Thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển
- 57 trang
- file .pdf
LUẬN VĂN:
Thương mại nội địa –thực trạng
và biện pháp phát triển
Lời nói đầu.
Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước tiến quan trọng của thời kì mở cửa, hội nhập
kinh tế quốc tế. Điều này tạo cơ hội to lớn cho Việt Nam trong tiến trình cải cách trong
nước,phát triển kinh tế xã hội cùng với những thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới việc gia
nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.Tuy nhiên điều đó cũng
đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đối đầu với thách thức không nhỏ.Trong điều kiện đó
quan điểm phát triển thương mại của nước ta là:phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng
hoá dịch vụ,mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn với việc phát triển ổn định thị trường
trong nước,lấy thị trường trong nước làm cơ sở.Vì vậy “thương mại nội địa –thực trạng
và biện pháp phát triển” là vấn đề hiện nay đáng dược quan tâm hơn cả, chúng ta cần có
định hướng chính sách đúng đắn để phát triển thương mại nội địa trên cơ sở đó nâng cao
vai trò của thương mại nội địa trong việc định hướng và phát triển sản xuất phát triển,phụa
vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân ,tạo cơ sở để phát triển xuất khẩu,góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP,tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế – thương
mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công. Vì điều kiện có hạn nên đề án này chỉ đề cập
tới thương mại hàng hoá,dịch vụ bán lẻ mong thầy cô và các bạn thông cảm.
MỤC lụC
Chương i: những vấn đề chung về thương mại nội địa.
i. bản chất của thương mại nội địa.
1.Khái niệm thương mại nội địa.
1.1.Điều kiện lịch sử.
1.2 Khái niệm.
2.Đặc trưng của thương mại nội địa .
3.Chức năng,nhiệm vụ của thương mại nội địa.
4.Vai trò của thương mại nội địa.
II. nội dung của thương mại nội địa và hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
1.Nội dung của thương mại nội địa.
2.Đặc điểm kinh tế xã hội của thương mại nội địa.
2.1 Cơ cấu thị trường .
2.2 Các nhân tố tác động tới thương mại nội địa.
2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
3.Quá trình phát triển thương mại nội địa.
Chương 2:thực trạng TMNĐ-kháI quát tổ chức và hoạt động.
I. Đánh giá khái quát tổ chức và hoạt động TMNĐ.
1.Những thành tựu.
2.Những tồn tại.
3.Nguyên nhân.
II. Thực trạng TMNĐ.
1.Hệ thống phân phối hàng hoá.
2.Cơ cấu kinh tế.
3.Chỉ số giá tiêu dùng.
Chương3:những định hướng và biện pháp phát triển TMNĐ.
I. Bối cảnh.
1.Tình hình quốc tế.
2.Tình hình trong nước.
3.Xu thế phát triển TMNĐ hậu gia nhập ƯTO.
4.Một số dự báo.
II. Mục tiêu và quan điểm phát triển TMNĐ.
1.Mục tiêu tổng quát và cụ thể.
2.Quan điểm phát triển TMNĐ.
III. Định hướng tổ chức và giải pháp phát triển.
1.Định hướng tổ chức.
2.Giải pháp,chính sách phát triển TMNĐ.
Chương I. Những vấn đề chung về TMNĐ.
I.bản chất của TMNĐ.
1.Khái niệm .
1.1. Điều kiện lịch sử của TMNĐ.
Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động
xã hội ,tức là phân chia những người khác nhau vào những vị trí công việc khác nhau phù
hợp với khả năng của họ . Chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất
xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học
kỹ thuật . Trong đời sống con người có nhiều nhu cầu cần nhiều loại sản phẩm khác nhau .
Chính yếu tố chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các
sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng . Ban đầu là trao đổi hiện vật ( hàng lấy
hàng ) dần dần trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng
phương tiên lưu thông thì trao đổi hàng hoá gọi là lưu thông hàng hoá .
Quá trình lưu thông hàng hoá tất yếu đòi hỏi một sự hao phí nhất định trong quan hệ
trao đổi . Việc phân công lao động xã hội không cụ thể chi tiêt ngay từ đầu giữ các tập
đoàn sản xuất dẫn tới hậu quả và năng xuất lao động rât thấp , hiệu quả không cao . Sự
xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các doanh nghiệp , các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra
đời của các ngành lưu thông hàng hoá : các ngành thương mại – dịch vụ . Cùng với sự phát
triển của nền sản xuất xã hội và tiến bộ KHKT các ngành thương mại dịch vụ phát triển
hết sức đa dạng và phong phú .
1.2 Khái niệm thương mại nội địa .
Theo nghĩa rộng , thương mại nội địa là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường . Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lợi . Theo luật thương mại 2005 thì thương mại là hoạt đông đầu tư
nhằm thu mục đích thu lợi nhuận bao gồm mua bán hàng hoá , cung ứng dịch vụ , đầu tư
xúc tiến thương mại .
Theo nghĩa hẹp , thương mại nội địa và quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị
trường , là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá .
2. Đặc trưng cơ bản của thương mại nội địa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội trong đó các quan hệ kinh tế
của các cá nhân , các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá và thái độ cư sử
của mọi thành viên , chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình
theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường . Kinh tế thị trường có những đặc trưng sau : có một
khối lượng hàng hoá , dịch vụ dồi dào phong phú mà nền kinh tế tự nhiên , kinh tế chỉ huy
chưa bao giờ đạt được ; mọi hoạt động mua bán đều theo giá cả thị trường ; tiền tệ hoá các
mối quan hệ kinh tế ; sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu thị trường ; kinh tế thị trường
là nền kinh tế mở ; cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường ; quyền tự chủ tự do của
doanh nghiệp cao
Do tính tự phát vốn có , kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả suy
thoái , khủng hoảng , xung đột xã hội nên cần có sự can thiệp của nhà nước. Kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều chỉnh của
thị trường , vừa có cơ chế quản lý điều tiết của nhà nước . Trong điều kiện như vậy thương
mại nội điạ ở nước ta có những đặc trưng cơ bản sau :
Một là , thương mại nội địa hàng hoá dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần . Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do nhiều
hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất . Các thành phần kinh tế bao gồm : kinh tế
nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư nhân , kinh tế tư bản nhà nước , kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài .
Hai là , thương mại nội địa phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà
nước . Sự quản lý này được thực hiện bằng luật pháp , chính sách , chiến lược , quy hoạch ,
kế hoạch phát triển thương mại nội địa .
Ba là , thương mại nội địa tự do hay tự do lưu thông hàng hoá dịch vụ theo quy luật
kinh tế thị trường và theo pháp lụât . Thương mại nội địa làm cho sản xuất phù hợp với
những biến đổi không ngừng của thị trường trong nước và thế giới , đồng thời thông qua
việc phục vụ tiêu dùng làm nảy sinh nhưng nhu cầu mới mà kích thích sản xuất . Thương
mại tự do làm cho lưu thông hàng hóa nhanh chóng thông suốt là điều kiện nhất thiết phải
có để phảt triển thương mại nội địa và kinh tế hàng hoá
Bốn là , thương mại nội địa theo giá cả thị trường . Giá cả thị trường được hình thành
trên cơ sở giá trị thị trường . Mua bán hàng hoá theo giá cả thị trường tạo ra động lực thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển , tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên làm giầu .
Năm là , tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều được
tiền tệ hoá và được thiết lập một cách hợp lý theo định hướng kế hoạch của nhà nước ,
tuân theo các quy luật của lưu thông hàng hoá và của kinh tế thị trường .
3.Chức năng, nhiệm vụ của thương mại nội địa.
3.1.Chức năng của thương mại nội địa.
Thứ nhất,tổ chức quá trinh lưu thông hàng hoá,dịch vụ trong nước với nước
ngoài.Đây là chức năng xã hội của thương mại,với chức năng này ngành thương mậiphỉ
nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường hàng hoá dịch vụ;huy động và sử dụng hợp lý các
nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu của xã hội.
Thứ hai,thông qua quá trình lưu thông hàng hoá,thương mại thực hiện chức năng
tiếp tục sản xuất trongkhâu lưu thông.
Thứ ba,thông qua hoạt động trao đổi ,mua bán hàng hoá trong và ngoài nướccũng
như thực hiện các dịch vụ,thương mại làm chức năng gắn sản xuất với thị trường va gắn
nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới,thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.
Thứ tư,chức năng thực hiệngiá trị hàng hoá,dịch vụ qua đóthương mại nội địa đáp
ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống ,nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu
dùng.Thực hiệnchức năng này ,thương mại nội địa tích cực phục vụvà thúc đẩy sản xuất
phát triển,đảm bảo lưu thông thông sốutlà thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh
thương mại dịch vụ.
3.2.Nhiệm vụ của thương mại nội địa.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta là một nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Thực tếnước ta vẫn còn là một
trong những nước nghèo nhất trên thế giới,trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn
thấp,chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh cọn kém.căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ phát
triển –kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2006-2010và căn cứ vào bối cảnh quốc tế
,thương mại nội địa có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là,nâng cao hiệu quả của kinh doanh thương mại, dịch vụ,thúa đẩy quá trình
công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước.
Hai là,phát triển thương mại dịch vụ ,đảm bảo lưu thông hang f hoá thông suốt,dễ
dàng trong cả nước,đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của đời sống.
Ba là,góp phần giảI quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọngcủa đất nước:vốn
,việc làm ,công nghệ…
Bốn là,không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lývà mạng lưới kinh doanh,chống trốn
thuế ,lậu thuế,lưu thông hàng giả ,hàng kém phẩm chất,thực hiệ đầy đủ các nghĩa vụ với
nhà nước,xã hội và người lao động.
Năm là,đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương
mại-dịch vụ.
4.Vai trò của thương mại nội địa.
Thứ nhất , thương mại nội địa là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát
triển.Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường ,các chủ thể kinh doanh mua bán
được các hàng hoá ,dịch vụ .Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành
bình thường ,lưu thông hàng hoá dịch vụ thông suốt.
Thứ hai , việc mua bán hàng hoá ,dịch vụ trên thị trường thương mại nội địa có vai trò
quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng nâng cao mức hưởng thụ của các cá
nhân và doanh nghiệp ,thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân phối lao động xã hội.
Thứ ba , thương mại nội địa là điều kiện , là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế thế giới , thực hiện chính sách mở cửa.
Thứ tư , hoạt động thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp tính năng động , sáng tạo
trong sản xuất ,kinh doanh thúc đẩy cải tiến ,phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hoá ,dịch vụ trên thị trường.
II . Nội dung của thương mại và hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
1.Nội dung cơ bản của thương mại nội địa.
Thứ nhất là quá trình điều tra ,nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về các loại
hàng hoá ,dịch vụ.Đây là khâu đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh thương
mại.Có thể là nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất trong đó có phần cá nhân nó hình thành trực
tiếp từ sản xuất và do sản xuất quyết định cỏ cấu, có thể là nhu cầu đặt hàng của doanh
nghiệp.
Thứ hai là quá trình huy động sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để thoả mãn các
nhu cầu của xã hội.Các nguồn lực : vốn , nhân lực , lao động , tài nguyên là những nguồn
lực có hạn mà các doanh nghiệp cần phải sử dụng một cách hiệu quả nhưng cần phải biết
kết hợp hiệu quả kinh doanh với hiệu quả kinh tế xã hội.
Thứ ba là quá trình tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại. Mối quan hệ này có
thể là trực tiếp hoặc gián tiếp để giải quyết các vấn đề kinh tế ,tổ chức và pháp luật phát
sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá.Mối quan hệ doanh nghiệp
thể hịên thông qua quan hệ đầu vào ,đầu ra tuỳ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp.
Thứ tư là quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng
hóa ,dịch vụ.Đây là quá trình vận chuyển hàng hoá ,dịch vụ từ sản xuất đến người sử dụng
với những điều kiện hiệu quả tối đa.Quá trình này giải quyết các vấn đề : thay đổi quyền
sở hữu tài sản , di chuyển hàng hoá qua các khâu vận chuyển ,dự trữ ,bảo quản , đóng
gói…
Thứ năm là quá trình quản lý hàng hoá ở doanh nghiệp và xúc tiến mua bán hàng
hóa.Nội dung này đề cập tới vấn đề tổ chức quản lý thương mại đầu vào và thương mại
đầu ra của các doanh nghiệp ,thiết lập bộ máy quản lý trong mua bán hàng hoá ,thiết lập
mối quan hệ lâu dài tạo quan hệ gắn bó giữa khách hàng với doanh nghiệp.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội của thương mại nội địa.
2.1.Cơ cấu thị trường.
a.Theo thành phần kinh tế:
Theo quy định của Luật Thương Mại 2005 thì nền kinh tế nước ta bao gồm 5 thành
phần kinh tế cơ bản đó là kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư bản nhà nước ,kinh
tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Trong đó có các loại hình doanh nghiệp sau
:
Doanh nghiệp tư nhân : là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp này phải tự bỏ vốn , bảo toàn vốn ,tổ chức sản xuất và tự tìm kiếm thị trường.
Doanh nghiệp nhà nước:là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn ,thành lập và tổ
chức quản lý ,hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân , có quyền
và nghĩa vụ dân sự , tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp doanh: đây là hình thức
biểu hiện sự kết hợp và giao lưu các thành phần kinh tế .Các doanh nghiệp này có đặc
điểm là chế độ sở hữu vốn , tài sản không thuần nhất .Các thành viên , các cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài :xí nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt
Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa một bên là xí nghiệp có tư cách pháp nhân
của Việt Nam với một bên hoặc các bên nước ngoài nhằm kinh doanh trong các lĩnh vực
của nền kinh tế .Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở
hữu của tổ chức và cá nhân nước ngoài ,do tổ chức hoặc cá nhân nứơc ngoài thành lập ,tự
quản lý và tự chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh .Nó là một pháp nhân hoạt
động theo sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam.
Doanh nghiệp tập thể: vốn do một tập thể người lao động góp tạo nên trên nguyên tắc
tự nguyện hoặc một phần vốn tập thể ,một phần vốn do nhà nước đảm bảo .Hình thức tổ
chức kinh doanh là các Hợp Tác Xã hoặc Tổ hợp tác , các cửa hàng hợp tác mua bán.
b. Theo ngành kinh tế:
Theo hệ thống phân ngành SNA thì nền kinh tế bao gồm :
Ngành Nông nghiệp : bao gồm có nông nghiệp ,lâm nghiệp ,chăn nuôi ,thuỷ sản . Sản
phẩm của nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân.Sản phẩm nông nghiệp có
tính thời vụ ,tính phân tán ,tính khu vực ,tính tươi sống và tính không ổn định.
Ngành công nghiệp : bao gồm công nghiệp và xây dựng cơ bản .Sản phẩm của ngành
công nghịêp có người mua chủ yếu là các đơn vị công nghiệp ,xây dựng , giao thông vận
tải ….số lượng mua mỗi lần khá nhiều ,sản xuất đồng bộ đầy đủ.
Ngành dịch vụ : bao gồm thương mại , giao thông vận tải ,bảo hiểm y tế.
2.2 .Các nhân tố tác động tới thương mại nội địa.
a.Yếu tố chính trị và pháp luật ,môi trường pháp lý :
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước theo định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.Trong thực tế không có nền kinh tế thị trường tự do với nghĩa là
không có sự can thiệp của Nhà Nước. Để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành
phần ,hoạt động cạnh tranh quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chính
sách của Chính Phủ để điều tiết thị trường.Trên thực tế các yếu tố chính trị và pháp luật
gồm sự ổn định về chính trị , đường lối ngoại giao , chính sách ngoại thương , hệ thống
pháp luật ,các chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển thương mại nội địa của Nhà Nước
,của các địa phương , các quy định của chính phủ về cạnh tranh , chống độc quyền….Sự
thay đổi hay biến động của các yếu tố này có thể tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ ,thách
thức cho thương mại nội địa ,đặc biệt là những thay đổi liên tục ,nhanh chóng ,không thể
dự báo trước.
b.Chính sách về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu :
Hoạt động thương mại bao gồm thương mại nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu .Vì
vậy các chính sách về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu có tác động đến sự phát triển của
thương mại nội địa.Các biện pháp hạn chế nhập khẩu , công cụ thuế quan và phi thuế quan
có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài ,bảo hộ hàng trong nước tạo
điều kiện cho thương mại nội địa phát triển.
c.Chính sách phát triển thương mại nội địa :
Bao gồm chính sách đối với Doanh nghiệp nhà nước , Hợp tác xã và các hình thức hợp
tác khác tạo nền tảng của nền kinh tế ; chính sách thương mại đối với nông thôn đảm bảo
cung ứng những hàng hoá cần thiết cho nông dân sản xuất và tiêu dùng.Đồng thời , đảm
bảo tiêu thụ hàng hoá do nông nghiệp và nông thôn sản xuất ra .Chính sách đối với miền
núi ,những chính sách khuyến khích phát triển thương mại miền núi , chính sách ưu đãi về
thuế ,trợ giá trợ cước cho một số mặt hàng….Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ
thương mại khuyến khích , tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá ,phát triển dịch vụ
thương mại mà pháp luật không hạn chế hoặc không cấm.
d.Yếu tố Khoa Học Công Nghệ:
Là yếu tố mang đầy kịch tính nhất ,có ảnh hưởng quan trọng ,trực tiếp đến hoạt động
thương mại nội địa.Trong thời đại Khoa Học Công Nghệ mới phát triển như vũ bão ,mỗi
công nghệ mới phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Nhất là
trong đỉều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới tjì yếu tố Khoa Học Công
Nghệ cần được quan tâm tránh tình trạng tụt hậu ,trở thành bãi rác của thế giới về Khoa
học Công Nghệ.
e.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên:
Yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh
.Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải ,hệ thống thông tin , hệ thống bến
cảng , nhà kho…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được quan tâm vì sự biến động của tự nhiên như nắng ,
mưa , bão lụt…có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thương mại nội địa.
2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thương mại nội địa.
a.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là toàn bộ doanh thu hàng
hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở kinh doanh bao gồm :
doanh thu bán lẻ hàng hoá của các cơ sở kinh doanh thương nghiệp , doanh thu bán lẻ sản
phẩm của các cơ sở sản xuất và nông dân trực tiếp bán ra thị trường ,doanh thu khách sạn
nhà hàng ,doanh thu du lịch lữ hành ,doanh thu dịch vụ cá nhân ,cộng đồng và các dịch vụ
khác do các tổ chức và cá nhân kinh doanh , phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
b. Giá tiêu dùng : là số tiền do người tiêu dùng phải chi trả khi mua một đơn vị hàng hoá
hoặc dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày.Giá tiêu dùng được biểu hiện bằng giá
bán lẻ hàng hoá trên thị trường hoặc giá dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt .Trong trường
hợp hàng hoá không niêm yết gía ,ngươì mua có thể mặc cả giá thì giá tiêu dùng là giá mà
người mua phải trả thực sau khi thoả thuận với người bán.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (công thức Laspeyres):
q o p t p
IP = * 100 = Do t * 100 .
q o p o po
Trong đó :IP :chỉ số giá tiêu dùng.
Po: giá kì gốc .
Pt : giá kì báo cáo.
qo :lượng kì gốc.
Do : quyền số cố định gốc.
t: kì báo cáo.
o : năm gốc.
qo po
Do = .
q o p o
Rổ hàng hoá ,dịch vụ để tính chỉ số giá tiêu dùng gồm các loại hàng hoá và dịch vụ
phổ biến ,đại diện cho tiêu dùng của dân cư , thường được xem xét cập nhật 5 năm một lần
cho phù hợp với tiêu dùng của dân cư trong mỗi thời kì.
Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng là cơ cấu chi tiêu các nhóm mặt hàng trong tổng
chi tiêu của hộ gia đình được tổng hợp từ kết quả điều tra mức sống hộ gia đình và dùng cố
định khoảng 5 năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo tháng cho ba gốc : tháng trước ,cùng tháng
năm trước và tháng 12 năm trước cho từng tỉnh ,thành phố vad cả nước( bao gồm chỉ số
của khu vực thành thị ,nông thôn ,chỉ số chung cuả từng tỉnh ,thành
phố ,các vùng kinh tế và cả nước).
3. Quá trình phát triển thương mại nội địa.
Lịch sử hình thành và phát triển thương mại nội địa Việt Nam gắn liền với cuộc đấu
tranh oanh liệt giành độc lập tự do,thống nhất tổ quốcvà xây dung chủ nghĩa xã hội.Qúa
trình này cũng gắn lion với những biến đổi to lớn trong công cuộc xây dung và phát triển
kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển ,hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
3.1.Thương mại nội địa Việt Nam thời kì 1975-1986.
Trong bối cảnh đất nước thống nhất,mọi hoạt động thương mại nội địa có những
thuận lợi mới đồng thời có những khó khăn mới.Chúng ta có điệu kiện và khả năng khai
tháccó hiệu quả tiềm năng của đất nước,phát huy lợi thế so sánh của ba miền để đẩy mạnh
phát triển thương mại –dịch vụ,thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoàinhưng trình độ phát triển
của nước ta còn thấp,cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém,kinh tế hàng hoá chưa phát
triểnvà còn lệ thuộc vào nước ngoài,hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại…
Thời kì này ,quá trình về tư liệu sản xuất dược thực hiện trong nền kinh tế quốc
đânưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá
có xu hướng là xoá bỏ thương mại tư bản tư doanh ,thương mại cá thể ,hình thành chủ yếu
các doanh nghiệp thương mại quốc doanh và tập thể.Hoạt động thương mại được thực hiện
theo giá cả,chỉ tiêu kế hoạch và theo địa chỉ cụ thể. Sự tách dần hoạt động kinh doanh các
loại hàng hoá theo tính chất sử dụng như tư liệu sản xuất ,tư liệu tiêu dùng , lưu thông
trong nước ,lưu thông ngoài nước thành các doanh nghiệp riêng.
Quản lý nhà nước với hoạt động thương mại – dịch vụ chưa thốngnhất, còn phân
tán ở các bộ như Bộ Ngoại thương,Bộ Vật tư,Bộ Nội thương.Chế độ hạch toán kinh doanh
trong thương mại nội địa còn mang nặng tính hình thức.
Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách chúng ta đã phạm một số sai
lầm ,nên khủng hoảng kinh tế xã hội tiếp tục diễn ra gay gắt, lạm phát lên đến 774.7 % vào
năm 1986.
3.2. Thương mại nội địa Việt Nam từ năm 1986 đến nay:
Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta mở đầu từ Đại Hội VI đến nay đã
trải qua 20 năm .Từ đó đến nay , nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc ,đánh dấu
bước ngoặt trong đổi mới cơ chế , chính sách và quản lý kinh tế nói chung , thị trường và
thương mại – dịch vụ nói riêng. Đảng và Nhà Nước đã ra sức khắc phục khó khăn , giữ
vững ổn định chính trị , thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn ( lương thực – thực phẩm ,hàng tiêu dùng ,
hàng xuất khẩu ) đạt những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nứơc bước đầu dần được hình thành chuyển
việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường ,giá cả được
hình thành trên cơ sở giá trị của hàng hóa và quan hệ cung cầu ,các loại hình dịch vụ gắn
với lưu thông hàng hoá phát triển mạnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh ,góp phần phục vụ
đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động .Thương nghịêp Nhà Nước đã có sự
chuyển đổi từ trước về phương thức kinh doanh ,từng bước thích ứng với cơ chế mới ,quản
lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại nội địa có sự tiến bộ và tổ chức hệ
thống hoạch định chính sách vĩ mô ,tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển . Kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội và năng lực sản xuất tăng lên đáng kể. Đời sống các tầng lớp
dân cư được cải thiện.
Thời kỳ này tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trong những năm qua liên tục
tăng : năm 2001 là 11.1% , năm 2002 là 11.3% ,năm 2004 là 13% ,năm 2005 lên 26.1%
,đến 2006 là 20.9% . Năm 2005 đạt 475.380 tỷ đồng ,2006 đạt 580.7tỷ đồng ,sau 5 năm
2001-2005 tăng trên 230 nghìn tỷ đồng ,bình quân mỗi năm tăng 46 500 tỷ đồng (16.7%)
.Xét một cách tương ứng ,mức bán lẻ hàng hoá tính theo đầu người cũng tăng theo động
thái như vậy : năm 2005 đạt 5 719 201 đồng /người tăng 24.5% so với 2004 .Sau 5 năm
(2001-2005) tăng trên 2.6 triệu đồng ,gần 84%. Đồng thời cùng với sự tăng lên cúa tỷ
trọng GDP thương mại nội địa trong GDP của toàn nền kinh tế (13 -14 %, đứng thứ 3 sau
nền kinh tế ) sự tăng lên nhanh chóng về số lượng thương nhân ,số lượng lao động .Tính
chất và trình độ thương mại nội địa cũng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Chương 2:thực trạng của thương mại nội địa .
đánh giá khái quát tổ chức và hoạt động của thương mại nội địa.
I.Đánh giá khái quát tổ chức ,hoạt động của thương mại nội địa.
Mặc dù bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực trong các
năm 1997-1999,thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra nhưng nhịp độ tăng GDP bình quân
giai đoạn 1996-2000 vẫn đạt 7% /năm,công cuộc phát triển kinh tế xã hội được quản lý và
điều hành tích cực .
Phát huy những kết qủa đạt được của 5 năm trước ,việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5
năm 2001-2005 đã tiếp tục đưa nền kinh tế nước ta đạt tóc độ tăng trưởng cao và phát triển
tương đối toàn diện .Tốc đoọ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước và cao hơn giai
đoạn 1996-2000(tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của giai này là 7.5%/năm)
Năm 2006,kinh tế thế giới chịu sự tác động tiêu cực của nhiều yếu tố không thuận lợi
như giá dầu mỏ tăng cao trong những tháng đầu năm (có thời điểm lên tới
78,4USD/thùng);những thay đổi to lơn s trong chính sách vĩ mô toàn cầu mà tác nhân
chính làviệc lãi xuất xơ bản của USD tăng nhiều lần trong năm(mức lãI xuất cuối cùng
được FED quyết định là 5,25%);tình trạng mất cân đối cũng tạo nguy cơ tiềm tàng với sự
tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu trên thế giớivà nguy cơ tổ thương với nền kinh tế
nhỏ.Bên cạnh đó dịch cúm gia cầm,thiên tai và bất ổn chính trị cục bổ ở nhiều quốc gia và
khu vực trên thế gới đã gây thiệt hại lớn với nhiều nền kinh tế.
Vượt qua những yếu tố không thuận lợi nêu trên,kinh tế thế giới tiếp tục đạt được
mức tăng trưởng tích cực.Theo IMF năm 2006kinh tế thế gới đạt tốc độ tăng trưởng 5,1%
so với 2005(WBdự báo là 3,9%),Hoa Kỳ,Nhật Bản và liên minh châu Âu (EU)tiếp tục tăng
trưởng ổn định;các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc,ấn Độtiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng caoVới những thành công này thương mại toàn cầu tiếp tục đạt mức tăng trưởng
cao là 9,7%so với 2005.
Trong nước,bên cạnh những thuận lợi khi bước vào năm 2006 như uy tín Việt Nam
trên trường quốc tế ngày một tăng cao ,chính thức trở thành thành viên của WTO,Quốc hội
Hoa Kỳ thông qua quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam,tổ chức thành
công hội nghị APEC thứ 14…đã tạo yếu tố tâm lý tích cực với các yếu tố nâng đỡ tăng
trưởng kinh tế và mở rộng thương mại quốc tế,thương mại nội địa đã gặp không ít khó
khăn như:chịu tác động mạnh do thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả
nước,dịch lở mồm long móng ở gia súc ,bệnh rầy nâu ,bệnh vàng lùn xoắn lả trên lúa tại
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Longđã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông
nghiệp.Ngoài ra hang hoá thế giới,giá xuất nhập khẩu nhiều loại vật tư hàng hoá luôn ở
mức cao;lãi xuất tiền lương được điều chỉnh tăng đã tạo sức ép tăng giá nhiều mặt hàng
trong nướccũng tạo ra không ít thách thức với thương mại.Tuy nhiên kinh tế nước ta tiếp
tục đạt được những thành công trong năm 2006 : tổng sản phẩm trong nước đạt 8.2% so
với năm 2005,cơ cấu kinh tế tiêp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực công
nghiệp,xây dung và dịch vụ(công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,97%năm 2005lên
41,52%trong năm nay,khu vực dịch vụ cũng tăng từ 38,01% lên 38,08%),giảm tỉ trọng khu
vựcnông ,lâm nghiệp và thuỷ sản.Trong đó thành công thu hút vốn đầu tư nước ngoàivà sự
phát triển mạnh của thương mại nội địa được nhiều chuyên gia kinh tế đáng giá là những
nhân tố quan trọng góp phần đạt được những thành công của kinh tế ,thương mại năm
2006.
1.Những thành tựu.
T ổng kết lại trong vòng mấy năm trở lại đây,thương mại nội đại đã đạt được những
thành tựu quan trọng đó là:
1.1.Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tếliên tục,không chỉ giải quyết đàu ra, tiêu thụ
sản phẩm cho các ngành sản xuất mà tự thân thương mại nội địa cũng góp phần gia
tăng GDP chung cả nước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ liên tục tăng:giai đoạn 1996-2000 tăng bình
quân 11%/năm,giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 18%/năm,gấo 1,5-2 lấno với mức tăng
trưởng bình quân của GDP cùng kì
Thương mại nội địa đóng góp khỏang13,5-14% trong tổng GDP chỉ sau ngành công
nghiệp chế biến (khoảng 20%)và ngành nông nghiệp (khoảng 18%).
1.2. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động,nhất là lao động phổ thông,góp phần giải
quyết áp lực về mặt xã hội của một quốc gia đông dân như Việt Nam.
Bình quân hàng năm tạo thêm hàng trăm ngàn công việc làm cho xã hội ,tỉ trọng
thương mại trong thương mại nội địa có xu hướng ngày càng tăng trong toàn nền kinh tế
quốc dân.Nếu như tỉ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 về việc làm của toàn
nền kinh tế là 2,5%,thì tỉ lệ đó của thương mại nội địa là 4,25%(2001)và tăng dần,năm
2004 đạt 5,2%.
Đến năm 2004 cả nước có 4767.000 lao động làm việc trong thương mại nội
địa,chiếm 11,5%tổng lao động xã hội ( tương đương với ngành công nghiệp chế biếnvà
bằng 1/6 số lao động trong ngành nông nghiệpnhưng nhà nước gần như không phải đàu
tư).
1.3.Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng nhờ
đó góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Nếu như ở giai đoạn 1996-2006,tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ chỉ đạt
66,1%quỹ tiêu dùng( tăng dần từ năm 1996 là 64,8%lên 68,71%vào năm 2000)thì sang
giai đoạn 2001-2005tỉ lệ này đã tăng lên 73,57%tăng dần từ năm 2000là 68,5%lên
73,7%vào năm 2004) điều đó chứng tỏ nhu cầu của nhân dân từng bước được nâng lên
thông qua hoạt động của thương mại nội địa.Lưu thông hàng hoá và thị trường nội địa mở
rộnh đã tác động ngày càng sâu sắc đến đời sống nhân dân.
Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân đầu người tăng nhanh:năm 1996 là 1994.000
đồng, năm 2000 là 2.839.000 đồng,năm 2001 là 3.118.000 đồng,năm 2005 đạt 5.719.000
đồng,năm 2006 đạt 5.807.000 đồng.
1.4 . T ừ chỗ chủ yếi chỉ có các doanh nghiệp thương mại nhà nướcđến nay đã có nhiều
loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại
nội địa với số lượng ngày một tăng.
Đến năm 2004 cả nước có 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,trên 1000 doanh
nghiệp có cổ phần nhà nước,trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình( trong
tổng số 2,9 triệu hộ gia đình của cả nước) chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại nội
địa.Ngoài ra còn có trên 50 chi nhánh và trên 5000 văn phòng đại diện của thương nhân
nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường ,xúc tiến thương mại.
1.5.Kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được củng cố và phát triển xuất hiện nhiều
loại hình tổ chức phân phối tiến bộ và hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn , làm thay
đổi diện mạo tổ chức thị trường nội địa.
Hệ thống chợ truyền thống ngày một phát triển ,chủ yếu là khu vực nông thôn nhất là
khi có Nghị Định 02/CP của Chính Phủ và Quyết Định 559/TTG của Thủ Tướng Chính
Phủ. Bên cạnh đó đã xuất hiện nhiều loại chợ mới : chợ đầu mối, chợ chuyên doanh ,chợ
hoa – sinh vật cảnh ,chợ văn hoá - du lịch ,chợ ẩm thực … Tính đến hết năm 2005 cả nước
có 9.063 chợ, trong đó có khoảng 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh ,chợ được phân
bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với 6.788 chợ, chiếm 74,9% và là loại hình tổ chức
thương mại nội địa chủ yếu ở địa bàn này, còn lại khu vực thành thị có 2.275 chợ chiếm
25,1% .Số chợ hoạt động có hiệu quả chiếm tới 97,9%.
Hệ thống phân phối hiện đại bao gồm nhiều loại hình như trung tâm thương mại ,siêu
thị ,cửa hàng tiện lợi đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị. Lúc đầu các
loại hình này tập trung chủ yếu là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh.Nhưng vài năm trở lại đây đã “lan hoá” ra các thành phố khác (Hải Phòng ,Đà Nẵng
, Nha Trang , Cần Thơ…).Nếu như cuối năm 1995 có 12 siêu thị tại 6/64 tỉnh và thành
phố thì đến năm 2005 đã có trên 200 siêu thị ,30 trung tâm thương mại và trên dưới 1000
cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh và thành phố .Liên kết phân phối theo “chuỗi”
bắt đầu được hình thành và có xu hướng phát triển như là 1 tất yếu khách quan của lý
thuyết “ quy mô kinh tế” trong lĩnh vực phân phối (hiện SaiGon Co.op với chuỗi 15 siêu
thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi ,Intimex với chuỗi 6 siêu thị ,Công ty Trách nhiệm hữu
hạn thương mại – dịch vụ An Phong với chuỗi siêu thị Maximark ,Công ty Trách nhiệm
hữu hạn thương mại dịch nụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị Citimark ,Tổng công ty dệt
may Việt Nam với chuỗi 28 siêu thị và cửa hàng Vinatex …) và quá tình thành lập kéo dài
các chuỗi vẫn đang tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Đồng thời với sự ra đời các loại hình tổ chức phân phối mới ,phương thức kinh doanh
với sự tiến bộ và hiện đại đã xuất hiện và ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng.
Trong số doanh nghiệp phân phối được tổ chức và hoạt động một cách chuyên nghiệp
với mạng lưới phân phối được phân chia theo khu vực địa lý đã xuất hiện các trung tâm
hậu cần phân phối (trung tâm logicstics làm nhiệm vụ đặt hàng , phân loại ,bao gói ,chế
biến và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán lẻ ,kèm theo các chương trình chăm sóc
khách hàng ,tiếp thị ,phát triển thương hiệu…cho toàn hệ thống của doanh nghiệp ).
Kinh doanh theo phương thức nhượng quỳên thương mại để mở rộng mạng lưới bán
hàng ,kahi thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có
quy mô lớn và có trình độ tổ chức cao ngày một phát triển ,như là Cà Phê Trung Nguyên
hiện có hơn 1000 cửa hàng ,Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Nam có 12 cửa hàng phở
24 ,Công ty Kinh Đô với hàng chục cửa hiệu bánh “Kinh Đô Bakery”….Nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nứơc đang có kế hoạch hình thành và phát triển mạnh hệ thống với
hệ thống phân phối G7 Mart, Công ty CP Hoang Corp với hệ thống cửa hàng tiện lợi 24
seven….
Thương mại điện tử mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng phát triển tích cực .
Ngoài việc xây dung Website giới thiệu hình ảnh công ty ,lĩnh vực kinh doanh ,tìm kiếm
bạn hàng ,ký kết hợp đồng ( giao dịch B2B ‘Doanh nghiệp với Doanh nghiệp’) các sàn
giao dịch điện tử và các chợ ‘ảo ‘ mua bán trên mạng (giao dịch B2C - ‘Doanh nghiệp với
người tiêu dùng ‘ và C2C “người tiêu dùng với người tiêu dùng “) xuất hiện ngày một
nhiều thu hút đông khách hàng , nhất là khách hàng trẻ tuổi tham gia với số lần giao dịch
thành công ngày một tăng .Các nhóm ,mặt hàng được giao dịch qua phương thức này chủ
yếu là sản phẩm Công Nghệ Thông Tin ,kỹ thuật số ,sách báo ,ảnh ,hoa ,quà lưu niệm
,hàng thủ công mỹ nghệ …Nếu như năm 1999 doanh số của phương thức mua bán này
mới chỉ đạt 8.2 tỷ đồng thì đến 2003 đã tăng lên 52.56 tỷ đồng ,tốc độ tăng trưởng hàng
năm rất cao (2000 :38.5%, 2001 :42%, 2002 :61% và 2003 :102.5%).
2.Những tồn tại .
Tuy nhiên với vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả
nước ,thương mại nội địa 10 năm qua cũng đã bộc lộ không ít tồn tại .Đó là:
2.1.Hoạt động thương mại nội địa hoạt đọng thiếu tính bền vững ,chưa tương xứng
với vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Tốc độ tăng trưởng về tổng mức LCHHBL qua các năm 1996-2000 và 2001-2005 là
không ổn định ( năm 2002 :14.5% ,năm 2003: 18.8% ,năm 2004 :12.9% , năm 2005
:26.1%).
Mặc dù tổng mức LCHHBL tăng với tốc độ cao nhưng tỷ trọng của thươngâmị nội địa
trong GDP có xu hướng giảm ( năm 2000 là 14.23% ,năm 2004 là 13.61 %).
2.2.Kết cấu hạ tầng thương mại tuy có bước cải thiện đáng kể nhưng về tổng thể, các
kênh phân phối vẫn còn yếu kém và lạc hậu.
Chợ ở khu vực nông thôn vẫn còn không ít chợ tạm bợ ,chợ họp ngoài trời ,chợ họp lề
đường .Hầu hết các cửa hàng truyền thống đều có diện tích nhỏ , trung bình chỉ 11.8
m2/cửa hàng với trang thiết bị thô sơ, lao động chân tay là chủ yếu .Trung tâm thương mại
và siêu thị mới chỉ bắt đầu phát triển khá ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng quy
mô chưa lớn ,trình độ quản lý ,công nghệ thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa
theo được chuẩn mực quốc tế .Hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống
chợ (40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập ,cửa hàng truyền thống (44%) ,qua
hệ thống phân phối hiện đại (TTTM ,siêu thị ,của hàng tự chọn…) mới chỉ khoảng 10%
,còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.
Cơ sở hậu cần phân phối logicstics (cảng ,kho vận chuyển …) vừa ít ,vừa yếu , thiếu
đồng bộ ,chưa đảm bảo hỗ trợ và phục vụ tốt cho khâu bán buôn cũng như khâu bán lẻ .Ví
dụ về vận tải đường bộ , trong khi xu hướng của thế giới là tập trung hoá với các loại xe
với tải trọng lớn 10-14 tấn,thậm chí 32 tấn hoặc xe kéo container thì ở Việt Nam phổ biến
vẫn là các loại xe dưới 7 tấn .Nếu như 1 doanh nghiệp chuyên vận tải lớn nhất ở nước ta có
khoảng 200 đầu xe thì 1 doanh nghiệp hạng vừa của các nước trong khu vực cũng đã có tới
2000 đầu xe.
2.3.Lực lượng nhân dân đông nhưng chưa mạnh, đa số là có quy mô kinh doanh nhỏ
và vừa ,tăng trưởng chậm. ,thiếu những doanh nghiệp lớn với phương pháp qủn trị tiên
tiến làm “đầu tàu “ tiên phong để lôi kéo ,dẫn dắt và liên kết các doanh nghiệp khác lại
thành 1 hệ thống phân phối theo hướng hiện đại .Quá trình tích tụ và tập trung nguồn
lực của doanh nghiệp đều còn yếu.
Năm 2004 bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 24 tỷ đồng tiền vốn thì
ngành công nghệ có quy mô lớn nhất : 154 lao động và 32 tỷ đồng vốn , ngành thương mại
có quy mô nhỏ nhất : 18 lao động và 6 tỷ đồng vốn.Nếu tính cả hộ kinh doanh cá thể thì
con số trên sẽ còn nhỏ đi rất nhiều .Do quy mô nhỏ ,vốn ít nên mua bán qua lại nhiều tầng
nấc và chồng chéo ,thanh toán chem. Và đại lí vẫn là phương thức kinh doanh phổ biến
trong hoạt động phân phối (kết quả điều tra do Tổng cục Thống Kê phối hợp với Ngân
Hàng thế giới tổ chức).
Thương mại nội địa –thực trạng
và biện pháp phát triển
Lời nói đầu.
Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước tiến quan trọng của thời kì mở cửa, hội nhập
kinh tế quốc tế. Điều này tạo cơ hội to lớn cho Việt Nam trong tiến trình cải cách trong
nước,phát triển kinh tế xã hội cùng với những thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới việc gia
nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.Tuy nhiên điều đó cũng
đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đối đầu với thách thức không nhỏ.Trong điều kiện đó
quan điểm phát triển thương mại của nước ta là:phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng
hoá dịch vụ,mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn với việc phát triển ổn định thị trường
trong nước,lấy thị trường trong nước làm cơ sở.Vì vậy “thương mại nội địa –thực trạng
và biện pháp phát triển” là vấn đề hiện nay đáng dược quan tâm hơn cả, chúng ta cần có
định hướng chính sách đúng đắn để phát triển thương mại nội địa trên cơ sở đó nâng cao
vai trò của thương mại nội địa trong việc định hướng và phát triển sản xuất phát triển,phụa
vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân ,tạo cơ sở để phát triển xuất khẩu,góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP,tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế – thương
mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công. Vì điều kiện có hạn nên đề án này chỉ đề cập
tới thương mại hàng hoá,dịch vụ bán lẻ mong thầy cô và các bạn thông cảm.
MỤC lụC
Chương i: những vấn đề chung về thương mại nội địa.
i. bản chất của thương mại nội địa.
1.Khái niệm thương mại nội địa.
1.1.Điều kiện lịch sử.
1.2 Khái niệm.
2.Đặc trưng của thương mại nội địa .
3.Chức năng,nhiệm vụ của thương mại nội địa.
4.Vai trò của thương mại nội địa.
II. nội dung của thương mại nội địa và hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
1.Nội dung của thương mại nội địa.
2.Đặc điểm kinh tế xã hội của thương mại nội địa.
2.1 Cơ cấu thị trường .
2.2 Các nhân tố tác động tới thương mại nội địa.
2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
3.Quá trình phát triển thương mại nội địa.
Chương 2:thực trạng TMNĐ-kháI quát tổ chức và hoạt động.
I. Đánh giá khái quát tổ chức và hoạt động TMNĐ.
1.Những thành tựu.
2.Những tồn tại.
3.Nguyên nhân.
II. Thực trạng TMNĐ.
1.Hệ thống phân phối hàng hoá.
2.Cơ cấu kinh tế.
3.Chỉ số giá tiêu dùng.
Chương3:những định hướng và biện pháp phát triển TMNĐ.
I. Bối cảnh.
1.Tình hình quốc tế.
2.Tình hình trong nước.
3.Xu thế phát triển TMNĐ hậu gia nhập ƯTO.
4.Một số dự báo.
II. Mục tiêu và quan điểm phát triển TMNĐ.
1.Mục tiêu tổng quát và cụ thể.
2.Quan điểm phát triển TMNĐ.
III. Định hướng tổ chức và giải pháp phát triển.
1.Định hướng tổ chức.
2.Giải pháp,chính sách phát triển TMNĐ.
Chương I. Những vấn đề chung về TMNĐ.
I.bản chất của TMNĐ.
1.Khái niệm .
1.1. Điều kiện lịch sử của TMNĐ.
Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động
xã hội ,tức là phân chia những người khác nhau vào những vị trí công việc khác nhau phù
hợp với khả năng của họ . Chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất
xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học
kỹ thuật . Trong đời sống con người có nhiều nhu cầu cần nhiều loại sản phẩm khác nhau .
Chính yếu tố chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các
sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng . Ban đầu là trao đổi hiện vật ( hàng lấy
hàng ) dần dần trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng
phương tiên lưu thông thì trao đổi hàng hoá gọi là lưu thông hàng hoá .
Quá trình lưu thông hàng hoá tất yếu đòi hỏi một sự hao phí nhất định trong quan hệ
trao đổi . Việc phân công lao động xã hội không cụ thể chi tiêt ngay từ đầu giữ các tập
đoàn sản xuất dẫn tới hậu quả và năng xuất lao động rât thấp , hiệu quả không cao . Sự
xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các doanh nghiệp , các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra
đời của các ngành lưu thông hàng hoá : các ngành thương mại – dịch vụ . Cùng với sự phát
triển của nền sản xuất xã hội và tiến bộ KHKT các ngành thương mại dịch vụ phát triển
hết sức đa dạng và phong phú .
1.2 Khái niệm thương mại nội địa .
Theo nghĩa rộng , thương mại nội địa là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường . Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lợi . Theo luật thương mại 2005 thì thương mại là hoạt đông đầu tư
nhằm thu mục đích thu lợi nhuận bao gồm mua bán hàng hoá , cung ứng dịch vụ , đầu tư
xúc tiến thương mại .
Theo nghĩa hẹp , thương mại nội địa và quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị
trường , là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá .
2. Đặc trưng cơ bản của thương mại nội địa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội trong đó các quan hệ kinh tế
của các cá nhân , các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá và thái độ cư sử
của mọi thành viên , chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình
theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường . Kinh tế thị trường có những đặc trưng sau : có một
khối lượng hàng hoá , dịch vụ dồi dào phong phú mà nền kinh tế tự nhiên , kinh tế chỉ huy
chưa bao giờ đạt được ; mọi hoạt động mua bán đều theo giá cả thị trường ; tiền tệ hoá các
mối quan hệ kinh tế ; sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu thị trường ; kinh tế thị trường
là nền kinh tế mở ; cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường ; quyền tự chủ tự do của
doanh nghiệp cao
Do tính tự phát vốn có , kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả suy
thoái , khủng hoảng , xung đột xã hội nên cần có sự can thiệp của nhà nước. Kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều chỉnh của
thị trường , vừa có cơ chế quản lý điều tiết của nhà nước . Trong điều kiện như vậy thương
mại nội điạ ở nước ta có những đặc trưng cơ bản sau :
Một là , thương mại nội địa hàng hoá dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần . Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do nhiều
hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất . Các thành phần kinh tế bao gồm : kinh tế
nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư nhân , kinh tế tư bản nhà nước , kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài .
Hai là , thương mại nội địa phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà
nước . Sự quản lý này được thực hiện bằng luật pháp , chính sách , chiến lược , quy hoạch ,
kế hoạch phát triển thương mại nội địa .
Ba là , thương mại nội địa tự do hay tự do lưu thông hàng hoá dịch vụ theo quy luật
kinh tế thị trường và theo pháp lụât . Thương mại nội địa làm cho sản xuất phù hợp với
những biến đổi không ngừng của thị trường trong nước và thế giới , đồng thời thông qua
việc phục vụ tiêu dùng làm nảy sinh nhưng nhu cầu mới mà kích thích sản xuất . Thương
mại tự do làm cho lưu thông hàng hóa nhanh chóng thông suốt là điều kiện nhất thiết phải
có để phảt triển thương mại nội địa và kinh tế hàng hoá
Bốn là , thương mại nội địa theo giá cả thị trường . Giá cả thị trường được hình thành
trên cơ sở giá trị thị trường . Mua bán hàng hoá theo giá cả thị trường tạo ra động lực thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển , tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên làm giầu .
Năm là , tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều được
tiền tệ hoá và được thiết lập một cách hợp lý theo định hướng kế hoạch của nhà nước ,
tuân theo các quy luật của lưu thông hàng hoá và của kinh tế thị trường .
3.Chức năng, nhiệm vụ của thương mại nội địa.
3.1.Chức năng của thương mại nội địa.
Thứ nhất,tổ chức quá trinh lưu thông hàng hoá,dịch vụ trong nước với nước
ngoài.Đây là chức năng xã hội của thương mại,với chức năng này ngành thương mậiphỉ
nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường hàng hoá dịch vụ;huy động và sử dụng hợp lý các
nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu của xã hội.
Thứ hai,thông qua quá trình lưu thông hàng hoá,thương mại thực hiện chức năng
tiếp tục sản xuất trongkhâu lưu thông.
Thứ ba,thông qua hoạt động trao đổi ,mua bán hàng hoá trong và ngoài nướccũng
như thực hiện các dịch vụ,thương mại làm chức năng gắn sản xuất với thị trường va gắn
nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới,thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.
Thứ tư,chức năng thực hiệngiá trị hàng hoá,dịch vụ qua đóthương mại nội địa đáp
ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống ,nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu
dùng.Thực hiệnchức năng này ,thương mại nội địa tích cực phục vụvà thúc đẩy sản xuất
phát triển,đảm bảo lưu thông thông sốutlà thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh
thương mại dịch vụ.
3.2.Nhiệm vụ của thương mại nội địa.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta là một nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Thực tếnước ta vẫn còn là một
trong những nước nghèo nhất trên thế giới,trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn
thấp,chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh cọn kém.căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ phát
triển –kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2006-2010và căn cứ vào bối cảnh quốc tế
,thương mại nội địa có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là,nâng cao hiệu quả của kinh doanh thương mại, dịch vụ,thúa đẩy quá trình
công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước.
Hai là,phát triển thương mại dịch vụ ,đảm bảo lưu thông hang f hoá thông suốt,dễ
dàng trong cả nước,đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của đời sống.
Ba là,góp phần giảI quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọngcủa đất nước:vốn
,việc làm ,công nghệ…
Bốn là,không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lývà mạng lưới kinh doanh,chống trốn
thuế ,lậu thuế,lưu thông hàng giả ,hàng kém phẩm chất,thực hiệ đầy đủ các nghĩa vụ với
nhà nước,xã hội và người lao động.
Năm là,đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương
mại-dịch vụ.
4.Vai trò của thương mại nội địa.
Thứ nhất , thương mại nội địa là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát
triển.Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường ,các chủ thể kinh doanh mua bán
được các hàng hoá ,dịch vụ .Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành
bình thường ,lưu thông hàng hoá dịch vụ thông suốt.
Thứ hai , việc mua bán hàng hoá ,dịch vụ trên thị trường thương mại nội địa có vai trò
quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng nâng cao mức hưởng thụ của các cá
nhân và doanh nghiệp ,thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân phối lao động xã hội.
Thứ ba , thương mại nội địa là điều kiện , là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế thế giới , thực hiện chính sách mở cửa.
Thứ tư , hoạt động thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp tính năng động , sáng tạo
trong sản xuất ,kinh doanh thúc đẩy cải tiến ,phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hoá ,dịch vụ trên thị trường.
II . Nội dung của thương mại và hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
1.Nội dung cơ bản của thương mại nội địa.
Thứ nhất là quá trình điều tra ,nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về các loại
hàng hoá ,dịch vụ.Đây là khâu đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh thương
mại.Có thể là nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất trong đó có phần cá nhân nó hình thành trực
tiếp từ sản xuất và do sản xuất quyết định cỏ cấu, có thể là nhu cầu đặt hàng của doanh
nghiệp.
Thứ hai là quá trình huy động sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để thoả mãn các
nhu cầu của xã hội.Các nguồn lực : vốn , nhân lực , lao động , tài nguyên là những nguồn
lực có hạn mà các doanh nghiệp cần phải sử dụng một cách hiệu quả nhưng cần phải biết
kết hợp hiệu quả kinh doanh với hiệu quả kinh tế xã hội.
Thứ ba là quá trình tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại. Mối quan hệ này có
thể là trực tiếp hoặc gián tiếp để giải quyết các vấn đề kinh tế ,tổ chức và pháp luật phát
sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá.Mối quan hệ doanh nghiệp
thể hịên thông qua quan hệ đầu vào ,đầu ra tuỳ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp.
Thứ tư là quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng
hóa ,dịch vụ.Đây là quá trình vận chuyển hàng hoá ,dịch vụ từ sản xuất đến người sử dụng
với những điều kiện hiệu quả tối đa.Quá trình này giải quyết các vấn đề : thay đổi quyền
sở hữu tài sản , di chuyển hàng hoá qua các khâu vận chuyển ,dự trữ ,bảo quản , đóng
gói…
Thứ năm là quá trình quản lý hàng hoá ở doanh nghiệp và xúc tiến mua bán hàng
hóa.Nội dung này đề cập tới vấn đề tổ chức quản lý thương mại đầu vào và thương mại
đầu ra của các doanh nghiệp ,thiết lập bộ máy quản lý trong mua bán hàng hoá ,thiết lập
mối quan hệ lâu dài tạo quan hệ gắn bó giữa khách hàng với doanh nghiệp.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội của thương mại nội địa.
2.1.Cơ cấu thị trường.
a.Theo thành phần kinh tế:
Theo quy định của Luật Thương Mại 2005 thì nền kinh tế nước ta bao gồm 5 thành
phần kinh tế cơ bản đó là kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư bản nhà nước ,kinh
tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Trong đó có các loại hình doanh nghiệp sau
:
Doanh nghiệp tư nhân : là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp này phải tự bỏ vốn , bảo toàn vốn ,tổ chức sản xuất và tự tìm kiếm thị trường.
Doanh nghiệp nhà nước:là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn ,thành lập và tổ
chức quản lý ,hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân , có quyền
và nghĩa vụ dân sự , tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp doanh: đây là hình thức
biểu hiện sự kết hợp và giao lưu các thành phần kinh tế .Các doanh nghiệp này có đặc
điểm là chế độ sở hữu vốn , tài sản không thuần nhất .Các thành viên , các cổ đông chỉ
chịu trách nhiệm về khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài :xí nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt
Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa một bên là xí nghiệp có tư cách pháp nhân
của Việt Nam với một bên hoặc các bên nước ngoài nhằm kinh doanh trong các lĩnh vực
của nền kinh tế .Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở
hữu của tổ chức và cá nhân nước ngoài ,do tổ chức hoặc cá nhân nứơc ngoài thành lập ,tự
quản lý và tự chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh .Nó là một pháp nhân hoạt
động theo sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam.
Doanh nghiệp tập thể: vốn do một tập thể người lao động góp tạo nên trên nguyên tắc
tự nguyện hoặc một phần vốn tập thể ,một phần vốn do nhà nước đảm bảo .Hình thức tổ
chức kinh doanh là các Hợp Tác Xã hoặc Tổ hợp tác , các cửa hàng hợp tác mua bán.
b. Theo ngành kinh tế:
Theo hệ thống phân ngành SNA thì nền kinh tế bao gồm :
Ngành Nông nghiệp : bao gồm có nông nghiệp ,lâm nghiệp ,chăn nuôi ,thuỷ sản . Sản
phẩm của nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân.Sản phẩm nông nghiệp có
tính thời vụ ,tính phân tán ,tính khu vực ,tính tươi sống và tính không ổn định.
Ngành công nghiệp : bao gồm công nghiệp và xây dựng cơ bản .Sản phẩm của ngành
công nghịêp có người mua chủ yếu là các đơn vị công nghiệp ,xây dựng , giao thông vận
tải ….số lượng mua mỗi lần khá nhiều ,sản xuất đồng bộ đầy đủ.
Ngành dịch vụ : bao gồm thương mại , giao thông vận tải ,bảo hiểm y tế.
2.2 .Các nhân tố tác động tới thương mại nội địa.
a.Yếu tố chính trị và pháp luật ,môi trường pháp lý :
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước theo định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.Trong thực tế không có nền kinh tế thị trường tự do với nghĩa là
không có sự can thiệp của Nhà Nước. Để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành
phần ,hoạt động cạnh tranh quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chính
sách của Chính Phủ để điều tiết thị trường.Trên thực tế các yếu tố chính trị và pháp luật
gồm sự ổn định về chính trị , đường lối ngoại giao , chính sách ngoại thương , hệ thống
pháp luật ,các chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển thương mại nội địa của Nhà Nước
,của các địa phương , các quy định của chính phủ về cạnh tranh , chống độc quyền….Sự
thay đổi hay biến động của các yếu tố này có thể tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ ,thách
thức cho thương mại nội địa ,đặc biệt là những thay đổi liên tục ,nhanh chóng ,không thể
dự báo trước.
b.Chính sách về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu :
Hoạt động thương mại bao gồm thương mại nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu .Vì
vậy các chính sách về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu có tác động đến sự phát triển của
thương mại nội địa.Các biện pháp hạn chế nhập khẩu , công cụ thuế quan và phi thuế quan
có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài ,bảo hộ hàng trong nước tạo
điều kiện cho thương mại nội địa phát triển.
c.Chính sách phát triển thương mại nội địa :
Bao gồm chính sách đối với Doanh nghiệp nhà nước , Hợp tác xã và các hình thức hợp
tác khác tạo nền tảng của nền kinh tế ; chính sách thương mại đối với nông thôn đảm bảo
cung ứng những hàng hoá cần thiết cho nông dân sản xuất và tiêu dùng.Đồng thời , đảm
bảo tiêu thụ hàng hoá do nông nghiệp và nông thôn sản xuất ra .Chính sách đối với miền
núi ,những chính sách khuyến khích phát triển thương mại miền núi , chính sách ưu đãi về
thuế ,trợ giá trợ cước cho một số mặt hàng….Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ
thương mại khuyến khích , tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá ,phát triển dịch vụ
thương mại mà pháp luật không hạn chế hoặc không cấm.
d.Yếu tố Khoa Học Công Nghệ:
Là yếu tố mang đầy kịch tính nhất ,có ảnh hưởng quan trọng ,trực tiếp đến hoạt động
thương mại nội địa.Trong thời đại Khoa Học Công Nghệ mới phát triển như vũ bão ,mỗi
công nghệ mới phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Nhất là
trong đỉều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới tjì yếu tố Khoa Học Công
Nghệ cần được quan tâm tránh tình trạng tụt hậu ,trở thành bãi rác của thế giới về Khoa
học Công Nghệ.
e.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên:
Yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh
.Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải ,hệ thống thông tin , hệ thống bến
cảng , nhà kho…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được quan tâm vì sự biến động của tự nhiên như nắng ,
mưa , bão lụt…có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thương mại nội địa.
2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thương mại nội địa.
a.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là toàn bộ doanh thu hàng
hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở kinh doanh bao gồm :
doanh thu bán lẻ hàng hoá của các cơ sở kinh doanh thương nghiệp , doanh thu bán lẻ sản
phẩm của các cơ sở sản xuất và nông dân trực tiếp bán ra thị trường ,doanh thu khách sạn
nhà hàng ,doanh thu du lịch lữ hành ,doanh thu dịch vụ cá nhân ,cộng đồng và các dịch vụ
khác do các tổ chức và cá nhân kinh doanh , phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
b. Giá tiêu dùng : là số tiền do người tiêu dùng phải chi trả khi mua một đơn vị hàng hoá
hoặc dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày.Giá tiêu dùng được biểu hiện bằng giá
bán lẻ hàng hoá trên thị trường hoặc giá dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt .Trong trường
hợp hàng hoá không niêm yết gía ,ngươì mua có thể mặc cả giá thì giá tiêu dùng là giá mà
người mua phải trả thực sau khi thoả thuận với người bán.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (công thức Laspeyres):
q o p t p
IP = * 100 = Do t * 100 .
q o p o po
Trong đó :IP :chỉ số giá tiêu dùng.
Po: giá kì gốc .
Pt : giá kì báo cáo.
qo :lượng kì gốc.
Do : quyền số cố định gốc.
t: kì báo cáo.
o : năm gốc.
qo po
Do = .
q o p o
Rổ hàng hoá ,dịch vụ để tính chỉ số giá tiêu dùng gồm các loại hàng hoá và dịch vụ
phổ biến ,đại diện cho tiêu dùng của dân cư , thường được xem xét cập nhật 5 năm một lần
cho phù hợp với tiêu dùng của dân cư trong mỗi thời kì.
Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng là cơ cấu chi tiêu các nhóm mặt hàng trong tổng
chi tiêu của hộ gia đình được tổng hợp từ kết quả điều tra mức sống hộ gia đình và dùng cố
định khoảng 5 năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo tháng cho ba gốc : tháng trước ,cùng tháng
năm trước và tháng 12 năm trước cho từng tỉnh ,thành phố vad cả nước( bao gồm chỉ số
của khu vực thành thị ,nông thôn ,chỉ số chung cuả từng tỉnh ,thành
phố ,các vùng kinh tế và cả nước).
3. Quá trình phát triển thương mại nội địa.
Lịch sử hình thành và phát triển thương mại nội địa Việt Nam gắn liền với cuộc đấu
tranh oanh liệt giành độc lập tự do,thống nhất tổ quốcvà xây dung chủ nghĩa xã hội.Qúa
trình này cũng gắn lion với những biến đổi to lớn trong công cuộc xây dung và phát triển
kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển ,hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
3.1.Thương mại nội địa Việt Nam thời kì 1975-1986.
Trong bối cảnh đất nước thống nhất,mọi hoạt động thương mại nội địa có những
thuận lợi mới đồng thời có những khó khăn mới.Chúng ta có điệu kiện và khả năng khai
tháccó hiệu quả tiềm năng của đất nước,phát huy lợi thế so sánh của ba miền để đẩy mạnh
phát triển thương mại –dịch vụ,thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoàinhưng trình độ phát triển
của nước ta còn thấp,cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém,kinh tế hàng hoá chưa phát
triểnvà còn lệ thuộc vào nước ngoài,hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại…
Thời kì này ,quá trình về tư liệu sản xuất dược thực hiện trong nền kinh tế quốc
đânưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá
có xu hướng là xoá bỏ thương mại tư bản tư doanh ,thương mại cá thể ,hình thành chủ yếu
các doanh nghiệp thương mại quốc doanh và tập thể.Hoạt động thương mại được thực hiện
theo giá cả,chỉ tiêu kế hoạch và theo địa chỉ cụ thể. Sự tách dần hoạt động kinh doanh các
loại hàng hoá theo tính chất sử dụng như tư liệu sản xuất ,tư liệu tiêu dùng , lưu thông
trong nước ,lưu thông ngoài nước thành các doanh nghiệp riêng.
Quản lý nhà nước với hoạt động thương mại – dịch vụ chưa thốngnhất, còn phân
tán ở các bộ như Bộ Ngoại thương,Bộ Vật tư,Bộ Nội thương.Chế độ hạch toán kinh doanh
trong thương mại nội địa còn mang nặng tính hình thức.
Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách chúng ta đã phạm một số sai
lầm ,nên khủng hoảng kinh tế xã hội tiếp tục diễn ra gay gắt, lạm phát lên đến 774.7 % vào
năm 1986.
3.2. Thương mại nội địa Việt Nam từ năm 1986 đến nay:
Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta mở đầu từ Đại Hội VI đến nay đã
trải qua 20 năm .Từ đó đến nay , nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc ,đánh dấu
bước ngoặt trong đổi mới cơ chế , chính sách và quản lý kinh tế nói chung , thị trường và
thương mại – dịch vụ nói riêng. Đảng và Nhà Nước đã ra sức khắc phục khó khăn , giữ
vững ổn định chính trị , thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn ( lương thực – thực phẩm ,hàng tiêu dùng ,
hàng xuất khẩu ) đạt những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nứơc bước đầu dần được hình thành chuyển
việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường ,giá cả được
hình thành trên cơ sở giá trị của hàng hóa và quan hệ cung cầu ,các loại hình dịch vụ gắn
với lưu thông hàng hoá phát triển mạnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh ,góp phần phục vụ
đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động .Thương nghịêp Nhà Nước đã có sự
chuyển đổi từ trước về phương thức kinh doanh ,từng bước thích ứng với cơ chế mới ,quản
lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại nội địa có sự tiến bộ và tổ chức hệ
thống hoạch định chính sách vĩ mô ,tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển . Kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội và năng lực sản xuất tăng lên đáng kể. Đời sống các tầng lớp
dân cư được cải thiện.
Thời kỳ này tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trong những năm qua liên tục
tăng : năm 2001 là 11.1% , năm 2002 là 11.3% ,năm 2004 là 13% ,năm 2005 lên 26.1%
,đến 2006 là 20.9% . Năm 2005 đạt 475.380 tỷ đồng ,2006 đạt 580.7tỷ đồng ,sau 5 năm
2001-2005 tăng trên 230 nghìn tỷ đồng ,bình quân mỗi năm tăng 46 500 tỷ đồng (16.7%)
.Xét một cách tương ứng ,mức bán lẻ hàng hoá tính theo đầu người cũng tăng theo động
thái như vậy : năm 2005 đạt 5 719 201 đồng /người tăng 24.5% so với 2004 .Sau 5 năm
(2001-2005) tăng trên 2.6 triệu đồng ,gần 84%. Đồng thời cùng với sự tăng lên cúa tỷ
trọng GDP thương mại nội địa trong GDP của toàn nền kinh tế (13 -14 %, đứng thứ 3 sau
nền kinh tế ) sự tăng lên nhanh chóng về số lượng thương nhân ,số lượng lao động .Tính
chất và trình độ thương mại nội địa cũng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Chương 2:thực trạng của thương mại nội địa .
đánh giá khái quát tổ chức và hoạt động của thương mại nội địa.
I.Đánh giá khái quát tổ chức ,hoạt động của thương mại nội địa.
Mặc dù bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực trong các
năm 1997-1999,thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra nhưng nhịp độ tăng GDP bình quân
giai đoạn 1996-2000 vẫn đạt 7% /năm,công cuộc phát triển kinh tế xã hội được quản lý và
điều hành tích cực .
Phát huy những kết qủa đạt được của 5 năm trước ,việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5
năm 2001-2005 đã tiếp tục đưa nền kinh tế nước ta đạt tóc độ tăng trưởng cao và phát triển
tương đối toàn diện .Tốc đoọ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước và cao hơn giai
đoạn 1996-2000(tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của giai này là 7.5%/năm)
Năm 2006,kinh tế thế giới chịu sự tác động tiêu cực của nhiều yếu tố không thuận lợi
như giá dầu mỏ tăng cao trong những tháng đầu năm (có thời điểm lên tới
78,4USD/thùng);những thay đổi to lơn s trong chính sách vĩ mô toàn cầu mà tác nhân
chính làviệc lãi xuất xơ bản của USD tăng nhiều lần trong năm(mức lãI xuất cuối cùng
được FED quyết định là 5,25%);tình trạng mất cân đối cũng tạo nguy cơ tiềm tàng với sự
tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu trên thế giớivà nguy cơ tổ thương với nền kinh tế
nhỏ.Bên cạnh đó dịch cúm gia cầm,thiên tai và bất ổn chính trị cục bổ ở nhiều quốc gia và
khu vực trên thế gới đã gây thiệt hại lớn với nhiều nền kinh tế.
Vượt qua những yếu tố không thuận lợi nêu trên,kinh tế thế giới tiếp tục đạt được
mức tăng trưởng tích cực.Theo IMF năm 2006kinh tế thế gới đạt tốc độ tăng trưởng 5,1%
so với 2005(WBdự báo là 3,9%),Hoa Kỳ,Nhật Bản và liên minh châu Âu (EU)tiếp tục tăng
trưởng ổn định;các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc,ấn Độtiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng caoVới những thành công này thương mại toàn cầu tiếp tục đạt mức tăng trưởng
cao là 9,7%so với 2005.
Trong nước,bên cạnh những thuận lợi khi bước vào năm 2006 như uy tín Việt Nam
trên trường quốc tế ngày một tăng cao ,chính thức trở thành thành viên của WTO,Quốc hội
Hoa Kỳ thông qua quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam,tổ chức thành
công hội nghị APEC thứ 14…đã tạo yếu tố tâm lý tích cực với các yếu tố nâng đỡ tăng
trưởng kinh tế và mở rộng thương mại quốc tế,thương mại nội địa đã gặp không ít khó
khăn như:chịu tác động mạnh do thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả
nước,dịch lở mồm long móng ở gia súc ,bệnh rầy nâu ,bệnh vàng lùn xoắn lả trên lúa tại
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Longđã gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông
nghiệp.Ngoài ra hang hoá thế giới,giá xuất nhập khẩu nhiều loại vật tư hàng hoá luôn ở
mức cao;lãi xuất tiền lương được điều chỉnh tăng đã tạo sức ép tăng giá nhiều mặt hàng
trong nướccũng tạo ra không ít thách thức với thương mại.Tuy nhiên kinh tế nước ta tiếp
tục đạt được những thành công trong năm 2006 : tổng sản phẩm trong nước đạt 8.2% so
với năm 2005,cơ cấu kinh tế tiêp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực công
nghiệp,xây dung và dịch vụ(công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,97%năm 2005lên
41,52%trong năm nay,khu vực dịch vụ cũng tăng từ 38,01% lên 38,08%),giảm tỉ trọng khu
vựcnông ,lâm nghiệp và thuỷ sản.Trong đó thành công thu hút vốn đầu tư nước ngoàivà sự
phát triển mạnh của thương mại nội địa được nhiều chuyên gia kinh tế đáng giá là những
nhân tố quan trọng góp phần đạt được những thành công của kinh tế ,thương mại năm
2006.
1.Những thành tựu.
T ổng kết lại trong vòng mấy năm trở lại đây,thương mại nội đại đã đạt được những
thành tựu quan trọng đó là:
1.1.Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tếliên tục,không chỉ giải quyết đàu ra, tiêu thụ
sản phẩm cho các ngành sản xuất mà tự thân thương mại nội địa cũng góp phần gia
tăng GDP chung cả nước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ liên tục tăng:giai đoạn 1996-2000 tăng bình
quân 11%/năm,giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 18%/năm,gấo 1,5-2 lấno với mức tăng
trưởng bình quân của GDP cùng kì
Thương mại nội địa đóng góp khỏang13,5-14% trong tổng GDP chỉ sau ngành công
nghiệp chế biến (khoảng 20%)và ngành nông nghiệp (khoảng 18%).
1.2. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động,nhất là lao động phổ thông,góp phần giải
quyết áp lực về mặt xã hội của một quốc gia đông dân như Việt Nam.
Bình quân hàng năm tạo thêm hàng trăm ngàn công việc làm cho xã hội ,tỉ trọng
thương mại trong thương mại nội địa có xu hướng ngày càng tăng trong toàn nền kinh tế
quốc dân.Nếu như tỉ lệ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 về việc làm của toàn
nền kinh tế là 2,5%,thì tỉ lệ đó của thương mại nội địa là 4,25%(2001)và tăng dần,năm
2004 đạt 5,2%.
Đến năm 2004 cả nước có 4767.000 lao động làm việc trong thương mại nội
địa,chiếm 11,5%tổng lao động xã hội ( tương đương với ngành công nghiệp chế biếnvà
bằng 1/6 số lao động trong ngành nông nghiệpnhưng nhà nước gần như không phải đàu
tư).
1.3.Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng nhờ
đó góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Nếu như ở giai đoạn 1996-2006,tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ chỉ đạt
66,1%quỹ tiêu dùng( tăng dần từ năm 1996 là 64,8%lên 68,71%vào năm 2000)thì sang
giai đoạn 2001-2005tỉ lệ này đã tăng lên 73,57%tăng dần từ năm 2000là 68,5%lên
73,7%vào năm 2004) điều đó chứng tỏ nhu cầu của nhân dân từng bước được nâng lên
thông qua hoạt động của thương mại nội địa.Lưu thông hàng hoá và thị trường nội địa mở
rộnh đã tác động ngày càng sâu sắc đến đời sống nhân dân.
Mức lưu chuyển hàng hoá bình quân đầu người tăng nhanh:năm 1996 là 1994.000
đồng, năm 2000 là 2.839.000 đồng,năm 2001 là 3.118.000 đồng,năm 2005 đạt 5.719.000
đồng,năm 2006 đạt 5.807.000 đồng.
1.4 . T ừ chỗ chủ yếi chỉ có các doanh nghiệp thương mại nhà nướcđến nay đã có nhiều
loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại
nội địa với số lượng ngày một tăng.
Đến năm 2004 cả nước có 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,trên 1000 doanh
nghiệp có cổ phần nhà nước,trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình( trong
tổng số 2,9 triệu hộ gia đình của cả nước) chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại nội
địa.Ngoài ra còn có trên 50 chi nhánh và trên 5000 văn phòng đại diện của thương nhân
nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường ,xúc tiến thương mại.
1.5.Kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được củng cố và phát triển xuất hiện nhiều
loại hình tổ chức phân phối tiến bộ và hiện đại, nhất là ở các thành phố lớn , làm thay
đổi diện mạo tổ chức thị trường nội địa.
Hệ thống chợ truyền thống ngày một phát triển ,chủ yếu là khu vực nông thôn nhất là
khi có Nghị Định 02/CP của Chính Phủ và Quyết Định 559/TTG của Thủ Tướng Chính
Phủ. Bên cạnh đó đã xuất hiện nhiều loại chợ mới : chợ đầu mối, chợ chuyên doanh ,chợ
hoa – sinh vật cảnh ,chợ văn hoá - du lịch ,chợ ẩm thực … Tính đến hết năm 2005 cả nước
có 9.063 chợ, trong đó có khoảng 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh ,chợ được phân
bố chủ yếu ở khu vực nông thôn với 6.788 chợ, chiếm 74,9% và là loại hình tổ chức
thương mại nội địa chủ yếu ở địa bàn này, còn lại khu vực thành thị có 2.275 chợ chiếm
25,1% .Số chợ hoạt động có hiệu quả chiếm tới 97,9%.
Hệ thống phân phối hiện đại bao gồm nhiều loại hình như trung tâm thương mại ,siêu
thị ,cửa hàng tiện lợi đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị. Lúc đầu các
loại hình này tập trung chủ yếu là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh.Nhưng vài năm trở lại đây đã “lan hoá” ra các thành phố khác (Hải Phòng ,Đà Nẵng
, Nha Trang , Cần Thơ…).Nếu như cuối năm 1995 có 12 siêu thị tại 6/64 tỉnh và thành
phố thì đến năm 2005 đã có trên 200 siêu thị ,30 trung tâm thương mại và trên dưới 1000
cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh và thành phố .Liên kết phân phối theo “chuỗi”
bắt đầu được hình thành và có xu hướng phát triển như là 1 tất yếu khách quan của lý
thuyết “ quy mô kinh tế” trong lĩnh vực phân phối (hiện SaiGon Co.op với chuỗi 15 siêu
thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi ,Intimex với chuỗi 6 siêu thị ,Công ty Trách nhiệm hữu
hạn thương mại – dịch vụ An Phong với chuỗi siêu thị Maximark ,Công ty Trách nhiệm
hữu hạn thương mại dịch nụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị Citimark ,Tổng công ty dệt
may Việt Nam với chuỗi 28 siêu thị và cửa hàng Vinatex …) và quá tình thành lập kéo dài
các chuỗi vẫn đang tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Đồng thời với sự ra đời các loại hình tổ chức phân phối mới ,phương thức kinh doanh
với sự tiến bộ và hiện đại đã xuất hiện và ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng.
Trong số doanh nghiệp phân phối được tổ chức và hoạt động một cách chuyên nghiệp
với mạng lưới phân phối được phân chia theo khu vực địa lý đã xuất hiện các trung tâm
hậu cần phân phối (trung tâm logicstics làm nhiệm vụ đặt hàng , phân loại ,bao gói ,chế
biến và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán lẻ ,kèm theo các chương trình chăm sóc
khách hàng ,tiếp thị ,phát triển thương hiệu…cho toàn hệ thống của doanh nghiệp ).
Kinh doanh theo phương thức nhượng quỳên thương mại để mở rộng mạng lưới bán
hàng ,kahi thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có
quy mô lớn và có trình độ tổ chức cao ngày một phát triển ,như là Cà Phê Trung Nguyên
hiện có hơn 1000 cửa hàng ,Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Nam có 12 cửa hàng phở
24 ,Công ty Kinh Đô với hàng chục cửa hiệu bánh “Kinh Đô Bakery”….Nhiều doanh
nghiệp trong và ngoài nứơc đang có kế hoạch hình thành và phát triển mạnh hệ thống với
hệ thống phân phối G7 Mart, Công ty CP Hoang Corp với hệ thống cửa hàng tiện lợi 24
seven….
Thương mại điện tử mới xuất hiện nhưng đang có xu hướng phát triển tích cực .
Ngoài việc xây dung Website giới thiệu hình ảnh công ty ,lĩnh vực kinh doanh ,tìm kiếm
bạn hàng ,ký kết hợp đồng ( giao dịch B2B ‘Doanh nghiệp với Doanh nghiệp’) các sàn
giao dịch điện tử và các chợ ‘ảo ‘ mua bán trên mạng (giao dịch B2C - ‘Doanh nghiệp với
người tiêu dùng ‘ và C2C “người tiêu dùng với người tiêu dùng “) xuất hiện ngày một
nhiều thu hút đông khách hàng , nhất là khách hàng trẻ tuổi tham gia với số lần giao dịch
thành công ngày một tăng .Các nhóm ,mặt hàng được giao dịch qua phương thức này chủ
yếu là sản phẩm Công Nghệ Thông Tin ,kỹ thuật số ,sách báo ,ảnh ,hoa ,quà lưu niệm
,hàng thủ công mỹ nghệ …Nếu như năm 1999 doanh số của phương thức mua bán này
mới chỉ đạt 8.2 tỷ đồng thì đến 2003 đã tăng lên 52.56 tỷ đồng ,tốc độ tăng trưởng hàng
năm rất cao (2000 :38.5%, 2001 :42%, 2002 :61% và 2003 :102.5%).
2.Những tồn tại .
Tuy nhiên với vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả
nước ,thương mại nội địa 10 năm qua cũng đã bộc lộ không ít tồn tại .Đó là:
2.1.Hoạt động thương mại nội địa hoạt đọng thiếu tính bền vững ,chưa tương xứng
với vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Tốc độ tăng trưởng về tổng mức LCHHBL qua các năm 1996-2000 và 2001-2005 là
không ổn định ( năm 2002 :14.5% ,năm 2003: 18.8% ,năm 2004 :12.9% , năm 2005
:26.1%).
Mặc dù tổng mức LCHHBL tăng với tốc độ cao nhưng tỷ trọng của thươngâmị nội địa
trong GDP có xu hướng giảm ( năm 2000 là 14.23% ,năm 2004 là 13.61 %).
2.2.Kết cấu hạ tầng thương mại tuy có bước cải thiện đáng kể nhưng về tổng thể, các
kênh phân phối vẫn còn yếu kém và lạc hậu.
Chợ ở khu vực nông thôn vẫn còn không ít chợ tạm bợ ,chợ họp ngoài trời ,chợ họp lề
đường .Hầu hết các cửa hàng truyền thống đều có diện tích nhỏ , trung bình chỉ 11.8
m2/cửa hàng với trang thiết bị thô sơ, lao động chân tay là chủ yếu .Trung tâm thương mại
và siêu thị mới chỉ bắt đầu phát triển khá ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng quy
mô chưa lớn ,trình độ quản lý ,công nghệ thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa
theo được chuẩn mực quốc tế .Hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống
chợ (40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập ,cửa hàng truyền thống (44%) ,qua
hệ thống phân phối hiện đại (TTTM ,siêu thị ,của hàng tự chọn…) mới chỉ khoảng 10%
,còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.
Cơ sở hậu cần phân phối logicstics (cảng ,kho vận chuyển …) vừa ít ,vừa yếu , thiếu
đồng bộ ,chưa đảm bảo hỗ trợ và phục vụ tốt cho khâu bán buôn cũng như khâu bán lẻ .Ví
dụ về vận tải đường bộ , trong khi xu hướng của thế giới là tập trung hoá với các loại xe
với tải trọng lớn 10-14 tấn,thậm chí 32 tấn hoặc xe kéo container thì ở Việt Nam phổ biến
vẫn là các loại xe dưới 7 tấn .Nếu như 1 doanh nghiệp chuyên vận tải lớn nhất ở nước ta có
khoảng 200 đầu xe thì 1 doanh nghiệp hạng vừa của các nước trong khu vực cũng đã có tới
2000 đầu xe.
2.3.Lực lượng nhân dân đông nhưng chưa mạnh, đa số là có quy mô kinh doanh nhỏ
và vừa ,tăng trưởng chậm. ,thiếu những doanh nghiệp lớn với phương pháp qủn trị tiên
tiến làm “đầu tàu “ tiên phong để lôi kéo ,dẫn dắt và liên kết các doanh nghiệp khác lại
thành 1 hệ thống phân phối theo hướng hiện đại .Quá trình tích tụ và tập trung nguồn
lực của doanh nghiệp đều còn yếu.
Năm 2004 bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 24 tỷ đồng tiền vốn thì
ngành công nghệ có quy mô lớn nhất : 154 lao động và 32 tỷ đồng vốn , ngành thương mại
có quy mô nhỏ nhất : 18 lao động và 6 tỷ đồng vốn.Nếu tính cả hộ kinh doanh cá thể thì
con số trên sẽ còn nhỏ đi rất nhiều .Do quy mô nhỏ ,vốn ít nên mua bán qua lại nhiều tầng
nấc và chồng chéo ,thanh toán chem. Và đại lí vẫn là phương thức kinh doanh phổ biến
trong hoạt động phân phối (kết quả điều tra do Tổng cục Thống Kê phối hợp với Ngân
Hàng thế giới tổ chức).