Tìm hiểu business intelligence và áp dụng trong bài toán quản lý kho dược phẩm

  • 86 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
TRẦN QUỐC TUẤN
TÌM HIỂU BUSINESS INTELLIGENCE VÀ ÁP DỤNG
TRONG BÀI TOÁN QUẢN LÝ KHO DƯỢC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HÀ NỘI – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
TRẦN QUỐC TUẤN
TÌM HIỂU BUSINESS INTELLIGENCE VÀ ÁP DỤNG
TRONG BÀI TOÁN QUẢN LÝ KHO DƯỢC PHẨM
Chuyên ngành: Công nghệ thông tin
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
HÀ NỘI – NĂM 2017
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 3
KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT..................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢNG BIỂU ..................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH, HÌNH VẼ ........................................................................... 6
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 8
CHƯƠNG I: KINH DOANH THÔNG MINH .......................................................... 10
1.1. Khái niệm ................................................................................................................10
1.2. Các nhiệm vụ chính của kinh doanh thông minh ....................................................10
1.2.1. Báo cáo ................................................................................................................. 10
1.2.2. Phân tích. .............................................................................................................. 14
1.2.3. Đo lường, đánh giá ............................................................................................... 18
1.2.4. Kết luận ................................................................................................................ 19
1.3. Kiến trúc kinh doanh thông minh ...........................................................................20
1.4. Các kỹ thuật xây dựng giải pháp kinh doanh thông minh ......................................21
1.4.1. Xử lý dữ liệu trực tuyến (Online Analysis Processing - OLAP)[3]..................... 21
1.4.2. Khai phá dữ liệu. .................................................................................................. 26
1.4.3 Kết luận ................................................................................................................. 32
1.5. Động cơ, mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn. ........................................................33
1.6. Kết luận. ..................................................................................................................35
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG KINH DOANH THÔNG MINH TRONG KHO
THUỐC BỆNH VIỆN .................................................................................................. 36
2.1. Bài toán quản lý kho thuốc bệnh viện .....................................................................36
2.1.1. Bối cảnh hiện nay ................................................................................................. 36
2.1.2. Các yêu cầu chính của quản lý kho thuốc bệnh viện ........................................... 39
2.1.3. Các giải pháp hiện có ........................................................................................... 41
2.1.4. Các vấn đề còn tồn tại .......................................................................................... 45
1
2.2. Ứng dụng kinh doanh thông minh vào lĩnh vực quản lý kho thuốc .......................45
2.2.1 Cách tiếp cận ......................................................................................................... 45
2.2.2. Mô hình ứng dụng kinh doanh thông minh trong kho thuốc ............................... 46
2.2.3. Ứng dụng OLAP giải quyết bài toán phân tích dữ liệu ....................................... 50
2.2.4. Ứng dụng Times Newseries giải quyết bài toán dự đoán số lượng ..................... 54
2.3. Kết luận ...................................................................................................................56
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .............. 58
3.1. Phân tích yêu cầu ....................................................................................................58
3.2. Thiết kế chức năng của phần mềm ..........................................................................59
3.2.1. Quản lý tài khoản ................................................................................................. 60
3.2.2. Thiết lập cấu hình ................................................................................................. 61
3.2.3. Thống kê - Phân tích ............................................................................................ 62
3.2.4. Khai phá dữ liệu ................................................................................................... 64
3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu. .............................................................................................65
3.4. Minh họa kết quả .....................................................................................................69
3.4.1. Quản lý tài khoản ................................................................................................. 69
3.4.2. Thiết lập cấu hình ................................................................................................. 70
3.4.3. Thống kê - Phân tích ............................................................................................ 72
3.4.4. Khai phá dữ liệu ................................................................................................... 77
3.5. Đánh giá kết quả đạt được và kiến nghị ..................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 83
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung đề tài " Tìm hiểu Business
Intelligence và áp dụng trong bài toán quản lý kho dược phẩm " là kết quả nghiên
cứu của tôi, ngoại trừ các phần được trích dẫn.
Người cam đoan
Trần Quốc Tuấn
3
KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT
Ký hiệu và viết tắt Diễn giải
BI Business Intelligence
DSS Decision support system
CNTT Công nghệ thông tin
OLAP Online Analysis Processing
MOLAP Multidimensional OLAP
ROLAP Relational OLAP
HOLAP Hybird OLAP
OLTP On-Line Transaction Processing
ARIMA Abtoregresive integrated- moving- average
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG BIỂU TRANG
Bảng 1.1 So sánh báo cáo thông thường và báo cáo của kinh doanh 13
thông minh
Bảng 1.2 So sánh các phần mềm phân tích dữ liệu với khả năng phân 15
tích dữ liệu của kinh doanh thông minh
Bảng 1.3 So sánh các mô hình lưu trữ dữ liệu trong OLAP 27
Bảng 2.1 Bảng tìm tham số của thuật toán Time New Series 55
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH VẼ TRANG
Hình 1.1: Kiến trúc của một hệ thống BI 20
Hình 1.2 : Mô hình các khối (cube) 22
Hình 1.3: Phân tích dữ liệu đa chiều 25
Hình 1.4: Quy trình khai phá dữ liệu 27
Hình 2.1 : Quy trình đối với bệnh nhân ngoại trú 40
Hình 2.2 : Quy trình đối với bệnh nhân nội trú 40
Hình 2.3 : Giao diện phần mềm quản lý bệnh viện (1) 42
Hình 2.4 : Giao diện phần mềm quản lý bệnh viện (2) 42
Hình 2.5 : Giao diện phần mềm quản lý bệnh viện (3) 43
Hình 2.6 : Báo cáo tồn kho (1) 43
Hình 2.7: Quy trình ứng dụng kinh doanh thông minh 47
Hình 2.8: Phân cấp dữ liệu bất đối xứng. 52
Hình 2.9: Phân cấp dữ liệu đối xứng 52
Hình 2.10: Cuộn lên hay khoan sâu xuống theo chiều phân cấp 53
Hình 3.1: Các chức năng chính của phần mềm 60
Hình 3.2 : Chức năng quản lý tài khoản 61
Hình 3.3 : Chức năng thiết lập cấu hình 62
Hình 3.4: Chức năng thống kê phân tích 63
Hình 3.5 : Cơ sở dữ liệu của phần mềm 65
Hình 3.6 : Giao diện đăng nhập 69
Hình 3.7 : Giao diện quản lý nhóm người dùng 70
Hình 3.8 : Giao diện quản lý người dùng 71
Hình 3.9 : Backup và khôi phục dữ liệu 71
Hình 3.10 : Phiếu nhập kho 74
Hình 3.11 : Quản lý danh mục 74
Hình 3.12 : Thống kê chức năng nhập kho 75
Hình 3.13 : Phiếu xuất kho 75
6
Hình 3.14 : Thống kê xuất kho dạng đồ thị cột 76
Hình 3.15 : Thống kê tồn kho dạng đồ thị tròn 76
Hình 3.16 : Dự đoán nhập xuất kho trong 3 tháng cuối năm 2017 77
7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh và quản lý, ra quyết định là công việc chính mà các lãnh
đạo và quản lý cần phải thực hiện. Nhưng việc thiếu thông tin làm cho việc ra quyết
định gặp phải nhiều rủi ro. Theo cách truyển thống, các thư ký, trợ lý, phòng IT và
các phòng ban liên quan mất nhiều công sức để tập hợp dữ liệu từ nhiều hệ thống
khác nhau, cách làm này tồn nhiều thời gian, thông tin không kịp thời và tính chính
xác phụ thuộc nhiều vào người thực hiện, đặc biệt trong các tổ chức, doanh nghiệp
lớn nơi thông tin bị phân tán trên nhiều ứng dụng khác nhau tại các phòng ban.
Chính vì vậy giải pháp BI (Business Intelligence) đã ra đời trợ giúp nhà lãnh đạo
làm quyết định chính xác và kịp thời hơn. Giải pháp BI thực hiện các báo cáo và
phân tích có chiều sâu dựa trên thông tin chi tiết về hoạt động trên qui mô toàn
doanh nghiệp với dữ liệu đến từ nhiều nguồn khác nhau và với thời gian ngắn hơn.
BI là một trong những cánh tay nối dài của ERP thể hiện rõ sự hoàn thiện và
phát triển ưu việt của giải pháp ứng dụng công nghệ này. Hiện tại, các giải pháp BI
gồm có những nhà cung cấp như sau : Oracle Hyperion, IBM Cognos, Business
Objects (an SAP company), SAP NW,…Với sự phong phú về tính năng và khả
năng tích hợp, phân tích và xử lý thông tin doanh nghiệp nhanh nhạy, chính xác và
tối ưu, BI xứng đáng với vai trò là nhà quân sư cao cấp bậc nhất cho doanh nghiệp.
Qua đó cho thấy sự phát triển diệu kỳ của công nghệ thông tin nói chung và các
phần mềm quản lý doanh nghiệp nói riêng. Trong đó, ERP giữ vị trí quán quân.
Cùng với sự phát triển của các giải pháp BI, bài toán khó nhất trên con đường phát
triển hội nhập của doanh nghiệp cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng khi doanh
nghiệp ứng dụng và tận dụng các tính năng ưu việt của BI.
Lĩnh vực quản trị kinh doanh luôn là một lĩnh vực thú vị, hấp dẫn đối với con
người, nhưng ẩn chứa bên trong đó là rất nhiều sự rủi ro, nguy hiểm. Để cho một hệ
thống kinh doanh có thể tồn tại và phát triển, rất cần thiết có một chiến lược kinh
doanh hợp lý và hiệu quả. Những chiến lược này đến từ những người quản lý,
những người có thẩm quyền hoặc chức năng. Chất lượng của những chiến lược kinh
8
doanh này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, năng lực, chuyên môn cũng như
kinh nghiệm của người làm ra nó. Vì vậy, yếu tố chủ quan sẽ tồn tại rất rõ trong
những mảng này, và đương nhiên, những chiến lược này sẽ có những rủi ro, lỗ hổng
nhất định mà chưa thể hoặc khó có thể nhận ra và khắc phục. Vậy thì làm sao để
những rủi ro vừa được đề cập ở bên trên là thấp nhất? Làm sao để có một chiến lược
kinh doanh hợp lý và hiệu quả? Rất cần những kênh thông tin có độ chuẩn xác cao,
có thể hỗ trợ người ra quyết định một cách thật hiệu quả. Từ những yêu cầu trên,
trong đồ án này, tôi sẽ nghiên cứu và đưa ra "Giải pháp quản trị kinh doanh thông
minh và ứng dụng". Tôi mong muốn rằng phần mềm của tôi xây dựng nên sẽ là một
kênh thông tin quan trọng, nhằm có thể hỗ trợ một cách tốt nhất cho những người
có chức năng ra quyết định, hoạch định chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh và
quản lý.
Về mặt nội dung, đồ án chia làm ba chương, gồm có:
- CHƯƠNG 1. KINH DOANH THÔNG MINH
Chương này sẽ đưa ra cho người đọc những kiến thức và khái niệm cơ bản,
tổng quan về kinh doanh thông minh và các công nghệ liên quan.
- CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ KHO THUỐC THÔNG MINH
Chương này được phát triển dựa trên cơ sở và nền tảng của chương đầu tiên.
Chương này sẽ đi cụ thể hơn, về mảng kinh doanh trong lĩnh vực kho thuốc và đề
xuất giải pháp ứng dụng kinh doanh thông minh trong kho thuốc.
- CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Chương này sẽ giới thiệu cho người đọc về kết quả nghiên cứu và xây dựng
phần mềm hỗ trợ người dùng đưa ra những quyết định có độ chính xác cao trong
lĩnh vực quản lý kho thuốc.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.Nguyễn Thị Thu Hương
- viện CNTT & Truyền Thông, người đã hướng dẫn em tận tình trong quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đồ án này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến
các thầy, các cô trong viện CNTT & Truyền Thông - trường đại học Bách Khoa Hà
Nội, đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt khoảng thời gian em
học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn.
9
CHƯƠNG I: KINH DOANH THÔNG MINH
Chương này sẽ mang tới cho người đọc một cái nhìn tổng quan, những kiến
thức cơ bản về kinh doanh thông minh và các công nghệ có liên quan. Chương này
cũng sẽ chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn.
1.1. Khái niệm
Hiện nay, khái niệm về kinh doanh thông minh (Business Intelligence - BI)
ở Việt Nam còn khá mới mẻ và các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam vẫn chưa triển
khai kinh doanh thông minh vì rất nhiều lý do. Phần lý thuyết này nhằm cung cấp
một cái nhìn chung về kinh doanh thông minh cho người đọc. Kinh doanh thông
minh là giải pháp đề cập đến khả năng trợ giúp ra quyết định hiệu quả trong kinh
doanh. Dưới đây là định nghĩa về kinh doanh thông minh:
Giải pháp kinh doanh thông minh - Business Intelligence đề cập đến các kỹ
năng, qui trình, công nghệ, ứng dụng được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định.[6]
Kinh doanh thông minh là qui trình và công nghệ mà các doanh nghiệp dùng
để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ, khai phá tri thức giúp cho các doanh
nghiệp có thể đưa các các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của
mình. Kinh doanh thông minh cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của
doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai. Mục đích của BI là hỗ
trợ cho doanh nghiệp ra quyết định tốt hơn. Vì vậy một hệ thống kinh doanh thông
minh còn được gọi là hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision Support System -DSS).
1.2. Các nhiệm vụ chính của kinh doanh thông minh
Trong phần này đề cập đến một số nhiệm vụ của giải pháp kinh doanh thông
minh gồm có báo cáo, phân tích và quản lý hệ thống.
1.2.1. Báo cáo
Về cấu trúc
Các chương trình phần mềm thường được đóng gói, từ đó sản sinh ra nhiều
loại báo cáo khác nhau. Khi khởi động phần mềm có thể cung cấp nhiều khả năng
lựa chọn, từ những mục thông dụng như chọn ngày, chọn khách hàng cụ thể hay các
10
vấn đề về quản lý hệ thống. Nhưng thực tế, việc thiết kế và bản chất của báo cáo
vẫn được "mã hóa cứng" vào hệ thống và việc thay đổi hoàn toàn báo cáo cần phải
có yêu cầu tùy chỉnh từ một trong hai bên là công ty hoặc từ nhà cung cấp dịch vụ
bên ngoài.
Trong khi đó giải pháp kinh doanh thông minh là tùy biến để bạn dễ dàng lựa
chọn "chính xác những gì bạn muốn" trong một "định dạng chính xác mà bạn muốn
nhìn thấy trong báo cáo". Người dùng chỉ cần kích chuột trên các thông tin liên
quan trên mỗi cột, mỗi hàng và hệ thống xây dựng câu truy vấn và điều tra SQL
trong vòng vài giây. Tất nhiên các báo cáo này có thể được lưu lại để làm thư viện
hoặc tùy chỉnh theo ý muốn của bạn. Giải pháp kinh doanh thông minh không
"đóng gói" dữ liệu của bạn trong hệ thống mà có thể gọi dữ liệu bất kỳ lúc nào để
tạo báo cáo. Giải pháp kinh doanh thông minh cung cấp một tính linh hoạt tuyệt vời
để bạn tạo ra được những báo cáo như bạn muốn khi cần. Nó bao gồm:
- Báo cáo sản xuất hoàn chỉnh tới từng chi tiết. (Báo cáo sản lượng sản xuất
...)
- Báo cáo phục vụ công tác quản trị (Báo cáo kế toán, báo cáo tài chính ...)
- Truy vấn theo yêu cầu (Báo cáo thông tin khách hàng, báo cáo thông tin
nhân viên ...)
- Kiểm soát hiện trạng hoạt động (Báo cáo tình trạng dây chuyền sản xuất,
báo cáo lượng hàng tồn kho ...)
- Tạo và chỉnh sửa báo cáo với cách trình bày linh hoạt chia theo từng khu
vực. Các khu vực này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các thành phần và
đối tượng khác nhau của báo cáo.
- Tạo và thực hiện một báo cáo đơn có khả năng chạy trên nhiều ngôn ngữ và
định dạng đầu ra khác nhau như HTML, PDF và Excel.
- Xây dựng các mẫu báo cáo gồm các đối tượng, truy vấn và mẫu trình bày
chuẩn.
Về bảng dữ liệu
11
Các báo cáo thông thường được thiết kế chủ yếu để xử lý các giao dịch trong
các bảng dữ liệu quan hệ. Điều này là lý tưởng cho việc lưu trữ và xử lý các giao
dịch, nhưng rất nghèo để phân tích các thông tin. Mỗi khi một báo cáo đóng gói đơn
giản chạy thì nó phải đi tìm các bảng chính xác, xây dựng dữ liệu tham gia, quét
qua mỗi bảng tìm kiếm các tiêu chí phù hợp với mỗi yêu cầu và sau đó lấy các dữ
liệu chi tiết. Các dữ liệu chi tiết sau đó phải được tóm tắt bằng cách lựa chọn một
dạng báo cáo đóng gói phù hợp. Nhiều khi dữ liệu chi tiết báo cáo lại thông qua quá
trình chạy vòng lặp nhiều lần dẫn đến tốn thời gian ngay cả với những hệ thống
máy tính xử lý mạnh mẽ nhất.
Trong giải pháp kinh doanh thông minh, các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp
một kho dữ liệu được thiết kế tốt, còn được gọi là một khối dữ liệu. Nó được xây
dựng để đạt được độ chính xác hơn và tốc độ phân tích dữ liệu cao. Cứ sau một
khoảng thời gian các giao dịch chi tiết từ hệ thống lại được đưa vào các khối dữ liệu
với nhãn thời gian và ngày tháng. Một quá trình được gọi là "chuyển đổi" xảy ra,
theo đó các giao dịch chi tiết này sau đó được kết hợp thành một lựa chọn lớn của
các dữ liệu lựa chọn để báo cáo. Mỗi báo cáo lại có thể được tham chiếu bởi hàng
chục mẩu báo cáo khác nhau. Vì vậy, khi bạn cần một thông tin từ khối dữ liệu, nó
không phải tính toán tất cả các thành phần từ các bảng giao dịch cá nhân chi tiết, nó
chỉ lấy câu trả lời từ một địa điểm duy nhất. Do đó khối dữ liệu được tối ưu hóa cao,
cập nhật thông tin hàng ngày vì vậy chỉ mất một vài phút là có thể có được bản báo
cáo như mong muốn.
Về định dạng
Các báo cáo đóng gói thông thường luôn được định dạng "mã hóa cứng" để
phù hợp trên một khổ giấy. Nó khiến cho báo cáo của bạn phức tạp nhưng lại thiếu
độ linh hoạt và chi chấp nhận được những báo cáo thường xuyên diễn ra như báo
cáo kế toán hay báo cáo tiến độ công việc. Những báo cáo này chỉ cho phép bạn đào
sâu và phân tích dữ liệu đơn giản. Đôi khi có những báo cáo quá phức tạp mà buộc
bạn phải cần lập trình tùy chọn lại. Trong khi đó với giải pháp kinh doanh thông
12
minh thì bạn chỉ cần khoảng 30 giây để thiết kế và một phút để xuất chúng ra định
dạng báo cáo của Microsoft Excel
Với giải pháp kinh doanh thông minh, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn
một thiết kế đầu ra báo cáo để phân tích, một bảng tính Microsoft Excel là định
dạng phổ biến nhất. Bản báo cáo này sau đó được xây dựng trong bảng tính và phân
tích cú pháp ra khá độc đáo và được đưa vào các cột kích thước chính xác với tất cả
các phụ số và tổng số yêu cầu. Một số báo cáo BI được thể hiện tốt nhất trong một
bảng xoay, nơi người dùng có thể dễ dàng kéo xung quanh các mục báo cáo thay
đổi quan điểm của thông tin mà không cần xây dựng lại báo cáo cho mỗi tuỳ chọn.
Đôi khi nhà cung cấp sẽ cung cấp thẻ tính điểm số với cấu hình trước quan điểm
của các thông tin thiết kế đặc biệt cho người được ủy quyền hoặc các đối tác trong
công ty. Các thẻ tính điểm có thể cung cấp các thông tin như phân tích dòng chảy
tiền mặt hàng ngày, thanh toán và thông tin cho người ủy quyền riêng. Bảng 1.1 sẽ
so sánh báo cáo của giải pháp kinh doanh thông minh được tích hợp trong phần
mềm Microsoft SQL Server 2008 với các báo cáo khác.
Bảng 1.1: So sánh báo cáo thông thường và báo cáo của kinh doanh thông minh
được tích hợp trong Microsoft SQL Server 2008
Các báo cáo thông thường SQL Server
Dựa vào nhà cung cấp để thiết kế trước Tùy biến linh hoạt, người dùng có thể
mỗi báo cáo đóng gói. chọn bất kỳ phần tử dữ liệu thành một
danh sách của các dữ liệu có sẵn.
Mỗi báo cáo có một số cố định các lựa Không giới hạn số tùy chọn, kiểm soát
chọn tùy chọn hoàn toàn bao gồm bao gồm và loại trừ.
Không có khả năng thêm dữ liệu,các yếu Chỉ cần nhấp vào một yếu tố dữ liệu và
tố trên báo cáo. thêm nó vào một báo cáo.
Dữ liệu này được đưa ra từ các bảng Dữ liệu đến từ một khối dữ liệu được
giao dịch. xây dựng đặc biệt để phân tích và báo
cáo.
Chậm thực hiện, các bảng truy cập chậm Phân chia thứ hai báo cáo, 1.000 trang
13
hơn nhiều báo cáo. phân tích chi tiết trong vòng chưa đầy 30
giây.
Một vài tóm tắt có sẵn Khối dữ liệu tự động xây dựng tóm tắt
các cấp và họ được độ tin cậy cao. Một
khối dữ liệu mới có thể dễ dàng được
xây dựng lại từ thời gian chi tiết và giao
dịch thanh toán.
Lập trình tùy chỉnh đắt tiền để làm cho Thay đổi các báo cáo trong vài giây và
ngay cả những thay đổi đơn giản. phát triển một thư viện các báo cáo của
bạn. Tự động gửi báo cáo theo một lịch
trình thường xuyên như file đính kèm
email cho luật sư chính.
Không linh hoạt, cứng sao chép định Chọn định dạng từ nhiều tùy chọn bao
dạng. gồm cả Microsoft Excel ® Spreadsheets,
Pivotables, và đồ thị.
Từ bảng so sánh trên, có thể thấy rằng khác biệt chính mà báo cáo kinh doanh thông
minh mang lại cho người dùng là sự linh hoạt trong việc tạo báo cáo, dễ sử dụng và
tốc độ tạo báo cáo nhanh hơn việc sử dụng các phần mềm tích hợp công cụ báo cáo
1.2.2. Phân tích.
Trong phần này, sẽ so sánh chức năng phân tích dữ liệu của giải pháp kinh
doanh thông minh tích hợp trong phần mềm Microsoft SQL Server 2008 với 3 phần
mềm đang được sử dụng khá phổ biến trong ngành kinh tế là phần mềm STATA
[13] ( Sta -tistics/Data Analysis) của công ty Stata, phần mềm SAS [13] ( Statistical
Analysis soft - ware ) của công ty SAS và phần mềm SPSS [15] ( Statistical
Package for the Social Sciences ) của SPSS Inc. Bảng 1.2 dưới đây sẽ chỉ ra những
ưu nhược điểm của từng phần mềm trong việc phân tích dữ liệu theo 4 quan điểm
về sử dụng, quản lý dữ liệu, phân tích thống kê và vẽ đồ thị.
14
Bảng 1.2: So sánh các phần mềm phân tích dữ liệu với khả năng phân tích dữ liệu của kinh doanh thông minh trong SQL
Server 2008
Phần mềm SAS SPSS STATA SQL Server 2008
Phương diện
Sử dụng - Phải viết chương trình - Dễ sử dụng. - Dễ học và có nhiều - Giao diện người và máy
để thao tác dữ liệu và - Giao diện giữa người khả năng. thân thiện,trực quan.
thực hiện các phân tích và máy cho phép sử dụng - Sử dụng các lệnh - Phân tích dữ liệu bằng
dữ liệu của mình. các menu thả xuống để trực tiếp. lệnh có từ gợi nhớ
-Khó nhận biết lỗi và chọn các lệnh thực hiện. - Nhận biết lỗi và sửa - Dễ dò lỗi và sửa lại dễ
khó sửa. dễ dàng. dàng.
Quản lý dữ liệu - Quản lý dữ liệu mạnh, - Có bộ soạn thảo dữ - Không có khả năng - Quản lý dữ liệu rất
người sử dụng thao tác liệu, vào dữ liệu và mô tả quản lý dữ liệu mạnh. mạnh.
dữ liệu theo nhiều cách. các thuộc tính của chúng. - Các lệnh quản lý dữ - Lệnh xử lý dữ liệu đơn
- Mất nhiều thời gian để - Không có những công liệu mạnh và đơn giản. giản.
học và hiểu được cách cụ quản lý dữ liệu mạnh. - Mỗi thời điểm chỉ - Quản lý dữ liệu đa chiều
quản lý dữ liệu. - Xử lý mỗi file dữ liệu ở làm việc được với một - Một thời điểm sẽ thực
- Làm việc với nhiều một thời điểm, không xử file dữ liệu. hiện được với nhiều
file dữ liệu cùng một lý nhiều file dữ liệu. nguồn dữ liệu giúp khai
15
lúc. - Số bản ghi giới hạn. thác tối đa giá trị dữ liệu.
Phân tích thống kê - Phân tích mô hình hỗn - Phân tích thống kê đa - Mạnh trong phân - Đưa ra các phân tích từ
hợp và phân tích nhiều dạng và linh hoạt với tích hồi quy, hồi quy những thống kê dựa trên
chiều. nhiều chiều phân tổ khác logistic các dữ liệu đầu vào.
- Yếu với hồi qui nhau và dễ thực hiện. - Có nhiều phương Thống kê và phân tích đạt
logistic kiểu thứ tự và Các bảng biểu, các báo pháp ước lượng mạnh được độ chính xác cao.
kiểu phạm trù và các cáo được trình bày đẹp, rất dễ sử dụng. Ngoài ra, tính đa chiều
phương pháp ước lượng chất lượng cao. - Trội hơn về lĩnh vực cũng là một đặc tính nổi
mạnh. - Mạnh trong phân tích phân tích dữ liệu theo bật rất đáng được nhắc tới
- Hỗ trợ một ít cho phân phương sai và phân tích lược đồ mẫu. của phần mềm. Các chiều
tích dữ liệu theo lược đồ nhiều chiều. - Yếu trong phân tích thống kê, các chiều phân
mẫu. - Có khả năng phân tích phương sai và phân tích có thể được thay đổi
các mô hình hỗn hợp. tích nhiều chiều truyền một cách dễ dàng, nhằm
- Yếu trong ước lượng thống. thỏa mãn những yêu cầu
sai số trong ước lượng của những người sử dụng
phức. khắt khe nhất, giúp cho
- Không hỗ trợ các công người sử dụng có cái đánh
cụ phân tích dữ liệu theo giá một cách tổng quan,
lược đồ mẫu. đơn giản nhất về số liệu.
16
Vẽ đồ thị - Có các công cụ vẽ đồ - Có một giao diện giữa - Có thể tạo ra bằng sử - Cho phép người sử dụng
thị mạnh nhất so với các người và máy rất đơn dụng lệnh hoặc giao có thể sử dụng rất nhiều
bộ chương trình còn lại. giản để tạo ra các đồ thị. diện giữa người sử loại đồ thị, nhằm làm cho
- Để sử dụng phải yêu - Có thể tuỳ ý hiệu chỉnh dụng và máy. người sử dụng có thể tìm
cầu có chuyên môn và đồ thị cũng như hoàn - Không thể hiệu đính thấy loại đồ thị trực quan
không đơn giản. thiện chúng. Các đồ thị bằng bộ hiệu đính đồ và phù hợp với khả năng
- Tạo ra các đồ thị đa có chất lượng rất cao và thị. Các đồ thị có chất của mình.
dạng bằng cú pháp, tuy có thể dán vào các tài lượng cao và chất - Cách sử dụng đồ thị
nhiên có giao diện giữa liệu khác, thí dụ như lượng xuất bản cũng trong phần mềm cũng vô
người và máy để tạo ra Word hoặc Powerpoint. cao. cùng đơn giản và ít phức
các đồ thị, nhưng không Có ngôn ngữ cú pháp để - Có chức năng bổ tạp. Chất lượng đồ thị
dễ sử dụng. tạo ra các đồ thị, nhưng sung cho phân tích cũng rất tốt, đảm bảo cho
nhiều điểm trong giao thống kê phép việc ghép đồ thị vào
diện tạo đồ thị lại không những văn bản, bản thảo,
sẵn sàng trong ngôn ngữ slide… khi cần thiết.
cú pháp.
17
1.2.3. Đo lường, đánh giá
Thực tế cho thấy đo lường đánh giá là một phương pháp hiệu quả để thực hiện
việc trao đổi thông tin, đo lường đánh giá và quản lí hiệu quả hoạt động kinh doanh ở
cấp điều hành, mang tính sách lược, chiến lược. Xét ở mức sách lược, nhân viên và
người quản lí sử dụng tính năng đo lường đánh giá để kiểm soát hiệu quả hoạt động
dựa trên các mục tiêu cho từng dự án cụ thể. Về mặt chiến lược, đo lường đánh giá là
một phần của hệ thống quản trị hiệu quả hoạt động tổng thể được các cán bộ sử dụng
để vạch ra chiến lược tổng thể và truyền đạt chiến lược này tới mọi thành viên và bộ
phận trong tổ chức.
Bạn có thể sử dụng công cụ đo lường đánh giá của BI để quản lí toàn bộ các quy
trình của hoạt động kinh doanh:
- Các dự án riêng biệt ở cấp độ sách lược hoặc các chiến lược quản trị hiệu quả
hoạt động tổng thể.
- Xuyên suốt các phòng ban, bộ phận hoặc các khu vực địa lí khác nhau.
- Dễ dàng xây dựng các chỉ số đánh giá: Các chỉ số đánh giá có thể tích hợp đủ
loại dữ liệu có chức năng đan xen lẫn nhau. Các công cụ wizard trược quan sẽ hướng
dẫn người quản trị thực hiện các thao tác trong quy trình thiết kế chỉ số đánh giá. người
quản trị có thể xây dựng chỉ số đánh giá sử dụng dữ liệu từ bất cứ nguồn nào, bao gồm
cả OLAP và các dữ liệu quan hệ nhận diện theo nhiều chiều, các hệ thống ERP và
CRM, các bảng tính, tệp phẳng và các giá trị được người dùng nhập vào.
- Linh hoạt trong việc chọn lựa cách xem thông tin: Tính năng đo lường đánh
giá của BI cho phép người dùng tổ chức và xem các thẻ điểm theo nhiều cách để đảm
bảo rằng họ tập trung sự chú ý vào đúng các vấn đề then chốt. Người dùng có thể nhóm
các chỉ số đánh giá theo :
+ Trạng thái - để có thể nhanh chóng xác định các khu vực có vấn đề.
+ Người phụ trách - để biết được ai là người có trách nhiệm giải trình.
18