Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân đài việt và hàn việt ở khu vực tây nam bộ (nghiên cứu trường hợp tỉnh hậu giang) tt
- 27 trang
- file .pdf
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------
DƢƠNG HIỀN HẠNH
TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI NHÓM
TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT VÀ HÀN
VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HẬU GIANG)
Ngành: Xã hội học
Mã số : 9 31 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, 2019
Công trình đƣợc hoàn thành tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Nguyên Anh
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Trà Vinh
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam.
Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện, Học viện Khoa học Xã hội.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng trẻ lai đang sống cùng họ hàng nhà ngoại tại Tây Nam Bộ, cụ thể hơn ở
tỉnh hậu Giang như một hiện tượng xã hội xuất hiện những năm gần đây trong bối cảnh di
dân toàn cầu, lý do có những nhóm trẻ lai về sống tại Việt Nam là hậu quả của những cuộc
hôn nhân giữa nữ giới là người Việt Nam và nam giới là người Đài Loan, Hàn Quốc. Tình
trạng tiếp cận dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục đối với các trẻ em lai được xem như là vấn
đề nan giải hiện nay, bên cạnh những vấn đề về y tế và giáo dục thì việc trẻ sống cùng
những họ hàng bên ngoại thiếu vắng sự chăm sóc của người bố và người mẹ, đồng thời việc
trở về thiếu các giấy tờ cho nên trẻ lai được xem như là nhóm trẻ cư trú chưa hợp pháp tại
cộng đồng (cư trú không có giấy tờ hợp pháp về luật) nhưng về tình rõ ràng là các cháu “về
ngoại” và đương nhiên được coi là hợp tình, nhưng chưa hợp lý
Chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em không những là quốc sách của quốc gia Việt
Nam mà hai lĩnh vực này được Liên Hiệp Quốc cụ thể là tổ chức UNICEF quan tâm và định
hướng nó là trung tâm của các chương trình phát triển. Quyền được giáo dục, và chăm sóc
sức khỏe không những là quyền con người mà còn là nền tảng của tất cả các quyền khác của
con người, ngày 2 tháng 9 năm 1990 công ước quyền trẻ em bắt đầu được kí kết, Việt Nam
là nước Châu Á thứ hai kí kết hiệp ước này vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Trẻ lai được đưa
về Việt Nam nuôi dưỡng và công an là đơn vị quản lý chính thức về phía nhà nước, những
số liệu về trẻ lai được xem là nhạy cảm nên việc nghiên cứu về trẻ là vấn đề mới và rất khó
khăn. Những vấn đề của trẻ lai tại Việt Nam hiện nay chưa có những giải pháp cụ thể để hỗ
trợ, việc nghiên cứu về trẻ lai rất cần để có những hiểu biết rõ hơn về đặc điểm của nhóm trẻ
này hay những vấn đề khó khăn mà trẻ cũng như gia đình và chính quyền địa phương đang
đối diện bởi rào cản của quy định và luật pháp. Trước yêu cầu bách thiết về thực trạng trẻ lai
tại Việt Nam nói chung và tại Hậu Giang như hiện nay, NCS mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên
cứu “ Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và
Hàn-Việt ở khu vực Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)” .
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
đối với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang sinh sống tại Hậu Giang cùng mẹ hoặc họ
hàng bên ngoại bằng phương pháp tiếp cận xã hội học qua đó giải thích về hiện tượng xã hội
hiện đại phát sinh trong quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt, xác
định và lý giải một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận giáo dục và y tế của nhóm trẻ lai
này.
So sánh đối chiếu giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng nhằm giải thích cho sự khác biệt của
hai nhóm trẻ này trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục và đồng thời làm rõ những hạn
chế trong chính sách y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế cho trẻ
lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm trẻ lai từ 6 tháng đến 17 tuổi, bao gồm trẻ em trai và gái.
1
Nhóm trẻ cộng đồng (là trẻ người địa phương mang quốc tịch Việt Nam, có ba và mẹ là
người Việt Nam) sống trên cùng địa bàn với nhóm trẻ lai, tương đồng về cấp lớp học và độ
tuổi cũng từ 6 tháng đến 17 tuổi.
Những người có liên quan đến việc trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế như
người nhà của trẻ.
3.3.Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được chọn là ba đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hậu
Giang là TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy, nơi đông đảo trẻ lai Đài-Việt và
Hàn-Việt cư trú.
Về thời gian: Luận án bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 10 năm 2016,
trong đó nghiên cứu sinh trực tiếp khảo sát tại thực địa từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2016.
4. Phƣơng pháp luận
4.1. Phương pháp luận
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu NCS đã xây dựng cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên
cứu, khung lý nghiên cứu dựa trên lý thuyết chức năng và lý thuyết mạng lưới xã hội và tiếp
cận dựa trên quyền trẻ em và hiện tượng xã hội để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tư liệu sẵn có Nghiên
cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bằng công cụ
bảng hỏi người chăm sóc trẻ lai và người chăm sóc trẻ cộng đồng trên địa bàn TP Vị Thanh,
Thị Xã Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy. Lượt qua giai đoạn triển khai nghiên cứu như sau:
4.2.1. Mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu theo cụm: Hậu Giang bao gồm tám đơn vị hành chính: một Thành phố, hai
Thị Xã và năm Huyện. Nghiên cứu sinh chọn ba đơn vị hành chính cấp Thành phố, thị xã và
huyện để làm địa bàn nghiên cứu: (1) Thành phố Vị Thanh; (2) Thị xã Ngã Bảy; (3) Huyện
Vị Thủy
Định lượng: 100 mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai. 100 hộ gia đình nuôi trẻ cộng đồng
Định tính: 40 trường hợp bao gồm cán bộ địa phương, người dân có liên quan đến đời
sống trẻ lai
4.2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
4.2.2.1. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu định lƣợng
Sử dụng phần mềm SPSS 23.0, phân tích thống kê: Sử dụng kỹ thuật phân tích bảng chéo
(Crsoss stable) giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kiểm định T-Test để thấy sự khác
biệt giữa các biến.
4.2.2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu định tính
Sử dụng phần mềm Anvivo 7 để phân tích các tổ hợp dữ liệu định tính từ 40 cuộc
phỏng vấn sâu tại cộng đồng, các cuộc phỏng vấn bán cơ cấu được mã hóa theo phương
thức phân tầng như sau:
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Bằng cách tiếp cận thực địa, với nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân Đài-Việt, NCS
đã sử dụng tất cả những kiến thức, kinh nghiệm đã được học tiếp cận nhóm đối tượng chăm
sóc trẻ lai tại địa phương bằng bảng câu hỏi và những cuộc PVS được trao đổi hết sức thoải
mái và trên tinh thần tự nguyện
Nghiên cứu này đã mang lại sự hiểu biết tương đối về vấn đề xã hội mới hình thành
trong thời hiện đại: sự tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ được sinh ra bởi
mẹ là người Việt Nam và bố là người Đài Loan hay Hàn Quốc, những đứa trẻ này được
nuôi dưỡng ở tại Hậu Giang như là một hiện tượng xã hội, và dự báo cho xu hướng này còn
2
có thể tiếp tục gia tăng trong những năm tới
Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục và y tế) đối với trẻ lai có những trở
ngại nhất định về mặt luật pháp và chính sách của nước Việt Nam. Bằng việc khảo sát, mô
tả và phân tích hiện tượng xã hội mới mẻ này, luận án góp phần bổ sung một khía cạnh hiểu
biết mới vào nguồn tri thức về hậu quả của các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia tại khu vực
TNB như hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án vận dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết chức năng cấu trúc, lý thuyết mạng
lưới xã hội và phương pháp tiếp cận về quyền trẻ em nhằm giải quyết những vấn đề được
đặt ra trong luận án. Trong nghiên cứu này, NCS cũng đã tiến hành thực hiện việc thao tác
hóa các khái niệm như: “trẻ lai”, „trẻ cộng đồng”, „tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục” của trẻ
em. Đề tài cung cấp kết quả ban đầu làm cơ sở cho những nghiên cứu quy mô lớn hơn về
chủ đề này cho các chuyên ngành nghiên cứu khác như Nhân học, Luật học, Công tác xã
hội, Gia đình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu và bằng chứng cho các nhà quản lý, và hoạch định
chính sách có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về phúc lợi cho trẻ em sinh ra từ các cuộc
hôn nhân Đài -Việt và Hàn-Việt hiện đang có mặt ở khu vực Tây Nam Bộ.
7. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến di cư hôn nhân xuyên quốc gia, hệ thống lại
những phát hiện về nghiên cứu hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt được xem như một hiện tượng xã
hội nhằm giúp NCS xác định được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và hướng đến một
phương pháp nghiên cứu xã hội học phù hợp nhất.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận và thực tiễn của đề tài, làm rõ những khái
niệm chủ chốt của đề tài, lựa chọn lý thuyết xã hội học phù hợp được vận dụng trong nghiên
cứu, phân tích sơ lược yếu tố chính sách y tế và giáo dục đối với trẻ em
Chương 3: Tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ lai qua kết quả khảo sát tại Hậu Giang
Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai đồng thời phân tích những tác động
liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ này, việc so sánh bằng cách phân tích giữa
nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng tại địa phương cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ
trong tiếp cận dịch vụ y tế
Chương 4: Tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai qua kết quả khảo sát tại
Hậu Giang
Đánh giá thực trạng và nhận diện những yếu tố tác động đến tiếp cận giáo dục cho nhóm trẻ
lai tại cộng đồng, phân tích sự khác biệt giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng trong tiếp cận
dịch vụ y tế nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xem xét các quy định chính sách giáo
dục cho trẻ lai tại Hậu Giang.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ những cuộc hôn nhân chóng vánh và dần đi đến kết quả ly hôn, hay hôn nhân gặp
rủi ro, và những đứa trẻ trở thành nhóm trẻ được đưa về đất nước Việt Nam như một kiểu
“nhập cư” của một nhóm trẻ đặc biệt trong bối cảnh hiện đại
1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hôn nhân xuyên quốc gia-liên
quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt
3
1.1.1. Hôn nhân xuyên quốc gia – hiện tƣợng xã hội
Quan điểm về nguyên nhân kết hôn xuyên quốc gia
Những nghiên cứu về hôn nhân xuyên quốc gia giữa Đài Loan-Việt Nam, Hàn Quốc – Việt
Nam đều xác định rằng kiểu hôn nhân này là một hiện tượng xã hội. Vấn đề xung đột trong
hôn nhân vội vàng chóng vánh hoặc câu chuyện bi kịch dẫn đến li thân, li hôn. Tính đến
năm 2016 số liệu từ VPKTVH Đài Bắc Tại TPHCM cung cấp với 133,023 trường hợp phụ
nữ Việt Nam phỏng vấn kết hôn thành công với người Đài Loan và hơn 40,000 phụ nữ Việt
Nam lấy chồng Hàn Quốc
Hiện tượng li hôn và những nguyên nhân sâu xa
Sau làn sóng kết hôn thì hiện tượng li hôn ở kiểu kết hôn này dần dần manh nha và ngày
tăng, theo Duong (2009) thì li hôn từ nguyên nhân xung đột về văn hóa, rào cản về ngôn
ngữ, sự không quan tâm gia đình họ vợ, và đặc biệt là vấn đề lợi ích liên quan đến tài chính
và những xung đột đó được tác giả miêu tả là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
căng thẳng tận cùng của những cuộc hôn nhân trong nghiên cứu, và đã có những giải quyết
nhiều bất lợi cho phía người phụ nữ. và hậu quả của những cuộc hôn nhân đổ vỡ đó là vấn
đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, tình trạng giáo dục trẻ trở thành vấn đề mà xã hội cần
quan tâm. Những nghiên cứu về li hôn có yếu tố nước ngoài cũng được nhiều học giả
nghiên cứu tại Châu Á, trong đó có Đài Loan và Hàn Quốc nơi mà xu hướng kết hôn xuyên
quốc gia tăng cao. Những quan điểm rất khách quan của các nhà nghiên cứu nước ngoài khi
thừa nhận rằng “Công ty môi giới” đã sử dụng những thông tin không đúng sự thật nhằm
đánh lừa cả đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, hay
có thể nói rằng bởi lợi nhuận cao mà việc đưa ra thông tin không chính xác (bất cân xứng
thông tin), nhằm kết thúc nhanh cuộc hôn nhân thu lợi nhuận, điều này hoàn toàn được giải
thích trong các nghiên cứu định tính về tình trạng “bị lừa”.
1.2. Những nghiên cứu về trẻ nhập cƣ và trẻ lai
An sinh xã hội đối với trẻ nhập cư, nghiên cứu ở các quốc gia phát triển
Trong một nghiên cứu tác động tâm lí xã hội vì việc giam giữ và trục xuất đối trong
tình trạng định cư ở Mỹ đối với trẻ em và gia đình (Psychological impact of Detention and
Deportation on US, Migrant children and families) với chính sách di trú của Mỹ, trường hợp
những người di cư bất hợp pháp bị bắt và trục xuất trong đó sự tác động đến con cái họ dẫn
đến sự quan ngại của chính phủ Mỹ, về quyền trẻ em, và luật di trú, những trẻ em trong gia
đình di trú bất hợp pháp sẽ đối diện với tình trạng nghèo về kinh tế, hạn chế về mối quan hệ
xã hội, không tiếp cận được giáo dục và chăm sóc y tế (theo chính sách bảo hiểm y tế), quá
trình trưởng thành của trẻ chịu nhiều áp lực bởi sự căn thẳng (stress) của cha mẹ trên đất
Mỹ. Những trẻ em có cha, mẹ hay người nuôi dưỡng bị trục xuất sẽ đối diện với nhiều tác
động hơn trong quá trình trưởng thành.
Randy Capps và đồng nghiệp (2004), do Viện Đô Thị Mỹ (Urban Institute) với báo
cáo nghiên cứu “The health and well-being of young children of immigration” (Sức khỏe và
chăm sóc tốt cho trẻ em nhập cư), các tác giả sử dụng phương pháp tổng quan dữ liệu năm 2002
của Mỹ của 3 cơ quan nghiên cứu Current population survey (CPS), Urban Institute's 2002
nation's survey of American families (NSAF), và Census of population and housing 1 percent
sample (Census), kết quả cho thấ trẻ nhập cư có tình trạng sức khỏe kém hơn trẻ tại địa phương
Theo Anitha Goerge, Pamela Meadow, Hilary Metcalf và Heathr Rolfe (2011):
Impact of migration on consumption on education and children’s service and consumption
of health services, social care and social services (Những yếu tố tác động đến việc sử dụng
dịch vụ giáo dục cho trẻ em, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các dịch vụ xã hội khác về nhập
cư). Với hai cách tiếp cận là sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu và việc tính toán dựa
4
trên dữ liệu của chi tiêu công, xét trên việc so sánh giữ chi tiêu cho trẻ nhập cư (dưới 17
tuổi, đánh giá về giáo dục) và trẻ không nhập cư, nghiên cứu này chỉ ra tác động của việc
nhập cư đến chi tiêu công trên lĩnh vực giáo dục và dịch vụ xã hội, điều này cho thấy sự
quan tâm thường niên của chính phủ Anh đối với trẻ nhập cư trong đó tiếp cận về giáo dục
và y tế một cách triệt để nhất
Nghiên cứu liên quan đến trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt
Tác giả Shin –Mei Kao (2015) đã nghiên cứu và viết trong cuốn sách: Narrative
development of school children- Studies from multilingual families in Taiwan (Phát triển
tích cực của học sinh ở trường học- Nghiên cứu từ các gia đình đa văn hóa ở Đài Loan),
trong đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê để nghiên cứu về việc học của trẻ con lai ở
các gia đình đa văn hóa ở Đài Loan. Số liệu thống kê cho thấy cho đến năm 2012 con số
những cặp kết hôn có yếu tố nước ngoài tại nước này là:153,828 trường hợp, trong đó
87,8% kết hôn với những trường hợp các nước phía Nam châu Á, trong đó Việt Nam là
nước chiếm tỉ lệ cao nhất là 57% (87,012 trường hợp). Số trẻ em sinh ra từ các cặp hôn nhân
có yếu tố nước ngoài từ những nước Nam Á chiếm số lượng lớn: 62.04%, trong đó trẻ em
sinh ra từ người mẹ Việt Nam chiếm 40.34%. Báo cáo của tổ chức Di cư Quốc tế (IOM),
con số ước lượng bình quân 1 cô dâu sinh 2 con, điều đó cho thấy số lượng trẻ lai Việt Nam
tại Đài Loan rất đáng kể ước lượng gần 200.000
Hui với đề tài tiếng Anh: Taiwanese-Vietnamese transnational marriage families in Taiwan
perspectives from from Vietnamese immigrant mothers and Taiwanese teachers (Gia đình
đa văn hóa ở Đài Loan nghiên cứu trên người mẹ nhập cư và giáo viên Đài Loan) luận án
của tác giả tập trung vào nghiên cứu về quan điểm về việc nuôi dưỡng, giáo dục, ngôn ngữ
và bảo tồn văn hóa của các bà mẹ Việt Nam và giáo viên Đài Loan. Về đổ vỡ hôn nhân
xuyên quốc gia nghiên cứu trường hợp giữa Đài Loan và Việt Nam cho thấy những trường
hợp li hôn người chồng Đài Loan, những người vợ Việt Nam, thường gửi con lại cho gia
đình chồng chăm sóc hoặc người mẹ tự đưa con về và để con lại cho gia đình ở Việt Nam.
Bản thân những người phụ nữ này không có đủ khả năng tài chính và điều kiện để chăm sóc
con cái tại Đại Loan vì đa số họ phải tiếp tục đi làm kiếm tiền. Hôn nhân có yếu tố nước
ngoài tan vỡ tăng cao dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến trẻ em, cơ bản trẻ trong các gia đình
đa văn hóa đã có nhiều vấn đề ngôn ngữ, như giao tiếp thiếu tự tin, kết quả học tập kém
hơn: so với trẻ em trong gia đình bản xứ cứ 100 trẻ em tiểu học thì có 7.5 cháu không đạt
học lực cơ bản cao gấp 5 lần trẻ em không thuộc gia đình đa văn hóa.
Nghiên cứu của Choi Soen Hee thuộc trường đại học Korean Bible của Hàn Quốc được nhà
nghiên cứu Ahn Kyong Hwan trích dẫn trong bài viết như sau: Những đứa trẻ nghèo thường
có tỉ lệ học kém 2,2 lần
1.3. Thông tin về trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Tây Nam Bộ từ góc nhìn của
báo chí
Báo vnexpress tại Việt Nam có bài viết báo động về tình hình con lai Đài-Việt được đưa về
quê ngoại ở Việt Nam cho thấy dư luận xã hội cũng bắt đầu quan tâm đến tình trạng con lai
Đài – Việt đang sống tại Việt Nam. Theo số liệu của ngành công an tỉnh Ðồng Tháp, hiện
có ðến 475 trẻ em lai Ðài Loan về quê ngoại sinh sống, gây nhiều khó khăn cho chính quyền
địa phương trong việc xem xét quốc tịch, làm khai sinh và quản lý nhân khẩu. Có hơn 55
trường hợp ở Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp, ông bà ngoại không biết tên của cháu
mình để đăng ký tạm trú. Và có 39 trường hợp đến Sở Tư Pháp Đồng Tháp đăng kí khai
sinh nhưng còn nhiều vướng mắc trong việc đặt tên và xác định quốc tịch. Báo chí Đài Loan
cũng đã đưa ra con số hơn 3000 trẻ lai Đài – Việt đang được nuôi dưỡng ở Việt Nam
5
1.4. Quyền của trẻ lai trong an sinh xã hội và chính sách xã hội liên quan đến
tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
Trẻ em và quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong pháp luật Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Quyền hoc tập của trẻ em trong pháp luật Viêt Nam
Thứ nhì: Việt Nam với công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
Công ước về quyền trẻ em được soạn thảo quyền dựa trên Tuyên Ngôn về quyền trẻ em
năm 1959. Công ước có hiệu lực và trở thành luật quốc tế vào ngày 2-9-1990, trong 6 năm
đầu đã có 195 quốc gia thành viên giai nhập trong đó có nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nội dung chính với bốn nguyên tắc về quyền trẻ em xuyên suốt toàn bộ công ước
như sau:
Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện tất cả các quyền trẻ em
Quyền lợi tốt nhất cho trẻ em
Trẻ em có quyền xác lập, thể hiện ý kiến riêng của mình và quyền đó phải được tôn trọng
Những điều khoản trong luật quốc gia hoặc quốc tế có lơi hơn đối với trẻ em so với
những điều khoản trong công ước được sử dụng
1.5. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và định hƣớng của đề tài
Nghiên cứu về hôn nhân xuyên quốc gia dường như khá nhiều trong cả nước ngoài và
trong nước, các tác giả phân tích chủ yếu về thực trạng, những nguyên nhân kết hôn và
li hôn xuyên quốc gia
Những nghiên cứu về li hôn cũng như hậu quả của những cuộc li hôn từ các cuộc hôn
nhân xuyên quốc gia không được công bố nhiều trên diễn đàn khoa học cả nước ngoài
và trong nước
Những nghiên cứu về trẻ lai Đài – Việt và Hàn – Việt các tác giả sử dụng phương pháp
định tính thông qua mô tả về “gia đình đa văn hóa” nhưng ít nhất cũng cho thấy bức
tranh có những khác biệt đối với cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục giữa nhóm trẻ
nhập cư, nhóm trẻ lai (trong gia đình đa văn hóa) và nhóm trẻ tại nước sở tại
Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả vấn đề nghiên cứu về tiếp cận dịch
vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai chưa được khai thác đầy đủ. Từ nghiên cứu li hôn
chỉ đặt ra vấn đề về chăm sóc trẻ lai từ các cuộc hôn nhân này chưa có những nghiên
cứu cụ thể về trẻ lai
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm sự kiện xã hội
Theo Chung Á và Nguyễn Đình Tấn (1997) định nghĩa sự kiện xã hội của E.
Dukheim là bất cứ phương cách hành động nào, dù cố định hay không cố định, có khả năng
tác động lên cá nhân một sự cưỡng chế ngoại tại; hoặc nữa là bất cứ phương cách hành động
nào mang tính phổ biến trong phạm vi của một xã hội nào đó, đồng thời có tồn tại riêng, độc
lập với các biểu hiện cá thể của nó. Đề tài xem xét việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của
nhóm trẻ lai (Đài-Việt và Hàn-Việt) tại Hậu Giang như sự tồn tại khách quan của một sự
kiện xã hội, và tiếp cận dựa trên phương pháp tiếp cận quan sát các sự kiện xã hội.
Nguyên tắc thứ nhất: xem sự kiện xã hội như một sự vật, nghĩa là sự tồn tại hiện hữu
của nhóm trẻ lai tại cộng đồng Hậu Giang như một nhóm chủ thể phát sinh qua quá trình di
cư hôn nhân xuyên quốc gia giữa việc kết hôn giữa phụ nữ Hậu Giang và đàn ông Đài Loan
hay Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng giải thích sự việc đưa trẻ lai về sống cùng họ ngoại tại
6
Hậu Giang như là một sự tồn tại hiển nhiên và ta đo được con số, đo được sự tương tác việc
ra quyết định đưa trẻ lai về bằng việc phân tích con số định lượng
Nguyên tắc thứ hai: là sự xem xét là một hiện tượng bình thường hay là bệnh lí về sự
kiện xã hội và giải thích một sự bằng sự kiện xã hội khác, nghiên cứu nguyên nhân và kết
quả nhằm giải thích những vấn đề được đặt ra trong luận án
Việc nuôi dưỡng trẻ lai ở Việt Nam nói chung hay tại tỉnh Hậu Giang nói riêng cho
thấy xu hướng hình thành nhóm cộng đồng mới tại cộng đồng. Nhóm trẻ được hình thành
như một hiện tượng xã hội qua quá trình tương tác và kết quả của những cuộc hôn nhân
xuyên quốc gia
2.1.2. Khái niệm tiếp cận dịch y tế và giáo dục
Trên phương diện quyền trẻ em trong công ước của Liên Hiệp Quốc với văn bản đi ghi ra
với 54 điều trong đó cũng đã nêu rất nhiều về quyền của trẻ em và không có sự phân biệt đối
xử nào trên các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau. Điều 18 khoản 1 có ghi: Các quốc gia
thành viên phải có những cố gắng cao nhất để đảm bảo thừa nhận nguyên tắc là cả cha và
mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. Cũng trong nội
dung về quyền trẻ em này, điều 24 có nêu về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và
quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12,
luật bảo hiểm y tế sửa đổi mới đây, số 46/2013/QH13, Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp
và Bộ Công An và Bộ Y tế, số 5/2015/TTLT BTP-BCA-BYT về việc hướng dẫn thực hiện
liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi của nhà nước Việt Nam, trong đó có những hướng dẫn rõ ràng
cụ thể, tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho việc hưởng chế độ bảo hiểm ở trẻ lai khi đưa về Việt
Nam vẫn là cơ sở pháp lí không đúng hoặc thậm chí trẻ không có bất kỳ giấy tờ tư pháp nào
đáng tin cậy, với trẻ được người mẹ mang thai ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc về Việt Nam
sinh, đôi khi người mẹ không còn quốc tịch Việt Nam cũng không thể khai sinh cho trẻ
2.1.3. Khái niệm hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít
nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ
hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. (luật hôn nhân và gia đình 2014). Dưới khái
niệm đó hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan hoặc Hàn Quốc được xem là
hôn nhân có yếu tố nước ngoài bởi thỏa các điều kiện
2.1.4. Khái niệm trẻ lai
Khái niệm trẻ lai trong luận án được thay thế cho cả trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt, là trẻ dưới
17 tuổi được sinh ra từ người mẹ Việt Nam và có bố là người Đài Loan hoặc người Hàn
Quốc. Cần nhìn nhận rõ trong các văn bản pháp luật sử dụng trẻ em có yếu tố nước ngoài và
với khái niệm trẻ em có yếu tố nước ngoài với nội hàm rộng hơn bao gồm có trẻ lai, trong
luận án này sẽ khái niệm trẻ lai thay cho cụm từ trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt.
2.1.5. Khái niệm mạng lưới xã hội
Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể của mối quan hệ xã hội do con người xây
dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực với tư cách là thành viên của xã hội
2.1.6. Khái niệm trẻ cộng đồng
Trẻ mang quốc tịch Việt Nam, có bố mẹ là người Việt Nam và có đầy đủ quyền công dân
Việt Nam, trong đề tài này sử dụng khái niệm trẻ cộng đồng (trẻ CĐ) cho nhóm trẻ thuộc
100 mẫu nghiên cứu đối xứng với nhóm trẻ lai, nghĩa là nhóm trẻ này cùng ở trên cùng địa
7
bàn, nếu đang đi học sẽ tương đồng về lớp học, đối với trẻ không đi học thì tương đồng về
độ tuổi
2.1.7. Thao tác hóa các khái niệm
Từ khái niệm “tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục” dành cho nhóm trẻ lai, thực hiện thao tác
hóa khái niệm rất cần thiết và quan trọng đối với chương 2 này. Việc thao tác hóa các khái
niệm được diễn giải qua mô hình như sau:
Đặc điểm về nhóm trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế
Trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế
Trẻ lai dưới 6 tuổi được tiêm ngừa
Tiếp cận dịch vụ y tế Trẻ li được chăm sóc y tế như trẻ cộng đồng
và giáo dục cho trẻ
Đài – Việt và Hàn-
Việt tại Hậu Giang
Đặc điểm về nhóm trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục
Trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục
Kết quả học tập của trẻ lai
Trẻ lai được đi học như trẻ cộng đồng
2.2. Các lý thuyết xã hội học
2.2.1. Lý thuyết chức năng
Emile Durkheim đưa ra các quy tắt và phương pháp xă hội học:
Nguyên tắc thức nhất: Trong luận án này xem xét việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của
nhóm trẻ lai tại Hậu Giang như một sự kiện xã hội khách quan, và dựa trên phương pháp
tiếp cận quan sát các sự kiện xã hội, xem xét sự tồn tại hiện hữu của nhóm trẻ lai tại cộng
đồng Hậu Giang như một nhóm chủ thể phát sinh qua quá trình kết hôn giữa phụ nữ Hậu
Giang và nam giới Đài Loan và Hàn Quốc.
Nguyên tắc thứ hai: là sự xem xét là một hiện tượng bình thường hay là bệnh lí, về sự kiện
xã hội và giải thích một sự bằng sự kiện xã hội khác, nghiên cứu nguyên nhân và kết quả
nhằm giải thích những vấn đề được đặt ra trong luận án. Về phương diện quyền trẻ em,
trong công ước của Liên Hiệp Quốc trong đó cũng đã nêu rất nhiều về quyền của trẻ em và
không có sự phân biệt đối xử nào trên các vùng quốc gia lãnh thổ khác.
Với tiếp cận giáo dục: Lý thuyết chức năng xem bản thân của hệ thống giáo dục còn mang ý
nghĩa truyền đạt lại những giá trị văn hóa xã hội và chính nhờ vào giáo dục con người mới
lĩnh hội được giá trị của một nền văn hóa, đồng thời qua giáo dục cũng giúp cho xã hội duy
trì được trật tự của xã hội. Chính cơ hội được tham gia vào hệ thống giáo dục là điều kiện
tác động đến sự di động đi lên trên nấc thang địa vị xã hội nếu thành tích của mọi người
được đánh giá không phụ thuộc vào giai cấp, giống nòi và giới tính.
2.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Tác giả Hoàng Bá Thịnh cho rằng: Mạng lưới xã hội gồm toàn bộ các quan hệ xã hội của cá
nhân và các thành viên của nhóm. Ông cũng cho rằng mạng lưới xã hội cũng không vạch ra
tranh giới rõ ràng. Tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng mạng lưới xã hội là phức hợp các mối
quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái và
nghề nghiệp. Tác giả Đặng Nguyên Anh nghiên cứu về di cư nội địa, trong đó nhấn mạnh
đến mạng lưới xã hội của người di cư ở nơi đến, có tác động đến kết quả di cư. Tác giả Lê
Minh Tiến (2006), giải thích mạng lưới xã hội không đơn thuần là mối quan hệ cá nhân mà
còn là các mối quan hệ giữa thể chế, điều này cũng cho thấy viên cứu mạng lưới xã hội
trong di cư rộng hơn, đồng thời tác giả này cũng coi mạng lưới xã hội là tập hợp các mối
quan hệ giữa các actor mang nhiều nội dung khác nhau bởi sự trao đổi thông tin, đến trao
đổi dịch vụ .Sử dụng lý thuyết mạng lưới xã hội là một phương pháp tiếp cận cần có trong
nghiên cứu này, với bốn định đề cơ bản: (1) các cá nhân cá thể hóa trong các mối quan hệ;
8
(2) Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các mối quan hệ; (3) Các mối
quan hệ quyết định một phần kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó; (4) Nghiên cứu
các mối quan hệ giúp ta hiểu được một hiện tượng xã hội.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài này, trong luận án đưa ra ba câu
hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt
được đưa về sống cùng mẹ hoặc họ hàng bên ngoại tại tỉnh Hậu Giang như thế
nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối
với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang?
Câu hỏi 3: Có hay không có sự khác biệt trong mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng cùng được nuôi dưỡng trên địa bàn?
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Trẻ lai Ðài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang trong độ tuổi đi học được đến trường,
được chăm sóc y tế và thụ hưởng chính sách khám chữ bệnh của nhà nước đối với trẻ
em dưới 6 tuổi..
Giả thuyết 2:Tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng cư trú của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt có
tác động đến thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục trong nhóm trẻ lai.
Giả thuyết 3: Có sự khác biệt trong mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục giữa hai nhóm
trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng sống tại cùng địa phương.
2.3.3. Khung phân tích
Trẻ lai
- 2.4.
Khai sinh nhà nước Việt Nam
- Khai sinh nước ngoài cấp
- Quốc tịch của trẻ
- Gia hạn cư trú của trẻ
- Độ tuổi của trẻ Trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế
- Giới tính của trẻ Tỉ lệ trẻ lai có thẻ BHYT
- Trung bình số năm về ở Hậu Giang Tỉ lệ trẻ lai dưới 6 tuổi được
tiêm chích ngừa
Ngƣời thân của trẻ lai Chi trả cho BHYT
- Giới tính của người nuôi dưỡng trẻ Tiếp cận dịch vụ Tỉ lệ trẻ lai được cung cấp
- Mối quan hệ với trẻ y tế và giáo dục thông tin tiêm ngừa
- Tình trạng cư trú của mẹ của trẻ
- Chi trả BHYT của nhóm trẻ Trẻ lai tiếp cận giáo dục
- Chi trả cho chăm sóc y tế Đài-Việt và Tỉ lệ trẻ lai được đi học
Hàn-Việt tại Tỉ lệ trẻ lai được đi học thêm
Cộng đồng Tỉ lệ trẻ lai đi học có học bạ
- Mạng lưới cơ sở DV YT Hậu Giang Tỉ lệ trẻ lai có giấy khen
- Mạng lưới xã hội cung cấp thông tin về
tiêm chích ngừa
- Mạng lưới xã hội cung cấp thông tin về
tiếp cận DV GD
- Mạng lưới giúp đỡ trẻ lai đi học
2.5. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy, Huyện Vị Thủy
2.5. Chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ lai về tiếp cận
dịch vụ y tế và giáo dục
Quyết định số 1033/ QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về phát triển giáo dục, đào tạo
nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015, các văn bản chỉ đạo liên quan đến mẹ và trẻ lai
được đưa về Việt Nam sinh sống do chính phủ ban hành: Thông báo số 133/ TB-VPCP của
9
Văn phòng chính phủ: ý kiến kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị
toàn quốc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Văn bản được ký và ban
hành vào ngày 6/6/2011 với nội dung có liên quan đến việc tiếp cận giáo dục và chăm sóc y
tế đối với trẻ lai ở mục (g) và (h), trong đó nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo cơ
quan giáo dục và đào tạo các cấp tạo điều kiện cho trẻ em là con lai khi về cư trú ở trong nước
được đi học như trẻ em là công dân Việt Nam. Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo cơ quan y tế các cấp tạo
điều kiện cho trẻ em là con lai về cư trú ở trong nước được chăm sóc sức khỏe như trẻ em là
công dân Việt Nam. Tinh thần này được áp dụng tại địa phương (các tỉnh có đối tượng là trẻ lai)
Các văn bản chỉ đạo liên quan đến mẹ và trẻ lai được đưa về Việt Nam sinh sống do chỉnh
phủ ban hành: Thông báo số 133/TB-VPCP với ý kiến của ông Nguyễn Thiện Nhân tại hội
nghị toàn quốc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc trẻ
lai tiếp cận giáo dục và chăm sóc y tế được nêu rơ trong nội dung văn bản như sau: Bộ Giáo
dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo cơ quan giáo dục và đào tạo các cấp tạo điều kiện cho trẻ
em là con lai khi về cư trú ở trong nước được đi học như trẻ em là công dân Việt Nam. Bộ Y
Tế tiếp tục chỉ đạo cơ quan y tế các cấp tạo điều kiện cho trẻ em là con lai về cư trú ở trong
nước được chăm sóc sức khoẻ như trẻ em là công dân Việt Nam
Các văn bản cấp nhà nước cho đến nay chưa cho thấy rõ tính can thiệp bằng qui định của
luật pháp, trên tinh thần chỉ đạo của cấp lãnh đạo với quan điểm “tạo điều kiện”
2.5.1. Luật cƣ trú và quốc tịch cho trẻ lai (có quốc tịch nƣớc ngoài)
Theo quy định của pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 của Uỷ Ban
Thường vụ Quốc hội về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam,
nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam và thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG
hướng dẫn thực hiện nghị định số 21/2001/NĐ-CP: Trường hợp muốn đăng ký tạm trú 1
năm trở lên ở Việt Nam cho con mang quốc tịch Đài Loan, Hàn Quốc thì phải xin thủ tục
cấp thị thực tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại Đài Loan hay Hàn Quốc nơi trẻ có quốc
tịch. Thủ tục bảo lãnh cho trẻ vào Việt Nam, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tạm trú do cơ
quan công an quản lý
Về thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ chưa thành niên: Trước hết cần lưu ý, theo
quy định tại điểm a: phải đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự theo quy định tại Điều 22, 23 Bộ luật Dân sự năm 2005
2.5.2. Luật giáo dục
Theo quy định của nhà nước Việt Nam về luật giáo dục ở số 38/2005/QH11 ban hành ngày
14 tháng 6 năm 2005 với 120 điều khoản nhằm đặt ra mục tiêu đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quá trình điều chỉnh và thay đổi luật giáo dục
của nhà nước Việt Nam đến năm 2009 có điều chỉnh ngày 15 tháng 6 năm 2009, thủ tướng
đưa ra quyết định: Quy định về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn
2011-2015 trong đó có quy định về đối tượng thụ hưởng là “công dân Việt Nam”, cho nên
mới nhìn nhận khách quan thì luật giáo dục đã bỏ qua nhóm trẻ lai (không có quốc tịch Việt
Nam nhưng đang sống trên đất nước Việt Nam)
2.5.3. Dịch vụ y tế
Luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12, luật bảo hiểm y tế sửa đổi mới đây, số
46/2013/QH13, Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công An và Bộ Y tế, số
5/2015/TTLT BTP-BCA-BYT về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành
chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
của nhà nước Việt Nam. Theo những qui định của nhà nước Việt Nam những chính sách về
10
bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế chỉ dành những đối tượng được nêu trong luật không dành cho
nhóm trẻ lai.
Tiểu kết chƣơng 2
Đa số trẻ được chu cấp tiền nuôi dưỡng bởi người mẹ của trẻ, việc đưa ra quyết định cho trẻ
về Việt Nam sống của từ ý định của người mẹ. Trẻ lai vẫn được đi học tại địa phương vẫn
có học bạ tuy nhiên việc trẻ đến trường chưa đúng với quy định của luật giáo dục Việt Nam
hiện cũng đang còn nhiều bất cập
Thao tác hóa các hóa các khái niệm và chọn lựa và xem xét sự phù hợp của hệ của lý thuyết
chức năng, lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp tiếp cận về quyền của trẻ em để giải
thích cho quá trình phân tích dữ liệu là điểm mạnh đối với nghiên cứu này
Sử dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp tiếp cận về quyền
trẻ em trong nghiên cứu xã hội học này để giải thích về một hiện tượng xã hội xuất hiện
trong bối cảnh TCH di cư bằng con đường hôn nhân xuyên quốc gia và hậu quả của làn sóng
di cư đó là hình thành nên nhóm trẻ lai Đài Loan và Hàn Quốc tại Hậu Giang liên quan đến
cơ hội tiếp cận DVYT và DVGD. Lý giải hiện tượng xã hội đương đại với cách tiếp cận về
quyền và tiếp cận hiện tượng xã hội được xem như là một thách thức đối với NCS. Việc đưa
ra phương pháp nghiên cứu về hiện tượng mới mẻ này là cả quá trình tư duy xuyên suốt luận
án từ khâu thiết kế đề cương nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, triển khai thực địa, phân tích
số liệu và hoàn thành luận án sau cùng
Chƣơng 3
TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ
KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG
3.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hậu
Giang
Đặc điểm trẻ lai được mô tả trong nhóm nghiên cứu này cho thấy, các cháu từ 1 đến 17
tuổi, số lượng trẻ em nữ nhiều hơn trẻ em nam, số lượng trẻ trên địa bàn Vị Thủy cao hơn nhiều
so với TP Vị Thanh và Thị Xã Ngã Bảy, đa số trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, hiện
tại đa số trẻ cùng sống với ông/bà ngoại. Điều đáng lưu ý là tình trạng cư trú của trẻ, có đến
20% trường hợp không làm gia hạn và không có bất kỳ loại giấy tờ nhân thân nào (khai
sinh, hộ chiếu…). Trẻ lai Đài Loan có số lượng cao hơn nhiều so với trẻ lai Hàn Quốc, khi
phân tích có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ này, trẻ lai Hàn Quốc có độ tuổi và năm sống
cùng họ hàng tại Hậu Giang ít hơn trẻ lai Đài Loan, số tiền gửi về của nhóm trẻ có mẹ ở Hàn
Quốc cao hơn mẹ ở Đài Loan
Người chăm sóc trẻ là người trả lời trong khảo sát này cũng cho biết họ sẽ nuôi trẻ tại
Việt Nam luôn là khá cao chiếm hơn 50% trường hợp trẻ, trong đó những lí do khác hoàn
toàn không chắc chắn khi nào trẻ sẽ được đưa về lại Đài Loan hoặc Hàn Quốc điều này cũng
có nghĩa khi trẻ 18 tuổi theo luật quốc tịch của Việt Nam trẻ có quyền xin nhập quốc tịch và
trở thành công dân của Việt Nam.
3.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang
3.2.1. Quốc tịch của trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT
Trong 100 trường hợp nghiên cứu của nhóm trẻ lai có 71 trẻ trong thời điểm nghiên cứu là
có thẻ BHYT, 29 trường hợp không có thẻ BHYT. Số lượng trẻ có quốc tịch Đài Loan có thẻ
BHYT khá cao chiếm 42%, trẻ lai có quốc tịch Việt Nam chiếm 15%, trẻ lai có quốc tịch
Hàn Quốc chiếm, 14%. 1 trường hợp trẻ không có quốc tịch không có thẻ BHYT
11
Trong 22 trường hợp trẻ em 6 tuổi trở xuống trong đó có đến 17 trường hợp không có thẻ
BHYT, 5 trường hợp có thẻ BHYT, cho thấy số lượng trẻ lai còn nhỏ tuổi không tiếp cận
được thẻ BHYT khá nhiều.
Theo quan điểm chức năng, nhà nước đóng vai trò quản lý hệ thống DVYT công, chính
sánh và luật liên quan đến GVYT do nhà nước ban hành. Thẻ BHYT của Việt Nam mục
đích cung cấp dịch vụ công cho công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam), sở hữu thẻ BHYT
được xem như là có cơ hội tiếp cận loại hình dịch vụ công này.
3.2.2. Giới và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai
Trong 100 trường hợp trẻ lai được nghiên cứu có 71 trường hợp trẻ có thẻ BHYT và 29
trường hợp không có thẻ BHYT. Trong 47 trường hợp trẻ em nam, có 34 trẻ em nam có thẻ
BHYT chiến 72.3%, tình trạng trẻ nam không có BHYT chiếm 27.7%. Đối với trường hợp
trẻ em gái là 53 trường hợp, có 69.8% có thẻ BHYT và 30.2% không có thẻ BHYT. Tình
trạng có thẻ BHYT đối với trẻ em lai không cao chiếm 71%, điều đó cho thấy vẫn còn nhiều
trẻ em không có thẻ BHYT và không có sự khác biệt về giới trong việc sở hữu thẻ BHYT tại
đại bàn nghiên cứu
3.2.3. Mẹ của trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai
97 trường hợp trẻ còn mẹ, về tình trạng hôn nhân của mẹ trẻ lai: Trong 69 trường hợp
trẻ lai có thẻ BHYT thì trong 25 trẻ lai có mẹ đang kết hôn chiếm 36.2%, 3 trẻ lai có mẹ góa
chiếm 4.3%, 11 trẻ lai có mẹ li thân chiếm 15.9% và 30 trẻ lai có mẹ li hôn chiếm 43.5%
3.2.4. Nơi cư trú của mẹ trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai
Quan sát mẫu nghiên cứu trong 100 trường hợp trẻ lai, có 3 trường hợp trẻ có mẹ đã
chết. 97 trường hợp trẻ lai còn mẹ, hiện tại trẻ có lai có mẹ sống tại Hậu Giang là 23 trường
hợp, trong đó có 32.1% không có thẻ BHYT và 20.3% có thẻ BHYT. Trẻ lai có mẹ đang số
ở tỉnh thành khác thuộc Việt Nam là 14 trường hợp, trong đó 14.3% trẻ lai không có thẻ
BHYT. Mẹ trẻ lai đang sống ở Đài Loan là 41 trường hợp, trong đó có 35.7% trẻ lai không
có thẻ BHYT, 44.9% có thẻ BHYT.
3.2.5.. Nơi mua và người chi trả thẻ BHYT cho trẻ lai
Trong 71 trường hợp trẻ có thẻ BHYT được hỏi, phần lớn trẻ được mua thẻ BHYT ở
trường học chiếm 62 trường hợp, 3 trường hợp mua thẻ BHYT cùng với hộ gia đình, 6
trường hợp được cấp miễn phí (trong đó có 3 trường hợp trẻ lai thuộc hộ nghèo và 3 trường
hợp là trẻ dưới 6 tuổi).
Quyền trẻ em: Nhà nước điều phối việc cung cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi dựa
trên luật BHYT, và đối tượng được thụ hưởng bởi quy định này là công dân Việt Nam. Cho nên
nhóm trẻ lai không thể đáp ứng được tiêu chí là công dân Việt Nam nên không thể được cấp thẻ
BHYT miễn phí. Điều này lại trái với quy định của công cước của LHP về quyền của trẻ em,
trong quy định ở điều 24 mục 1 “Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được
hưởng tiêu chuẩn sức khỏe ở mức cao nhất có thể được và được tiếp cận các cơ sở chữa bệnh
và phục hồi sức khỏe. Các quốc gia thành viên phải cố gắng bảo đảm không một trẻ em nào bị
tước đoạt quyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vậy”
3.2.6. Tiêm chích ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi
Thực tiễn về thực hiện chính sách tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi chưa thấy sự phân
biệt đối xử nhưng qua phân tích số liệu tiêm chích ngừa đối với trẻ lai thuộc nhóm nghiên
cứu với số lượng không nhiều nhưng con số tiêm chích ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi cũng nói lên
câu chuyện vẫn còn nhiều trẻ bị bỏ xót hoặc vì lý do nào đó mà trẻ không tiếp cận được loại
hình dịch vụ này của hệ thống chính sách nhà nước tại địa phương, những quan điểm khi
phỏng vấn sâu các trường hợp giáo viên mầm non cho thấy đối với trẻ trong độ tuổi đi học
12
mầm non và mẫu giáo thì trẻ vẫn được chích ngừa lí do “miễn trẻ đi học đều được chích
ngừa như các trẻ em khác tại trường
3.2.7. Tình trạng sử dụng thẻ BHYT cho trẻ lai
Trong tổng số 71 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT, số lượng sử dụng thẻ trong một
năm tính tới thời điểm được hỏi là không nhiều, cụ thể chỉ có 16 trường hợp chiếm tỉ lệ
22,5%; 55 trường hợp không sử dụng thẻ BHYT chiếm 77,5%. Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ sử
dụng thẻ BHYT còn thấp, phần lớn những người trả lời khi được trao đổi thêm thì họ cho
rằng chọn lựa dịch vụ tư như nhà thuốc, bác sĩ thì không tốn kém mấy lại thuận lợi. PVS
một trường hợp nuôi cháu lai cho biết việc mua BHYT ở trường là bắt buộc nhưng khả năng
sử dụng không cao
3.2.8. Nhu cầu sử dụng thẻ BHYT của nhóm trẻ lai
Kết quả phân tích số liệu thực địa cho thấy 92% người trả lời cho rằng thẻ BHYT là cần
thiết cho trẻ lai và chỉ có 8% người trả lời là thẻ BHYT không cần cho trẻ.
Trong số 16 trường hợp trẻ có sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát,
có 14 trường hợp lấy thuốc BHYT thông thường và 2 trường hợp phải nằm viện. Khi được
hỏi về loại hình dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ, người trả lời cho biết: (1) Nhiều nhất họ sử
dụng dịch vụ ở bệnh viện tuyến huyện hoặc thành phố với 9 trường hợp, điều trị tại trạm xá
xã/phường có 5 trường hợp và có 2 trẻ điều trị ở bệnh viện tỉnh Hậu Giang
Đánh giá về thủ tục thanh toán bằng BHYT đơn giản có 15, 1 trường hợp cho rằng thủ tục
phiền hà khi khám chữa bệnh có sử dụng thẻ BHYT. Xét trên quan điểm chức năng của lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ thì tình trạng có thẻ BHYT đối với trẻ lai là cần thiết nhằm đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thực hiện muc tiêu BHYT toàn dân hướng đến phương pháp
phòng ngừa rủi ro khi có bệnh hiểm nghèo và có thẻ BHYT sẽ giúp cho người dân an tâm
hơn trong cuộc sống. BHYT sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho những hộ gia đình có
người chăm sóc trẻ là ông, bà ngoại lớn tuổi, có hoàn cảnh khó khăn
3.3. So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng
So sánh tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng nhằm nhận
diện sự khác biệt và tương đồng về cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, qua đó nhận định những
khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào về bình đẳng trong cơ hội đối với quyền lợi được chăm
sóc y tế theo quan điểm chức năng hoặc bởi do xung đột bởi yếu tố chính sách.
3.3.1. Hoàn cảnh sống của hai nhóm trẻ
Không có sự khác biệt về yếu tố dân tộc của mẹ giữa hai nhóm trẻ
Hai nhóm trẻ có sự khác nhau về hoàn cảnh sống: Trẻ lai có mẹ cư trú ở nước ngoài nhiều
hơn, mẹ của trẻ lai có tình trạng li hôn, li thân cao hơn trẻ cộng đồng, đồng thời khi phân
tích độ tuổi trong đó tuổi của mẹ trẻ lai cao hơn mẹ của trẻ cộng đồng, qua đó cho thấy có sự
khác biệt đặc biệt về hoàn cảnh sống có liên quan đến người mẹ giữa hai nhóm trẻ.
3.3.2. Tình trạng sở hữu thẻ BHYT và sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ
cộng đồng
3.3.2.1. Sở hữu thẻ bảo hiểm y tế
Tình trạng có thẻ BHYT được xem là một biến số quan trọng nhằm đánh giá sự khác biệt về
cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế đối với trẻ em, từ kết quả khảo sát: Tỉ lệ trẻ cộng đồng có thẻ
BHYT cao chiếm 96% trong khi đó nhóm trẻ lai có thẻ BHYT là 71%. Kiểm định tương
quan hai biến cho thấy sự khác biệt về tình trạng có BHYT giữa hai nhóm trẻ có ý nghĩa về
mặt thống
Trẻ lai có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn trẻ cộng đồng và trong đó tỉ lệ trẻ em dưới 6 tuổi có
thẻ BHYT cũng khác biệt, trẻ lai dưới 6 tuổi có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn so với trẻ cộng
đồng gấp nhiều lần. Xét dưới quan điểm tiếp cận về quyền được an toàn, được chăm sóc y tế
13
thì trẻ lai không có được cơ hội được tiếp cận với DVYT công ngang như trẻ CĐ về mặt cơ
hội, điều này cho thấy sự không bằng nhau về cơ hội được tiếp cận DVYT giữa hai nhóm
trẻ, đó là bất bình đẳng mà khi xét chung khái niệm “trẻ em” tiếp cận dịch vụ y tế. Phải
chăng chính chính quy định về hộ khẩu, hộ tịch, khai sinh của trẻ đang là rào cản của quá
trình tiếp cận loại hình dịch vụ này.
3.3.2.2. Chi trả cho thẻ BHYT
Khi được hỏi ai là người trả tiền cho việc mua thẻ BHYT cho trẻ ở cả hai nhóm trẻ Đài-Việt,
Hàn-Việt thì kết quả cho thấy tỷ lệ người mẹ chi tiền mua thẻ BHYT cao nhất chiếm 39.4%,
kế đến là ông bà ngoại 38%, 7% là họ hàng bên ngoại hoặc nội (đối với trẻ lai là hoàn toàn
họ ngoại), 4.2% là cả ba và mẹ cùng mua và 2.8% là của người ba mua. Trường hợp xã cấp
thẻ cho trẻ chiếm 8.5%. Đối với nhóm trẻ cộng đồng, trường hợp được xã cấp thẻ chiếm tỷ lệ
cao nhất 31.3%. Kế đến là cả ba và mẹ cùng chi trả chiếm 26%, thứ 3 là mẹ mua chiếm 19.8%,
thứ 4 là ba của trẻ mua chiếm 13.5%, còn lại là do ông, bà nội mua 5.2%, do ông bà ngoại
chiếm 2.1% và họ hàng bên ngoại hoặc nội chiến 2.1%. Sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ và
nguồn chi trả cho việc mua thẻ BHYT mang ý nghĩa thống kê
3.3.2.3. Hình thức sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng
Qua phân tích dữ liệu rõ ràng có sự khác biệt về nguồn gốc của thẻ BHYT, trẻ lai dường như
mua bằng tiền nhiều hơn trẻ cộng đồng nhưng tỉ lệ sử dụng thẻ BHYT lại thấp hơn trẻ cộng
đồng.
Đánh giá về cơ sở khám và điều trị khi trẻ sử dụng dịch vụ y tế công, thứ 1 về nơi điều trị,
không có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về nơi điều trị bao gồm điều trị tại xã/phường, điều
trị tại bệnh viện Huyện/ Thành phố và tuyến Tỉnh
Từ phân tích dữ liệu thực địa có thể đưa ra những nhận định về việc sử dụng dịch vụ y tế khi
sử dụng thẻ BHYT trong điều trị giữa hai nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng không có sự
khác biệt, nghĩ là không thấy sự phân biệt đối xử giữa hai nhóm trẻ cũng như thái độ phục
vụ của nhân viên y tế hay cả yếu tố hiệu quả trong điều trị
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi trong nghiên cứu cho thấy: Trẻ cộng đồng có tỉ lệ sử dụng thẻ
BHYT và dịch vụ chăm sóc y tế cao hơn trẻ lai
3.3.3. Những khác biệt về tiếp cận dịch vị tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi
3.3.3.1. Thực trạng tiêm ngừa của hai nhóm trẻ
Trong 46 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi thuộc hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng, trong đó có 41
trường hợp cho biết trẻ được tiêm ngừa theo chính sách tại địa phương: có 17 trường hợp trẻ
lai được tiêm chích ngừa tại cộng đồng, chiếm tỉ lệ 41.5%, 24 trường hợp trẻ cộng đồng tiêm
ngừa chiếm tỉ lệ 58.5%. 5. Kiểm định Chi-Square cho thấy sig=0.013 < 0.05. Kết luận có sự
khác biệt giữa hai nhóm trẻ trong việc tiếp cận về tiêm chích ngừa đối với trẻ em dưới 6 tuổi
tại cộng đồng trong đó nhóm trẻ cộng đồng trong độ tuổi cần được tiêm ngừa có tỉ lệ tiêm
ngừa cao hơn nhóm trẻ lai
Tình trạng có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT và việc tiêm ngừa cho trẻ không có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê, trẻ lai và trẻ cộng đồng có khả năng được tiêm ngừa khi có hay
không có thẻ BHYT. Khi xét đến tác động của tình trạng có hay không có thẻ BHYT có tác
động đến việc chi trả cho tiêm ngừa giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng hoàn toàn độc lập
không có mối tương quan với nhau
3.3.3.2. Mạng lưới xã hội liên quan đến việc tiêm ngừa cho trẻ
Đối với trẻ cộng đồng, 100% cho rằng nghe chính quyền địa phương thong báo. Trong khi
đó trẻ lai phải nghe thong tin từ nhiều nguồn hơn, người nhà, hàng xóm, mạng lưới y tế địa
phương, và trưởng ấp. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, cho thấy nhóm trẻ cộng đồng
được tiếp cận với nguồn thong tin địa phương và chính chính cao hơn nhóm trẻ lai
14
3.3.3.3. Hình thức chi trả cho tiêm ngừa:
Đối với trẻ được tiêm ngừa tại địa phương khi được hỏi về thanh toán chi phí thì 100% nhóm
trẻ cộng đồng được hoàn toàn miễn phí, nhóm trẻ lai có 76.5% được hoàn toàn miễn phí, 11.8%
được miễn phí một phần và 11.8% trả toàn bộ chi phí. Kiểm định chi-square sig= 0.04 <0.05,
cho thấy giữa biến thanh toán chi phí tiêm ngừa và hai nhóm trẻ này có mối quan hệ với nhau.
Trẻ lai có xu hướng chi trả cho tiêm ngừa cao hơn nhóm trẻ cộng đồng, sự khác biệt này cho
thấy cơ hội tiếp cận tiêm ngừa cho trẻ là không như nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê
3.4. Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai
Các biến số liên quan đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai được phân tích
qua kiểm định Chi-square tình trạng có hay không có thẻ BHYT trong nhóm trẻ lai.
3.4.1. Đặc điểm cá nhân của trẻ lai
Về đặc điểm của trẻ lai, có thể thấy rõ tác động bởi tình trạng có khai sinh do nhà
nước Việt Nam cấp, số năm trẻ về sống tại Hậu Giang, tình trạng có học bạ, tình trạng đi
học, độ tuổi có tác động đến tình trạng có thẻ BHYT của nhóm trẻ lai
Trẻ có số năm về sống tại Hậu Giang càng cao thì số lượng trẻ có thẻ BHYT càng
nhiều, trẻ trên 6 tuổi có tỉ lệ có thẻ BHYT cao hơn trẻ dưới 6 tuổi.
Tỉ lệ trẻ có khai sinh càng cao thì số lượng trẻ có thẻ BHYT càng cao.
Ti lệ trẻ lai đi học có học bạ cao, thì số lượng trẻ có thẻ BHYT cao. Đồng thời trẻ lai
được đi học càng cao thì tỉ lệ có thẻ BHYT càng cao
Trong phân tích đánh giá theo đặc điểm trẻ lai thì quốc tịch của trẻ, sổ tạm gia hạn cư trú,
giới tính, không bị ảnh hưởng đến tình trạng có thẻ hay không có thẻ BHYT của trẻ lai.
3.4.2. Những yếu tố từ bên ngoài trẻ lai
Người trả lời: Độ tuổi, giới tính, muối quan hệ với trẻ lai, thành phần kinh tế hộ gia đình của
người trả lời không có tác động đến tình trạng có hay không có thẻ BHYT của trẻ lai, có
những khác biệt về mặt con số, nhưng kiểm định thống kê không cho ý nghĩa khác biệt
Mẹ của trẻ lai: tình trạng hôn nhân, nơi cư trú hiện tại, hay độ tuổi cũng không có tác động
đến tình trạng có hay không có thẻ BHYT của nhóm trẻ lai, cũng như phân tích về người trả
lời dữ liệu cho thấy con số khác biệt nhưng kiểm định thống kê không có ý nghĩa
3.5. Một số vấn đề chính sách y tế dành cho trẻ lai tại Hậu Giang
Trẻ lai được đưa về tại Hậu Giang phần lớn khỏe mạnh tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ bị
khuyết tật, hay chậm phát triển trí não (có 3 trẻ trong tình trạng chậm phát triển trí não, có
trẻ học 3 năm lớp 1 mà không biết gì), và tiếp cận giáo dục khó khăn (không học được).
Những lo lắng đó ngay cả cán bộ địa phương cũng chưa biết phải xử lý thế nào nếu đứa trẻ
sống cùng ông, bà ngoại cao tuổi và khó khăn, ngay cả khi sống cùng mẹ ruột
Chính sách cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại địa phương và hộ nghèo chỉ áp dụng cho
nhóm đối tượng có khai sinh và có hộ khẩu tại địa phương. Đối với nhóm trẻ lai không có
khai sinh và hộ khẩu thì không được hưởng chế độ cấp thẻ BHYT miễn phí
Tiểu kết chƣơng 3
Thực tế có nhóm trẻ lai tại Hậu Giang với thân trạng đặc biệt sống không có mẹ và bố, quốc tịch
nước ngoài, và phần lớn trẻ sống ở nông thôn của tỉnh Hậu Giang
Những tác động đến trẻ lai trong việc có thẻ BHYT là bởi biến số số năm về sống tại Hậu
Giang càng lâu thì khả năng có thẻ BHYT càng cao, trẻ có khai sinh có khả năng có thẻ
BHYT cao hơn, trẻ lai đi học có thẻ BHYT nhiều hơn trẻ không đi học, trẻ có độ tuổi trên 6
tuổi có khả năng có BHYT cao hơn, trẻ đi học có học bạ có khả năng có BHYT cao hơn
15
Người chăm sóc trẻ hay hoàn cảnh người mẹ ruột của trẻ lai cũng không mối quan hệ tương
quan đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế trong đó có kể đến tình trạng có hay không có thẻ
BHYT của trẻ lai
Chức năng của thẻ BHYT được xem là cần thiết cho trẻ lai
Tiêm ngừa trẻ dưới 6 tuổi có sự khác biệt, trẻ cộng đồng có tỉ lệ được tiêm ngừa cao hơn trẻ
lai và mối quan hệ giữa tiêm ngừa và loại trẻ có tương quan với nhau về ý nghĩa thống kê
Mạng lưới xã hội: có sự khác biệt trong việc cung cấp thông tin về tiêm ngừa giữa hai nhóm
trẻ, trẻ cộng đồng trong độ tuổi tiêm chích ngừa theo chế độ qui định của chương trình tiêm
chủng quốc gia.
Tóm lại, tiếp cận DVYT của nhóm trẻ lai so với nhóm trẻ cộng đồng kém hơn về mặt thông
tin, về tỉ lệ có thẻ BHYT, chi trả cho thẻ BHYT.
Chƣơng 4
TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TẠI HẬU GIANG
4.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ tại
Hậu Giang
Phân tích tỉ lệ đi học của trẻ theo ba địa bàn nghiên cứu cho thấy: có 17 trường hợp trẻ trên
địa bàn TX Ngã Bảy có 12 trường hợp trẻ học cấp 1 chiếm 12%, 2 trường hợp trẻ học mẫu
giáo/mầm non, 2 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi chưa đi học và 1 trường hợp trẻ hơn 6 tuổi không
biết đọc biết viết. 15 trường hợp trẻ lai ở TP Vi Thanh có 7 trường hợp trẻ học cấp 1 chiếm 7%,
3 trường hợp học cấp 2, và 5 trường hợp mẫu giáo/ mầm non và dưới 6 tuổi không đi học là 2
trường hợp. Huyện Vị Thủy có số lượng trẻ lai nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu là 69 trẻ, trong
đó có 32 trẻ đang đi học cấp 1 chiếm 32%, 16 trẻ học cấp 2 chiếm 16% và 3% học cấp 3,
trường hợp học mầm non và dưới 6 tuổi không đi học là 2 trường hợp, có 2 trường hợp không
biết đọc biết viết. Quan sát mẫu cho thấy học vấn của trẻ lai ở huyện vị thủy đa dạng hơn rải
đều các cấp, đồng thời trường hợp trẻ lai không biết chữ cũng nhiều hơn TP Vị Thanh và TX
Ngã Bảy. Trẻ lai ở TX Ngã Bảy tập trung ở độ tuổi đi học cấp 1 chiếm đa số
4.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang
4.2.1. Thực trạng đến trường của trẻ lai tại địa bàn khảo sát
Trong 100 mẫu trẻ lai được khảo sát ở nghiên cứu này, trình độ học vấn của trẻ được tính là
trình độ học vấn theo cấp lớp theo quy định hiện nay của Việt Nam, tính từ không biết đọc,
biết viết, cấp học Mầm Non, rồi cấp 1 đến cấp 2 và 3. Đa số trong độ tuổi đến trường trẻ
đều được đi học 51% trẻ có trình độ học vấn cấp 1 (học từ lớp 1 đến lớp 5) tại Việt Nam,
19 trường hợp cấp 2, và có 3 trường hợp học cấp 3, 15 trường học đi học mẫu giáo, còn lại
có 9 trường hợp dưới 6 tuổi không đi học và trong mẫu khảo sát có 3 trường hợp trong độ
tuổi đi học nhưng không đi học và không biết đọc biết viết đọc biết viết tiếng Việt
Trong đó trẻ lai mang quốc tịch Việt Nam có 16 trên 17 trường hợp còn đang đi học, 1 trường
hợp đã nghỉ, trẻ có quốc tịch Đài Loan có 46 trường hợp đang đi học, 4 trường hợp có đi học
nhưng đã nghỉ và 8 trường hợp chưa đi học, trẻ có quốc tịch Hàn Quốc hiện tại có 21 trường hợp
đang đi học và có 3 trường hợp chưa đi học và có 1 trường hợp là trẻ lai nhưng không có bất kỳ
quốc tịch nào chưa đi học
Về giới tính, có 47 trường hợp trẻ em nam, trong đó 42 trường hợp đang đi học, 2 trường
hợp có đi học nhưng đã nghỉ và 3 trường hợp chưa đi học, trong 53 trường hợp trẻ em nữ,
hiện 41 trường hợp còn đang đi học, 3 trường hợp có đi học nhưng đã nghỉ và 9 trường hợp
chưa đi học
Trong 27 trường hợp trẻ có học bạ trong đó 26 trường hợp còn đang đi học, 1 trường hợp
đã nghỉ học và 57 trường hợp trẻ đang đi học nhưng không có học bạ Trong 43 trường hợp
16
trẻ có khai sinh do chính quyền địa phương cấp, 38 trường hợp còn đang đi học, 3 trường
hợp đã nghỉ học, 2 trường hợp chưa đi học
Trong 57 trường hợp không có khai sinh chính quyền địa phương cấp, 45 trường hợp vẫn đang đi
học, 2 trường hợp đã nghỉ học và 10 trường hợp chưa đi học. Trẻ còn hộ chiếu Đài Loan/Hàn
Quốc hợp lệ là 34 trường hợp trong đó 29 trường hợp còn đang đi học, 5 trường hợp chưa đi học.
66 trường hợp không còn hộ chiếu hợp lệ trong đó 54 trường hợp còn đang đi học, 5 trường hợp
nghỉ và 7 trường hợp chưa đi học
Những khó khăn đối với số ít trẻ lai chưa được đi học tại địa phương qua các dữ liệu từ PVS
cũng cho thấy bất cập từ thủ tục giấy tờ của trẻ, và quy định của luật pháp cụ thể liên quan đến
luật giáo dục. Quy định của luật giáo dục Việt Nam trong việc tiếp nhận học sinh cần có khai
sinh và hộ khẩu (để học đúng tuyến), điều đó phần lớn trẻ lai không đáp ứng được nhưng phía
nhà nước cũng ban hành những quyết định “tạo điều kiện cho trẻ đi học”, nghĩa là mỗi nơi sẽ
làm theo cách của mình chứ không có những qui định được thống nhất chung
Trong 83 trường hợp trẻ lai đang đi học các cấp, thống kê cho thấy có 82% trẻ lai đến
trường được học chính thức và 18 % trẻ lai học dự thính. Như đã dẫn chứng ở trên thì lý do
trẻ phải học dự thính bởi yếu tốt thiếu giấy tờ tùy thân, nghĩa là không có một trong những
thứ giấy tờ như khai sinh (nước ngoài hoặc trong nước)
Đối với câu hỏi khi trẻ lai đi học có được trợ giúp gì từ nhà trường thì phần lớp người trả lời
là không
4.2.3. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người trả lời
Quan sát mẫu nghiên cứu 100 trẻ lai về quan hệ với người trả lời và tình trạng đi học của trẻ
hiện nay
Trẻ lai còn đang đi học mà người trả lời là nữ giới là 49 trường hợp chiếm 80.3%. Có 3 trường
hợp trẻ nghỉ học chiếm 4.9%, 9 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm 14.8%. Người trả lời là Nam
giới có tỉ lệ trẻ đi học là 34 trường hợp chiếm 87.2%, 2 trường hợp trẻ nghỉ học chiếm 5.1%, 3
trường hợp trẻ chưa đi học chiếm 7.7%. Phần lớn trẻ còn đang đi học sống cùng ông/ bà ngoại,
có đến 56 trường hợp chiếm 80%. Về dân tộc của người trả lời tới 99% người trả lời dân tộc
kinh, có 1 trường hợp người trả lời là dân tộc khơ me và trẻ lai trong gia đình hiện vẫn còn đi
học. Kinh tế hộ gia đình của người trả lời có trẻ lai, Phần lớn người trả lời cho biết họ không
thuộc cac dạng hộ chính sách, chiếm đếm 89%, trong đó có 75 trường hợp trẻ vẫn còn đang đi
học, 5 trường hợp trẻ đã nghỉ và 11 trường hợp trẻ chưa đi học
4.2.4. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của mẹ trẻ
Trong 100 trường hợp trẻ lai trong mẫu khảo sát. Có 97 trường hợp trẻ còn mẹ, 3 trường hợp
trẻ lai có mẹ đã mất. Xét tình trạng của người mẹ của nhóm trẻ lai trong 97 trường hợp còn mẹ,
quan sát thấy số lượng trẻ đang đi hoc khá cao chiếm 80 trường hợp. 38 trường hợp trẻ lai có
mẹ đang kết hôn trong đó có 29 trường hợp trẻ còn đang đi học chiếm tie lệ cao là 76.3%, có 7
trường hợp chưa đi học chiếm 18.4% và 2 trường hợp đi học nhưng đã nghỉ chiếm 5.3%. 3
trường hợp trẻ lai có mẹ góa đang đi học. 18 trường hợp trẻ lai có mẹ đang li thân, trong đó 12
trường hợp còn đang đi học chiếm 66.7%, 4 trường hơp chưa đi học chiếm 22.2% có mẹ đang
li thân, 2 trường hợp trẻ có mẹ li thân đã nghỉ học chiếm 11.1%. 38 trường hợp trẻ lai có mẹ có
tình trạng hôn nhân là li hôn, trong đó 36 trường hợp trẻ đang đi học chiếm 94.7% tỉ lệ rất cao,
và chỉ có 1 trường hợp trẻ chưa đi học và trẻ đi học rồi đã nghi học
Tình trạng đi học của trẻ lai và nơi cư trú của mẹ trẻ. Trong 23 trường hợp trẻ lai có mẹ cư trú ở
Hậu Giang: 17 trường hợp trẻ lai đang đi học, chiếm 73.9% , 5 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm
21.7% và 1 trường học đã đi học và đã nghỉ. 14 trường hợp trẻ có mẹ sinh sống ở tỉnh khác Hậu
Giang nhưng trên nước Việt Nam, có 11 trường hợp trẻ còn đang đi học chiếm 78.6%, 1 trường
hợp chưa đi học và 2 trường hợp đã đi học nhưng nghỉ. 41 trường hợp trẻ có mẹ hiện sinh sống ở
17
Đài Loan, có 34 trường hợp trẻ đang đi học chiếm 82.9%, 5 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm
12.2% và 2 trường hợp trẻ đi học nhưng đã nghỉ chiếm 14.3%. 18 trường hợp trẻ lai có mẹ đang
sinh sống tại Hàn Quốc, có 17 trẻ lai đang đi học chiếm 94.4%, 1 trường hợp chưa đi học. Có 1
trường hợp trẻ lai có mẹ đang sống ở quốc gia khác đang đi học
4.2.2. Nhu cầu tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ lai
100 trường hợp người trả lời được hỏi về nhu cầu giáo dục đối với trẻ lai mà họ đang chăm
sóc. Đánh giá về nhu cầu được đi học của trẻ lai theo hai cực, quan trọng và không quan
trọng thì kết quả cho thấy đa số cho rằng việc học của trẻ là quan trọng chiếm 97% còn lại
3% (3 ý kiến) cho rằng việc học hành không quan trọng
4.3. So sánh tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng ðồng
Tình trạng không ngang bằng nhau về cơ hội trong tiếp cận giáo dục hiện nay có phải là
chủ đề quan trọng đối với sự vận động và phát triển của xã hội của chúng ta hay không
cũng cần được xem xét đánh giá hết sức khách quan trên phương thức tiếp cận khoa học
4.3.1. Đặc điểm tiếp cận giáo dục của hai nhóm trẻ
4.3.1.1. Tuổi trung bình đi học
Tuổi trung bình của trẻ lai đi học là 0.97 trong khi đó tuổi trung bình của nhóm trẻ cộng đồng
là 0.18,
4.3.1.2. Đặc điểm gia đình của nhóm trẻ đang đi học
Trẻ cộng đồng có gia đình thuộc hô nghèo, hộ chính sách cao hơn trẻ lai. Trẻ lai sống trong gia
đình có nhiều thế hệ hơn nhóm trẻ cộng đồng, cũng như trẻ lai sống cùng ông bà ngoại nhiều hơn.
Mẹ trẻ lai có xung hướng ở nước ngoài cao hơn nhiều lần so với mẹ của trẻ cộng đồng, sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê
Trẻ lai có xu hướng nằm trong gia đình có bố mẹ có hoàn cảnh gia đình đổ vỡ cao hơn trẻ cộng
đồng
4.3.2. Sự khác biệt về tiếp cận dịch giáo dục của hai nhóm trẻ
Trong nghiên cứu này có 83 trường hợp trẻ lai đang đi học tại các trường tại Hậu Giang, và
90 trường hợp trẻ cộng đồng đang đi học. Phân tích dữ liệu cho thấy có 68 trường hợp trẻ
lai đi học có danh sách chính thức chiếm 81.9% và 15 trường hợp đi học không có danh
sách chính thức (nghĩa là dự thính). Nhóm trẻ cộng đồng có tỉ lệ đi học chính thức (có danh
sách chính thức) chiếm 100% và sự khác biệt này mang ư nghĩa thống kê,
4.3.2.1. Tình trạng đi học thêm
Trong phân tích dữ liệu, nhóm trẻ lai có tỉ lệ đi học thêm là 28 trường hợp chiếm tỉ lệ
33.7%, trẻ cộng đồng có 34 trường hợp đi học thêm chiếm 37.8%, kiểm định thống kê cho
thấy không sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê, nghĩa là không có mối tương
quan giữa biến số đi học thêm và hai loại trẻ.
4.3.2.2. Tình trạng được khen thưởng
Dựa trên phân tích thống kê, có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ này trong kết quả học tập
trong năm thông qua việc được nhận giấy khen, điều đó cũng cho thấy sự được thừa nhận
hay sự tham gia thật sự của trẻ lai không ngang nhau với trẻ cộng đồng, phân tích về hình
thức học của trẻ cũng cho thấy trẻ lại học gửi nhiều hơn điều đó việc trẻ không có tên trong
danh sách chính thức của nhà trường và không có giấy khen cũng là điều hiển nhiên
Tình trạng trẻ lai đi học không có giấy khai sinh, hoặc không có tên trong danh sách chính
thức hiện vẫn còn tồn tại, điều này do quy định của luật giáo dục, đối với trẻ Việt Nam đi
học ít nhất phải có khai sinh đặc biệt đối với trường công trẻ phải có khai sinh do nhà nước
Việt Nam cấp. Tình trạng trẻ lai đi học hiện nay nằm ngoài danh sách chính thức vẫn đang
tồn tại và hiện tượng đó đang được ghi nhận trong nghiên cứu này không thể khái quát rộng
18
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------
DƢƠNG HIỀN HẠNH
TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI NHÓM
TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT VÀ HÀN
VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HẬU GIANG)
Ngành: Xã hội học
Mã số : 9 31 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, 2019
Công trình đƣợc hoàn thành tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Nguyên Anh
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Trà Vinh
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam.
Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện, Học viện Khoa học Xã hội.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng trẻ lai đang sống cùng họ hàng nhà ngoại tại Tây Nam Bộ, cụ thể hơn ở
tỉnh hậu Giang như một hiện tượng xã hội xuất hiện những năm gần đây trong bối cảnh di
dân toàn cầu, lý do có những nhóm trẻ lai về sống tại Việt Nam là hậu quả của những cuộc
hôn nhân giữa nữ giới là người Việt Nam và nam giới là người Đài Loan, Hàn Quốc. Tình
trạng tiếp cận dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục đối với các trẻ em lai được xem như là vấn
đề nan giải hiện nay, bên cạnh những vấn đề về y tế và giáo dục thì việc trẻ sống cùng
những họ hàng bên ngoại thiếu vắng sự chăm sóc của người bố và người mẹ, đồng thời việc
trở về thiếu các giấy tờ cho nên trẻ lai được xem như là nhóm trẻ cư trú chưa hợp pháp tại
cộng đồng (cư trú không có giấy tờ hợp pháp về luật) nhưng về tình rõ ràng là các cháu “về
ngoại” và đương nhiên được coi là hợp tình, nhưng chưa hợp lý
Chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em không những là quốc sách của quốc gia Việt
Nam mà hai lĩnh vực này được Liên Hiệp Quốc cụ thể là tổ chức UNICEF quan tâm và định
hướng nó là trung tâm của các chương trình phát triển. Quyền được giáo dục, và chăm sóc
sức khỏe không những là quyền con người mà còn là nền tảng của tất cả các quyền khác của
con người, ngày 2 tháng 9 năm 1990 công ước quyền trẻ em bắt đầu được kí kết, Việt Nam
là nước Châu Á thứ hai kí kết hiệp ước này vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Trẻ lai được đưa
về Việt Nam nuôi dưỡng và công an là đơn vị quản lý chính thức về phía nhà nước, những
số liệu về trẻ lai được xem là nhạy cảm nên việc nghiên cứu về trẻ là vấn đề mới và rất khó
khăn. Những vấn đề của trẻ lai tại Việt Nam hiện nay chưa có những giải pháp cụ thể để hỗ
trợ, việc nghiên cứu về trẻ lai rất cần để có những hiểu biết rõ hơn về đặc điểm của nhóm trẻ
này hay những vấn đề khó khăn mà trẻ cũng như gia đình và chính quyền địa phương đang
đối diện bởi rào cản của quy định và luật pháp. Trước yêu cầu bách thiết về thực trạng trẻ lai
tại Việt Nam nói chung và tại Hậu Giang như hiện nay, NCS mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên
cứu “ Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và
Hàn-Việt ở khu vực Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)” .
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
đối với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang sinh sống tại Hậu Giang cùng mẹ hoặc họ
hàng bên ngoại bằng phương pháp tiếp cận xã hội học qua đó giải thích về hiện tượng xã hội
hiện đại phát sinh trong quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt, xác
định và lý giải một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận giáo dục và y tế của nhóm trẻ lai
này.
So sánh đối chiếu giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng nhằm giải thích cho sự khác biệt của
hai nhóm trẻ này trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục và đồng thời làm rõ những hạn
chế trong chính sách y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế cho trẻ
lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm trẻ lai từ 6 tháng đến 17 tuổi, bao gồm trẻ em trai và gái.
1
Nhóm trẻ cộng đồng (là trẻ người địa phương mang quốc tịch Việt Nam, có ba và mẹ là
người Việt Nam) sống trên cùng địa bàn với nhóm trẻ lai, tương đồng về cấp lớp học và độ
tuổi cũng từ 6 tháng đến 17 tuổi.
Những người có liên quan đến việc trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế như
người nhà của trẻ.
3.3.Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được chọn là ba đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hậu
Giang là TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy, nơi đông đảo trẻ lai Đài-Việt và
Hàn-Việt cư trú.
Về thời gian: Luận án bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 10 năm 2016,
trong đó nghiên cứu sinh trực tiếp khảo sát tại thực địa từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2016.
4. Phƣơng pháp luận
4.1. Phương pháp luận
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu NCS đã xây dựng cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên
cứu, khung lý nghiên cứu dựa trên lý thuyết chức năng và lý thuyết mạng lưới xã hội và tiếp
cận dựa trên quyền trẻ em và hiện tượng xã hội để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tư liệu sẵn có Nghiên
cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bằng công cụ
bảng hỏi người chăm sóc trẻ lai và người chăm sóc trẻ cộng đồng trên địa bàn TP Vị Thanh,
Thị Xã Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy. Lượt qua giai đoạn triển khai nghiên cứu như sau:
4.2.1. Mẫu nghiên cứu
Lấy mẫu theo cụm: Hậu Giang bao gồm tám đơn vị hành chính: một Thành phố, hai
Thị Xã và năm Huyện. Nghiên cứu sinh chọn ba đơn vị hành chính cấp Thành phố, thị xã và
huyện để làm địa bàn nghiên cứu: (1) Thành phố Vị Thanh; (2) Thị xã Ngã Bảy; (3) Huyện
Vị Thủy
Định lượng: 100 mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai. 100 hộ gia đình nuôi trẻ cộng đồng
Định tính: 40 trường hợp bao gồm cán bộ địa phương, người dân có liên quan đến đời
sống trẻ lai
4.2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
4.2.2.1. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu định lƣợng
Sử dụng phần mềm SPSS 23.0, phân tích thống kê: Sử dụng kỹ thuật phân tích bảng chéo
(Crsoss stable) giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kiểm định T-Test để thấy sự khác
biệt giữa các biến.
4.2.2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu định tính
Sử dụng phần mềm Anvivo 7 để phân tích các tổ hợp dữ liệu định tính từ 40 cuộc
phỏng vấn sâu tại cộng đồng, các cuộc phỏng vấn bán cơ cấu được mã hóa theo phương
thức phân tầng như sau:
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Bằng cách tiếp cận thực địa, với nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân Đài-Việt, NCS
đã sử dụng tất cả những kiến thức, kinh nghiệm đã được học tiếp cận nhóm đối tượng chăm
sóc trẻ lai tại địa phương bằng bảng câu hỏi và những cuộc PVS được trao đổi hết sức thoải
mái và trên tinh thần tự nguyện
Nghiên cứu này đã mang lại sự hiểu biết tương đối về vấn đề xã hội mới hình thành
trong thời hiện đại: sự tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ được sinh ra bởi
mẹ là người Việt Nam và bố là người Đài Loan hay Hàn Quốc, những đứa trẻ này được
nuôi dưỡng ở tại Hậu Giang như là một hiện tượng xã hội, và dự báo cho xu hướng này còn
2
có thể tiếp tục gia tăng trong những năm tới
Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục và y tế) đối với trẻ lai có những trở
ngại nhất định về mặt luật pháp và chính sách của nước Việt Nam. Bằng việc khảo sát, mô
tả và phân tích hiện tượng xã hội mới mẻ này, luận án góp phần bổ sung một khía cạnh hiểu
biết mới vào nguồn tri thức về hậu quả của các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia tại khu vực
TNB như hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án vận dụng các lý thuyết xã hội học như lý thuyết chức năng cấu trúc, lý thuyết mạng
lưới xã hội và phương pháp tiếp cận về quyền trẻ em nhằm giải quyết những vấn đề được
đặt ra trong luận án. Trong nghiên cứu này, NCS cũng đã tiến hành thực hiện việc thao tác
hóa các khái niệm như: “trẻ lai”, „trẻ cộng đồng”, „tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục” của trẻ
em. Đề tài cung cấp kết quả ban đầu làm cơ sở cho những nghiên cứu quy mô lớn hơn về
chủ đề này cho các chuyên ngành nghiên cứu khác như Nhân học, Luật học, Công tác xã
hội, Gia đình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu và bằng chứng cho các nhà quản lý, và hoạch định
chính sách có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về phúc lợi cho trẻ em sinh ra từ các cuộc
hôn nhân Đài -Việt và Hàn-Việt hiện đang có mặt ở khu vực Tây Nam Bộ.
7. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến di cư hôn nhân xuyên quốc gia, hệ thống lại
những phát hiện về nghiên cứu hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt được xem như một hiện tượng xã
hội nhằm giúp NCS xác định được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và hướng đến một
phương pháp nghiên cứu xã hội học phù hợp nhất.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận và thực tiễn của đề tài, làm rõ những khái
niệm chủ chốt của đề tài, lựa chọn lý thuyết xã hội học phù hợp được vận dụng trong nghiên
cứu, phân tích sơ lược yếu tố chính sách y tế và giáo dục đối với trẻ em
Chương 3: Tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ lai qua kết quả khảo sát tại Hậu Giang
Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai đồng thời phân tích những tác động
liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ này, việc so sánh bằng cách phân tích giữa
nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng tại địa phương cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ
trong tiếp cận dịch vụ y tế
Chương 4: Tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai qua kết quả khảo sát tại
Hậu Giang
Đánh giá thực trạng và nhận diện những yếu tố tác động đến tiếp cận giáo dục cho nhóm trẻ
lai tại cộng đồng, phân tích sự khác biệt giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng trong tiếp cận
dịch vụ y tế nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xem xét các quy định chính sách giáo
dục cho trẻ lai tại Hậu Giang.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ những cuộc hôn nhân chóng vánh và dần đi đến kết quả ly hôn, hay hôn nhân gặp
rủi ro, và những đứa trẻ trở thành nhóm trẻ được đưa về đất nước Việt Nam như một kiểu
“nhập cư” của một nhóm trẻ đặc biệt trong bối cảnh hiện đại
1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hôn nhân xuyên quốc gia-liên
quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt
3
1.1.1. Hôn nhân xuyên quốc gia – hiện tƣợng xã hội
Quan điểm về nguyên nhân kết hôn xuyên quốc gia
Những nghiên cứu về hôn nhân xuyên quốc gia giữa Đài Loan-Việt Nam, Hàn Quốc – Việt
Nam đều xác định rằng kiểu hôn nhân này là một hiện tượng xã hội. Vấn đề xung đột trong
hôn nhân vội vàng chóng vánh hoặc câu chuyện bi kịch dẫn đến li thân, li hôn. Tính đến
năm 2016 số liệu từ VPKTVH Đài Bắc Tại TPHCM cung cấp với 133,023 trường hợp phụ
nữ Việt Nam phỏng vấn kết hôn thành công với người Đài Loan và hơn 40,000 phụ nữ Việt
Nam lấy chồng Hàn Quốc
Hiện tượng li hôn và những nguyên nhân sâu xa
Sau làn sóng kết hôn thì hiện tượng li hôn ở kiểu kết hôn này dần dần manh nha và ngày
tăng, theo Duong (2009) thì li hôn từ nguyên nhân xung đột về văn hóa, rào cản về ngôn
ngữ, sự không quan tâm gia đình họ vợ, và đặc biệt là vấn đề lợi ích liên quan đến tài chính
và những xung đột đó được tác giả miêu tả là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
căng thẳng tận cùng của những cuộc hôn nhân trong nghiên cứu, và đã có những giải quyết
nhiều bất lợi cho phía người phụ nữ. và hậu quả của những cuộc hôn nhân đổ vỡ đó là vấn
đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, tình trạng giáo dục trẻ trở thành vấn đề mà xã hội cần
quan tâm. Những nghiên cứu về li hôn có yếu tố nước ngoài cũng được nhiều học giả
nghiên cứu tại Châu Á, trong đó có Đài Loan và Hàn Quốc nơi mà xu hướng kết hôn xuyên
quốc gia tăng cao. Những quan điểm rất khách quan của các nhà nghiên cứu nước ngoài khi
thừa nhận rằng “Công ty môi giới” đã sử dụng những thông tin không đúng sự thật nhằm
đánh lừa cả đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc và phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, hay
có thể nói rằng bởi lợi nhuận cao mà việc đưa ra thông tin không chính xác (bất cân xứng
thông tin), nhằm kết thúc nhanh cuộc hôn nhân thu lợi nhuận, điều này hoàn toàn được giải
thích trong các nghiên cứu định tính về tình trạng “bị lừa”.
1.2. Những nghiên cứu về trẻ nhập cƣ và trẻ lai
An sinh xã hội đối với trẻ nhập cư, nghiên cứu ở các quốc gia phát triển
Trong một nghiên cứu tác động tâm lí xã hội vì việc giam giữ và trục xuất đối trong
tình trạng định cư ở Mỹ đối với trẻ em và gia đình (Psychological impact of Detention and
Deportation on US, Migrant children and families) với chính sách di trú của Mỹ, trường hợp
những người di cư bất hợp pháp bị bắt và trục xuất trong đó sự tác động đến con cái họ dẫn
đến sự quan ngại của chính phủ Mỹ, về quyền trẻ em, và luật di trú, những trẻ em trong gia
đình di trú bất hợp pháp sẽ đối diện với tình trạng nghèo về kinh tế, hạn chế về mối quan hệ
xã hội, không tiếp cận được giáo dục và chăm sóc y tế (theo chính sách bảo hiểm y tế), quá
trình trưởng thành của trẻ chịu nhiều áp lực bởi sự căn thẳng (stress) của cha mẹ trên đất
Mỹ. Những trẻ em có cha, mẹ hay người nuôi dưỡng bị trục xuất sẽ đối diện với nhiều tác
động hơn trong quá trình trưởng thành.
Randy Capps và đồng nghiệp (2004), do Viện Đô Thị Mỹ (Urban Institute) với báo
cáo nghiên cứu “The health and well-being of young children of immigration” (Sức khỏe và
chăm sóc tốt cho trẻ em nhập cư), các tác giả sử dụng phương pháp tổng quan dữ liệu năm 2002
của Mỹ của 3 cơ quan nghiên cứu Current population survey (CPS), Urban Institute's 2002
nation's survey of American families (NSAF), và Census of population and housing 1 percent
sample (Census), kết quả cho thấ trẻ nhập cư có tình trạng sức khỏe kém hơn trẻ tại địa phương
Theo Anitha Goerge, Pamela Meadow, Hilary Metcalf và Heathr Rolfe (2011):
Impact of migration on consumption on education and children’s service and consumption
of health services, social care and social services (Những yếu tố tác động đến việc sử dụng
dịch vụ giáo dục cho trẻ em, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các dịch vụ xã hội khác về nhập
cư). Với hai cách tiếp cận là sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu và việc tính toán dựa
4
trên dữ liệu của chi tiêu công, xét trên việc so sánh giữ chi tiêu cho trẻ nhập cư (dưới 17
tuổi, đánh giá về giáo dục) và trẻ không nhập cư, nghiên cứu này chỉ ra tác động của việc
nhập cư đến chi tiêu công trên lĩnh vực giáo dục và dịch vụ xã hội, điều này cho thấy sự
quan tâm thường niên của chính phủ Anh đối với trẻ nhập cư trong đó tiếp cận về giáo dục
và y tế một cách triệt để nhất
Nghiên cứu liên quan đến trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt
Tác giả Shin –Mei Kao (2015) đã nghiên cứu và viết trong cuốn sách: Narrative
development of school children- Studies from multilingual families in Taiwan (Phát triển
tích cực của học sinh ở trường học- Nghiên cứu từ các gia đình đa văn hóa ở Đài Loan),
trong đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê để nghiên cứu về việc học của trẻ con lai ở
các gia đình đa văn hóa ở Đài Loan. Số liệu thống kê cho thấy cho đến năm 2012 con số
những cặp kết hôn có yếu tố nước ngoài tại nước này là:153,828 trường hợp, trong đó
87,8% kết hôn với những trường hợp các nước phía Nam châu Á, trong đó Việt Nam là
nước chiếm tỉ lệ cao nhất là 57% (87,012 trường hợp). Số trẻ em sinh ra từ các cặp hôn nhân
có yếu tố nước ngoài từ những nước Nam Á chiếm số lượng lớn: 62.04%, trong đó trẻ em
sinh ra từ người mẹ Việt Nam chiếm 40.34%. Báo cáo của tổ chức Di cư Quốc tế (IOM),
con số ước lượng bình quân 1 cô dâu sinh 2 con, điều đó cho thấy số lượng trẻ lai Việt Nam
tại Đài Loan rất đáng kể ước lượng gần 200.000
Hui với đề tài tiếng Anh: Taiwanese-Vietnamese transnational marriage families in Taiwan
perspectives from from Vietnamese immigrant mothers and Taiwanese teachers (Gia đình
đa văn hóa ở Đài Loan nghiên cứu trên người mẹ nhập cư và giáo viên Đài Loan) luận án
của tác giả tập trung vào nghiên cứu về quan điểm về việc nuôi dưỡng, giáo dục, ngôn ngữ
và bảo tồn văn hóa của các bà mẹ Việt Nam và giáo viên Đài Loan. Về đổ vỡ hôn nhân
xuyên quốc gia nghiên cứu trường hợp giữa Đài Loan và Việt Nam cho thấy những trường
hợp li hôn người chồng Đài Loan, những người vợ Việt Nam, thường gửi con lại cho gia
đình chồng chăm sóc hoặc người mẹ tự đưa con về và để con lại cho gia đình ở Việt Nam.
Bản thân những người phụ nữ này không có đủ khả năng tài chính và điều kiện để chăm sóc
con cái tại Đại Loan vì đa số họ phải tiếp tục đi làm kiếm tiền. Hôn nhân có yếu tố nước
ngoài tan vỡ tăng cao dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến trẻ em, cơ bản trẻ trong các gia đình
đa văn hóa đã có nhiều vấn đề ngôn ngữ, như giao tiếp thiếu tự tin, kết quả học tập kém
hơn: so với trẻ em trong gia đình bản xứ cứ 100 trẻ em tiểu học thì có 7.5 cháu không đạt
học lực cơ bản cao gấp 5 lần trẻ em không thuộc gia đình đa văn hóa.
Nghiên cứu của Choi Soen Hee thuộc trường đại học Korean Bible của Hàn Quốc được nhà
nghiên cứu Ahn Kyong Hwan trích dẫn trong bài viết như sau: Những đứa trẻ nghèo thường
có tỉ lệ học kém 2,2 lần
1.3. Thông tin về trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Tây Nam Bộ từ góc nhìn của
báo chí
Báo vnexpress tại Việt Nam có bài viết báo động về tình hình con lai Đài-Việt được đưa về
quê ngoại ở Việt Nam cho thấy dư luận xã hội cũng bắt đầu quan tâm đến tình trạng con lai
Đài – Việt đang sống tại Việt Nam. Theo số liệu của ngành công an tỉnh Ðồng Tháp, hiện
có ðến 475 trẻ em lai Ðài Loan về quê ngoại sinh sống, gây nhiều khó khăn cho chính quyền
địa phương trong việc xem xét quốc tịch, làm khai sinh và quản lý nhân khẩu. Có hơn 55
trường hợp ở Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp, ông bà ngoại không biết tên của cháu
mình để đăng ký tạm trú. Và có 39 trường hợp đến Sở Tư Pháp Đồng Tháp đăng kí khai
sinh nhưng còn nhiều vướng mắc trong việc đặt tên và xác định quốc tịch. Báo chí Đài Loan
cũng đã đưa ra con số hơn 3000 trẻ lai Đài – Việt đang được nuôi dưỡng ở Việt Nam
5
1.4. Quyền của trẻ lai trong an sinh xã hội và chính sách xã hội liên quan đến
tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
Trẻ em và quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong pháp luật Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Quyền hoc tập của trẻ em trong pháp luật Viêt Nam
Thứ nhì: Việt Nam với công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
Công ước về quyền trẻ em được soạn thảo quyền dựa trên Tuyên Ngôn về quyền trẻ em
năm 1959. Công ước có hiệu lực và trở thành luật quốc tế vào ngày 2-9-1990, trong 6 năm
đầu đã có 195 quốc gia thành viên giai nhập trong đó có nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nội dung chính với bốn nguyên tắc về quyền trẻ em xuyên suốt toàn bộ công ước
như sau:
Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện tất cả các quyền trẻ em
Quyền lợi tốt nhất cho trẻ em
Trẻ em có quyền xác lập, thể hiện ý kiến riêng của mình và quyền đó phải được tôn trọng
Những điều khoản trong luật quốc gia hoặc quốc tế có lơi hơn đối với trẻ em so với
những điều khoản trong công ước được sử dụng
1.5. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và định hƣớng của đề tài
Nghiên cứu về hôn nhân xuyên quốc gia dường như khá nhiều trong cả nước ngoài và
trong nước, các tác giả phân tích chủ yếu về thực trạng, những nguyên nhân kết hôn và
li hôn xuyên quốc gia
Những nghiên cứu về li hôn cũng như hậu quả của những cuộc li hôn từ các cuộc hôn
nhân xuyên quốc gia không được công bố nhiều trên diễn đàn khoa học cả nước ngoài
và trong nước
Những nghiên cứu về trẻ lai Đài – Việt và Hàn – Việt các tác giả sử dụng phương pháp
định tính thông qua mô tả về “gia đình đa văn hóa” nhưng ít nhất cũng cho thấy bức
tranh có những khác biệt đối với cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục giữa nhóm trẻ
nhập cư, nhóm trẻ lai (trong gia đình đa văn hóa) và nhóm trẻ tại nước sở tại
Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau của các tác giả vấn đề nghiên cứu về tiếp cận dịch
vụ y tế và giáo dục của nhóm trẻ lai chưa được khai thác đầy đủ. Từ nghiên cứu li hôn
chỉ đặt ra vấn đề về chăm sóc trẻ lai từ các cuộc hôn nhân này chưa có những nghiên
cứu cụ thể về trẻ lai
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm sự kiện xã hội
Theo Chung Á và Nguyễn Đình Tấn (1997) định nghĩa sự kiện xã hội của E.
Dukheim là bất cứ phương cách hành động nào, dù cố định hay không cố định, có khả năng
tác động lên cá nhân một sự cưỡng chế ngoại tại; hoặc nữa là bất cứ phương cách hành động
nào mang tính phổ biến trong phạm vi của một xã hội nào đó, đồng thời có tồn tại riêng, độc
lập với các biểu hiện cá thể của nó. Đề tài xem xét việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của
nhóm trẻ lai (Đài-Việt và Hàn-Việt) tại Hậu Giang như sự tồn tại khách quan của một sự
kiện xã hội, và tiếp cận dựa trên phương pháp tiếp cận quan sát các sự kiện xã hội.
Nguyên tắc thứ nhất: xem sự kiện xã hội như một sự vật, nghĩa là sự tồn tại hiện hữu
của nhóm trẻ lai tại cộng đồng Hậu Giang như một nhóm chủ thể phát sinh qua quá trình di
cư hôn nhân xuyên quốc gia giữa việc kết hôn giữa phụ nữ Hậu Giang và đàn ông Đài Loan
hay Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng giải thích sự việc đưa trẻ lai về sống cùng họ ngoại tại
6
Hậu Giang như là một sự tồn tại hiển nhiên và ta đo được con số, đo được sự tương tác việc
ra quyết định đưa trẻ lai về bằng việc phân tích con số định lượng
Nguyên tắc thứ hai: là sự xem xét là một hiện tượng bình thường hay là bệnh lí về sự
kiện xã hội và giải thích một sự bằng sự kiện xã hội khác, nghiên cứu nguyên nhân và kết
quả nhằm giải thích những vấn đề được đặt ra trong luận án
Việc nuôi dưỡng trẻ lai ở Việt Nam nói chung hay tại tỉnh Hậu Giang nói riêng cho
thấy xu hướng hình thành nhóm cộng đồng mới tại cộng đồng. Nhóm trẻ được hình thành
như một hiện tượng xã hội qua quá trình tương tác và kết quả của những cuộc hôn nhân
xuyên quốc gia
2.1.2. Khái niệm tiếp cận dịch y tế và giáo dục
Trên phương diện quyền trẻ em trong công ước của Liên Hiệp Quốc với văn bản đi ghi ra
với 54 điều trong đó cũng đã nêu rất nhiều về quyền của trẻ em và không có sự phân biệt đối
xử nào trên các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau. Điều 18 khoản 1 có ghi: Các quốc gia
thành viên phải có những cố gắng cao nhất để đảm bảo thừa nhận nguyên tắc là cả cha và
mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. Cũng trong nội
dung về quyền trẻ em này, điều 24 có nêu về quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em và
quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12,
luật bảo hiểm y tế sửa đổi mới đây, số 46/2013/QH13, Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp
và Bộ Công An và Bộ Y tế, số 5/2015/TTLT BTP-BCA-BYT về việc hướng dẫn thực hiện
liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi của nhà nước Việt Nam, trong đó có những hướng dẫn rõ ràng
cụ thể, tuy nhiên một vấn đề đặt ra cho việc hưởng chế độ bảo hiểm ở trẻ lai khi đưa về Việt
Nam vẫn là cơ sở pháp lí không đúng hoặc thậm chí trẻ không có bất kỳ giấy tờ tư pháp nào
đáng tin cậy, với trẻ được người mẹ mang thai ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc về Việt Nam
sinh, đôi khi người mẹ không còn quốc tịch Việt Nam cũng không thể khai sinh cho trẻ
2.1.3. Khái niệm hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít
nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ
hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. (luật hôn nhân và gia đình 2014). Dưới khái
niệm đó hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông Đài Loan hoặc Hàn Quốc được xem là
hôn nhân có yếu tố nước ngoài bởi thỏa các điều kiện
2.1.4. Khái niệm trẻ lai
Khái niệm trẻ lai trong luận án được thay thế cho cả trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt, là trẻ dưới
17 tuổi được sinh ra từ người mẹ Việt Nam và có bố là người Đài Loan hoặc người Hàn
Quốc. Cần nhìn nhận rõ trong các văn bản pháp luật sử dụng trẻ em có yếu tố nước ngoài và
với khái niệm trẻ em có yếu tố nước ngoài với nội hàm rộng hơn bao gồm có trẻ lai, trong
luận án này sẽ khái niệm trẻ lai thay cho cụm từ trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt.
2.1.5. Khái niệm mạng lưới xã hội
Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể của mối quan hệ xã hội do con người xây
dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực với tư cách là thành viên của xã hội
2.1.6. Khái niệm trẻ cộng đồng
Trẻ mang quốc tịch Việt Nam, có bố mẹ là người Việt Nam và có đầy đủ quyền công dân
Việt Nam, trong đề tài này sử dụng khái niệm trẻ cộng đồng (trẻ CĐ) cho nhóm trẻ thuộc
100 mẫu nghiên cứu đối xứng với nhóm trẻ lai, nghĩa là nhóm trẻ này cùng ở trên cùng địa
7
bàn, nếu đang đi học sẽ tương đồng về lớp học, đối với trẻ không đi học thì tương đồng về
độ tuổi
2.1.7. Thao tác hóa các khái niệm
Từ khái niệm “tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục” dành cho nhóm trẻ lai, thực hiện thao tác
hóa khái niệm rất cần thiết và quan trọng đối với chương 2 này. Việc thao tác hóa các khái
niệm được diễn giải qua mô hình như sau:
Đặc điểm về nhóm trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế
Trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế
Trẻ lai dưới 6 tuổi được tiêm ngừa
Tiếp cận dịch vụ y tế Trẻ li được chăm sóc y tế như trẻ cộng đồng
và giáo dục cho trẻ
Đài – Việt và Hàn-
Việt tại Hậu Giang
Đặc điểm về nhóm trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục
Trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục
Kết quả học tập của trẻ lai
Trẻ lai được đi học như trẻ cộng đồng
2.2. Các lý thuyết xã hội học
2.2.1. Lý thuyết chức năng
Emile Durkheim đưa ra các quy tắt và phương pháp xă hội học:
Nguyên tắc thức nhất: Trong luận án này xem xét việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của
nhóm trẻ lai tại Hậu Giang như một sự kiện xã hội khách quan, và dựa trên phương pháp
tiếp cận quan sát các sự kiện xã hội, xem xét sự tồn tại hiện hữu của nhóm trẻ lai tại cộng
đồng Hậu Giang như một nhóm chủ thể phát sinh qua quá trình kết hôn giữa phụ nữ Hậu
Giang và nam giới Đài Loan và Hàn Quốc.
Nguyên tắc thứ hai: là sự xem xét là một hiện tượng bình thường hay là bệnh lí, về sự kiện
xã hội và giải thích một sự bằng sự kiện xã hội khác, nghiên cứu nguyên nhân và kết quả
nhằm giải thích những vấn đề được đặt ra trong luận án. Về phương diện quyền trẻ em,
trong công ước của Liên Hiệp Quốc trong đó cũng đã nêu rất nhiều về quyền của trẻ em và
không có sự phân biệt đối xử nào trên các vùng quốc gia lãnh thổ khác.
Với tiếp cận giáo dục: Lý thuyết chức năng xem bản thân của hệ thống giáo dục còn mang ý
nghĩa truyền đạt lại những giá trị văn hóa xã hội và chính nhờ vào giáo dục con người mới
lĩnh hội được giá trị của một nền văn hóa, đồng thời qua giáo dục cũng giúp cho xã hội duy
trì được trật tự của xã hội. Chính cơ hội được tham gia vào hệ thống giáo dục là điều kiện
tác động đến sự di động đi lên trên nấc thang địa vị xã hội nếu thành tích của mọi người
được đánh giá không phụ thuộc vào giai cấp, giống nòi và giới tính.
2.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội
Tác giả Hoàng Bá Thịnh cho rằng: Mạng lưới xã hội gồm toàn bộ các quan hệ xã hội của cá
nhân và các thành viên của nhóm. Ông cũng cho rằng mạng lưới xã hội cũng không vạch ra
tranh giới rõ ràng. Tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng mạng lưới xã hội là phức hợp các mối
quan hệ của các cá nhân trong các nhóm, tổ chức, đoàn thể, tầng lớp, hiệp hội, đảng phái và
nghề nghiệp. Tác giả Đặng Nguyên Anh nghiên cứu về di cư nội địa, trong đó nhấn mạnh
đến mạng lưới xã hội của người di cư ở nơi đến, có tác động đến kết quả di cư. Tác giả Lê
Minh Tiến (2006), giải thích mạng lưới xã hội không đơn thuần là mối quan hệ cá nhân mà
còn là các mối quan hệ giữa thể chế, điều này cũng cho thấy viên cứu mạng lưới xã hội
trong di cư rộng hơn, đồng thời tác giả này cũng coi mạng lưới xã hội là tập hợp các mối
quan hệ giữa các actor mang nhiều nội dung khác nhau bởi sự trao đổi thông tin, đến trao
đổi dịch vụ .Sử dụng lý thuyết mạng lưới xã hội là một phương pháp tiếp cận cần có trong
nghiên cứu này, với bốn định đề cơ bản: (1) các cá nhân cá thể hóa trong các mối quan hệ;
8
(2) Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các mối quan hệ; (3) Các mối
quan hệ quyết định một phần kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó; (4) Nghiên cứu
các mối quan hệ giúp ta hiểu được một hiện tượng xã hội.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài này, trong luận án đưa ra ba câu
hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt
được đưa về sống cùng mẹ hoặc họ hàng bên ngoại tại tỉnh Hậu Giang như thế
nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối
với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang?
Câu hỏi 3: Có hay không có sự khác biệt trong mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục
giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng cùng được nuôi dưỡng trên địa bàn?
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Trẻ lai Ðài-Việt và Hàn-Việt tại Hậu Giang trong độ tuổi đi học được đến trường,
được chăm sóc y tế và thụ hưởng chính sách khám chữ bệnh của nhà nước đối với trẻ
em dưới 6 tuổi..
Giả thuyết 2:Tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng cư trú của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt có
tác động đến thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục trong nhóm trẻ lai.
Giả thuyết 3: Có sự khác biệt trong mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục giữa hai nhóm
trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng sống tại cùng địa phương.
2.3.3. Khung phân tích
Trẻ lai
- 2.4.
Khai sinh nhà nước Việt Nam
- Khai sinh nước ngoài cấp
- Quốc tịch của trẻ
- Gia hạn cư trú của trẻ
- Độ tuổi của trẻ Trẻ lai tiếp cận dịch vụ y tế
- Giới tính của trẻ Tỉ lệ trẻ lai có thẻ BHYT
- Trung bình số năm về ở Hậu Giang Tỉ lệ trẻ lai dưới 6 tuổi được
tiêm chích ngừa
Ngƣời thân của trẻ lai Chi trả cho BHYT
- Giới tính của người nuôi dưỡng trẻ Tiếp cận dịch vụ Tỉ lệ trẻ lai được cung cấp
- Mối quan hệ với trẻ y tế và giáo dục thông tin tiêm ngừa
- Tình trạng cư trú của mẹ của trẻ
- Chi trả BHYT của nhóm trẻ Trẻ lai tiếp cận giáo dục
- Chi trả cho chăm sóc y tế Đài-Việt và Tỉ lệ trẻ lai được đi học
Hàn-Việt tại Tỉ lệ trẻ lai được đi học thêm
Cộng đồng Tỉ lệ trẻ lai đi học có học bạ
- Mạng lưới cơ sở DV YT Hậu Giang Tỉ lệ trẻ lai có giấy khen
- Mạng lưới xã hội cung cấp thông tin về
tiêm chích ngừa
- Mạng lưới xã hội cung cấp thông tin về
tiếp cận DV GD
- Mạng lưới giúp đỡ trẻ lai đi học
2.5. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy, Huyện Vị Thủy
2.5. Chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ lai về tiếp cận
dịch vụ y tế và giáo dục
Quyết định số 1033/ QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về phát triển giáo dục, đào tạo
nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015, các văn bản chỉ đạo liên quan đến mẹ và trẻ lai
được đưa về Việt Nam sinh sống do chính phủ ban hành: Thông báo số 133/ TB-VPCP của
9
Văn phòng chính phủ: ý kiến kết luận của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị
toàn quốc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Văn bản được ký và ban
hành vào ngày 6/6/2011 với nội dung có liên quan đến việc tiếp cận giáo dục và chăm sóc y
tế đối với trẻ lai ở mục (g) và (h), trong đó nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo cơ
quan giáo dục và đào tạo các cấp tạo điều kiện cho trẻ em là con lai khi về cư trú ở trong nước
được đi học như trẻ em là công dân Việt Nam. Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo cơ quan y tế các cấp tạo
điều kiện cho trẻ em là con lai về cư trú ở trong nước được chăm sóc sức khỏe như trẻ em là
công dân Việt Nam. Tinh thần này được áp dụng tại địa phương (các tỉnh có đối tượng là trẻ lai)
Các văn bản chỉ đạo liên quan đến mẹ và trẻ lai được đưa về Việt Nam sinh sống do chỉnh
phủ ban hành: Thông báo số 133/TB-VPCP với ý kiến của ông Nguyễn Thiện Nhân tại hội
nghị toàn quốc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc trẻ
lai tiếp cận giáo dục và chăm sóc y tế được nêu rơ trong nội dung văn bản như sau: Bộ Giáo
dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo cơ quan giáo dục và đào tạo các cấp tạo điều kiện cho trẻ
em là con lai khi về cư trú ở trong nước được đi học như trẻ em là công dân Việt Nam. Bộ Y
Tế tiếp tục chỉ đạo cơ quan y tế các cấp tạo điều kiện cho trẻ em là con lai về cư trú ở trong
nước được chăm sóc sức khoẻ như trẻ em là công dân Việt Nam
Các văn bản cấp nhà nước cho đến nay chưa cho thấy rõ tính can thiệp bằng qui định của
luật pháp, trên tinh thần chỉ đạo của cấp lãnh đạo với quan điểm “tạo điều kiện”
2.5.1. Luật cƣ trú và quốc tịch cho trẻ lai (có quốc tịch nƣớc ngoài)
Theo quy định của pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 của Uỷ Ban
Thường vụ Quốc hội về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam,
nghị định số 21/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam và thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA-BNG
hướng dẫn thực hiện nghị định số 21/2001/NĐ-CP: Trường hợp muốn đăng ký tạm trú 1
năm trở lên ở Việt Nam cho con mang quốc tịch Đài Loan, Hàn Quốc thì phải xin thủ tục
cấp thị thực tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại Đài Loan hay Hàn Quốc nơi trẻ có quốc
tịch. Thủ tục bảo lãnh cho trẻ vào Việt Nam, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tạm trú do cơ
quan công an quản lý
Về thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ chưa thành niên: Trước hết cần lưu ý, theo
quy định tại điểm a: phải đủ 18 tuổi trở lên và không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi
dân sự theo quy định tại Điều 22, 23 Bộ luật Dân sự năm 2005
2.5.2. Luật giáo dục
Theo quy định của nhà nước Việt Nam về luật giáo dục ở số 38/2005/QH11 ban hành ngày
14 tháng 6 năm 2005 với 120 điều khoản nhằm đặt ra mục tiêu đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quá trình điều chỉnh và thay đổi luật giáo dục
của nhà nước Việt Nam đến năm 2009 có điều chỉnh ngày 15 tháng 6 năm 2009, thủ tướng
đưa ra quyết định: Quy định về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn
2011-2015 trong đó có quy định về đối tượng thụ hưởng là “công dân Việt Nam”, cho nên
mới nhìn nhận khách quan thì luật giáo dục đã bỏ qua nhóm trẻ lai (không có quốc tịch Việt
Nam nhưng đang sống trên đất nước Việt Nam)
2.5.3. Dịch vụ y tế
Luật bảo hiểm y tế, số 25/2008/QH12, luật bảo hiểm y tế sửa đổi mới đây, số
46/2013/QH13, Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công An và Bộ Y tế, số
5/2015/TTLT BTP-BCA-BYT về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành
chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
của nhà nước Việt Nam. Theo những qui định của nhà nước Việt Nam những chính sách về
10
bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế chỉ dành những đối tượng được nêu trong luật không dành cho
nhóm trẻ lai.
Tiểu kết chƣơng 2
Đa số trẻ được chu cấp tiền nuôi dưỡng bởi người mẹ của trẻ, việc đưa ra quyết định cho trẻ
về Việt Nam sống của từ ý định của người mẹ. Trẻ lai vẫn được đi học tại địa phương vẫn
có học bạ tuy nhiên việc trẻ đến trường chưa đúng với quy định của luật giáo dục Việt Nam
hiện cũng đang còn nhiều bất cập
Thao tác hóa các hóa các khái niệm và chọn lựa và xem xét sự phù hợp của hệ của lý thuyết
chức năng, lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp tiếp cận về quyền của trẻ em để giải
thích cho quá trình phân tích dữ liệu là điểm mạnh đối với nghiên cứu này
Sử dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết mạng lưới xã hội và phương pháp tiếp cận về quyền
trẻ em trong nghiên cứu xã hội học này để giải thích về một hiện tượng xã hội xuất hiện
trong bối cảnh TCH di cư bằng con đường hôn nhân xuyên quốc gia và hậu quả của làn sóng
di cư đó là hình thành nên nhóm trẻ lai Đài Loan và Hàn Quốc tại Hậu Giang liên quan đến
cơ hội tiếp cận DVYT và DVGD. Lý giải hiện tượng xã hội đương đại với cách tiếp cận về
quyền và tiếp cận hiện tượng xã hội được xem như là một thách thức đối với NCS. Việc đưa
ra phương pháp nghiên cứu về hiện tượng mới mẻ này là cả quá trình tư duy xuyên suốt luận
án từ khâu thiết kế đề cương nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, triển khai thực địa, phân tích
số liệu và hoàn thành luận án sau cùng
Chƣơng 3
TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ
KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG
3.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hậu
Giang
Đặc điểm trẻ lai được mô tả trong nhóm nghiên cứu này cho thấy, các cháu từ 1 đến 17
tuổi, số lượng trẻ em nữ nhiều hơn trẻ em nam, số lượng trẻ trên địa bàn Vị Thủy cao hơn nhiều
so với TP Vị Thanh và Thị Xã Ngã Bảy, đa số trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, hiện
tại đa số trẻ cùng sống với ông/bà ngoại. Điều đáng lưu ý là tình trạng cư trú của trẻ, có đến
20% trường hợp không làm gia hạn và không có bất kỳ loại giấy tờ nhân thân nào (khai
sinh, hộ chiếu…). Trẻ lai Đài Loan có số lượng cao hơn nhiều so với trẻ lai Hàn Quốc, khi
phân tích có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ này, trẻ lai Hàn Quốc có độ tuổi và năm sống
cùng họ hàng tại Hậu Giang ít hơn trẻ lai Đài Loan, số tiền gửi về của nhóm trẻ có mẹ ở Hàn
Quốc cao hơn mẹ ở Đài Loan
Người chăm sóc trẻ là người trả lời trong khảo sát này cũng cho biết họ sẽ nuôi trẻ tại
Việt Nam luôn là khá cao chiếm hơn 50% trường hợp trẻ, trong đó những lí do khác hoàn
toàn không chắc chắn khi nào trẻ sẽ được đưa về lại Đài Loan hoặc Hàn Quốc điều này cũng
có nghĩa khi trẻ 18 tuổi theo luật quốc tịch của Việt Nam trẻ có quyền xin nhập quốc tịch và
trở thành công dân của Việt Nam.
3.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang
3.2.1. Quốc tịch của trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT
Trong 100 trường hợp nghiên cứu của nhóm trẻ lai có 71 trẻ trong thời điểm nghiên cứu là
có thẻ BHYT, 29 trường hợp không có thẻ BHYT. Số lượng trẻ có quốc tịch Đài Loan có thẻ
BHYT khá cao chiếm 42%, trẻ lai có quốc tịch Việt Nam chiếm 15%, trẻ lai có quốc tịch
Hàn Quốc chiếm, 14%. 1 trường hợp trẻ không có quốc tịch không có thẻ BHYT
11
Trong 22 trường hợp trẻ em 6 tuổi trở xuống trong đó có đến 17 trường hợp không có thẻ
BHYT, 5 trường hợp có thẻ BHYT, cho thấy số lượng trẻ lai còn nhỏ tuổi không tiếp cận
được thẻ BHYT khá nhiều.
Theo quan điểm chức năng, nhà nước đóng vai trò quản lý hệ thống DVYT công, chính
sánh và luật liên quan đến GVYT do nhà nước ban hành. Thẻ BHYT của Việt Nam mục
đích cung cấp dịch vụ công cho công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam), sở hữu thẻ BHYT
được xem như là có cơ hội tiếp cận loại hình dịch vụ công này.
3.2.2. Giới và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai
Trong 100 trường hợp trẻ lai được nghiên cứu có 71 trường hợp trẻ có thẻ BHYT và 29
trường hợp không có thẻ BHYT. Trong 47 trường hợp trẻ em nam, có 34 trẻ em nam có thẻ
BHYT chiến 72.3%, tình trạng trẻ nam không có BHYT chiếm 27.7%. Đối với trường hợp
trẻ em gái là 53 trường hợp, có 69.8% có thẻ BHYT và 30.2% không có thẻ BHYT. Tình
trạng có thẻ BHYT đối với trẻ em lai không cao chiếm 71%, điều đó cho thấy vẫn còn nhiều
trẻ em không có thẻ BHYT và không có sự khác biệt về giới trong việc sở hữu thẻ BHYT tại
đại bàn nghiên cứu
3.2.3. Mẹ của trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai
97 trường hợp trẻ còn mẹ, về tình trạng hôn nhân của mẹ trẻ lai: Trong 69 trường hợp
trẻ lai có thẻ BHYT thì trong 25 trẻ lai có mẹ đang kết hôn chiếm 36.2%, 3 trẻ lai có mẹ góa
chiếm 4.3%, 11 trẻ lai có mẹ li thân chiếm 15.9% và 30 trẻ lai có mẹ li hôn chiếm 43.5%
3.2.4. Nơi cư trú của mẹ trẻ lai và tình trạng sở hữu thẻ BHYT của trẻ lai
Quan sát mẫu nghiên cứu trong 100 trường hợp trẻ lai, có 3 trường hợp trẻ có mẹ đã
chết. 97 trường hợp trẻ lai còn mẹ, hiện tại trẻ có lai có mẹ sống tại Hậu Giang là 23 trường
hợp, trong đó có 32.1% không có thẻ BHYT và 20.3% có thẻ BHYT. Trẻ lai có mẹ đang số
ở tỉnh thành khác thuộc Việt Nam là 14 trường hợp, trong đó 14.3% trẻ lai không có thẻ
BHYT. Mẹ trẻ lai đang sống ở Đài Loan là 41 trường hợp, trong đó có 35.7% trẻ lai không
có thẻ BHYT, 44.9% có thẻ BHYT.
3.2.5.. Nơi mua và người chi trả thẻ BHYT cho trẻ lai
Trong 71 trường hợp trẻ có thẻ BHYT được hỏi, phần lớn trẻ được mua thẻ BHYT ở
trường học chiếm 62 trường hợp, 3 trường hợp mua thẻ BHYT cùng với hộ gia đình, 6
trường hợp được cấp miễn phí (trong đó có 3 trường hợp trẻ lai thuộc hộ nghèo và 3 trường
hợp là trẻ dưới 6 tuổi).
Quyền trẻ em: Nhà nước điều phối việc cung cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi dựa
trên luật BHYT, và đối tượng được thụ hưởng bởi quy định này là công dân Việt Nam. Cho nên
nhóm trẻ lai không thể đáp ứng được tiêu chí là công dân Việt Nam nên không thể được cấp thẻ
BHYT miễn phí. Điều này lại trái với quy định của công cước của LHP về quyền của trẻ em,
trong quy định ở điều 24 mục 1 “Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được
hưởng tiêu chuẩn sức khỏe ở mức cao nhất có thể được và được tiếp cận các cơ sở chữa bệnh
và phục hồi sức khỏe. Các quốc gia thành viên phải cố gắng bảo đảm không một trẻ em nào bị
tước đoạt quyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vậy”
3.2.6. Tiêm chích ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi
Thực tiễn về thực hiện chính sách tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi chưa thấy sự phân
biệt đối xử nhưng qua phân tích số liệu tiêm chích ngừa đối với trẻ lai thuộc nhóm nghiên
cứu với số lượng không nhiều nhưng con số tiêm chích ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi cũng nói lên
câu chuyện vẫn còn nhiều trẻ bị bỏ xót hoặc vì lý do nào đó mà trẻ không tiếp cận được loại
hình dịch vụ này của hệ thống chính sách nhà nước tại địa phương, những quan điểm khi
phỏng vấn sâu các trường hợp giáo viên mầm non cho thấy đối với trẻ trong độ tuổi đi học
12
mầm non và mẫu giáo thì trẻ vẫn được chích ngừa lí do “miễn trẻ đi học đều được chích
ngừa như các trẻ em khác tại trường
3.2.7. Tình trạng sử dụng thẻ BHYT cho trẻ lai
Trong tổng số 71 trường hợp trẻ lai có thẻ BHYT, số lượng sử dụng thẻ trong một
năm tính tới thời điểm được hỏi là không nhiều, cụ thể chỉ có 16 trường hợp chiếm tỉ lệ
22,5%; 55 trường hợp không sử dụng thẻ BHYT chiếm 77,5%. Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ sử
dụng thẻ BHYT còn thấp, phần lớn những người trả lời khi được trao đổi thêm thì họ cho
rằng chọn lựa dịch vụ tư như nhà thuốc, bác sĩ thì không tốn kém mấy lại thuận lợi. PVS
một trường hợp nuôi cháu lai cho biết việc mua BHYT ở trường là bắt buộc nhưng khả năng
sử dụng không cao
3.2.8. Nhu cầu sử dụng thẻ BHYT của nhóm trẻ lai
Kết quả phân tích số liệu thực địa cho thấy 92% người trả lời cho rằng thẻ BHYT là cần
thiết cho trẻ lai và chỉ có 8% người trả lời là thẻ BHYT không cần cho trẻ.
Trong số 16 trường hợp trẻ có sử dụng thẻ BHYT trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát,
có 14 trường hợp lấy thuốc BHYT thông thường và 2 trường hợp phải nằm viện. Khi được
hỏi về loại hình dịch vụ chăm sóc y tế cho trẻ, người trả lời cho biết: (1) Nhiều nhất họ sử
dụng dịch vụ ở bệnh viện tuyến huyện hoặc thành phố với 9 trường hợp, điều trị tại trạm xá
xã/phường có 5 trường hợp và có 2 trẻ điều trị ở bệnh viện tỉnh Hậu Giang
Đánh giá về thủ tục thanh toán bằng BHYT đơn giản có 15, 1 trường hợp cho rằng thủ tục
phiền hà khi khám chữa bệnh có sử dụng thẻ BHYT. Xét trên quan điểm chức năng của lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ thì tình trạng có thẻ BHYT đối với trẻ lai là cần thiết nhằm đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thực hiện muc tiêu BHYT toàn dân hướng đến phương pháp
phòng ngừa rủi ro khi có bệnh hiểm nghèo và có thẻ BHYT sẽ giúp cho người dân an tâm
hơn trong cuộc sống. BHYT sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho những hộ gia đình có
người chăm sóc trẻ là ông, bà ngoại lớn tuổi, có hoàn cảnh khó khăn
3.3. So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng
So sánh tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng nhằm nhận
diện sự khác biệt và tương đồng về cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế, qua đó nhận định những
khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào về bình đẳng trong cơ hội đối với quyền lợi được chăm
sóc y tế theo quan điểm chức năng hoặc bởi do xung đột bởi yếu tố chính sách.
3.3.1. Hoàn cảnh sống của hai nhóm trẻ
Không có sự khác biệt về yếu tố dân tộc của mẹ giữa hai nhóm trẻ
Hai nhóm trẻ có sự khác nhau về hoàn cảnh sống: Trẻ lai có mẹ cư trú ở nước ngoài nhiều
hơn, mẹ của trẻ lai có tình trạng li hôn, li thân cao hơn trẻ cộng đồng, đồng thời khi phân
tích độ tuổi trong đó tuổi của mẹ trẻ lai cao hơn mẹ của trẻ cộng đồng, qua đó cho thấy có sự
khác biệt đặc biệt về hoàn cảnh sống có liên quan đến người mẹ giữa hai nhóm trẻ.
3.3.2. Tình trạng sở hữu thẻ BHYT và sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ
cộng đồng
3.3.2.1. Sở hữu thẻ bảo hiểm y tế
Tình trạng có thẻ BHYT được xem là một biến số quan trọng nhằm đánh giá sự khác biệt về
cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế đối với trẻ em, từ kết quả khảo sát: Tỉ lệ trẻ cộng đồng có thẻ
BHYT cao chiếm 96% trong khi đó nhóm trẻ lai có thẻ BHYT là 71%. Kiểm định tương
quan hai biến cho thấy sự khác biệt về tình trạng có BHYT giữa hai nhóm trẻ có ý nghĩa về
mặt thống
Trẻ lai có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn trẻ cộng đồng và trong đó tỉ lệ trẻ em dưới 6 tuổi có
thẻ BHYT cũng khác biệt, trẻ lai dưới 6 tuổi có tỉ lệ có thẻ BHYT thấp hơn so với trẻ cộng
đồng gấp nhiều lần. Xét dưới quan điểm tiếp cận về quyền được an toàn, được chăm sóc y tế
13
thì trẻ lai không có được cơ hội được tiếp cận với DVYT công ngang như trẻ CĐ về mặt cơ
hội, điều này cho thấy sự không bằng nhau về cơ hội được tiếp cận DVYT giữa hai nhóm
trẻ, đó là bất bình đẳng mà khi xét chung khái niệm “trẻ em” tiếp cận dịch vụ y tế. Phải
chăng chính chính quy định về hộ khẩu, hộ tịch, khai sinh của trẻ đang là rào cản của quá
trình tiếp cận loại hình dịch vụ này.
3.3.2.2. Chi trả cho thẻ BHYT
Khi được hỏi ai là người trả tiền cho việc mua thẻ BHYT cho trẻ ở cả hai nhóm trẻ Đài-Việt,
Hàn-Việt thì kết quả cho thấy tỷ lệ người mẹ chi tiền mua thẻ BHYT cao nhất chiếm 39.4%,
kế đến là ông bà ngoại 38%, 7% là họ hàng bên ngoại hoặc nội (đối với trẻ lai là hoàn toàn
họ ngoại), 4.2% là cả ba và mẹ cùng mua và 2.8% là của người ba mua. Trường hợp xã cấp
thẻ cho trẻ chiếm 8.5%. Đối với nhóm trẻ cộng đồng, trường hợp được xã cấp thẻ chiếm tỷ lệ
cao nhất 31.3%. Kế đến là cả ba và mẹ cùng chi trả chiếm 26%, thứ 3 là mẹ mua chiếm 19.8%,
thứ 4 là ba của trẻ mua chiếm 13.5%, còn lại là do ông, bà nội mua 5.2%, do ông bà ngoại
chiếm 2.1% và họ hàng bên ngoại hoặc nội chiến 2.1%. Sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ và
nguồn chi trả cho việc mua thẻ BHYT mang ý nghĩa thống kê
3.3.2.3. Hình thức sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng
Qua phân tích dữ liệu rõ ràng có sự khác biệt về nguồn gốc của thẻ BHYT, trẻ lai dường như
mua bằng tiền nhiều hơn trẻ cộng đồng nhưng tỉ lệ sử dụng thẻ BHYT lại thấp hơn trẻ cộng
đồng.
Đánh giá về cơ sở khám và điều trị khi trẻ sử dụng dịch vụ y tế công, thứ 1 về nơi điều trị,
không có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ về nơi điều trị bao gồm điều trị tại xã/phường, điều
trị tại bệnh viện Huyện/ Thành phố và tuyến Tỉnh
Từ phân tích dữ liệu thực địa có thể đưa ra những nhận định về việc sử dụng dịch vụ y tế khi
sử dụng thẻ BHYT trong điều trị giữa hai nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng không có sự
khác biệt, nghĩ là không thấy sự phân biệt đối xử giữa hai nhóm trẻ cũng như thái độ phục
vụ của nhân viên y tế hay cả yếu tố hiệu quả trong điều trị
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi trong nghiên cứu cho thấy: Trẻ cộng đồng có tỉ lệ sử dụng thẻ
BHYT và dịch vụ chăm sóc y tế cao hơn trẻ lai
3.3.3. Những khác biệt về tiếp cận dịch vị tiêm ngừa cho trẻ dưới 6 tuổi
3.3.3.1. Thực trạng tiêm ngừa của hai nhóm trẻ
Trong 46 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi thuộc hai nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng, trong đó có 41
trường hợp cho biết trẻ được tiêm ngừa theo chính sách tại địa phương: có 17 trường hợp trẻ
lai được tiêm chích ngừa tại cộng đồng, chiếm tỉ lệ 41.5%, 24 trường hợp trẻ cộng đồng tiêm
ngừa chiếm tỉ lệ 58.5%. 5. Kiểm định Chi-Square cho thấy sig=0.013 < 0.05. Kết luận có sự
khác biệt giữa hai nhóm trẻ trong việc tiếp cận về tiêm chích ngừa đối với trẻ em dưới 6 tuổi
tại cộng đồng trong đó nhóm trẻ cộng đồng trong độ tuổi cần được tiêm ngừa có tỉ lệ tiêm
ngừa cao hơn nhóm trẻ lai
Tình trạng có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT và việc tiêm ngừa cho trẻ không có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê, trẻ lai và trẻ cộng đồng có khả năng được tiêm ngừa khi có hay
không có thẻ BHYT. Khi xét đến tác động của tình trạng có hay không có thẻ BHYT có tác
động đến việc chi trả cho tiêm ngừa giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng hoàn toàn độc lập
không có mối tương quan với nhau
3.3.3.2. Mạng lưới xã hội liên quan đến việc tiêm ngừa cho trẻ
Đối với trẻ cộng đồng, 100% cho rằng nghe chính quyền địa phương thong báo. Trong khi
đó trẻ lai phải nghe thong tin từ nhiều nguồn hơn, người nhà, hàng xóm, mạng lưới y tế địa
phương, và trưởng ấp. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, cho thấy nhóm trẻ cộng đồng
được tiếp cận với nguồn thong tin địa phương và chính chính cao hơn nhóm trẻ lai
14
3.3.3.3. Hình thức chi trả cho tiêm ngừa:
Đối với trẻ được tiêm ngừa tại địa phương khi được hỏi về thanh toán chi phí thì 100% nhóm
trẻ cộng đồng được hoàn toàn miễn phí, nhóm trẻ lai có 76.5% được hoàn toàn miễn phí, 11.8%
được miễn phí một phần và 11.8% trả toàn bộ chi phí. Kiểm định chi-square sig= 0.04 <0.05,
cho thấy giữa biến thanh toán chi phí tiêm ngừa và hai nhóm trẻ này có mối quan hệ với nhau.
Trẻ lai có xu hướng chi trả cho tiêm ngừa cao hơn nhóm trẻ cộng đồng, sự khác biệt này cho
thấy cơ hội tiếp cận tiêm ngừa cho trẻ là không như nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê
3.4. Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai
Các biến số liên quan đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai được phân tích
qua kiểm định Chi-square tình trạng có hay không có thẻ BHYT trong nhóm trẻ lai.
3.4.1. Đặc điểm cá nhân của trẻ lai
Về đặc điểm của trẻ lai, có thể thấy rõ tác động bởi tình trạng có khai sinh do nhà
nước Việt Nam cấp, số năm trẻ về sống tại Hậu Giang, tình trạng có học bạ, tình trạng đi
học, độ tuổi có tác động đến tình trạng có thẻ BHYT của nhóm trẻ lai
Trẻ có số năm về sống tại Hậu Giang càng cao thì số lượng trẻ có thẻ BHYT càng
nhiều, trẻ trên 6 tuổi có tỉ lệ có thẻ BHYT cao hơn trẻ dưới 6 tuổi.
Tỉ lệ trẻ có khai sinh càng cao thì số lượng trẻ có thẻ BHYT càng cao.
Ti lệ trẻ lai đi học có học bạ cao, thì số lượng trẻ có thẻ BHYT cao. Đồng thời trẻ lai
được đi học càng cao thì tỉ lệ có thẻ BHYT càng cao
Trong phân tích đánh giá theo đặc điểm trẻ lai thì quốc tịch của trẻ, sổ tạm gia hạn cư trú,
giới tính, không bị ảnh hưởng đến tình trạng có thẻ hay không có thẻ BHYT của trẻ lai.
3.4.2. Những yếu tố từ bên ngoài trẻ lai
Người trả lời: Độ tuổi, giới tính, muối quan hệ với trẻ lai, thành phần kinh tế hộ gia đình của
người trả lời không có tác động đến tình trạng có hay không có thẻ BHYT của trẻ lai, có
những khác biệt về mặt con số, nhưng kiểm định thống kê không cho ý nghĩa khác biệt
Mẹ của trẻ lai: tình trạng hôn nhân, nơi cư trú hiện tại, hay độ tuổi cũng không có tác động
đến tình trạng có hay không có thẻ BHYT của nhóm trẻ lai, cũng như phân tích về người trả
lời dữ liệu cho thấy con số khác biệt nhưng kiểm định thống kê không có ý nghĩa
3.5. Một số vấn đề chính sách y tế dành cho trẻ lai tại Hậu Giang
Trẻ lai được đưa về tại Hậu Giang phần lớn khỏe mạnh tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ bị
khuyết tật, hay chậm phát triển trí não (có 3 trẻ trong tình trạng chậm phát triển trí não, có
trẻ học 3 năm lớp 1 mà không biết gì), và tiếp cận giáo dục khó khăn (không học được).
Những lo lắng đó ngay cả cán bộ địa phương cũng chưa biết phải xử lý thế nào nếu đứa trẻ
sống cùng ông, bà ngoại cao tuổi và khó khăn, ngay cả khi sống cùng mẹ ruột
Chính sách cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi tại địa phương và hộ nghèo chỉ áp dụng cho
nhóm đối tượng có khai sinh và có hộ khẩu tại địa phương. Đối với nhóm trẻ lai không có
khai sinh và hộ khẩu thì không được hưởng chế độ cấp thẻ BHYT miễn phí
Tiểu kết chƣơng 3
Thực tế có nhóm trẻ lai tại Hậu Giang với thân trạng đặc biệt sống không có mẹ và bố, quốc tịch
nước ngoài, và phần lớn trẻ sống ở nông thôn của tỉnh Hậu Giang
Những tác động đến trẻ lai trong việc có thẻ BHYT là bởi biến số số năm về sống tại Hậu
Giang càng lâu thì khả năng có thẻ BHYT càng cao, trẻ có khai sinh có khả năng có thẻ
BHYT cao hơn, trẻ lai đi học có thẻ BHYT nhiều hơn trẻ không đi học, trẻ có độ tuổi trên 6
tuổi có khả năng có BHYT cao hơn, trẻ đi học có học bạ có khả năng có BHYT cao hơn
15
Người chăm sóc trẻ hay hoàn cảnh người mẹ ruột của trẻ lai cũng không mối quan hệ tương
quan đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế trong đó có kể đến tình trạng có hay không có thẻ
BHYT của trẻ lai
Chức năng của thẻ BHYT được xem là cần thiết cho trẻ lai
Tiêm ngừa trẻ dưới 6 tuổi có sự khác biệt, trẻ cộng đồng có tỉ lệ được tiêm ngừa cao hơn trẻ
lai và mối quan hệ giữa tiêm ngừa và loại trẻ có tương quan với nhau về ý nghĩa thống kê
Mạng lưới xã hội: có sự khác biệt trong việc cung cấp thông tin về tiêm ngừa giữa hai nhóm
trẻ, trẻ cộng đồng trong độ tuổi tiêm chích ngừa theo chế độ qui định của chương trình tiêm
chủng quốc gia.
Tóm lại, tiếp cận DVYT của nhóm trẻ lai so với nhóm trẻ cộng đồng kém hơn về mặt thông
tin, về tỉ lệ có thẻ BHYT, chi trả cho thẻ BHYT.
Chƣơng 4
TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TẠI HẬU GIANG
4.1. Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ tại
Hậu Giang
Phân tích tỉ lệ đi học của trẻ theo ba địa bàn nghiên cứu cho thấy: có 17 trường hợp trẻ trên
địa bàn TX Ngã Bảy có 12 trường hợp trẻ học cấp 1 chiếm 12%, 2 trường hợp trẻ học mẫu
giáo/mầm non, 2 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi chưa đi học và 1 trường hợp trẻ hơn 6 tuổi không
biết đọc biết viết. 15 trường hợp trẻ lai ở TP Vi Thanh có 7 trường hợp trẻ học cấp 1 chiếm 7%,
3 trường hợp học cấp 2, và 5 trường hợp mẫu giáo/ mầm non và dưới 6 tuổi không đi học là 2
trường hợp. Huyện Vị Thủy có số lượng trẻ lai nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu là 69 trẻ, trong
đó có 32 trẻ đang đi học cấp 1 chiếm 32%, 16 trẻ học cấp 2 chiếm 16% và 3% học cấp 3,
trường hợp học mầm non và dưới 6 tuổi không đi học là 2 trường hợp, có 2 trường hợp không
biết đọc biết viết. Quan sát mẫu cho thấy học vấn của trẻ lai ở huyện vị thủy đa dạng hơn rải
đều các cấp, đồng thời trường hợp trẻ lai không biết chữ cũng nhiều hơn TP Vị Thanh và TX
Ngã Bảy. Trẻ lai ở TX Ngã Bảy tập trung ở độ tuổi đi học cấp 1 chiếm đa số
4.2. Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang
4.2.1. Thực trạng đến trường của trẻ lai tại địa bàn khảo sát
Trong 100 mẫu trẻ lai được khảo sát ở nghiên cứu này, trình độ học vấn của trẻ được tính là
trình độ học vấn theo cấp lớp theo quy định hiện nay của Việt Nam, tính từ không biết đọc,
biết viết, cấp học Mầm Non, rồi cấp 1 đến cấp 2 và 3. Đa số trong độ tuổi đến trường trẻ
đều được đi học 51% trẻ có trình độ học vấn cấp 1 (học từ lớp 1 đến lớp 5) tại Việt Nam,
19 trường hợp cấp 2, và có 3 trường hợp học cấp 3, 15 trường học đi học mẫu giáo, còn lại
có 9 trường hợp dưới 6 tuổi không đi học và trong mẫu khảo sát có 3 trường hợp trong độ
tuổi đi học nhưng không đi học và không biết đọc biết viết đọc biết viết tiếng Việt
Trong đó trẻ lai mang quốc tịch Việt Nam có 16 trên 17 trường hợp còn đang đi học, 1 trường
hợp đã nghỉ, trẻ có quốc tịch Đài Loan có 46 trường hợp đang đi học, 4 trường hợp có đi học
nhưng đã nghỉ và 8 trường hợp chưa đi học, trẻ có quốc tịch Hàn Quốc hiện tại có 21 trường hợp
đang đi học và có 3 trường hợp chưa đi học và có 1 trường hợp là trẻ lai nhưng không có bất kỳ
quốc tịch nào chưa đi học
Về giới tính, có 47 trường hợp trẻ em nam, trong đó 42 trường hợp đang đi học, 2 trường
hợp có đi học nhưng đã nghỉ và 3 trường hợp chưa đi học, trong 53 trường hợp trẻ em nữ,
hiện 41 trường hợp còn đang đi học, 3 trường hợp có đi học nhưng đã nghỉ và 9 trường hợp
chưa đi học
Trong 27 trường hợp trẻ có học bạ trong đó 26 trường hợp còn đang đi học, 1 trường hợp
đã nghỉ học và 57 trường hợp trẻ đang đi học nhưng không có học bạ Trong 43 trường hợp
16
trẻ có khai sinh do chính quyền địa phương cấp, 38 trường hợp còn đang đi học, 3 trường
hợp đã nghỉ học, 2 trường hợp chưa đi học
Trong 57 trường hợp không có khai sinh chính quyền địa phương cấp, 45 trường hợp vẫn đang đi
học, 2 trường hợp đã nghỉ học và 10 trường hợp chưa đi học. Trẻ còn hộ chiếu Đài Loan/Hàn
Quốc hợp lệ là 34 trường hợp trong đó 29 trường hợp còn đang đi học, 5 trường hợp chưa đi học.
66 trường hợp không còn hộ chiếu hợp lệ trong đó 54 trường hợp còn đang đi học, 5 trường hợp
nghỉ và 7 trường hợp chưa đi học
Những khó khăn đối với số ít trẻ lai chưa được đi học tại địa phương qua các dữ liệu từ PVS
cũng cho thấy bất cập từ thủ tục giấy tờ của trẻ, và quy định của luật pháp cụ thể liên quan đến
luật giáo dục. Quy định của luật giáo dục Việt Nam trong việc tiếp nhận học sinh cần có khai
sinh và hộ khẩu (để học đúng tuyến), điều đó phần lớn trẻ lai không đáp ứng được nhưng phía
nhà nước cũng ban hành những quyết định “tạo điều kiện cho trẻ đi học”, nghĩa là mỗi nơi sẽ
làm theo cách của mình chứ không có những qui định được thống nhất chung
Trong 83 trường hợp trẻ lai đang đi học các cấp, thống kê cho thấy có 82% trẻ lai đến
trường được học chính thức và 18 % trẻ lai học dự thính. Như đã dẫn chứng ở trên thì lý do
trẻ phải học dự thính bởi yếu tốt thiếu giấy tờ tùy thân, nghĩa là không có một trong những
thứ giấy tờ như khai sinh (nước ngoài hoặc trong nước)
Đối với câu hỏi khi trẻ lai đi học có được trợ giúp gì từ nhà trường thì phần lớp người trả lời
là không
4.2.3. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người trả lời
Quan sát mẫu nghiên cứu 100 trẻ lai về quan hệ với người trả lời và tình trạng đi học của trẻ
hiện nay
Trẻ lai còn đang đi học mà người trả lời là nữ giới là 49 trường hợp chiếm 80.3%. Có 3 trường
hợp trẻ nghỉ học chiếm 4.9%, 9 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm 14.8%. Người trả lời là Nam
giới có tỉ lệ trẻ đi học là 34 trường hợp chiếm 87.2%, 2 trường hợp trẻ nghỉ học chiếm 5.1%, 3
trường hợp trẻ chưa đi học chiếm 7.7%. Phần lớn trẻ còn đang đi học sống cùng ông/ bà ngoại,
có đến 56 trường hợp chiếm 80%. Về dân tộc của người trả lời tới 99% người trả lời dân tộc
kinh, có 1 trường hợp người trả lời là dân tộc khơ me và trẻ lai trong gia đình hiện vẫn còn đi
học. Kinh tế hộ gia đình của người trả lời có trẻ lai, Phần lớn người trả lời cho biết họ không
thuộc cac dạng hộ chính sách, chiếm đếm 89%, trong đó có 75 trường hợp trẻ vẫn còn đang đi
học, 5 trường hợp trẻ đã nghỉ và 11 trường hợp trẻ chưa đi học
4.2.4. Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của mẹ trẻ
Trong 100 trường hợp trẻ lai trong mẫu khảo sát. Có 97 trường hợp trẻ còn mẹ, 3 trường hợp
trẻ lai có mẹ đã mất. Xét tình trạng của người mẹ của nhóm trẻ lai trong 97 trường hợp còn mẹ,
quan sát thấy số lượng trẻ đang đi hoc khá cao chiếm 80 trường hợp. 38 trường hợp trẻ lai có
mẹ đang kết hôn trong đó có 29 trường hợp trẻ còn đang đi học chiếm tie lệ cao là 76.3%, có 7
trường hợp chưa đi học chiếm 18.4% và 2 trường hợp đi học nhưng đã nghỉ chiếm 5.3%. 3
trường hợp trẻ lai có mẹ góa đang đi học. 18 trường hợp trẻ lai có mẹ đang li thân, trong đó 12
trường hợp còn đang đi học chiếm 66.7%, 4 trường hơp chưa đi học chiếm 22.2% có mẹ đang
li thân, 2 trường hợp trẻ có mẹ li thân đã nghỉ học chiếm 11.1%. 38 trường hợp trẻ lai có mẹ có
tình trạng hôn nhân là li hôn, trong đó 36 trường hợp trẻ đang đi học chiếm 94.7% tỉ lệ rất cao,
và chỉ có 1 trường hợp trẻ chưa đi học và trẻ đi học rồi đã nghi học
Tình trạng đi học của trẻ lai và nơi cư trú của mẹ trẻ. Trong 23 trường hợp trẻ lai có mẹ cư trú ở
Hậu Giang: 17 trường hợp trẻ lai đang đi học, chiếm 73.9% , 5 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm
21.7% và 1 trường học đã đi học và đã nghỉ. 14 trường hợp trẻ có mẹ sinh sống ở tỉnh khác Hậu
Giang nhưng trên nước Việt Nam, có 11 trường hợp trẻ còn đang đi học chiếm 78.6%, 1 trường
hợp chưa đi học và 2 trường hợp đã đi học nhưng nghỉ. 41 trường hợp trẻ có mẹ hiện sinh sống ở
17
Đài Loan, có 34 trường hợp trẻ đang đi học chiếm 82.9%, 5 trường hợp trẻ chưa đi học chiếm
12.2% và 2 trường hợp trẻ đi học nhưng đã nghỉ chiếm 14.3%. 18 trường hợp trẻ lai có mẹ đang
sinh sống tại Hàn Quốc, có 17 trẻ lai đang đi học chiếm 94.4%, 1 trường hợp chưa đi học. Có 1
trường hợp trẻ lai có mẹ đang sống ở quốc gia khác đang đi học
4.2.2. Nhu cầu tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ lai
100 trường hợp người trả lời được hỏi về nhu cầu giáo dục đối với trẻ lai mà họ đang chăm
sóc. Đánh giá về nhu cầu được đi học của trẻ lai theo hai cực, quan trọng và không quan
trọng thì kết quả cho thấy đa số cho rằng việc học của trẻ là quan trọng chiếm 97% còn lại
3% (3 ý kiến) cho rằng việc học hành không quan trọng
4.3. So sánh tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng ðồng
Tình trạng không ngang bằng nhau về cơ hội trong tiếp cận giáo dục hiện nay có phải là
chủ đề quan trọng đối với sự vận động và phát triển của xã hội của chúng ta hay không
cũng cần được xem xét đánh giá hết sức khách quan trên phương thức tiếp cận khoa học
4.3.1. Đặc điểm tiếp cận giáo dục của hai nhóm trẻ
4.3.1.1. Tuổi trung bình đi học
Tuổi trung bình của trẻ lai đi học là 0.97 trong khi đó tuổi trung bình của nhóm trẻ cộng đồng
là 0.18,
4.3.1.2. Đặc điểm gia đình của nhóm trẻ đang đi học
Trẻ cộng đồng có gia đình thuộc hô nghèo, hộ chính sách cao hơn trẻ lai. Trẻ lai sống trong gia
đình có nhiều thế hệ hơn nhóm trẻ cộng đồng, cũng như trẻ lai sống cùng ông bà ngoại nhiều hơn.
Mẹ trẻ lai có xung hướng ở nước ngoài cao hơn nhiều lần so với mẹ của trẻ cộng đồng, sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê
Trẻ lai có xu hướng nằm trong gia đình có bố mẹ có hoàn cảnh gia đình đổ vỡ cao hơn trẻ cộng
đồng
4.3.2. Sự khác biệt về tiếp cận dịch giáo dục của hai nhóm trẻ
Trong nghiên cứu này có 83 trường hợp trẻ lai đang đi học tại các trường tại Hậu Giang, và
90 trường hợp trẻ cộng đồng đang đi học. Phân tích dữ liệu cho thấy có 68 trường hợp trẻ
lai đi học có danh sách chính thức chiếm 81.9% và 15 trường hợp đi học không có danh
sách chính thức (nghĩa là dự thính). Nhóm trẻ cộng đồng có tỉ lệ đi học chính thức (có danh
sách chính thức) chiếm 100% và sự khác biệt này mang ư nghĩa thống kê,
4.3.2.1. Tình trạng đi học thêm
Trong phân tích dữ liệu, nhóm trẻ lai có tỉ lệ đi học thêm là 28 trường hợp chiếm tỉ lệ
33.7%, trẻ cộng đồng có 34 trường hợp đi học thêm chiếm 37.8%, kiểm định thống kê cho
thấy không sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê, nghĩa là không có mối tương
quan giữa biến số đi học thêm và hai loại trẻ.
4.3.2.2. Tình trạng được khen thưởng
Dựa trên phân tích thống kê, có sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ này trong kết quả học tập
trong năm thông qua việc được nhận giấy khen, điều đó cũng cho thấy sự được thừa nhận
hay sự tham gia thật sự của trẻ lai không ngang nhau với trẻ cộng đồng, phân tích về hình
thức học của trẻ cũng cho thấy trẻ lại học gửi nhiều hơn điều đó việc trẻ không có tên trong
danh sách chính thức của nhà trường và không có giấy khen cũng là điều hiển nhiên
Tình trạng trẻ lai đi học không có giấy khai sinh, hoặc không có tên trong danh sách chính
thức hiện vẫn còn tồn tại, điều này do quy định của luật giáo dục, đối với trẻ Việt Nam đi
học ít nhất phải có khai sinh đặc biệt đối với trường công trẻ phải có khai sinh do nhà nước
Việt Nam cấp. Tình trạng trẻ lai đi học hiện nay nằm ngoài danh sách chính thức vẫn đang
tồn tại và hiện tượng đó đang được ghi nhận trong nghiên cứu này không thể khái quát rộng
18