Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua nhân vật thúy kiều
- 63 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
VÕ THỊ ÚT
MSSV: 6086296
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ
HỘI PHONG KIẾN THÔNG QUA NHÂN VẬT
THÚY KIỀU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: PHAN THỊ MỸ HẰNG
Cần Thơ, năm 2012
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát cuộc đời và thời đại Nguyễn Du.
1.1.1. Cuộc đời.
1.1.2. Thời đại.
1.2 Khái quát về Truyện Kiều.
1.2.1. Nguồn gốc Truyện Kiều.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều.
1.3. Khái quát thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII
nủa đầu thế kỉ XIX.
1.3.1. Thân phận người phụ nữ trong ca dao dân gian.
1.3.2 Thân phận người phụ nữ trong văn học trung đại nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu
thế kỉ XIX.
CHƯƠNG 2:
THÚY KIỀU – HIỆN THÂN CHO NGƯỜI PHỤ NỮ “TÀI HOA BẠC MỆNH”
TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
2.1. Thúy Kiều – hiện thân cho người phụ nữ tài sắc và nhân cách tốt đẹp.
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình.
2.1.2. Vẻ đẹp tài năng trí tuệ.
2.1.3. Vẻ đẹp nhân cách.
2.2. Thúy Kiều – hiện thân cho người phụ nữ bạc mệnh.
2.2.1. “Đã mang lấy nghiệp vào thân”.
2.2.2. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
2.2.3. “Đau đớn thay phận đàn bà”.
Page 1
CHƯƠNG 3:
THÚY KIỀU – HIỆN THÂN CHO NGƯỜI PHỤ NỮ CHỊU NHIỀU ĐAU KHỔ
BẤT CÔNG TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
3.1. Nỗi đau vì tình yêu tan vỡ.
3.1.1. Tình yêu với Kim Trọng.
3.1.2. Tình yêu với Thúc Sinh.
3.1.3. Tình yêu với Từ Hải.
3.2. Nỗi đau trong mười lăm năm lưu lạc.
2.2.1. Thể xác bị chà đạp.
3.2.2. Tài hoa nhan sắc bị giày vò.
3.2.3. Nhân phẩm bi sỉ nhục.
3.3. Nỗi đau sau mười lăm năm lưu lạc.
3.3.1. Quyền sống bị tước đoạt.
3.3.2. Ước mơ bị sụp đổ.
Page 2
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát cuộc đời và thời đại Nguyễn Du
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất
Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, thành
Thăng
Long.
Nguyễn Du là người thông minh, học rộng, có kiến thức uyên bác. Ông vốn sinh ra
trong một gia đình danh gia vọng tộc trong xã hội đương thời. Dòng họ ông có nhiều
đời làm quan giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình và đây cũng là gia đình có
truyền thống văn học lâu đời.
Tuy sống trong một gia đình quyền quý nhưng Nguyễn Du lại sớm chịu ảnh hưởng của
thời cuộc. Ông đã sớm nếm trải cuộc sống lưu lạc, đói khổ từ rất sớm. Nguyễn Du phải
chịu cảnh đau khổ của một cuộc sống mười năm gió bụi nơi quê vợ và sáu năm sống
thiếu thốn bệnh tật quê cha. Nhưng trong thời gian này, Nguyễn Du lại được dịp sống
gần gũi với quần chúng, có dịp hiểu biết sâu hơn về cuộc sống của quần chúng lao động –
ngọn nguồn của mọi giá trị tinh thần của dân tộc. Sau những năm đói khổ đó, năm 1802,
Nguyễn Du được vua Gia Long cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đây mới thật sự là
một mấu chốt quan trọng ảnh hưởng đến thế giới quan cũng như các sáng tác của Nguyễn
Du và đặc biệt là tình cảm của ông dành cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến. Nguyễn Du đã có dịp chứng kiến biết bao cảnh lầm than, Những điều trông thấy
mà đau đớn lòng, không chỉ trong nước mà cả nơi nước bạn. Nguyễn Du đã nhỏ lệ khóc
than cho bốn mẹ con người ăn xin, cho ông lão hát rong, nhưng Nguyễn Du lại
càng
đau đớn, xót xa khi ông đọc được những di cảo cuối cùng của nàng Tiểu Thanh, một
người phụ nữ tài sắc hơn nguời nhưng số phận mỏng manh, bất hạnh. Nguyễn Du cũng
cất lên tiếng nói công bằng cho Dương Quý Phi, một người phụ nữ nhan sắc tuyệt đỉnh
nhưng đến chết vẫn để lại tiếng nhơ… Chính lần đi xứ này đã bồi đắp cho Nguyễn Du
một vốn sống phong phú giúp Nguyễn Du nhận ra bộ mặt thật của bọn quyền quý, của
xã hội phong kiến. Và cũng từ đây, Nguyễn Du đã có dịp thông qua xã hội phong kiến
nhà Thanh mà lớn tiếng ca ngợi những con người trung dũng khí phách, đã kích những
phường gian nịnh, tàn bạo, xót thương cho những con người nghèo khổ, đặc biệt là bên
Page 3
vực, đồng cảm cho những người phụ nữ tài sắc bị vùi dập. Và đặc biệt từ lần đi sứ này đã
tạo cảm hứng để Nguyễn Du sáng tác nên một thi phẩm Truyện Kiều sau này.
Có thể nói để hình thành nên thiên tài Nguyễn Du có rất nhiều yếu tố. Từ gia đình,
quê hương cho đến thời đại.v.v.. Nhưng Thời đại là một trong những nhân tố quan trọng
nhất hình thành nên tư tưởng và tình cảm nhà thơ.
1.1.2. Thời đại
Nguyễn Du đã sống vào thời đại có nhiều biến động trong nhất trong lịch sử xã hội
Việt Nam. Cuối Thế Kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, nguyễn Du cũng như các nhà nho
khác, họ rơi vào sự bế tắc tuyệt vọng. Các nhà nho như Nguyễn Du đã thật sự bế tắc
trong tư tưởng, dao động và hoài nghi trước lý tưởng chính thống. Những lý tưởng
mà
giáo lý phong kiến đã đặt ra cho các nhà nho về lập thân, lập danh, trung quân, ái quốc
chỉ còn là sự ảo tưởng mơ hồ, nó không còn cơ sở để thực hiện.
Mất niềm tin vào triều đình, vào minh chúa phần lớn các nhà nho đã lui về ở ẩn
để giữ gìn khí tiết nhân cách của mình. Nhưng các cuộc khởi nghĩa nhân dân, âm vang
của các phong trào đấu tranh vẫn luôn tác động đến các nhà nho làm cho thể giới
quan
của họ ít nhiều bị rạn nứt, giúp họ có thể li khai một phần nào lập trường, tư tưởng chính
thống để tiếp thu những tư tưởng tình cảm lành mạnh của trào lưu tư tưởng nhân văn thời
đại. Từ đó họ có một cách nhìn mới, cách cảm nhận mới đối với đời sống và con người.
Nguyễn Du là một minh chứng cụ thể. Ông là một trong những nhà nho tiến bộ đương
thời, với mười sáu năm sống lưu lạc tha phương, bao phen sống gió Nguyễn Du đã có
dịp tiếp thu được trao lưu nhân văn của thời đại và phát huy nó đúng theo tin thần
thời
đại. Đó là một việc mà không phải nhà nho nào cũng có thể làm được trong xã hội đương
thời.
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX ngoài nhưng biến động về
chính trị, kinh tế, sự sụp đỗ của ý thức hệ phong kiến mà đại diện là nho giáo còn có sự
xuất hiện của tầng lớp thị dân. Tầng lớp này được phát sinh do sinh hoạt kinh tế đã li khai
phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến. Họ là những người đi nhiều, biết nhiều, giao
tiếp rộng rãi kể cả giao tiếp với người nước ngoài nên tư tưởng, tình cảm phóng khoáng
hơn người nông dân bị trói buộc vào làng quê, hơn cả tầng lớp nho sĩ vốn bị rập khuôn
theo trăm nghìn thể chế, giáo điều chính thống cứng nhắc. Tư tưởng tình cảm của họ đã
Page 4
có những yếu tố phi chính thống, mang màu sắc dân chủ. Trong đó đã bắt đầu bộc ý thức
về quyền sống cá nhân. Vì vậy sự có mặt của tầng lớp này đã tạo ra những làn gió mới
lan toả vào đời sống tư tưởng, tình cảm của con người thời đại.
Nhìn chung, giai đoạn này tình hình trong nước có nhiều biến động. Nhìn về phía
giai cấp thống trị là cả những sự sụp đổ, tan rã toàn diện của bộ máy quan liêu, của kỷ
cương, của lễ giáo phong kiến, và nói chung là của toàn bộ cơ cấu xã hội. Ý
thức hệ
phong kiến khủng hoảng một cách trầm trọng. Các nhà nho rơi vào bế tắt hoang mang.
Nhưng cũng chính trong thời đại đó đã tạo điều kiện cho sự kết tinh của một truyền thống
nhân văn, đã sản sinh ra những thiên tài văn học và Nguyễn Du là một hiện tượng tiêu
biểu.
1.2 Khái quát về Truyện Kiều.
1.2.1. Nguồn gốc Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên là Đoạn trường tân thanh, là tác phẩm
được viết dựa theo một tác phẩm cổ của Trung Quốc tên là Kim Vân Kiều truyện
của
Thanh Tâm Tài Nhân. Trong văn học giai đoạn này, việc nhà văn sáng tác dựa vào một
tác phẩm có sẵn của văn học Trung Quốc là điều thường thấy.
Nhìn chung cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du giống với cốt truyện Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên cái hay của Nguyễn Du là Kim Vân
Kiều truyện chỉ là một tác phẩm bình thường trong văn học cổ Trung Quốc, còn Truyện
Kiều của Nguyễn Du lại là một kiệt tác không chỉ trong phạm vi nền văn học Việt Nam.
Như vậy, mặc dù Nguyễn Du đã dựa khá sát vào tác phẩm văn học Trung Quốc, nhưng
Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là một tác phẩm phỏng tác, lại càng không phải
là một tác phẩm dịch.
Tuy Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân nhưng Nguyễn Du chỉ giữ lại những tình tiết chính, những biến cố quan trọng
chứ không phải mọi tình tiết của tác phẩm đều được giữ lại. Nguyễn Du đã bỏ đi những
chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa. Đồng thời nhà thơ
đã vận dụng tài năng của mình sáng tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt tác trong
Truyện Kiều, từ cảnh mùa xuân êm đềm, cảnh mùa hè gay gắt, cảnh mùa thu mơ màng…
Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những điều trong thấy, từng trải của mình và
thể hiện nó bằng một ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ chân chính…Tất cả là
Page 5
một quá trình lao động, sáng tạo không mệt mỏi của Nguyễn Du để tạo nên một Truyện
Kiều rất độc đáo, rất riêng, mang đậm màu sắc dân tộc.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều.
Truyện Kiều được Nguyễn Du lấy cảm hứng từ tác phẩm Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du lại lựa
chọn một tác phẩm bình thường trong một kho tàng văn học Trung Quốc để dựa vào đó
sáng tác. Trước hết, Nguyễn Du đã thấy được trong xã hội Kim Vân Kiều truyện
không
riêng vì cái xã hội Trung Quốc mà nó còn bao trùm cả cái hình bóng của xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Chính vì thế, khi sáng tác Truyện Kiều Nguyễn
Du đã xây dựng nên một xã hội phong kiến Việt Nam thật sự chứ không đơn thuần là xã
hội Trung Quốc như trong Kim Vân Kiều truyện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến cho
Truyện Kiều được ra đời đó là sự đồng cảm xót thương của Nguyễn Du đối với thân phận
người phụ nữ. Với một vốn sống dày dặn, từng trải, Nguyễn Du đã tận mắt chứng kiến
những người con gái tài hoa, nhan sắc hơn người nhưng lại vô duyên bạc phận. Từ cô
Cầm đến cô ca nữ trong Ngộ gia đệ Cựu cơ ca, cô gái liều tuổi xuân trong Văn chiêu hồn,
họ điều là những người tài hoa nhưng lại bạc mệnh. Và khi đi sứ sang Trung Quốc, có
dịp đi nhiều, hiểu nhiều, chứng kiến những cảnh đời bất hạnh của người phụ nữ, từ nàng
Tiểu Thanh đến Dương Quý Phi và đặc biệt là qua số phận đau khổ của nhân Thuý Kiều
trong Kim Vân Kiều truyện đã khiến Nguyễn Du thật sự xúc động. Đối với Nguyễn Du,
Vương Thuý Kiều không chỉ là một hình tượng văn học, một con người trong xã
hội
Trung Quốc mà đó là đại diện cho những người phụ nữ tài hoa bất hạnh trong xã hội
phong kiến đương thời, nói đúng hơn chính là cái xã hội Việt Nam mà Nguyễn Du đang
sống.
Nói chung, Truyện Kiều Nguyễn Du đã ra đời trên cơ sở của sự cảm thông, thương
tiếc của Nguyễn Du dành cho người phụ nữ. Và chính trong tác phẩm Kim Vân
Kiều
truyện Nguyễn Du đã thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội đương thời, họ
đang khóc, đang vùng vẫy giữa cái xã hội không giành cho họ.
Về thời gian sáng tác Truyện Kiều.
Cho đến nay vấn đề về hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều vẫn chưa được giải quyết
thống nhất, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đồng tình với ý kiến Truyện Kiều được
sáng tác sau khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc. Theo sách Đại nam chính biên liệt
Page 6
truyện, Nguyễn Du soạn thi phẩm Truyện Kiều sau khi đi sứ về (sau năm 1814 - 1820).
Cụ Lê Thước cũng cho rằng thuyết này là đúng nhất, bởi vì trong các sách chép
về
Nguyễn Du thì sách Đại nam chính biên liệt truyện có phần sát với đời sống và việc làm
của ông hơn hết. Lí do thứ hai, ông cho rằng “Truyện Kiều là áng văn hay và cũng là pho
sách giàu kinh nghiệm thực tế về cuộc sống của người đời. Muốn đạt được đỉnh cao của
sáng tác mà Nguyễn Du đa đạt được, tất phải có nhiều từng trải và đã có nếm đủ mùi
ngọt bùi cay đắng, hiểu biết thật sâu sắc nhân tình thế thái, thì lời văn mới có được nhiều
sức sống như áng văn Truyện Kiều.[8,208]
Nhìn chung, về hoàn cảnh sáng tác Truyện Kiều tuy vẫn còn nhiều vấn đề mà
chúng ta cần phải xác minh lại, nhưng dù ra đời vào khoảng thời gian nào thì cái giá trị
mà Truyện Kiều mang lại cho chúng ta vẫn vô cùng to lớn. Truyện Kiều chẳng những đã
góp phần làm cho kho tàng văn học Việt Nam thêm phong phú mà còn khẳng định vị trí,
sự tiến bộ của văn học Việt Nam so với nền văn học thế giới.
1.3. Khái quát thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
1.1.1. Thân phận người phụ nữ trong ca dao dân gian
Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và
tình cảm của người lao động bình dân. Bên cạnh những giai điệu tươi vui và rộn ràng, ta
còn nghe vang vọng không ít những khúc nhạc buồn thương ai oán. Đó là nỗi lòng của
những kiếp người bất hạnh, những cảnh đời trắc trở, éo le. Nổi bật hơn cả là những tiếng
than vãn, bao nỗi niềm của người phụ nữ. Bao nhiêu tâm sự, sầu đau, phiền muộn không
thể tỏ bày cùng ai, người phụ nữ gửi trọn vào những câu hát ca dao than thân tủi phận.
Có lẽ vì vậy, ca dao luôn khắc họa một cách chân thực và đậm nét bi kịch của những thân
phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Đến với ca dao, ta bắt gặp vô vàn
những nỗi đau của người phụ nữ, trong đó nỗi đau khi thể xác bị hành hạ, chà đạp là một
nỗi đau nhức nhối và dai dẳng nhất đối với họ.
Nỗi đau về thể xác
Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn
bị coi thường. nhưng nghịch lý thay dù bị coi thường khinh rẻ nhưng bao nhiểu công việc
lớn nhỏ trong gia đình lại đỗ lên vai họ. Và có biết bao người phụ nữ khi về nhà chồng họ
đã phải gánh luôn cả giang sơn nhà chồng, có con họ phải cam chịu hy sinh vì chồng vì
Page 7
con:
Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải gánh giang san cho chồng.[20,418]
Nỗi đau khổ, sự hy sinh của người phụ nữ luôn diễn ra một cách thầm lặng, chỉ có
những người cùng cảnh ngộ, từng trải mới thấm thía hết những gì họ đang gánh chịu, sự
hy sinh vô bờ bến của họ:
Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay.[20, 419]
Người phụ nữ còn luôn chịu vất vả để nuôi chồng ăn học, đỗ đạt để rạng danh tông tổ.
Nhưng có mấy ông chồng khi đã đỗ đạt nhớ đến cái công của người vợ chốn quê nhà:
Trái cau nho nhỏ,
Cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần,
Mai anh học xa,
Tiền gạo thì của mẹ cha,
Cái nghiên cái bút thật là của em.[20,399]
Có lẽ khi đã bảng vàng treo tên thì ít ông chồng nào còn nhớ đến cái bút, cái
nghiên, những vất vả những hy sinh mà người vợ mình đã chắt chiu để mình công thành
danh toại. Nhưng dù cuộc sống còn lắm những bất công, phủ phàng, nhưng từ trong đau
thương vất vả, người phụ nữ vẫn hiện lên với một tấm lòng cao cả, một trái tim sẵn sàng
hy sinh. Họ không bao giờ biết so đo, tính toán và vị kỉ cho bản thân mình.
Chàng ơi đưa gói thiếp mang
Đưa giương thiếp vác cho chàng đi không.[20,388]
Người phụ nữ là như thế, lúc nào cũng hy sinh và cam chịu tất cả sự vất vả đau khổ
về phần mình. Nhưng hạnh phúc đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến là rất xa
vời, bởi vì đâu phải lúc nào người phụ nữ cũng được chồng thương yêu, cha mẹ chồng,
bà
con bên chồng chấp nhận. Trái ngang cho họ biết bao khi họ đã làm tất cả những gì mình
có thể, hy sinh tất cả những gì mình có nhưng người phụ nữ vẫn không tránh khỏi được
sự
hà khắc, hành hạ của mẹ chồng, bà con bên chồng. Nhiều người phụ nữ chỉ còn biết gửi
Page 8
vào ca dao những tiếng than cay đắng cho than phận, cho cuộc đời ngang trái của mình:
Thân em như cái quả xoài trên cành cây,
Gió đông, gió nam, gió tây, gió bắc.
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành cây,
Một mai rụng xuống biết vào tay ai.
Kìa cành trúc, nọ cành mai
Ông tơ bà nguyện xe hoài chẳng thương
Anh thương em như bác mẹ, họ hàng chẳng thương. [20, 340]
Và hình ảnh người mẹ chồng với những định kiến hà khắc, cay nghiệt đã ám ảnh
những nàng dâu khiến cho họ ăn không ngon, ngủ không yên giấc:
Đói thì ăn khế ăn sung
Trong thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi. [20, 440]
Đôi khi uất ức quá đổi người phụ nữ chỉ biết gửi gắm vào ca dao những tiếng khóc,
những lời oán trách cho thân phận mình:
Thương chồng phải khóc mụ gia
Gẫm tôi với mụ có bà con chi. [20, 440]
Đối với xã hội phong kiến ngày xưa, mẹ chồng luôn là một sự sợ hãi, một niềm lo
lắng với tất cả người phụ nữ nào về nhà chồng. Nhưng hình như không ai tránh khỏi được
nạn kiếp đó. Có người còn đau đớn thốt lên:
Chê mẹ chồng trước đánh đau
Gặp mẹ chồng sau mau đánh.[20, 440]
Chính vì thế, người phụ nữ thà chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, lam lũ để được
hạnh phúc, yên bình, còn hơn cuộc sống giàu sang mà chịu cảnh nước mắt ngắn dài, xót
xa. Họ chọn chồng nhưng tiêu chí đầu tiên không phải vì giàu sang phú quí mà vì cha mẹ
hiền lành.
Chẳng tham nhà ngói ba toà,
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.[20, 438]
Nếu chỉ có mình mẹ chồng hành hạ thì cũng đủ làm cho người phụ nữ đau khổ,
nhưng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không chỉ làm dâu mẹ chồng mà luôn cả chị
em chồng, dòng họ chồng, mà cay nghiệt nhất là những cô em chồng:
Page 9
Làm dâu vụng nấu vụng kho,
Chồng không bắt bẻ mụ o nhúng trề. [20, 437]
Và đôi lúc sự ám ảnh của những cô em chồng không thua kém gì những bà mẹ
chồng:
Một trăm ông chú không lo
Lo về một nỗi mụ o nỏ mòm.[20,437]
Tuy lo sợ vậy nhưng làm sao họ có thể tránh khỏi được sự lườm nguýt, nặng nhẹ
của những cô em chồng, chị chồng:
Bưng được miệng chĩnh, miệng vò,
Nào ai bưng dược miệng o, miệng dì.[20, 437]
Người phụ nữ cũng là con người, họ cũng có trái tim, họ cũng được tạo ra bằng da,
bằng thịt như bao nhiêu người khác nhưng họ phải luôn gánh chịu mọi sự vắt vả, hành hạ
từ mọi mặt. Động lực duy nhất giúp họ có thể vượt qua chỉ có thể là tình yêu của họ dành
cho chồng. Nhưng đau đớn biết bao khi động lực cuối cùng giúp họ vượt qua mọi khó
khăn, đau khổ trong cuộc sống cũng không còn là điểm tựa của họ, chính người chồng
mà
họ yêu thương nhất, chỗ dựa tinh thần duy nhất khi họ về nhà chồng cũng đã sụp đỗ hoàn
toàn:
Cái cò là cái cò quăm,
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai.
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm.[20, 392]
Nhưng dù thể xác có bị hành hạ nhức nhói đến đâu thì đó cũng chỉ là vết thương
bên ngoài. Tuy nó nhức nhói, đau buốt nhưng đến một lúc nào đó thời gian sẽ xoa dịu đi
nỗi đau đó. Còn nỗi đau về tinh thần? Có lẽ nó sẽ không bao giờ dứt. Nó day dẳng và ám
ảnh người phụ nữ suốt cuộc đời.
Nỗi đau về tinh thần
Bi kịch tinh thần đầu tiên đối với người phụ nữ là bi kịch về thân phận.
Sống trong xã hội phong kiến nam trọng nữ khinh người phụ nữ luôn tự ý thức về
vị trí của mình. Họ luôn chịu mọi thiệt thòi, bất công mà xã hội phong kiến đã áp đặt cho
Page 10
họ. Thế nhưng, càng cam chịu, càng cố gắng họ càng rơi vào vòng xoáy bi kịch.
Cuộc
sống, hạnh phúc của người phụ nữ hoàn toàn không còn là của chính họ nữa. Đau đớn,
xót xa cho thân phận của mình biết bao cô gái đã gửi vào ca dao những giọt nước mắt
khóc thầm trong ai oán:
Thân em như trái bần trôi
Sống dập gió dồi biết tấp vào đâu.
Hình ảnh trái bần trôi lênh đênh trên mặt nước bị sống dập gió dồi phải chăng là
cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh
trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối.
Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ
nữ
không thể vươn lên:
Em như con hạc đầu đinh
Muốn bay không nhắc nổi mình mà bay. [20, 223]
Chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh
phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào trong nhờ đục
chịu. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa, người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự
bất
bình đẳng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ
thể hiện một lần trong ca dao:
Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa,
Đạo phu thê như đũa nên đôi.
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.
Và đôi khi người phụ nữ còn gửi cả hạnh phúc cuộc đời mình vào sự may rủi của
tạo hoá, trời già:
Bắc thang lên hỏi thử ông trời già,
Phải rằng phận gái hạt mưa sa giữa trời.
May ra gặp được giếng khơi,
Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.
Chẳng may số phận gian nan,
Page 11
Lầm than cũng chịu, dễ phàn nàn cùng ai. [20, 354]
Người phụ nữ chỉ biết trong chờ vào sự may rủi là chuyện thường thấy trong ca
dao, bởi vì ngay cả quyền lựa chọn hôn nhân, hạnh phúc cả đời mình mà họ còn không có
được. Bao nỗi u uất, đau khổ đã khiến họ bật lên những tiếng khóc nức nở trong ca dao:
Mẹ tôi tham thúng xôi rền,
Tham con lợn béo, tham tiền cảnh hưng.
Tôi đã bảo mẹ tôi đừng,
Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngay vào.
Bây giờ chông thấp vợ cao,
Như đôi đũa lệnh so sao cho bằng.[20,392]
Hôn nhân là một hỷ sự, một chuyện đáng chúc mừng, nhưng hôn nhân đối với
người phụ nữ trong xã hội phong kiến lại là con đường đầy gian nan, trắc trở, biết bao
trông gai đang trực chờ họ.
Đường đi những lách cùng lau,
Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.[20, 388]
Và những lúc cô đơn, vắng vẻ họ lại khóc một mình cho một cuộc tình duyên
không cân xứng.
Gà tơ xào với mướp già,
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mười.
Ra đường chị giễu em cười,
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng.
Đêm nằm tưởng cái gối bong,
Giật mình gối phải gâu chồng nằm bên.
Sụt sùi tủi phận hờn duyên,
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.[20, 394]
Khi rơi vào con đường đen tối, mù mịt, bế tắt thì chỉ mình họ cam chịu. Biết đỗ
lỗi cho ai? Trách hờn ai? Dù có trách hờn đi nữa họ cũng đâu dám nói ra, vì áo mặc sao
qua khỏi đầu. Họ chỉ còn biết gửi gấm vào ca dao những tâm sự những nỗi niềm chua xót
cho chính mình và cho thân phận của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể
bi kịch thân phận, nỗi đau không làm chủ được cuộc đời là bi kịch tinh thân day dẳng,
da diết đối với người phụ nữ. Còn gì đau đớn, xót xa hơn khi người phụ nữ sống nhưng
Page 12
không được sống. Họ chỉ là trái bần trôi, tấm lụa đào, con hạc đầu đình mặc cho
cuộc
sống đưa đẩy, tạo hoá xoay dần. Để rồi ai biết đâu trong những lúc thanh vắng, cô đơn
một mình họ lại sụt sùi khóc cho thân phận hẩm hui, cho số kiếp của mình.
Trong nỗi đau tinh thần đó, ngoài bi kịch thân phận, nỗi đau không làm chủ được
cuộc đời thì có lẽ cảnh chồng chung là một bi kịch đau đớn, cay đắng nhất đối với người
phụ nữ.
Nỗi đau về kiếp chồng chung
Không có hạnh phúc, mất đi hạnh phúc liệu có đau hơn phải xé lẻ hạnh phúc, nhất
là trong hôn nhân, nơi mà mỗi con người đều mong muốn được hưởng hạnh phúc trọn
vẹn, tuyệt đối. Đọc ca dao, ta mới vỡ lẽ ra rằng cái kiếp chồng chung, chồng người lại
đắng cay và khổ đau biết bao nhiêu. Nào ai hiểu, ai thông cảm cho kiếp làm lẽ, kiếp vay
mượn, chia sẽ tình cảm với người ta, biết bao nỗi niềm không thể tỏ bày, họ chỉ biết
mượn
ca dao để giải tỏa những phiền muộn chất chứa trong lòng :
Lấy chồng làm lẽ khổ thay,
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công.
Đến tối chị giữ mất chồng,
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.
Đến sáng chị gọi: bớ Hai,
Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo.
Vì chưng bác mẹ tôi ngoài,
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai. [20, 208]
Kiếp làm lẽ là thế, làm con ở còn được tính tháng trả lương, còn thân phận làm lẽ
phải chịu biết bao uất ức mà không nói được thành lời. Mang tiếng có chồng mà còn thua
không có, lại phải chịu cảnh bị vợ cả hành hạ đủ điều. Nhưng cái đau khổ nhất trong kiếp
chồng chung, kiếp làm lẽ không phải là nỗi đau, sự giày vò về thể xác mà là sự đau đớn
về mặt tinh thần. Và đôi lúc kiếp làm lẽ chồng chung đã khiến bao người phụ nữ bị ám
ảnh kinh hoàng:
Thân em làm lẽ chẳng hề,
Có như chính thất mà lê giữa đường.
Tối tối chị giữ mất buồn,
Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò.
Page 13
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho,
Đến khi chồng xuống gà đã o o gấy dồn.
Chém cha con gà kia sao mày vội gáy dồn?
Mày làm tao mất vía kinh hồn vì nỗi chồng con. [20, 408]
Sống kiếp làm lẽ người phụ nữ luôn tự ý thức về thân phận, địa vị của mình, cả
chuyện làm vợ người phụ nữ cũng luôn phải lo sợ. Họ dám trách ai đây nên chỉ có quyền
hờn trách con gà vô tội, chính nó làm cho hạnh phúc, muộn màng, nhỏ nhoi của kiếp làm
lẽ cùng không tròn. Đau đớn, nhức nhói khiến cho người phụ nữ sống kiếp làm lẽ phải
gửi vào trong ca dao lời cảnh báo cho tất cả người phụ nữ về kiếp chồng chung ;
Đói lòng ăn nắm lá sung,
Chồng một thì lấy, chồng chung xin đừng. [20,409]
Hay
Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng,
Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta.
Chớ tham vóc liễu trừu hoa,
Có chồng làm lẽ người ta giày vò. [20, 408]
Trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng chung, thấp thoáng đâu đó ta
bắt gặp những nạn nhân của thói có mới nới cũ. Tất cả những đau khổ về hôn nhân của
người phụ nữ phần lớn đều do thói trăng hoa bay bướm của những ông chồng mang lại.
Và trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường để giữ hạnh phúc giữa những
người phụ nữ, người đau khổ nhất vẫn là họ. Nhưng có lẽ dù thắng hay thua cả vợ lẽ và
vợ cả cũng không ai được hạnh phúc trọn vẹn. Bước ra từ những đổ vỡ ấy, những người
vợ chợt nhận ra niềm vui gia đình, hạnh phúc hôn nhân mà trước đây cuộc đời đã hào
phóng ban tặng cho họ thực chất chỉ là ảo tưởng xa vời. Họ lại trở về là chính họ, những
con người chưa từng mảy may chạm tới được thiên đường hạnh phúc! Nhưng họ vẫn âm
thầm cam chịu:
Cá rô canh cải nấu gừng,
Không ăn thì chớ, xin đừng mỉa mai.
Khuyên chàng đừng ở đơn sai,
Vắng mặt chàng sẽ yêu ai mặc lòng.
Page 14
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến dưới chế độ nam quyền họ thừa biết bồn
phận và vị trí của họ trong gia đình. Đối với quan hệ vợ chồng họ chấp nhận sống cảnh:
Trai làm nên năm thê bảy thiếp
Gái làm nên thủ tiết thờ chồng. [20, 407]
Nhưng đau đớn biết bao khi động lực cuối cùng giúp họ vượt qua mọi khó khăn,
đau khổ trong cuộc sống cũng không còn là điểm tựa của họ, chính người chồng mà họ
yêu thương nhất, chỗ dựa tinh thần duy nhất khi họ về nhà chồng cũng đã sụp đỗ hoàn
toàn. Họ đã hy sinh tất cả những gì họ có thể, chịu biết bao đau khổ vì chồng vì con chỉ
mong giữ được một chút hạnh phúc. Ấy vậy mà đáp lại mong ước giản dị của họ là sự
phụ
bạc phũ phàng của những ông chồng gió trăng:
Khi nào anh bủng anh beo,
Tay cất chén nước tay đèo múi chanh.
Bây giờ anh khỏi anh lành,
Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi. [20, 393]
Hạnh phúc đối với người phụ nữ sao xa vời quá. Suốt cuộc đời họ chỉ vẹn chữ
thủy chung vun xới tình cảm, hạnh phúc gia đình nhưng kết quả mà họ thu được chỉ là
những nỗi đau.
Ngoài bi kịch tinh thần khi phải sống cảnh chồng chung, bị chồng phụ bạc, người
phụ nữ còn phải ngậm đắng nuốt cay trong những cuộc tình duyên không hạnh phúc.
Nỗi đau tinh thần khi hôn nhân không hạnh phúc
Người phụ nữ còn gửi gắm vào trong ca dao biết bao tâm sự của mình về nỗi khổ
lấy phải người chồng không xứng lứa vừa đôi, lấy phải ông chồng chỉ biết ăn chơi cờ bạc.
Nhiều người phụ nữ chỉ biết gửi vào ca dao sự hối tiếc của mình với bao nỗi uất ức nghẹn
ngào vào cuộc hôn nhân không hạnh phúc:
Trách duyên, lại giận trăng già,
Xe tơ lẫm lỗi, hóa ra chỉ mành.
Biết ai than thở sự tình,
Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi!
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi,
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay.
Page 15
Cả ngày chỉ rượu sưa say,
Khi nay thuốc phiện, khi nay tài bàn.
Nói ra mang tiếng phủ phàng,
Nín đi thì não can tràng biết bao!
Cũng thì phận gái má đào,
Người thì gặp được anh hào đảm đang.
Mình thì cũng dự phấn hương,
Gặp nơi liêu lỏng chẳng thương chút nào. [20, 397]
Nỗi đau goá bụa
Trong ca dao xưa ta còn thấy nổi bật lên cho thân phận người phụ nữ đó là nỗi đau
goá bụa. Vì những quan niệm cổ hủ hà khắc người phụ nữ bị buộc phải hy sinh tuổi xuân,
sống trong sự cô đơn, lạnh lẽo để thủ tiết thờ chồng. Rất nhiều góa phụ trẻ đã phải
gửi
vào ca dao tiếng than vãn nỉ non cho kiếp góa bụa của mình:
Lênh đênh chiếc bách giữa dòng
Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.
Gió đưa cây trúc ngã quỳ
Ba năm chực tuyết còn gì là xuân.
Và càng đau đớn chua xót hơn khi phải sống mà chịu cảnh:
Tay em cầm nắm nhang, cây tắt, cây đỏ,
Tay em bứt ngọn cỏ, lá héo, lá khô.
Tay em bồng đứa con thơ, vun nấm xoa mồ
Khổ cam phận khổ biết khi mô cho chộ chàng.[20, 411]
Cuộc đời người góa phụ trẻ hẩm hiu, buồn tẻ và sẽ ra sao khi phải một thân một
mình nuôi con dại. Người phụ nữ hoàn toàn không còn chỗ dựa, họ sống bơ vơ, trơ trội
trong sự cô đơn chỉ còn biết dựa vào tay em. Điều họ được làm đó là vun xới cho ngôi
mộ chưa xanh cỏ tiếc thương cho người chồng đã mất, và khóc cho một thời gian hạnh
phúc ngắn ngủi chỉ còn là một quá khứ. Họ cũng không có quyền nghĩ đến tương lai đẹp
đẽ. Cuộc sống như thế có hơn gì họ đã tự giết mình trong sự cô đơn. Và ai đã khiến người
phụ nữ phải chịu cảnh chết dần như thế? Đó chính là xã hội phong kiến với bao định kiến
khắt khe cay độc dành cho số phận của tất cả phụ nữ.
Page 16
Có thể nói ca dao là phương tiện để người phụ nữ bình dân có thể bộc lộ những
tâm sự, những nỗi niềm riêng tư, những đau khổ, cay đắng và những giọt nước mắt xót xa
cho một kiếp người bất hạnh trong xã hội phong kiến. Trong ca dao, có đôi khi xuất hiện
những tiếng cười, nhưng phần lớn đó cũng chỉ là những tiếng cười đau xót, những tiếng
cười của người Những lúc buồn tênh thì lại cười. Ca dao đã phản ánh được bộ mặt đa
diện của xã hội cũng như những bất công mà người phụ nữ đã gánh chịu.
Nhưng không chỉ trong ca dao người phụ nữ mới nói nói lên những tâm sự của
mình, mà cả trong văn học trung đai giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, người
phụ nữ đã xuất hiện và trở thành một đề tài chính trong các sáng tác văn học đương thời.
1.1.2 Thân phận người phụ nữ trong văn học trung đại giai đoạn cuối thế kỉ XVIII
nủađầu thế kỉ XIX.
Trong nền văn học Việt Nam chưa có giai đoạn văn học nào hình ảnh người phụ
nữ lại xuất hiện văn chương và cất lên tiếng nói da diết, đau đớn cho thân phận của mình
như giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Và có thể nói, không có giai
đoạn văn học nào lại viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc về người phụ nữ như giai đoạn văn
học này. Hình như đã thành một quy luật phổ biến là bất kì một nền văn hoc nào khi ra
đời một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thì vấn đề người phụ nữ lại được đặt lên hàng đầu.
Điều đó cũng là lẽ tất nhiên, bời vì trong xã hội phong kiến, người phụ nữ là người bị áp
bức nặng nề nhất. Họ không chỉ bị áp bức về phương diện giai cấp mà còn bị áp bức về
phương diện giới tính. Không phải chỉ người phụ nữ nghèo mới khổ, mà nhiều người phụ
nữ xuất thân trong tầng lớp giàu vẫn khổ. Họ không chỉ khổ về vật chất mà nhiều khi rất
khổ nhục về tinh thần, về tình cảm.
Mỗi người phụ nữ điều có những cái khổ, những nỗi đau riêng nhưng họ lại không
thể cất lên tiếng nói cho mình. Có ai ngờ đâu trong cung vàng điện ngọc lại có biết bao
người phụ nữ ngày đêm cất lên những tiếng khóc nỉ non và oai oán cho thân phận của
mình. Họ chết dần chết mòn trong sự cô đơn, lạnh lẽo. Hơn ai hết, Nguyễn Gia Thiều,
một người đã từng sinh ra lớn lên trong cung vua phủ chúa, ông đã chứng kiến biết bao
cô gái phải chịu cảnh giam tuổi xuân trong cung cấm chỉ vì nhan sắc hơn người. Thấu
hiểu được tâm sự của bao cung phi, mỹ nữ, cung nữ, thấm thía hết nỗi đau mà họ đanh
gánh chịu, Nguyễn Gia Thiều đã thay họ nói lên những tâm sự cay đắng, những nỗi lòng
đau đớn của họ qua Cung oán ngâm
Page 17
CUNG OÁN NGÂM KHÚC
Có thể nói Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều cũng là một khúc ngâm não
lòng cho kiếp tài hoa bạc mệnh của người cung nữ. Cung oán ngâm còn là một bi kịch
thân phận đau đớn của người cung nữ nơi chốn cung vua phủ chúa. Một người con gái
đang bước vào tuổi mộng mơ, đẹp đẽ nhất của đời con gái Nhị hoa chưa mỉm
miệng
cười. Tài sắc của nàng đã khiến cho bao người ngưỡng mộ:
Vẻ phù dung một đóa khe tươi. [10, 243]
Và
Khóe thu ba rợn sóng khuynh thành. [10, 243]
Vẻ đẹp của nàng rực rỡ, ngây ngất lòng người, hơn cả những bậc giai nhân như
Tây Thi, Hằng Nga. Nhưng tài năng của nàng làm cho người khác ganh tị:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.
Cờ tiên rượu thánh ai đang,
LưuLinh, Đế Thích là làng tri âm.[10, 244]
Một người con gái tài sắc vang lừng trong nước lại được đấng quân vương để mắt
tới. Đáng lẽ người ấy phải được hưởng vinh hoa phú quý, hạnh phúc trọn đời. Nhưng
người cung phi bất hạnh này sau lần hạnh phúc ân ái chớp nhoáng nàng đã phải chịu cuộc
sống đọa đày, cô đơn, lạnh lẽo chốn thâm cung. Một người phụ nữ tài sắc đáng lẽ nàng
phải được sống một cuộc sống êm đềm hạnh phúc nhưng nàng phải chấp nhận cuộc sống
chết mòn trong sầu đau, trăn trở, day dứt. Bước vào tuổi xuân rực rỡ nhất với bao khát
vọng cháy bỏng về tương lai, hạnh phúc, nàng lại phải tự giết đời mình trong cuộc sống
cô đơn, chết dần chết mòn trong đợi chờ tuyệt vọng:
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,
Chơi hoa cho rữa, nhị dần lai thôi. [10, 252]
Cuối cùng, cuộc sống đày đoạ thể xác, tinh thần đã khiến cho một người phụ nữ
liễu yếu đào tơ cũng phải cất lên tiếng thét não lòng cho sự bất công, đau đớn mà nàng
gánh chịu:
Giết nhau chẳng nọ dao cầu,
Page 18
Giết nhau bằng nỗi u sầu độc chưa? [10, 253]
Đau đớn, xót xa khi người cung nữ không làm chủ được bản thân mình, hạnh phúc
cuộc đời mình, nàng phải chịu sống cô đơn lạnh lẽo, héo úa tuổi xuân đang lúc rực rỡ
nhất của người con gái. Có lúc bức bách người phụ nữ đã suy nghĩ đến chuyện:
Dang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra! [10, 253]
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của nàng bởi vì cánh của cung đình cao ngất kia làm sao
nàng có thể vượt qua, một người phụ nữ yếu đuối, bé nhỏ như nàng làm sao có thể chống
lại những quy định, tập tục, lễ giáo của xã phong kiến cay nghiệt ấy. Và rồi có lẽ nàng
cũng giống như biết bao người cung nữ khác, chết dần, chết mòn trong sự cô đơn, đau
khổ tột cùng.
Đó là một hiện thực xót xa, cay đắng đối với người phụ nữ khi không làm chủ
được cuộc đời, hạnh phúc của chính họ mà Nguyễn Gia Thiều đã thay họ nói lên những
điều mà có lẽ họ chưa bao giờ được nói. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đã
phản ánh được thực trạng; Chính cái trụy lạc của bọn vua qua phong kiến đã tàn phá, đã
đày ải những người phụ nữ tài sắc. Đó là một thực tế mà không chỉ trong xã hội phong
kiến Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng có biết bao cô gái tài sắc nhưng đã phải chết
trong cung cấm, và thê thảm hơn có biết bao số phận bất hạnh khác như Bao Tự, Dương
Quý Phi, họ phải chết một cách oan uổng mà nghìn năm họ chưa rữa sạch được tiếng oan
cho mình.
Có thể nói, giai đoạn này hình ảnh người phụ nữ được khai thác một cách sâu sắc
với nhiều khía cạnh khác nhau. Và đặc biệt văn học đã rất chú trọng đến đời sống nội
tâm của người phụ nữ, chú trong đến những mặt đời sống tinh thần của những con người
thuộc tầng lớp bất hạnh nhất trong xã hôi. Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn đã thể hiện rất rõ điều đó.
CHINH PHỤ NGÂM
Đầu tiên, trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, chúng ta bắt gặp nỗi đau khổ
của một người thiếu phụ phải chịu cảnh đợi chồng trong sự nhớ nhung sầu muộn, héo hắt
tuổi xuân vì chồng tham gia vào những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, một đôi vợ chồng trẻ đang sống
trong hạnh phúc, yên ổn thì chiến tranh xảy ra, vì ý thức về nghĩa vụ, vì danh dự của
Page 19
tranh nam nhi hào kiệt và đây cũng là dịp lập công danh đem vinh hiển về cho gia đình,
nên người chinh phụ đã khuyên chồng xếp bút nghiêng theo chuyện đao cung. Vì thế họ
bị đẩy đến một cuộc chia li, người chinh phụ sẽ nói vì trước thực tế tàn nhẫn này. Bên
cạnh nỗi buồn, nỗi lưu luyến, sầu muộn, người chinh phụ đã khẳng khái nói:
Phép công là trọng, niềm tây sá gì, [5, tr16]
………...
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiêng theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm thề quyết chẳng dung giặc trời. [5, 36]
Người chinh phụ làm tròn bổn phận của một bề tôi, một người vợ, khuyến khích
chồng lên đường ra trận địa, nhưng phía sau sự khuyến khích đó là một nỗi đau quằn quại
của kẻ ở lại mà có lẽ chỉ mình người chinh phụ mới thấm thía hết.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
Quân đưa chàng rủi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng. [5, 46]
Một người chinh phụ trẻ, nàng đã vì việc công, phép vua mà hy sinh hạnh phúc
lứa đôi, hạnh phúc riêng tư của bản thân mình, nhưng nàng lại không ngờ quyết định hy
sinh của nàng lại màng đến cho nàng sự đau khổ, hối tiếc đến tột cùng. Người chinh phụ
đã phải sống trong sự nhớ nhung, vắng bặt tin chồng. Đau đớn hơn khi nàng nhận ra rằng
đường ra chiến địa mà nàng đã khuyến khích chồng mình đi không đẹp đẽ và rực rỡ như
nàng tưởng tượng, mà đầy bao nguy hiểm và khắc nghiệt:
Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghĩ mát phương nao?
Xưa nay chiến địa dường bao,
Nội khuôn muôn dặm xiết bao dãi dầu. [5, 50]
Và người chinh phụ bắt đầu nhìn thấy kết cục bi thảm của chồng mình ở chốn đạn
lạc tên rơi:
Chinh phu sĩ tử mấy người,
Nào ai mặt dặn, nào ai gọi hồn?
Page 20
Nếu còn có thể quay về thì chồng nàng đã trở thành một ông cụ mắt mờ, tóc bạc.
Phận trai già ruổi chiến trường
Chàng siêu mái tóc điểm sương mới về.
Nhưng dù kết quả có ra sao thì người chinh phụ vẫn vững lòng chờ đợi. Càng
chờ đợi thì tin tức của chồng lại càng vắng biệt. Vì vậy nàng đã phải sống trong một tâm
trạng vừa chờ đợi, hy vọng và thất vọng đến chua chát. Đau khổ vì chờ đợi, vì tuyệt vọng
khiến cho một thiếu phụ tuổi đang xuân phải héo tàn, gầy guộc:
Trăm cày, xiêm giắt then thùng,
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo. [5, 174]
Nỗi sầu muộn, niềm khao khát, mơ ước gặp lại chồng nàng đã đưa nàng vào
những cơn mộng mị;
Duy còn hồn mộng được gần,
Đêm đêm thường đến giang tân cùng tìm.
Tìm chàng thuở dương đài lối cũ.
Gặp chàng nơi tương phố bến xưa. [5, 84]
Nhưng mộng quá ngủi, vả lại mộng vẫn là mộng, thực vẫn là thực, hai trạng thái
này không thể thay thế cho nhau được. Trái lại, cái đẹp đẽ của hồn mộng càng làm cho
nàng thêm chua xót hơn mà thôi:
Sum vầy mấy lúc tình cờ,
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.
Giận thiếp thân lại không bằng mộng,
Giận chàng bến Lũng thành Quan.
Khi mơ những tiếc khi tàn,
Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không. [5, 86]
Người chinh phụ đã khai thác hết mọi khả năng, mong làm cho mình bớt sầu, bớt
khổ, mong gặp lại chồng thân yêu nhưng đằng nào cũng thấy dựng lên những bức tường
cao ngất. Bế tắt, tuyệt vọng người chinh phụ đã thốt lên:
Lòng này hoá đá cũng nên,
E không lệ ngọc mà lên trông lầu. [5, 95]
Đến đây cơn khủng hoảng tinh thần trong con người chinh phụ đã lên đến đỉnh
điểm, con người cá nhân trong nàng bắt đầu cất lên tiếng nói gây gắt, nàng hối hận vì
Page 21
giấc mộng công hầu mà để chồng ra đi chinh chiến, để rồi hạnh phúc tuổi xuân, hạnh
phúc tình yêu gia đình đều dang dở.
Chinh Phụ Ngâm là lời than thở bi đát về cuộc sống lẽ loi của người phụ nữ. Cái
ý thức đầu tiên rõ rệt nhất đối với người chinh phụ là chiến tranh đã làm cho vợ chồng
nàng phải chia lìa đôi ngả một cách phi lý, không chấp nhận được. Tuy người chinh phụ
chưa ý thức được rằng cuộc chiến tranh mà chồng nàng đang tham gia thật chất chỉ là
một cuộc chiến phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến. Chính sự ích kỉ, sự tranh quyền
đoạt lợi giữa các tầng lớp thống trị, đẩy con người vào những cuộc sống éo le, ngang trái,
vợ xa chồng, con xa cha… Nhưng đau đớn, bi thảm nhất dưới chế độ phong kiến vẫn là
những người phụ nữ, một thân phận nhỏ bé, mong manh và không có tiếng nói trong xã
hội.
Sau nỗi đau của người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đề
tài về thân phận người phụ nữ ngày càng được khai thác phong phú, đa dạng về nhiều
phương diện và ngày càng sâu sắc hơn. Trong đó tiêu biểu nhất là hình ảnh người phụ nữ
trong thơ Hồ Xuân Hương:
Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Có thể nói không có sự lệ thuộc nào bằng sự lệ thuộc của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến, pháp luật, lễ giáo, tập tục, tam tòng tứ đức đã biến người phụ nữ
thành
vật sở hữu của cánh đàn ông, là vật sở hữu của cha của chồng. Đặc biệt là thuyết tam
tòng gần như đã biến người phụ nữ thành một tội nhân, một tù nhân thật sự. Suốt cuộc
đời họ phải sống trong sự phụ thuộc: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng
tử. Họ bị tước đoạt mọi quyền lợi, kể cả quyền được yêu, quyền làm chủ cuộc đời mình.
Cũng là phụ nữ, lại là người chịu nhiều sự bất hạnh, cay đắng trong cuộc sống cũng như
trong chuyện tình duyên nên hơn ai hết Hồ Xuân Hương đã thấu hiểu, thấm thía hết nỗi
đau của thân phận người phụ nữ. Chính vì thế, Hồ Xuân hương đã dành một mảng thơ
của mình để viết về người phụ nữ cũng như chính bản thân bà.
Trong bài thơ Bánh trôi nước, một bài thơ có thể do bà sáng tác lúc còn trẻ, khi
nhà thơ chưa vấp ngã nhiều trên đương đời. Song bài thơ lại làm cho người đọc nao lòng
bởi lẽ Hồ Xuân Hương đã nói lên được một thực tế đau xót rằng: số phận người phụ nữ
không ở bản thân mình, cái quyết định cuộc đời người phụ nữ nằm bên ngoài họ. Và càng
đau xót hơn, bởi từ lúc còn rất trẻ mà Xuân Hương đã nhận ra được hiện thực cay đắng,
Page 22
ngiệt ngã ấy.
Thân em vừa trắng lại vùa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm long son. [19, tr10]
Người phụ nữ với vẽ đẹp hoàn thiện vừa trắng lại vừa tròn, đáng lí phải được
sống một cuộc sống hạnh phúc nhưng họ lại phải chịu cảnh bảy nổi ba chìm với nước
non, phải chịu biết bao đau khổ, bất công trong xã hội phong kiến. Đau đớn hơn khi rắn
nát hạnh phúc, đau khổ của người phụ nữ lại phụ thuộc vào người nắn, người cha, người
chồng. Đó là một thực tế phũ phàng mà không người phụ nữ nào có thể thoát ra được
vòng vây luẩn quẩn đó. Để rồi nhà thơ phụ nữ này cất lên tiếng nói chung cho thân phận
của mình và biết bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, họ chỉ là Chiếc bách
giữa dòng.
Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh. [19, 18]
Bài thơ là một lời tự bạch của người phụ nữ về cuộc đời và thân phận của mình.
Người phụ nữ đã thấy được cuộc đời mình giống như một con thuyền nhỏ trôi nổi giữa
dòng đời đen bạc, hiện tại, tương lai đều tuột khỏi tay mình:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thay kẻ rắp xuôi ghềnh.[19, 18]
Càng cố gắng vùng vẫy, đấu tranh người phụ nữ lại càng đau khổ, tuyệt vọng. Sự
cô đơn, trống vắng, chán chường khiến cho một người phụ nữ quả cảm, tự tin như Hồ
Xuân Hương cũng đành buông xuôi phó mặc cho số phận nổi trôi:
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh. [19, 18]
Page 23
Có thể nói bài thơ Tự tình III và bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã
góp phần khắc sâu nỗi đau không làm chủ được cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng trong
thơ bà đâu chỉ có nỗi đau của người phụ nữ không định đoạt được hạnh phúc cuộc đời
mình mà trong thơ bà còn văng vẳng tiếng khóc, tiếng oán than của người phụ nữ sống
kiếp làm lẽ.
Trong cuộc đời cũ, làm lẽ là một hiện tượng phổ biến, có biết bao người phụ nữ vì
nghịch cảnh đã phải vấn thân vào con đường ngang trái đó. Có thể nói Hồ Xuân Hương
cũng là nhà thơ đầu tiên viết một cách sâu sắc nỗi đau đớn đến tê tái của kiếp
chồng
chung mà người phụ nữ phải gánh chịu. Hồ Xuân Hương làm được điều quý giá ấy bởi lẽ
bà đã ít nhiều nếm trải được cuộc đời làm lẽ mọn. Bà đã ít nhất một lần phải chịu cảnh:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. [19, 28]
Một người ấm áp, hạnh phúc, đẹp đẽ trong chiếc chăn bông, một kẻ thì phải chịu
sự cô đơn, lạnh lẽo. Và người chịu sự lạnh lẽo không ai khác mà đó chính là người vợ lẽ,
một kiếp người không có vị trí trong xã hội lại là một con ở không công khi về làm lẽ nhà
chồng. Cay nghiệt hơn, mang tiếng có chồng nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Quan hệ vợ
chồng đối với người vợ lẽ chỉ là sự ban bố, phân phát một cách tùy hứng. Cái gọi là hạnh
phúc ở đây lại trở thành vấn đề đơn phương bất bình đẳng:
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không. [19, 28]
Nhưng đau đớn hơn khi người vợ lẽ lại càng cố gắng tìm kiếm hạnh phúc thì hạnh
phúc lại càng xa tằm tay của họ, và tất cả họ làm chỉ là vô nghĩa, họ chỉ là một con ở
không công, không hơn không kém, họ chẳng những bị bóc lột về sức lao động mà còn bị
sĩ nhục về mặt nhân phẩm, tinh thần:
Cố đăm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.[19, 28]
Chính sự trái ngang, đau khổ của cuộc đời làm lẽ đã khiến cho biết bao người phụ
nữ trong xã hội phong kiến phải kinh sợ hãi hùng. Cuộc sống có chồng làm lẽ đối với họ
còn cay đắng, đáng sợ hơn cuộc sống cô đơn của kiếp không chồng;
Thân này nếu biết nhường nảy nhỉ,
Thà trước thôi dành ở vậy xong.[19, 28]
Page 24
Có thể nói đây là một sự hối hận và chấp nhận buông xuôi cuộc sống của người
phụ nữ trong cái xã hội cay nghiệt đó. Đây cũng là một lời tố cáo chế độ đa thê trong
xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào những con đường bết tắt, tăm tối. Họ chẳng
những mất đi tình yêu, hạnh phúc mà còn bị sĩ nhục, chà đạp về nhân phẩm. Và cuối
cùng, cũng với thân phận làm lẽ và chịu biết bao đau thương chua xót trong cảnh Mảnh
tình san xẽ tí con con, Hồ Xuân Hương đã phản ứng lại cái xã hội phong kiến, bất công
nam quyền đó bằng một tiếng chửi độc đáo, hiếm thấy trong văn học trung đại:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. [19, 28]
Câu thơ của Hồ Xuân Hương không đơn thuần là một lời chửi cái kiếp lấy chồng
chung mà trong đó còn chất chứa biết bao sự căm phẫn, đau đớn, uất ức của người phụ
nữ dưới chế độ phong kiến độc tài. Ngoài ra, Hồ Xuân Hương cũng đã cất lên tiếng nói
đồng cảm cho những người phụ nữ chịu cảnh dở dang, bà cũng phản ứng lại những tập
tục phong kiến khắc nghiệt tàn bạo đối với người phụ nữ trong bài thơ Sự dở dang:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Không có nhưng mà có mới ngoan.[19, 30]
Có thể nói, viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết được những điều mà
không mấy nhà thơ của thời đại viết được. Tuy chưa nói đến toàn bộ nỗi đau của người
phụ nữ nhưng bà đã phản ánh được những bi kịch, những nổi đau đớn nhức nhói mà chỉ
riêng người phụ nữ dưới chế độ phong kiến phải chịu đựng. Hồ Xuân Hương thật
sự
xứng đáng là nhà thơ phụ nữ. Những bài thơ viết về người phụ nữ của bà đã thật sự hòa
vào tiếng nói chung của văn học thời đại để nói lên tiếng nói về cuộc đời bất hạnh của
những người phụ nữ.
Với sự đóng góp của Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương.v.v..
Người phụ nữ đã thật sự trở thành một đề tài chính, một hình ảnh quen thuộc trong văn
học lúc bấy giờ. Nhưng sự xuất hiện của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không chỉ đưa
người phụ nữ vào các sáng tác văn học mà ông còn trả họ về với đúng giá trị thực của họ.
Trong trang viết của ông, lần đầu tiên những người phụ nữ bị chà đạp, bị xã hội khinh rẻ
và loại trừ khỏi xã hội con người, họ lại nhận được sự đồng cảm, xót thương, họ được cất
lên tiếng nói, tiếng khóc cho đời mình. Đó là điều mà họ chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Hình ảnh người phụ nữ trong Thơ Nguyễn Du
Page 25
Nếu Hồ Xuân Hương đã nói lên những đau đớn, tủi hận của kiếp làm lẽ, chồng
chung thì Nguyễn Du lại đưa vào thơ chữ Hán của ông một nạn nhân thật của kiếp lãm
lẽ, đó là nàng Tiểu Thanh trong Độc tiểu thanh kí. Một người con gái đẹp, đang lúc tuổi
xuân mơn mởn như hoa trên cành đáng lẽ Tiểu Thanh phải được sống những ngày thật
đẹp, thơ mộng của tuổi mười tám. Nhưng một người phụ nữ trong xã hội phong kiến họ
không có được cái hạnh phúc đó. Mười sáu tuổi Tiểu Thanh đã phải chấp nhận cuộc sống
làm lẽ, và đau đớn hơn khi nàng phải chịu một cuộc sống cô đơn, lạnh lẽo nơi núi vắng
chỉ vì sự ghen tuông của người vợ cả. Ngay cả đến khi buồn tủi, đau khổ mà chết nàng
vẫn không tìm được sự bình yên cho bản thân mình:
Chi phấn hữu thần liên tủ hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.[13, tr620]
Nàng chết đã đành nhưng ngay đến cả những duy vật cuối cùng của nàng cũng vì
nàng mà chịu sự liên lụy, trả thù của người vợ cả. Nàng có tội vì đâu? Cả một đời con gái
nàng chưa một lần đến được ngưỡng cửa hạnh phúc, văn chương của nàng lại càng vô tội,
nhưng nó lại vì nàng mà phải gánh chịu những cơn tức giận ghen tuông của người vợ cả.
Không trả lời được vì sao những đau khổ bất hạnh này lại trút lên một người phụ nữ yếu
đuối, nhỏ bé như nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du lại quy cho nó là phong vận kì oan, nỗi
oan kì lạ dành cho những kiếp người bạc mệnh:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư. [13, 620]
Nguyễn Du với một trái tim nhân ái bao la, giàu cảm xúc, thì làm sao ông không
nhỏ lệ cho một nàng Tiểu Thanh bạc mệnh ấy. Nhưng Nguyễn Du không chỉ khóc cho
một cô gái bạc số mà còn khóc cho biết bao thân phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến, họ đang bị giày vò, bóp nghẹt và đang cất lên những tiếng khóc oán than cho thân
phận của mình.
Ngoài những nỗi đau của kiếp lãm lẽ, nỗi đau khi không làm chủ được cuộc đời
mình... Trong văn học trung đại đã phản ánh một hiện thực cay đắng đối với người phụ
nữ đó là: Người phụ nữ tài hoa nhưng luôn chịu những cảnh bất hạnh, đau khổ trong cuộc
sống.
Nguyễn Du là một nhân chứng sống trong xã hội phong kiến, ông đã chứng kiến
biết bao cuộc bể dâu cũng như biết bao cảnh đời ngang trái bất hạnh của những người
Page 26
phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đã hơn một lần trong tác phẩm của mình Nguyễn Du đã
thót lên những tiếng kêu đau đớn cho phận đàn bà:
Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Ông càng đau xót hơn khi chứng kiến những người phụ nữ tài sắc lại càng chịu
nhiều bất hạnh, đau khổ trong cuộc sống. Hạnh phúc đối với người phụ nữ tài sắc mãi
mãi chỉ là ước mơ, khát vọng ngoài tầm với của họ. Trong Ngô gia đệ cựu ca cơ, Nguyễn
Du đã đau xót cho một người ca nữ bạc mệnh. Vẻ đẹp của nàng, giọng hát uyển chuyển
nàng sở hữu đã làm cho bao người nge phải nao lòng, say đắm, ngẫn ngơ:
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển. [13, 712]
Nhưng gió bụi thời gian đã làm phai đi tất cả, cả về nhan sắc, tuổi xuân của người
ca nữ, chỉ riêng có chiếc áo bông nàng vẫn cứ mặc từ lúc còn son đến lúc ba con. Chiếc
áo bông hay chính là thân phận, kiếp làm ca nữ của nàng. Từ lúc còn son nàng bán tiếng
hát cung đàn nuôi thân, đến khi đầu điểm sương nàng vẫn là ca nữ. Một cái nghề mà nàng
luôn bị xã hội miệt thị rẻ khinh:
Kiến thiết giá nhân vĩ tam tử,
Khả liên do trước cựu thời y. [13, 713]
Nguyễn Du đã khóc cho người hầu gái tài hoa, ông chỉ biết an ủi cho số phận
người phụ nữ bất hạnh này bằng tất cả trái tim nhân ái của mình:
Bạc đầu tương kiến khóc lưu ly,
Phúc bồn dĩ hỷ nan thu thủy.
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti![13, 313]
Thời vàng son, Nguyễn Du đã sống trong một gia đình quan lại quyền quý, ông
đã chứng kiến biết bao cuộc ăn chơi, đàn hát thâu đêm suốt sáng. Biết bao nàng ca nữ
tài hoa, xinh đẹp đem tiếng hát, cung đàn của mình làm say đắm, rung động bao trái tim
công tử, vương tôn. Nhưng cuộc đời của họ rồi sẽ ra sao? Nguyễn Du đã trả lời câu hỏi
đó trong bài thơ Long thành cầm giả ca.
Lần đâu tiên Nguyễn Du gặp người ca nữ đang lúc tuổi nàng đẹp đẽ nhất:
Bấy giờ ba bảy tuổi thanh xuân,
Mặt hoa da phấn quân hồng diện
Ửng hồng đôi má đáng yêu sao![13, 716]
Page 27
Và tiếng đàn cầm của nàng có thể xem là giai nhân nổi tiếng đất kinh thành:
Dìu dặt năm canh tay nắn phím,
Khoan như tiếng gió thoảng rừng thông.
Trong như tiếng hạc vọng từng không,
Mạnh như tiếng sét giáng trên bia Tiến Phúc
Buồn như trang tích tiếng Việt ngâm não nùng. [13, 717]
Tiếng đàn cung đình của nàng và vẻ đẹp của nàng đã khiến cho bao người nge mãi
mê quên cả ý thức về thời gian, sự mệt mõi của đêm trường. Sự vinh quan của nàng đã
khiến cho bao người phải ngưỡng mộ, ganh tị:
Hào hoa át cả bậc vương hầu.[13, 717]
Nhưng sau hai mươi năm, Nguyễn Du đã thở dài khi gặp lại cố nhân. Vẫn là cô
Cầm ngày trước với ngón đàn xưa nhưng vẻ hào hoa, nét kiêu sa ngày xưa nay chỉ còn lại
một tấm thân tiều tụy:
Chiếu dưới một nàng tóc hoa râm,
Dáng thô, hình nhỏ, da mai mái.
Phờ phạt mặt mày chẳng điểm trang,
Ai có hay đâu bậc nhất tài hoa từ thuở ấy! [13, 718]
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
VÕ THỊ ÚT
MSSV: 6086296
THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ
HỘI PHONG KIẾN THÔNG QUA NHÂN VẬT
THÚY KIỀU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: PHAN THỊ MỸ HẰNG
Cần Thơ, năm 2012
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát cuộc đời và thời đại Nguyễn Du.
1.1.1. Cuộc đời.
1.1.2. Thời đại.
1.2 Khái quát về Truyện Kiều.
1.2.1. Nguồn gốc Truyện Kiều.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều.
1.3. Khái quát thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII
nủa đầu thế kỉ XIX.
1.3.1. Thân phận người phụ nữ trong ca dao dân gian.
1.3.2 Thân phận người phụ nữ trong văn học trung đại nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu
thế kỉ XIX.
CHƯƠNG 2:
THÚY KIỀU – HIỆN THÂN CHO NGƯỜI PHỤ NỮ “TÀI HOA BẠC MỆNH”
TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
2.1. Thúy Kiều – hiện thân cho người phụ nữ tài sắc và nhân cách tốt đẹp.
2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình.
2.1.2. Vẻ đẹp tài năng trí tuệ.
2.1.3. Vẻ đẹp nhân cách.
2.2. Thúy Kiều – hiện thân cho người phụ nữ bạc mệnh.
2.2.1. “Đã mang lấy nghiệp vào thân”.
2.2.2. “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
2.2.3. “Đau đớn thay phận đàn bà”.
Page 1
CHƯƠNG 3:
THÚY KIỀU – HIỆN THÂN CHO NGƯỜI PHỤ NỮ CHỊU NHIỀU ĐAU KHỔ
BẤT CÔNG TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN
3.1. Nỗi đau vì tình yêu tan vỡ.
3.1.1. Tình yêu với Kim Trọng.
3.1.2. Tình yêu với Thúc Sinh.
3.1.3. Tình yêu với Từ Hải.
3.2. Nỗi đau trong mười lăm năm lưu lạc.
2.2.1. Thể xác bị chà đạp.
3.2.2. Tài hoa nhan sắc bị giày vò.
3.2.3. Nhân phẩm bi sỉ nhục.
3.3. Nỗi đau sau mười lăm năm lưu lạc.
3.3.1. Quyền sống bị tước đoạt.
3.3.2. Ước mơ bị sụp đổ.
Page 2
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát cuộc đời và thời đại Nguyễn Du
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất
Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại phường Bích Câu, thành
Thăng
Long.
Nguyễn Du là người thông minh, học rộng, có kiến thức uyên bác. Ông vốn sinh ra
trong một gia đình danh gia vọng tộc trong xã hội đương thời. Dòng họ ông có nhiều
đời làm quan giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình và đây cũng là gia đình có
truyền thống văn học lâu đời.
Tuy sống trong một gia đình quyền quý nhưng Nguyễn Du lại sớm chịu ảnh hưởng của
thời cuộc. Ông đã sớm nếm trải cuộc sống lưu lạc, đói khổ từ rất sớm. Nguyễn Du phải
chịu cảnh đau khổ của một cuộc sống mười năm gió bụi nơi quê vợ và sáu năm sống
thiếu thốn bệnh tật quê cha. Nhưng trong thời gian này, Nguyễn Du lại được dịp sống
gần gũi với quần chúng, có dịp hiểu biết sâu hơn về cuộc sống của quần chúng lao động –
ngọn nguồn của mọi giá trị tinh thần của dân tộc. Sau những năm đói khổ đó, năm 1802,
Nguyễn Du được vua Gia Long cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Đây mới thật sự là
một mấu chốt quan trọng ảnh hưởng đến thế giới quan cũng như các sáng tác của Nguyễn
Du và đặc biệt là tình cảm của ông dành cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến. Nguyễn Du đã có dịp chứng kiến biết bao cảnh lầm than, Những điều trông thấy
mà đau đớn lòng, không chỉ trong nước mà cả nơi nước bạn. Nguyễn Du đã nhỏ lệ khóc
than cho bốn mẹ con người ăn xin, cho ông lão hát rong, nhưng Nguyễn Du lại
càng
đau đớn, xót xa khi ông đọc được những di cảo cuối cùng của nàng Tiểu Thanh, một
người phụ nữ tài sắc hơn nguời nhưng số phận mỏng manh, bất hạnh. Nguyễn Du cũng
cất lên tiếng nói công bằng cho Dương Quý Phi, một người phụ nữ nhan sắc tuyệt đỉnh
nhưng đến chết vẫn để lại tiếng nhơ… Chính lần đi xứ này đã bồi đắp cho Nguyễn Du
một vốn sống phong phú giúp Nguyễn Du nhận ra bộ mặt thật của bọn quyền quý, của
xã hội phong kiến. Và cũng từ đây, Nguyễn Du đã có dịp thông qua xã hội phong kiến
nhà Thanh mà lớn tiếng ca ngợi những con người trung dũng khí phách, đã kích những
phường gian nịnh, tàn bạo, xót thương cho những con người nghèo khổ, đặc biệt là bên
Page 3
vực, đồng cảm cho những người phụ nữ tài sắc bị vùi dập. Và đặc biệt từ lần đi sứ này đã
tạo cảm hứng để Nguyễn Du sáng tác nên một thi phẩm Truyện Kiều sau này.
Có thể nói để hình thành nên thiên tài Nguyễn Du có rất nhiều yếu tố. Từ gia đình,
quê hương cho đến thời đại.v.v.. Nhưng Thời đại là một trong những nhân tố quan trọng
nhất hình thành nên tư tưởng và tình cảm nhà thơ.
1.1.2. Thời đại
Nguyễn Du đã sống vào thời đại có nhiều biến động trong nhất trong lịch sử xã hội
Việt Nam. Cuối Thế Kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, nguyễn Du cũng như các nhà nho
khác, họ rơi vào sự bế tắc tuyệt vọng. Các nhà nho như Nguyễn Du đã thật sự bế tắc
trong tư tưởng, dao động và hoài nghi trước lý tưởng chính thống. Những lý tưởng
mà
giáo lý phong kiến đã đặt ra cho các nhà nho về lập thân, lập danh, trung quân, ái quốc
chỉ còn là sự ảo tưởng mơ hồ, nó không còn cơ sở để thực hiện.
Mất niềm tin vào triều đình, vào minh chúa phần lớn các nhà nho đã lui về ở ẩn
để giữ gìn khí tiết nhân cách của mình. Nhưng các cuộc khởi nghĩa nhân dân, âm vang
của các phong trào đấu tranh vẫn luôn tác động đến các nhà nho làm cho thể giới
quan
của họ ít nhiều bị rạn nứt, giúp họ có thể li khai một phần nào lập trường, tư tưởng chính
thống để tiếp thu những tư tưởng tình cảm lành mạnh của trào lưu tư tưởng nhân văn thời
đại. Từ đó họ có một cách nhìn mới, cách cảm nhận mới đối với đời sống và con người.
Nguyễn Du là một minh chứng cụ thể. Ông là một trong những nhà nho tiến bộ đương
thời, với mười sáu năm sống lưu lạc tha phương, bao phen sống gió Nguyễn Du đã có
dịp tiếp thu được trao lưu nhân văn của thời đại và phát huy nó đúng theo tin thần
thời
đại. Đó là một việc mà không phải nhà nho nào cũng có thể làm được trong xã hội đương
thời.
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX ngoài nhưng biến động về
chính trị, kinh tế, sự sụp đỗ của ý thức hệ phong kiến mà đại diện là nho giáo còn có sự
xuất hiện của tầng lớp thị dân. Tầng lớp này được phát sinh do sinh hoạt kinh tế đã li khai
phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến. Họ là những người đi nhiều, biết nhiều, giao
tiếp rộng rãi kể cả giao tiếp với người nước ngoài nên tư tưởng, tình cảm phóng khoáng
hơn người nông dân bị trói buộc vào làng quê, hơn cả tầng lớp nho sĩ vốn bị rập khuôn
theo trăm nghìn thể chế, giáo điều chính thống cứng nhắc. Tư tưởng tình cảm của họ đã
Page 4
có những yếu tố phi chính thống, mang màu sắc dân chủ. Trong đó đã bắt đầu bộc ý thức
về quyền sống cá nhân. Vì vậy sự có mặt của tầng lớp này đã tạo ra những làn gió mới
lan toả vào đời sống tư tưởng, tình cảm của con người thời đại.
Nhìn chung, giai đoạn này tình hình trong nước có nhiều biến động. Nhìn về phía
giai cấp thống trị là cả những sự sụp đổ, tan rã toàn diện của bộ máy quan liêu, của kỷ
cương, của lễ giáo phong kiến, và nói chung là của toàn bộ cơ cấu xã hội. Ý
thức hệ
phong kiến khủng hoảng một cách trầm trọng. Các nhà nho rơi vào bế tắt hoang mang.
Nhưng cũng chính trong thời đại đó đã tạo điều kiện cho sự kết tinh của một truyền thống
nhân văn, đã sản sinh ra những thiên tài văn học và Nguyễn Du là một hiện tượng tiêu
biểu.
1.2 Khái quát về Truyện Kiều.
1.2.1. Nguồn gốc Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên là Đoạn trường tân thanh, là tác phẩm
được viết dựa theo một tác phẩm cổ của Trung Quốc tên là Kim Vân Kiều truyện
của
Thanh Tâm Tài Nhân. Trong văn học giai đoạn này, việc nhà văn sáng tác dựa vào một
tác phẩm có sẵn của văn học Trung Quốc là điều thường thấy.
Nhìn chung cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du giống với cốt truyện Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên cái hay của Nguyễn Du là Kim Vân
Kiều truyện chỉ là một tác phẩm bình thường trong văn học cổ Trung Quốc, còn Truyện
Kiều của Nguyễn Du lại là một kiệt tác không chỉ trong phạm vi nền văn học Việt Nam.
Như vậy, mặc dù Nguyễn Du đã dựa khá sát vào tác phẩm văn học Trung Quốc, nhưng
Truyện Kiều của Nguyễn Du không phải là một tác phẩm phỏng tác, lại càng không phải
là một tác phẩm dịch.
Tuy Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm
Tài Nhân nhưng Nguyễn Du chỉ giữ lại những tình tiết chính, những biến cố quan trọng
chứ không phải mọi tình tiết của tác phẩm đều được giữ lại. Nguyễn Du đã bỏ đi những
chi tiết dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên chủ nghĩa. Đồng thời nhà thơ
đã vận dụng tài năng của mình sáng tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt tác trong
Truyện Kiều, từ cảnh mùa xuân êm đềm, cảnh mùa hè gay gắt, cảnh mùa thu mơ màng…
Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những điều trong thấy, từng trải của mình và
thể hiện nó bằng một ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ chân chính…Tất cả là
Page 5
một quá trình lao động, sáng tạo không mệt mỏi của Nguyễn Du để tạo nên một Truyện
Kiều rất độc đáo, rất riêng, mang đậm màu sắc dân tộc.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều.
Truyện Kiều được Nguyễn Du lấy cảm hứng từ tác phẩm Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du lại lựa
chọn một tác phẩm bình thường trong một kho tàng văn học Trung Quốc để dựa vào đó
sáng tác. Trước hết, Nguyễn Du đã thấy được trong xã hội Kim Vân Kiều truyện
không
riêng vì cái xã hội Trung Quốc mà nó còn bao trùm cả cái hình bóng của xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Chính vì thế, khi sáng tác Truyện Kiều Nguyễn
Du đã xây dựng nên một xã hội phong kiến Việt Nam thật sự chứ không đơn thuần là xã
hội Trung Quốc như trong Kim Vân Kiều truyện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến cho
Truyện Kiều được ra đời đó là sự đồng cảm xót thương của Nguyễn Du đối với thân phận
người phụ nữ. Với một vốn sống dày dặn, từng trải, Nguyễn Du đã tận mắt chứng kiến
những người con gái tài hoa, nhan sắc hơn người nhưng lại vô duyên bạc phận. Từ cô
Cầm đến cô ca nữ trong Ngộ gia đệ Cựu cơ ca, cô gái liều tuổi xuân trong Văn chiêu hồn,
họ điều là những người tài hoa nhưng lại bạc mệnh. Và khi đi sứ sang Trung Quốc, có
dịp đi nhiều, hiểu nhiều, chứng kiến những cảnh đời bất hạnh của người phụ nữ, từ nàng
Tiểu Thanh đến Dương Quý Phi và đặc biệt là qua số phận đau khổ của nhân Thuý Kiều
trong Kim Vân Kiều truyện đã khiến Nguyễn Du thật sự xúc động. Đối với Nguyễn Du,
Vương Thuý Kiều không chỉ là một hình tượng văn học, một con người trong xã
hội
Trung Quốc mà đó là đại diện cho những người phụ nữ tài hoa bất hạnh trong xã hội
phong kiến đương thời, nói đúng hơn chính là cái xã hội Việt Nam mà Nguyễn Du đang
sống.
Nói chung, Truyện Kiều Nguyễn Du đã ra đời trên cơ sở của sự cảm thông, thương
tiếc của Nguyễn Du dành cho người phụ nữ. Và chính trong tác phẩm Kim Vân
Kiều
truyện Nguyễn Du đã thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội đương thời, họ
đang khóc, đang vùng vẫy giữa cái xã hội không giành cho họ.
Về thời gian sáng tác Truyện Kiều.
Cho đến nay vấn đề về hoàn cảnh ra đời Truyện Kiều vẫn chưa được giải quyết
thống nhất, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đồng tình với ý kiến Truyện Kiều được
sáng tác sau khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc. Theo sách Đại nam chính biên liệt
Page 6
truyện, Nguyễn Du soạn thi phẩm Truyện Kiều sau khi đi sứ về (sau năm 1814 - 1820).
Cụ Lê Thước cũng cho rằng thuyết này là đúng nhất, bởi vì trong các sách chép
về
Nguyễn Du thì sách Đại nam chính biên liệt truyện có phần sát với đời sống và việc làm
của ông hơn hết. Lí do thứ hai, ông cho rằng “Truyện Kiều là áng văn hay và cũng là pho
sách giàu kinh nghiệm thực tế về cuộc sống của người đời. Muốn đạt được đỉnh cao của
sáng tác mà Nguyễn Du đa đạt được, tất phải có nhiều từng trải và đã có nếm đủ mùi
ngọt bùi cay đắng, hiểu biết thật sâu sắc nhân tình thế thái, thì lời văn mới có được nhiều
sức sống như áng văn Truyện Kiều.[8,208]
Nhìn chung, về hoàn cảnh sáng tác Truyện Kiều tuy vẫn còn nhiều vấn đề mà
chúng ta cần phải xác minh lại, nhưng dù ra đời vào khoảng thời gian nào thì cái giá trị
mà Truyện Kiều mang lại cho chúng ta vẫn vô cùng to lớn. Truyện Kiều chẳng những đã
góp phần làm cho kho tàng văn học Việt Nam thêm phong phú mà còn khẳng định vị trí,
sự tiến bộ của văn học Việt Nam so với nền văn học thế giới.
1.3. Khái quát thân phận người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
1.1.1. Thân phận người phụ nữ trong ca dao dân gian
Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và
tình cảm của người lao động bình dân. Bên cạnh những giai điệu tươi vui và rộn ràng, ta
còn nghe vang vọng không ít những khúc nhạc buồn thương ai oán. Đó là nỗi lòng của
những kiếp người bất hạnh, những cảnh đời trắc trở, éo le. Nổi bật hơn cả là những tiếng
than vãn, bao nỗi niềm của người phụ nữ. Bao nhiêu tâm sự, sầu đau, phiền muộn không
thể tỏ bày cùng ai, người phụ nữ gửi trọn vào những câu hát ca dao than thân tủi phận.
Có lẽ vì vậy, ca dao luôn khắc họa một cách chân thực và đậm nét bi kịch của những thân
phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Đến với ca dao, ta bắt gặp vô vàn
những nỗi đau của người phụ nữ, trong đó nỗi đau khi thể xác bị hành hạ, chà đạp là một
nỗi đau nhức nhối và dai dẳng nhất đối với họ.
Nỗi đau về thể xác
Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn
bị coi thường. nhưng nghịch lý thay dù bị coi thường khinh rẻ nhưng bao nhiểu công việc
lớn nhỏ trong gia đình lại đỗ lên vai họ. Và có biết bao người phụ nữ khi về nhà chồng họ
đã phải gánh luôn cả giang sơn nhà chồng, có con họ phải cam chịu hy sinh vì chồng vì
Page 7
con:
Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải gánh giang san cho chồng.[20,418]
Nỗi đau khổ, sự hy sinh của người phụ nữ luôn diễn ra một cách thầm lặng, chỉ có
những người cùng cảnh ngộ, từng trải mới thấm thía hết những gì họ đang gánh chịu, sự
hy sinh vô bờ bến của họ:
Có con phải khổ vì con,
Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay.[20, 419]
Người phụ nữ còn luôn chịu vất vả để nuôi chồng ăn học, đỗ đạt để rạng danh tông tổ.
Nhưng có mấy ông chồng khi đã đỗ đạt nhớ đến cái công của người vợ chốn quê nhà:
Trái cau nho nhỏ,
Cái vỏ vân vân,
Nay anh học gần,
Mai anh học xa,
Tiền gạo thì của mẹ cha,
Cái nghiên cái bút thật là của em.[20,399]
Có lẽ khi đã bảng vàng treo tên thì ít ông chồng nào còn nhớ đến cái bút, cái
nghiên, những vất vả những hy sinh mà người vợ mình đã chắt chiu để mình công thành
danh toại. Nhưng dù cuộc sống còn lắm những bất công, phủ phàng, nhưng từ trong đau
thương vất vả, người phụ nữ vẫn hiện lên với một tấm lòng cao cả, một trái tim sẵn sàng
hy sinh. Họ không bao giờ biết so đo, tính toán và vị kỉ cho bản thân mình.
Chàng ơi đưa gói thiếp mang
Đưa giương thiếp vác cho chàng đi không.[20,388]
Người phụ nữ là như thế, lúc nào cũng hy sinh và cam chịu tất cả sự vất vả đau khổ
về phần mình. Nhưng hạnh phúc đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến là rất xa
vời, bởi vì đâu phải lúc nào người phụ nữ cũng được chồng thương yêu, cha mẹ chồng,
bà
con bên chồng chấp nhận. Trái ngang cho họ biết bao khi họ đã làm tất cả những gì mình
có thể, hy sinh tất cả những gì mình có nhưng người phụ nữ vẫn không tránh khỏi được
sự
hà khắc, hành hạ của mẹ chồng, bà con bên chồng. Nhiều người phụ nữ chỉ còn biết gửi
Page 8
vào ca dao những tiếng than cay đắng cho than phận, cho cuộc đời ngang trái của mình:
Thân em như cái quả xoài trên cành cây,
Gió đông, gió nam, gió tây, gió bắc.
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành cây,
Một mai rụng xuống biết vào tay ai.
Kìa cành trúc, nọ cành mai
Ông tơ bà nguyện xe hoài chẳng thương
Anh thương em như bác mẹ, họ hàng chẳng thương. [20, 340]
Và hình ảnh người mẹ chồng với những định kiến hà khắc, cay nghiệt đã ám ảnh
những nàng dâu khiến cho họ ăn không ngon, ngủ không yên giấc:
Đói thì ăn khế ăn sung
Trong thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi. [20, 440]
Đôi khi uất ức quá đổi người phụ nữ chỉ biết gửi gắm vào ca dao những tiếng khóc,
những lời oán trách cho thân phận mình:
Thương chồng phải khóc mụ gia
Gẫm tôi với mụ có bà con chi. [20, 440]
Đối với xã hội phong kiến ngày xưa, mẹ chồng luôn là một sự sợ hãi, một niềm lo
lắng với tất cả người phụ nữ nào về nhà chồng. Nhưng hình như không ai tránh khỏi được
nạn kiếp đó. Có người còn đau đớn thốt lên:
Chê mẹ chồng trước đánh đau
Gặp mẹ chồng sau mau đánh.[20, 440]
Chính vì thế, người phụ nữ thà chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, lam lũ để được
hạnh phúc, yên bình, còn hơn cuộc sống giàu sang mà chịu cảnh nước mắt ngắn dài, xót
xa. Họ chọn chồng nhưng tiêu chí đầu tiên không phải vì giàu sang phú quí mà vì cha mẹ
hiền lành.
Chẳng tham nhà ngói ba toà,
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.[20, 438]
Nếu chỉ có mình mẹ chồng hành hạ thì cũng đủ làm cho người phụ nữ đau khổ,
nhưng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không chỉ làm dâu mẹ chồng mà luôn cả chị
em chồng, dòng họ chồng, mà cay nghiệt nhất là những cô em chồng:
Page 9
Làm dâu vụng nấu vụng kho,
Chồng không bắt bẻ mụ o nhúng trề. [20, 437]
Và đôi lúc sự ám ảnh của những cô em chồng không thua kém gì những bà mẹ
chồng:
Một trăm ông chú không lo
Lo về một nỗi mụ o nỏ mòm.[20,437]
Tuy lo sợ vậy nhưng làm sao họ có thể tránh khỏi được sự lườm nguýt, nặng nhẹ
của những cô em chồng, chị chồng:
Bưng được miệng chĩnh, miệng vò,
Nào ai bưng dược miệng o, miệng dì.[20, 437]
Người phụ nữ cũng là con người, họ cũng có trái tim, họ cũng được tạo ra bằng da,
bằng thịt như bao nhiêu người khác nhưng họ phải luôn gánh chịu mọi sự vắt vả, hành hạ
từ mọi mặt. Động lực duy nhất giúp họ có thể vượt qua chỉ có thể là tình yêu của họ dành
cho chồng. Nhưng đau đớn biết bao khi động lực cuối cùng giúp họ vượt qua mọi khó
khăn, đau khổ trong cuộc sống cũng không còn là điểm tựa của họ, chính người chồng
mà
họ yêu thương nhất, chỗ dựa tinh thần duy nhất khi họ về nhà chồng cũng đã sụp đỗ hoàn
toàn:
Cái cò là cái cò quăm,
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai.
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm.[20, 392]
Nhưng dù thể xác có bị hành hạ nhức nhói đến đâu thì đó cũng chỉ là vết thương
bên ngoài. Tuy nó nhức nhói, đau buốt nhưng đến một lúc nào đó thời gian sẽ xoa dịu đi
nỗi đau đó. Còn nỗi đau về tinh thần? Có lẽ nó sẽ không bao giờ dứt. Nó day dẳng và ám
ảnh người phụ nữ suốt cuộc đời.
Nỗi đau về tinh thần
Bi kịch tinh thần đầu tiên đối với người phụ nữ là bi kịch về thân phận.
Sống trong xã hội phong kiến nam trọng nữ khinh người phụ nữ luôn tự ý thức về
vị trí của mình. Họ luôn chịu mọi thiệt thòi, bất công mà xã hội phong kiến đã áp đặt cho
Page 10
họ. Thế nhưng, càng cam chịu, càng cố gắng họ càng rơi vào vòng xoáy bi kịch.
Cuộc
sống, hạnh phúc của người phụ nữ hoàn toàn không còn là của chính họ nữa. Đau đớn,
xót xa cho thân phận của mình biết bao cô gái đã gửi vào ca dao những giọt nước mắt
khóc thầm trong ai oán:
Thân em như trái bần trôi
Sống dập gió dồi biết tấp vào đâu.
Hình ảnh trái bần trôi lênh đênh trên mặt nước bị sống dập gió dồi phải chăng là
cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh
trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối.
Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ
nữ
không thể vươn lên:
Em như con hạc đầu đinh
Muốn bay không nhắc nổi mình mà bay. [20, 223]
Chính sự bế tắt, tuyệt vọng của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định hạnh
phúc cho bản thân, bị rào cản của xã hội, gia đình ngăn cấm, phải tùy vào trong nhờ đục
chịu. Hơn thế, ngay trong xã hội xưa, người phụ nữ không tìm thấy tiếng nói chung, sự
bất
bình đẳng giữa nam giới và nữ giới đã gieo bao khổ đau, bất hạnh. Điều này, không chỉ
thể hiện một lần trong ca dao:
Thân lòn cúi vợ tôi chồng chúa,
Đạo phu thê như đũa nên đôi.
Dầu cho lúc đứng khi ngồi
Chồng làm chúa cả, thiếp thời gia nô.
Và đôi khi người phụ nữ còn gửi cả hạnh phúc cuộc đời mình vào sự may rủi của
tạo hoá, trời già:
Bắc thang lên hỏi thử ông trời già,
Phải rằng phận gái hạt mưa sa giữa trời.
May ra gặp được giếng khơi,
Vừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.
Chẳng may số phận gian nan,
Page 11
Lầm than cũng chịu, dễ phàn nàn cùng ai. [20, 354]
Người phụ nữ chỉ biết trong chờ vào sự may rủi là chuyện thường thấy trong ca
dao, bởi vì ngay cả quyền lựa chọn hôn nhân, hạnh phúc cả đời mình mà họ còn không có
được. Bao nỗi u uất, đau khổ đã khiến họ bật lên những tiếng khóc nức nở trong ca dao:
Mẹ tôi tham thúng xôi rền,
Tham con lợn béo, tham tiền cảnh hưng.
Tôi đã bảo mẹ tôi đừng,
Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngay vào.
Bây giờ chông thấp vợ cao,
Như đôi đũa lệnh so sao cho bằng.[20,392]
Hôn nhân là một hỷ sự, một chuyện đáng chúc mừng, nhưng hôn nhân đối với
người phụ nữ trong xã hội phong kiến lại là con đường đầy gian nan, trắc trở, biết bao
trông gai đang trực chờ họ.
Đường đi những lách cùng lau,
Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.[20, 388]
Và những lúc cô đơn, vắng vẻ họ lại khóc một mình cho một cuộc tình duyên
không cân xứng.
Gà tơ xào với mướp già,
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mười.
Ra đường chị giễu em cười,
Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng.
Đêm nằm tưởng cái gối bong,
Giật mình gối phải gâu chồng nằm bên.
Sụt sùi tủi phận hờn duyên,
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.[20, 394]
Khi rơi vào con đường đen tối, mù mịt, bế tắt thì chỉ mình họ cam chịu. Biết đỗ
lỗi cho ai? Trách hờn ai? Dù có trách hờn đi nữa họ cũng đâu dám nói ra, vì áo mặc sao
qua khỏi đầu. Họ chỉ còn biết gửi gấm vào ca dao những tâm sự những nỗi niềm chua xót
cho chính mình và cho thân phận của bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể
bi kịch thân phận, nỗi đau không làm chủ được cuộc đời là bi kịch tinh thân day dẳng,
da diết đối với người phụ nữ. Còn gì đau đớn, xót xa hơn khi người phụ nữ sống nhưng
Page 12
không được sống. Họ chỉ là trái bần trôi, tấm lụa đào, con hạc đầu đình mặc cho
cuộc
sống đưa đẩy, tạo hoá xoay dần. Để rồi ai biết đâu trong những lúc thanh vắng, cô đơn
một mình họ lại sụt sùi khóc cho thân phận hẩm hui, cho số kiếp của mình.
Trong nỗi đau tinh thần đó, ngoài bi kịch thân phận, nỗi đau không làm chủ được
cuộc đời thì có lẽ cảnh chồng chung là một bi kịch đau đớn, cay đắng nhất đối với người
phụ nữ.
Nỗi đau về kiếp chồng chung
Không có hạnh phúc, mất đi hạnh phúc liệu có đau hơn phải xé lẻ hạnh phúc, nhất
là trong hôn nhân, nơi mà mỗi con người đều mong muốn được hưởng hạnh phúc trọn
vẹn, tuyệt đối. Đọc ca dao, ta mới vỡ lẽ ra rằng cái kiếp chồng chung, chồng người lại
đắng cay và khổ đau biết bao nhiêu. Nào ai hiểu, ai thông cảm cho kiếp làm lẽ, kiếp vay
mượn, chia sẽ tình cảm với người ta, biết bao nỗi niềm không thể tỏ bày, họ chỉ biết
mượn
ca dao để giải tỏa những phiền muộn chất chứa trong lòng :
Lấy chồng làm lẽ khổ thay,
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công.
Đến tối chị giữ mất chồng,
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.
Đến sáng chị gọi: bớ Hai,
Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo.
Vì chưng bác mẹ tôi ngoài,
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai. [20, 208]
Kiếp làm lẽ là thế, làm con ở còn được tính tháng trả lương, còn thân phận làm lẽ
phải chịu biết bao uất ức mà không nói được thành lời. Mang tiếng có chồng mà còn thua
không có, lại phải chịu cảnh bị vợ cả hành hạ đủ điều. Nhưng cái đau khổ nhất trong kiếp
chồng chung, kiếp làm lẽ không phải là nỗi đau, sự giày vò về thể xác mà là sự đau đớn
về mặt tinh thần. Và đôi lúc kiếp làm lẽ chồng chung đã khiến bao người phụ nữ bị ám
ảnh kinh hoàng:
Thân em làm lẽ chẳng hề,
Có như chính thất mà lê giữa đường.
Tối tối chị giữ mất buồn,
Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò.
Page 13
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho,
Đến khi chồng xuống gà đã o o gấy dồn.
Chém cha con gà kia sao mày vội gáy dồn?
Mày làm tao mất vía kinh hồn vì nỗi chồng con. [20, 408]
Sống kiếp làm lẽ người phụ nữ luôn tự ý thức về thân phận, địa vị của mình, cả
chuyện làm vợ người phụ nữ cũng luôn phải lo sợ. Họ dám trách ai đây nên chỉ có quyền
hờn trách con gà vô tội, chính nó làm cho hạnh phúc, muộn màng, nhỏ nhoi của kiếp làm
lẽ cùng không tròn. Đau đớn, nhức nhói khiến cho người phụ nữ sống kiếp làm lẽ phải
gửi vào trong ca dao lời cảnh báo cho tất cả người phụ nữ về kiếp chồng chung ;
Đói lòng ăn nắm lá sung,
Chồng một thì lấy, chồng chung xin đừng. [20,409]
Hay
Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng,
Tuy rằng tốt đẹp nhưng chồng người ta.
Chớ tham vóc liễu trừu hoa,
Có chồng làm lẽ người ta giày vò. [20, 408]
Trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng chung, thấp thoáng đâu đó ta
bắt gặp những nạn nhân của thói có mới nới cũ. Tất cả những đau khổ về hôn nhân của
người phụ nữ phần lớn đều do thói trăng hoa bay bướm của những ông chồng mang lại.
Và trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường để giữ hạnh phúc giữa những
người phụ nữ, người đau khổ nhất vẫn là họ. Nhưng có lẽ dù thắng hay thua cả vợ lẽ và
vợ cả cũng không ai được hạnh phúc trọn vẹn. Bước ra từ những đổ vỡ ấy, những người
vợ chợt nhận ra niềm vui gia đình, hạnh phúc hôn nhân mà trước đây cuộc đời đã hào
phóng ban tặng cho họ thực chất chỉ là ảo tưởng xa vời. Họ lại trở về là chính họ, những
con người chưa từng mảy may chạm tới được thiên đường hạnh phúc! Nhưng họ vẫn âm
thầm cam chịu:
Cá rô canh cải nấu gừng,
Không ăn thì chớ, xin đừng mỉa mai.
Khuyên chàng đừng ở đơn sai,
Vắng mặt chàng sẽ yêu ai mặc lòng.
Page 14
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến dưới chế độ nam quyền họ thừa biết bồn
phận và vị trí của họ trong gia đình. Đối với quan hệ vợ chồng họ chấp nhận sống cảnh:
Trai làm nên năm thê bảy thiếp
Gái làm nên thủ tiết thờ chồng. [20, 407]
Nhưng đau đớn biết bao khi động lực cuối cùng giúp họ vượt qua mọi khó khăn,
đau khổ trong cuộc sống cũng không còn là điểm tựa của họ, chính người chồng mà họ
yêu thương nhất, chỗ dựa tinh thần duy nhất khi họ về nhà chồng cũng đã sụp đỗ hoàn
toàn. Họ đã hy sinh tất cả những gì họ có thể, chịu biết bao đau khổ vì chồng vì con chỉ
mong giữ được một chút hạnh phúc. Ấy vậy mà đáp lại mong ước giản dị của họ là sự
phụ
bạc phũ phàng của những ông chồng gió trăng:
Khi nào anh bủng anh beo,
Tay cất chén nước tay đèo múi chanh.
Bây giờ anh khỏi anh lành,
Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi. [20, 393]
Hạnh phúc đối với người phụ nữ sao xa vời quá. Suốt cuộc đời họ chỉ vẹn chữ
thủy chung vun xới tình cảm, hạnh phúc gia đình nhưng kết quả mà họ thu được chỉ là
những nỗi đau.
Ngoài bi kịch tinh thần khi phải sống cảnh chồng chung, bị chồng phụ bạc, người
phụ nữ còn phải ngậm đắng nuốt cay trong những cuộc tình duyên không hạnh phúc.
Nỗi đau tinh thần khi hôn nhân không hạnh phúc
Người phụ nữ còn gửi gắm vào trong ca dao biết bao tâm sự của mình về nỗi khổ
lấy phải người chồng không xứng lứa vừa đôi, lấy phải ông chồng chỉ biết ăn chơi cờ bạc.
Nhiều người phụ nữ chỉ biết gửi vào ca dao sự hối tiếc của mình với bao nỗi uất ức nghẹn
ngào vào cuộc hôn nhân không hạnh phúc:
Trách duyên, lại giận trăng già,
Xe tơ lẫm lỗi, hóa ra chỉ mành.
Biết ai than thở sự tình,
Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi!
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi,
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay.
Page 15
Cả ngày chỉ rượu sưa say,
Khi nay thuốc phiện, khi nay tài bàn.
Nói ra mang tiếng phủ phàng,
Nín đi thì não can tràng biết bao!
Cũng thì phận gái má đào,
Người thì gặp được anh hào đảm đang.
Mình thì cũng dự phấn hương,
Gặp nơi liêu lỏng chẳng thương chút nào. [20, 397]
Nỗi đau goá bụa
Trong ca dao xưa ta còn thấy nổi bật lên cho thân phận người phụ nữ đó là nỗi đau
goá bụa. Vì những quan niệm cổ hủ hà khắc người phụ nữ bị buộc phải hy sinh tuổi xuân,
sống trong sự cô đơn, lạnh lẽo để thủ tiết thờ chồng. Rất nhiều góa phụ trẻ đã phải
gửi
vào ca dao tiếng than vãn nỉ non cho kiếp góa bụa của mình:
Lênh đênh chiếc bách giữa dòng
Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.
Gió đưa cây trúc ngã quỳ
Ba năm chực tuyết còn gì là xuân.
Và càng đau đớn chua xót hơn khi phải sống mà chịu cảnh:
Tay em cầm nắm nhang, cây tắt, cây đỏ,
Tay em bứt ngọn cỏ, lá héo, lá khô.
Tay em bồng đứa con thơ, vun nấm xoa mồ
Khổ cam phận khổ biết khi mô cho chộ chàng.[20, 411]
Cuộc đời người góa phụ trẻ hẩm hiu, buồn tẻ và sẽ ra sao khi phải một thân một
mình nuôi con dại. Người phụ nữ hoàn toàn không còn chỗ dựa, họ sống bơ vơ, trơ trội
trong sự cô đơn chỉ còn biết dựa vào tay em. Điều họ được làm đó là vun xới cho ngôi
mộ chưa xanh cỏ tiếc thương cho người chồng đã mất, và khóc cho một thời gian hạnh
phúc ngắn ngủi chỉ còn là một quá khứ. Họ cũng không có quyền nghĩ đến tương lai đẹp
đẽ. Cuộc sống như thế có hơn gì họ đã tự giết mình trong sự cô đơn. Và ai đã khiến người
phụ nữ phải chịu cảnh chết dần như thế? Đó chính là xã hội phong kiến với bao định kiến
khắt khe cay độc dành cho số phận của tất cả phụ nữ.
Page 16
Có thể nói ca dao là phương tiện để người phụ nữ bình dân có thể bộc lộ những
tâm sự, những nỗi niềm riêng tư, những đau khổ, cay đắng và những giọt nước mắt xót xa
cho một kiếp người bất hạnh trong xã hội phong kiến. Trong ca dao, có đôi khi xuất hiện
những tiếng cười, nhưng phần lớn đó cũng chỉ là những tiếng cười đau xót, những tiếng
cười của người Những lúc buồn tênh thì lại cười. Ca dao đã phản ánh được bộ mặt đa
diện của xã hội cũng như những bất công mà người phụ nữ đã gánh chịu.
Nhưng không chỉ trong ca dao người phụ nữ mới nói nói lên những tâm sự của
mình, mà cả trong văn học trung đai giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, người
phụ nữ đã xuất hiện và trở thành một đề tài chính trong các sáng tác văn học đương thời.
1.1.2 Thân phận người phụ nữ trong văn học trung đại giai đoạn cuối thế kỉ XVIII
nủađầu thế kỉ XIX.
Trong nền văn học Việt Nam chưa có giai đoạn văn học nào hình ảnh người phụ
nữ lại xuất hiện văn chương và cất lên tiếng nói da diết, đau đớn cho thân phận của mình
như giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Và có thể nói, không có giai
đoạn văn học nào lại viết nhiều, viết hay, viết sâu sắc về người phụ nữ như giai đoạn văn
học này. Hình như đã thành một quy luật phổ biến là bất kì một nền văn hoc nào khi ra
đời một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thì vấn đề người phụ nữ lại được đặt lên hàng đầu.
Điều đó cũng là lẽ tất nhiên, bời vì trong xã hội phong kiến, người phụ nữ là người bị áp
bức nặng nề nhất. Họ không chỉ bị áp bức về phương diện giai cấp mà còn bị áp bức về
phương diện giới tính. Không phải chỉ người phụ nữ nghèo mới khổ, mà nhiều người phụ
nữ xuất thân trong tầng lớp giàu vẫn khổ. Họ không chỉ khổ về vật chất mà nhiều khi rất
khổ nhục về tinh thần, về tình cảm.
Mỗi người phụ nữ điều có những cái khổ, những nỗi đau riêng nhưng họ lại không
thể cất lên tiếng nói cho mình. Có ai ngờ đâu trong cung vàng điện ngọc lại có biết bao
người phụ nữ ngày đêm cất lên những tiếng khóc nỉ non và oai oán cho thân phận của
mình. Họ chết dần chết mòn trong sự cô đơn, lạnh lẽo. Hơn ai hết, Nguyễn Gia Thiều,
một người đã từng sinh ra lớn lên trong cung vua phủ chúa, ông đã chứng kiến biết bao
cô gái phải chịu cảnh giam tuổi xuân trong cung cấm chỉ vì nhan sắc hơn người. Thấu
hiểu được tâm sự của bao cung phi, mỹ nữ, cung nữ, thấm thía hết nỗi đau mà họ đanh
gánh chịu, Nguyễn Gia Thiều đã thay họ nói lên những tâm sự cay đắng, những nỗi lòng
đau đớn của họ qua Cung oán ngâm
Page 17
CUNG OÁN NGÂM KHÚC
Có thể nói Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều cũng là một khúc ngâm não
lòng cho kiếp tài hoa bạc mệnh của người cung nữ. Cung oán ngâm còn là một bi kịch
thân phận đau đớn của người cung nữ nơi chốn cung vua phủ chúa. Một người con gái
đang bước vào tuổi mộng mơ, đẹp đẽ nhất của đời con gái Nhị hoa chưa mỉm
miệng
cười. Tài sắc của nàng đã khiến cho bao người ngưỡng mộ:
Vẻ phù dung một đóa khe tươi. [10, 243]
Và
Khóe thu ba rợn sóng khuynh thành. [10, 243]
Vẻ đẹp của nàng rực rỡ, ngây ngất lòng người, hơn cả những bậc giai nhân như
Tây Thi, Hằng Nga. Nhưng tài năng của nàng làm cho người khác ganh tị:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.
Cờ tiên rượu thánh ai đang,
LưuLinh, Đế Thích là làng tri âm.[10, 244]
Một người con gái tài sắc vang lừng trong nước lại được đấng quân vương để mắt
tới. Đáng lẽ người ấy phải được hưởng vinh hoa phú quý, hạnh phúc trọn đời. Nhưng
người cung phi bất hạnh này sau lần hạnh phúc ân ái chớp nhoáng nàng đã phải chịu cuộc
sống đọa đày, cô đơn, lạnh lẽo chốn thâm cung. Một người phụ nữ tài sắc đáng lẽ nàng
phải được sống một cuộc sống êm đềm hạnh phúc nhưng nàng phải chấp nhận cuộc sống
chết mòn trong sầu đau, trăn trở, day dứt. Bước vào tuổi xuân rực rỡ nhất với bao khát
vọng cháy bỏng về tương lai, hạnh phúc, nàng lại phải tự giết đời mình trong cuộc sống
cô đơn, chết dần chết mòn trong đợi chờ tuyệt vọng:
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,
Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,
Chơi hoa cho rữa, nhị dần lai thôi. [10, 252]
Cuối cùng, cuộc sống đày đoạ thể xác, tinh thần đã khiến cho một người phụ nữ
liễu yếu đào tơ cũng phải cất lên tiếng thét não lòng cho sự bất công, đau đớn mà nàng
gánh chịu:
Giết nhau chẳng nọ dao cầu,
Page 18
Giết nhau bằng nỗi u sầu độc chưa? [10, 253]
Đau đớn, xót xa khi người cung nữ không làm chủ được bản thân mình, hạnh phúc
cuộc đời mình, nàng phải chịu sống cô đơn lạnh lẽo, héo úa tuổi xuân đang lúc rực rỡ
nhất của người con gái. Có lúc bức bách người phụ nữ đã suy nghĩ đến chuyện:
Dang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra! [10, 253]
Nhưng đó chỉ là suy nghĩ của nàng bởi vì cánh của cung đình cao ngất kia làm sao
nàng có thể vượt qua, một người phụ nữ yếu đuối, bé nhỏ như nàng làm sao có thể chống
lại những quy định, tập tục, lễ giáo của xã phong kiến cay nghiệt ấy. Và rồi có lẽ nàng
cũng giống như biết bao người cung nữ khác, chết dần, chết mòn trong sự cô đơn, đau
khổ tột cùng.
Đó là một hiện thực xót xa, cay đắng đối với người phụ nữ khi không làm chủ
được cuộc đời, hạnh phúc của chính họ mà Nguyễn Gia Thiều đã thay họ nói lên những
điều mà có lẽ họ chưa bao giờ được nói. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đã
phản ánh được thực trạng; Chính cái trụy lạc của bọn vua qua phong kiến đã tàn phá, đã
đày ải những người phụ nữ tài sắc. Đó là một thực tế mà không chỉ trong xã hội phong
kiến Việt Nam mà ngay cả Trung Quốc cũng có biết bao cô gái tài sắc nhưng đã phải chết
trong cung cấm, và thê thảm hơn có biết bao số phận bất hạnh khác như Bao Tự, Dương
Quý Phi, họ phải chết một cách oan uổng mà nghìn năm họ chưa rữa sạch được tiếng oan
cho mình.
Có thể nói, giai đoạn này hình ảnh người phụ nữ được khai thác một cách sâu sắc
với nhiều khía cạnh khác nhau. Và đặc biệt văn học đã rất chú trọng đến đời sống nội
tâm của người phụ nữ, chú trong đến những mặt đời sống tinh thần của những con người
thuộc tầng lớp bất hạnh nhất trong xã hôi. Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn đã thể hiện rất rõ điều đó.
CHINH PHỤ NGÂM
Đầu tiên, trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, chúng ta bắt gặp nỗi đau khổ
của một người thiếu phụ phải chịu cảnh đợi chồng trong sự nhớ nhung sầu muộn, héo hắt
tuổi xuân vì chồng tham gia vào những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, một đôi vợ chồng trẻ đang sống
trong hạnh phúc, yên ổn thì chiến tranh xảy ra, vì ý thức về nghĩa vụ, vì danh dự của
Page 19
tranh nam nhi hào kiệt và đây cũng là dịp lập công danh đem vinh hiển về cho gia đình,
nên người chinh phụ đã khuyên chồng xếp bút nghiêng theo chuyện đao cung. Vì thế họ
bị đẩy đến một cuộc chia li, người chinh phụ sẽ nói vì trước thực tế tàn nhẫn này. Bên
cạnh nỗi buồn, nỗi lưu luyến, sầu muộn, người chinh phụ đã khẳng khái nói:
Phép công là trọng, niềm tây sá gì, [5, tr16]
………...
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiêng theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm thề quyết chẳng dung giặc trời. [5, 36]
Người chinh phụ làm tròn bổn phận của một bề tôi, một người vợ, khuyến khích
chồng lên đường ra trận địa, nhưng phía sau sự khuyến khích đó là một nỗi đau quằn quại
của kẻ ở lại mà có lẽ chỉ mình người chinh phụ mới thấm thía hết.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
Quân đưa chàng rủi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng. [5, 46]
Một người chinh phụ trẻ, nàng đã vì việc công, phép vua mà hy sinh hạnh phúc
lứa đôi, hạnh phúc riêng tư của bản thân mình, nhưng nàng lại không ngờ quyết định hy
sinh của nàng lại màng đến cho nàng sự đau khổ, hối tiếc đến tột cùng. Người chinh phụ
đã phải sống trong sự nhớ nhung, vắng bặt tin chồng. Đau đớn hơn khi nàng nhận ra rằng
đường ra chiến địa mà nàng đã khuyến khích chồng mình đi không đẹp đẽ và rực rỡ như
nàng tưởng tượng, mà đầy bao nguy hiểm và khắc nghiệt:
Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghĩ mát phương nao?
Xưa nay chiến địa dường bao,
Nội khuôn muôn dặm xiết bao dãi dầu. [5, 50]
Và người chinh phụ bắt đầu nhìn thấy kết cục bi thảm của chồng mình ở chốn đạn
lạc tên rơi:
Chinh phu sĩ tử mấy người,
Nào ai mặt dặn, nào ai gọi hồn?
Page 20
Nếu còn có thể quay về thì chồng nàng đã trở thành một ông cụ mắt mờ, tóc bạc.
Phận trai già ruổi chiến trường
Chàng siêu mái tóc điểm sương mới về.
Nhưng dù kết quả có ra sao thì người chinh phụ vẫn vững lòng chờ đợi. Càng
chờ đợi thì tin tức của chồng lại càng vắng biệt. Vì vậy nàng đã phải sống trong một tâm
trạng vừa chờ đợi, hy vọng và thất vọng đến chua chát. Đau khổ vì chờ đợi, vì tuyệt vọng
khiến cho một thiếu phụ tuổi đang xuân phải héo tàn, gầy guộc:
Trăm cày, xiêm giắt then thùng,
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo. [5, 174]
Nỗi sầu muộn, niềm khao khát, mơ ước gặp lại chồng nàng đã đưa nàng vào
những cơn mộng mị;
Duy còn hồn mộng được gần,
Đêm đêm thường đến giang tân cùng tìm.
Tìm chàng thuở dương đài lối cũ.
Gặp chàng nơi tương phố bến xưa. [5, 84]
Nhưng mộng quá ngủi, vả lại mộng vẫn là mộng, thực vẫn là thực, hai trạng thái
này không thể thay thế cho nhau được. Trái lại, cái đẹp đẽ của hồn mộng càng làm cho
nàng thêm chua xót hơn mà thôi:
Sum vầy mấy lúc tình cờ,
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.
Giận thiếp thân lại không bằng mộng,
Giận chàng bến Lũng thành Quan.
Khi mơ những tiếc khi tàn,
Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không. [5, 86]
Người chinh phụ đã khai thác hết mọi khả năng, mong làm cho mình bớt sầu, bớt
khổ, mong gặp lại chồng thân yêu nhưng đằng nào cũng thấy dựng lên những bức tường
cao ngất. Bế tắt, tuyệt vọng người chinh phụ đã thốt lên:
Lòng này hoá đá cũng nên,
E không lệ ngọc mà lên trông lầu. [5, 95]
Đến đây cơn khủng hoảng tinh thần trong con người chinh phụ đã lên đến đỉnh
điểm, con người cá nhân trong nàng bắt đầu cất lên tiếng nói gây gắt, nàng hối hận vì
Page 21
giấc mộng công hầu mà để chồng ra đi chinh chiến, để rồi hạnh phúc tuổi xuân, hạnh
phúc tình yêu gia đình đều dang dở.
Chinh Phụ Ngâm là lời than thở bi đát về cuộc sống lẽ loi của người phụ nữ. Cái
ý thức đầu tiên rõ rệt nhất đối với người chinh phụ là chiến tranh đã làm cho vợ chồng
nàng phải chia lìa đôi ngả một cách phi lý, không chấp nhận được. Tuy người chinh phụ
chưa ý thức được rằng cuộc chiến tranh mà chồng nàng đang tham gia thật chất chỉ là
một cuộc chiến phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến. Chính sự ích kỉ, sự tranh quyền
đoạt lợi giữa các tầng lớp thống trị, đẩy con người vào những cuộc sống éo le, ngang trái,
vợ xa chồng, con xa cha… Nhưng đau đớn, bi thảm nhất dưới chế độ phong kiến vẫn là
những người phụ nữ, một thân phận nhỏ bé, mong manh và không có tiếng nói trong xã
hội.
Sau nỗi đau của người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đề
tài về thân phận người phụ nữ ngày càng được khai thác phong phú, đa dạng về nhiều
phương diện và ngày càng sâu sắc hơn. Trong đó tiêu biểu nhất là hình ảnh người phụ nữ
trong thơ Hồ Xuân Hương:
Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Có thể nói không có sự lệ thuộc nào bằng sự lệ thuộc của người phụ nữ trong xã
hội phong kiến, pháp luật, lễ giáo, tập tục, tam tòng tứ đức đã biến người phụ nữ
thành
vật sở hữu của cánh đàn ông, là vật sở hữu của cha của chồng. Đặc biệt là thuyết tam
tòng gần như đã biến người phụ nữ thành một tội nhân, một tù nhân thật sự. Suốt cuộc
đời họ phải sống trong sự phụ thuộc: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng
tử. Họ bị tước đoạt mọi quyền lợi, kể cả quyền được yêu, quyền làm chủ cuộc đời mình.
Cũng là phụ nữ, lại là người chịu nhiều sự bất hạnh, cay đắng trong cuộc sống cũng như
trong chuyện tình duyên nên hơn ai hết Hồ Xuân Hương đã thấu hiểu, thấm thía hết nỗi
đau của thân phận người phụ nữ. Chính vì thế, Hồ Xuân hương đã dành một mảng thơ
của mình để viết về người phụ nữ cũng như chính bản thân bà.
Trong bài thơ Bánh trôi nước, một bài thơ có thể do bà sáng tác lúc còn trẻ, khi
nhà thơ chưa vấp ngã nhiều trên đương đời. Song bài thơ lại làm cho người đọc nao lòng
bởi lẽ Hồ Xuân Hương đã nói lên được một thực tế đau xót rằng: số phận người phụ nữ
không ở bản thân mình, cái quyết định cuộc đời người phụ nữ nằm bên ngoài họ. Và càng
đau xót hơn, bởi từ lúc còn rất trẻ mà Xuân Hương đã nhận ra được hiện thực cay đắng,
Page 22
ngiệt ngã ấy.
Thân em vừa trắng lại vùa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm long son. [19, tr10]
Người phụ nữ với vẽ đẹp hoàn thiện vừa trắng lại vừa tròn, đáng lí phải được
sống một cuộc sống hạnh phúc nhưng họ lại phải chịu cảnh bảy nổi ba chìm với nước
non, phải chịu biết bao đau khổ, bất công trong xã hội phong kiến. Đau đớn hơn khi rắn
nát hạnh phúc, đau khổ của người phụ nữ lại phụ thuộc vào người nắn, người cha, người
chồng. Đó là một thực tế phũ phàng mà không người phụ nữ nào có thể thoát ra được
vòng vây luẩn quẩn đó. Để rồi nhà thơ phụ nữ này cất lên tiếng nói chung cho thân phận
của mình và biết bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, họ chỉ là Chiếc bách
giữa dòng.
Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh. [19, 18]
Bài thơ là một lời tự bạch của người phụ nữ về cuộc đời và thân phận của mình.
Người phụ nữ đã thấy được cuộc đời mình giống như một con thuyền nhỏ trôi nổi giữa
dòng đời đen bạc, hiện tại, tương lai đều tuột khỏi tay mình:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thay kẻ rắp xuôi ghềnh.[19, 18]
Càng cố gắng vùng vẫy, đấu tranh người phụ nữ lại càng đau khổ, tuyệt vọng. Sự
cô đơn, trống vắng, chán chường khiến cho một người phụ nữ quả cảm, tự tin như Hồ
Xuân Hương cũng đành buông xuôi phó mặc cho số phận nổi trôi:
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh. [19, 18]
Page 23
Có thể nói bài thơ Tự tình III và bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã
góp phần khắc sâu nỗi đau không làm chủ được cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng trong
thơ bà đâu chỉ có nỗi đau của người phụ nữ không định đoạt được hạnh phúc cuộc đời
mình mà trong thơ bà còn văng vẳng tiếng khóc, tiếng oán than của người phụ nữ sống
kiếp làm lẽ.
Trong cuộc đời cũ, làm lẽ là một hiện tượng phổ biến, có biết bao người phụ nữ vì
nghịch cảnh đã phải vấn thân vào con đường ngang trái đó. Có thể nói Hồ Xuân Hương
cũng là nhà thơ đầu tiên viết một cách sâu sắc nỗi đau đớn đến tê tái của kiếp
chồng
chung mà người phụ nữ phải gánh chịu. Hồ Xuân Hương làm được điều quý giá ấy bởi lẽ
bà đã ít nhiều nếm trải được cuộc đời làm lẽ mọn. Bà đã ít nhất một lần phải chịu cảnh:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. [19, 28]
Một người ấm áp, hạnh phúc, đẹp đẽ trong chiếc chăn bông, một kẻ thì phải chịu
sự cô đơn, lạnh lẽo. Và người chịu sự lạnh lẽo không ai khác mà đó chính là người vợ lẽ,
một kiếp người không có vị trí trong xã hội lại là một con ở không công khi về làm lẽ nhà
chồng. Cay nghiệt hơn, mang tiếng có chồng nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Quan hệ vợ
chồng đối với người vợ lẽ chỉ là sự ban bố, phân phát một cách tùy hứng. Cái gọi là hạnh
phúc ở đây lại trở thành vấn đề đơn phương bất bình đẳng:
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không. [19, 28]
Nhưng đau đớn hơn khi người vợ lẽ lại càng cố gắng tìm kiếm hạnh phúc thì hạnh
phúc lại càng xa tằm tay của họ, và tất cả họ làm chỉ là vô nghĩa, họ chỉ là một con ở
không công, không hơn không kém, họ chẳng những bị bóc lột về sức lao động mà còn bị
sĩ nhục về mặt nhân phẩm, tinh thần:
Cố đăm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.[19, 28]
Chính sự trái ngang, đau khổ của cuộc đời làm lẽ đã khiến cho biết bao người phụ
nữ trong xã hội phong kiến phải kinh sợ hãi hùng. Cuộc sống có chồng làm lẽ đối với họ
còn cay đắng, đáng sợ hơn cuộc sống cô đơn của kiếp không chồng;
Thân này nếu biết nhường nảy nhỉ,
Thà trước thôi dành ở vậy xong.[19, 28]
Page 24
Có thể nói đây là một sự hối hận và chấp nhận buông xuôi cuộc sống của người
phụ nữ trong cái xã hội cay nghiệt đó. Đây cũng là một lời tố cáo chế độ đa thê trong
xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào những con đường bết tắt, tăm tối. Họ chẳng
những mất đi tình yêu, hạnh phúc mà còn bị sĩ nhục, chà đạp về nhân phẩm. Và cuối
cùng, cũng với thân phận làm lẽ và chịu biết bao đau thương chua xót trong cảnh Mảnh
tình san xẽ tí con con, Hồ Xuân Hương đã phản ứng lại cái xã hội phong kiến, bất công
nam quyền đó bằng một tiếng chửi độc đáo, hiếm thấy trong văn học trung đại:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. [19, 28]
Câu thơ của Hồ Xuân Hương không đơn thuần là một lời chửi cái kiếp lấy chồng
chung mà trong đó còn chất chứa biết bao sự căm phẫn, đau đớn, uất ức của người phụ
nữ dưới chế độ phong kiến độc tài. Ngoài ra, Hồ Xuân Hương cũng đã cất lên tiếng nói
đồng cảm cho những người phụ nữ chịu cảnh dở dang, bà cũng phản ứng lại những tập
tục phong kiến khắc nghiệt tàn bạo đối với người phụ nữ trong bài thơ Sự dở dang:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
Không có nhưng mà có mới ngoan.[19, 30]
Có thể nói, viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết được những điều mà
không mấy nhà thơ của thời đại viết được. Tuy chưa nói đến toàn bộ nỗi đau của người
phụ nữ nhưng bà đã phản ánh được những bi kịch, những nổi đau đớn nhức nhói mà chỉ
riêng người phụ nữ dưới chế độ phong kiến phải chịu đựng. Hồ Xuân Hương thật
sự
xứng đáng là nhà thơ phụ nữ. Những bài thơ viết về người phụ nữ của bà đã thật sự hòa
vào tiếng nói chung của văn học thời đại để nói lên tiếng nói về cuộc đời bất hạnh của
những người phụ nữ.
Với sự đóng góp của Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương.v.v..
Người phụ nữ đã thật sự trở thành một đề tài chính, một hình ảnh quen thuộc trong văn
học lúc bấy giờ. Nhưng sự xuất hiện của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du không chỉ đưa
người phụ nữ vào các sáng tác văn học mà ông còn trả họ về với đúng giá trị thực của họ.
Trong trang viết của ông, lần đầu tiên những người phụ nữ bị chà đạp, bị xã hội khinh rẻ
và loại trừ khỏi xã hội con người, họ lại nhận được sự đồng cảm, xót thương, họ được cất
lên tiếng nói, tiếng khóc cho đời mình. Đó là điều mà họ chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Hình ảnh người phụ nữ trong Thơ Nguyễn Du
Page 25
Nếu Hồ Xuân Hương đã nói lên những đau đớn, tủi hận của kiếp làm lẽ, chồng
chung thì Nguyễn Du lại đưa vào thơ chữ Hán của ông một nạn nhân thật của kiếp lãm
lẽ, đó là nàng Tiểu Thanh trong Độc tiểu thanh kí. Một người con gái đẹp, đang lúc tuổi
xuân mơn mởn như hoa trên cành đáng lẽ Tiểu Thanh phải được sống những ngày thật
đẹp, thơ mộng của tuổi mười tám. Nhưng một người phụ nữ trong xã hội phong kiến họ
không có được cái hạnh phúc đó. Mười sáu tuổi Tiểu Thanh đã phải chấp nhận cuộc sống
làm lẽ, và đau đớn hơn khi nàng phải chịu một cuộc sống cô đơn, lạnh lẽo nơi núi vắng
chỉ vì sự ghen tuông của người vợ cả. Ngay cả đến khi buồn tủi, đau khổ mà chết nàng
vẫn không tìm được sự bình yên cho bản thân mình:
Chi phấn hữu thần liên tủ hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.[13, tr620]
Nàng chết đã đành nhưng ngay đến cả những duy vật cuối cùng của nàng cũng vì
nàng mà chịu sự liên lụy, trả thù của người vợ cả. Nàng có tội vì đâu? Cả một đời con gái
nàng chưa một lần đến được ngưỡng cửa hạnh phúc, văn chương của nàng lại càng vô tội,
nhưng nó lại vì nàng mà phải gánh chịu những cơn tức giận ghen tuông của người vợ cả.
Không trả lời được vì sao những đau khổ bất hạnh này lại trút lên một người phụ nữ yếu
đuối, nhỏ bé như nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du lại quy cho nó là phong vận kì oan, nỗi
oan kì lạ dành cho những kiếp người bạc mệnh:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư. [13, 620]
Nguyễn Du với một trái tim nhân ái bao la, giàu cảm xúc, thì làm sao ông không
nhỏ lệ cho một nàng Tiểu Thanh bạc mệnh ấy. Nhưng Nguyễn Du không chỉ khóc cho
một cô gái bạc số mà còn khóc cho biết bao thân phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến, họ đang bị giày vò, bóp nghẹt và đang cất lên những tiếng khóc oán than cho thân
phận của mình.
Ngoài những nỗi đau của kiếp lãm lẽ, nỗi đau khi không làm chủ được cuộc đời
mình... Trong văn học trung đại đã phản ánh một hiện thực cay đắng đối với người phụ
nữ đó là: Người phụ nữ tài hoa nhưng luôn chịu những cảnh bất hạnh, đau khổ trong cuộc
sống.
Nguyễn Du là một nhân chứng sống trong xã hội phong kiến, ông đã chứng kiến
biết bao cuộc bể dâu cũng như biết bao cảnh đời ngang trái bất hạnh của những người
Page 26
phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đã hơn một lần trong tác phẩm của mình Nguyễn Du đã
thót lên những tiếng kêu đau đớn cho phận đàn bà:
Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Ông càng đau xót hơn khi chứng kiến những người phụ nữ tài sắc lại càng chịu
nhiều bất hạnh, đau khổ trong cuộc sống. Hạnh phúc đối với người phụ nữ tài sắc mãi
mãi chỉ là ước mơ, khát vọng ngoài tầm với của họ. Trong Ngô gia đệ cựu ca cơ, Nguyễn
Du đã đau xót cho một người ca nữ bạc mệnh. Vẻ đẹp của nàng, giọng hát uyển chuyển
nàng sở hữu đã làm cho bao người nge phải nao lòng, say đắm, ngẫn ngơ:
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển. [13, 712]
Nhưng gió bụi thời gian đã làm phai đi tất cả, cả về nhan sắc, tuổi xuân của người
ca nữ, chỉ riêng có chiếc áo bông nàng vẫn cứ mặc từ lúc còn son đến lúc ba con. Chiếc
áo bông hay chính là thân phận, kiếp làm ca nữ của nàng. Từ lúc còn son nàng bán tiếng
hát cung đàn nuôi thân, đến khi đầu điểm sương nàng vẫn là ca nữ. Một cái nghề mà nàng
luôn bị xã hội miệt thị rẻ khinh:
Kiến thiết giá nhân vĩ tam tử,
Khả liên do trước cựu thời y. [13, 713]
Nguyễn Du đã khóc cho người hầu gái tài hoa, ông chỉ biết an ủi cho số phận
người phụ nữ bất hạnh này bằng tất cả trái tim nhân ái của mình:
Bạc đầu tương kiến khóc lưu ly,
Phúc bồn dĩ hỷ nan thu thủy.
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti![13, 313]
Thời vàng son, Nguyễn Du đã sống trong một gia đình quan lại quyền quý, ông
đã chứng kiến biết bao cuộc ăn chơi, đàn hát thâu đêm suốt sáng. Biết bao nàng ca nữ
tài hoa, xinh đẹp đem tiếng hát, cung đàn của mình làm say đắm, rung động bao trái tim
công tử, vương tôn. Nhưng cuộc đời của họ rồi sẽ ra sao? Nguyễn Du đã trả lời câu hỏi
đó trong bài thơ Long thành cầm giả ca.
Lần đâu tiên Nguyễn Du gặp người ca nữ đang lúc tuổi nàng đẹp đẽ nhất:
Bấy giờ ba bảy tuổi thanh xuân,
Mặt hoa da phấn quân hồng diện
Ửng hồng đôi má đáng yêu sao![13, 716]
Page 27
Và tiếng đàn cầm của nàng có thể xem là giai nhân nổi tiếng đất kinh thành:
Dìu dặt năm canh tay nắn phím,
Khoan như tiếng gió thoảng rừng thông.
Trong như tiếng hạc vọng từng không,
Mạnh như tiếng sét giáng trên bia Tiến Phúc
Buồn như trang tích tiếng Việt ngâm não nùng. [13, 717]
Tiếng đàn cung đình của nàng và vẻ đẹp của nàng đã khiến cho bao người nge mãi
mê quên cả ý thức về thời gian, sự mệt mõi của đêm trường. Sự vinh quan của nàng đã
khiến cho bao người phải ngưỡng mộ, ganh tị:
Hào hoa át cả bậc vương hầu.[13, 717]
Nhưng sau hai mươi năm, Nguyễn Du đã thở dài khi gặp lại cố nhân. Vẫn là cô
Cầm ngày trước với ngón đàn xưa nhưng vẻ hào hoa, nét kiêu sa ngày xưa nay chỉ còn lại
một tấm thân tiều tụy:
Chiếu dưới một nàng tóc hoa râm,
Dáng thô, hình nhỏ, da mai mái.
Phờ phạt mặt mày chẳng điểm trang,
Ai có hay đâu bậc nhất tài hoa từ thuở ấy! [13, 718]