Tiểu luận phân tích dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần viettel post

  • 16 trang
  • file .pdf
lOMoARcPSD|16911414
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
LOGISTICS
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH DỊCH VỤ GIAO NHẬN TRONG
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VIETTEL POST
Họ và tên sinh viên : Bùi Tấn Thành
Mã sinh viên : 1114050078
Số thứ tự : 25
Lớp tín chỉ : D14QK02
Lớp niên chế : D14QK06
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Huế
Hà Nội, Tháng 10/2021
lOMoARcPSD|16911414
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1. Khái niệm Logistics 2
1.2. Nội dung của dịch vụ giao nhận trong hoạt động Logistics 3
1.3. Xu hướng phát triển hiện nay của dịch vụ giao nhận trong hoạt động
Logistics Việt Nam 5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIETTEL POST 7
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Viettel Post 7
2.2. Thực trạng dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics của Công ty cổ
phần Viettel Post 8
2.3. Đánh giá chung 10
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VIETTEL POST 11
3.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh 11
3.2. Giải pháp về hoạt động sắp xếp hàng và kho bãi 11
3.3. Đối với nhà cung cấp 11
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
lOMoARcPSD|16911414
DANH MỤC KÍ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm quốc nội)
JIT Just In Time (sản xuất tức thời, “đúng sản phẩm -
đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm cần thiết”)
3PL Third Party Logistics (Logistics bên thứ ba)
4PL Four Party Logistics (Logistics bên thứ tư)
lOMoARcPSD|16911414
1
LỜI NÓI ĐẦU
Quản trị dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong điều kiện hiện đại ngày nay. Dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics
đảm bảo sự trơn tru cho các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng
bộ chỉ khi chuỗi dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics được hoạt động liên tục,
nhịp nhàng. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi dịch vụ giao
nhận trong hoạt động logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản
phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên làm thoả mãn nhu cầu của cả khách
hàng lẫn người sản xuất.
Để giảm thiểu những khoản chi phí bất hợp lý, tối ưu hoá thời gian đưa sản phẩm
từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng chỉ còn cách các nhà cung ứng, nhà sản xuất,
người vận tải, người kinh doanh kho bãi… cùng phối hợp thực hiện đồng bộ các giải
pháp để tối ưu hóa chuỗi hoạt động kinh tế, để tổ chức sản xuất và phân phối hàng hóa
một cách hiệu quả, đúng chủng loại, số lượng, đảm bảo đúng địa điểm, kịp thời gian,
với chi phí được giảm thiểu tối đa trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu xã hội, thoả
mãn người tiêu dùng. Hoạt động đó chính là quản trị dịch vụ giao nhận trong hoạt
động logistics.
Với mục tiêu hiểu sâu rộng kiến thức môn Logistics và mong muốn nghiên cứu
rõ hơn về dịch vụ khách hàng của các dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics, em
xin phép lấy đề tài: “Phân tích dịch vụ giao nhận trong hoạt động Logistics tại
công ty cổ phần Viettel Post” làm đề tài Tiểu luận kết thúc học phần môn Logistics.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics tại công ty cổ
phần Viettel Post
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp trong hoạt động logistics của công ty cổ
phần Viettel Post
lOMoARcPSD|16911414
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm Logistics
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về logistics. Tùy theo từng
giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và quan điểm khác nhau của các nhà
nghiên cứu mà những cách định nghĩa khác nhau về logistics được đưa ra.
“Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ “Logistique”
trong tiếng Pháp. “ Logistique” lại có gốc từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Từ này
có quan hệ mật thiết với từ “Lodge” – nhà nghỉ (một từ cổ trong tiếng Anh, gốc
Latinh). Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Và ở một góc độ nhất
định, từ này có mối liên hệ với từ “Logistics” trong toán học, có nguồn gốc từ Hy Lạp
“Logistikos” và đã được dùng ở Anh từ thế kỷ 17. Từ điển Websters định nghĩa:
“Logistics là quá trình mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết
bị”. Còn theo American Heritage Dictionary, dịch vụ giao nhận trong hoạt động
logistics có 2 nghĩa: “Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến
thu mua, phân phối, bảo quản, thay thế các thiết bị cũng như con người”. Hoặc
“Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”.
Logistics được Uỷ ban quản lý Logistics của Mỹ định nghĩa như sau: Logistics là
quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát
việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với
nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền
sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng.
Pháp luật Việt Nam cũng có câu trả lời cho câu hỏi “Logistics là gì?” tại Điều
233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 khi quy định:
“Dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại. theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, đại diện làm thủ tục hải quan các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng
gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng
hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao…”
Nhìn chung qua các khái niệm trên, ta có thể thấy cho dù có sự diễn đạt khác
nhau về từ ngữ, cách trình bày nội dung nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều
cho rằng Logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu
lOMoARcPSD|16911414
3
mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu
dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với thời gian ngắn nhất
trong quá trình vận chuyển của nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất cũng như
phân phối hàng hóa một cách kịp thời (Just in time).
Tóm lại, Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyên vật
liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa
đến tay người tiêu dùng.
1.2. Nội dung của dịch vụ giao nhận trong hoạt động Logistics
1.2.1. Nghiệp vụ giao nhận vận tải
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối hàng
hóa, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình
tái sản xuất của xã hội.
Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ
nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.
Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận, các
tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoá, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho,
chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ... Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều
định nghĩa về giao nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu
kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên
quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì Giao nhận hàng hoá là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ
chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải
hoặc của người giao nhận khác.
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
lOMoARcPSD|16911414
4
1.2.2. Phân loại giao nhận
Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa là một loại hình của hoạt động Logistics,
trong đó hoạt động giao nhận lại bao gồm các loại hình sau:
Theo phương thức vận tải, bao gồm:
• Giao nhận bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là
phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế.
• Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất nhập khẩu
sử dụng phương tiện vận tải là máy bay. Thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị
lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt.
• Giao nhận bằng đường bộ - đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương tiện
vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia.
• Giao nhận vận tải đa phương thức (MTO): Là phương thức vận tải kết hợp
nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời gian vận
chuyển.
• Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường
ống. Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu
khí…
Theo nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm:
• Giao nhận thuần túy: Là việc giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi
hoặc nhận hàng đến.
• Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm cả các hoạt
động như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển…
1.2.3. Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hoá
Doanh nghiệp giao nhận cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa ngày càng mang
lại lợi ích lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và với nền kinh tế
nói chung.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Dịch vụ giao nhận giúp hoạt động giao
nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm mà không
cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng. Bên cạnh đó
hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tập trung vào
hoạt động kinh doanh của họ góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hoá
lOMoARcPSD|16911414
5
chứng từ. Đồng thời, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí
không cần thiết như: Chi phí xây dựng kho cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho
cảng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân công. Bên cạnh đó, thông qua
dịch vụ dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra
đảm nhiệm việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải
đưa hàng từ nơi gửi hàng cho đến nơi nhận hàng cuối cùng. Dịch vụ giao nhận trong
hoạt động logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing.
Đối với nền kinh tế quốc dân: Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Tỉ trọng hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm,
bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Ngoài ra giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu là ngành nghề dịch vụ thương mại gắn liền và liên quan mật thiết và tác động tới
hoạt động ngoại thương và vận tải đối ngoại. Đây là một loại hình dịch vụ thương mại
không cần đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại một nguồn lợi tương đối chắc chắn và ổn
định nếu biết khéo léo tổ chức và điều hành trên cơ sở tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng
hiện có. Trong xu thế quốc tế hóa đời sống hiện nay thì hoạt động giao nhận càng có
vai trò quan trọng. Điều này dựa trên đặc điểm nổi bật của thương mại quốc tế là
người mua và người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký
kết, người bán thực hiện việc giao hàng tức là hàng được vận chuyển từ người bán
sang người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc tức
hàng hóa tới tay người mua, cần thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên quan
tới chuyên chở như: đưa hàng ra cảng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng ở dọc
đường… tất cả những công việc đó là nghiệp vụ của người giao nhận. Như vậy, nghiệp
vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thương mại
quốc tế..
1.3. Xu hướng phát triển hiện nay của dịch vụ giao nhận trong hoạt động
Logistics Việt Nam
Đại dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức lên ngành Logistics theo nhiều cách
chưa từng thấy trước đây, buộc nhiều doanh nghiệp phải tìm đến các chuyên gia bên
ngoài, khả năng kỹ thuật số tiên tiến và hoạt động thương mại điện tử tăng tốc.
lOMoARcPSD|16911414
6
Thị trường dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics phát triển và chuyển biến
mạnh mẽ hơn với khoảng 1.200 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ dịch vụ giao nhận
trong hoạt động logistics, số vốn và tay nghề hạn chế. Đối trọng là các công ty đa quốc
gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng,
“miếng bánh” ngành dịch vụ dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics tại Việt Nam
đang thuộc về các công ty nước ngoài với phần lớn nhất là 70%.
Mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận trong hoạt động Logistics: Phấn đấu
giảm chi phí dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics đến mức 20% GDP. Giữ
vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ giao nhận trong hoạt động
logistics là 20-25%, tổng giá trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm
2021. Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistic đến năm
2020 là 40%. Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ giao nhận trong hoạt động
logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến năm 2021 tương đương các nước trong
khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore).
lOMoARcPSD|16911414
7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN TRONG HOẠT
ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIETTEL POST
2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Viettel Post
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (gọi tắt là: Viettel Post), tiền thân từ
Trung tâm phát hành báo chí được thành lập ngày 01/07/1997. Với nhiệm vụ ban đầu
là phục vụ các cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng. Năm 2006, Bưu chính Viettel
chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập thành Công ty
TNHH NN 1 TV Bưu chính Viettel. Năm 2009 Bưu chính Viettel chính thức hoạt
động với tư cách Công ty Cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa
thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Ngày 13/04/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel, mã số doanh
nghiệp 0104093672. Với việc cấp phép này Bưu chính Viettel chính thức là Tổng
Công ty đầu tiên trong mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Sau 20 năm hình thành và phát triển, Viettel Post đã trở thành doanh nghiệp dẫn
đầu về dịch vụ chuyển phát. Bên cạnh việc phát triển dịch vụ chuyển phát nhanh trong
nước và quốc tế, Viettel Post tiếp tục khẳng định thương hiệu khi đẩy mạnh các dịch
vụ logistics, thương mại dịch vụ, vé máy bay, văn phòng phẩm và sàn đặc sản. Viettel
Post cũng là doanh nghiệp đầu tiên cam kết cung cấp thời gian thực của bưu gửi, cam
kết bồi thường 100% giá trị hàng hóa cho khách hàng nếu xảy ra mất mát hư hỏng.
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Viettel Post
Viettel Post có 04 công ty thành viên ( Công ty TNHH 1TV Bưu chính Viettel Tp
Hồ Chí Minh, Công ty TNHH 1TV Bưu chính Viettel Tp Hà nội, Công ty TNHH 1TV
Bưu chính Liên tỉnh, Công ty TNHH Bưu chính Viettel Cambodia) và 61 chi nhánh
trên toàn quốc với gần 3000 cán bộ công nhân viên. Ngành nghề kinh doanh của
Viettel Post bao gồm:
• Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa;
• Kinh doanh thương mại trên mạng bưu chính, thương mại điện tử;
• Kinh doanh dịch vụ viễn thông: bán các thiết bị viễn thông đầu cuối; các loại
thẻ viễn thông, điện thoại, Internet card;
• Cung cấp dịch vụ quảng cáo trên bao bì chuyển phát nhanh của Công ty;
lOMoARcPSD|16911414
8
• Bảo dưỡng, sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác;
• Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ vào xe có động cơ khác;
• Đại lý bảo hiểm;
• Dịch vụ vận tải liên vận quốc tế bằng đường bộ, đường thủy;
• Đại lý kinh doanh thẻ các loại;
• Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
• Sản xuất các sản phâm từ giấy và bìa;
• In ấn, các dịch vụ liên quan đến in;
• Dịch vụ logistic (dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng
hóa, dịch vụ đại lý hải quan, lập kế hoach bốc dỡ hàng hóa, tiếp nhận, lưu kho và quản
lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi
Logistic; hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng tồn kho, hàng hóa quá
hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê container và các
dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải)…
2.2. Thực trạng dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics của Công ty cổ
phần Viettel Post
2.2.1. Sơ lược về chuỗi cung ứng của Viettel Post
- Nhà cung cấp:
• Nhu cầu sử dụng dịch vụ.
• Nhà cung cấp nguồn nhân lực.
• Nhà cung cấp máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng.
• Nhà cung cấp phần mềm, hệ thống quản lý.
• Nhà cung cấp phương tiện vận tải.
• Nhà cung cấp văn phòng phẩm.
- Nhà sản xuất: Viettel Post (bao gồm các hoạt động: đóng gói, thu hộ, vận
chuyển,…)
- Khách hàng: Các đối tác của Viettel Post (VietinBank, Nissan, Shopee,…)
lOMoARcPSD|16911414
9
2.2.2. Nhà cung cấp dịch vụ
Hợp nhất: Với hơn 600 bưu cục trên cả nước, Viettel Post củng cố và quản lý
hàng hóa chuyển động của các trung tâm phân phối và cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu.
Đồng thời, Viettel Post cũng thu xếp việc cung cấp các tài liệu và thông tin điện tử để
quản lý hàng tồn kho của đối tác; củng cố nâng cao độ tin cậy và giảm chi phí chuỗi
cung ứng.
Đảm bảo chất lượng: Viettal Post tùy ý thanh tra để kiểm tra các lô hàng nhà
cung cấp dựa trên nhu cầu của đối tác, bao gồm ngẫu nhiên, tuần tự hoặc kiểm toán;
Giám sát sản phẩm đánh dấu, nhãn, thùng carton và các điều kiện và cung cấp hình
ảnh kỹ thuật số để khách hàng có thể chấp nhận hoặc từ chối mỗi lô hàng. Viettel Post
cũng cung cấp các cơ sở bảo đảm chất lượng khi đối tác muốn có thể tiến hành thanh
tra.
Đóng gói và dán nhãn: Sử dụng công nghệ và thiết bị của Viettel Post, khách
hàng có thể thuê ngoài các hoạt động đóng gói và dán nhãn.
2.2.3. Bưu cục
Viettel Post cung cấp bưu cục và phân phối các giải pháp giúp khách hàng cải
thiện quản lý hàng tồn kho, giảm chi phí hoạt động và tốc độ chu trình, trình tự thời
gian.
Quản lý hàng tồn kho (VMI): Viettel Post làm việc với các nhà cung cấp để
thiết lập các chương trình VMI tại các trung tâm phân phối, cho phép các nhà sản xuất
mua về lô hàng và sẵn sàng gia tăng các bộ phận và thành phần.
2.2.4. Quản lý giao thông vận tải
Viettel Post đã dành nhiều thời gian xây dựng, giúp đỡ hàng trăm công ty xử lý
hàng triệu người qua đường và vận chuyển. Các dịch vụ nổi bật: Một loạt các tùy chọn
kết hợp hiệu quả của đường vận tải đường sắt dài với đường cơ giới vận chuyển ngắn;
Một số giải pháp kỹ thuật như thiết kế hệ thống mạng, thực hiện và giải pháp tối ưu
hóa công ty của đối tác cần phải làm tốt hơn, thông minh hơn đối với các quyết định
chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối.
2.2.5. Hỗ trợ sản xuất
Bằng cách kết hợp quản lý vận tải hàng hóa với các cơ sở chuyên ngành, hoạt
động và công nghệ, Viettel Post cung cấp hỗ trợ, hiệu quả sản xuất cao, đáng tin cậy,
với quy trình đảm bảo về thời gian giao hàng của các bộ phận kiểm soát chất lượng và