Thực trạng về hoạt động của ttck việt nam
- 73 trang
- file .pdf
1
CHƢƠNG 1. TTCK VÀ VAI TRÒ CỦA TTCK ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
1.1. Tổng quan về TTCK
1.1.1. Khái niệm về TTCK
TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng,
trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Trong quá trình phát triển và hoàn thiện, TTCK tồn tại dưới hai hình thức:
TTCK có tổ chức và TTCK phi tổ chức.
TTCK có tổ chức với hình thái điển hình của là SGDCK (Stock exchange).
Mọi việc mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi CK phải tiến hành trong Sở giao
dịch và thông qua các thành viên của Sở giao dịch theo quy chế của SGDCK.
SGDCK có thể là tổ chức sở hữu nhà nước, là doanh nghiệp cổ phần hoặc một
hiệp hội và đều có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có thể
dẫn ra những SGDCK nổi tiếng của thế giới như: NYSE (New York Stock
exchange), TSE (Tokyo Stock exchange), LSE (London Stock exchange )v.v…
TTCK phi tổ chức là một thị trường không có hình thái tổ chức tồn tại, nó
có thể là bất cứ nơi nào mà tại đó người mua và người bán trực tiếp gặp nhau để
tiến hành giao dịch. Nơi đó có thể là tại quầy giao dịch ở các ngân hàng bất kỳ
nào đó. Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường giao dịch qua quầy (Over-
the-counter – OTC).
1.1.2. Tổ chức hoạt động của TTCK
1.1.2.1. Sở giao dịch chứng khoán
Theo Liên đoàn các SGDCK thế giới (WFE), hiện nay trên thế giới đang tồn
tại 4 mô hình tổ chức SGDCK phổ biến. Mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược
điểm nhất định, được các nước áp dụng tùy theo từng giai đoạn phát triển nhất định
của thị trường, bao gồm:
SGDCK tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu
bởi các thành viên (còn gọi là mô hình thành viên): Theo mô hình này, SGDCK
do các thành viên là các CTCK sở hữu. Thành viên vừa là người tham gia giao dịch
vừa là người quản lý SGDCK, nên có thể phát huy tối ưu vai trò tự quản, nâng cao
2
tính hiệu quả và nhanh nhạy trong việc xử lý các vấn đề phát sinh của thị trường.
SGDCK theo mô hình thành viên thường hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận, chủ
yếu là mang tính chất phục vụ cho hoạt động giao dịch cho chính các thành viên tại
SGDCK. Những lợi ích kinh tế gắn bó với tư cách thành viên được phân chia một
cách công bằng hoặc trên cơ sở phần đóng góp của thành viên vào SGDCK. Hiện
Indonesia, Sri Lanka…Ví dụ: SGDCK Colombo của Sri Lanca (CSE) được thành
lập ngày 2/12/1985 sau khi tiếp quản TTCK do Hiệp hội các nhà môi giới Colombo
điều hành từ năm 1896 – 1985. CSE được tổ chức theo mô hình công ty TNHH do
các công ty thành viên góp vốn thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Mọi nguồn thu của CSE từ phí giao dịch, phí niêm yết hàng năm và phí đóng góp
của các công ty chứng khoán thành viên được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng cho
thị trường vốn. Là một tổ chức tự quản, nhưng CSE vẫn thuộc sự giám sát của
UBCK Srilanca. CSE có các chức năng chính là thực hiện niêm yết cho các công ty
để huy động vốn qua TTCK; cung cấp các tiện ích giao dịch cho thị trường thứ cấp;
cung cấp các dịch vụ đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán. Cơ cấu của
CSE gồm có Hội đồng quản trị (HĐQT) và Giám đốc. Hội đồng quản trị gồm 9
thành viên là cơ quan quyết định các chính sách của CSE. Các thành viên có quyền
bầu 5 đại diện của mình vào HĐQT, 4 thành viên HĐQT còn lại do Chính phủ (Bộ
Tài chính) bổ nhiệm. Chủ tịch HĐQT có nhiệm kỳ 3 năm, được chọn từ 5 đại diện
của các thành viên Sở GDCK.
SGDCK tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hữu hạn: Trong khoảng hơn
một thập kỷ gần đây, các SGDCK được tổ chức theo mô hình thành viên đã dần đi
theo xu hướng tư nhân hoá để chuyển đổi hình thức tổ chức dưới dạng các công ty
cổ phần hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Mở đầu là SGDCK Stockholm năm 1993,
theo sau là SGDCK Helsinki năm 1995 và SGDCK Copenhagen năm 1996, SGDCK
Amsterdam năm 1997, SGDCK Australia năm 1998. Và rồi các SGDCK Toronto,
Frankfurt, Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York… cũng lần lượt
được tư hữu hoá và chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Lý do của trào lưu cổ
phần hoá tiến tới đại chúng hoá các SGDCK theo mô hình thành viên chủ yếu là vì
mô hình thành viên không cho phép các thị trường giao dịch tập trung này có đủ khả
3
năng tài chính để hiện đại hoá sàn giao dịch và cạnh tranh với các đối thủ cả về
phương diện công nghệ lẫn phương diện tài chính. Hơn nữa, với mô hình sở hữu
thành viên (chủ yếu là hoạt động phi lợi nhuận), các SGDCK truyền thống cũng rất
khó có thể đương đầu với những thách thức của quá trình toàn cầu hoá TTCK. Hiện
nay có khoảng 26,5% SGDCK trên thế giới áp dụng mô hình này. Ví dụ: SGDCK
Tokyo (TSE) trước đây được tổ chức theo mô hình thành viên. Tuy nhiên, Luật
Chứng khoán và Sở giao dịch (sửa đổi) đã cho phép TSE chuyển sang hoạt động
theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/11/2001. TSE có các chức năng: cung cấp
các tiện ích cho hoạt động giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh; cung
cấp thông tin thị trường; đảm bảo công bằng cho các giao dịch thực hiện trên
SGDCK, bảo vệ quyền và lợi ích của công chúng đầu tư; thực hiện các chức năng
kinh doanh khác có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và TTCK. TSE được quyền
ban hành các quy chế về giao dịch chứng khoán, thành viên giao dịch, niêm yết
chứng khoán, giám sát và các quy định cần thiết khác cho hoạt động điều hành của
SGDCK. Mô hình quản lý của TSE bao gồm: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội
đồng quản trị (HĐQT), Uỷ ban kiểm toán nội bộ, Hội đồng tư vấn và Ban giám đốc.
ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền lực cao nhất quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền
của ĐHĐCĐ quy định theo Luật Thương mại. HĐQT do ĐHĐCĐ bầu, có nhiệm kỳ
là 2 năm. HĐQT có số lượng không quá 12 người, trong đó phải có tối thiểu 1 thành
viên độc lập không tham gia điều hành hoặc kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán,
có nhiệm vụ đưa ra các đánh giá độc lập đối với các hoạt động của thị trường chúng
khoán. Uỷ ban kiểm toán nội bộ gồm tối đa 4 thành viên do ĐHĐCĐ bầu, có nhiệm
kỳ 4 năm, trong đó có tối thiểu một thành viên độc lập không tham gia vào hoạt
động chứng khoán. Hội đồng tư vấn được thành lập theo đề nghị của HĐQT, thực
hiện chức năng tư vấn, đưa ra ý kiến lên HĐQT về các vấn đề quan trọng có liên
quan đến hoạt động điều hành hoạt động thị trường của SGDCK. Ban giám đốc
đứng đầu là giám đốc điều hành, là thành viên HĐQT và do HĐQT bổ nhiệm, là đại
diện theo pháp luật của SGDCK. Hiện nay Ban giám đốc TSE có 9 người, trong đó
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
4
SGDCK tổ chức theo mô hình công ty cổ phần niêm yết (công ty niêm yết
đại chúng): Theo mô hình này, SGDCK thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng
và niêm yết trên chính SGDCK do mình quản lý. Đây là mô hình đang được nhân
rộng hiện nay trên thế giới. Hiện nay có khoảng 26,5% SGDCK trên thế giới áp
dụng mô hình này, ví dụ SGDCK Phillipines, Australia, Malaysia…SGDCK
Singapore (SGX) là SGDCK đầu tiên ở Châu Á – Thái Bình Dương chuyển từ mô
hình thành viên sang công ty cổ phần và cũng là SGDCK đầu tiên hợp nhất giữa
giao dịch chứng khoán và giao dịch các công cụ phái sinh. Ngày 23/11/2000, SGX
là SGDCK đầu tiên ở Châu Á Thái Bình Dương niêm yết sau khi phát hành cổ
phiếu ra công chúng. Vốn của SGX được nắm giữ bởi 3 cổ đông chính là: thành viên
của SGX, SEL Holdings Pte Ltd (một pháp nhân được thành lập để nắm giữ cổ phần
của SGX cho Quỹ phát triển thị trường vốn) và các cổ đông mới. Hiện vốn pháp
định của SGX là 1 tỷ đôla Singapore. Luật chứng khoán Singapore quy định SGX có
vai trò quan trọng và duy nhất trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng và địa điểm giao
dịch, bù trừ và thanh toán chứng khoán và công cụ phái sinh ở Singapore. SGX có
nhiệm vụ đề ra và cưỡng chế thực thi các quy định áp dụng cho các công ty muốn
huy động vốn qua SGDCK. Tuy nhiên, các quy định này của SGX phải được MAS
(Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore) phê chuẩn. Ngoài chức năng trên, SGX còn
được thực hiện các chức năng như giám sát thị trường để phát hiện các giao dịch bất
thường trên SGDCK, giám sát các công ty chứng khoán trong việc tuân thủ các quy
định của SGX. Mô hình tổ chức của SGX bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Uỷ ban kiểm
toán, Uỷ ban bầu cử, Uỷ ban phúc thẩm, Uỷ ban khen thưởng, Uỷ ban quản lý rủi ro,
Uỷ ban giải quyết xung đột và Uỷ ban điều hành. ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao
nhất của SGDCK. HĐQT gồm 12 thành viên, được đề cử bởi Uỷ ban bầu cử. Thành
viên của HĐQT được bầu thông qua ĐHĐCĐ. Nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT
không tham gia điều hành từ 4-6 năm. Tại mỗi kỳ Đại hội thường niên sẽ có 1/3 số
thành viên của HĐQT hết nhiệm kỳ.
SGDCK tổ chức theo mô hình nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một
phần: Thực chất mô hình này là Chính phủ hoặc một cơ quan của Chính phủ đứng
ra thành lập và quản lý SGDCK. Kinh phí để xây dựng và vận hành SGDCK do
5
Chính phủ cung cấp. Ví dụ: SGDCK Warsava, Istanbul, Việt Nam… Mô hình này
có ưu điểm là các chi phí cho giao dịch thấp, đảm bảo được tính định hướng trong
quá trình phát triển TTCK và dung hoà được lợi ích của các chủ thể trên thị trường.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định là thiếu tính độc lập và
khá cứng nhắc, nên hoạt động thường kém hiệu quả. Qua các mô hình tổ chức
SGDCK trên cho thấy, đặc điểm nổi bật là SGDCK các nước trên thế giới chủ yếu là
các tổ chức tự quản (SROs), nghĩa là các thành viên /cổ đông tự thiết lập các quy
chế điều chỉnh hoạt động của các thành viên cũng như của SGDCK. SGDCK có
thẩm quyền quyết định việc kết nạp thành viên, cơ chế niêm yết và giao dịch chứng
khoán tại SGDCK, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm của
các thành viên liên quan tới hoạt động giao dịch tại SGDCK. Cơ chế tự quản đã tồn
tại trong lịch sử gần một trăm năm của TTCK thế giới. Đa số các SGDCK trước đây
lựa chọn cơ cấu sở hữu thành viên đều áp dụng cơ chế tự quản. Gần đây, khi quá
trình chuyển đổi cơ cấu sở hữu đã biến nhiều SGDCK thành công ty cổ phần thì cơ
chế tự quản vẫn tiếp tục tồn tại.
1.1.2.2. Công ty chứng khoán
công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng
khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán
chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành
và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Công ty chứng
khoán có thể tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung
gian.
1.1.2.3. Nhà đầu tƣ
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư cá nhân bao gồm : Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư
không thích rủi ro;
Nhà đầu tư có tổ chức bao gồm: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo
hiểm xã hội, công ty tài chính.
6
1.1.3.Các công cụ đầu tƣ trên TTCK thƣờng gặp
Các cổ phiếu đầu tư :
Cổ phiếu là một trong những loại chứng khoán vốn cổ phần quen thuộc đối với
rất nhiều người. Khi các nhà đầu tư đã thực hiện việc mua cổ phiếu thì họ đã trở thành
người chủ sở hữu “một phần” tài sản của một công ty. Nếu hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty ngày một phát triển thuận lợi, giá cả mà các cổ đông sẵn sàng trả cho
cổ phiếu của nó thường là tăng lên; lúc đó những cổ đông đã mua cổ phiếu này với giá
thấp hơn sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận. Tất nhiên, nếu công ty hoạt động không hiệu
quả, giá cổ phiếu của nó sẽ đi xuống; các cổ đông sẽ bị lỗ. Vấn đề đặt ra là, các thông tin
cần thiết cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp vừa thiếu lại vừa
chưa đủ độ tin cậy.
Chứng chỉ quỹ:
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với
một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Trái phiếu công ty:
Trái phiếu công ty là hình thức thông dụng nhất của chứng khoán nợ công ty. Về
thực chất, trái phiếu công ty được xem như là một chứng chỉ ghi nhận sự cam kết của
công ty về việc sẽ thanh toán số tiền mà nhà đầu tư đã cho công ty vay vào một ngày xác
định. Để sử dụng được số tiền mà nhà đầu tư đã cho vay, công ty phải trả cho người cầm
giữ trái phiếu một số “lãi” nhất định hàng năm. “Lãi” này được xác định theo tỷ lệ phần
trăm so với số tiền mà người đầu tư cho công ty vay. Vì người cầm giữ trái phiếu không
phải là chủ sở hữu công ty nên họ không được chia cổ tức hay không có quyền bầu cử
cũng như tham gia vào các vấn đề khác của công ty. Lưu ý rằng, các công ty muốn bán
trái phiếu ra công chúng phải phải được sự đồng ý của UBCK, trong đó có một bản cáo
bạch bao gồm các thông tin về công ty và những vấn đề liên quan đến việc phát hành trái
phiếu.
Trái phiếu địa phương:
Trái phiếu địa phương được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Trái phiếu được
các bang, thành phố, hay một số cơ quan của chính quyền địa phương (như cơ quan giáo
dục) phát hành. Đặc điểm quan trọng của trái phiếu này là lãi suất mà người cầm giữ trái
7
phiếu được nhận không phải chịu thuế thu nhập liên bang. Ngoài ra, lãi suất này cũng
được miễn trừ thuế bang và địa phương nếu người cầm giữ trái phiếu sống tại cùng khu
vực với người phát hành. Một đặc điểm quan trọng khác Của trái phiếu địa phương là
trái phiếu địa phương được miễn trừ việc đăng ký với Uỷ ban chứng khoán.
Các quyền lựa chọn:
Quyền lựa chọn là quyền được mua hay bán một cái gì đó tại một thời điểm nào
đó trong tương lai. Các dạng quyền lựa chọn cần quan tâm trên TTCK là các quyền lựa
chọn mua hoặc bán cổ phiếu công ty đã được tiêu chuẩn hoá. Các quyền lựa chọn được
chia thành 2 loại: “quyền mua” cho phép các nhà đầu tư quyền được mua cổ phần của
một loại cổ phiếu đã định với một giá cố định trong một khoản thời gian đã định; “quyền
bán” cho phép nhà đầu tư quyền được bán cổ phần của một loại cổ phiếu đã định với một
giá cố định trong một thời gian đã định.
Chứng khoán chính phủ:
Chính phủ của nhiều nước trên thế giới thường phát hành nhiều loại chứng khoán
nợ, bao gồm tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu chính phủ được bán ra từ kho bạc qua các
phiên đấu giá. Chứng khoán chính phủ cũng có thể mua được từ các ngân hàng, các nhà
giao dịch chứng khoán chính phủ, các nhà môi giới giao dịch chứng khoán khác.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến TTCK
1.1.4.1. Các nhân tố kinh tế
TTCK mà đặc trưng là giá cổ phiếu chịu tác động bởi các nhân tố kinh tế
như tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh của công ty, thu nhập công ty, lãi
suất, lạm phát,….
Về tăng trưởng kinh tế, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát
triển và giảm khi nền kinh tế kém phát triển; tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể
giữa các nhóm cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào
tình hình hoạt động cụ thể của từng công ty.
Nhân tố quyết định sự tồn tại của hàng hóa chứng khoán là lợi thế khai thác
sử dụng các nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh và các nhân tố lợi thế vô
hình khác mà công ty đã tạo dựng được, kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia
của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hóa của công ty.
8
Nói cách khác, giá trị của hàng hóa chứng khoán là hình ảnh động phản ánh
những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và xu thế hoạt động của công
ty cũng như tình hình kinh tế cơ bản của công ty.
Mối quan hệ giữa lãi suất, lạm phát và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn
thay đổi. Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi
suất và lạm phát. Sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho
mức biến động về lãi suất hay không sẽ tùy thuộc vào tình hình lạm phát.
Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được các nhà dự
báo chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về hàng
tồn kho, và những biến động về lượng cung tiền.
1.1.4.2. Các nhân tố phi kinh tế
Nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tiếp theo là những nhân tố phi kinh tế, bao
gồm sự thay đổi về các Thay đổi chính sách pháp luật, điều kiện chính trị, ví dụ
chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu Chính phủ, thay đổi về thời tiết và những nhân tố
tự nhiên khác, và thay đổi về điều kiện văn hoá, như tiến bộ về công nghệ,…Tuy
nhiên, những nhân tố này chỉ có ảnh hưởng lớn đối với giá CK ở những nước có
nền kinh thế thị trường phát triển, thị trường sẽ đánh giá những chính sách này.
Trong điều kiện Việt Nam, nền chính trị ổn định, mặt khác TTCK còn chưa
phát triển, thì nhân tố này ít có tác động.
1.1.4.3. Các nhân tố thị trƣờng
Các nhân tố thị trường, là những nhân tố bên trong của thị trường , bao gồm
sự biến động thị trường và mối quan hệ cung cầu có thể được coi là nhóm nhân tố
thứ ba tác động tới giá cổ phiếu. Sự biến động thị trường là một hiện tượng chờ
đợi thái quá từ việc dự tính quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi giá cổ phiếu
cao nhờ sự phát đạt của công ty, và ngược lại do dự đoán thấp giá trị tại thời
điểm thị trường đi xuống.
Mối quan hệ giữa cung và cầu được trực tiếp phản ánh thông qua khối
lượng giao dịch trên thị trường, hoạt động của những nhà đầu tư có tổ chức, giao
dịch ký quỹ…cũng có ảnh hưởng đáng kể. Mặc dù số lượng giao dịch ký quỹ
tăng khi mà giá cổ phiếu tăng, nhưng một khi giá cổ phiếu giảm số lượng cổ phiếu
9
bán ra tăng và làm cho giá càng giảm.
1.2. Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế
TTCK là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển,
là chiếc cầu nối vô hình giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Với một TTCK
lành mạnh, hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng
của nền kinh tế, giúp cho việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu
quả nhất.
1.2.1.Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế
TTCK hoạt động như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn
nhỏ của từng hộ dân cư, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ
chức tài chính tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phương
thức khác không thể làm được. Bên cạnh đó, TTCK là công cụ cho phép vừa thu
hút vừa kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài một cách tốt nhất vì nó hoạt động theo
nguyên tắc công khai. Thông qua TTCK, Chính phủ sẽ kiểm soát được việc tham
gia đầu tư của các định chế, cá nhân nước ngoài vào các, các công ty hay các loại
CK ở từng thời điểm cụ thể nhất định.
TTCK tạo ra cơ hội cho các DN có vốn để mở rộng SXKD và thu lợi
nhuận nhiều hơn, đồng thời góp phần quan trọng trong việc kích thích các DN
làm ăn ngày càng hiệu quả hơn bằng cách vừa SXKD hàng hóa vừa mua bán
thêm CK tạo thêm lợi nhuận.
Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của DN, TTCK đã có những tác
động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK,
Chính phủ và chính quyền các địa phương huy động được các nguồn vốn cho mục
đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã
hội.
1.2.2.Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ và tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
Từ khi TTCK ra đời, công chúng có thêm một công cụ đầu tư mới, đa dạng
và phong phú hơn. Những người tiết kiệm có thể tự mình hoặc thông qua những
nhà tài chính chuyên môn lựa chọn những loại cổ phiếu, trái phiếu của các công
ty khác nhau từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
10
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với cơ
hội lựa chọn phong phú. Các loại CK trên thị trường rất khác nhau về tính chất,
thời hạn và độ rủi ro, vì thế cho phép các NĐT có thể lựa chọn loại hàng hóa
phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp
phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
Bên cạnh đó, nhờ có TTCK mà các NĐT có thể chuyển đổi các CK họ sở
hữu thành tiền mặt hoặc các loại CK khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản
là một trong những đặc tính hấp dẫn của CK đối với NĐT. Đây là yếu tố cho thấy
tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và hiệu
quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các CK giao dịch trên thị
trường.
1.2.3.Kích thích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Khi tham gia niêm yết trên TTCK tập trung, các DN niêm yết cần phải đáp
ứng được một số điều kiện cụ thể, nhất định theo qui định như: vốn điều lệ, tình
hình tài chính,… và các DN phải công khai tình hình tài chính, kết quả hoạt động
SXKD theo chế độ báo cáo định kỳ và NĐT chỉ mua cổ phiếu của các công ty
tăng trưởng. Với sức ép thường xuyên của thị trường, với quyền tự do lựa chọn
mua CK của NĐT đòi hỏi các nhà quản lý DN phải biết tính toán, nâng cao hoạt
động kinh doanh một cách có hiệu quả. Từ đó, tạo ra một môi trường cạnh tranh
lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ
mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.4.Tạo tiền đề cho quá trình cổ phần hóa
TTCK là nơi tập trung được toàn bộ cung cầu về vốn và cũng là nơi hội tụ
nhiều nhất các NĐT, do đó nó có tác động rất lớn trong việc nhanh chóng
chuyển các DNNN thành các CTCP một cách có hiệu quả nhất.
Với nguyên tắc hoạt động trung gian, đấu giá, công khai và là nơi mà hoạt
động mua bán CK diễn ra hàng ngày, hàng giờ. TTCK chính là cơ sở làm cho
quá trình CPH theo đúng pháp luật và phù hợp với tâm lý của NĐT. Chỉ có thông
qua TTCK, Nhà nước mới có thể thực hiện được CPH đối với bất kỳ loại hình DN
nào. Mặt khác, nếu không có TTCK thì vốn đầu tư qua CK sẽ bị bất động và như
11
vậy sẽ rất khó khăn trong việc phát hành. Mục tiêu chủ yếu của CPH các DNNN
và các loại hình DN khác là thu hút mọi nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân chúng vào
đầu tư. Vì vậy, TTCK còn là tiền đề vật chất cho quá trình CPH.
1.2.5.Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô và
phát triển kinh tế - xã hội
Các chỉ số của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén
và chính xác. Giá các CK tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng
trưởng và ngược lại giá CK giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh
tế. Vì thế, TTCK còn được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công
cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua
TTCK, Chính phủ có thể mua hoặc bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu
bù đắp thiếu hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể
sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu
tư, đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Việc Chính phủ thực hiện phát hành trái phiếu để giải quyết nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước được xem là một biện pháp thường xuyên và có kỹ thuật tiên
tiến. Nếu là trái phiếu kho bạc, đó là nguồn thu thường xuyên của ngân sách, vốn
huy động được hòa vào nguồn thu thuế, phục vụ cho các chi tiêu thường xuyên của
Nhà nước. Nếu là công trái hay trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn thu đó
được sử dụng vào những mục đích đã định như xây dựng cơ sở hạ tầng (cầu,
đường, sân bay, bến cảng), các công trình văn hóa và phúc lợi xã hội.
1.3. Bài học kinh nghiệm từ TTCK các nƣớc
1.3.1.Thành công từ Trung Quốc
Năm 2007, cả thế giới được chứng kiến sự bùng nổ của TTCK Trung Quốc.
Cũng như nhiều thị trường mới nổi khác ở châu Á, TTCK Trung Quốc trong năm 2006
và tiếp tục từ đầu năm 2007 đã chứng kiến những đợt thăng hoa ngoạn mục, trong đó chỉ
số của hai sàn lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải và Sơn Dương không ít lần lập những
kỷ lục lên điểm.
Sự bùng nổ TTCK Trung Quốc khiến người dân đổ xô chơi trò chơi vẫn còn mới
mẻ này thay vì gửi tiền lấy lãi tại ngân hàng, càng làm cho làn sóng CK phủ rộng. Do
12
vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tiếp tục phát triển thị
TTCK song vẫn đảm bảo hoạt động quy củ và lành mạnh, tránh tình trạng "đục nước béo
cò".
Những động thái cởi mở
Những ngày đầu tháng 4/2007, chính quyền Trung Quốc đã có một loạt động thái
và những quy định mới áp dụng cho TTCK của mình. Đầu tiên có thể kể đến việc Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc vừa cho phép các hoạt động mua bán CK
quyền chọn được diễn ra tại TTCK nước này.
Theo quy định mới này, các tổ chức tài chính sẽ không bị ngăn cấm giao dịch CK
quyền chọn cũng như không bị hạn chế huy động vốn cho công tác giao dịch kiểu này.
Quy định mới sẽ cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn đối với các loại cổ phiếu,
ngoại hối và chứng khoán phái sinh. Giới chuyên gia dự báo, quy định mới sẽ tạo điều
kiện cho các nhà môi giới chứng khoán, các quỹ đầu tư và các ngân hàng thương mại
được tham gia năng động hơn và mạnh mẽ hơn vào TTCK nước này.
Cũng trong những ngày đầu tháng 4/2007, Trung Quốc đã có thêm một động thái
mang tính cởi mở khác đối với TTCK, với việc thúc giục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh
nghiệp trung ương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ bán thêm nhiều hơn nữa cổ phần trong các doanh
nghiệp nhà nước trung ương cho các nhà đầu tư chiến lược. Mục tiêu của động thái này
là nhằm giảm bớt cổ phần nhà nước trong nhiều DNNN trung ương, đồng thời khuyến
khích các doanh nghiệp này nhanh chóng CPH và bán cổ phiếu ra công chúng, đặc biệt
là các nhà đầu tư chiến lược. Để làm được mục tiêu đẩy mạnh đa dạng hoá hình thức sở
hữu vốn trong các doanh nghiệp nhà nước, nhiệm vụ của Trung Quốc trong vấn đề này
sẽ là xem xét lại các quy định càng sớm càng tốt, hướng tới đạt chuẩn mực chung trong
việc quản lý và chuyển giao vốn của Nhà nước sang các nhà đầu tư khác. Những DNNN
trung ương nào không thể hoàn toàn cổ phần hoá thì có thể để các chi nhánh, công ty con
của họ đưa cổ phiếu tới tay các nhà đầu tư.
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bảo vệ giới đầu
tư nhằm tiếp tục tăng cầu cho TTCK, phát triển kênh huy động vốn này. UBCKNN
Trung Quốc tiến hành cho áp dụng chương trình cho vay cầm cố CK nhằm tăng cường
13
tính thanh khoản cho các cổ phiếu, qua đó đảm bảo TTCK là một kênh đắc lực huy động
vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, theo quy định mới, các công ty CK nước này phải bỏ
một khoản tiền nhất định để lập một quỹ chung nhằm bảo vệ các nhà đầu tư.
Quỹ đặc biệt này sẽ thu tiền từ tất cả các công ty CK đang hoạt động tại nước
này. Số tiền trên sẽ được quản lý và sử dụng bởi một công ty được lập ra chuyên để bảo
đảm lợi ích cho các nhà đầu tư trong những trường hợp xấu.
Như vậy, khoản tiền này có thể được tung ra để bình ổn thị trường trong những
lúc biến động quá dữ dội, qua đó giúp các nhà đầu tư khỏi bị sốc. Quỹ có thể cũng sẽ
được dùng để đầu tư sinh lợi và sử dụng lại cho các hoạt động có lợi cho giới đầu tư
nước này.
Những quy định thắt chặt
Song song với những động thái cởi mở thì chính quyền Trung Quốc cũng không
quên mối lo về sự tăng trưởng nóng tại nước này. Do vậy, những quy định có vẻ thắt
chặt cũng đã được ban hành trong những ngày đầu tháng 4 này.
Đầu tiên là việc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trung Quốc hôm 11/4 đã ra quy
định mới nhằm hạn chế việc lãnh đạo các công ty niêm yết bán cổ phiếu ra ngoài để trục
lợi và làm lũng đoạn thị trường.
Theo quy định mới này, lãnh đạo các công ty đại chúng không được phép bán cổ
phiếu của mình trước thời hạn 1 năm kể từ ngày công ty niêm yết trên sàn, và 6 tháng kể
từ ngày nghỉ việc tại công ty niêm yết. Quy định mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức từ bây
giờ, nhằm nhanh chóng bình ổn thị trường, chống đầu cơ lũng đoạn.
Cùng lúc, UBCKNN Trung Quốc cũng yêu cầu các nhà môi giới CK nước này
phải tra danh tính khách hàng để tránh hiện tượng lợi dụng các sàn CK để rửa tiền và các
hành vi phạm pháp khác.
Theo đó, các nhà môi giới CK nước này phải yêu cầu khách hàng cung cấp tên
thật, số chứng minh thư và sau đó sẽ tiến hành xác minh các thông số này để đảm bảo
cung cấp dịch vụ cho đúng người, đúng mục đích.
Các nhà đầu tư không đảm bảo cung cấp đủ các thông tin chính xác về mình sẽ bị
khóa tài khoản giao dịch CK cùng với số tiền nằm trong đó, đồng thời bị cấm các hoạt
động giao dịch CK ngay lập tức. Thêm vào đó, những tài khoản giao dịch CK có số dư ít
14
hơn 13USD hoặc ngừng giao dịch trong 3 năm liền cũng sẽ bị khoá tạm thời.
Có thể dễ dàng nhận thấy, những động thái, quy định mới của UBCKNN Trung
Quốc đa số thông thoáng hơn, cởi mở nhiều hơn là thắt chặt, với một mục tiêu kiên định
là tiếp tục phát triển TTCK lành mạnh nhưng vẫn tiếp tục phát triển bền vững.
Điều này cho thấy tầm nhìn và năng lực của các quan chức chuyên trách chứng
khoán của Trung Quốc đã đủ mạnh để theo kịp và điều phối hợp lý hoạt động của kênh
huy động vốn này.
Những kết quả ngay tức thì
Sau những động thái, quy định mới của UBCKNN Trung Quốc, chứng khoán
Trung Quốc đã thăng hoa lên những tầm cao mới. Đơn cử, chỉ số chứng khoán quan
trọng nhất của Trung Quốc là Shanghai Composite Index hôm 17/4, đã tăng tới 15,43%
so với phiên giao dịch liền trước, lên đạt kỷ lục mới 3.611,87 điểm. Còn trước đó, chỉ
tính trong vòng có một tuần, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Trung Quốc đã 6
lần phá kỷ lục tăng điểm, một điều đang được coi là kỷ lục về những kỷ lục.
1.3.2.Thất bại từ Thái Lan
TTCK rất nhạy cảm với những sự kiện có thể xảy ra ngoài dự báo của các nhà
đầu tư, những công ty quản lý và các quỹ đầu tư. Sự kiện mới nhất tại Thái Lan vừa xảy
ra là một thí dụ điển hình để các nhà đầu tư tham khảo.
Thứ Ba, ngày 19/12/2006 đã trở thành ngày kinh hoàng và đen tối nhất của
TTCK Thái Lan trong 31 năm qua. Ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan
(BOT) công bố những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn đà tăng giá của đồng Baht, hàng
loạt những nhà đầu tư nước ngoài đã đầu cơ quy mô lớn cổ phiếu ở TTCK Thái Lan bị
sốc nặng.
Theo quyết định của BOT, tất cả các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài vượt
ngưỡng 20.000 USD sẽ phải được giữ ở Thái Lan ít nhất là 1 năm mới được chuyển ra
nước ngoài và 30% trong số đó phải gửi vào Ngân hàng Nhà nước Thái Lan với lãi suất
0%. Quyết định này nhằm hạn chế nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào TTCK làm tăng
giá đồng Baht lên mức quá nóng, tăng 14% so với USD kể từ đầu năm 2006 đến nay.
Tuy nhiên, quyết định của BOT là một tai họa cho TTCK, để lại hệ quả xấu cho
nền kinh tế Thái Lan và làm giảm sút uy tín của chính quyền dưới góc nhìn của nhà đầu
15
tư nước ngoài.
Những phút đầu tiên của phiên giao dịch ngày 19/12 tại sàn chứng khoán
Bangkok, các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn, ồ ạt bán thốc bán tháo cổ phiếu trị giá
khoảng 600 triệu USD để rút tiền ra khỏi TTCK Thái Lan. Cơn lốc bán tháo cổ phiếu đã
buộc sàn giao dịch phải đình chỉ ngay khi giá tất cả các cổ phiếu giảm trung bình gần
15%.
16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Ở chương này, người viết trình bày tổng quan về TTCK Việt Nam. Từ khi thành
lập đến nay, TTCK Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư
trong và ngoài nước, chứng tỏ được là một thị trường đầy tiềm năng, có cơ hội phát
triển nhanh, mạnh và trong tương lai sẽ là bệ phóng để thị trường dịch vụ tài chính có
những bước phát triển mang tính đột phá.
TTCK là nơi huy động và phân phối vốn có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, chịu
sự tác động của các nhóm nhân tố. Thông qua những lý luận về phát triển của TTCK
và những kinh nghiệm từ TTCK Trung Quốc, Thái Lan. Chúng ta cần phải rút ra được
những bài học riêng để tạo một TTCK Việt Nam phát triển.
17
CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK
VIỆT NAM
2.1. Sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Xây dựng và phát triển TTCK là một mục tiêu quan trọng được Đảng và
Nhà nước rất quan tâm nhằm xác lập một kênh huy động vốn dài hạn cho mục
tiêu đầu tư và phát triển đất nước.
Ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-
TTg về việc thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam. Ngày
28/11/1996, UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ,
UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về CK và TTCK.
Ngay sau đó, UBCKNN đã xây dựng bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh và
bắt tay vào xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TTCK. Kết quả
các nỗ lực ban đầu được ghi nhận bằng việc ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ
đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về CK và TTCK. Ngày 12/08/2003
Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2003-CP thay thế Nghị định số 75/CP đã trao
cho UBCKNN đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của một cơ quan quản
lý Nhà nước về CK và TTCK.
Sau khi được thành lập, UBCKNN đã thực thi các chức năng, nhiệm vụ và
đạt được nhiều kết quả, thể hiện tốt vai trò là cơ quan tổ chức và vận hành TTCK
Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm tăng cường hiệu quả nhiệm vụ điều phối hoạt động
của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK, ngày
19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển
UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính. Việc chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài
chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam, sẽ tạo
thêm sự đồng bộ và gắn kết đảm bảo yếu tố an toàn cho hoạt động của TTCK và
các thị trường tài chính khác.
Ngày 11/07/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội.
18
Có thể nói, việc thành lập các TTGDCK là một giải pháp cấp bách trước mắt,
không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, thúc đẩy tiến trình
đổi mới DN mà còn hướng các hoạt động giao dịch CK đi vào quỹ đạo có tổ chức
ngay từ đầu và đây cũng là bước chuẩn bị cho việc thành lập SGDCK sau này.
2.1.2. Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
TTGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 và thực
hiện phiên giao dịch CK đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một cột mốc
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thêm một
kênh huy động vốn dài hạn phục vụ nhu cầu CNH – HĐH đất nước, là một sản
phẩm của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. TTGDCK TP.HCM được
Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ
thống giao dịch CK niêm yết tập trung tại Việt Nam. Đó là tổ chức, quản lý và
điều hành việc mua - bán CK, quản lý điều hành hệ thống giao dịch, thực hiện
hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng
ký, lưu ký và thanh toán bù trừ CK và một số hoạt động khác.
Tháng 8/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM được chuyển đổi
thành Sở giao dịch chứng khoán TP HCM
Chỉ số VN-Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN-Index đã
khởi đầu với 100 điểm vào ngày 28/07/2000 với chỉ 2 loại chứng khoán REE và
SAM được niêm yết. Từ đó đến nay, TTCK Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm.
Với sự lạ lẫm và mới mẽ, nhưng chỉ chưa đầy 1 năm sau vào khoảng tháng
6/2001, VN-Index đã tăng lên tới đỉnh tại 571 điểm, để rồi sau đó bước vào 1 thời
kỳ suy thoái kéo dài hơn 2 năm sau, giảm xuống còn 130,9 điểm. Vào những tháng
cuối cùng của năm 2003, VNI-Index đã mở ra 1 đợt tăng mạnh lên 279,7 điểm vào
ngày 1/4/2004. Từ đỉnh ngắn hạn 279,7 điểm, VN-Index đã rơi trở về mức 213,7
điểm vào ngày 9/8/2004.
Tháng 9/2005, VN-Index đã vượt qua đỉnh ngắn hạn cũ 279,7 điểm để rồi
đạt tới 1 đỉnh ngắn hạn mới 322,5 điểm vào ngày 3/11/2005. Sau thời gian này
19
TTCK đã có thời gian bức phá mạnh mẽ cho đến ngày 25/04/2006, VN-Index đã
đóng cửa tại 632,69 điểm, vượt qua đỉnh 571 điểm của năm 2001. Từ ngày
26/04/2006, VN-Index đi vào 1 đợt điều chỉnhs sâu là không thể tránh khỏi với
thời gian gần 3 tháng đến ngày 2/8/2006 đóng cửa tại 399,8 điểm. Đầu tháng
11/2006, với hiệu ứng thông tin Việt Nam chính thức gia nhập WTO, VN-Index
đã tăng liên tục trong 5 tháng để đạt tới đỉnh tăng trưởng kỷ lục, đóng cửa tại
1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, một cái đỉnh sẽ còn được nhắc tới rất nhiều.
Kể từ mốc 1.170 điểm, VN-Index rơi xuống mức điểm 905,5 và sau đó mở
ra 1 đợt tăng mới vào tháng 5/2007. Đợt tăng đã dừng lại tại 1.113,19 điểm vào
ngày 03/10/2007.
Tuy nhiên, thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm
vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt
phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Nhưng sự phục hồi này
không duy trì được lâu, thậm chí giảm sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã
dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn. Trong khi nguồn cầu có xu hướng cạn kiệt,
thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị
trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch.
Vn-index giảm xuống dưới ngưỡng điểm 1.000 điểm và chỉ xoay quanh mốc 900
điểm vào những ngày cuối năm 2007, với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất
hạn chế.
Trong năm 2008, lượng cung chứng khoán tiếp tục được bổ sung đáng kể
thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn,
kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể
hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ
phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa "hàng". Bên
cạnh đó hiệu ứng từ thông thư 03 về việc hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán
không những làm giảm nguồn cung tiền đổ vào TTCK mà còn tác động rất xấu đến
tâm lý nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008
Vn-Index đã mất đi gần 60% số điểm, còn lại 370 điểm. Nhằm mục đích ngăn chặn
đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương
20
và biện pháp hỗ trợ như: UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch; SCIC tham gia mua
vào cổ phiếu; NHTM được vận động ngừng giải chấp; Tổ chức niêm yết được
khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ
phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ
phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư.
Từ tháng 06 đến đầu tháng 09/2008 TTCK đã có sự phục hồi trong ngắn hạn
nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM…và đặc
biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, chứng khoán đã có được những
phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. Vn-index liên tiếp vượt qua các ngưỡng
cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng điểm kéo dài,
khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch ở mức 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương
599,18 tỷ đồng/phiên. Vn-index tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%, đạt
khoảng 538 điểm.
Từ tháng 09 tới tháng 12/2008 Thị trường trở lại chu kỳ giảm do tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đây là thời kỳ Vn-index rơi vào xu hướng giảm
mạnh, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008.
Tổng kết cả giai đoạn này, Vn-index mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối
lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ
đồng/phiên. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày
10/12/2008.
Bước vào năm 2009 TTCK Việt Nam tiếp tục xuống mạnh. Chỉ số Vn-Index
đến ngày 24/02/2009 còn lại 235.5 điểm. Đây có thể được xem là đấy thấp nhất kể
từ năm 2005.
Với thông tin Chính Phủ đưa ra gói kích thích kinh tế bằng việc bù lãi suất
4% cho Doanh nghiệp. TTCK tập trung của Việt Nam phản ứng rất tích cực với tin
này, giao dịch trở nên rất sôi động, mở đầu cho một loạt các phiên tăng điểm của
TTCK. Bắt đầu từ ngày 11/03/2009, sau gần 8 tháng VN-Index leo thẳng từ đáy
235 điểm lên đỉnh 624 điểm vào 22/10/2009, tăng 393 điểm tương ứng tăng 165,5%
so với đáy.
Cuối tháng 10/2009, những nội dung thảo luận về các chính sách điều tiết vĩ
CHƢƠNG 1. TTCK VÀ VAI TRÒ CỦA TTCK ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ
1.1. Tổng quan về TTCK
1.1.1. Khái niệm về TTCK
TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng,
trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Trong quá trình phát triển và hoàn thiện, TTCK tồn tại dưới hai hình thức:
TTCK có tổ chức và TTCK phi tổ chức.
TTCK có tổ chức với hình thái điển hình của là SGDCK (Stock exchange).
Mọi việc mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi CK phải tiến hành trong Sở giao
dịch và thông qua các thành viên của Sở giao dịch theo quy chế của SGDCK.
SGDCK có thể là tổ chức sở hữu nhà nước, là doanh nghiệp cổ phần hoặc một
hiệp hội và đều có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có thể
dẫn ra những SGDCK nổi tiếng của thế giới như: NYSE (New York Stock
exchange), TSE (Tokyo Stock exchange), LSE (London Stock exchange )v.v…
TTCK phi tổ chức là một thị trường không có hình thái tổ chức tồn tại, nó
có thể là bất cứ nơi nào mà tại đó người mua và người bán trực tiếp gặp nhau để
tiến hành giao dịch. Nơi đó có thể là tại quầy giao dịch ở các ngân hàng bất kỳ
nào đó. Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường giao dịch qua quầy (Over-
the-counter – OTC).
1.1.2. Tổ chức hoạt động của TTCK
1.1.2.1. Sở giao dịch chứng khoán
Theo Liên đoàn các SGDCK thế giới (WFE), hiện nay trên thế giới đang tồn
tại 4 mô hình tổ chức SGDCK phổ biến. Mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược
điểm nhất định, được các nước áp dụng tùy theo từng giai đoạn phát triển nhất định
của thị trường, bao gồm:
SGDCK tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu
bởi các thành viên (còn gọi là mô hình thành viên): Theo mô hình này, SGDCK
do các thành viên là các CTCK sở hữu. Thành viên vừa là người tham gia giao dịch
vừa là người quản lý SGDCK, nên có thể phát huy tối ưu vai trò tự quản, nâng cao
2
tính hiệu quả và nhanh nhạy trong việc xử lý các vấn đề phát sinh của thị trường.
SGDCK theo mô hình thành viên thường hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận, chủ
yếu là mang tính chất phục vụ cho hoạt động giao dịch cho chính các thành viên tại
SGDCK. Những lợi ích kinh tế gắn bó với tư cách thành viên được phân chia một
cách công bằng hoặc trên cơ sở phần đóng góp của thành viên vào SGDCK. Hiện
Indonesia, Sri Lanka…Ví dụ: SGDCK Colombo của Sri Lanca (CSE) được thành
lập ngày 2/12/1985 sau khi tiếp quản TTCK do Hiệp hội các nhà môi giới Colombo
điều hành từ năm 1896 – 1985. CSE được tổ chức theo mô hình công ty TNHH do
các công ty thành viên góp vốn thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Mọi nguồn thu của CSE từ phí giao dịch, phí niêm yết hàng năm và phí đóng góp
của các công ty chứng khoán thành viên được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng cho
thị trường vốn. Là một tổ chức tự quản, nhưng CSE vẫn thuộc sự giám sát của
UBCK Srilanca. CSE có các chức năng chính là thực hiện niêm yết cho các công ty
để huy động vốn qua TTCK; cung cấp các tiện ích giao dịch cho thị trường thứ cấp;
cung cấp các dịch vụ đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán. Cơ cấu của
CSE gồm có Hội đồng quản trị (HĐQT) và Giám đốc. Hội đồng quản trị gồm 9
thành viên là cơ quan quyết định các chính sách của CSE. Các thành viên có quyền
bầu 5 đại diện của mình vào HĐQT, 4 thành viên HĐQT còn lại do Chính phủ (Bộ
Tài chính) bổ nhiệm. Chủ tịch HĐQT có nhiệm kỳ 3 năm, được chọn từ 5 đại diện
của các thành viên Sở GDCK.
SGDCK tổ chức theo mô hình công ty cổ phần hữu hạn: Trong khoảng hơn
một thập kỷ gần đây, các SGDCK được tổ chức theo mô hình thành viên đã dần đi
theo xu hướng tư nhân hoá để chuyển đổi hình thức tổ chức dưới dạng các công ty
cổ phần hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Mở đầu là SGDCK Stockholm năm 1993,
theo sau là SGDCK Helsinki năm 1995 và SGDCK Copenhagen năm 1996, SGDCK
Amsterdam năm 1997, SGDCK Australia năm 1998. Và rồi các SGDCK Toronto,
Frankfurt, Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York… cũng lần lượt
được tư hữu hoá và chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Lý do của trào lưu cổ
phần hoá tiến tới đại chúng hoá các SGDCK theo mô hình thành viên chủ yếu là vì
mô hình thành viên không cho phép các thị trường giao dịch tập trung này có đủ khả
3
năng tài chính để hiện đại hoá sàn giao dịch và cạnh tranh với các đối thủ cả về
phương diện công nghệ lẫn phương diện tài chính. Hơn nữa, với mô hình sở hữu
thành viên (chủ yếu là hoạt động phi lợi nhuận), các SGDCK truyền thống cũng rất
khó có thể đương đầu với những thách thức của quá trình toàn cầu hoá TTCK. Hiện
nay có khoảng 26,5% SGDCK trên thế giới áp dụng mô hình này. Ví dụ: SGDCK
Tokyo (TSE) trước đây được tổ chức theo mô hình thành viên. Tuy nhiên, Luật
Chứng khoán và Sở giao dịch (sửa đổi) đã cho phép TSE chuyển sang hoạt động
theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/11/2001. TSE có các chức năng: cung cấp
các tiện ích cho hoạt động giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh; cung
cấp thông tin thị trường; đảm bảo công bằng cho các giao dịch thực hiện trên
SGDCK, bảo vệ quyền và lợi ích của công chúng đầu tư; thực hiện các chức năng
kinh doanh khác có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và TTCK. TSE được quyền
ban hành các quy chế về giao dịch chứng khoán, thành viên giao dịch, niêm yết
chứng khoán, giám sát và các quy định cần thiết khác cho hoạt động điều hành của
SGDCK. Mô hình quản lý của TSE bao gồm: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội
đồng quản trị (HĐQT), Uỷ ban kiểm toán nội bộ, Hội đồng tư vấn và Ban giám đốc.
ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền lực cao nhất quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền
của ĐHĐCĐ quy định theo Luật Thương mại. HĐQT do ĐHĐCĐ bầu, có nhiệm kỳ
là 2 năm. HĐQT có số lượng không quá 12 người, trong đó phải có tối thiểu 1 thành
viên độc lập không tham gia điều hành hoặc kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán,
có nhiệm vụ đưa ra các đánh giá độc lập đối với các hoạt động của thị trường chúng
khoán. Uỷ ban kiểm toán nội bộ gồm tối đa 4 thành viên do ĐHĐCĐ bầu, có nhiệm
kỳ 4 năm, trong đó có tối thiểu một thành viên độc lập không tham gia vào hoạt
động chứng khoán. Hội đồng tư vấn được thành lập theo đề nghị của HĐQT, thực
hiện chức năng tư vấn, đưa ra ý kiến lên HĐQT về các vấn đề quan trọng có liên
quan đến hoạt động điều hành hoạt động thị trường của SGDCK. Ban giám đốc
đứng đầu là giám đốc điều hành, là thành viên HĐQT và do HĐQT bổ nhiệm, là đại
diện theo pháp luật của SGDCK. Hiện nay Ban giám đốc TSE có 9 người, trong đó
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
4
SGDCK tổ chức theo mô hình công ty cổ phần niêm yết (công ty niêm yết
đại chúng): Theo mô hình này, SGDCK thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng
và niêm yết trên chính SGDCK do mình quản lý. Đây là mô hình đang được nhân
rộng hiện nay trên thế giới. Hiện nay có khoảng 26,5% SGDCK trên thế giới áp
dụng mô hình này, ví dụ SGDCK Phillipines, Australia, Malaysia…SGDCK
Singapore (SGX) là SGDCK đầu tiên ở Châu Á – Thái Bình Dương chuyển từ mô
hình thành viên sang công ty cổ phần và cũng là SGDCK đầu tiên hợp nhất giữa
giao dịch chứng khoán và giao dịch các công cụ phái sinh. Ngày 23/11/2000, SGX
là SGDCK đầu tiên ở Châu Á Thái Bình Dương niêm yết sau khi phát hành cổ
phiếu ra công chúng. Vốn của SGX được nắm giữ bởi 3 cổ đông chính là: thành viên
của SGX, SEL Holdings Pte Ltd (một pháp nhân được thành lập để nắm giữ cổ phần
của SGX cho Quỹ phát triển thị trường vốn) và các cổ đông mới. Hiện vốn pháp
định của SGX là 1 tỷ đôla Singapore. Luật chứng khoán Singapore quy định SGX có
vai trò quan trọng và duy nhất trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng và địa điểm giao
dịch, bù trừ và thanh toán chứng khoán và công cụ phái sinh ở Singapore. SGX có
nhiệm vụ đề ra và cưỡng chế thực thi các quy định áp dụng cho các công ty muốn
huy động vốn qua SGDCK. Tuy nhiên, các quy định này của SGX phải được MAS
(Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore) phê chuẩn. Ngoài chức năng trên, SGX còn
được thực hiện các chức năng như giám sát thị trường để phát hiện các giao dịch bất
thường trên SGDCK, giám sát các công ty chứng khoán trong việc tuân thủ các quy
định của SGX. Mô hình tổ chức của SGX bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Uỷ ban kiểm
toán, Uỷ ban bầu cử, Uỷ ban phúc thẩm, Uỷ ban khen thưởng, Uỷ ban quản lý rủi ro,
Uỷ ban giải quyết xung đột và Uỷ ban điều hành. ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao
nhất của SGDCK. HĐQT gồm 12 thành viên, được đề cử bởi Uỷ ban bầu cử. Thành
viên của HĐQT được bầu thông qua ĐHĐCĐ. Nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT
không tham gia điều hành từ 4-6 năm. Tại mỗi kỳ Đại hội thường niên sẽ có 1/3 số
thành viên của HĐQT hết nhiệm kỳ.
SGDCK tổ chức theo mô hình nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một
phần: Thực chất mô hình này là Chính phủ hoặc một cơ quan của Chính phủ đứng
ra thành lập và quản lý SGDCK. Kinh phí để xây dựng và vận hành SGDCK do
5
Chính phủ cung cấp. Ví dụ: SGDCK Warsava, Istanbul, Việt Nam… Mô hình này
có ưu điểm là các chi phí cho giao dịch thấp, đảm bảo được tính định hướng trong
quá trình phát triển TTCK và dung hoà được lợi ích của các chủ thể trên thị trường.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định là thiếu tính độc lập và
khá cứng nhắc, nên hoạt động thường kém hiệu quả. Qua các mô hình tổ chức
SGDCK trên cho thấy, đặc điểm nổi bật là SGDCK các nước trên thế giới chủ yếu là
các tổ chức tự quản (SROs), nghĩa là các thành viên /cổ đông tự thiết lập các quy
chế điều chỉnh hoạt động của các thành viên cũng như của SGDCK. SGDCK có
thẩm quyền quyết định việc kết nạp thành viên, cơ chế niêm yết và giao dịch chứng
khoán tại SGDCK, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm của
các thành viên liên quan tới hoạt động giao dịch tại SGDCK. Cơ chế tự quản đã tồn
tại trong lịch sử gần một trăm năm của TTCK thế giới. Đa số các SGDCK trước đây
lựa chọn cơ cấu sở hữu thành viên đều áp dụng cơ chế tự quản. Gần đây, khi quá
trình chuyển đổi cơ cấu sở hữu đã biến nhiều SGDCK thành công ty cổ phần thì cơ
chế tự quản vẫn tiếp tục tồn tại.
1.1.2.2. Công ty chứng khoán
công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng
khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán
chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành
và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Công ty chứng
khoán có thể tham gia quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung
gian.
1.1.2.3. Nhà đầu tƣ
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư cá nhân bao gồm : Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư
không thích rủi ro;
Nhà đầu tư có tổ chức bao gồm: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo
hiểm xã hội, công ty tài chính.
6
1.1.3.Các công cụ đầu tƣ trên TTCK thƣờng gặp
Các cổ phiếu đầu tư :
Cổ phiếu là một trong những loại chứng khoán vốn cổ phần quen thuộc đối với
rất nhiều người. Khi các nhà đầu tư đã thực hiện việc mua cổ phiếu thì họ đã trở thành
người chủ sở hữu “một phần” tài sản của một công ty. Nếu hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty ngày một phát triển thuận lợi, giá cả mà các cổ đông sẵn sàng trả cho
cổ phiếu của nó thường là tăng lên; lúc đó những cổ đông đã mua cổ phiếu này với giá
thấp hơn sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận. Tất nhiên, nếu công ty hoạt động không hiệu
quả, giá cổ phiếu của nó sẽ đi xuống; các cổ đông sẽ bị lỗ. Vấn đề đặt ra là, các thông tin
cần thiết cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp vừa thiếu lại vừa
chưa đủ độ tin cậy.
Chứng chỉ quỹ:
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với
một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Trái phiếu công ty:
Trái phiếu công ty là hình thức thông dụng nhất của chứng khoán nợ công ty. Về
thực chất, trái phiếu công ty được xem như là một chứng chỉ ghi nhận sự cam kết của
công ty về việc sẽ thanh toán số tiền mà nhà đầu tư đã cho công ty vay vào một ngày xác
định. Để sử dụng được số tiền mà nhà đầu tư đã cho vay, công ty phải trả cho người cầm
giữ trái phiếu một số “lãi” nhất định hàng năm. “Lãi” này được xác định theo tỷ lệ phần
trăm so với số tiền mà người đầu tư cho công ty vay. Vì người cầm giữ trái phiếu không
phải là chủ sở hữu công ty nên họ không được chia cổ tức hay không có quyền bầu cử
cũng như tham gia vào các vấn đề khác của công ty. Lưu ý rằng, các công ty muốn bán
trái phiếu ra công chúng phải phải được sự đồng ý của UBCK, trong đó có một bản cáo
bạch bao gồm các thông tin về công ty và những vấn đề liên quan đến việc phát hành trái
phiếu.
Trái phiếu địa phương:
Trái phiếu địa phương được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Trái phiếu được
các bang, thành phố, hay một số cơ quan của chính quyền địa phương (như cơ quan giáo
dục) phát hành. Đặc điểm quan trọng của trái phiếu này là lãi suất mà người cầm giữ trái
7
phiếu được nhận không phải chịu thuế thu nhập liên bang. Ngoài ra, lãi suất này cũng
được miễn trừ thuế bang và địa phương nếu người cầm giữ trái phiếu sống tại cùng khu
vực với người phát hành. Một đặc điểm quan trọng khác Của trái phiếu địa phương là
trái phiếu địa phương được miễn trừ việc đăng ký với Uỷ ban chứng khoán.
Các quyền lựa chọn:
Quyền lựa chọn là quyền được mua hay bán một cái gì đó tại một thời điểm nào
đó trong tương lai. Các dạng quyền lựa chọn cần quan tâm trên TTCK là các quyền lựa
chọn mua hoặc bán cổ phiếu công ty đã được tiêu chuẩn hoá. Các quyền lựa chọn được
chia thành 2 loại: “quyền mua” cho phép các nhà đầu tư quyền được mua cổ phần của
một loại cổ phiếu đã định với một giá cố định trong một khoản thời gian đã định; “quyền
bán” cho phép nhà đầu tư quyền được bán cổ phần của một loại cổ phiếu đã định với một
giá cố định trong một thời gian đã định.
Chứng khoán chính phủ:
Chính phủ của nhiều nước trên thế giới thường phát hành nhiều loại chứng khoán
nợ, bao gồm tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu chính phủ được bán ra từ kho bạc qua các
phiên đấu giá. Chứng khoán chính phủ cũng có thể mua được từ các ngân hàng, các nhà
giao dịch chứng khoán chính phủ, các nhà môi giới giao dịch chứng khoán khác.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến TTCK
1.1.4.1. Các nhân tố kinh tế
TTCK mà đặc trưng là giá cổ phiếu chịu tác động bởi các nhân tố kinh tế
như tăng trưởng kinh tế, hoạt động kinh doanh của công ty, thu nhập công ty, lãi
suất, lạm phát,….
Về tăng trưởng kinh tế, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát
triển và giảm khi nền kinh tế kém phát triển; tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể
giữa các nhóm cổ phiếu và tình hình biến động của từng cổ phiếu phụ thuộc vào
tình hình hoạt động cụ thể của từng công ty.
Nhân tố quyết định sự tồn tại của hàng hóa chứng khoán là lợi thế khai thác
sử dụng các nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh và các nhân tố lợi thế vô
hình khác mà công ty đã tạo dựng được, kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia
của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hóa của công ty.
8
Nói cách khác, giá trị của hàng hóa chứng khoán là hình ảnh động phản ánh
những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và xu thế hoạt động của công
ty cũng như tình hình kinh tế cơ bản của công ty.
Mối quan hệ giữa lãi suất, lạm phát và giá cổ phiếu là gián tiếp và luôn
thay đổi. Nguyên nhân là do luồng thu nhập từ cổ phiếu có thể thay đổi theo lãi
suất và lạm phát. Sự thay đổi của luồng thu nhập này có làm tăng hay bù đắp cho
mức biến động về lãi suất hay không sẽ tùy thuộc vào tình hình lạm phát.
Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được các nhà dự
báo chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về hàng
tồn kho, và những biến động về lượng cung tiền.
1.1.4.2. Các nhân tố phi kinh tế
Nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tiếp theo là những nhân tố phi kinh tế, bao
gồm sự thay đổi về các Thay đổi chính sách pháp luật, điều kiện chính trị, ví dụ
chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu Chính phủ, thay đổi về thời tiết và những nhân tố
tự nhiên khác, và thay đổi về điều kiện văn hoá, như tiến bộ về công nghệ,…Tuy
nhiên, những nhân tố này chỉ có ảnh hưởng lớn đối với giá CK ở những nước có
nền kinh thế thị trường phát triển, thị trường sẽ đánh giá những chính sách này.
Trong điều kiện Việt Nam, nền chính trị ổn định, mặt khác TTCK còn chưa
phát triển, thì nhân tố này ít có tác động.
1.1.4.3. Các nhân tố thị trƣờng
Các nhân tố thị trường, là những nhân tố bên trong của thị trường , bao gồm
sự biến động thị trường và mối quan hệ cung cầu có thể được coi là nhóm nhân tố
thứ ba tác động tới giá cổ phiếu. Sự biến động thị trường là một hiện tượng chờ
đợi thái quá từ việc dự tính quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi giá cổ phiếu
cao nhờ sự phát đạt của công ty, và ngược lại do dự đoán thấp giá trị tại thời
điểm thị trường đi xuống.
Mối quan hệ giữa cung và cầu được trực tiếp phản ánh thông qua khối
lượng giao dịch trên thị trường, hoạt động của những nhà đầu tư có tổ chức, giao
dịch ký quỹ…cũng có ảnh hưởng đáng kể. Mặc dù số lượng giao dịch ký quỹ
tăng khi mà giá cổ phiếu tăng, nhưng một khi giá cổ phiếu giảm số lượng cổ phiếu
9
bán ra tăng và làm cho giá càng giảm.
1.2. Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế
TTCK là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trường phát triển,
là chiếc cầu nối vô hình giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Với một TTCK
lành mạnh, hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng
của nền kinh tế, giúp cho việc thu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế có hiệu
quả nhất.
1.2.1.Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế
TTCK hoạt động như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn
nhỏ của từng hộ dân cư, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ
chức tài chính tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phương
thức khác không thể làm được. Bên cạnh đó, TTCK là công cụ cho phép vừa thu
hút vừa kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài một cách tốt nhất vì nó hoạt động theo
nguyên tắc công khai. Thông qua TTCK, Chính phủ sẽ kiểm soát được việc tham
gia đầu tư của các định chế, cá nhân nước ngoài vào các, các công ty hay các loại
CK ở từng thời điểm cụ thể nhất định.
TTCK tạo ra cơ hội cho các DN có vốn để mở rộng SXKD và thu lợi
nhuận nhiều hơn, đồng thời góp phần quan trọng trong việc kích thích các DN
làm ăn ngày càng hiệu quả hơn bằng cách vừa SXKD hàng hóa vừa mua bán
thêm CK tạo thêm lợi nhuận.
Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của DN, TTCK đã có những tác
động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK,
Chính phủ và chính quyền các địa phương huy động được các nguồn vốn cho mục
đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã
hội.
1.2.2.Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ và tạo tính thanh khoản cho chứng khoán
Từ khi TTCK ra đời, công chúng có thêm một công cụ đầu tư mới, đa dạng
và phong phú hơn. Những người tiết kiệm có thể tự mình hoặc thông qua những
nhà tài chính chuyên môn lựa chọn những loại cổ phiếu, trái phiếu của các công
ty khác nhau từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
10
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với cơ
hội lựa chọn phong phú. Các loại CK trên thị trường rất khác nhau về tính chất,
thời hạn và độ rủi ro, vì thế cho phép các NĐT có thể lựa chọn loại hàng hóa
phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp
phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
Bên cạnh đó, nhờ có TTCK mà các NĐT có thể chuyển đổi các CK họ sở
hữu thành tiền mặt hoặc các loại CK khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản
là một trong những đặc tính hấp dẫn của CK đối với NĐT. Đây là yếu tố cho thấy
tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và hiệu
quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các CK giao dịch trên thị
trường.
1.2.3.Kích thích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Khi tham gia niêm yết trên TTCK tập trung, các DN niêm yết cần phải đáp
ứng được một số điều kiện cụ thể, nhất định theo qui định như: vốn điều lệ, tình
hình tài chính,… và các DN phải công khai tình hình tài chính, kết quả hoạt động
SXKD theo chế độ báo cáo định kỳ và NĐT chỉ mua cổ phiếu của các công ty
tăng trưởng. Với sức ép thường xuyên của thị trường, với quyền tự do lựa chọn
mua CK của NĐT đòi hỏi các nhà quản lý DN phải biết tính toán, nâng cao hoạt
động kinh doanh một cách có hiệu quả. Từ đó, tạo ra một môi trường cạnh tranh
lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ
mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.4.Tạo tiền đề cho quá trình cổ phần hóa
TTCK là nơi tập trung được toàn bộ cung cầu về vốn và cũng là nơi hội tụ
nhiều nhất các NĐT, do đó nó có tác động rất lớn trong việc nhanh chóng
chuyển các DNNN thành các CTCP một cách có hiệu quả nhất.
Với nguyên tắc hoạt động trung gian, đấu giá, công khai và là nơi mà hoạt
động mua bán CK diễn ra hàng ngày, hàng giờ. TTCK chính là cơ sở làm cho
quá trình CPH theo đúng pháp luật và phù hợp với tâm lý của NĐT. Chỉ có thông
qua TTCK, Nhà nước mới có thể thực hiện được CPH đối với bất kỳ loại hình DN
nào. Mặt khác, nếu không có TTCK thì vốn đầu tư qua CK sẽ bị bất động và như
11
vậy sẽ rất khó khăn trong việc phát hành. Mục tiêu chủ yếu của CPH các DNNN
và các loại hình DN khác là thu hút mọi nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân chúng vào
đầu tư. Vì vậy, TTCK còn là tiền đề vật chất cho quá trình CPH.
1.2.5.Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô và
phát triển kinh tế - xã hội
Các chỉ số của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén
và chính xác. Giá các CK tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng
trưởng và ngược lại giá CK giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh
tế. Vì thế, TTCK còn được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công
cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua
TTCK, Chính phủ có thể mua hoặc bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu
bù đắp thiếu hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể
sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu
tư, đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Việc Chính phủ thực hiện phát hành trái phiếu để giải quyết nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước được xem là một biện pháp thường xuyên và có kỹ thuật tiên
tiến. Nếu là trái phiếu kho bạc, đó là nguồn thu thường xuyên của ngân sách, vốn
huy động được hòa vào nguồn thu thuế, phục vụ cho các chi tiêu thường xuyên của
Nhà nước. Nếu là công trái hay trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn thu đó
được sử dụng vào những mục đích đã định như xây dựng cơ sở hạ tầng (cầu,
đường, sân bay, bến cảng), các công trình văn hóa và phúc lợi xã hội.
1.3. Bài học kinh nghiệm từ TTCK các nƣớc
1.3.1.Thành công từ Trung Quốc
Năm 2007, cả thế giới được chứng kiến sự bùng nổ của TTCK Trung Quốc.
Cũng như nhiều thị trường mới nổi khác ở châu Á, TTCK Trung Quốc trong năm 2006
và tiếp tục từ đầu năm 2007 đã chứng kiến những đợt thăng hoa ngoạn mục, trong đó chỉ
số của hai sàn lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải và Sơn Dương không ít lần lập những
kỷ lục lên điểm.
Sự bùng nổ TTCK Trung Quốc khiến người dân đổ xô chơi trò chơi vẫn còn mới
mẻ này thay vì gửi tiền lấy lãi tại ngân hàng, càng làm cho làn sóng CK phủ rộng. Do
12
vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tiếp tục phát triển thị
TTCK song vẫn đảm bảo hoạt động quy củ và lành mạnh, tránh tình trạng "đục nước béo
cò".
Những động thái cởi mở
Những ngày đầu tháng 4/2007, chính quyền Trung Quốc đã có một loạt động thái
và những quy định mới áp dụng cho TTCK của mình. Đầu tiên có thể kể đến việc Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc vừa cho phép các hoạt động mua bán CK
quyền chọn được diễn ra tại TTCK nước này.
Theo quy định mới này, các tổ chức tài chính sẽ không bị ngăn cấm giao dịch CK
quyền chọn cũng như không bị hạn chế huy động vốn cho công tác giao dịch kiểu này.
Quy định mới sẽ cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn đối với các loại cổ phiếu,
ngoại hối và chứng khoán phái sinh. Giới chuyên gia dự báo, quy định mới sẽ tạo điều
kiện cho các nhà môi giới chứng khoán, các quỹ đầu tư và các ngân hàng thương mại
được tham gia năng động hơn và mạnh mẽ hơn vào TTCK nước này.
Cũng trong những ngày đầu tháng 4/2007, Trung Quốc đã có thêm một động thái
mang tính cởi mở khác đối với TTCK, với việc thúc giục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh
nghiệp trung ương.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ bán thêm nhiều hơn nữa cổ phần trong các doanh
nghiệp nhà nước trung ương cho các nhà đầu tư chiến lược. Mục tiêu của động thái này
là nhằm giảm bớt cổ phần nhà nước trong nhiều DNNN trung ương, đồng thời khuyến
khích các doanh nghiệp này nhanh chóng CPH và bán cổ phiếu ra công chúng, đặc biệt
là các nhà đầu tư chiến lược. Để làm được mục tiêu đẩy mạnh đa dạng hoá hình thức sở
hữu vốn trong các doanh nghiệp nhà nước, nhiệm vụ của Trung Quốc trong vấn đề này
sẽ là xem xét lại các quy định càng sớm càng tốt, hướng tới đạt chuẩn mực chung trong
việc quản lý và chuyển giao vốn của Nhà nước sang các nhà đầu tư khác. Những DNNN
trung ương nào không thể hoàn toàn cổ phần hoá thì có thể để các chi nhánh, công ty con
của họ đưa cổ phiếu tới tay các nhà đầu tư.
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bảo vệ giới đầu
tư nhằm tiếp tục tăng cầu cho TTCK, phát triển kênh huy động vốn này. UBCKNN
Trung Quốc tiến hành cho áp dụng chương trình cho vay cầm cố CK nhằm tăng cường
13
tính thanh khoản cho các cổ phiếu, qua đó đảm bảo TTCK là một kênh đắc lực huy động
vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, theo quy định mới, các công ty CK nước này phải bỏ
một khoản tiền nhất định để lập một quỹ chung nhằm bảo vệ các nhà đầu tư.
Quỹ đặc biệt này sẽ thu tiền từ tất cả các công ty CK đang hoạt động tại nước
này. Số tiền trên sẽ được quản lý và sử dụng bởi một công ty được lập ra chuyên để bảo
đảm lợi ích cho các nhà đầu tư trong những trường hợp xấu.
Như vậy, khoản tiền này có thể được tung ra để bình ổn thị trường trong những
lúc biến động quá dữ dội, qua đó giúp các nhà đầu tư khỏi bị sốc. Quỹ có thể cũng sẽ
được dùng để đầu tư sinh lợi và sử dụng lại cho các hoạt động có lợi cho giới đầu tư
nước này.
Những quy định thắt chặt
Song song với những động thái cởi mở thì chính quyền Trung Quốc cũng không
quên mối lo về sự tăng trưởng nóng tại nước này. Do vậy, những quy định có vẻ thắt
chặt cũng đã được ban hành trong những ngày đầu tháng 4 này.
Đầu tiên là việc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trung Quốc hôm 11/4 đã ra quy
định mới nhằm hạn chế việc lãnh đạo các công ty niêm yết bán cổ phiếu ra ngoài để trục
lợi và làm lũng đoạn thị trường.
Theo quy định mới này, lãnh đạo các công ty đại chúng không được phép bán cổ
phiếu của mình trước thời hạn 1 năm kể từ ngày công ty niêm yết trên sàn, và 6 tháng kể
từ ngày nghỉ việc tại công ty niêm yết. Quy định mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức từ bây
giờ, nhằm nhanh chóng bình ổn thị trường, chống đầu cơ lũng đoạn.
Cùng lúc, UBCKNN Trung Quốc cũng yêu cầu các nhà môi giới CK nước này
phải tra danh tính khách hàng để tránh hiện tượng lợi dụng các sàn CK để rửa tiền và các
hành vi phạm pháp khác.
Theo đó, các nhà môi giới CK nước này phải yêu cầu khách hàng cung cấp tên
thật, số chứng minh thư và sau đó sẽ tiến hành xác minh các thông số này để đảm bảo
cung cấp dịch vụ cho đúng người, đúng mục đích.
Các nhà đầu tư không đảm bảo cung cấp đủ các thông tin chính xác về mình sẽ bị
khóa tài khoản giao dịch CK cùng với số tiền nằm trong đó, đồng thời bị cấm các hoạt
động giao dịch CK ngay lập tức. Thêm vào đó, những tài khoản giao dịch CK có số dư ít
14
hơn 13USD hoặc ngừng giao dịch trong 3 năm liền cũng sẽ bị khoá tạm thời.
Có thể dễ dàng nhận thấy, những động thái, quy định mới của UBCKNN Trung
Quốc đa số thông thoáng hơn, cởi mở nhiều hơn là thắt chặt, với một mục tiêu kiên định
là tiếp tục phát triển TTCK lành mạnh nhưng vẫn tiếp tục phát triển bền vững.
Điều này cho thấy tầm nhìn và năng lực của các quan chức chuyên trách chứng
khoán của Trung Quốc đã đủ mạnh để theo kịp và điều phối hợp lý hoạt động của kênh
huy động vốn này.
Những kết quả ngay tức thì
Sau những động thái, quy định mới của UBCKNN Trung Quốc, chứng khoán
Trung Quốc đã thăng hoa lên những tầm cao mới. Đơn cử, chỉ số chứng khoán quan
trọng nhất của Trung Quốc là Shanghai Composite Index hôm 17/4, đã tăng tới 15,43%
so với phiên giao dịch liền trước, lên đạt kỷ lục mới 3.611,87 điểm. Còn trước đó, chỉ
tính trong vòng có một tuần, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Trung Quốc đã 6
lần phá kỷ lục tăng điểm, một điều đang được coi là kỷ lục về những kỷ lục.
1.3.2.Thất bại từ Thái Lan
TTCK rất nhạy cảm với những sự kiện có thể xảy ra ngoài dự báo của các nhà
đầu tư, những công ty quản lý và các quỹ đầu tư. Sự kiện mới nhất tại Thái Lan vừa xảy
ra là một thí dụ điển hình để các nhà đầu tư tham khảo.
Thứ Ba, ngày 19/12/2006 đã trở thành ngày kinh hoàng và đen tối nhất của
TTCK Thái Lan trong 31 năm qua. Ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan
(BOT) công bố những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn đà tăng giá của đồng Baht, hàng
loạt những nhà đầu tư nước ngoài đã đầu cơ quy mô lớn cổ phiếu ở TTCK Thái Lan bị
sốc nặng.
Theo quyết định của BOT, tất cả các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài vượt
ngưỡng 20.000 USD sẽ phải được giữ ở Thái Lan ít nhất là 1 năm mới được chuyển ra
nước ngoài và 30% trong số đó phải gửi vào Ngân hàng Nhà nước Thái Lan với lãi suất
0%. Quyết định này nhằm hạn chế nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào TTCK làm tăng
giá đồng Baht lên mức quá nóng, tăng 14% so với USD kể từ đầu năm 2006 đến nay.
Tuy nhiên, quyết định của BOT là một tai họa cho TTCK, để lại hệ quả xấu cho
nền kinh tế Thái Lan và làm giảm sút uy tín của chính quyền dưới góc nhìn của nhà đầu
15
tư nước ngoài.
Những phút đầu tiên của phiên giao dịch ngày 19/12 tại sàn chứng khoán
Bangkok, các nhà đầu tư nước ngoài hoảng loạn, ồ ạt bán thốc bán tháo cổ phiếu trị giá
khoảng 600 triệu USD để rút tiền ra khỏi TTCK Thái Lan. Cơn lốc bán tháo cổ phiếu đã
buộc sàn giao dịch phải đình chỉ ngay khi giá tất cả các cổ phiếu giảm trung bình gần
15%.
16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Ở chương này, người viết trình bày tổng quan về TTCK Việt Nam. Từ khi thành
lập đến nay, TTCK Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư
trong và ngoài nước, chứng tỏ được là một thị trường đầy tiềm năng, có cơ hội phát
triển nhanh, mạnh và trong tương lai sẽ là bệ phóng để thị trường dịch vụ tài chính có
những bước phát triển mang tính đột phá.
TTCK là nơi huy động và phân phối vốn có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, chịu
sự tác động của các nhóm nhân tố. Thông qua những lý luận về phát triển của TTCK
và những kinh nghiệm từ TTCK Trung Quốc, Thái Lan. Chúng ta cần phải rút ra được
những bài học riêng để tạo một TTCK Việt Nam phát triển.
17
CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TTCK
VIỆT NAM
2.1. Sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Xây dựng và phát triển TTCK là một mục tiêu quan trọng được Đảng và
Nhà nước rất quan tâm nhằm xác lập một kênh huy động vốn dài hạn cho mục
tiêu đầu tư và phát triển đất nước.
Ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-
TTg về việc thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam. Ngày
28/11/1996, UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ,
UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về CK và TTCK.
Ngay sau đó, UBCKNN đã xây dựng bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh và
bắt tay vào xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TTCK. Kết quả
các nỗ lực ban đầu được ghi nhận bằng việc ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ
đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về CK và TTCK. Ngày 12/08/2003
Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2003-CP thay thế Nghị định số 75/CP đã trao
cho UBCKNN đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của một cơ quan quản
lý Nhà nước về CK và TTCK.
Sau khi được thành lập, UBCKNN đã thực thi các chức năng, nhiệm vụ và
đạt được nhiều kết quả, thể hiện tốt vai trò là cơ quan tổ chức và vận hành TTCK
Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm tăng cường hiệu quả nhiệm vụ điều phối hoạt động
của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK, ngày
19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển
UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính. Việc chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài
chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam, sẽ tạo
thêm sự đồng bộ và gắn kết đảm bảo yếu tố an toàn cho hoạt động của TTCK và
các thị trường tài chính khác.
Ngày 11/07/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội.
18
Có thể nói, việc thành lập các TTGDCK là một giải pháp cấp bách trước mắt,
không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, thúc đẩy tiến trình
đổi mới DN mà còn hướng các hoạt động giao dịch CK đi vào quỹ đạo có tổ chức
ngay từ đầu và đây cũng là bước chuẩn bị cho việc thành lập SGDCK sau này.
2.1.2. Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
TTGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 và thực
hiện phiên giao dịch CK đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một cột mốc
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thêm một
kênh huy động vốn dài hạn phục vụ nhu cầu CNH – HĐH đất nước, là một sản
phẩm của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. TTGDCK TP.HCM được
Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ
thống giao dịch CK niêm yết tập trung tại Việt Nam. Đó là tổ chức, quản lý và
điều hành việc mua - bán CK, quản lý điều hành hệ thống giao dịch, thực hiện
hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng
ký, lưu ký và thanh toán bù trừ CK và một số hoạt động khác.
Tháng 8/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM được chuyển đổi
thành Sở giao dịch chứng khoán TP HCM
Chỉ số VN-Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN-Index đã
khởi đầu với 100 điểm vào ngày 28/07/2000 với chỉ 2 loại chứng khoán REE và
SAM được niêm yết. Từ đó đến nay, TTCK Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn
thăng trầm.
Với sự lạ lẫm và mới mẽ, nhưng chỉ chưa đầy 1 năm sau vào khoảng tháng
6/2001, VN-Index đã tăng lên tới đỉnh tại 571 điểm, để rồi sau đó bước vào 1 thời
kỳ suy thoái kéo dài hơn 2 năm sau, giảm xuống còn 130,9 điểm. Vào những tháng
cuối cùng của năm 2003, VNI-Index đã mở ra 1 đợt tăng mạnh lên 279,7 điểm vào
ngày 1/4/2004. Từ đỉnh ngắn hạn 279,7 điểm, VN-Index đã rơi trở về mức 213,7
điểm vào ngày 9/8/2004.
Tháng 9/2005, VN-Index đã vượt qua đỉnh ngắn hạn cũ 279,7 điểm để rồi
đạt tới 1 đỉnh ngắn hạn mới 322,5 điểm vào ngày 3/11/2005. Sau thời gian này
19
TTCK đã có thời gian bức phá mạnh mẽ cho đến ngày 25/04/2006, VN-Index đã
đóng cửa tại 632,69 điểm, vượt qua đỉnh 571 điểm của năm 2001. Từ ngày
26/04/2006, VN-Index đi vào 1 đợt điều chỉnhs sâu là không thể tránh khỏi với
thời gian gần 3 tháng đến ngày 2/8/2006 đóng cửa tại 399,8 điểm. Đầu tháng
11/2006, với hiệu ứng thông tin Việt Nam chính thức gia nhập WTO, VN-Index
đã tăng liên tục trong 5 tháng để đạt tới đỉnh tăng trưởng kỷ lục, đóng cửa tại
1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, một cái đỉnh sẽ còn được nhắc tới rất nhiều.
Kể từ mốc 1.170 điểm, VN-Index rơi xuống mức điểm 905,5 và sau đó mở
ra 1 đợt tăng mới vào tháng 5/2007. Đợt tăng đã dừng lại tại 1.113,19 điểm vào
ngày 03/10/2007.
Tuy nhiên, thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm
vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt
phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Nhưng sự phục hồi này
không duy trì được lâu, thậm chí giảm sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã
dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn. Trong khi nguồn cầu có xu hướng cạn kiệt,
thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị
trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch.
Vn-index giảm xuống dưới ngưỡng điểm 1.000 điểm và chỉ xoay quanh mốc 900
điểm vào những ngày cuối năm 2007, với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất
hạn chế.
Trong năm 2008, lượng cung chứng khoán tiếp tục được bổ sung đáng kể
thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn,
kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể
hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ
phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa "hàng". Bên
cạnh đó hiệu ứng từ thông thư 03 về việc hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán
không những làm giảm nguồn cung tiền đổ vào TTCK mà còn tác động rất xấu đến
tâm lý nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008
Vn-Index đã mất đi gần 60% số điểm, còn lại 370 điểm. Nhằm mục đích ngăn chặn
đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương
20
và biện pháp hỗ trợ như: UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch; SCIC tham gia mua
vào cổ phiếu; NHTM được vận động ngừng giải chấp; Tổ chức niêm yết được
khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ
phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ
phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư.
Từ tháng 06 đến đầu tháng 09/2008 TTCK đã có sự phục hồi trong ngắn hạn
nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM…và đặc
biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, chứng khoán đã có được những
phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. Vn-index liên tiếp vượt qua các ngưỡng
cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng điểm kéo dài,
khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch ở mức 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương
599,18 tỷ đồng/phiên. Vn-index tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%, đạt
khoảng 538 điểm.
Từ tháng 09 tới tháng 12/2008 Thị trường trở lại chu kỳ giảm do tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đây là thời kỳ Vn-index rơi vào xu hướng giảm
mạnh, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008.
Tổng kết cả giai đoạn này, Vn-index mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối
lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ
đồng/phiên. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày
10/12/2008.
Bước vào năm 2009 TTCK Việt Nam tiếp tục xuống mạnh. Chỉ số Vn-Index
đến ngày 24/02/2009 còn lại 235.5 điểm. Đây có thể được xem là đấy thấp nhất kể
từ năm 2005.
Với thông tin Chính Phủ đưa ra gói kích thích kinh tế bằng việc bù lãi suất
4% cho Doanh nghiệp. TTCK tập trung của Việt Nam phản ứng rất tích cực với tin
này, giao dịch trở nên rất sôi động, mở đầu cho một loạt các phiên tăng điểm của
TTCK. Bắt đầu từ ngày 11/03/2009, sau gần 8 tháng VN-Index leo thẳng từ đáy
235 điểm lên đỉnh 624 điểm vào 22/10/2009, tăng 393 điểm tương ứng tăng 165,5%
so với đáy.
Cuối tháng 10/2009, những nội dung thảo luận về các chính sách điều tiết vĩ