Tầm soát tỉ lệ suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ theo thang điểm moca có so sánh với mmse ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh

  • 129 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
TẦM SOÁT TỈ LỆ SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ
VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MoCA
CÓ SO SÁNH VỚI MMSE
Ở NGƢỜI BỆNH CAO TUỔI
TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
.
.
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
TẦM SOÁT TỈ LỆ SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ
VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MoCA
CÓ SO SÁNH VỚI MMSE
Ở NGƢỜI BỆNH CAO TUỔI
TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
CHUYÊN KHOA: LÃO KHOA
MÃ SỐ: CK 62 72 20 30
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
TS. BS THÂN HÀ NGỌC THỂ
.
.
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2020
Tác giả
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Tổng quan về Người cao tuổi ...............................................................................4
1.2. Khái niệm Suy giảm nhận thức: Sa sút trí tuệ và Suy giảm nhận thức nhẹ: .......5
1.2.1. Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild cognitive impairment- MCI- Rối loạn nhận
thức thần kinh nhẹ):.....................................................................................................6
1.2.2. Sa sút trí tuệ:......................................................................................................8
1.3. Chẩn đoán SSTT và SGNT nhẹ theo DSM-5: ...................................................13
1.3.1. Các lĩnh vực nhận thức trong DSM-5: ............................................................13
1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) theo DSM-5[27]. ......16
1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT theo DSM-5[27]: ..............................................18
1.3.4. Các test thường sử dụng trong sàng lọc: .........................................................19
1.4. Các bệnh cấp tính và bệnh đi kèm với SGNT:...................................................24
1.5. Các yếu tố nguy cơ của SSTT ............................................................................25
1.6. Ảnh hưởng của SSTT lên hoạt động chức năng cơ bản ở NCT ........................27
1.6.1. Định nghĩa hoạt động chức năng cơ bản .........................................................27
1.6.2. Thang điểm đánh giá về hoạt động chức năng cơ bản ....................................27
1.6.3. Mối liên quan giữa SSTT và hạn chế HĐCN .................................................27
1.7. Các nghiên cứu hiện nay về mối liên quan giữa MMSE và MoCA ..................28
1.7.1. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................28
1.7.2. Các nghiên cứu trên thế giới về thang điểm MoCA. ......................................32
.
.
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................36
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................36
2.1.1. Dân số mục tiêu ...............................................................................................36
2.1.2. Dân số chọn mẫu .............................................................................................36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................36
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................37
2.3.2. Cỡ mẫu ............................................................................................................37
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................37
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................37
2.3.5. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................................37
2.3.6. Kiểm soát sai lệch thông tin ............................................................................38
2.3.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................38
2.4. Kế hoạch thực hiện .............................................................................................40
2.4.1. Lưu đồ nghiên cứu ..........................................................................................40
2.4.2. Các bước tiến hành thu thập số liệu ................................................................40
2.4.3. Định nghĩa các biến số nghiên cứu .................................................................41
2.4.4. Đạo đức trong nghiên cứu ...............................................................................44
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ .........................................................................................45
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu: ..........................................................................45
3.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi: ................................................................45
3.1.2. Một số đặc điểm về dịch tễ của mẫu nghiên cứu: ..........................................46
3.1.3. Đánh giá suy yếu, lão khoa: ...........................................................................48
3.1.4. Đánh giá hoạt động IADL, ADL: ..................................................................49
3.1.5. Các bệnh lý đi kèm thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi: ..................................49
3.2. Đánh giá tình trạng nhận thức ở người cao tuổi theo thang điểm MoCA: .........50
3.2.1. Đặc điểm từng lĩnh vực của thang đo MoCA: ...............................................50
3.2.2. Tỉ lệ thực hiện từng thành phần của thang đo MoCA:...................................52
3.2.3. Tỷ lệ SSTT và Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) theo thang điểm MoCA: .....54
.
.
3.3. Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức với một số yếu tố: ...............................55
3.4. Đánh giá tình trạng nhận thức của người cao tuổi theo thang điểm MMSE: .....68
3.4.1. Sự phân bố của thang điểm MMSE theo từng thành phần: ...........................68
3.4.2. Tỷ lệ suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE: ......................................70
3.5.So sánh đặc điểm tầm soát sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ bằng 2 thang
đo ........................................................................................................................71
3.5.1. Tương quan giữa điểm MoCA và điểm MMSE, thời gian thực hiện ............71
3.5.2. So sánh tầm soát mức độ SGNT bằng 2 thang đo: ........................................71
3.5.3. So sánh tầm soát SSTT bằng 2 thang đo: ......................................................73
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................74
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: ...............................................................74
4.1.1. Tuổi .................................................................................................................74
4.1.2. Giới..................................................................................................................74
4.1.3. Tình trạng sinh sống: .......................................................................................75
4.1.4. Nguồn thu nhập: ..............................................................................................75
4.1.5. Tập thể dục: .....................................................................................................75
4.1.6. Té ngã: .............................................................................................................75
4.1.7. Những yếu tố liên quan thể chất của NCT: .....................................................76
4.1.8. Trình độ học vấn: ............................................................................................76
4.2. Tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và SSTT theo thang điểm MoCA: ..........76
4.2.1. Đặc điểm thang đo MoCA của mẫu nghiên cứu: ............................................76
4.2.2. Tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ theo thang điểm MoCA và theo
MMSE: ......................................................................................................................78
4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ, thói quen và tiền căn bệnh tật đối với
SGNT theo thang điểm MoCA: ................................................................................80
4.3. So sánh kết quả tầm soát tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ theo
thang điểm MMSE và MoCA. ..................................................................................87
4.3.1. Đặc điểm các lĩnh vực nhận thức được kiểm soát trong thang điểm MoCA và
MMSE. ......................................................................................................................87
.
.
4.3.2. Kết quả tầm soát tỷ lệ của hai thang điểm: .....................................................89
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................90
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
Tổ chức y tế thế giới World Health Organization
Đánh giá tình trạng nhận thức theo Montreal Cognitive Assessment
Montreal
Đánh giá tình trạng nhận thức rút gọn Mini-Mental State Exam
Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index
Hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày Activites of Daily Living
Hoạt động sinh hoạt hằng ngày Instrumental Activites of Daily Living
Thang điểm trầm cảm lão khoa Geriatric Depression Scale
Suy giảm nhận thức nhẹ Mild cognitive impairment
Hướng dẫn sử dụng chẩn đoán và thống The Diagnostic and Statistical Manual
kê bệnh tâm thần of Mental Disorders
Phân loại bệnh tật quốc tế International Classification of Diseases
Hội tâm thần học Hoa Kỳ American Psychological Association
Trắc nghiệm đánh giá nhận thức giành General Practitioner Assessment of
cho bác sĩ đa khoa Cognitive
Trắc nghiệm sàng lọc giảm trí nhớ Memory Impairment Screen
Trắc nghiệm đánh giá triệu chứng tâm Neuropsychiatric inventory
thần
.
.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
Tiếng Việt
BV Bệnh viện
ĐHYD Đại Học Y Dược
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
SSTT Sa sút trí tuệ
SGNT Suy giảm nhận thức
NB Người bệnh
NCT Người cao tuổi
CSGN Chăm sóc giảm nhẹ
BTTMCB Bệnh tim thiếu máu cục bộ
HĐCN Hoạt động chức năng
PK Phòng khám
Tiếng Anh
MMSE Mini-Mental State Exam
MoCA Montreal Cognitive Assessment
WHO World Health Organization
BMI Body Mass Index
ADL Activites of Daily Living
IADL Instrumental Activites of Daily Living
GDS Geriatric Depression Scale
MCI Mild cognitive impairment
DSM The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
ICD International Classification of Diseases
APA American Psychological Association
GPCog General Practitioner Assessment of Cognitive
MIS Memory Impairment Screen
NPI Neuropsychiatric inventory
.
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Biểu hiện gợi ý chẩn đoán phân biệt ở NB rối loạn nhận thức ....................9
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán SGNT nhẹ theo DSM-5 (2013) .............................17
Bảng 1.3Tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT theo DSM-5 (2013) ......................................18
Bảng 1.4 Điểm cắt thang điểm MMSE .....................................................................20
Bảng 1.5 Các vùng não chi phối chức năng nhận thức ở thang điểm MoCA:..........22
Bảng 1.6 Ước tính số mới mắc SSTT hàng năm theo tuổi và từng khu vực trên thế
giới.............................................................................................................................25
Bảng 1.7 Một số nghiên cứu về MoCA và MMSE:..................................................32
Bảng 3.1Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu (n = 288)........................................45
Bảng 3.2 Đặc điểm về nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu (n = 288) ............................45
Bảng 3.3 Một số đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu (n = 288) ...........................46
Bảng 3.4 Một số đặc điểm về đánh giá suy yếu, té ngã (n = 288) ............................48
Bảng 3.5 Đánh giá hoạt động IADL, ADL (n = 288) ...............................................49
Bảng 3.6 Các bệnh lý đi kèm thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi (n = 288) ..............49
Bảng 3.7 Đặc điểm từng lĩnh vực của thang đo MoCA (n = 288) ............................51
Bảng 3.8 Tỉ lệ thực hiện từng thành phần của thang đo MoCA (n = 288) ...............52
Bảng 3.9 Tỷ lệ các mức độ SGNT ở bệnh nhân người cao tuổi (n = 288) ...............54
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa suy giảm nhận thức và hạn chế ADL (n = 288) .......55
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa SGNT với nhóm tuổi, giới (n = 288) .......................55
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa SGNT và trình độ học vấn (n = 288) .......................57
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa SGNT và hoàn cảnh sống (n = 288) .........................58
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa SGNT và nguồn thu nhập (n = 288).........................59
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa SGNT và thói quen tập thể dục (n = 288) ................60
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa SGNT và độ suy yếu theo CSHA (n = 288).............61
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa SGNT và bệnh lý tim mạch (n = 288) ......................62
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa SGNT và bệnh nội tiết- thận (n = 288) ....................64
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa SGNT và đa bệnh, đa thuốc (n = 288) .....................65
.
.
Bảng 3.20 Các yếu tố liên quan suy giảm nhận thức bằng mô hình hồi quy Poisson
đa biến .......................................................................................................................66
Bảng 3.21 Sự phân bố của thang điểm MMSE theo từng thành phần (n = 288) ......68
Bảng 3.22 Tỷ lệ hiện suy giảm nhận thức theo thang điểm MMSE (n = 288) .........70
Bảng 3.23 Tương quan giữa thang đo MoCA và thang đo MMSE (n = 288) ..........71
Bảng 3.24 So sánh tầm soát mức độ SGNT bằng 2 thang đo (n = 288) ...................71
Bảng 3.25 So sánh tầm soát SSTT bằng 2 thang đo (n = 288) .................................73
.
.
DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................40
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực và quốc gia trên thế giới
với tốc độ khác nhau. Liên Hiệp Quốc dự báo, từ 2015 – 2030, số người cao tuổi
(NCT) từ 60 tuổi trên thế giới tăng 56%, tới năm 2050 sẽ tăng gấp đôi đạt 2,1 tỉ
[58]. Theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, số NCT trên
60 của Việt Nam là 8,65 triệu năm 2011, chiếm 10% dân số. Với số liệu này, năm
2011 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn ―Già hóa dân số‖. Già hóa dân số
làm mô hình bệnh tật thay đổi nhiều, với sự gia tăng các bệnh mạn tính, liên quan
lão hóa.
Sa sút trí tuệ (SSTT) là nhóm bệnh đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và
chất lượng sống của NCT cả Việt Nam lẫn Thế giới. Theo báo cáo World
Alzheimer Report 2015, cứ mỗi 3 giây là thế giới lại có 1 người bị SSTT [115].
Sa sút trí tuệ, đặc trưng cho thoái hóa thần kinh ở NCT, là nguyên nhân chính
gây tàn phế, nhập viện, giảm tuổi thọ và giảm chất lượng sống của NCT [41].
Alzheimer còn là nguyên nhân thứ 6 gây tử vong tại Mỹ năm 2010 [55]. Dưới góc
độ kinh tế, SSTT là một trong những bệnh lý chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các
bệnh tim mạch và ung thư [41]. SSTT khiến cho gia đình và xã hội phải chịu gánh
nặng về kinh tế, sự căng thẳng thể chất và tinh thần [85]. Một yêu cầu cấp thiết đặt
ra là chúng ta cần phát hiện sớm và ngăn chặn để tình trạng SSTT không xảy ra
hoặc tiến triển càng chậm càng có lợi, vì vậy việc tầm soát và phát hiện sớm SGNT
đặc biệt là giai đoạn SGNT nhẹ là việc bắt buộc cần phải tiến hành.
Tiêu chuẩn DSM -5 là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán những rối loạn nhận
thức. Tuy nhiên tiêu chuẩn này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và những test đánh
giá thần kinh phức tạp cũng như cần có sự đánh giá của chuyên gia trong lĩnh vực
thần kinh. Thang điểm MMSE là một thang điểm được sử dụng phổ biến trên thế
giới và Việt Nam để tầm soát suy giảm nhận thức ở người NCT, AD vì tính tiện lợi
dễ thực hiện, tuy nhiên thang điểm này cũng có những khuyết điểm như ; bị ảnh
hưởng bởi trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, tuổi tác… còn bỏ sót nhiều trường
.
.
2
hợp suy giảm nhận thức nhẹ. Trên thế giới thang điểm MoCA ngày càng được áp
dụng trong việc tầm soát về SGNT, đặc biệt tầm soát SGNT nhẹ. Thang điểm này
đánh giá đầy đủ các lĩnh vực nhận thức trong suy giảm nhận thức như thị giác,
không gian, sắp xếp điều hành, trí nhớ, sự chú ý..với độ nhạy và độ đặc hiệu cao,
tuy nhiên MoCA chưa được phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở đối tượng NCT tại
phòng khám bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tầm soát suy giảm nhận thức
(Suy giảm nhận thức nhẹ và Sa sút trí tuệ) bằng thang điểm MoCA tại phòng khám
Lão Khoa BV ĐHYD TPHCM.
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Tầm soát tỉ lệ suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ theo thang điểm MoCA
có so sánh với MMSE ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám Lão khoa bệnh viện
Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1- Xác định tỉ lệ suy giảm nhận thức bao gồm: Suy giảm nhận thức nhẹ và sa
sút trí tuệ của người bệnh cao tuổi theo thang diểm MoCA.
2- Khảo sát các yếu tố có liên quan đến suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ
ở NCT
3- So sánh sự tương đồng trong việc tầm soát SGNT của thang điểm MoCA so
với MMSE.
.
.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Ngƣời cao tuổi
1.1.1 Định nghĩa ngƣời cao tuổi
Định nghĩa người cao tuổi (NCT) có sự khác nhau tùy theo giai đoạn phát
triển của lịch sử xã hội cũng như của các nền văn hoá khác nhau.
Năm 1980, Liên hợp quốc lấy tuổi 60 làm mốc qui ước để phân định một lứa
tuổi cần quan tâm về mặt sức khỏe, tổ chức xã hội, phòng bệnh và chữa bệnh:
những người từ 60 tuổi trở lên là NCT [7].
Tại Việt Nam, Điều 2 của Luật NCT do Quốc Hội thông qua ngày 23 tháng 11
năm 2009 đã nêu rõ: ―NCT được quy định trong luật này là công dân nước Việt
Nam từ đủ 60 tuổi trở lên‖. Luật NCT đã quy định trách nhiệm của các cơ quan tổ
chức, gia đình và các cá nhân trong chăm sóc, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của NCT [7].
Trong y học lão khoa, cần phân ra: [16]
• 60 - 69 tuổi: sơ lão
• 70 – 79 tuổi: trung lão
• ≥ 80 tuổi: đại lão
1.1.2 Quá trình già hoá trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2015 thì số
người trên 60 tuổi toàn cầu là 900 triệu[43]. Với xu hướng già hóa dân số hiện nay,
tỉ lệ NCT tăng lên thì tỉ lệ bệnh liên quan tuổi già cũng gia tăng đáng kể, trong đó
chiếm một phần không nhỏ là bệnh lý về các rối loạn về nhận thức. Số hiện mắc của
Sa sút trí tuệ là 46,8 triệu trong năm 2015, và ước tính sẽ là 131,5 triệu trong năm
2050[43]. Suy giảm nhận thức không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân và người chăm sóc, mà còn tiêu tốn chi phí y tế đáng kể. Ước tính chi
phí cho SSTT trong năm 2010 là 604 tỉ USD và trong năm 2015 là 818 tỉ USD, tăng
35,4%[43].
.
.
5
1.1.3 Quá trình già hoá tại Việt Nam
Cũng như nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang có sự thay đổi
mức độ sinh và mức độ chết, điều đó đã làm thay đổi đáng kể cấu trúc tuổi và giới
tính của dân số Việt Nam. Kết quả là tỷ lệ NCT gia tăng một cách nhanh chóng
[22].
Theo điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2019,
dân số Việt Nam ước tính là 96,2 triệu người, tỷ lệ NCT tại Việt Nam, cũng tuân
theo xu hướng già hoá dân số trên thế giới, dần sẽ chiếm một tỷ trọng cao trong
toàn bộ dân số, đến năm 2019 tỷ lệ NCT là 7,7%[6] .
Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2019, tuổi thọ trung bình của người
Việt Nam là 73,6 tuổi[6]
1.2. Khái niệm Suy giảm nhận thức: Sa sút trí tuệ và Suy giảm nhận
thức nhẹ:
Trong DSM – 5, mức độ rối loạn thần kinh nhận thức (SGNT) được nhìn nhận
là một quá trình liên tục từ mức độ nhẹ là ―rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ‖ hay
SGNT nhẹ (MCI) đến mức độ nặng là ―rối loạn thần kinh nhận thức điển hình‖ (
SSTT), (Dementia). DSM – 5 nhấn mạnh các lĩnh vực nhận thức như chức năng
giác quan vận động, khả năng học tập và nhớ, sự chú ý, chức năng nhận thức xã hội,
thay đổi định nghĩa ―rối loạn chức năng nghề nghiệp xã hội‖ thành ―ảnh hưởng đến
sự độc lập‖ khi đánh giá hoạt động sống hàng ngày. Đây là một nhóm các rối loạn
nhận thức đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt
động, nhận diện đồ vật và rối loạn chức năng thực hiện, khả năng lập kế hoạch, tổ
chức và trừu tượng, tình trạng này ảnh hưởng đến các hoạt động sống nâng cao
hàng ngày [100]. Hiện nay việc chẩn đoán SGNT theo DSM- 5 là một tiêu chuẩn
quan trọng trên lâm sàng và các nghiên cứu khoa học[51].
.
.
6
1.2.1. Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild cognitive impairment- MCI- Rối loạn
nhận thức thần kinh nhẹ):
1.2.1.1 Khái niệm SGNT nhẹ:
Là tình trạng suy giảm một hay nhiều lĩnh vực nhận thức nhưng không hoặc rất ít
ảnh hưởng hoạt động sống nâng cao hàng ngày, không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
SSTT[65].
Người suy giảm nhận thức nhẹ có nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ, sau 2 – 5
năm nguy cơ tương đối (RR) của SSTT là 3,3, nguy cơ tương đối của bệnh
Alzheimer là 3,0[61]. Có những bằng chứng chứng minh sự thay đổi bệnh học này
có thể đã diễn ra từ nhiều năm trước khi SSTT. Tuy nhiên 14,4% - 38% trường hợp
SGNT nhẹ diễn tiến ổn định hoặc trở về bình thường[68]. Thách thức cho các nhà
lâm sàng là làm sao xác định yếu tố tiên đoán tốt khả năng tiến triển thành SSTT ở
người SGNT nhẹ. Do đó, cần kết hợp bệnh sử với những công cụ đánh giá nhận
thức ngắn gọn được công nhận nhằm tránh chẩn đoán quá mức hoặc bỏ qua SGNT
nhẹ[35]. Bằng chứng về khiếm khuyết hoạt động chức năng ảnh hưởng hoạt động
sống hàng ngày là yếu tố cần thiết giúp phân biệt SSTT với SGNT nhẹ.
SGNT nhẹ có thể là giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer hoặc thứ phát do các
quá trình bệnh lý khác: thuốc, ngưng thở khi ngủ, trầm cảm, bệnh lý nội khoa khác,
Cần thực hiện đánh giá y khoa để xác định các yếu tố nguy cơ của SSNT nhẹ có thể
đảo ngược được.
Năm 2018, lần đầu tiên Hội Bệnh Alzheimer và Rối Loạn Thần Kinh Nhận
Thức Việt Nam tổ chức xây dựng ―Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị SSTT‖ nhằm
mang đến cho các đồng nghiệp một cái nhìn thống nhất của các chuyên gia trong
lãnh vực SSTT tại Việt Nam về vấn đề chẩn đoán và điều trị SGNT nhẹ và
SSTT hiện nay[8].
1.2.1.2 Vai trò của bệnh sử:
Thu thập thông tin về bệnh sử từ nhiều nguồn khác nhau:
• Bệnh sử từ bệnh nhân
• Bệnh sử từ người biết rõ bệnh nhân( người thân, người chăm sóc) sử từ người biết
.