Thay đổi thể tích hải mã trên người bệnh alzheimer

  • 124 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
ĐOÀN VĂN ANH VŨ
THAY ĐỔI THỂ TÍCH HẢI MÃ
TRÊN NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
ĐOÀN VĂN ANH VŨ
THAY ĐỔI THỂ TÍCH HẢI MÃ
TRÊN NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER
Chuyên ngành: THẦN KINH
Mã số: NT 62 72 21 40
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN CÔNG THẮNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
Người thực hiện
Đoàn Văn Anh Vũ
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT .......................................................... i
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Hải mã ....................................................................................................... 3
1.1.1. Giải phẫu ....................................................................................................3
1.1.2. Chức năng của hãi mả ................................................................................7
1.1.3. Tổn thương hải mã ...................................................................................12
1.2. Bệnh Alzheimer ...................................................................................... 13
1.2.1. Dịch tễ ......................................................................................................14
1.2.2. Yếu tố nguy cơ .........................................................................................14
1.2.3. Bệnh học ...................................................................................................16
1.2.4. Diễn tiến liên tục của bệnh Alzheimer .....................................................18
1.2.5. Đặc điểm lâm sàng ...................................................................................21
1.2.6. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................28
1.2.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer ....................................................30
1.3. Teo hải mã trong bệnh Alzheimer ........................................................ 31
1.3.1. Ý nghĩa của teo hải mã trong bệnh Alzheimer.........................................31
.
.
1.3.2. Phương pháp đánh giá thể tích hải mã .....................................................32
1.4. Các nghiên cứu về thay đổi thể tích hải mã trên người bệnh
Alzheimer ....................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 36
2.1.1. Dân số mục tiêu: .......................................................................................36
2.1.2. Dân số nghiên cứu ....................................................................................36
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...............................................................................36
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................37
2.2.2. Cỡ mẫu .....................................................................................................37
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................37
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu ...........................................................................37
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu ................................................................38
2.2.6. Các biến trong nghiên cứu .......................................................................39
2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................41
2.2.8. Xử lý số liệu .............................................................................................41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 43
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ............................................... 43
3.1.1. Giới tính ...................................................................................................43
3.1.2. Tuổi ..........................................................................................................44
3.1.3. Trình độ học vấn ......................................................................................44
3.2. Đặc điểm nhận thức của người bệnh Alzheimer ................................. 45
3.2.1. Kết quả thang điểm MMSE ......................................................................45
3.2.2. Phân bố triệu chứng nhận thức theo từng nhóm điểm MMSE ................46
3.2.3. Đặc điểm về trí nhớ ở người bệnh Alzheimer ..........................................47
3.2.4. Đặc điểm tập trung chú ý .........................................................................48
3.2.5. Đặc điểm về ngôn ngữ .............................................................................49
3.2.6. Đặc điểm về xây dựng hình ảnh thị giác ..................................................50
3.3. Đặc điểm thể tích hải mã ở người bệnh Alzheimer............................. 50
.
.
3.3.1. So sánh thể tích hải mã trái và thể tích hải mã phải .................................51
3.3.2. So sánh thể tích hải mã giữa hai giới ở người bệnh Alzheimer ...............51
3.3.3. Sự liên quan giữa thể tích hải mã với tuổi ở người bệnh Alzheimer .......52
3.3.4. Sự liên quan giữa thể tích hải mã và trình độ học vấn .............................53
3.4. Sự liên quan giữa thể tích hải mã và chức năng nhận thức ở người
bệnh Alzheimer.............................................................................................. 53
3.4.1. Sự liên quan giữa thể tích hải mã và điểm MMSE ..................................53
3.4.2. Sự liên quan giữa thể tích hải mã và trí nhớ ............................................55
3.4.3. Sự liên quan giữa thể tích hải mã và tập trung chú ý ...............................56
3.4.4. Sự liên quan giữa thể tích hải mã với ngôn ngữ ......................................57
3.4.5. Sự liên quan thể tích hải mã với xây dựng hình ảnh qua thị giác ............58
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 59
4.1. Đặc điểm chung của dân số ................................................................... 59
4.1.1. Đặc điểm về giới ......................................................................................59
4.1.2. Đặc điểm về tuổi ......................................................................................60
4.1.3. Đặc điểm về trình độ học vấn ..................................................................60
4.2. Đặc điểm nhận thức ở người bệnh Alzheimer..................................... 61
4.2.1. Kết quả thang điểm MMSE: ....................................................................61
4.2.2. Phân bố triệu chứng nhận thức ở người bệnh Alzheimer ........................62
4.2.3. Đặc điểm về trí nhớ ..................................................................................63
4.2.4. Đặc điểm về tập trung chú ý ....................................................................64
4.2.5. Đặc điểm về ngôn ngữ .............................................................................65
4.2.6. Đặc điểm về xây dựng hình ảnh qua thị giác ...........................................66
4.3. Đặc điểm thể tích hải mã ở người bệnh Alzheimer............................. 66
4.3.1. So sánh thể tích hải mã trái và phải ở người bệnh Alzheimer .................68
4.3.2. So sánh thể tích hải mã giữa hai giới ở người bệnh Alzheimer ...............69
4.3.3. Sự liên quan giữa thể tích hải mã theo tuổi ở người bệnh Alzheimer .....69
4.3.4. Sự liên quan giữa thể tích hải mã với trình độ học vấn ...........................70
4.4. Sự liên quan giữa thể tích và đặc điểm nhận thức ở người bệnh
Alzheimer ....................................................................................................... 70
4.4.1. Sự liên quan giữa thể tích hải mã và MMSE ...........................................70
.
.
4.4.2. Sự liên quan giữa thể tích hải mã với trí nhớ ở người bệnh Alzheimer ...71
4.4.3. Sự liên quan giữa thể tích hải mã với tập trung chú ý ở người bệnh
Alzheimer..............................................................................................................73
4.4.4. Sự liên quan giữa thể tích hải mã và ngôn ngữ ở người bệnh Alzheimer 75
4.4.5. Sự liên quan của hải mã với xây dựng hình ảnh qua thị giác ở người bệnh
Alzheimer..............................................................................................................75
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu................................................ 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Tiếng Việt
Aβ β-amyloid
AAN American Academy of Neurology Viện thần kinh học Hoa Kì
ADL Activities of daily living Thang điểm đánh giá hoạt
động sống thường ngày
ADNI Alzheimer’s Disease Sáng kiến hình ảnh học
Neuroimaging Initiative thần kinh bệnh Alzheimer
APOE - ε 4 Apolipoprotein - ε4
APP Amyloid precursor protein Protein tiền chất amyloid
AVLT Auditory verbal learning test Bài kiểm tra âm ngữ học
tập
CRP C-reactive protein Protein phản ứng C
CT Computed Tomography Scan Chụp cắt lớp vi tính
DICOM Digital Imaging and Định dạng tiêu chuẩn quản
Communications in Medicine lý và liên lạc các thông tin
hình ảnh học kĩ thuật số
trong y tế
.
.
ii
DSM-5 Diagnostic and Statistic Manual of Cẩm nang chẩn đoán và
Mental Disorders 5th thống kê các rối loạn tâm
thần phiên bản 5
EADC European Alzheimer’s Disease Hiệp hội bệnh Alzheimer
Consortium châu Âu
FDG-PET Fluorodeoxyglucose - Positron Chụp positron cắt lớp bằng
emission tomography cách sử dụng
fluorodeoxyglucose
FLAIR Fluid-attenuated inversion Xung phục hồi đảo chiều
recovery tín hiệu dịch trên MRI
HarP Harmonized Protocol Quy trình hòa hợp
MCI Mild cognitive impairment Suy giảm nhận thức nhẹ
MMSE Mini-Mental State Exam Bài kiểm tra trạng thái tâm
thần tối thiểu
MPRAGE Magnetization Prepared - Rapid Xung tạo hình ảnh ba
Gradient Echo chiều trên MRI
MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ
NIA-AA National Institute on Aging - Viện quốc gia về tuổi tác
Alzheimer's Association và hội Alzheimer
NIfTI Neuroimaging Informatics Định dạng tập tin hình ảnh
Technology Initiative học
.
.
iii
ROI Region of interest Vùng quan tâm
SPECT Single-photon emission computed chụp cắt lớp phát xạ đơn
tomography photon
T1, T2 Các xung trên MRI
VBM Voxel based morphology Dựng hình cấu trúc từ
điểm ảnh trong không gian
ba chiều
.
.
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Một số nguyên nhân tổn thương hải mã chia theo nhóm tổn thương
....................................................................................................... 13
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ.............................. 20
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ ................................................ 21
Bảng 1.4: Một số triệu chứng cơ năng ở bệnh Alzheimer .............................. 22
Bảng 1.5: Tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer................. 30
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi trong dân số nghiên cứu (n=37) ...................... 44
Bảng 3.2: Kết quả ở thang điểm MMSE ở người bệnh Alzheimer ................ 45
Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra nhớ lại ngay .................................................. 47
Bảng 3.4: Kết quả bài kiểm tra nhớ lại có trì hoãn ......................................... 47
Bảng 3.5: Kết quả bài kiểm tra nhận biết có trì hoãn ..................................... 48
Bảng 3.6: Kết quả bài kiểm tra đọc xuôi dãy số ............................................. 48
Bảng 3.7: Kết quả bài kiểm tra đọc ngược dãy số .......................................... 49
Bảng 3.8: Kết quả bài kiểm tra trôi chảy từ .................................................... 49
Bảng 3.9: Kết quả bài kiểm tra vẽ đồng hồ..................................................... 50
Bảng 3.10: So sánh giá trị thể tích hải mã trái và phải ở người bệnh Alzheimer
....................................................................................................... 51
Bảng 3.11: So sánh giá trị trung bình của thể tích hải mã toàn phần giữa hai
giới ở người bệnh Alzheimer ........................................................ 51
Bảng 3.12: Hệ số tương quan giữa các giá thể tích hải mã với tuổi ở người bệnh
Alzheimer...................................................................................... 52
.
.
v
Bảng 3.13: Hệ số tương quan giữa thể tích hải mã với trình độ học vấn của
người bệnh Alzheimer .................................................................. 53
Bảng 3.14: Hệ số tương quan giữa các giá trị thể tích hải mã với bài kiểm tra
nhớ lại ngay ở người bệnh Alzheimer .......................................... 55
Bảng 3.15: Hệ số tương quan giữa các giá trị thể tích hải mã với bài kiểm tra
nhớ lại có trì hoãn ở người bệnh Alzheimer ................................. 55
Bảng 3.16: Hệ số tương quan giữa các giá trị thể tích hải mã với bài kiểm tra
nhận biết có trì hoãn ở người bệnh Alzheimer ............................. 56
Bảng 3.17: Hệ số tương quan giữa các giá trị thể tích hải mã với bài kiểm tra
đọc xuôi dãy số ở người bệnh Alzheimer ..................................... 56
Bảng 3.18: Hệ số tương quan giữa các giá trị thể tích hải mã với bài kiểm tra
đọc ngược dãy số ở người bệnh Alzheimer .................................. 57
Bảng 3.19: Hệ số tương quan giữa các giá trị thể tích hải mã với bài kiểm tra
trôi chảy từ ở người bệnh Alzheimer ............................................ 57
Bảng 3.20: Hệ số tương quan giữa các giá trị thể tích hải mã với bài kiểm tra
vẽ đồng hồ ở người bệnh Alzheimer ............................................ 58
Bảng 4.1: Các giá trị thể tích của các nghiên cứu khác ................................ 67
.
.
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính trong dân số nghiên cứu ................................. 43
Biểu đồ 3.2: Phân bố trình độ học vấn trong dân số nghiên cứu .................... 44
Biểu đồ 3.3: Phân bố triệu chứng nhận thức theo từng nhóm điểm MMSE ở
người bệnh Alzheimer ................................................................ 46
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân tán và đường biểu diễn phù hợp nhất để mô tả mối
liên hệ giữa giữa thể tích hải mã trái và điểm MMSE .............. 53
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân tán và đường biểu diễn phù hợp nhất để mô tả mối
liên hệ giữa giữa thể tích hải mã phải và điểm MMSE ............ 54
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ phân tán và đường biểu diễn phù hợp nhất để mô tả mối
liên hệ giữa thể tích hải mã toàn phần với điểm MMSE .......... 54
.
.
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hải mã nhìn từ trên xuống. ............................................................... 3
Hình 1.2: Đầu hải mã đoạn trong não thất ........................................................ 4
Hình 1.3: Hình MRI 3T của đầu hải mã ở mặt phẳng trán ............................... 4
Hình 1.4: Thân hải mã ....................................................................................... 5
Hình 1.5: Hình ảnh phẫu tích đuôi hải mã nhìn từ bên ngoài .......................... 6
Hình 1.6: Hình ảnh đuôi hải mã ở lát cắt theo mặt phẳng trán ở máy MRI 3T 6
Hình 1.7: Hình vẽ mô tả hồi răng dọc theo cấu trúc hải mã ........................... 7
Hình 1.8: Phân loại hệ thống trí nhớ. ................................................................ 8
Hình 1.9: Các vùng não bộ liên quan tới trí nhớ tình tiết. ................................ 8
Hình 1.10: Hệ thống gợi nhớ liên tục................................................................ 9
Hình 1.11: Hình mô tả vòng vân trước. .......................................................... 11
Hình 1.12: Tiến triển bệnh học của Alzheimer. .............................................. 17
Hình 1.13: Diễn tiến liên tục của bệnh Alzheimer.......................................... 18
Hình 1.14: Mô hình động học các dấu ấn sinh học của bệnh Alzheimer. ...... 19
Hình 1.15: Hình ảnh MRI sọ não ở người bệnh Alzheimer ở ba mặt phẳng khác
nhau ............................................................................................... 28
Hình 2.1: Minh họa xác định hải mã theo quy trình HarP .............................. 39
.
.
1
MỞ ĐẦU
Sa sút trí tuệ có đặc điểm là suy giảm chức năng nhận thức gây ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của người biểu hiện đặc biệt thường gặp ở người trên
65 tuổi. Sa sút trí tuệ có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là bệnh
Alzheimer. Trên thế giới, có khoảng 24 triệu người mắc bệnh Alzheimer và con
số này được dự đoán sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Dựa trên các mô hình
bệnh sinh của bệnh Alzheimer cho thấy các tổn thương bệnh học đã có trước
đó khoảng vài thập kỉ trước khi triệu chứng lâm sàng trở nên rõ ràng [31],[95].
Hiện tại, nhiều nỗ lực trong việc phát triển các dấu ấn sinh học để có thể giúp
ích cho việc chẩn đoán sớm và theo dõi diễn tiến bệnh Alzheimer. Trong các
dấu ấn sinh học này thì đo thể tích hải mã được đã được đánh giá về giá trị chẩn
đoán bệnh Alzheimer hoặc suy giảm nhận thức nhẹ.
Teo hải mã ở người bệnh Alzheimer có thể được tìm thấy trên phương tiện
hình ảnh học cộng hưởng từ (MRI) sọ não. Có nhiều phương pháp đánh giá teo
hải mã bằng quan sát bằng mắt thường hay đo thể tích. So với phương pháp
đánh giả hải mã bằng mắt thường thì đo thể tích hải mã có độ nhạy được báo
cáo là 92% so với 56% so với quan sát bằng mắt thường [108]. Bên cạnh đó,
đánh giá teo hải mã qua mắt thường cũng mang tính chủ quan để phát hiện có
teo hải mã hay không vì vậy đo thể tích hải mã là cần phải thực hiện trước khi
chẩn đoán xác định [36]. Dù hiện nay có nhiều phương pháp đo thể tích hải mã
như đo bằng cách xác định hải mã thủ công và tự động nhưng đo hải mã thủ
công hiện vẫn là tiêu chuẩn vàng [44]. Một trong những nhược điểm của
phương pháp đo thể tích thủ công là có nhiều cách xác định hải mã khác nhau
nhưng đến năm 2015 dưới sự đồng thuận của các chuyên gia đã đưa ra tiêu
chuẩn về quy trình hòa hợp xác định từng phần hải mã - HarP được đưa ra để
khắc phục nhược điểm này [17].
.
.
2
Hải mã là một trong các mạng lưới thần kinh quan trọng trong quá trình học
tập và trí nhớ. Ở người bệnh Alzheimer, teo hải mã có liên quan đến suy giảm
điểm số của các bài kiểm tra tâm thần kinh, đặc biệt là các bài kiểm tra về trí
nhớ. Một vài nghiên cứu cho thấy biểu hiện lâm sàng tương quan với teo một
vùng não hoặc toàn bộ não qua một lần chụp MRI sọ não [48],[58]. Tuy nhiên,
các nghiên cứu trên dựa trên các phương pháp xác định hải mã khác nhau và
thực hiện trên dân số các nước phương Tây cho nên mối liên hệ thể tích hải mã
với biểu hiện lâm sàng ở người Việt Nam mắc bệnh Alzheimer hiện tại chưa
rõ. Mặt khác, tại Việt Nam lại có ít nghiên cứu về đo thể tích hải mã trên người
bệnh Alzheimer và chưa có nghiên cứu đo thể tích hải mã theo quy trình HarP
cho nên để mô tả sự thay đổi thể tích hải mã trên người bệnh Alzheimer được
xác định theo quy trình HarP ở người Việt Nam và mối liên quan với các bất
thường về nhận thức, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thay đổi thể tích hải mã
trên người bệnh Alzheimer” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả đặc điểm nhận thức ở người bệnh Alzheimer
2. Mô tả thể tích hải mã ở người bệnh Alzheimer
3. Đánh giá sự liên quan giữa đặc điểm nhận thức và thể tích hải mã ở người
bệnh Alzheimer
.
.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hải mã
1.1.1. Giải phẫu
1.1.1.1. Đặc điểm chung
Hải mã là một cấu trúc gồm hai lớp chất xám cuộn vào nhau gồm hai thành
phần là sừng Ammon hay còn gọi là hải mã thực sự và hồi răng nằm ở trong
rãnh hải mã của thùy thái dương ngay dưới sàn của sừng thái dương của não
thất bên. Nhìn từ trên xuống thì hải mã có hình dạng như con cá ngựa với ba
đoạn: Đoạn đầu, đoạn thân và cuối cùng là đoạn đuôi và cấu trúc của hải mã ở
tất cả các đoạn đều giống như nhau.
a b
Hình 1.1: Hải mã nhìn từ trên xuống. Hình a là cấu trúc hải mã nhìn từ
bên ngoài; hình b là các cấu trúc bên trong hải là sừng Ammon (CA) và hồi
răng (GD) xoắn cuộn vào nhau giống hình chữ U
“Nguồn: The human hippocampus, 2013” [37]
.
.
4
1.1.1.2. Đoạn đầu hải mã
Phần trước nhất của hải mã hướng nằm ngang và có các gờ nổi lên ở mặt
trên giống như các lưỡi cưa gọi là các đốt hải mã (digitationes hippocampi), ở
đây có khoảng 3 đến 4 đốt mà mỗi đốt này ngăn cách với nhau bởi một rãnh
nhỏ. Đầu của hãi mã là một phần của nửa sau của mỏm móc hình tam giác và
được tách biệt ra khỏi hạnh nhân (amygdala) nhờ ngách mỏm móc của sừng
thái dương não thất bên.
Hình 1.2: Đầu hải mã đoạn trong não thất với đốt hải mã (1),(2),(3) và nơi tiếp
giáp giữa hải mã và hạnh nhân (4)
“Nguồn: The human hippocampus, 2013” [37]
Hình 1.3: Hình MRI 3T của đầu hải mã ở mặt phẳng trán với đầu hải mã (1),
khe móc (1’), giường hải mã (subiculum) (1”), hạnh nhân (3-5), hồi quanh hải mã
(ambient gyrus) (6), hồi cạnh hải mã (7)
“Nguồn: The human hippocampus, 2013” [37]
.
.
5
1.1.1.3. Đoạn thân hải mã
Sau đoạn đầu, hải mã có hướng cận đường giữa và bao gồm chủ yếu là đoạn
chất xám của sừng Ammon với giới hạn trên và giới hạn ngoài là sừng thái
dương của não thất bên. Bề mặt trên của hải mã được che phủ bởi alveus hải
mã, càng đi về phía sau thì lớp alveus hải mã sẽ tạo thành trụ của vòm não.
a b
c
Hình 1.4: Thân hải mã với hình a là hình ảnh thân hải mã sau khi đi vào
sừng thái dương của não thất bên, hình b và hình c là hình ảnh MRI 3T của
thân hải mã ở mặt phẳng trán và mặt phẳng đứng dọc
“Nguồn: The human hippocampus, 2013” [37]
.
.
6
1.1.1.4. Đoạn đuôi hải mã
Là đoạn cuối của hải mã, với hướng gần như nằm ngang và nhỏ dần sau đó
biến mất ở dưới thể chai. Ở đoạn này vẫn tiếp tục các lớp cấu trúc của sừng
Ammon và hồi răng. Bờ trong thì được bao phủ bởi các tua hải mã (fimbria),
mà sau đó các tua hải mã trở thành các trụ của thể chai khi đi về phía sau. Cuối
cùng, đoạn đuôi đi tới tới lồi thể chai tạo thành dải chất xám (indusium
griseum).
Hình 1.5: Hình ảnh phẫu tích đuôi hải mã nhìn từ bên ngoài
“Nguồn: The human hippocampus, 2013” [37]
Hình 1.6: Hình ảnh đuôi hải mã ở lát cắt theo mặt phẳng trán ở máy MRI 3T với
đuôi hải mã (1) và (2), trụ của vòm não (3)
“Nguồn: The human hippocampus, 2013” [37]
.