Thơ điền viên trong quốc âm thi tập
- 53 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
BÙI ẤM NO
MSSV: 6086251
THƠ ĐIỀN VIÊN TRONG QUỐC ÂM THI
TẬP
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH
Cần Thơ, năm 2012
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi
1.1.1.Vài nét về dòng dõi Nguyễn Trãi
1.1.2. Cuộc đời Nguyễn Trãi
1.1.2.1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời
1.1.2.2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước
1.1.2.3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình
1.1.2.4. Nhận xét chung
1.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2.1. Về văn
1.2.2. Về thơ
1.2.3. Nhận xét chung
1.3. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập
1.3.1. Vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời
1.3.2. Tài năng và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
2CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ THƠ ĐIỀN VIÊN
2.1. Khái lược về thơ điền viên
2.2. Thơ điền viên trong văn học Trung Quốc
2.2.1. Đào Uyên Minh – người mở màng cho phái điền viên
2.2.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.2.2.1. Mạnh Hạo Nhiên
2.2.2.2. Vương Duy
2.3. Thơ điền viên trong văn học Việt Nam
2.3.1. Nguyễn Trãi – người tiên phong cho phái điền viên và thơ nôm
2.3.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.3.2.1. Nguyễn Khuyến
2.3.2.2. Nguyễn Bính
CHƯƠNG 3
ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ ĐIỀN VIÊN TRONG
QUỐC ÂM THI TẬP
3.1. Đặc sắc nội dung
3.1.1. Bức tranh thiên nhiên trong cuộc sống điền viên của Nguyễn Trãi
3.1.2. Bức tranh cuộc sống
3.1.3. Cái tình trong thơ Nguyễn Trãi
3.1.3.1. Tình yêu quê hương, đất nước
3.1.3.2. Nỗi đau của thi nhân khi con người chưa hoàn thiện
3.1.3.3. Thể hiện tình yêu con người sâu sắc
3.2. Đặc sắc về nghệ thuật
3.2.1. Đề tài đa dạng và độc đáo
33.2.2. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị
3.2.3. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường
3.2.4. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian nghệ thuật
3.3.2. Thời gian nghệ thuật
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc ta rất tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất vì độc lập, tự do suốt
mấy nghìn năm dựng và giữ nước, cũng như rất tự hào về nền văn hóa Việt Nam với
tinh thần yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, mà Nguyễn Trãi là một
trong những người hội đủ cho truyền thống anh hùng, tiêu biểu cho nền văn hóa ưu
việt của dân tộc. Đối với một vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một con người văn, võ toàn
tài, có đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng mãi mãi là một tấm gương cho mọi người noi theo
và tự hào, khâm phục.
Nguyễn Trãi, một thiên tài trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự,
ngoại giao,văn hóa,... .Riêng về mặt văn hóa,văn học Nguyễn Trãi đã để lại nhiều áng
văn thơ kiệt tác làm rạng rỡ nền văn học của nước nhà.
Là nhà thơ sống trong một thời đại có nhiều biến động, song tài năng của “sao
khuê” - Nguyễn Trãi vẫn toả sáng trong bầu trời văn học Việt Nam. Đọc thơ ông nói
chung, mảng thơ điền viên nói riêng người đọc không chỉ cảm nhận được một tâm hồn
yêu nước sâu sắc mà còn chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của những hình ảnh thiên nhiên
tuyệt đẹp, thơ mộng song rất đỗi gần gũi, thân thương. Vì những lí do trên với lòng
ngưỡng mộ của bản thân về Nguyễn Trãi người viết đã chọn đề tài Thơ điền viên trong
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài Thơ điền viên trong trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có lẽ không
phải là một đề tài mới lạ chưa ai bàn đến. Tuy nhiên, theo người viết đa phần những
nghiên cứu về Nguyễn Trãi thường đi sâu vào khai thác cuộc đời, thân thế và sự
nghiệp của ông mà thôi. Trong muôn vàn những nghiên cứu về sự nghiệp văn chương
của Nguyễn Trãi người đọc xét thấy ít có nhà nghiên cứu nói về mảng cuộc sống ẩn
dật nơi thôn dã - điền viên của Nguyễn Trãi. Nếu có thì đa phần là đi vào phân tích
5tình yêu thiên nhiên, ngôn ngữ, tư tưởng của thi hào Nguyễn Trãi. Ta có thể điểm qua
một số nhà nghiên cứu sau:
Tác giả Thanh Lãng với bài viết Quốc âm thi tập đã khẳng định: “Quốc âm
thi tập là tài liệu văn học cổ nhất hiện còn lưu giữ được của nền văn học quốc âm”.
Giá trị của tập thơ không chỉ hạn hẹp ở những nét đặc sắc về nội dung mà còn ở nghệ
thuật biểu hiện. Theo tác giả Thanh Lãng, với những gì mà Quốc âm thi tập đạt được
thì Nguyễn Trãi xứng đáng là ông tổ của nền văn học cổ điển. Không những vậy, ông
còn là ông tổ của nền văn học dân tộc, nhưng có tính chất không nguyên vì đem áp
dụng luật thơ ngoại quốc vào việc chế tạo thơ văn quốc âm, cụ thể trong việc sử dụng
các loại thể hoặc thuần tuý Việt Nam như loại thơ sáu chữ hoặc dung hoà Việt – Hán
như lối bảy chữ xen sáu chữ… Tác giả bài viết còn đánh giá cao Nguyễn Trãi ở công
khai sinh một nghệ thuật dùng ngôn ngữ của dân gian. Đây là điểm mới mẻ hơn các
nhà thơ văn sống sau ông hơn ba bốn thế kỷ. Cuối cùng, Nguyễn Trãi được đánh giá
là “người dựng một cái mốc trên đà tiến của ngữ ngôn – một ngữ ngôn uyển chuyển, tế
nhị trong việc diễn tả mọi tình ý một cách độc đáo” [21. tr. 805].
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn – Vũ Đức Nghiêu có nói về ngôn ngữ trong thơ
Nôm: “Nói đến ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, điểm đầu tiên nổi bật là
sự
phong phú của tác giả về mặt dùng từ” [15, tr. 181]. Tác giả bài viết đã thống kê toàn
bộ các bài trong Quốc âm thi tập và phát hiện ra Nguyễn Trãi đã dùng hơn một vạn
một ngàn lượt từ (11.067), trong đó có tất cả 2.235 từ khác nhau. Tác giả bài viết còn
thống kê chi tiết số từ xuất hiện một lần (2.122 từ) cho đến những từ xuất hiện từ mười
lần trở lên (272 từ). “Thế là trong kho từ của Quốc âm thi tập, gần 46 trường hợp
Nguyễn Trãi đã không dùng từ lặp lại một lần nào – một tỷ lệ khá cao nếu đem so sánh
ngay với cả thể loại truyện ký của các nhà văn hiện đại” [16, tr. 182]. Điều đó chứng
tỏ khả năng vận dụng từ ngữ phong phú, điêu luyện của Nguyễn Trãi. Cuối cùng, để
làm nổi bật vai trò của Nguyễn Trãi đối với nền thơ dân tộc, tác giả bài viết còn khẳng
định: “Chúng ta quý Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta khá nhiều thơ Nôm. Nhưng
còn đáng quý hơn nữa là Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta không phải một lối thơ
Nôm bác học mà là một lối thơ Nôm viết bằng ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân tộc”
[16, tr. 183].
6Theo nhận định của đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 600 năm sinh
Nguyễn Trãi: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian,
văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng… vốn rất xa lạ với
văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự
nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc sắc, thanh điệu tiếng Việt, tất cả những
khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian được Nguyễn Trãi khai thác một cách
tài tình để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong
phú. Nguyễn Trãi đã sớm coi trọng việc làm giàu ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt” [21, tr. 912 – 913].
Như vậy, qua việc khảo sát những công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi trước
đó hầu như chưa có công trình nghiên cứu mảng thơ điền viên của ông một cách sâu
sắc. Thế nhưng muốn hiểu rõ thơ điền viên là thế nào thì chúng ta phải tìm hiểu về
người đầu tiên sáng lập ra phái điền viên. Từ đó thấy được sự kế thừa và sáng tạo của
thơ Nguyễn Trãi.
Đào Uyên Minh (hay Đào Tiềm), người sáng lập ra phái điền viên ở Trung Hoa
sống trong thời kỳ đời Đông Tấn thế kỷ IV công nguyên. Cả cuộc đời Đào Tiềm luôn
sống trong cuộc sống nghèo khổ nhưng lại say mê học tập, yêu thích tự nhiên, tính tình
thanh cao, chất phác, ngay thẳng nên ông được nhà văn các đời Trung Quốc khen ngợi
và hâm mộ.
Về sau có thơ điền viên của Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên, đây là hai nhà thơ
của phái điền viên thời Đường.
Nhìn chung những nhà thơ điền viên nói trên điều viết về cuộc sống ẩn dật nơi
thôn dã, về tình yêu thiên nhiên, về quan niệm sống,...
Ở Việt Nam, theo người viết Nguyễn Trãi là người mở màng cho phái điền viên
bởi nguyên nhân sau:
Trong Thơ Việt Nam – thơ nôm đường luật từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, nhà
xuất bản Thuận Hoá, 1997, do Hà Xuân Liêm sưu tầm và biên soạn có nói: “thơ quốc
âm phôi thai từ thời Trần, chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc, qua đến thế kỉ XV
và thế kỉ XVI thơ mới thành lập và thể lục ngôn ra đời, tạo ra lối thơ đặc biệt của ta”
7[12; tr.14]. Nghĩa là ở thế kỷ trước đó cho đến thời Trần thể thơ quốc âm mới chỉ là ý
tưởng, là sự muốn thoát ly khỏi ngôn từ của tiếng Hán. Còn từ thế kỷ XV thơ quốc âm
mới chính thức được sáng tác mà Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa
nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được.
Từ suy luận trên cộng với việc khảo sát tập thơ quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi người đọc nhận thấy trong tập thơ “ xưa nhất bằng Việt ngữ” rất thấm đượm tinh
thần của cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.
3. Mục đích yêu cầu
Với đề tài này, mục đích mà người viết hướng đến là khám phá, đánh giá được
một phần cái hay cái đẹp trong thơ Nguyễn Trãi, cũng như phần nào cảm nhận được
tâm tư tình cảm, phong cách độc đáo của bật vĩ nhân Ức Trai. Đặc biệt là khám phá
phần Thơ điền viên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Song song đó, qua đề tài này người đọc hy vọng sẽ vun đắp cho mình những
kiến thức bổ ích về bậc văn võ toàn tài - Nguyễn Trãi, làm hành trang cho việc học tập
nghiên cứu và giảng dạy về sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu “Thơ điền viên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi”. Chính vì thế phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung ở phần “thơ điền viên”,
về cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã. Những phần không có liên quan đến cuộc sống ẩn
dật ấy người viết không bàn đến. Song, để luận văn được hoàn chỉnh và phong phú
hơn người viết còn đi vào nghiên cứu một số tài liệu có liên quan của các chuyên gia
nghiên cứu về Nguyễn Trãi nhằm làm nổi bật mảng thơ điền viên trong tập thơ Quốc
âm của Ức Trai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để bài làm được phong phú và sinh động người viết đã sử dụng đồng thời các
phương pháp, thao tác khác nhau như: phương pháp tổng hơp, so sánh, đối chiếu,…
Ngoài ra, để bài làm được thuyết phục và trau chuốt hơn người viết còn kết hợp các
8thao tác phân tích, bình giảng, chứng minh,…
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi
1.1.1.Vài nét về dòng dõi Nguyễn Trãi
Theo quyển Văn chương Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên), ông nội của Nguyễn
Trãi là Nguyễn Minh Du có 3 người con: Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Ứng
Long. Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư đều là võ quan dưới triều Trần Phế Ðế, sau được
Hồ Quý Ly trọng dụng.
Riêng Nguyễn Ứng Long (1336- 1408) gặp nhiều trắc trở trên đường công
danh, sự nghiệp. Ông rất thông minh, ham học, nổi tiếng hay chữ, thi đỗ nhị giáp tiến
sĩ đời Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 3, 1374) nhưng không được nhà Trần
tuyển dụng phải trở về quê làm nghề dạy học.
Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long mạnh dạn đổi tên thành
Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình nhà Hồ, giữ chức Hàn lâm học sĩ kiêm Tư
nghiệp quốc tử giám.
Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại. Cả triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh
đều bị bắt về Trung Quốc. Cuối đời, ông chết ở Yên Kinh (Trung Quốc)
9Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Ðán. Ông là người thuộc dòng
hoàng tộc (Cháu 4 đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải), tính tình điềm đạm,
khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành dưới thời Trần Nghệ Tông
nên được vua nhà Trần giao cho chức vụ Tư đồ, quyền ngang Tể tướng. Tuy nhiên, khi
ông lên nắm quyền, cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi. Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn
tại Côn Sơn năm 1385 (Xương Phù thứ 9) và mất năm 1390.
Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước
thương dân của Nguyễn Trãi sau này.
1.1.2. Cuộc đời Nguyễn Trãi
Sống trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động phức tạp, cuộc đời Nguyễn
Trãi gắn liền với từng bước đi của lịch sử. Có thể chia cuộc đời ông thành 3 giai đoạn:
1.1.2.1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà
Sơn Bình ( Năm 1991 Hà Sơn Bình lại tách ra thành hai tỉnh là Hà Tây và Hòa Bình).
Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6
tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất,
Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng
công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có
ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
1.1.2.2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước
Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe
lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan
suốt
mười năm dài.
Năm 1416, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm
Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây
10dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng
như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa
quân.
1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình
Ngô nổi tiếng.
1.1.2.3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình
Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong
công cuộc xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh
ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị
bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của
miệng đời:
Miệng thế gian hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh
(Bảo kính cảnh giới - bài 9)
Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn
Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại
làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu.
Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp
nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.
Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng
họ bị tru di tam tộc.
Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức
tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.
1.1.2.4. Nhận xét chung
Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ- chiến đấu chống
11bạo lực xâm lược và chống gian tà.
Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn
chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh
của một chiến sĩ dũng cảm.
Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt
tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm của Nguyễn Trãi dự đoán là rất nhiều nhưng đã bị thất lạc sau vụ án Lệ
Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:
1.2.1. Về văn
Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Ðại Việt sử ký toàn
thư.
Quân trung từ mệnh tập: Ðây là một tập văn chính luận thư từ địch vận (Có hơn
70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại là
những thư từ viết gửi cho quân ta).
Văn loại gồm chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi
Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428
Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435
Dư địa chí soạn năm 1435
1.2.2. Về thơ
Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ,
trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng.
Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ,
chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm
thú môn (7 bài). Đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập
thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam.
12Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn
rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.
Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo,
Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.
1.2.3. Nhận xét chung
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông là anh hùng dân
tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của
ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang
Khuê Tảo".
1.3. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập
1.3.1. Về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời
Quan niệm về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời của
Nguyễn Trãi, được nhìn trên quan điểm nhân sinh quan của ông. Dưới thời phong kiến
tư tưởng trung quân được đặc biệt coi trọng. Không ít người trong giai cấp phong kiến
đã đặt ra hai chữ trung quân (tức là trung với vua) lên hàng đầu, thì Nguyễn Trãi đã có
thái độ khác. Nguyễn Trãi cũng coi trọng hai chữ trung quân. Ông viết:
Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con với đạo làm tôi
(Ngôn chí - bài 1)
Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha
(Ngôn chí - bài 7)
Tư tưởng nhân nghĩa là một tư tưởng quan trọng của Nguyễn Trãi. Điểm lại
Quốc âm thi tập của ông thì thấy có 59 chữ nhân và 81 chữ nghĩa.
Nhân và nghĩa vốn là những khái niệm có tính chất chính trị và đạo đức của nho
giáo, do Khổng Tử thể hiện ở nhiều tác phẩm, trước hết là ở kinh Xuân thu, ở Kinh lễ
(phần Chu Quan) và ở sách Luận ngữ. Sách Luận ngữ bàn về chữ nhân và chữ nghĩa
13nhiều hơn cả. Sách Luận ngữ, nêu lên chữ nhân 105 lần và chữ nghĩa 21 lần.
Tư tưởng của Mạnh Tử thể hiện chủ yếu ở sách Mạnh Tử nêu lên chữ nhân 155
lần và chữ nghĩa 101 lần.
Nội dung chủ yếu trong khái niệm nhân và nghĩa của Khổng mạnh gắn với mục
đích phục vụ giai cấp thống trị. Tư tưởng nhân nghĩa của Khổng mạnh gắn với chính
sách lễ trị, tức là trị nước theo lễ, theo một trật tự đẳng cấp khắc nghiệt. Đạo nhân
nghĩa chỉ là đạo của bậc tưởng giả, bậc sĩ quân tử.
Tuy nhiên, với Nguyễn Trãi thì chữ nhân và chữ nghĩa trong đại đa số các
trường hợp thường có những nội dung, không gắn với quan điểm của Khổng Tử và
Mạnh Tử. Như thế là Nguyễn Trãi đã đưa vào khái nhiệm nhân nghĩa một nội dung
vốn rất mờ nhạt ở Khổng Tử và Mạnh Tử. Ở hai người này, nhân và nghĩa trước hết
là những mối quan hệ phù hợp với lễ tức là trật tự đẳng cấp. Và đạo nhân nghĩa mà
Khổng Tử và Mạnh Tử đề xướng chủ yếu nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị. Còn ở
Nguyễn Trãi thì nhân và nghĩa trước hết được giải thích bằng, thái độ đối với dân và
đạo nhân nghĩa của ông là nhằm phục vụ dân chúng:
Nhân nghĩa trung cần giữ tích ninh
Khó thì hơi khéo khốn hay hanh
(Bảo kính cảnh giới - bài 4)
Lòng thế bạc đen dầu nỏ biến
Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan
(Bảo kính cảnh giới - bài 12)
Bầu bạn cùng nhau nghĩa chớ vong
Người kia phú quý nỡ quên lòng
Chặt vàng chẳng giữ câu Hy Dịch
Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong
(Bảo kính cảnh giới - bài 51)
Nếu đua khí huyết quên nhân nghĩa
14Hoà thất nhân tâm nát cử nhà
(Răn giận)
Tóm lại có thể nói, tư tưởng trung quân và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi gắn với lòng ưu quốc, ái dân. Tư tưởng đó là dựa vào sức của dân để lo cho vận
nước, và lo cho vận nước là vì lợi ích của muôn dân.
Trên nền tảng tư tưởng trung quân và tư tưởng nhân nghĩa đó, Nguyễn Trãi đã
có quan niệm tích cực về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời.
Với tư cách người nghệ sĩ, Nguyễn Trãi đã rất có ý thức về trách nhiệm của
người cầm bút:
Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng.
(Bảo kính cảnh giới - bài 5)
Nguyễn Trãi đã nhiều đêm trằn trọc không ngủ “đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ
chung…” với một niềm thao thức khôn nguôi về trách nhiệm của người trí thức, người
nghệ sĩ làm sao cho “quốc phú” và “ích chưng dân”.
Quốc phú binh cường chăng có chước,
Bằng tôi nào thửa ích chưng dân.
(Trần tình )
Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với nhân
cách làm người. Suốt đời lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, ông mang trong trái tim
một hoài bão khẳng định dân tộc Đại Việt, bảo vệ tổ quốc Đại Việt:
Đao bút phải dùng, tài đã vẹn,
Chỉ thư nấy chép, việc càng chuyên.
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
15Điện Bắc đà đà yên phận tiên
(Bảo kính cảnh giới - bài 56)
Nguyễn Trãi đã dùng “Đao bút” để luận chiến với kẻ thù xâm lăng. Ông đã
dùng ngòi bút để chiến đấu cho tổ quốc, cho nhân dân.
Chính vì tấm lòng ưu quốc ái dân suốt đời “cuồn cuộn như nước triều Đông”,
mà Nguyễn Trãi đã luôn ôm ấp mối tiên ưu:
Nuỵ ốc, thê than, kham đô lão,
Thương sinh tại niệm độc tiên ưu
(Mạn hứng - bài 2)
Con người nghệ sĩ trong Nguyễn Trãi luôn đau đáu nỗi niềm “Trung mấy hiếu”,
nỗi niềm “âu việc nước”, bởi vậy ông thường nguội lạnh với danh lợi:
Danh lợi lòng nào ước chác cầu
(Trần tình - bài 5)
Hoặc:
Giàu chẳng kịp, khó còn bằng,
Danh lợi lòng đà ắt dửng dưng
(Tự thán - bài 7)
Không cầu danh lợi, Nguyễn Trãi chủ trương “thanh tĩnh vô vi”, lánh xa những
đua chen trần thế:
Hễ kẻ làm khôn thời phải khó
Chẳng bằng vô sự ngáy o..o…
(Bảo kính cảnh giới - bài 49)
Mâu thuẫn với bọn người gian tham, bè cánh, chỉ biết củng cố quyền lợi riêng
Nguyễn Trãi đã kiên trì đấu tranh để thực hiện lý tưởng cao cả, giữ vững chí khí của
người nghệ sĩ:
Chớ cậy sang mà ép nể,
16Lời chăng phải vuỗn khôn nghe
(Trần tình - bài 8 )
Nguyễn Trãi luôn giữ vững tấm lòng son, hừng hực như ngọn lựa thuỷ ngân
trong lò:
Nhất phiến đơn tâm chân cống hoả
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng
(Mạn hứng - bài 2)
Nguyễn Trãi là người nghệ sĩ có trái tim yêu tổ quốc, yêu nhân dân. Đạo lý của
ông là khi đất nước có giặc ngoại xâm thì dùng “đao bút” để chiến đấu bảo vệ tổ quốc,
khi đất nước đã độc lập thì dùng “văn trị” để tiếp tục thực hiện lý tưởng cao cả “quốc
thái, an dân” xây dựng đất nước.
1.3.2. Về tài năng và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
Nguyễn Trãi cho rằng, người nghệ sĩ trước hết phải biết hành động vì cuộc
sống, vì nhân sinh, phải phản ánh cuộc sống và họ sẽ luôn luôn tìm thấy những đề tài
và cảm hứng trong cuộc sống. Trong bài thơ Nôm Tự thán (Bài 5), ông đã viết:
Qua đòi cảnh chép câu đòi cảnh
Nhàn một ngày, nên quyển một ngày
Theo Nguyễn Trãi, người nghệ sĩ không những phải biết thu lượm lấy những đề
tài ở khắp nơi, ở mọi hoàn cảnh mà phải biết dồn hết tinh lực, tâm huyết, trí não để xây
dựng nên tác phẩm văn nghệ. Trong bài thơ Nôm Tự thán - bài 19 ông đã viết:
Tài tuy chăng ngộ, trí chăng cao,
Quyền đến trong tay chí mới hào.
Miệng khiến tửu bình phá luỹ khúc,
Mình làm thi tướng đánh Đàn Tao.
Cầm khua hết ngựa, cờ khua tượng,
Chim bắt trong rừng, cá bắt ao.
17Còn có anh hùng bao nả nữa,
Đòi thì đòi vậy, dễ hơn nào.
Nguyễn Trãi đã chứng tỏ rằng, những tác phẩm văn nghệ có giá trị đã giúp cho
người ta nhìn hiện thực ở một tầm cao hơn mức bình thường. Bởi vì tâm hồn người
nghệ sĩ với cảm xúc mỹ học đã truyền cho người đọc những giá trị nghệ thuật cao đẹp.
Đó là quan niệm rất sâu sắc về tác dụng của văn nghệ đối với công chúng và đối với cả
bản thân người nghệ sĩ. Đó cũng là quan niệm về tài năng trong sáng tạo nghệ thuật.
Quan điểm và ý kiến của Nguyễn Trãi về vai trò và trách nhiệm của người nghệ
sĩ đối với cuộc đời, về tài năng và cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, là những đóng
góp có giá trị vào kho tàng lý luận văn nghệ của dân tộc ta. Quan điểm và ý kiến của
Nguyễn Trãi về vấn đề này, tất nhiên là được nhìn qua lăng kính của điều kiện xã hội
và văn hoá của thế kỷ XV. Nhưng khi Nguyễn Trãi nhấn mạnh rằng, cái gốc của văn
nghệ là đời sống của dân tộc, của nhân dân và khi ông đề ra yêu cầu đối với người
nghệ sĩ là phải dồn hết tâm huyết và tinh lực vào lao động sáng tạo nghệ thuật, khi ông
đề cập đến vấn đề tài năng của người nghệ sĩ, thì quan điểm và những ý kiến của ông
vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta ngày nay. Nguyễn Trãi đã đề cập đến những
vấn đề có giá trị trường tồn và ý nghĩa hiện đại của vấn đề vẫn luôn là những luận
điểm khoa học để chúng ta nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
THƠ ĐIỀN VIÊN
2.1. Khái lược về thơ điền viên
Theo Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu, “điền” tức là làm ruộng, là ruộng đất
cày cấy; “viên” tức là vườn, chỗ đất trống để trồng hoa quả, rau dưa hay còn có nghĩa
là chỗ để chơi riêng.
Từ cách hiểu như trên người viết xin khái quát cho cách hiểu hai chữ “điền
viên” chính là: cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.
2.2. Thơ điền viên trong văn học Trung Quốc
182.2.1. Đào Uyên Minh – người mở màng cho phái điền viên
Theo sự tìm hiểu của người viết thì phái điền viên được bắt nguồn từ nền văn
học Trung Quốc, mà cụ thể là vào khoảng thời Đông Tấn. Và người được xem là ông
tổ của phái điền viên là Đào Tiềm (365 - 427) sống thời Đông Tấn. Có thuyết nói ông
dùng tên Uyên Minh dưới thời Tấn, sau vào thời Nam Bắc triều đổi tên Tiềm 潜. Đào
Tiềm tự Nguyên Lượng (元亮). Có thuyết lại nói Uyên Minh cũng là tên chữ của ông.
Ông tự đặt hiệu Ngũ Liễu Tiên Sinh. Sau khi mất bạn hữu tặng thụy hiệu Tịnh Tiết Cư
Sĩ (靖节居士) xem Nhan Đình Chi, Đào Chinh Thổ Lỗi- Văn điếu Đào Tiềm).
Thơ văn Uyên Minh nổi tiếng ở đời nhờ phong vận thanh tân tự nhiên.
Thực tế thì cho đến đời Nam Bắc triều, người ta hẳn còn chưa tán thưởng lắm những
bài thơ viết nơi ruộng vườn của họ Đào. Trong Văn Tâm Điêu Long không thấy Lưu
Hướng nhắc gì đến Đào Uyên Minh. Thế nhưng đánh giá của Tiêu Thống (萧统 ),
(501 – 531) con cả của Lương Vũ Đế - Nam triều, chủ biên bộ Văn Tuyển 30 quyển
tuyển chọn các tác phẩm văn chương từ Tiên Tần cho đến đời Lương dành cho Đào
Tiềm thì đã rất cao. Trong số 700 tác phẩm thơ văn chọn vào Văn Tuyển, riêng thơ
Đào Tiềm chiếm hơn 10 bài. Thi Phẩm của Chung Vinh xếp thơ Đào Uyên Minh vào
hạng trung (trung phẩm). Chung Vinh đánh giá Đào Uyên Minh là ông tổ trong hàng
các thi nhân ẩn dật. Chung Vinh cho rằng thơ Đào Uyên Minh có nguồn từ thơ Úng
Hưu Liên (thi nhân đời Tam Quốc). Ảnh hưởng của thơ Đào Tiềm lên đến đỉnh cao
trong hai thời đại lớn nhất của thơ ca Trung Hoa – thời Đường và thời Tống. Đỗ Phủ
tưởng niệm họ Đào trong những dòng: “Khoan tâm ưng thị tửu, Khiển hứng mạc quá
thi, Thử ý Đào Tiềm giải, Ngô sinh hậu nhữ kì - Để lòng khoáng đãng nhờ chén rượu,
tiêu khiển tâm hồn gì bằng thơ. Ý đó Đào Tiềm biết, còn ta thì sinh sau ông” (Phụng kí
Hà Nam Vi Doãn trượng nhân). Tô Đông Pha ca ngợi: “Thơ Đào Uyên Minh mới xem
như tuồng tản mạn, đọc kĩ mới thấy kì cú. … … Đại phàm tài cao ý viễn thì mới ẩn
chứa được cái diệu ấy, lời thơ tinh túy đến độ thì mới được vậy. Như thợ lành nghề,
không để lại dấu vết đẽo gọt”. Thi hào đời Tống này viết hơn 100 bài họa thơ Đào
Tiềm. Vương Kì đời Minh cũng nhận xét tương tự: “Thơ Uyên Minh giũa gọt đến độ
tự nhiên, thành ra người đọc chỉ còn thấy sự tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc chứ không thấy
dấu vết của sự gọt giũa nữa”.
19Thơ Đào Tiềm xúc cảm chân thành, hồn nhiên, đạm bạc dung dị, hay ở ý tượng
toàn bài, không dụng công ở trau chuốt câu chữ cụ thể. Ông được xem là ông tổ của
thơ ẩn đật, người mở đầu của thơ điền viên Trung Hoa. Ảnh hưởng thơ ca cũng như
nhân cách cá nhân của ông đối với văn hóa Trung Hoa là hết sức sâu sắc. Ảnh hưởng
đó cũng rất lớn đối các sĩ đại phu Việt Nam.
Đào Tiềm là thi nhân kiệt xuất nhất trong vòng 800 năm kể từ Hán cho đến
Nam Bắc triều. Thơ lưu truyền hậu thế còn khoảng hơn 120 bài, có thơ 4 chữ nhưng
đa phần là ngũ ngôn, thường được chia thành ba mảng - mảng thơ vịnh rượu, mảng thơ
thuật hoài và mảng thơ điền viên. Quy viên điền cư, Hoài cổ điền xá, Ẩm tửu (20 bài),
Thuật tửu, Tạp thi (12 bài) Vịnh bần sĩ, Vãn ca thi (3 bài) là những bài thơ ngũ ngôn
hay nhất thường được nhắc đến nhất của ông.Đào Tiềm là thi nhân Trung Hoa đầu tiên
viết nhiều nhất về đề tài ẩm tửu, thế nhưng nhiều nhất, hay nhất vẫn là phần thơ điền
viên.
2.2.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.2.2.1. Mạnh Hạo Nhiên
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740), người Tương Dương, Tương Châu (nay là huyện
Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc). Ông là nhà thơ có thành tựu nhất trong thời kì quá độ từ
Trần Tử Ngang đến Lí Bạch, Vương Duy. Là một nhà thơ nổi tiếng đời Thịnh Đường.
Cả đời chủ yếu sống cuộc sống ẩn cư do gặp trắc trở trên con đường công danh.
Phần lớn thơ Mạnh Hạo Nhiên viết về danh lam thắng cảnh, qua đó cũng bộc lộ
được nỗi uất ức trước xã hội, nhất là trong chốn quan trường. Thơ ông tuy không quá
sắc sảo nhưng lại rất chân thực và gần gũi, vì thế để lại ấn tượng sâu sắc cho người
đọc. Những bài thơ điền viên của ông đượm phong vị tươi mát, ấm cúng của
chốn
thôn dã đáng yêu, đồng thời có những bài rất súc tích ngắn gọn. Mạnh Hạo Nhiên ít
dùng thể nhạc phủ và thể cổ phong, thơ luật và bài luật của ông tương đối nhiều, loại
thơ này đối chọi chặt chẽ, ông đã có công trong việc phát triển thơ niêm luật. Lý Bạch
cũng nhận xét thích đáng về Mạnh Hạo Nhiên: “Ngô ái phu tử, phong lưu thiên hạ
văn” (ta yêu Mạnh phu tử, phong lưu tiếng lẫy lừng).
Thơ Mạnh Hạo Nhiên hiện còn Mạnh Hạo Nhiên Thi Tập, gồm ba quyển, có
20tổng cộng hơn hai trăm sáu mươi bài thơ. Thơ ngũ ngôn chiếm phần lớn trong sáng
tác của ông. Các tác phẩm tiêu biểu như: Dạ Quy Lộc Môn Ca, Túc Kiên Đức Giang,
Giang Thượng Tư Quy, Quá Cố Nhân Trang, Xuân Hiểu…
Có thể nói Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ đời Đường đầu tiên làm nhiều thơ sơn
thủy. Ở đó, thơ ông được giải phóng khỏi những đề tài nhỏ hẹp vịnh vật, ứng chế của
phong khí Sơ Đường, thể hiện nhiều hơn về cuộc sống, nói nhiều hơn về những vui
buồn của tầng lớp sĩ phu thời bấy giờ.
Chính vì những đóng góp quan trọng ấy về mảng thơ điền viên nên thơ ông
được đánh giá khá cao trên văn đàn nói chung, mảng thơ điền viên nói riêng. Đúng
như lời nhận xét của Nghiêm Vũ nói về thơ ông: “Có đủ bốn thanh kim, thạch, cung,
thương”. Tuy ông hơn Lí Bạch, Vương Duy trên mười tuổi, lại qua đời trước trên hai
mươi năm, nhưng xét về cách điệu thơ ca của ông thì rõ ràng là âm điệu của thơ Thịnh
Đường.
Riêng về phần nội dung thơ ông vẫn còn một số hạn chế: không được phong
phú, rất ít phản ánh bộ mặt xã hội rộng lớn, và cũng không có những tác phẩm lớn
mang khí phách hùng vĩ. Tô Thức bình luận về thơ ông như sau: “Vận cao mà tài
ngắn, như làm nhà mà không có nguyên vật liệu”. Cho nên, qua thơ Mạnh Hạo Nhiên,
ta thấy được phần nào những bước phát triển của thơ ca thời Sơ Đường đang chuyển
sang đỉnh cao Thịnh Đường.
Có thể nói, thơ Mạnh Hạo Nhiên có cả mặc tích cực: là người làm nhiều thơ
sơn thuỷ nhất, có đóng góp làm nền tảng cho âm điệu của thơ thời thịnh đường sau
này. Tuy nhiên, thơ ông vẫn vấp phải những hạn chế khó tránh như: thể hiện đề tài nhỏ
hẹp, chưa có được những tác phẩm mang tính chất lớn lao, bao quát hiện thực xã hội.
2.2.2.2. Vương Duy
Vương Duy (701 – 761), tự Ma Cật, đỗ Tiến sĩ đời Đường Minh Hoàng Khai
Nguyên năm thứ chín (721), từng giữ chức Giám sát ngự sử dưới thời Trương Cửu
Linh làm Thừa tướng. Sau khi Trương Cửu Linh bị bãi chức (736), Vương Duy thất
chí, trở thành một người “bán quan bán ẩn”. Trong cuộc binh biến An – Sử (755 –
763), do bị ép làm quan với chính quyền An Lộc Sơn nên khi vương triều Lý Đường
21khôi phục, Vương Duy bị giáng chức nhưng không lâu sau được thăng làm Thượng
thư Hữu thừa.
Lịch sử phê bình, giám thưởng thơ Trung Quốc đánh giá sáng tác, đặc biệt là
thơ sơn thủy của Vương Duy rất cao, xin đơn cử một số ý kiến của các nhà phê bình
tiêu biểu. Tô Thức cho rằng: “Vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa; quan Ma Cật chi
họa, họa trung hữu thi.” (Thưởng thức thơ Ma Cật, trong thơ có họa; Xem Ma Cật
họa, trong họa có thơ – Thư Ma Cật Lam Điền yên vũ đồ); “Ma Cật dĩ thuần cổ đạm
bạc chi âm tả sơn lâm nhàn thích chi thú, như Võng Xuyên chư thi, chân nhất phiến
thủy mặc bất trước sắc họa. Cập kỳ phô trương quốc gia chi thịnh như “Vân lý đế
thành song phượng khuyết, Vũ trung xuân thụ vạn nhân gia” hựu hà kỳ vĩ lệ dã”. (Ma
Cật lấy âm điệu chất phác, cổ kính, đạm bạc để tả cái thú nhàn thích ở chốn sơn lâm,
đích thực là một bức họa thủy mặc không cần màu sắc. Còn phô trương sự thịnh đạt
của quốc gia, như ‘Thành quách cung điện đế vương ở trong mây, Vạn ngôi nhà và cây
xuân ẩn hiện trong mưa sao lại kỳ vĩ diễm lệ đến vậy! – Hồ Chấn Hanh – Đường âm
quý tiêm); “Thế vị Vương Tả Thừa tuyết trung ba tiêu, kỳ thi diệc nhiên” (Người đời
thường nói, (con người) Vương Duy như chuối hương trong tuyết lạnh, thơ của ông
cũng như thế – Vương Sĩ Trinh – Trì Bắc ngẫu đàm)...
Có thể nói, cùng với Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy được xem là nhà thơ tiêu
biểu cho khuynh hướng thơ điền viên – sơn thủy dưới thời Thịnh Đường. Đây là
khuynh hướng thơ nối tiếp truyền thống thơ điền viên của Đào Uyên Minh đời Tấn và
thơ sơn thủy của Tạ Linh Vận đời Nam Triều. Theo các nhà nghiên cứu thì giữa hai
dòng thơ này thực ra không hoàn toàn thống nhất về đối tượng cũng như giá trị thẩm
mỹ. Đối tượng chủ yếu của thơ điền viên là cảnh nông thôn mang tính nhân tạo, thể
hiện ý thức quy ẩn theo mô hình xã hội nông nghiệp cổ truyền, bình lặng và ổn định.
Còn thơ sơn thủy chủ yếu là miêu tả tự nhiên phong quang, cảnh vật chất chứa tâm
trạng lưu lạc, “tiếu ngạo giang hồ”. Theo tiêu chí trên của thơ điền viên thì trong hơn
400 bài thơ của Vương Duy chỉ có khoảng trên dưới mười bài (như Tân tình vãn vọng,
Chung Nam biệt nghiệp, Sơn cư thu minh, Sơn cư tức sự, Võng Xuyên nhàn cư tặng
Bùi Tú tài Địch, Tặng Bùi Thập Địch, Vị Xuyên điền gia…) đích thực là thơ điền viên.
Chẳng hạn:
22Tà quang chiếu khư lạc,
Cùng hạng ngưu dương quy.
Dã lão niệm mục đồng,
Ỷ trượng hầu khinh phì.
(Vị Xuyên điền gia)
(Nắng chiều chiếu trên gò núi
Cuối đường trâu dê về chuồng
Lão nông gọi mục đồng
Chống gậy chờ dưới cửa sài)
Hoặc:
Mục đồng vọng thôn khứ,
Liệp khuyển tùy nhân hoàn.
(Kỳ thượng tức sự điền viên)
(Mục đồng trở về thôn
Chó săn theo người về)
Còn lại tuyệt đại bộ phận là thơ thuộc các đề tài như: thơ thuyết lý về thiền, thơ
tống biệt, thơ sơn thủy… Riêng thơ sơn thủy Vương Duy thời kỳ đầu chủ yếu miêu tả
cảnh vật tự nhiên, âm hưởng vô cùng hùng tráng, mang bóng dáng của “khí chất Thịnh
Đường” nhập thế đầy chất lãng mạn, còn những sáng tác trong thời kỳ “bán quan bán
ẩn” phần nhiều vừa là cảnh tự nhiên nhưng giá trị thẩm mỹ căn bản vẫn là ý thức quy
ẩn, tự tại, an nhàn:
Không sơn bất kiến nhân,
Đản văn nhân ngữ hưởng.
Phản ánh nhập thâm lâm,
Phục chiếu thanh đài thượng.
(Lộc trại)
23(Núi vắng không thấy người
Chỉ nghe tiếng người nói
Nắng chiếu đến rừng sâu
Trên rêu xanh lại sang)
Hoàn toàn không có cảnh ruộng vườn, ao hồ, ngư tiều,… song lại rất quen
thuộc và rất tĩnh vốn là đặc trưng của nơi ẩn cư, thể hiện tâm thế của một con người
muốn rời xa chốn quan trường, rất gần gũi với đặc trưng của thể thơ điền viên.
Riêng ở mảng thơ điền viên sơn thuỷ của Vương Duy được chia làm hai mảng:
Thơ điền viên sơn thủy thời kỳ đầu: chủ yếu là lấy cảnh tự nhiên làm đối tượng
để ca tụng và ngâm vịnh:
Giang lưu thiên địa ngoại,
Sơn sắc hữu vô trung.
Quận ấp phù tiền phố,
Ba lan động viễn không.
(Hán giang lâm phiếm)
(Sông như chảy ngoài trời đất
Sắc núi như giữa có và không
Thành trấn như nổi trên bến nước
Sóng lớn như làm dao động cả thiên không)
Tất cả những sông, núi, thành, sóng… được cảm thụ bởi sự liên tưởng và rất
chủ động theo nguyên tắc kết hợp viễn – cận vốn là đặc trưng của nghệ thuật hội họa
để tạo nên một không gian hùng tráng mà diễm lệ. Cho nên Vương Thế Trinh mới
bình bài thơ này rằng: “… thị thi gia tuấn ngữ, khước nhập họa tam muội” (…là lời
thanh tú đẹp đẽ của thi nhân, cũng là nhập vào bí quyết của hội họa).
Thơ Vương Duy giai đoạn sau – giai đoạn “bán quan bán ẩn” có miêu tả cảnh
nông thôn, vừa có miêu tả cảnh sơn thủy tự nhiên nhưng đều thể hiện chung tâm lý
quy ẩn điền viên
24Khác về căn bản với loại thơ ẩn dật thuần túy kiểu Đào Uyên Minh, Mạnh Hạo
Nhiên…, thơ điền viên Vương Duy không bày tỏ quá nhiều tâm lý thất ý, trốn tránh
cuộc đời. Có lẽ với tâm thế của một thiền gia, Vương Duy tâm niệm cầu giải thoát
không nhất thiết phải từ chối thế gian cũng như những tục lụy đời thường, bởi tông chỉ
của Thiền tông đời Đường là “bất hân thiên đường úy địa ngục, phọc thoát vô ngại,
tức thân tâm cập nhất thiết xứ giai danh giải thoát.” (Không ham mê thiên đường mà
sợ địa ngục, vượt khỏi những ràng buộc và chướng ngại, tức đem thân tâm mà tiếp cận
đến với hết thảy mọi vật mọi nơi đều gọi là giải thoát – Ngũ đăng hội nguyên). Thơ
Vương Duy không phải “tả cảnh trữ tình” mà thuận tùng nhận thức thẩm mỹ “do vật
cập tâm” (từ vật dẫn đến tâm). Nói cách khác, cái đẹp mà thơ sơn thủy Vương Duy
đem đến là sự giao hòa nhuần nhuyễn giữa ngoại giới (vật) và tâm giới (tình), vật hóa
thành tâm, tâm hóa thành vật, con người và thiên nhiên tạo vật tồn tại trong không gian
và thời gian một cách bình đẳng, không “ai” chiếm lĩnh, phụ thuộc “ai”:
Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh xuân giản trung.
(Điểu minh giản)
(Người nhàn hoa quế rụng
Đêm yên tĩnh trên núi xuân
Trăng lên chim núi giật mình
Một tiếng kêu trong khe núi xuân)
Ở đây có năm “vật”: người nhàn – hoa quế – núi vắng – trăng lên – chim kêu,
tất cả đều bình đẳng. Con người dẫu có xuất hiện nhưng cũng chỉ chiếm một vị trí nhỏ
bé và khiêm tốn trong không gian. Cho nên có thể nói, thơ sơn thủy Vương Duy không
hề nhân hóa tự nhiên mà ngược lại, đã tự nhiên hóa con người. Trong thơ sơn thủy đời
Đường nói chung không có nhiều những cảnh thiên nhiên thể hiện cái tâm an nhàn tự
tại đạt đến cảnh giới của Vương Duy như trong Trúc lý quán:
25Độc tọa u hoàng lý,
Đàn cầm phục trường khiếu.
Thâm lâm nhân bất tri,
Minh nguyệt lai tương chiếu.
(Ngồi một mình trong rừng tre
Đánh đàn rồi lại huýt sáo
Rừng sâu chẳng ai hay
Trăng sáng đến soi nhau)
Khi đã đạt đến trạng thái hòa đồng, tri kỷ với tự nhiên, giữa chủ và khách thể
không còn phân biệt nữa cũng có nghĩa là con người đã đạt đến tự do giải thoát trong
tâm hồn, đã có thể “tùy tâm sở dục”, vượt ra khỏi thị phi, được mất đời thường.
Có thể nói cảm hứng chủ đạo của thơ sơn thủy Vương Duy thời kỳ “bán quan
bán ẩn” này không còn cái khí thế hào mại phóng khoáng ban đầu nữa mà thay vào
đó là những cảnh thiên nhiên bình lặng, thân thuộc, đậm chất triết lý, suy tư về lẽ tồn
tại. Những bài thơ miêu tả cảnh vật nông thôn với những mục đồng, lão nông, ngưu
dương, cửa sài… cũng biểu đạt một tâm lý an nhiên tự tại của một con người đã đạt
đến cảnh giới diệu ngộ:
Tà quang chiếu khư lạc,
Cùng hạng ngưu dương quy.
(Vị Xuyên điền gia)
(Nắng chiều chiếu trên gò
Cuối đường trâu dê về chuồng)
Hoặc:
Ỷ trượng sài môn ngoại,
Lâm phong thính mộ thiền,
Độ đầu dư lạc nhật,
26Khư lý thướng cô yên.
(Võng Xuyên nhàn cư tặng Bùi Tú tài Địch)
(Chống gậy dưới cửa sài
Trong gió thổi nghe tiếng ve chiều
Chút nắng tàn ngoài bến
Làn khói mỏng mảnh trên gò)
Cảnh nông thôn ở đây không chỉ là đối tượng thẩm mỹ mà còn có giá trị thực
dụng về mặt sinh tồn theo mô hình gia viên (một hình thái kinh tế vốn rất phổ biến từ
thời Nam Bắc triều cho đến Đường). Không còn những hiểm ác gập ghềnh của chốn
quan trường mà con người có thể an tâm thụ hưởng tất cả những gì mà cái “kho trời
chung” ban tặng trong tâm thế cân bằng tuyệt đối. Đó là trạng thái “tề vật” mà Trang
Chu muốn cổ xúy, cũng chính là cảnh giới lý tưởng của Thiền tông.
2.3. Thơ điền viên trong văn học Việt Nam
2.3.1. Nguyễn Trãi – người tiên phong cho phái điền viên và thơ nôm
Quá trình phát triển của văn học luôn gắn liền với sự kế thừa và tiếp thu có
chọn lọc, nhằm phát huy những giá trị đích thực của văn học truyền thống. Một khi
văn học nghệ thuật trở thành tài sản tinh thần chung của nhân loại thì sự tiếp thu, học
hỏi hay sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn học là điều dễ hiểu. Điều đáng nói là
sự kế thừa đó diễn ra như thế nào và mang lại hiệu quả gì?. Có thể khẳng định rằng
quy luật kế thừa và cách tân là quy luật sinh thành và phát triển của của bất cứ nền văn
học nào.
Văn học trung đại Việt Nam nói chung, mảng thơ điền viên nói riêng chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc của văn học Trung Hoa trên nhiều phương diện: chữ viết, đề tài, thể
loại... Trong sự ảnh hưởng sâu rộng của văn học Trung Hoa đối với văn học Việt Nam
thì thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng, “Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn
chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt”.[20, tr. 74]. Mối quan
hệ đặc biệt đó của thơ Đường và thơ Việt Nam được biểu hiện rõ nhất là ở phương
diện thể loại. Trong đó thể thơ điền viên ít nhiều cũng chịu sự chi phối sâu sắc.
27Theo Ngô Văn Phú trong công trình nghiên cứu Thơ Đường ở Việt Nam cho
rằng: “ở thế kỷ thứ X, ở Việt Nam, thơ Đường đã được truyền bá”[20, tr.101]. Sang
thế kỷ XV văn học viết chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, bên
cạnh việc kế thừa ấy, ở nền văn học viết Việt Nam thời kỳ này bắt đầu xuất hiện văn
học viết bằng chữ Nôm, tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được xem là một
bước nhảy vọt của thơ ca viết bằng chữ Nôm.
Chính nhờ sự xuất hiện của loại chữ nôm cho nên nền văn học Việt Nam đã có
sự tách biệt với nền văn học Trung Hoa trên nhiều phương diện: chữ viết, đề tài, thể
loại…
Về chữ viết: các tác phẩm không còn được viết hoàn toàn bằng chữ Hán mà
được thay thế bằng chữ Nôm nhằm phiên âm tiếng nói của người Việt mà chữ Hán
không có cũng như thể hiện tinh thần dân tộc.
Về đề tài: không còn bó hẹp trong khuôn khổ của thơ Đường, mà vương đến
những đề tài gần gũi với cuộc sống của người Việt. Bên cạnh những bài thơ truyền
thống với những biểu tượng thiên nhiên gắn với người quân tử như “tùng, trúc, cúc,
mai” còn là những loài hoa cỏ bình thường nhưng lại toả ra phẩm chất thi nhân của
Nguyễn Trãi tinh tế nhất. Thưởng thức lại những vần thơ cô đọng mà thấm đượm vẻ
tình tứ trong bài Cây chuối ta mới thấy Nguyễn Trãi đã vượt trước thời đại mình biết
bao nhiêu:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
Về thể loại: không còn đơn thuần những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn
bát cú… mà có những thể thơ ngũ ngôn xen lục ngôn….
Chính vì những lý do trên, cho nên ở mảng thơ điền viên trong thơ Nguyễn Trãi
cũng có sự khác biệt so với một số nhà thơ điền viên của Trung Hoa trên nhiều
phương diện. Chẳng hạn, ở thơ Vương Duy khi viết về cuộc sống nông thôn thơ ông
thường miêu tả cảnh thiên nhiên bình lặng, thân thuộc, đậm chất triết lý, suy tư về lẽ
28tồn tại, có khuynh hướng thoát tục. Còn ở thơ Nguyễn Trãi, mặc dù cũng là miêu tả
cảnh thiên nhiên bình lặng thân thuộc. Song, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi lại ẩn
chứa lòng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Nó khẳng định chỗ đứng của Nguyễn Trãi
ở giữa cuộc đời, trong lòng nhân dân, mà không hề thoát tục.
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay
(Mạn thuật - bài 4)
Tóm lại, có thể nói thơ điền viên trong Quốc âm thi tập không chỉ là tập thơ
Nôm đầu tiên còn lại đến ngày nay mà còn là tập đại thành của thơ ca Việt Nam. Nó
đã minh chứng Nguyễn Trãi là người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho
văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ Đường luật Trung Quốc và kế
thừa những tìm tòi của các bậc tiền bối như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn
An, Hồ Quý Ly. Những tác phẩm thơ Nôm Đường luật đời sau đều ít nhiều chịu ảnh
hưởng thành tựu thơ Nôm Nguyễn Trãi. Thơ điền viên của Nguyễn Trãi đã khẳng định
vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẫm mỹ. Sự ra đời
của mảng thơ này đã khẳng định ở thế kỷ XV, nền văn học trung đại Việt Nam có hai
dòng văn học phát triển song song là văn học Hán và văn học Nôm.
2.3.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.3.2.1. Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮 勸), tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự
Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá,
huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của
ông ở Xóm Hầu, làng Đức Hồng nay là Phường Trung Lương, Thị xã Hồng Lĩnh, Hà
Tĩnh. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Nguyễn Khuyến không chỉ mượn thiên nhiên làm bạn tiêu sầu, mà còn hòa
mình vào cuộc sống nông thôn. Với đặc điểm ấy, lời thơ cụ Nguyễn Khuyến là những
lời rung cảm chân thành của một tâm hồn dân quê, lắm khi nhẹ nhàng mộc mạc như
lời ca dao
29Thiên nhiên trong trong thơ ông không bó buộc phải là rộng lớn, đặc sắc, mà
nhiều khi chỉ là những cảnh, những hình ảnh giản dị, quen thuộc của quê hương xứ sở,
nhất là cảnh nông thôn: một ao thu nhỏ lạnh, một ngõ xóm trồng trúc, một khoảng trời
xanh, một ngọn núi, một cánh đồng nước lụt, mảnh vườn sau nhà lúc vào hè. Những
cảnh đó ông khéo khơi rộng và tìm ra những vẻ đẹp chưa ai khai thác bao giờ
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
(Thu điếu)
Có thể nói rằng đó là những gạch nối đầu tiên giữa văn học trung đại và văn học
hiện đại. Có lẽ bản thân Nguyễn Khuyến cũng chưa ý thức được điều đó, nhưng chính
những bài thơ xuất chúng của ông lại chứa đựng sự tiếp nối này.
Chính sự hòa mình vào cuộc sống hồn nhiên nơi thôn dã đã giúp cho nhà thơ
giải tỏa được tâm trạng luôn day dứt đau khổ và mặc cảm của mình. Nguyễn Khuyến
đã tìm thấy trong thiên nhiên, trong cuộc sống lam lũ của người nông dân quê
ông
sự thanh thản của tâm hồn, niềm lạc quan yêu đời và những tình cảm xóm làng trong
sáng. Và đằng sau những bài thơ có vẻ như hiền lành của ông luôn ẩn chứa một nỗi
niềm sâu nặng về vận mệnh của đất nước về cuộc sống của dân lành.
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan thu, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
(Nhà nông than thở)
Nguyễn Khuyến không chỉ quan sát thiên nhiên, lắng nghe những âm thanh của
30cuộc sống mà còn lắng đọng tâm hồn mình trước những khung cảnh thôn quê gần gũi,
mộc mạc. Ông hóa thân vào thiên nhiên, vừa chan hòa vừa say sưa. Trước cảnh đẹp
của thiên nhiên, nhà thơ như quên đi mọi vất vả mệt nhọc đời thường.
Có thể nói, trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là sự tả cảnh một cách đơn
thuần mà đó còn là cách kín đáo để nhà thơ bộc lộ tâm sự yêu nước của mình. Nguyễn
Khuyến rất riêng tư nhưng nhìn chung vẫn nằm trong phạm vi của thi ca trung đại: tả
cảnh ngụ tình, tỏ chí một cách kín đáo trong những uẩn ức tâm trạng.
2.3.2.2. Nguyễn Bính
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng
mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái
quê mùa, dân dã riêng biệt.
Ở thơ điền viên của Nguyễn Bính, bức tranh thiên nhiên lúc nào cũng mang
bóng dáng của miền thôn dã, với những cảnh vật hết sức bình dị, gần gũi với
con
người:
Lá rơi theo gió lá bay
Bên hồ ta đứng đắm say nhìn hồ
(Bên hồ)
Cuốc kêu dài bãi sậy
Hoa súng nở đầy ao.
(Thanh đạm)
Đó còn là nỗi nhớ của một con người sau bao năm tháng phiêu bạt chốn thị
thành, nhưng vẫn luôn hoài niệm về một vùng quê đẹp trù phú:
Thôn Vân có biếc có hồng
Biếc trong nắng sớm, hồng trong vườn chiều
Đê cao có đất thả diều
Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay
Quả lành trĩu nặng từng cây
31Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen
(Anh về quê cũ)
Có thể nói bức tranh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bính là bức tranh quê của
đất Việt, là hội tụ tất cả những nét đẹp của các vùng quê khác nhau. Những dòng thơ
ấy đánh thức hình bóng quê nhà trong mỗi người, đặc biệt với người xa quê…những
con người bao đời chân chất mộc mạc.
Trong cái nền bước tranh quê thôn dã với những cảnh vật hết sức bình dị ấy của
Nguyễn Bính đó là những người “quê” trong thơ ông. Những con người tần tảo, giản
dị, mộc mạc mà hết sức nghĩa tình.
Những người “quê” ấy được nhà thơ thể hiện ở đủ mọi lứa tuổi với những dáng
vẻ khác nhau. Có khi là những em bé hồn nhiên, trong sáng:
Có hai em bé học trò
Xem con kiến gió đi đò lá tre
(Bên sông)
Một chút tinh nghịch tuổi học trò, một chút ngộ nghĩnh của những em bé quê
làm cho thơ Nguyễn Bính thật gần. Tưởng như em sắp bước ra khỏi trang thơ, khuất
sau những bụi tre, những bờ lau chơi trò ú tim hay những trò chơi dân dã khác.
Nguyễn Bính cũng viết về lớp người già, như là những lát cắt cuộc đời hằn
in vào năm tháng. Đó là “bà lão lưng còng” ở xóm Tây, đó là những người mẹ “như
bóng nắng chiều” suốt đời tần tảo, chỉ được chơi tam cúc vào ngày Tết rồi lại lăn lộn
với cuộc sống hàng ngày.
Chiếm vị trí trung tâm trong thơ Nguyễn Bính là những nam thanh nữ tú của
làng quê, những người đang rộn ràng, xốn xang với những nhịp đập mới của “lòng yêu
đương”, của những rung động ngây thơ trong sáng, e ấp buổi ban đầu.
“Những cô thôn nữ trong thơ Nguyễn Bính… rất có duyên, một thứ duyên quê
tinh khiết như khí trời buổi sáng mùa thu”. Vẻ đẹp của cô gái quê được đặc tả
bởi
những hình ảnh thiên nhiên đẹp, tươi sáng đầy hương sắc:
Một đi làm nở hoa sen
32Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu như màu hoa lan
(Lòng yêu đương)
Những chàng trai cô gái trong thơ Nguyễn Bính thường âm thầm với mối tình
đơn phương không nói lên lời. Vì vậy mà tình yêu thường dang dở. Biết bao người bị
lỗi hẹn:
Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng
(Mưa xuân)
Cuộc sống nơi thôn dã trong thơ Nguyễn Bính thật đẹp ở bước tranh thiên
nhiên, thật cảm động, đau xót và rất đỗi dịu dàng khi viết về những con người chân
quê thật thà với những mối tình dang dở, những số phận bất hạnh của người phụ nữa
thôn quê.
Chính vì bức tranh thôn quê rất đỗi bình dị, thân thuộc ấy cho nên thơ điền viên
Nguyễn Bính lại mang đậm cái tình sâu lắng cả về tình yêu thiên nhiên và tình yêu đối
với con người nơi ấy.
Cái tình đối với cảnh sắc thiên nhiên được thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà thân
thuộc nằm hoà quyện trong thiên nhiên:
Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần
(Nhà tôi)
33Phải có một tình yêu tha thiết dường nào, những vần thơ Nguyễn Bính mới
trong trẻo nhường ấy, lay động lòng người đến vậy:
Thăm thẳm chiều thu lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lí thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín
Điểm nhạt da trời những chấm son
(Chiều thu)
Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa một niềm yêu mến, trân trọng những vẻ đẹp của
con người quê hương cả về hình thức lẫn tâm hồn, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp
trong sáng của tình yêu lứa đôi được nhà thơ dồn tâm lực vào ngòi bút.
Bên cạnh đó, ta cũng cảm nhận được một nỗi xót xa đau đớn đến quặn lòng của
nhà thơ trước những số phận bất hạnh, những mối tình dang dở, đắng cay.
Nghiến răng nhắm mắt cau mày cực chưa
Nhà thơ đã hóa thân vào nhân vật trữ tình, nói tiếng nói của họ, cảm nhận nỗi
đau đớn của người phụ nữ “sang ngang đau khổ” trong cuộc hôn nhân không có tình
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
BÙI ẤM NO
MSSV: 6086251
THƠ ĐIỀN VIÊN TRONG QUỐC ÂM THI
TẬP
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH
Cần Thơ, năm 2012
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi
1.1.1.Vài nét về dòng dõi Nguyễn Trãi
1.1.2. Cuộc đời Nguyễn Trãi
1.1.2.1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời
1.1.2.2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước
1.1.2.3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình
1.1.2.4. Nhận xét chung
1.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2.1. Về văn
1.2.2. Về thơ
1.2.3. Nhận xét chung
1.3. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập
1.3.1. Vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời
1.3.2. Tài năng và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
2CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ THƠ ĐIỀN VIÊN
2.1. Khái lược về thơ điền viên
2.2. Thơ điền viên trong văn học Trung Quốc
2.2.1. Đào Uyên Minh – người mở màng cho phái điền viên
2.2.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.2.2.1. Mạnh Hạo Nhiên
2.2.2.2. Vương Duy
2.3. Thơ điền viên trong văn học Việt Nam
2.3.1. Nguyễn Trãi – người tiên phong cho phái điền viên và thơ nôm
2.3.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.3.2.1. Nguyễn Khuyến
2.3.2.2. Nguyễn Bính
CHƯƠNG 3
ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ ĐIỀN VIÊN TRONG
QUỐC ÂM THI TẬP
3.1. Đặc sắc nội dung
3.1.1. Bức tranh thiên nhiên trong cuộc sống điền viên của Nguyễn Trãi
3.1.2. Bức tranh cuộc sống
3.1.3. Cái tình trong thơ Nguyễn Trãi
3.1.3.1. Tình yêu quê hương, đất nước
3.1.3.2. Nỗi đau của thi nhân khi con người chưa hoàn thiện
3.1.3.3. Thể hiện tình yêu con người sâu sắc
3.2. Đặc sắc về nghệ thuật
3.2.1. Đề tài đa dạng và độc đáo
33.2.2. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị
3.2.3. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường
3.2.4. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian nghệ thuật
3.3.2. Thời gian nghệ thuật
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc ta rất tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất vì độc lập, tự do suốt
mấy nghìn năm dựng và giữ nước, cũng như rất tự hào về nền văn hóa Việt Nam với
tinh thần yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, mà Nguyễn Trãi là một
trong những người hội đủ cho truyền thống anh hùng, tiêu biểu cho nền văn hóa ưu
việt của dân tộc. Đối với một vị anh hùng dân tộc vĩ đại, một con người văn, võ toàn
tài, có đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng mãi mãi là một tấm gương cho mọi người noi theo
và tự hào, khâm phục.
Nguyễn Trãi, một thiên tài trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự,
ngoại giao,văn hóa,... .Riêng về mặt văn hóa,văn học Nguyễn Trãi đã để lại nhiều áng
văn thơ kiệt tác làm rạng rỡ nền văn học của nước nhà.
Là nhà thơ sống trong một thời đại có nhiều biến động, song tài năng của “sao
khuê” - Nguyễn Trãi vẫn toả sáng trong bầu trời văn học Việt Nam. Đọc thơ ông nói
chung, mảng thơ điền viên nói riêng người đọc không chỉ cảm nhận được một tâm hồn
yêu nước sâu sắc mà còn chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của những hình ảnh thiên nhiên
tuyệt đẹp, thơ mộng song rất đỗi gần gũi, thân thương. Vì những lí do trên với lòng
ngưỡng mộ của bản thân về Nguyễn Trãi người viết đã chọn đề tài Thơ điền viên trong
trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài Thơ điền viên trong trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có lẽ không
phải là một đề tài mới lạ chưa ai bàn đến. Tuy nhiên, theo người viết đa phần những
nghiên cứu về Nguyễn Trãi thường đi sâu vào khai thác cuộc đời, thân thế và sự
nghiệp của ông mà thôi. Trong muôn vàn những nghiên cứu về sự nghiệp văn chương
của Nguyễn Trãi người đọc xét thấy ít có nhà nghiên cứu nói về mảng cuộc sống ẩn
dật nơi thôn dã - điền viên của Nguyễn Trãi. Nếu có thì đa phần là đi vào phân tích
5tình yêu thiên nhiên, ngôn ngữ, tư tưởng của thi hào Nguyễn Trãi. Ta có thể điểm qua
một số nhà nghiên cứu sau:
Tác giả Thanh Lãng với bài viết Quốc âm thi tập đã khẳng định: “Quốc âm
thi tập là tài liệu văn học cổ nhất hiện còn lưu giữ được của nền văn học quốc âm”.
Giá trị của tập thơ không chỉ hạn hẹp ở những nét đặc sắc về nội dung mà còn ở nghệ
thuật biểu hiện. Theo tác giả Thanh Lãng, với những gì mà Quốc âm thi tập đạt được
thì Nguyễn Trãi xứng đáng là ông tổ của nền văn học cổ điển. Không những vậy, ông
còn là ông tổ của nền văn học dân tộc, nhưng có tính chất không nguyên vì đem áp
dụng luật thơ ngoại quốc vào việc chế tạo thơ văn quốc âm, cụ thể trong việc sử dụng
các loại thể hoặc thuần tuý Việt Nam như loại thơ sáu chữ hoặc dung hoà Việt – Hán
như lối bảy chữ xen sáu chữ… Tác giả bài viết còn đánh giá cao Nguyễn Trãi ở công
khai sinh một nghệ thuật dùng ngôn ngữ của dân gian. Đây là điểm mới mẻ hơn các
nhà thơ văn sống sau ông hơn ba bốn thế kỷ. Cuối cùng, Nguyễn Trãi được đánh giá
là “người dựng một cái mốc trên đà tiến của ngữ ngôn – một ngữ ngôn uyển chuyển, tế
nhị trong việc diễn tả mọi tình ý một cách độc đáo” [21. tr. 805].
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn – Vũ Đức Nghiêu có nói về ngôn ngữ trong thơ
Nôm: “Nói đến ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, điểm đầu tiên nổi bật là
sự
phong phú của tác giả về mặt dùng từ” [15, tr. 181]. Tác giả bài viết đã thống kê toàn
bộ các bài trong Quốc âm thi tập và phát hiện ra Nguyễn Trãi đã dùng hơn một vạn
một ngàn lượt từ (11.067), trong đó có tất cả 2.235 từ khác nhau. Tác giả bài viết còn
thống kê chi tiết số từ xuất hiện một lần (2.122 từ) cho đến những từ xuất hiện từ mười
lần trở lên (272 từ). “Thế là trong kho từ của Quốc âm thi tập, gần 46 trường hợp
Nguyễn Trãi đã không dùng từ lặp lại một lần nào – một tỷ lệ khá cao nếu đem so sánh
ngay với cả thể loại truyện ký của các nhà văn hiện đại” [16, tr. 182]. Điều đó chứng
tỏ khả năng vận dụng từ ngữ phong phú, điêu luyện của Nguyễn Trãi. Cuối cùng, để
làm nổi bật vai trò của Nguyễn Trãi đối với nền thơ dân tộc, tác giả bài viết còn khẳng
định: “Chúng ta quý Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta khá nhiều thơ Nôm. Nhưng
còn đáng quý hơn nữa là Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta không phải một lối thơ
Nôm bác học mà là một lối thơ Nôm viết bằng ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân tộc”
[16, tr. 183].
6Theo nhận định của đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm 600 năm sinh
Nguyễn Trãi: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian,
văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng… vốn rất xa lạ với
văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự
nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc sắc, thanh điệu tiếng Việt, tất cả những
khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian được Nguyễn Trãi khai thác một cách
tài tình để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong
phú. Nguyễn Trãi đã sớm coi trọng việc làm giàu ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt” [21, tr. 912 – 913].
Như vậy, qua việc khảo sát những công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi trước
đó hầu như chưa có công trình nghiên cứu mảng thơ điền viên của ông một cách sâu
sắc. Thế nhưng muốn hiểu rõ thơ điền viên là thế nào thì chúng ta phải tìm hiểu về
người đầu tiên sáng lập ra phái điền viên. Từ đó thấy được sự kế thừa và sáng tạo của
thơ Nguyễn Trãi.
Đào Uyên Minh (hay Đào Tiềm), người sáng lập ra phái điền viên ở Trung Hoa
sống trong thời kỳ đời Đông Tấn thế kỷ IV công nguyên. Cả cuộc đời Đào Tiềm luôn
sống trong cuộc sống nghèo khổ nhưng lại say mê học tập, yêu thích tự nhiên, tính tình
thanh cao, chất phác, ngay thẳng nên ông được nhà văn các đời Trung Quốc khen ngợi
và hâm mộ.
Về sau có thơ điền viên của Vương Duy và Mạnh Hạo Nhiên, đây là hai nhà thơ
của phái điền viên thời Đường.
Nhìn chung những nhà thơ điền viên nói trên điều viết về cuộc sống ẩn dật nơi
thôn dã, về tình yêu thiên nhiên, về quan niệm sống,...
Ở Việt Nam, theo người viết Nguyễn Trãi là người mở màng cho phái điền viên
bởi nguyên nhân sau:
Trong Thơ Việt Nam – thơ nôm đường luật từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, nhà
xuất bản Thuận Hoá, 1997, do Hà Xuân Liêm sưu tầm và biên soạn có nói: “thơ quốc
âm phôi thai từ thời Trần, chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc, qua đến thế kỉ XV
và thế kỉ XVI thơ mới thành lập và thể lục ngôn ra đời, tạo ra lối thơ đặc biệt của ta”
7[12; tr.14]. Nghĩa là ở thế kỷ trước đó cho đến thời Trần thể thơ quốc âm mới chỉ là ý
tưởng, là sự muốn thoát ly khỏi ngôn từ của tiếng Hán. Còn từ thế kỷ XV thơ quốc âm
mới chính thức được sáng tác mà Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa
nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được.
Từ suy luận trên cộng với việc khảo sát tập thơ quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi người đọc nhận thấy trong tập thơ “ xưa nhất bằng Việt ngữ” rất thấm đượm tinh
thần của cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.
3. Mục đích yêu cầu
Với đề tài này, mục đích mà người viết hướng đến là khám phá, đánh giá được
một phần cái hay cái đẹp trong thơ Nguyễn Trãi, cũng như phần nào cảm nhận được
tâm tư tình cảm, phong cách độc đáo của bật vĩ nhân Ức Trai. Đặc biệt là khám phá
phần Thơ điền viên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.
Song song đó, qua đề tài này người đọc hy vọng sẽ vun đắp cho mình những
kiến thức bổ ích về bậc văn võ toàn tài - Nguyễn Trãi, làm hành trang cho việc học tập
nghiên cứu và giảng dạy về sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu “Thơ điền viên trong Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi”. Chính vì thế phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung ở phần “thơ điền viên”,
về cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã. Những phần không có liên quan đến cuộc sống ẩn
dật ấy người viết không bàn đến. Song, để luận văn được hoàn chỉnh và phong phú
hơn người viết còn đi vào nghiên cứu một số tài liệu có liên quan của các chuyên gia
nghiên cứu về Nguyễn Trãi nhằm làm nổi bật mảng thơ điền viên trong tập thơ Quốc
âm của Ức Trai.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để bài làm được phong phú và sinh động người viết đã sử dụng đồng thời các
phương pháp, thao tác khác nhau như: phương pháp tổng hơp, so sánh, đối chiếu,…
Ngoài ra, để bài làm được thuyết phục và trau chuốt hơn người viết còn kết hợp các
8thao tác phân tích, bình giảng, chứng minh,…
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
1.1. Cuộc đời Nguyễn Trãi
1.1.1.Vài nét về dòng dõi Nguyễn Trãi
Theo quyển Văn chương Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên), ông nội của Nguyễn
Trãi là Nguyễn Minh Du có 3 người con: Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Ứng
Long. Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư đều là võ quan dưới triều Trần Phế Ðế, sau được
Hồ Quý Ly trọng dụng.
Riêng Nguyễn Ứng Long (1336- 1408) gặp nhiều trắc trở trên đường công
danh, sự nghiệp. Ông rất thông minh, ham học, nổi tiếng hay chữ, thi đỗ nhị giáp tiến
sĩ đời Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 3, 1374) nhưng không được nhà Trần
tuyển dụng phải trở về quê làm nghề dạy học.
Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long mạnh dạn đổi tên thành
Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình nhà Hồ, giữ chức Hàn lâm học sĩ kiêm Tư
nghiệp quốc tử giám.
Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại. Cả triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh
đều bị bắt về Trung Quốc. Cuối đời, ông chết ở Yên Kinh (Trung Quốc)
9Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Ðán. Ông là người thuộc dòng
hoàng tộc (Cháu 4 đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải), tính tình điềm đạm,
khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành dưới thời Trần Nghệ Tông
nên được vua nhà Trần giao cho chức vụ Tư đồ, quyền ngang Tể tướng. Tuy nhiên, khi
ông lên nắm quyền, cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi. Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn
tại Côn Sơn năm 1385 (Xương Phù thứ 9) và mất năm 1390.
Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước
thương dân của Nguyễn Trãi sau này.
1.1.2. Cuộc đời Nguyễn Trãi
Sống trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động phức tạp, cuộc đời Nguyễn
Trãi gắn liền với từng bước đi của lịch sử. Có thể chia cuộc đời ông thành 3 giai đoạn:
1.1.2.1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà
Sơn Bình ( Năm 1991 Hà Sơn Bình lại tách ra thành hai tỉnh là Hà Tây và Hòa Bình).
Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6
tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất,
Nguyễn Trãi theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng
công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có
ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
1.1.2.2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước
Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe
lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan
suốt
mười năm dài.
Năm 1416, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm
Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây
10dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng
như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa
quân.
1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình
Ngô nổi tiếng.
1.1.2.3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình
Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong
công cuộc xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh
ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị
bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của
miệng đời:
Miệng thế gian hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh
(Bảo kính cảnh giới - bài 9)
Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn
Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại
làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu.
Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp
nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.
Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng
họ bị tru di tam tộc.
Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức
tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.
1.1.2.4. Nhận xét chung
Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ- chiến đấu chống
11bạo lực xâm lược và chống gian tà.
Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn
chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh
của một chiến sĩ dũng cảm.
Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt
tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm của Nguyễn Trãi dự đoán là rất nhiều nhưng đã bị thất lạc sau vụ án Lệ
Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:
1.2.1. Về văn
Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Ðại Việt sử ký toàn
thư.
Quân trung từ mệnh tập: Ðây là một tập văn chính luận thư từ địch vận (Có hơn
70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại là
những thư từ viết gửi cho quân ta).
Văn loại gồm chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi
Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428
Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435
Dư địa chí soạn năm 1435
1.2.2. Về thơ
Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ,
trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng.
Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ,
chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm
thú môn (7 bài). Đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập
thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam.
12Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn
rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422.
Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo,
Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay.
1.2.3. Nhận xét chung
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông là anh hùng dân
tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của
ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang
Khuê Tảo".
1.3. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập
1.3.1. Về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời
Quan niệm về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời của
Nguyễn Trãi, được nhìn trên quan điểm nhân sinh quan của ông. Dưới thời phong kiến
tư tưởng trung quân được đặc biệt coi trọng. Không ít người trong giai cấp phong kiến
đã đặt ra hai chữ trung quân (tức là trung với vua) lên hàng đầu, thì Nguyễn Trãi đã có
thái độ khác. Nguyễn Trãi cũng coi trọng hai chữ trung quân. Ông viết:
Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con với đạo làm tôi
(Ngôn chí - bài 1)
Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha
(Ngôn chí - bài 7)
Tư tưởng nhân nghĩa là một tư tưởng quan trọng của Nguyễn Trãi. Điểm lại
Quốc âm thi tập của ông thì thấy có 59 chữ nhân và 81 chữ nghĩa.
Nhân và nghĩa vốn là những khái niệm có tính chất chính trị và đạo đức của nho
giáo, do Khổng Tử thể hiện ở nhiều tác phẩm, trước hết là ở kinh Xuân thu, ở Kinh lễ
(phần Chu Quan) và ở sách Luận ngữ. Sách Luận ngữ bàn về chữ nhân và chữ nghĩa
13nhiều hơn cả. Sách Luận ngữ, nêu lên chữ nhân 105 lần và chữ nghĩa 21 lần.
Tư tưởng của Mạnh Tử thể hiện chủ yếu ở sách Mạnh Tử nêu lên chữ nhân 155
lần và chữ nghĩa 101 lần.
Nội dung chủ yếu trong khái niệm nhân và nghĩa của Khổng mạnh gắn với mục
đích phục vụ giai cấp thống trị. Tư tưởng nhân nghĩa của Khổng mạnh gắn với chính
sách lễ trị, tức là trị nước theo lễ, theo một trật tự đẳng cấp khắc nghiệt. Đạo nhân
nghĩa chỉ là đạo của bậc tưởng giả, bậc sĩ quân tử.
Tuy nhiên, với Nguyễn Trãi thì chữ nhân và chữ nghĩa trong đại đa số các
trường hợp thường có những nội dung, không gắn với quan điểm của Khổng Tử và
Mạnh Tử. Như thế là Nguyễn Trãi đã đưa vào khái nhiệm nhân nghĩa một nội dung
vốn rất mờ nhạt ở Khổng Tử và Mạnh Tử. Ở hai người này, nhân và nghĩa trước hết
là những mối quan hệ phù hợp với lễ tức là trật tự đẳng cấp. Và đạo nhân nghĩa mà
Khổng Tử và Mạnh Tử đề xướng chủ yếu nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị. Còn ở
Nguyễn Trãi thì nhân và nghĩa trước hết được giải thích bằng, thái độ đối với dân và
đạo nhân nghĩa của ông là nhằm phục vụ dân chúng:
Nhân nghĩa trung cần giữ tích ninh
Khó thì hơi khéo khốn hay hanh
(Bảo kính cảnh giới - bài 4)
Lòng thế bạc đen dầu nỏ biến
Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan
(Bảo kính cảnh giới - bài 12)
Bầu bạn cùng nhau nghĩa chớ vong
Người kia phú quý nỡ quên lòng
Chặt vàng chẳng giữ câu Hy Dịch
Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong
(Bảo kính cảnh giới - bài 51)
Nếu đua khí huyết quên nhân nghĩa
14Hoà thất nhân tâm nát cử nhà
(Răn giận)
Tóm lại có thể nói, tư tưởng trung quân và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi gắn với lòng ưu quốc, ái dân. Tư tưởng đó là dựa vào sức của dân để lo cho vận
nước, và lo cho vận nước là vì lợi ích của muôn dân.
Trên nền tảng tư tưởng trung quân và tư tưởng nhân nghĩa đó, Nguyễn Trãi đã
có quan niệm tích cực về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời.
Với tư cách người nghệ sĩ, Nguyễn Trãi đã rất có ý thức về trách nhiệm của
người cầm bút:
Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng.
(Bảo kính cảnh giới - bài 5)
Nguyễn Trãi đã nhiều đêm trằn trọc không ngủ “đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ
chung…” với một niềm thao thức khôn nguôi về trách nhiệm của người trí thức, người
nghệ sĩ làm sao cho “quốc phú” và “ích chưng dân”.
Quốc phú binh cường chăng có chước,
Bằng tôi nào thửa ích chưng dân.
(Trần tình )
Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với nhân
cách làm người. Suốt đời lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, ông mang trong trái tim
một hoài bão khẳng định dân tộc Đại Việt, bảo vệ tổ quốc Đại Việt:
Đao bút phải dùng, tài đã vẹn,
Chỉ thư nấy chép, việc càng chuyên.
Vệ Nam mãi mãi ra tay thước,
15Điện Bắc đà đà yên phận tiên
(Bảo kính cảnh giới - bài 56)
Nguyễn Trãi đã dùng “Đao bút” để luận chiến với kẻ thù xâm lăng. Ông đã
dùng ngòi bút để chiến đấu cho tổ quốc, cho nhân dân.
Chính vì tấm lòng ưu quốc ái dân suốt đời “cuồn cuộn như nước triều Đông”,
mà Nguyễn Trãi đã luôn ôm ấp mối tiên ưu:
Nuỵ ốc, thê than, kham đô lão,
Thương sinh tại niệm độc tiên ưu
(Mạn hứng - bài 2)
Con người nghệ sĩ trong Nguyễn Trãi luôn đau đáu nỗi niềm “Trung mấy hiếu”,
nỗi niềm “âu việc nước”, bởi vậy ông thường nguội lạnh với danh lợi:
Danh lợi lòng nào ước chác cầu
(Trần tình - bài 5)
Hoặc:
Giàu chẳng kịp, khó còn bằng,
Danh lợi lòng đà ắt dửng dưng
(Tự thán - bài 7)
Không cầu danh lợi, Nguyễn Trãi chủ trương “thanh tĩnh vô vi”, lánh xa những
đua chen trần thế:
Hễ kẻ làm khôn thời phải khó
Chẳng bằng vô sự ngáy o..o…
(Bảo kính cảnh giới - bài 49)
Mâu thuẫn với bọn người gian tham, bè cánh, chỉ biết củng cố quyền lợi riêng
Nguyễn Trãi đã kiên trì đấu tranh để thực hiện lý tưởng cao cả, giữ vững chí khí của
người nghệ sĩ:
Chớ cậy sang mà ép nể,
16Lời chăng phải vuỗn khôn nghe
(Trần tình - bài 8 )
Nguyễn Trãi luôn giữ vững tấm lòng son, hừng hực như ngọn lựa thuỷ ngân
trong lò:
Nhất phiến đơn tâm chân cống hoả
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng
(Mạn hứng - bài 2)
Nguyễn Trãi là người nghệ sĩ có trái tim yêu tổ quốc, yêu nhân dân. Đạo lý của
ông là khi đất nước có giặc ngoại xâm thì dùng “đao bút” để chiến đấu bảo vệ tổ quốc,
khi đất nước đã độc lập thì dùng “văn trị” để tiếp tục thực hiện lý tưởng cao cả “quốc
thái, an dân” xây dựng đất nước.
1.3.2. Về tài năng và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật
Nguyễn Trãi cho rằng, người nghệ sĩ trước hết phải biết hành động vì cuộc
sống, vì nhân sinh, phải phản ánh cuộc sống và họ sẽ luôn luôn tìm thấy những đề tài
và cảm hứng trong cuộc sống. Trong bài thơ Nôm Tự thán (Bài 5), ông đã viết:
Qua đòi cảnh chép câu đòi cảnh
Nhàn một ngày, nên quyển một ngày
Theo Nguyễn Trãi, người nghệ sĩ không những phải biết thu lượm lấy những đề
tài ở khắp nơi, ở mọi hoàn cảnh mà phải biết dồn hết tinh lực, tâm huyết, trí não để xây
dựng nên tác phẩm văn nghệ. Trong bài thơ Nôm Tự thán - bài 19 ông đã viết:
Tài tuy chăng ngộ, trí chăng cao,
Quyền đến trong tay chí mới hào.
Miệng khiến tửu bình phá luỹ khúc,
Mình làm thi tướng đánh Đàn Tao.
Cầm khua hết ngựa, cờ khua tượng,
Chim bắt trong rừng, cá bắt ao.
17Còn có anh hùng bao nả nữa,
Đòi thì đòi vậy, dễ hơn nào.
Nguyễn Trãi đã chứng tỏ rằng, những tác phẩm văn nghệ có giá trị đã giúp cho
người ta nhìn hiện thực ở một tầm cao hơn mức bình thường. Bởi vì tâm hồn người
nghệ sĩ với cảm xúc mỹ học đã truyền cho người đọc những giá trị nghệ thuật cao đẹp.
Đó là quan niệm rất sâu sắc về tác dụng của văn nghệ đối với công chúng và đối với cả
bản thân người nghệ sĩ. Đó cũng là quan niệm về tài năng trong sáng tạo nghệ thuật.
Quan điểm và ý kiến của Nguyễn Trãi về vai trò và trách nhiệm của người nghệ
sĩ đối với cuộc đời, về tài năng và cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật, là những đóng
góp có giá trị vào kho tàng lý luận văn nghệ của dân tộc ta. Quan điểm và ý kiến của
Nguyễn Trãi về vấn đề này, tất nhiên là được nhìn qua lăng kính của điều kiện xã hội
và văn hoá của thế kỷ XV. Nhưng khi Nguyễn Trãi nhấn mạnh rằng, cái gốc của văn
nghệ là đời sống của dân tộc, của nhân dân và khi ông đề ra yêu cầu đối với người
nghệ sĩ là phải dồn hết tâm huyết và tinh lực vào lao động sáng tạo nghệ thuật, khi ông
đề cập đến vấn đề tài năng của người nghệ sĩ, thì quan điểm và những ý kiến của ông
vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta ngày nay. Nguyễn Trãi đã đề cập đến những
vấn đề có giá trị trường tồn và ý nghĩa hiện đại của vấn đề vẫn luôn là những luận
điểm khoa học để chúng ta nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
THƠ ĐIỀN VIÊN
2.1. Khái lược về thơ điền viên
Theo Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu, “điền” tức là làm ruộng, là ruộng đất
cày cấy; “viên” tức là vườn, chỗ đất trống để trồng hoa quả, rau dưa hay còn có nghĩa
là chỗ để chơi riêng.
Từ cách hiểu như trên người viết xin khái quát cho cách hiểu hai chữ “điền
viên” chính là: cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.
2.2. Thơ điền viên trong văn học Trung Quốc
182.2.1. Đào Uyên Minh – người mở màng cho phái điền viên
Theo sự tìm hiểu của người viết thì phái điền viên được bắt nguồn từ nền văn
học Trung Quốc, mà cụ thể là vào khoảng thời Đông Tấn. Và người được xem là ông
tổ của phái điền viên là Đào Tiềm (365 - 427) sống thời Đông Tấn. Có thuyết nói ông
dùng tên Uyên Minh dưới thời Tấn, sau vào thời Nam Bắc triều đổi tên Tiềm 潜. Đào
Tiềm tự Nguyên Lượng (元亮). Có thuyết lại nói Uyên Minh cũng là tên chữ của ông.
Ông tự đặt hiệu Ngũ Liễu Tiên Sinh. Sau khi mất bạn hữu tặng thụy hiệu Tịnh Tiết Cư
Sĩ (靖节居士) xem Nhan Đình Chi, Đào Chinh Thổ Lỗi- Văn điếu Đào Tiềm).
Thơ văn Uyên Minh nổi tiếng ở đời nhờ phong vận thanh tân tự nhiên.
Thực tế thì cho đến đời Nam Bắc triều, người ta hẳn còn chưa tán thưởng lắm những
bài thơ viết nơi ruộng vườn của họ Đào. Trong Văn Tâm Điêu Long không thấy Lưu
Hướng nhắc gì đến Đào Uyên Minh. Thế nhưng đánh giá của Tiêu Thống (萧统 ),
(501 – 531) con cả của Lương Vũ Đế - Nam triều, chủ biên bộ Văn Tuyển 30 quyển
tuyển chọn các tác phẩm văn chương từ Tiên Tần cho đến đời Lương dành cho Đào
Tiềm thì đã rất cao. Trong số 700 tác phẩm thơ văn chọn vào Văn Tuyển, riêng thơ
Đào Tiềm chiếm hơn 10 bài. Thi Phẩm của Chung Vinh xếp thơ Đào Uyên Minh vào
hạng trung (trung phẩm). Chung Vinh đánh giá Đào Uyên Minh là ông tổ trong hàng
các thi nhân ẩn dật. Chung Vinh cho rằng thơ Đào Uyên Minh có nguồn từ thơ Úng
Hưu Liên (thi nhân đời Tam Quốc). Ảnh hưởng của thơ Đào Tiềm lên đến đỉnh cao
trong hai thời đại lớn nhất của thơ ca Trung Hoa – thời Đường và thời Tống. Đỗ Phủ
tưởng niệm họ Đào trong những dòng: “Khoan tâm ưng thị tửu, Khiển hứng mạc quá
thi, Thử ý Đào Tiềm giải, Ngô sinh hậu nhữ kì - Để lòng khoáng đãng nhờ chén rượu,
tiêu khiển tâm hồn gì bằng thơ. Ý đó Đào Tiềm biết, còn ta thì sinh sau ông” (Phụng kí
Hà Nam Vi Doãn trượng nhân). Tô Đông Pha ca ngợi: “Thơ Đào Uyên Minh mới xem
như tuồng tản mạn, đọc kĩ mới thấy kì cú. … … Đại phàm tài cao ý viễn thì mới ẩn
chứa được cái diệu ấy, lời thơ tinh túy đến độ thì mới được vậy. Như thợ lành nghề,
không để lại dấu vết đẽo gọt”. Thi hào đời Tống này viết hơn 100 bài họa thơ Đào
Tiềm. Vương Kì đời Minh cũng nhận xét tương tự: “Thơ Uyên Minh giũa gọt đến độ
tự nhiên, thành ra người đọc chỉ còn thấy sự tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc chứ không thấy
dấu vết của sự gọt giũa nữa”.
19Thơ Đào Tiềm xúc cảm chân thành, hồn nhiên, đạm bạc dung dị, hay ở ý tượng
toàn bài, không dụng công ở trau chuốt câu chữ cụ thể. Ông được xem là ông tổ của
thơ ẩn đật, người mở đầu của thơ điền viên Trung Hoa. Ảnh hưởng thơ ca cũng như
nhân cách cá nhân của ông đối với văn hóa Trung Hoa là hết sức sâu sắc. Ảnh hưởng
đó cũng rất lớn đối các sĩ đại phu Việt Nam.
Đào Tiềm là thi nhân kiệt xuất nhất trong vòng 800 năm kể từ Hán cho đến
Nam Bắc triều. Thơ lưu truyền hậu thế còn khoảng hơn 120 bài, có thơ 4 chữ nhưng
đa phần là ngũ ngôn, thường được chia thành ba mảng - mảng thơ vịnh rượu, mảng thơ
thuật hoài và mảng thơ điền viên. Quy viên điền cư, Hoài cổ điền xá, Ẩm tửu (20 bài),
Thuật tửu, Tạp thi (12 bài) Vịnh bần sĩ, Vãn ca thi (3 bài) là những bài thơ ngũ ngôn
hay nhất thường được nhắc đến nhất của ông.Đào Tiềm là thi nhân Trung Hoa đầu tiên
viết nhiều nhất về đề tài ẩm tửu, thế nhưng nhiều nhất, hay nhất vẫn là phần thơ điền
viên.
2.2.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.2.2.1. Mạnh Hạo Nhiên
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740), người Tương Dương, Tương Châu (nay là huyện
Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc). Ông là nhà thơ có thành tựu nhất trong thời kì quá độ từ
Trần Tử Ngang đến Lí Bạch, Vương Duy. Là một nhà thơ nổi tiếng đời Thịnh Đường.
Cả đời chủ yếu sống cuộc sống ẩn cư do gặp trắc trở trên con đường công danh.
Phần lớn thơ Mạnh Hạo Nhiên viết về danh lam thắng cảnh, qua đó cũng bộc lộ
được nỗi uất ức trước xã hội, nhất là trong chốn quan trường. Thơ ông tuy không quá
sắc sảo nhưng lại rất chân thực và gần gũi, vì thế để lại ấn tượng sâu sắc cho người
đọc. Những bài thơ điền viên của ông đượm phong vị tươi mát, ấm cúng của
chốn
thôn dã đáng yêu, đồng thời có những bài rất súc tích ngắn gọn. Mạnh Hạo Nhiên ít
dùng thể nhạc phủ và thể cổ phong, thơ luật và bài luật của ông tương đối nhiều, loại
thơ này đối chọi chặt chẽ, ông đã có công trong việc phát triển thơ niêm luật. Lý Bạch
cũng nhận xét thích đáng về Mạnh Hạo Nhiên: “Ngô ái phu tử, phong lưu thiên hạ
văn” (ta yêu Mạnh phu tử, phong lưu tiếng lẫy lừng).
Thơ Mạnh Hạo Nhiên hiện còn Mạnh Hạo Nhiên Thi Tập, gồm ba quyển, có
20tổng cộng hơn hai trăm sáu mươi bài thơ. Thơ ngũ ngôn chiếm phần lớn trong sáng
tác của ông. Các tác phẩm tiêu biểu như: Dạ Quy Lộc Môn Ca, Túc Kiên Đức Giang,
Giang Thượng Tư Quy, Quá Cố Nhân Trang, Xuân Hiểu…
Có thể nói Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ đời Đường đầu tiên làm nhiều thơ sơn
thủy. Ở đó, thơ ông được giải phóng khỏi những đề tài nhỏ hẹp vịnh vật, ứng chế của
phong khí Sơ Đường, thể hiện nhiều hơn về cuộc sống, nói nhiều hơn về những vui
buồn của tầng lớp sĩ phu thời bấy giờ.
Chính vì những đóng góp quan trọng ấy về mảng thơ điền viên nên thơ ông
được đánh giá khá cao trên văn đàn nói chung, mảng thơ điền viên nói riêng. Đúng
như lời nhận xét của Nghiêm Vũ nói về thơ ông: “Có đủ bốn thanh kim, thạch, cung,
thương”. Tuy ông hơn Lí Bạch, Vương Duy trên mười tuổi, lại qua đời trước trên hai
mươi năm, nhưng xét về cách điệu thơ ca của ông thì rõ ràng là âm điệu của thơ Thịnh
Đường.
Riêng về phần nội dung thơ ông vẫn còn một số hạn chế: không được phong
phú, rất ít phản ánh bộ mặt xã hội rộng lớn, và cũng không có những tác phẩm lớn
mang khí phách hùng vĩ. Tô Thức bình luận về thơ ông như sau: “Vận cao mà tài
ngắn, như làm nhà mà không có nguyên vật liệu”. Cho nên, qua thơ Mạnh Hạo Nhiên,
ta thấy được phần nào những bước phát triển của thơ ca thời Sơ Đường đang chuyển
sang đỉnh cao Thịnh Đường.
Có thể nói, thơ Mạnh Hạo Nhiên có cả mặc tích cực: là người làm nhiều thơ
sơn thuỷ nhất, có đóng góp làm nền tảng cho âm điệu của thơ thời thịnh đường sau
này. Tuy nhiên, thơ ông vẫn vấp phải những hạn chế khó tránh như: thể hiện đề tài nhỏ
hẹp, chưa có được những tác phẩm mang tính chất lớn lao, bao quát hiện thực xã hội.
2.2.2.2. Vương Duy
Vương Duy (701 – 761), tự Ma Cật, đỗ Tiến sĩ đời Đường Minh Hoàng Khai
Nguyên năm thứ chín (721), từng giữ chức Giám sát ngự sử dưới thời Trương Cửu
Linh làm Thừa tướng. Sau khi Trương Cửu Linh bị bãi chức (736), Vương Duy thất
chí, trở thành một người “bán quan bán ẩn”. Trong cuộc binh biến An – Sử (755 –
763), do bị ép làm quan với chính quyền An Lộc Sơn nên khi vương triều Lý Đường
21khôi phục, Vương Duy bị giáng chức nhưng không lâu sau được thăng làm Thượng
thư Hữu thừa.
Lịch sử phê bình, giám thưởng thơ Trung Quốc đánh giá sáng tác, đặc biệt là
thơ sơn thủy của Vương Duy rất cao, xin đơn cử một số ý kiến của các nhà phê bình
tiêu biểu. Tô Thức cho rằng: “Vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa; quan Ma Cật chi
họa, họa trung hữu thi.” (Thưởng thức thơ Ma Cật, trong thơ có họa; Xem Ma Cật
họa, trong họa có thơ – Thư Ma Cật Lam Điền yên vũ đồ); “Ma Cật dĩ thuần cổ đạm
bạc chi âm tả sơn lâm nhàn thích chi thú, như Võng Xuyên chư thi, chân nhất phiến
thủy mặc bất trước sắc họa. Cập kỳ phô trương quốc gia chi thịnh như “Vân lý đế
thành song phượng khuyết, Vũ trung xuân thụ vạn nhân gia” hựu hà kỳ vĩ lệ dã”. (Ma
Cật lấy âm điệu chất phác, cổ kính, đạm bạc để tả cái thú nhàn thích ở chốn sơn lâm,
đích thực là một bức họa thủy mặc không cần màu sắc. Còn phô trương sự thịnh đạt
của quốc gia, như ‘Thành quách cung điện đế vương ở trong mây, Vạn ngôi nhà và cây
xuân ẩn hiện trong mưa sao lại kỳ vĩ diễm lệ đến vậy! – Hồ Chấn Hanh – Đường âm
quý tiêm); “Thế vị Vương Tả Thừa tuyết trung ba tiêu, kỳ thi diệc nhiên” (Người đời
thường nói, (con người) Vương Duy như chuối hương trong tuyết lạnh, thơ của ông
cũng như thế – Vương Sĩ Trinh – Trì Bắc ngẫu đàm)...
Có thể nói, cùng với Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy được xem là nhà thơ tiêu
biểu cho khuynh hướng thơ điền viên – sơn thủy dưới thời Thịnh Đường. Đây là
khuynh hướng thơ nối tiếp truyền thống thơ điền viên của Đào Uyên Minh đời Tấn và
thơ sơn thủy của Tạ Linh Vận đời Nam Triều. Theo các nhà nghiên cứu thì giữa hai
dòng thơ này thực ra không hoàn toàn thống nhất về đối tượng cũng như giá trị thẩm
mỹ. Đối tượng chủ yếu của thơ điền viên là cảnh nông thôn mang tính nhân tạo, thể
hiện ý thức quy ẩn theo mô hình xã hội nông nghiệp cổ truyền, bình lặng và ổn định.
Còn thơ sơn thủy chủ yếu là miêu tả tự nhiên phong quang, cảnh vật chất chứa tâm
trạng lưu lạc, “tiếu ngạo giang hồ”. Theo tiêu chí trên của thơ điền viên thì trong hơn
400 bài thơ của Vương Duy chỉ có khoảng trên dưới mười bài (như Tân tình vãn vọng,
Chung Nam biệt nghiệp, Sơn cư thu minh, Sơn cư tức sự, Võng Xuyên nhàn cư tặng
Bùi Tú tài Địch, Tặng Bùi Thập Địch, Vị Xuyên điền gia…) đích thực là thơ điền viên.
Chẳng hạn:
22Tà quang chiếu khư lạc,
Cùng hạng ngưu dương quy.
Dã lão niệm mục đồng,
Ỷ trượng hầu khinh phì.
(Vị Xuyên điền gia)
(Nắng chiều chiếu trên gò núi
Cuối đường trâu dê về chuồng
Lão nông gọi mục đồng
Chống gậy chờ dưới cửa sài)
Hoặc:
Mục đồng vọng thôn khứ,
Liệp khuyển tùy nhân hoàn.
(Kỳ thượng tức sự điền viên)
(Mục đồng trở về thôn
Chó săn theo người về)
Còn lại tuyệt đại bộ phận là thơ thuộc các đề tài như: thơ thuyết lý về thiền, thơ
tống biệt, thơ sơn thủy… Riêng thơ sơn thủy Vương Duy thời kỳ đầu chủ yếu miêu tả
cảnh vật tự nhiên, âm hưởng vô cùng hùng tráng, mang bóng dáng của “khí chất Thịnh
Đường” nhập thế đầy chất lãng mạn, còn những sáng tác trong thời kỳ “bán quan bán
ẩn” phần nhiều vừa là cảnh tự nhiên nhưng giá trị thẩm mỹ căn bản vẫn là ý thức quy
ẩn, tự tại, an nhàn:
Không sơn bất kiến nhân,
Đản văn nhân ngữ hưởng.
Phản ánh nhập thâm lâm,
Phục chiếu thanh đài thượng.
(Lộc trại)
23(Núi vắng không thấy người
Chỉ nghe tiếng người nói
Nắng chiếu đến rừng sâu
Trên rêu xanh lại sang)
Hoàn toàn không có cảnh ruộng vườn, ao hồ, ngư tiều,… song lại rất quen
thuộc và rất tĩnh vốn là đặc trưng của nơi ẩn cư, thể hiện tâm thế của một con người
muốn rời xa chốn quan trường, rất gần gũi với đặc trưng của thể thơ điền viên.
Riêng ở mảng thơ điền viên sơn thuỷ của Vương Duy được chia làm hai mảng:
Thơ điền viên sơn thủy thời kỳ đầu: chủ yếu là lấy cảnh tự nhiên làm đối tượng
để ca tụng và ngâm vịnh:
Giang lưu thiên địa ngoại,
Sơn sắc hữu vô trung.
Quận ấp phù tiền phố,
Ba lan động viễn không.
(Hán giang lâm phiếm)
(Sông như chảy ngoài trời đất
Sắc núi như giữa có và không
Thành trấn như nổi trên bến nước
Sóng lớn như làm dao động cả thiên không)
Tất cả những sông, núi, thành, sóng… được cảm thụ bởi sự liên tưởng và rất
chủ động theo nguyên tắc kết hợp viễn – cận vốn là đặc trưng của nghệ thuật hội họa
để tạo nên một không gian hùng tráng mà diễm lệ. Cho nên Vương Thế Trinh mới
bình bài thơ này rằng: “… thị thi gia tuấn ngữ, khước nhập họa tam muội” (…là lời
thanh tú đẹp đẽ của thi nhân, cũng là nhập vào bí quyết của hội họa).
Thơ Vương Duy giai đoạn sau – giai đoạn “bán quan bán ẩn” có miêu tả cảnh
nông thôn, vừa có miêu tả cảnh sơn thủy tự nhiên nhưng đều thể hiện chung tâm lý
quy ẩn điền viên
24Khác về căn bản với loại thơ ẩn dật thuần túy kiểu Đào Uyên Minh, Mạnh Hạo
Nhiên…, thơ điền viên Vương Duy không bày tỏ quá nhiều tâm lý thất ý, trốn tránh
cuộc đời. Có lẽ với tâm thế của một thiền gia, Vương Duy tâm niệm cầu giải thoát
không nhất thiết phải từ chối thế gian cũng như những tục lụy đời thường, bởi tông chỉ
của Thiền tông đời Đường là “bất hân thiên đường úy địa ngục, phọc thoát vô ngại,
tức thân tâm cập nhất thiết xứ giai danh giải thoát.” (Không ham mê thiên đường mà
sợ địa ngục, vượt khỏi những ràng buộc và chướng ngại, tức đem thân tâm mà tiếp cận
đến với hết thảy mọi vật mọi nơi đều gọi là giải thoát – Ngũ đăng hội nguyên). Thơ
Vương Duy không phải “tả cảnh trữ tình” mà thuận tùng nhận thức thẩm mỹ “do vật
cập tâm” (từ vật dẫn đến tâm). Nói cách khác, cái đẹp mà thơ sơn thủy Vương Duy
đem đến là sự giao hòa nhuần nhuyễn giữa ngoại giới (vật) và tâm giới (tình), vật hóa
thành tâm, tâm hóa thành vật, con người và thiên nhiên tạo vật tồn tại trong không gian
và thời gian một cách bình đẳng, không “ai” chiếm lĩnh, phụ thuộc “ai”:
Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh xuân giản trung.
(Điểu minh giản)
(Người nhàn hoa quế rụng
Đêm yên tĩnh trên núi xuân
Trăng lên chim núi giật mình
Một tiếng kêu trong khe núi xuân)
Ở đây có năm “vật”: người nhàn – hoa quế – núi vắng – trăng lên – chim kêu,
tất cả đều bình đẳng. Con người dẫu có xuất hiện nhưng cũng chỉ chiếm một vị trí nhỏ
bé và khiêm tốn trong không gian. Cho nên có thể nói, thơ sơn thủy Vương Duy không
hề nhân hóa tự nhiên mà ngược lại, đã tự nhiên hóa con người. Trong thơ sơn thủy đời
Đường nói chung không có nhiều những cảnh thiên nhiên thể hiện cái tâm an nhàn tự
tại đạt đến cảnh giới của Vương Duy như trong Trúc lý quán:
25Độc tọa u hoàng lý,
Đàn cầm phục trường khiếu.
Thâm lâm nhân bất tri,
Minh nguyệt lai tương chiếu.
(Ngồi một mình trong rừng tre
Đánh đàn rồi lại huýt sáo
Rừng sâu chẳng ai hay
Trăng sáng đến soi nhau)
Khi đã đạt đến trạng thái hòa đồng, tri kỷ với tự nhiên, giữa chủ và khách thể
không còn phân biệt nữa cũng có nghĩa là con người đã đạt đến tự do giải thoát trong
tâm hồn, đã có thể “tùy tâm sở dục”, vượt ra khỏi thị phi, được mất đời thường.
Có thể nói cảm hứng chủ đạo của thơ sơn thủy Vương Duy thời kỳ “bán quan
bán ẩn” này không còn cái khí thế hào mại phóng khoáng ban đầu nữa mà thay vào
đó là những cảnh thiên nhiên bình lặng, thân thuộc, đậm chất triết lý, suy tư về lẽ tồn
tại. Những bài thơ miêu tả cảnh vật nông thôn với những mục đồng, lão nông, ngưu
dương, cửa sài… cũng biểu đạt một tâm lý an nhiên tự tại của một con người đã đạt
đến cảnh giới diệu ngộ:
Tà quang chiếu khư lạc,
Cùng hạng ngưu dương quy.
(Vị Xuyên điền gia)
(Nắng chiều chiếu trên gò
Cuối đường trâu dê về chuồng)
Hoặc:
Ỷ trượng sài môn ngoại,
Lâm phong thính mộ thiền,
Độ đầu dư lạc nhật,
26Khư lý thướng cô yên.
(Võng Xuyên nhàn cư tặng Bùi Tú tài Địch)
(Chống gậy dưới cửa sài
Trong gió thổi nghe tiếng ve chiều
Chút nắng tàn ngoài bến
Làn khói mỏng mảnh trên gò)
Cảnh nông thôn ở đây không chỉ là đối tượng thẩm mỹ mà còn có giá trị thực
dụng về mặt sinh tồn theo mô hình gia viên (một hình thái kinh tế vốn rất phổ biến từ
thời Nam Bắc triều cho đến Đường). Không còn những hiểm ác gập ghềnh của chốn
quan trường mà con người có thể an tâm thụ hưởng tất cả những gì mà cái “kho trời
chung” ban tặng trong tâm thế cân bằng tuyệt đối. Đó là trạng thái “tề vật” mà Trang
Chu muốn cổ xúy, cũng chính là cảnh giới lý tưởng của Thiền tông.
2.3. Thơ điền viên trong văn học Việt Nam
2.3.1. Nguyễn Trãi – người tiên phong cho phái điền viên và thơ nôm
Quá trình phát triển của văn học luôn gắn liền với sự kế thừa và tiếp thu có
chọn lọc, nhằm phát huy những giá trị đích thực của văn học truyền thống. Một khi
văn học nghệ thuật trở thành tài sản tinh thần chung của nhân loại thì sự tiếp thu, học
hỏi hay sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn học là điều dễ hiểu. Điều đáng nói là
sự kế thừa đó diễn ra như thế nào và mang lại hiệu quả gì?. Có thể khẳng định rằng
quy luật kế thừa và cách tân là quy luật sinh thành và phát triển của của bất cứ nền văn
học nào.
Văn học trung đại Việt Nam nói chung, mảng thơ điền viên nói riêng chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc của văn học Trung Hoa trên nhiều phương diện: chữ viết, đề tài, thể
loại... Trong sự ảnh hưởng sâu rộng của văn học Trung Hoa đối với văn học Việt Nam
thì thơ Đường chiếm một vị trí quan trọng, “Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn
chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt”.[20, tr. 74]. Mối quan
hệ đặc biệt đó của thơ Đường và thơ Việt Nam được biểu hiện rõ nhất là ở phương
diện thể loại. Trong đó thể thơ điền viên ít nhiều cũng chịu sự chi phối sâu sắc.
27Theo Ngô Văn Phú trong công trình nghiên cứu Thơ Đường ở Việt Nam cho
rằng: “ở thế kỷ thứ X, ở Việt Nam, thơ Đường đã được truyền bá”[20, tr.101]. Sang
thế kỷ XV văn học viết chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, bên
cạnh việc kế thừa ấy, ở nền văn học viết Việt Nam thời kỳ này bắt đầu xuất hiện văn
học viết bằng chữ Nôm, tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được xem là một
bước nhảy vọt của thơ ca viết bằng chữ Nôm.
Chính nhờ sự xuất hiện của loại chữ nôm cho nên nền văn học Việt Nam đã có
sự tách biệt với nền văn học Trung Hoa trên nhiều phương diện: chữ viết, đề tài, thể
loại…
Về chữ viết: các tác phẩm không còn được viết hoàn toàn bằng chữ Hán mà
được thay thế bằng chữ Nôm nhằm phiên âm tiếng nói của người Việt mà chữ Hán
không có cũng như thể hiện tinh thần dân tộc.
Về đề tài: không còn bó hẹp trong khuôn khổ của thơ Đường, mà vương đến
những đề tài gần gũi với cuộc sống của người Việt. Bên cạnh những bài thơ truyền
thống với những biểu tượng thiên nhiên gắn với người quân tử như “tùng, trúc, cúc,
mai” còn là những loài hoa cỏ bình thường nhưng lại toả ra phẩm chất thi nhân của
Nguyễn Trãi tinh tế nhất. Thưởng thức lại những vần thơ cô đọng mà thấm đượm vẻ
tình tứ trong bài Cây chuối ta mới thấy Nguyễn Trãi đã vượt trước thời đại mình biết
bao nhiêu:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
Về thể loại: không còn đơn thuần những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn
bát cú… mà có những thể thơ ngũ ngôn xen lục ngôn….
Chính vì những lý do trên, cho nên ở mảng thơ điền viên trong thơ Nguyễn Trãi
cũng có sự khác biệt so với một số nhà thơ điền viên của Trung Hoa trên nhiều
phương diện. Chẳng hạn, ở thơ Vương Duy khi viết về cuộc sống nông thôn thơ ông
thường miêu tả cảnh thiên nhiên bình lặng, thân thuộc, đậm chất triết lý, suy tư về lẽ
28tồn tại, có khuynh hướng thoát tục. Còn ở thơ Nguyễn Trãi, mặc dù cũng là miêu tả
cảnh thiên nhiên bình lặng thân thuộc. Song, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi lại ẩn
chứa lòng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Nó khẳng định chỗ đứng của Nguyễn Trãi
ở giữa cuộc đời, trong lòng nhân dân, mà không hề thoát tục.
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn này
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay
(Mạn thuật - bài 4)
Tóm lại, có thể nói thơ điền viên trong Quốc âm thi tập không chỉ là tập thơ
Nôm đầu tiên còn lại đến ngày nay mà còn là tập đại thành của thơ ca Việt Nam. Nó
đã minh chứng Nguyễn Trãi là người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho
văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể thơ Đường luật Trung Quốc và kế
thừa những tìm tòi của các bậc tiền bối như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn
An, Hồ Quý Ly. Những tác phẩm thơ Nôm Đường luật đời sau đều ít nhiều chịu ảnh
hưởng thành tựu thơ Nôm Nguyễn Trãi. Thơ điền viên của Nguyễn Trãi đã khẳng định
vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẫm mỹ. Sự ra đời
của mảng thơ này đã khẳng định ở thế kỷ XV, nền văn học trung đại Việt Nam có hai
dòng văn học phát triển song song là văn học Hán và văn học Nôm.
2.3.2. Những nhà thơ điền viên nổi bật khác
2.3.2.1. Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮 勸), tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự
Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá,
huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của
ông ở Xóm Hầu, làng Đức Hồng nay là Phường Trung Lương, Thị xã Hồng Lĩnh, Hà
Tĩnh. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Nguyễn Khuyến không chỉ mượn thiên nhiên làm bạn tiêu sầu, mà còn hòa
mình vào cuộc sống nông thôn. Với đặc điểm ấy, lời thơ cụ Nguyễn Khuyến là những
lời rung cảm chân thành của một tâm hồn dân quê, lắm khi nhẹ nhàng mộc mạc như
lời ca dao
29Thiên nhiên trong trong thơ ông không bó buộc phải là rộng lớn, đặc sắc, mà
nhiều khi chỉ là những cảnh, những hình ảnh giản dị, quen thuộc của quê hương xứ sở,
nhất là cảnh nông thôn: một ao thu nhỏ lạnh, một ngõ xóm trồng trúc, một khoảng trời
xanh, một ngọn núi, một cánh đồng nước lụt, mảnh vườn sau nhà lúc vào hè. Những
cảnh đó ông khéo khơi rộng và tìm ra những vẻ đẹp chưa ai khai thác bao giờ
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
(Thu điếu)
Có thể nói rằng đó là những gạch nối đầu tiên giữa văn học trung đại và văn học
hiện đại. Có lẽ bản thân Nguyễn Khuyến cũng chưa ý thức được điều đó, nhưng chính
những bài thơ xuất chúng của ông lại chứa đựng sự tiếp nối này.
Chính sự hòa mình vào cuộc sống hồn nhiên nơi thôn dã đã giúp cho nhà thơ
giải tỏa được tâm trạng luôn day dứt đau khổ và mặc cảm của mình. Nguyễn Khuyến
đã tìm thấy trong thiên nhiên, trong cuộc sống lam lũ của người nông dân quê
ông
sự thanh thản của tâm hồn, niềm lạc quan yêu đời và những tình cảm xóm làng trong
sáng. Và đằng sau những bài thơ có vẻ như hiền lành của ông luôn ẩn chứa một nỗi
niềm sâu nặng về vận mệnh của đất nước về cuộc sống của dân lành.
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan thu, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
(Nhà nông than thở)
Nguyễn Khuyến không chỉ quan sát thiên nhiên, lắng nghe những âm thanh của
30cuộc sống mà còn lắng đọng tâm hồn mình trước những khung cảnh thôn quê gần gũi,
mộc mạc. Ông hóa thân vào thiên nhiên, vừa chan hòa vừa say sưa. Trước cảnh đẹp
của thiên nhiên, nhà thơ như quên đi mọi vất vả mệt nhọc đời thường.
Có thể nói, trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ là sự tả cảnh một cách đơn
thuần mà đó còn là cách kín đáo để nhà thơ bộc lộ tâm sự yêu nước của mình. Nguyễn
Khuyến rất riêng tư nhưng nhìn chung vẫn nằm trong phạm vi của thi ca trung đại: tả
cảnh ngụ tình, tỏ chí một cách kín đáo trong những uẩn ức tâm trạng.
2.3.2.2. Nguyễn Bính
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng
mạn nổi tiếng của Việt Nam. Thơ ông phần lớn là thơ tình nhưng mang một sắc thái
quê mùa, dân dã riêng biệt.
Ở thơ điền viên của Nguyễn Bính, bức tranh thiên nhiên lúc nào cũng mang
bóng dáng của miền thôn dã, với những cảnh vật hết sức bình dị, gần gũi với
con
người:
Lá rơi theo gió lá bay
Bên hồ ta đứng đắm say nhìn hồ
(Bên hồ)
Cuốc kêu dài bãi sậy
Hoa súng nở đầy ao.
(Thanh đạm)
Đó còn là nỗi nhớ của một con người sau bao năm tháng phiêu bạt chốn thị
thành, nhưng vẫn luôn hoài niệm về một vùng quê đẹp trù phú:
Thôn Vân có biếc có hồng
Biếc trong nắng sớm, hồng trong vườn chiều
Đê cao có đất thả diều
Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay
Quả lành trĩu nặng từng cây
31Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen
(Anh về quê cũ)
Có thể nói bức tranh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bính là bức tranh quê của
đất Việt, là hội tụ tất cả những nét đẹp của các vùng quê khác nhau. Những dòng thơ
ấy đánh thức hình bóng quê nhà trong mỗi người, đặc biệt với người xa quê…những
con người bao đời chân chất mộc mạc.
Trong cái nền bước tranh quê thôn dã với những cảnh vật hết sức bình dị ấy của
Nguyễn Bính đó là những người “quê” trong thơ ông. Những con người tần tảo, giản
dị, mộc mạc mà hết sức nghĩa tình.
Những người “quê” ấy được nhà thơ thể hiện ở đủ mọi lứa tuổi với những dáng
vẻ khác nhau. Có khi là những em bé hồn nhiên, trong sáng:
Có hai em bé học trò
Xem con kiến gió đi đò lá tre
(Bên sông)
Một chút tinh nghịch tuổi học trò, một chút ngộ nghĩnh của những em bé quê
làm cho thơ Nguyễn Bính thật gần. Tưởng như em sắp bước ra khỏi trang thơ, khuất
sau những bụi tre, những bờ lau chơi trò ú tim hay những trò chơi dân dã khác.
Nguyễn Bính cũng viết về lớp người già, như là những lát cắt cuộc đời hằn
in vào năm tháng. Đó là “bà lão lưng còng” ở xóm Tây, đó là những người mẹ “như
bóng nắng chiều” suốt đời tần tảo, chỉ được chơi tam cúc vào ngày Tết rồi lại lăn lộn
với cuộc sống hàng ngày.
Chiếm vị trí trung tâm trong thơ Nguyễn Bính là những nam thanh nữ tú của
làng quê, những người đang rộn ràng, xốn xang với những nhịp đập mới của “lòng yêu
đương”, của những rung động ngây thơ trong sáng, e ấp buổi ban đầu.
“Những cô thôn nữ trong thơ Nguyễn Bính… rất có duyên, một thứ duyên quê
tinh khiết như khí trời buổi sáng mùa thu”. Vẻ đẹp của cô gái quê được đặc tả
bởi
những hình ảnh thiên nhiên đẹp, tươi sáng đầy hương sắc:
Một đi làm nở hoa sen
32Một cười làm rụng hàng nghìn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu như màu hoa lan
(Lòng yêu đương)
Những chàng trai cô gái trong thơ Nguyễn Bính thường âm thầm với mối tình
đơn phương không nói lên lời. Vì vậy mà tình yêu thường dang dở. Biết bao người bị
lỗi hẹn:
Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng
(Mưa xuân)
Cuộc sống nơi thôn dã trong thơ Nguyễn Bính thật đẹp ở bước tranh thiên
nhiên, thật cảm động, đau xót và rất đỗi dịu dàng khi viết về những con người chân
quê thật thà với những mối tình dang dở, những số phận bất hạnh của người phụ nữa
thôn quê.
Chính vì bức tranh thôn quê rất đỗi bình dị, thân thuộc ấy cho nên thơ điền viên
Nguyễn Bính lại mang đậm cái tình sâu lắng cả về tình yêu thiên nhiên và tình yêu đối
với con người nơi ấy.
Cái tình đối với cảnh sắc thiên nhiên được thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà thân
thuộc nằm hoà quyện trong thiên nhiên:
Nhà tôi có một vườn dâu
Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần
(Nhà tôi)
33Phải có một tình yêu tha thiết dường nào, những vần thơ Nguyễn Bính mới
trong trẻo nhường ấy, lay động lòng người đến vậy:
Thăm thẳm chiều thu lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lí thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín
Điểm nhạt da trời những chấm son
(Chiều thu)
Thơ Nguyễn Bính ẩn chứa một niềm yêu mến, trân trọng những vẻ đẹp của
con người quê hương cả về hình thức lẫn tâm hồn, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn. Vẻ đẹp
trong sáng của tình yêu lứa đôi được nhà thơ dồn tâm lực vào ngòi bút.
Bên cạnh đó, ta cũng cảm nhận được một nỗi xót xa đau đớn đến quặn lòng của
nhà thơ trước những số phận bất hạnh, những mối tình dang dở, đắng cay.
Nghiến răng nhắm mắt cau mày cực chưa
Nhà thơ đã hóa thân vào nhân vật trữ tình, nói tiếng nói của họ, cảm nhận nỗi
đau đớn của người phụ nữ “sang ngang đau khổ” trong cuộc hôn nhân không có tình