Tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị và các yếu tố liên quan trong chăm sóc điều dưỡng

  • 86 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG -
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
KHÓA 2019 – 2021
TỈ LỆ NGƯỜI BỆNH ĐAU SAU ĐỘT QUỊ VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRONG CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG
- NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
TỈ LỆ NGƯỜI BỆNH ĐAU SAU ĐỘT QUỊ VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRONG CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN DUY PHONG
2. GS. TS. FAYE HUMMEL
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công
trình nào khác.
Người thực hiện
Dương Thị Thu Hương
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ....................................................................i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1. Định nghĩa và một số khái niệm liên quan đến đau ....................................3
1.1.1. Định nghĩa đau ...........................................................................................3
1.1.2. Phân loại đau ..............................................................................................3
1.1.3. Áp dụng học thuyết thoải mái và mô hình tâm sinh lí của đau ..................4
1.1.4. Đau và các vấn đề quan tâm trong chăm sóc điều dưỡng ..........................6
1.1.5. Lượng giá đau .............................................................................................7
1.2. Đột quị ............................................................................................................10
1.2.1. Gánh nặng bệnh tật do đột quị .................................................................10
1.2.2. Định nghĩa đột quị và cơ chế bệnh sinh ...................................................11
1.2.3. Phân loại đột quị .......................................................................................11
1.2.4. Yếu tố nguy cơ của đột quị.......................................................................12
1.2.5. Đánh giá chức năng thần kinh trong đột quị ............................................12
1.2.6. Đánh giá sức cơ trong đột quị ..................................................................13
1.3. Đau sau đột quị .............................................................................................13
.
.
1.3.1. Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của đau sau đột quị ...............................13
1.3.2. Ý nghĩa của đau sau đột quị .....................................................................14
1.3.3. Các vị trí đau sau đột quị ..........................................................................15
1.3.4. Đánh giá đau sau đột quị và vai trò nhận định của điều dưỡng ...............16
1.3.5. Các yếu tố liên quan đến đau sau đột quị .................................................19
1.4. Các nghiên cứu về đau sau đột quị..............................................................20
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................23
2.1.1. Dân số mục tiêu ........................................................................................23
2.1.2. Dân số nghiên cứu ....................................................................................23
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...............................................................................23
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................23
2.2.2. Cỡ mẫu .....................................................................................................24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................24
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu ...........................................................................24
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu ................................................................24
2.2.6. Các biến trong nghiên cứu........................................................................26
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................28
2.2.8. Xử lí số liệu ..............................................................................................28
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................30
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của dân số nghiên cứu .......................................30
.
.
3.1.1. Giới tính ....................................................................................................30
3.1.2. Tuổi...........................................................................................................31
3.2. Đặc điểm lâm sàng ở người bệnh đột quị não .......................................... 32
3.2.1. Đột quị tái phát ......................................................................................... 29
3.2.3. Chức năng thần kinh .................................................................................33
3.2.4. Sức cơ MRC .............................................................................................33
3.2.5. Đặc điểm bệnh đi kèm và tiền sử .............................................................34
3.3. Tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị và các vị trí đau thường gặp ................34
3.3.1. Tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị ..............................................................34
3.3.2. Các vị trí đau sau đột quị thường gặp.......................................................35
3.4. Cường độ đau sau đột quị và một số đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm
lâm sàng có liên quan ..........................................................................................37
3.4.1. Cường độ đau đầu ....................................................................................37
3.4.2. Cường độ đau vai .....................................................................................39
3.4.3. Cường độ đau khác ...................................................................................41
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................42
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của dân số nghiên cứu .......................................42
4.1.1. Đặc điểm về tuổi.......................................................................................42
4.1.2. Đặc điểm về giới .....................................................................................42
4.2. Đặc điểm lâm sàng ở người bệnh đột quị ...................................................43
4.2.1 Đặc điểm về đột quị tái phát ......................................................................43
4.2.2. Đặc điểm về phân loại đột quị ..................................................................43
4.2.3. Đặc điểm về chức năng thần kinh ............................................................43
4.2.4. Đặc điểm về sức cơ MRC ........................................................................44
.
.
4.2.5. Đặc điểm về bệnh đi kèm và tiền sử ........................................................44
4.3. Tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị và các vị trí đau thường gặp ................45
4.3.1. Tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị ..............................................................45
4.3.2. Các vị trí đau sau đột quị thường gặp.......................................................47
4.4. Cường độ đau sau đột quị và một số đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm
lâm sàng có liên quan ..........................................................................................50
4.4.1. Cường độ đau đầu và phân loại đột quị....................................................50
4.4.2. Cường độ đau vai và sức cơ, điểm NIHSS...............................................50
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ......................................................51
KẾT LUẬN ..............................................................................................................53
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Tiếng Việt
American Heart Association/ Hiệp hội tim mạch Hoa Kì/
AHA/ASA
American Stroke Association Hiệp hội đột quị Hoa Kì
ANA American Nurses Association Hiệp hội điều dưỡng Hoa Kì
Douleur Neuropathique en 4 Bảng câu hỏi chẩn đoán đau
DN4
question thần kinh
FPS Face Pain Scale Thang điểm khuôn mặt
Internal Association for the Hiệp hội nghiên cứu đau
IASP
Study of Pain quốc tế
MRC Medical Research Council Hội đồng nghiên cứu Y học
North American Nursing Hiệp hội Chẩn đoán Điều
NANDA
Diagnoses Association dưỡng Bắc Hoa Kì
National Institute of Health Thang điểm đột quị Viện Y tế
NIHSS
Stroke Scale quốc gia
NRS Numeric Rating Scale Thang điểm số
Numeric Rating Scale-Face Pain Thang điểm số kết hợp với
NRS-FPS
Scale khuôn mặt
Scottish Intercollegiate Hệ thống hướng dẫn
SIGN
Guidelines Network Liên Đại học Scotland
VAS Visual Analogue Scale Thang điểm nhìn đồng dạng
VRS Verbal Rating Scale Thang điểm lời nói
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
.
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố giới tính theo nhóm tuổi trong dân số nghiên cứu................. 28
Bảng 3.2: Phân bố nhóm tuổi trong dân số nghiên cứu ....................................... 28
Bảng 3.3: Kết quả điểm NIHSS ở người bệnh đột qui ........................................ 30
Bảng 3.4: Kết quả điểm MRC ở người bệnh đột quị ........................................... 30
Bảng 3.5: Phân bố bệnh đi kèm và tiền sử trong dân số nghiên cứu ................... 31
Bảng 3.6: Phân bố vị trí đau sau đột quị trong dân số nghiên cứu ...................... 32
Bảng 3.7: Tỉ lệ đau đầu ở các phân loại đột quị ................................................... 32
Bảng 3.8: Tỉ lệ đau vai ở các phân loại đột quị.................................................... 33
Bảng 3.9: Tỉ lệ đau khác ở các phân loại đột quị ................................................. 33
Bảng 3.10: So sánh cường độ đau đầu trung bình theo phân loại đột quị ........... 34
Bảng 3.11: So sánh cường độ đau đầu trung bình theo giới tính ......................... 35
Bảng 3.12: Hệ số hồi qui tuyến tính giữa cường độ đau đầu với tuổi ................. 35
Bảng 3.13: Hệ số hồi qui tuyến tính giữa cường độ đau đầu với điểm NIHSS ... 35
Bảng 3.14: So sánh cường độ đau vai trung bình theo phân loại đột quị ............ 35
Bảng 3.15: So sánh cường độ đau vai trung bình theo giới tính .......................... 36
Bảng 3.16: Hệ số hồi qui tuyến tính giữa cường độ đau vai với tuổi .................. 37
Bảng 3.17: Hệ số hồi qui tuyến tính giữa cường độ đau vai với sức cơ .............. 37
Bảng 3.18: Hệ số hồi qui tuyến tính giữa cường độ đau vai với điểm NIHSS .... 38
Bảng 3.19: Phân bố cường độ đau khác trong dân số nghiên cứu ....................... 39
.
i.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính trong dân số nghiên cứu .........................................27
Biểu đồ 3.2: Phân bố đột quị tái phát trong dân số nghiên cứu ..............................29
Biểu đồ 3.3: Phân loại đột quị trong dân số nghiên cứu .........................................29
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị trong dân số nghiên cứu ................31
Biểu đồ 3.5: Phân bố cường độ đau đầu trong dân số nghiên cứu ..........................34
Biểu đồ 3.6: Phân bố cường độ đau vai trong dân số nghiên cứu...........................36
.
.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung học thuyết thoải mái của Kolcaba ................................................... 5
Hình 1.2: Khung học thuyết thoải mái của Kolcaba áp dụng vào nghiên cứu ........... 5
Hình 1.3: Thang điểm số ............................................................................................. 8
Hình 1.4: Thang điểm nhìn đồng dạng ....................................................................... 9
Hình 1.5: Thang điểm khuôn mặt của Wong, Hockenberry-Eaton và Wilson ........... 9
Hình 1.6: Thang điểm đồng dạng và thang điểm khuôn mặt .................................... 10
Hình 1.7: Thang đo dọc kết hợp số với khuôn mặt đánh giá cường độ đau ............. 18
.
.
.
.
MỞ ĐẦU
Đột quị là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên toàn
thế giới [20]. Khi các nước thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam trải qua quá
trình chuyển đổi sức khỏe từ bệnh truyền nhiễm sang bệnh mãn tính không lây, người
bệnh đột quị nhập viện đều đặn tăng. Gánh nặng bệnh tật của đột quị không chỉ ở tỉ
lệ tử vong cao, mà tỉ lệ mắc bệnh cũng cao, hậu quả là 50% số người sống sót tàn tật
và để lại những biến chứng lâu dài [13].
Đau sau đột quị là một vấn đề lâm sàng phổ biến và phức tạp. Tuy nhiên, thách
thức của việc xác định đau sau đột quị bao gồm bản chất chủ quan của đau và những
yếu tố liên quan đến người bệnh đột quị như rối loạn ngôn ngữ, thiếu tập trung, giảm
khả năng nhận thức có thể gây khó khăn cho việc báo cáo đau [32]. Mặc dù có một
số thang điểm đau nhưng chưa thang điểm đau cụ thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn
được đưa ra để đánh giá mức độ đau sau đột quị [24]. Do chưa được đánh giá và điều
trị phù hợp, đau sau đột quị ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh, thể hiện ở năm khía cạnh chính là gia tăng sự lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi;
đồng thời giảm chức năng nhận thức và vận động thể chất; cuối cùng làm chậm quá
trình phục hồi chức năng [5], tăng tỉ lệ tử vong và tự tử [73]. Chính vì thế, chủ động
hỏi về cơn đau trên người bệnh đột quị là cần thiết và điều quan trọng là phải xác
định thang đo đau phù hợp với khiếm khuyết từng cá nhân vì có thể không có thang
điểm duy nhất nào hiệu quả cho tất cả người bệnh đôt quị do sự thiếu hụt thần kinh
trong dân số này không đồng nhất.
Trong thực hành điều dưỡng, dựa trên tổng hợp các chẩn đoán điều dưỡng theo
phân loại NANDA ở người bệnh đột quị, các vấn đề được quan tâm phổ biến hàng
đầu là nguy cơ té ngã, suy giảm vận động; tiếp theo là nguy cơ hít sặc, suy giảm khả
năng giao tiếp bằng lời và vấn đề tâm lí, tương tác xã hội [16]. Có thể nhận thấy, trên
lâm sàng, vấn đề đau sau đột quị chưa được chú trọng và có thể bị bỏ sót nếu điều
dưỡng chưa có nhận thức đầy đủ về đau sau đột quị. Trong nghiên cứu điều dưỡng,
đề tài về đau sau đột quị chủ yếu là tài liệu nước ngoài, ở Việt Nam nghiên cứu điều
dưỡng về đau sau đột quị còn nhiều hạn chế và chưa được công bố rộng rãi. Chính vì
.
.
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị và các yếu tố
liên quan trong chăm sóc điều dưỡng” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỉ lệ người bệnh đau sau đột quị và các vị trí đau thường gặp.
2. Mô tả đau sau đôt quị về cường độ và một số đặc điểm nhân khẩu học,
đặc điểm lâm sàng có liên quan trong chăm sóc điều dưỡng.
.
.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa và một số khái niệm liên quan đến đau
1.1.1. Định nghĩa đau
Theo Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) năm 1994: “Đau là một cảm giác
khó chịu và sự chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức hoặc
mô tả như là một tổn thương tổ chức, hoặc cả hai”. Định nghĩa đau này có giá trị và
vẫn được sử dụng hiện nay vì xác định rõ đau là một trải nghiệm chủ quan, bao gồm
cả phương diện sinh lý và cảm xúc. Đồng thời, phát hiện rằng cơn đau có liên quan
đến một kích thích cụ thể như tổn thương mô; hoặc trải nghiệm khó chịu khác.
Một định nghĩa về đau của McCaffery đưa ra năm 1968, được sử dụng rộng rãi
trong thực hành điều dưỡng, nhấn mạnh vào bản chất chủ quan của đau, là: “Đau là
bất cứ điều gì mà người trải nghiệm nói, tồn tại bất cứ khi nào người đó nói đau” [25].
Về mặt sinh lí, đau là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, cảm giác đau xuất hiện tại vị
trí tổn thương, tạo ra các đáp ứng nhằm loại trừ tác nhân gây đau. Tuy nhiên, đau
nhiều và kéo dài có thể gây hại cho người bệnh.
1.1.2. Phân loại đau
Đau có thể phân loại theo thời gian hay cơ chế bệnh sinh. Phân loại theo thời gian
có thể chia thành đau cấp tính và đau mãn tính, phân loại theo cơ chế bệnh sinh có
thể chia thành đau cảm thụ, đau thần kinh và đau hỗn hợp.
Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh, mà người bệnh phải chịu
đựng trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng). Đau mãn tính là đau dai dẳng tái đi tái
lại nhiều lần, mà người bệnh phải chịu đựng trong thời gian lớn hơn 3 tháng.
Đau cảm thụ là đau do kích thích tại thụ thể đau bởi các tác nhân như nóng, lạnh,
chấn động hay hóa chất [44]. Đau cảm thụ bao gồm đau thân thể và đau nội tạng. Đau
thân thể là quá trình đau thụ cảm ở da, xương, khớp, tế bào biểu mô và cơ. Đau nội
tạng là quá trình đau thụ cảm ở các cơ quan nội tạng như dạ dày, thận, túi mật…Đau
.
.
thần kinh là đau do tổn thương hay rối loạn chức năng hệ thống thần kinh gây nên
[15], [47]. Đau hỗn hợp gồm cả hai cơ chế đau cảm thụ và đau thần kinh.
1.1.3. Áp dụng học thuyết thoải mái và mô hình tâm sinh lí của đau
Học thuyết về sự thoải mái được phát triển khi Kolcaba tiến hành phân tích khái
niệm về sự thoải mái, nghiên cứu tổng quan tài liệu từ một số ngành, bao gồm điều
dưỡng, y học, tâm lý và phát triển lần đầu tiên vào những năm 1990. Đây là một học
thuyết tầm trung cho thực hành chăm sóc, giáo dục và nghiên cứu. Học thuyết này
đặt sự thoải mái lên hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo mô hình của
học thuyết, sự thoải mái là kết quả mong muốn ngay lập tức của việc chăm sóc điều
dưỡng. Sau khi ba hình thức thoải mái và bốn bối cảnh trải nghiệm toàn diện của con
người được giới thiệu, một cấu trúc phân loại đã được tạo ra để hướng dẫn đánh giá,
đo lường và đánh giá mức độ thoải mái của bệnh nhân. Theo Kolcaba, sự thoải mái
là sản phẩm của nghệ thuật chăm sóc toàn diện. Kolcaba mô tả sự thoải mái tồn tại
dưới ba dạng: nhẹ nhõm, dễ dàng và siêu việt. Nếu các nhu cầu thoải mái cụ thể của
bệnh nhân được đáp ứng, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái với cảm giác nhẹ nhõm.
Ví dụ, một bệnh nhân nhận được dùng thuốc giảm đau trong chăm sóc hậu phẫu đang
nhận được sự thoải mái ở hình thức nhẹ nhõm. Hình thức dễ dàng là tình trạng thoải
mái trong mãn nguyện. Ví dụ, sự lo lắng của bệnh nhân được xoa dịu. Hình thức siêu
việt được mô tả là một trạng thái thoải mái trong đó bệnh nhân có thể vượt lên trên
những thử thách của họ. Bốn bối cảnh mà sự thoải mái của bệnh nhân có thể xảy ra
bao gồm thể chất, tâm lý, môi trường và văn hóa xã hội.
Lý thuyết về sự thoải mái coi bệnh nhân là cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc cộng
đồng là đối tượng cần được chăm sóc sức khỏe. Môi trường là bất kỳ khía cạnh nào
của môi trường xung quanh bệnh nhân, gia đình hoặc tổ chức có thể được tác động
bởi điều dưỡng hoặc người thân để tăng cường sự thoải mái. Sức khỏe được coi là
hoạt động tối ưu ở người bệnh, nhóm, gia đình hoặc cộng đồng. Trong mô hình, chăm
sóc điều dưỡng được mô tả là quá trình đánh giá nhu cầu thoải mái của bệnh nhân,
phát triển và thực hiện các kế hoạch chăm sóc điều dưỡng thích hợp và đánh giá sự
.
.
thoải mái của bệnh nhân sau khi kế hoạch chăm sóc đã được thực hiện. Đánh giá nhu
cầu thoải mái có thể là khách quan, như quan sát vết thương, hoặc chủ quan, chẳng
hạn như hỏi bệnh nhân xem họ có cảm thấy thoải mái hay không. Nhu cầu chăm sóc
sức khỏe hay nhu cầu thoải mái được định nghĩa là những nhu cầu được xác định bởi
bệnh nhân hoặc gia đình trong một môi trường thực hành cụ thể. Các biến số can
thiệp là các yếu tố không có khả năng thay đổi và điều dưỡng ít có khả năng kiểm
soát như tình trạng bệnh lí, tiên lượng, tình hình tài chính, mức độ hỗ trợ xã hội. Hành
vi tìm kiếm sức khỏe là những hành vi của người bệnh nhằm nâng cao sức khỏe.
Hình 1.1. Khung học thuyết thoải mái của Kolcaba
Học thuyết thoải mái của Kolcaba hướng dẫn khung học thuyết cho nghiên
cứu. Trong nghiên cứu này, người bệnh có nhu cầu thoải mái là đau sau đột quị.
Những nhu cầu này có thể được xác định bởi điều dưỡng và đo lường bằng thang đo
đánh giá đau. Với mục tiêu cuối cùng là nhận định được đau trên người bệnh và thực
hiện những can thiệp giảm đau phù hợp.
Nhu cầu Can thiệp Các biến số Mở rộng sự
chăm sóc thoải mái can thiệp thoải mái
sức khỏe
Đau sau đột Đánh giá đau Các đặc điểm Giảm đau
Ng quị sau đột quị lâm sàng
Hình 1.2. Khung học thuyết thoải mái của Kolcaba áp dụng vào nghiên cứu
.
.
Trước đây, các yếu tố tâm lí và sinh lí được coi là những thành phần riêng biệt theo
quan điểm nhị nguyên. Ngày nay, việc thừa nhận rằng các yếu tố tâm lý, chẳng hạn
như căng thẳng và sợ hãi, có thể ảnh hưởng đến việc báo cáo triệu chứng và đáp ứng
với điều trị dẫn đến sự phát triển của mô hình tâm sinh lí của đau.
Phần sinh lí đại diện cho cơ chế tổn thương và các quá trình thụ cảm đau, nó xem
xét các khía cạnh sinh lí của trải nghiệm đau.
Phần tâm lí liên quan đến cảm xúc và nhận thức, làm kích hoạt các phản ứng cảm
xúc và do đó khuếch đại trải nghiệm đau. Có thể nói, các yếu tố tâm lý, chẳng hạn
như sợ hãi và lo lắng, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các cơn đau
mãn tính [28].
1.1.4. Đau và các vấn đề quan tâm trong chăm sóc điều dưỡng
Đau là lí do mà người bệnh tìm đến sự hỗ trợ y tế phổ biến nhất [74]. Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) và Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP) coi việc điều trị đau là
quyền con người, trong khi ở nhiều trung tâm, đau được xem xét như dấu hiệu sinh
tồn thứ năm [18], [66]. Để người bệnh chịu đựng đau trong quá trình nằm viện là điều
không thể chấp nhận ở cả khía cạnh chuyên môn cũng như đạo đức. Vì thế, đánh giá
đau là chìa khóa quan trọng trong chăm sóc điều dưỡng tại môi trường lâm sàng.
Quản lí đau hiệu quả phải dựa trên đánh giá toàn diện về đau ở người bệnh. Để đánh
giá đau có căn cứ mạnh mẽ, người điều dưỡng tổng hợp các kiến thức từ nhiều nguồn,
bao gồm các học thuyết và nghiên cứu để có kiến thức về bệnh học, cơ chế đau và
cách chăm sóc. Tất cả điều dưỡng cần có khả năng đánh giá đau trên người bệnh. Sử
dụng các thang đo đau là một nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc và quản lí đau [17].
Đặc biệt, điều dưỡng có vai trò quan trọng trong quản lí đau, bởi điều dưỡng chăm
sóc người bệnh liên tục, dành nhiều thời gian bên giường bệnh, đồng thời, có thể ghi
chép, báo cáo hiệu quả của việc chăm sóc và đáp ứng giảm đau của người bệnh. Ngoài
ra, người điều dưỡng cũng mở rộng vai trò chăm sóc trong phối hợp với đội ngũ phục
hồi chức năng, giáo dục sức khỏe, và xây dựng mối quan hệ điều dưỡng-người bệnh
có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục.
.
.
1.1.5. Lượng giá đau
Đau là một phức hợp triệu chứng nhiều chiều được xác định không chỉ bởi dấu
hiệu tổn thương mô và cơ quan nhận cảm mà còn bởi trải nghiệm đau từ trước, động
cơ thúc đẩy, niềm tin cá nhân, môi trường và nhiều yếu tố khác. Không có một chỉ
tiêu khách quan nào lượng giá đầy đủ sự tồn tại của đau. Thông báo đau của bản thân
người bệnh là căn cứ lượng giá tin cậy nhất về trải nghiệm đau mang tính chất cá
nhân của người bệnh.
Các phương tiện tự đánh giá ước lượng đau có thể phân loại thành phương tiện
đánh giá đau một chiều hoặc đa chiều tùy theo mục đích sử dụng.
Tuy nhiên, một số thang điểm đánh giá đau đa chiều còn quá phức tạp để sử dụng
phổ biến và lặp đi lặp lại ở người bệnh. Những phương pháp đơn giản đánh giá cường
độ đau có thể được sử dụng trong thực hành lâm sàng. Các thang điểm đánh giá đau
một chiều thường được sử dụng là thang điểm miêu tả bằng lời nói, thang điểm số,
thang điểm nhìn đồng dạng, thang điểm khuôn mặt.
1.1.5.1. Thang điểm miêu tả bằng lời nói (VRS)
Thang điểm miêu tả bằng lời nói là hình thức cũ nhất của phương tiện lượng giá
đau mà ở đó người bệnh được yêu cầu mô tả cảm giác đau hiện tại của mình bằng
cách chọn trong dãy các tính từ phản ánh các mức khác nhau của cường độ đau. Thang
điểm như vậy bao gồm từ 2 đến 7 từ.
Trong hình thức đơn giản nhất, người bệnh sẽ lựa chọn “có” hoặc “không” với câu
hỏi “Ông/bà/cô/bác/anh/chị có đau không?”. Trong lâm sàng, thường sử dụng thang
điểm 4 cấp độ mô tả bằng lời nói bao gồm các từ không đau (none), đau nhẹ (mild
pain), đau trung bình (moderate pain) và đau dữ dội (severe pain). Thang điểm 5 từ
gồm nhẹ (mild), khó chịu (discomforting), rất đau đớn (distressing), đau kinh khủng
(horrible), hết sức đau đớn (excruciating).
Điều không thuận lợi khi sử dụng các thang điểm đánh giá mức độ đau này bao
gồm sự hạn chế trong lựa chọn mô tả, khuynh hướng mang tính chất chủ quan của
.
.
người bệnh, không mang tính tự nhiên liên tục, các biến này cần một test cho thống
kê phi tham số. Tuy nhiên, các biến đánh giá đau này có mối tương quan chặt với
thang điểm nhìn đồng dạng (VAS).
1.1.5.2. Thang điểm số (NRS)
Thang điểm số (NRS) là đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Thang điểm
này thường chia vạch từ 0 tới 10, với 0 là không đau (no pain) và 10 là đau không
tưởng tượng nổi (the worst pain imaginable). Bệnh nhân lựa chọn diễn tả bằng lời nói
hoặc vẽ một vòng tròn xung quanh (diễn tả bằng viết) số mà ở đó diễn tả tốt nhất cảm
giác đau của mình, thường là cường độ đau.
Hình 1.3: Thang điểm số
“Nguồn: Acute Pain Management, 2009” [78]
Thuận lợi của thang điểm số là sự đơn giản, có thể tái sử dụng, dễ hiểu và nhạy
cảm với sự thay đổi nhỏ trong cảm giác đau. Trẻ nhỏ 5 tuổi có khả năng đếm và có
một vài khái niệm về các số có thể sử dụng thang điểm này.
1.1.5.3. Thang điểm nhìn đồng dạng (VAS)
Khái niệm về định lượng cảm giác chủ quan (ví dụ sự phiền muộn, lo lắng, e sợ,
hạnh phúc) nhờ sử dụng thang điểm nhìn đồng dạng đã được các bác sĩ tâm thần quan
tâm áp dụng từ lâu. Huskisson là người đầu tiên đưa ra khả năng và xác nhận tính
hợp lý của việc ước lượng cường độ đau bằng thang điểm nhìn đồng dạng (VAS).
Thang điểm này tương tự như thang điểm số NRS đáp ứng bằng lời nói, nhưng ở đây
bệnh nhân đánh dấu lên vị trí của thước ước lượng, một đầu đánh dấu là không đau
(no pain), và đầu còn lại là đau không tưởng tượng nổi (worst pain imaginable), mà
ở đó bệnh nhân cảm giác đau mạnh mẽ nhất (Hình 1.2). Điểm số thu được bằng cách
.