Tác động của các quy định hành chính trong kinh doanh đến mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế

  • 149 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------------
NGUYỄN HUY QUANG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG
KINH DOANH ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------------
NGUYỄN HUY QUANG
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG
KINH DOANH ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số : 60.31.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. HOÀNG THỊ CHỈNH
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các
số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng,
trung thực.
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Học viên thực hiện
Nguyễn Huy Quang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân
còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý thầy cô, cũng như sự động viên
ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian thực hiện.
Xin gởi lời tri ân sâu sắc đến GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh, người đã tận
tình giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy Cô trong
khoa Kinh tế Phát triển đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu
cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các tác giả của các công trình nghiên cứu
và các tư liệu mà tôi đã tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn .
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những
người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt thời gian học tập.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
Học viên thực hiện
Nguyễn Huy Quang
Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 1
1.1 Hoàn cảnh nghiên cứu ..................................................................................... 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu của đề tài: ....................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 5
1.5 Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 5
Chương 2: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................... 6
2.1 Một số khái niệm có liên quan ......................................................................... 6
2.2 Khung phân tích .............................................................................................. 7
2.3 Lịch sử nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 10
2.4 Luận cứ lý thuyết........................................................................................... 11
2.4.1 Thông qua chuyên môn hoá, thương mại quốc tế tác động tích cực đến
tăng trưởng ......................................................................................................... 11
2.4.2 Bằng chứng thực tiễn chứng tỏ thương mại quốc tế tác động tích cực
đến tăng trưởng ................................................................................................... 19
2.4.3 Quốc gia gặp bất lợi trong quá trình giao thương khi không thể thực
hiện quá trình chuyên môn hoá ........................................................................... 21
2.4.4 Các quy định hành chính nhằm quản lý kinh tế của Nhà nước tác động
đến quá trình chuyên môn hoá ............................................................................ 23
a) Vai trò quản lý của Nhà nước trong các hoạt động nền kinh tế ................ 23
b) Tác động của các quy định hành chính về gia nhập ngành ...................... 26
c) Tác động của các quy định đến sự dịch chuyển nguồn lực lao động ........ 31
Chương 3: Mô hình nghiên cứu và dữ liệu .................................................................. 35
3.1 Dữ liệu .......................................................................................................... 35
3.1.1 Đôi nét về dự án Doing Business ............................................................ 35
3.1.2 Định nghĩa về các chỉ số được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu .. 38
3.1.3 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................ 41
a) Phương pháp thu thập số liệu về các quy định trong quản lý nền kinh tế
của dự án Doing Business. .............................................................................. 41
b) Hiện trạng về khả năng dịch chuyển nguồn lực của các quốc gia ............ 43
3.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 46
3.2.1. Dữ liệu được sử dụng trong mô hình nghiên cứu..................................... 47
3.2.2. Kết quả mô hình nghiên cứu ................................................................... 50
Chương 4: Thực tiễn về thương mại quốc tế và các quy định về gia nhập ngành và
lao động tại Việt Nam................................................................................................. 53
4.1 Hoạt động thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010 ............................................................................................................ 53
4.2 Các quy định trong gia nhập ngành và lao động............................................. 56
4.2.1 Các quy định trong gia nhập ngành ......................................................... 56
4.2.2 Các quy định tác động thị trường lao động .............................................. 59
Chương 5 Kết luận ..................................................................................................... 65
5.1 Kết luận bài nghiên cứu ................................................................................. 65
5.2 Những hạn chế trong quá trình nghiên cứu .................................................... 65
5.3 Hướng phát triển của đề tài............................................................................ 66
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 68
Phụ lục ...................................................................................................................... 71
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2. 1: Năng suất lao động ở mỗi quốc gia trong mô hình của Ricardo ............ 16
Bảng 3. 1 Thời gian và số thủ tục để đăng kinh doanh trung bình hàng năm trên thế
giới ........................................................................................................................ 44
Bảng 3. 2 Giá trị kỳ vọng của các hệ số trong mô hình nghiên cứu ........................ 49
Bảng 3. 3 Kết quả mô hình hồi quy ....................................................................... 50
Bảng 3. 4 Hệ số thể hiện tác động của các quy định đến thương mại quốc tế ......... 52
Bảng 4. 1 Độ linh hoạt trong thuê mướn lao động................................................. 60
Bảng 4. 2 Độ linh hoạt trong sa thải lao động ....................................................... 61
Bảng 4. 3 Độ khắt khe trong chế độ làm việc ......................................................... 62
Bảng 4. 4 Chỉ số tổng hợp về các quy định của Việt Nam so với thế giới ............. 63
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2. 1 Khung phân tích của đề tài ....................................................................... 9
Hình 2. 2 Đồ thị biểu diễn tăng trưởng xuất khẩu theo thời gian 1971 – 2004 ........ 20
Hình 4. 1 Biểu đồ về cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 ................ 54
Hình 4. 2 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010........................ 54
Hình 4. 3 Biểu đồ tương quan giữa GDP và độ mở cửa thương mại (2001-2010) .. 56
Hình 4. 4 Số thủ tục đăng ký kinh doanh (2007-2011) ........................................... 58
Hình 4. 5 Thời gian đăng ký kinh doanh (2007-2011)............................................ 58
Tóm tắt
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng tất yếu kinh tế thế giới, rất
nhiều quốc gia tin rằng mở rộng giao thương quốc tế đồng nghĩa với tăng trưởng
nhanh hơn, và nâng cao mức thu nhập. Sử dụng dữ liệu về các quy định trong kinh
doanh của hơn 150 quốc gia trong thời gian từ 2004 đến 2009, nghiên cứu đã cho
thấy rằng thương mại quốc tế không mang lại kết quả khả quan ở tất cả các quốc
gia. Các quốc gia có quá nhiều quy định hành chính ràng buộc đối với các hoạt
động kinh doanh, thương mại quốc tế không những không mang lại ích lợi mà
ngược lại còn làm kìm hãm tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy mức
độ khắt khe của các quy định hành chính trong kinh doanh có quan hệ ngược chiều
với tăng trưởng, nghĩa là các quy định càng khắt khe thì tăng trưởng càng chậm lại.
Các kết quả này đã khẳng định nỗ lực để cải cách quy định, thủ tục ràng buộc hoạt
động kinh doanh luôn có ý nghĩa đối với nền kinh tế, nó làm cho thương mại quốc
tế trở nên hiệu quả hơn và đóng góp tích cực hơn cho tăng trưởng ở các quốc gia.
-1-
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1 Hoàn cảnh nghiên cứu
Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển
chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa
học kỹ thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực
lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Cùng với đó, hội nhập kinh tế quốc tế được
khẳng định là một xu thế tất yếu lớn của thế giới, con đường phát triển không thể
nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế.
Sự lựa chọn tất yếu này được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập kinh
tế quốc tế tạo ra cho các nước như giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại
và các quan hệ kinh tế quốc tế khác; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế; tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình
hình và xu thế phát triển của thế giới để đề ra chính sách phát triển phù hợp. Hội
nhập kinh tế quốc tế còn mang lại cho người tiêu dùng tại các nước sự lựa chọn đa
dạng hơn về hàng hóa và dịch vụ.
Chẳng hạn, do có khí hậu lạnh nên Phần Lan không trồng được bông. Tuy
nhiên, Phần Lan vẫn có thể bán giấy và các sản phẩm khác từ gỗ (là mặt hàng sẵn
có tại Phần Lan) sang Hoa Kỳ và dùng số tiền mua được để mua bông từ nước này.
Do vậy mà người dân Phần Lan vẫn có bông để sử dụng. Tuy Hoa Kỳ là nước giàu
tài nguyên rừng nhưng những sản phẩm gỗ của Phần Lan có thể thích hợp với người
tiêu dùng Hoa Kỳ về mặt giá cả, hoặc có thể giải quyết sự thiếu hụt trên thị trường
Hoa Kỳ. Việc nhập khẩu những mặt hàng này từ Phần Lan còn giúp cho các công
nhân Hoa Kỳ có thể chuyển sang làm việc ở những ngành khác với mức lương cao
hơn. Hay trường hợp Ecuador xuất khẩu hoa hồng sang Hoa Kỳ vì có lợi thế về điều
kiện khí hậu và chi phí nhân công rẻ hơn nhiều so với việc trồng loại hoa này tại
-2-
Hoa Kỳ (tại bang Florida). Còn Hoa Kỳ lại có lợi thế hơn Ecuador về sản xuất và
xuất khẩu máy vi tính. Thương mại tự do cũng mang lại lợi ích cho những người
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Ecuador. Khi mà nền kinh tế của Ecuador ngày
càng mạnh lên nhờ xuất khẩu được hoa hồng, người dân nước này có thể mua được
nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Các nhà kinh tế lập luận rằng về dài hạn hội nhập
kinh tế quốc tế hay thương mại quốc tế sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng
cao mức sống của người dân khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những lợi ích, ngược
lại, nó cũng đặt các nước trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó có thể kể đến là
làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài khiến nền
kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế; làm tăng sự
cạnh tranh của hàng hoá ngoại nhập so với hàng hoá trong nước, có thể làm các
doanh nghiệp trong nước phải phá sản nếu không có một chiến lược kinh doanh hợp
lý, các ngành công nghiệp non trẻ qua đó cũng không thể trưởng thành …
Rõ ràng, hội nhập đồng thời mang lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối với các nước,
tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cả các lợi ích
hay gánh mọi bất lợi như đã nêu trên. Các lợi ích và bất lợi nhìn chung ở dạng tiềm
năng và đối với mỗi nước có sự khác biệt do sự khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh,
trình độ phát triển… Việc tận dụng các lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách
thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, đặc biệt quan trọng là năng lực
của mỗi nước, thể hiện ở chiến lược/chính sách hội nhập và việc tổ chức thực hiện.
Thực tế, nhiều nước đã tận dụng rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập để đạt
được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong nhiều năm liên tục, nhanh chóng vươn
lên hàng các nước công nghiệp mới và tạo dựng được vị thế quốc tế đáng nể, đồng
thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập, điển hình
là trường hợp của Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,
Malaixia, Mêhicô, Braxin… Cũng có một số nước tuy vẫn gặt hái được nhiều lợi
ích từ hội nhập, song xử lý chưa tốt mặt trái của quá trình này nên phải đối mặt với
-3-
nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể kể tới trường hợp Thái Lan, Phi-líp-pin,
Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…
Trong hoàn cảnh đó, các quốc gia phải làm gì, phải quản lý nền kinh tế như
thế nào để tận dụng được các lợi ích từ thương mại quốc tế luôn là câu hỏi đặt ra
cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình mở cửa và phát triển kinh tế. Giải
quyết tốt câu hỏi trên có thể sẽ là bước đà cho cú nhảy vọt về kinh tế, nhưng ngược
lại nếu không thận trọng sẽ làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, phụ
thuộc. Từ thực tế đó, đề tài thực hiện nhằm mục đích cung cấp bằng chứng thực tiễn
về sự tác động của việc quản lý kinh tế đến mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và
tăng trưởng kinh tế, qua đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm tăng hiệu
quả quản lý kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua thương mại quốc tế.
1.2 Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu của đề tài:
Các lý thuyết thương mại cổ điển đã chứng tỏ được những lợi ích đem lại cho
các quốc gia trong thương mại quốc tế như tăng trưởng cao hơn, người tiêu dùng có
thể tiếp cận được với sản phẩm có giá rẻ hơn ... Trong giao thương, các quốc gia sẽ
dồn nguồn lực của mình để sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn
để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu qua các quốc gia khác. Đồng thời, các
quốc gia cũng thu hẹp sản xuất đối với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh yếu
hơn và nhập khẩu các sản phẩm này từ quốc gia khác với giá rẻ hơn. Qua đó, người
tiêu dùng và nhà sản xuất đều có được nhiều lợi ích hơn so với khi đóng cửa thương
mại, và theo đó tăng trưởng cũng cao hơn.
Trong các mô hình của lý thuyết thương mại quốc tế, các tác giả đã bỏ qua vai
trò quản lý nền kinh tế của Nhà nước - các nguồn lực đều được giả định là di
chuyển một cách tự do trong nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, mọi hoạt động kinh tế
trong một quốc gia đều chịu sự quản lý của Nhà nước thông qua các quy định và
hoạt động dịch chuyển các nguồn lực trong sản xuất từ nơi ít có lợi thế sang nơi có
nhiều lợi thế cũng không là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra là dưới sự tác động của Nhà
nước thông qua các quy định hành chính trong kinh doanh , liệu thương mại
-4-
quốc tế có còn đóng góp tích cực cho tăng trưởng của quốc gia nữa hay không?
Giải quyết vấn đề này không chỉ làm rõ được vai trò của quản lý kinh tế của Nhà
nước trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng, mà còn lý giải
được tác động không đồng đều của thương mại quốc tế đến các nền kinh tế trên thế
giới.
Để tập trung giải quyết vấn đề này, bài viết đề ra các mục tiêu chính là:
1. Phân tích tác động của thương mại quốc tế tới tăng trưởng kinh tế thông
qua các lý thuyết thương mại quốc tế;
2. Phân tích ảnh hưởng của các quy định quản lý kinh tế đến tác động nêu
trên.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Các lý thuyết thương mại quốc tế thể hiện tác động của thương mại quốc tế
đến tăng trưởng kinh tế qua ba kênh chính là lan truyền công nghệ, lợi thế kinh tế
theo quy mô và chuyên môn hoá. Tuy nhiên trong giới hạn của đề tài, bài viết chỉ
tập trung phân tích tác động của thương mại quốc tế trên kênh chuyên môn hoá, dựa
trên các mô hình kinh tế về thương mại quốc tế của Adam Smith (1776), David
Ricardo (1817). Trên cơ sở đó, chỉ có yếu tố lao động được đề cập đến, các yếu tố
sản xuất khác như vốn, công nghệ… không được xét đến trong quá trình phân tích.
Tác động của các quy định hành chính trong kinh doanh của Nhà nước được
phân tích dựa trên lý thuyết về lựa chọn công cộng của Tullock (1967), Stigler
(1971) và Pelzman (1967) và lý thuyết về lợi ích công cộng của Pigou (1938).
Nghiên cứu được thực hiện trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các
nước đã, đang và kém phát triển. Các dữ liệu về các chỉ số kinh tế vĩ mô được thu
thập theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, các chỉ số về quy định trong các quốc
gia được thu thập trên báo cáo của dự án Doing Business (Ngân hàng Thế giới) về
môi trường kinh doanh.
-5-
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu
(1) Tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế là tác động có lợi;
(2) Các quy định hành chính trong kinh doanh của Nhà nước có ảnh hưởng đến
tác động có lợi nêu trên.
1.5 Kết cấu của đề tài
Sau chương giới thiệu thì kết cấu còn lại của đề tài được viết theo trình tự
sau: Chương 2 trình bày về sự tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng
kinh tế thông qua mô hình của các lý thuyết thương mại và sự ảnh hưởng của các
quy định hành chính trong kinh doanh đến sự tác động này. Chương 3 trình bày về
mô hình kinh tế lượng thể hiện những tác động được đề cập ở chương 2 và kết quả
của mô hình nghiên cứu. Chương 4 mô tả thực trạng thương mại quốc tế và các quy
định hành chính trong kinh doanh ở Việt Nam. Và cuối cùng, chương 5 trình bày
kết luận của đề tài nghiên cứu và một số khuyến nghị chính sách cũng như một số
hạn chế trong quá trình nghiên cứu.
-6-
Chương 2: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1 Một số khái niệm có liên quan
- Lợi thế tuyệt đối: Mức hiệu quả cao hơn của một quốc gia so với một quốc gia
khác trong hoạt động sản xuất một hàng hóa [1].
- Lợi thế tương đối: Một nước có lợi thế so sánh so với một nước khác trong hoạt
động sản xuất một hàng hóa nếu có chi phí cơ hội để sản xuất hàng hóa đó thấp
hơn[2].
- Tăng trưởng kinh tế: sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tăng
trưởng kinh tế còn được gọi là tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng của tổng sản
phẩm quốc nội GDP.
- Thương mại quốc tế: là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và
hàng hóa vô hình) giữa các chủ thể kinh tế, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá
nhằm đưa lại lợi ích cho các bên[3]. Có nhiều cách để đo lường mức độ thương mại
quốc tế của các quốc gia, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, thương mại quốc tế được
đo lường bằng độ mở cửa thương mại.
- Mở cửa thương mại: Mở cửa trong thương mại là nói đến mức độ mà một đất
nước một nền kinh tế giao thương với các nước hay nền kinh tế khác. Mở cửa
thương mại được đo bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên tổng sản lượng quốc
gia.
- Quy định hành chính : là các quy định do Nhà nước ban hành nhằm thực thi chức
năng quản lý nhà nước, giữ gìn, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng
ngày của công dân trong mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước[4].
[1]
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Từ điển thuật ngữ
[2]
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Từ điển thuật ngữ
[3]
Hoàng Thị Chỉnh và cộng sự 2008, Giáo trình kinh tế quốc tế
[4]
Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) 2008, Giáo trình hành chính công
-7-
- Quy định hành chính trong kinh doanh : là các quy định hành chính trong mối
quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong các hoạt động kinh doanh.
Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm này bao hàm các quy định hành chính có ảnh
hưởng đến sự dịch chuyển nguồn lực trong nước, mà cụ thể là các quy định hành
chính trong quá trình gia nhập ngành và các quy định hành chính liên quan đến việc
sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Trong bài viết, quy định được hiểu là các
quy định hành chính trong kinh doanh.
- Các quy định hành chính trong gia nhập ngành : trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, bao gồm cả các thủ tục hành chính cần phải được thực hiện để có thể đưa một
doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.[5]
- Các quy định hành chính trong lao động: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, bao
gồm các quy định hành chính trong quá trình sử dụng người lao động trong hoạt
động của doanh nghiệp.[6]
2.2 Khung phân tích
Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và hiện đại đều phản ánh mối quan hệ
giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng là quan hệ đồng biến, nghĩa là càng mở
rộng thương mại quốc tế thì tăng trưởng càng nhanh. Thương mại quốc tế tác động
tích cực đến tăng trưởng qua 3 kênh cơ bản: chuyên môn hoá sản xuất, lợi thế kinh
tế theo quy mô và lan truyền công nghệ. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài, bài viết
chỉ tập trung phân tích tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng thông qua
kênh chuyên môn hoá sản xuất.
A. Smith, D.Ricardo và nhiều nhà kinh tế học khác đã đưa ra lý thuyết về lợi
thế so sánh để lý giải nguồn gốc quan hệ thương mại giữa các quốc gia. A.Smith áp
dụng lợi thế tuyệt đối để lý giải quan hệ thương mại, ông cho rằng các quốc gia nên
chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng mà mình có lợi thế tuyết đối để tiêu dùng và
xuất khẩu, đồng thời nhập khẩu những hàng hoá mình không có lợi thế để phục vụ
[5]
Djankov, 2002, Regulation of entry
[6]
Djankov, 2004, Regulation of labor
-8-
nhu cầu trong nước thay vì sản xuất trong nước. Ông đã chứng minh được rằng với
cách đó, tổng thu nhập quốc gia sẽ tăng nhiều hơn khi thực hiện nền kinh tế khép
kín. Học thuyết lợi thế tuyệt đối đã cho thấy một bước đột phá trong nghiên cứu sản
xuất nội địa và thương mại quốc tế, từ đó cổ suý cho hoạt động ngoại thương trong
một thời gian dài.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học khác lại đặt câu hỏi rằng nếu quốc gia nào
không có lợi thế so sánh về bất kỳ mặt hàng nào thì không thể trao đổi hàng hoá với
các quốc gia khác hay sao? Điều này phản ánh không đúng với thực tế rằng, vẫn có
quan hệ thương mại quốc tế của các quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất kỳ
mặt hàng nào. Để lý giải cho trường hợp trên D.Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi
thế tương đối. Theo lý thuyết này, các quốc gia có thể không có lợi thế tuyệt đối về
một mặt hàng nào đó nhưng chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng có lợi thế
tương đối thì vẫn có thể giúp họ trao đổi hàng hoá với các quốc gia khác, qua đó
giúp tăng trưởng nhanh hơn so với việc đóng cửa thương mại.
Nhiều nhà kinh tế học sau A.Smith và D.Ricardo cũng đã bổ sung nhiều yếu
tố để lý giải quan hệ thương mại quốc tế, nhưng vẫn cho thấy rằng nguồn gốc của
thương mại quốc tế dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh và quá trình chuyên môn hoá.
Các lý thuyết về lợi thế so sánh (tuyệt đối và tương đối) không chỉ lý giải nguồn gốc
của thương mại quốc tế, mà còn cho thấy phương thức mà các quốc gia cần phải
thực hiện để có được lợi ích từ thương mại quốc tế, đó là chuyên môn hoá sản xuất
mặt hàng có lợi thế tương đối để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng ít có lợi
thế thay vì sản xuất để phục vụ nhu cầu nội địa. Từ việc các quốc gia phải chuyên
môn hoá sản xuất các mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong
nước, dẫn đến các nguồn lực phải được dịch chuyển đến khu vực chuyên môn hoá,
thể hiện qua quá trình gia nhập ngành. Đây như là một điều kiện tiên quyết để lợi
ích từ thương mại quốc tế thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia.
-9-
Tuy vậy, mọi hoạt động trong nền kinh tế không phải được thực hiện trong
một môi trường trong suốt, mà đều được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước và các
hoạt động gia nhập ngành cũng vậy. Các tác động quản lý này có thể giúp gia nhập
ngành diễn ra dễ dàng hơn, ví dụ như, các quy định về sở hữu trí tuệ hay các quy
định nhằm phân loại các nhà đầu tư, sẽ khuyến khích những nhà đầu tư có nhu cầu
thực sự yên tâm hơn để gia nhập. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều quy định hành chính
ràng buộc quá trình gia nhập ngành, như các thủ tục pháp lý phức tạp hay các quy
định ràng buộc về lao động, thì sẽ làm cho nguồn lực dịch chuyển khó khăn hơn,
dẫn đến không thực hiện chuyên môn hóa nhằm tận dụng lợi thế so sánh và cuối
cùng là không đạt được lợi ích trong giao thương.
Tóm lại, theo lý thuyết, thương mại quốc tế tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế thông qua sự dịch chuyển các nguồn lực để tiến hành chuyên môn
hóa các mặt hàng có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, tác động có lợi này có thể sẽ không
diễn ra nếu có quá nhiều các quy định nhằm quản lý kinh tế của Nhà nước ngăn cản
sự dịch chuyển các nguồn lực (Hình 2.1).
Các lý thuyết thương mại quốc tế
Chuyên môn hoá sản xuất sản TĂNG
phẩm lơi thế & thu hẹp sản Thương mại TRƯỞNG
xuất sản phẩm kém lợi thế quốc tế KINH TẾ
Dịch chuyển Các quy định quản lý
các nguồn lực kinh tế của Nhà nước
sản xuất
Các lý thuyết về quản lý
kinh tế của Nhà nước
Hình 2. 1 Khung phân tích của đề tài
-10-
2.3 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu của Caroline Freund (Ngân hàng Thế giới) và Bineswaree
Bolaky (Đại học Maryland) (2006) về mối quan hệ giữa các quy định, thương mại
quốc tế và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cho thấy, thương mại quốc tế có tác
động không giống nhau giữa các nước có các quy định hành chính trong kinh doanh
khác nhau. Thương mại quốc tế có tác động tích cực ở các nước có các quy định
hành chính thông thoáng và tiêu cực ở các nước có các quy định hành chính quá
phiền hà, quá khắt khe.
Sau khi phân tích tác động của thương mại đối với tăng trưởng bằng cách sử
dụng dữ liệu chéo từ hơn 100 quốc gia, kết quả nghiên cứu cho thấy thương mại
không kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế có quá nhiều quy định hành chính
trong kinh doanh. Kết quả từ hồi quy cũng cho thấy mức sống giảm xuống khi độ
mở cửa tăng lên đối với các quốc gia có nền kinh tế với quá nhiều quy định hành
chính trong kinh doanh. Kết quả hồi quy xác nhận rằng, mở cửa thương mại tác
động không tốt tới tăng trưởng ở các nước có quá nhiều quy định. Khi kiểm soát
yếu tố các quy định hành chính trong kinh doanh, thì bằng chứng cho thấy thương
mại có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển mạnh mẽ hơn là các kết quả đã được
tìm thấy trong các nghiên cứu trước đó. Nguyên nhân lý giải cho việc có quá nhiều
quy định hành chính dẫn đến hạn chế tăng trưởng là các quy định này đã ngăn chặn
các nguồn lực di chuyển vào các lĩnh vực sản xuất và các công ty hiệu quả nhất
trong ngành. Ngoài ra, trong các nền kinh tế có quá nhiều các quy định ràng buộc
trong kinh doanh, khi thương mại gia tăng có thể làm gia tăng các mặt hàng không
có lợi thế so sánh và sẽ tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế. Các kết quả này
cho thấy việc cải cách các quy định hành chính trong nước sẽ tăng cường sự tác
động có lợi của mở cửa thương mại đối với phát triển kinh tế.
- Một nghiên cứu khác của Roberto Chang (Đại học Rutgers – Hoa Kỳ),
Linda Kaltani (Quỹ tiền tệ quốc tế, IMF) và Norman V.Loayza (Ngân hàng Thế
giới) (2008) cũng cho kết quả tương tự khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa thương
-11-
mại, tăng trưởng và thể chế. Nghiên cứu sử dụng các biến đo lường thể chế là đầu
tư vào giáo dục, độ sâu tài chính, sự ổn định của lạm phát, cơ sở hạ tầng công cộng,
sự linh hoạt của thị trường lao động, sự dễ dàng trong gia nhập và rời bỏ ngành. Kết
quả nghiên cứu cho thấy thương mại quốc tế đóng góp tích cực cho tăng trưởng nếu
cải cách các yếu tố thể chế.
2.4 Luận cứ lý thuyết
2.4.1 Thông qua chuyên môn hoá, thương mại quốc tế tác động tích cực đến
tăng trưởng
Thương mại quốc tế ngày nay đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các
quốc gia vì nó mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một quốc gia. Thương
mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn khả
năng mà nước đó có thể sản xuất ra khi thực hiện chế độ cung tự cấp, không buôn
bán với nước ngoài. Thương mại quốc tế xuất hiện rất sớm, song ở mỗi khu vực,
mỗi quốc gia có những nét riêng về phạm vi và mức độ. Ngày nay, thương mại quốc
tế đã phát triển toàn cầu do xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới và xu hướng hội
nhập kinh tế khu vực của các quốc gia.
Cơ sở của thương mại quốc tế là sự trao đổi và chuyên môn hoá sản xuất dựa
trên lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối. Chuyên môn hoá ở đây được
hiểu là việc mỗi nước chỉ tập trung vào một mặt hàng nhất định, sau đó trao đổi với
các nước khác trên cơ sở các bên cùng có lợi. Tiền đề của sự trao đổi là sự phân
công lao động sản xuất xuất phát từ điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất và kỹ
thuật khác nhau của các quốc gia. Do tiềm lực sản xuất của quốc gia không đáp ứng
đủ nhu cầu trong nước hoặc nếu đủ thì chi phí bỏ ra là rất lớn, nên để đáp ứng nhu
cầu trong nước và sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn, các quốc gia cần trao đổi
hàng hoá với các nước khác. Đồng thời, việc mở rộng thị trường, bán được nhiều
sản phẩm cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khi giao thương.
-12-
 Lý thuyết thương mại cổ điển của Adam Smith thể hiện thương mại quốc tế
thông qua lợi thế tuyệt đối giữa các quốc gia
Thương mại quốc tế dựa trên lợi thế tuyệt đối được nhà kinh tế học người
Anh Adam Smith lý giải vào thế kỷ 18 trong tác phẩm “Sự giàu có của các dân
tộc”. Theo A.Smith thì vai trò của cá nhân và hệ thống kinh tế tư doanh đã thúc đẩy
cho sản xuất và trao đổi quốc tế phát triển. Ông cho rằng động cơ thúc đẩy con
người làm việc là lợi ích cá nhân, song nếu anh ta làm tốt công việc của mình thì
điều đó có lợi không chỉ cho bản thân anh ta, mà còn đem lại lợi ích cho tập thể, xã
hội và quốc gia. Trong nền sản xuất hàng hóa, hình như có một bàn tay vô hình dẫn
dắt mỗi cá nhân hướng tới không chỉ lợi ích cá nhân, mà còn cả lợi ích chung ngoài
ý muốn của anh ta. Từ tư tưởng này ông khẳng định, Nhà nước không nên can thiệp
vào hoạt động thương mại của các doanh nghiệp để thị trường vận hành theo cơ chế
cạnh tranh tự do thì nền kinh tế mới có hiệu quả thực sự. Cũng trong tác phẩm này,
ông khẳng định sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy
định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh.
A.Smith luôn phê phán sự phi lý và những hạn chế của lý thuyết trọng
thương và cho rằng sự giàu có thực sự của một nước là tổng hàng hóa và dịch vụ có
ở nước đó. Ông còn cho rằng, hãy để những quốc gia nào có lợi thế sản xuất những
loại hàng hóa có hiệu quả hơn là để những nước khác có điều kiện khó khăn hơn
sản xuất ra chúng. Từ đó, A.Smith đã khẳng định nếu mọi quốc gia đều chuyên môn
hóa vào sản xuất những ngành mà họ có lợi thế tuyệt đối, thì cho phép họ sản xuất
sản phẩm có hiệu quả hơn, khi tiến hành trao đổi sản phẩm với nhau tất cả các nước
đều thu được lợi ích. Do đó, tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế sẽ
làm tăng tổng sản lượng của thế giới. Vì thương mại đem lại lợi ích cho những nước
có sản phẩm có lợi thế tuyệt đối, cho nên các nước này cần hy sinh việc sản xuất ra
những sản phẩm kém hiệu quả để sản xuất ra sản phẩm đó. Lý thuyết lợi thế tuyệt
đối của A.Smith bước đầu đã giải thích được vấn đề tại sao các nước cần phải giao
dịch buôn bán với nhau. Vào thời kỳ đó, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith đã
được chấp nhận và trở thành học thuyết ngự trị suốt thế kỷ XVIII.