Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh

  • 73 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
LÊ THỊ TỐ ANH
TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN ĐẾN MỨC ĐỘ TỒN TẠI GIAN LẬN VÀ
SAI SÓT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
LÊ THỊ TỐ ANH
TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN ĐẾN MỨC ĐỘ TỒN TẠI GIAN LẬN VÀ
SAI SÓT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phan Đình Nguyên
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Đình Nguyên
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.
HCM ngày… tháng 10 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 Chủ tịch
2 Phản biện 1
3 Phản biện 2
4 Ủy viên
5 Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độclập – Tự do – Hạnhphúc
TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ THỊ TỐ ANH Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/05/1979 Nơi sinh: Phú Yên
Chuyên ngành: Kế Toán MSHV: 1341850065
I- Tên đề tài:
Tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu này kiểm tra sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn
gian lận và sai xót trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh,
trong mô hình và bằng chứng thực nghiệm. Nghiên cứu chủ yếu phân tích tác động các
mô hình đã khảo sát được 162 mẫu quan sát trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành
Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014. Từ kết quả thu hồi, tác giả
đưa ra một số gợi ý giúp nhà quản trị có những quyết định chiến lược mang lại hiệu
quả kinh tế cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phan Đình Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn là PGS.TS Phan Đình Nguyên. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Lê Thị Tố Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy PGS.TS Phan Đình
Nguyên - Người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Phòng Quản lý khoa
học và đào tạo sau đại học, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi từ lúc
vào học tại Trường cho đến khi Luận văn được hoàn thành.
Nhân dịp, tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả các thầy cô bộ môn đã tận tâm truyền
đạt những kiến thức quý báu trong khóa học này. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến
gia đình và bạn bè, những người luôn bên cạnh, hết lòng giúp đỡ, khích lệ tạo mọi
thuận lợi tốt nhất để tôi theo học và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Học viên thực hiện Luận văn
Lê Thị Tố Anh
iii
TÓM TẮT
Nền kinh tế nước ta đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Đầu tư trong nước và nước ngoài đang ngày lớn mạnh về quy mô trên các lĩnh vực
cũng như quy mô về vốn. Ngày nay có nhiều tập đoàn kinh tế mang tích chất toàn
cầu đầu tư vào Việt Nam. Trong xu thế đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh,
làm nòng cốt cho khu vực kinh tế Nhà nước, Chính phủ đã và đang chuyển đổi
nhiều doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo mô hình các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) là loại hình doanh nghiệp đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế tại. Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả
nước nói chung. Chính vì vây gian lận và sai sót tồn tại cản trở hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Giả thuyết nghiên cứu đặt ra cho rằng
các yếu tố trong hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là một trong những nguyên
nhân tác động đến khả năng tồn tại các gian lận và sai sót trong quá trình hoạt động
của các DNN&V. Nghiên cứu tập trung vào địa bàn TP.HCM vì tại đây có số lượng
lớn các DN với đầy đủ các loại hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, tần suất kiểm kê, vai trò của nhân
viên quản lý trong hệ thống kế toán và hoạt động kiểm toán là những yếu tố có tác
động mạnh nhất tới khả năng tồn tại sai phạm trong DNN&V. Từ các kết quả
nghiên cứu này, một số ý kiến được đề xuất nhằm hạn chế các gian lận và sai sót và
tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận kế toán trong DNN&V.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gian lận, hệ thống thông tin kế toán, sai
sót.
iv
ABSTRACT
The economy of our country is on the path of integration in to the world
economy.
Domestic and foreign investment are on massive scale in many different fields
as well as capital. Today, there are many global economic groups invest in
Vietnam. As a result, in order to improve the operational efficiency of state
enterprises, and to form some strong economic groups as the core of the state sector,
the government has been converting many state enterprises to operate as small and
medium-sized enterprises. Small and medium-sized enterprises (SMEs) are types of
enterprises which play an important role in economic development in Ho Chi Minh
City and the country. Thus fraud and errors affect the performance of the small and
medium-sized enterprises (SMEs). Hypothesizes show that elements in the system
of accounting information is one of the reason affecting the viability of fraud and
error in the operation of SMEs. The study focused on HCM City because there is a
large number of enterprises with many different categories. Research results show
that the elements of the application of information technology in the work of
accounting, inventory frequency, the role of management staff in the accounting
system and auditing activities are the main reason that affect most to the viability of
fraud and error in SMEs. From the results of this study, some suggestions are
proposed to limit fraud and errors, and enhance the operational efficiency of the
accounting department in SMEs.
Keywords: Small and Medium-sized Enterprises, fraud, accounting
information systems, error.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................ii
TÓM TẮT.....................................................................................................................ii
ABSTRACT ................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .................................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1
1.1... Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................... 3
1.8. Kết cấu của nghiên cứu ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 5
2.1. Hệ thống thông tin kế toán .............................................................................. 5
2.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin kế toán ................................................... 5
2.1.1.1. Hệ thống thông tin đầu vào................................................................ 5
2.1.1.2. Hệ thống cơ sở dữ liệu ....................................................................... 5
2.1.1.3. Hệ thống thông tin đầu ra .................................................................. 7
2.1.2. Phân loại hệ thống thông tin kế toán ......................................................... 8
2.2. Gian lận và sai sót trong kế toán..................................................................... 10
2.2.1. Định nghĩa gian lận và sai sót ................................................................. 10
2.3. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong việc ngăn ngừa gian lận và sai
sót. ............................................................................................................................ 12
vi
2.2.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa gian lận và sai sót ............................. 12
2.4. Tổng hợp kết quả của một số bài nghiên cứu có liên quan ............................ 14
2.4.1. Nghiên cứu của Albrecht & ctg (1994)................................................... 14
2.4.2. Nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (2012) giảm
nợ phải trả, hay chi phí. .............................................................................................. 14
2.4.3. Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & ctg (2013) .................................. 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 18
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 19
3.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình ......................................................................... 19
3.2.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến ................................................................... 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 24
3.5. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................... 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 31
4.1. Các bước phân tích mô hình nghiên cứu ........................................................ 31
4.2. Kết quả mô hình nghiên cứu........................................................................... 32
4.2.1. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu 1: Tác động của hệ thống thông
tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 32
4.2.2. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu 2: Tác động của hệ thống thông
tin kế toán đến mức độ tồn tại sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 36
4.3. Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu .......................................................... 39
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị ................................. 42
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................... 42
5.1.1. Điểm chung của 2 mô hình ..................................................................... 42
5.1.2. Điểm khác biệt của 2 mô hình................................................................. 45
vii
5.2 Một số kiến nghị nhằm hạn chế mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong hoạt
động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh ............. 47
5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo.................................... 49
................................................................................................................ 51
.......................................................................................... 52
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
The Association of Certified Fraud Examiners - Hiệp hội các nhà điều
ACFE
tra gian lận Hoa Kỳ
DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừa
OLS Phương pháp bình quân bé nhất
DN Doanh nghiệp
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
HTTTKT Hệ thống thôn tin kế toán
VIF Chỉ tiêu phóng đại phương sai
P Prob – Mức ý nghĩa
CTg Các tác giả
& Và
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng mô hình nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hằng & Ctg (2013).16
Bảng 3.1: Bảng mô hình nghiên cứu dự kiến ……………………………….21
Bảng 3.2: Bảng giới tính của người được phỏng vấn ........................................... 25
Bảng 3.3: Độ tuổi của người được phỏng vấn ...................................................... 26
Bảng 3.4: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn ...................................... 27
Bảng 3.5: Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn ...................................................... 28
Bảng 3.6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu............................ 30
Bảng 4.1: Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu 1 ....................................... 33
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình nghiên cứu 1.. 34
Bảng 4.3: Kết quả mô hình nghiên cứu 1 ............................................................. 35
Bảng 4.4: Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu 2 ....................................... 36
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình nghiên cứu 2.. 37
Bảng 4.6: Kết quả mô hình nghiên cứu 2 ............................................................. 38
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu................................................. 40
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phân tích hệ thống thông tin kế toán theo đăc điểm của thông tin cung cấp
.................................................................................................................................. 8
Hình 2.2: Đặc điểm xử lý kế toán trong môi trường máy tính ............................... 9
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 18
Hình 3.2: Giới tính của người được phỏng vấn .................................................... 26
Hình 3.3: Độ tuổi của người được phỏng vấn ...................................................... 27
Hình 3.4: Trình độ học vấn của người được phỏng vấn ....................................... 28
Hình 3.5: Loại hình doanh nghiệp phỏng vấn ...................................................... 29
1
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong chương đầu tiên của đề tài, tác giả muốn đề cập đến lý do hình thành đề
tài nghiên cứu. Trên cơ sở các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và kết hợp với cơ sở
lý thuyết trước đây để phân tích và làm rõ lĩnh vực mà tác giả nghiên cứu. Nội dung
của chương bao gồm 8 phần: (1) Lý do chọn đề tài, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3)
Câu hỏi nghiên cứu (4) Đối tượng nghiên cứu, (5) Phạm vi nghiên cứu, (6) Phương
pháp nghiên cứu, (7) Ý nghĩa của nghiên cứu, (8) Kết cấu của đề tài nghiên cứu.
1.2. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam các nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí về hệ thống thông tin kế
toán không nhiều, chủ yếu là các bài viết có tính chất đúc kết các kinh nghiệm sử
dụng các hệ thống thông tin kế toán.
Vấn đề kiểm soát chất lượng hệ thống thông tin kế toán là quan trọng mà đặc
biệt có rất ít nghiên cứu đề cập tới chất lượng hệ thống thông tin kế toán và kiểm
soát chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ tầm quan trọng của vấn đề, từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn đề này chưa
nhiều và là một vấn đề mới, còn khoảng trống trong nghiên cứu tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề tài “Tác động của hệ
thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Nhằm đánh giá mức độ tồn tại, chính xác và phản ánh đúng tình hình tài chính
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó
giúp các nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lực và hoạt
động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ra các quyết định có liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp đúng hơn tránh những gian lận và sai sót do hệ thống
thông tin kế toán đã gây ra.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xem xét sự ảnh hưởng của hệ
thống thông tin kế toán đến mức độ gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Cụ thể:
- Xem xét trên góc độ lý thuyết về sự tác động của hệ thống thông tin kế toán
đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót.
- Nghiên cứu mức độ tác động của hệ thống thông tin kế toán đến khả năng tồn
tại gian lận và sai sót trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế khả năng tồn tại gian lận và sai sót
trong hoạt động kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn trả lời các các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, thành phần sử dụng công nghệ thông tin kế toán về việc ngăn ngừa
gian lận và sai sót có khai báo đúng sự thật hay không?
- Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố gian lận và sai sót khi áp dụng công
nghệ TTKT đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Tp.HCM trong giai đoạn 2010-2014 như thế nào?
- Thứ ba, làm thế nào để quản lý HTTTKT phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
sinh lời trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Tp.HCM?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tập trung vào các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong hoạt động
kế toán, mức độ tác động của hệ thống thông tin kế toán đến mức độ tồn tại gian lận
và sai sót trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ
Chí Minh.
3
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các yếu tố phản ánh hệ thống thông tin kế toán, phù hợp với
thực tiễn và có ảnh hưởng đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong hoạt động kế
toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng, từ tháng 01/2015 đến tháng
06/2015 tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động ở thành phố Hồ
Chí Minh, không phân biệt loại hình và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng, cụ thể:
- Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp mô tả - giải thích; phân tích
tổng hợp; so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh và làm sáng
tỏ luận cứ nghiên cứu.
- Phương pháp định lượng: bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng
dựa trên cơ sở thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Thống kê mô tả: Tập hợp dữ liệu và phân tích tổng quan về dữ liệu thu thập được.
Phân tích tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các biến.
Phân tích hồi quy tuyến tính: Thực hiện hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình
quân bé nhất (OLS).
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ
thống thông tin kế toán đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp với thực
tiễn liên quan giúp người đọc tiếp cận dễ dàng và tổng quát hơn về vấn đề hệ thống
thông tin kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nguồn dữ liệu được thu thập, đề tài đi sâu phân tích
sự tác động của hệ thống thông tin kế toán đến khả năng tồn tại gian lận và sai sót
trong hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
4
Từ kết quả thu được, đề tài sẽ giúp đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế được mức
độ tồn tại gian lận và sai sót trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, đề tài này còn là nguồn tài liệu tham khảo đối với các cơ quan hữu quan
trong hoạt động quản lý.
1.8. Kết cấu của nghiên cứu
Nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trong chương 2, sẽ
tiếp tục trình bày những lý thuyết liên quan đến nghiên cứu như lý thuyết về hệ
thống thông tin kế toán, gian lận và sai sót trong kế toán, vai trò của hệ thống
thông tin kế toán trong việc ngăn ngừa gian lận và sai sót. Từ cơ sở lý thuyết đó, đề
tài sẽ xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu ở những chương tiếp theo.
2.1. Hệ thống thông tin kế toán
2.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống được thiết lập để thực hiện việc thu
thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu. Qua đó, biến những thông tin rời rạc thành những thông
tin kế toán phù hợp và hữu ích phục vụ cho nhu cầu người sử dụng (Romney &
Steinbart, 2012). Ngày nay, khi nói đến hệ thống thông tin kế toán, chúng ta hay nói
đến hệ thống trong môi trường máy tính, trong môi trường có ứng dụng công nghệ
thông tin. Hệ thống thông tin kế toán bao gồm các hệ thống con như sau:
2.1.1.1. Hệ thống thông tin đầu vào
Đây là một hệ thống thu thập các thông tin rời rạc từ quá trình hoạt động của tổ
chức được thể hiện bằng thu thập dữ liệu từ các sự kiện kinh tế tài chính phát sinh
thông qua đối tượng quản lý chi tiết, đối tượng kế toán và các chứng từ kế toán
nhằm phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để làm cơ sở, tạo ra kho dữ liệu cho
quá trình xử lý thông tin được tổ chức theo quy mô, đặc điểm hoạt động và yêu cầu
quản lý của đơn vị kế toán. Cũng có thể xem đây là hệ thống thu thập dữ liệu đầu
vào của hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho việc xử lý và cung cấp thông tin đầu
ra. Do đó, việc chọn lọc, phân loại, tổng hợp nguồn dữ liệu đầu vào cũng rất quan
trọng trong hệ thống thông tin kế toán. Có thể nói, dữ liệu đầu vào là thành phần
quan trọng quyết định đến khả năng cung cấp thông tin của hệ thống do đó dữ liệu
đầu vào phải được thu thập đầy đủ, chính xác và hợp lệ.
2.1.1.2. Hệ thống cơ sở dữ liệu
Đây là hệ thống xử lý dữ liệu bao gồm tập hợp tất cả các yếu tố tham gia vào
6
quá trình xử lý dữ liệu để có được thông tin kế toán hữu ích. Hệ thống này được tổ
chức thực hiện gắn liền hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán và phương pháp ghi
chép, tính toán, các quy định về phân tích, hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bên cạnh đó, là các quy trình kế toán, phương thức xử lý kế toán bằng máy, phần
mềm hay là ghi chép thủ công được các đơn vị vận dụng theo mục tiêu và yêu cầu
quản lý.
Nói đến cơ sở dữ liệu trong điều kiện tin học hóa ngày nay thì chủ yếu là cơ sở
dữ liệu trong các chương trình, phần mềm phục vụ công tác kế toán. Cơ sở dữ liệu
trong phần mềm kế toán có thể được thiết kế theo rất nhiều phương án khác nhau.
Mỗi phương án thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu thì quy trình xử lý, luân chuyển, lưu
trữ dữ liệu và cung cấp thông tin cũng sẽ khác nhau. Cơ sở dữ liệu kế toán bao gồm
tập hợp các tập tin có quan hệ rất chặt chẽ với nhau được thiết kế để ghi nhận, lưu
trữ và xử lý toàn bộ các dữ liệu và thông tin kế toán. Có thể hiểu hệ thống cơ sở dữ
liệu bao gồm tập hợp các tập tin có quan hệ rất chặt chẽ với nhau được thiết kế để
ghi nhận, lưu trữ và xử lý toàn bộ các dữ liệu và thông tin kế toán. Có thể hiểu hệ
thống cơ sở dữ liệu kế toán có vai trò như bộ sổ sách kế toán trong điều kiện hạch
toán thủ công. Toàn bộ dữ liệu kế toán, bao gồm những dữ liệu được khởi tạo ban
đầu và những dữ liệu mới phát sinh trong quá trình hạch toán đều được cập nhật và
lưu trữ trên các tập tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu kế toán. Mỗi tập tin gồm nhiều
trường và nhiều mẫu tin. Mỗi trường ứng với một thuộc tính cần quản lý của các đối
tượng hay nghiệp vụ. Mỗi một mẫu tin mô tả các thuộc tính của một đối tượng hay
một nghiệp vụ xác định. Theo tính chất của dữ liệu chứa trong mỗi tập tin, các tập
tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu kế toán có thể được phân thành các tập tin chính và
các tập tin nghiệp vụ.
Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu thì các dữ liệu, thông tin được thu thập qua hệ
thống thông tin đầu vào sẽ được phân loại, tổng hợp, xử lý và hệ thống hóa để phản
ánh được quá trình vận động, thay đổi của từng đối tượng kế toán, từng quá trình và
chu trình hoạt động khác nhau trong đơn vị kế toán. Trong điều kiện kế toán thủ
công, hệ thống này là hệ thống các quy trình xử lý, phương thức xử lý kế toán bằng