Tản văn nguyễn ngọc tư
- 46 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
THÁI NGỌC THẢO
MSSV: 6086283
TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH
Cần Thơ, năm 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Sau khi đề tài “Tản văn Nguyễn Ngọc Tư” hoàn thành, người viết xin chân
thành cảm ơn cô Bùi Thanh Thảo đã tận tình hướng dẫn. Đồng thời xin cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn đã tạo điều kiện tốt nhất để người viết hoàn thành đề
tài một cách thuận lợi.
Khóa luận đã hoàn thành chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót rất
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
2
ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TẢN VĂN - NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ
1.1. Đôi nét về thể loại tản văn:
1.1.1. Khái niệm:
1.1.2. Đặc điểm:
1.1.3 Tản văn trong đời sống văn học đương đại:
1.2 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và tản văn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1 Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.2 Tản văn Nguyễn Ngọc Tư
CHƢƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG TẢN VĂN
NGUYỄN NGỌC TƢ
2.1 Tình đất – Tình người nơi đất mũi Cà Mau
2.1.1 Người nông dân và những “mùa” chưa tới
2.1.1.1 Chuyện về những mùa tôm chưa hẹn
2.1.1.2 Những đau đáu của một đời nông dân
2.1.2 Nơi phó thác niềm tin và sự mong đợi ngậm ngùi
2.1.3 Nuối tiếc hình ảnh quê hương trong những ngày thơ ấu
2.2 Cuộc sống và những khoảng lặng đầy trăn trở
2.2.1 Những hạnh phúc không tên giữa đời phiền muộn
2.2.1.1 Hạnh phúc của những trái tim biết “sống đầy”
2.2.1.2 Hạnh phúc là khi không cố tìm kiếm:
2.2.2 Khắc khoải những kiếp người nhỏ nhoi
2.3 Từ những hành trình xa xôi
3
CHƢƠNG III: NHỮNG NÉT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ
3.1 Kết cấu tự do
3.2 Từ ngôn ngữ đời thường đến ngôn ngữ văn học
3.3 Hình ảnh “Gió” - một phương tiện nghệ thuật phổ biến trong tản văn
Nguyễn Ngọc Tư
3.4 Lời đề từ - cách ghi dấu ấn cho tản văn
C KẾT LUẬN
4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam sau 1975 đã mở ra một bước ngoặt lớn cho tiến trình lịch sử
văn học Việt Nam với sự thay đổi sâu rộng cả về nội dung lẫn hình thức của các tác
phẩm văn chương. Việc sáng tác bây giờ không phụ thuộc nhiều vào lịch sử, không bị
ràng buộc bởi nghĩa vụ sáng tác nhằm kêu gọi, tuyên truyền, cổ vũ theo phương châm
của văn chương thời chiến và cũng không kén chọn đối tượng thưởng thức.
Những
thay đổi đó thể hiện rõ nhất trong văn xuôi, bởi giờ đây văn xuôi ngày càng khẳng
định được ví trí hàng đầu của mình trong xu hướng sáng tác của tác giả và xu thế thị
hiếu của độc giả. Từ sau năm 1975, hầu hết các tác phẩm đều đi sâu vào khai thác tâm
lí con người, cốt truyện dần trở nên không còn quan trọng nhất, điều thiết yếu là tác
phẩm phải gây được cảm xúc, đánh động được đến nơi sâu nhất trong tâm hồn con
người vốn đang dần khép kín trước sự ồ ạt của cuộc sống hiện đại.
Trong những năm gần đây, văn học rất chú trọng cái tôi cá nhân trong tác
phẩm. Những tác phẩm càng đi vào cõi riêng, nói những điều thủ thỉ, tâm tình, những
xúc cảm trong khoảnh khắc thì càng được công chúng ủng hộ. Thời đại công
nghệ
thông tin đã tạo cho con người một thói quen nhanh gọn, ăn nhanh, uống nhanh, đi
nhanh và đương nhiên đọc cũng nhanh. Những sáng tác nhỏ như truyện cực ngắn,
truyện ngắn, tản văn, tạp bút tỏ ra rất phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của độc giả.
Song không phải vì chuộng ngắn mà người đọc lơ là đi giá trị văn chương của những
thể tài này. Số lượng ra đời ồ ạt, nhưng ở lại với văn chương chứ không bị cuốn đi
theo dòng chảy của quy luật đào thải thì chỉ có một số cây bút tiêu biểu, trong số đó có
Nguyễn Ngọc Tư. Cô là một nhà văn trẻ, từ năm 2000 cô đã bắt đầu gây tiếng vang
với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắc” và thật sự trở thành hiện tượng sau “Cánh
đồng bất tận”. Công chúng yêu văn học đón nhận cô rất nồng nhiệt vì những điều cô
viết cũng chính là trăn trở, là tình cảm vốn có trong mỗi chúng ta dù ít dù nhiều. Văn
Nguyễn Ngọc Tư dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm nên hầu như ai cũng có thể đọc và bình.
Rải rác trên khắp các tờ báo, các trang mạng xã hội, các cuộc hội thảo văn chương
thường kỳ đều có bài viết về Nguyễn Ngọc Tư, người ta nhắc đến cô nhiều kể cả trong
giới chuyên môn lẫn không chuyên. Tuy nhiên lại chưa có nhiều công trình nghiên cứa
hay tập hợp một cách khoa học và đáng tin cậy các bài viết về cô. Có lẽ vì tuổi nghề
của cô còn quá trẻ để làm đầu đề cho các công trình nghiên cứu văn chương mang quy
mô lớn. Đặc biệt, cái tên Nguyễn Ngọc Tư hầu như chỉ gắn liền với thể loại truyện 5
ngắn khi được nhắc đến, và nhiều nhất là gắn chặt với truyện Cánh đồng bất tận, trong
khi đó ngòi bút tâm tình nhỏ nhẹ đầy xúc động của cô lại rất xuất sắc trong những
trang tản văn – tạp bút.
Vì lòng yêu mến một giọng văn miền Tây rặt chất miệt vườn sông nước Cửu
Long, vì sự xúc động trước một tấm lòng nhân hậu và ngưỡng mộ một tài năng văn
chương thật sự chúng tôi quyết định chọn Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài nghiên cứu
trong luận văn này. Hơn nữa chúng tôi nhận thấy bằng việc khảo sát tản văn
của
Nguyễn Ngọc Tư, ta sẽ hiểu sâu sắc và toàn diện về quan niệm sống của nữ nhà văn
Nam Bộ này. Bởi tản văn là nơi nhà văn bộc lộ được quan điểm và những chiêm
nghiệm về cuộc sống một cách tự do nhất, thật nhất. Ngoài ra, đây là một mảng đề tài
hay, phong phú về dữ liệu nhưng lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Vì vậy
TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ là đề tài mà chúng tôi sẽ trình bày trong luận văn
này.
2. Lịch sử vấn đề:
Như đã trình bày, Nguyễn Ngọc Tư được xem là một hiện tượng trong đời sống
văn học hiện đại Việt Nam kể từ năm 2000, cho đến nay hiện tượng đó vẫn còn là đầu
đề cho nhiều cuộc bàn luận văn chương và có lẽ vẫn chưa ngả ngũ. Đã là hiện tượng
đương nhiên Nguyễn Ngọc Tư được đặc biệt quan tâm, tìm hiểu, khám phá, đã có
nhiều nhà phê bình văn học, nhà báo, nhà văn vào cuộc viết về cô, kết quả cho ra đời
một số lượng rất lớn những bài viết mà tựa đề có từ khóa Nguyễn Ngọc Tư. Trong
hằng hà xa số bài phê bình, nhận định đó, có một số thật sự có giá trị tham khảo, làm
tư liệu nghiên cứu được đăng tải trên các báo uy tín bởi những người trong nghề, số
khác được tìm thấy rải rác trên khắp các trang mạng và chưa xác tín về chất lượng nội
dung của nó.
Trước thực trạng đó, chúng tôi quyết định khoanh vùng và chọn lựa những bài
việt thật sự đáng tin cậy và những luận văn đã nghiên cứu về đề tài liên quan trước đó
để làm cơ sở nghiên cứu.
Tuy có nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Tư, nhưng phần lớn chỉ viết tản mạn về con
người và phong cách sáng tác của cô, ít có bài viết mang tính nghiên cứu sâu về nội
dung và nghệ thuật trong tác phẩm. Đa số những bài viết đã được thẩm định một cách
tương đối về chất lượng, có tính chất nghiên cứu về tác phẩm, khám phá thế giới nghệ
thuật của các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình đã được Giáo sư Trần Hữu Dũng tập hợp
trong trang web “Nguyễn Ngọc Tư: Đặc sản miền Nam” do chính ông thiết kế. Trần 6
Hữu Dũng là giáo sư của Đại học Wright State tại Dayton nhưng ông lại là một người
yêu văn Nguyễn Ngọc Tư,
ông cũng là tác giả của nhiều bài viết về cô. Song đa số bài viết lại bàn về
nghệ thuật viết truyện ngắn, giá trị nội dung của truyện ngắn được soi chiếu từ nhiều
góc độ, phần còn lại hầu như chỉ bàn về “Cánh đồng bát tận”, hoàn toàn không có bài
viết nào phê bình, nhận định riêng về mảng tản văn – tạp bút. Tìm kiếm trên các báo
văn nghệ, báo chuyên ngành, các chuyên mục văn học của nhiều tờ báo khác cũng chỉ
thấy một kết quả tương tự. Kể cả trên trang www.vannghesongcuulong.org.vn của Ban
công tác nhà văn tại Đông bằng sông Cửu Long cũng chỉ đăng tải các bài viết xoay
quanh chuyện đời và các bài phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư, hoàn toàn không tìm thấy
bài phê bình nào dành riêng cho tản văn. Tình trạng đó khiến chúng tôi gặp trở ngại
trong công tác xây dựng cơ sở làm nền tảng nghiên cứu cho đề tài của mình vì chưa
tìm thấy con đường nào do người tiên phong đi trước để lại.
Vì lẽ đó, chúng tôi quyết định sử dụng tài liệu tham khảo về Nguyễn Ngọc Tư
nói chung, trên nền tảng đó sẽ tự thân liên kết phong cách sáng tác của cô với mảng
tản văn – tạp bút để suy ra đặc trưng về nôi dung và nghệ thuật của tản văn Nguyễn
Ngọc Tư nói riêng.
Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào những nhận định về thể loại tản văn nói chung
của các nhà phê bình để làm thước đo khi nhận định giá trị văn chương của một tản
văn trong đời sống văn học hiện nay. Tiêu biểu có bài “Tản văn Việt Nam hiện đại”
của GS. Trần Đình Sử đăng trên trang web vietvan.org.vn của Khoa Sáng Tác và Lí
Luận Phê Bình Văn Học của Đại Học Văn Hóa Hà Nội, và bài “Thời của tản văn, tạp
bút” của Trần Hoàng Nhân số ra ngày 13 tháng 8 năm 2006 trên báo Người Lao Động.
Tuy không hoàn toàn trùng khớp đề tài, những luận văn đã qua thẫm định
nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư thật sự là những công trình khoa học nghiêm túc. Vì
thế chúng tôi xem đó như một phần lịch sử của vấn đề “Tản văn Nguyễn Ngọc Tư” và
dưạ trên đó để tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư qua thể loại tản
văn.
Tóm lại, dù không thể tìm thấy những dấu chân dẫn đường trọn vẹn, nhưng tập
hợp tất cả những dấu vết đã có chúng tôi vẫn tin tưởng mình sẽ lắp ghép được một con
đường tương đối hoàn chỉnh để men theo và tìm ra đích đến. Kết hợp giữa Nguyễn
Ngọc Tư – một đề tài đã cũ với Tản văn – một đề tài rất mới, đây là thách thức nhưng 7
cũng là cơ hội cho chúng tôi trong công tác nghiên cứu và trình bày một luận văn văn
chương.
3. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn đi vào nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tản văn
Nguyễn Ngọc Tư nêu bật giá trị về cả nội dung lẫn hình thức của thể loại tản văn trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Vì truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã được khá nhiều người nghiên cứu ở nhiều
góc độ, trong khi đó tản văn cũng là một thành tựu lớn trong sự nghiệp sáng tác của
chị nhưng lại ít được nghiên cứu. Cho nên người viết mong muốn thông qua luận văn
đóng góp thêm những hiểu biết của mình về thành tựu của Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại
tản văn.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã có một sự nghiệp tản văn trên dưới 200 tác phẩm
được đăng tải trên các tờ báo: Thời báo kinh tế Sài Gòn, Văn nghệ chủ nhật, Tạp chí
nhà văn, tạp chí Thế giới phụ nữ, Phụ nữ chủ nhật,… và một số được viết trên blog cá
nhân mang tên “Sầu Riêng” của cô. Sau những khoảng thời gian nhất định, những tản
văn được các nhà xuất bản tập hợp lại và in thành từng tuyển tập, cho đến nay Nguyễn
Ngọc Tư đã có 4 tập tản văn, tạp văn, tạp bút được xuất bản: Tạp văn Nguyễn Ngọc
Tư, Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn), Biển của mỗi người, Ngày mai
của những ngày mai, Yêu người ngóng núi. Ngoài ra còn có một tập tản văn sắp được
phát hành trong thời gian tới: Gáy người thì lạnh.
Trong số hơn 200 tản văn, người viết dự định sẽ khảo sát trên dưới 100 tác
phẩm từ các tập: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Tản văn Sống chậm thời @, Tạp văn
Ngày mai của những ngày mai và hai tản văn Bụi đường nháo nhác, Xe miền Tây.
Ngoài phạm vi dữ liệu kể trên, chúng tôi còn dùng đến một số truyện ngắn của
tác giả Nguyễn Ngọc Tư để hỗ trợ trong khi nghiên cứu tản văn của cô và những tản
văn tiêu biểu của các tác giả khác đặt trong thế so sánh đối chiếu để tìm ra nét đặt
trưng của tản văn Nguyễn Ngọc Tư.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Chúng tôi xác định phương pháp luận Macxit là nền tảng cơ sở để tiến hành
khảo sát và xây dựng luận văn. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, văn học phản
ánh hiện thực – tồn tại xã hội một cách sâu sắc. Tác phẩm văn học là sự thống nhất
chặt chẽ giữa nội dung và giá trị nghệ thuật. Vì vậy xác định hướng tiếp cận từ nội 8
dung, đồng thời trên cơ sở phương pháp luận này, chúng tôi không tách rời nó
với
những vấn đề thuộc hình thức của tác phẩm. Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung
và hình thức của tác phẩm trở thành một cơ sở quan trọng cho việc khảo sát những đặc
điểm trong nghệ thuật thể hiện dược nhìn nhận trong sự gắn bó hữu cơ với những đặc
điểm trong nội dung hiện thực.
Một số phương pháp khác được vận dụng trên cơ sở phương pháp luận này. Đó
là phương pháp loại hình được sử dụng trong thao tác phân loại, so sánh, khu biệt các
hiện tượng thuộc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, các nhóm tác phẩm có cùng đề
tài. Khi khảo sát tính đặc trưng, người viết dùng những phương pháp của phong cách
học nhằm định hình những nét cơ bản về phong cách của tác giả. Khi tiếp xúc với bề
mặt ngôn từ, ngữ nghĩa người viết dùng phương pháp phân tích cả cú pháp và
ngữ
nghĩa. Các thao tác trích dẫn, phân tích, so sánh, hệ thống, tổng hợp… được sử dụng
thường xuyên như những công cụ tích cực trong suốt quá trình khảo sát và trình bày
vấn đề.
Tất cả nhằm đạt được mục đích là tiếp cận tác phẩm văn xuôi một cách khách
quan và sâu sắc, từ đó rút ra những đặc trưng khu biệt tản văn Nguyễn Ngọc tư với
những sản phẩm văn chương khác, đồng thời làm nổi bậc được sự thành công
của
Nguyễn Ngọc Tư khi sáng tác thể loại tản văn.
9
B. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: Thể loại tản văn - Nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ
1.1. Đôi nét về thể loại tản văn:
1.1.1. Khái niệm:
Cho đến nay thật sự vẫn chưa có một khái niệm chính xác và thống nhất dành
cho tản văn. Việc phân biệt tản văn - tạp văn - tạp bút vẫn còn nhập nhằng chưa rõ.
Hầu hết, trong cách sử dụng từ ngữ chuyên ngành trên báo chí đều đồng nhất ba thể
loại trên. Người ta thường nêu tên cả ba cùng lúc để chỉ ra nhiều cách gọi khác nhau
của cùng một thể loại, hoặc chỉ dùng một tên phổ biến nhất là tản văn để gọi tên tất cả.
Theo nguồn Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia, tản văn được định nghĩa như
sau:
“Tản văn hay còn gọi là tạp bút là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc, giàu
khả năng khơi gợi với kết cấu có sự kết hợp linh hoạt tất cả các phương thức, phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nội dung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và
đặc trưng quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút”.
Theo định nghĩa này, người nghiên cứu đã đồng nhất tản văn và tạp bút, cũng
giống như cách dùng của Trần Hoàng Nhân trong bài viết “Thời của tản văn, tạp bút”
đăng trên trang báo điện tử số ra ngày 13/08/2006 của báo Người Lao Động. Trong bài
này người viết đã hoàn toàn đồng nhất hai thể loại này làm một đồng thời có xu hướng
xếp tất cả những thể loại tương tự nhau như tản văn, tạp văn, tạp bút, tản mạn vào một
nhóm và không có sự khác biệt nhiều. Ví dụ, trong bài báo Thời của tản văn - tạp bút
có câu: “Hầu hết trên các báo đều lần lượt có mục tạp văn, tạp bút hay tản văn..., đó
là mảnh đất nhiều màu mỡ lẫn màu sắc cho các ngòi bút thể hiện đề tài mình muốn
nói”. Không phủ nhận các thể loại trên có rất nhiều đặc điểm tương tự nhau, tuy nhiên
nếu xét kỹ về phạm vi thể loại nó vẫn là những thể loại khác nhau, vẫn có đặc trưng
riêng để phân biệt. Vì vậy mà Nguyễn Ngọc Tư mới có những tập tạp văn, tản văn, tạp
bút khác nhau. Nếu chúng thật sự là một thì tại sao chị lại phải ghi tên thể loại của
những đầu sách này khác nhau, tại sao không dùng một cách gọi cho đơn giản và dễ
nhớ. Theo tôi, dù ít nhưng vẫn có sự khác nhau cơ bản giữa tản văn, tạp văn và tạp bút.
Theo Từ điển văn học (bộ mới) của nhà xuất bản thế giới thì không có khái
niệm của tản văn, chỉ có khái niệm của tạp văn
“Tạp văn là một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về
nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học. Từ tạp văn vốn xuất hiện trong sách Văn 10
tâm điêu long của Lưu Hiệp, song trong công trình đó từ này còn dùng để chỉ chung
các thể loại văn chương. Tạp văn với tư cách là một thể văn chỉ chính thức ra đời vào
khoảng Cách mạng Ngũ Tứ (1917 - 1924), là một bài luận văn ngắn, giàu tính luân
chiến, thường xoay quanh một số ván đề về xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị… Đặc
điểm chung của tạp văn là ngán gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ánh một cách nhanh
nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ
ràng, sắc sảo” [trích Từ điển văn học (bộ mới),III, tr 1601]
Vậy dù không phải là một nhưng tạp văn là một thể loại nhỏ hơn tản văn được
phân hóa ra từ tản văn bởi có cùng đặc điểm nghệ thuật nhưng xét về phạm vi đề tài thì
tạp văn chuyên viết về những đề tài mang tính chính luận, tính luận bàn những vấn đề
chung của xã hội. Còn tản văn và tạp bút thì vẫn chưa ngã ngủ. Thật sự không tìm thấy
tài liệu nào khẳng định rõ chúng là một nhưng cũng không tìm thấy sự phân biệt nào
đủ rõ để nói rằng chúng độc lập nhau. Chỉ biết cả hai đều là những thể loại thuộc ký và
không có ràng buộc nhiều trong qui tắc sáng tác.
Tóm lại, vì có quá nhiều tương đồng nên trong đời sống văn học hiện nay người
ta không còn quan trọng việc phân biệt các thể loại trên. Chỉ cần người sáng tác hiểu
rõ họ đang viết tác phẩm với mục đích gì, tác phẩm có thật sự mang giá trị văn chương
hay không, chứ không cần quá câu nệ nó phải chính xác là tản văn, tạp văn hay tạp
bút. Theo Từ điển văn học (bộ mới) và theo cách dùng của Giáo sư Trần Đình Sử
trong bài “Tản văn Việt Nam hiện đại - một thể loại bị lãng quên” viết để giới thiệu
cho tập sách Tuyển tập tản văn Việt Nam, tôi quyết định chọn tản văn làm tên
gọi
thống nhất cho thể loại văn chương mà tôi đang khảo sát. Với Giáo sư, tản văn có đặc
điểm: “dung lượng ngắn, cách viết đa dạng, có thể tự sự, trữ tình, bình luận, hoặc pha
xen các cách viết khác nhau, tản văn nói được bao nhiêu điều suy nghĩ, nung nấu, cảm
xúc trong lòng về con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn
nghệ...Tản văn có thể có nhiều phong cách: nghiêm túc, cười cợt, trữ tình, chính luận,
triết lí...Tản văn là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay bởi nó cũng cần có cấu tứ, có
tổ chức một cách nghệ thuật”. Quan niệm này có thể áp dụng vào tất cả những bài viết
của Nguyễn Ngọc Tư đã được chọn khảo sát trong luân văn này, bởi suy cho cùng điều
cốt yếu nhất vẫn là ý nghĩa từ tác phẩm, còn tên gọi cũng chỉ là một cách quy ước, nếu
quy ước thống nhất thì hiển nhiên mọi người sẽ chấp nhận.
11
1.1.2. Đặc điểm:
Tản văn là thể loại không giới hạn đề tài, chỉ cần người viết xác định được vấn
đề then chốt cần nói thì bất cứ phạm vi nào của cuộc sống cũng có thể là đề tài cho tản
văn. Có thể nói người viết có thể viết bất kỳ điều gì mà họ trăn trở, muốn giãi bày dù
đó là vấn đề mang tầm vĩ mô quốc tế, toàn cầu hay chỉ là một tậm sự cá nhân rất nhỏ
bé. Tuy nhiên dù viết về nội dung gì thì tản văn vẫn phải đãm bảo một điều kiện then
chốt đó là phải thể hiện được một quan niệm nào đó của riêng tác giả.
Hai đặc điểm cơ bản của tản văn đó là tính cá nhân và tính thời sự.
Tản văn là tác phẩm tự sự nhưng không cần cốt truyện, không cần tình tiết,
không cần nhân vật nhưng dứt khoác phải có cảm xúc. Bởi tản văn là tiếng nói riêng
của người viết, là những suy nghĩ được trình bày dưới dạng viết nên buộc phải có cảm
xúc, phải khiến đọc giả tin đây là văn bật ra từ chính nhu cầu cần giãi bày của mình
chứ không phải là việc liệt kê những sự kiện nào đó thành câu chuyện. Vì vậy Trần
Đình Sử nói: “tản văn là một thể loại dễ viết nhưng khó hay”. Dễ ở chỗ không qui
định nội dung, không qui định hình thức, tự do, tản mạn nhưng lại phải chứa một vấn
đề nào đó mà xã hội đang quan tâm và phải thể hiện nó theo cách riêng nhất của bản
thân. Nếu tản văn không làm nổi bật được quan niệm riêng của tác giả thì xem như
không đạt. Khó ở chỗ nói chuyện riêng, chuyện phiếm theo cách nghĩ chủ quan của
mình nhưng lại phải thuyết phục đọc giả tin vào mình, phải dẫn dắt sao cho từ những
vụn vặt của đời sống tinh thần riêng tư bắt được nhịp với những vấn đề tồn tại mang
tính thời sự của xã hội. Tản văn tản mạn nhưng không lang mang, tự do nhưng không
tùy tiện, nói chuyện riêng nhưng thực chất là luận bàn những vấn đề bức thiết của xã
hội.
Vì đặc điểm đó nên trong tản văn, kết cấu là một yếu tố rất quan trọng. Bắt đầu
từ những suy nghĩ bất chợt, từ những chi tiết vụn vặt của cuộc sống nhưng kết thúc lại
là một quan niệm, một phát biểu mang tính luận đề nên kết cấu phải là một bộ khung
sườn chắc chắn và liền mạch để dẫn dắt tác phẩm đi đúng định hướng đã đặt ra. Nếu
không có kết cấu tốt tản văn sẽ rời rạc hoặc tính luận đề được gán ghép một
cách
gượng gạo. Hoặc tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ giãi bày chứ không phát triển được
đến chức năng phản ánh những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội như người viết mong
muốn.
Mặt khác, tản văn là một thể loại có dung lượng nhỏ nên không đòi hỏi phải tải
một lượng thông tin lớn, chứa nhiều sự kiện. Như đã nói, điều cốt yếu trong tản văn là
12
cảm xúc của người viết, là cái tôi được thể hiện như thế nào. Song, cũng chính vì đặc
điểm này mà những vấn đề được bàn bàn bạc trong tản văn không mang tính khách
quan, thậm chí thiên lệch, phiến diện. Do đó, khi đọc tản văn, ta nên chú trọng vào
giọng điệu, sắc thái, độ rung cảm của người viết trước hiện thực, nói chung là
chú
trọng cảm xúc tác giả, chứ không nên đánh giá quá cao tính đúng sai, tầm khái quát
của vấn đề. Yêu cầu đó khó mà được thực hiện trọn ven ở tản văn - một thể loại mang
dấu ấn cá nhân sâu sắc.
1.1.3 Tản văn trong đời sống văn học đƣơng đại:
Ngày nay, cùng với tiểu thuyết và truyện ngắn, tản văn được xem như một thể
loại văn chương được mùa vì đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Độc giả của thế kỉ 21
có nhu cầu thưởng thức văn chương đa dạng, mang đậm hơi thở nhịp sống thời đại
song lại không có nhiều thời gian dành cho những áng văn dài, những tác phẩm đồ sộ.
Vì vậy tản văn với dung lượng ngắn, nội dung súc tích viết từ những xúc cảm thật và
tinh tế của tác giả về cuộc sống thường nhật tỏ ra rất phù hợp với độc giả hiện đại.
Trong đời sống văn chương đương đại có khá nhiều tác giả đã tìm đến tản văn
như một thể loại sáng tác chính trong sự nghiệp và đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng
người đọc giả. Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu nhận giải
thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam, bắt đầu mở ra thời kỳ tản văn xuất bản ồ
ạt. Riêng Nxb Trẻ đã cho ra đời ba quyển tạp bút: Nghiên tai dưới gió của nữ sĩ Lê
Giang, tạp bút Mạc Can dày hơn 300 trang in, Mùi của ngày xưa - tạp bút nhiều tác
giả. Nhà thơ Đỗ Trung Quân người chuyên viết tản văn trên các báo, cũng không phải
là ngoại lệ trong cách làm sách t.a.p.b.u.t.đỗ. Từ ngày tạo dựng được thương hiệu
ngòi bút truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư nhận được nhiều lời mời chào viết báo và lẽ
đương nhiên chị không thể bỏ qua mảnh đất tản văn luôn sẵn sàng “bén rễ” những hạt
giống ưu tư của bất kỳ ai.
Đời sống văn học là sự phản ánh đời sống xã hội của một dân tộc, tản văn lên
ngôi trong sự lựa chon của cả người viết lẫn người đọc không phải là một điều trùng
hợp ngẫu nhiên. Tất cả là do xã hội đã khiến con người nảy sinh nhu cầu sáng tác cũng
như thưởng thức tản văn. Trong đời sống kinh tế thị trường đua chen, hằng ngày hàng
giờ có biết bao vấn nạn đang xảy ra, có bao bức xúc cần bày tỏ và tất cả đều cần được
phản ánh kịp thời. Nếu đợi những bộ tiểu thuyết, những chuyện dài hơi ra đời để tái
hiện toàn bộ bức tranh xã hội đó thì quá lâu, khi đó vấn đề sẽ mất đi tính thời sự. Hơn
nữa, trong thời buổi hiện đại cái tôi càng ngày càng được coi trọng, trong bất kỳ sản
13
phẩm nào cũng đòi hỏi phải có dấu ấn, phải có sự khác biệt nên tản văn trở
thành
không gian lý tưởng nhất để người viết tha hồ thể hiện cái tôi ở mức độ nổi bật nhất.
Ngoài ra, tản văn còn đáp ứng được nhu cầu giãi bày tâm tư của người viết. Viết tản
văn đơn thuần là nói lên nỗi lòng, nói lên suy nghĩ riêng, cảm xúc hoàn toàn không bị
kiểm soát bởi văn áp lực của nguyên tác sáng tác, cũng không bị chi phối bởi thi pháp
hay qui định. Vì vậy, tản văn trở thành phương tiện đắc lực khi cảm hứng viết tuôn
trào mà người viết chưa có sự chuẩn bị, ngay lúc đó họ ghi lại cảm xúc như việc viết
một trang nhật ký hay một ghi chú riêng trong sổ tay, và thế là thành tản văn, nhất
thời, ngẫu hứng nhưng lại tâm đắc.
Thời gian sáng tác ngắn, dung lượng cũng ngắn nhưng không có nghĩa tản văn
có một giá trị nhỏ, một chỗ đứng thấp trong nền văn học, trong lòng công chúng,
ngược lại, vị trí của tản văn trong đời sống văn học hiện này ngày càng quan trọng
hơn. Ví dụ như NXB Hội Nhà văn cho in tuyển tập tản văn và truyện ngắn hay về Hà
Nội thật đồ sộ gồm rất nhiều tác giả lừng danh, tuyển tập chia làm hai phần tản văn và
truyện ngắn thể hiện sự “bình đẳng” giá trị giữa hai thể loại. Còn nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp gom chung tản văn và những kiểu lý luận phê bình viết như tản văn in chung
thành một tập Giăng lưới bắt chim cuối năm 2005 và tái bản tháng 06 năm 2006.
Có thể nói đây là “thời của tản văn” [trích Thời của tản văn, tạp bút - Trần
Hoàng Nhân] thời đại “văn học trẻ”. Dù lực lượng sáng tác và tiếp nhận đa số là người
trẻ nhưng đây không phải lí do khiến tản văn làm trẻ nền văn học nước nhà. Cái trẻ là
do chính những đặc trưng của thể loại tản văn mang lại, nó giúp người viết có
thể
phóng khoáng hơn, sáng tạo hơn để thể hiện mình. Nó mở rộng môi trường văn học
cho nhiều người cùng góp tiếng nói, làm đời sống văn học trở nên sôi động hơn, gần
gũi hơn với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Tản văn giúp người ta nói đạo lí, bàn chính trị
bằng một cách rất văn học, rất nhẹ nhàng nhưng sức lan tỏa lại rất lớn.
1.2 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ và tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ
1.2.1 Nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Chị là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và hiện là biên tập viên Tạp chí Bán đảo Cà
Mau. Gia đình chị là gia đình nông dân, ba là bộ đội cựu chiến binh về hưu làm ruộng,
mẹ là người phụ nữ tảo tần, tháo
vác đảm đương hầu hết mọi việc trong nhà. Chị gọi mẹ bằng má và “Má” người đã trở
đi rở lại rất nhiều trong các tản văn của chị. Nguyễn Ngọc Tư xuất thân là cô nhân
14
viên văn thư của Hội văn học nghệ thuật thành phố Cà Mau, có lẽ đó cũng là một trong
những nguyên nhân trực tiếp khiến chị bén duyên với văn chương.
Theo lời nhà văn Đỗ Ngọc Yên: “Kể từ năm 1996, truyện ngắn đầu tay Đổi
thay của Nguyễn Ngọc Tư được đăng trên tờ báo tỉnh đã tạo cho cô nhân viên tạp vụ ở
Văn phòng Hội Văn nghệ Cà Mau một cú hích, như là định mệnh, dẫn dắt cô bé nông
dân Nam Bộ “xịn” này đi theo con đường văn nghiệp lúc nào, mà ngay chính cô cũng
không hay. Thế rồi, thời gian qua mau, trong 12 năm có lẻ, gia tài văn chương của
Ngọc Tư đã lên đến khoảng hơn 200 truyện ngắn, tản văn, bút ký và 10 đầu sách”. Đó
quả là một sự nghiệp văn chương dày dặn được gầy dựng trong một thời gian ngắn đến
kinh ngạc. Những thành công của chị luôn gây tiếng vang như: Truyện ngắn Ngọn đèn
không tắt đoạt Giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II, năm 2000, do
Báo Văn nghệ và Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động. Tiếp đến tác phẩm này nhận
được Giải B của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2001, Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc
Liên hiệp các Hội Văn Học - Nghệ Thuật Việt Nam, năm 2001. Đến năm 2003,
Nguyễn Ngọc Tư là một trong mười nhà văn trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002. Năm
2006, với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Ngọc Tư nhận Giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam năm 2006. Năm 2008 chị lên đỉnh cao, tập truyện ngắn mang tên Cánh đồng
bất tận và truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc do Hội Nhà văn Việt Nam đề cử, đã được
dịch sang tiếng Anh và nhận Giải thưởng văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan, tháng
10/2008. Với bấy nhiêu thành tích đó Nguyễn Ngọc Tư hiển nhiên trở thành một “hiện
tượng văn học” được cả trong và ngoài giới văn chương chú ý, được báo chí quan tâm
phỏng vấn, đối thoại, viết bài liên tục và cuối cùng là bạn đọc khắp trong và ngoài
nước biết đến. Nguyễn Ngọc Tư có hẳn một trang web mang tên “Đặc sản miền Nam”
do Giáo sư Trần Hữu Dũng của trường Đại học Wright State tại Dayton lập ra. Nơi tập
hợp gần như đầy đủ tất cả tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư và những bài báo,
bài phê bình về chị
Cái tên “Đặc sản miền Nam” đã nói lên tất cả tính cách con người và phong
cách văn chương của Nguyễn Ngọc Tư. Ở chị hội đủ tất cả những gì giản dị, mộc mạc
nhất, Nam bộ nhất. Từ cách chị trả lời phỏng vấn đến giọng văn đều thống nhất như
nhau, đều chứng minh chị là một “đặc sản miền Nam” chính cống. Phong cách sáng
tác của Nguyễn Ngọc Tư được định hình nhất quán từ truyện ngắn đến tản văn và cả
thơ, tất cả đều lấy cái chân, mộc làm điều cốt yếu. Như Gs Trần Hữu Dũng đã nhận xét
về chị: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt
15
cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất
mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết” [trích Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền Nam,
Trần Hữu Dũng]. Phải cái đặc biệt của Nguyễn Ngọc Tư là ở chổ chị rất giản dị, chị
không cố gắng viết văn lạ, độc nhưng tự thân cái chị viết ra lại trở nên rất lạ, rất thú vị
đối với người đọc. Nguyên nhân có lẽ là vì nồng độ phương ngữ miền Nam đậm đặc
trong tác phẩm của chị, nó làm người đọc phải “choáng váng” vì không ngờ chất liệu
đó cũng có thể đi vào văn chương và lại rất hay, rất mượt. Để làm được điều đó đòi hỏi
Nguyễn Ngọc Tư phải là một người vốn mang chất nông dân, có tâm hồn thật sự luôn
hướng về quê hương, yêu quê bằng tất cả tình yêu trong trẻo nhất mới có thể sử dụng
phương ngữ một cách nhuần nhụy và tự nhiên đến vậy.Sự xuất hiên của Nguyễn Ngọc
Tư trên văn đàn tựa như một mùa gió phương nam nồng mùi rơm rạ thổi vào
giữa
những tòa nhà cao ốc của thành thị, theo thời gian mùi hương ấy vẫn không hề phai
nhạt, vẫn chực chờ khiến ai đó bất giác ngửi thấy sẽ lập tức đứng chết trân vì nhớ quê,
vì thấy hình ảnh quê nhà bổng chốc ồ ạt kéo về nhắc ta còn một nơi nào đó đã lâu nay
ta đã lãng quên.
1.2.2 Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ
Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu sự nghiệp bằng truyện ngắn nhưng càng về sau chị
càng viết tản văn nhiều hơn và thành tựu của chị ở tản văn cũng không kém ở truyện
ngắn. Chị có năm tập tản văn, bao gồm: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn
Ngày mai của những ngày mai (2007), Tản văn Sống chậm thời @ (in chung với Lê
Thiếu Nhơn - 2007), Tạp bút Biển của mỗi người (2008), Tản văn Yêu người ngóng
núi (2010). Nếu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện về những con
người, số phận, cảnh đời luôn khiến ta khắc khoải, đau đáu vì thương và vì bất lực thì
tản văn của chị lại là những mãnh ghép nhỏ hơn của cảm xúc, đôi khi chỉ thoáng qua
song nó để lại trong ta một sự xúc động rất sâu và dai dẵng.
Chính Nguyễn Ngọc Tư đã thừa nhận “Mỗi tháng em viết vài tạp văn. Em thích
viết tạp văn, vừa nhẹ nhàng, vừa tiện đăng báo để kiếm tiền”, nhưng có thể đó chỉ là
lời nói đùa. Dường như Nguyễn Ngọc Tư hợp với tản văn hơn bởi nó nhẹ nhàng, tự do
và bình dân. Với Nguyễn Ngọc Tư viết hết thảy mọi chuyện xảy ra quanh chị và trong
đời chị, từ việc con cái, ruộng vườn đến kinh tế, đến nhà nước và cả ở hải ngoại. Có
thể nói là chuyện “thiên tào” trên trời dưới đất đều có trong tản văn của chị. Song, nếu
đã đọc một lần là chắc chắn không quên. Bởi chị luôn biết cách làm đưa vào những chi
tiết làm động lòng người đọc, chị viết tản văn thì nhẹ nhàng nhưng người đọc
lại 16
không nhẹ nhàng chút nào, ngược lại bao giờ cũng thấy sống mũi cay cay. Trong bài
giới thiệu cho tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Thanh Vân đã có lời nhận xét rất ý vị về
cách chị viết tản văn: “Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái rau
muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh, tưng tửng,
vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn và báo”. Sự so sánh đó
rất chính xác, ta có thể hình dung dáng vẻ của Nguyễn Ngọc Tư trong tản văn như vậy,
không cố làm dáng, không tạo hình cầu kỳ nhưng vẫn cuốn hút, vẫn để lại dấu ấn rất
sâu trong bất kỳ ai một lần ngắm qua
17
CHƢƠNG II: Những nội dung chính trong tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ
2.1 Tình đất – Tình ngƣời nơi đất mũi Cà Mau
Nguyễn Ngọc Tư được sinh ra và lớn lên tại Cà Mau - vùng đất kết thúc của
hành trình Nam Tiến với lịch sử khai khẩn đầy những giai thoại kỳ bí và một thời đấu
tranh oanh liệt hào hùng. Điều đó khiến chị vô cùng tự hào về quê hương mình, cùng
với một tình yêu tha thiết sẵn có trong lòng thúc giục chị viết về quê hương và đã ghi
lại dấu ấn sâu sắc trong đề tài này, khiến cái tên Nguyễn Ngọc Tư luôn gắn liền với
thương hiệu “Đặc sản miền Nam” mà cụ thể là đất mũi Cà Mau.
Không biết có quá không khi nói Nguyễn Ngọc Tư viết không xót một điều
gì về Cà Mau? Trong các tản văn như Trở gió, Đất Mũi mù xa, Xa đầm Thị Tường,
Tháng chạp ở rạch Bộ Tời, Quán nhớ, Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Đi qua những cơn bão
khô, Mơ thấy mùa đang tới và rất nhiều bài khác chị đã kể tỉ mỉ từ chuyện “con chó
cò, trái bần, trái giác” đến “chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế kiến thiết tỉnh nhà”,
từ Đầm Bà Tường cho đến thành phố Cà Mau, từ chị bán rau đến ông chủ tịch, từ ngọn
gió chướng thổi xao xác ngang qua phận người đến những nỗi rầu lo quay quắc tận
trong tâm can mỗi người. Nguyễn Ngọc Tư khai thác những đề tài tưởng như không
thể là đề tài, bởi nó vụn vặt và bình thường quá. Thế nhưng khi xếp chúng lại
gần
nhau, hệ thống nhiều tản văn cùng đề tài vào một nhóm và đặt chúng trong thế đối
sánh với hiện thực xã hội thì ta lại bất ngờ trước khả năng phản ánh mang tính thời sự
của chúng. Đề tài bình thường nhưng không tầm thường, đó là những gì diễn ra xung
quanh ta trong từng ngày từng giờ, dần dà trở thành những thói quen, thậm chí những
căn bệnh “nan y” của xã hội nhưng lại không có sự quan tâm giải quyết triệt để. Với
thể loại tản văn, Nguyễn Ngọc Tư đã có rất nhiều lợi thế trong việc thể hiện những nôi
dung trên. Vì tản văn là một thể loại thuộc ký, trong tản văn lại có tạp văn, một thể loại
nhỏ hơn được phân hóa từ tản văn. Tạp văn tạo không gian lý tưởng cho người viết
bàn bạc, bày tỏ ý kiến về những vấn đề mang tính thời sự, chính luận một cách tự do,
thoải mái. Chính vì vậy, Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo xếp những bài viết mang tính
thời báo, phản ánh những bức xúc trong xã hội như: nỗi ca thán của dân về thái độ của
cán bộ ở các cơ quan hành chính, sự trì trệ của nhà nước trong việc giải quyết các kiện
cáo, nỗi khổ của nông dân từ việc thay đổi cơ cấu kinh tế bất hợp lý của Ủy ban tỉnh,
sự nhũng nhiễu trong nội bộ các cơ quan… vào những tập Tạp văn để nhấn mạnh hơn
giá trị hiện thực của nó, đồng thời lại có thể làm giảm sắc thái chính luận khô cứng
bằng sự mềm dẻo, nhẹ nhàng của văn chương. Tuy nhiên, tạp văn là một thể loại thuộc
18
tản văn nên yếu tố chủ quan, cá nhân của tác giả là rất lớn. Do đó, trong việc thể hiện
chính kiến về các vấn đề tồn tại trong xã hội ít nhiều luôn có sự thiên lệch, giá trị hiện
thực chỉ giới hạn trong góc độ nhìn nhận của tác giả ở một số hiện tượng cụ thể mang
tính nhất thời, không mang tính khái quát cao. Vì vậy, dù là tản văn hay tạp văn,
Nguyễn Ngọc Tư chỉ hướng tác phẩm của mình đến mục đích giải bày, tâm tình những
trăn trở riêng của chị trước hiện thực cuộc sống, bạn đọc có thể đón nhận nếu họ thấy
đồng cảm, đơn giản như việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương chứ không đặt nặng
việc đúng hay sai, có khái quát được hiện thực nào đó hay không. Đó cũng chính là thế
mạnh của tản văn, một thể loại tự sự nhưng lại chuyên tải cảm xúc nhiều hơn sự kiện.
Thành bại của tản văn là ở chổ người viết có thật sự muốn giải bày và cách giải bày
của họ có thật sự chân thành, có xuất phát từ đáy lòng. Và Nguyễn Ngọc Tư đã viết tản
văn bằng tất cả những tình cảm đẹp nhất mà chị đã dành cho quê hương. Dù vui dù
buồn, dù hiện thực tốt đẹp hay xót xa chị luôn cảm nhận và viết bằng tấm lòng nhân
hậu để những tản văn luôn trong trẻo, luôn thật sự là những tác phẩm văn chương giàu
giá trị nghệ thuật.
2.1.1 Ngƣời nông dân và những mùa chƣa tới:
Những tản văn Nguyễn Ngọc Tư viết về người nông dân và sự nghiệp nuôi
trồng của họ tựa như một loạt phóng sự nhiều kỳ được ghi lại từ khắp các Rạch, các
Đầm, các Kinh ở Cà Mau. Mặt khác, chúng lại mang hơi hướng của những bài kí, bởi
nó tản mạn, nhiều cảm xúc và dường như không có mục đích đưa tin. Song xét riêng
trong từng tản văn ta lại nhận ra những cuộc đời, những số phận rất cụ thể thông qua
những câu chuyện về lúa, tôm, vịt. Tất cả giống như những câu chuyện ngắn với cốt
truyện đơn giản nhưng xúc động và đầy nhân hậu. Cũng giống như lời nhận xét
……“Vẫn là giọng điệu thủ thỉ tâm tình của nhà văn vùng Đất Mũi về những câu
chuyện "nhỏ xíu" quanh mình. Vẫn là chút lòng "để gió cuốn đi" của người ăn cơm
nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêu thương”
(Trích “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - quen mà lạ) Nguyễn Ngọc Tư đã kể hết những nỗi
lo, nỗi đau của người nông dân nơi Đất Mũi mù xa. Ở nơi đó “mỗi người mỗi cảnh,
những nỗi buồn cũng lớn lao như nhau”. [trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 108]
Những tản văn viết về đề tài trên hầu hết được đăng tải trên Thời báo Kinh tế Sài
Gòn, sau đó được tập hợp lại trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư do Thời báo Kinh tế
Sài Gòn hợp tác với Nhà xuất bản trẻ phát hành năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 15 năm
ngày thành lập tờ báo. Vì lẽ đó, các tản văn này đều mang tính hàn lâm cũng như tính
19
thời sự khá cao. Nó phản ánh đầy đủ những hậu quả mà người nông dân phải gánh
chịu khi dịch họa và áp lực của thời giá thị trường cùng lúc ập lên cuộc đời lam lũ, bần
hàn của họ. Tuy nhiên, tản văn vẫn là một thể loại của văn chương, Nguyễn Ngọc Tư
viết văn chứ không làm phóng sự nên các trang viết luôn giữ được cái hồn hậu, nhẹ
nhàng của cái gọi là “trà dư tửu hậu” và nhất là nét biểu cảm của giọng văn tâm tình
thủ thỉ, thấm vào tận tâm can người đọc.
2.1.1.1 Chuyện về những mùa tôm chƣa hẹn:
Chuyện về “con tôm” của Nguyễn Ngọc Tư là chuyện của những năm đầu
trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước. Chính sách chuyển từ ba vụ
lúa thành một vụ lúa hai vụ tôm được triển khai ở Cà Mau vào khoảng năm
1997,
Nguyễn Ngọc Tư viết và đăng trên báo những tản văn: Chờ đợi những mùa tôm, Ngậm
ngùi Hưng Mỹ, Đi qua những cơn bão khô, Thư từ quê, Tháng chạp ở rạch Bộ Tời, …
vào năm 2004-2005. Vậy suy ra “chuyện lúa chết non, tôm chết láng” là những tổn
thất từ thời gian ấy trở về trước, hoàn toàn không phản ánh toàn bộ kết quả của chính
sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Cà Mau, nhất là trong giai đoạn về sau.
Câu chuyện về con tôm được Nguyễn Ngọc Tư chia thành nhiều kỳ; từ khi
nhà nước bắt đầu khuyến khích luân canh vụ lúa vụ tôm, nông dân thật sự bị thuyết
phục bởi những thành công điển hình nên đã đồng loạt chuyển đổi, cho đến khi những
con tôm đầu tiên “chết phơi bụng” rồi dần dần “chết láng”, kéo theo là bao nhiêu hệ
lụy khiến đời sống nông dân vốn đã cơ cực nay lại thêm khốn đốn vì tình thế tiến thoái
lưỡng nan giữa cây lúa và con tôm. Tuy nhiên, có thể Nguyễn Ngọc Tư đã hơi phiến
diện khi chỉ liệt kê những thất bại của mô hình lúa tôm luân canh trong hàng loạt tạp
văn khiến người đọc cảm thấy dường như chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của
nhà nước là hoàn toàn bất hợp lí, là một chính sách “hành dân”. Trong bất kì quyết
định trọng đại nào, những nhà chức trách cũng đã cân nhắc kỹ lưỡng, song việc thử
nghiệm thường khiến những bất cập bộc lộ rõ, họ cần có thời gian để khắc
phục.
Nhưng có thể thời gian đó đã lâu hơn so với họ dự định trong khi nỗi lo của nông dân
lại phải đong đếm theo từng ngày từng giờ, vì thế sự chờ đợi, kỳ vọng trở nên khó
khăn, mòn mỏi hơn. Dù không phải là toàn cảnh kết quả của mô hình luân canh lúa
tôm nhưng những gì Nguyễn Ngọc Tư đã kể cũng là một phần sự thật phải báo động,
đó thật sự là những vấn đề xã hội cần luận bàn và chị đã luận bàn theo cách riêng của
mình - bằng văn chương. 20
Cơ cực từ ngày còn kháng chiến, lam lũ đến tận thời buổi hội nhập, người
nông dân nghèo vẫn lại hoàn nghèo. Sau bao nhiêu thăng trầm mà nông dân đã trải
cùng cây lúa họ đã quyết lòng chia tay những “cánh đồng bất tận”, đưa dòng nước mặn
vào từng thửa ruộng để đón con tôm, người đồng hành mới hứa hẹn mang đến sung túc
và thịnh vượng. Một cuộc đổi thay mong đổi đời. “Cái hồi ấy sao mà hy vọng tràn trề,
hy vọng lai láng”[trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr 116]. Sao lại không? Trong khi
“Mấy ổng lên đài toàn là cảnh trúng tôm, rồi nói nhờ con tôm nên người ta đổi đời này
nọ”. Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn trực tiếp lời giải thích của nông dân như thế, họ phát
biểu lí do họ chấp nhận đánh canh bạc lớn này nhẹ hều như vậy, song chắc như bắp.
Nguyễn Ngọc Tư không thắc mắc nhiều về sự tin tưởng tuyệt đối này, bởi trong chị
cũng có một phần tính cách nông dân nên chị hiểu lắm cái tình thế bị động của họ.
Người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, chỉ biết nghe theo mấy
anh cán bộ khuyến nông, chỉ biết tin vào chính sách nhà nước (bởi còn ai có uy tín hơn
họ) thì làm sao không nhất nhất “dẫn mặn về giày cây lúa” khi đã có những
bằng
chứng xác thực thay cho lời cam kết về sự tất thắng như của những mùa tôm, như:
“K.B được mùa tôm”, “L.T.T đi lên nhờ vụ lúa vụ tôm” [trích Đi qua những cơn bão
khô, 1, tr 110,111]. Nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn thúc giục họ nôn
nóng
muốn làm giàu, muốn trở mình đó là “vì tương lai con em chúng ta”. Nguyễn Ngọc Tư
là “người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần
hậu yêu thương” [trích Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - quen mà lạ, Hạ Anh] nên chị
hiểu lòng họ như hiểu chính mình. Không phải mù quáng mà họ đổ xô đi rước con tôm
về. Vì, cuộc đổi đời này không dành riêng cho họ. Cần có những mái ngói thay cho
mái lá, cần những ngôi trường khang trang cho trẻ con được học hành đàng hoàng và
càng cần hơn nữa là một ngày mai để lại cho con cháu. Để vươn tới tương lai đó họ có
thể đánh đổi tất cả. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư thấy xót xa vì tương lai đó mờ mịt so với
những gì đang diễn ra trong thực tại.
Từ ngày quyết định gắn bó đời mình với con tôm, người nông dân đã chấp nhận
treo số phận mình trên một sợi dây mành của may rủi.
“Chỉ mới một mùa tôm thôi, bác à, nhưng đó là mùa tôm người nông dân
vùng chuyển dịch vắt kiệt mình ra trước bao nỗi cực nhọc, buồn vui” [trích Chờ đợi
những mùa tôm, 1, tr 116] Nguyễn Ngọc Tư đã nói lời xót xa đó với một người bạn
chiến đấu của ba chị, song ở một góc độ khác nó không chỉ là lời kể đơn thuần. Với tư
cách phát ngôn thay cho nông dân, chị đang trình bày hoàn cảnh khó khăn của họ với 21
một cán bộ lãnh đạo, người rất liên quan đến cái gọi là “chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.
“Vắt kiệt mình ra” để “sống cùng, sống tận với cảm xúc của mình nhất”, để khấp khởi
“mơ về những giấc mơ xa xôi lắm” của ngày con tôm thật sự giữ đúng lới hứa và cật
lực dốc sức vì giấc mơ đó. Nguyễn Ngọc Tư thấu hiểu sâu sắc những giấc mơ luôn
được mơ một cách rất thấp thỏm bởi chính ba má chị cũng đang nuôi giấc mơ ấy;
“Những đêm mưa, sợ nước dân ngập bờ, dầm mình đi tháo nước, ngày nắng lặn lội
xúc từng gàu sình từ đáy đầm lên…”, “một đêm vài ba lần, ba má con thức dậy, đi rảo
một vòng vuông, canh con nước… Mức nước ngoài sông không cao, kinh cạn, đón con
nước nửa đêm, hai ông bà ì ạch khiêng máy ra tát vô đầm nuôi. Chập chờn một chút,
má choàng thức, rủ ba hì hụi đem máy vô chòi” [trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr
117]. Cứ thế giấc ngủ hằng đêm cứ ngắc ngứ, chập chờn theo con nước, niềm tin, niềm
hy vọng cũng chìm nổi theo sự lặn hụp của con tôm trong đìa.
Nguyễn Ngọc Tư sẽ không viết về “những mùa tôm chưa hẹn” nếu như cô chỉ vô
tình đi qua những vuông tôm trong cái ngày mà tôm nổi đầu “nằm dại khờ trên bờ cỏ
bờ rong”. Nếu không hiểu vì sao người nông dân chịu dầm dãi “giữa đồng trống hóc,
gió giật mái chòi”, “nắng đỏ ngầu, mưa trắng xóa” chỉ để kề cận con tôm. Nếu không
biết rõ họ đã mất những gì để đổi lấy những vuông tôm này thì chị đã không thể quặn
lòng, đau tê tái như vết cắt trên chính thịt da mình. Cái tai họa tôm chết ập xuống nông
dân bất ngờ, một phát là trắng xóa mọi công sức, nhanh đến nổi họ chưa kịp nhận ra
điều gì đã xảy ra, như thể đang có một quyền năng nào đó đang rắp tâm “chơi khăm”
họ. “Lẹ ghê, ngủ một đêm sáng dậy thấy tôm lụi vô bờ, nằm dại khờ trên gờ đất, ngọn
cỏ, ngọn rong. Vớt từng con tôm nhỏ bằng ngón tay út lên lòng rưng rức, đứt ruột. Tở
phở hỏi nhau làm sao mà tôm chết vậy kìa? Có ai làm gì nó đâu mà nó chết, mình quý
nó còn hơn mạng mình nữa mà? Tôm chết rồi làm sao cứu đây? Cho nó uống thuốc gì,
chích thuốc gì? Ý trời, anh là cán bộ ngoài tỉnh vô làm vuông, bộ không biết sao? Làm
sao biết được. Bụng xót như xát muối, te tái chạy đầu trên đầu dưới hỏi nhau những
câu ngớ ngẩn mắc cười” [trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr 117]. Tôm dại khờ chết
không lí do, người nông dân ngẩn ngơ, bàng hoàng, bầm gan tím ruột nhìn công sức
đổ sông đổ biển. Họ đã cược tất cả cái họ có và đã thua trắng. Nguyễn Ngọc Tư không
tính toán được con số thất thoát về của cải, chị không đưa ra những số liệu chứng minh
cho tỉ lệ thất bại trong mô hình kinh tế mới như một nhà báo viết tin kinh tế. Chị khiến
người đọc cảm thông cho nỗi khổ của nông dân bằng cách kể lại những tình cảnh ngặt
nghèo mà họ gặp phải, ví dụ như chuyện “ngủ một đêm sáng dậy thấy tôm lụi vô bờ” ở
22
trên. Khi đó người đọc sẽ tự có thái độ trước sự việc và đương nhiên không một ai có
thể thờ ơ với nỗi khốn khổ ập đến một cách bất ngờ như thế của nông dân.
Song sau bao nhiêu thất bại, bao nhiêu bất trắc người nông dân vẫn kiên trì với
quyết định của mình, họ vẫn tiếp tục trông đợi kỳ vọng sự hồi đáp từ con tôm. Nhưng
Nguyễn Ngọc Tư không cho đó là một sự cố chấp, cũng không phải là sự liều lĩnh với
số phận. Chị lí giải nó bằng một sự đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của bà con. Chị
nói: “Tôi nhận ra rằng, nông dân mình xưa rày có món đặc sản “độc” lắm nhờ món
đó mà họ sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời nầy sang đời khác. Đó là “hy
vọng”. Lúa thất thì hy vọng trúng mùa sau, giá rẻ như bèo cứ đinh ninh năm sau được
giá. Lứa này tôm chết thì chờ lứa sau, lúc thả bọc tôm nhỏ như cây kim xuống đầm,
vẫn mong mai nầy còn gặp lại chúng” [trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 113,114].
Cái tinh thần cốt yếu nằm trong cái lí lẽ giản dị đó và nếu không thương, không hiểu
nông dân chưa hẳn đã lí giải được điều đó.
Nhưng câu chuyện về con tôm của Nguyễn Ngọc Tư vẫn chưa thể có một kết
thúc có hậu, bởi cứ sau mỗi lần hy vọng, người nông dân lại phải ngậm ngùi thất vọng.
Tiếp tục phóng sự trên những vuông tôm, chị ghi được tin “tôm lại thử lòng chịu đựng
của nông dân, tụi nó mở đợt chết thêm vài ba đợt nữa”, rồi về sau đó “chẳng ầm ĩ,
bạo phát bạo tàn như dịch cúm gia cầm, “cơn bão tôm” từ tốn, lặng lẽ bào mòn sức
chịu đựng của con người”[trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 108]. Từ tâm trạng
ngẩn ngơ rồi hớt hải chạy tìm thuốc cứu tôm trong lần đầu thấy tôm chết, đến nay thì
không còn xa lạ nữa, “chuyện tôm chết nông dân đã rành sáu câu rồi, chỉ khác đây là
năm thứ tư tôm chết, nghĩa là năm thứ tư nông dân Cà Mau vắt kiệt mình trong nỗi lo
đói nghèo”[trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 108]. Hệ lụy từ những thất bát đó là
“không tiền mua gạo”, là “nợ ngân hàng”, là “bán đất”, là “nghèo đói” và “rách
nát”. Nguyễn Ngọc Tư không có thói quen trầm trọng hóa vấn đề, dù cho vấn đề thật
sự rất trầm trọng. Trong trường hợp phức tạp nào chị cũng có thể đơn giản hóa, như
chuyện kinh tế xã hội mất cân đối trong cung cầu để lại hậu quả trên cuộc đời lam lũ,
đói nghèo của nông dân vĩ mô là vậy, nhưng qua lời chị kể nó lại trở nên gần gũi, dễ
hiểu như chuyện làng chuyện xóm “chỉ sợ tôm nhiều, giá cả đi vô con đường rẻ bèo
như giá lúa, lúa ế mình còn để ăn được, chớ mấy ổng “ở trển” lo không nỗi đầu ra cho
tôm, để dồn đống ăn ngán chịu gì thấu” [trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr 121]. Như
lúc đầu đã nói, Nguyễn Ngọc Tư viết chuyện “trà dư tửu hậu” nhưng thực chất là thời
sự nhức nhối, là “những cơn bão khô” dai dẳng hoành hành hung hãn trên
những 23
vuông tôm đã đóng khuôn đời người nông dân vào bế tắc. Trăm nhà là trăm cảnh khốn
khó, chông chênh và Nguyễn Ngọc Tư đã gõ cửa từng nhà để tận tai tận mắt chứng
kiến cái mà đáng lẽ trước chị phải có nhiều người khác quan tâm rồi. Đó là trường hợp
của:
Thím Hai ở Ấp 7, An Xuyên ngao ngán, "Mấy ông nhà nước không nghĩ ra
cách nào cứu tụi tui, để vầy hoài, hai năm nữa không chết đói cũng chết vì trộm cướp
cho cô coi, bần cùng nên sanh đạo tặc, ông bà mình dạy vậy". Nguyên một xóm kinh
này ba năm rồi không trúng một vụ tôm nào”. “Mới đầu, thấy tôm chết, mấy ông nhà
nước còn lo lăng xăng, mà lúc này làm như mấy ổng quên mất biệt luôn, hay là lo
hỏng nổi nữa, hả cô ?".
“Anh Chín Đo đằng xóm, đất ít, tôm lại chết, năm sáu nhân khẩu sống nhờ cái vó
cất rong rêu dưới kinh. Có bữa nửa đêm, ngủ không được, anh Chín la lớn, "Nghèo
sao mà nghèo dữ vậy trời!" làm chị vợ quýnh quáng, tưởng chồng đau ở đâu. Tiếng
kêu thảng thốt nghe như tiếng thở dài vỡ ra của một đời người, nghe buồn lặng, buồn
sâu. “Vụ tôm đầu trúng dữ lắm nghen cô, ai mà ngờ nó làm theo kiểu mấy thằng chim
mồi cờ bạc, dụ người ta nhảy vô rồi, nó "chơi" mình sát rạt".
Anh Hai Sỹ ở Ấp 2, An Xuyên ấm ức. Nhà anh có gần 2 ha đất, "nhưng
vuông làm không đủ ăn, phải kiếm tiền bằng nghề làm bún, ở xóm này, đất của bà con
còn ít hơn của tui, nếu không có nghề khác đành chịu chết, muốn làm mướn cũng hỏng
ai chịu mướn, tôm chết trắng dờ con mắt rồi, mướn làm gì bây giờ, tiền đâu … ?”.
“Chị Út Nhiễm ở gần đó đã hai mùa "buông xụi" sáu công đất nhà qua Tân
Thuộc gặt mướn. "Hồi lúc làm ruộng tui cũng nghèo, nhưng có lúa ăn cũng vững
bụng. Chị kể, bây giờ phải đi gặt để chạy gạo. Nhiều lúc nghỉ tay ngồi ăn cơm giữa
đồng, tự nhiên hai vợ chồng tui thấy buồn quá chừng, ổng buông đũa ngang xương,
ổng nói, đáng lẽ giờ này mình đang gặt trên đất nhà mình, bà ha"”. [trích Đi qua
những cơn bão khô, 1, tr 108-109].
Con tôm không chỉ làm khổ người nông dân ở đời sống vật chất mà nó còn làm
rầu họ trong đời sống tinh thần. Cái nghèo cứ ì ạch, nặng nề đi hoài mà không đi qua
được những mùa tôm, “cái buồn nghèo đóng rong, đóng rêu sang cả đám gả, đám giỗ
… Dịp để hàng xóm láng giềng họp lại hát hò, nhậu nhẹt xôm tụ nay gặp nhau chỉ
mông mênh những tiếng thở dài”. Nhưng tiếng thở dài không thấu được trời xanh,
cũng không thấu được những cán bộ nhà nước. Nguyễn Ngọc Tư cho nông dân phát
biểu và chính chị cũng phát biểu, nhưng không phải để trách cứ hay đòi hỏi điều gì. 24
Bởi “Có tủi thân, tủi phận thì lủi thủi than thở với nhau chơi, vậy thôi. Nhà nước còn
phải lo tỉ tỉ chuyện lớn, chuyện mất còn khác”. Trong các tản văn chị rất thường xuyên
có những câu văn được viết theo cách “nói mát” như thế. Nhưng tác dụng của nó có lẽ
còn lợi hại hơn nhiều câu trách móc, kêu ca khác. Chị viết chúng để nhắn nhủ với nhà
nước rằng đừng trách nông dân mình thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm mà nóng vội
làm giàu bởi họ đã chờ đợi quá lâu “từ đời cầy cấy này qua đời trồng tỉa khác, họ kỳ
vọng cái ngày vươn lên. Tôm chết, giống như một luồng nước lạnh tạt vào ngọn lửa
trong lòng của mỗi người”. Một quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phát biểu rằng: “nông dân Việt Nam như những người đi biển trên con thuyền rách
nát”. Nguyễn Ngọc Tư đã phải “vỗ đùi khen, cha chả, ông này không biết có viết văn
không, sao mà ví von hay quá chừng”. Hay bởi nó tả đúng cái tình cảnh tay không
đánh giặc đói của nông dân. Khen nhưng thực chất là một lời phê bình rất
nghiêm
khắc. Nhà nước đã hình dung được cái tình thế đơn độc thiếu sự giúp đỡ hỗ trợ như thế
của nông dân nhưng sao họ vẫn chưa hành động, vẫn chỉ mới nói mà chưa làm. Lời
phát biểu càng hay thì sự thất vọng về các quan chức nhà nước càng lớn. Và đó chính
là một cách để Nguyễn Ngọc Tư nói hộ nông dân những trăn trở mà họ không thể tự
mình bày tỏ.
Tôm chết hàng loạt, nông dân ngẩn ngơ, hỏi nhau “có làm gì đâu sao nó
chết?”. Dù rất thương, rất đồng cảm với nông dân nhưng Nguyễn Ngọc Tư vẫn sáng
suốt nhận ra cái nguyên nhân khiến họ luôn thất bại với con tôm. Đó là bởi chính họ,
liều lĩnh thay đổi tập quán từ trồng sang nuôi, mà lại nuôi con tôm nước mặn
trên
chính cái đất đã từng vun trồng cây lúa nước ngọt, trái tính trái nết đủ điều thì hỏi sao
không khốn đốn. Nguyễn Ngọc Tư đã mượn lời của má chị, một người nông dân chính
hiệu để trả lời cho câu hỏi chung của bà con“lăn lộn cuộc đời nông dân ngót
năm
mươi năm không có chút kinh nghiệm nào có thể đem vào chuyện nầy”. Thật xót xa
khi ngậm ngùi nhận ra cái lẽ thường nhưng lại không thường chút nào đó.
Trong câu chuyện về con tôm mà Nguyễn Ngọc Tư đang kể không chỉ có
những trăn trở, âu lo, không chỉ có nắng, gió và nỗi buồn tù đọng trong những vuông
tôm, trong ấy còn có ánh sáng ánh lên từ phẩm chất rất đẹp của người nông dân, đó là
tinh thần lạc quan. Theo lời kể của Nguyễn Ngọc Tư ta thấy cuộc hành trình đến với
ngày mai của nông dân còn rất cam go song họ chưa bao giờ tuyên bố bỏ cuộc, ngược
lại đường càng xa sức họ càng bền. Chỉ cần nghe một tin tức nói đúng sự thật
về
chuyện “thất trận tời bời” trong mùa đầu chuyển dịch thì nông dân đã vỗ đùi khen nhà
25
nước: “Nhà nước thừa nhận, chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm, cho đến
nay thống kê chỉ 30% có lãi còn lại là hòa và lỗ”, “sao mấy ổng chịu thiệt vậy không
biết, chớ mấy chuyện thất bại rồi nghe im re, như cảng cá nè, nhà máy đường nè…”
Rồi dựa vào tin tức đó họ ngậm ngùi an ủi nhau: “vậy là bà con thất đều chớ
đâu
riêng gì rạch Bộ Tời mình”. Nông dân là vậy, họ dễ giận nhưng cũng dễ bỏ qua lắm
bởi họ tin vào cái nhân quả “chăm làm thì được áo cơm cửa nhà”, cái nghèo của họ
chẳng bởi tại ai, chỉ tại trời, nhưng cứ siêng năng cần cù đi rồi ắc cũng có ngày no ấm.
Kết luận:
Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư viết cho nông dân ta cảm nhận được chị hiểu
lòng người nông dân như hiểu chính ruột gan mình. Bởi trong số họ có cả ba má chị,
chị thương ba má cơ cực cũng chính là thương người nông dân ưa chịu thiệt
thòi.
Nhưng thương nhứt là cái suy nghĩ lạc quan, vượt trên hiện thực: “nông dân là vậy
khổ như cô Lựu mà không thôi hy vọng”, bởi theo một chân lý đơn giản “sống mà
không hy vọng thì chết sướng hơn”. Chị càng hiểu thì càng thương vì bao giờ người
nông dân cũng là “cái đe” hứng chịu mọi tổn thất của những rủi ro trong chăn nuôi
trồng trọt. Tại sao đến bây giờ người nông dân vẫn phải đơn độc đi biển trên
con
thuyền rách nát, mà không phải đi trong sự bảo hiểm của nhà nước. Chính Nguyễn
Ngọc Tư đặt ra câu hỏi này và chính chị cũng biết “Đặt ra vậy thôi, thấy xót ruột quá
thì hỏi vậy chứ câu trả lời nầy chưa có”. Chưa có nên bà con cứ nghèo hoài, “nghèo
không phải vì bê trễ lầm ăn, không phải vì đánh bài đánh số, mê ăn nhậu, nghèo chỉ vì
những rủi ro không lường trước. Nghèo vì mình là nông dân”.
Song, dù hy vọng đã hâm nhiều lửa nhưng Nguyễn Ngọc Tư vẫn đồng lòng
cùng nông dân tiếp tục duy trì ngọn lửa đó. Bởi “dù lần lữa rồi thì những mùa tôm
cũng sẽ tới. Nó sẽ tới để thay đổi số phận, cuộc đời mỗi người, nó tới để đĩnh đạc báo
rằng chủ trương của nhà nước mình là đúng đắn, rằng cổ tích đáng được trả công”.
Người nông dân dặn lòng phải đinh ninh như vậy để thấy thanh thản hơn, để
thấy
“mình vẫn ngon lành”, để cái nghèo bớt khổ.
2.1.1.2 Những đau đáu một đời của nông dân:
Bén duyên với cây lúa từ thời cha ông đi mở cõi, những thăng trầm mà
người nông dân đã trãi cùng cây lúa đủ tương xứng với lịch sử mà nó đã đi qua. Vì vậy
mối giao tình giữa người nông dân và cây lúa không chỉ là người lao động và thành
quả lao động, nó là nghĩa tình sâu nặng, là sự tương trợ mang tính chất song phương,
hữu cơ. Nguyễn Ngọc Tư đã viết về thứ tình cảm khó tả bằng lời ấy với một lối rất
26
Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể, dễ hiểu và cực kỳ sinh động: “Má tôi chưa từng được phong
danh hiệu nông dân sản xuất giỏi nhưng làm ruộng vào loại giỏi nhất đồng Bà Điểu.
Bà có tình thương yêu ruột ràng vào cây lúa, bà tin tưởng mạnh mẽ vào kinh nghiệm
nắng sương mấy mươi mùa ròng rãi của mình. Để coi tính mùa này nữa, má tôi làm
ruộng suốt ba mươi tám năm. Bà có nhiều kỉ niệm trên đồng, ngày ba tôi ghé tạt lại
theo ông ngoại để coi mắt má, vào mùa dặm lúa, má về tới nhà mồ hôi đẫm tóc. Có
chồng tản cư về Đất Cháy, hôm nay tin Bác Hồ mất, má đang cấy, “không hiểu
thương làm sao mà nước mắt rớt lộp độp…”[trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr 180].
Rồi cái ngày má nghe báo đất nước mình giải phóng, cũng ở trên đồng, lúc đấy là đang
làm đất chuẩn bị gieo mạ… Qua bao nhiêu năm, bao nhiêu chuyện, bao nhiêu mùa,
thời gian đó đủ cho một tình cảm thiêng liêng vô hình nào đó níu lấy bà”. Với Nguyễn
Ngọc Tư không có gì là khó diễn tả, không có gì là chung chung. Đem sự kiện ra mà
chứng minh là người đọc hình dung được hết, mà lại rất thật, rất chân tình, chứ chẳng
cần phải tuyển chọn những từ ngữ thật đẹp, thật lớn lao nhưng lại trừu tượng, xa lạ.
Nguyễn Ngọc Tư có một định nghĩa rất lạ về nông dân: Làm nông dân là
“cực từ đằng Đông, Tây đem lại, cực từ Nam, Bắc cực vô, cực từ trên trời rơi
xuống”[trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr 179], nói chung là cực khổ trăm bề. Đối với
sự nghiệp trồng trọt xưa nay của nông dân dường như Nguyễn Ngọc Tư đã có một sự
nghiên cứu rất công phu, chị am hiểu rõ về nghề nông, về từng loại tai họa thương đe
dọa đến mùa màng và cả những hậu quả mà chúng gây ra cho nông dân. Theo kinh
nghiệm của Nguyễn Ngọc Tư thì ở bất kỳ khâu nào trong một mùa lúa người nông dân
cũng phải theo sát cây lúa, bởi bao nhiêu thiên tai, dịch họa cứ rình rập và có thể tấn
công bất cứ lúc nào. Ngày trước người nông dân thường phải đề phòng bệnh trên
giống và những loài côn trùng hại lúa, lo nước nhiễm phèn, nhiễm mặn làm cây lúa
gầy gò, vàng vọt. Rồi càng ngày những mối đe dọa càng nhiều hơn trên đồng, đã có lũ
chuột xưa nay khiến bà con phải nghĩ trăm phương ngàn kế để tiêu diệt, giờ lại thêm
con ốc bưu vàng ngoại quốc, không để lúa kịp lớn, mạ cấy chưa giáp đồng thì chúng
đã ngấu nghiến loang lỗ những mảng lớn, để lại những khoảng trống nước linh binh
trên mặt ruộng và sự ngơ ngác bàng hoàng trên gương mặt vốn đã khắc khổ của người
nông dân. Nguyễn Ngọc Tư đã kể lại cái năm ốc bưu vàng tổng tấn công “lén” vào
ruộng ở Cà Mau như thể một năm đánh giặc của cả tỉnh, nghe ngộ, nghe buồn cười,
nhưng là cười ra nước mắt: “Má nghi bên Thái Lan thấy mình làm ruộng giỏi quá, sợ
mình xuất khẩu gạo hơn họ nên họ thả ốc phá mình chơi chớ gì…”, “ốc bưu vàng bò 27
lừ đất, đi đằng trước nó bò đằng sau” rồi “cả nhà bắt ốc, cả xóm bắt ốc, cả tỉnh bắt
ốc”. Nguyễn Ngoc Tư miêu tả cận cảnh cảnh bắt ốc không phải vì cảnh tượng ấy thú
vị hay lạ lẫm mà vì nó lột tả được nỗi cơ cực đến tận cùng của nông dân. Giữa đồng
mênh mông làm sao có thể đếm xuể số ốc đang lổn ngổn bò chằng chịt bên những gốc
lúa, vậy mà nông dân vẫn phải khòm lưng bắt từng con ốc như thể “đếm lá trên rừng”.
Vì ngoài biện pháp thủ công đó, lúc bấy giờ vẫn không có cách nào khác, chỉ trách
“con người nào đó vô tâm đi nước ngoài đem mấy con ốc về nhậu ngờ đâu nó nhậu
lại… nông dân mình” [trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr 179]. Ví dụ đó cho ta một kết
luận, khi đứng trước dịch họa người nông dân trở nên vô cùng nhỏ bé, kẻ thù thì sinh
sôi nảy nở vô kể. Họ luôn phải đương đầu bằng những vũ khí thô sơ nhất nhưng bằng
mọi giá họ vẫn chống chọi, dù kẻ thù có đông và mạnh đến mấy. Chỉ có con ốc thôi
mà người nông dân đã phải điêu đứng, họ điêu đứng vì phải đơn độc đối phó với nó,
mà lại đối phó trong sự mù mờ về sức mạnh và thân thế của kẻ thù, nên sự thua lại
càng thê thảm. Nguyễn Ngọc Tư rưng rứt khi thấy “má già sọp đi như trăm ngày góp
lại” sau một mùa chống chọi với con ốc. “Cái dáng lẻ loi, chịu đựng, bộ đồ đi ruộng
phèn thấm vào sớ vải chấp chới trong nhòe nhoẹt mưa rơi”, như đã ám vào tâm trí chị,
bởi đó không chỉ là dáng má, nó còn là cái dáng xiêu xiêu của bao người nông dân
khác xưa nay vẫn đi về với đôi gánh nhọc nhằn của lam lũ và thua thiệt.
Tai họa từ thiên nhiên ập tới đã làm người nông dân thất điên bát đảo,
nhưng dù sao họ vẫn còn có thể chống chọi, đối phó bằng chính sức mình, nhưng đứng
trước những cơn bão của thời giá, của kinh tế thị trường thì họ chỉ còn biết trông chờ
vào nhà nước, chỗ dựa duy nhất để họ nương tựa qua cơn bão. Nhưng dường như đã
rất nhiều mùa bão người nông dân phải tự bám trụ trên đôi chân “đầm đìa trong bùn
và nước” của chính họ. “Thuở đời nay, năm nào mấy ổng cũng lên ti vi kêu năm nầy
phấn đấu đạt năng suất cao hơn năm trước, khuyến khích giống mới nầy trúng hơn
giống cũ, vậy mà làm ra hột lúa trần thân, bán không có giá, mấy ổng đổ thừa tại
nông dân làm cho cố mạng nên bán không được” [trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr
184]. Nói lời phủ phàng ấy có khác nào “dưng con bỏ chợ”, nhưng nông dân thì vẫn
một lòng kỳ vọng vào “ở trên” chắc chắn không bỏ mình “Chỉ hy vọng mấy ông “ở
trển” làm cách nào cho dân bớt khổ, má tôi nhấn mạnh, bằng cái giọng hết sức tin
tưởng, “Mấy ổng hứa rồi…”. Lời hứa đó các bác, các anh có còn nhớ không, hay đã
làm nhưng chưa giống với lời hứa 100%. 28
Cũng giống như cái đề án vụ lúa vụ tôm được đưa ra với bao nhiêu lợi thế
kinh tế nhưng hệ thống thủy lợi thì không nuôi nổi con tôm, mà cũng không cứu nổi
cây lúa, bởi “nhà nước còn nghèo, lại thương hết thảy mọi người, nên nạo vét dàn trãi
ra, không đồng bộ, có con kinh ngang được múc nhưng hai kinh dọc thì không nên
nước khó chảy tới lui” [trích Ngậm ngùi Hưng Mỹ, 1, tr 49]. Vậy nên lo đằng nào bà
con cũng thấy không xong, nên cứ chờ, mà chờ thì nợ ngân hàng cứ tăng.
Lúa thất thì được giá, lúa trúng thì rớt giá. Khi nào cân bằng được đôi chút
thì giá phân, giá xăng lại tăng vọt, “giá lúa lên một mà giá phân lên mười”. Trồng lúa
không khá nổi thì chuyển qua nuôi tôm, rồi con tôm chết, nông dân lại trắng tay. Nuôi
vịt thì lại gặp ngay dịch cúm gia cầm, chớp mắt một cái là đàn vịt cả ngàn con đã tiêu
tan. Trong suy nghĩ của Nguyễn Ngọc Tư, cơn bão của dịch cúm gia cầm năm 2005 đã
cuốn người nông dân vào một hành trình nghiệt ngã không thể trở mình “hành trình từ
cái nghèo vừa đến cái nghèo xác xơ nhanh như một cơn mơ, một cơn gió, một cái phủi
tay…” [trích Đi qua những cơn bão khô, 1, trang 106], mà một khi đã đi qua là ngay
lập tức “đôi bàn tay người nông dân trắng như sương”.
Kết luận:
Nguyễn Ngọc Tư đã đi qua rất nhiều “mùa” của người nông dân, chị dừng
lại ở mỗi mùa góp nhặt những nỗi niềm đau đáu không biết tỏ cùng ai của họ rồi đong
lại nén vào những tản văn, để từ đó chị cho mọi người thấu hiểu được đời người nông
dân cực nhọc và thiệt thòi đến mức nào. Đồng thời, Nguyễn Ngọc Tư cũng khéo léo
nhắc nhở những ai đó rằng họ đang nắm giữ niềm tin mà nông dân đã trao gửi một
cách nhẹ nhàng và chân tình nhất.
Có lẻ “cái nghèo đã giăng ra sẵn những cái bẫy mà bà con nông dân mình đi
lẫn quẫn thế nào vẫn quay về ngay trân chỗ ấy” song “họ vẫn sống để bước tới”, bước
qua những cơn bão để ở lại với đồng ruộng, vuông tôm, nơi cuộc đời họ đã chọn để
bám rễ.
2.1.2 Nơi phó thác niềm tin và sự mong đợi ngậm ngùi:
Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, chị còn là một đại
biểu trong hội đồng nhân dân cấp. Chị làm đại biểu với ý định “làm cho biết”, cho biết
cái khổ của dân, cho biết “nếm trãi nỗi áy náy khi thấy người dân chờ đợi” [trích Làm
cho biết, 1, tr87]. Sự chờ đợi này không biết đã bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng nó vẫn
đang từng ngày từng giờ vắt kiệt sự kiên nhẫn kỳ vọng của người dân. 29
Nơi phó thác niềm tin mà Nguyễn Ngọc Tư đang nói đến chính là những cơ
quan nhà nước, nơi luôn có treo các khẩu hiệu “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”,
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” hay “cán bộ, Đảng viên là người đầy tớ
trung thành của nhân dân”. Song điều Nguyễn Ngọc Tư trăn trở trong hàng loạt tản
văn như : Lời nhắn, Một giấc mơ, Tản mạn quanh cái cổng, Giá của một gương mặt,
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
&
THÁI NGỌC THẢO
MSSV: 6086283
TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: BÙI THỊ THÚY MINH
Cần Thơ, năm 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Sau khi đề tài “Tản văn Nguyễn Ngọc Tư” hoàn thành, người viết xin chân
thành cảm ơn cô Bùi Thanh Thảo đã tận tình hướng dẫn. Đồng thời xin cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn đã tạo điều kiện tốt nhất để người viết hoàn thành đề
tài một cách thuận lợi.
Khóa luận đã hoàn thành chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót rất
mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
2
ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TẢN VĂN - NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ
1.1. Đôi nét về thể loại tản văn:
1.1.1. Khái niệm:
1.1.2. Đặc điểm:
1.1.3 Tản văn trong đời sống văn học đương đại:
1.2 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và tản văn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.1 Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
1.2.2 Tản văn Nguyễn Ngọc Tư
CHƢƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG TẢN VĂN
NGUYỄN NGỌC TƢ
2.1 Tình đất – Tình người nơi đất mũi Cà Mau
2.1.1 Người nông dân và những “mùa” chưa tới
2.1.1.1 Chuyện về những mùa tôm chưa hẹn
2.1.1.2 Những đau đáu của một đời nông dân
2.1.2 Nơi phó thác niềm tin và sự mong đợi ngậm ngùi
2.1.3 Nuối tiếc hình ảnh quê hương trong những ngày thơ ấu
2.2 Cuộc sống và những khoảng lặng đầy trăn trở
2.2.1 Những hạnh phúc không tên giữa đời phiền muộn
2.2.1.1 Hạnh phúc của những trái tim biết “sống đầy”
2.2.1.2 Hạnh phúc là khi không cố tìm kiếm:
2.2.2 Khắc khoải những kiếp người nhỏ nhoi
2.3 Từ những hành trình xa xôi
3
CHƢƠNG III: NHỮNG NÉT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
TRONG TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ
3.1 Kết cấu tự do
3.2 Từ ngôn ngữ đời thường đến ngôn ngữ văn học
3.3 Hình ảnh “Gió” - một phương tiện nghệ thuật phổ biến trong tản văn
Nguyễn Ngọc Tư
3.4 Lời đề từ - cách ghi dấu ấn cho tản văn
C KẾT LUẬN
4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam sau 1975 đã mở ra một bước ngoặt lớn cho tiến trình lịch sử
văn học Việt Nam với sự thay đổi sâu rộng cả về nội dung lẫn hình thức của các tác
phẩm văn chương. Việc sáng tác bây giờ không phụ thuộc nhiều vào lịch sử, không bị
ràng buộc bởi nghĩa vụ sáng tác nhằm kêu gọi, tuyên truyền, cổ vũ theo phương châm
của văn chương thời chiến và cũng không kén chọn đối tượng thưởng thức.
Những
thay đổi đó thể hiện rõ nhất trong văn xuôi, bởi giờ đây văn xuôi ngày càng khẳng
định được ví trí hàng đầu của mình trong xu hướng sáng tác của tác giả và xu thế thị
hiếu của độc giả. Từ sau năm 1975, hầu hết các tác phẩm đều đi sâu vào khai thác tâm
lí con người, cốt truyện dần trở nên không còn quan trọng nhất, điều thiết yếu là tác
phẩm phải gây được cảm xúc, đánh động được đến nơi sâu nhất trong tâm hồn con
người vốn đang dần khép kín trước sự ồ ạt của cuộc sống hiện đại.
Trong những năm gần đây, văn học rất chú trọng cái tôi cá nhân trong tác
phẩm. Những tác phẩm càng đi vào cõi riêng, nói những điều thủ thỉ, tâm tình, những
xúc cảm trong khoảnh khắc thì càng được công chúng ủng hộ. Thời đại công
nghệ
thông tin đã tạo cho con người một thói quen nhanh gọn, ăn nhanh, uống nhanh, đi
nhanh và đương nhiên đọc cũng nhanh. Những sáng tác nhỏ như truyện cực ngắn,
truyện ngắn, tản văn, tạp bút tỏ ra rất phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của độc giả.
Song không phải vì chuộng ngắn mà người đọc lơ là đi giá trị văn chương của những
thể tài này. Số lượng ra đời ồ ạt, nhưng ở lại với văn chương chứ không bị cuốn đi
theo dòng chảy của quy luật đào thải thì chỉ có một số cây bút tiêu biểu, trong số đó có
Nguyễn Ngọc Tư. Cô là một nhà văn trẻ, từ năm 2000 cô đã bắt đầu gây tiếng vang
với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắc” và thật sự trở thành hiện tượng sau “Cánh
đồng bất tận”. Công chúng yêu văn học đón nhận cô rất nồng nhiệt vì những điều cô
viết cũng chính là trăn trở, là tình cảm vốn có trong mỗi chúng ta dù ít dù nhiều. Văn
Nguyễn Ngọc Tư dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm nên hầu như ai cũng có thể đọc và bình.
Rải rác trên khắp các tờ báo, các trang mạng xã hội, các cuộc hội thảo văn chương
thường kỳ đều có bài viết về Nguyễn Ngọc Tư, người ta nhắc đến cô nhiều kể cả trong
giới chuyên môn lẫn không chuyên. Tuy nhiên lại chưa có nhiều công trình nghiên cứa
hay tập hợp một cách khoa học và đáng tin cậy các bài viết về cô. Có lẽ vì tuổi nghề
của cô còn quá trẻ để làm đầu đề cho các công trình nghiên cứu văn chương mang quy
mô lớn. Đặc biệt, cái tên Nguyễn Ngọc Tư hầu như chỉ gắn liền với thể loại truyện 5
ngắn khi được nhắc đến, và nhiều nhất là gắn chặt với truyện Cánh đồng bất tận, trong
khi đó ngòi bút tâm tình nhỏ nhẹ đầy xúc động của cô lại rất xuất sắc trong những
trang tản văn – tạp bút.
Vì lòng yêu mến một giọng văn miền Tây rặt chất miệt vườn sông nước Cửu
Long, vì sự xúc động trước một tấm lòng nhân hậu và ngưỡng mộ một tài năng văn
chương thật sự chúng tôi quyết định chọn Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài nghiên cứu
trong luận văn này. Hơn nữa chúng tôi nhận thấy bằng việc khảo sát tản văn
của
Nguyễn Ngọc Tư, ta sẽ hiểu sâu sắc và toàn diện về quan niệm sống của nữ nhà văn
Nam Bộ này. Bởi tản văn là nơi nhà văn bộc lộ được quan điểm và những chiêm
nghiệm về cuộc sống một cách tự do nhất, thật nhất. Ngoài ra, đây là một mảng đề tài
hay, phong phú về dữ liệu nhưng lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Vì vậy
TẢN VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ là đề tài mà chúng tôi sẽ trình bày trong luận văn
này.
2. Lịch sử vấn đề:
Như đã trình bày, Nguyễn Ngọc Tư được xem là một hiện tượng trong đời sống
văn học hiện đại Việt Nam kể từ năm 2000, cho đến nay hiện tượng đó vẫn còn là đầu
đề cho nhiều cuộc bàn luận văn chương và có lẽ vẫn chưa ngả ngũ. Đã là hiện tượng
đương nhiên Nguyễn Ngọc Tư được đặc biệt quan tâm, tìm hiểu, khám phá, đã có
nhiều nhà phê bình văn học, nhà báo, nhà văn vào cuộc viết về cô, kết quả cho ra đời
một số lượng rất lớn những bài viết mà tựa đề có từ khóa Nguyễn Ngọc Tư. Trong
hằng hà xa số bài phê bình, nhận định đó, có một số thật sự có giá trị tham khảo, làm
tư liệu nghiên cứu được đăng tải trên các báo uy tín bởi những người trong nghề, số
khác được tìm thấy rải rác trên khắp các trang mạng và chưa xác tín về chất lượng nội
dung của nó.
Trước thực trạng đó, chúng tôi quyết định khoanh vùng và chọn lựa những bài
việt thật sự đáng tin cậy và những luận văn đã nghiên cứu về đề tài liên quan trước đó
để làm cơ sở nghiên cứu.
Tuy có nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Tư, nhưng phần lớn chỉ viết tản mạn về con
người và phong cách sáng tác của cô, ít có bài viết mang tính nghiên cứu sâu về nội
dung và nghệ thuật trong tác phẩm. Đa số những bài viết đã được thẩm định một cách
tương đối về chất lượng, có tính chất nghiên cứu về tác phẩm, khám phá thế giới nghệ
thuật của các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình đã được Giáo sư Trần Hữu Dũng tập hợp
trong trang web “Nguyễn Ngọc Tư: Đặc sản miền Nam” do chính ông thiết kế. Trần 6
Hữu Dũng là giáo sư của Đại học Wright State tại Dayton nhưng ông lại là một người
yêu văn Nguyễn Ngọc Tư,
ông cũng là tác giả của nhiều bài viết về cô. Song đa số bài viết lại bàn về
nghệ thuật viết truyện ngắn, giá trị nội dung của truyện ngắn được soi chiếu từ nhiều
góc độ, phần còn lại hầu như chỉ bàn về “Cánh đồng bát tận”, hoàn toàn không có bài
viết nào phê bình, nhận định riêng về mảng tản văn – tạp bút. Tìm kiếm trên các báo
văn nghệ, báo chuyên ngành, các chuyên mục văn học của nhiều tờ báo khác cũng chỉ
thấy một kết quả tương tự. Kể cả trên trang www.vannghesongcuulong.org.vn của Ban
công tác nhà văn tại Đông bằng sông Cửu Long cũng chỉ đăng tải các bài viết xoay
quanh chuyện đời và các bài phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư, hoàn toàn không tìm thấy
bài phê bình nào dành riêng cho tản văn. Tình trạng đó khiến chúng tôi gặp trở ngại
trong công tác xây dựng cơ sở làm nền tảng nghiên cứu cho đề tài của mình vì chưa
tìm thấy con đường nào do người tiên phong đi trước để lại.
Vì lẽ đó, chúng tôi quyết định sử dụng tài liệu tham khảo về Nguyễn Ngọc Tư
nói chung, trên nền tảng đó sẽ tự thân liên kết phong cách sáng tác của cô với mảng
tản văn – tạp bút để suy ra đặc trưng về nôi dung và nghệ thuật của tản văn Nguyễn
Ngọc Tư nói riêng.
Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào những nhận định về thể loại tản văn nói chung
của các nhà phê bình để làm thước đo khi nhận định giá trị văn chương của một tản
văn trong đời sống văn học hiện nay. Tiêu biểu có bài “Tản văn Việt Nam hiện đại”
của GS. Trần Đình Sử đăng trên trang web vietvan.org.vn của Khoa Sáng Tác và Lí
Luận Phê Bình Văn Học của Đại Học Văn Hóa Hà Nội, và bài “Thời của tản văn, tạp
bút” của Trần Hoàng Nhân số ra ngày 13 tháng 8 năm 2006 trên báo Người Lao Động.
Tuy không hoàn toàn trùng khớp đề tài, những luận văn đã qua thẫm định
nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư thật sự là những công trình khoa học nghiêm túc. Vì
thế chúng tôi xem đó như một phần lịch sử của vấn đề “Tản văn Nguyễn Ngọc Tư” và
dưạ trên đó để tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư qua thể loại tản
văn.
Tóm lại, dù không thể tìm thấy những dấu chân dẫn đường trọn vẹn, nhưng tập
hợp tất cả những dấu vết đã có chúng tôi vẫn tin tưởng mình sẽ lắp ghép được một con
đường tương đối hoàn chỉnh để men theo và tìm ra đích đến. Kết hợp giữa Nguyễn
Ngọc Tư – một đề tài đã cũ với Tản văn – một đề tài rất mới, đây là thách thức nhưng 7
cũng là cơ hội cho chúng tôi trong công tác nghiên cứu và trình bày một luận văn văn
chương.
3. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn đi vào nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tản văn
Nguyễn Ngọc Tư nêu bật giá trị về cả nội dung lẫn hình thức của thể loại tản văn trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Vì truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã được khá nhiều người nghiên cứu ở nhiều
góc độ, trong khi đó tản văn cũng là một thành tựu lớn trong sự nghiệp sáng tác của
chị nhưng lại ít được nghiên cứu. Cho nên người viết mong muốn thông qua luận văn
đóng góp thêm những hiểu biết của mình về thành tựu của Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại
tản văn.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã có một sự nghiệp tản văn trên dưới 200 tác phẩm
được đăng tải trên các tờ báo: Thời báo kinh tế Sài Gòn, Văn nghệ chủ nhật, Tạp chí
nhà văn, tạp chí Thế giới phụ nữ, Phụ nữ chủ nhật,… và một số được viết trên blog cá
nhân mang tên “Sầu Riêng” của cô. Sau những khoảng thời gian nhất định, những tản
văn được các nhà xuất bản tập hợp lại và in thành từng tuyển tập, cho đến nay Nguyễn
Ngọc Tư đã có 4 tập tản văn, tạp văn, tạp bút được xuất bản: Tạp văn Nguyễn Ngọc
Tư, Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn), Biển của mỗi người, Ngày mai
của những ngày mai, Yêu người ngóng núi. Ngoài ra còn có một tập tản văn sắp được
phát hành trong thời gian tới: Gáy người thì lạnh.
Trong số hơn 200 tản văn, người viết dự định sẽ khảo sát trên dưới 100 tác
phẩm từ các tập: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Tản văn Sống chậm thời @, Tạp văn
Ngày mai của những ngày mai và hai tản văn Bụi đường nháo nhác, Xe miền Tây.
Ngoài phạm vi dữ liệu kể trên, chúng tôi còn dùng đến một số truyện ngắn của
tác giả Nguyễn Ngọc Tư để hỗ trợ trong khi nghiên cứu tản văn của cô và những tản
văn tiêu biểu của các tác giả khác đặt trong thế so sánh đối chiếu để tìm ra nét đặt
trưng của tản văn Nguyễn Ngọc Tư.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Chúng tôi xác định phương pháp luận Macxit là nền tảng cơ sở để tiến hành
khảo sát và xây dựng luận văn. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, văn học phản
ánh hiện thực – tồn tại xã hội một cách sâu sắc. Tác phẩm văn học là sự thống nhất
chặt chẽ giữa nội dung và giá trị nghệ thuật. Vì vậy xác định hướng tiếp cận từ nội 8
dung, đồng thời trên cơ sở phương pháp luận này, chúng tôi không tách rời nó
với
những vấn đề thuộc hình thức của tác phẩm. Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung
và hình thức của tác phẩm trở thành một cơ sở quan trọng cho việc khảo sát những đặc
điểm trong nghệ thuật thể hiện dược nhìn nhận trong sự gắn bó hữu cơ với những đặc
điểm trong nội dung hiện thực.
Một số phương pháp khác được vận dụng trên cơ sở phương pháp luận này. Đó
là phương pháp loại hình được sử dụng trong thao tác phân loại, so sánh, khu biệt các
hiện tượng thuộc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, các nhóm tác phẩm có cùng đề
tài. Khi khảo sát tính đặc trưng, người viết dùng những phương pháp của phong cách
học nhằm định hình những nét cơ bản về phong cách của tác giả. Khi tiếp xúc với bề
mặt ngôn từ, ngữ nghĩa người viết dùng phương pháp phân tích cả cú pháp và
ngữ
nghĩa. Các thao tác trích dẫn, phân tích, so sánh, hệ thống, tổng hợp… được sử dụng
thường xuyên như những công cụ tích cực trong suốt quá trình khảo sát và trình bày
vấn đề.
Tất cả nhằm đạt được mục đích là tiếp cận tác phẩm văn xuôi một cách khách
quan và sâu sắc, từ đó rút ra những đặc trưng khu biệt tản văn Nguyễn Ngọc tư với
những sản phẩm văn chương khác, đồng thời làm nổi bậc được sự thành công
của
Nguyễn Ngọc Tư khi sáng tác thể loại tản văn.
9
B. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: Thể loại tản văn - Nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ
1.1. Đôi nét về thể loại tản văn:
1.1.1. Khái niệm:
Cho đến nay thật sự vẫn chưa có một khái niệm chính xác và thống nhất dành
cho tản văn. Việc phân biệt tản văn - tạp văn - tạp bút vẫn còn nhập nhằng chưa rõ.
Hầu hết, trong cách sử dụng từ ngữ chuyên ngành trên báo chí đều đồng nhất ba thể
loại trên. Người ta thường nêu tên cả ba cùng lúc để chỉ ra nhiều cách gọi khác nhau
của cùng một thể loại, hoặc chỉ dùng một tên phổ biến nhất là tản văn để gọi tên tất cả.
Theo nguồn Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia, tản văn được định nghĩa như
sau:
“Tản văn hay còn gọi là tạp bút là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc, giàu
khả năng khơi gợi với kết cấu có sự kết hợp linh hoạt tất cả các phương thức, phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nội dung thường thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và
đặc trưng quan trọng nhất là nó thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút”.
Theo định nghĩa này, người nghiên cứu đã đồng nhất tản văn và tạp bút, cũng
giống như cách dùng của Trần Hoàng Nhân trong bài viết “Thời của tản văn, tạp bút”
đăng trên trang báo điện tử số ra ngày 13/08/2006 của báo Người Lao Động. Trong bài
này người viết đã hoàn toàn đồng nhất hai thể loại này làm một đồng thời có xu hướng
xếp tất cả những thể loại tương tự nhau như tản văn, tạp văn, tạp bút, tản mạn vào một
nhóm và không có sự khác biệt nhiều. Ví dụ, trong bài báo Thời của tản văn - tạp bút
có câu: “Hầu hết trên các báo đều lần lượt có mục tạp văn, tạp bút hay tản văn..., đó
là mảnh đất nhiều màu mỡ lẫn màu sắc cho các ngòi bút thể hiện đề tài mình muốn
nói”. Không phủ nhận các thể loại trên có rất nhiều đặc điểm tương tự nhau, tuy nhiên
nếu xét kỹ về phạm vi thể loại nó vẫn là những thể loại khác nhau, vẫn có đặc trưng
riêng để phân biệt. Vì vậy mà Nguyễn Ngọc Tư mới có những tập tạp văn, tản văn, tạp
bút khác nhau. Nếu chúng thật sự là một thì tại sao chị lại phải ghi tên thể loại của
những đầu sách này khác nhau, tại sao không dùng một cách gọi cho đơn giản và dễ
nhớ. Theo tôi, dù ít nhưng vẫn có sự khác nhau cơ bản giữa tản văn, tạp văn và tạp bút.
Theo Từ điển văn học (bộ mới) của nhà xuất bản thế giới thì không có khái
niệm của tản văn, chỉ có khái niệm của tạp văn
“Tạp văn là một thể loại thuộc tản văn trong văn học Trung Quốc, thiên về
nghị luận nhưng cũng giàu ý nghĩa văn học. Từ tạp văn vốn xuất hiện trong sách Văn 10
tâm điêu long của Lưu Hiệp, song trong công trình đó từ này còn dùng để chỉ chung
các thể loại văn chương. Tạp văn với tư cách là một thể văn chỉ chính thức ra đời vào
khoảng Cách mạng Ngũ Tứ (1917 - 1924), là một bài luận văn ngắn, giàu tính luân
chiến, thường xoay quanh một số ván đề về xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị… Đặc
điểm chung của tạp văn là ngán gọn, linh hoạt, đa dạng; phản ánh một cách nhanh
nhạy, kịp thời trước những vấn đề bức xúc của xã hội với những ý kiến đánh giá rõ
ràng, sắc sảo” [trích Từ điển văn học (bộ mới),III, tr 1601]
Vậy dù không phải là một nhưng tạp văn là một thể loại nhỏ hơn tản văn được
phân hóa ra từ tản văn bởi có cùng đặc điểm nghệ thuật nhưng xét về phạm vi đề tài thì
tạp văn chuyên viết về những đề tài mang tính chính luận, tính luận bàn những vấn đề
chung của xã hội. Còn tản văn và tạp bút thì vẫn chưa ngã ngủ. Thật sự không tìm thấy
tài liệu nào khẳng định rõ chúng là một nhưng cũng không tìm thấy sự phân biệt nào
đủ rõ để nói rằng chúng độc lập nhau. Chỉ biết cả hai đều là những thể loại thuộc ký và
không có ràng buộc nhiều trong qui tắc sáng tác.
Tóm lại, vì có quá nhiều tương đồng nên trong đời sống văn học hiện nay người
ta không còn quan trọng việc phân biệt các thể loại trên. Chỉ cần người sáng tác hiểu
rõ họ đang viết tác phẩm với mục đích gì, tác phẩm có thật sự mang giá trị văn chương
hay không, chứ không cần quá câu nệ nó phải chính xác là tản văn, tạp văn hay tạp
bút. Theo Từ điển văn học (bộ mới) và theo cách dùng của Giáo sư Trần Đình Sử
trong bài “Tản văn Việt Nam hiện đại - một thể loại bị lãng quên” viết để giới thiệu
cho tập sách Tuyển tập tản văn Việt Nam, tôi quyết định chọn tản văn làm tên
gọi
thống nhất cho thể loại văn chương mà tôi đang khảo sát. Với Giáo sư, tản văn có đặc
điểm: “dung lượng ngắn, cách viết đa dạng, có thể tự sự, trữ tình, bình luận, hoặc pha
xen các cách viết khác nhau, tản văn nói được bao nhiêu điều suy nghĩ, nung nấu, cảm
xúc trong lòng về con người, thế sự, đạo lí, về thiên nhiên, môi trường, chính trị, văn
nghệ...Tản văn có thể có nhiều phong cách: nghiêm túc, cười cợt, trữ tình, chính luận,
triết lí...Tản văn là thể loại có vẻ dễ viết nhưng khó hay bởi nó cũng cần có cấu tứ, có
tổ chức một cách nghệ thuật”. Quan niệm này có thể áp dụng vào tất cả những bài viết
của Nguyễn Ngọc Tư đã được chọn khảo sát trong luân văn này, bởi suy cho cùng điều
cốt yếu nhất vẫn là ý nghĩa từ tác phẩm, còn tên gọi cũng chỉ là một cách quy ước, nếu
quy ước thống nhất thì hiển nhiên mọi người sẽ chấp nhận.
11
1.1.2. Đặc điểm:
Tản văn là thể loại không giới hạn đề tài, chỉ cần người viết xác định được vấn
đề then chốt cần nói thì bất cứ phạm vi nào của cuộc sống cũng có thể là đề tài cho tản
văn. Có thể nói người viết có thể viết bất kỳ điều gì mà họ trăn trở, muốn giãi bày dù
đó là vấn đề mang tầm vĩ mô quốc tế, toàn cầu hay chỉ là một tậm sự cá nhân rất nhỏ
bé. Tuy nhiên dù viết về nội dung gì thì tản văn vẫn phải đãm bảo một điều kiện then
chốt đó là phải thể hiện được một quan niệm nào đó của riêng tác giả.
Hai đặc điểm cơ bản của tản văn đó là tính cá nhân và tính thời sự.
Tản văn là tác phẩm tự sự nhưng không cần cốt truyện, không cần tình tiết,
không cần nhân vật nhưng dứt khoác phải có cảm xúc. Bởi tản văn là tiếng nói riêng
của người viết, là những suy nghĩ được trình bày dưới dạng viết nên buộc phải có cảm
xúc, phải khiến đọc giả tin đây là văn bật ra từ chính nhu cầu cần giãi bày của mình
chứ không phải là việc liệt kê những sự kiện nào đó thành câu chuyện. Vì vậy Trần
Đình Sử nói: “tản văn là một thể loại dễ viết nhưng khó hay”. Dễ ở chỗ không qui
định nội dung, không qui định hình thức, tự do, tản mạn nhưng lại phải chứa một vấn
đề nào đó mà xã hội đang quan tâm và phải thể hiện nó theo cách riêng nhất của bản
thân. Nếu tản văn không làm nổi bật được quan niệm riêng của tác giả thì xem như
không đạt. Khó ở chỗ nói chuyện riêng, chuyện phiếm theo cách nghĩ chủ quan của
mình nhưng lại phải thuyết phục đọc giả tin vào mình, phải dẫn dắt sao cho từ những
vụn vặt của đời sống tinh thần riêng tư bắt được nhịp với những vấn đề tồn tại mang
tính thời sự của xã hội. Tản văn tản mạn nhưng không lang mang, tự do nhưng không
tùy tiện, nói chuyện riêng nhưng thực chất là luận bàn những vấn đề bức thiết của xã
hội.
Vì đặc điểm đó nên trong tản văn, kết cấu là một yếu tố rất quan trọng. Bắt đầu
từ những suy nghĩ bất chợt, từ những chi tiết vụn vặt của cuộc sống nhưng kết thúc lại
là một quan niệm, một phát biểu mang tính luận đề nên kết cấu phải là một bộ khung
sườn chắc chắn và liền mạch để dẫn dắt tác phẩm đi đúng định hướng đã đặt ra. Nếu
không có kết cấu tốt tản văn sẽ rời rạc hoặc tính luận đề được gán ghép một
cách
gượng gạo. Hoặc tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ giãi bày chứ không phát triển được
đến chức năng phản ánh những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội như người viết mong
muốn.
Mặt khác, tản văn là một thể loại có dung lượng nhỏ nên không đòi hỏi phải tải
một lượng thông tin lớn, chứa nhiều sự kiện. Như đã nói, điều cốt yếu trong tản văn là
12
cảm xúc của người viết, là cái tôi được thể hiện như thế nào. Song, cũng chính vì đặc
điểm này mà những vấn đề được bàn bàn bạc trong tản văn không mang tính khách
quan, thậm chí thiên lệch, phiến diện. Do đó, khi đọc tản văn, ta nên chú trọng vào
giọng điệu, sắc thái, độ rung cảm của người viết trước hiện thực, nói chung là
chú
trọng cảm xúc tác giả, chứ không nên đánh giá quá cao tính đúng sai, tầm khái quát
của vấn đề. Yêu cầu đó khó mà được thực hiện trọn ven ở tản văn - một thể loại mang
dấu ấn cá nhân sâu sắc.
1.1.3 Tản văn trong đời sống văn học đƣơng đại:
Ngày nay, cùng với tiểu thuyết và truyện ngắn, tản văn được xem như một thể
loại văn chương được mùa vì đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Độc giả của thế kỉ 21
có nhu cầu thưởng thức văn chương đa dạng, mang đậm hơi thở nhịp sống thời đại
song lại không có nhiều thời gian dành cho những áng văn dài, những tác phẩm đồ sộ.
Vì vậy tản văn với dung lượng ngắn, nội dung súc tích viết từ những xúc cảm thật và
tinh tế của tác giả về cuộc sống thường nhật tỏ ra rất phù hợp với độc giả hiện đại.
Trong đời sống văn chương đương đại có khá nhiều tác giả đã tìm đến tản văn
như một thể loại sáng tác chính trong sự nghiệp và đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng
người đọc giả. Năm 2005, khi quyển Tản mạn trước đèn của nhà văn Đỗ Chu nhận giải
thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam, bắt đầu mở ra thời kỳ tản văn xuất bản ồ
ạt. Riêng Nxb Trẻ đã cho ra đời ba quyển tạp bút: Nghiên tai dưới gió của nữ sĩ Lê
Giang, tạp bút Mạc Can dày hơn 300 trang in, Mùi của ngày xưa - tạp bút nhiều tác
giả. Nhà thơ Đỗ Trung Quân người chuyên viết tản văn trên các báo, cũng không phải
là ngoại lệ trong cách làm sách t.a.p.b.u.t.đỗ. Từ ngày tạo dựng được thương hiệu
ngòi bút truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư nhận được nhiều lời mời chào viết báo và lẽ
đương nhiên chị không thể bỏ qua mảnh đất tản văn luôn sẵn sàng “bén rễ” những hạt
giống ưu tư của bất kỳ ai.
Đời sống văn học là sự phản ánh đời sống xã hội của một dân tộc, tản văn lên
ngôi trong sự lựa chon của cả người viết lẫn người đọc không phải là một điều trùng
hợp ngẫu nhiên. Tất cả là do xã hội đã khiến con người nảy sinh nhu cầu sáng tác cũng
như thưởng thức tản văn. Trong đời sống kinh tế thị trường đua chen, hằng ngày hàng
giờ có biết bao vấn nạn đang xảy ra, có bao bức xúc cần bày tỏ và tất cả đều cần được
phản ánh kịp thời. Nếu đợi những bộ tiểu thuyết, những chuyện dài hơi ra đời để tái
hiện toàn bộ bức tranh xã hội đó thì quá lâu, khi đó vấn đề sẽ mất đi tính thời sự. Hơn
nữa, trong thời buổi hiện đại cái tôi càng ngày càng được coi trọng, trong bất kỳ sản
13
phẩm nào cũng đòi hỏi phải có dấu ấn, phải có sự khác biệt nên tản văn trở
thành
không gian lý tưởng nhất để người viết tha hồ thể hiện cái tôi ở mức độ nổi bật nhất.
Ngoài ra, tản văn còn đáp ứng được nhu cầu giãi bày tâm tư của người viết. Viết tản
văn đơn thuần là nói lên nỗi lòng, nói lên suy nghĩ riêng, cảm xúc hoàn toàn không bị
kiểm soát bởi văn áp lực của nguyên tác sáng tác, cũng không bị chi phối bởi thi pháp
hay qui định. Vì vậy, tản văn trở thành phương tiện đắc lực khi cảm hứng viết tuôn
trào mà người viết chưa có sự chuẩn bị, ngay lúc đó họ ghi lại cảm xúc như việc viết
một trang nhật ký hay một ghi chú riêng trong sổ tay, và thế là thành tản văn, nhất
thời, ngẫu hứng nhưng lại tâm đắc.
Thời gian sáng tác ngắn, dung lượng cũng ngắn nhưng không có nghĩa tản văn
có một giá trị nhỏ, một chỗ đứng thấp trong nền văn học, trong lòng công chúng,
ngược lại, vị trí của tản văn trong đời sống văn học hiện này ngày càng quan trọng
hơn. Ví dụ như NXB Hội Nhà văn cho in tuyển tập tản văn và truyện ngắn hay về Hà
Nội thật đồ sộ gồm rất nhiều tác giả lừng danh, tuyển tập chia làm hai phần tản văn và
truyện ngắn thể hiện sự “bình đẳng” giá trị giữa hai thể loại. Còn nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp gom chung tản văn và những kiểu lý luận phê bình viết như tản văn in chung
thành một tập Giăng lưới bắt chim cuối năm 2005 và tái bản tháng 06 năm 2006.
Có thể nói đây là “thời của tản văn” [trích Thời của tản văn, tạp bút - Trần
Hoàng Nhân] thời đại “văn học trẻ”. Dù lực lượng sáng tác và tiếp nhận đa số là người
trẻ nhưng đây không phải lí do khiến tản văn làm trẻ nền văn học nước nhà. Cái trẻ là
do chính những đặc trưng của thể loại tản văn mang lại, nó giúp người viết có
thể
phóng khoáng hơn, sáng tạo hơn để thể hiện mình. Nó mở rộng môi trường văn học
cho nhiều người cùng góp tiếng nói, làm đời sống văn học trở nên sôi động hơn, gần
gũi hơn với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Tản văn giúp người ta nói đạo lí, bàn chính trị
bằng một cách rất văn học, rất nhẹ nhàng nhưng sức lan tỏa lại rất lớn.
1.2 Đôi nét về nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ và tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ
1.2.1 Nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Chị là hội viên Hội nhà văn Việt Nam và hiện là biên tập viên Tạp chí Bán đảo Cà
Mau. Gia đình chị là gia đình nông dân, ba là bộ đội cựu chiến binh về hưu làm ruộng,
mẹ là người phụ nữ tảo tần, tháo
vác đảm đương hầu hết mọi việc trong nhà. Chị gọi mẹ bằng má và “Má” người đã trở
đi rở lại rất nhiều trong các tản văn của chị. Nguyễn Ngọc Tư xuất thân là cô nhân
14
viên văn thư của Hội văn học nghệ thuật thành phố Cà Mau, có lẽ đó cũng là một trong
những nguyên nhân trực tiếp khiến chị bén duyên với văn chương.
Theo lời nhà văn Đỗ Ngọc Yên: “Kể từ năm 1996, truyện ngắn đầu tay Đổi
thay của Nguyễn Ngọc Tư được đăng trên tờ báo tỉnh đã tạo cho cô nhân viên tạp vụ ở
Văn phòng Hội Văn nghệ Cà Mau một cú hích, như là định mệnh, dẫn dắt cô bé nông
dân Nam Bộ “xịn” này đi theo con đường văn nghiệp lúc nào, mà ngay chính cô cũng
không hay. Thế rồi, thời gian qua mau, trong 12 năm có lẻ, gia tài văn chương của
Ngọc Tư đã lên đến khoảng hơn 200 truyện ngắn, tản văn, bút ký và 10 đầu sách”. Đó
quả là một sự nghiệp văn chương dày dặn được gầy dựng trong một thời gian ngắn đến
kinh ngạc. Những thành công của chị luôn gây tiếng vang như: Truyện ngắn Ngọn đèn
không tắt đoạt Giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II, năm 2000, do
Báo Văn nghệ và Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động. Tiếp đến tác phẩm này nhận
được Giải B của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2001, Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc
Liên hiệp các Hội Văn Học - Nghệ Thuật Việt Nam, năm 2001. Đến năm 2003,
Nguyễn Ngọc Tư là một trong mười nhà văn trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002. Năm
2006, với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Ngọc Tư nhận Giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam năm 2006. Năm 2008 chị lên đỉnh cao, tập truyện ngắn mang tên Cánh đồng
bất tận và truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc do Hội Nhà văn Việt Nam đề cử, đã được
dịch sang tiếng Anh và nhận Giải thưởng văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan, tháng
10/2008. Với bấy nhiêu thành tích đó Nguyễn Ngọc Tư hiển nhiên trở thành một “hiện
tượng văn học” được cả trong và ngoài giới văn chương chú ý, được báo chí quan tâm
phỏng vấn, đối thoại, viết bài liên tục và cuối cùng là bạn đọc khắp trong và ngoài
nước biết đến. Nguyễn Ngọc Tư có hẳn một trang web mang tên “Đặc sản miền Nam”
do Giáo sư Trần Hữu Dũng của trường Đại học Wright State tại Dayton lập ra. Nơi tập
hợp gần như đầy đủ tất cả tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư và những bài báo,
bài phê bình về chị
Cái tên “Đặc sản miền Nam” đã nói lên tất cả tính cách con người và phong
cách văn chương của Nguyễn Ngọc Tư. Ở chị hội đủ tất cả những gì giản dị, mộc mạc
nhất, Nam bộ nhất. Từ cách chị trả lời phỏng vấn đến giọng văn đều thống nhất như
nhau, đều chứng minh chị là một “đặc sản miền Nam” chính cống. Phong cách sáng
tác của Nguyễn Ngọc Tư được định hình nhất quán từ truyện ngắn đến tản văn và cả
thơ, tất cả đều lấy cái chân, mộc làm điều cốt yếu. Như Gs Trần Hữu Dũng đã nhận xét
về chị: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt
15
cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất
mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết” [trích Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền Nam,
Trần Hữu Dũng]. Phải cái đặc biệt của Nguyễn Ngọc Tư là ở chổ chị rất giản dị, chị
không cố gắng viết văn lạ, độc nhưng tự thân cái chị viết ra lại trở nên rất lạ, rất thú vị
đối với người đọc. Nguyên nhân có lẽ là vì nồng độ phương ngữ miền Nam đậm đặc
trong tác phẩm của chị, nó làm người đọc phải “choáng váng” vì không ngờ chất liệu
đó cũng có thể đi vào văn chương và lại rất hay, rất mượt. Để làm được điều đó đòi hỏi
Nguyễn Ngọc Tư phải là một người vốn mang chất nông dân, có tâm hồn thật sự luôn
hướng về quê hương, yêu quê bằng tất cả tình yêu trong trẻo nhất mới có thể sử dụng
phương ngữ một cách nhuần nhụy và tự nhiên đến vậy.Sự xuất hiên của Nguyễn Ngọc
Tư trên văn đàn tựa như một mùa gió phương nam nồng mùi rơm rạ thổi vào
giữa
những tòa nhà cao ốc của thành thị, theo thời gian mùi hương ấy vẫn không hề phai
nhạt, vẫn chực chờ khiến ai đó bất giác ngửi thấy sẽ lập tức đứng chết trân vì nhớ quê,
vì thấy hình ảnh quê nhà bổng chốc ồ ạt kéo về nhắc ta còn một nơi nào đó đã lâu nay
ta đã lãng quên.
1.2.2 Tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ
Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu sự nghiệp bằng truyện ngắn nhưng càng về sau chị
càng viết tản văn nhiều hơn và thành tựu của chị ở tản văn cũng không kém ở truyện
ngắn. Chị có năm tập tản văn, bao gồm: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn
Ngày mai của những ngày mai (2007), Tản văn Sống chậm thời @ (in chung với Lê
Thiếu Nhơn - 2007), Tạp bút Biển của mỗi người (2008), Tản văn Yêu người ngóng
núi (2010). Nếu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện về những con
người, số phận, cảnh đời luôn khiến ta khắc khoải, đau đáu vì thương và vì bất lực thì
tản văn của chị lại là những mãnh ghép nhỏ hơn của cảm xúc, đôi khi chỉ thoáng qua
song nó để lại trong ta một sự xúc động rất sâu và dai dẵng.
Chính Nguyễn Ngọc Tư đã thừa nhận “Mỗi tháng em viết vài tạp văn. Em thích
viết tạp văn, vừa nhẹ nhàng, vừa tiện đăng báo để kiếm tiền”, nhưng có thể đó chỉ là
lời nói đùa. Dường như Nguyễn Ngọc Tư hợp với tản văn hơn bởi nó nhẹ nhàng, tự do
và bình dân. Với Nguyễn Ngọc Tư viết hết thảy mọi chuyện xảy ra quanh chị và trong
đời chị, từ việc con cái, ruộng vườn đến kinh tế, đến nhà nước và cả ở hải ngoại. Có
thể nói là chuyện “thiên tào” trên trời dưới đất đều có trong tản văn của chị. Song, nếu
đã đọc một lần là chắc chắn không quên. Bởi chị luôn biết cách làm đưa vào những chi
tiết làm động lòng người đọc, chị viết tản văn thì nhẹ nhàng nhưng người đọc
lại 16
không nhẹ nhàng chút nào, ngược lại bao giờ cũng thấy sống mũi cay cay. Trong bài
giới thiệu cho tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Thanh Vân đã có lời nhận xét rất ý vị về
cách chị viết tản văn: “Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái rau
muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh, tưng tửng,
vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn và báo”. Sự so sánh đó
rất chính xác, ta có thể hình dung dáng vẻ của Nguyễn Ngọc Tư trong tản văn như vậy,
không cố làm dáng, không tạo hình cầu kỳ nhưng vẫn cuốn hút, vẫn để lại dấu ấn rất
sâu trong bất kỳ ai một lần ngắm qua
17
CHƢƠNG II: Những nội dung chính trong tản văn Nguyễn Ngọc Tƣ
2.1 Tình đất – Tình ngƣời nơi đất mũi Cà Mau
Nguyễn Ngọc Tư được sinh ra và lớn lên tại Cà Mau - vùng đất kết thúc của
hành trình Nam Tiến với lịch sử khai khẩn đầy những giai thoại kỳ bí và một thời đấu
tranh oanh liệt hào hùng. Điều đó khiến chị vô cùng tự hào về quê hương mình, cùng
với một tình yêu tha thiết sẵn có trong lòng thúc giục chị viết về quê hương và đã ghi
lại dấu ấn sâu sắc trong đề tài này, khiến cái tên Nguyễn Ngọc Tư luôn gắn liền với
thương hiệu “Đặc sản miền Nam” mà cụ thể là đất mũi Cà Mau.
Không biết có quá không khi nói Nguyễn Ngọc Tư viết không xót một điều
gì về Cà Mau? Trong các tản văn như Trở gió, Đất Mũi mù xa, Xa đầm Thị Tường,
Tháng chạp ở rạch Bộ Tời, Quán nhớ, Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Đi qua những cơn bão
khô, Mơ thấy mùa đang tới và rất nhiều bài khác chị đã kể tỉ mỉ từ chuyện “con chó
cò, trái bần, trái giác” đến “chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế kiến thiết tỉnh nhà”,
từ Đầm Bà Tường cho đến thành phố Cà Mau, từ chị bán rau đến ông chủ tịch, từ ngọn
gió chướng thổi xao xác ngang qua phận người đến những nỗi rầu lo quay quắc tận
trong tâm can mỗi người. Nguyễn Ngọc Tư khai thác những đề tài tưởng như không
thể là đề tài, bởi nó vụn vặt và bình thường quá. Thế nhưng khi xếp chúng lại
gần
nhau, hệ thống nhiều tản văn cùng đề tài vào một nhóm và đặt chúng trong thế đối
sánh với hiện thực xã hội thì ta lại bất ngờ trước khả năng phản ánh mang tính thời sự
của chúng. Đề tài bình thường nhưng không tầm thường, đó là những gì diễn ra xung
quanh ta trong từng ngày từng giờ, dần dà trở thành những thói quen, thậm chí những
căn bệnh “nan y” của xã hội nhưng lại không có sự quan tâm giải quyết triệt để. Với
thể loại tản văn, Nguyễn Ngọc Tư đã có rất nhiều lợi thế trong việc thể hiện những nôi
dung trên. Vì tản văn là một thể loại thuộc ký, trong tản văn lại có tạp văn, một thể loại
nhỏ hơn được phân hóa từ tản văn. Tạp văn tạo không gian lý tưởng cho người viết
bàn bạc, bày tỏ ý kiến về những vấn đề mang tính thời sự, chính luận một cách tự do,
thoải mái. Chính vì vậy, Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo xếp những bài viết mang tính
thời báo, phản ánh những bức xúc trong xã hội như: nỗi ca thán của dân về thái độ của
cán bộ ở các cơ quan hành chính, sự trì trệ của nhà nước trong việc giải quyết các kiện
cáo, nỗi khổ của nông dân từ việc thay đổi cơ cấu kinh tế bất hợp lý của Ủy ban tỉnh,
sự nhũng nhiễu trong nội bộ các cơ quan… vào những tập Tạp văn để nhấn mạnh hơn
giá trị hiện thực của nó, đồng thời lại có thể làm giảm sắc thái chính luận khô cứng
bằng sự mềm dẻo, nhẹ nhàng của văn chương. Tuy nhiên, tạp văn là một thể loại thuộc
18
tản văn nên yếu tố chủ quan, cá nhân của tác giả là rất lớn. Do đó, trong việc thể hiện
chính kiến về các vấn đề tồn tại trong xã hội ít nhiều luôn có sự thiên lệch, giá trị hiện
thực chỉ giới hạn trong góc độ nhìn nhận của tác giả ở một số hiện tượng cụ thể mang
tính nhất thời, không mang tính khái quát cao. Vì vậy, dù là tản văn hay tạp văn,
Nguyễn Ngọc Tư chỉ hướng tác phẩm của mình đến mục đích giải bày, tâm tình những
trăn trở riêng của chị trước hiện thực cuộc sống, bạn đọc có thể đón nhận nếu họ thấy
đồng cảm, đơn giản như việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương chứ không đặt nặng
việc đúng hay sai, có khái quát được hiện thực nào đó hay không. Đó cũng chính là thế
mạnh của tản văn, một thể loại tự sự nhưng lại chuyên tải cảm xúc nhiều hơn sự kiện.
Thành bại của tản văn là ở chổ người viết có thật sự muốn giải bày và cách giải bày
của họ có thật sự chân thành, có xuất phát từ đáy lòng. Và Nguyễn Ngọc Tư đã viết tản
văn bằng tất cả những tình cảm đẹp nhất mà chị đã dành cho quê hương. Dù vui dù
buồn, dù hiện thực tốt đẹp hay xót xa chị luôn cảm nhận và viết bằng tấm lòng nhân
hậu để những tản văn luôn trong trẻo, luôn thật sự là những tác phẩm văn chương giàu
giá trị nghệ thuật.
2.1.1 Ngƣời nông dân và những mùa chƣa tới:
Những tản văn Nguyễn Ngọc Tư viết về người nông dân và sự nghiệp nuôi
trồng của họ tựa như một loạt phóng sự nhiều kỳ được ghi lại từ khắp các Rạch, các
Đầm, các Kinh ở Cà Mau. Mặt khác, chúng lại mang hơi hướng của những bài kí, bởi
nó tản mạn, nhiều cảm xúc và dường như không có mục đích đưa tin. Song xét riêng
trong từng tản văn ta lại nhận ra những cuộc đời, những số phận rất cụ thể thông qua
những câu chuyện về lúa, tôm, vịt. Tất cả giống như những câu chuyện ngắn với cốt
truyện đơn giản nhưng xúc động và đầy nhân hậu. Cũng giống như lời nhận xét
……“Vẫn là giọng điệu thủ thỉ tâm tình của nhà văn vùng Đất Mũi về những câu
chuyện "nhỏ xíu" quanh mình. Vẫn là chút lòng "để gió cuốn đi" của người ăn cơm
nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêu thương”
(Trích “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - quen mà lạ) Nguyễn Ngọc Tư đã kể hết những nỗi
lo, nỗi đau của người nông dân nơi Đất Mũi mù xa. Ở nơi đó “mỗi người mỗi cảnh,
những nỗi buồn cũng lớn lao như nhau”. [trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 108]
Những tản văn viết về đề tài trên hầu hết được đăng tải trên Thời báo Kinh tế Sài
Gòn, sau đó được tập hợp lại trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư do Thời báo Kinh tế
Sài Gòn hợp tác với Nhà xuất bản trẻ phát hành năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 15 năm
ngày thành lập tờ báo. Vì lẽ đó, các tản văn này đều mang tính hàn lâm cũng như tính
19
thời sự khá cao. Nó phản ánh đầy đủ những hậu quả mà người nông dân phải gánh
chịu khi dịch họa và áp lực của thời giá thị trường cùng lúc ập lên cuộc đời lam lũ, bần
hàn của họ. Tuy nhiên, tản văn vẫn là một thể loại của văn chương, Nguyễn Ngọc Tư
viết văn chứ không làm phóng sự nên các trang viết luôn giữ được cái hồn hậu, nhẹ
nhàng của cái gọi là “trà dư tửu hậu” và nhất là nét biểu cảm của giọng văn tâm tình
thủ thỉ, thấm vào tận tâm can người đọc.
2.1.1.1 Chuyện về những mùa tôm chƣa hẹn:
Chuyện về “con tôm” của Nguyễn Ngọc Tư là chuyện của những năm đầu
trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước. Chính sách chuyển từ ba vụ
lúa thành một vụ lúa hai vụ tôm được triển khai ở Cà Mau vào khoảng năm
1997,
Nguyễn Ngọc Tư viết và đăng trên báo những tản văn: Chờ đợi những mùa tôm, Ngậm
ngùi Hưng Mỹ, Đi qua những cơn bão khô, Thư từ quê, Tháng chạp ở rạch Bộ Tời, …
vào năm 2004-2005. Vậy suy ra “chuyện lúa chết non, tôm chết láng” là những tổn
thất từ thời gian ấy trở về trước, hoàn toàn không phản ánh toàn bộ kết quả của chính
sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Cà Mau, nhất là trong giai đoạn về sau.
Câu chuyện về con tôm được Nguyễn Ngọc Tư chia thành nhiều kỳ; từ khi
nhà nước bắt đầu khuyến khích luân canh vụ lúa vụ tôm, nông dân thật sự bị thuyết
phục bởi những thành công điển hình nên đã đồng loạt chuyển đổi, cho đến khi những
con tôm đầu tiên “chết phơi bụng” rồi dần dần “chết láng”, kéo theo là bao nhiêu hệ
lụy khiến đời sống nông dân vốn đã cơ cực nay lại thêm khốn đốn vì tình thế tiến thoái
lưỡng nan giữa cây lúa và con tôm. Tuy nhiên, có thể Nguyễn Ngọc Tư đã hơi phiến
diện khi chỉ liệt kê những thất bại của mô hình lúa tôm luân canh trong hàng loạt tạp
văn khiến người đọc cảm thấy dường như chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của
nhà nước là hoàn toàn bất hợp lí, là một chính sách “hành dân”. Trong bất kì quyết
định trọng đại nào, những nhà chức trách cũng đã cân nhắc kỹ lưỡng, song việc thử
nghiệm thường khiến những bất cập bộc lộ rõ, họ cần có thời gian để khắc
phục.
Nhưng có thể thời gian đó đã lâu hơn so với họ dự định trong khi nỗi lo của nông dân
lại phải đong đếm theo từng ngày từng giờ, vì thế sự chờ đợi, kỳ vọng trở nên khó
khăn, mòn mỏi hơn. Dù không phải là toàn cảnh kết quả của mô hình luân canh lúa
tôm nhưng những gì Nguyễn Ngọc Tư đã kể cũng là một phần sự thật phải báo động,
đó thật sự là những vấn đề xã hội cần luận bàn và chị đã luận bàn theo cách riêng của
mình - bằng văn chương. 20
Cơ cực từ ngày còn kháng chiến, lam lũ đến tận thời buổi hội nhập, người
nông dân nghèo vẫn lại hoàn nghèo. Sau bao nhiêu thăng trầm mà nông dân đã trải
cùng cây lúa họ đã quyết lòng chia tay những “cánh đồng bất tận”, đưa dòng nước mặn
vào từng thửa ruộng để đón con tôm, người đồng hành mới hứa hẹn mang đến sung túc
và thịnh vượng. Một cuộc đổi thay mong đổi đời. “Cái hồi ấy sao mà hy vọng tràn trề,
hy vọng lai láng”[trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr 116]. Sao lại không? Trong khi
“Mấy ổng lên đài toàn là cảnh trúng tôm, rồi nói nhờ con tôm nên người ta đổi đời này
nọ”. Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn trực tiếp lời giải thích của nông dân như thế, họ phát
biểu lí do họ chấp nhận đánh canh bạc lớn này nhẹ hều như vậy, song chắc như bắp.
Nguyễn Ngọc Tư không thắc mắc nhiều về sự tin tưởng tuyệt đối này, bởi trong chị
cũng có một phần tính cách nông dân nên chị hiểu lắm cái tình thế bị động của họ.
Người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, chỉ biết nghe theo mấy
anh cán bộ khuyến nông, chỉ biết tin vào chính sách nhà nước (bởi còn ai có uy tín hơn
họ) thì làm sao không nhất nhất “dẫn mặn về giày cây lúa” khi đã có những
bằng
chứng xác thực thay cho lời cam kết về sự tất thắng như của những mùa tôm, như:
“K.B được mùa tôm”, “L.T.T đi lên nhờ vụ lúa vụ tôm” [trích Đi qua những cơn bão
khô, 1, tr 110,111]. Nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn thúc giục họ nôn
nóng
muốn làm giàu, muốn trở mình đó là “vì tương lai con em chúng ta”. Nguyễn Ngọc Tư
là “người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần
hậu yêu thương” [trích Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư - quen mà lạ, Hạ Anh] nên chị
hiểu lòng họ như hiểu chính mình. Không phải mù quáng mà họ đổ xô đi rước con tôm
về. Vì, cuộc đổi đời này không dành riêng cho họ. Cần có những mái ngói thay cho
mái lá, cần những ngôi trường khang trang cho trẻ con được học hành đàng hoàng và
càng cần hơn nữa là một ngày mai để lại cho con cháu. Để vươn tới tương lai đó họ có
thể đánh đổi tất cả. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư thấy xót xa vì tương lai đó mờ mịt so với
những gì đang diễn ra trong thực tại.
Từ ngày quyết định gắn bó đời mình với con tôm, người nông dân đã chấp nhận
treo số phận mình trên một sợi dây mành của may rủi.
“Chỉ mới một mùa tôm thôi, bác à, nhưng đó là mùa tôm người nông dân
vùng chuyển dịch vắt kiệt mình ra trước bao nỗi cực nhọc, buồn vui” [trích Chờ đợi
những mùa tôm, 1, tr 116] Nguyễn Ngọc Tư đã nói lời xót xa đó với một người bạn
chiến đấu của ba chị, song ở một góc độ khác nó không chỉ là lời kể đơn thuần. Với tư
cách phát ngôn thay cho nông dân, chị đang trình bày hoàn cảnh khó khăn của họ với 21
một cán bộ lãnh đạo, người rất liên quan đến cái gọi là “chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.
“Vắt kiệt mình ra” để “sống cùng, sống tận với cảm xúc của mình nhất”, để khấp khởi
“mơ về những giấc mơ xa xôi lắm” của ngày con tôm thật sự giữ đúng lới hứa và cật
lực dốc sức vì giấc mơ đó. Nguyễn Ngọc Tư thấu hiểu sâu sắc những giấc mơ luôn
được mơ một cách rất thấp thỏm bởi chính ba má chị cũng đang nuôi giấc mơ ấy;
“Những đêm mưa, sợ nước dân ngập bờ, dầm mình đi tháo nước, ngày nắng lặn lội
xúc từng gàu sình từ đáy đầm lên…”, “một đêm vài ba lần, ba má con thức dậy, đi rảo
một vòng vuông, canh con nước… Mức nước ngoài sông không cao, kinh cạn, đón con
nước nửa đêm, hai ông bà ì ạch khiêng máy ra tát vô đầm nuôi. Chập chờn một chút,
má choàng thức, rủ ba hì hụi đem máy vô chòi” [trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr
117]. Cứ thế giấc ngủ hằng đêm cứ ngắc ngứ, chập chờn theo con nước, niềm tin, niềm
hy vọng cũng chìm nổi theo sự lặn hụp của con tôm trong đìa.
Nguyễn Ngọc Tư sẽ không viết về “những mùa tôm chưa hẹn” nếu như cô chỉ vô
tình đi qua những vuông tôm trong cái ngày mà tôm nổi đầu “nằm dại khờ trên bờ cỏ
bờ rong”. Nếu không hiểu vì sao người nông dân chịu dầm dãi “giữa đồng trống hóc,
gió giật mái chòi”, “nắng đỏ ngầu, mưa trắng xóa” chỉ để kề cận con tôm. Nếu không
biết rõ họ đã mất những gì để đổi lấy những vuông tôm này thì chị đã không thể quặn
lòng, đau tê tái như vết cắt trên chính thịt da mình. Cái tai họa tôm chết ập xuống nông
dân bất ngờ, một phát là trắng xóa mọi công sức, nhanh đến nổi họ chưa kịp nhận ra
điều gì đã xảy ra, như thể đang có một quyền năng nào đó đang rắp tâm “chơi khăm”
họ. “Lẹ ghê, ngủ một đêm sáng dậy thấy tôm lụi vô bờ, nằm dại khờ trên gờ đất, ngọn
cỏ, ngọn rong. Vớt từng con tôm nhỏ bằng ngón tay út lên lòng rưng rức, đứt ruột. Tở
phở hỏi nhau làm sao mà tôm chết vậy kìa? Có ai làm gì nó đâu mà nó chết, mình quý
nó còn hơn mạng mình nữa mà? Tôm chết rồi làm sao cứu đây? Cho nó uống thuốc gì,
chích thuốc gì? Ý trời, anh là cán bộ ngoài tỉnh vô làm vuông, bộ không biết sao? Làm
sao biết được. Bụng xót như xát muối, te tái chạy đầu trên đầu dưới hỏi nhau những
câu ngớ ngẩn mắc cười” [trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr 117]. Tôm dại khờ chết
không lí do, người nông dân ngẩn ngơ, bàng hoàng, bầm gan tím ruột nhìn công sức
đổ sông đổ biển. Họ đã cược tất cả cái họ có và đã thua trắng. Nguyễn Ngọc Tư không
tính toán được con số thất thoát về của cải, chị không đưa ra những số liệu chứng minh
cho tỉ lệ thất bại trong mô hình kinh tế mới như một nhà báo viết tin kinh tế. Chị khiến
người đọc cảm thông cho nỗi khổ của nông dân bằng cách kể lại những tình cảnh ngặt
nghèo mà họ gặp phải, ví dụ như chuyện “ngủ một đêm sáng dậy thấy tôm lụi vô bờ” ở
22
trên. Khi đó người đọc sẽ tự có thái độ trước sự việc và đương nhiên không một ai có
thể thờ ơ với nỗi khốn khổ ập đến một cách bất ngờ như thế của nông dân.
Song sau bao nhiêu thất bại, bao nhiêu bất trắc người nông dân vẫn kiên trì với
quyết định của mình, họ vẫn tiếp tục trông đợi kỳ vọng sự hồi đáp từ con tôm. Nhưng
Nguyễn Ngọc Tư không cho đó là một sự cố chấp, cũng không phải là sự liều lĩnh với
số phận. Chị lí giải nó bằng một sự đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm của bà con. Chị
nói: “Tôi nhận ra rằng, nông dân mình xưa rày có món đặc sản “độc” lắm nhờ món
đó mà họ sống từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ đời nầy sang đời khác. Đó là “hy
vọng”. Lúa thất thì hy vọng trúng mùa sau, giá rẻ như bèo cứ đinh ninh năm sau được
giá. Lứa này tôm chết thì chờ lứa sau, lúc thả bọc tôm nhỏ như cây kim xuống đầm,
vẫn mong mai nầy còn gặp lại chúng” [trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 113,114].
Cái tinh thần cốt yếu nằm trong cái lí lẽ giản dị đó và nếu không thương, không hiểu
nông dân chưa hẳn đã lí giải được điều đó.
Nhưng câu chuyện về con tôm của Nguyễn Ngọc Tư vẫn chưa thể có một kết
thúc có hậu, bởi cứ sau mỗi lần hy vọng, người nông dân lại phải ngậm ngùi thất vọng.
Tiếp tục phóng sự trên những vuông tôm, chị ghi được tin “tôm lại thử lòng chịu đựng
của nông dân, tụi nó mở đợt chết thêm vài ba đợt nữa”, rồi về sau đó “chẳng ầm ĩ,
bạo phát bạo tàn như dịch cúm gia cầm, “cơn bão tôm” từ tốn, lặng lẽ bào mòn sức
chịu đựng của con người”[trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 108]. Từ tâm trạng
ngẩn ngơ rồi hớt hải chạy tìm thuốc cứu tôm trong lần đầu thấy tôm chết, đến nay thì
không còn xa lạ nữa, “chuyện tôm chết nông dân đã rành sáu câu rồi, chỉ khác đây là
năm thứ tư tôm chết, nghĩa là năm thứ tư nông dân Cà Mau vắt kiệt mình trong nỗi lo
đói nghèo”[trích Đi qua những cơn bão khô, 1, tr 108]. Hệ lụy từ những thất bát đó là
“không tiền mua gạo”, là “nợ ngân hàng”, là “bán đất”, là “nghèo đói” và “rách
nát”. Nguyễn Ngọc Tư không có thói quen trầm trọng hóa vấn đề, dù cho vấn đề thật
sự rất trầm trọng. Trong trường hợp phức tạp nào chị cũng có thể đơn giản hóa, như
chuyện kinh tế xã hội mất cân đối trong cung cầu để lại hậu quả trên cuộc đời lam lũ,
đói nghèo của nông dân vĩ mô là vậy, nhưng qua lời chị kể nó lại trở nên gần gũi, dễ
hiểu như chuyện làng chuyện xóm “chỉ sợ tôm nhiều, giá cả đi vô con đường rẻ bèo
như giá lúa, lúa ế mình còn để ăn được, chớ mấy ổng “ở trển” lo không nỗi đầu ra cho
tôm, để dồn đống ăn ngán chịu gì thấu” [trích Chờ đợi những mùa tôm, 1, tr 121]. Như
lúc đầu đã nói, Nguyễn Ngọc Tư viết chuyện “trà dư tửu hậu” nhưng thực chất là thời
sự nhức nhối, là “những cơn bão khô” dai dẳng hoành hành hung hãn trên
những 23
vuông tôm đã đóng khuôn đời người nông dân vào bế tắc. Trăm nhà là trăm cảnh khốn
khó, chông chênh và Nguyễn Ngọc Tư đã gõ cửa từng nhà để tận tai tận mắt chứng
kiến cái mà đáng lẽ trước chị phải có nhiều người khác quan tâm rồi. Đó là trường hợp
của:
Thím Hai ở Ấp 7, An Xuyên ngao ngán, "Mấy ông nhà nước không nghĩ ra
cách nào cứu tụi tui, để vầy hoài, hai năm nữa không chết đói cũng chết vì trộm cướp
cho cô coi, bần cùng nên sanh đạo tặc, ông bà mình dạy vậy". Nguyên một xóm kinh
này ba năm rồi không trúng một vụ tôm nào”. “Mới đầu, thấy tôm chết, mấy ông nhà
nước còn lo lăng xăng, mà lúc này làm như mấy ổng quên mất biệt luôn, hay là lo
hỏng nổi nữa, hả cô ?".
“Anh Chín Đo đằng xóm, đất ít, tôm lại chết, năm sáu nhân khẩu sống nhờ cái vó
cất rong rêu dưới kinh. Có bữa nửa đêm, ngủ không được, anh Chín la lớn, "Nghèo
sao mà nghèo dữ vậy trời!" làm chị vợ quýnh quáng, tưởng chồng đau ở đâu. Tiếng
kêu thảng thốt nghe như tiếng thở dài vỡ ra của một đời người, nghe buồn lặng, buồn
sâu. “Vụ tôm đầu trúng dữ lắm nghen cô, ai mà ngờ nó làm theo kiểu mấy thằng chim
mồi cờ bạc, dụ người ta nhảy vô rồi, nó "chơi" mình sát rạt".
Anh Hai Sỹ ở Ấp 2, An Xuyên ấm ức. Nhà anh có gần 2 ha đất, "nhưng
vuông làm không đủ ăn, phải kiếm tiền bằng nghề làm bún, ở xóm này, đất của bà con
còn ít hơn của tui, nếu không có nghề khác đành chịu chết, muốn làm mướn cũng hỏng
ai chịu mướn, tôm chết trắng dờ con mắt rồi, mướn làm gì bây giờ, tiền đâu … ?”.
“Chị Út Nhiễm ở gần đó đã hai mùa "buông xụi" sáu công đất nhà qua Tân
Thuộc gặt mướn. "Hồi lúc làm ruộng tui cũng nghèo, nhưng có lúa ăn cũng vững
bụng. Chị kể, bây giờ phải đi gặt để chạy gạo. Nhiều lúc nghỉ tay ngồi ăn cơm giữa
đồng, tự nhiên hai vợ chồng tui thấy buồn quá chừng, ổng buông đũa ngang xương,
ổng nói, đáng lẽ giờ này mình đang gặt trên đất nhà mình, bà ha"”. [trích Đi qua
những cơn bão khô, 1, tr 108-109].
Con tôm không chỉ làm khổ người nông dân ở đời sống vật chất mà nó còn làm
rầu họ trong đời sống tinh thần. Cái nghèo cứ ì ạch, nặng nề đi hoài mà không đi qua
được những mùa tôm, “cái buồn nghèo đóng rong, đóng rêu sang cả đám gả, đám giỗ
… Dịp để hàng xóm láng giềng họp lại hát hò, nhậu nhẹt xôm tụ nay gặp nhau chỉ
mông mênh những tiếng thở dài”. Nhưng tiếng thở dài không thấu được trời xanh,
cũng không thấu được những cán bộ nhà nước. Nguyễn Ngọc Tư cho nông dân phát
biểu và chính chị cũng phát biểu, nhưng không phải để trách cứ hay đòi hỏi điều gì. 24
Bởi “Có tủi thân, tủi phận thì lủi thủi than thở với nhau chơi, vậy thôi. Nhà nước còn
phải lo tỉ tỉ chuyện lớn, chuyện mất còn khác”. Trong các tản văn chị rất thường xuyên
có những câu văn được viết theo cách “nói mát” như thế. Nhưng tác dụng của nó có lẽ
còn lợi hại hơn nhiều câu trách móc, kêu ca khác. Chị viết chúng để nhắn nhủ với nhà
nước rằng đừng trách nông dân mình thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm mà nóng vội
làm giàu bởi họ đã chờ đợi quá lâu “từ đời cầy cấy này qua đời trồng tỉa khác, họ kỳ
vọng cái ngày vươn lên. Tôm chết, giống như một luồng nước lạnh tạt vào ngọn lửa
trong lòng của mỗi người”. Một quan chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phát biểu rằng: “nông dân Việt Nam như những người đi biển trên con thuyền rách
nát”. Nguyễn Ngọc Tư đã phải “vỗ đùi khen, cha chả, ông này không biết có viết văn
không, sao mà ví von hay quá chừng”. Hay bởi nó tả đúng cái tình cảnh tay không
đánh giặc đói của nông dân. Khen nhưng thực chất là một lời phê bình rất
nghiêm
khắc. Nhà nước đã hình dung được cái tình thế đơn độc thiếu sự giúp đỡ hỗ trợ như thế
của nông dân nhưng sao họ vẫn chưa hành động, vẫn chỉ mới nói mà chưa làm. Lời
phát biểu càng hay thì sự thất vọng về các quan chức nhà nước càng lớn. Và đó chính
là một cách để Nguyễn Ngọc Tư nói hộ nông dân những trăn trở mà họ không thể tự
mình bày tỏ.
Tôm chết hàng loạt, nông dân ngẩn ngơ, hỏi nhau “có làm gì đâu sao nó
chết?”. Dù rất thương, rất đồng cảm với nông dân nhưng Nguyễn Ngọc Tư vẫn sáng
suốt nhận ra cái nguyên nhân khiến họ luôn thất bại với con tôm. Đó là bởi chính họ,
liều lĩnh thay đổi tập quán từ trồng sang nuôi, mà lại nuôi con tôm nước mặn
trên
chính cái đất đã từng vun trồng cây lúa nước ngọt, trái tính trái nết đủ điều thì hỏi sao
không khốn đốn. Nguyễn Ngọc Tư đã mượn lời của má chị, một người nông dân chính
hiệu để trả lời cho câu hỏi chung của bà con“lăn lộn cuộc đời nông dân ngót
năm
mươi năm không có chút kinh nghiệm nào có thể đem vào chuyện nầy”. Thật xót xa
khi ngậm ngùi nhận ra cái lẽ thường nhưng lại không thường chút nào đó.
Trong câu chuyện về con tôm mà Nguyễn Ngọc Tư đang kể không chỉ có
những trăn trở, âu lo, không chỉ có nắng, gió và nỗi buồn tù đọng trong những vuông
tôm, trong ấy còn có ánh sáng ánh lên từ phẩm chất rất đẹp của người nông dân, đó là
tinh thần lạc quan. Theo lời kể của Nguyễn Ngọc Tư ta thấy cuộc hành trình đến với
ngày mai của nông dân còn rất cam go song họ chưa bao giờ tuyên bố bỏ cuộc, ngược
lại đường càng xa sức họ càng bền. Chỉ cần nghe một tin tức nói đúng sự thật
về
chuyện “thất trận tời bời” trong mùa đầu chuyển dịch thì nông dân đã vỗ đùi khen nhà
25
nước: “Nhà nước thừa nhận, chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm, cho đến
nay thống kê chỉ 30% có lãi còn lại là hòa và lỗ”, “sao mấy ổng chịu thiệt vậy không
biết, chớ mấy chuyện thất bại rồi nghe im re, như cảng cá nè, nhà máy đường nè…”
Rồi dựa vào tin tức đó họ ngậm ngùi an ủi nhau: “vậy là bà con thất đều chớ
đâu
riêng gì rạch Bộ Tời mình”. Nông dân là vậy, họ dễ giận nhưng cũng dễ bỏ qua lắm
bởi họ tin vào cái nhân quả “chăm làm thì được áo cơm cửa nhà”, cái nghèo của họ
chẳng bởi tại ai, chỉ tại trời, nhưng cứ siêng năng cần cù đi rồi ắc cũng có ngày no ấm.
Kết luận:
Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư viết cho nông dân ta cảm nhận được chị hiểu
lòng người nông dân như hiểu chính ruột gan mình. Bởi trong số họ có cả ba má chị,
chị thương ba má cơ cực cũng chính là thương người nông dân ưa chịu thiệt
thòi.
Nhưng thương nhứt là cái suy nghĩ lạc quan, vượt trên hiện thực: “nông dân là vậy
khổ như cô Lựu mà không thôi hy vọng”, bởi theo một chân lý đơn giản “sống mà
không hy vọng thì chết sướng hơn”. Chị càng hiểu thì càng thương vì bao giờ người
nông dân cũng là “cái đe” hứng chịu mọi tổn thất của những rủi ro trong chăn nuôi
trồng trọt. Tại sao đến bây giờ người nông dân vẫn phải đơn độc đi biển trên
con
thuyền rách nát, mà không phải đi trong sự bảo hiểm của nhà nước. Chính Nguyễn
Ngọc Tư đặt ra câu hỏi này và chính chị cũng biết “Đặt ra vậy thôi, thấy xót ruột quá
thì hỏi vậy chứ câu trả lời nầy chưa có”. Chưa có nên bà con cứ nghèo hoài, “nghèo
không phải vì bê trễ lầm ăn, không phải vì đánh bài đánh số, mê ăn nhậu, nghèo chỉ vì
những rủi ro không lường trước. Nghèo vì mình là nông dân”.
Song, dù hy vọng đã hâm nhiều lửa nhưng Nguyễn Ngọc Tư vẫn đồng lòng
cùng nông dân tiếp tục duy trì ngọn lửa đó. Bởi “dù lần lữa rồi thì những mùa tôm
cũng sẽ tới. Nó sẽ tới để thay đổi số phận, cuộc đời mỗi người, nó tới để đĩnh đạc báo
rằng chủ trương của nhà nước mình là đúng đắn, rằng cổ tích đáng được trả công”.
Người nông dân dặn lòng phải đinh ninh như vậy để thấy thanh thản hơn, để
thấy
“mình vẫn ngon lành”, để cái nghèo bớt khổ.
2.1.1.2 Những đau đáu một đời của nông dân:
Bén duyên với cây lúa từ thời cha ông đi mở cõi, những thăng trầm mà
người nông dân đã trãi cùng cây lúa đủ tương xứng với lịch sử mà nó đã đi qua. Vì vậy
mối giao tình giữa người nông dân và cây lúa không chỉ là người lao động và thành
quả lao động, nó là nghĩa tình sâu nặng, là sự tương trợ mang tính chất song phương,
hữu cơ. Nguyễn Ngọc Tư đã viết về thứ tình cảm khó tả bằng lời ấy với một lối rất
26
Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể, dễ hiểu và cực kỳ sinh động: “Má tôi chưa từng được phong
danh hiệu nông dân sản xuất giỏi nhưng làm ruộng vào loại giỏi nhất đồng Bà Điểu.
Bà có tình thương yêu ruột ràng vào cây lúa, bà tin tưởng mạnh mẽ vào kinh nghiệm
nắng sương mấy mươi mùa ròng rãi của mình. Để coi tính mùa này nữa, má tôi làm
ruộng suốt ba mươi tám năm. Bà có nhiều kỉ niệm trên đồng, ngày ba tôi ghé tạt lại
theo ông ngoại để coi mắt má, vào mùa dặm lúa, má về tới nhà mồ hôi đẫm tóc. Có
chồng tản cư về Đất Cháy, hôm nay tin Bác Hồ mất, má đang cấy, “không hiểu
thương làm sao mà nước mắt rớt lộp độp…”[trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr 180].
Rồi cái ngày má nghe báo đất nước mình giải phóng, cũng ở trên đồng, lúc đấy là đang
làm đất chuẩn bị gieo mạ… Qua bao nhiêu năm, bao nhiêu chuyện, bao nhiêu mùa,
thời gian đó đủ cho một tình cảm thiêng liêng vô hình nào đó níu lấy bà”. Với Nguyễn
Ngọc Tư không có gì là khó diễn tả, không có gì là chung chung. Đem sự kiện ra mà
chứng minh là người đọc hình dung được hết, mà lại rất thật, rất chân tình, chứ chẳng
cần phải tuyển chọn những từ ngữ thật đẹp, thật lớn lao nhưng lại trừu tượng, xa lạ.
Nguyễn Ngọc Tư có một định nghĩa rất lạ về nông dân: Làm nông dân là
“cực từ đằng Đông, Tây đem lại, cực từ Nam, Bắc cực vô, cực từ trên trời rơi
xuống”[trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr 179], nói chung là cực khổ trăm bề. Đối với
sự nghiệp trồng trọt xưa nay của nông dân dường như Nguyễn Ngọc Tư đã có một sự
nghiên cứu rất công phu, chị am hiểu rõ về nghề nông, về từng loại tai họa thương đe
dọa đến mùa màng và cả những hậu quả mà chúng gây ra cho nông dân. Theo kinh
nghiệm của Nguyễn Ngọc Tư thì ở bất kỳ khâu nào trong một mùa lúa người nông dân
cũng phải theo sát cây lúa, bởi bao nhiêu thiên tai, dịch họa cứ rình rập và có thể tấn
công bất cứ lúc nào. Ngày trước người nông dân thường phải đề phòng bệnh trên
giống và những loài côn trùng hại lúa, lo nước nhiễm phèn, nhiễm mặn làm cây lúa
gầy gò, vàng vọt. Rồi càng ngày những mối đe dọa càng nhiều hơn trên đồng, đã có lũ
chuột xưa nay khiến bà con phải nghĩ trăm phương ngàn kế để tiêu diệt, giờ lại thêm
con ốc bưu vàng ngoại quốc, không để lúa kịp lớn, mạ cấy chưa giáp đồng thì chúng
đã ngấu nghiến loang lỗ những mảng lớn, để lại những khoảng trống nước linh binh
trên mặt ruộng và sự ngơ ngác bàng hoàng trên gương mặt vốn đã khắc khổ của người
nông dân. Nguyễn Ngọc Tư đã kể lại cái năm ốc bưu vàng tổng tấn công “lén” vào
ruộng ở Cà Mau như thể một năm đánh giặc của cả tỉnh, nghe ngộ, nghe buồn cười,
nhưng là cười ra nước mắt: “Má nghi bên Thái Lan thấy mình làm ruộng giỏi quá, sợ
mình xuất khẩu gạo hơn họ nên họ thả ốc phá mình chơi chớ gì…”, “ốc bưu vàng bò 27
lừ đất, đi đằng trước nó bò đằng sau” rồi “cả nhà bắt ốc, cả xóm bắt ốc, cả tỉnh bắt
ốc”. Nguyễn Ngoc Tư miêu tả cận cảnh cảnh bắt ốc không phải vì cảnh tượng ấy thú
vị hay lạ lẫm mà vì nó lột tả được nỗi cơ cực đến tận cùng của nông dân. Giữa đồng
mênh mông làm sao có thể đếm xuể số ốc đang lổn ngổn bò chằng chịt bên những gốc
lúa, vậy mà nông dân vẫn phải khòm lưng bắt từng con ốc như thể “đếm lá trên rừng”.
Vì ngoài biện pháp thủ công đó, lúc bấy giờ vẫn không có cách nào khác, chỉ trách
“con người nào đó vô tâm đi nước ngoài đem mấy con ốc về nhậu ngờ đâu nó nhậu
lại… nông dân mình” [trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr 179]. Ví dụ đó cho ta một kết
luận, khi đứng trước dịch họa người nông dân trở nên vô cùng nhỏ bé, kẻ thù thì sinh
sôi nảy nở vô kể. Họ luôn phải đương đầu bằng những vũ khí thô sơ nhất nhưng bằng
mọi giá họ vẫn chống chọi, dù kẻ thù có đông và mạnh đến mấy. Chỉ có con ốc thôi
mà người nông dân đã phải điêu đứng, họ điêu đứng vì phải đơn độc đối phó với nó,
mà lại đối phó trong sự mù mờ về sức mạnh và thân thế của kẻ thù, nên sự thua lại
càng thê thảm. Nguyễn Ngọc Tư rưng rứt khi thấy “má già sọp đi như trăm ngày góp
lại” sau một mùa chống chọi với con ốc. “Cái dáng lẻ loi, chịu đựng, bộ đồ đi ruộng
phèn thấm vào sớ vải chấp chới trong nhòe nhoẹt mưa rơi”, như đã ám vào tâm trí chị,
bởi đó không chỉ là dáng má, nó còn là cái dáng xiêu xiêu của bao người nông dân
khác xưa nay vẫn đi về với đôi gánh nhọc nhằn của lam lũ và thua thiệt.
Tai họa từ thiên nhiên ập tới đã làm người nông dân thất điên bát đảo,
nhưng dù sao họ vẫn còn có thể chống chọi, đối phó bằng chính sức mình, nhưng đứng
trước những cơn bão của thời giá, của kinh tế thị trường thì họ chỉ còn biết trông chờ
vào nhà nước, chỗ dựa duy nhất để họ nương tựa qua cơn bão. Nhưng dường như đã
rất nhiều mùa bão người nông dân phải tự bám trụ trên đôi chân “đầm đìa trong bùn
và nước” của chính họ. “Thuở đời nay, năm nào mấy ổng cũng lên ti vi kêu năm nầy
phấn đấu đạt năng suất cao hơn năm trước, khuyến khích giống mới nầy trúng hơn
giống cũ, vậy mà làm ra hột lúa trần thân, bán không có giá, mấy ổng đổ thừa tại
nông dân làm cho cố mạng nên bán không được” [trích Mơ thấy mùa đang tới, 1, tr
184]. Nói lời phủ phàng ấy có khác nào “dưng con bỏ chợ”, nhưng nông dân thì vẫn
một lòng kỳ vọng vào “ở trên” chắc chắn không bỏ mình “Chỉ hy vọng mấy ông “ở
trển” làm cách nào cho dân bớt khổ, má tôi nhấn mạnh, bằng cái giọng hết sức tin
tưởng, “Mấy ổng hứa rồi…”. Lời hứa đó các bác, các anh có còn nhớ không, hay đã
làm nhưng chưa giống với lời hứa 100%. 28
Cũng giống như cái đề án vụ lúa vụ tôm được đưa ra với bao nhiêu lợi thế
kinh tế nhưng hệ thống thủy lợi thì không nuôi nổi con tôm, mà cũng không cứu nổi
cây lúa, bởi “nhà nước còn nghèo, lại thương hết thảy mọi người, nên nạo vét dàn trãi
ra, không đồng bộ, có con kinh ngang được múc nhưng hai kinh dọc thì không nên
nước khó chảy tới lui” [trích Ngậm ngùi Hưng Mỹ, 1, tr 49]. Vậy nên lo đằng nào bà
con cũng thấy không xong, nên cứ chờ, mà chờ thì nợ ngân hàng cứ tăng.
Lúa thất thì được giá, lúa trúng thì rớt giá. Khi nào cân bằng được đôi chút
thì giá phân, giá xăng lại tăng vọt, “giá lúa lên một mà giá phân lên mười”. Trồng lúa
không khá nổi thì chuyển qua nuôi tôm, rồi con tôm chết, nông dân lại trắng tay. Nuôi
vịt thì lại gặp ngay dịch cúm gia cầm, chớp mắt một cái là đàn vịt cả ngàn con đã tiêu
tan. Trong suy nghĩ của Nguyễn Ngọc Tư, cơn bão của dịch cúm gia cầm năm 2005 đã
cuốn người nông dân vào một hành trình nghiệt ngã không thể trở mình “hành trình từ
cái nghèo vừa đến cái nghèo xác xơ nhanh như một cơn mơ, một cơn gió, một cái phủi
tay…” [trích Đi qua những cơn bão khô, 1, trang 106], mà một khi đã đi qua là ngay
lập tức “đôi bàn tay người nông dân trắng như sương”.
Kết luận:
Nguyễn Ngọc Tư đã đi qua rất nhiều “mùa” của người nông dân, chị dừng
lại ở mỗi mùa góp nhặt những nỗi niềm đau đáu không biết tỏ cùng ai của họ rồi đong
lại nén vào những tản văn, để từ đó chị cho mọi người thấu hiểu được đời người nông
dân cực nhọc và thiệt thòi đến mức nào. Đồng thời, Nguyễn Ngọc Tư cũng khéo léo
nhắc nhở những ai đó rằng họ đang nắm giữ niềm tin mà nông dân đã trao gửi một
cách nhẹ nhàng và chân tình nhất.
Có lẻ “cái nghèo đã giăng ra sẵn những cái bẫy mà bà con nông dân mình đi
lẫn quẫn thế nào vẫn quay về ngay trân chỗ ấy” song “họ vẫn sống để bước tới”, bước
qua những cơn bão để ở lại với đồng ruộng, vuông tôm, nơi cuộc đời họ đã chọn để
bám rễ.
2.1.2 Nơi phó thác niềm tin và sự mong đợi ngậm ngùi:
Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, chị còn là một đại
biểu trong hội đồng nhân dân cấp. Chị làm đại biểu với ý định “làm cho biết”, cho biết
cái khổ của dân, cho biết “nếm trãi nỗi áy náy khi thấy người dân chờ đợi” [trích Làm
cho biết, 1, tr87]. Sự chờ đợi này không biết đã bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng nó vẫn
đang từng ngày từng giờ vắt kiệt sự kiên nhẫn kỳ vọng của người dân. 29
Nơi phó thác niềm tin mà Nguyễn Ngọc Tư đang nói đến chính là những cơ
quan nhà nước, nơi luôn có treo các khẩu hiệu “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”,
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” hay “cán bộ, Đảng viên là người đầy tớ
trung thành của nhân dân”. Song điều Nguyễn Ngọc Tư trăn trở trong hàng loạt tản
văn như : Lời nhắn, Một giấc mơ, Tản mạn quanh cái cổng, Giá của một gương mặt,