Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị quan hệ khách hàng tại vnpt bình định

  • 52 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN HỮU AN
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
TẠI VNPT BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số : 60.34.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Phản biện 1: PGS.TS Lê Thế Giới
Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu
Luận văn đã đư ợc bảo vệ tr ước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh h ọp tạ i Đ ại học Đ à N ẵng
ngày 22 tháng 12 năm 2012.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để có thể đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong giai đoạn
hiện nay, việc cần làm trước tiên của Tập đoàn Bưu chính viễn thông
Việt Nam nói chung và Viễn thông Bình Định nói riêng, là phải xây
dựng chiến lược kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm của mọi
hoạt động, đồng thời xây dựng được cơ sở dữ liệu tập trung và khai
thác hiệu quả.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc xây dựng và triển khai thực
hiện một hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả tại toàn hệ
thống Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, trong đó có Viễn
thông Bình Định.
Với các nội dung nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản trị quan
hệ khách hàng tại VNPT Bình Định” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài
Ngoài việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị quan hệ
khách hàng, luận văn phải làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác
khách hàng tại Viễn thông Bình Định.
Thông qua các nội dung về lý luận, kết hợp với thực tế đã phân
tích, tiến tới đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống quản trị quan hệ
khách hàng phù hợp với đặc điểm và thực trạng của Viễn thông Bình
Định.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các mối quan hệ phát
sinh giữa khách hàng và Viễn thông Bình Định trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
3
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh doanh,
chính sách khách hàng và các vấn đề liên quan đến khách hàng khác
của Viễn thông Bình Định trên thị trường tỉnh Bình Định trong giai
đoạn 2008 - 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiên cứu :
phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp luận duy vật biện
chứng, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phân tích kinh
tế.
5. Bố cục đề tài
- Phần mở đầu
- Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị quan hệ
khách hàng
- Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh
và các hoạt động quản trị quan hệ khách hàng tại VNPT Bình
Định
- Chương 3 : Hoàn thiện công tác quản trị quản
trị quan hệ khách hàng tại VNPT Bình Định
- Phần Kết luận
6. Tổng quan tài liệu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
1.1. KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁCH HÀNG
1.1.1. Khái niệm khách hàng
Tùy theo cách tiếp cận mà hình thành các quan điểm khác nhau
về khách hàng. Theo quan điểm của luận văn thì : Khách hàng là người
4
mua hoặc có sự quan tâm, theo dõi một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào
đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua.
1.1.2. Tầm quan trọng của khách hàng
a. Mối quan hệ khách hàng
Để một người trong tương lai có thể trở thành khách hàng hay
đối tác của doanh nghiệp, quá trình xây dựng mối quan hệ trải qua các
giai đoạn theo thời gian : thu hút, thiết lập, tạo dựng, phát triển, duy
trì, củng cố và trung thành. Mối quan hệ sẽ được tạo lập trên các yếu
tố chủ yếu như sau : sự tin tưởng, sự thỏa mãn của khách hàng, giá trị
mang lại, truyền thông hiệu quả và mối ràng buộc
xã hội.
b. Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh
Thực chất sự thoả mãn là cảm nhận của khách hàng về mức độ
đáp ứng yêu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Khi khách hàng thoả
mãn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì khả năng họ tiếp tục
mua lại hàng hoá là rất cao.
Khách hàng được coi là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh và luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp.
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
1.2.1. Khái niệm cơ bản về Quản trị quan hệ khách hàng
Theo quan điểm luận văn, tiếp cận ở góc độ tác nghiệp thì có
thể hiểu CRM là tập hợp các công tác có tính chiến lược về quản lý,
chăm sóc và xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Nó bao gồm toàn bộ các quy trình thu thập, tổng hợp và phân tích
thông tin về khách hàng, hàng bán, hiệu quả của các công tác tiếp thị,
5
khả nǎng thích nghi của công ty đối với các xu hướng của thị trường
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi
nhuận cao nhất cho công ty.
1.2.2. Mục tiêu của CRM
CRM có các mục tiêu cơ bản sau :
- Nhận diện khách hàng.
- Phân biệt khách hàng.
- Tương tác với khách hàng.
- Cá biệt hóa khách hàng.
Xét một cách tổng thể, mục tiêu cốt lõi của CRM là tối đa hóa
giá trị của khách hàng thông qua việc xây dựng, phát triển và duy trì
một tổ chức định hướng vào khách hàng và thỏa mãn khách hàng.
1.2.3. Tầm quan trọng của CRM
Với sự trợ giúp của một hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng
có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể :
+ Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn
+ Nâng cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ khách hàng
+ Trợ giúp nhân viên bán hàng thực hiện đơn hàng một cách
nhanh nhất
+ Đơn giản hoá tiến trình tiếp thị và bán hàng
+ Phát hiện các khách hàng mới
+ Tǎng doanh thu từ khách hàng
1.3. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CRM
1.3.1. CRM tác nghiệp
Chức năng này bao gồm những ứng dụng để tiếp xúc khách
hàng qua việc phối hợp giữa các bộ phận tiếp xúc khách hàng, bộ phận
hậu cần nhằm mục đích gia tăng hiệu quả của những tương tác với
khách hàng.
6
Ở góc độ công nghệ, CRM tác nghiệp được hiểu qua một số
chức năng dưới đây :
- Chức năng lập kế hoạch - Chức năng khai báo và quản

- Chức năng lưu trữ và cập nhật
- Chức năng thảo luận
- Chức năng quản trị
1.3.2 . CRM phân tích
Chức năng này bao gồm những ứng dụng nhằm phân tích dữ
liệu khách hàng được thu thập qua các công cụ tác nghiệp. Những dữ
liệu này sẽ mang lại những thông tin cho phép doanh nghiệp cung cấp
giá trị cho khách hàng của họ.
1.3.3. CRM cộng tác
CRM cộng tác tập trung vào việc thiết lập, duy trì và phát triển
những kênh tiếp xúc khách hàng hai chiều giữa khách hàng và doanh
nghiệp; giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc hoặc tìm
kiếm thông tin doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng giúp doanh nghiệp
chủ động hơn trong việc tiếp xúc khách hàng và triển khai các hoạt
động nâng cao mối quan hệ khách hàng và doanh nghiệp.
1.4. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CRM
Theo quan điểm của Luận văn thì Quản trị quan hệ khách hàng
được triển khai theo tiến trình sau :
B1: Xây dựng CSDL khách hàng
B2: Phân tích CSDL và lựa chọn khách hàng mục tiêu B3:
Xây dựng bộ công cụ tác động vào khách hàng mục tiêu
B4: Xây dựng chương trình hànhđộng đối với khách hàng mục
tiêu
B5: Đo lường và đánh giá kết quả thực hiện.
7
1.4.1. Xây dựng Cơ sở dữ liệu khách hàng
Xây dựng Cơ sở dữ liệu khách hàng là việc tập hợp các thông
tin cần thiết về, đầy đủ về khách hàng và đưa vào một hệ thống tập
trung, sắp xếp khoa học và có khả năng truy cập nhanh, chính xác.
Các dữ liệu điển hình mà một dự án CRM thường phải thu thập
và tích hợp vào kho dữ liệu gồm :
+ Thông tin cơ bản về khách hàng
+ Phản ứng của khách hàng đối với các chiến dịch khuyếch
trương và khuyến mại
+ Dữ liệu về thực hiện hợp đồng : ngày thực hiện, bộ phận
thực hiện, kết quả thực hiện ...
+ Các hồ sơ hỗ trợ và dịch vụ
+ Các dữ liệu nhân khẩu học
+ Dữ liệu về các giao dịch
1.4.2. Phân tích CSDL và lựa chọn khách hàng mục tiêu
Phân tích CSDL là việc thống kê, tính toán các dữ liệu về
khách hàng, từ đó phân loại khách hàng thành từng nhóm để xác định
nhóm khách hàng nào có khả năng đem lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh
nghiệp. Một vài ví dụ về phân tích dữ liệu khách hàng:
- Phân tích khả năng sinh lời
- Phân tích xu hướng mua
- Phân tích việc mua tiếp theo
- Phân tích quan hệ sản phẩm
- Mô hình co giãn về giá và định giá linh hoạt
Lựa chọn khách hàng mục tiêu là việc khoanh vùng một nhóm đối
tượng khách hàng nhất định thông qua việc phân tích CSDL; sao cho
8
nhóm khách hàng này phù hợp nhất với khả năng đáp ứng nhu cầu
khách hàng của doanh nghiệp.
9
10
11
















12
























2. 
13










3. 

• 





 
• 

- 




14


















- 










 
• 
15
- 









- 








- 











16























17





















18