Sự đổi mới kinh tế trung quốc dưới thời đặng tiểu bình(giai đoạn 1978 1991)
- 64 trang
- file .doc
MỤC LỤC
Lời mở đầu:............................................................................................................................4
Chương I : Khái quát về đất nước Trung Quốc...............................................................5
1.Giới thiệu chung:............................................................................................................5
2. Địa lý và khí hậu:..........................................................................................................6
3. Con người:.....................................................................................................................7
4. Môi trường:....................................................................................................................8
5. Chính phủ:.....................................................................................................................8
6. Kinh tế:..........................................................................................................................9
Chương II : Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa giai đoạn 1949-1978.......10
1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi.....................................................10
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 ).................................................11
2.1. Kinh tế..................................................................................................................11
2.2. Chính trị:.............................................................................................................11
3.Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay....................12
Chương III : Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiến Bình(giai
đoạm 1978-1991).................................................................................................................14
1. Quan điểm của phe phê phán ,ủng hộ tưởng Mao.......................................................14
2. Thành công của cải cách kinh tế.................................................................................16
2.1. Mô hình nền kinh tế theo định hướng thị trường.................................................16
2.2. Đề cao vai trò của ngoại thương........................................................................21
2.3. Xây dựng 5 đặc khu kinh tế..................................................................................26
3. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc.............................................................................30
3.1 Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào.........................................................................30
3.2 Công nhân Trung Quốc không thích tham gia vào công đoàn.............................30
3.3 Chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp..........................................................31
3.4 Sự kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung thừa hưởng tư nền kinh tế mệnh lệnh
cũ.................................................................................................................................31
4 . Thành tựu và thách thức.............................................................................................31
4.1 Thành tựu..............................................................................................................31
4.2 Thách thức...........................................................................................................33
1
Chương IV : Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010.................................35
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc:.....................................35
1.1. Xu thế toàn cầu hóa:............................................................................................35
1.2. Tình hình trong nước:..........................................................................................36
2. Những đặc trưng, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc giai
đoạn 1992-2010...............................................................................................................37
3. Những khó khăn của Trung Quốc khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
những năm đầu thế kỷ XXI..............................................................................................43
4. Đánh giá thành tựu đạt được của Trung Quốc giai đoạn 1992-2010..........................45
5. Dự báo cho giai đoạn 2010-2020................................................................................49
Chương V: So sánh thành tựu kinh tế Trung Quốc với một số nước..........................51
1. So sánh kinh tế Trung Quốc với kinh tế Nhật Bản:.....................................................51
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản:.................................51
1.2. Về tổng thu nhập quốc dân GDP:........................................................................52
1.3. Cán cân thương mại:...........................................................................................53
1.4. Chi tiêu công:......................................................................................................56
1.5. Tình trạng lạm phát:............................................................................................57
1.6. Về mặt xã hội:......................................................................................................59
2. So sánh kinh tế Trung Quốc với các nước XHCN......................................................60
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
- XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- CNXH: Chủ nghĩa xã hội
- TBCN: Tư bản chủ nghĩa
- OECD:Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển quốc tế.
- IMF: Quỹ tiền tệ thế giới
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới
- WB: Ngân hàng thế giới
- XNK: Xuất Nhập khẩu
- XK: Xuất khẩu
- NK: Nhập khẩu
- GDP: Tổng thu nhập quốc nội
- FOB: Giá xuất khẩu
- ODA: Viện trợ phát triển chính thức
- HDI: Chỉ số phát triển con người
- GI: Chỉ số bất bình đẳng
- USD: Mỹ
- SEZ: Đặc khu kinh tế
- PPP: Giá tương đương
- ASEAN: các nước Đông Nam Á
- EU: Liên minh châu Âu
- CHND: Cộng hoà nhân dân
- UAE: Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
3
Lời mở đầu:
Giã từ thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn đoạn tuyệt với danh hiệu "một nước
lớn, nhưng không phải là một nước mạnh", giành được danh hiệu " một nước lớn, cũng là
một nước vừa mạnh vừa giàu" mà cộng đồng quốc tế khen tặng. Và theo dự báo đến cuối
năm 2008 Trung Quốc sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế có GDP lớn thứ 3 Thế Giới
chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Ngày nay sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế toàn
Thế Giới là vô cùng to lớn. Trung Quốc đã chứng minh mình là một quốc gia khổng lồ, có
thể làm được những điều kỳ diệu mà các nước khác không thể làm được hoặc mất rất nhiều
thời gian mới làm được. Thế giới đã thực sự kinh ngạc trước những bước đột phá ngoại
mục của Trung Quốc. Vậy câu hỏi đặt ra:
Trung Quốc đã làm gì để có được những thành tựu như vậy?
Họ đã làm như thế nào?
Họ sẽ đi đến đâu trong thời gian tới?
Để trả lời được những câu hỏi này nhóm chúng tôi đi phân tích toàn cảnh nền kinh
tế Trung Quốc dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố Kinh tế - Chính trị- Văn hóa -Xã hội.
Từ đó đồng thời trả lời câu hỏi :” Tại sao Trung Quốc làm được còn các nước khác
không làm được hay chưa làm được?”. Tiến hành so sánh nền kinh tế Trung Quốc với hai
khối nước Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa với hai đại diện tiêu biểu là Nhật Bản
và Việt Nam để làm rõ điều này.
Bố cục bài làm gồm:
A. Lời mở đầu
B. Nội dung
Chương 1: Khái quát đất nước Trung Quốc
Chương 2: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đọan 1949-1978
Chương 3: Sự đổi mới kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình(giai đoạn
1978-1991)
Chương 4: Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010
Chương 5: So sánh thành tựu kinh tế Trung Quốc với một số nước
4
Chương I : Khái quát về đất nước Trung Quốc
1.Giới thiệu chung:
Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc là nước đông dân nhất thế giới, dân số gần 1 tỷ 3
trăm triệu người. Với vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế, Trung quốc là
thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và một trong năm cường
quốc hạt nhân trên thế giới.
Bản đồ Trung Quốc
Tên nước: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
Thủ Đô: Bắc Kinh.
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở đông và bắc bán cầu, phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình
Dương, cách xích đạo khoảng 2000 km và cách Bắc Cực gần 4000 km.
Dân số: hơn 1,3 tỷ người (năm 2005), đông dân nhất trên thế giới, chiếm 21% tổng dân số
toàn thế giới (không kể Đài Loan, đặc khu Hồng Kông và Ma Cao).
Ngôn ngữ: Tiếng Phổ thông (chính phủ và 70% dân số dùng ngôn ngữ này).
Tôn giáo: Lão giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
Thành phần sắc tộc: Hán tộc: 91.9%; 55 sắc tộc ít người được nhà nước công nhận, gồm
Zhuang, Mãn Thanh, Hui, Miao, Hồi Uighurs, Yi, Tây Tạng, Mông Cổ, Buyi, Hàn.
Tuổi thọ: 71 tuổi (nữ), 68 tuổi (nam).
Giáo dục phổ cập: 81.5%.
Diện tích: 9.6 triệu km2, diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Liên bang Nga và Canada,
chiếm 6,5% diện tích thế giới.
5
Lân quốc: Afghanistan, Bhutan, Miến Điện, Ấn Độ, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên,
Kyrgyzstan, Lào, Ma-cao, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Nga, Tajikistan, Việt Nam.
Thể chế: Cộng hoà.
Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Tiền tệ: nhân dân tệ (yuan).
Đối tác thương mại: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc, EU, Hồng Kông, ASEAN, Nga
2. Địa lý và khí hậu:
Do lãnh thổ trải rộng nên Trung Quốc có phong cảnh tương đối đa dạng, phía tây
có nhiều cao nguyên và núi non, trong khi phía đông đất đai bằng phẳng và thấp hơn. Do
vậy, hầu hết các con sông chính đều chảy từ tây sang đông, trong đó có Dương Tử, Hoàng
Hà và Hắc Long Giang cũng như chảy từ phía tây về phía nam như Châu Giang, Mê
Kông, và Brahmaputra), và tất cả các sông này đều đổ ra Thái Bình Dương, trừ
Brahmaputra đổ ra Ấn Độ Dương.
Hầu hết các vùng đất trồng trọt được đều nằm dọc theo hai con sông chính là
Dương Tử và Hoàng Hà, và đây cũng là trung tâm phát sinh các nền văn minh cổ đại rực
rỡ của Trung Quốc.
Về phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải là các đồng bằng phù sa
rất đông dân; còn bờ biển của Biển Đông ("Nam Hải Trung Quốc") và miền nam Trung
Quốc có nhiều đồi núi và dãy núi thấp.
Về phía tây, miền bắc có đồng bằng phù sa lớn (bình nguyên Hoa Bắc), còn miền
nam có cao nguyên đá vôi mênh mông bao phủ bởi các ngọn đồi với độ cao tương đối,
trong đó dãy Himalaya có đỉnh cao nhất là ngọn Everest. Phía tây bắc cũng có các cao
nguyên khá cao trong các vùng đất sa mạc khô cằn như Takla-Makan và sa mạc Gobi ngày
càng mở rộng. Do hạn hán kéo dài và có thể là kỹ thuật canh tác kém nên các cơn bão cát
đã ngày càng phổ biến vào mùa xuân ở Trung Quốc. Các trận bão cát thổi xuống tận phía
nam Trung Quốc, Đài Loan, và có cả dấu vết ở Bờ Tây Hoa Kỳ.
Biên giới tây nam của Trung Quốc có nhiều núi cao và thung lũng sâu phân cách
với các nước Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Khí hậu của Trung Quốc cũng rất đa dạng. Miền bắc có khí hậu với mùa đông khắc
nghiệt kiểu Bắc cực. Miền trung có khí hậu ôn đới hơn. Miền nam chủ yếu là khí hậu tiểu
nhiệt đới.
6
Vào Đại Cổ Sinh đến đầu Kỷ Than Đá hình thành nên biển, trong khi vào Đại
Trung Sinh và Kỷ Đệ Tam hình thành các cửa sông và nước ngọt khởi nguồn trên cạn. Các
miệng núi lửa có ở đồng bằng Hoa Bắc. Ở bán đảo Liêu Đông và Sơn Đông, có các đồng
bằng bazan.
3. Con người:
Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán,
là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của
nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Trong
lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất
không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc
Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông một
cách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là người
Hán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn. Thêm vào đó trong
lịch sử cũng có nhiều sắc dân vốn là người ngoại quốc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn
ngữ của sắc dân Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc
đuôi sam. Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốc
nói chung.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng
cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên
tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người (homo
sapiens) sinh sống.
Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đã
khiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,3 tỉ người hiện
nay. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạch
hóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con.
Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngôn
ngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là những "thổ ngữ"
hay "ngôn ngữ địa phương" (topolect) cùng trong tiếng Trung Quốc. Tuy có nhiều ngôn
ngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung một
chuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại
là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn. Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung
Quốc dùng một chuẩn viết chung là Cổ văn. Ngày nay Cổ văn không còn là cách viết
7
thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy
người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Không như Phổ
thông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.
4. Môi trường:
Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã củng cố các quy
định pháp luật về môi trường và đạt một số tiến bộ bước đầu trong việc ngăn chặn sự
xuống cấp của môi trường. Năm 1999, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đầu tư hơn 1%
GDP cho công tác bảo vệ môi trường, một tỷ lệ có khả năng tăng trong những năm tới.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc dự kiến giảm mức xả chất thải 10%. Đặc
biệt Bắc Kinh đã đầu tư nhiều cho công tác kiểm soát ô nhiễm như một phần của chiến
dịch thành công để giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 2008.
Trung Quốc là một thành viên tham gia tích cực trong các hội thảo về thay đổi khí
hậu và các cuộc thảo luận về môi trường khác. Đây là quốc gia đã ký vào Công ước Basel
quy định việc vận chuyển và thải rác thải nguy hiểm và ký vào Nghị định thư Montreal về
các chất gây thủng tầng Ôzôn cũng như Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực
vật hoang dã và các hiệp định môi trường lớn khác.
Diễn đàn Mỹ-Trung về Môi trường và Phát triển, do Phó tổng thống Hoa Kỳ và
Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng chủ tịch, là một phương tiện chính cho
một chương trình hợp tác môi trường tích cực song phương kể từ khi bắt đầu vào năm
1997. Dù các thành tựu của diễn đàn được hai bên coi là khả quan, Trung Quốc luôn cho
rằng chương trình của Mỹ là thiếu yếu tố viện trợ nước ngoài so với các chương trình của
Nhật Bản và nhiều quốc gia Liên minh châu Âu có mức viện trợ hào phóng
5. Chính phủ:
Trong khi kinh tế Trung Quốc nhanh chóng được cải tổ, cơ chế chính trị vẫn bị nắm
chặt trong tay Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một chính đảng có khoảng 50 triệu đảng viên.
Ngoài ra, không còn một đảng nào khác.
Đại hội Đại biểu Nhân dân tức quốc hội Trung quốc là cơ quan nhà nước ở cấp cao
nhất. Quốc hội được bầu 5 năm một lần và mỗi năm, có một khóa họp. Ủy ban Thường vụ
do Quốc hội bầu thường xuyên hội họp, đồng thời có quyền bổ nhiệm cũng như bãi nhiệm
chủ tịch và phó chủ tịch nước. Cơ quan này còn giám sát việc thực thi luật pháp và có
quyền tu chính hiến pháp.
8
Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là người đứng đầu nhà nước. Cả
hai vị chủ tịch và phó chủ tịch nước đều do Quốc Hội bầu ra, với nhiệm kỳ 5 năm, và cả
hai chỉ được bầu tối đa hai nhiệm kỳ.
Hội đồng Nhà nước là cơ quan hành chính tối quan yếu của chính phủ trung ương,
giữ chức năng chính là quản lý kinh tế, cũng như bổ nhiệm hay sa thải các viên chức cao
cấp.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc giữ vai trò hoạch định sách lược phát triển kinh tế,
nhắm vào các trọng tâm xã hội, chính sách ngoại giao, quân sự, và là cơ quan lãnh đạo nhà
nước.
6. Kinh tế:
Trung quốc hiện là nước có nền kinh tế tăng triển nhanh nhất thế giới, nhờ nhu cầu
tiêu thụ gia tăng, xuất cảng và đầu tư nước ngoài lên cao, nhờ tư hữu hóa công nghiệp và
thị trường bất động sản phát triển mạnh.
Năm 1978, chính quyền cộng sản Trung quốc bắt đầu dẹp bỏ các hợp tác xã nông
nghiệp để chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.
Nhờ cải tổ, khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, trong khi vai trò
nông nghiệp yếu dần. Lãnh vực này hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 15% sản lượng kinh tế.
Trong khi đó, khu vực kinh tế phi quốc doanh, gồm cả xí nghiệp tư doanh, nhanh chóng
mở rộng, chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng công nghiệp của Trung quốc vào năm 2002.
Tháng Mười Hai, năm 2001, khi được thu nhận vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới,
Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường và cho tự do buôn bán hơn nữa. Nhờ tham gia tổ
chức, nền kinh tế Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ to lớn. Đến năm 2002, Trung quốc
vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiếp nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trên toàn
cầu.
Nông phẩm chính của Trung Quốc gồm gạo, lúa mì và khoai. Trung Quốc xuất
cảng nhiều nhất các mặt hàng như máy móc, thiết bị, vải vóc và quần áo may sẵn, giày dép,
đồ chơi trẻ em, vật dụng thể thao và khoáng sản.
9
Chương II : Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa giai
đoạn 1949-1978.
1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi.
Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi, cục diện cách mạng do Đảng Cộng
sản Trung Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến động quan trọng khác trước: lực lượng quân đội
chủ lực phát triển lên tới 120 vạn người, dân quân 200 vạn người; vùng giải phóng bao
gồm 19 khu căn cứ - chiếm gần ¼ đất đai và 1/3 dân số cả nước; ngoài ra, với sự giúp đỡ
của Liên Xô (chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, vùng công nghiệp có vị trí chiến
lược quan trọng, cho Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng quản lý, giúp toàn bộ vũ
khí tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
v.v…), cách mạng Trung Quốc đã có những điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để phát
triển mạnh mẽ.
Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch
âm mưu phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong
trào cách mạng Trung Quốc. Họ đã cấu kết chặt chẽ với Mỹ và dựa vào sự giúp đỡ về mọi
mặt của Mỹ để thực hiện mưu đồ này. Mặt khác, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc, Mĩ ra sức giúp đỡ Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến với âm mưu biến Trung
Quốc thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Mĩ đã trang bị, huấn luyện trên 50 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch, giúp đỡ vận
chuyển quân đội Tưởng Giới Thạch đến bao vây các khu giải phóng, cho 10 vạn quân đội
Mĩ đổ bộ vào Trung Quốc và hạm đội Mĩ cũng tiến vào cửa biển Trung Quốc (Sơn Đông).
Trong vòng chưa đầy hai năm sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, Mĩ đã “viện trợ” cho
Tưởng Giới Thạch lên tới 4 tỉ 430 triệu đôla, trong đó đại bộ phận là “viện trợ” về quân sự.
Sau khi được Mĩ giúp đỡ và chuẩn bị cho đầy đủ mọi mặt, ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng
Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy (113 lữ đoàn, khoảng 160
vạn quân) tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc
nội chiến chính thức bùng nổ.
Do so sánh lực lượng lúc đầu còn chênh lệch, từ tháng 7 – 1946 đến tháng 6 –
1947, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực,
không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng mình.
Qua một năm chiến đấu, quân giải phóng đã tiêu diệt được 1112000 quân chủ lực Quốc
dân đảng và phát triển lực lượng chủ lực của mình lên tới hai triệu người.
10
Từ tháng 6 – 1947, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải
phóng các vùng do Quốc dân Đảng thống trị. Từ tháng 9 -1948 đến tháng 1 – 1949, Quân
giải phóng lần lượt mở 3 chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình – Tân), tiêu diệt
tổng cộng hơn 1540000 quân Quốc dân đảng (gần 144 sư đoàn quân chính quy, 29 sư đoàn
quân địa phương), làm cho lực lượng chủ lực của địch về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Tháng 4 – 1949, Quân giải phóng vượt sông Trường Giang, ngày 23 – 4, Nam Kinh -
trung tâm thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch - được giải phóng, nền
thống trị của Quốc dân đảng đến đây chính thức sụp đổ. Ngày 1 – 10 – 1949, nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, đánh dấu cách mạng dân tộc dân
chủ Trung Quốc đã hoàn thành. Với diện tích bằng ¼ châu Á và chiếm gần ¼ dân số toàn
thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tăng cường lực lượng của chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong
trào giải phóng dân tộc thế giới.
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 )
2.1. Kinh tế.
Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa: cải cách ruộng đất và hợp tác
hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, triển khai cuộc cách mạng văn hoá, tư tưởng v.v… Dựa vào sự giúp đỡ
của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) hoàn thành thắng lợi, làm cho
nền kinh tế và văn hoá, giáo dục Trung Quốc có những tiến bộ vượt bậc.
So với 1952, sản lượng công nghiệp năm 1957 tăng 140%, sản lượng nông nghiệp
tăng 25%. Trung Quốc đã tự sản xuất được 60% máy móc cần thiết và công cuộc hợp tác
hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã căn bản hoàn thành.
Sau 10 năm đầu xây dựng chế độ mới, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những
thành tựu to lớn: tổng sản lượng công – nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng
10,7 lần. Nền văn hoá, giáo dục cũng đạt được những bước tiến vượt bậc.
2.2. Chính trị:
Về mặt đối ngoại, Trung Quốc đã kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị liên minh và
tương trợ Trung – Xô” (tháng 2 – 1950), phái Quân chí nguyện sang giúp đỡ nhân dân
Triều Tiên chống đế quốc Mĩ xâm lược, ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong sự nghiệp đấu
11
tranh giải phóng dân tộc. Trong thập niên đầu sau khi cách mạng thắng lợi, địa vị của
Trung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế.
3.Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay
Từ năm 1959, với việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, tức là “đường lối
chung” xây dựng chủ nghĩa xã hội, “đại nhẩy vọt” và xây dựng “công xã nhân dân”, nền
kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng và đời
sống của nhân dân Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn.
Đường lối “ba ngọn cơ hồng” chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo phương
châm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, thực hiện cuộc “đại nhẩy vọt” bằng tăng sản lượng thép lên
gấp 10 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958 – 1962), sản xuất
công nghiệp tăng hơn 3 lần và nông nghiệp hơn 2 lần; hợp nhiều hợp tác xã lại thành “công
xã nhân dân” trong đó xã viên sinh hoạt, sản xuất theo phương thức quân sự hoá và thực
hiện chế độ “bao” cho ăn, ở, mặc, thuốc men, học phí, chôn cất khi chết v.v… Do thực
hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, năm 1959 đã có hàng chục triệu người bị chết đói, đồng
ruộng bị bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực.
Năm 1959, Mao Trạch Đông phải thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước và Lưu Thiếu Kì
lên thay thế. Cũng từ đó, trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ra
những bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực hết sức quyết liệt, phức tạp giữa
các phe phái khác nhau. Đỉnh cao của cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo
Trung Quốc là cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” diễn ra trong những năm 1966 –
1968.
Hàng chục triệu “tiểu tướng Hồng vệ binh” được huy động đến đập phá các cơ
quan Đảng, chính quyền, lôi ra đầu tố, truy bức, nhục hình từ Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kì
đến Phó Thủ tướng, các nguyên soái, bộ trưởng và tướng tá. Hồng vệ binh có quyền giải
tán các cấp uỷ Đảng, cách chức các cấp chính quyền và lập ra “uỷ ban cách mạng văn hoá”
để thay thế nắm mọi quyền lực Đảng và chính quyền. Ở những nơi xảy ra cuộc đấu tranh
của quần chúng chống lại sự phá phách, hành động ngang ngược và sự đấu tố tàn bạo của
Hồng vệ binh thì quân đội được điều đến để đàn áp các lực lượng chống đối. Cuộc “đại
cách mạng văn hoá vô sản” đã tàn sát hàng chục triệu người, gây nên một cục diện hỗn
loạn, đau thương và những hậu quả tai hại cho đất nước Trung Quốc.
Sau đó, từ năm 1968 đến 1978, trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp tục
diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau.
12
Về mặt đối ngoại, từ năm 1959 trở đi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thi hành một
đường lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới: gây nên những vụ
xung đột vũ trang tranh chấp biên giới với Ấn Độ, Liên Xô. Đối với ba nước Đông Dương,
từ sau “Thông cáo Thượng Hải” năm 1972 (Thông cáo kí tại Thượng Hải giữa Tổng thống
Mĩ Níchxơn và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nhân dịp chuyến đi thăm Trung Quốc
của Nichxơn vào tháng 2 – 1972.), những người lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện nhiều
chính sách, biện pháp gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ba nước Đông Dương.
Tháng 21 – 1978, Hội nghị Ban chấp hàng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung
Quốc hiện nay. Đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII vào cuối năm 1987,
đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc:
trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (kiên trì
con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin – tư tưởng Mao Trạch
Đông), thực hiện cải cách và mở cửa, phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội
chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Trong chính sách đối ngoại, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới,
bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam… mở rộng
mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.
Từ sau khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế, ổn định lại tình hình chính trị, xã hội và địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên
trường quốc tế.
13
Chương III : Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc dưới thời
Đặng Tiến Bình(giai đoạm 1978-1991).
1. Quan điểm của phe phê phán ,ủng hộ tưởng Mao.
Bối cảnh kinh tế Trung Quốc cuối thế kỷ 70 đã diễn ra trong một bối cảnh chính trị
có ý nghĩa như một tiền đề không thể thiếu của cuộc cải cách đó là sự tan rã của “lũ bốn
tên” cực đoan và tay chân của họ ,cùng với việc những người thuộc phái cải cách mà lúc
đó người tiêu biểu là Đặng Tiến Bình .Tháng 12 /1978 Đảng cộng sản Trung Quốc họp hội
nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI đưa ra quyết định quan trọng là sửa chữa đường lối sai
lầm trước đây lấy đấu tranh giai cấp làm nội dung chính trong mọi hoạt động của đất
nước ,lên án các biện pháp kinh tế “tả” khuynh do chủ tịch Mao Trạch Đông nêu ra . Họ đã
tạo ra thứ chủ nghĩa Mac-Lênin Trung Hoa có tên gọi là chủ nghĩa Mao ,dưới thời ông
nông nghiệp Trung Quốc đã được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân .Chính sách
“bước nhảy vọt” trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao cũng là người phát
động đại cách mạng văn hóa .Mao là người có công trong việc gần như thống nhất Trung
Quốc đưa Trung Quốc thoát khỏi áp bức của ngoại bang kể từ cuộc chiến tranh nha phiến
cuối thế kỷ XIX nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói năm 1959-
1961 và những tai hại của cách mạng văn hóa .Chính sách công xã nhân dân ra đời trong
thời kỳ đại nhảy vọt khi Mao hình dung ra tương lai sẽ vượt qua Vương Quốc Anh và Hoa
Kỳ trong một thời gian ngắn để sản xuất gang thép . Mao cũng muốn điều động tập hợp
nhân dân để thực thi các dự án thủy lợi khổng lồ trong lúc nông nhàn vào mùa đông để gia
tăng sản lượng nông nghiệp.Để dưa kế hoạch này vào thực hiện Mao đã sử dụng chiến dịch
chống phe hữu để bịt miệng những đối thủ chính trị của ông .Dùng nhiều chiến dịch tuyên
truyền khác nhau Mao đã đạt được sử ửng hộ ban đầu của nông dân .công xã nhân dân
được thành lập để hỗ trợ chi chiến dịch đại nhảy vọt và vẫn là một phần không tách biệt
của chiến dịch này .Trong công xã mọi thứ đều là của chung ,mọi thứ ban đầu của các hộ
gia đình như những con vật, thóc lúa dự trữ cũng bị tập trung vào công xã . Chúng được
công xã sắp xếp cho những phận sự khác nhau ,tất cả mọi hoạt động nông nghiệp đều do
cán bộ tập quyền sắp xếp mỗi buổi sáng .Thậm chí tiền bạc cũng bị cấm ở một số nơi . Hơn
thế nữa chính sách gia đình bị xóa bỏ ,các nhà dưỡng lão công xã được thành lập và người
dân không được phép ăn chung với gia đình . Chính vì vậy, hội nghị trung ương 3 đã quết
định chuyển trọng tâm sang xây dựng kinh tế để hiện đại hóa đất nước . Một cuộc cải cách
với những quan điểm và biện pháp kinh tế hợp lý đã được phát động trên quy mô toàn
14
quốc ,đại hội thứ 13 của đảng cộng sản trung Quốc là đại hội đánh dấu một mốc quan trọng
trong việc tìm tòi xây dựng mô hình “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” . trong
báo cáo chính trị do Triệu Tử Dương trước đại hội đã nhấn mạnh “ xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong một nước lớn phương đông lạc hậu như Trung Quốc là một vấn đề mới trong lịch
sử phát triển của chú nghĩa Mác . Tình hình đặt ra trước mắt chúng ta là không phải xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa tư bản phát triển cao như người sáng lập chủ
nghĩa Mac đã dự kiến ,cũng không phải hoàn toàn giống các nước xã hội chủ nghĩa khác .
Không thể làm theo sách cũng không thể làm theo nước ngoài ,phải xuất phát từ tình hình
thực tế của đất nước ,kết hợp nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac với thực tế của Trung
Quốc ,mở ra con đường xã hội chủ nghĩa có đặc sắc Trung Quốc trong thực tiễn” .
Mặc dù có những đánh giá trái ngược nhau vai trò của lý luận đối với cải cách
nhưng thực tiến và lý luận cải cách có thể thấy kinh tế Trung Quốc trong những năm qua
đã đạt được những thành tựu quan trọng :
Đã đấu tranh vạch rõ những sai lầm và kiên quyết xóa bỏ các quan điểm “tả”
khuynh đơn giản trước đây về kinh tế xã hội chủ nghĩa không thích hợp với cơ sở vật chất
kỹ thuật lạc hậu đã không những làm tiêu tan mọi động lực thúc đẩy kinh tế mà còn kìm
hãm nó phát triến . Đó là các quan điểm
- Coi nền kinh tế chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế sản xuất và phân phối sản phẩm
theo kế hoạch .
- Không căn cứ vào thực trạng thấp kém của lực lượng sản xuất chủ trương xác lập
các loại hình sở hữu là sở hữu công cộng dưới hai hình thức là toàn dân và tập thể
trên nguyên tắc “nhất đại nhị công” ,nghĩa là các đơn vị kinh doanh càng lớn càng
công hữu thì càng có tính chất xã hội chủ nghĩa .Đã xóa bỏ kinh tế tư nhân ,các
nghề thủ công cá thể ,nghề phụ gia đình ,chợ tự do đã bị cấm .
- Không coi lợi ích vật chất là động lực quan trọng của hoạt động kinh tế ,nhà nước
thống nhất thu lợi nhuận còn phân phối thì theo chủ nghĩa bình quân “cả nước ăn
chung một nồi cơm to” bằng “cái bát sắt”,bất kể là lãi lỗ chăm lười .
- Trong kinh tế đối ngoại mang nhận thức kiêu ngạo cực đoan chủ trương tự lực
cánh sinh ,độc lập tự chủ song thực chất là khép kín tự bao vây.Coi việc vay
mượn hợp tác khoa học kỹ thuật ,nhận đầu tư nước ngoài là bán nước ,là đầu
hàng quỳ gối dâng tài nguyên cho ngoại bang .Những quan điểm trên đã chi phối
các hoạt động kinh tế tạo ra một thể chế ngày càng yếu kém trì trệ ,thiếu năng
động,sản xuất chất lượng kém ,bị xóa bỏ trên thị trường quốc tế .
15
Những quan điểm này đã buộc Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa nền
kinh tế.
2. Thành công của cải cách kinh tế.
2.1. Mô hình nền kinh tế theo định hướng thị trường.
Cải tổ kinh tế Trung Quốc là một chương trình thực hiện các thay đổi về kinh tế gọi
là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” ở cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Đặng
Tiểu Bình lãnh đạo từ năm 1978 và vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay.Cuộc cải cách này
đã mang lại cho Trung Quốc những thắng lợi lớn.
Bắt đầu từ năm 1978 chính quyền cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình của Liên Xô sang một nền kinh tế theo định
hướng thị trường.Tuy nhiên, vẫn còn có sự can thiệp của chính phủ và sự lãnh đạo của
đảng cộng sản Trung Quốc.Chế độ này gọi là “ chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung
Quốc”,là một nền kinh tế hỗn hợp.Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi từ chế độ hợp
tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong nông nghiệp ,tăng quyền tự chủ của
các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy.Cho phép sự phát triển đa dạng của
các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để
phát triển ngoại hối và đầu tư nước ngoài .Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu
nhập ,sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thồng quản lý để giúp tăng năng suất.Chính phủ
cũng tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng tưởng kinh tế.Chính phủ Trung
Quốc đã thực hiện việc mở cửa hội nhập với các nền kinh tế bên ngoài nhưng trong một số
lĩnh vực,ngành kinh tế quan trọng vẫn do nhà nước điều hành và nền kinh tế thị trường vẫn
có sự can thiệp của chính phủ . Trước đây tất cả các hoạt động kinh tế đều do chính phủ áp
đặt từ trên xuống,đó là một nền kinh tế mệnh lệnh.Nhưng khi tiến hành công cuộc cải cách
chính phủ đã cố gắng kết hợp cải tổ kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường để
tăng năng suất , mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm tăng lạm phát ,thất
nghiệp,thâm hụt ngân sách . Xóa bỏ chế độ công xã ,cho người nông dân quyền quyết định
nhiều hơn trong nghề nông,đồng thời cũng khuyến khích các ngành phi nông nghiệp như
các “xí nghiệp hương trần”,tăng cường quyền tự chủ trong các doanh nghiệp quốc doanh ,
tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữa
các doanh nghiệp Trung Hoa đại lục với các doanh nghiệp thương mại nước ngoài . Trung
Quốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính bên ngoài và nhập khẩu. Đặng Tiểu
Bình đã từng nói “chủ nghĩa xà hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa
cộng sản đến giai đoạn phát triển cao của nó thì nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo
16
nhu cầu sẽ được áp dụng . Điều đó đòi hỏi phải các lực lượng sản xuất phát triển và của cải
vật chất dồi dào . Do đó, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn chủ nghĩa xã hội là phát triển các
lực lượng sản xuất .Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội được chứng tỏ , nếu phân tích cuối
cùng cho thấy là các lực lượng này phát triển nhanh hơn và to lớn hơn so với chế độ tư bản
chủ nghĩa . Khi các lực lượng sản xuất này phát triển đời sống văn hóa vật chất của nhân
dân sẽ luôn luôn được cải thiện .Một trong bốn thiếu sót sau khi thành lập nước cộng hòa
nhân dân Trung Hoa là chúng ta không chú ý tới việc phát triển lực lượng sản xuất . Chủ
nghĩa xã hội có nghĩa là xóa bỏ nghèo khó .Sự bần cùng không phải là chủ nghĩa xã
hội ,càng không phải là chủ nghĩa cộng sản ”.Với việc đưa nền kinh tế Trung Quốc phát
triển theo hướng thị trường có sự can thiệp của chính phủ đã đạt được những thành tựu to
lớn . Đó là : GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978 đưa hàng triệu người thoát nghèo từ 53%
dân số năm 1981 xuống còn 8% năm 2001 . Vào thập niên 1980 cải cách này đã giúp cho
sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% . Thu
nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi . ngành công nghiệp đã đạt
thành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần hồng công và khu vực đối diện với eo
biển Đài Loan ,những nơi mà đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng
hóa nội địa và hàng xuất khẩu . Trung Quốc đã trở thành nước tự túc về ngũ cốc, các ngành
công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp giúp thu hút lực lượng lao
động ở vùng quê . Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên . Các cuộc cải
cách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công,tài chính ,ngân hàng ,định giá và
lao động .
Nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc đã hình thành những đặc trưng cơ bản :
Chuyển đổi phương pháp quản lý
Từ cuối những năm 70 Trung Quốc bắt đầu cải cách sâu rộng phương pháp quản
lý ,từ bỏ cách chính phủ trực tiếp quản lý nền kinh tế ,thực hiện cách quản lý gián tiếp
trong các hoạt động từ sản xuất kinh doanh đến phân phối . Năm 1978 hàng hóa do nhà
nước đặt kế hoạch sản xuất và phân phối có tới 700 loại . Sau khi hội nghị trung ương 3
khóa XII đưa ra bản quyết định cải cách thể chế kinh tế (tháng 10-1984) Trung Quốc quy
định không có cơ quan nhà nước nào được giao kế hoạch cho sản xuất nông nghiệp ,để
ngành này tự điều chỉnh bằng các đòn bẩy kinh tế như giá cả,thuế tín dụng.Trong công
nghiệp phạm vi kế hoạch pháp lệnh được thu hẹp ,chỉ bao gồm những sản phẩm quan trọng
nhất . Ví dụ :đối với việc sản xuất than đá,dầu ,thép…việc thu mua lương thực như bông
…Năm 1985 số sản phẩm thuộc kế hoạch pháp lệnh giảm từ 123 xuống 60 loại,số nông
phẩm do nhà nước thu mua phân phối giảm từ 29 xuống 10 loại,số mặt hàng xuất khẩu
17
theo chỉ tiêu pháp lệnh giảm từ 70 xuống 36 loại . Trước năm 1978,giá trị sản lượng công
nghiệp thuộc chỉ tiêu pháp lệnh 95% hiện nay còn 5%.
Trong khu vực ngoài quốc doanh ,hầu hết vật tư và nguyên vật liệu của đầu vào và
sản phẩm đầu ra đều không nằm trong kế hoạch . Còn ở các doanh nghiệp quốc doanh vai
trò của kế hoạch cũng giảm đáng kể ,ngay từ năm 1989 đã có tới 56% sản phẩm đầu ra và
40% sản phẩm đầu vào thực hiện ngoài kế hoạch . Xét riêng một khâu phân phối vật tư vai
trò của kế hoạch bắt đầu giảm từ 1979,năm 1985 càng giảm hơn và nay còn 212 loại vật tư
do kế hoạch nhà nước phân phối thống nhất so với 1206 loại năm 1980 . Số lượng phân
phối của từng loại cũng giảm .Ví dụ sự thay đổi tỷ lệ phân phối theo kế hoạch vật tư lớn
(%).
1980 1985 1990 1991
Than 57.9 49.2 42.9 41.1
Gang 79.7 60.8 49.6 47.8
thép
Xi 38.0 24.0 12.6 12.2
măng
Gỗ 80.9 31.2 22.9 21.8
Sau khi đại hội XIV Đảng cộng sản Trung Quốc vạch rõ mục tiêu cải cách kinh tế ở
Trung Quốc là xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,chức năng quản lý của nhà
nước có tính chất mệnh lệnh hành chính cao độ trước đây càng được ráo riết chuyển đổi
thành chức năng vạch chính sách,cung cấp thông tin ,phối hợp tổ chức, cung cấp dịch
vụ,kiểm tra kiểm soát . Thuế khóa ,lãi suất,tỷ giá hối đoái ,cho vay…Trở thành những biện
pháp chỉ đạo chủ yếu ở tầm vĩ mô.
Cải cách giá cả
Đó là khâu quan trọng nhất và cũng là gay go nhất của việc chuyển đổi sang thể chế
kinh tế thị trường . Hội nghị trung ương 3 khóa XII đánh giá rằng ,cải cách hệ thống giá cả
là điểm then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của cải cách kinh tế .Giá cả ở
Trung Quốc vốn rất hỗn loạn ,không hợp lý,giá nhiều mặt hàng không phản ánh quy luật
giá trị vừa không phản ánh quy luật cung cầu ,gây cản trở lớn cho sản xuất và phân phối .
Tỷ giá giữa các mặt hàng khác nhau không hợp lý,giá bán một số nông phẩm chủ yếu thấp
hơn giá thu mua . Hậu quả là hàng năm Trung Quốc phải chi khoảng 1/4 thu nhập tài chính
cho việc bù lỗ nhằm giữ giá các mặt hàng như gạo, dầu, nhà ở, giao thông vận tải
18
Nhận thức được cải cách hệ thống giá cả liên quan đến toàn cục kinh tế Quốc
Dân,đụng chạm đến tất cả mọi người nên họ chủ trương “phải có thái độ hết sức thận
trọng, căn cứ vào sự phát triển sản xuất và khả năng gánh vác tài chính của nhà nước,dưới
tiền đề đảm bảo thu nhập thực tế của nhân dân ngày càng tăng lên,định ra phương án chu
đáo , thiết thực ,có thể thực hiện ,làm có kế hoạch và từng bước”.
Nguyên tắc điều chỉnh giá cả là :
- Theo yêu cầu trao đổi ngang giá và những biến đổi của quan hệ cung cầu điều chỉnh tỷ
giá không hợp lý cần giảm thì giảm, cần tăng thì tăng.
-Trong khi nâng giá một phần khoáng và nguyên vật liệu ,các xí nghiệp gia công phải ra
sức hạ thấp tiêu hao làm cho phần giá thành tăng lên do nâng giá khoáng sản và nguyên
vật liệu cơ bản được loại trừ trong nội bộ xí nghiệp,một phần nhỏ do nhà nước giải quyết
bằng cách giảm hoặc miễn thuế ,tránh tình trạng vì thế mà nâng giá bán hàng công nghiệp
trên thị trường .
- Trong khi giải quyết giá bán nông sản thấp hơn giá nhà nước thu mua và điêu chỉnh giá
hàng tiêu dùng ,phải có biện pháp thiết thực đảm bảo thu nhập thực tế của người dân thành
thị và nông thôn không bị hạ thấp vì điều chỉnh giá cả.
Cải cách giá cả bắt đầu bằng việc nâng giá mua một bộ phận nông sản vào năm
1979 . Những bước đi sau đó là tăng giá từng đợt không làm ồ ạt để đỡ ảnh hưởng tới đời
sống nhân dân . Đi đôi với việc điều chỉnh giá một số sản phẩm ,đã thay đổi cơ chế định
giá từ chỗ có một loại giá do ủy ban vật gia quy định tương ứng với chế độ kế hoạch chỉ
huy . Trung Quốc đã đề ra chế độ định giá hai cấp có nghĩa là ở Trung Quốc có ba loại
giá : giá cả quy định cho những sản phẩm thiết yếu thuộc kế hoạch pháp lệnh ,giá cả hướng
dẫn cho những sản phẩm thuộc kế hoạch hướng dẫn và giá cả thị trường cho những sản
phẩm được tự do lưu thông . Cải cách giá cả ở Trung Quốc đã xáo động mạnh đến đời
sống xã hội việc tăng giá đã làm dân chúng hoang mang . Chính sách định giá nhiều cấp
được áp dụng từ giữa những năm 80 đã làm cho tình trạng tham nhũng thêm nặng nề . Tuy
nhiên có thể thấy rằng Trung Quốc là một nước lớn hệ thống giá cả đã ăn sâu bám rễ vào
đời sống kinh tế đất nước từ 40 năm nay không dễ gì có được hệ thống giá cả hợp lý trong
thời gian ngắn . Chính sách định giá nhiều cấp là bước đệm không thể tránh khỏi để có
được cơ chế giá thị trường ngày càng có vai trò ưu thế trong đời sống kinh tế như ngày
nay.
Hình thành thị trường các yếu tố sản xuất
19
Ở Trung Quốc đã dần hình thành các loại thị trường khác nhau như thị trường kỹ
thuật,vật tư ,lao động ,vốn ,đất đai…Nhờ vạy đã ngày càng tạo ra môi trường thích hợp
cho hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Để có thị trường vốn Trung Quốc đã cải tổ lại cơ cấu tài chính lập ra nhiều tổ chức
mới . Ngoài ngân hàng trung ương đã lập ra những ngân hàng chuyên doanh ,các tổ chức
kinh doanh bảo hiểm ủy thác và chứng khoán có sự tham gia của nước ngoài . Chế độ sử
dụng vốn có nhiều thay đổi . Năm 1989 tỷ lệ vốn sản xuất và xây dựng do các cơ quan tài
chính cấp phát giảm từ 77% xuống còn 32% số tự lo hoặc vay của các ngân kinh doanh
tăng tương ứng 23% lên 68% . Các khoản vay có tác dụng rõ rệt thúc đẩy sản xuất . Ví dụ
vốn vay năm 1991 lên tới 20.3% đã làm cho mức tăng trưởng kinh tế năm 1992 tăng vọt
lên mức hai con số
Thị trường đất đai ở Trung Quốc hình thành còn mới mẻ và chưa phổ biến và cho
đến nay đã bùng nổ hàng loạt hoạt động đầu cơ buôn bán đất . Thị trường đất đai thực sự
hình thành vào 1/12/1987 khi Thâm Quyến là nơi đầu tiên bán 8588m 2 đất với giá 5.25
triệu nhân dân tệ cũng từ đó hình thành khung cải cách chế độ sử dụng đất ở thành thị theo
cơ chế thị trường .
Đa dạng hóa quyền sở hữu
Sự đa dạng hóa quyền sở hữu các đơn vị kinh doanh và đặc biệt sự tăng trưởng
nhanh chóng của khu vực ngoài quốc doanh là dấu hiệu phát triến rõ nét của nền kinh tế thị
trường . Thực hiện cải cách kinh tế Trung Quốc chủ trương tư nhân hóa các doanh nghiệp
nhà nước .Biện pháp chủ yếu cho phép và khuyến khích để nâng dần tỷ lệ các thành phần
kinh tế khác trong cơ cấu sở hữu tạo nên sự cạnh tranh cần thiết cho sự phát triển, trước
năm 1978 ,78% giá trị sản lượng công nghiệp cho các doanh nghiệp quốc doanh làm ra và
tỷ lệ này giảm xuống còn 54.6% năm 1990 .
Sản lượng công nghiệp của các doanh nghiệp(%)
Năm Doanh nghiệp quốc Doanh nghiệp ngoài Doanh nghiệp tư nhân
doanh quốc doanh và các loại khác
1978 77.6 22.4 0
1985 64.9 15.9 19.2
1978 59.7 14.6 25.7
1988 56.8 14.3 28.9
1990 54.6 13.2 32.3
20
Lời mở đầu:............................................................................................................................4
Chương I : Khái quát về đất nước Trung Quốc...............................................................5
1.Giới thiệu chung:............................................................................................................5
2. Địa lý và khí hậu:..........................................................................................................6
3. Con người:.....................................................................................................................7
4. Môi trường:....................................................................................................................8
5. Chính phủ:.....................................................................................................................8
6. Kinh tế:..........................................................................................................................9
Chương II : Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa giai đoạn 1949-1978.......10
1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi.....................................................10
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 ).................................................11
2.1. Kinh tế..................................................................................................................11
2.2. Chính trị:.............................................................................................................11
3.Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay....................12
Chương III : Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiến Bình(giai
đoạm 1978-1991).................................................................................................................14
1. Quan điểm của phe phê phán ,ủng hộ tưởng Mao.......................................................14
2. Thành công của cải cách kinh tế.................................................................................16
2.1. Mô hình nền kinh tế theo định hướng thị trường.................................................16
2.2. Đề cao vai trò của ngoại thương........................................................................21
2.3. Xây dựng 5 đặc khu kinh tế..................................................................................26
3. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc.............................................................................30
3.1 Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào.........................................................................30
3.2 Công nhân Trung Quốc không thích tham gia vào công đoàn.............................30
3.3 Chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp..........................................................31
3.4 Sự kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung thừa hưởng tư nền kinh tế mệnh lệnh
cũ.................................................................................................................................31
4 . Thành tựu và thách thức.............................................................................................31
4.1 Thành tựu..............................................................................................................31
4.2 Thách thức...........................................................................................................33
1
Chương IV : Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010.................................35
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc:.....................................35
1.1. Xu thế toàn cầu hóa:............................................................................................35
1.2. Tình hình trong nước:..........................................................................................36
2. Những đặc trưng, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc giai
đoạn 1992-2010...............................................................................................................37
3. Những khó khăn của Trung Quốc khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
những năm đầu thế kỷ XXI..............................................................................................43
4. Đánh giá thành tựu đạt được của Trung Quốc giai đoạn 1992-2010..........................45
5. Dự báo cho giai đoạn 2010-2020................................................................................49
Chương V: So sánh thành tựu kinh tế Trung Quốc với một số nước..........................51
1. So sánh kinh tế Trung Quốc với kinh tế Nhật Bản:.....................................................51
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản:.................................51
1.2. Về tổng thu nhập quốc dân GDP:........................................................................52
1.3. Cán cân thương mại:...........................................................................................53
1.4. Chi tiêu công:......................................................................................................56
1.5. Tình trạng lạm phát:............................................................................................57
1.6. Về mặt xã hội:......................................................................................................59
2. So sánh kinh tế Trung Quốc với các nước XHCN......................................................60
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
- XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- CNXH: Chủ nghĩa xã hội
- TBCN: Tư bản chủ nghĩa
- OECD:Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển quốc tế.
- IMF: Quỹ tiền tệ thế giới
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới
- WB: Ngân hàng thế giới
- XNK: Xuất Nhập khẩu
- XK: Xuất khẩu
- NK: Nhập khẩu
- GDP: Tổng thu nhập quốc nội
- FOB: Giá xuất khẩu
- ODA: Viện trợ phát triển chính thức
- HDI: Chỉ số phát triển con người
- GI: Chỉ số bất bình đẳng
- USD: Mỹ
- SEZ: Đặc khu kinh tế
- PPP: Giá tương đương
- ASEAN: các nước Đông Nam Á
- EU: Liên minh châu Âu
- CHND: Cộng hoà nhân dân
- UAE: Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
3
Lời mở đầu:
Giã từ thế kỷ XX, Trung Quốc đã hoàn toàn đoạn tuyệt với danh hiệu "một nước
lớn, nhưng không phải là một nước mạnh", giành được danh hiệu " một nước lớn, cũng là
một nước vừa mạnh vừa giàu" mà cộng đồng quốc tế khen tặng. Và theo dự báo đến cuối
năm 2008 Trung Quốc sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế có GDP lớn thứ 3 Thế Giới
chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Ngày nay sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế toàn
Thế Giới là vô cùng to lớn. Trung Quốc đã chứng minh mình là một quốc gia khổng lồ, có
thể làm được những điều kỳ diệu mà các nước khác không thể làm được hoặc mất rất nhiều
thời gian mới làm được. Thế giới đã thực sự kinh ngạc trước những bước đột phá ngoại
mục của Trung Quốc. Vậy câu hỏi đặt ra:
Trung Quốc đã làm gì để có được những thành tựu như vậy?
Họ đã làm như thế nào?
Họ sẽ đi đến đâu trong thời gian tới?
Để trả lời được những câu hỏi này nhóm chúng tôi đi phân tích toàn cảnh nền kinh
tế Trung Quốc dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố Kinh tế - Chính trị- Văn hóa -Xã hội.
Từ đó đồng thời trả lời câu hỏi :” Tại sao Trung Quốc làm được còn các nước khác
không làm được hay chưa làm được?”. Tiến hành so sánh nền kinh tế Trung Quốc với hai
khối nước Tư Bản Chủ Nghĩa và Xã Hội Chủ Nghĩa với hai đại diện tiêu biểu là Nhật Bản
và Việt Nam để làm rõ điều này.
Bố cục bài làm gồm:
A. Lời mở đầu
B. Nội dung
Chương 1: Khái quát đất nước Trung Quốc
Chương 2: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đọan 1949-1978
Chương 3: Sự đổi mới kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình(giai đoạn
1978-1991)
Chương 4: Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010
Chương 5: So sánh thành tựu kinh tế Trung Quốc với một số nước
4
Chương I : Khái quát về đất nước Trung Quốc
1.Giới thiệu chung:
Cộng Hòa Nhân Dân Trung quốc là nước đông dân nhất thế giới, dân số gần 1 tỷ 3
trăm triệu người. Với vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế, Trung quốc là
thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và một trong năm cường
quốc hạt nhân trên thế giới.
Bản đồ Trung Quốc
Tên nước: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
Thủ Đô: Bắc Kinh.
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở đông và bắc bán cầu, phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình
Dương, cách xích đạo khoảng 2000 km và cách Bắc Cực gần 4000 km.
Dân số: hơn 1,3 tỷ người (năm 2005), đông dân nhất trên thế giới, chiếm 21% tổng dân số
toàn thế giới (không kể Đài Loan, đặc khu Hồng Kông và Ma Cao).
Ngôn ngữ: Tiếng Phổ thông (chính phủ và 70% dân số dùng ngôn ngữ này).
Tôn giáo: Lão giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
Thành phần sắc tộc: Hán tộc: 91.9%; 55 sắc tộc ít người được nhà nước công nhận, gồm
Zhuang, Mãn Thanh, Hui, Miao, Hồi Uighurs, Yi, Tây Tạng, Mông Cổ, Buyi, Hàn.
Tuổi thọ: 71 tuổi (nữ), 68 tuổi (nam).
Giáo dục phổ cập: 81.5%.
Diện tích: 9.6 triệu km2, diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Liên bang Nga và Canada,
chiếm 6,5% diện tích thế giới.
5
Lân quốc: Afghanistan, Bhutan, Miến Điện, Ấn Độ, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên,
Kyrgyzstan, Lào, Ma-cao, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Nga, Tajikistan, Việt Nam.
Thể chế: Cộng hoà.
Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Tiền tệ: nhân dân tệ (yuan).
Đối tác thương mại: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn quốc, EU, Hồng Kông, ASEAN, Nga
2. Địa lý và khí hậu:
Do lãnh thổ trải rộng nên Trung Quốc có phong cảnh tương đối đa dạng, phía tây
có nhiều cao nguyên và núi non, trong khi phía đông đất đai bằng phẳng và thấp hơn. Do
vậy, hầu hết các con sông chính đều chảy từ tây sang đông, trong đó có Dương Tử, Hoàng
Hà và Hắc Long Giang cũng như chảy từ phía tây về phía nam như Châu Giang, Mê
Kông, và Brahmaputra), và tất cả các sông này đều đổ ra Thái Bình Dương, trừ
Brahmaputra đổ ra Ấn Độ Dương.
Hầu hết các vùng đất trồng trọt được đều nằm dọc theo hai con sông chính là
Dương Tử và Hoàng Hà, và đây cũng là trung tâm phát sinh các nền văn minh cổ đại rực
rỡ của Trung Quốc.
Về phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải là các đồng bằng phù sa
rất đông dân; còn bờ biển của Biển Đông ("Nam Hải Trung Quốc") và miền nam Trung
Quốc có nhiều đồi núi và dãy núi thấp.
Về phía tây, miền bắc có đồng bằng phù sa lớn (bình nguyên Hoa Bắc), còn miền
nam có cao nguyên đá vôi mênh mông bao phủ bởi các ngọn đồi với độ cao tương đối,
trong đó dãy Himalaya có đỉnh cao nhất là ngọn Everest. Phía tây bắc cũng có các cao
nguyên khá cao trong các vùng đất sa mạc khô cằn như Takla-Makan và sa mạc Gobi ngày
càng mở rộng. Do hạn hán kéo dài và có thể là kỹ thuật canh tác kém nên các cơn bão cát
đã ngày càng phổ biến vào mùa xuân ở Trung Quốc. Các trận bão cát thổi xuống tận phía
nam Trung Quốc, Đài Loan, và có cả dấu vết ở Bờ Tây Hoa Kỳ.
Biên giới tây nam của Trung Quốc có nhiều núi cao và thung lũng sâu phân cách
với các nước Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Khí hậu của Trung Quốc cũng rất đa dạng. Miền bắc có khí hậu với mùa đông khắc
nghiệt kiểu Bắc cực. Miền trung có khí hậu ôn đới hơn. Miền nam chủ yếu là khí hậu tiểu
nhiệt đới.
6
Vào Đại Cổ Sinh đến đầu Kỷ Than Đá hình thành nên biển, trong khi vào Đại
Trung Sinh và Kỷ Đệ Tam hình thành các cửa sông và nước ngọt khởi nguồn trên cạn. Các
miệng núi lửa có ở đồng bằng Hoa Bắc. Ở bán đảo Liêu Đông và Sơn Đông, có các đồng
bằng bazan.
3. Con người:
Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán,
là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của
nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Trong
lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất
không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc
Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông một
cách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là người
Hán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn. Thêm vào đó trong
lịch sử cũng có nhiều sắc dân vốn là người ngoại quốc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn
ngữ của sắc dân Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc
đuôi sam. Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốc
nói chung.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng
cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên
tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người (homo
sapiens) sinh sống.
Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đã
khiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,3 tỉ người hiện
nay. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạch
hóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con.
Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngôn
ngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là những "thổ ngữ"
hay "ngôn ngữ địa phương" (topolect) cùng trong tiếng Trung Quốc. Tuy có nhiều ngôn
ngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung một
chuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại
là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn. Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung
Quốc dùng một chuẩn viết chung là Cổ văn. Ngày nay Cổ văn không còn là cách viết
7
thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy
người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Không như Phổ
thông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.
4. Môi trường:
Trong những năm gần đây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã củng cố các quy
định pháp luật về môi trường và đạt một số tiến bộ bước đầu trong việc ngăn chặn sự
xuống cấp của môi trường. Năm 1999, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đầu tư hơn 1%
GDP cho công tác bảo vệ môi trường, một tỷ lệ có khả năng tăng trong những năm tới.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc dự kiến giảm mức xả chất thải 10%. Đặc
biệt Bắc Kinh đã đầu tư nhiều cho công tác kiểm soát ô nhiễm như một phần của chiến
dịch thành công để giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 2008.
Trung Quốc là một thành viên tham gia tích cực trong các hội thảo về thay đổi khí
hậu và các cuộc thảo luận về môi trường khác. Đây là quốc gia đã ký vào Công ước Basel
quy định việc vận chuyển và thải rác thải nguy hiểm và ký vào Nghị định thư Montreal về
các chất gây thủng tầng Ôzôn cũng như Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực
vật hoang dã và các hiệp định môi trường lớn khác.
Diễn đàn Mỹ-Trung về Môi trường và Phát triển, do Phó tổng thống Hoa Kỳ và
Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng chủ tịch, là một phương tiện chính cho
một chương trình hợp tác môi trường tích cực song phương kể từ khi bắt đầu vào năm
1997. Dù các thành tựu của diễn đàn được hai bên coi là khả quan, Trung Quốc luôn cho
rằng chương trình của Mỹ là thiếu yếu tố viện trợ nước ngoài so với các chương trình của
Nhật Bản và nhiều quốc gia Liên minh châu Âu có mức viện trợ hào phóng
5. Chính phủ:
Trong khi kinh tế Trung Quốc nhanh chóng được cải tổ, cơ chế chính trị vẫn bị nắm
chặt trong tay Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một chính đảng có khoảng 50 triệu đảng viên.
Ngoài ra, không còn một đảng nào khác.
Đại hội Đại biểu Nhân dân tức quốc hội Trung quốc là cơ quan nhà nước ở cấp cao
nhất. Quốc hội được bầu 5 năm một lần và mỗi năm, có một khóa họp. Ủy ban Thường vụ
do Quốc hội bầu thường xuyên hội họp, đồng thời có quyền bổ nhiệm cũng như bãi nhiệm
chủ tịch và phó chủ tịch nước. Cơ quan này còn giám sát việc thực thi luật pháp và có
quyền tu chính hiến pháp.
8
Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là người đứng đầu nhà nước. Cả
hai vị chủ tịch và phó chủ tịch nước đều do Quốc Hội bầu ra, với nhiệm kỳ 5 năm, và cả
hai chỉ được bầu tối đa hai nhiệm kỳ.
Hội đồng Nhà nước là cơ quan hành chính tối quan yếu của chính phủ trung ương,
giữ chức năng chính là quản lý kinh tế, cũng như bổ nhiệm hay sa thải các viên chức cao
cấp.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc giữ vai trò hoạch định sách lược phát triển kinh tế,
nhắm vào các trọng tâm xã hội, chính sách ngoại giao, quân sự, và là cơ quan lãnh đạo nhà
nước.
6. Kinh tế:
Trung quốc hiện là nước có nền kinh tế tăng triển nhanh nhất thế giới, nhờ nhu cầu
tiêu thụ gia tăng, xuất cảng và đầu tư nước ngoài lên cao, nhờ tư hữu hóa công nghiệp và
thị trường bất động sản phát triển mạnh.
Năm 1978, chính quyền cộng sản Trung quốc bắt đầu dẹp bỏ các hợp tác xã nông
nghiệp để chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.
Nhờ cải tổ, khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, trong khi vai trò
nông nghiệp yếu dần. Lãnh vực này hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 15% sản lượng kinh tế.
Trong khi đó, khu vực kinh tế phi quốc doanh, gồm cả xí nghiệp tư doanh, nhanh chóng
mở rộng, chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng công nghiệp của Trung quốc vào năm 2002.
Tháng Mười Hai, năm 2001, khi được thu nhận vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới,
Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường và cho tự do buôn bán hơn nữa. Nhờ tham gia tổ
chức, nền kinh tế Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ to lớn. Đến năm 2002, Trung quốc
vượt Hoa Kỳ để trở thành thị trường tiếp nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trên toàn
cầu.
Nông phẩm chính của Trung Quốc gồm gạo, lúa mì và khoai. Trung Quốc xuất
cảng nhiều nhất các mặt hàng như máy móc, thiết bị, vải vóc và quần áo may sẵn, giày dép,
đồ chơi trẻ em, vật dụng thể thao và khoáng sản.
9
Chương II : Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa giai
đoạn 1949-1978.
1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi.
Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi, cục diện cách mạng do Đảng Cộng
sản Trung Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến động quan trọng khác trước: lực lượng quân đội
chủ lực phát triển lên tới 120 vạn người, dân quân 200 vạn người; vùng giải phóng bao
gồm 19 khu căn cứ - chiếm gần ¼ đất đai và 1/3 dân số cả nước; ngoài ra, với sự giúp đỡ
của Liên Xô (chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, vùng công nghiệp có vị trí chiến
lược quan trọng, cho Đảng Cộng sản và chính quyền cách mạng quản lý, giúp toàn bộ vũ
khí tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
v.v…), cách mạng Trung Quốc đã có những điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để phát
triển mạnh mẽ.
Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, tập đoàn thống trị Tưởng Giới Thạch
âm mưu phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong
trào cách mạng Trung Quốc. Họ đã cấu kết chặt chẽ với Mỹ và dựa vào sự giúp đỡ về mọi
mặt của Mỹ để thực hiện mưu đồ này. Mặt khác, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc, Mĩ ra sức giúp đỡ Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến với âm mưu biến Trung
Quốc thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Mĩ đã trang bị, huấn luyện trên 50 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch, giúp đỡ vận
chuyển quân đội Tưởng Giới Thạch đến bao vây các khu giải phóng, cho 10 vạn quân đội
Mĩ đổ bộ vào Trung Quốc và hạm đội Mĩ cũng tiến vào cửa biển Trung Quốc (Sơn Đông).
Trong vòng chưa đầy hai năm sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, Mĩ đã “viện trợ” cho
Tưởng Giới Thạch lên tới 4 tỉ 430 triệu đôla, trong đó đại bộ phận là “viện trợ” về quân sự.
Sau khi được Mĩ giúp đỡ và chuẩn bị cho đầy đủ mọi mặt, ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng
Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy (113 lữ đoàn, khoảng 160
vạn quân) tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc
nội chiến chính thức bùng nổ.
Do so sánh lực lượng lúc đầu còn chênh lệch, từ tháng 7 – 1946 đến tháng 6 –
1947, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực,
không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng mình.
Qua một năm chiến đấu, quân giải phóng đã tiêu diệt được 1112000 quân chủ lực Quốc
dân đảng và phát triển lực lượng chủ lực của mình lên tới hai triệu người.
10
Từ tháng 6 – 1947, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải
phóng các vùng do Quốc dân Đảng thống trị. Từ tháng 9 -1948 đến tháng 1 – 1949, Quân
giải phóng lần lượt mở 3 chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình – Tân), tiêu diệt
tổng cộng hơn 1540000 quân Quốc dân đảng (gần 144 sư đoàn quân chính quy, 29 sư đoàn
quân địa phương), làm cho lực lượng chủ lực của địch về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Tháng 4 – 1949, Quân giải phóng vượt sông Trường Giang, ngày 23 – 4, Nam Kinh -
trung tâm thống trị của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch - được giải phóng, nền
thống trị của Quốc dân đảng đến đây chính thức sụp đổ. Ngày 1 – 10 – 1949, nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, đánh dấu cách mạng dân tộc dân
chủ Trung Quốc đã hoàn thành. Với diện tích bằng ¼ châu Á và chiếm gần ¼ dân số toàn
thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã tăng cường lực lượng của chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong
trào giải phóng dân tộc thế giới.
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959 )
2.1. Kinh tế.
Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa: cải cách ruộng đất và hợp tác
hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, triển khai cuộc cách mạng văn hoá, tư tưởng v.v… Dựa vào sự giúp đỡ
của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) hoàn thành thắng lợi, làm cho
nền kinh tế và văn hoá, giáo dục Trung Quốc có những tiến bộ vượt bậc.
So với 1952, sản lượng công nghiệp năm 1957 tăng 140%, sản lượng nông nghiệp
tăng 25%. Trung Quốc đã tự sản xuất được 60% máy móc cần thiết và công cuộc hợp tác
hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã căn bản hoàn thành.
Sau 10 năm đầu xây dựng chế độ mới, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được những
thành tựu to lớn: tổng sản lượng công – nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng
10,7 lần. Nền văn hoá, giáo dục cũng đạt được những bước tiến vượt bậc.
2.2. Chính trị:
Về mặt đối ngoại, Trung Quốc đã kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị liên minh và
tương trợ Trung – Xô” (tháng 2 – 1950), phái Quân chí nguyện sang giúp đỡ nhân dân
Triều Tiên chống đế quốc Mĩ xâm lược, ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh trong sự nghiệp đấu
11
tranh giải phóng dân tộc. Trong thập niên đầu sau khi cách mạng thắng lợi, địa vị của
Trung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế.
3.Tình hình Trung Quốc từ sau năm 1959 và công cuộc cải cách hiện nay
Từ năm 1959, với việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, tức là “đường lối
chung” xây dựng chủ nghĩa xã hội, “đại nhẩy vọt” và xây dựng “công xã nhân dân”, nền
kinh tế Trung Quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng và đời
sống của nhân dân Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn.
Đường lối “ba ngọn cơ hồng” chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo phương
châm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, thực hiện cuộc “đại nhẩy vọt” bằng tăng sản lượng thép lên
gấp 10 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958 – 1962), sản xuất
công nghiệp tăng hơn 3 lần và nông nghiệp hơn 2 lần; hợp nhiều hợp tác xã lại thành “công
xã nhân dân” trong đó xã viên sinh hoạt, sản xuất theo phương thức quân sự hoá và thực
hiện chế độ “bao” cho ăn, ở, mặc, thuốc men, học phí, chôn cất khi chết v.v… Do thực
hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, năm 1959 đã có hàng chục triệu người bị chết đói, đồng
ruộng bị bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực.
Năm 1959, Mao Trạch Đông phải thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước và Lưu Thiếu Kì
lên thay thế. Cũng từ đó, trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ra
những bất đồng về đường lối và tranh chấp về quyền lực hết sức quyết liệt, phức tạp giữa
các phe phái khác nhau. Đỉnh cao của cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo
Trung Quốc là cuộc “đại cách mạng văn hoá vô sản” diễn ra trong những năm 1966 –
1968.
Hàng chục triệu “tiểu tướng Hồng vệ binh” được huy động đến đập phá các cơ
quan Đảng, chính quyền, lôi ra đầu tố, truy bức, nhục hình từ Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kì
đến Phó Thủ tướng, các nguyên soái, bộ trưởng và tướng tá. Hồng vệ binh có quyền giải
tán các cấp uỷ Đảng, cách chức các cấp chính quyền và lập ra “uỷ ban cách mạng văn hoá”
để thay thế nắm mọi quyền lực Đảng và chính quyền. Ở những nơi xảy ra cuộc đấu tranh
của quần chúng chống lại sự phá phách, hành động ngang ngược và sự đấu tố tàn bạo của
Hồng vệ binh thì quân đội được điều đến để đàn áp các lực lượng chống đối. Cuộc “đại
cách mạng văn hoá vô sản” đã tàn sát hàng chục triệu người, gây nên một cục diện hỗn
loạn, đau thương và những hậu quả tai hại cho đất nước Trung Quốc.
Sau đó, từ năm 1968 đến 1978, trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp tục
diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau.
12
Về mặt đối ngoại, từ năm 1959 trở đi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thi hành một
đường lối bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới: gây nên những vụ
xung đột vũ trang tranh chấp biên giới với Ấn Độ, Liên Xô. Đối với ba nước Đông Dương,
từ sau “Thông cáo Thượng Hải” năm 1972 (Thông cáo kí tại Thượng Hải giữa Tổng thống
Mĩ Níchxơn và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nhân dịp chuyến đi thăm Trung Quốc
của Nichxơn vào tháng 2 – 1972.), những người lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện nhiều
chính sách, biện pháp gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ba nước Đông Dương.
Tháng 21 – 1978, Hội nghị Ban chấp hàng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung
Quốc hiện nay. Đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII vào cuối năm 1987,
đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc:
trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (kiên trì
con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin – tư tưởng Mao Trạch
Đông), thực hiện cải cách và mở cửa, phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội
chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Trong chính sách đối ngoại, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới,
bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam… mở rộng
mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.
Từ sau khi thực hiện cải cách, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế, ổn định lại tình hình chính trị, xã hội và địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên
trường quốc tế.
13
Chương III : Sự đổi mới nền kinh tế Trung Quốc dưới thời
Đặng Tiến Bình(giai đoạm 1978-1991).
1. Quan điểm của phe phê phán ,ủng hộ tưởng Mao.
Bối cảnh kinh tế Trung Quốc cuối thế kỷ 70 đã diễn ra trong một bối cảnh chính trị
có ý nghĩa như một tiền đề không thể thiếu của cuộc cải cách đó là sự tan rã của “lũ bốn
tên” cực đoan và tay chân của họ ,cùng với việc những người thuộc phái cải cách mà lúc
đó người tiêu biểu là Đặng Tiến Bình .Tháng 12 /1978 Đảng cộng sản Trung Quốc họp hội
nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI đưa ra quyết định quan trọng là sửa chữa đường lối sai
lầm trước đây lấy đấu tranh giai cấp làm nội dung chính trong mọi hoạt động của đất
nước ,lên án các biện pháp kinh tế “tả” khuynh do chủ tịch Mao Trạch Đông nêu ra . Họ đã
tạo ra thứ chủ nghĩa Mac-Lênin Trung Hoa có tên gọi là chủ nghĩa Mao ,dưới thời ông
nông nghiệp Trung Quốc đã được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân .Chính sách
“bước nhảy vọt” trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao cũng là người phát
động đại cách mạng văn hóa .Mao là người có công trong việc gần như thống nhất Trung
Quốc đưa Trung Quốc thoát khỏi áp bức của ngoại bang kể từ cuộc chiến tranh nha phiến
cuối thế kỷ XIX nhưng cũng bị phê phán về trách nhiệm của ông trong nạn đói năm 1959-
1961 và những tai hại của cách mạng văn hóa .Chính sách công xã nhân dân ra đời trong
thời kỳ đại nhảy vọt khi Mao hình dung ra tương lai sẽ vượt qua Vương Quốc Anh và Hoa
Kỳ trong một thời gian ngắn để sản xuất gang thép . Mao cũng muốn điều động tập hợp
nhân dân để thực thi các dự án thủy lợi khổng lồ trong lúc nông nhàn vào mùa đông để gia
tăng sản lượng nông nghiệp.Để dưa kế hoạch này vào thực hiện Mao đã sử dụng chiến dịch
chống phe hữu để bịt miệng những đối thủ chính trị của ông .Dùng nhiều chiến dịch tuyên
truyền khác nhau Mao đã đạt được sử ửng hộ ban đầu của nông dân .công xã nhân dân
được thành lập để hỗ trợ chi chiến dịch đại nhảy vọt và vẫn là một phần không tách biệt
của chiến dịch này .Trong công xã mọi thứ đều là của chung ,mọi thứ ban đầu của các hộ
gia đình như những con vật, thóc lúa dự trữ cũng bị tập trung vào công xã . Chúng được
công xã sắp xếp cho những phận sự khác nhau ,tất cả mọi hoạt động nông nghiệp đều do
cán bộ tập quyền sắp xếp mỗi buổi sáng .Thậm chí tiền bạc cũng bị cấm ở một số nơi . Hơn
thế nữa chính sách gia đình bị xóa bỏ ,các nhà dưỡng lão công xã được thành lập và người
dân không được phép ăn chung với gia đình . Chính vì vậy, hội nghị trung ương 3 đã quết
định chuyển trọng tâm sang xây dựng kinh tế để hiện đại hóa đất nước . Một cuộc cải cách
với những quan điểm và biện pháp kinh tế hợp lý đã được phát động trên quy mô toàn
14
quốc ,đại hội thứ 13 của đảng cộng sản trung Quốc là đại hội đánh dấu một mốc quan trọng
trong việc tìm tòi xây dựng mô hình “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” . trong
báo cáo chính trị do Triệu Tử Dương trước đại hội đã nhấn mạnh “ xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong một nước lớn phương đông lạc hậu như Trung Quốc là một vấn đề mới trong lịch
sử phát triển của chú nghĩa Mác . Tình hình đặt ra trước mắt chúng ta là không phải xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa tư bản phát triển cao như người sáng lập chủ
nghĩa Mac đã dự kiến ,cũng không phải hoàn toàn giống các nước xã hội chủ nghĩa khác .
Không thể làm theo sách cũng không thể làm theo nước ngoài ,phải xuất phát từ tình hình
thực tế của đất nước ,kết hợp nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac với thực tế của Trung
Quốc ,mở ra con đường xã hội chủ nghĩa có đặc sắc Trung Quốc trong thực tiễn” .
Mặc dù có những đánh giá trái ngược nhau vai trò của lý luận đối với cải cách
nhưng thực tiến và lý luận cải cách có thể thấy kinh tế Trung Quốc trong những năm qua
đã đạt được những thành tựu quan trọng :
Đã đấu tranh vạch rõ những sai lầm và kiên quyết xóa bỏ các quan điểm “tả”
khuynh đơn giản trước đây về kinh tế xã hội chủ nghĩa không thích hợp với cơ sở vật chất
kỹ thuật lạc hậu đã không những làm tiêu tan mọi động lực thúc đẩy kinh tế mà còn kìm
hãm nó phát triến . Đó là các quan điểm
- Coi nền kinh tế chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế sản xuất và phân phối sản phẩm
theo kế hoạch .
- Không căn cứ vào thực trạng thấp kém của lực lượng sản xuất chủ trương xác lập
các loại hình sở hữu là sở hữu công cộng dưới hai hình thức là toàn dân và tập thể
trên nguyên tắc “nhất đại nhị công” ,nghĩa là các đơn vị kinh doanh càng lớn càng
công hữu thì càng có tính chất xã hội chủ nghĩa .Đã xóa bỏ kinh tế tư nhân ,các
nghề thủ công cá thể ,nghề phụ gia đình ,chợ tự do đã bị cấm .
- Không coi lợi ích vật chất là động lực quan trọng của hoạt động kinh tế ,nhà nước
thống nhất thu lợi nhuận còn phân phối thì theo chủ nghĩa bình quân “cả nước ăn
chung một nồi cơm to” bằng “cái bát sắt”,bất kể là lãi lỗ chăm lười .
- Trong kinh tế đối ngoại mang nhận thức kiêu ngạo cực đoan chủ trương tự lực
cánh sinh ,độc lập tự chủ song thực chất là khép kín tự bao vây.Coi việc vay
mượn hợp tác khoa học kỹ thuật ,nhận đầu tư nước ngoài là bán nước ,là đầu
hàng quỳ gối dâng tài nguyên cho ngoại bang .Những quan điểm trên đã chi phối
các hoạt động kinh tế tạo ra một thể chế ngày càng yếu kém trì trệ ,thiếu năng
động,sản xuất chất lượng kém ,bị xóa bỏ trên thị trường quốc tế .
15
Những quan điểm này đã buộc Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa nền
kinh tế.
2. Thành công của cải cách kinh tế.
2.1. Mô hình nền kinh tế theo định hướng thị trường.
Cải tổ kinh tế Trung Quốc là một chương trình thực hiện các thay đổi về kinh tế gọi
là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” ở cộng hòa nhân dân Trung Hoa do Đặng
Tiểu Bình lãnh đạo từ năm 1978 và vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay.Cuộc cải cách này
đã mang lại cho Trung Quốc những thắng lợi lớn.
Bắt đầu từ năm 1978 chính quyền cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình của Liên Xô sang một nền kinh tế theo định
hướng thị trường.Tuy nhiên, vẫn còn có sự can thiệp của chính phủ và sự lãnh đạo của
đảng cộng sản Trung Quốc.Chế độ này gọi là “ chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung
Quốc”,là một nền kinh tế hỗn hợp.Chính quyền Trung Quốc đã chuyển đổi từ chế độ hợp
tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong nông nghiệp ,tăng quyền tự chủ của
các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy.Cho phép sự phát triển đa dạng của
các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để
phát triển ngoại hối và đầu tư nước ngoài .Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu
nhập ,sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thồng quản lý để giúp tăng năng suất.Chính phủ
cũng tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng tưởng kinh tế.Chính phủ Trung
Quốc đã thực hiện việc mở cửa hội nhập với các nền kinh tế bên ngoài nhưng trong một số
lĩnh vực,ngành kinh tế quan trọng vẫn do nhà nước điều hành và nền kinh tế thị trường vẫn
có sự can thiệp của chính phủ . Trước đây tất cả các hoạt động kinh tế đều do chính phủ áp
đặt từ trên xuống,đó là một nền kinh tế mệnh lệnh.Nhưng khi tiến hành công cuộc cải cách
chính phủ đã cố gắng kết hợp cải tổ kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường để
tăng năng suất , mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm tăng lạm phát ,thất
nghiệp,thâm hụt ngân sách . Xóa bỏ chế độ công xã ,cho người nông dân quyền quyết định
nhiều hơn trong nghề nông,đồng thời cũng khuyến khích các ngành phi nông nghiệp như
các “xí nghiệp hương trần”,tăng cường quyền tự chủ trong các doanh nghiệp quốc doanh ,
tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữa
các doanh nghiệp Trung Hoa đại lục với các doanh nghiệp thương mại nước ngoài . Trung
Quốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính bên ngoài và nhập khẩu. Đặng Tiểu
Bình đã từng nói “chủ nghĩa xà hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa
cộng sản đến giai đoạn phát triển cao của nó thì nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo
16
nhu cầu sẽ được áp dụng . Điều đó đòi hỏi phải các lực lượng sản xuất phát triển và của cải
vật chất dồi dào . Do đó, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn chủ nghĩa xã hội là phát triển các
lực lượng sản xuất .Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội được chứng tỏ , nếu phân tích cuối
cùng cho thấy là các lực lượng này phát triển nhanh hơn và to lớn hơn so với chế độ tư bản
chủ nghĩa . Khi các lực lượng sản xuất này phát triển đời sống văn hóa vật chất của nhân
dân sẽ luôn luôn được cải thiện .Một trong bốn thiếu sót sau khi thành lập nước cộng hòa
nhân dân Trung Hoa là chúng ta không chú ý tới việc phát triển lực lượng sản xuất . Chủ
nghĩa xã hội có nghĩa là xóa bỏ nghèo khó .Sự bần cùng không phải là chủ nghĩa xã
hội ,càng không phải là chủ nghĩa cộng sản ”.Với việc đưa nền kinh tế Trung Quốc phát
triển theo hướng thị trường có sự can thiệp của chính phủ đã đạt được những thành tựu to
lớn . Đó là : GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978 đưa hàng triệu người thoát nghèo từ 53%
dân số năm 1981 xuống còn 8% năm 2001 . Vào thập niên 1980 cải cách này đã giúp cho
sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% . Thu
nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi . ngành công nghiệp đã đạt
thành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần hồng công và khu vực đối diện với eo
biển Đài Loan ,những nơi mà đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng
hóa nội địa và hàng xuất khẩu . Trung Quốc đã trở thành nước tự túc về ngũ cốc, các ngành
công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp giúp thu hút lực lượng lao
động ở vùng quê . Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên . Các cuộc cải
cách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công,tài chính ,ngân hàng ,định giá và
lao động .
Nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc đã hình thành những đặc trưng cơ bản :
Chuyển đổi phương pháp quản lý
Từ cuối những năm 70 Trung Quốc bắt đầu cải cách sâu rộng phương pháp quản
lý ,từ bỏ cách chính phủ trực tiếp quản lý nền kinh tế ,thực hiện cách quản lý gián tiếp
trong các hoạt động từ sản xuất kinh doanh đến phân phối . Năm 1978 hàng hóa do nhà
nước đặt kế hoạch sản xuất và phân phối có tới 700 loại . Sau khi hội nghị trung ương 3
khóa XII đưa ra bản quyết định cải cách thể chế kinh tế (tháng 10-1984) Trung Quốc quy
định không có cơ quan nhà nước nào được giao kế hoạch cho sản xuất nông nghiệp ,để
ngành này tự điều chỉnh bằng các đòn bẩy kinh tế như giá cả,thuế tín dụng.Trong công
nghiệp phạm vi kế hoạch pháp lệnh được thu hẹp ,chỉ bao gồm những sản phẩm quan trọng
nhất . Ví dụ :đối với việc sản xuất than đá,dầu ,thép…việc thu mua lương thực như bông
…Năm 1985 số sản phẩm thuộc kế hoạch pháp lệnh giảm từ 123 xuống 60 loại,số nông
phẩm do nhà nước thu mua phân phối giảm từ 29 xuống 10 loại,số mặt hàng xuất khẩu
17
theo chỉ tiêu pháp lệnh giảm từ 70 xuống 36 loại . Trước năm 1978,giá trị sản lượng công
nghiệp thuộc chỉ tiêu pháp lệnh 95% hiện nay còn 5%.
Trong khu vực ngoài quốc doanh ,hầu hết vật tư và nguyên vật liệu của đầu vào và
sản phẩm đầu ra đều không nằm trong kế hoạch . Còn ở các doanh nghiệp quốc doanh vai
trò của kế hoạch cũng giảm đáng kể ,ngay từ năm 1989 đã có tới 56% sản phẩm đầu ra và
40% sản phẩm đầu vào thực hiện ngoài kế hoạch . Xét riêng một khâu phân phối vật tư vai
trò của kế hoạch bắt đầu giảm từ 1979,năm 1985 càng giảm hơn và nay còn 212 loại vật tư
do kế hoạch nhà nước phân phối thống nhất so với 1206 loại năm 1980 . Số lượng phân
phối của từng loại cũng giảm .Ví dụ sự thay đổi tỷ lệ phân phối theo kế hoạch vật tư lớn
(%).
1980 1985 1990 1991
Than 57.9 49.2 42.9 41.1
Gang 79.7 60.8 49.6 47.8
thép
Xi 38.0 24.0 12.6 12.2
măng
Gỗ 80.9 31.2 22.9 21.8
Sau khi đại hội XIV Đảng cộng sản Trung Quốc vạch rõ mục tiêu cải cách kinh tế ở
Trung Quốc là xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,chức năng quản lý của nhà
nước có tính chất mệnh lệnh hành chính cao độ trước đây càng được ráo riết chuyển đổi
thành chức năng vạch chính sách,cung cấp thông tin ,phối hợp tổ chức, cung cấp dịch
vụ,kiểm tra kiểm soát . Thuế khóa ,lãi suất,tỷ giá hối đoái ,cho vay…Trở thành những biện
pháp chỉ đạo chủ yếu ở tầm vĩ mô.
Cải cách giá cả
Đó là khâu quan trọng nhất và cũng là gay go nhất của việc chuyển đổi sang thể chế
kinh tế thị trường . Hội nghị trung ương 3 khóa XII đánh giá rằng ,cải cách hệ thống giá cả
là điểm then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của cải cách kinh tế .Giá cả ở
Trung Quốc vốn rất hỗn loạn ,không hợp lý,giá nhiều mặt hàng không phản ánh quy luật
giá trị vừa không phản ánh quy luật cung cầu ,gây cản trở lớn cho sản xuất và phân phối .
Tỷ giá giữa các mặt hàng khác nhau không hợp lý,giá bán một số nông phẩm chủ yếu thấp
hơn giá thu mua . Hậu quả là hàng năm Trung Quốc phải chi khoảng 1/4 thu nhập tài chính
cho việc bù lỗ nhằm giữ giá các mặt hàng như gạo, dầu, nhà ở, giao thông vận tải
18
Nhận thức được cải cách hệ thống giá cả liên quan đến toàn cục kinh tế Quốc
Dân,đụng chạm đến tất cả mọi người nên họ chủ trương “phải có thái độ hết sức thận
trọng, căn cứ vào sự phát triển sản xuất và khả năng gánh vác tài chính của nhà nước,dưới
tiền đề đảm bảo thu nhập thực tế của nhân dân ngày càng tăng lên,định ra phương án chu
đáo , thiết thực ,có thể thực hiện ,làm có kế hoạch và từng bước”.
Nguyên tắc điều chỉnh giá cả là :
- Theo yêu cầu trao đổi ngang giá và những biến đổi của quan hệ cung cầu điều chỉnh tỷ
giá không hợp lý cần giảm thì giảm, cần tăng thì tăng.
-Trong khi nâng giá một phần khoáng và nguyên vật liệu ,các xí nghiệp gia công phải ra
sức hạ thấp tiêu hao làm cho phần giá thành tăng lên do nâng giá khoáng sản và nguyên
vật liệu cơ bản được loại trừ trong nội bộ xí nghiệp,một phần nhỏ do nhà nước giải quyết
bằng cách giảm hoặc miễn thuế ,tránh tình trạng vì thế mà nâng giá bán hàng công nghiệp
trên thị trường .
- Trong khi giải quyết giá bán nông sản thấp hơn giá nhà nước thu mua và điêu chỉnh giá
hàng tiêu dùng ,phải có biện pháp thiết thực đảm bảo thu nhập thực tế của người dân thành
thị và nông thôn không bị hạ thấp vì điều chỉnh giá cả.
Cải cách giá cả bắt đầu bằng việc nâng giá mua một bộ phận nông sản vào năm
1979 . Những bước đi sau đó là tăng giá từng đợt không làm ồ ạt để đỡ ảnh hưởng tới đời
sống nhân dân . Đi đôi với việc điều chỉnh giá một số sản phẩm ,đã thay đổi cơ chế định
giá từ chỗ có một loại giá do ủy ban vật gia quy định tương ứng với chế độ kế hoạch chỉ
huy . Trung Quốc đã đề ra chế độ định giá hai cấp có nghĩa là ở Trung Quốc có ba loại
giá : giá cả quy định cho những sản phẩm thiết yếu thuộc kế hoạch pháp lệnh ,giá cả hướng
dẫn cho những sản phẩm thuộc kế hoạch hướng dẫn và giá cả thị trường cho những sản
phẩm được tự do lưu thông . Cải cách giá cả ở Trung Quốc đã xáo động mạnh đến đời
sống xã hội việc tăng giá đã làm dân chúng hoang mang . Chính sách định giá nhiều cấp
được áp dụng từ giữa những năm 80 đã làm cho tình trạng tham nhũng thêm nặng nề . Tuy
nhiên có thể thấy rằng Trung Quốc là một nước lớn hệ thống giá cả đã ăn sâu bám rễ vào
đời sống kinh tế đất nước từ 40 năm nay không dễ gì có được hệ thống giá cả hợp lý trong
thời gian ngắn . Chính sách định giá nhiều cấp là bước đệm không thể tránh khỏi để có
được cơ chế giá thị trường ngày càng có vai trò ưu thế trong đời sống kinh tế như ngày
nay.
Hình thành thị trường các yếu tố sản xuất
19
Ở Trung Quốc đã dần hình thành các loại thị trường khác nhau như thị trường kỹ
thuật,vật tư ,lao động ,vốn ,đất đai…Nhờ vạy đã ngày càng tạo ra môi trường thích hợp
cho hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Để có thị trường vốn Trung Quốc đã cải tổ lại cơ cấu tài chính lập ra nhiều tổ chức
mới . Ngoài ngân hàng trung ương đã lập ra những ngân hàng chuyên doanh ,các tổ chức
kinh doanh bảo hiểm ủy thác và chứng khoán có sự tham gia của nước ngoài . Chế độ sử
dụng vốn có nhiều thay đổi . Năm 1989 tỷ lệ vốn sản xuất và xây dựng do các cơ quan tài
chính cấp phát giảm từ 77% xuống còn 32% số tự lo hoặc vay của các ngân kinh doanh
tăng tương ứng 23% lên 68% . Các khoản vay có tác dụng rõ rệt thúc đẩy sản xuất . Ví dụ
vốn vay năm 1991 lên tới 20.3% đã làm cho mức tăng trưởng kinh tế năm 1992 tăng vọt
lên mức hai con số
Thị trường đất đai ở Trung Quốc hình thành còn mới mẻ và chưa phổ biến và cho
đến nay đã bùng nổ hàng loạt hoạt động đầu cơ buôn bán đất . Thị trường đất đai thực sự
hình thành vào 1/12/1987 khi Thâm Quyến là nơi đầu tiên bán 8588m 2 đất với giá 5.25
triệu nhân dân tệ cũng từ đó hình thành khung cải cách chế độ sử dụng đất ở thành thị theo
cơ chế thị trường .
Đa dạng hóa quyền sở hữu
Sự đa dạng hóa quyền sở hữu các đơn vị kinh doanh và đặc biệt sự tăng trưởng
nhanh chóng của khu vực ngoài quốc doanh là dấu hiệu phát triến rõ nét của nền kinh tế thị
trường . Thực hiện cải cách kinh tế Trung Quốc chủ trương tư nhân hóa các doanh nghiệp
nhà nước .Biện pháp chủ yếu cho phép và khuyến khích để nâng dần tỷ lệ các thành phần
kinh tế khác trong cơ cấu sở hữu tạo nên sự cạnh tranh cần thiết cho sự phát triển, trước
năm 1978 ,78% giá trị sản lượng công nghiệp cho các doanh nghiệp quốc doanh làm ra và
tỷ lệ này giảm xuống còn 54.6% năm 1990 .
Sản lượng công nghiệp của các doanh nghiệp(%)
Năm Doanh nghiệp quốc Doanh nghiệp ngoài Doanh nghiệp tư nhân
doanh quốc doanh và các loại khác
1978 77.6 22.4 0
1985 64.9 15.9 19.2
1978 59.7 14.6 25.7
1988 56.8 14.3 28.9
1990 54.6 13.2 32.3
20