Tăng cường quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trực thu tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ

  • 118 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN PHAN HIỂN
TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRỰC THU TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Dung
THÁI NGUYÊN, NĂM 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Phan Hiển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Quản lý kinh tế
kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên
công nghiệp thực phẩm
ư
của t
kinh tế và QTKD Thái Nguyên; Khoa s
thu ;
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn TS. Trần
Văn Dung đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để chỉ dẫn giúp đỡ tác
giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do điều kiện về thời gian cũng như hạn chế về trình độ của bản thân,
thêm vào đó vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các thầy, Hội
đồng chấm luận văn tốt nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
03 năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ................................................................. vii
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii
Danh mục các hình ........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI .............................................................. 5
1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội ......................................................... 5
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH trong nền kinh tế thị trường .......... 5
................................................................ 6
.................................................................... 8
1.1.4. Vai trò của công tác thu Bảo hiểm xã hội ............................................... 9
........................................................ 11
................................................................................. 11
1.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội .......................... 13
..................................................... 14
...................................... 16
1.2.5. Những quy phạm pháp luật chủ yếu điều chỉnh công tác quản lý
thu BHXH ở Việt Nam ......................................................................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
................................... 23
...... 23
............................................... 26
............... 27
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ................................... 28
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31
2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 32
2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 32
2.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 33
2.1.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 33
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 33
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGUỒN
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRỰC
THU TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ .......................................... 34
3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .................................................................. 34
3.1.1. Các điều kiện tự nhiên........................................................................... 34
3.1.2. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ ....... 35
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp trực
thu tại BHXH tỉnh Phú Thọ .................................................................... 35
3.2.1. Vài nét về Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ ............................................. 35
3.2.2. Nội dung hoạt động thu BHXH ............................................................ 41
3.2.3. Phân cấp và quy trình quản lý thu ......................................................... 44
3.2.4. Những quy định về thu BHXH ............................................................. 46
3.3. Thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ..................... 47
3.3.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác
quản lý BHXH .................................................................................... 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
3.3.2. Thực trạng tổ chức quản lý và thực hiện chính sách của nhà nước
đối với hoạt động bảo hiểm xã hội trong những năm qua .................... 51
3.3.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH ......... 53
3.3.4. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ....................... 54
3.4. Thực trạng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Phú Thọ ............... 57
3.4.1. Thực hiện mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH ............................. 58
3.4.2. Thực trạng thực hiện thu BHXH của BHXH tỉnh Phú Thọ .................. 62
3.4.3. Tình hình nợ đọng BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ ............................... 65
3.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH giai đoạn vừa qua .......... 67
3.5.1. Những mặt đã đạt được ......................................................................... 67
3.5.2. Những mặt hạn chế ............................................................................... 68
............................................................................................ 70
3.6.1. Kết quả thu BHXH ................................................................................ 70
3.6.2. Kết quả thực hiện truy thu nợ đọng BHXH .......................................... 73
............................................................... 74
................................................ 74
3.7.2. Nguyên nhân ......................................................................................... 77
............................................................................. 79
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGUỒN
THU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRỰC THU TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................... 82
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú
Thọ trong thời gian tới ............................................................................ 82
4.1.1. Định hướng phát triển ........................................................................... 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
4.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 83
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cương quản lý nguồn thu BHXH đối
với các doanh nghiệp trực thu tại Bảo hiểm xã hội Tỉnh Phú Thọ ......... 84
4.2.1. Một số nguyên tắc trong việc hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo
hiểm xã hội .............................................................................................. 84
xã hội đối với các doanh nghiệp trực thu tại BHXH tỉnh đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ........................................................... 85
4.3. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp ....................................................... 88
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................ 88
4.3.2. Về phía BHXH tỉnh Phú Thọ ................................................................ 90
4.3.3. Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương .................................... 92
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95
PHỤ LỤC ............................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CTYCP : Công ty cổ phần
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
ĐĐT : Đảng, đoàn thể
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
HCSN : Hành chính, sự nghiệp
ILO : Tổ chức lao động Thế giới
LĐ&TBXH : Lao động và Thương binh xã hội
LĐLĐ : Liên đoàn Lao động
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NĐ : Nghị định
NN : Nhà nước
QĐ : Quyết định
SD : Sử dụng
TNLĐ - BNN : Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
TT : Thông tư
ASXH : An sinh xã hội
CNTT : Công nghệ thông tin
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ..................................................... 35
Bảng 3.2: Kết quả thu BHXH từ năm 2007 - 2011 ........................................ 36
Bảng 3.3: Tình hình thu - chi BHXH .............................................................. 37
Bảng 3.4: Số lao động tham gia BHXH theo khối loại hình năm 2008 ......... 57
Bảng 3.5: Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH từ năm 2008-2010 ........... 59
Bảng 3.6: Tình hình nợ đọng BHXH từ năm 2008 - 2011 ở BHXH tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................... 66
năm 2007 - 2011 tại
khối trực thu của BHXH tỉnh Phú Thọ ........................................... 70
ơ
năm 2007- 2011........................................ 71
đơ năm 2007 - 2011 ......... 72
tr
....................................................................... 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
................................................................... 11
Hình 1.2. Bốn chức năng của quản lý ............................................................. 12
Hình 3.1: Tình hình thu - chi BHXH .............................................................. 37
Hình 3.2: Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH ............ 44
Hình 3.3: Tình hình nợ giai đoạn 2008 - 2011 của BHXH tỉnh Phú Thọ....... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
(BHXH) ở nước ta là một trong những chính sách lớn
của Ðảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ những ngày
đầu thành lập nước, chế độ chính sách BHXH đã được ban hành, từng bước
được thực hiện đối với công nhân viên chức khu vực Nhà nước và dần mở
rộng ra khu vực ngoài quốc doanh. Trong quá trình thực hiện, chế độ chính
sách về BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời
kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.
Từ khi ra đời cho đến nay, chế độ BHXH luôn phát huy được tác dụng
tích cực của mình, từng bước khẳng định đây là biện pháp hỗ trợ cho người
lao động một cách ổn định nhất, chắc chắn nhất khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập.
Việc thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách BHXH thể hiện ở việc
thu đúng, thu đủ, chi đúng, chi đủ, chi kịp thời các chế độ BHXH cho các đối
tượng thụ hưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần đảm bảo cho các
chính sách an sinh, xã hội của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả
và thực sự đi vào đời sống của nhân dân.
Bảo hiểm xã hội Tỉnh Phú Thọ là một đơn vị BHXH cấp tỉnh, trực
thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm
thất nghiệp và quản lý quỹ BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ. Với địa bàn quản lý phức tạp do điều kiện địa lý là một tỉnh
trung du miền núi, dân cư của một số huyện miền núi sống phân tán, không
tập trung; mặt khác xét về điều kiện kinh tế chung của đất nước, đang trong
tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, các cụm, khu công nghiệp xuất hiện trên
địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, do đó số lượng các doanh nghiệp đặc biệt là các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, càng đa dạng. Đó
cũng là một trong những thách thức đối với cơ quan BHXH tỉnh trong việc
quản lý thu và thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.
Công tác công tác thu BHXH, BHYT có thể coi là một khâu trọng yếu
trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Công tác thu BHXH nếu
được thực hiện tốt sẽ gián tiếp tạo đà cho quản lý chi trả các chế độ BHXH,
điều đó làm cho hoạt động BHXH phát triển, từ đó góp phần làm cho mục
đích của chính sách BHXH phát huy vai trò hơn nữa. Để góp phần thực hiện
tốt việc quản lý công tác thu BHXH, BHYT và nâng cao chất lượng hoạt động
của ngành BHXH nói chung và tại cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng, tôi
nghiên cứu đề tài: "Tăng cường quản lý nguồn thu Bảo hiểm xã hội đối với
các doanh nghiệp trực thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ".
Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp phần thực hiện tốt
hơn công tác thu đối với các doanh nghiệp trực thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Phú Thọ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá
.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- .
-
.
-
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
(không nghiên cứu quỹ khám chữa bệnh, không nghiên
cứu về BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH của người lao động, người
sử dụng lao động và cơ quan BHXH, các yếu tố ảnh hưởng đến số thu BHXH,
đối tượng nộp BHXH, phương thức đóng, quy trình tổ chức quản lý thu,
nguyên nhân các doanh nghiệp né tránh nộp BHXH và đề xuất những biện
pháp chống thất thu BHXH. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên
cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cụ thể là các đơn vị trực thu tại BHXH tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận
cơ bản về tăng cường quản lý nguồn thu Bảo hiểm xã hội đối với các doanh
nghiệp trực thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ.
Phân tích thực trạng nguồn thu BHXH bắt buộc đối với các doanh
nghiệp trực thu tại BHXH tỉnh Phú thọ, từ đó nêu lên những kết quả đạt được,
những vấn đề còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý
nguồn thu Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trực thu tại Bảo hiểm xã
hội tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục,… Kết cấu
luận văn được chia thành 4 chương. Cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thu
.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
.
Chương 3: Thực trạng tăng cường
đối với các doanh nghiệp trực thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện tăng cường
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGUỒN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH trong nền kinh tế thị trường
Trong quá trình sinh tồn và trưởng thành của mỗi con người, nhằm thoả
mãn những nhu cầu thiết yếu nhất là ăn, ở, mặc, sinh hoạt, v.v..., con người
phải lao động để làm ra những của cải, vật chất cần thiết. Nhưng trong thực
tế, không phải lúc nào con người cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu
nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường
hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự nhiên, môi trường sống,
hoặc điều kiện xã hội làm con người bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều
kiện sống khác như ốm đau, tai nạn, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, già
yếu, tử vong... Khi rơi vào các trường hợp này, các nhu cầu cần thiết của cuộc
sống không những không giảm đi mà còn tăng thêm, thậm chí còn phát sinh
nhu cầu mới như thuốc men, chữa trị... Vì vậy, để vượt qua những khó khăn,
để tồn tại và phát triển con người đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau.
Sự trợ giúp này là thụ động, cục bộ, không ổn định và không chắc chắn.
Vì vậy, đòi hỏi phải có sự trợ giúp có tổ chức, có quan hệ ràng buộc. Nhu cầu
này là bức bách, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp. Quá trình công
nghiệp hoá ở các nước công nghiệp phát triển đã làm đội ngũ làm công ăn
lương tăng nhanh, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao
động làm thuê mang lại. Sự hẫng hụt về tiền lương khi bị ốm đau, tai nạn, rủi
ro, mất việc làm, già yếu... luôn đe doạ đối với người không có nguồn thu
nhập nào khác ngoài tiền lương. Các cuộc đấu tranh của người lao động đòi
giảm giờ làm, tăng tiền lương và trợ cấp cho họ khi bị ốm đau, tai nạn, rủi ro,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
già yếu... diễn ra ngày càng gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh
doanh và trật tự, an toàn xã hội.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ
trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy
BHXH ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển
cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy
cần thiết tham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao
động và được thừa nhận là nhu cầu tất yếu khách quan.
1.1.2
Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của
xã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu một
cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có một định nghĩa thống nhất về BHXH. Bởi lẽ, BHXH là đối tượng
nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý...
Do đó, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về BHXH, tuỳ thuộc
vào góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học.
Ở Việt Nam, Theo quan điểm của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với
người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng
lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài
chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao
động, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp
phần bảo đảm an toàn xã hội. (10)
Theo từ điển Bách khoa: "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp,
tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm
bảo an toàn xã hội".
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH như sau:
BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông
qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về
kinh tế và xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây
ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết;
đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Khái
niệm này đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế và
mặt xã hội.
Còn theo quan niệm của BHXH Việt Nam: BHXH là sự bảo vệ của xã
hội đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để
trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp,
mất khả năng lao động, tuổi già và chết. Đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và
trợ cấp cho các thân nhân trong gia đình người lao động, để góp phần ổn định
cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, góp phần an toàn xã hội.
Quan niệm trên đây đã phản ánh đầy đủ hai mặt của BHXH là mặt kinh tế và
mặt xã hội, thể hiện bản chất của BHXH.
Như vậy, có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là hệ thống bảo
đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong các trường hợp bị
giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, thông qua việc hình
thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có
sự ủng hộ của Nhà nước, nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho
người lao động và gia đình họ đồng thời góp phần bảo vệ an toàn xã hội.
Đối tượng của BHXH chính là thu nhập bị biến động giảm hoặc mất do bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm của những người lao
động tham gia BHXH.
Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH là tập hợp các nguồn thu bằng tiền được hình thành một
cách tập trung dùng để chi trả cho những người được bảo hiểm và gia đình họ
trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng
lao động hoặc mất việc làm .
Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tại điều 149 Bộ
luật Lao động ban hành ngày 23/06/1994 có hiệu lực từ ngày 10/10/1995 quy
định: Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách
nhà nước. Quỹ này được hình thành chủ yếu từ: người lao động, người sử
dụng lao động và nhà nước bù thiếu. Tuỳ từng nước khác nhau mà việc quy
định tỷ lệ đóng góp cũng khác nhau.(1)
Ở Việt Nam hiện nay quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn chủ
yếu sau đây:
+ Người sử dụng lao động đóng bằng 16% tổng quỹ lương của những
người tham gia BHXH trong đơn vị trong đó 11% là để chi trả các chế độ hưu
trí, tử tuất và 5% để chi trả cho ba chế độ còn lại là ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp (Trước đây người sử dụng lao động đóng 15%,
người lao động đóng 5% tổng quỹ lương người tham gia BHXH). Sự đóng
góp của người sử dụng lao động vào quỹ BHXH không những nhằm bảo vệ
những khoản chi trả lớn, bất thường cho người lao động mà còn góp phần
giảm bớt mâu thuẫn giữa họ và người lao động vốn đã tồn tại từ bao đời nay.
+ Người lao động đóng 6% lương tháng để chi trả cho các chế độ hưu
trí và tử tuất. Sự tham gia đóng góp này của người lao động thể hiện sự tự bảo
vệ mình.
+ Nguồn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo cho việc thực
hiện các chế độ BHXH cho người lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
+ Ngoài ra quỹ còn được bổ sung thêm do lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi đem
lại, sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước và các khoản thu khác.
Quỹ BHXH được quản lý theo nguyên tắc cân bằng thu chi. Đây là một
vấn đề hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đến việc bảo toàn và phát
triển quỹ. Tuy vậy, yếu tố quan trọng nhất quyết định tới việc cân đối thu chi
của quỹ chính là phí bảo hiểm xã hội. Nó là khoản tiền đóng góp của các bên
tham gia BHXH theo các quá trình lao động. Phí BHXH có thể phân thành
nhiều loại. Theo quá trình lao động phí BHXH được chia làm hai loại: Phí dài
hạn và phí ngắn hạn. Phí dài hạn tạo thành nguồn quỹ để chi trả trợ cấp
BHXH dài hạn như hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, tử tuất. Phí BHXH ngắn hạn tạo thành nguồn quỹ dùng để chi trả trợ
cấp ngắn hạn như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động.
Kể từ khi nghị định 12/CP ra đời ngày 26/01/95 thì quỹ BHXH là quỹ
tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước, tự bảo toàn và tăng
trưởng quỹ. Chính vì vậy trên thế giới các nước đều thống nhất quan điểm là
các cơ quan quản lý quỹ đều phải có trách nhiệm bảo toàn và tăng trưởng
nguồn quỹ thông qua các hình thức như đầu tư, cho chính phủ vay, tham gia
vào thị trường chứng khoán, bất động sản... Nếu không thực hiện được điều
đó thì quỹ BHXH sẽ bị thâm hụt và tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc
chi trả cho người lao động.(2)
1.1.4. Vai trò của công tác thu Bảo hiểm xã hội
Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của
ngành BHXH, đây là công tác trọng tâm của hoạt động BHXH.
- Vai trò của công tác thu BHXH trong việc tạo lập quỹ
Công tác thu được triển khai và tiến hành tạo ra một quỹ tài chính đấy
là quỹ BHXH. Quỹ này tạo ra để đảm bảo khả năng tài chính chi trả BHXH.
Công tác thu được tiến hành đều đặn từng quý đối với tất cả các ngành, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
đơn vị có sử dụng lao động sẽ giúp Nhà nước trong việc giảm chi từ ngân
sách Nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH. Do vậy công tác thu có
vai trò rất lớn đối với nền kinh tế nước Nhà, vì hàng năm khoản chi này từ
ngân sách Nhà nước là rất lớn. Mặt khác, thu nhanh, thu đủ đã tạo ra một
khoản tiền lớn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng tới, đây cũng là một trong
những nguồn tiền cho vay rất có ích đối với đất nước trong sự phát triển. Bởi
nhiều công trình, hạng mục của đất nước muốn được thi công thì phải có vốn
mà ngay lập tức Nhà nước chưa thể cung cấp kịp thời.
- Công tác thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên trong BHXH
Sự nghiệp BHXH, bước đầu được luật pháp hoá trong chương XII Bộ
luật Lao động và được cụ thể hoá bằng điều lệ BHXH ban hành kèm theo
Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
Điều Luật có quy định việc thực hiện các chế độ hưởng BHXH phải dựa
trên cơ sở đóng và thời gian đóng BHXH của từng người. Vì vậy thu BHXH
đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép kết quả đóng của từng người trong cơ
quan đơn vị, để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng BHXH theo quy định.
Đây là những nội dung mang tính nghiệp vụ chuyên sâu và đòi hỏi sự
chuẩn xác cao, cụ thể từng người lao động trong từng tháng và liên tục kéo dài
trong nhiều năm.
Kết quả thu luôn gắn liền với nghiệp vụ chi trả các chế độ BHXH, do đó
việc theo dõi, ghi chép kết qủa đóng BHXH phải được thực hiện từ đơn vị cơ sở
nơi người chủ sử dụng lao động, người lao động có trách nhiệm đóng BHXH.
BHXH xã hội tỉnh, thành, thị có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, đồng
thời trực tiếp thanh quyết toán các chế độ cho người lao động. Tên đơn vị sử
dụng lao động, tổng số lao động đóng BHXH, tổng quỹ tiền lương làm căn cứ
đóng BHXH. Kết quả đóng BHXH ghi từng tháng theo từng đơn vị đến từng
người lao động. Trên cơ sở danh sách theo dõi kết quả đóng BHXH nói trên
để ghi kết quả đóng BHXH vào sổ theo dõi của từng người, tạo thành mối
quan hệ ba bên là người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/