Tìm hiểu hoành phi và câu đối chữ hán ở chùa nam nhã
- 78 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
MSSV: 6086239
TÌM HIỂU HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI CHỮ HÁN
Ở CHÙA NAM NHÃ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH
Cần Thơ, 25/4/2012
-1-
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học và làm luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại
học Cần Thơ.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Thúy Minh – người đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu
và hoàn thành luân văn tốt nghiệp này.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Trụ trì chùa Nam
Nhã cùng các tu sĩ nơi đây đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo những điều kiện tốt
nhất để tôi khảo sát, thu thập tài liệu để viết luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
Khoa học Xã hội và Nhân văn, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt luận văn này.
Mặc dù người viết đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất
cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy
cô và các bạn.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
-2-
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích – yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
5.2. Phương pháp thống kê
5.3. Phương pháp phân tích
5.4. Phương pháp trực quan sinh động
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
ĐÔI NÉT VỀ CHÙA NAM NHÃ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Nam Nhã gắn liền với phong trào
Đông Du
2. Kiến trúc chùa Nam Nhã
3. Đôi nét về đạo Minh Sư
3.1. Phật giáo
3.2. Thánh Đạo
3.3. Tiên Đạo
4. Giáo lý cứu thế của đạo Minh Sư
5. Hình thức thờ phượng ở chùa Nam Nhã
-3-
CHƯƠNG HAI
ĐÔI NÉT VỀ HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI VIẾT BẰNG CHỮ HÁN
1. Chữ Hán
2. Hoành phi và câu đối
2.1. Hoành phi
2.2. Câu đối
2.2.1. Phân loại câu đối
2.2.2. Những nguyên tắc làm câu đối
CHƯƠNG BA
HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI Ở CHÙA NAM NHÃ
1. Phiên âm - dịch nghĩa
1.1. Cổng chùa
1.2. Chính điện
1.3. Càn Đạo đường
1.4. Khôn Đạo đường
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
2.1 Giá trị nội dung
2.2. Giá trị nghệ thuật
3. Ý nghĩa nghiên cứu
C. PHẦN KẾT LUẬN
-4-
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi vào đình chùa chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp những bức hoành phi và câu đối. Những bức hoành phi và câu đối này
có thể được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ.
Do lịch sử hình thành của đình chùa Việt Nam ảnh hưởng từ nền văn
hóa Trung Hoa trong văn tự truyền đạo đến nền Hán học nên chủ yếu các
hoành phi và câu đối trong các đình chùa xưa thường được viết bằng chữ
Hán.
Chùa Nam Nhã là một di tích lịch sử, một địa điểm du lịch nổi tiếng,
nơi đây có sự kết hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiên với chốn thiền tịnh hòa
quyện vào những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần thượng võ
chống ngoại xâm, tinh thần hiếu học, lòng mến mộ văn chương và đạo lí
làm người. Tất cả những cái hay, cái đẹp đó được thể hiện qua một số
lượng lớn hoành phi, câu đối, đề từ và các bài thơ bằng chữ Hán có ở nơi
đây. Nó cho ta biết nhiều điều bổ ích về lịch sử hình thành, các giai đoạn
phát triển, về kiến trúc, nội dung thờ tự và ý nghĩa tư tưởng của di tích.
Tuy nhiên trước sự phát triển và phổ biến rộng rãi của chữ Quốc ngữ,
ngày nay số người đọc và hiểu được chữ Hán còn rất ít. Chính vì thế các
hoành phi, câu đối ở chùa Nam Nhã nói riêng và các văn tự chữ Hán trên cả
nước nói chung chưa được hiểu một cách đúng đắn, thậm chí rất nhiều
người còn cảm thấy xa lạ với loại văn tự này. Trước thực tế đó, có nhiều
người đặt vấn đề nên giảng dạy Hán - Nôm ở nhà trường phổ thông, nhưng
chưa được chấp thuận. Tình trạng này cũng không khả quan hơn khi số giờ
giảng dạy Hán - Nôm ở các trường đại học bị cắt giảm, người quan tâm đến
Hán - Nôm càng ít đi. Thiết nghĩ, trong quá trình hội nhập ngày nay, xu
hướng tiếp nhận luồng gió văn minh, tiến bộ về khoa học kỹ thuật, về tư
-5-
tưởng và văn hóa của quốc tế cũng nên tiến hành song song với việc khẳng
định nét riêng của dân tộc, phát huy, giữ gìn nền văn hóa truyền thống tốt
đẹp, trong đó văn hóa Hán - Nôm là một trong những văn hóa truyền thống
quan trọng. Sự hội nhập với quốc tế và sự bảo tồn, phát huy bản sắc riêng
của dân tộc được hiểu giống như một người có đầy đủ hai chân, mới có thể
đứng vững trên mảnh đất của mình trước ngọn gió mãnh liệt của thế giới
bên ngoài. Ngọn gió ấy có vẻ mát mẻ, thoải mái, thú vị nhưng cũng rét buốt,
rát da khiến ta nhuốm bệnh hoặc té ngã, hoặc có khi nó là cuồng phong
cuốn ta đi về phương trời vô định. Vì thế, muốn có thế đứng vững vàng
không bị ngoại phong quật ngã ta phải có nội lực mạnh mẽ. Nội lực ấy
chính là bản sắc của chính mình, của dân tộc. Bảo tồn, gìn giữ, khai thác,
nghiên cứu di sản Hán - Nôm có tốt, phát triển Hán - Nôm học và văn hóa
Hán - Nôm có được mạnh mẽ, vững chắc như xu hướng thu nhận ào ạt văn
hóa nước ngoài, thì mới có hy vọng thực sự củng cố nền tảng văn hóa dân
tộc; làm thẩm thấu những tinh hoa, tinh túy đạo đức nhân văn vào tinh thần,
tư tưởng người Việt; mới hy vọng rằng các giá trị văn hóa truyền thống
được phát huy, giá trị tinh thần và cuộc sống sẽ được tôn vinh hơn; và ý
thức tự chủ bảo vệ tài sản văn hóa tinh thần của ông cha mới được quan
tâm và tiếp tục được bảo dưỡng, phát huy. Việc làm này nếu được thực hiện
như nguyện vọng chúng ta, lớp người sau mới không phụ lòng những bậc
tiền nhân cả đời cống hiến sức lực, tri thức của mình cho sự nghiệp bảo vệ
văn hóa dân tộc.
Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài Tìm hiểu hoành phi và câu đối
chữ Hán ở chùa Nam Nhã. Với đề tài này, chúng tôi muốn góp một phần
công sức nhỏ bé của mình để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa các
hoành phi, câu đối trong chùa Nam Nhã cũng như giá trị văn hóa lịch sử
sâu sắc của nó.
2. Lịch sử vấn đề
-6-
Lâu nay nghiên cứu Hán - Nôm là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với
sự nghiệp tìm hiểu tri thức văn hóa của con người Việt Nam; là cầu nối của
quá khứ với hiện tại và tương lai. Tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác thư tịch,
di tích, văn hóa, lịch sử, con người xưa để xây dựng nền văn hóa mới, tạo
cơ hội cho người Việt Nam hiện tại và mai sau tiếp cận, lĩnh hội và thưởng
thức những giá trị văn hóa Việt Nam, nhằm giữ vững bản sắc dân tộc và có
thể hòa nhập với thế giới, vượt qua những thử thách lớn lao, phức tạp của
thời đại.
Nghiên cứu Hán - Nôm khẳng định và làm rạng ngời bản sắc văn hóa
riêng biệt của dân tộc. Nghiên cứu Hán - Nôm có nhiều cách tiếp cận khác
nhau, thông qua di sản mà ông cha để lại, các nhà nghiên cứu lâu nay mỗi
người một ít, góp sức vào sự nghiệp to lớn này.
Những công trình nghiên cứu vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu
Hán - Nôm thực hiện và xuất bản, đóng góp cho nét đẹp tri thức dân tộc
thêm ngời sáng, lung linh, bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của luồng văn
hóa ngoại nhập xa rời bản sắc dân tộc đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều
thế hệ người Việt. Thật vậy, chúng ta vui mừng khi biết được đây đó vẫn
còn có những nhà nghiên cứu Hán - Nôm âm thầm tìm hiểu từng hoành phi,
câu đối hay lặn lội sưu tầm tài liệu cổ xưa ở các đình chùa, miếu mạo hoặc
dưới lớp mộ sâu mà ít ai quan tâm đến, thậm chí có nhiều người chỉ muốn
phá hủy để xây dựng những tòa nhà cao tầng phục vụ cho việc doanh
thương… Lo ngại trước mối nguy cơ mất dần bản sắc dân tộc, nhiều nhà
hoạt động văn hóa đang ra sức tổ chức những buổi lễ kỷ niệm, những buổi
biểu diễn, sinh hoạt tri thức… cho người dân; các nhà nghiên cứu khoa học
nói chung, nghiên cứu Hán - Nôm nói riêng tổ chức các cuộc hội thảo khoa
học trong nước và quốc tế nhằm góp phần lưu giữ, nhắc nhở phải bảo tồn
nét riêng của dân tộc.
-7-
Hoành phi và câu đối là một bộ phận không nhỏ trong văn hóa Hán -
Nôm, là một thể loại văn học đặc biệt, thu hút sự quan tâm lớn của giới
nghiên cứu. Chính vì thế, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình
nghiên cứu, sưu tập, dịch thuật hoành phi, câu đối có độ dày đáng kể được
xuất bản. Ngoài phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa, các
công trình cũng đã giới thiệu sơ lược về thể loại, thành tựu và giá trị văn
hóa của hoành phi và câu đối.
Chúng ta có thể kể đến các công trình sau: 3000 hoành phi câu đối
Hán Nôm - Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin (2003) do Trần Lê Sáng chủ
biên. Trên cơ sở đó, Trần Lê Sáng đã cho ra đời tiếp tập 5000 hoành phi
câu đối Hán Nôm (2006). Tập sau ra đời trên cơ sơ bổ sung cho tập trước,
các câu đối trong hai tập sách này được sưu tập từ nhiều nguồn trong thư
tịch, di tích, trong dân gian. Cùng với câu đối Việt Nam có cả câu đối
Trung Quốc. Tác giả Lê Đức Lợi với tác phẩm Đối liễn Hán Nôm - Nhà
xuất bản Thuận Hóa (2008). Công trình này chủ yếu ghi chép lại, phiên âm
và dịch nghĩa các câu đối chữ Hán, chữ Nôm thường dùng như: câu đối tết,
câu đối trang trí, câu đối thờ…
Nổi bật và tiêu biểu nhất là công trình nghiên cứu cúa PGS.TS
Nguyễn Văn Thịnh: Câu đối Thăng Long – Hà Nội - Nhà xuất bản Hà Nội
(2010). Câu đối Thăng Long Hà Nội là một đề tài có ý nghĩa, mang tính
chất đúc kết các thành tựu sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu, giới thiệu hoành
phi, câu đối trên đất Thủ đô. Có thể nói, đây là lần đầu tiên thực hiện một
tập hợp câu đối và hoành phi có tính hệ thống trên phạm vi toàn Thủ đô Hà
Nội, sau đó tinh tuyển, phiên âm, dịch nghĩa và chú thích. Phần khảo cứu,
có nhiều điểm mới so với những công trình trước đó viết về lược sử câu đối,
đặc trưng thể loại của câu đối nói chung. Tác giả cũng nêu lên được những
nét đặc trưng của hoành phi và câu đối Thăng Long - Hà Nội với những đặc
sắc riêng. Tập sách cung cấp cho độc giả phần chép chữ Hán cũng như
-8-
phiên âm, dịch nghĩa, chú thích khá chuẩn xác, góp phần tích cực vào tủ
sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống về hoành phi và câu đối trong các đình
chùa ở miền Nam nói chung cũng như ở chùa Nam Nhã (Cần Thơ) nói
riêng. Do vậy, đề tài Tìm hiểu hoành phi và câu đối chữ Hán ở chùa Nam
Nhã là một đề tài mới, có giá trị thực tiễn và cần thiết để góp phần khẳng
định những giá trị văn hóa đặc sắc của chùa Nam Nhã.
3. Mục đích – yêu cầu
Mục đích chủ yếu trong bài nghiên cứu này là chép lại những bức
hoành phi và câu đối chữ Hán có ở chùa Nam Nhã. Sau đó phiên âm, dịch
nghĩa và làm rõ cơ bản nội dung, ý nghĩa của từng bức hoành phi và từng
câu đối một. Bên cạnh việc thống kê số lượng, xác định vị trí các bức hoành
phi và câu đối, bài nghiên cứu còn phải thể hiện được tầm quan trọng trong
quá trình bảo lưu những giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc của chùa Nam Nhã.
Từ đó, đưa ra những hành động thiết thực nhằm giữ gìn, bảo vệ những di
sản văn hóa mà cha ông ta để lại. Đó là những minh chứng cho một nền văn
minh của một quốc gia trưởng thành. Góp phần phát huy giá trị của những
di sản văn hóa ấy, chúng ta có thể tự hào nói với bạn bè năm châu rằng Việt
Nam là một nước có nền văn hóa lâu đời.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn trực tiếp nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của các bức hoành
phi và câu đối chữ Hán có ở chùa Nam Nhã.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi
đưa ra những phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu và giải quyết
luận văn này.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
-9-
Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm làm rõ các khái niệm: chữ
Hán, hoành phi và câu đối.
5.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê dựa trên những khảo sát cụ thể giúp cho người
nghiên cứu tổng hợp được các số liệu minh chứng cho các nhận định, đánh
giá.
5.3. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp cơ bản nhất trong việc phân tích để làm sáng tỏ
nội dung, ý nghĩa của vấn đề làm cơ sở cho nhận định, đánh giá một cách
khách quan.
5.4. Phương pháp trực quan sinh động
Với phương pháp này, hình ảnh được khai thác tạo nên sự hấp dẫn cho
luận văn.
- 10 -
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
ĐÔI NÉT VỀ CHÙA NAM NHÃ
Chùa có tên chữ Hán là 南 雅 堂 - Nam Nhã Đường, tọa lạc tại số 612,
đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ. Chùa nằm sát khu dân cư, phía Bắc cách sông Hậu khoảng
200m, trước mặt là đình Bình Thủy, phía Nam là đường Lê Hồng Phong.
Ngôi chùa này nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử
hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân
dân và tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân từ những năm đầu chống
Pháp.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Nam Nhã gắn
liền với phong trào Đông Du
Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, phong trào nổi dậy của các
nghĩa binh ở Nam Kỳ bị giặc Pháp đàn áp gần như tan rã hết, các cuộc khởi
nghĩa lần lượt bị thất bại (Nguyễn Trung Trực bị hành quyết năm 1868,
Trương Định thất thủ ở Gò Công năm 1864, Thủ khoa Huân bỏ mình ở Mỹ
Tho năm 1875…). Hàng ngũ Cần Vương và Văn Thân tan rã vì tổ chức rời
rạc, thiếu vũ khí và thiếu sự ủng hộ của triều đình Huế mặc dù ngọn lửa đấu
tranh vẫn rực cháy trong lòng mọi người.
Nhận thức được tình hình đó, năm 1890 ông Nguyễn Giác
Nguyên đã dời nhà từ ấp Bình Nhựt ra chợ Bình Thủy lập một tiệm thuốc
Bắc lấy tên là Nam Nhã Đường, dùng làm nơi liên lạc, tập hợp những tấm
lòng yêu nước và che mắt chính quyền, chuyển phong trào chống Pháp từ
hình thức khởi nghĩa vũ trang sang đấu tranh hợp pháp. Được ít lâu, nhân
đạo Minh Sư (một tôn giáo có nguồn gốc ở Trung Hoa, thờ Tam giáo: Nho,
Phật, Lão) truyền bá vào Việt Nam, năm 1895 ông Nguyễn Giác Nguyên
- 11 -
dẹp tiệm thuốc và trở về ấp Bình Nhựt (tại đầu cầu Bình Thủy) lập một
ngôi chùa ba căn đơn sơ (cột cây, lợp ngói) mang tên là Nam Nhã Đường
để truyền bá đạo Minh Sư và xây dựng cơ sở hoạt động cách mạng. Bên
cạnh chùa một trại cưa nhỏ được hình thành.
Vào mùa xuân năm Quý Mão (1903), cụ Phan Bội Châu từ Nghệ An
bôn ba vào miền Nam gặp các sĩ phu nơi đây để bàn định việc nước. Cụ
mời ông Cường Để về làm Minh chủ của tổ chức Đông Du ở Long Tuyền.
Hai cụ chiêu tập các sĩ phu như: Nguyễn Thần Hiến ở Cần Thơ, Huỳnh
Hưng ở Vĩnh Long, Nguyễn Quang Diêu, Đinh Hữu Thuận ở Sa Đéc… để
chuẩn bị lập nên tổ chức Đông Du Long Tuyền theo đường lối Tam Dân:
Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc [11;66]. Trước mắt,
tổ chức này đề ra hai việc phải làm gấp rút là: làm kinh tài và xuất ngoại du
học.
Năm 1905 chùa được tái thiết kỳ hai, gồm năm căn, hai chái.
Lúc bấy giờ ngọn lửa của phong trào Đông Du, Duy Tân do cụ Phan Bội
Châu lãnh đạo chống lại sự đàn áp và chính sách ngu dân của Pháp đã gây
ảnh hưởng rộng lớn đối với các sĩ phu yêu nước miền Nam. Ở đây, các nhà
ái quốc đã thành lập những thương hội như “Minh Tân khách sạn”, “Minh
Tân công nghệ”, “Đồng lợi tế”, “Tế Nam”… để làm kinh tài giúp đỡ cho
các tổ chức đưa học sinh du học nước ngoài.
Tại chùa Nam Nhã, Đức Lão Thái Nguyễn Giác Nguyên và em vợ
là thầy Nguyễn Doãn Cung (Nguyễn Xương Lượng) đã cố gắng khai thác
ruộng vườn, trại cưa nhỏ ngày càng phát triển và trở thành một trại cưa rất
lớn đem lại nguồn lợi tức khá cao. Ông Lão Ba (Trương Vận Đạt) lo việc
chỉ huy mua bán gỗ, thầy Phạm Minh Đạt (thầy ba Chệt) thì lo tổ chức cày
bừa, cấy gặt… tạo nguồn vốn ngày càng dồi dào, đây là hậu thuẫn vững
mạnh cho phong trào Đông Du trong tỉnh do Nguyễn Thần Hiến lãnh đạo.
- 12 -
Tháng 02/1913, Cường Để quyết định rời Nhật về Nam kỳ để vận
động cho phong trào. Khi đến xã Long Tuyền, Cường Để đã đến tại chùa
Nam Nhã gần hai mươi ngày để cùng cụ Nguyễn Giác Nguyên mưu bàn
quốc sự. Thời gian lưu trú tại chùa rất là bí mật, mọi sự liên lạc đều do ông
Huỳnh Quang Thành đảm nhiệm. Trước khi rời khỏi chùa, Cường Để đã
đem tiền được chùa giúp đỡ theo để lập một số cơ quan thông tin ở Sài Gòn,
còn lại thì chuyển sang Hồng Kông. Sau đó Cường Để bí mật lên tàu của
công ty Thái Cổ trở về Sài Gòn. Khi Cường Để vừa rời khỏi Cần Thơ thì
nội vụ bị Pháp phát hiện, chùa bị đóng cửa và Đức Lão Thái Nguyễn Giác
Nguyên bị chúng bắt giam tại khám Mỹ Tho. Khi Sư cụ Nguyễn Giác
Nguyên được trả tự do thì chùa được phép hoạt động trở lại nhưng luôn
luôn bị mật thám theo dõi, nên các đồng chí trong phong trào Đông Du đã
hạn chế việc liên lạc với chùa. Năm 1915 Đức Lão Thái Nguyễn Giác
Nguyên bị Pháp bắt giam lần thứ hai. Bọn Pháp rất sợ cách truyền bá giáo
lý bằng thơ của chùa Nam Nhã. Khi xuất bản, chúng tìm cách cấm đoán,
thu hồi. Tại đây, nhiều áng văn thơ yêu nước, có nội dung đòi độc lập dân
tộc, dân chủ, dân quyền đã ra đời. Văn phẩm Đạo Nam kinh còn gọi là Tề
gia bửu huấn thiện kinh do chùa Nam Nhã phổ biến, đề cao vai trò học vấn,
chống ngu muội, đề cao tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bị Pháp
liệt vào loại sách cấm lưu hành. Mỗi lần Sư cụ Nguyễn Giác Nguyên bị bắt
là mỗi lần bọn chúng đập phá chùa chiền. Rất nhiều sách của chùa bị chúng
cướp đi, đốt mất. Một số liễn cổ cẩn bằng xà cừ bị chúng cho ghe chở đi
cùng với nhiều hòm rương tài liệu.
Năm 1917, chùa Nam Nhã cất lại chính điện kỳ ba. Từ vài năm trước
chùa đã quá hư cũ, nhà chùa muốn xây cất lại kiên cố mà Pháp không cho
vì chùa còn đang bị theo dõi. Nhờ có Nguyễn Háo Văn – thân phụ của
Nguyễn Háo Vĩnh người đứng đầu du học sinh đi Nhật chuyến đầu tiên đã
cùng với ông Bùi Hữu Sanh, lúc ấy đang xuất gia tại chùa Nam Nhã, vận
- 13 -
động với nhà cầm quyền Pháp mới được phép xây dựng. Chùa được xây lại
bằng gạch ngói, nhiều vật liệu được đặt mua từ bên Pháp.
Ngày 21 tháng Chạp năm Đinh Tỵ, Đức Lão Thái Nguyễn Đạo Cơ
(Nguyễn Giác Nguyên) đột ngột ngã bệnh và liễu đạo vào ngày 15 tháng 01
năm 1918, hưởng thọ 68 tuổi, Ngài đắc vị Long Khê Đạo Nhơn, về sau
được thiên phong Long Khê Phật Huệ.
Sau đó, ông lão Hai Trần Văn Nhiễu (Trần Vận Phát) lên kế vị đã
cùng bà Thái Tư, Thái Năm tiếp tục hoàn thành công trình đang dang dở.
Sau một thời gian hoạt động, tổ chức Đông Du bị bại lộ nên phải cầm cố
khu đất này cho nhà băng Ấn Độ ở thị xã Cần Thơ. Về sau chùa liên tiếp bị
mật thám theo dõi, công việc kinh tài bị sa sút, không đủ tiền để chuộc lại
số ruộng đất đã cầm cố. Quá hạn, nhà băng Ấn Độ thị hành (tịch thu, phát
mãi). Chùa Nam Nhã trước nguy cơ tan rã thì bà Mai Thị Đồ đạo danh Kim
Lan, là cô thái tu tại chùa đã phát tâm về quê Long Mỹ nhận trọn phần gia
tài được gia đình chia cho, đem bán để chuộc lại ngôi chùa.
Năm 1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về An
Trí ở Huế, Việt Nam Quang Phục Hội mất đi vị thủ lĩnh lỗi lạc. Năm 1939
Cường Để từ Đông Kinh sang Thượng Hải triệu tập các đồng chí và quyết
định đổi tên “Việt Nam Quang Phục Hội” thành “Việt Nam Phục quốc
Đồng Minh Hội”, năm 1951 Cường Để từ trần tại Đông Kinh. Sau thất bại
của phong trào Đông Du, chùa Nam Nhã tạm thời khép mình vào cửa đạo
để chờ cơ hội thuận tiện mở rộng tấm lòng với các lý tưởng cao đẹp, đấu
tranh vì tự do độc lập cho nước nhà.
Năm 1927 đồng chí Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ là Ủy viên Ban
phương Đông của Ban chấp hành quốc tế Cộng sản đã đến Quảng Tây mở
lớp đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam và đã thu hút được nhiều thanh
niên yêu nước vào “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”, ở Cần Thơ có:
Lê Văn Sô, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây, Trần Ngọc Quế. Sau khi
- 14 -
thụ huấn, các đồng chí này đã trở về nước gây dựng cơ sở, các kỳ bộ, tỉnh
bộ lần lượt ra đời. Tháng 9/1929 Đặc ủy Hậu Giang được thành lập do đồng
chí Ung Văn Khiêm là bí thư, đóng trụ sở tại chợ Bình Thủy. Chùa Nam
Nhã được dùng làm nơi liên lạc giữa đặc ủy Hậu Giang và Xứ ủy Nam kỳ.
Ngoài các đồng chí trong Xứ ủy Nam kỳ và Đặc ủy Hậu Giang, chùa Nam
Nhã còn là nơi lui tới của các nhà cách mạng lỗi lạc Ngô Gia Tự, Bí thư
Ban chấp hành ủy viên Lâm thời Đảng bộ Nam kỳ, đồng chí Trương Văn
Mộc và đồng chí Thái Thị Nhạn phụ trách bí thư Chi hội Đảng đầu tiên tại
làng Long Tuyền cũng đã từng nương tựa vào chùa để vận động khởi nghĩa
năm 1945.
Ngày 25 tháng 01 năm 1991 bộ văn hóa và thông tin ra quyết định
công nhận chùa Nam Nhã là di tích lịch sử cách mạng.
Ngày nay chùa Nam Nhã được du khách đến thăm viếng không phải
chỉ riêng về vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, thanh tịnh chốn tu hành, mà ở
đây đã gợi nhớ lại những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước thời
kháng chiến chống Pháp.
2. Kiến trúc chùa Nam Nhã
Công trình kiến trúc chùa Nam Nhã xây dựng trong một không gian
thoáng đãng, mái chùa nép mình dưới vòm cây cổ thụ. Phía ngoài là cổng
Tam quan xây bằng gạch cổ, lợp ngói, vững chãi bề thế. Tại đây có đôi câu
đối rất đặc biệt, hai chữ đầu của mỗi câu ghép lại thành tên chùa:
南地度原人八雅琴聲通覺路
雅庭招善客菩提樹影蓋禪門
Nam địa độ nguyên nhân Bát Nhã cầm thanh thông giác lộ;
Nhã đình chiêu thiện khách Bồ Đề thụ ảnh cái thiền môn.
Sân chùa được bao quanh bởi một khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông
Bình Thủy, trước sân là hòn non bộ cao trên hai mét được đặt trong một
- 15 -
bồn nước trong xanh xây bằng gạch tàu đỏ sậm, trong vườn trồng nhiều cây
tùng, cây trắc và các cây cổ thụ khác.
Kiến trúc chùa bao gồm chính điện, nhà Đông lang (còn gọi là Càn
Đạo Đường) và nhà Tây lang (còn gọi là Khôn Đạo Đường).
Chính điện là một ngôi nhà lớn năm gian, xây theo lối vòng cung, mỗi
gian được bốn cột xi măng chống đỡ với ba vòm bán nguyệt. Các họa tiết
hoa văn trang trí ở đây đều được tô đắp rất công phu làm tăng vẻ trang
nghiêm của chốn Phật đường. Điện thờ chính trong chánh điện là khám thờ
Tam Giáo Tổ Sư với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Thích Ca, Đức
Khổng Tử và Đức Lão Tử. Hai bên chánh điện thờ Đức Lão Thái Nguyễn
Giác Nguyên và lịch đại Tổ sư. Sau chánh điện là một hành lang dài có hai
phòng khách. Hai bên chính điện có hai ngôi nhà năm gian Đông lang và
Tây lang dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau chùa là khu vườn cây
ăn trái, đây cũng là nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào
Đông Du và xây dựng chùa. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ khá nhiều cổ vật
quý hiếm, đặc biệt là các bức hoành phi, câu đối và những bộ bàn ghế gỗ
thờ trong chùa. Nó đánh dấu sự kết hợp của thơ và họa trong nghệ thuật
chạm trổ và khảm ốc, là những minh chứng hùng hồn cho mỹ thuật đồ gỗ
Nam bộ xưa.
3. Đôi nét về đạo Minh Sư
Ngoài tên gọi là Nam Nhã Đường, chùa còn có tên là “Chùa Minh Sư”.
Chùa Minh Sư theo tông phái Minh Sư. Tông phái này thờ Phật, học
Nho, tu Tiên, thường gọi tắt là Phật – Thánh – Tiên, hay gọi là tam giáo
đồng nguyên. Giáo lý Minh Sư đề cao thuyết cứu thế. Hễ cứu thế là phải
nhập thế, thoát tục. Tông phái Minh Sư hành giáo và truyền giáo không
theo lệ truyền tâm ấn (theo kinh kệ) mà truyền theo tổ ấn (theo bí truyền).
3.1. Phật giáo
- 16 -
Phật giáo do Đức Phật Thích Ca hay còn gọi là Tất Đạt Đa, họ Cồ
Đàm, sinh năm (563 – 483 tr.CN) người Ấn Độ sáng lập nên. Xuất thân là
một thái tử đã trưởng thành, ngày ngày sống trong cung điện nguy nga, giao
thiệp với toàn hàng quý tộc. Một hôm, Ngài ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc
sống ngoài dân gian. Nhìn thấy những cảnh khổ sở điêu đứng của kiếp
người mà không ai có thể tránh khỏi: sinh, lão, bệnh, tử cùng bao nỗi lo âu
phiền não khác. Ngài quyết đi tìm một con đường thoát khổ cho kiếp người.
Thế rồi hai mươi chín tuổi đời, một đêm, ngài quyết dứt bỏ cả ngai vàng
cung điện cùng vợ đẹp con xinh, sai người đánh xe ngựa đưa ra tận ven
rừng. Ngài xuống xe bảo người đánh xe dẫn xe ngựa về rồi một mình đi
lang thang len lỏi vào rừng sâu, chịu cảnh nằm gai nếm mật, tu hành xác
đến sáu năm trời mà chưa tìm được chút gì gọi là chân lý. Sau cùng bằng
cách ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề sau bốn mươi chín ngày, Ngài hoạt
nhiên giác ngộ hoàn toàn, thấu suốt được chân lý vi diệu của vạn vật. Ngài
thấy được đời người là bể khổ trầm luân hết kiếp này qua kiếp khác đọa đày
bởi quy luật nhân quả không bao giờ thoát ra được. Nguyên nhân của sự
khổ là lòng tham ái. Và ngài đã tìm ra con đường thoát khổ là phép Tứ Diệu
Đế gồm bốn bước: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Khổ đế: là thực trạng đau khổ của con người.
Tập đế: là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
Diệt đế: là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
Đạo đế: là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt
khổ đau.
Con đường tu hành rất cam go nhưng nếu tin tưởng và quyết tâm sẽ đi
tới giải thoát khỏi luân hồi để đến Niết Bàn hay cõi Cực Lạc. Giáo lý của
đạo Phật còn gồm cả lòng từ bi hỷ xả, thương xót đồng loại, chúng sinh và
mục đích của người tu hành không phải chỉ để giải thoát cho chính mình
mà còn là để giải thoát cho chúng sinh. Sau khi đắc đạo, Ngài đã đi chu du
- 17 -
khắp nơi để thuyết pháp và truyền đạo. Đến đâu cũng được nhà vua và hàng
quý tộc trọng vọng và rất nhiều người phát tâm theo đạo. Ngài nhập diệt ở
tuổi tám mươi.
Phật giáo được truyền vào nước ta từ cuối thế kỷ thứ II khi còn nội
thuộc nhà Hán, bằng hai con đường:
Con đường thứ nhất: từ các vị sư Tàu sang lánh nạn ở miền Bắc nước
ta khi Hán triều có nội loạn ở thế kỷ thứ hai, thứ ba.
Con đường thứ hai: từ các thiền sư từ Ấn Độ trực tiếp sang truyền đạo
và lập nên các thiền phái ở nước ta từ thế kỷ thứ hai, thứ ba kéo dài nhiều
đời.
Phật giáo được lan truyền trong dân gian qua nhiều triều đại liên tiếp
không những thứ dân mà cả vua quan cũng tôn sùng. Tới đây thì Phật giáo
đã đương nhiên trở thành quốc giáo. Ở các triều Đinh và Lê, khi nền độc
lập còn non trẻ, các vị vua tuổi đời và trình độ học thức cũng không cao đã
mời các Thiền sư Nho học uyên bác, đạo pháp cao thâm vào triều làm cố
vấn chính trị và ngoại giao. Thiền sư Ngô Chân Lưu đã được vua Đinh Tiên
Hoàng phong tặng danh hiệu Khuông Việt (hàm ý tích cực giúp nước Việt)
và được phong chức Tăng Thống. Thiền sư Vạn Hạnh, người quán triệt cả
tam giáo Phật, Lão, Khổng cũng được vua Lê Đại Hành mời làm cố vấn
quân sự khi phải đối đầu với giặc Tống.
3.2. Thánh Đạo
Thánh đạo được nhắc đến đầu tiên là Đức Khổng Tử (551-479 tr.CN).
Ông họ Khổng, tên là Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ [15;3]. Thánh đạo
là đạo Nho được sáng lập bằng cách gom góp những bài học đạo đức của
người xưa, tóm tắt thành những cương lãnh tôn chỉ cho người đời noi theo
và rèn rèn luyện để thành những con người hoàn thiện hữu ích.
Tôn chỉ của đạo Nho là: Tam cương (Quân, Sư, Phụ) và Ngũ thường
(Nhân, Nghĩa, Lễ ,Trí, Tín) dành cho nam giới để hướng tới một mẫu người
- 18 -
“quân tử” cao đẹp vượt hẳn trên hạng người tầm thường nhỏ nhen gọi là
“tiểu nhân”. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là trong tam cương, Vua được đặt
lên vị trí hàng đầu, kế đến là Thầy rồi mới đến Cha. Riêng đối với phụ nữ
thì tôn chỉ là: Tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử)
và Tứ đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Giáo lý cơ bản của đạo Nho được
tóm tắt và diễn giải trong bộ sách Tứ Thư dịch ra Quốc ngữ lưu hành ở Việt
Nam gồm bốn cuốn:
Đại Học: dạy đạo của người quân tử từng bước phải theo là: tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Trung Dung: người quân tử luôn phải giữ đúng mực, không thái quá,
không bất cập trong mọi hành động và thái độ xử thế.
Luận Ngữ: kể và bình luận những mẩu chuyện Khổng Tử đối thoại với
học trò thể hiện đạo người quân tử ứng dụng vào thực tiễn.
Mạnh Tử: là cuốn sách do một học giả đời sau lấy tên là Mạnh Tử
(372-289 tr.CN), Ông là học trò của Tử Tư tức Khổng Cấp - cháu nội của
Khổng Tử, đã thừa kế và phát huy những bài dạy đạo lý của Khổng Tử viết
nên cuốn sách này với nhiều tư tưởng sáng tạo của ông để dạy học trò và
phổ biến lại cho người đời. Ông cũng được coi là bậc á Thánh.
Đạo Nho được truyền sang nước ta cùng với chữ Nho ngay từ thời
nhà Hán xâm chiếm và đô hộ nước ta.
3.3. Tiên Đạo
Tiên đạo do Đức Lão Tử lập ra và làm Giáo chủ nên Tiên đạo còn gọi
là Lão giáo hay Đạo giáo.
Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ông
họ Lý, tên Nhĩ, tên tự Bá Dương, tên thụy là Đam. Ông làm quan sử, giữ
nhà chứa sách của nhà Chu [16;3]. Không rõ năm sinh và năm mất, nhưng
nhiều học giả Tàu cho rằng ông sinh cùng thời với Khổng Tử và hơn
Khổng Tử vài chục tuổi nghĩa là vào khoảng năm 570 đến năm 490 tr.CN.
- 19 -
Triết lý của Lão Tử được xoáy sâu vào một chữ “Đạo”. Ông quan
niệm Đạo là mẹ của vũ trụ và vạn vật: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị
sinh tam, tam sinh vạn vật [16;11]. Đó là một khái niệm không thể mô
phỏng hay hình dung bằng lý trí mà chỉ có thể cảm nhận bằng tâm linh.
Đạo là một khoảng hư không rộng lớn vô biên, tồn tại trong thời gian vô
thủy vô chung, từ đó phát sinh ra hai khí âm dương đối lập và vạn vật trong
vũ trụ được chuyển động theo một số quy luật như: Vật cùng tắc biến, vật
cực tắc phản, Âm trung chi dương, dương trung chi âm... Những quy luật
này cũng là nền tảng của triết lý Đông Phương.
Ông coi Đạo là một chân lý tuyệt đối, người ta có thể hiểu bằng suy
tưởng, bằng tâm linh và một khi đã hiểu thì không thể dùng ngôn ngữ để
nói ra chỉ dạy cho người khác hiểu. Bởi thế nên có câu: “Đạo khả đạo phi
thường đạo” [3;37] - Nghĩa là: Đạo mà có thể nói ra hay chỉ dẫn cho người
ta hiểu thì không phải đúng nghĩa cái đạo mà ta muốn nói, chỉ là mô phỏng
thôi. Trong câu trên chữ “đạo” thứ nhất và thứ hai được viết bằng cùng một
chữ Nho nhưng nghĩa khác nhau: chữ đạo thứ nhất là cái đạo mà ta muốn
nói (danh từ) chữ đạo thứ hai nghĩa là nói hay chỉ dẫn (động từ). Đây cũng
là một cách chơi chữ. Ngoài ra cái tên mà ta thường gọi hay đặt cho một sự
vật nào đó cũng không nói lên được ý nghĩa thực của sự vật đó, chỉ là quy
ước hay mô phỏng thôi. Bởi vậy có câu: “Danh khả danh phi thường
danh” [3;37]. Điều này cho thấy triết học của Lão Tử đề cao cái biết bằng
suy tưởng, bằng tâm linh hơn là bằng lý trí qua lời nói hay sách vở. Đó mới
là cái biết sâu sắc nhất, nhất là đối với những vấn đề lớn trừu tượng, mơ hồ
nhưng sâu sắc, chỉ có suy tưởng và tâm linh mới đạt được.
Về thái độ xử thế và hành động, Lão Tử chủ trương “thanh tịnh, vô vi”,
mọi sự việc biến cố trên trái đất này là do sự vận hành của Đạo. Con người
chỉ là một hạt bụi trong cái Đạo lớn vô biên ấy, có quay cuồng đến mấy
cũng không biết cách nào mà can thiệp vào hướng đi của Đạo: vật cùng tắc
biến, vật cực tắc phản, thái cực bĩ lai, bĩ cực thái lai… được mất, thành bại,
- 20 -
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
MSSV: 6086239
TÌM HIỂU HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI CHỮ HÁN
Ở CHÙA NAM NHÃ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH
Cần Thơ, 25/4/2012
-1-
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học và làm luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại
học Cần Thơ.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Thúy Minh – người đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu
và hoàn thành luân văn tốt nghiệp này.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy Trụ trì chùa Nam
Nhã cùng các tu sĩ nơi đây đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo những điều kiện tốt
nhất để tôi khảo sát, thu thập tài liệu để viết luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
Khoa học Xã hội và Nhân văn, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt luận văn này.
Mặc dù người viết đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất
cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy
cô và các bạn.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
-2-
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích – yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
5.2. Phương pháp thống kê
5.3. Phương pháp phân tích
5.4. Phương pháp trực quan sinh động
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
ĐÔI NÉT VỀ CHÙA NAM NHÃ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Nam Nhã gắn liền với phong trào
Đông Du
2. Kiến trúc chùa Nam Nhã
3. Đôi nét về đạo Minh Sư
3.1. Phật giáo
3.2. Thánh Đạo
3.3. Tiên Đạo
4. Giáo lý cứu thế của đạo Minh Sư
5. Hình thức thờ phượng ở chùa Nam Nhã
-3-
CHƯƠNG HAI
ĐÔI NÉT VỀ HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI VIẾT BẰNG CHỮ HÁN
1. Chữ Hán
2. Hoành phi và câu đối
2.1. Hoành phi
2.2. Câu đối
2.2.1. Phân loại câu đối
2.2.2. Những nguyên tắc làm câu đối
CHƯƠNG BA
HOÀNH PHI VÀ CÂU ĐỐI Ở CHÙA NAM NHÃ
1. Phiên âm - dịch nghĩa
1.1. Cổng chùa
1.2. Chính điện
1.3. Càn Đạo đường
1.4. Khôn Đạo đường
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
2.1 Giá trị nội dung
2.2. Giá trị nghệ thuật
3. Ý nghĩa nghiên cứu
C. PHẦN KẾT LUẬN
-4-
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay khi vào đình chùa chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp những bức hoành phi và câu đối. Những bức hoành phi và câu đối này
có thể được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ.
Do lịch sử hình thành của đình chùa Việt Nam ảnh hưởng từ nền văn
hóa Trung Hoa trong văn tự truyền đạo đến nền Hán học nên chủ yếu các
hoành phi và câu đối trong các đình chùa xưa thường được viết bằng chữ
Hán.
Chùa Nam Nhã là một di tích lịch sử, một địa điểm du lịch nổi tiếng,
nơi đây có sự kết hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiên với chốn thiền tịnh hòa
quyện vào những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần thượng võ
chống ngoại xâm, tinh thần hiếu học, lòng mến mộ văn chương và đạo lí
làm người. Tất cả những cái hay, cái đẹp đó được thể hiện qua một số
lượng lớn hoành phi, câu đối, đề từ và các bài thơ bằng chữ Hán có ở nơi
đây. Nó cho ta biết nhiều điều bổ ích về lịch sử hình thành, các giai đoạn
phát triển, về kiến trúc, nội dung thờ tự và ý nghĩa tư tưởng của di tích.
Tuy nhiên trước sự phát triển và phổ biến rộng rãi của chữ Quốc ngữ,
ngày nay số người đọc và hiểu được chữ Hán còn rất ít. Chính vì thế các
hoành phi, câu đối ở chùa Nam Nhã nói riêng và các văn tự chữ Hán trên cả
nước nói chung chưa được hiểu một cách đúng đắn, thậm chí rất nhiều
người còn cảm thấy xa lạ với loại văn tự này. Trước thực tế đó, có nhiều
người đặt vấn đề nên giảng dạy Hán - Nôm ở nhà trường phổ thông, nhưng
chưa được chấp thuận. Tình trạng này cũng không khả quan hơn khi số giờ
giảng dạy Hán - Nôm ở các trường đại học bị cắt giảm, người quan tâm đến
Hán - Nôm càng ít đi. Thiết nghĩ, trong quá trình hội nhập ngày nay, xu
hướng tiếp nhận luồng gió văn minh, tiến bộ về khoa học kỹ thuật, về tư
-5-
tưởng và văn hóa của quốc tế cũng nên tiến hành song song với việc khẳng
định nét riêng của dân tộc, phát huy, giữ gìn nền văn hóa truyền thống tốt
đẹp, trong đó văn hóa Hán - Nôm là một trong những văn hóa truyền thống
quan trọng. Sự hội nhập với quốc tế và sự bảo tồn, phát huy bản sắc riêng
của dân tộc được hiểu giống như một người có đầy đủ hai chân, mới có thể
đứng vững trên mảnh đất của mình trước ngọn gió mãnh liệt của thế giới
bên ngoài. Ngọn gió ấy có vẻ mát mẻ, thoải mái, thú vị nhưng cũng rét buốt,
rát da khiến ta nhuốm bệnh hoặc té ngã, hoặc có khi nó là cuồng phong
cuốn ta đi về phương trời vô định. Vì thế, muốn có thế đứng vững vàng
không bị ngoại phong quật ngã ta phải có nội lực mạnh mẽ. Nội lực ấy
chính là bản sắc của chính mình, của dân tộc. Bảo tồn, gìn giữ, khai thác,
nghiên cứu di sản Hán - Nôm có tốt, phát triển Hán - Nôm học và văn hóa
Hán - Nôm có được mạnh mẽ, vững chắc như xu hướng thu nhận ào ạt văn
hóa nước ngoài, thì mới có hy vọng thực sự củng cố nền tảng văn hóa dân
tộc; làm thẩm thấu những tinh hoa, tinh túy đạo đức nhân văn vào tinh thần,
tư tưởng người Việt; mới hy vọng rằng các giá trị văn hóa truyền thống
được phát huy, giá trị tinh thần và cuộc sống sẽ được tôn vinh hơn; và ý
thức tự chủ bảo vệ tài sản văn hóa tinh thần của ông cha mới được quan
tâm và tiếp tục được bảo dưỡng, phát huy. Việc làm này nếu được thực hiện
như nguyện vọng chúng ta, lớp người sau mới không phụ lòng những bậc
tiền nhân cả đời cống hiến sức lực, tri thức của mình cho sự nghiệp bảo vệ
văn hóa dân tộc.
Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài Tìm hiểu hoành phi và câu đối
chữ Hán ở chùa Nam Nhã. Với đề tài này, chúng tôi muốn góp một phần
công sức nhỏ bé của mình để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa các
hoành phi, câu đối trong chùa Nam Nhã cũng như giá trị văn hóa lịch sử
sâu sắc của nó.
2. Lịch sử vấn đề
-6-
Lâu nay nghiên cứu Hán - Nôm là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với
sự nghiệp tìm hiểu tri thức văn hóa của con người Việt Nam; là cầu nối của
quá khứ với hiện tại và tương lai. Tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác thư tịch,
di tích, văn hóa, lịch sử, con người xưa để xây dựng nền văn hóa mới, tạo
cơ hội cho người Việt Nam hiện tại và mai sau tiếp cận, lĩnh hội và thưởng
thức những giá trị văn hóa Việt Nam, nhằm giữ vững bản sắc dân tộc và có
thể hòa nhập với thế giới, vượt qua những thử thách lớn lao, phức tạp của
thời đại.
Nghiên cứu Hán - Nôm khẳng định và làm rạng ngời bản sắc văn hóa
riêng biệt của dân tộc. Nghiên cứu Hán - Nôm có nhiều cách tiếp cận khác
nhau, thông qua di sản mà ông cha để lại, các nhà nghiên cứu lâu nay mỗi
người một ít, góp sức vào sự nghiệp to lớn này.
Những công trình nghiên cứu vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu
Hán - Nôm thực hiện và xuất bản, đóng góp cho nét đẹp tri thức dân tộc
thêm ngời sáng, lung linh, bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của luồng văn
hóa ngoại nhập xa rời bản sắc dân tộc đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều
thế hệ người Việt. Thật vậy, chúng ta vui mừng khi biết được đây đó vẫn
còn có những nhà nghiên cứu Hán - Nôm âm thầm tìm hiểu từng hoành phi,
câu đối hay lặn lội sưu tầm tài liệu cổ xưa ở các đình chùa, miếu mạo hoặc
dưới lớp mộ sâu mà ít ai quan tâm đến, thậm chí có nhiều người chỉ muốn
phá hủy để xây dựng những tòa nhà cao tầng phục vụ cho việc doanh
thương… Lo ngại trước mối nguy cơ mất dần bản sắc dân tộc, nhiều nhà
hoạt động văn hóa đang ra sức tổ chức những buổi lễ kỷ niệm, những buổi
biểu diễn, sinh hoạt tri thức… cho người dân; các nhà nghiên cứu khoa học
nói chung, nghiên cứu Hán - Nôm nói riêng tổ chức các cuộc hội thảo khoa
học trong nước và quốc tế nhằm góp phần lưu giữ, nhắc nhở phải bảo tồn
nét riêng của dân tộc.
-7-
Hoành phi và câu đối là một bộ phận không nhỏ trong văn hóa Hán -
Nôm, là một thể loại văn học đặc biệt, thu hút sự quan tâm lớn của giới
nghiên cứu. Chính vì thế, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình
nghiên cứu, sưu tập, dịch thuật hoành phi, câu đối có độ dày đáng kể được
xuất bản. Ngoài phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa, các
công trình cũng đã giới thiệu sơ lược về thể loại, thành tựu và giá trị văn
hóa của hoành phi và câu đối.
Chúng ta có thể kể đến các công trình sau: 3000 hoành phi câu đối
Hán Nôm - Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin (2003) do Trần Lê Sáng chủ
biên. Trên cơ sở đó, Trần Lê Sáng đã cho ra đời tiếp tập 5000 hoành phi
câu đối Hán Nôm (2006). Tập sau ra đời trên cơ sơ bổ sung cho tập trước,
các câu đối trong hai tập sách này được sưu tập từ nhiều nguồn trong thư
tịch, di tích, trong dân gian. Cùng với câu đối Việt Nam có cả câu đối
Trung Quốc. Tác giả Lê Đức Lợi với tác phẩm Đối liễn Hán Nôm - Nhà
xuất bản Thuận Hóa (2008). Công trình này chủ yếu ghi chép lại, phiên âm
và dịch nghĩa các câu đối chữ Hán, chữ Nôm thường dùng như: câu đối tết,
câu đối trang trí, câu đối thờ…
Nổi bật và tiêu biểu nhất là công trình nghiên cứu cúa PGS.TS
Nguyễn Văn Thịnh: Câu đối Thăng Long – Hà Nội - Nhà xuất bản Hà Nội
(2010). Câu đối Thăng Long Hà Nội là một đề tài có ý nghĩa, mang tính
chất đúc kết các thành tựu sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu, giới thiệu hoành
phi, câu đối trên đất Thủ đô. Có thể nói, đây là lần đầu tiên thực hiện một
tập hợp câu đối và hoành phi có tính hệ thống trên phạm vi toàn Thủ đô Hà
Nội, sau đó tinh tuyển, phiên âm, dịch nghĩa và chú thích. Phần khảo cứu,
có nhiều điểm mới so với những công trình trước đó viết về lược sử câu đối,
đặc trưng thể loại của câu đối nói chung. Tác giả cũng nêu lên được những
nét đặc trưng của hoành phi và câu đối Thăng Long - Hà Nội với những đặc
sắc riêng. Tập sách cung cấp cho độc giả phần chép chữ Hán cũng như
-8-
phiên âm, dịch nghĩa, chú thích khá chuẩn xác, góp phần tích cực vào tủ
sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống về hoành phi và câu đối trong các đình
chùa ở miền Nam nói chung cũng như ở chùa Nam Nhã (Cần Thơ) nói
riêng. Do vậy, đề tài Tìm hiểu hoành phi và câu đối chữ Hán ở chùa Nam
Nhã là một đề tài mới, có giá trị thực tiễn và cần thiết để góp phần khẳng
định những giá trị văn hóa đặc sắc của chùa Nam Nhã.
3. Mục đích – yêu cầu
Mục đích chủ yếu trong bài nghiên cứu này là chép lại những bức
hoành phi và câu đối chữ Hán có ở chùa Nam Nhã. Sau đó phiên âm, dịch
nghĩa và làm rõ cơ bản nội dung, ý nghĩa của từng bức hoành phi và từng
câu đối một. Bên cạnh việc thống kê số lượng, xác định vị trí các bức hoành
phi và câu đối, bài nghiên cứu còn phải thể hiện được tầm quan trọng trong
quá trình bảo lưu những giá trị văn hóa lịch sử sâu sắc của chùa Nam Nhã.
Từ đó, đưa ra những hành động thiết thực nhằm giữ gìn, bảo vệ những di
sản văn hóa mà cha ông ta để lại. Đó là những minh chứng cho một nền văn
minh của một quốc gia trưởng thành. Góp phần phát huy giá trị của những
di sản văn hóa ấy, chúng ta có thể tự hào nói với bạn bè năm châu rằng Việt
Nam là một nước có nền văn hóa lâu đời.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn trực tiếp nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của các bức hoành
phi và câu đối chữ Hán có ở chùa Nam Nhã.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi
đưa ra những phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu và giải quyết
luận văn này.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
-9-
Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm làm rõ các khái niệm: chữ
Hán, hoành phi và câu đối.
5.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê dựa trên những khảo sát cụ thể giúp cho người
nghiên cứu tổng hợp được các số liệu minh chứng cho các nhận định, đánh
giá.
5.3. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp cơ bản nhất trong việc phân tích để làm sáng tỏ
nội dung, ý nghĩa của vấn đề làm cơ sở cho nhận định, đánh giá một cách
khách quan.
5.4. Phương pháp trực quan sinh động
Với phương pháp này, hình ảnh được khai thác tạo nên sự hấp dẫn cho
luận văn.
- 10 -
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
ĐÔI NÉT VỀ CHÙA NAM NHÃ
Chùa có tên chữ Hán là 南 雅 堂 - Nam Nhã Đường, tọa lạc tại số 612,
đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ. Chùa nằm sát khu dân cư, phía Bắc cách sông Hậu khoảng
200m, trước mặt là đình Bình Thủy, phía Nam là đường Lê Hồng Phong.
Ngôi chùa này nổi tiếng không chỉ về vẻ đẹp kiến trúc, mà còn bởi lịch sử
hình thành và phát triển của nó gắn liền với phong trào cách mạng của nhân
dân và tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân từ những năm đầu chống
Pháp.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Nam Nhã gắn
liền với phong trào Đông Du
Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, phong trào nổi dậy của các
nghĩa binh ở Nam Kỳ bị giặc Pháp đàn áp gần như tan rã hết, các cuộc khởi
nghĩa lần lượt bị thất bại (Nguyễn Trung Trực bị hành quyết năm 1868,
Trương Định thất thủ ở Gò Công năm 1864, Thủ khoa Huân bỏ mình ở Mỹ
Tho năm 1875…). Hàng ngũ Cần Vương và Văn Thân tan rã vì tổ chức rời
rạc, thiếu vũ khí và thiếu sự ủng hộ của triều đình Huế mặc dù ngọn lửa đấu
tranh vẫn rực cháy trong lòng mọi người.
Nhận thức được tình hình đó, năm 1890 ông Nguyễn Giác
Nguyên đã dời nhà từ ấp Bình Nhựt ra chợ Bình Thủy lập một tiệm thuốc
Bắc lấy tên là Nam Nhã Đường, dùng làm nơi liên lạc, tập hợp những tấm
lòng yêu nước và che mắt chính quyền, chuyển phong trào chống Pháp từ
hình thức khởi nghĩa vũ trang sang đấu tranh hợp pháp. Được ít lâu, nhân
đạo Minh Sư (một tôn giáo có nguồn gốc ở Trung Hoa, thờ Tam giáo: Nho,
Phật, Lão) truyền bá vào Việt Nam, năm 1895 ông Nguyễn Giác Nguyên
- 11 -
dẹp tiệm thuốc và trở về ấp Bình Nhựt (tại đầu cầu Bình Thủy) lập một
ngôi chùa ba căn đơn sơ (cột cây, lợp ngói) mang tên là Nam Nhã Đường
để truyền bá đạo Minh Sư và xây dựng cơ sở hoạt động cách mạng. Bên
cạnh chùa một trại cưa nhỏ được hình thành.
Vào mùa xuân năm Quý Mão (1903), cụ Phan Bội Châu từ Nghệ An
bôn ba vào miền Nam gặp các sĩ phu nơi đây để bàn định việc nước. Cụ
mời ông Cường Để về làm Minh chủ của tổ chức Đông Du ở Long Tuyền.
Hai cụ chiêu tập các sĩ phu như: Nguyễn Thần Hiến ở Cần Thơ, Huỳnh
Hưng ở Vĩnh Long, Nguyễn Quang Diêu, Đinh Hữu Thuận ở Sa Đéc… để
chuẩn bị lập nên tổ chức Đông Du Long Tuyền theo đường lối Tam Dân:
Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc [11;66]. Trước mắt,
tổ chức này đề ra hai việc phải làm gấp rút là: làm kinh tài và xuất ngoại du
học.
Năm 1905 chùa được tái thiết kỳ hai, gồm năm căn, hai chái.
Lúc bấy giờ ngọn lửa của phong trào Đông Du, Duy Tân do cụ Phan Bội
Châu lãnh đạo chống lại sự đàn áp và chính sách ngu dân của Pháp đã gây
ảnh hưởng rộng lớn đối với các sĩ phu yêu nước miền Nam. Ở đây, các nhà
ái quốc đã thành lập những thương hội như “Minh Tân khách sạn”, “Minh
Tân công nghệ”, “Đồng lợi tế”, “Tế Nam”… để làm kinh tài giúp đỡ cho
các tổ chức đưa học sinh du học nước ngoài.
Tại chùa Nam Nhã, Đức Lão Thái Nguyễn Giác Nguyên và em vợ
là thầy Nguyễn Doãn Cung (Nguyễn Xương Lượng) đã cố gắng khai thác
ruộng vườn, trại cưa nhỏ ngày càng phát triển và trở thành một trại cưa rất
lớn đem lại nguồn lợi tức khá cao. Ông Lão Ba (Trương Vận Đạt) lo việc
chỉ huy mua bán gỗ, thầy Phạm Minh Đạt (thầy ba Chệt) thì lo tổ chức cày
bừa, cấy gặt… tạo nguồn vốn ngày càng dồi dào, đây là hậu thuẫn vững
mạnh cho phong trào Đông Du trong tỉnh do Nguyễn Thần Hiến lãnh đạo.
- 12 -
Tháng 02/1913, Cường Để quyết định rời Nhật về Nam kỳ để vận
động cho phong trào. Khi đến xã Long Tuyền, Cường Để đã đến tại chùa
Nam Nhã gần hai mươi ngày để cùng cụ Nguyễn Giác Nguyên mưu bàn
quốc sự. Thời gian lưu trú tại chùa rất là bí mật, mọi sự liên lạc đều do ông
Huỳnh Quang Thành đảm nhiệm. Trước khi rời khỏi chùa, Cường Để đã
đem tiền được chùa giúp đỡ theo để lập một số cơ quan thông tin ở Sài Gòn,
còn lại thì chuyển sang Hồng Kông. Sau đó Cường Để bí mật lên tàu của
công ty Thái Cổ trở về Sài Gòn. Khi Cường Để vừa rời khỏi Cần Thơ thì
nội vụ bị Pháp phát hiện, chùa bị đóng cửa và Đức Lão Thái Nguyễn Giác
Nguyên bị chúng bắt giam tại khám Mỹ Tho. Khi Sư cụ Nguyễn Giác
Nguyên được trả tự do thì chùa được phép hoạt động trở lại nhưng luôn
luôn bị mật thám theo dõi, nên các đồng chí trong phong trào Đông Du đã
hạn chế việc liên lạc với chùa. Năm 1915 Đức Lão Thái Nguyễn Giác
Nguyên bị Pháp bắt giam lần thứ hai. Bọn Pháp rất sợ cách truyền bá giáo
lý bằng thơ của chùa Nam Nhã. Khi xuất bản, chúng tìm cách cấm đoán,
thu hồi. Tại đây, nhiều áng văn thơ yêu nước, có nội dung đòi độc lập dân
tộc, dân chủ, dân quyền đã ra đời. Văn phẩm Đạo Nam kinh còn gọi là Tề
gia bửu huấn thiện kinh do chùa Nam Nhã phổ biến, đề cao vai trò học vấn,
chống ngu muội, đề cao tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bị Pháp
liệt vào loại sách cấm lưu hành. Mỗi lần Sư cụ Nguyễn Giác Nguyên bị bắt
là mỗi lần bọn chúng đập phá chùa chiền. Rất nhiều sách của chùa bị chúng
cướp đi, đốt mất. Một số liễn cổ cẩn bằng xà cừ bị chúng cho ghe chở đi
cùng với nhiều hòm rương tài liệu.
Năm 1917, chùa Nam Nhã cất lại chính điện kỳ ba. Từ vài năm trước
chùa đã quá hư cũ, nhà chùa muốn xây cất lại kiên cố mà Pháp không cho
vì chùa còn đang bị theo dõi. Nhờ có Nguyễn Háo Văn – thân phụ của
Nguyễn Háo Vĩnh người đứng đầu du học sinh đi Nhật chuyến đầu tiên đã
cùng với ông Bùi Hữu Sanh, lúc ấy đang xuất gia tại chùa Nam Nhã, vận
- 13 -
động với nhà cầm quyền Pháp mới được phép xây dựng. Chùa được xây lại
bằng gạch ngói, nhiều vật liệu được đặt mua từ bên Pháp.
Ngày 21 tháng Chạp năm Đinh Tỵ, Đức Lão Thái Nguyễn Đạo Cơ
(Nguyễn Giác Nguyên) đột ngột ngã bệnh và liễu đạo vào ngày 15 tháng 01
năm 1918, hưởng thọ 68 tuổi, Ngài đắc vị Long Khê Đạo Nhơn, về sau
được thiên phong Long Khê Phật Huệ.
Sau đó, ông lão Hai Trần Văn Nhiễu (Trần Vận Phát) lên kế vị đã
cùng bà Thái Tư, Thái Năm tiếp tục hoàn thành công trình đang dang dở.
Sau một thời gian hoạt động, tổ chức Đông Du bị bại lộ nên phải cầm cố
khu đất này cho nhà băng Ấn Độ ở thị xã Cần Thơ. Về sau chùa liên tiếp bị
mật thám theo dõi, công việc kinh tài bị sa sút, không đủ tiền để chuộc lại
số ruộng đất đã cầm cố. Quá hạn, nhà băng Ấn Độ thị hành (tịch thu, phát
mãi). Chùa Nam Nhã trước nguy cơ tan rã thì bà Mai Thị Đồ đạo danh Kim
Lan, là cô thái tu tại chùa đã phát tâm về quê Long Mỹ nhận trọn phần gia
tài được gia đình chia cho, đem bán để chuộc lại ngôi chùa.
Năm 1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về An
Trí ở Huế, Việt Nam Quang Phục Hội mất đi vị thủ lĩnh lỗi lạc. Năm 1939
Cường Để từ Đông Kinh sang Thượng Hải triệu tập các đồng chí và quyết
định đổi tên “Việt Nam Quang Phục Hội” thành “Việt Nam Phục quốc
Đồng Minh Hội”, năm 1951 Cường Để từ trần tại Đông Kinh. Sau thất bại
của phong trào Đông Du, chùa Nam Nhã tạm thời khép mình vào cửa đạo
để chờ cơ hội thuận tiện mở rộng tấm lòng với các lý tưởng cao đẹp, đấu
tranh vì tự do độc lập cho nước nhà.
Năm 1927 đồng chí Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ là Ủy viên Ban
phương Đông của Ban chấp hành quốc tế Cộng sản đã đến Quảng Tây mở
lớp đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam và đã thu hút được nhiều thanh
niên yêu nước vào “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”, ở Cần Thơ có:
Lê Văn Sô, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây, Trần Ngọc Quế. Sau khi
- 14 -
thụ huấn, các đồng chí này đã trở về nước gây dựng cơ sở, các kỳ bộ, tỉnh
bộ lần lượt ra đời. Tháng 9/1929 Đặc ủy Hậu Giang được thành lập do đồng
chí Ung Văn Khiêm là bí thư, đóng trụ sở tại chợ Bình Thủy. Chùa Nam
Nhã được dùng làm nơi liên lạc giữa đặc ủy Hậu Giang và Xứ ủy Nam kỳ.
Ngoài các đồng chí trong Xứ ủy Nam kỳ và Đặc ủy Hậu Giang, chùa Nam
Nhã còn là nơi lui tới của các nhà cách mạng lỗi lạc Ngô Gia Tự, Bí thư
Ban chấp hành ủy viên Lâm thời Đảng bộ Nam kỳ, đồng chí Trương Văn
Mộc và đồng chí Thái Thị Nhạn phụ trách bí thư Chi hội Đảng đầu tiên tại
làng Long Tuyền cũng đã từng nương tựa vào chùa để vận động khởi nghĩa
năm 1945.
Ngày 25 tháng 01 năm 1991 bộ văn hóa và thông tin ra quyết định
công nhận chùa Nam Nhã là di tích lịch sử cách mạng.
Ngày nay chùa Nam Nhã được du khách đến thăm viếng không phải
chỉ riêng về vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, thanh tịnh chốn tu hành, mà ở
đây đã gợi nhớ lại những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước thời
kháng chiến chống Pháp.
2. Kiến trúc chùa Nam Nhã
Công trình kiến trúc chùa Nam Nhã xây dựng trong một không gian
thoáng đãng, mái chùa nép mình dưới vòm cây cổ thụ. Phía ngoài là cổng
Tam quan xây bằng gạch cổ, lợp ngói, vững chãi bề thế. Tại đây có đôi câu
đối rất đặc biệt, hai chữ đầu của mỗi câu ghép lại thành tên chùa:
南地度原人八雅琴聲通覺路
雅庭招善客菩提樹影蓋禪門
Nam địa độ nguyên nhân Bát Nhã cầm thanh thông giác lộ;
Nhã đình chiêu thiện khách Bồ Đề thụ ảnh cái thiền môn.
Sân chùa được bao quanh bởi một khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông
Bình Thủy, trước sân là hòn non bộ cao trên hai mét được đặt trong một
- 15 -
bồn nước trong xanh xây bằng gạch tàu đỏ sậm, trong vườn trồng nhiều cây
tùng, cây trắc và các cây cổ thụ khác.
Kiến trúc chùa bao gồm chính điện, nhà Đông lang (còn gọi là Càn
Đạo Đường) và nhà Tây lang (còn gọi là Khôn Đạo Đường).
Chính điện là một ngôi nhà lớn năm gian, xây theo lối vòng cung, mỗi
gian được bốn cột xi măng chống đỡ với ba vòm bán nguyệt. Các họa tiết
hoa văn trang trí ở đây đều được tô đắp rất công phu làm tăng vẻ trang
nghiêm của chốn Phật đường. Điện thờ chính trong chánh điện là khám thờ
Tam Giáo Tổ Sư với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Thích Ca, Đức
Khổng Tử và Đức Lão Tử. Hai bên chánh điện thờ Đức Lão Thái Nguyễn
Giác Nguyên và lịch đại Tổ sư. Sau chánh điện là một hành lang dài có hai
phòng khách. Hai bên chính điện có hai ngôi nhà năm gian Đông lang và
Tây lang dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau chùa là khu vườn cây
ăn trái, đây cũng là nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào
Đông Du và xây dựng chùa. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ khá nhiều cổ vật
quý hiếm, đặc biệt là các bức hoành phi, câu đối và những bộ bàn ghế gỗ
thờ trong chùa. Nó đánh dấu sự kết hợp của thơ và họa trong nghệ thuật
chạm trổ và khảm ốc, là những minh chứng hùng hồn cho mỹ thuật đồ gỗ
Nam bộ xưa.
3. Đôi nét về đạo Minh Sư
Ngoài tên gọi là Nam Nhã Đường, chùa còn có tên là “Chùa Minh Sư”.
Chùa Minh Sư theo tông phái Minh Sư. Tông phái này thờ Phật, học
Nho, tu Tiên, thường gọi tắt là Phật – Thánh – Tiên, hay gọi là tam giáo
đồng nguyên. Giáo lý Minh Sư đề cao thuyết cứu thế. Hễ cứu thế là phải
nhập thế, thoát tục. Tông phái Minh Sư hành giáo và truyền giáo không
theo lệ truyền tâm ấn (theo kinh kệ) mà truyền theo tổ ấn (theo bí truyền).
3.1. Phật giáo
- 16 -
Phật giáo do Đức Phật Thích Ca hay còn gọi là Tất Đạt Đa, họ Cồ
Đàm, sinh năm (563 – 483 tr.CN) người Ấn Độ sáng lập nên. Xuất thân là
một thái tử đã trưởng thành, ngày ngày sống trong cung điện nguy nga, giao
thiệp với toàn hàng quý tộc. Một hôm, Ngài ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc
sống ngoài dân gian. Nhìn thấy những cảnh khổ sở điêu đứng của kiếp
người mà không ai có thể tránh khỏi: sinh, lão, bệnh, tử cùng bao nỗi lo âu
phiền não khác. Ngài quyết đi tìm một con đường thoát khổ cho kiếp người.
Thế rồi hai mươi chín tuổi đời, một đêm, ngài quyết dứt bỏ cả ngai vàng
cung điện cùng vợ đẹp con xinh, sai người đánh xe ngựa đưa ra tận ven
rừng. Ngài xuống xe bảo người đánh xe dẫn xe ngựa về rồi một mình đi
lang thang len lỏi vào rừng sâu, chịu cảnh nằm gai nếm mật, tu hành xác
đến sáu năm trời mà chưa tìm được chút gì gọi là chân lý. Sau cùng bằng
cách ngồi thiền định dưới cội Bồ Đề sau bốn mươi chín ngày, Ngài hoạt
nhiên giác ngộ hoàn toàn, thấu suốt được chân lý vi diệu của vạn vật. Ngài
thấy được đời người là bể khổ trầm luân hết kiếp này qua kiếp khác đọa đày
bởi quy luật nhân quả không bao giờ thoát ra được. Nguyên nhân của sự
khổ là lòng tham ái. Và ngài đã tìm ra con đường thoát khổ là phép Tứ Diệu
Đế gồm bốn bước: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Khổ đế: là thực trạng đau khổ của con người.
Tập đế: là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ.
Diệt đế: là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau.
Đạo đế: là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt
khổ đau.
Con đường tu hành rất cam go nhưng nếu tin tưởng và quyết tâm sẽ đi
tới giải thoát khỏi luân hồi để đến Niết Bàn hay cõi Cực Lạc. Giáo lý của
đạo Phật còn gồm cả lòng từ bi hỷ xả, thương xót đồng loại, chúng sinh và
mục đích của người tu hành không phải chỉ để giải thoát cho chính mình
mà còn là để giải thoát cho chúng sinh. Sau khi đắc đạo, Ngài đã đi chu du
- 17 -
khắp nơi để thuyết pháp và truyền đạo. Đến đâu cũng được nhà vua và hàng
quý tộc trọng vọng và rất nhiều người phát tâm theo đạo. Ngài nhập diệt ở
tuổi tám mươi.
Phật giáo được truyền vào nước ta từ cuối thế kỷ thứ II khi còn nội
thuộc nhà Hán, bằng hai con đường:
Con đường thứ nhất: từ các vị sư Tàu sang lánh nạn ở miền Bắc nước
ta khi Hán triều có nội loạn ở thế kỷ thứ hai, thứ ba.
Con đường thứ hai: từ các thiền sư từ Ấn Độ trực tiếp sang truyền đạo
và lập nên các thiền phái ở nước ta từ thế kỷ thứ hai, thứ ba kéo dài nhiều
đời.
Phật giáo được lan truyền trong dân gian qua nhiều triều đại liên tiếp
không những thứ dân mà cả vua quan cũng tôn sùng. Tới đây thì Phật giáo
đã đương nhiên trở thành quốc giáo. Ở các triều Đinh và Lê, khi nền độc
lập còn non trẻ, các vị vua tuổi đời và trình độ học thức cũng không cao đã
mời các Thiền sư Nho học uyên bác, đạo pháp cao thâm vào triều làm cố
vấn chính trị và ngoại giao. Thiền sư Ngô Chân Lưu đã được vua Đinh Tiên
Hoàng phong tặng danh hiệu Khuông Việt (hàm ý tích cực giúp nước Việt)
và được phong chức Tăng Thống. Thiền sư Vạn Hạnh, người quán triệt cả
tam giáo Phật, Lão, Khổng cũng được vua Lê Đại Hành mời làm cố vấn
quân sự khi phải đối đầu với giặc Tống.
3.2. Thánh Đạo
Thánh đạo được nhắc đến đầu tiên là Đức Khổng Tử (551-479 tr.CN).
Ông họ Khổng, tên là Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ [15;3]. Thánh đạo
là đạo Nho được sáng lập bằng cách gom góp những bài học đạo đức của
người xưa, tóm tắt thành những cương lãnh tôn chỉ cho người đời noi theo
và rèn rèn luyện để thành những con người hoàn thiện hữu ích.
Tôn chỉ của đạo Nho là: Tam cương (Quân, Sư, Phụ) và Ngũ thường
(Nhân, Nghĩa, Lễ ,Trí, Tín) dành cho nam giới để hướng tới một mẫu người
- 18 -
“quân tử” cao đẹp vượt hẳn trên hạng người tầm thường nhỏ nhen gọi là
“tiểu nhân”. Điều đáng nhấn mạnh ở đây là trong tam cương, Vua được đặt
lên vị trí hàng đầu, kế đến là Thầy rồi mới đến Cha. Riêng đối với phụ nữ
thì tôn chỉ là: Tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử)
và Tứ đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Giáo lý cơ bản của đạo Nho được
tóm tắt và diễn giải trong bộ sách Tứ Thư dịch ra Quốc ngữ lưu hành ở Việt
Nam gồm bốn cuốn:
Đại Học: dạy đạo của người quân tử từng bước phải theo là: tu thân, tề
gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Trung Dung: người quân tử luôn phải giữ đúng mực, không thái quá,
không bất cập trong mọi hành động và thái độ xử thế.
Luận Ngữ: kể và bình luận những mẩu chuyện Khổng Tử đối thoại với
học trò thể hiện đạo người quân tử ứng dụng vào thực tiễn.
Mạnh Tử: là cuốn sách do một học giả đời sau lấy tên là Mạnh Tử
(372-289 tr.CN), Ông là học trò của Tử Tư tức Khổng Cấp - cháu nội của
Khổng Tử, đã thừa kế và phát huy những bài dạy đạo lý của Khổng Tử viết
nên cuốn sách này với nhiều tư tưởng sáng tạo của ông để dạy học trò và
phổ biến lại cho người đời. Ông cũng được coi là bậc á Thánh.
Đạo Nho được truyền sang nước ta cùng với chữ Nho ngay từ thời
nhà Hán xâm chiếm và đô hộ nước ta.
3.3. Tiên Đạo
Tiên đạo do Đức Lão Tử lập ra và làm Giáo chủ nên Tiên đạo còn gọi
là Lão giáo hay Đạo giáo.
Lão Tử người làng Khúc Nhân, Hưng Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ông
họ Lý, tên Nhĩ, tên tự Bá Dương, tên thụy là Đam. Ông làm quan sử, giữ
nhà chứa sách của nhà Chu [16;3]. Không rõ năm sinh và năm mất, nhưng
nhiều học giả Tàu cho rằng ông sinh cùng thời với Khổng Tử và hơn
Khổng Tử vài chục tuổi nghĩa là vào khoảng năm 570 đến năm 490 tr.CN.
- 19 -
Triết lý của Lão Tử được xoáy sâu vào một chữ “Đạo”. Ông quan
niệm Đạo là mẹ của vũ trụ và vạn vật: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị
sinh tam, tam sinh vạn vật [16;11]. Đó là một khái niệm không thể mô
phỏng hay hình dung bằng lý trí mà chỉ có thể cảm nhận bằng tâm linh.
Đạo là một khoảng hư không rộng lớn vô biên, tồn tại trong thời gian vô
thủy vô chung, từ đó phát sinh ra hai khí âm dương đối lập và vạn vật trong
vũ trụ được chuyển động theo một số quy luật như: Vật cùng tắc biến, vật
cực tắc phản, Âm trung chi dương, dương trung chi âm... Những quy luật
này cũng là nền tảng của triết lý Đông Phương.
Ông coi Đạo là một chân lý tuyệt đối, người ta có thể hiểu bằng suy
tưởng, bằng tâm linh và một khi đã hiểu thì không thể dùng ngôn ngữ để
nói ra chỉ dạy cho người khác hiểu. Bởi thế nên có câu: “Đạo khả đạo phi
thường đạo” [3;37] - Nghĩa là: Đạo mà có thể nói ra hay chỉ dẫn cho người
ta hiểu thì không phải đúng nghĩa cái đạo mà ta muốn nói, chỉ là mô phỏng
thôi. Trong câu trên chữ “đạo” thứ nhất và thứ hai được viết bằng cùng một
chữ Nho nhưng nghĩa khác nhau: chữ đạo thứ nhất là cái đạo mà ta muốn
nói (danh từ) chữ đạo thứ hai nghĩa là nói hay chỉ dẫn (động từ). Đây cũng
là một cách chơi chữ. Ngoài ra cái tên mà ta thường gọi hay đặt cho một sự
vật nào đó cũng không nói lên được ý nghĩa thực của sự vật đó, chỉ là quy
ước hay mô phỏng thôi. Bởi vậy có câu: “Danh khả danh phi thường
danh” [3;37]. Điều này cho thấy triết học của Lão Tử đề cao cái biết bằng
suy tưởng, bằng tâm linh hơn là bằng lý trí qua lời nói hay sách vở. Đó mới
là cái biết sâu sắc nhất, nhất là đối với những vấn đề lớn trừu tượng, mơ hồ
nhưng sâu sắc, chỉ có suy tưởng và tâm linh mới đạt được.
Về thái độ xử thế và hành động, Lão Tử chủ trương “thanh tịnh, vô vi”,
mọi sự việc biến cố trên trái đất này là do sự vận hành của Đạo. Con người
chỉ là một hạt bụi trong cái Đạo lớn vô biên ấy, có quay cuồng đến mấy
cũng không biết cách nào mà can thiệp vào hướng đi của Đạo: vật cùng tắc
biến, vật cực tắc phản, thái cực bĩ lai, bĩ cực thái lai… được mất, thành bại,
- 20 -