khứ, đặc biệt là quá khứ tươi đẹp. Đặt
trong mối quan hệ với hiện tại, đoàn tàu là một thế giới khác hẳn với cuộc
sống tràn đầy bóng tối, tẻ nhạt, đơn điệu nơi phố huyện nghèo. Thế giới rực
rỡ ánh sáng, ngập tràn âm thanh, chứa đựng bao điều mới mẻ, thú vị. Và thế
giới ấy còn giúp những người dân nơi phố huyện nhận ra còn có một cuộc
sống đáng sống hơn nơi phố huyện nghèo – cái ao đời phẳng lặng kia. Chi tiết
đoàn tàu xuất hiện còn khơi dậy khát vọng và ước mơ của chị em Liên, của
những người dân phố huyện về một tương lai sáng lạn. Nó đánh thức khát
vọng mơ hồ trong cõi vô thức của hai tâm hồn thơ dại: khát vọng vượt thoát,
khát vọng đổi thay, khát vọng kiếm tìm. Nhưng rồi đoàn tàu ấy lại biến mất.
Ước mơ thoát khỏi hiện tại vốn đã rất mong manh, xa xôi. Hình ảnh đoàn tàu
như niềm vui, tia hi vọng chợt lóe lên rồi vụt tắt. Tất cả trở nên mơ hồ hơn và
càng khắc sâu vào nỗi khổ của chừng ấy con người nơi phố huyện nghèo.
Chi tiết nhỏ nhưng đã trở thành điểm sáng tư tưởng cho tác phẩm. Nó thể hiện
lòng nhân đạo, niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người tàn lụi, vô
vọng và bế tắc. Từ đó Thạch Lam muốn thức tỉnh những con người đang sống
trong cái ao đời phẳng lặng, tù đọng một khát vọng sống, khát vọng vượt
thoát, khát vọng đổi thay. Chính Thạch Lam cũng khao khát muốn đem đến
cho họ tia ánh sáng của sự sống để văn chương trở thành “một thứ khí giới
thanh cao và đắc lực”
5. Chi tiết “căn buồng Mị nằm” và chi tiết “tiếng sáo đêm xuân”
trong Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Sống gắn bó nghĩa tình cùng mảnh đất Tây Bắc, với sở trường quan sát những
nét riêng về phong tục văn hóa của những con người nơi c ao nguyên đá mờ
sương ấy, Tô Hoài đã khắc họa được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp
phần thể hiện chủ đề của tác phẩm và góp thêm nét vẽ riêng vào bức tranh
Tây Bắc.
Với gam màu xám lạnh, u tối, Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận được
không gian sống của Mị: “Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa
nuôi trong xó cửa. Căn buồng Mị nằm kín mít, chỉ có ô vuông bằng bàn tay
trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị cứ ngồi đấy
mà trông ra ngoài, đến khi nào chết thì thôi”. Đây là chi tiết nằm ở phần giữa
tác phẩm, miêu tả không gian sống của Mị ở nhà thống lí Pa Tra. Sau ý định
tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị dập tắt ngọn lửa lòng về nhà
thống lí và tiếp tục chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó.
Căn buồng ấy kín mít, có ô vuông bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi,
khiến người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời
Mị. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng
lớn của đất trời Tây Bắc. Cái ngột ngạt, tù túng trong căn buồng Mị nằm đối
lập với một thế giới bên ngoài lồng lộng của mây trời, gió núi, của hương hoa
rừng Tây Bắc, nó đối lập với cái giàu có, tấp nập của nhà thống Lí Pá Tra. Nó
không phải là căn buồng của cô con dâu nhà giàu có nhiều tiền nhiều thuốc
phiện nhất vùng mà đó là chỗ ở của con ở, thậm chí không bằng con ở. Căn
buồng ấy giống như một miền đời bị quên lãng
Trong căn buồng ấy, chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn
khắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “ không nói”, lầm lụi,
chậm chạp trơ lì như “ con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc
tưởng mình là “con trâu con ngựa” – nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khổ
cực vì lao động vất vả thì hình ảnh “ con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về
thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian:
chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Cuộc sống của Mị
không có sắc màu, âm thanh, không có cả ngắn dài thời gian, không chia biệt
đêm ngay.
Không chỉ có thể, Mị còn không có ý thức về sự sống đợi đến bao giờ chết thì
thôi. Phải chăng thứ ngục thất tinh thần ấy đã làm héo mòn, tàn úa từng ngày
từng tháng tâm hồn Mị. Mị sống như loài thảo mộc cỏ cây không hương
không sắc, lay lắt, dật dờ, vô hồn, vô cảm. Không còn nữa một cô Mị đẹp như
đóa ban trắng của núi rừng Tây Bắc vừa thắm sắc, đượm hương, một người cô
Mị khao khát tình yêu và tự do có ý thức sâu sắc về quyền sống, từng thiết tha
xin cha “ đừng gả con cho nhà giàu”, từng có ý định ăn lá ngón là kết thúc
chuỗi ngày sống mà như chết. Như vậy, vượt lên trên nghĩa tả thực về không
gian sống của MỊ, căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa
ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị.
Chi tiết đó đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà . Nhà văn đã tố cáo
sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống,
quyền khao khát hạnh phúc của họ. Đồng thời, Tô Hoài bày tỏ tấm lòng xót
xa thương cảm cho số phận người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc khi Cách
mạng chưa về. Đó cũng là cảm hứng nhân đạo quen thuộc trong văn học
Nếu hình ảnh căn buồng Mị nằm là một trong những chi tiết có sức ám ảnh ở
truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhất thì hình tượng tiếng sáo đêm tình mùa
xuân lại có sức quyến rũ lòng người nhất. Hình tượ ng tiếng sáo nằm ở phần
giữa tác phẩm, ngòi bút Tô Hoài đã rất dụng công để miêu tả những thanh âm
của tiếng sáo vùng núi cao Tây Bắc trong đêm tình mùa xuân. Sau những
chuỗi ngày sống chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại,tê liệt, chai lì cái nồng nàn
của lửa, của men rượu, cái tươi vui chộn rộn của mùa xuân Hồng Ngài đã
đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo đã vọng đến đôi tai Mị. Tiếng sao được miêu
tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài
đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài
đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc
chơi
Trước hết, đây là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi
cao Tây Bắc, khiến người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của
núi rừng trong những đêm xuân ở Hồng Ngài. Nếu Tây Nguyên có tiếng
cồng, tiếng chiêng âm vang khắp bản làng, rừng núi, nếu miền quê đồng bằng
Bắc Bộ có tiếng trống chèo, tiếng hát giao duyên, tiếng đàn bầu thánh thót thì
với những người dân Tây Bắc, họ vốn ít nói, kiệm lời, họ gửi lòng mình vào
tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn môi, thổi lá để trao gửi tâm tình, để mời gọi
bạn yêu. Tiếng sáo vang lên với những cung bậc khác nhau, khi xa khi gần,
khi trầm bổng khoan thai, khi rập rờn, khi lấp ló…Âm thanh tiếng sao vang
lên những ca từ mộc mạc thể hiện lẽ sống hồn nhiên, yêu đời, phóng khoáng
của những con người nơi đây “ Mày có con trai, con gái ta đi tìm người
yêu…”. Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn
cay với nỗi đời cơ cực của con người nơi đây, khiến mảnh đất Tây Bắc vốn xa
lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng.
Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả vẻ đẹp
tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến
lòng Mị thiết tha, bổi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí
ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng lên
khát vọng sống, Mị ý thức hiện tại mình vẫn còn trẻ, Mị ý thức về quyền hạnh
phúc “ Mị muốn đi chơi”, Mị sửa soạn vào nhà…Tiếng sáo khiến Mị quên đi
thực tại khổ đau: khi Mị định ăn lá ngón để chết ngay chứ không muốn nghĩ
về ngày trước nữa thì tiếng sáo lửng lơ ngoài đường lại đưa Mị trở về với
niềm khát sống, khi bị trói đứng cả đêm, tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng
sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi. Nếu căn buồng Mị nằm biểu
tượng cho thứ ngục thất tinh thần giam hãm đời Mị, thì hình tượng tiếng sáo
trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng
tình yêu trong tâm hồn Mị.
Chi tiết góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn và thành công của
ngòi bút Tô Hoài. Đó là tấm lòng nâng niu trân trọng của nhà văn đối với nét
đẹp văn hóa của và vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc. Chi tiết giàu chất thơ,
lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc.
6. Chi tiết “Nắm lá ngón” trong “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài
Tô Hoài là một trong những nhà văn ưu tú của văn đàn Việt Nam. Có lẽ do sự
trải nghiệm và dồi dào vốn sống mà ông có thể viết nên những trang văn hay
dù chỉ mới học hết bậc tiểu học. Nhưng tác phẩm của ông thường là truyện
ngắn và bút kí viết về thiên nhiên và đời sống thôn quê. Năm 1952, trong
chuyến đi dài tám tháng sống cùng đồng bào Tây Bắc, Tô Hoài đã cho ra tập
truyện “Tây Bắc”, đặc sắc với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” để rồi từ đó, hình
tượng “lá ngón”trở thành một trong những chi tiết nghệ thuật đặc trưng, mang
nhiều tầng ý nghĩa và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm tưởng độc giả Việt
Nam.
Cũng như nhãn tự trong một bài thơ, chi tiết nghệ thuạt có vị trí ng hệ thuật vô
cùng quan trọng đối với tác phẩm văn xuôi, nó có thể thâu tóm linh hồn của
tác phẩm. Và dù thời gian trôi qua, tác giả không còn nữa thì khi nhắc đến chi
tiết nghệ thuật liền nhớ lại nội dung tác phẩm. Điều đó kể như không bỏ công
người nằm xuống. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác khi Tô Hoài
tham gia kháng chiến, căn cứ hoạt động ở miền cao Tây Bắc. Câu chuyện là
cuộc đời tủi nhục của Mị và A Phủ – hai mảnh đời có số phận bất hạnh gần
như nhau, đại diện cho những kiếp đời lầm than dưới ách thống trị tàn ác của
bọn thực dân phong kiến. Họ gặp nhau, tự giải thoát và tìm đến Cách mạng
như một lẽ hiển nhiên, biểu trưng cho con đường tìm đến Cách mạng, tìm đến
giải phóng và tự do của đồng bào miền cao Tây Bắc.
Hình ảnh “lá ngón” xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân
vật Mị – người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc
đời nhiều bất hạnh. Mị xuất hiện với hình ảnh mở đầu u ám: “Ai ở xa về…có
một cô con gái. Lúc nào cũng vậy,…mặt buồn rười rượi”. Đó cũng chính là
phong cách của Tô Hoài: Đi thẳng vào vấn đề, nêu ngay nhân vật. Sự xuất
hiện ủ dột báo hiệu một thực tại không tươi sáng. Sự hiện diện song song giưx
“cô gái – tàu ngựa – tảng đá” cho thấy sự ngang tầm giữa các chủ thể: “người
và súc vật, súc vật và vô tri”. Hay đó cũng chính là ngầm ý của tác giả muốn
nói đến cái xã hội đương thời. Cái thực tại xám xịt này là hệ luỵ của chế độ
thực dân phong kiến thối tha, là kết cục bi thương của con người lành tính. Mị
– một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ – ngay trong đêm tình hội xuân
nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cô bị trói gô như súc nô, bắt về
nhà thống lí Pá Tra “cũng trình ma” như một món hàng. Người ta làm gì cuộc
đời cô, thực sự lúc đó cô không biết, mãi cho đến lúc A Sử đứng trước mặt bố
cô tuyên bố đã cúng trình ma, thôi thì cô đã là người nhà thống lí mất rồi! Một
cú đánh ngã tự do, một cái rơi thật sự thẳng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong
tranh xuống hố sâu của địa ngục – nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của
tiếng than và hít thở hhơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhụcđến tột
cùng. Mị sôngs không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc
và rồi “có áp bức có đấu tranh”. Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá
ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và
hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại
nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng,
đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị
động. Và sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ:
Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Nó – lá
ngón, cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ
đắng cay, đầy đau đớn và uất hận. Cô ném phịch xuống đất nắm lá ngón mình
tự tìm hái trong rừng như một sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó, ném trong nước
mắt. Tự mình tìm đến lá ngón – độc dược của rừng xanh – đã là sự can đảm
của người con gái. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can
đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục
còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ.
Đoc cũng chính là nguyên nhân cốt yếu cho sự can đảm bán mình chuộc cha
của Vương Thuý Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn
Du. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, điều đó
kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh
nhầm thời, những cánh hoa trôi dạt trong bão dữ. “Lá ngón” như vậy, đã
mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.
Ta có thể nhìn thấy sự kiên quyết và chút gì đó vụt sáng trong lòng Mị khi cô
tìm đến lá ngón với ý nghĩ đã tìm ra lối thoát. Nhưng đồng thời cũng nhận ra
nỗi đớn lòng của cô khi thấy rằng chưa phải lúc và lối thoát ấy một lần nữa
tuột khỏi tầm tay. Nhưng rồi cơn đau nào cũng phải qua đi đi sau thời hạn
định. Mị trở về, tiếp tục sống cho hết kiếp cùng mạt nhục nhã. Nhiều năm trôi
qua, cha già – người thân duy nhất cũng qua đời nhưng cái thôi thúc giải thoát
trong ***g ngực son nay đã tắt. Mị không còn nghĩ đến đấu tranh bởi lẽ sống
hay chết đối với cô lúc này không quan trọng nữa và đương nhên “lá ngón”
cũng chẳng còn lảng vảng trong tâm trí đã ngủ quên.
Đó chính là sự xuất hiện lần thứ hai của “lá ngón” vì ở lần này, “lá ngón” xuất
hiện bằng cách ra đi. Lá ngón phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã nguội
lạnh. Nỗi ám ảnh về cái chết giờ đây không còn gặm nhấm tâm hồn cho sự tự
do của lí trí. Nhưng đối với Mị, đó lại là nỗi đáng sợ! “Ở lâu trong cái khổ, Mị
quen khổ rồi”. Dần thay thế cho “phản kháng” là “chấp nhận chịu đựng”. Một
cô gái với bản lĩnh tự hái thuốc độc cho mình nay buông xuôi chấp thuận. Cô
buông xuôi không bởi cô chấp thuận, cô đông thuận mà sự thả trôi kia là kết
cục của cuộc tự đấu tranh trong đơn độc, dai dẳng cuối cùng kết thúc bằng sự
mỏi mệt và tuyệt vọng đổ ập xuống đôi bờ vai yếu ớt. Vậy ra, “lá ngón” kia
đang ngầm kêu thay tiếng đồng bào hướng về Cách mạng. Chẳng biết tự bao
giờ, Mị quay cuồng vào công việc nhà Pá Tra như một cái máy và cho tới khi
trâu ngựa đã về chuồng, cô vẫn còn đứng đó tiếp tục mãi không thôi. Lúc nào
cũng vậy, ngồi một mình trong căn buồng tối trông ra lôc vuông trắng đục
chẳng biết “của sương hay nắng”, Mị luôn đăm đắm một ánh nhìn. Ánh nhìn
ấy vừa khát khao, vừa hồi tưởng. Nếu như xem lỗ vuông nơi căn phòng là
vách ngăn giữa lao tù và tự do, thì ít ra mỗi khi nhìn vào đó, Mị vẫn còn chút
gì khao khát sống. Còn đối với “lá ngón”, nghĩ đến nó là nghĩ đến cái chết và
chỉ khi Mị muốn kết liễu đời mình thì lá ngón lại là hình ảnh mặc định đầu
tiên hiện ra.
Rồi đêm nay, đêm tình mùa xuân lại kéo đến – cái đêm tình tứ lứa đôi ngọt
ngào, đêm của những xúc cảm yêu thương được chuẩn bị trước bởi “những
chiếc váy hoa phơi trên mõm đá” hay đêm được tượng hình bởi tiếng sáo mê
li. Đêm hội mùa xuân vẫn đến và đi như hằng năm vẫn thế. Và năm nay, đến
hẹn lại lên, đêm được chờ mong lại đến. Nó đến vẫn với diện mạo xinh tươi
và bản chất ngọt ngào. Vẫn rừng xanh đó, vẫn triền núi xưa nhưng người đưa
đã khác. Đêm xuân ny vắng bóng má đào. Tiếng sáo cũ vẫn cứ vô tư bay đi
cùng gió với mây, đi tìm người tình ngày nào lâu nay vắng bóng. Rồi như
trách oán, như không muốn đi, tiếng sáo ấy cứ réo mãi bên tai người con gái
như lưu luyến, tần ngần. Như một phép tiên, đôi môi tưởng chừng đã bị
phong kín bởi thời gian nay mấp máy điều gì! Gì thế kia? Hỡi ôi bài hát cũ –
bài hát thiết tha dạo cùng khúc nhạc rừng vàng. Hình ảnh ấy ôi thật xót xa.
Người con gái làm say đắm biết bao chàng trai, bông hoa của núi rừng h ùng
vĩ ngày nào biến mất đi trong đêm oan nghiệt. Để giờ đây chỉ còn tiếng hát
nhẩm ngày xưa. Mị đang hát, đang cố hát để kéo về những kí ức xúc cảm
vàng son. Sau không biết bao ngày sống kiếp nô lệ, Mị vẫn nhớ từng khúc
nhạc từng lời ca. Chứng tỏ trong cô, vàng son không khép. Quá khứ và thực
tại là hai đỉnh trái chiều và sống về quá khứ giữa thực tại tài nhẫn, Mị đang
khao khát vô cùng, con tim cô vẫn còn thổn thức. Kí ức kéo về tiếp theo cho
Mị lòng can đảm, lòng can đảm tồn tại khiến Mị muốn sống về kí ức và cô
tìm đến rượu để tiếp tục lối đi trái chiều với thời gian. Người ta uống rượu thì
say, còn Mị càng uống càng tỉnh. Mị tỉnh bởi Mị nhớ lại mình ngày xưa và
đem so với mình hiện tại như chợt giật mình cho những gì bấy lâu xảy ra với
bản thân. Mị tỉnh bởi Mị nhớ lại những đối xử dã man của những kẻ đón mạt
ấy dành cho cô. Rồi cái ý thức cá nhân dâng lên mạnh mẽ mà một khi ý thức
ấy đỉnh điểm thì Mị lại càng không thể chấp nhận nhục nhã đớn đau trong cái
cảnh “sống không ra người” này đây. Sao Mị có thể ?! Giải thoát! Tự do! Mị
không thể tự do thể xác và… cô sẽ tự do tâm hồn, và … lá ngón một lần nữa
xuất hiện.
Ai cần cho ai và ai phụ thuộc ai?! Khi Mị muốn giải thoát, Mị tìm tới lá ngón
hay là khi Mị muốn chết, lá ngón lại hiện về? “Nếu có nắm lá ngón trong tay
lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Càng nhớ càng
buồn, càng buồn càng khổ. Thà chết đi cho xong chứ nhớ lại làm chi khi mình
bất khả kháng! Như vậy, lá ngón lại lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải
thoát, giải thoát khỏi địa ngục trần gian. Địa ngục trần gian ở đây không đơn
giản là nỗi đau xác thịt và linh hồn khi bị hành hạ, mà địa ngục thật sự khi
phải sống trong lầm than với những hồi ức ngọt ngào cứ hiện hữu.Và “lá
ngón” lại nâng tầm ý nghĩa lên một nấc nữa, đó là “sự tự ý thức”. Đánh dấu
sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng
chừng như đã “chết đi trong cõi sống”. Có lẽ lần xuất hiện này của lá ngón là
quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Bởi lẽ, Mị nghĩ đến lá ngón với sự cương
quyết tột cùng, trạng thái phẫn nộ và ý thức rõ nhất vì giờ đây, cô không còn
cái gì để hối tiếc, để luyến lưu. Tuổi xuân đầu đời – thời gian đẹp nhất – nay
đã hết, cha già – nguồn yêu thương vô tận cũng không còn. Lòng Mị nay là
cõi chết. Lá ngón đối với nàng không là liều thuốc độc, mà trở thành thứ
phương tiện, hình thức, con đường để đi đến một bến bờ khác không còn đớn
đau, để phản kháng lại cái xã hội đương thời mạt hạn.
Mị tìm đến lá ngón là tìm đến cái chết như một sự tự cứu và phản kháng. Ta
bắt gặp trong văn học những cảnh ngộ bi thương tương tự: Thuý Kiều trong
“Đoạn trường tân thanh” đã tự vẫn, dù không thành, để bảo quản chữ “tiết”,
không chấp nhận nhơ nhuốc tấm thân, không thể tiếp tục tồn tại với xã hội
bẩn thỉu; Chí Phèo, có lẽ vì là bậc nam nhân nên cái chết của Chí diễ ra có
phần chủ động và tác động lớn. Vì anh tự tay đâm chết bá Kiến – tượng trưng
cho việc kết thúc cuộc đời dưới đáy xã hội mục ruỗng và tự tay kết liễu đời
mình – như thể làm con người đúng nghĩa, dù cái “bắt đầu” đó cũng là dấu
chấm hết của anh. Cùng thuộc mô típ nhân vật mang số phận bi đát, những
con người đáng quý trọng nhưng “sinh bất phùng thời”, Mị là hình ảnh của
đồng bào miền cao Tây Bắc sống kiếp nô cầm trong xã hộ của bọn thực dân
phong kiến, cũng như đồng bào miền xuôi hay khắp mọi miền đất nước khi
ánh sáng cách mạng chưa kịp soi sáng. Mị cũng có sự tự tôn của mình, nhưng
để bảo vệ sự tự tôn ấy, cô đã chọn lá ngón. Và có lẽ, đó là lẽ đương nhiên đối
với một cô gái đơn độc có tâm hồn quá sáng trong nhưng vị thế lại quá nhỏ
nhoi, nhất là khi ánh sáng cách mạng chưa thể rọi đến Hồng Ngài xa xăm.
Xuất sắc chấm màu xanh lá ngón vào bức tranh xô bồ của thời cuộc, Tô Hoài
đã đưa “lá ngón” từ chỗ độc dược ngàn đời của núi rừng, là cái chết từ thiên
nhiên, nay bỗng nhiên lại là sự giải thoát. Lá ngón xuất hiện ba lần với ba
tầng ý nghĩa ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội hơn. Cái độc của lá ngón vậy ra
vẫn còn thua cái độc của xã hội. Lá càng độc là đớn đau đồng bào chịu càng
nhiều. Lá ngón trở thành dấu hiệu báo động cho sự khẩn thiết, c ầu cứu của
đồng bào miền cao đối với Cách mạng còn quá xa và cũng chính là tư tưởng