Tỉ lệ nhiễm streptococcus nhóm b ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện nhân dân gia định

  • 108 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
VÕ THỊ CẨM NHUNG
TỈ LỆ NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B
Ở THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG THAI KỲ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ KIM PHỤNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả
Võ Thị Cẩm Nhung
.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ và sơ đồ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Sơ lược về Streptococcus nhóm B ...................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm vi sinh vật ....................................................................... 5
1.1.2. Dịch tễ học ...................................................................................... 6
1.1.3. Tính chất nuôi cấy .......................................................................... 7
1.1.4. Các test định danh GBS ................................................................. 8
1.1.5. Phương pháp nuôi cấy ................................................................... 8
1.2. GBS và thai kỳ .................................................................................. 10
1.2.1. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ nhiễm GBS ở thai phụ .................. 10
1.2.2. Ảnh hưởng của GBS trên thai phụ ............................................... 11
1.3. Ảnh hưởng của GBS trên trẻ sơ sinh ................................................ 12
1.4. Yếu tố nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm do GBS ........... 14
.
1.5. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ................................................... 15
1.6. Điều trị dự phòng nhiễm trùng sơ sinh sớm trên thai phụ nhiễm
GBS .................................................................................................. 16
1.6.1. Điều trị và hiệu quả của kháng sinh dự phòng theo CDC 2010 .. 16
1.6.2. Phác đồ kháng sinh dự phòng nhiễm trùng sơ sinh theo khuyến
cáo của CDC 2010 ........................................................................ 20
1.7. Các nghiên cứu về gbs trong và ngoài nước ..................................... 23
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 26
2.3. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 27
2.4. Cỡ mẫu .............................................................................................. 27
2.5. Cách tiến hành ................................................................................... 28
2.5.1. Địa điểm và thời gian thực hiện ................................................... 28
2.5.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 28
2.5.3. Nhân lực ........................................................................................ 28
2.6. Cách thu thập số liệu ......................................................................... 28
2.7. Biến số trong nghiên cứu .................................................................. 32
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 34
2.9. Vấn đề y đức ..................................................................................... 34
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ......................................................... 36
3.2. Tỉ lệ Streptococcus nhóm B âm đạo – trực tràng của thai phụ và
các yếu tố liên quan ........................................................................... 41
3.2.1. Tỉ lệ Streptococcus nhóm B âm đạo – trực tràng: ....................... 41
3.2.2. Liên quan đặc điểm dân số - xã hội và tỉ lệ nhiễm Streptococcus
.
nhóm B.......................................................................................... 42
3.2.3. Liên quan tiền căn sản phụ khoa và tỉ lệ nhiễm Streptococcus
nhóm B.......................................................................................... 44
3.2.4. Liên quan đặc điểm thai kỳ hiện tại và tỉ lệ nhiễm Streptococcus
nhóm B.......................................................................................... 45
3.2.5. Liên quan đặc điểm sinh hoạt, vệ sinh của thai phụ và tỉ lệ nhiễm
Streptococcus nhóm B .................................................................. 47
3.2.6. Tỉ lệ nhiễm GBS âm đạo – trực tràng của thai phụ và các yếu tố
liên quan (phân tích hồi quy đa biến) ........................................... 48
3.3. Đặc điểm trẻ sơ sinh của những thai phụ nhiễm Streptococcus
nhóm B .............................................................................................. 50
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 52
4.1.1. Đối tượng chọn vào nghiên cứu ................................................... 52
4.1.2. Thiết kế nghiên cứu...................................................................... 53
4.1.3. Công cụ nghiên cứu ..................................................................... 54
4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................. 54
4.2.1. Tỉ lệ nhiễm GBS âm đạo – trực tràng ở thai phụ đái tháo đường
thai kỳ ........................................................................................... 54
4.2.2. Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng
nghiên cứu với GBS ..................................................................... 60
4.2.3 Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm về thói quen vệ sinh của đối
tượng nghiên cứu với GBS ........................................................... 64
4.2.4. Liên quan giữa các yếu tố đặc điểm về tiền căn sản phụ khoa của
đối tượng nghiên cứu với GBS ..................................................... 67
4.2.5. Tỉ lệ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh, sinh ra từ các thai phụ có kết quả
.
cấy GBS dương tính, được điều trị dự phòng khi vào chuyển dạ. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................. 74
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ĐTĐTK : Đái tháo đường thai kỳ
KTC : Khoảng tin cậy
NTSS : Nhiễm trùng sơ sinh
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
AAP : American Academy of Pediatrics
ACOG : American College of Obstetricians and Gynecologists
ADA : American Diabetes Association
CAMP : Christie–Atkins–Munch-Petersen
CDC : Centers for Disease Control and Prevention
GBS : Streptococcus group B
LAT : Latex agglutination test
OR : Odds ratio
PCR : Polymerase chain-reaction
RT-PCR : real-time polymerase chain-reaction
WHO : World Health Organization
.
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
American Academy of Pediatrics Hội bác sĩ Nhi Hoa Kỳ
American College of Obstetricians and Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ
Gynecologists
American Diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ
Colonization Nhiễm
Group B Streptococcus Liên cầu khuẩn nhóm B
Latex agglutination test Thử nghiệm kết tụ
Odds ratio Tỉ số chênh
Polymerase chain reaction Phản ứng khuếch đại gen
Real time polymerase chain reaction Thời gian thực phản ứng khuếch đại gen
World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ........................................... 15
Bảng 1.2: Phác đồ kháng sinh dự phòng NTSS khởi phát sớm theo CDC 2010
......................................................................................................................... 20
Bảng 2.1. Các biến số dùng trong nghiên cứu ................................................ 33
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số - xã hội của mẫu nghiên cứu............................... 36
Bảng 3.2: Đặc điểm tiền căn sản phụ khoa của mẫu nghiên cứu ................... 39
Bảng 3.3: Đặc điểm sinh hoạt, vệ sinh của thai phụ ....................................... 39
Bảng 3.4: Đặc điểm thai kỳ hiện tại của mẫu nghiên cứu .............................. 40
Bảng 3.5: Liên quan đặc điểm dân số - xã hội và tỉ lệ nhiễm Streptococcus
nhóm B ............................................................................................................ 42
Bảng 3.6: Liên quan tiền căn sản phụ khoa và tỉ lệ nhiễm Streptococcus nhóm
B. ..................................................................................................................... 44
Bảng 3.7: Liên quan đặc điểm thai kỳ hiện tại và tỉ lệ nhiễm Streptococcus
nhóm B ............................................................................................................ 45
Bảng 3.8: Liên quan đặc điểm sinh hoạt, vệ sinh của thai phụ và tỉ lệ nhiễm
Streptococcus nhóm B..................................................................................... 47
Bảng 3.9: Tỉ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B và các yếu tố liên quan .......... 49
Bảng 3.10: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu trẻ sơ sinh. ........................ 51
Bảng 4.1: Tỉ lệ nhiễm GBS trên thai phụ đái tháo đường .............................. 55
Bảng 4.2: Tỉ lệ nhiễm GBS trên phụ nữ có thai tại Việt Nam ........................ 59
Bảng 4.3: So sánh tỉ lệ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh trong các nghiên cứu khác 72
.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Liên cầu khuẩn nhóm B .................................................................... 5
Hình 1.2: Hiện tượng tiêu huyết trên thạch máu của GBS ............................... 7
Hình 1.3 : Khúm GBS trên thạch máu .............................................................. 9
Hình 1.4: Test CAMP của GBS ...................................................................... 10
Hình 2.1: Cấy GBS trên môi trường sinh màu................................................ 30
Hình 2.2: Test CAMP ..................................................................................... 30
Hình 2.3: Cách lấy bệnh phẩm tìm GBS ......................................................... 31
.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ mắc Liên cầu khuẩn nhóm B theo chủng tộc và tuổi........... 7
Biểu đồ 1.2: Hiệu quả của chiến lược dự phòng NTSS ................................. 13
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ nhiễm GBS âm đạo – trực tràng trên thai phụ ................... 41
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh .................................................... 50
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ nhiễm GBS và nguồn nước sinh hoạt ................................ 64
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ nhiễm GBS và thói quen thụt rửa âm đạo.......................... 66
Biểu đồ 4.3: Phân bố tuổi thai ......................................................................... 69
Biểu đồ 4.4: Nhiễm GBS và giao hợp trong thai kỳ ....................................... 71
Sơ đồ 1.1. Lây truyền GBS từ mẹ sang con ................................................... 12
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 32
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào những năm 1970, Streptococcus nhóm B (GBS) nổi lên như là
nguyên nhân hàng đầu của tử suất và bệnh suất chu sinh ở Mỹ. Những báo
cáo trường hợp đầu tiên nhiễm trùng sơ sinh sớm do GBS tỉ lệ tử vong
khoảng 50%. Mẹ có GBS cư trú đường sinh dục hoặc đường tiêu hóa được
xem là nguyên nhân chính của bệnh [24]
Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được của trung tâm kiểm soát và phòng
bệnh Hoa Kỳ (CDC), tiến hành khảo sát 10 tiểu bang khắp nước Mỹ ước tính
mỗi năm có khoảng 1200 ca nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) khởi phát sớm (0-6
ngày sau sinh) do GBS. Trẻ sơ sinh nhiễm GBS khởi phát sớm thường bị suy
hô hấp, ngưng thở hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác trong 24 – 48 giờ sau
sinh. Các hội chứng lâm sàng phổ biến của nhiễm GBS khởi phát sớm ở trẻ sơ
sinh : nhiễm trùng huyết và viêm phổi, ít gặp hơn viêm màng não. Trong
những năm gần đây tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh nhiễm GBS khởi phát sớm
giảm từ 50% còn 4 - 6%, trong đó tỉ lệ tử vong cao ở nhóm trẻ sinh non, 20 –
30% ở trẻ sinh ≤ 33 tuần so với 2-3% ở trẻ đủ tháng [24]
Từ giữa thập niên 1980, những thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu
quan sát chỉ ra việc sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch trong chuyển dạ cho
những bà mẹ có nguy cơ lây truyền GBS cho con giúp giảm tỉ lệ lây truyền
trong tuần đầu tiên sau sinh.
Trong những năm 1990, khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng
trong chuyển dạ để dự phòng nhiễm trùng GBS chu sinh được Hiệp hội sản
phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và hội bác sĩ Nhi Hoa Kỳ (APP) công bố năm
1996.
Những hướng dẫn về ngăn ngừa NTSS khởi phát sớm do GBS được
công bố năm 2002 khuyến cáo toàn cầu tầm soát cho tất cả thai phụ từ 35 đến
.
2
37 tuần để nhận diện những thai phụ cần sử dụng kháng sinh dự phòng trong
chuyển dạ. Trước khi những dự phòng tích cực được thực hiện, ước tính có
khoảng 7500 trường hợp NTSS khởi phát sớm do GBS xảy ra hàng năm ở
Mỹ. Tỉ lệ bệnh giảm đáng kể liên quan đến tăng các biện pháp dự phòng chủ
động trong thập niên 1990, và tỉ lệ bệnh giảm sau đó cho thấy sự quan trọng
của tầm soát toàn cầu theo khuyến cáo năm 2002. Tuy nhiên, GBS vẫn là
nguyên nhân nhiễm trùng hàng đầu của tử suất và bệnh suất sơ sinh ở Mỹ [24]
Theo ACOG 2011, từ 10-30% thai phụ nhiễm GBS âm đạo – trực
tràng. Mẹ nhiễm GBS có thể bị: nhiễm trùng tiết niệu, viêm màng ối, viêm
nội mạc tử cung, nhiễm trùng huyết, hoặc hiếm hơn viêm màng não [14]
Ngoài ra, có một nghiên cứu đoàn hệ từ 2003 đến 2015, có 60.029 ca
sinh được đưa vào phân tích. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm GBS làm tăng
những bất lợi thai kỳ như sinh non, viêm nội mạc tử cung hậu sản… Bệnh đái
tháo đường thai kỳ gia tăng ở nhóm thai phụ dương tính với GBS. Phát hiện
này đưa giả thuyết đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) làm suy giảm miễn dịch
làm tăng nguy cơ nhiễm GBS [29]. Bệnh ĐTĐTK có tỉ lệ thay đổi từ 1-14%,
có xu hướng ngày càng gia tăng ở các quốc gia trên thế giới [65] và Việt Nam
cũng nằm trong xu hướng chung đó. Trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỉ lệ
ĐTĐTK 3-4% đến năm 2012 tỉ lệ này tăng lên 20% trên tổng số thai phụ
được khám thai tại các bệnh viện và cơ sở y tế chuyên khoa trên toàn quốc[1].
Hiện nay Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm GBS và lây
truyền GBS mẹ con. Nhưng chưa có nghiên cứu về GBS trên thai phụ có
ĐTĐTK. Ở Hà Nội có nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh. Ở thành phố
Hồ Chí Minh đã có 3 nghiên cứu về GBS tại bệnh viện Từ Dũ của các tác giả
: Đỗ Khoa Nam, Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Bùi Thị Thu Hương.
Ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định chưa có nghiên cứu về sàng lọc GBS
trên thai phụ và điều trị dự phòng nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm do GBS
.
3
thường trú ở âm đạo – trực tràng của mẹ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác
định tỉ lệ nhiễm GBS trên thai phụ ĐTĐTK tại bệnh viện Nhân dân Gia Định
để bổ sung thêm những dữ liệu lâm sàng về dự phòng nhiễm trùng mẹ và
nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm liên quan GBS, nhằm giúp cho việc chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ngày càng tốt hơn.
.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chính:
Xác định tỉ lệ nhiễm GBS âm đạo - trực tràng ở thai phụ đái tháo đường
thai kỳ đến khám thai tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 08/2019 đến
tháng 03/2020.
2. Mục tiêu phụ:
1. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm GBS âm đạo -
trực tràng ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ.
2. Tỉ lệ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh, sinh ra từ các thai phụ có kết quả cấy
GBS dương tính, được điều trị kháng sinh dự phòng khi vào chuyển
dạ.
.
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. SƠ LƢỢC VỀ STREPTOCOCCUS NHÓM B
1.1.1. Đặc điểm vi sinh vật
GBS là cầu khuẩn gram dương, đường kính trung bình 1 µm. Liên cầu
khuẩn xếp thành hình chuỗi vì nó phân chia trong một mặt phẳng thẳng góc
với trục của chuỗi. Chiều dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường
[2].
GBS có men Hemolysin làm tan hoàn toàn hồng cầu, cho nên trên môi
trường thạch máu cho vòng tiêu huyết β nhỏ. Nhóm này ly giải được Sodium
hippurate, rất ít khi nhạy cảm với Bacitrancin và thử nghiệm CAMP dương
tính [2]. CAMP là viết tắt tên của nhóm nghiên cứu (Christie–Atkins–Munch-
Petersen), tìm ra test này vào năm 1944.
Hình 1.1: Liên cầu khuẩn nhóm B
Nguồn: CDC
.
6
1.1.2. Dịch tễ học
GBS là vi khuẩn gram dương gây ra bệnh xâm lấn chủ yếu ở trẻ sơ
sinh, thai phụ hoặc sau sinh và người lớn tuổi, tỉ lệ mắc cao nhất ở trẻ nhỏ.
Tỉ lệ nhiễm GBS khác nhau tùy theo độ tuổi và sắc tộc. Tỉ lệ mắc bệnh
ở người da đen cao gấp 2 lần so với ở người da trắng và ít nhất 1,5 lần ở mọi
nhóm tuổi. Tỉ lệ tử vong do nhiễm GBS ở người da đen cao hơn đáng kể so
với người da trắng, trong đó độ tuổi chủ yếu là dưới 7 ngày tuổi và trên 45
tuổi [48].
Tỉ lệ nhiễm GBS ở các nước đang phát triển là 17,8% và vùng châu Á
Thái Bình Dương là 19% [58], trong khi đó ở Mỹ là 21,6% [29]
Khoảng 10 - 30% thai phụ có GBS cư trú ở âm đạo – trực tràng, khi
không có can thiệp, 50% mẹ nhiễm GBS sẽ truyền cho trẻ sơ sinh và 1-2% trẻ
sẽ bị NTSS khởi phát sớm do GBS [24]
Tỉ lệ mắc NTSS khởi phát sớm thay đổi đáng kể trên toàn cầu và đã
giảm tại Mỹ trong những năm gần đây. Trong vòng 15 năm (1990 -2005), tỉ lệ
mắc NTSS khởi phát sớm từ 1,7/1000 ca xuống còn 0,34 – 0,37/1000 ca. Từ
năm 2006 - 2015, tỉ lệ mắc NTSS khởi phát sớm từ 0,37/1000 ca sinh giảm
còn 0,23/1000 ca sinh [44].
Ngày càng có khoảng cách giữa tỉ lệ lây nhiễm ở trẻ sơ sinh da đen và
da trắng đối với bệnh NTSS khởi phát sớm do GBS. Các báo cáo giám sát của
Hoa Kỳ năm 2015 ước tính tỉ lệ 0,51 so với 0,17/1000 ca sinh đối với bệnh
NTSS khởi phát sớm ở trẻ da đen và da trắng tương ứng[25]. Cũng như tỉ lệ
tử vong ở người da đen cao hơn đáng kể so với người da trắng trong nhóm
dưới 7 ngày tuổi và trên 45 tuổi [48].
.
7
Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ mắc Liên cầu khuẩn nhóm B theo chủng tộc và tuổi [48]
1.1.3. Tính chất nuôi cấy
Theo khuyến cáo CDC, GBS nuôi cấy tốt nhất trong môi trường chọn
lọc dinh dưỡng vì độ nhạy cao và chi phí thấp. Bệnh phẩm lấy ở âm đạo - trực
tràng có chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau nên cần sử dụng môi trường cấy
có kháng sinh Gentamycin và Acid Nalidixic để giúp loại trừ những vi khuẩn
không phải là GBS.
Hình 1.2: Hiện tượng tiêu huyết trên thạch máu của GBS
Nguồn CDC
.
8
1.1.4. Các test định danh GBS [6]
- Test Catalase: giúp phân biệt Streptococcus nhóm B và Staphylococci.
- Thử nghiệm kháng nguyên – kháng thể: gồm các thử nghiệm kết tụ
(LAT: latex agglutination test) hoặc thử nghiệm huỳnh quang miễn dịch.
- Thử nghiệm tổng hợp chuỗi di truyền (PCR)
- Test CAMP: dùng để phân biệt Streptococcus nhóm B (test CAMP
dương tính) với Streptococcus pyogenes và các Streptococcus không phải
nhóm B (test CAMP âm tính).
1.1.5. Phƣơng pháp nuôi cấy [24]
Nhuộm gram mẫu dịch (âm đạo – trực tràng): nếu có cầu khuẩn gram
dương xếp thành chuỗi thì tiếp tục phân lập xác định liên cầu.
Cấy phân lập: cấy bệnh phẩm vào môi trường thạch máu, ủ trong bình
nến ở 37°C, có 5-10% CO2, theo dõi sự hình thành khuẩn lạc và tính chất tan
máu sau 18- 24 giờ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán liên cầu:
- Hình thái khuẩn lạc và tính chất tan máu trên môi trường thạch máu:
khúm thường nhỏ, 0,5 – 1 mm, trong suốt như giọt sương mù có vòng tiêu
huyết nhỏ trên thạch máu.
- Tính chất gram: vi khuẩn xếp thành chuỗi, bắt màu gram dương
- Thử nghiệm Optocin (-)
- Thử nghiệm Catalase (-)
- Thử nghiệm CAMP: dùng xác định Streptococcus group B
- Thử nghiệm định danh GBS
- Nguyên tắc: GBS có hiện tượng tiêu huyết hiệp đồng với
Staphylococcus aureus.
.