Tìm hiểu mô hình coloud computing và đề xuất phương án áp dụng cloud computing vào công việc quản lý công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh hưng yên
- 62 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------
BÙI ANH LÂM
TÌM HIỂU MÔ HÌNH CLOUD COMPUTING VÀ ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN ÁP DỤNG CLOUD COMPUTING VÀO CÔNG
VIỆC QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Công Nghệ Thông Tin
CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒ TƯỜNG VINH TS. PHẠM HUY HOÀNG
Hà Nội – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Tốt Nghiệp Thạc Sĩ: “Tìm hiểu mô hình Cloud
Computing và đề xuất phương án áp dụng Cloud Computing vào công việc quản
lý Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” là công trình nghiên cứu của
bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Huy Hoàng.
Các kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, không sao chép toàn văn của
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2013
Bùi Anh Lâm
Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học BKHN
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt hai năm qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới
TS.Phạm Huy Hoàng người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha mẹ, các anh chị tôi và bạn
bè đã luôn ở bên cạnh tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2013
Bùi Anh Lâm
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................2
MỤC LỤC .................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................9
MỞ ĐẦU .................................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...............................................................................13
1.1. Điện toán đám mây ......................................................................................13
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................13
1.1.2. Thực trạng hiện nay .......................................................................14
1.1.3. Thuộc tính của ĐTĐM ...................................................................16
1.2. Các dịch vụ trên đám mây ................................................................17
1.2.1. Dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS).......................18
1.2.2. Dịch vụ nền tảng (Platform as a Service – PaaS) ..........................20
1.2.3. Dịch vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS)............21
1.3. Một số mô hình triển khai ĐTĐM ...............................................................23
1.3.1. Đám mây công cộng ......................................................................23
1.3.2. Đám mây riêng...............................................................................24
1.3.3. Đám mây lai ...................................................................................25
1.4. Kiến trúc hướng dịch vụ ..............................................................................26
1.4.1. Các tính chất ..................................................................................27
1.4.2. Dịch vụ Web ..................................................................................29
1.4.3. Mối tương quan giữa ĐTĐM và kiến trúc SOA ............................30
1.5. Công nghệ ảo hóa ........................................................................................31
1.6. Các vấn đề và thách thức .............................................................................33
1.7. Tổng kết chương ..........................................................................................33
CHƯƠNG II – ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG ĐTĐM CHO VIỆC QUẢN LÝ CNTT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HY ................................................................................34
Trang 3
2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT tại tỉnh Hưng Yên ..........................................34
2.2 Đề xuất phương án áp dụng ĐTĐM vào xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT.....35
2.3. Nhu cầu triển khai phần mềm dùng chung theo hướng tập chung ..............35
2.4. Phương án áp dụng mô hình ĐTĐM cho ứng dụng dùng chung trên địa bàn
tỉnh ....................................................................................................................36
2.4.1. Lựa chọn phương án ......................................................................36
2.4.2. Ảo hóa máy chủ .............................................................................37
2.3.3. Xây dựng phần mềm theo kiến trúc hướng dịch vụ.......................37
2.4. Tổng kết chương ..........................................................................................38
CHƯƠNG III– CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM .........................................................39
3.1. Bài toán thử nghiệm .....................................................................................39
3.1.1. Lý do chọn bài toán quản lý văn bản và điều hành .......................39
3.1.2. Quy trình Quản lý văn bản và điều hành .......................................39
3.1.2.1. Quy trình xử lý văn bản đến .................................................39
3.1.2.2. Quy trình dự thảo và phát hành văn bản đi ..........................42
3.1.2.3. Quy trình hồ sơ công việc ....................................................43
3.1.2.4. Quy trình theo dõi hồi báo ...................................................44
3.1.3. Phạm vi thử nghiệm bài toán Quản lý văn bản và điều hành ........45
3.2. Cài đặt hệ thống máy chủ ảo........................................................................46
3.2.1. Công nghệ sử dụng ........................................................................46
3.2.2. Các máy chủ ảo ..............................................................................46
3.3. Cài đặt hệ thống phần mềm .........................................................................47
3.3.1. Sơ đồ phân cấp chức năng của phần mềm Quản lý VB&ĐH ..................47
3.3.2. Kiến trúc tổng thể ..........................................................................48
3.3.3. Tầng dữ liệu ...................................................................................49
3.3.4. Tầng xử lý dữ liệu ..........................................................................50
3.3.5. Tầng dịch vụ ..................................................................................51
3.3.6. Tầng giao diện ứng dụng ...............................................................52
3.4. Tổng kết chương ..........................................................................................57
Trang 4
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN ............................58
4.1. Kết quả thử nghiệm....................................................................................58
4.1.1. Thử nghiệm ảo hóa ........................................................................58
4.1.2. Thử nghiệm các chức năng của hệ thống ......................................58
4.1.3. Thử nghiệm hoạt động của hệ thống .............................................58
4.2. Kết luận ........................................................................................................59
Làm được ............................................................................................................59
Chưa làm được ....................................................................................................59
Hướng phát triển tiếp theo ..................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................61
Tiếng Việt ...........................................................................................................61
Tiếng Anh ...........................................................................................................61
Internet ................................................................................................................61
Trang 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ Tiếng Anh Tiếng Việt
API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐTĐM Điện toán đám mây
HY Hưng Yên
IaaS Instructure as a Service Dịch vụ hạ tầng
JSON JavaScript Object Notation Đối tượng JavaScript
PaaS Platform as a Service Dịch vụ nền tảng
REST Representation State Transfer Chuyển đổi trạng thái đại diện
SaaS Software as a Service Dịch vụ phần mềm
SOA Service Oriented Architecture Kiến trúc hướng dịch vụ
Giao thức truy nhập đối tượng
SOAP Simple Object Access Protocol
đơn giản.
VM Virtual Machine Máy ảo
Trang 6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình ĐTĐM tổng quát ......................................................................14
Hình 1.2. Các mô hình dịch vụ tính toán trên đám mây. ........................................17
Hình 1.3. Đối tượng sử dụng các dịch vụ ĐTĐM...................................................18
Hình 1.4. Mô hình dịch vụ phần mềm. ...................................................................19
Hình 1.5. Mô hình dịch vụ nền tảng. ......................................................................20
Hình 1.6. Mô hình dịch vụ cơ sở hạ tầng. ...............................................................22
Hình 1.7. Mô hình đám mây công cộng. .................................................................24
Hình 1.8. Mô hình đám mây riêng. .........................................................................25
Hình 1.9. Mô hình đám mây lai. .............................................................................26
Hình 1.10. Mô hình SOA. .......................................................................................27
Hình 1.11. Công nghệ REST...................................................................................30
Hình 1.12. Mô hình một server vật lý và nhiều server ảo. ......................................31
Hình 1.13. Các thành phần ảo hóa .....................................................................… 32
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình tiếp nhận và chuyển giao văn bản đến ........................39
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình xử lý văn bản đến .........................................................40
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình dự thảo và phát hành văn bản đi....................................41
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình tạo lập và quản lý hồ sơ công việc ................................42
Hình 3.5.Sơ đồ quy trình theo dõi hồi báo, theo dõi thực hiện văn bản ................ 43
Hình 3.6. Thiết lập các máy chủ ảo trong VMWare Workstation ..........................45
Hình 3.7. Sơ đồ các chức năng của hệ thống ..........................................................47
Hình 3.8. Kiến trúc tổng thể theo mô hình ĐTĐM .................................................48
Hình 3.9. Màn hình đăng nhập ............................................................................... 52
Hình 3.10. Màn hình nhập văn bản đến ..................................................................52
Hình 3.11. Giao diện phân xử lý công việct .......................................................... 53
Hình 3.12. Giao diện hồ sơ công việc .................................................................... 53
Trang 7
Hình 3.13. Giao diện nhập văn bản đi.................................................................... 54
Hình 3.14. Giao diện tra cứu văn bản .....................................................................55
Hình 3.15. Giao diện in sổ VB. ...............................................................................55
Trang 8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách các bảng dữ liệu ....................................................................50
Bảng 3.2. Danh sách các SP ....................................................................................51
Bảng 3.3. Danh sách các dịch vụ (API) ..................................................................52
Bảng 3.4. Danh sách giao diện chính ......................................................................52
Trang 9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trên thế giới ngày càng có nhiều công ty, các cơ quan nhà nước đang
chuyển dịch theo hướng sử dụng giải pháp công nghệ thông tin Điện Toán
Đám Mây phục vụ nhu cầu công việc và quản lý. Bởi vì Điện Toán Đám Mây
có thể cắt giảm các chi phí liên quan đến việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông
tin. Có thể giảm cả vốn đầu tư và chi phí vận hành bằng cách thuê tài nguyên
Điện Toán Đám Mây và chỉ trả tiền cho những dịch vụ gì được sử dụng.
Ngoài ra Điện Toán Đám Mây làm giảm một số các khoản chi tiêu cho
việc quản lý nguồn tài nguyên, nhân lực cho các tổ chức khi khai thác và sử
dụng các ứng dụng. Mô hình Điện Toán Đám Mây mang lại sự linh hoạt trong
kinh doanh nhờ khả năng điều chỉnh hoặc mở rộng, các cơ quan, doanh
nghiệp có thể đáp ứng dễ dàng hơn khi có nhu cầu về hạ tầng thay đổi.
Hiện tại các hãng lớn như MicroSoft, Google, IBM, Amazon... đều đã đưa ra
một số dịch vụ công cộng như Email, chia sẽ tài liệu, bản đồ trực tuyến, mạng xã
hội… Các hãng này đều có giải pháp riêng cho ĐTĐM và có định hướng phát
triển mạnh theo mô hình ĐTĐM trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có nhiều đơn vị áp dụng các phần mềm theo mô
hình điện toán đám mây công cộng (Public Cloud Computing) vào nghiệp vụ của
họ bởi lý do bảo mật và đặc thù nghiệp vụ riêng của từng đơn vị. Cũng chính vì lý
do này mà các đơn vị đang có xu hướng xây dựng cho mình một đám mây riêng
(Private Cloud Computing) để đảm bảo cân đối các tính năng bảo mật, mềm dẻo
khi nâng cấp và đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ.
Điện Toán Đám Mây là sự thực hiện kết hợp các thiết bị công nghệ thông tin
hiện có với nền tảng ảo hóa và kiến trúc hướng dịch vụ là ý tưởng mới để tạo ra
một giải pháp biến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thành môi trường phát triển
ứng dụng triển khai các phần mềm dùng chung cũng như việc cung cấp các dịch
vụ hành chính công trong các cơ quan nhà nước.
Trang 10
Với những ưu điểm trên việc áp dụng mô hình Điện Toán Đám Mây là một
hướng lựa chọn rất tổt cho việc tổ chức dùng chung cơ sở hạ tầng và các ứng dụng
dùng chung trong các cơ quan hành chính đó cũng là lý do tại sao tôi lựa chọn đề
tài “Tìm hiểu mô hình Cloud Computing và đề xuất phương án áp dụng Cloud
Computing vào công việc quản lý công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên” cho luận văn tốt nghiệp. Hy vọng đây là cơ hội tốt để nghiên cứu và tìm hiểu
về ĐTĐM, đề xuất phương án áp dụng ĐTĐM vào công việc quản lý CNTT trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Mục đích nghiên cứu
• Hiểu về mô hình ĐTĐM.
• Hiểu về cách thức xây dựng các phần mềm ứng dụng áp dụng mô hình
ĐTĐM.
• Đưa ra phương án áp dụng ĐTĐM cho ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
• Xây dựng thử nghiệm một phần mềm dùng chung theo mô hình ĐTĐM.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Tìm hiểu tổng quan về ĐTĐM.
• Tìm hiểu mô hình cung cấp dịch vụ ĐTĐM.
• Tìm hiểu cách thức xây dựng các ứng dụng trên nền ĐTĐM.
• Nghiên cứu phương án áp dụng ĐTĐM cho phát triển phần mềm dùng
chung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
• Xây dựng thử nghiệm phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, bao gồm
các thành phần sau:
• Tầng cơ sở dữ liệu (Database): chứa toàn bộ CSDL cho bài toán.
• Tầng dịch vụ (Services): cung cấp các dịch vụ cho tầng ứng dụng, các dịch
vụ được xây dựng dựa trên kiến trúc SOA.
• Tầng ứng dụng: là trang Web sử dụng cho ứng dụng quản lý văn bản và
điều hành công việc.
Trang 11
• Cài đặt thử nghiệm hệ thống máy chủ phục vụ cho phần mềm quản lý văn
bản và điều hành bao gồm:
• Máy chủ cơ sở dữ liệu (Databaser Server)
• Máy chủ dịch vụ (Service Server)
• Máy chủ Web (Web Server)
Phương pháp nghiên cứu
• Tìm hiểu các tài liệu liên quan về ĐTĐM, ảo hóa và cách thức xây dựng
phần mềm ứng dụng theo mô hình ĐTĐM.
• Triển khai cài đặt phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo mô hình
ĐTĐM trên hệ thống để kiểm chứng lý thuyết đã nghiên cứu được.
Trang 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Điện toán đám mây
1.1.1. Khái niệm
Điện toán đám mây, còn gọi là tính toán máy chủ ảo, là mô hình tính toán sử
dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ
"đám mây" ở đây chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ
mạng máy tính). Ở mô hình tính toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ
thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng
truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó trong "đám mây" mà
không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không
cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Trong mô hình ĐTĐM, thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ
trên Internet và chỉ được lưu trữ tạm thời tại các máy khách. Như Hình 1.1.bên
dưới ta thấy bên ngoài đám mây bao gồm các thiết bị như máy tính cá nhân
(Desktop và Laptop), điện thoại (phone), máy tính bảng (tablet), và các máy máy
chủ mà có chức năng truy cập Internet sẽ có thể truy cập và khai thác các dịch vụ
của “đám mây”. Còn bên trong đám mây thì bao gồm:
• Tầng Hạ tầng (Inrastructure): gồm các máy máy chủ, thiết bị lưu trữ
và hệ thống mạng.
• Tầng nền tảng (Platform): gồm các cơ sở dữ liệu hàng đợi, định danh,
chương trình thực thi và các đối tượng lưu trữ.
• Tầng ứng dụng (Application): gồm các ứng dụng về tài chính, truyền
thông, hợp tác, nội dung và theo dõi giám sát.
Trang 13
Hình 1.1. Mô hình ĐTĐM tổng quát
1.1.2. Thực trạng hiện nay
ĐTĐM mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng như
lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ. ĐTĐM giúp doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ khai thác tối đa được tài nguyên hệ thống tính toán. Tại nhà cung cấp dịch vụ,
các chuyên gia cùng hệ thống tốt nhất luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người sử
dụng. Theo mô hình ĐTĐM, hạ tầng công nghệ thông tin sẽ được các nhà cung
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thuê lại. Việc quản lý hạ tầng công nghệ thông
tin đó sẽ được nhà cung cấp dịch vụ thực hiện.
Về phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, ĐTĐM sẽ cho phép doanh nghiệp
không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không
đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần. Khi thành
Trang 14
phần chiếm nhiều nguồn lực về con người và chi phí trong cơ cấu vận hành của
doanh nghiệp được gỡ đi, doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian vào những hoạt
động kinh doanh cốt lõi.
Qua thời gian làm việc, các cơ quan nhà nước sản sinh ra một lượng dữ liệu
ngày một nhiều, cần lưu trữ một lượng thông tin đồ sộ. Các thông tin đó có thể để
xử lý trực tuyến như kiểu dùng trong khai báo hải quan hay để lưu trữ cho mục
đích khai thác báo cáo. Các ngân hàng cũng là một cơ quan điển hình cho việc sử
dụng, quản trị và lưu trữ dữ liệu. Khi giao dịch liên quan tới tài khoản ngân hàng,
số liệu phải được cập nhật tức thời vào cơ sở dữ liệu. Khi khách hàng vấn tin tài
khoản tại ATM, gần như ngay lập tức khách hàng nhận được số dư trong tài khoản
hiện có. Ngoài ra, khi khách hàng vấn tin lịch sử giao dịch, khách hàng sẽ xem
được các giao dịch được thực hiện liên quan tới thẻ của khách hàng trong khoảng
thời gian. Điều gì hỗ trợ ngân hàng có thể đưa ra được chất lượng dịch vụ tốt như
vậy, đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Một điều không thể thiếu đóng góp vào
thành công của hệ thống ngân hàng đó là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nói
chung và cơ sở dữ liệu nói riêng.
Khi có yêu cầu xử lý của khách hàng, hệ thống công nghệ thông tin ứng
dụng ĐTĐM sẽ tự động phân tích yêu cầu, tìm ra tài nguyên tính toán tốt nhất
trong môi trường đám mây để xử lý yêu cầu và trả về kết quả cho khách hàng. Dữ
liệu được đưa lên các đám mây, các chuyên gia cùng với hạ tầng công nghệ thông
tin có sức mạnh tính toán khổng lồ của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm bảo hệ
thống cơ sở dữ liệu được tổ chức khoa học, hiệu quả tính toán và khả năng sẵn
sàng, tính bảo mật được đưa lên cao nhất.
Mô hình ĐTĐM ngày càng trở lên phổ biến. Các công ty lớn như Citrix, Amazon,
Microsoft, Oracle, IBM đã chú trọng phát triển dịch vụ hướng mô hình ĐTĐM. Các
công ty này đều có các sản phẩm ĐTĐM đang được sử dụng như Citrix có CloudStack,
Amazon có EC2, Microsoft có Windows Azura và SQL Azura.
Trang 15
1.1.3. Thuộc tính của ĐTĐM
ĐTĐM được xem như là dịch vụ và giải pháp kinh doanh được sử dụng và
phân phối qua internet theo nhu cầu của người sử dụng. Nhu cầu và các nghiệp vụ
đa dạng của người sử dụng về kiến trúc, ứng dụng và tài nguyên được nhà cung
cấp dịch vụ đám mây đáp ứng với giá thành thấp nhất. ĐTĐM giúp điều chỉnh
phù hợp các mục đích kinh doanh, giảm giá thành sở hữu và quản trị ứng dụng
công nghệ thông tin, và tăng độ linh động cho các nghiệp vụ của doanh nghiệp.
ĐTĐM có một số thuộc tính quan trọng như sau:
• Đa kênh thuê: Mô hình ĐTĐM sử dụng sức mạnh của các tài nguyên
được chia sẻ. Một ứng dụng được sử dụng để nhân bản ra thành nhiều
thể hiện có dữ liệu và cấu hình khác nhau cho nhiều đối tượng khách
hàng sử dụng. Nhiều khách hàng sẽ chia sẻ cùng ứng dụng, chạy trên
cùng nền tảng phần cứng, sử dụng cùng hệ điều hành. Kỹ thuật này
làm giảm giá thành liên quan tới kiến trúc nền tảng.
• Khả năng mở rộng: ĐTĐM có khả năng mở rộng tới hàng ngàn hệ
thống, mạng và không gian lưu trữ. Đặc tính này đảm bảo mô hình
ĐTĐM có thể được đáp ứng được các yêu cầu ngày càng tăng của
người sử dụng về sức mạnh xử lý, không gian lưu trữ cũng như sự ổn
định của dữ liệu.
• Hiệu quả về kinh tế: Người sử dụng chỉ phải trả phí cho những gì họ
sử dụng mà không phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, thiết bị và kinh phí
duy trì đội ngũ nhân viên bảo trì và quản trị.
• Sự tin cậy: Mô hình ĐTĐM có độ tin cậy rất cao về sự ổn định cũng
như sẵn sàng của hệ thống. Mô hình ĐTĐM có sự sao lưu hệ thống
thường xuyên, do vậy nghiệp vụ của khách hàng sẽ luôn đảm bảo
được duy trì hoạt động ổn định.
• Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu người sử dụng: Các yêu cầu từ phía
người dùng sẽ được gửi tới trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch
vụ. Tại trung tâm dữ liệu, các tài nguyên tính toán lớn được các
Trang 16
chương trình máy tính thông minh điều khiển sẽ đón nhận yêu cầu từ
người dùng, thực hiện xử lý và trả kết quả về người dùng nhanh nhất.
• Độc lập vị trí và thiết bị: Người dùng truy nhập vào hệ thống qua
trình duyệt web mà không cần biết vị trí hoặc thiết bị nào đang sử
dụng. Người dùng có thể kết nối tới thiết bị thông qua bất cứ thiết bị
nào hỗ trợ duyệt web.
1.2. Các dịch vụ trên đám mây
ĐTĐM đưa ra cho khách hàng ba loại dịch vụ. Các loại dịch vụ này phụ
thuộc vào thành phần công nghệ thông tin được cung cấp dưới dạng dịch vụ
cho người dùng. Các tiện ích công nghệ thông tin như nền tảng, hệ điều hành,
tường lửa, bộ định tuyến, thiết bị lưu trữ, cơ sở dữ liệu được triển khai trên
“đám mây” được đưa ra là dịch vụ công nghệ thông tin dựa theo yêu cầu của
người dùng. Các dịch vụ đám mây chia làm ba loại dịch vụ gồm dịch vụ phần
mềm (Software as a Service – SaaS), dịch vụ nền tảng (Platform as a Service –
PaaS) và dịch vụ hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS) như Hình 1.2 bên
dưới.
Hình 1.2. Các mô hình dịch vụ tính toán trên đám mây.
Trang 17
Như hình vẽ trên ta thấy không phải lúc nào mô hình ĐTĐM cũng luôn luôn
đầy đủ cả 03 tầng dịch vụ IaaS-PaaS-SaaS, mà có thể các nhà cung cấp dịch vụ
chỉ cung cấp một dịch vụ duy nhất IaaS, PaaS, hoặc SaaS. Cũng có thể họ chỉ
cung cấp kết hợp giữa 02 dịch vụ IaaS-PaaS, hoặc PaaS-SaaS.
Đứng về góc độ người sử dụng các mô hình dịch vụ thì có thể xem IaaS
dùng cho các nhà quản trị mạng và hệ thống, Paas dùng cho các nhà phát triển các
phần mềm ứng dụng, và SaaS thì dùng cho người sử dụng nghiệp vụ đầu cuối.
Hình1.3 bên dưới tóm tắt các đối tượng sử dụng các dịch vụ ĐTĐM.
Hình 1.3. Đối tượng sử dụng các dịch vụ ĐTĐM
1.2.1. Dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS)
SaaS là mô hình một - nhiều để cung cấp các ứng dụng cho người dùng cuối
như Hình. Về cơ bản, phần mềm được cài đặt trên phần cứng của nhà cung cấp
dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấp quyền truy cập cho người dùng cuối.
Người dùng cuối sẽ thông qua trình duyệt web để truy nhập tới ứng dụng.
Trong mô hình SaaS, một ứng dụng được tùy biến dữ liệu và cấu hình cho
phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Do vậy, một ứng dụng sẽ được cho thuê
sử dụng cho nhiều khách hàng khác nhau như Hình 1.4.
Trang 18
SaaS trở thành mô hình phân phối phổ biến cho hầu hết các ứng dụng cho
doanh nghiệp, bao gồm: kế toán, quản lý hợp tác, quản lý quan hệ khách hàng
(CRM), lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý hóa đơn, quản lý
nguồn lực (HRM), quản lý nội dung (CM).
Hình 1.4. Mô hình dịch vụ phần mềm.
Mô hình có nhiều ưu điểm như phần mềm có thể sử dụng lại, phần mềm
chạy trên nền tảng công nghệ tốt của nhà cung cấp dịch vụ, khả năng sẵn sàng cao
của ứng dụng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức khi ứng dụng mô hình này như vấn đề
bảo mật dữ liệu phụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp dịch vụ phần mềm bởi vì toàn
bộ ứng dụng được lưu trữ và sử dụng trên môi trường của nhà cung cấp dịch vụ.
Trang 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------
BÙI ANH LÂM
TÌM HIỂU MÔ HÌNH CLOUD COMPUTING VÀ ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN ÁP DỤNG CLOUD COMPUTING VÀO CÔNG
VIỆC QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Công Nghệ Thông Tin
CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒ TƯỜNG VINH TS. PHẠM HUY HOÀNG
Hà Nội – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Tốt Nghiệp Thạc Sĩ: “Tìm hiểu mô hình Cloud
Computing và đề xuất phương án áp dụng Cloud Computing vào công việc quản
lý Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” là công trình nghiên cứu của
bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Huy Hoàng.
Các kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, không sao chép toàn văn của
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2013
Bùi Anh Lâm
Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học BKHN
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt hai năm qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới
TS.Phạm Huy Hoàng người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm
luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cha mẹ, các anh chị tôi và bạn
bè đã luôn ở bên cạnh tôi, giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2013
Bùi Anh Lâm
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................2
MỤC LỤC .................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................9
MỞ ĐẦU .................................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...............................................................................13
1.1. Điện toán đám mây ......................................................................................13
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................13
1.1.2. Thực trạng hiện nay .......................................................................14
1.1.3. Thuộc tính của ĐTĐM ...................................................................16
1.2. Các dịch vụ trên đám mây ................................................................17
1.2.1. Dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS).......................18
1.2.2. Dịch vụ nền tảng (Platform as a Service – PaaS) ..........................20
1.2.3. Dịch vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS)............21
1.3. Một số mô hình triển khai ĐTĐM ...............................................................23
1.3.1. Đám mây công cộng ......................................................................23
1.3.2. Đám mây riêng...............................................................................24
1.3.3. Đám mây lai ...................................................................................25
1.4. Kiến trúc hướng dịch vụ ..............................................................................26
1.4.1. Các tính chất ..................................................................................27
1.4.2. Dịch vụ Web ..................................................................................29
1.4.3. Mối tương quan giữa ĐTĐM và kiến trúc SOA ............................30
1.5. Công nghệ ảo hóa ........................................................................................31
1.6. Các vấn đề và thách thức .............................................................................33
1.7. Tổng kết chương ..........................................................................................33
CHƯƠNG II – ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG ĐTĐM CHO VIỆC QUẢN LÝ CNTT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HY ................................................................................34
Trang 3
2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT tại tỉnh Hưng Yên ..........................................34
2.2 Đề xuất phương án áp dụng ĐTĐM vào xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT.....35
2.3. Nhu cầu triển khai phần mềm dùng chung theo hướng tập chung ..............35
2.4. Phương án áp dụng mô hình ĐTĐM cho ứng dụng dùng chung trên địa bàn
tỉnh ....................................................................................................................36
2.4.1. Lựa chọn phương án ......................................................................36
2.4.2. Ảo hóa máy chủ .............................................................................37
2.3.3. Xây dựng phần mềm theo kiến trúc hướng dịch vụ.......................37
2.4. Tổng kết chương ..........................................................................................38
CHƯƠNG III– CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM .........................................................39
3.1. Bài toán thử nghiệm .....................................................................................39
3.1.1. Lý do chọn bài toán quản lý văn bản và điều hành .......................39
3.1.2. Quy trình Quản lý văn bản và điều hành .......................................39
3.1.2.1. Quy trình xử lý văn bản đến .................................................39
3.1.2.2. Quy trình dự thảo và phát hành văn bản đi ..........................42
3.1.2.3. Quy trình hồ sơ công việc ....................................................43
3.1.2.4. Quy trình theo dõi hồi báo ...................................................44
3.1.3. Phạm vi thử nghiệm bài toán Quản lý văn bản và điều hành ........45
3.2. Cài đặt hệ thống máy chủ ảo........................................................................46
3.2.1. Công nghệ sử dụng ........................................................................46
3.2.2. Các máy chủ ảo ..............................................................................46
3.3. Cài đặt hệ thống phần mềm .........................................................................47
3.3.1. Sơ đồ phân cấp chức năng của phần mềm Quản lý VB&ĐH ..................47
3.3.2. Kiến trúc tổng thể ..........................................................................48
3.3.3. Tầng dữ liệu ...................................................................................49
3.3.4. Tầng xử lý dữ liệu ..........................................................................50
3.3.5. Tầng dịch vụ ..................................................................................51
3.3.6. Tầng giao diện ứng dụng ...............................................................52
3.4. Tổng kết chương ..........................................................................................57
Trang 4
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN ............................58
4.1. Kết quả thử nghiệm....................................................................................58
4.1.1. Thử nghiệm ảo hóa ........................................................................58
4.1.2. Thử nghiệm các chức năng của hệ thống ......................................58
4.1.3. Thử nghiệm hoạt động của hệ thống .............................................58
4.2. Kết luận ........................................................................................................59
Làm được ............................................................................................................59
Chưa làm được ....................................................................................................59
Hướng phát triển tiếp theo ..................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................61
Tiếng Việt ...........................................................................................................61
Tiếng Anh ...........................................................................................................61
Internet ................................................................................................................61
Trang 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ Tiếng Anh Tiếng Việt
API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐTĐM Điện toán đám mây
HY Hưng Yên
IaaS Instructure as a Service Dịch vụ hạ tầng
JSON JavaScript Object Notation Đối tượng JavaScript
PaaS Platform as a Service Dịch vụ nền tảng
REST Representation State Transfer Chuyển đổi trạng thái đại diện
SaaS Software as a Service Dịch vụ phần mềm
SOA Service Oriented Architecture Kiến trúc hướng dịch vụ
Giao thức truy nhập đối tượng
SOAP Simple Object Access Protocol
đơn giản.
VM Virtual Machine Máy ảo
Trang 6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình ĐTĐM tổng quát ......................................................................14
Hình 1.2. Các mô hình dịch vụ tính toán trên đám mây. ........................................17
Hình 1.3. Đối tượng sử dụng các dịch vụ ĐTĐM...................................................18
Hình 1.4. Mô hình dịch vụ phần mềm. ...................................................................19
Hình 1.5. Mô hình dịch vụ nền tảng. ......................................................................20
Hình 1.6. Mô hình dịch vụ cơ sở hạ tầng. ...............................................................22
Hình 1.7. Mô hình đám mây công cộng. .................................................................24
Hình 1.8. Mô hình đám mây riêng. .........................................................................25
Hình 1.9. Mô hình đám mây lai. .............................................................................26
Hình 1.10. Mô hình SOA. .......................................................................................27
Hình 1.11. Công nghệ REST...................................................................................30
Hình 1.12. Mô hình một server vật lý và nhiều server ảo. ......................................31
Hình 1.13. Các thành phần ảo hóa .....................................................................… 32
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình tiếp nhận và chuyển giao văn bản đến ........................39
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình xử lý văn bản đến .........................................................40
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình dự thảo và phát hành văn bản đi....................................41
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình tạo lập và quản lý hồ sơ công việc ................................42
Hình 3.5.Sơ đồ quy trình theo dõi hồi báo, theo dõi thực hiện văn bản ................ 43
Hình 3.6. Thiết lập các máy chủ ảo trong VMWare Workstation ..........................45
Hình 3.7. Sơ đồ các chức năng của hệ thống ..........................................................47
Hình 3.8. Kiến trúc tổng thể theo mô hình ĐTĐM .................................................48
Hình 3.9. Màn hình đăng nhập ............................................................................... 52
Hình 3.10. Màn hình nhập văn bản đến ..................................................................52
Hình 3.11. Giao diện phân xử lý công việct .......................................................... 53
Hình 3.12. Giao diện hồ sơ công việc .................................................................... 53
Trang 7
Hình 3.13. Giao diện nhập văn bản đi.................................................................... 54
Hình 3.14. Giao diện tra cứu văn bản .....................................................................55
Hình 3.15. Giao diện in sổ VB. ...............................................................................55
Trang 8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách các bảng dữ liệu ....................................................................50
Bảng 3.2. Danh sách các SP ....................................................................................51
Bảng 3.3. Danh sách các dịch vụ (API) ..................................................................52
Bảng 3.4. Danh sách giao diện chính ......................................................................52
Trang 9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trên thế giới ngày càng có nhiều công ty, các cơ quan nhà nước đang
chuyển dịch theo hướng sử dụng giải pháp công nghệ thông tin Điện Toán
Đám Mây phục vụ nhu cầu công việc và quản lý. Bởi vì Điện Toán Đám Mây
có thể cắt giảm các chi phí liên quan đến việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông
tin. Có thể giảm cả vốn đầu tư và chi phí vận hành bằng cách thuê tài nguyên
Điện Toán Đám Mây và chỉ trả tiền cho những dịch vụ gì được sử dụng.
Ngoài ra Điện Toán Đám Mây làm giảm một số các khoản chi tiêu cho
việc quản lý nguồn tài nguyên, nhân lực cho các tổ chức khi khai thác và sử
dụng các ứng dụng. Mô hình Điện Toán Đám Mây mang lại sự linh hoạt trong
kinh doanh nhờ khả năng điều chỉnh hoặc mở rộng, các cơ quan, doanh
nghiệp có thể đáp ứng dễ dàng hơn khi có nhu cầu về hạ tầng thay đổi.
Hiện tại các hãng lớn như MicroSoft, Google, IBM, Amazon... đều đã đưa ra
một số dịch vụ công cộng như Email, chia sẽ tài liệu, bản đồ trực tuyến, mạng xã
hội… Các hãng này đều có giải pháp riêng cho ĐTĐM và có định hướng phát
triển mạnh theo mô hình ĐTĐM trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có nhiều đơn vị áp dụng các phần mềm theo mô
hình điện toán đám mây công cộng (Public Cloud Computing) vào nghiệp vụ của
họ bởi lý do bảo mật và đặc thù nghiệp vụ riêng của từng đơn vị. Cũng chính vì lý
do này mà các đơn vị đang có xu hướng xây dựng cho mình một đám mây riêng
(Private Cloud Computing) để đảm bảo cân đối các tính năng bảo mật, mềm dẻo
khi nâng cấp và đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ.
Điện Toán Đám Mây là sự thực hiện kết hợp các thiết bị công nghệ thông tin
hiện có với nền tảng ảo hóa và kiến trúc hướng dịch vụ là ý tưởng mới để tạo ra
một giải pháp biến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thành môi trường phát triển
ứng dụng triển khai các phần mềm dùng chung cũng như việc cung cấp các dịch
vụ hành chính công trong các cơ quan nhà nước.
Trang 10
Với những ưu điểm trên việc áp dụng mô hình Điện Toán Đám Mây là một
hướng lựa chọn rất tổt cho việc tổ chức dùng chung cơ sở hạ tầng và các ứng dụng
dùng chung trong các cơ quan hành chính đó cũng là lý do tại sao tôi lựa chọn đề
tài “Tìm hiểu mô hình Cloud Computing và đề xuất phương án áp dụng Cloud
Computing vào công việc quản lý công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên” cho luận văn tốt nghiệp. Hy vọng đây là cơ hội tốt để nghiên cứu và tìm hiểu
về ĐTĐM, đề xuất phương án áp dụng ĐTĐM vào công việc quản lý CNTT trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Mục đích nghiên cứu
• Hiểu về mô hình ĐTĐM.
• Hiểu về cách thức xây dựng các phần mềm ứng dụng áp dụng mô hình
ĐTĐM.
• Đưa ra phương án áp dụng ĐTĐM cho ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên
• Xây dựng thử nghiệm một phần mềm dùng chung theo mô hình ĐTĐM.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Tìm hiểu tổng quan về ĐTĐM.
• Tìm hiểu mô hình cung cấp dịch vụ ĐTĐM.
• Tìm hiểu cách thức xây dựng các ứng dụng trên nền ĐTĐM.
• Nghiên cứu phương án áp dụng ĐTĐM cho phát triển phần mềm dùng
chung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
• Xây dựng thử nghiệm phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, bao gồm
các thành phần sau:
• Tầng cơ sở dữ liệu (Database): chứa toàn bộ CSDL cho bài toán.
• Tầng dịch vụ (Services): cung cấp các dịch vụ cho tầng ứng dụng, các dịch
vụ được xây dựng dựa trên kiến trúc SOA.
• Tầng ứng dụng: là trang Web sử dụng cho ứng dụng quản lý văn bản và
điều hành công việc.
Trang 11
• Cài đặt thử nghiệm hệ thống máy chủ phục vụ cho phần mềm quản lý văn
bản và điều hành bao gồm:
• Máy chủ cơ sở dữ liệu (Databaser Server)
• Máy chủ dịch vụ (Service Server)
• Máy chủ Web (Web Server)
Phương pháp nghiên cứu
• Tìm hiểu các tài liệu liên quan về ĐTĐM, ảo hóa và cách thức xây dựng
phần mềm ứng dụng theo mô hình ĐTĐM.
• Triển khai cài đặt phần mềm quản lý văn bản và điều hành theo mô hình
ĐTĐM trên hệ thống để kiểm chứng lý thuyết đã nghiên cứu được.
Trang 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Điện toán đám mây
1.1.1. Khái niệm
Điện toán đám mây, còn gọi là tính toán máy chủ ảo, là mô hình tính toán sử
dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ
"đám mây" ở đây chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ
mạng máy tính). Ở mô hình tính toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ
thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng
truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó trong "đám mây" mà
không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không
cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Trong mô hình ĐTĐM, thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ
trên Internet và chỉ được lưu trữ tạm thời tại các máy khách. Như Hình 1.1.bên
dưới ta thấy bên ngoài đám mây bao gồm các thiết bị như máy tính cá nhân
(Desktop và Laptop), điện thoại (phone), máy tính bảng (tablet), và các máy máy
chủ mà có chức năng truy cập Internet sẽ có thể truy cập và khai thác các dịch vụ
của “đám mây”. Còn bên trong đám mây thì bao gồm:
• Tầng Hạ tầng (Inrastructure): gồm các máy máy chủ, thiết bị lưu trữ
và hệ thống mạng.
• Tầng nền tảng (Platform): gồm các cơ sở dữ liệu hàng đợi, định danh,
chương trình thực thi và các đối tượng lưu trữ.
• Tầng ứng dụng (Application): gồm các ứng dụng về tài chính, truyền
thông, hợp tác, nội dung và theo dõi giám sát.
Trang 13
Hình 1.1. Mô hình ĐTĐM tổng quát
1.1.2. Thực trạng hiện nay
ĐTĐM mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng như
lợi ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ. ĐTĐM giúp doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ khai thác tối đa được tài nguyên hệ thống tính toán. Tại nhà cung cấp dịch vụ,
các chuyên gia cùng hệ thống tốt nhất luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người sử
dụng. Theo mô hình ĐTĐM, hạ tầng công nghệ thông tin sẽ được các nhà cung
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thuê lại. Việc quản lý hạ tầng công nghệ thông
tin đó sẽ được nhà cung cấp dịch vụ thực hiện.
Về phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, ĐTĐM sẽ cho phép doanh nghiệp
không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không
đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần. Khi thành
Trang 14
phần chiếm nhiều nguồn lực về con người và chi phí trong cơ cấu vận hành của
doanh nghiệp được gỡ đi, doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian vào những hoạt
động kinh doanh cốt lõi.
Qua thời gian làm việc, các cơ quan nhà nước sản sinh ra một lượng dữ liệu
ngày một nhiều, cần lưu trữ một lượng thông tin đồ sộ. Các thông tin đó có thể để
xử lý trực tuyến như kiểu dùng trong khai báo hải quan hay để lưu trữ cho mục
đích khai thác báo cáo. Các ngân hàng cũng là một cơ quan điển hình cho việc sử
dụng, quản trị và lưu trữ dữ liệu. Khi giao dịch liên quan tới tài khoản ngân hàng,
số liệu phải được cập nhật tức thời vào cơ sở dữ liệu. Khi khách hàng vấn tin tài
khoản tại ATM, gần như ngay lập tức khách hàng nhận được số dư trong tài khoản
hiện có. Ngoài ra, khi khách hàng vấn tin lịch sử giao dịch, khách hàng sẽ xem
được các giao dịch được thực hiện liên quan tới thẻ của khách hàng trong khoảng
thời gian. Điều gì hỗ trợ ngân hàng có thể đưa ra được chất lượng dịch vụ tốt như
vậy, đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Một điều không thể thiếu đóng góp vào
thành công của hệ thống ngân hàng đó là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nói
chung và cơ sở dữ liệu nói riêng.
Khi có yêu cầu xử lý của khách hàng, hệ thống công nghệ thông tin ứng
dụng ĐTĐM sẽ tự động phân tích yêu cầu, tìm ra tài nguyên tính toán tốt nhất
trong môi trường đám mây để xử lý yêu cầu và trả về kết quả cho khách hàng. Dữ
liệu được đưa lên các đám mây, các chuyên gia cùng với hạ tầng công nghệ thông
tin có sức mạnh tính toán khổng lồ của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm bảo hệ
thống cơ sở dữ liệu được tổ chức khoa học, hiệu quả tính toán và khả năng sẵn
sàng, tính bảo mật được đưa lên cao nhất.
Mô hình ĐTĐM ngày càng trở lên phổ biến. Các công ty lớn như Citrix, Amazon,
Microsoft, Oracle, IBM đã chú trọng phát triển dịch vụ hướng mô hình ĐTĐM. Các
công ty này đều có các sản phẩm ĐTĐM đang được sử dụng như Citrix có CloudStack,
Amazon có EC2, Microsoft có Windows Azura và SQL Azura.
Trang 15
1.1.3. Thuộc tính của ĐTĐM
ĐTĐM được xem như là dịch vụ và giải pháp kinh doanh được sử dụng và
phân phối qua internet theo nhu cầu của người sử dụng. Nhu cầu và các nghiệp vụ
đa dạng của người sử dụng về kiến trúc, ứng dụng và tài nguyên được nhà cung
cấp dịch vụ đám mây đáp ứng với giá thành thấp nhất. ĐTĐM giúp điều chỉnh
phù hợp các mục đích kinh doanh, giảm giá thành sở hữu và quản trị ứng dụng
công nghệ thông tin, và tăng độ linh động cho các nghiệp vụ của doanh nghiệp.
ĐTĐM có một số thuộc tính quan trọng như sau:
• Đa kênh thuê: Mô hình ĐTĐM sử dụng sức mạnh của các tài nguyên
được chia sẻ. Một ứng dụng được sử dụng để nhân bản ra thành nhiều
thể hiện có dữ liệu và cấu hình khác nhau cho nhiều đối tượng khách
hàng sử dụng. Nhiều khách hàng sẽ chia sẻ cùng ứng dụng, chạy trên
cùng nền tảng phần cứng, sử dụng cùng hệ điều hành. Kỹ thuật này
làm giảm giá thành liên quan tới kiến trúc nền tảng.
• Khả năng mở rộng: ĐTĐM có khả năng mở rộng tới hàng ngàn hệ
thống, mạng và không gian lưu trữ. Đặc tính này đảm bảo mô hình
ĐTĐM có thể được đáp ứng được các yêu cầu ngày càng tăng của
người sử dụng về sức mạnh xử lý, không gian lưu trữ cũng như sự ổn
định của dữ liệu.
• Hiệu quả về kinh tế: Người sử dụng chỉ phải trả phí cho những gì họ
sử dụng mà không phải đầu tư về cơ sở hạ tầng, thiết bị và kinh phí
duy trì đội ngũ nhân viên bảo trì và quản trị.
• Sự tin cậy: Mô hình ĐTĐM có độ tin cậy rất cao về sự ổn định cũng
như sẵn sàng của hệ thống. Mô hình ĐTĐM có sự sao lưu hệ thống
thường xuyên, do vậy nghiệp vụ của khách hàng sẽ luôn đảm bảo
được duy trì hoạt động ổn định.
• Nhanh chóng đáp ứng nhu cầu người sử dụng: Các yêu cầu từ phía
người dùng sẽ được gửi tới trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch
vụ. Tại trung tâm dữ liệu, các tài nguyên tính toán lớn được các
Trang 16
chương trình máy tính thông minh điều khiển sẽ đón nhận yêu cầu từ
người dùng, thực hiện xử lý và trả kết quả về người dùng nhanh nhất.
• Độc lập vị trí và thiết bị: Người dùng truy nhập vào hệ thống qua
trình duyệt web mà không cần biết vị trí hoặc thiết bị nào đang sử
dụng. Người dùng có thể kết nối tới thiết bị thông qua bất cứ thiết bị
nào hỗ trợ duyệt web.
1.2. Các dịch vụ trên đám mây
ĐTĐM đưa ra cho khách hàng ba loại dịch vụ. Các loại dịch vụ này phụ
thuộc vào thành phần công nghệ thông tin được cung cấp dưới dạng dịch vụ
cho người dùng. Các tiện ích công nghệ thông tin như nền tảng, hệ điều hành,
tường lửa, bộ định tuyến, thiết bị lưu trữ, cơ sở dữ liệu được triển khai trên
“đám mây” được đưa ra là dịch vụ công nghệ thông tin dựa theo yêu cầu của
người dùng. Các dịch vụ đám mây chia làm ba loại dịch vụ gồm dịch vụ phần
mềm (Software as a Service – SaaS), dịch vụ nền tảng (Platform as a Service –
PaaS) và dịch vụ hạ tầng (Infrastructure as a Service – IaaS) như Hình 1.2 bên
dưới.
Hình 1.2. Các mô hình dịch vụ tính toán trên đám mây.
Trang 17
Như hình vẽ trên ta thấy không phải lúc nào mô hình ĐTĐM cũng luôn luôn
đầy đủ cả 03 tầng dịch vụ IaaS-PaaS-SaaS, mà có thể các nhà cung cấp dịch vụ
chỉ cung cấp một dịch vụ duy nhất IaaS, PaaS, hoặc SaaS. Cũng có thể họ chỉ
cung cấp kết hợp giữa 02 dịch vụ IaaS-PaaS, hoặc PaaS-SaaS.
Đứng về góc độ người sử dụng các mô hình dịch vụ thì có thể xem IaaS
dùng cho các nhà quản trị mạng và hệ thống, Paas dùng cho các nhà phát triển các
phần mềm ứng dụng, và SaaS thì dùng cho người sử dụng nghiệp vụ đầu cuối.
Hình1.3 bên dưới tóm tắt các đối tượng sử dụng các dịch vụ ĐTĐM.
Hình 1.3. Đối tượng sử dụng các dịch vụ ĐTĐM
1.2.1. Dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS)
SaaS là mô hình một - nhiều để cung cấp các ứng dụng cho người dùng cuối
như Hình. Về cơ bản, phần mềm được cài đặt trên phần cứng của nhà cung cấp
dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấp quyền truy cập cho người dùng cuối.
Người dùng cuối sẽ thông qua trình duyệt web để truy nhập tới ứng dụng.
Trong mô hình SaaS, một ứng dụng được tùy biến dữ liệu và cấu hình cho
phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Do vậy, một ứng dụng sẽ được cho thuê
sử dụng cho nhiều khách hàng khác nhau như Hình 1.4.
Trang 18
SaaS trở thành mô hình phân phối phổ biến cho hầu hết các ứng dụng cho
doanh nghiệp, bao gồm: kế toán, quản lý hợp tác, quản lý quan hệ khách hàng
(CRM), lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý hóa đơn, quản lý
nguồn lực (HRM), quản lý nội dung (CM).
Hình 1.4. Mô hình dịch vụ phần mềm.
Mô hình có nhiều ưu điểm như phần mềm có thể sử dụng lại, phần mềm
chạy trên nền tảng công nghệ tốt của nhà cung cấp dịch vụ, khả năng sẵn sàng cao
của ứng dụng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức khi ứng dụng mô hình này như vấn đề
bảo mật dữ liệu phụ thuộc rất lớn vào nhà cung cấp dịch vụ phần mềm bởi vì toàn
bộ ứng dụng được lưu trữ và sử dụng trên môi trường của nhà cung cấp dịch vụ.
Trang 19