Tỉ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở sản phụ đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện nhân dân gia định

  • 131 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN XUÂN THỦY
TỈ LỆ TRẦM CẢM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở SẢN PHỤ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN LỆ THỦY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả
Đoàn Xuân Thủy
.
i.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .................................................. v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ .................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ............................................................. 5
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
1.2 Thông tin cơ sở rối loạn trầm cảm .............................................................. 7
1.3 Rối loạn trầm cảm sau sinh ....................................................................... 12
1.4 Đái tháo đƣờng thai kỳ .............................................................................. 17
1.5 Các yếu tố nguy cơ trầm cảm sau sinh...................................................... 24
1.6 Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................ 25
1.7 Đặc điểm nơi tiến hành nghiên cứu .......................................................... 31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 33
2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 33
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 33
2.3 Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................. 33
2.4 Cỡ mẫu ...................................................................................................... 34
2.5 Cách tiến hành ........................................................................................... 34
2.6 Định nghĩa biến số .................................................................................... 37
2.7 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................... 40
.
.
i
2.8 Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHlÊN CỨU .................................................... 41
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu......................................................................... 41
3.2 Tình trạng đái tháo đƣờng và tỉ lệ trầm cảm tại thời điểm 4-6 tuần sau sinh
......................................................................................................................... 50
3.3 Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm sau sinh 4-6 tuần. ........... 52
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 63
4.1 Nhận xét về nghiên cứu............................................................................. 63
4.2 Tỉ lệ trầm cảm sau sinh của nghiên cứu .................................................... 66
4.3 Đặc tính mẫu ............................................................................................. 69
4.4 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ........................................ 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- Thƣ ngỏ
- Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu
- Thang điểm trầm cảm sau sinh Edinburgh
- Bảng thu thập số liệu
- Danh sách đối tƣợng tham gia nghiên cứu
- Quyết định công nhận ngƣời hƣớng dẫn và tên đề tài luận văn chuyên
khoa II.
- Giấy chứng nhận y đức
- Quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
- Bản nhận xét của phản biện 1, phản biện 2
- Kết luận của Hội đồng chấm luận văn
- Giấy xác nhận hoàn thành sửa chữa luận văn
.
v.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BV Bệnh viện
ĐTĐTK Đái tháo đƣờng thai kỳ
KTC Khoảng tin cậy
TCSS Trầm cảm sau sinh
.
.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ACOG American College of Obstetricians and Gynecologists
Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ
ADA American Diabetes Association
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
APA American Psychological Association
Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ
DSM-5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental disorders
Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần
EPDS Edinburgh Postnatal Depression Scale
Thang điểm trầm cảm sau sinh Edinburgh
IADPSG International Association of the Diabetes and Pregnancy Study
Groups
Hiệp hội quốc tế các nhóm nghiên cứu đái tháo đường và thai
GHQ-12 General Health Questionaire
Bảng câu hỏi sức khỏe tổng quát, phiên bản 12 câu hỏi
OR Odds ratio
Tỉ số chênh
p probability
Khả năng sảy ra
PDSS Postpartum Depression Screening Scale
Thang điểm sàng lọc trầm cảm sau sinh
PHQ-9 Patient Health Questionnaire
Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân
WHO World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
Zung-SDS Zung Self-Rating Depression Scale
.
.
i
Thang điểm trầm cảm tự đánh giá của Zung
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại rối loạn TCSS .................................................................... 6
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK dùng nghiệm pháp dung nạp đƣờng
100g uống-3 giờ. ..................................................................................... 20
Bảng 1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK theo IADPSG 2010 dùng nghiệm
pháp dung nạp 75g đƣờng uống - 2 giờ. ................................................ 20
Bảng 2.1 Định nghĩa biến số ........................................................................... 37
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi, học vấn, dân tộc, tôn giáo .................................. 41
Bảng 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp, kinh tế, nơi ở, hoàn cảnh sống................... 43
Bảng 3.3 Yếu tố xã hội liên quan với chồng ................................................... 44
Bảng 3.4 Tiền sử sản khoa, tâm trạng, sức khỏe khi mang thai ..................... 45
Bảng 3.5 Tình trạng khi sinh ........................................................................... 47
Bảng 3.6 Tình trạng bé sau sinh ...................................................................... 48
Bảng 3.7 Chăm sóc cho mẹ bé và bé hàng ngày, tƣ vấn chăm sóc ................ 49
Bảng 3.8. Tình trạng đái tháo đƣờng tại thời điểm 4-6 tuần........................... 50
Bảng 3.9 Tỉ lệ trầm cảm sau sinh .................................................................... 51
Bảng 3.10 Liên quan giữa trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, tuổi và TCSS 53
Bảng 3.11 Đặc điểm nghề nghiệp, kinh tế, nơi ở, hoàn cảnh sống và TCSS . 54
Bảng 3.12 Yếu tố xã hội liên quan với chồng và TCSS ................................. 55
Bảng 3.13 Tiền sử sản khoa, tâm trạng, sức khỏe khi mang thai liên quan
TCSS ....................................................................................................... 56
Bảng 3.14 Tình trạng khi sinh liên quan dến TCSS ....................................... 58
Bảng 3.15 Tình trạng bé sau sinh liên quan TCSS ......................................... 59
.
.
i
Bảng 3.16 Chăm sóc cho mẹ và bé,ngƣời tâm sự liên quan đến TCSS.......... 60
Bảng 3.17 Tƣơng quan đơn biến với tình trạng TCSS ................................... 61
Bảng 3.18 Tƣơng quan đa biến với tình trạng trầm cảm sau sinh .................. 62
Bảng 4.1 So sánh tỉ lệ TCSS ở sản phụ ĐTĐTK ............................................ 66
Bảng 4.2 Tuổi trung bình của các nghiên cứu về TCSS. ................................ 69
.
.
ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Điểm EPDS trong mẫu nghiên cứu ............................................ 52
Sơ đồ 2.1: Các bƣớc nghiên cứu ..................................................................... 36
.
.
MỞ ĐẦU
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần thƣờng gặp, đặc trƣng bởi sự
buồn chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn,
cảm giác mệt mỏi và kém tập trung [1]. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO
2020 , trầm cảm là một rối loạn tâm thần rất thƣờng gặp, ảnh hƣởng đến hơn
264 triệu ngƣời trên hắp thế giới. Ƣớc t nh đến năm 2030, trầm cảm s trở
thành một nguyên nhân đứng đầu về gánh nặng bệnh tật cho y tế toàn cầu
[50].Tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp gần hai lần so với nam giới, đặc biệt ở
nhóm phụ nữ mang thai và hậu sản. Tỉ lệ mới mắc trầm cảm ở nhóm phụ nữ
hậu sản 2 – 6 tháng tăng lên hai đến ba lần và triệu chứng trầm cảm cũng
nặng nề hơn [58]. Tỉ lệ hiện mắc trầm cảm sau sinh TCSS ƣớc tính khoảng
10 – 20% tuy nhiên thay đổi rất nhiều tùy từng vùng lãnh thổ, tình trạng kinh
tế - xã hội, chiến lƣợc sàng lọc và sự hỗ trợ của cộng đồng. Vì các lí do trên, tỉ
lệ TCSS có thể đã hông đƣợc đánh giá đúng mực và trên thực tế ƣớc tính có
khoảng 50% phụ nữ mắc các rối loạn TCSS mà hông đƣợc chẩn đoán [41].
Tại Việt Nam, tỉ lệ TCSS dao động rất lớn từ 8,2% đến 32,8%, sự chênh lệch
này do khác nhau về vùng miền nghiên cứu và công cụ chẩn đoán [5], [12].
TCSS nếu hông đƣợc phát hiện và điều trị đúng s gây ra những ảnh hƣởng
xấu cho cả ngƣời mẹ và trẻ sơ sinh, nghiêm trọng nhất phải kể đến là tỉ lệ tự
tử do trầm cảm chiếm 20% các nguyên nhân tử vong mẹ trong thời kỳ hậu
sản. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần này cũng có tác động tiêu cực lâu dài đến
mối quan hệ mẹ - con, sự hình thành nhân cách của ngƣời con, mối quan hệ
trong hôn nhân và các vấn đề sức khỏe khác của ngƣời mẹ [58]. Do đó, việc
xác định nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mắc rối loạn TCSS để từ đó có hƣớng
can thiệp kịp thời là việc làm cấp thiết cần đƣợc ngành y tế các nƣớc quan
.
.
tâm nghiên cứu. Đến nay, nhiều yếu tố đã đƣợc chứng minh có liên quan đến
TCSS, bao gồm tiền căn trầm cảm ở các thai kỳ trƣớc, bạo lực gia đình, căng
thẳng trong cộng việc, thiếu sự đồng cảm từ gia đình – xã hội, thai kỳ với kết
cục xấu nhƣ sinh hó, thai chết [49].
Đái tháo đƣờng thai kỳ ĐTĐTK đƣợc định nghĩa là tình trạng rối loạn
dung nạp Glucose xuất hiện lần đầu tiên khi mang thai, rất thƣờng gặp trong
thai kỳ với tỉ lệ tại Việt Nam lên đến 20% [3]. ĐTĐTK ảnh hƣởng rất lớn đến
sức khỏe của bà mẹ cũng nhƣ của thai nhi. Ngƣời mẹ có thể mắc các bệnh lý
tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành và nguy cơ đái tháo đƣờng thật sự trong
tƣơng thai. Về phía thai nhi, việc kiểm soát đƣờng huyết không tốt trong thai
kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lƣu trong bụng mẹ hoặc các dự hậu không
tốt hác nhƣ thai to, hạ đƣờng huyết sau sinh, suy hô hấp, chấn thƣơng trong
cuộc sinh và mắc các bệnh lý chuyển hoá về sau. Sự tăng đƣờng huyết và
Insulin cản trở sự hoạt động bình thƣờng của trục hạ đồi – tuyến yên – thƣợng
thận, tăng các thay đổi do viêm và rối loạn điều hòa serotin từ đó ch hoạt
một chu trình stress sinh lý éo dài. Ngoài ra, ngƣời mẹ luôn trong tâm trạng
lo lắng về sự ảnh hƣởng xấu của bệnh lý đái tháo đƣờng lên con, cũng nhƣ
luôn trong tình trạng căng thẳng cố gắng kiểm soát đƣờng huyết trong thai kỳ.
Chính những lý do trên là nền tảng làm trầm trọng hơn các rối loạn tâm thần
sau sinh. Theo Arafa (2019) [24] đái tháo đƣờng đã đƣợc chứng minh là một
yếu tố nguy cơ quan trọng cho các rối loạn tâm thần dạng trầm cảm với nguy
cơ ƣớc tính là 1,24 (KTC 95%: 1,09 – 1,40). Ngày nay với xu hƣớng gia tăng
đáng ể cả tỉ lệ ĐTĐTK cũng nhƣ xu hƣớng TCSS, việc tìm hiểu mối liên
quan giữa hai vấn đề sức khỏe này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tại Việt
Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề trầm cảm của phụ
nữ trong thời kỳ hậu sản nói chung, tuy nhiên chƣa có một nghiên cứu nào
quan tâm đặc biệt đến nhóm sản phụ bị ĐTĐTK. Tại Bệnh viện (BV) Nhân
.
.
Dân Gia Định số sinh mỗi năm hoảng 10.000 ca nhƣng chƣa có một chƣơng
trình nào về chăm sóc và phát hiện TCSS của sản phụ nói chung cũng nhƣ
trên nhóm sản phụ ĐTĐTK. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ―Tỉ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở sản phụ đái tháo
đƣờng thai kỳ tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định‖ nhằm xác định tỉ lệ
TCSS ở nhóm sản phụ ĐTĐTK nhƣ thế nào, từ đó đề ra chiến lƣợc tiếp cận
phù hợp cho nhóm đối tƣợng này.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chính
Xác định tỉ lệ TCSS 4-6 tuần ở sản phụ ĐTĐTK tại BV Nhân Dân Gia
Định từ 01/09/2020 đến 31/03/2021.
2. Mục tiêu phụ
Xác định một số yếu tố liên quan đến TCSS 4-6 tuần ở sản phụ
ĐTĐTK.
.
.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Lịch sử
Các rối loạn trầm cảm ở ngƣời đƣợc ghi nhận từ lúc khởi đầu của lịch
sử. Năm 400 sau công nguyên, Hippocrates là ngƣời đầu tiên nhận ra bệnh
tâm thần sau sinh. Nhƣng mãi đến năm 1700 và 1800 có báo cáo trƣờng hợp
―miễn truy tố vì bệnh tâm thần thời kỳ hậu sản‖ trong y văn ở Pháp và Đức.
Năm 1818, Jean Esquirol là ngƣời đầu tiên mô tả chi tiết có 92 trƣờng hợp bị
rối loạn tâm thần hậu sản. Năm 1856, bác sĩ ngƣời Pháp Victor Louis Marc
cho ra đời cuốn sách ―Điều trị bệnh tâm thần ở ngƣời phụ nữ có thai‖ giải
thích rằng những thay đổi sinh lý liên quan thời kỳ hậu sản đã ảnh hƣởng đến
cảm xúc ngƣời mẹ và mô tả rất chi tiết về bệnh lý tâm thần thời kỳ hậu sản.
Trong thế kỷ 19, Freud 1917 đƣa ra sự phát triển bệnh sinh của trầm
cảm với mặc cảm và xung đột. Pitt B (1960) mô tả một dạng trầm cảm
― hông điển hình‖ gọi là hội chứng buồn sau sinh ở ngƣời mẹ tƣơng đối nhẹ
chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trong những năm 1970 đƣa ra hái niệm một
dạng nặng hơn mà hông có rối loạn tâm thần gọi là TCSS, bên cạnh có nhiều
nghiên cứu rộng rãi hơn dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn có hệ thống tiêu chuẩn
chẩn đoán để xác định tình trạng tâm thần ở những ngƣời mẹ mới sinh đã cho
ra TCSS từ nhẹ đến nặng rối loạn tâm thần.
Các nghiên cứu gần đây cũng xác định giai đoạn hậu sản là thời gian
làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tâm thần ở ngƣời mẹ [9], [16], [53].
.
.
1.1.2 Khái niệm
Rối loạn tâm thần thời kỳ hậu sản chia làm 3 loại:[9], [53]
- Buồn thoáng qua sau sinh
- TCSS
- Loạn thần sau sinh
Trong 3 loại rối loạn tâm thần trên thì buồn sau sinh là thƣờng gặp hơn
cả, TCSS thƣờng có diễn tiến dao động và khí sắc không ổn định. Hoang
tƣởng ở bệnh nhân TCSS nếu có thƣờng liên quan đến đứa trẻ mới sinh nhƣ
đứa trẻ bị ám bởi ma quỷ, có quyền năng đặc biệt hay có một số phận khủng
khiếp). Dù có triệu chứng loạn thần hay không thì bệnh cảnh thƣờng kèm theo
ý tƣởng tự tử, những ý nghĩ ám ảnh về bạo lực liên quan đến đứa trẻ, thiếu tập
trung và ch động.
Bảng 1.1 Phân loại rối loạn TCSS
Rối loạn Tần suất Khởi phát Triệu chứng
Buồn sau sinh 30-85% Trong tuần đầu tiên Cảm xúc dao động, dễ
khóc, mất ngủ, lo âu
TCSS 10-15% Thƣờng mơ hồ, Khí sắc trầm buồn, lo âu
trong 2-3 tháng đầu quá mức, mất ngủ
Loạn thần sau 0,1-0,2% Thƣờng trong 2 - 4 K ch động, gây hấn, khí
sinh tuần đầu sắc trầm hay hƣng phấn,
hoang tƣởng, giải thể
nhân cách, hành vi vô tổ
chức
Theo tác giả Nguyễn Thị Thục Minh [10]
.
.
1.2 THÔNG TIN CƠ SỞ RỐI LOẠN TRẦM CẢM
1.2.1 Dịch tễ học rối loạn trầm cảm
- Trong dân số chung, tỉ lệ ngƣời lớn bị mắc bệnh trầm cảm từ 10-15%,
có thể đến 25% ở phụ nữ, với ít nhất một cơn trầm cảm chủ yếu trong một
giai đoạn nào đó của cuộc sống [15], [62].
- Tỉ lệ rối loạn trầm cảm có thể bắt đầu ở bất kỳ tuổi nào và hay gặp
nhất trong lứa tuổi 20-50, trung bình là 40 tuổi [6], [9], [64].
- Giới tính: Phụ nữ trầm cảm gấp 2 lần nam giới thƣờng do thay đổi nội
tiết tố và do sinh đẻ [6], [9], [62], [70]. Nhƣ sự căng thẳng của bà mẹ trong
suốt thai kỳ có thể tăng hả năng đứa trẻ bị trầm cảm khi trở thành ngƣời lớn.
Tình trạng hôn nhân: trầm cảm chủ yếu tăng cao đáng ể ở ngƣời có mối quan
hệ xã hội kém hoặc li dị, góa, độc thân.
- Tình trạng trầm cảm chủ yếu hơn 75% bệnh nhân có ý tƣởng hành vi
tự tử, 60% không thể làm tiếp tục công việc nhƣ trƣớc, có khi dẫn đến hành vi
tự tử (10-15%).
1.2.2 Nguyên nhân của rối loạn trầm cảm
Di truyền
Một vài loại trầm cảm xảy ra trong gia đình, có thể tổn thƣơng sinh học
- di truyền. Trầm cảm chủ yếu cũng thấy xuất hiện từ thế hệ này sang thế hệ
khác ở vài gia đình. Mặc dù không rõ rệt nhƣ trong lƣỡng cực I hoặc II. Tuy
nhiên trầm cảm chủ yếu có thể xuất hiện ở ngƣời không có tiền sử gia đình.
Khởi đầu một giai đoạn trầm cảm thƣờng do một yếu tố bên ngoài nhƣ
một mất mát nghiêm trọng, suy nghĩ về bệnh mạn tính, quan hệ tình cảm khó
hăn, vấn đề tài chính hoặc bất kỳ một thay đổi không mong muốn trong cuộc
sống. Thƣờng có sự kết hợp của gen, tâm lý học và các yếu tố môi trƣờng có
liên quan tới sự khởi đầu của rối loạn trầm cảm.
.
.
Tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu có tính chất gia đình đƣợc ghi nhận.Tỉ
lệ ở trẻ sinh đôi cùng trứng là 65-75%, trong khi ở trẻ sinh đôi hác trứng chỉ
là 14-19% [9], [62].
Bất thƣờng trong chất dẫn truyền thần kinh
Trong vũ trụ có phức tạp bao nhiêu và hấp dẫn đến mấy thì não ngƣời
lại càng tinh vi phức tạp hơn rất nhiều. Có hơn 100 hóa chất trong não bộ
đƣợc biết nhƣ hóa chất thần kinh hoặc chất dẫn truyền thần kinh.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và sự hiểu biết của chúng ta tập trung vào
4 hệ thống hóa thần kinh: norepinephrine, serotonin, dopaminevà
acetylcholine.
- Norepinephrine: Norepinephrine giảm trong bệnh trầm cảm. Ngoài ra
thụ thể α2 adrenergic tiền tiếp hợp khi bị kích thích s làm giảm phóng thích
epinephrine.
- Serotonine: Việc làm giảm serotonin có thể thúc đẩy quá trình trầm
cảm. Trên vài bệnh nhân có xung động tự sát ngƣời ta thấy các chất chuyển
hóa của serotonine trong dịch não tủy giảm.
- Dopamine: ngoài norepinephrine và serotonine là hai chất quan trọng
có liên quan đến trầm cảm thì dopamine cũng đƣợc cho là có vai trò trong
bệnh nguyên.
Nội tiết
Trục tuyến thƣợng thận: mối liên quan giữa tăng tiết cortisol và trầm
cảm đã đƣợc ghi nhận từ lâu.
Trục tuyến giáp: các rối loạn tuyến giáp có liên quan đến các triệu
chứng cảm xúc, các xét nghiệm về trục tuyến giáp bình thƣờng, vẫn thấy có
sự giảm phóng thích TSH, sau khi chích TRH.
.
.
Điều quan trọng cần nhắc lại là không có một hệ thống dẫn truyền thần
kinh nào hoạt động độc lập cả. Các hệ thống norepinephrine và serotonine
hoạt động tƣơng tác lẫn nhau. Dù sao chỉ một mình giả thuyết về chất dẫn
truyền thần kinh hoặc nội tiết cũng hông đủ để giải thích toàn bộ bệnh cảnh
lâm sàng của trầm cảm. Có ý kiến là những nội tiết tố gây căng thẳng lƣu
thông trong máu của mẹ, có thể ảnh hƣởng tới sự phát triển não của thai trong
suốt thai kỳ. Trong trƣờng hợp này, là sự căng thẳng của mẹ tác động lên thai
[6], [9], [47], [65].
1.2.3 Triệu chứng trầm cảm theo ICD 10
Có thể liệt kê các triệu chứng [2], [6], [9], [13]
Khí sắc trầm cảm: Ngƣời bệnh than phiền mình cảm thấy buồn, chán
nản, trống rỗng, vô vọng hoặc ― hông còn tha thiết điều gì nữa‖.
Mất hứng thú: bất kỳ hình thức hoạt động nào mà trƣớc đó họ rất thích,
nhƣ hoạt động tình dục, sở thích các công việc hàng ngày.
Rối loạn tâm thần vận động: khoảng 50% bệnh nhân trở nên chậm
chạp, trí tuệ.
Các triệu chứng phổ biến khác là:
- Ăn mất ngon: khoảng 70% có triệu chứng này và kèm theo sụt cân.
- Rối loạn giấc ngủ: khoảng 80% bệnh nhân than phiền có một loại rối
loạn nào đó của giấc ngủ.
- Mất sinh lực: hầu hết biểu hiện mệt mỏi mặc dù không làm gì nhiều,
đa số các bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức lực.
- Mặc cảm tự ti và ý tƣởng tội lỗi: đánh giá thấp bản thân thƣờng tự
trách mình và khuếch đại các lỗi lầm nhỏ nhặt của mình. Nặng hơn có thể đi
đến hoang tƣởng thậm chí có cả ảo giác.
.
0.
- Thiếu quyết đoán và tập trung giảm 50% bệnh nhân than phiền suy
nghĩ của mình quá chậm, tập trung kém và rất đãng tr . Ứng xử trở nên lúng
túng do họ không thể đƣa ra các quyết định.
- Ý tƣởng tự sát: nghĩ về cái chết, 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong
vòng 12 tháng kể từ khi phát bệnh. Những trƣờng hợp tái diễn 15% chết do tự
sát.
- Lo âu: căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh trống ngực, mạch nhanh, cồn
cào bao tử. Các triệu chứng lo âu và trầm cảm đi èm. Đôi hi rất khó phân
biệt. Triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau lƣng, chuột rút, buồn nôn, táo bón, thở
nhanh, thở sâu, đau ngực. Thƣờng các triệu chứng này làm bệnh nhân trầm
cảm đến với cơ sở khám bệnh đa hoa thay vì tâm thần.
- Loạn thần: ảo giác và hoang tƣởng.
1.2.4 Chẩn đoán trầm cảm
Chẩn đoán xác định
Hiện nay, rối loạn trầm cảm chủ yếu đƣợc chẩn đoán xác định dựa trên
tiêu chuẩn Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ là DSM-5 (Diagnostic and Statistical
Manual of Mental disorders)[23].
Tiêu chuẩn chẩn đoán nhƣ sau:
A. Có 5 (hoặc nhiều hơn trong các triệu chứng sau đây đã hiện diện trong
thời gian 2 tuần và thể hiện sự thay đổi so với hoạt động lúc trƣớc; trong đó có t
nhất 1 trong các triệu chứng là triệu chứng (1) khí sắc trầm hoặc (2) giảm hứng
thú hay hài lòng.
Ghi chú: không bao gồm những triệu chứng rõ ràng do tình trạng y khoa
khác.
1. Khí sắc trầm hầu nhƣ cả ngày, gần nhƣ mọi ngày, có thể đƣợc cho biết
qua lời kể chủ quan (ví dụ: cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng) hoặc qua sự
.
1.
quan sát của ngƣời khác (ví dụ: trở nên đẫm lệ). (Ghi chú: ở trẻ em và vị thành
niên, có thể là khí sắc dễ bực tức.)
2. Giảm đáng ể sự hứng thú và hài lòng ở tất cả, hoặc gần nhƣ tất cả,
những hoạt động trong hầu nhƣ cả ngày, gần nhƣ mọi ngày đƣợc cho biết qua
đánh giá chủ quan hoặc qua quan sát).
3. Sụt cân đáng ể hi hông đang ăn iêng hay tăng cân (ví dụ: thay đổi
nhiều hơn 5% cân nặng trong 1 tháng), hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn
gần nhƣ mọi ngày. (Ghi chú: với trẻ em, là sự thất bại để đạt đƣợc cân nặng nhƣ
kỳ vọng.)
4. Mất ngủ hay ngủ nhiều gần nhƣ mọi ngày.
5. K ch động tâm thần-vận động hay chậm chạp gần nhƣ mọi ngày (có
thể quan sát đƣợc bởi ngƣời khác, không chỉ là cảm giác chủ quan về sự kích
động hoặc chậm chạp).
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lƣợng gần nhƣ mọi ngày.
7. Cảm giác vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi quá đáng hay hông phù hợp
(có thể là hoang tƣởng) gần nhƣ mọi ngày (không chỉ là sự tự trách mình hay tội
lỗi vì bị bệnh).
8. Giảm khả năng suy luận hay tập trung, hoặc sự lƣỡng lự gần nhƣ mọi
ngày đƣợc cho biết qua đánh giá chủ quan hoặc qua quan sát).
9. Suy nghĩ tái diễn về cái chết (không chỉ là sợ chết , ý nghĩ tự tử tái
diễn mà không có 1 kế hoạch cụ thể hoặc 1 sự cố gắng tự tử hoặc 1 kế hoạch cụ
thể cho tự tử.
B. Những triệu chứng này gây kiệt sức đáng ể trên lâm sàng hoặc sự suy
giảm trong hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực hoạt động quan
trọng khác.
.