Tỉ lệ đau vùng chậu ở thai phụ tuần 29 đến tuần 41 thai kỳ theo bảng câu hỏi pgq và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa bình định
- 113 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
HỒ NỮ DUYÊN QUANG
TỈ LỆ ĐAU VÙNG CHẬU Ở THAI PHỤ TUẦN 29
ĐẾN TUẦN 41 THAI KỲ THEO BẢNG CÂU HỎI PGQ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔ MAI XUÂN HỒNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hồ Nữ Duyên Quang
.
.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................. 5
1.1. Định nghĩa đau vùng chậu ....................................................................... 5
1.2. Giải phẫu học sàn chậu ............................................................................. 5
1.3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng ĐCVTK ....................................................... 8
1.4. Bệnh nguyên đau vùng chậu .................................................................... 10
1.5. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 12
1.6. Chẩn đoán đau vùng chậu ........................................................................ 14
1.7. Chẩn đoán phân biệt ................................................................................ 18
1.8. Điều trị đau vùng chậu trong thai kỳ........................................................ 20
1.9. Tiên lượng ................................................................................................ 23
1.10. Quản lý và phòng ngừa đau vùng chậu thai kỳ .................................... 23
1.11. Các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 25
1.12. Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định .................................. 27
.
.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 30
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30
2.3. Dân số nghiên cứu .................................................................................... 30
2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................... 30
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ....................................................................... 31
2.6. Thu thập số liệu: có 2 tiến trình thu thập số liệu...................................... 37
2.7. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu .......................................... 39
2.8. Xử lý số liệu ............................................................................................. 43
2.9. Vấn đề y đức ............................................................................................ 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 44
3.1. Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng nghiên cứu ................................. 45
3.2. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu ......................................... 46
3.3. Tỉ lệ đau vùng chậu thai kỳ và phân loại ................................................. 48
3.4. Đau vùng chậu theo bộ câu hỏi PGQ ....................................................... 49
3.5. Mối liên quan giữa đau vùng chậu và một số yếu tố ............................... 53
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 60
4.1. Ý nghĩa đề tài và hướng nghiên cứu ........................................................ 60
4.2. Bộ câu hỏi PGQ sàng lọc đau vùng chậu trong thai kỳ ........................... 61
4.3. Tỉ lệ đau vùng chậu thai kỳ và các dạng đau vùng chậu ......................... 63
4.4. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu ............................................. 65
4.5. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu ......................................... 67
4.6. Liên quan giữa đau vùng chậu thai kỳ và các đặc tính thai phụ .............. 68
4.7. Liên quan giữa đau vùng chậu với đặc điểm tiền căn sản khoa .............. 69
.
.
4.8. Liên quan giữa đau vùng chậu và một số biến số .................................... 71
4.9. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi PGQ phiên bảng tiếng Anh
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi PGQ phiên bảng Việt hóa
Phụ lục 3 Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 4 Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 5 Quyết định tên đề tài và người hướng dẫn
Phụ lục 6 Quyết định y đức
Phụ lục 7 Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 8 Danh sách thai phụ tham gia nghiên cứu
.
.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BMI Chỉ số khối cơ thể
ĐTL Đau thắt lưng
ĐVC Đau vùng chậu
ĐVCTK Đau vùng chậu thai kỳ
KTC Khoảng tin cậy
Tiếng Anh
BMI Body Mass Index
DRI Disability Roland Index
DSP Diastocation Symphysis Pubis
IASP The International Association for the Study of pain
LBP Lumbar back pain
NHMRC National Health and Medical Research Council
ODI Owestry Disability Index
OR Odd Ratio
PGP Pelvic girdle pain
PGQ Pelvic girdle questionnaire
PPGP Pregnancy related Pelvic girdle pain
RMDQ Roland Morris Disability Questionaire
SIJ Sacro iliac joint
SPJ Pubis symphysis joint
VAS Visual analogue scale
.
.
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
Tiếng Anh Tiếng Việt
Disability Roland Index Chỉ số khuyết tật Roland
Diastocation Symphysis Pubis Rối loạn giao cảm khớp mu
Lumbar Back Pain Đau thắt lưng
National Health and Medical Hội đồng nghiên cứu Y tế và sức
Research Council khỏe quốc gia Úc
Owestry Disability Index Chỉ số tàn tật Owestry
Pelvic girdle pain Đau vùng chậu
Pelvic girdle questionnaire Bảng câu hỏi đau vùng chậu
Pubis symphysis joint Khớp mu
Sacro iliac joint Khớp cùng chậu
Pregnancy related Pelvic girdle pain Đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ
Roland Morris Disability Bảng câu hỏi Roland Morris
Questionaire
The international Association for the Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau
Study of pain
Visual analogue scale Thang điểm cường độ đau dạng nhìn
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng nghiên cứu ...................... 45
Bảng 3.2. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu ............................... 46
Bảng 3.3. Phân loại ĐVCTK........................................................................... 48
Bảng 3.4. Đau vùng chậu theo bộ câu hỏi PGQ ............................................. 49
Bảng 3.5. Điểm trung bình của bộ câu hỏi PGQ ............................................ 52
Bảng 3.6. Mức độ đau theo PGQ ................................................................... 52
Bảng 3.7. Liên quan giữa ĐVCTK và đặc điểm nền ...................................... 53
Bảng 3.8. Liên quan giữa ĐVCTK và đặc điểm sản khoa .............................. 54
Bảng 3.9. Liên quan giữa vị trí ĐVC và tuổi thai ........................................... 56
Bảng 3.10. Liên quan giữa ĐVCTK với từng tiêu chí trong bộ câu hỏi ........ 57
Bảng 3.11. Liên quan giữa đau vùng chậu và mức độ đau ............................. 58
Bảng 3.12. Liên quan đa biến giữa đau vùng chậu và các biến số ................. 59
.
.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Các dây chằng của khớp cùng chậu. ................................................. 7
Hình 1.2: Nghiệm pháp P4 ............................................................................. 16
Hình 1.3: Thử nghiệm ASLR ......................................................................... 16
Hình 1.4: Nghiệm pháp Trendelenburg ......................................................... 17
Hình 1.5: Lưu đồ chẩn đoán đau vùng chậu trong thai kỳ ............................ 19
Hình 2.1: Sơ đồ đau giúp phân biệt đau lưng dưới và đau vùng chậu thai kỳ 38
.
.
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ tiến hành nghiên cứu ......................................................... 36
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ đau vùng chậu thai kỳ ........................................................ 48
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vùng chậu trong thai kỳ là một triệu chứng thường gặp và cũng là
than phiền chính ở các thai phụ vì biểu hiện triệu chứng này mang đến cảm giác
mệt mỏi, đặt biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù vậy, đau vùng chậu trong thai
kỳ (ĐVCTK) vẫn chưa được quan tâm đúng mức vì chưa có nhiều thông tin về
định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán và cách điều trị rối loạn này một cách cụ thể.
Theo y văn các thuật ngữ được sử dụng về đau vùng chậu bao gồm đau vùng
chậu liên quan đến thai kỳ và đau thắt lưng liên quan đến thai kỳ. Wu và cộng
sự đề xuất thuật ngữ “Đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ” và “Đau thắt lưng
liên quan đến thai kỳ” có thể cộng gộp thành cơn “đau lưng-chậu” [65], khoảng
một nửa phụ nữ mang thai bị đau thắt lưng – chậu có thể tồn tại, hoặc diễn tiến
nặng nề hơn sau khi sanh. Nhiều nhà khoa học đã báo cáo về sự tồn tại và đặc
điểm lâm sàng của hội chứng đau vùng chậu trong thời gian mang thai hoặc sau
khi mang thai bao gồm đau dai dẳng cục bộ ở phía trước hoặc phía sau khung
chậu, cơn đau có thể lan tỏa khắp hông và xương đùi. Các triệu chứng có thể bắt
đầu trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ hoặc kéo dài tới thời gian hậu sản.
Chính vì vậy, về mặt lâm sàng đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ đòi hỏi sự phối
hợp của các chuyên khoa như sản phụ khoa, vật lý trị liệu, cơ xương khớp và
tâm lý liệu pháp [14].
Tỉ lệ đau vùng chậu thay đổi theo nhiều nghiên cứu, tùy thuộc vào thuật
ngữ sử dụng và tiêu chuẩn chẩn đoán riêng ở từng quốc gia. Thông qua 28
nghiên cứu có sử dụng hai thuật ngữ “Đau vùng chậu liên quan thai kỳ” và “đau
thắt lưng liên quan đến thai kỳ” cho thấy tỉ lệ hiện mắc dao động từ 3,9% đến
89,9% (trung bình 45,3%), tùy thuộc vào định nghĩa bệnh và phương tiện chẩn
đoán được sử dụng như dựa vào tiền sử đau, bảng câu hỏi, xét nghiệm lâm sàng
và thiết kế các nghiên cứu hồi cứu hay tiến cứu [63].
.
.
2
Hiện nay, để xác định có hay không đau vùng chậu trong thai kỳ, các nhà
lâm sàng thống nhất sử dụng bảng câu hỏi PGQ (Pelvic Girdle Questionaire)
để đánh giá hạn chế cử động cũng như triệu chứng đau vùng chậu. Bảng điểm
này cũng được áp dụng cho sản phụ sau khi sinh và có thể sử dụng trong nghiên
cứu, thực hành lâm sàng. Bảng câu hỏi PGQ đã được chuyển ngữ thành nhiều
ngôn ngữ khác nhau tại các quốc gia để triển khai. Bảng PGQ gồm: 20 mục đo
giới hạn hoạt động và 5 mục để đo các triệu chứng. Dựa trên bảng câu hỏi PGQ
và các phương pháp chẩn đoán khác ĐVCTK được xác định từ 3,9- 89,9%[58].
Tại Việt Nam, vấn đề đau vùng chậu trong thai kỳ hiện tại vẫn còn đang
bỏ ngõ. Hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe thai kỳ, vấn đề ĐVCTK cần
được quan tâm nhiều hơn và nhằm mục đích triển khai chương trình sàng lọc
phát hiện sớm ĐVCTK để có thể tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe thai phụ.
Bệnh viện Đa khoa Bình Định có tổng số bệnh nhân đến khám thai năm
2019 là 4622 trong đó có 1216 thai phụ đến khám 3 tháng cuối thai kỳ. Do đặc
điểm về địa lý là cùng ven biển, mức phát triển kinh tế xã hội chưa cao nên phụ
nữ tại Bình định chủ yếu lao động nông nghiệp và buôn bán cá, hoặc làm các
công việc nặng nhọc liên quan đến kinh tế biển. Vì vậy vấn đề chăm sóc thai
kỳ đối với thai phụ nơi đây cũng chưa được chú trọng nhiều. Đồng thời cũng
chưa có số liệu thống kê cũng như chưa có nghiên cứu nào về tình trạng đau
cùng chậu trước và trong thai kỳ tại Bình Định. Đối mặt với thực tế lâm sàng,
ĐVCTK là một trong các vấn đề than phiền thường gặp nhất ở các thai phụ đến
khám thai. Nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của thai phụ trong quá trình
mang thai, với mong muốn nâng cao chất lượng khám thai tại BV Bình Định
đồng thời góp phần làm phong phú dữ liệu về tỉ lệ đau vùng chậu tại Việt Nam
chúng tôi tiến hành khảo sát đau vùng chậu trong thai kỳ tại Bệnh Viện Đa khoa
Bình Định 2019- 2020 dựa trên bảng câu hỏi PGQ. Câu hỏi nghiên cứu được
.
.
3
đặt ra là: “Tỉ lệ đau vùng chậu ở thai phụ từ 29 đến 41 tuần theo bảng câu hỏi
PGQ là bao nhiêu và các yếu tố nào liên quan đến tình trạng đau vùng chậu?”.
.
.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Xác định tỉ lệ đau vùng chậu ở thai phụ từ 29 đến 41 tuần theo bảng
câu hỏi PGQ tại BệnhViện Đa Khoa Bình Định.
2- Xác định các yếu tố liên quan đến đau vùng chậu trên thai phụ từ tuần
29 đến tuần 41 của thai kỳ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bình Định.
.
.
5
Chương 1:
TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Định nghĩa đau vùng chậu [62]
- Đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ (ĐVCTK): là thuật ngữ mô tả cơn
đau liên quan đến mang thai ở vùng thắt lưng, khớp mu và / hoặc khớp cùng
chậụ.
- ĐVCTK được định nghĩa là đau giữa đỉnh xương chậu sau và nếp gấp,
đặc biệt là ở vùng gần khớp cùng chậu. ĐVCTK thường phát sinh liên quan
đến mang thai, đây là vấn đề than phiền trong thai kỳ thường gặp nhất.
- ĐVCTK có thể có nguyên nhân cơ học, sinh học và liên quan đến sự
không ổn định của khớp chậu.
- Rối loạn giao cảm khớp mu là một tình trạng riêng biệt nhưng có liên
quan với ĐVCTK. Bệnh lý này chỉ có thể xác định bằng chẩn đoán hình ảnh
khi chỉ ra được hình ảnh bất thường, bệnh lý ngang hoặc dọc khớp mu. Rối
loạn giao cảm khớp mu có thể xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hoặc sau
khi sinh.
1.2. Giải phẫu học sàn chậu [1]
Khung chậu được cấu tạo bởi các xương: xương cùng, xương chậu, ụ
ngồi và xương mu. Xương chậu tiếp xúc với nhau bằng khớp mu.
- Sàn chậu gồm khoang tạng chậu ở phía trên và đáy chậu ở phía dưới,
ngăn cách ở giữa bởi hoành chậu (cơ nâng hậu môn).
.
.
6
- Khoang tạng chậu chứa 3 tạng: bàng quang, niệu đạo, tử cung, âm đạo
và trực tràng hậu môn và chia làm 2 khoang, khoang niệu dục và khoang hậu
môn trực tràng.
Cấu trúc nâng đỡ sàn chậu gồm:
- Đáy chậu nông: cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ ngang sàn chậu nông
(đáy chậu trước), phần nông cơ thắt ngoài hậu môn, dây chằng hậu môn cụt
(đáy chậu sau).
- Đáy chậu giữa: phức hợp cơ thắt niệu dục, cơ mu tạng, cơ mu trực
tràng, cơ ngang sàn chậu sâu, phần sâu cơ thắt ngoài, ống cơ nâng hậu môn.
- Đáy chậu sâu: Hoành chậu bằng bản cơ nâng hậu môn, cung gân cơ
nâng (đường trắng cơ).
Mạc nội chậu và các dây chằng:
- Khoang trước (thành trước âm đạo): cung gân mạc chậu (đường trắng
gân), mạc mu cổ, dây chằng niệu đạo chậu (võng âm đạo, niệu đạo), dây chằng
mu niệu đạo, dây chằng niệu đạo ngoài.
- Khoang giữa: cung gân mạc trực tràng âm đạo: trục treo đáy chậu gồm
màng trước xương cùng, phức hợp dây chằng chính tử cung cùng, vòng cổ tử
cung, mạc trực tràng âm đạo, thế đáy chậu.
- Khoang sau: cơ thắt trong, ngoài hậu môn, lớp cơ dọc kết hợp, mạc treo
trực tràng, dây chằng trực tràng bên.
1.2.1. Khớp cùng chậu [1]
Ở phía sau, xương chậu nối với thân ở khớp cùng chậu, một khớp hoạt
dịch mạnh làm vững bằng sụn xơ và dây chằng vững chắc. Mặt khớp của xương
cùng hướng ra sau ngoài và khớp với xương cánh chậu. Được mô tả là khớp
mặt phẳng, tuy nhiên mặt khớp rất không đều, giúp khóa hai mặt khớp với nhau.
Có ba nhóm dây chằng nâng đỡ khớp cùng-chậu phải và trái gồm: dây
chằng cùng chậu trước, dây chằng cùng chậu trong, dây chằng cùng chậu sau,
.
.
7
dây chằng cùng cột sống, dây chằng cùng gai và chúng là những dây chằng
mạnh nhất trong cơ thể.
Hình 1.1: Các dây chằng của khớp cùng chậu.
(Nguồn: http:// medic library.com)
Phụ nữ có khớp cùng chậu di động hơn vì dây chằng lỏng hơn và có thể
tăng lên trong chu kỳ kinh nguyệt, và nhất là trong thời gian mang thai.
1.2.2. Khớp mu [1]:
Hai bên phải và trái của xương chậu nối với nhau ở phía trước ở khớp
mu, một khớp sụn có một đĩa sụn xơ nối hai xương mu. Khớp này được giữ
vững bởi dây chằng mu trên và dưới và vận động rất hạn chế.
1.2.3 Phân loại ĐVCTK: [69]
Các hệ thống phân loại hiện tại của ĐVCTK dựa trên vị trí của điểm đau,
bao gồm 5 vị trí:
1. Hội chứng đau dây chằng vùng chậu chậu: bao gồm triệu chứng đau
dây chằng vùng chậu trước và sau, khớp háng và khớp cùng chậu 2 bên.
2. Hội chứng khớp chậu 2 bên: bao gồm triệu chứng đau phía sau của
xương chậu và khớp cùng chậu 2 bên.
3. Hội chứng khớp chậu 1 bên: bao gồm triệu chứng đau phía sau của
xương chậu và khớp cùng chậu 1 bên.
.
.
8
4. Hội chứng đau khớp mu: bao gồm triệu chứng đau phía trước của
xương chậu và khớp mu.
5. “ Đau hỗn hợp”: là triệu chứng đau trên xương chậu nhưng không xác
định được chính xác vị trí.
1.3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng ĐCVTK
Để xác định các yếu tố nguy cơ ĐVCTK, có một vài nghiên cứu quan
sát dịch tễ học đã được thực hiện. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: công việc vất
vả liên quan đến tư thế cúi lưng, tiền sử đau lưng, đau gần vùng chậu hoặc chấn
thương trước đó đến xương chậu được xác định liên quan chặt chẽ đến đau
vùng chậu thai kỳ. Ngược lại, trong các nghiên cứu quan sát dịch tễ học tương
tự, các yếu tố như thời gian từ lần mang thai trước, thói quen hút thuốc, sử dụng
biện pháp tránh thai, gây tê ngoài màng cứng, chủng tộc người mẹ, chỉ số khối
cơ thể, số lần mang thai trước đó, mật độ xương, trọng lượng thai nhi và tuổi
không liên quan với tăng nguy cơ phát triển ĐVCTK [62], [69].
Östgaard và cộng sự đã theo dõi 855 thai phụ bằng triệu chứng đau lưng,
sơ đồ đau và điền vào bảng câu hỏi PGQ. Các tác giả nhận thấy rằng các yếu
tố nguy cơ đau vùng lưng thấp và ĐVCTK khi mang thai là tiền sử đau thắt
lưng, đa sản, tuổi trẻ, khối lượng công việc nặng. Thuốc tránh thai, BMI, tăng
chiều cao và cân nặng khi mang thai không phải là yếu tố nguy cơ [42].
Kristiansson và cộng sự đã khảo sát 200 phụ nữ ba lần trong khi mang
thai và sau sinh bằng khám lâm sàng và bảng câu hỏi PGQ. Tác giả phát hiện
ra rằng các yếu tố nguy cơ phát triển đau lưng là tiền sử đau thắt lưng, đa sản
và tăng cân khi mang thai, hút thuốc, tuổi. BMI trước mang thai và thời gian
kể từ lần mang thai cuối cùng đã chứng minh là không có nguy cơ [11], [34].
Trong nghiên cứu của Larsen và cộng sự khảo sát 238 thai phụ được
kiểm tra bằng bảng câu hỏi, 227 thai phụ đã được chẩn đoán ĐVCTK. Sau khi
phân tích hồi quy logistic của các yếu tố này, các tác giả đã xác định các yếu tố
.
.
9
nguy cơ quan trọng sau đây: tiền sử đau lưng thấp trước khi mang thai (OR=
1,8; KTC 95%: 1,2-2,6), đau vùng chậu ở lần mang thai trước (OR= 9,2; KTC
95%: 4.6-18,1), điều kiện làm việc không thoải mái (OR= 1,7; KTC 95%: 1,1-
8,9), làm việc trong điều kiện lạnh (OR = 2,1; KTC 95%: 1,4-3,3), đau bụng
dưới trước đó (OR= 3.1; KTC 95%: 1,9-5,6). Trong khi tuổi, chiều cao, cân
nặng, làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian, mẹ đơn thân hoặc đã kết hôn,
hút thuốc, làm việc nặng, và đa sản đã chứng minh là không có liên quan đến
ĐVCTK [37].
Albert và cộng sự đã theo dõi 2269 thai phụ từ tuần 33 của thai kỳ tới 1
năm sau sinh bằng bảng câu hỏi PGQ và khám lâm sàng xác định các yếu tố
thể chất. Sau đó, phân tích hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ gây ra ĐVCTK
là: tiền sử đau thắt lưng trước đó (OR=2,2; p<0,001), chấn thương lưng hoặc
xương chậu (OR=2,8; p<0,001), đa sản (OR=2,2; p<0,01), cường độ làm việc
cao (OR=1,1; p<0,01). Các yếu tố khác như: tuổi, tình trạng hôn nhân, làm việc
toàn thời gian, thai chết lưu trước đó, khoảng cách giữa thai hiện tại và trước
đó, sử dụng thuốc tránh thai trước đó, nhiễm trùng đường tiết niệu trong năm
trước khi mang thai, BMI > 30 đã được chứng minh không phải là yếu tố nguy
cơ ĐVCTK[6].
Hanne B. và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 2269 thai phụ từ tuần thứ
33 của thai kỳ đã chỉ ra các nguy cơ đau vùng chậu gồm: tiền sử đau thắt lưng,
tiền sử chấn thương xương vùng chậu lưng, tiền sử đau vùng chậu, công việc
nặng nhọc, làm việc vất vả (tư thế khom lưng), không tập thể dục thường xuyên
có liên quan đến ĐVCTK [14]. Các yếu tố khác như: sử dụng thuốc ngừa thai
uống [10], [11], [36], thời gian lần mang thai trước, chiều cao của mẹ, hút thuốc,
vô cảm, kỹ thuật vô cảm, trọng lượng thai cao nhất, số lần mang thai trước,
kích thước thai, tư thế thai nhi, tăng vận động của các khớp.... không ảnh hưởng
lên đau vùng chậu [16], [25].
.
.
10
1.4. Bệnh nguyên đau vùng chậu
Theo hướng dẫn châu Âu năm 2005 (European Guidelines for the
diagnosis and treatment of pelvic girdle pain), thuật ngữ được yêu cầu sử dụng
là đau vùng chậu, đau vùng thắt lưng, đau khớp chậu, đau khớp mu với biểu
hiện đau khởi phát ở mào chậu sau, nếp mông gần khớp cùng chậu (không bao
gồm đau do nguyên nhân phụ khoa, tiết niệu hoặc các nguyên nhân thực thể)
[17], [63]. Nhiều giả thuyết về nguyên nhân đau vùng chậu thai kỳ được đưa ra
như: nội tiết tố, sinh học, chấn thương, chuyển hóa, di truyền và thoái hóa…
trong đó mức độ ảnh hưởng do tác dụng của hormon relaxin và progesterol đến
vùng chậu đã được chấp nhận nhiều nhất [12].
Trong một tổng quan hệ thống được công bố gần đây khi đánh giá về sự
dãn của khớp chậu đã kết luận sự dãn của khớp chậu sẽ lớn hơn trong khi mang
thai và sau sinh, đặc biệt ở phụ nữ đã được chẩn đoán có dãn khớp chậu trước
đó so với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh mặc
dù có sự khác biệt lớn về khả năng dãn khớp chậu theo tuổi thai và mối liên
quan ĐVCTK thì tính chất đơn độc này cũng không được sử dụng như một tiêu
chí chẩn đoán xác định ở thai phụ có ĐVC [62].
Càng gần cuối thai kỳ, việc giảm kiểm soát khi vận động giảm dần và có
liên quan đến việc xuất hiện triệu chứng đau ĐVC. Triệu chứng ĐVC tăng dần
khi đi lại hoặc hoạt động bình thường và càng gia tăng theo trọng lượng thai
nhi. Bên cạnh đó, sự bình chỉnh đầu thai nhi vào khung chậu người mẹ cũng
góp phần trong ĐVCTK [23].
Đau vùng chậu trong thai kỳ bắt đầu xuất hiện tuần thứ 18 của thai kỳ và
tỉ lệ ĐVCTK cao nhất được ghi nhận từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 36. Đau vùng
chậu trong suốt thai kỳ chiếm tỉ lệ 50% đến 70%, trong đó có 14% đến 22%
phụ nữ mang thai có đau vùng chậu và khoảng 5% đến 8% diễn tiến thành đau
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
HỒ NỮ DUYÊN QUANG
TỈ LỆ ĐAU VÙNG CHẬU Ở THAI PHỤ TUẦN 29
ĐẾN TUẦN 41 THAI KỲ THEO BẢNG CÂU HỎI PGQ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TÔ MAI XUÂN HỒNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hồ Nữ Duyên Quang
.
.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................. 5
1.1. Định nghĩa đau vùng chậu ....................................................................... 5
1.2. Giải phẫu học sàn chậu ............................................................................. 5
1.3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng ĐCVTK ....................................................... 8
1.4. Bệnh nguyên đau vùng chậu .................................................................... 10
1.5. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 12
1.6. Chẩn đoán đau vùng chậu ........................................................................ 14
1.7. Chẩn đoán phân biệt ................................................................................ 18
1.8. Điều trị đau vùng chậu trong thai kỳ........................................................ 20
1.9. Tiên lượng ................................................................................................ 23
1.10. Quản lý và phòng ngừa đau vùng chậu thai kỳ .................................... 23
1.11. Các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 25
1.12. Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định .................................. 27
.
.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 30
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30
2.3. Dân số nghiên cứu .................................................................................... 30
2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................... 30
2.5. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ....................................................................... 31
2.6. Thu thập số liệu: có 2 tiến trình thu thập số liệu...................................... 37
2.7. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu .......................................... 39
2.8. Xử lý số liệu ............................................................................................. 43
2.9. Vấn đề y đức ............................................................................................ 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 44
3.1. Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng nghiên cứu ................................. 45
3.2. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu ......................................... 46
3.3. Tỉ lệ đau vùng chậu thai kỳ và phân loại ................................................. 48
3.4. Đau vùng chậu theo bộ câu hỏi PGQ ....................................................... 49
3.5. Mối liên quan giữa đau vùng chậu và một số yếu tố ............................... 53
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 60
4.1. Ý nghĩa đề tài và hướng nghiên cứu ........................................................ 60
4.2. Bộ câu hỏi PGQ sàng lọc đau vùng chậu trong thai kỳ ........................... 61
4.3. Tỉ lệ đau vùng chậu thai kỳ và các dạng đau vùng chậu ......................... 63
4.4. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu ............................................. 65
4.5. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu ......................................... 67
4.6. Liên quan giữa đau vùng chậu thai kỳ và các đặc tính thai phụ .............. 68
4.7. Liên quan giữa đau vùng chậu với đặc điểm tiền căn sản khoa .............. 69
.
.
4.8. Liên quan giữa đau vùng chậu và một số biến số .................................... 71
4.9. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi PGQ phiên bảng tiếng Anh
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi PGQ phiên bảng Việt hóa
Phụ lục 3 Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 4 Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 5 Quyết định tên đề tài và người hướng dẫn
Phụ lục 6 Quyết định y đức
Phụ lục 7 Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 8 Danh sách thai phụ tham gia nghiên cứu
.
.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BMI Chỉ số khối cơ thể
ĐTL Đau thắt lưng
ĐVC Đau vùng chậu
ĐVCTK Đau vùng chậu thai kỳ
KTC Khoảng tin cậy
Tiếng Anh
BMI Body Mass Index
DRI Disability Roland Index
DSP Diastocation Symphysis Pubis
IASP The International Association for the Study of pain
LBP Lumbar back pain
NHMRC National Health and Medical Research Council
ODI Owestry Disability Index
OR Odd Ratio
PGP Pelvic girdle pain
PGQ Pelvic girdle questionnaire
PPGP Pregnancy related Pelvic girdle pain
RMDQ Roland Morris Disability Questionaire
SIJ Sacro iliac joint
SPJ Pubis symphysis joint
VAS Visual analogue scale
.
.
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
Tiếng Anh Tiếng Việt
Disability Roland Index Chỉ số khuyết tật Roland
Diastocation Symphysis Pubis Rối loạn giao cảm khớp mu
Lumbar Back Pain Đau thắt lưng
National Health and Medical Hội đồng nghiên cứu Y tế và sức
Research Council khỏe quốc gia Úc
Owestry Disability Index Chỉ số tàn tật Owestry
Pelvic girdle pain Đau vùng chậu
Pelvic girdle questionnaire Bảng câu hỏi đau vùng chậu
Pubis symphysis joint Khớp mu
Sacro iliac joint Khớp cùng chậu
Pregnancy related Pelvic girdle pain Đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ
Roland Morris Disability Bảng câu hỏi Roland Morris
Questionaire
The international Association for the Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về đau
Study of pain
Visual analogue scale Thang điểm cường độ đau dạng nhìn
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số, xã hội của đối tượng nghiên cứu ...................... 45
Bảng 3.2. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu ............................... 46
Bảng 3.3. Phân loại ĐVCTK........................................................................... 48
Bảng 3.4. Đau vùng chậu theo bộ câu hỏi PGQ ............................................. 49
Bảng 3.5. Điểm trung bình của bộ câu hỏi PGQ ............................................ 52
Bảng 3.6. Mức độ đau theo PGQ ................................................................... 52
Bảng 3.7. Liên quan giữa ĐVCTK và đặc điểm nền ...................................... 53
Bảng 3.8. Liên quan giữa ĐVCTK và đặc điểm sản khoa .............................. 54
Bảng 3.9. Liên quan giữa vị trí ĐVC và tuổi thai ........................................... 56
Bảng 3.10. Liên quan giữa ĐVCTK với từng tiêu chí trong bộ câu hỏi ........ 57
Bảng 3.11. Liên quan giữa đau vùng chậu và mức độ đau ............................. 58
Bảng 3.12. Liên quan đa biến giữa đau vùng chậu và các biến số ................. 59
.
.
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Các dây chằng của khớp cùng chậu. ................................................. 7
Hình 1.2: Nghiệm pháp P4 ............................................................................. 16
Hình 1.3: Thử nghiệm ASLR ......................................................................... 16
Hình 1.4: Nghiệm pháp Trendelenburg ......................................................... 17
Hình 1.5: Lưu đồ chẩn đoán đau vùng chậu trong thai kỳ ............................ 19
Hình 2.1: Sơ đồ đau giúp phân biệt đau lưng dưới và đau vùng chậu thai kỳ 38
.
.
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Lưu đồ tiến hành nghiên cứu ......................................................... 36
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ đau vùng chậu thai kỳ ........................................................ 48
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vùng chậu trong thai kỳ là một triệu chứng thường gặp và cũng là
than phiền chính ở các thai phụ vì biểu hiện triệu chứng này mang đến cảm giác
mệt mỏi, đặt biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù vậy, đau vùng chậu trong thai
kỳ (ĐVCTK) vẫn chưa được quan tâm đúng mức vì chưa có nhiều thông tin về
định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán và cách điều trị rối loạn này một cách cụ thể.
Theo y văn các thuật ngữ được sử dụng về đau vùng chậu bao gồm đau vùng
chậu liên quan đến thai kỳ và đau thắt lưng liên quan đến thai kỳ. Wu và cộng
sự đề xuất thuật ngữ “Đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ” và “Đau thắt lưng
liên quan đến thai kỳ” có thể cộng gộp thành cơn “đau lưng-chậu” [65], khoảng
một nửa phụ nữ mang thai bị đau thắt lưng – chậu có thể tồn tại, hoặc diễn tiến
nặng nề hơn sau khi sanh. Nhiều nhà khoa học đã báo cáo về sự tồn tại và đặc
điểm lâm sàng của hội chứng đau vùng chậu trong thời gian mang thai hoặc sau
khi mang thai bao gồm đau dai dẳng cục bộ ở phía trước hoặc phía sau khung
chậu, cơn đau có thể lan tỏa khắp hông và xương đùi. Các triệu chứng có thể bắt
đầu trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ hoặc kéo dài tới thời gian hậu sản.
Chính vì vậy, về mặt lâm sàng đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ đòi hỏi sự phối
hợp của các chuyên khoa như sản phụ khoa, vật lý trị liệu, cơ xương khớp và
tâm lý liệu pháp [14].
Tỉ lệ đau vùng chậu thay đổi theo nhiều nghiên cứu, tùy thuộc vào thuật
ngữ sử dụng và tiêu chuẩn chẩn đoán riêng ở từng quốc gia. Thông qua 28
nghiên cứu có sử dụng hai thuật ngữ “Đau vùng chậu liên quan thai kỳ” và “đau
thắt lưng liên quan đến thai kỳ” cho thấy tỉ lệ hiện mắc dao động từ 3,9% đến
89,9% (trung bình 45,3%), tùy thuộc vào định nghĩa bệnh và phương tiện chẩn
đoán được sử dụng như dựa vào tiền sử đau, bảng câu hỏi, xét nghiệm lâm sàng
và thiết kế các nghiên cứu hồi cứu hay tiến cứu [63].
.
.
2
Hiện nay, để xác định có hay không đau vùng chậu trong thai kỳ, các nhà
lâm sàng thống nhất sử dụng bảng câu hỏi PGQ (Pelvic Girdle Questionaire)
để đánh giá hạn chế cử động cũng như triệu chứng đau vùng chậu. Bảng điểm
này cũng được áp dụng cho sản phụ sau khi sinh và có thể sử dụng trong nghiên
cứu, thực hành lâm sàng. Bảng câu hỏi PGQ đã được chuyển ngữ thành nhiều
ngôn ngữ khác nhau tại các quốc gia để triển khai. Bảng PGQ gồm: 20 mục đo
giới hạn hoạt động và 5 mục để đo các triệu chứng. Dựa trên bảng câu hỏi PGQ
và các phương pháp chẩn đoán khác ĐVCTK được xác định từ 3,9- 89,9%[58].
Tại Việt Nam, vấn đề đau vùng chậu trong thai kỳ hiện tại vẫn còn đang
bỏ ngõ. Hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe thai kỳ, vấn đề ĐVCTK cần
được quan tâm nhiều hơn và nhằm mục đích triển khai chương trình sàng lọc
phát hiện sớm ĐVCTK để có thể tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe thai phụ.
Bệnh viện Đa khoa Bình Định có tổng số bệnh nhân đến khám thai năm
2019 là 4622 trong đó có 1216 thai phụ đến khám 3 tháng cuối thai kỳ. Do đặc
điểm về địa lý là cùng ven biển, mức phát triển kinh tế xã hội chưa cao nên phụ
nữ tại Bình định chủ yếu lao động nông nghiệp và buôn bán cá, hoặc làm các
công việc nặng nhọc liên quan đến kinh tế biển. Vì vậy vấn đề chăm sóc thai
kỳ đối với thai phụ nơi đây cũng chưa được chú trọng nhiều. Đồng thời cũng
chưa có số liệu thống kê cũng như chưa có nghiên cứu nào về tình trạng đau
cùng chậu trước và trong thai kỳ tại Bình Định. Đối mặt với thực tế lâm sàng,
ĐVCTK là một trong các vấn đề than phiền thường gặp nhất ở các thai phụ đến
khám thai. Nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của thai phụ trong quá trình
mang thai, với mong muốn nâng cao chất lượng khám thai tại BV Bình Định
đồng thời góp phần làm phong phú dữ liệu về tỉ lệ đau vùng chậu tại Việt Nam
chúng tôi tiến hành khảo sát đau vùng chậu trong thai kỳ tại Bệnh Viện Đa khoa
Bình Định 2019- 2020 dựa trên bảng câu hỏi PGQ. Câu hỏi nghiên cứu được
.
.
3
đặt ra là: “Tỉ lệ đau vùng chậu ở thai phụ từ 29 đến 41 tuần theo bảng câu hỏi
PGQ là bao nhiêu và các yếu tố nào liên quan đến tình trạng đau vùng chậu?”.
.
.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Xác định tỉ lệ đau vùng chậu ở thai phụ từ 29 đến 41 tuần theo bảng
câu hỏi PGQ tại BệnhViện Đa Khoa Bình Định.
2- Xác định các yếu tố liên quan đến đau vùng chậu trên thai phụ từ tuần
29 đến tuần 41 của thai kỳ tại Bệnh Viện Đa Khoa Bình Định.
.
.
5
Chương 1:
TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Định nghĩa đau vùng chậu [62]
- Đau vùng chậu liên quan đến thai kỳ (ĐVCTK): là thuật ngữ mô tả cơn
đau liên quan đến mang thai ở vùng thắt lưng, khớp mu và / hoặc khớp cùng
chậụ.
- ĐVCTK được định nghĩa là đau giữa đỉnh xương chậu sau và nếp gấp,
đặc biệt là ở vùng gần khớp cùng chậu. ĐVCTK thường phát sinh liên quan
đến mang thai, đây là vấn đề than phiền trong thai kỳ thường gặp nhất.
- ĐVCTK có thể có nguyên nhân cơ học, sinh học và liên quan đến sự
không ổn định của khớp chậu.
- Rối loạn giao cảm khớp mu là một tình trạng riêng biệt nhưng có liên
quan với ĐVCTK. Bệnh lý này chỉ có thể xác định bằng chẩn đoán hình ảnh
khi chỉ ra được hình ảnh bất thường, bệnh lý ngang hoặc dọc khớp mu. Rối
loạn giao cảm khớp mu có thể xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hoặc sau
khi sinh.
1.2. Giải phẫu học sàn chậu [1]
Khung chậu được cấu tạo bởi các xương: xương cùng, xương chậu, ụ
ngồi và xương mu. Xương chậu tiếp xúc với nhau bằng khớp mu.
- Sàn chậu gồm khoang tạng chậu ở phía trên và đáy chậu ở phía dưới,
ngăn cách ở giữa bởi hoành chậu (cơ nâng hậu môn).
.
.
6
- Khoang tạng chậu chứa 3 tạng: bàng quang, niệu đạo, tử cung, âm đạo
và trực tràng hậu môn và chia làm 2 khoang, khoang niệu dục và khoang hậu
môn trực tràng.
Cấu trúc nâng đỡ sàn chậu gồm:
- Đáy chậu nông: cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ ngang sàn chậu nông
(đáy chậu trước), phần nông cơ thắt ngoài hậu môn, dây chằng hậu môn cụt
(đáy chậu sau).
- Đáy chậu giữa: phức hợp cơ thắt niệu dục, cơ mu tạng, cơ mu trực
tràng, cơ ngang sàn chậu sâu, phần sâu cơ thắt ngoài, ống cơ nâng hậu môn.
- Đáy chậu sâu: Hoành chậu bằng bản cơ nâng hậu môn, cung gân cơ
nâng (đường trắng cơ).
Mạc nội chậu và các dây chằng:
- Khoang trước (thành trước âm đạo): cung gân mạc chậu (đường trắng
gân), mạc mu cổ, dây chằng niệu đạo chậu (võng âm đạo, niệu đạo), dây chằng
mu niệu đạo, dây chằng niệu đạo ngoài.
- Khoang giữa: cung gân mạc trực tràng âm đạo: trục treo đáy chậu gồm
màng trước xương cùng, phức hợp dây chằng chính tử cung cùng, vòng cổ tử
cung, mạc trực tràng âm đạo, thế đáy chậu.
- Khoang sau: cơ thắt trong, ngoài hậu môn, lớp cơ dọc kết hợp, mạc treo
trực tràng, dây chằng trực tràng bên.
1.2.1. Khớp cùng chậu [1]
Ở phía sau, xương chậu nối với thân ở khớp cùng chậu, một khớp hoạt
dịch mạnh làm vững bằng sụn xơ và dây chằng vững chắc. Mặt khớp của xương
cùng hướng ra sau ngoài và khớp với xương cánh chậu. Được mô tả là khớp
mặt phẳng, tuy nhiên mặt khớp rất không đều, giúp khóa hai mặt khớp với nhau.
Có ba nhóm dây chằng nâng đỡ khớp cùng-chậu phải và trái gồm: dây
chằng cùng chậu trước, dây chằng cùng chậu trong, dây chằng cùng chậu sau,
.
.
7
dây chằng cùng cột sống, dây chằng cùng gai và chúng là những dây chằng
mạnh nhất trong cơ thể.
Hình 1.1: Các dây chằng của khớp cùng chậu.
(Nguồn: http:// medic library.com)
Phụ nữ có khớp cùng chậu di động hơn vì dây chằng lỏng hơn và có thể
tăng lên trong chu kỳ kinh nguyệt, và nhất là trong thời gian mang thai.
1.2.2. Khớp mu [1]:
Hai bên phải và trái của xương chậu nối với nhau ở phía trước ở khớp
mu, một khớp sụn có một đĩa sụn xơ nối hai xương mu. Khớp này được giữ
vững bởi dây chằng mu trên và dưới và vận động rất hạn chế.
1.2.3 Phân loại ĐVCTK: [69]
Các hệ thống phân loại hiện tại của ĐVCTK dựa trên vị trí của điểm đau,
bao gồm 5 vị trí:
1. Hội chứng đau dây chằng vùng chậu chậu: bao gồm triệu chứng đau
dây chằng vùng chậu trước và sau, khớp háng và khớp cùng chậu 2 bên.
2. Hội chứng khớp chậu 2 bên: bao gồm triệu chứng đau phía sau của
xương chậu và khớp cùng chậu 2 bên.
3. Hội chứng khớp chậu 1 bên: bao gồm triệu chứng đau phía sau của
xương chậu và khớp cùng chậu 1 bên.
.
.
8
4. Hội chứng đau khớp mu: bao gồm triệu chứng đau phía trước của
xương chậu và khớp mu.
5. “ Đau hỗn hợp”: là triệu chứng đau trên xương chậu nhưng không xác
định được chính xác vị trí.
1.3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng ĐCVTK
Để xác định các yếu tố nguy cơ ĐVCTK, có một vài nghiên cứu quan
sát dịch tễ học đã được thực hiện. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: công việc vất
vả liên quan đến tư thế cúi lưng, tiền sử đau lưng, đau gần vùng chậu hoặc chấn
thương trước đó đến xương chậu được xác định liên quan chặt chẽ đến đau
vùng chậu thai kỳ. Ngược lại, trong các nghiên cứu quan sát dịch tễ học tương
tự, các yếu tố như thời gian từ lần mang thai trước, thói quen hút thuốc, sử dụng
biện pháp tránh thai, gây tê ngoài màng cứng, chủng tộc người mẹ, chỉ số khối
cơ thể, số lần mang thai trước đó, mật độ xương, trọng lượng thai nhi và tuổi
không liên quan với tăng nguy cơ phát triển ĐVCTK [62], [69].
Östgaard và cộng sự đã theo dõi 855 thai phụ bằng triệu chứng đau lưng,
sơ đồ đau và điền vào bảng câu hỏi PGQ. Các tác giả nhận thấy rằng các yếu
tố nguy cơ đau vùng lưng thấp và ĐVCTK khi mang thai là tiền sử đau thắt
lưng, đa sản, tuổi trẻ, khối lượng công việc nặng. Thuốc tránh thai, BMI, tăng
chiều cao và cân nặng khi mang thai không phải là yếu tố nguy cơ [42].
Kristiansson và cộng sự đã khảo sát 200 phụ nữ ba lần trong khi mang
thai và sau sinh bằng khám lâm sàng và bảng câu hỏi PGQ. Tác giả phát hiện
ra rằng các yếu tố nguy cơ phát triển đau lưng là tiền sử đau thắt lưng, đa sản
và tăng cân khi mang thai, hút thuốc, tuổi. BMI trước mang thai và thời gian
kể từ lần mang thai cuối cùng đã chứng minh là không có nguy cơ [11], [34].
Trong nghiên cứu của Larsen và cộng sự khảo sát 238 thai phụ được
kiểm tra bằng bảng câu hỏi, 227 thai phụ đã được chẩn đoán ĐVCTK. Sau khi
phân tích hồi quy logistic của các yếu tố này, các tác giả đã xác định các yếu tố
.
.
9
nguy cơ quan trọng sau đây: tiền sử đau lưng thấp trước khi mang thai (OR=
1,8; KTC 95%: 1,2-2,6), đau vùng chậu ở lần mang thai trước (OR= 9,2; KTC
95%: 4.6-18,1), điều kiện làm việc không thoải mái (OR= 1,7; KTC 95%: 1,1-
8,9), làm việc trong điều kiện lạnh (OR = 2,1; KTC 95%: 1,4-3,3), đau bụng
dưới trước đó (OR= 3.1; KTC 95%: 1,9-5,6). Trong khi tuổi, chiều cao, cân
nặng, làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian, mẹ đơn thân hoặc đã kết hôn,
hút thuốc, làm việc nặng, và đa sản đã chứng minh là không có liên quan đến
ĐVCTK [37].
Albert và cộng sự đã theo dõi 2269 thai phụ từ tuần 33 của thai kỳ tới 1
năm sau sinh bằng bảng câu hỏi PGQ và khám lâm sàng xác định các yếu tố
thể chất. Sau đó, phân tích hồi quy logistic các yếu tố nguy cơ gây ra ĐVCTK
là: tiền sử đau thắt lưng trước đó (OR=2,2; p<0,001), chấn thương lưng hoặc
xương chậu (OR=2,8; p<0,001), đa sản (OR=2,2; p<0,01), cường độ làm việc
cao (OR=1,1; p<0,01). Các yếu tố khác như: tuổi, tình trạng hôn nhân, làm việc
toàn thời gian, thai chết lưu trước đó, khoảng cách giữa thai hiện tại và trước
đó, sử dụng thuốc tránh thai trước đó, nhiễm trùng đường tiết niệu trong năm
trước khi mang thai, BMI > 30 đã được chứng minh không phải là yếu tố nguy
cơ ĐVCTK[6].
Hanne B. và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 2269 thai phụ từ tuần thứ
33 của thai kỳ đã chỉ ra các nguy cơ đau vùng chậu gồm: tiền sử đau thắt lưng,
tiền sử chấn thương xương vùng chậu lưng, tiền sử đau vùng chậu, công việc
nặng nhọc, làm việc vất vả (tư thế khom lưng), không tập thể dục thường xuyên
có liên quan đến ĐVCTK [14]. Các yếu tố khác như: sử dụng thuốc ngừa thai
uống [10], [11], [36], thời gian lần mang thai trước, chiều cao của mẹ, hút thuốc,
vô cảm, kỹ thuật vô cảm, trọng lượng thai cao nhất, số lần mang thai trước,
kích thước thai, tư thế thai nhi, tăng vận động của các khớp.... không ảnh hưởng
lên đau vùng chậu [16], [25].
.
.
10
1.4. Bệnh nguyên đau vùng chậu
Theo hướng dẫn châu Âu năm 2005 (European Guidelines for the
diagnosis and treatment of pelvic girdle pain), thuật ngữ được yêu cầu sử dụng
là đau vùng chậu, đau vùng thắt lưng, đau khớp chậu, đau khớp mu với biểu
hiện đau khởi phát ở mào chậu sau, nếp mông gần khớp cùng chậu (không bao
gồm đau do nguyên nhân phụ khoa, tiết niệu hoặc các nguyên nhân thực thể)
[17], [63]. Nhiều giả thuyết về nguyên nhân đau vùng chậu thai kỳ được đưa ra
như: nội tiết tố, sinh học, chấn thương, chuyển hóa, di truyền và thoái hóa…
trong đó mức độ ảnh hưởng do tác dụng của hormon relaxin và progesterol đến
vùng chậu đã được chấp nhận nhiều nhất [12].
Trong một tổng quan hệ thống được công bố gần đây khi đánh giá về sự
dãn của khớp chậu đã kết luận sự dãn của khớp chậu sẽ lớn hơn trong khi mang
thai và sau sinh, đặc biệt ở phụ nữ đã được chẩn đoán có dãn khớp chậu trước
đó so với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng nhấn mạnh mặc
dù có sự khác biệt lớn về khả năng dãn khớp chậu theo tuổi thai và mối liên
quan ĐVCTK thì tính chất đơn độc này cũng không được sử dụng như một tiêu
chí chẩn đoán xác định ở thai phụ có ĐVC [62].
Càng gần cuối thai kỳ, việc giảm kiểm soát khi vận động giảm dần và có
liên quan đến việc xuất hiện triệu chứng đau ĐVC. Triệu chứng ĐVC tăng dần
khi đi lại hoặc hoạt động bình thường và càng gia tăng theo trọng lượng thai
nhi. Bên cạnh đó, sự bình chỉnh đầu thai nhi vào khung chậu người mẹ cũng
góp phần trong ĐVCTK [23].
Đau vùng chậu trong thai kỳ bắt đầu xuất hiện tuần thứ 18 của thai kỳ và
tỉ lệ ĐVCTK cao nhất được ghi nhận từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 36. Đau vùng
chậu trong suốt thai kỳ chiếm tỉ lệ 50% đến 70%, trong đó có 14% đến 22%
phụ nữ mang thai có đau vùng chậu và khoảng 5% đến 8% diễn tiến thành đau
.