Tần suất tăng bạch cầu ái toan trong máu ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện
- 173 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----
LÊ TRẦN THIỆN LUÂN
TẦN SUẤT TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU Ở
BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
NHẬP VIỆN
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----
LÊ TRẦN THIỆN LUÂN
TẦN SUẤT TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU Ở
BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
NHẬP VIỆN
CHUYÊN NGÀNH: NỘI HÔ HẤP
MÃ SỐ: CK 62 72 20 05
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. TẠ THỊ THANH HƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình. Với
tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô TS.BS. Tạ Thị
Thanh Hương, giảng viên Bộ môn Nội Tổng quát, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh, người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn TS.BS. Lê Thị Thu Hương và TS.BS. Lê Khắc Bảo - Trưởng
và Phó khoa Nội Hô hấp - Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, cùng tập
thể khoa đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hành và
thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Lê Trần Thiện Luân
.
i.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn
Lê Trần Thiện Luân
.
i.
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ACO - Asthma – COPD overlap
AUC - Area under the ROC curve
BAL - Bronchoalveolar Lavage
BMI - Body mass index
BID - bis in die
CAT - COPD Assessment Test
CI - Confidence Interval
COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease
FEF25-75 - Forced expiratory flow at 25-75% of forced vital capacity
%FEF25-75 - Percentage of FEF25-75 compared with the predicted value
FEV1 - Forced Expiratory Volume in One Second
%FEV1 - Percentage of FEV1 compared with the predicted value
FVC - Forced vital capacity
%FVC - Percentage of FVC compared with the predicted value
GINA - Global Initiative for Asthma
GOLD - Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease
ICS - Inhaled corticosteroid
IQR - Interquartile Range
LABA - Long-acting beta 2-agonists
LABDs - Long-acting bronchodilators
LAMA - Long-acting muscarinic antagonist
mMRC - modified Medical Research Council
NPV - Negative Predictive Value
PEF - Peak Expiratory Flow
%PEF - Percentage of PEF compared with the predicted value
PPV - Positive Predictive Value
.
v.
QD - quoque die
ROC - Receiver-operator characteristic
SABA - Short acting beta2 agonist
SAMA - Short acting muscarinic antagonist
SD - Standard Deviation
Th2 - T helper 2
VC - Vital Capacity
WHO - World Health Organization
Tiếng Việt
BCAT - Bạch cầu ái toan
BPTNMT - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
cs - cộng sự
ĐLC - Độ lệch chuẩn
GPQ - Giãn phế quản
KTPV - Khoảng tứ phân vị
tb - tế bào
Tp.HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
.
.
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Tiếng Anh Tiếng Việt
Asthma–COPD overlap - Chồng lắp hen - COPD
Area under the ROC curve - Diện tích dưới đường cong ROC
Bis in die - Một lần mỗi ngày
Bronchoalveolar Lavage - Dịch rửa phế quản – phế nang
Body mass index - Chỉ số khối cơ thể
Confidence Interval - Khoảng tin cậy
COPD Assessment Test - Thang điểm đánh giá triệu chứng CAT
Chronic Obstructive - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Pulmonary Disease
Forced expiratory flow at 25-75% of - Lưu lượng thở ra tối đa đoạn từ 25 - 75%
forced vital capacity của FVC
Forced Expiratory Volume in One - Thể tích thở ra gắng sức trong
Second một giây đầu
Forced vital capacity - Dung tích sống gắng sức
Global Initiative for Asthma - Chiến lược toàn cầu về bệnh hen
Global Initiative for Chronic - Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc
Obstructive Lung Disease nghẽn mạn tính
Inhaled corticosteroid - Corticoid dạng hít
Interquartile Range - Khoảng tứ phân vị
Long-acting beta 2-agonists - Thuốc kích thích beta 2 tác dụng dài
Long-acting bronchodilators - Các thuốc giãn phế quản tác dụng dài
Long-acting muscarinic antagonist - Thuốc kháng muscarinic tác dụng dài
modified Medical Research Council - Thang điểm khó thở mMCR
Negative Predictive Value - Giá trị tiên đoán âm
Peak Expiratory Flow - Lưu lượng đỉnh thở ra
.
i.
Percentage of FEF25-75 compared - Phần trăm FEF25-75 so với giá trị dự
with the predicted value đoán
Percentage of FEV1 compared with - Phần trăm FEV1 so với giá trị dự đoán
the predicted value
Percentage of FVC compared with - Phần trăm FVC so với giá trị dự đoán
the predicted value
Percentage of PEF compared with the - Phần trăm PEF so với giá trị dự đoán
predicted value
Positive Predictive Value - Giá trị tiên đoán dương
Quoque die - Hai lần mỗi ngày
Receiver-operator characteristic - Đường cong ROC
Sensitivity - Độ nhậy
Specificity - Độ đặc hiệu
Short acting beta2 agonist - Thuốc kích thích beta 2 tác dụng ngắn
Short acting muscarinic antagonist - Thuốc kháng muscarinic tác dụng ngắn
Standard Deviation - Độ lệch chuẩn
T helper 2 - Tế bào T giúp đỡ loại 2
Twice a day - Hai lần mỗi ngày
Vital Capacity - Dung tích sống
World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới
.
ii.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Thực trạng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam………....13
Bảng 1.2 Ngưỡng cắt bạch cầu ái toan trong một số nghiên cứu...………………19
Bảng 1.3 Khuyến cáo chỉ định ICS trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…..……..32
Bảng 2.1 Thang điểm khó thở mMRC…..……………………….……………...42
Bảng 2.2 Bảng điểm CAT…..…………………………………………………...43
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu...…………………………………………...…49
Bảng 2.4 Giá trị và ý nghĩa của diện tích dưới đường cong ROC……….……….51
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi và giới tính……………………….....………………......55
.
Bảng 3.2 Phân bố tỷ lệ các nhóm tuổi…..………………………………………..55
Bảng 3.3 Phân bố tỷ lệ BMI theo nhóm…..……………………………………...56
Bảng 3.4 Trình độ học vấn…………………………………………………… …56
Bảng 3.5 Tình trạng hút thuốc…………………………………………………...57
Bảng 3.6 Thời gian mắc bệnh……………………………………………………57
Bảng 3.7 Phân bố tần suất và tỷ lệ nhập viện theo số lần nhập viện………..…..…58
Bảng 3.8 Đặc điểm giữa nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
có và không di chứng lao...……..…………………………………......58
Bảng 3.9 Tỷ lệ các nhóm thuốc bệnh nhân đã dùng……………………………...59
Bảng 3.10 Các triệu chứng lâm sàng cơ bản…………………………………..…60
Bảng 3.11 Dấu hiệu khí phế thũng………………………………………..……...61
Bảng 3.12 Phân bố điểm CAT theo tần suất nhập viện……………………..……63
Bảng 3.13 Đặc điểm hô hấp ký…………………………………………………..64
Bảng 3.14 Đặc điểm hô hấp ký ở bệnh nhân có và không có di chứng lao……….65
Bảng 3.15 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo các ngưỡng cắt…………………………...69
Bảng 3.16 Điểm cắt của số lượng bạch cầu ái toan trong máu và các giá trị
tiên đoán liên quan trong xác định có đáp ứng với corticoid………….80
Bảng 3.17 Điểm cắt của tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu và các giá trị tiên đoán
liên quan trong xác định có đáp ứng với corticoid…………………….82
Bảng 3.18 So sánh số lượng bạch cầu ái toan trong máu trước và sau điều trị
trị tiên đoán của bạch cầu ái toan…………83
.
ii.
Bảng 4.1 Nguy cơ bị tắc nghẽn luồng khí do di chứng lao…………………….....92
Bảng 4.2 Tần suất tăng bạch cầu ái toan trong một số nghiên cứu ……………...102
Bảng 4.3 Tần suất tăng bạch cầu ái toan ở ngưỡng cắt 3% và 300 tb/µL
trong một số nghiên cứu……………………………………………...103
Bảng 4.4 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo tuổi của người Việt Nam…………..……104
Bảng 4.5 Độ chính xác của số lượng bạch cầu ái toan trong máu
trong việc dự đoán khả năng đáp ứng với ICS……………………......113
Bảng 4.6 So sánh thời gian nằm viện ở một số nghiên cứu……………………...118
.
x.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1 Đường cong ROC cho bạch cầu ái toan trong máu
tiên đoán bạch cầu ái toan /đàm ≥ 3%...............................................23
Biểu đồ 1.2 Tăng bạch cầu ái toan ở những lần lấy máu lặp lại…………………..24
Biểu đồ 1.3 Điều trị ICS giúp giảm tần suất nhập viện
so với điều trị tối ưu kiểm soát triệu chứng…………………………25
Biểu đồ 1.4 Điều trị ICS giúp giảm tần suất suy giảm chức năng phổi ..................27
Biểu đồ 1.5 Tần suất đợt cấp điều trị với fluticasone/vilanterol
so với vilanterol ở 4 phân tầng bạch cầu ái toan……………………30
Biểu đồ 1.6 Tần suất giảm đợt cấp BPTNMT khi điều trị
beclomethason /formoterol so với formoterol ở các phần tầng
bạch cầu ái toan………………………………………………….….31
Biểu đồ 3.1 Phân bố tần suất (histogram) tuổi ở bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện……………………...……54
Biểu đồ 3.2 Phân bố tần suất (histogram) BMI…………………………..………56
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thang điểm mMRC……………………………………...…….62
Biểu đồ 3.4 Phân bố tần suất (histogram) điểm CAT……………………….........63
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ các giai đoạn GOLD…………………………………………..66
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ các phân nhóm ABCD theo GOLD……………………...…….66
Biểu đồ 3.7 Phân bố tần suất (histogram) số lượng bạch cầu ái toan trong máu
khi nhập viện………………………………………………………..67
Biểu đồ 3.8 Phân bố tần suất (histogram) tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu khi
nhập viện…………………………………………………………...68
Biểu đồ 3.9 Đồ thị phân tán (scatter) tương quan hồi quy
giữa tỷ lệ và số lượng bạch cầu ái toan trong máu…………………69
Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu ở các nhóm ngưỡng cắt…..……..70
Biểu đồ 3.11 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo nhóm tuổi……………...71
.
.
Biểu đồ 3.12 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo chỉ số BMI……………72
Biểu đồ 3.13 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo tần suất nhập viện……..73
Biểu đồ 3.14 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu ở hai nhóm
không và có dùng ICS trước nhập viện…………………………..74
Biểu đồ 3.15 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo các giai đoạn GOLD….75
Biểu đồ 3.16 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu giữa nhóm có và không có
di chứng lao phổi cũ……………………………………………...76
Biểu đồ 3.17 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu giữa nhóm
không và có dấu hiệu khí phế thũng……………………..…….....77
Biểu đồ 3.18 So sánh số lượng bạch cầu ái toán trong máu
trước và sau điều trị corticoid……………………………..…..…78
Biểu đồ 3.19 Diện tích dưới đường cong ROC trong tiên đoán
“đáp ứng (+)” của bạch cầu ái toan trong máu …………………..79
Biểu đồ 3.20 Diện tích dưới đường cong ROC trong tiên đoán
“đáp ứng (+)” của tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu ……………....81
Biểu đồ 3.21 So sánh thời gian nằm viện giữa 2 nhóm có tỷ lệ bạch cầu ái toan
ở ngưỡng cắt < 2,05% và ≥ 2,05%..................................................85
.
i.
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1 Chu trình quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD………….9
Hình 1.2 Thuốc khởi trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD…………...10
Hình 1.3. Lưu đồ điều trị duy trì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD...15
Hình 1.4 Vận chuyển bạch cầu ái toan từ tủy xương đến đường thở…………...17
Hình 1.5 Lưu đồ chẩn đoán chồng lấp hen- bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…….29
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu………………………………................................46
Sơ đồ 3.1 Diễn biến và số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu……………53
.
ii.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iii
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT .....................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................... xi
MỤC LỤC ................................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5
1.1 Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.........................................................5
1.2 Vai trò của bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ......................22
1.3 Tình hình nghiên cứu về bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn....................
mạn tính .....................................................................................................................33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................38
2.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................38
2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................38
2.3 Phương pháp tiến hành và thu thập số liệu .........................................................40
2.4 Phân tích số liệu ..................................................................................................47
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................53
3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu ...............................................................................54
3.2 Đặc điểm của bạch cầu ái toan trong máu trong dân số nghiên cứu ...................67
3.3 Mối liên quan giữa bạch cầu ái toan trong máu và các đặc điểm……………….
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...................................................................................70
3.4 Mối liên quan giữa bạch cầu ái toan và đáp ứng điều trị với corticoid...............77
.
ii.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................86
4.1 Các đặc điểm dịch tễ ...........................................................................................86
4.2 Đặc điểm lâm sàng ..............................................................................................89
4.3 Đặc điểm của bạch cầu ái toan trong dân số nghiên cứu ..................................101
4.4 Liên quan giữa bạch cầu ái toan trong máu và các đặc điểm dịch tễ ................105
4.5 Liên quan giữa bạch cầu ái toan trong máu và các đặc điểm lâm sàng ............106
4.6 Giá trị của bạch cầu ái toan trong máu trong tiên đoán đáp ứng với corticoid…110
KẾT LUẬN .............................................................................................................120
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................121
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DẤU HIỆU CHỈ ĐIỂM CÂN NHẮC CHẨN ĐOÁN BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH THEO GOLD
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP
PHỤ LỤC 4: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 5: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU
.
.
MỞ ĐẦU
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý phổ biến trên thế giới, có đặc
điểm là hạn chế luồng khí kéo dài, tiến triển liên quan đến tình trạng viêm mạn tính,
gây ra những thay đổi cấu trúc vĩnh viễn đối với đường thở và phổi. Tổn thương viêm
trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây hẹp đường thở do tăng độ dày thành, tắc chất
nhầy và phá hủy nhu mô làm mất tính đàn hồi của phổi [96], [120]. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến suy giảm chức năng phổi ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng
sâu sắc đến chất lượng cuộc sống, tạo ra gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu.
Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
ba trên thế giới, chỉ sau đột quỵ não và bệnh tim thiếu máu cục bộ [202].
Theo quan điểm của thế giới ngày nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một
bệnh viêm không đồng nhất [60]. Cơ chế viêm đường thở vẫn còn chưa được hiểu
biết đầy đủ, có thể có những con đường bệnh sinh khác nhau. Thông thường, tình
trạng viêm chiếm ưu thế bởi bạch cầu trung tính, tế bào T CD8 + gây độc tế bào, đại
thực bào phế nang, nhưng bạch cầu ái toan có thể đóng một vai trò quan trọng với
một số lượng đáng kể ở bệnh nhân bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính [60], [173].
Bạch cầu ái toan thường liên quan đến bệnh hen [78], nhưng một số nghiên
cứu chỉ ra có khoảng một phần ba số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
có tăng bạch cầu ái toan [87], [131]. Mức độ viêm đường thở tăng bạch cầu ái toan
có thể có ở cả giai đoạn bệnh ổn định [46], [118], [156], và trong đợt cấp [52], [89],
[91], [172], [183]. Việc lấy mẫu đàm xét nghiệm để đánh giá viêm đường thở có thể
thực hiện dễ dàng trên lâm sàng. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu ái toan có xu hướng
thay đổi đáng kể giữa các mẫu đàm thu thập được [55], [59], và không nên được xem
là dấu ấn sinh học “tiêu chuẩn vàng” [181]. Các mẫu sinh thiết đường thở được thu
thập trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy chứa nhiều bạch cầu ái toan
hơn 30 lần so với các mẫu được lấy trong giai đoạn ổn định [172]. Tuy nhiên, việc
sinh thiết đường thở mang nhiều rủi ro và tốn kém nên không thực sự cần thiết trong
thực hành lâm sàng khi tiếp cận với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
.
.
Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy, bạch cầu ái toan trong máu có
thể là một chỉ dấu sinh học quan trọng phản ánh viêm tăng bạch cầu ái toan trong
đường thở [43], [151]. Có một mối tương quan thống kê giữa số lượng bạch cầu ái
toan trong máu và đàm ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mặc dù mối
quan hệ này vẫn ở mức trung bình đến yếu [44], [123], [183]. Ngoài ra, số lượng bạch
cầu ái toan trong máu cao hơn có liên quan đến số lượng bạch cầu ái toan tăng cao
trong các mẫu mô phổi [88], [123].
Số lượng bạch cầu ái toan tăng có liên quan đến suy giảm chức năng phổi [50],
[47], [79] và tăng nguy cơ cấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [86],
[132], [196]. Các nghiên cứu cho thấy, việc điều trị giảm viêm tăng lượng bạch cầu
ái toan có liên quan đến việc giảm tần suất đợt cấp và tần suất nhập viện [159], [179],
[184]. Mặc dù ngưỡng được chấp nhận rộng rãi để xác định tình trạng tăng BCAT
chưa được thiết lập chắc chắn [101], tuy nhiên số lượng bạch cầu ái toan tăng trong
máu có thể đóng vai trò là dấu ấn sinh học dễ tiếp cận đối với theo dõi đáp ứng điều
trị bằng corticoid trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [189].
Phân bố về tần suất tăng bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
ở giai đoạn ổn định và cấp đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu trên thế giới [189],
[206], và một số nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam đã được thực hiện trên bệnh nhân
ổn định ngoài cơn cấp [19], [21], [24], [27], [192], [193]. Một số các tác giả Việt Nam
cho rằng, cần thêm nhiều nghiên cứu để có những đồng thuận về đặc điểm phân bố,
ngưỡng ý nghĩa lâm sàng của bạch cầu ái toan, và đánh giá khả năng áp dụng trong
tiên lượng, điều trị trên người Việt Nam [25], [27], [28].
Trong những diễn biến thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt cấp
là một nguyên nhân gây tử vong chính [34], [134]. Do đó, một trong những mục tiêu
chính trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là giảm thiểu hậu quả của đợt cấp
hiện tại và ngăn chặn đợt cấp kế tiếp, giảm tần suất và độ nặng của đợt cấp để giảm
tử vong liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra [96]. Mặc dù Sáng kiến
Toàn cầu về Quản lý Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) - Global Initiative for
Chronic Obstructive Lung Diseases) có đưa ra hướng dẫn chi tiết về quản lý đợt cấp
.
.
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [95], [96], nhưng chưa bao gồm về vai trò hướng dẫn
của bạch cầu ái toan trong giai đoạn cấp.
Xuất phát từ nhận thức và quan sát thực tế đó, nhằm góp phần cung cấp thêm
số liệu về tình trạng tăng bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích khảo sát tần suất tăng bạch cầu ái toan
trong máu và mối liên quan đến các đặc điểm lâm sàng và điều trị ở bệnh nhân đợt
cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện.
Bạch cầu ái toan trong máu tăng với tỷ lệ bao nhiêu ở bệnh nhân Việt Nam
mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện, có mối liên quan với các đặc
điểm lâm sàng như thế nào, và đáp ứng ra sao khi điều trị với corticoide toàn thân?
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tần suất tăng bạch cầu ái toan trong máu ở bệnh nhân đợt cấp bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng
bạch cầu ái toan trong máu
2. Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố bạch cầu ái toan trong máu với các
đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
3. Xác định ngưỡng cắt bạch cầu ái toan giúp hưởng lợi điều trị corticoid
và đánh giá kết cục lâm sàng dựa trên số ngày nằm viện và tử vong
.
.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1 Gánh nặng về bệnh tật của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trên toàn thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang được quan
tâm đặc biệt vì tỷ lệ mắc, gánh nặng bệnh tật và tử vong cao của bệnh tạo ra những
thách thức lớn cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu [134]. Theo ước tính,
thế giới hiện có khoảng 384 triệu người mắc BPTNMT và hơn 3 triệu người chết mỗi
năm, chiếm 6% số người chết và hiện là nguyên nhân thứ ba gây tử vong trên toàn
cầu [96]. Tổ chức Y tế thế giới (2015) cho biết [34], có 11,7% dân số thế giới mắc
BPTNMT mức độ từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mắc ở vùng Đông nam Á là 9,7%.
Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở
những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc BPTNMT được dự đoán sẽ tăng cao trong những
năm tới, và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu người tử vong hàng năm do
BPTNMT và các rối loạn liên quan gây ra [34].
Tại khu vực 12 nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc
BPTNMT khác nhau giữa các vùng, thấp nhất là 3,5% ở Hồng Kông và Singapore và
cao nhất là ở Việt Nam với tỷ lệ 6,7% [99]. Nghiên cứu dịch tễ học về BPTNMT tại
Việt Nam không nhiều. Điều tra từ năm 2006 đến 2008 cho biết, tỷ lệ mắc BPTNMT
ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam là 2,2 %, nam chiếm nhiều hơn nữ (3,4% so với 1,1%)
[20]. Một nghiên cứu cấp nhà nước vào năm 2009 nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh chung
là 4,2%, ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9% trong dân số trên 40 tuổi [4], [20].
Đối với tình hình mắc đợt cấp BPTNMT trên thế giới, trung bình mỗi năm mỗi
bệnh nhân có từ 1,5 - 2,5 đợt cấp/năm [61]. Tần suất xuất hiện đợt cấp trên những
bệnh nhân đã từng có đợt cấp BPTNMT là 34,3/100 bệnh nhân/năm, thời gian trung
bình xuất hiện một đợt cấp là 37 tháng [80]. Có 22,9% bị đợt cấp không thường
xuyên, 13,6% người bị đợt cấp thường xuyên [53]. Tần suất đợt cấp trong năm đầu
tiên là 0,85 mỗi người đối với bệnh nhân giai đoạn GOLD II, 1,34 đối với bệnh nhân
giai đoạn III và 2,00 đối với bệnh nhân ở giai đoạn IV. Nhìn chung, 22% bệnh nhân
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----
LÊ TRẦN THIỆN LUÂN
TẦN SUẤT TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU Ở
BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
NHẬP VIỆN
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----
LÊ TRẦN THIỆN LUÂN
TẦN SUẤT TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU Ở
BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
NHẬP VIỆN
CHUYÊN NGÀNH: NỘI HÔ HẤP
MÃ SỐ: CK 62 72 20 05
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. TẠ THỊ THANH HƯƠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp và gia đình. Với
tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô TS.BS. Tạ Thị
Thanh Hương, giảng viên Bộ môn Nội Tổng quát, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh, người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn TS.BS. Lê Thị Thu Hương và TS.BS. Lê Khắc Bảo - Trưởng
và Phó khoa Nội Hô hấp - Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, cùng tập
thể khoa đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hành và
thu thập dữ liệu cho nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Lê Trần Thiện Luân
.
i.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn
Lê Trần Thiện Luân
.
i.
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ACO - Asthma – COPD overlap
AUC - Area under the ROC curve
BAL - Bronchoalveolar Lavage
BMI - Body mass index
BID - bis in die
CAT - COPD Assessment Test
CI - Confidence Interval
COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease
FEF25-75 - Forced expiratory flow at 25-75% of forced vital capacity
%FEF25-75 - Percentage of FEF25-75 compared with the predicted value
FEV1 - Forced Expiratory Volume in One Second
%FEV1 - Percentage of FEV1 compared with the predicted value
FVC - Forced vital capacity
%FVC - Percentage of FVC compared with the predicted value
GINA - Global Initiative for Asthma
GOLD - Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease
ICS - Inhaled corticosteroid
IQR - Interquartile Range
LABA - Long-acting beta 2-agonists
LABDs - Long-acting bronchodilators
LAMA - Long-acting muscarinic antagonist
mMRC - modified Medical Research Council
NPV - Negative Predictive Value
PEF - Peak Expiratory Flow
%PEF - Percentage of PEF compared with the predicted value
PPV - Positive Predictive Value
.
v.
QD - quoque die
ROC - Receiver-operator characteristic
SABA - Short acting beta2 agonist
SAMA - Short acting muscarinic antagonist
SD - Standard Deviation
Th2 - T helper 2
VC - Vital Capacity
WHO - World Health Organization
Tiếng Việt
BCAT - Bạch cầu ái toan
BPTNMT - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
cs - cộng sự
ĐLC - Độ lệch chuẩn
GPQ - Giãn phế quản
KTPV - Khoảng tứ phân vị
tb - tế bào
Tp.HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
.
.
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Tiếng Anh Tiếng Việt
Asthma–COPD overlap - Chồng lắp hen - COPD
Area under the ROC curve - Diện tích dưới đường cong ROC
Bis in die - Một lần mỗi ngày
Bronchoalveolar Lavage - Dịch rửa phế quản – phế nang
Body mass index - Chỉ số khối cơ thể
Confidence Interval - Khoảng tin cậy
COPD Assessment Test - Thang điểm đánh giá triệu chứng CAT
Chronic Obstructive - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Pulmonary Disease
Forced expiratory flow at 25-75% of - Lưu lượng thở ra tối đa đoạn từ 25 - 75%
forced vital capacity của FVC
Forced Expiratory Volume in One - Thể tích thở ra gắng sức trong
Second một giây đầu
Forced vital capacity - Dung tích sống gắng sức
Global Initiative for Asthma - Chiến lược toàn cầu về bệnh hen
Global Initiative for Chronic - Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc
Obstructive Lung Disease nghẽn mạn tính
Inhaled corticosteroid - Corticoid dạng hít
Interquartile Range - Khoảng tứ phân vị
Long-acting beta 2-agonists - Thuốc kích thích beta 2 tác dụng dài
Long-acting bronchodilators - Các thuốc giãn phế quản tác dụng dài
Long-acting muscarinic antagonist - Thuốc kháng muscarinic tác dụng dài
modified Medical Research Council - Thang điểm khó thở mMCR
Negative Predictive Value - Giá trị tiên đoán âm
Peak Expiratory Flow - Lưu lượng đỉnh thở ra
.
i.
Percentage of FEF25-75 compared - Phần trăm FEF25-75 so với giá trị dự
with the predicted value đoán
Percentage of FEV1 compared with - Phần trăm FEV1 so với giá trị dự đoán
the predicted value
Percentage of FVC compared with - Phần trăm FVC so với giá trị dự đoán
the predicted value
Percentage of PEF compared with the - Phần trăm PEF so với giá trị dự đoán
predicted value
Positive Predictive Value - Giá trị tiên đoán dương
Quoque die - Hai lần mỗi ngày
Receiver-operator characteristic - Đường cong ROC
Sensitivity - Độ nhậy
Specificity - Độ đặc hiệu
Short acting beta2 agonist - Thuốc kích thích beta 2 tác dụng ngắn
Short acting muscarinic antagonist - Thuốc kháng muscarinic tác dụng ngắn
Standard Deviation - Độ lệch chuẩn
T helper 2 - Tế bào T giúp đỡ loại 2
Twice a day - Hai lần mỗi ngày
Vital Capacity - Dung tích sống
World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới
.
ii.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Thực trạng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam………....13
Bảng 1.2 Ngưỡng cắt bạch cầu ái toan trong một số nghiên cứu...………………19
Bảng 1.3 Khuyến cáo chỉ định ICS trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…..……..32
Bảng 2.1 Thang điểm khó thở mMRC…..……………………….……………...42
Bảng 2.2 Bảng điểm CAT…..…………………………………………………...43
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu...…………………………………………...…49
Bảng 2.4 Giá trị và ý nghĩa của diện tích dưới đường cong ROC……….……….51
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi và giới tính……………………….....………………......55
.
Bảng 3.2 Phân bố tỷ lệ các nhóm tuổi…..………………………………………..55
Bảng 3.3 Phân bố tỷ lệ BMI theo nhóm…..……………………………………...56
Bảng 3.4 Trình độ học vấn…………………………………………………… …56
Bảng 3.5 Tình trạng hút thuốc…………………………………………………...57
Bảng 3.6 Thời gian mắc bệnh……………………………………………………57
Bảng 3.7 Phân bố tần suất và tỷ lệ nhập viện theo số lần nhập viện………..…..…58
Bảng 3.8 Đặc điểm giữa nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
có và không di chứng lao...……..…………………………………......58
Bảng 3.9 Tỷ lệ các nhóm thuốc bệnh nhân đã dùng……………………………...59
Bảng 3.10 Các triệu chứng lâm sàng cơ bản…………………………………..…60
Bảng 3.11 Dấu hiệu khí phế thũng………………………………………..……...61
Bảng 3.12 Phân bố điểm CAT theo tần suất nhập viện……………………..……63
Bảng 3.13 Đặc điểm hô hấp ký…………………………………………………..64
Bảng 3.14 Đặc điểm hô hấp ký ở bệnh nhân có và không có di chứng lao……….65
Bảng 3.15 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo các ngưỡng cắt…………………………...69
Bảng 3.16 Điểm cắt của số lượng bạch cầu ái toan trong máu và các giá trị
tiên đoán liên quan trong xác định có đáp ứng với corticoid………….80
Bảng 3.17 Điểm cắt của tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu và các giá trị tiên đoán
liên quan trong xác định có đáp ứng với corticoid…………………….82
Bảng 3.18 So sánh số lượng bạch cầu ái toan trong máu trước và sau điều trị
trị tiên đoán của bạch cầu ái toan…………83
.
ii.
Bảng 4.1 Nguy cơ bị tắc nghẽn luồng khí do di chứng lao…………………….....92
Bảng 4.2 Tần suất tăng bạch cầu ái toan trong một số nghiên cứu ……………...102
Bảng 4.3 Tần suất tăng bạch cầu ái toan ở ngưỡng cắt 3% và 300 tb/µL
trong một số nghiên cứu……………………………………………...103
Bảng 4.4 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo tuổi của người Việt Nam…………..……104
Bảng 4.5 Độ chính xác của số lượng bạch cầu ái toan trong máu
trong việc dự đoán khả năng đáp ứng với ICS……………………......113
Bảng 4.6 So sánh thời gian nằm viện ở một số nghiên cứu……………………...118
.
x.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1 Đường cong ROC cho bạch cầu ái toan trong máu
tiên đoán bạch cầu ái toan /đàm ≥ 3%...............................................23
Biểu đồ 1.2 Tăng bạch cầu ái toan ở những lần lấy máu lặp lại…………………..24
Biểu đồ 1.3 Điều trị ICS giúp giảm tần suất nhập viện
so với điều trị tối ưu kiểm soát triệu chứng…………………………25
Biểu đồ 1.4 Điều trị ICS giúp giảm tần suất suy giảm chức năng phổi ..................27
Biểu đồ 1.5 Tần suất đợt cấp điều trị với fluticasone/vilanterol
so với vilanterol ở 4 phân tầng bạch cầu ái toan……………………30
Biểu đồ 1.6 Tần suất giảm đợt cấp BPTNMT khi điều trị
beclomethason /formoterol so với formoterol ở các phần tầng
bạch cầu ái toan………………………………………………….….31
Biểu đồ 3.1 Phân bố tần suất (histogram) tuổi ở bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện……………………...……54
Biểu đồ 3.2 Phân bố tần suất (histogram) BMI…………………………..………56
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thang điểm mMRC……………………………………...…….62
Biểu đồ 3.4 Phân bố tần suất (histogram) điểm CAT……………………….........63
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ các giai đoạn GOLD…………………………………………..66
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ các phân nhóm ABCD theo GOLD……………………...…….66
Biểu đồ 3.7 Phân bố tần suất (histogram) số lượng bạch cầu ái toan trong máu
khi nhập viện………………………………………………………..67
Biểu đồ 3.8 Phân bố tần suất (histogram) tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu khi
nhập viện…………………………………………………………...68
Biểu đồ 3.9 Đồ thị phân tán (scatter) tương quan hồi quy
giữa tỷ lệ và số lượng bạch cầu ái toan trong máu…………………69
Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu ở các nhóm ngưỡng cắt…..……..70
Biểu đồ 3.11 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo nhóm tuổi……………...71
.
.
Biểu đồ 3.12 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo chỉ số BMI……………72
Biểu đồ 3.13 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo tần suất nhập viện……..73
Biểu đồ 3.14 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu ở hai nhóm
không và có dùng ICS trước nhập viện…………………………..74
Biểu đồ 3.15 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu theo các giai đoạn GOLD….75
Biểu đồ 3.16 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu giữa nhóm có và không có
di chứng lao phổi cũ……………………………………………...76
Biểu đồ 3.17 Số lượng bạch cầu ái toan trong máu giữa nhóm
không và có dấu hiệu khí phế thũng……………………..…….....77
Biểu đồ 3.18 So sánh số lượng bạch cầu ái toán trong máu
trước và sau điều trị corticoid……………………………..…..…78
Biểu đồ 3.19 Diện tích dưới đường cong ROC trong tiên đoán
“đáp ứng (+)” của bạch cầu ái toan trong máu …………………..79
Biểu đồ 3.20 Diện tích dưới đường cong ROC trong tiên đoán
“đáp ứng (+)” của tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu ……………....81
Biểu đồ 3.21 So sánh thời gian nằm viện giữa 2 nhóm có tỷ lệ bạch cầu ái toan
ở ngưỡng cắt < 2,05% và ≥ 2,05%..................................................85
.
i.
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1 Chu trình quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD………….9
Hình 1.2 Thuốc khởi trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD…………...10
Hình 1.3. Lưu đồ điều trị duy trì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD...15
Hình 1.4 Vận chuyển bạch cầu ái toan từ tủy xương đến đường thở…………...17
Hình 1.5 Lưu đồ chẩn đoán chồng lấp hen- bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…….29
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu………………………………................................46
Sơ đồ 3.1 Diễn biến và số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu……………53
.
ii.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iii
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT .....................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................................... xi
MỤC LỤC ................................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5
1.1 Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.........................................................5
1.2 Vai trò của bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ......................22
1.3 Tình hình nghiên cứu về bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn....................
mạn tính .....................................................................................................................33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................38
2.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................38
2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................38
2.3 Phương pháp tiến hành và thu thập số liệu .........................................................40
2.4 Phân tích số liệu ..................................................................................................47
2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................................52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................53
3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu ...............................................................................54
3.2 Đặc điểm của bạch cầu ái toan trong máu trong dân số nghiên cứu ...................67
3.3 Mối liên quan giữa bạch cầu ái toan trong máu và các đặc điểm……………….
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...................................................................................70
3.4 Mối liên quan giữa bạch cầu ái toan và đáp ứng điều trị với corticoid...............77
.
ii.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................86
4.1 Các đặc điểm dịch tễ ...........................................................................................86
4.2 Đặc điểm lâm sàng ..............................................................................................89
4.3 Đặc điểm của bạch cầu ái toan trong dân số nghiên cứu ..................................101
4.4 Liên quan giữa bạch cầu ái toan trong máu và các đặc điểm dịch tễ ................105
4.5 Liên quan giữa bạch cầu ái toan trong máu và các đặc điểm lâm sàng ............106
4.6 Giá trị của bạch cầu ái toan trong máu trong tiên đoán đáp ứng với corticoid…110
KẾT LUẬN .............................................................................................................120
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................121
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DẤU HIỆU CHỈ ĐIỂM CÂN NHẮC CHẨN ĐOÁN BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH THEO GOLD
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP
PHỤ LỤC 4: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 5: BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU
.
.
MỞ ĐẦU
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý phổ biến trên thế giới, có đặc
điểm là hạn chế luồng khí kéo dài, tiến triển liên quan đến tình trạng viêm mạn tính,
gây ra những thay đổi cấu trúc vĩnh viễn đối với đường thở và phổi. Tổn thương viêm
trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây hẹp đường thở do tăng độ dày thành, tắc chất
nhầy và phá hủy nhu mô làm mất tính đàn hồi của phổi [96], [120]. Đây là nguyên
nhân chính dẫn đến suy giảm chức năng phổi ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng
sâu sắc đến chất lượng cuộc sống, tạo ra gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu.
Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
ba trên thế giới, chỉ sau đột quỵ não và bệnh tim thiếu máu cục bộ [202].
Theo quan điểm của thế giới ngày nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một
bệnh viêm không đồng nhất [60]. Cơ chế viêm đường thở vẫn còn chưa được hiểu
biết đầy đủ, có thể có những con đường bệnh sinh khác nhau. Thông thường, tình
trạng viêm chiếm ưu thế bởi bạch cầu trung tính, tế bào T CD8 + gây độc tế bào, đại
thực bào phế nang, nhưng bạch cầu ái toan có thể đóng một vai trò quan trọng với
một số lượng đáng kể ở bệnh nhân bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính [60], [173].
Bạch cầu ái toan thường liên quan đến bệnh hen [78], nhưng một số nghiên
cứu chỉ ra có khoảng một phần ba số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
có tăng bạch cầu ái toan [87], [131]. Mức độ viêm đường thở tăng bạch cầu ái toan
có thể có ở cả giai đoạn bệnh ổn định [46], [118], [156], và trong đợt cấp [52], [89],
[91], [172], [183]. Việc lấy mẫu đàm xét nghiệm để đánh giá viêm đường thở có thể
thực hiện dễ dàng trên lâm sàng. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu ái toan có xu hướng
thay đổi đáng kể giữa các mẫu đàm thu thập được [55], [59], và không nên được xem
là dấu ấn sinh học “tiêu chuẩn vàng” [181]. Các mẫu sinh thiết đường thở được thu
thập trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy chứa nhiều bạch cầu ái toan
hơn 30 lần so với các mẫu được lấy trong giai đoạn ổn định [172]. Tuy nhiên, việc
sinh thiết đường thở mang nhiều rủi ro và tốn kém nên không thực sự cần thiết trong
thực hành lâm sàng khi tiếp cận với bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
.
.
Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy, bạch cầu ái toan trong máu có
thể là một chỉ dấu sinh học quan trọng phản ánh viêm tăng bạch cầu ái toan trong
đường thở [43], [151]. Có một mối tương quan thống kê giữa số lượng bạch cầu ái
toan trong máu và đàm ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mặc dù mối
quan hệ này vẫn ở mức trung bình đến yếu [44], [123], [183]. Ngoài ra, số lượng bạch
cầu ái toan trong máu cao hơn có liên quan đến số lượng bạch cầu ái toan tăng cao
trong các mẫu mô phổi [88], [123].
Số lượng bạch cầu ái toan tăng có liên quan đến suy giảm chức năng phổi [50],
[47], [79] và tăng nguy cơ cấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [86],
[132], [196]. Các nghiên cứu cho thấy, việc điều trị giảm viêm tăng lượng bạch cầu
ái toan có liên quan đến việc giảm tần suất đợt cấp và tần suất nhập viện [159], [179],
[184]. Mặc dù ngưỡng được chấp nhận rộng rãi để xác định tình trạng tăng BCAT
chưa được thiết lập chắc chắn [101], tuy nhiên số lượng bạch cầu ái toan tăng trong
máu có thể đóng vai trò là dấu ấn sinh học dễ tiếp cận đối với theo dõi đáp ứng điều
trị bằng corticoid trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [189].
Phân bố về tần suất tăng bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
ở giai đoạn ổn định và cấp đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu trên thế giới [189],
[206], và một số nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam đã được thực hiện trên bệnh nhân
ổn định ngoài cơn cấp [19], [21], [24], [27], [192], [193]. Một số các tác giả Việt Nam
cho rằng, cần thêm nhiều nghiên cứu để có những đồng thuận về đặc điểm phân bố,
ngưỡng ý nghĩa lâm sàng của bạch cầu ái toan, và đánh giá khả năng áp dụng trong
tiên lượng, điều trị trên người Việt Nam [25], [27], [28].
Trong những diễn biến thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đợt cấp
là một nguyên nhân gây tử vong chính [34], [134]. Do đó, một trong những mục tiêu
chính trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là giảm thiểu hậu quả của đợt cấp
hiện tại và ngăn chặn đợt cấp kế tiếp, giảm tần suất và độ nặng của đợt cấp để giảm
tử vong liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra [96]. Mặc dù Sáng kiến
Toàn cầu về Quản lý Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) - Global Initiative for
Chronic Obstructive Lung Diseases) có đưa ra hướng dẫn chi tiết về quản lý đợt cấp
.
.
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [95], [96], nhưng chưa bao gồm về vai trò hướng dẫn
của bạch cầu ái toan trong giai đoạn cấp.
Xuất phát từ nhận thức và quan sát thực tế đó, nhằm góp phần cung cấp thêm
số liệu về tình trạng tăng bạch cầu ái toan trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích khảo sát tần suất tăng bạch cầu ái toan
trong máu và mối liên quan đến các đặc điểm lâm sàng và điều trị ở bệnh nhân đợt
cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện.
Bạch cầu ái toan trong máu tăng với tỷ lệ bao nhiêu ở bệnh nhân Việt Nam
mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện, có mối liên quan với các đặc
điểm lâm sàng như thế nào, và đáp ứng ra sao khi điều trị với corticoide toàn thân?
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tần suất tăng bạch cầu ái toan trong máu ở bệnh nhân đợt cấp bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tăng
bạch cầu ái toan trong máu
2. Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố bạch cầu ái toan trong máu với các
đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
3. Xác định ngưỡng cắt bạch cầu ái toan giúp hưởng lợi điều trị corticoid
và đánh giá kết cục lâm sàng dựa trên số ngày nằm viện và tử vong
.
.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1 Gánh nặng về bệnh tật của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Trên toàn thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang được quan
tâm đặc biệt vì tỷ lệ mắc, gánh nặng bệnh tật và tử vong cao của bệnh tạo ra những
thách thức lớn cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu [134]. Theo ước tính,
thế giới hiện có khoảng 384 triệu người mắc BPTNMT và hơn 3 triệu người chết mỗi
năm, chiếm 6% số người chết và hiện là nguyên nhân thứ ba gây tử vong trên toàn
cầu [96]. Tổ chức Y tế thế giới (2015) cho biết [34], có 11,7% dân số thế giới mắc
BPTNMT mức độ từ trung bình đến nặng, tỷ lệ mắc ở vùng Đông nam Á là 9,7%.
Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở
những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc BPTNMT được dự đoán sẽ tăng cao trong những
năm tới, và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu người tử vong hàng năm do
BPTNMT và các rối loạn liên quan gây ra [34].
Tại khu vực 12 nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc
BPTNMT khác nhau giữa các vùng, thấp nhất là 3,5% ở Hồng Kông và Singapore và
cao nhất là ở Việt Nam với tỷ lệ 6,7% [99]. Nghiên cứu dịch tễ học về BPTNMT tại
Việt Nam không nhiều. Điều tra từ năm 2006 đến 2008 cho biết, tỷ lệ mắc BPTNMT
ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam là 2,2 %, nam chiếm nhiều hơn nữ (3,4% so với 1,1%)
[20]. Một nghiên cứu cấp nhà nước vào năm 2009 nhận thấy, tỷ lệ mắc bệnh chung
là 4,2%, ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9% trong dân số trên 40 tuổi [4], [20].
Đối với tình hình mắc đợt cấp BPTNMT trên thế giới, trung bình mỗi năm mỗi
bệnh nhân có từ 1,5 - 2,5 đợt cấp/năm [61]. Tần suất xuất hiện đợt cấp trên những
bệnh nhân đã từng có đợt cấp BPTNMT là 34,3/100 bệnh nhân/năm, thời gian trung
bình xuất hiện một đợt cấp là 37 tháng [80]. Có 22,9% bị đợt cấp không thường
xuyên, 13,6% người bị đợt cấp thường xuyên [53]. Tần suất đợt cấp trong năm đầu
tiên là 0,85 mỗi người đối với bệnh nhân giai đoạn GOLD II, 1,34 đối với bệnh nhân
giai đoạn III và 2,00 đối với bệnh nhân ở giai đoạn IV. Nhìn chung, 22% bệnh nhân
.