Tính toán thiết kế máy xay thịt 8kg mẻ

  • 57 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY XAY
THỊT 8KG/MẺ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Văn Khải Văn Thành Đô (MSSV :1090496 )
Ngành : Cơ khí chế biến K35
Tháng 12 năm 2012
Luận Văn Tốt Nghiệp
Trường Đại học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Công Nghệ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn Kỹ Thuật Cơ Khí --------------
Cần Thơ, tháng 8 năm 2012
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
Năm học: 2012 – 2013
1. Tên đề tài thực hiện: Tính toán và thiết kế máy xay thịt, cá làm chả, vò viên
2. Sinh viên thực hiện: Văn Thành Đô MSSV: 1090496
3. Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Văn Khải
4. Đặt vấn đề:
Nhu cầu ăn uống, lựa chọn thức ăn phù hợp với con người ngày càng tăng nên
nhu cầu sử dụng những thức ăn từ thịt cá xay nhuyễn cũng tăng theo.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế biến những món ăn làm từ thịt cá xay
nhuyễn giảm một phần thời gian và sức lao động trong quá trình chế biến, làm tăng
năng suất lao động thay thế cho lao động thủ công như hiện nay ở một số cơ sở.
Do đó chọn đề tài máy xay thịt cá với năng suất 8kg/mẻ, thiết kế có thểgiúp ích
trong quá trình làm chả, xúc xích, pate…ở các cơ sở vừa và nhỏ.
5. Địa điểm, thời gian thực hiện:
Địa điểm thực hiện: khoa Công Nghệ, trường Đại Học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: trong 15 tuần, bắt đầu từ ngày 06/08/2012.
6. Giới thiệu về thực trạng có liên quan đến vấn đề trong đề tài.
Nhu cầu sử dụng máy xay của các cơ sở, chủ quán ăn, công ty...
7. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
7.1. Các nội dung chính:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề.
1.2Tình hình cơ khí ở Việt Nam những năm gần đây.
1.3Tầm quan trọng của chả cá đối với trong nước và Thế giới.
1.4 Yêu cầu chất lượng của chả.
1.5 Mục tiêu của đề tài.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ THÍ NGHIỆM
2.1 Phương pháp tiến hành đề tài.
2.2 Lựa chọn phương án thiết kế.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xay.
2.4 Khái niệm máy xay thịt.
2.5 Yêu cầu kỹ thuật đối với máy.
2.6 Một số hình ảnh máy tiêu biểu.
2.7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy.
2.8 Độ dai của chả cá, xác định khối lượng riêng của chả cá.
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY XAY THỊT
3.1 Tính toán dao xay.
3.2 Tính toán và chọn động cơ điện.
3.3 Thùng chứa nguyên liệu.
3.4 Tính toán trục xay.
3.5 Thiết kế khung và các bộ phận hỗ trợ.
3.6 Máy biến tần.
3.7 Quy trình tháo, lắp máy.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7.2 Giới hạn đề tài: Tính toán thiết kếmáy xay thịt8kg/mẽ
8. Phương pháp thực hiện đề tài:
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
Tham khảo sách trong thư viện khoa, trung tâm học liệu, những tư liệu có sẵn
trên mạng.
Vận dụng những kiến thức đã học ở trên lớp đưa vào tính toán thiết kế cơ cấu
máy xay.
9. Kế hoạch thực hiện:
Đề tài được thực hiện trong vòng 15 tuần:
 Tuần 1,2,3,4,5: chọn đề tài, làm đề cương.
 Tuần 6,7: hoàn thành chương I.
 Tuần 8,9: hoàn thành chương II.
 Tuần 10,11: hoàn thành chương III
 Tuần 12,13,14,15: hoàn thành chương IV. Bản vẽ chi tiết. Nộp bài hoàn chỉnh.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Văn Khải Văn Thành Đô
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ đã giúp cho em học
hỏi và tiếp thu được nhiều kiến thức về chuyên ngành Cơ khí chế biến cũng như nâng
cao kiến thức văn hóa về những vấn đề Xã hội. Để có được những kết quả tích cực về
học vấn cũng như vốn sống như ngày hôm nay, em không thể quên được công ơn của
thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức có ích cho quá
trình làm việc sau này, cũng như bạn bè đã từng giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường. Em xin kính gởi lời cảm ơn đến thầy cô.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Khải đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài từ đề cương, tài liệu sách tham
khảo, quá trình thực hiện đến khi hoàn thành xong công trình nghiên cứu tốt nghiệp.
Sau bốn tháng thực hiện luận văn tốt nghiệp ”Thiết kế máy xay thịt năng suất
8kg/mẻ“ đã gặp không ít khó khăn về tài liệu. Kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế
nhưng người viết đã cố gắng hoàn thành luận văn với kết quả tốt nhất và kịp tiến độ
được giao.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Sinh Viên Thực Hiện
Văn Thành Đô
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................... 2
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 2
1.2 Tình hình cơ khí Việt Nam những năm gần đây ....................................................... 4
1.3 Tầm quan trọng của chả cá đối với trong nước và thế giới ....................................... 5
1.4 Yêu cầu chất lượng của chả ....................................................................................... 6
1.5 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 7
1.5.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 7
1.52 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 7
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ THÍ NGHIỆM
2.1 Phương pháp tiến hành đề tài ..................................................................................... 8
2.2 Lựa chọn phương án thiết kế ..................................................................................... 8
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xay ................................................................... 9
2.4 Khái niệm máy xay thịt ............................................................................................. 9
2.5 Yêu cầu kỹ thuật đối với máy.................................................................................... 9
2.6 Một số hình ảnh máy tiêu biểu ................................................................................ 10
2.7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy .............................................................................. 11
2.7.1 Nguyên lý hoạt động ...................................................................................... 11
2.7.2 Sơ đồ hoạt động .......................................................................................... 12
2.8 Độ dai của chả cá, xác định khối lượng riêng của chả cá ....................................... 13
2.8.1 Nguyên liệu ................................................................................................. 13
2.8.2 Tham khảo phương pháp tiến hành ................................................................ 13
2.8.3 Tham khảo phụ gia làm tăng độ chắc lác cá ......................................................... 14
2.8.4 Xác định khối lượng riêng chả cá ......................................................................... 17
CHƯƠNG III TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY XAY THỊT
3.1 Tính toán dao xay .................................................................................................... 20
3.11 Chọn dao xay ................................................................................................... 20
3.12 Độ sắc của cạnh lưỡi dao ....................................................................................... 21
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
3.13 Thiết kế dao ..................................................................................................... 22
3.14 Vật liệu làm dao............................................................................................... 25
3.2 Tính toán và chọn động cơ điện .............................................................................. 25
3.21 Năng suất máy xay ................................................................................................ 25
3.22Tính toán động cơ ................................................................................................... 26
3.23 Lựa chọn động cơ .................................................................................................. 26
3.24 Thiết bị hổ trợ động cơ .......................................................................................... 27
3.3 Thùng chứa nguyên liệu .......................................................................................... 28
3.4 Tính toán trục xay .................................................................................................... 33
3.5 Thiết kế khung và các bộ phận hổ trợ .................................................................... 37
3.51 Bộ phận đảo trộn chả xay ...................................................................................... 37
3.52 Bộ phân bánh xe .................................................................................................... 38
3.53 Chọn ổ bi ............................................................................................................... 38
3.54 Khung máy ........................................................................................................... 40
3.55 Khớp nối ................................................................................................................ 41
3.6 Máy biến tần ...................................................................................................... 42
3.7 Quy trình tháo lắp máy ............................................................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thang điểm đánh giá độ uốn cắt lát ............................................................... 13
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của loại bột và tỷ lệ bổ sung đến chất lượng thịt cá xay ............. 15
Bảng 2.3 Ảnh hưởng tỷ lệ bổ sung gluten lên chất lượng thịt cá xay ........................... 16
Bảng 2.4 Chất lượng thịt cá xay sau khi được bổ sung lòng trắng trứng và protein
đậu tương ....................................................................................................................... 17
Bảng 2.5 Kết quả thí nghiệm tính khối lượng riêng của chả ......................................... 19
Bảng 3.1 Thành phần của thép ..................................................................................... 25
Bảng 3.2 Chọn cầu chì và dây cáp điện theo công suất động cơ .................................. 27
Bảng 3.3 Thành phần các chất trong cá ......................................................................... 29
Bảng 3.4 Thành phần hóa học thép 304 ........................................................................ 33
Bảng 3.5 Dung sai lắp ghép ........................................................................................... 40
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Máy xay thịt SXW-30 .................................................................................... 10
Hình 2.2 Máy xay hiệu SZ 28 ...................................................................................... 11
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy ..................................................................... 12
Hình 3.1 Các loại dao cắt ............................................................................................. 21
Hình 3.2. Độ sắc lưỡi dao .............................................................................................. 21
Hình 3.3 Dao xay ........................................................................................................... 23
Hình 3.4 Biểu đồ momen trục ....................................................................................... 34
Hình 3.5 Khung máy ..................................................................................................... 41
Hình 3.6 Cách thức hoạt động của Biến tần .................................................................. 43
Hình 3.7 Bộ chỉnh lưu ................................................................................................... 43
Hình 3.8 Tuyến dẫn Một chiều ...................................................................................... 43
Hình 3.9 IGBT ............................................................................................................... 44
Hình 3.10 Bộ điện kháng Xoay chiều ........................................................................... 44
Hình 3.11 Bộ điện kháng Một chiều ............................................................................. 44
Hình 3.12 Điện trở Hãm ................................................................................................ 44
CBHD : Nguyễn Văn Khải SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước,
đưa cơ khí và công nghệ vào sản xuất nhằm giảm sức lao động cho con người, kéo
theo giảm chi phí sản xuất. Vì vậy, đẩy mạnh đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất có ý nghĩa được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết trung
ương Đảng khóa IX đã khẳng định vai trò của khoa học kỹ thuật trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” Khoa học kỹ thuật hướng vào việc nâng cao năng
suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, xây dựng
công nghệ quốc gia, ứng dụng một cách sáng tạo những thành tựu khoa học kỹ thuật
công nghệ, từng bước tạo ra công nghệ mới”. So với thập niên trước, việc triển khai
ứng dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cơ giới hóa trong công nông nghiệp làm thay
đổi bộ mặt kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch rõ rệt.
Khoa học công nghệ về công cụ cơ khí nông nghiệp và trong các sản xuất ở nước
ta có những bước tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp.Nước ta cũng có số
lượng cá tra, cá basa và trâu bò nhiều tạo thuận lợi cho nguồn nguyên liệu sản xuất
thực phẩm chả, thịt xay phục vụ cho ngành đóng hộp. Do đó đề tài “ Tính toán thiết kế
máy xay thịt với nâng suất 8kg/mẻ 120kg/giờ” được thực hiện.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện có hạn và kinh phí hạn chế nên không tránh
khỏi thiếu sót trong quá trình thực hiện.Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thành tốt hơn.
CBHD : Nguyễn Văn Khải 1 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Ở nước ta chăn nuôi đã có từ rất lâu đời, nhưng phần lớn là chậm phát triển, hầu
hết chăn nuôi chỉ nhỏ lẻ, chưa chú ý đến lợi nhuận kinh tế.
Từ khi đất nước đổi mới, kinh tế phát triển theo nhiều thành phần khác nhau,
trong đó ngành chăn nuôi cũng phát triển. Không còn chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ một
vài con mà phát triển thành quy mô lớn có khi đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
con…Do đó, ngành chăn nuôi đã trở thành nguồn kinh tế chính trong nhiều hộ gia
đình.
Các thành tựu về con giống, thức ăn, các quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng đã góp
phần đưa chăn nuôi phát triển nhanh. Song, điều kiện tất yếu phải có để tạo đà cho
chăn nuôi có những bước tiến vượt bậc là chăn nuôi quy mô công nghiệp.
Ở các nước phát triển, ứng dụng cơ khí phục vụ cho chăn nuôi đã ra đời từ đầu
thế kỷ XX, từ các công cụ thủ công nay đã hình thành các hệ thống cơ giới hóa và tự
động hóa đồng bộ. Nhiệm vụ chủ yếu là tăng năng suất, giảm nhẹ sức lao động, đảm
bảo chính xác các yêu cầu kỹ thuật của ngành chăn nuôi, vệ sinh môi trường, phòng
trừ dịch bệnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế, sản lượng gia súc hằng năm
đều được năng lên. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp sản lượng lúa gạo năm 2009 đạt
40 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng nhất nhì
Thế Giới.Theo Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 1/4/2012, đàn trâu cả nước có 2,7
triệu con, đàn bò có 5,3 triệu con, đàn lợn có 26,7 triệu con, đàn gia cầm có 310,7
triệu con. Sản lượng thịt trâu tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò giảm 1,5%;
thịt lợn tăng 4,8%.[ 7 ]
Nước ta cũng là nước có hệ thống sông ngòi nhiều, tạo điều kiện cho sự phát triển
ngành nghề đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản nước mặn và nước ngọt. Đặc biệt là
những loại hình nuôi trồng có lợi nhuận kinh tế cao như nuôi cá tra, cá basa với sản
lượng thống kê năm 2011 đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (theo báo cáo của Bộ nông
nghiệp). Bị ngăn cấm về kinh tế đến năm 1995 làm cho nền kinh tế bị suy thoái, sản
CBHD : Nguyễn Văn Khải 2 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
lượng thủy sản xuất khẩu hầu như không có. Nhưng đến nay thì Việt Nam đã có sản
lượng xuất khẩu thủy sản với lợi nhuận lên đến trên 1 tỷ USD hàng năm, thị trường
tiêu thụ thủy sản của Việt Nam cũng rất lớn như EU, Mỹ, Nhật....Và đặc biệt là khi
Việt Nam đã gia nhập WTO, làm cho Việt Nam càng gần hơn với các thị trường Thế
Giới, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng kéo theo diện tích nuôi không ngừng
mở rộng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng cao nhất nước.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có hai dòng sông
lớn là sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220km, tạo điều
kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ
dàng trong hoạt động lấy nước), cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi
cá tra tại khu vực này trở thành ngành phát triển mạnh nhất là trong vài năm trở lại
đây. Hầu hết các tỉnh có lợi thế cho hoạt động nuôi cá tra ao thâm canh đều có quy
hoạch vùng nuôi cá tra.
Theo quy hoạch phát triển chung cho vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng diện tích
trong vùng trong các năm tới trung bình khoảng 4,2% /năm. Trong 6 tháng đầu năm
2011, diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL đạt 3.980 ha, diện tích đã thu hoạch 1.933 ha,
sản lượng cá thu hoạch đạt 597.324 tấn (năng suất 309 tấn/ha) với kim ngạch xuất
khẩu đạt 744 triệu USD. Một số địa phương có diện tích thả nuôi nhiều gồm Đồng
Tháp 1.188ha, An Giang 787ha, TP Cần Thơ 665ha, ít nhất là Kiên Giang
16,95ha.Đến năm 2015, diện tích nuôi cá tra của vùng dự tính đạt khoảng 11.000 ha và
đến năm 2020 là 13.000 ha. Theo báo cáo của Bộ, đến nay diện tích thả nuôi cá tra đạt
5.154 ha, tăng gần 600 ha so với cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn so với dự kiến do
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Thế Giới kéo theo hoạt động xuất khẩu sụt giảm,
nhưng theo thông tin thị trường thì người tiêu dùng Thế Giới vẫn thích ăn cá tra kể cả
người dân Việt Nam cũng vậy. Do đó, khi nền kinh tế Thế Giới ổn định, xuất khẩu
thủy sản vẫn có khả năng tăng trưởng trở lại và hoạt động nuôi cá tra cũng sẽ có điều
kiện phục hồi, phát triển theo đúng định hướng quy hoạch.
Sản lượng gia súc, thủy sản Việt Nam tăng lên, kéo theo những công ty, xí nghiệp
chế biến thủy hải sản cũng không ngừng tăng theo. Với điều kiện thuận lợi về mặt
nguồn nguyên liệu, các công ty chế biến các sản phẩm từ thịt cá xay hay các công ty
CBHD : Nguyễn Văn Khải 3 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
thủy hải sản cũng tăng theo. Bên cạnh đó, do những ưu thế về điều kiện tự nhiên đã
hình thành một số vùng trọng điểm có nhiều doanh nghiệp và đông đảo lực lượng lao
động làm việc trong ngành thuỷ sản:
Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Cà Mau, Sóc
Trăng, An Giang.
Miền Đông Nam Bộ với các tỉnh, thành phố: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa
Vũng Tàu.
Miền Duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng,
Khánh Hoà, Bình Thuận, Bình Định.
Vùng Bắc Trung Bộ với các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Vùng Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái
Bình, Nam Định.
Ở miền Nam, có một số công ty chế chả như Công ty VIỆT SIN, 1645 Tỉnh lộ
10, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân; Công ty NHÂN NGHĨA, 1341 Phạm Thế
Hiển, P. 5, Q.8, Tp. HCM…để phân phối cho các nhà hàng quán ăn, người tiêu dùng
và xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm chả cá, chả bò hay những sản phẩm đông
lạnh giữ được lâu ngày trong tủ đá như :bò viên, cá viên, tôm viên.
Giá xuất khẩu trung bình sản phẩm chả cá đông lạnh của Việt Nam:Đầu tháng
5/2011, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên đến đỉnh
điểm là 28.000 - 29.000 đồng/kg, nhưng từ tháng 6 đến nay, giá cá sụt giảm và ở mức
23.000 - 24.000 đồng/kg
1.2 Tình hình cơ khí Việt Nam những năm gần đây
Các doanh nghiệp cơ khí đã đạt được thành quả bước đầu và tăng trưởng trong
sản xuất một số sản phẩm. Kết quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí tiếp tục
tăng đã khẳng định chính sách và cơ chế đối với ngành cơ khí là tích cực. Mặc cho giá
vật tư sắt thép, kim loại màu, xăng dầu tăng cao và không ổn định ảnh hưởng tới giá
thành sản phẩm. Nhưng các sản phẩm cơ khí vẫn đang từng bước vươn lên khẳng định
vị trí và tăng khả năng cạnh tranh của ngành trong cơ chế thị trường. Có thể nói tất cả
các nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm, nhất là nhóm thiết bị đồng bộ và phụ tùng công
CBHD : Nguyễn Văn Khải 4 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
nghiệp, đóng, sửa tàu thuỷ, lắp ráp ô tô, chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, sản
xuất thiết bị điện trong những năm qua đã có sự phát triển khởi sắc và đang đi lên từ
nội lực, phục vụ cho nhu cầu trong nước và từng bước tiến ra thị trường nước ngoài.
Kết quả những nỗ lực trên thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng tính trung bình giai đoạn
2001-2007 của toàn ngành cơ khí đạt 2l,9%; giá trị sản xuất toàn ngành cơ khí năm
2005 tăng gấp 6,5 lần so với năm l995, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành cơ khí
năm 2006 đạt 91,737 tỷ đồng, ước năm 2007 đạt 113,317 tỷ đồng, đáp ứng thị trường
trong nước. Năm 2006 giá trị xuất khẩu toàn ngành cơ khí đạt 1,17 tỷ USD, năm 2007
đạt trên 2 tỷ USD, ước tính 6 tháng đầu năm đạt 0,9 tỷ USD
Nhờ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp
cá đã chế tạo ra máy xay thịt, máy ép viên (máy thực phầm ) làm tăng năng suất công
việc và giải quyết những vấn đề trên.
Nhưng máy xay thịt, máy ép viên của nước ta vẫn chưa được đầu tư nhiều, nhập
khẩu từ nước ngoài chủ yếu, nhập nguồn máy móc từ Trung Quốc với giá rẻ nhưng
chất lượng không ổn định dể hỏng hóc nếu nhập nguồn máy chất lượng cao từ Nhật chi
phí lại cao, do vậy nước ta vẫn phải bỏ ra nguồn kinh phí cao để nhập một số thiết bị
sản xuất từ nước ngoài nên chi phí đầu tư khá cao
1.3Tầm quan trọng của chả cá đối với trong nước và thế giới.
Chả cá Việt Nam đã là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ tư và đóng vai trò quan trọng
trong cơ cấu xuất khẩu của ngành thủy sản,sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay nay
được tiêu thụ ở các chợ đầu mối và các siêu thị hoặc bày bán ở các chợ nhỏ lẻ để phục
vụ tới tay người tiêu dùng thuận lợi nhất nhưng xuất khẩu có nguồn thu caohơn. Theo
số liệu thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu chả cá của Việt Nam chỉ tính trong
tháng 8 năm 2011 đạt 13,7 nghìn tấn với kim ngạch đạt 26,8 triệu USD, tăng 55,1% về
lượng và 49,3% về kim ngạch so với tháng 7 năm 2011 và tăng 41% về lượng và
51,3% về kim ngạch so với tháng 8 năm 2010.
Chả cá Việt Nam hiện là một trong những mặt hàng được ưa chuộng nhất của
người dân châu Á, Mỹ, Úc... Đặc biệt trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện
nay,với giá cả phải chăng chả cá Việt Namdần trở thành lựa chọn hàng đầu của họ.
Xuất khẩu chả cá của Việt Nam hiện tập trung chủ yếu ở các thị trường như: Hàn
Quốc chiếm 43,1% tổng lượng và 37,2% tổng kim ngạch, ASEAN chiếm 14,1% tổng
CBHD : Nguyễn Văn Khải 5 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
lượng và 15,2% tổng kim ngạch, Nhật Bản chiếm 14% tổng lượng và 16,1% tổng kim
ngạch, EU chiếm 13,6% tổng lượng và 14,3% tổng kim ngạch…Chả cá Việt Namđã có
mặt tại 14 quốc gia và khu vực trên thế giới.(vietnamnet.vn)
Năm 2011, trong khi nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bị giảm sút thì mặt hàng
chả cá vẫn tăng mạnh ở một số thị trường như ASEAN tăng 167,6% về lượng và
161,6% về kim ngạch, Mỹ tăng 109,7% lượng và 146% kim ngạch, Trung Quốc tăng
92,6% lượng và 96,5% kim ngạch... so với cùng kỳ năm 2010(vietnamnet.vn). Công ty
thương mại Định An (tỉnh Trà Vinh) chuyên xuất khẩu mặt hàng chả cá này cho biết:
“Thói quen ăn uống của người dân châu Á và Việt Nam khá gần nhau nên khu vực này
hiện tiêu thụ chả cá Việt Nam rất lớn. Định An đã xuất khẩu mỗi năm hàng chục tấn
chả cá, trong đó Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mạnh chả cá Việt Nam”.
“ Doanh nghiệp chỉ cần sản xuất hàng đúng chất lượng, giao hàng đúng hợp đồng
thì không lo "đầu ra" với sản phẩm này bởi theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ chả cá của
Thế giới sẽ còn lớn và ổn định” - ông Thủy khẳng định. Công ty Định An hiện là số ít
doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long chuyên sản xuất chả cá từ cá biển. Đây là
mặt hàng được ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi để sản xuất và được
bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
1.4 Yêu cầu chất lượng của chả
Chất lượng :
+ Chọn thịt (cá ) phải tươi
+ Cá phải đủ cân nặng thịt cá mới đủ độ chất ( khối lượng cá trên 700g )
+ Chả không được lẫn tạp chất
+ Thành phần dinh dưỡng phải đủ chất lượng
- Cá tuơi ( 83% ), bột khoai tây, muối, đường
- Phụ gia: Theo đúng QĐ 3742/2001/QĐ - BYT.
- Chất bảo quản: Kali sorbat (202).
- Chất điều vị: Mononatri glutamat (621).
- Phụ gia thực phẩm không sử dụng.
+ Thành phần phối trộn gia vị thích hợp
CBHD : Nguyễn Văn Khải 6 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
+ Đường kính chả phải đều trung bình 10mm -15mm
+ Có hương vị đặc trưng của chả
+ Chả cá có màu sắc tươi, hấp dẫn người nhìn
+ Chả phải có độ day giúp ngon miệng hơn
1.5 Mục tiêu của đề tài
1.5.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là thiết kế tính toán máy xay thịt nhằm phục vụ cho nhu cầu sản
xuất thực phẩm cho tiêu dùng.
1.5.2 Mục tiêu cụ thể
+ Tính toán thiết kế máy có năng suất 8kg/mẻ
+ Năng cao năng suất lao động, giảm lao động chân tay
+ Giảm chi phí sản xuất
CBHD : Nguyễn Văn Khải 7 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ THÍ NGHIỆM
2.1 Phương pháp tiến hành đề tài
+ Những vấn đề liên quan đến đề tài.
+ Tìm hiểu về quá trình chế biến chả.
+Khảo sát tình hình sản phẩm cá.
+ Tham khảo những máy xay hiện có.
+ Tiến hành làm đề tài và tìm hiểu nguyên lý hoạt động các yếu tố tính chất cơ
học cần thiết của máy: năng suất, lực xay, độ nhuyễn của sản phẩm.
+ Trên cơ sở đó tiến hành thiết kế một máy xay thịt, cá cụ thể nhằm đáp ứng được
mục tiêu của đề tài.
2.2Lựa chọn phương án thiết kế:
+ Trong thực tế, ở các nhà máy sản xuất nguyên liệu khi đưa vào máy xay có rất
nhiều dạng và nhiều loại khác nhau. Đặc điểm của từng sản phẩm khác nhau và khác
nhau về cả thành phần cấu tạo.
+ Nguyên liệu khi đưa vào xaykhác nhau, các thành phần khi đưa vào xay tạo
thành một hỗn hợp quánh nên rất khó làm việc liên tục.
+ Phân tích đánh giá về nguyên tắc hoạt động, cấu tạo của từng loại máy xay, mỗi
loại có ưu nhược điểm riêng, đặc biệt là máy xay theo mẻ. Về nguyên lý thì tương đối
giống nhau nhưmáy xay khác.
- Cấu tạo đơn giản.
- Tháo, nạp liệu dễ dàng.
- Năng suất thiết kế phù hợp cho một số điều kiện.
- Thích hợp xay các loại sản phẩm khác nhau
CBHD : Nguyễn Văn Khải 8 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
- Đảm bảo các khâu vệ sinh và an toàn khi trộn.
+ Xuất phát từ phân tích trên phương án lựa chọn để tính toán thiết kế là máy xay
theo mẻ, có bộ phận lấp dao, tháo lấp được dễ dàng.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xay
Các nguyên liệu được chọn để xay mục đích chia nhỏ thể tích thực phẩm đến mức
tới không thể nhỏ hơn được để trộn với các gia vị cần thiết và định hình chúng cho dễ
dàng tạo cho ta có cảm giác ngon hơn khi ăn đối với thịt cá, ta cũng có thể xay rau củ
quả để lấy nước.
Quá trình xay là quá trình cũng không phức tạp nhưng nó chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: tốc độ xay, lực xay, kích thước của nguyên liệu đưa vào phải phù
hợp, thời gian xay, độ sắc bén của dao…
Đối với nguyên liệu là thịt cá thì quá trình xay chịu ảnh hưởng bởi phương pháp
xay năng suất xay, tính chất vật lý về độ day của nguyên liệu.
2.4 Khái niệm máy xay thịt
Máy xay thịt giúp con người xay nhuyễn thịt cá theo ý muốn làm tăng năng suất
lao động giúp chế biến thực phẩm từ thịt cá được nhanh hơn.
Ưu điểm
+ Rút ngắn thời gian xay thịt.
+ Tăng năng suất.
+ Giảm được công lao động.
+ Không làm biến tính chất lượng sản phẩm do có nước đá.
Nhược điểm
+ Chưa làm việc liên tục, phải làm việc theo mẻ.
+ Chưa thiết kế được bộ phận trộn tự động khi xay.
2.5Yêu cầu kỹ thuật đối với máy xay
+ Kết cấu máy gọn nhẹ.
CBHD : Nguyễn Văn Khải 9 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
+ Tính cơ động cao.
+ Có khả năng chịu được quá tải.
+ An toàn cho người sử dụng.
+ Tháo lắp sửa chữa dễ dàng.
+ Điều chỉnh công suất phù hợp (do có sử dụng máy biến tần).
+ Có độ bền cao.
2.6 Một số hình ảnh máy tiêu biểu
Hình 2.1Máy xay thịt SXW-30
Thông số kỹ thuật
+Công suất 4 kw
+Nặng 95kg
+ Năng suất 8kg/mẻ
+Kích thước máy 780*400*840
+ Điện áp 380v
CBHD : Nguyễn Văn Khải 10 SVTH : Văn Thành Đô
Luận Văn Tốt Nghiệp
Hình 2.2Máy xay hiệu SZ 28
Thông số kỹ thuật
+Năng suất 10kg/mẻ
+ Điện áp 380v
+Công suất động cơ điện 5.5kw
+Trọng lượng 80kg
+Kích thước máy 760*400*850mm
2.7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy
2.7.1 Nguyên lý hoạt động
Khi máy chưa hoạt động ta gắn dao vào trục sau đó nạp nguyên liệu vào trong
bồn chứa để xay nguyên liệu, cho đá vào ngăn chứa đá với lượng vừa đủ, khi máy bắt
đầu hoạt động năng suất máy chuyển sang trục thu của máy, nó được định hình bằng ổ
bi sau đó dao được gắn phía trên của trục chuyển động theo, quá thình xay được bắt
đầu có dụng cụ hỗ trợ cho nguyên liệu được xay đều nhuyễn hơn, thêm bột và các gia
vị cần thiết cho sản phẩm được ngon hơn. Sau khoảng thời gian khoảng 4 phút, nguyên
liệu xay xong ta tắt máy tháo dao xay lấy sản phẩm ra, thông thường thì kế đó sẽ có
một máy tạo viên sau khi ta lấy ra và đưa trực tiếp vào máy vò viên để tiếp tục quá
trình chế biến thực phẩm đông lạnh.
CBHD : Nguyễn Văn Khải 11 SVTH : Văn Thành Đô