So sánh sự phát triển tâm thần vận động của trẻ đơn thai , đủ tháng sinh ra từ chương trình hỗ trợ sinh sản với trẻ sơ sinh ra do mang thai tự nhiên
- 27 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MINH CHÂU
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG
CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ
CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SINH SẢN VỚI TRẺ SINH
RA DO MANG THAI TỰ NHIÊN
Ngành: Sản Phụ Khoa
Mã số: 62.72.01.31
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS. NGÔ MINH XUÂN
2 PGS.TS. VÕ MINH TUẤN
Phản biện 1: GS.TS. Trần Thị Lợi
Đại học Quốc gia TP.HCM
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Hùng Việt
Trường Đại học Y Dược Huế
Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Văn Dũng
Đại học Y Dược TP.HCM
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
vào hồi 13 giờ 30 ngày 09 tháng 01 năm 2020
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM
.
.
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Lý do và tính cần thiết của nghiên cứu
Hỗ trợ sinh sản (HTSS) là giải pháp hữu hiệu cho các cặp
vợ chồng hiếm muộn , dữ liệu cho thấy đến năm 2010, đã có
hơn phân nửa quốc gia của thế giới đã phát triển dịch vụ thụ
tinh trong ống nghiệm (TTON) và đã có hơn 4 triệu em bé ra
đời bằng phương pháp này. Tuy nhiên, TTON là giải pháp can
thiệp vào sự sống. Nếu như trong tự nhiên để thụ tinh, tinh
trùng phải tự bơi đến kết hợp với noãn thì trong điều trị TTON
tinh trùng có thể được bắt bằng kim đâm xuyên vào noãn (kỹ
thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn). Chính vì vậy sau
TTON có nhiều vấn đề cần quan tâm như: bất thường di truyền,
sanh non, các vấn đề tiền sản, chậm phát triển, …
Năm 1998, kết quả một nghiên cứu được công bố, trong
đó chỉ số phát triển tâm thần ở nhóm trẻ tiêm tinh trùng vào bào
tương noãn (ICSI) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
mang thai thụ thai tự nhiên [ICSI 95,9 (SD 10,7)], tự nhiên
102.5 (SD 7,5), p<0,0001), 17% bé điều trị bằng ICSI chậm
phát triển tâm thần nặng hoặc nhẹ so với tỉ lệ này là 2% bé điều
trị bằng TTON cổ điển (IVF) và 1% bé thụ thai tự nhiên và sự
khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Tuy nhiên,
Place và cộng sự báo cáo kết quả tâm vận động và phát triển trí
tuệ của bé thụ thai bằng phương pháp ICSI tương tự với bé IVF
và bé mang thai tự nhiên.
.
.
Tại Việt Nam, chương trình TTON bắt đầu từ năm 1997,
đến nay có đến 34 trung tâm TTON ra đời. Hơn 20 năm trôi
qua, hiện nay chúng ta đã có thể làm được hầu hết các kỹ thuật
tiên tiến trên thế giới trong lãnh vực HTSS với tỉ lệ thành công
ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn thường được
bệnh nhân đặt ra trên thực tế là “Có sự khác biệt nào giữa thai
tự nhiên và thai TTON không?”. Hay em bé TTON có phát
triển bình thường không?” Liên quan đến vấn đề này, tại Việt
Nam chỉ có một nghiên cứu công bố năm 2005. Ngày nay, trong
một nền TTON hiện đại, việc thực hiện một nghiên cứu với cỡ
mẫu lớn, thiết kế chặt chẽ để có thể trả lời câu hỏi này tại Việt
Nam là rất cần thiết. Thứ nhất đây là nhu cầu thực tiễn cần biết
của bệnh nhân, chuyên gia điều trị, và cộng đồng chăm sóc sức
khỏe. Thứ hai, TTON hiện đại đã khác với TTON ban đầu nhờ
ứng dụng nhiều kỹ thuật can thiệp một cách rộng rãi. Thứ ba, có
nhiều thời điểm để nghiên cứu trẻ nhưng ba năm đầu đời là
khoảng thời gian rất quan trọng cho sự phát triển của não, việc
phát hiện nguy cơ trẻ chậm phát triển và can thiệp sớm có thể
sữa chữa hoặc cải thiện khả năng phát triển của trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
So sánh sự phát triển tâm thần-vận động (TTVĐ) ở trẻ
đơn thai, đủ tháng giữa nhóm sinh ra từ chương trình hỗ trợ sinh
sản với nhóm mang thai tự nhiên từ 5-30 tháng tuổi tại Bệnh
viện Từ Dũ.
.
.
Mục tiêu phụ
So sánh các chỉ số về thể chất ở trẻ đơn thai, đủ tháng
giữa nhóm sinh ra từ chương trình hỗ trợ sinh sản với nhóm
mang thai tự nhiên từ 5-30 tháng tuổi tại Bệnh viện Từ Dũ.
Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận
và thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu sẽ trả lời cho mối quan tâm cộng
đồng về sức khỏe của các bé TTON, giúp tư vấn cho bệnh nhân
trước khi điều trị hiếm muộn với các dữ liệu khoa học thực tế
tại Việt Nam.
Bố cục luận án
Luận án dài 106 trang, đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
3 trang, tổng quan tài liệu 36 trang, đối tượng và phương pháp
15 trang, kết quả 19 trang (phụ lục kết quả 21 trang), bàn luận
31 trang, kết luận và kiến nghị 2 trang. Luận án có 18 bảng, 3
hình, 2 sơ đồ và 2 biểu đồ.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 TTON và sự phát triển chuyên ngành này tại Việt Nam
HTSS được định nghĩa là bao gồm tất cả các phương
cách điều trị hiếm muộn liên quan đến xử lý cả noãn và tinh
trùng, cụ thể như lấy noãn ra khỏi cơ thể, kết hợp tinh trùng
trong lab tạo phôi, đưa phôi vào cơ thể người nữ… Không bao
gồm các kỹ thuật chỉ xử lý tinh trùng hoặc dùng thuốc kích
thích mà không chọc hút noãn. Riêng TTON là kĩ thuật thực
hiện thụ tinh bên ngoài cơ thể, có thể ứng dụng cho noãn và tinh
.
.
trùng tự thân của vợ và chồng hoặc noãn cho, hoặc tinh trùng
cho hoặc cả hai. Việc ứng dụng điều trị bằng phương pháp
TTON có thể giúp chúng ta giải quyết được nhiều nguyên nhân
hiếm muộn thay vì chỉ giải quyết tình trạng hiếm muộn do tắc
nghẽn hai vòi trứng như sự mong muốn ban đầu khi TTON ra
đời.
Tại Việt Nam, chương trình TTON bắt đầu được thực
hiện từ 1997. Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên trong cả nước
thực hiện kỹ thuật HTSS và cũng là một trong những trung tâm
TTON lớn nhất Việt Nam với hơn 60 ngàn lượt khám và 2000-
2500 chu kỳ điều trị TTON (số liệu Bệnh viện Từ Dũ) mỗi năm.
Và tại Việt Nam, từ một trung tâm TTON ban đầu (1997), hiện
nay đã có 34 trung tâm TTON trên toàn quốc với 17 trung tâm
ở miền Bắc, 6 trung tâm ở miền Trung và 11 trung tâm ở miền
Nam. Lịch sử và các kỹ thuật HTSS thực hiện tại Bệnh viện Từ
Dũ cho thấy ở Việt Nam, HTSS phát triển khá nhanh và chúng
ta đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới
trong lãnh vực HTSS.
1.2 Chứng cứ liên quan đến sức khỏe tâm thần của
trẻ điều trị HTSS
Yếu hơn tự nhiên Không yếu hơn trẻ tự nhiên
Bowen, Gibson et al. 1998, Úc Place and Englert 2003 Bỉ
Knoester, Helmerhorst et al. Bonduelle, Ponjaert et al. 2003
2008, Hà Lan Bỉ
Agarwal et al 2005, Singapore
.
.
Hart et al 2013, Úc
Đối với trẻ lớn chứng cứ cũng ghi nhận đa số các nghiên cứu có
cỡ mẫu nhỏ < 300, phương pháp nghiên cứu thay đổi nhiều nên
thông tin về sức khỏe của trẻ bị giới hạn, biểu hiên lâm sàng tìm
thấy không rõ ràng.
Tại Việt Nam về vấn đề này chỉ có nghiên cứu duy nhất
thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2005, nghiên cứu không
tính cỡ mẫu và không nhóm chứng.
1.3 Chứng cứ về sự phát triển thể chất của trẻ TTON
Yếu hơn tự nhiên Không yếu hơn trẻ tự nhiên
Trẻ TTON cân nặng nhẹ hơn Không có sự khác biệt cân
trẻ tự nhiên giai đn 0-3 tuổi nặng, chiều cao giữa hai nhóm
(Koivurova 2003) (Woldringh 2011, Knoester
2008, Ludwig 2006,
Trẻ TTON cao hơn trẻ tự Wennerholm 1998)
nhiên (Miles 2007)
Tại Việt Nam, hiên nay vẫn chưa có nghiên cứu công bố
về sự phát triển thể chất của trẻ TTON.
1.4 Công cụ tầm soát và đánh giá khách quan sự phát triển
tâm vận động trẻ em giai đoạn 0-3 tuổi tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc sử dụng đa dạng các bộ công cụ sàng
lọc và thang đánh giá phát triển tiêu chuẩn còn gặp rất nhiều
hạn chế do những điều kiện khách quan và chủ quan. Hiện nay
đã có một số bộ công cụ và thang đánh giá ở nước ngoài được
.
.
thích nghi chuẩn hóa hoặc Việt hóa để sử dụng tại nước ta.
Nhằm phát hiện và can thiệp sớm cũng như lượng giá được sự
tiến triển trong các rối loạn phát triển ở trẻ, một số trắc nghiệm,
thang đo, bảng hỏi đã và đang được sử dụng trong thực hành
lâm sàng tâm lý tại Việt Nam cho trẻ 0-3 tuổi. Mỗi một công cụ
sẽ có những đặc tính khác nhau. Revised Brunet-Lézine là công
cụ khả thi hiện tại dùng để khảo sát sức khỏe tâm thần-vận động
bé.
Bảng: Tóm tắt đặc tính các công cụ khảo sát TTVĐ trẻ
Công ASQ DENVER Bayley- Vineland- Revised
cụ/đặc III II Brunet-
tính Lézine
Sàng lọc + + - - -
Lượng _ _ + + +
giá phát
triển
Tính tuổi _ _ + - +
phát triển
Khám _ + + - +
trực tiếp
Chuẩn Chưa + Chưa Thích +
hóa trẻ xong nghi
VN
Có đội Chưa + Chưa Chưa +
ngũ chính
chuyên thức
nghiệp
.
.
Thực Chưa Không Chưa Chưa +
hành tại còn
đơn vị
đầu
ngành
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu.
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI trong chương trình HTSS và
trẻ sinh ra bằng phương pháp tự nhiên từ 5-30 tháng tuổi, chọn
theo phương pháp trong nghiên cứu đoàn hệ, được khám từ
2016-2018 tại Bệnh viện Từ Dũ, không phân biệt giới tính, ở
TPHCM.
2.3 Cỡ mẫu
Dựa trên công thức để xác định sự khác biệt trung bình giữa
hai nhóm độc lập, cỡ mãu tối thiểu là 800 (n = 400 cho mỗi
nhóm) để đáp ứng năng lực mẫu.
2.4 Tiêu chuẩn nhận mẫu
Nhóm TTON Nhóm tự nhiên
Nằm trong độ tuổi 5-30 Nằm trong độ tuổi 5-30
tháng tháng
Tuổi thai lúc sinh ≥ 37 tuần Tuổi thai lúc sinh ≥37 tuần
Đơn thai Đơn thai
Không nhẹ cân lúc sinh (≥ Không nhẹ cân lúc sinh (≥
.
.
2500g) 2500g)
Trẻ được mang thai bằng Trẻ thụ thai tự nhiên (không
phương pháp ICSI với noãn dùng bất kỳ biện pháp hỗ trợ
trưởng thành tại Bệnh viện sinh sản nào), sinh từ 2014
Từ Dũ, sinh từ 2014.
2.5 Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ
o Bệnh lý trong thai kỳ
o Biến chứng trong khi sinh
o Mắc bệnh truyền nhiễm
o Bị chấn thương sau sinh
o Có chỉ số apgar thấp hay bất cứ lý do gì phải
gửi dưỡng nhi
Mẹ
o Tiền căn bệnh lý nội ngoại khoa
o Mắc bệnh do thai kỳ
o Có rượu, thuốc lá, chất gây nghiện
o Sức khỏe tâm thần
o Không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.6 Biến số nghiên cứu
Biến số nền: tuổi mẹ/ba, trình độ học vấn mẹ/ba, nghề
nghiệp mẹ/ba, tình trạng kinh tế, hôn nhân, …
Biến số độc lập: nghiện rượu, số con hiện có, cách sinh,
giới tính trẻ, tuổi thai lúc sinh, bé có chích ngừa, chăm sóc bé,
…
.
.
Biến số phụ thuộc: chỉ số phát triển vận động thô, chỉ số
phát triển vận động phối hợp, chỉ số phát triển ngôn ngữ, chỉ số
phát triển về cá nhân-xã hội, chỉ số phát triển vận động chung,
cân nặng, chiều cao, dư cân béo phì, suy dinh dưỡng trung bình
nặng, …
2.7 Phƣơng pháp tiến hành
2.7.1. Chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn
Nhóm TTON
Trên tập tin excel trẻ TTON sinh sống từ năm 2014 của
khoa Hiếm Muộn, chúng tôi lọc các bé thỏa tiêu chuẩn nhận
mẫu thai đủ tháng, đơn thai. Danh sách bé được xếp theo thứ tự
thời gian nhập số liệu. Chọn ngẫu nhiên đơn bằng phần mềm
excel 460 bé (400 bé chính thức và 60 bé dự bị). Danh sách
chúng tôi có được bao gồm các bé phân bổ trong 5 nhóm tuổi:
5-8 tháng, 8-12 tháng, 12-18 tháng, 18-24 tháng và > 24 tháng.
Đây là các nhóm tuổi thể hiện các cột mốc thay đổi quan trọng
trong sự phát triển tâm thần vận động của bé trong 3 năm đầu
đời.
Lần lượt gọi điện thoại tư vấn về chương trình khám và
gửi thư mời tới khám theo từng nhóm tuổi, hoàn tất khám nhóm
này sẽ sang nhóm khác. Thu thập lấy mẫu bé TTON theo từng
nhóm tuổi cho đến khi hoàn tất vào các sáng ngày thứ 2, thứ 4
trong tuần.
Nhóm tự nhiên
.
.
Chọn ngẫu nhiên theo hồ sơ khám trong ngày.
Nếu như ngày hôm trước, ngày thứ 2, có X bé TTON
trong nhóm tuổi Y được khám tâm thần vận động, thì sáng thứ
3, nghiên cứu viên sẽ có mặt ở phòng khám trẻ Bệnh viện Từ
Dũ lúc 7 giờ sáng thu nhận toàn bộ hồ sơ có bé khám trong tiêu
chuẩn chọn mẫu và có tuổi tháng cùng với tuổi tháng của bé
TTON được khám của ngày trước. Bé nhóm tự nhiên được thu
thập toàn bộ cùng nhóm tuổi của bé nhóm TTON ngày hôm
trước. Thu thập lấy mẫu bé tự nhiên vào sáng thứ 3 và thứ 5
trong tuần.
2.7.2. Phỏng vấn và khám thử
2.7.3. Kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của trắc
nghiệm Revised Brunet-Lézine trong môi trƣờng Bệnh viện
Từ Dũ. Dùng một nghiên cứu dẫn đường với thiết kế
nghiên cứu là thử nghiệm bộ trắc nghiệm (Pretest-Posttest)
2.7.4. Tổ chức, triển khai khám (phỏng vấn theo bảng
câu hỏi, thực hiện cân, đo và khám bằng bộ công cụ
Revised Brunet-Lézine
2.8 Thu thập và xử lý số liệu
Công cụ thu thập số liệu gồm
Bộ công cụ trắc nghiệm Revised Brunet-Lézine, đã
được chuẩn hóa và có quyết định sử dụng thăm khám tâm
lý trẻ tại Bệnh viện Tâm Thần TPHCM.
Bảng thu thập thông tin sản khoa và đặc điểm kinh
tế-văn hóa-xã hội
.
.
Hồ sơ TTON
Hình thức thu thập: hỏi và khám trực tiếp
Trẻ được khám và đánh giá tâm thần vận động (với chỉ số phát
triển QD: trung bình 100, <85 không bình thường, <70 chậm
phát triển) bởi một đội ngũ chuyên nghiệp của khoa tâm lý
Bệnh viện Tâm Thần TPHCM, nơi hiện đang sử dụng bộ công
cụ Revised Brunet-Lézine hàng ngày để khám trẻ.
Dữ liệu được thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS. Thực hiện so sánh đặc điểm của cha mẹ và bé trước khi
bước vào phân tích. Nếu có nhiều đặc điểm khác biệt sẽ sử dụng
phương pháp phân tích propensity score matching (PSM) bắt
cặp nhiều yếu tố để giảm sai lệch và các yếu tố gây nhiễu.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc điểm các nhóm sau khi đã bắt cặp theo PSM
(n=842)
Đặc điểm TTON (N=421) TTTN (N=421) P*
Tuổi bé theo tháng 12,4±7,1 12,9±7 0,297
Tuổi mẹ lúc sinh 33,2±4,2 34,1±5,7 0,135
Giới tính trẻ 0,534
Gái 231 (54,9%) 222 (52,7%)
Trai 190 (45,1%) 199 (47,3%)
Nghề mẹ 0,226
Công nhân viên 164 (39,0%) 155 (36,8%)
.
.
Đặc điểm TTON (N=421) TTTN (N=421) P*
Nội trợ 140 (33,3%) 147 (34,9%)
Công nhân 52 (12,3%) 38 (9,1%)
Buôn bán-dịch vụ 65 (15,4%) 81 (19,2%)
Địa chỉ 0,061
Thành phố 222 (52,7%) 249 (59,1%)
Khác 199 (47,3%) 172 (40,9%)
Học vấn mẹ 0,448
≤ Cấp 3 216 (51,3%) 227 (53,9%)
Cao đẳng, đại học 205 (48,7%) 194 (46,1%)
Kinh tế 0,143
Khó khăn 61 (14,5%) 46 (10,9%)
Đủ sống 227 (53,9%) 220 (52,3%)
Dư dả 133 (31,6%) 155 (36,8%)
* 2
Pair t test hay kiểm định ᵡ McNemar
Nhận xét: Do có nhiều sự khác nhau về đặc điểm của ba mẹ và
của trẻ giữa 2 nhóm, vì vậy cần sử dụng phương pháp PSM bắt
cặp theo điểm khuynh hướng của các yếu tố để có 2 nhóm
tương đồng. Kết quả sau khi bắt cặp, nhóm TTON và nhóm
TTTN (thụ thai tự nhiên) mỗi nhóm chỉ còn 421 trẻ (so với kết
quả thu thập ban đầu là 426 trẻ TTON và 509 trẻ TTTN) và 2
.
.
nhóm tương đồng với nhau về các đặc điểm yếu tố của trẻ (giới
tính trẻ, tuổi của trẻ và cân nặng lúc sinh); yếu tố của mẹ (học
vấn của mẹ và nghề nghiệp mẹ) và yếu tố kinh tế xã hội (đặc
điểm kinh tế và nơi cư ngụ). Giá trị p so sánh các yếu tố này
giữa 2 nhóm TTON và TTTN đều lớn hơn 0,05. Yếu tố có sự
khác biệt nhiều nhất là nơi cư ngụ (p=0,061). Vì đây là bắt cặp
theo PSM nên giữa 2 nhóm có sự tương đồng mà không giống
hệt nhau về các đặc điểm này (thí dụ như số trẻ trai ở nhóm
TTON là 190 và ở nhóm TTTN là 199).
Bảng 3.2. So sánh trung bình các chỉ số phát triển về tâm
thần vận động giữa nhóm TTON và TTTN
Revised Brunet- TTON TTTN P*
Lézine (N=421) (N=421)
Tư thế vận động: 106,6±9,9 104,7±9,6 0,01
(40 đề mục)
Phối hợp: 100,4±9,7 100,4±8,9 0,923
(54 đề mục)
Ngôn ngữ: 103,2±10,6 101,1±9,8 <0,001
(30 đề mục)
Thích ứng xã hội: 102,8±11,7 103,4±9,4 0,314
(26 đề mục)
Chung 103,2±7,8 102,3±6,8 0,125
*
Pair t test
.
.
Nhận xét: Điểm trung bình QD phối hợp, thích ứng xã hội
và QD chung của 2 nhóm không có sự khác biệt (p>0,05)
nhưng điểm số tư thế (P<0,05) và điểm số ngôn ngữ
(P<0,05) ở trẻ TTON cao hơn trẻ TTTN có ý nghĩa thống
kê.
Bảng 3.3. So sánh bắt cặp về mức độ khác biệt về tâm thần
vận động giữa trẻ TTON và trẻ TTTN (ở ngƣỡng cắt 85)
Revised Brunet-Lézine P*
Tƣ thế vận động TTTN 0,302
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 10
Bình thường 5 406
Phối hợp TTTN 0,049
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 25
Bình thường 12 384
Ngôn ngữ TTTN 0,030
Thấp Bình thường
TTON Thấp 2 25
Bình thường 11 383
Thích ứng xã hội TTTN 0,055
.
.
Revised Brunet-Lézine P*
Thấp Bình thường
TTON Thấp 1 26
Bình thường 13 381
Chung TTTN 1
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 4
Bình thường 3 414
*
Kiểm định ᵡ McNemar
2
Nhận xét: Tỉ lệ phát triển chung thấp ở 2 nhóm không có sự
khác biệt (p>0,05) nhưng tỉ lệ có điểm số thấp ở nhóm TTON
cao hơn nhóm TTTN có ý ngĩa thống kê ở phần phối hợp gấp
2,1 lần (p<0,05) và ở phần ngôn ngữ gấp 2,2 lần (p<0,05).
Biểu đồ 3.1. So sánh sự khác biệt về tỉ lệ điểm có mức độ
phát triển thấp (<85) ở lĩnh vực phối hợp theo nhóm tuổi
giữa hai nhóm TTON và thai tự nhiên
.
.
Nhận xét: Có sự khác biệt về tỉ lệ bị điểm số phối hợp thấp
giữa 2 nhóm. Ở nhóm TTON có nguy cơ có tỉ lệ điểm số phối
hợp thấp (<85) gấp 2,16 lần so với nhóm có TTTN [KTC 95%
1,11- 4,21]. Không có tính dị chất của sự khác biệt này khi xét
phân tầng tuổi (p dị chất là 0,72). Vậy đặc tính nhóm tuổi không
liên quan tới tác động riêng cho sự khác biệt phối hợp giữa
TTON và TTTN.
Biểu đồ 3.2. So sánh sự khác biệt về tỉ lệ có mức độ phát
triển thấp (<85) ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ theo nhóm
tuổi giữa hai nhóm TTON và thai tự nhiên
Nhận xét: Có sự khác biệt về tỉ lệ bị điểm số ngôn ngữ thấp
giữa 2 nhóm. Ở nhóm TTON có nguy cơ có tỉ lệ điểm số ngôn
ngữ thấp (<85) gấp 2,15 lần so với nhóm có TTTN [KTC 95%
1,15 -4,01]. Không có tính dị chất của sự khác biệt này khi xét
phân tầng tuổi (p dị chất là 0,56). Vậy đặc tính nhóm tuổi không
liên quan tới tác động riêng cho sự khác biệt ngôn ngữ giữa
TTON và TTTN.
.
.
Bảng 3.4. So sánh bắt cặp về mức độ khác biệt về tâm thần
vận động giữa trẻ TTON và trẻ TTTN (ở ngƣỡng cắt 70)
Revised Brunet-Lézine P*
Tƣ thế vận động TTTN 1
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 1
Bình thường 0 420
Phối hợp TTTN 0,479
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 2
Bình thường 0 419
Ngôn ngữ TTTN 0,479
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 0
Bình thường 2 419
Thích ứng xã hội TTTN Na
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 0
Bình thường 0 421
.
.
Revised Brunet-Lézine P*
Chung TTTN Na
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 0
Bình thường 0 421
*
Kiểm định ᵡ2 McNemar
Nhận xét: Tại điểm cắt QD 70 chia hành hai nhóm: nhóm chậm
phát triển (QD <70) và nhóm không chậm phát triển (QD ≥70),
nhận thấy:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các lĩnh vực
phát triển tư thế vận động, phối hợp, ngôn ngữ, thích ứng xã hội
và sự phát triển toàn thể về sự chậm phát triển bệnh lý khi so
sánh bắt cặp giữa hai nhóm TTON và TTTN.
Bảng 3.5. So sánh phát triển thể chất giữa trẻ TTON và trẻ
TTTN
Chỉ số phát triển thể TTON TTTN P*
chất (N=421) (N=421)
Cân nặng (kg) 9,66±2,29 9,64±1,97 0,903
Chiều cao (cm2) 74,7±7,7 74,6±6,9 0,733
zBMI 0,29±1,35 0,39±1,68 0,389
Dư cân-béo phì 0,331
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MINH CHÂU
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG
CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ
CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SINH SẢN VỚI TRẺ SINH
RA DO MANG THAI TỰ NHIÊN
Ngành: Sản Phụ Khoa
Mã số: 62.72.01.31
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS. NGÔ MINH XUÂN
2 PGS.TS. VÕ MINH TUẤN
Phản biện 1: GS.TS. Trần Thị Lợi
Đại học Quốc gia TP.HCM
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Hùng Việt
Trường Đại học Y Dược Huế
Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Văn Dũng
Đại học Y Dược TP.HCM
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
vào hồi 13 giờ 30 ngày 09 tháng 01 năm 2020
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM
.
.
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Lý do và tính cần thiết của nghiên cứu
Hỗ trợ sinh sản (HTSS) là giải pháp hữu hiệu cho các cặp
vợ chồng hiếm muộn , dữ liệu cho thấy đến năm 2010, đã có
hơn phân nửa quốc gia của thế giới đã phát triển dịch vụ thụ
tinh trong ống nghiệm (TTON) và đã có hơn 4 triệu em bé ra
đời bằng phương pháp này. Tuy nhiên, TTON là giải pháp can
thiệp vào sự sống. Nếu như trong tự nhiên để thụ tinh, tinh
trùng phải tự bơi đến kết hợp với noãn thì trong điều trị TTON
tinh trùng có thể được bắt bằng kim đâm xuyên vào noãn (kỹ
thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn). Chính vì vậy sau
TTON có nhiều vấn đề cần quan tâm như: bất thường di truyền,
sanh non, các vấn đề tiền sản, chậm phát triển, …
Năm 1998, kết quả một nghiên cứu được công bố, trong
đó chỉ số phát triển tâm thần ở nhóm trẻ tiêm tinh trùng vào bào
tương noãn (ICSI) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
mang thai thụ thai tự nhiên [ICSI 95,9 (SD 10,7)], tự nhiên
102.5 (SD 7,5), p<0,0001), 17% bé điều trị bằng ICSI chậm
phát triển tâm thần nặng hoặc nhẹ so với tỉ lệ này là 2% bé điều
trị bằng TTON cổ điển (IVF) và 1% bé thụ thai tự nhiên và sự
khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Tuy nhiên,
Place và cộng sự báo cáo kết quả tâm vận động và phát triển trí
tuệ của bé thụ thai bằng phương pháp ICSI tương tự với bé IVF
và bé mang thai tự nhiên.
.
.
Tại Việt Nam, chương trình TTON bắt đầu từ năm 1997,
đến nay có đến 34 trung tâm TTON ra đời. Hơn 20 năm trôi
qua, hiện nay chúng ta đã có thể làm được hầu hết các kỹ thuật
tiên tiến trên thế giới trong lãnh vực HTSS với tỉ lệ thành công
ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn thường được
bệnh nhân đặt ra trên thực tế là “Có sự khác biệt nào giữa thai
tự nhiên và thai TTON không?”. Hay em bé TTON có phát
triển bình thường không?” Liên quan đến vấn đề này, tại Việt
Nam chỉ có một nghiên cứu công bố năm 2005. Ngày nay, trong
một nền TTON hiện đại, việc thực hiện một nghiên cứu với cỡ
mẫu lớn, thiết kế chặt chẽ để có thể trả lời câu hỏi này tại Việt
Nam là rất cần thiết. Thứ nhất đây là nhu cầu thực tiễn cần biết
của bệnh nhân, chuyên gia điều trị, và cộng đồng chăm sóc sức
khỏe. Thứ hai, TTON hiện đại đã khác với TTON ban đầu nhờ
ứng dụng nhiều kỹ thuật can thiệp một cách rộng rãi. Thứ ba, có
nhiều thời điểm để nghiên cứu trẻ nhưng ba năm đầu đời là
khoảng thời gian rất quan trọng cho sự phát triển của não, việc
phát hiện nguy cơ trẻ chậm phát triển và can thiệp sớm có thể
sữa chữa hoặc cải thiện khả năng phát triển của trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính
So sánh sự phát triển tâm thần-vận động (TTVĐ) ở trẻ
đơn thai, đủ tháng giữa nhóm sinh ra từ chương trình hỗ trợ sinh
sản với nhóm mang thai tự nhiên từ 5-30 tháng tuổi tại Bệnh
viện Từ Dũ.
.
.
Mục tiêu phụ
So sánh các chỉ số về thể chất ở trẻ đơn thai, đủ tháng
giữa nhóm sinh ra từ chương trình hỗ trợ sinh sản với nhóm
mang thai tự nhiên từ 5-30 tháng tuổi tại Bệnh viện Từ Dũ.
Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận
và thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu sẽ trả lời cho mối quan tâm cộng
đồng về sức khỏe của các bé TTON, giúp tư vấn cho bệnh nhân
trước khi điều trị hiếm muộn với các dữ liệu khoa học thực tế
tại Việt Nam.
Bố cục luận án
Luận án dài 106 trang, đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
3 trang, tổng quan tài liệu 36 trang, đối tượng và phương pháp
15 trang, kết quả 19 trang (phụ lục kết quả 21 trang), bàn luận
31 trang, kết luận và kiến nghị 2 trang. Luận án có 18 bảng, 3
hình, 2 sơ đồ và 2 biểu đồ.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 TTON và sự phát triển chuyên ngành này tại Việt Nam
HTSS được định nghĩa là bao gồm tất cả các phương
cách điều trị hiếm muộn liên quan đến xử lý cả noãn và tinh
trùng, cụ thể như lấy noãn ra khỏi cơ thể, kết hợp tinh trùng
trong lab tạo phôi, đưa phôi vào cơ thể người nữ… Không bao
gồm các kỹ thuật chỉ xử lý tinh trùng hoặc dùng thuốc kích
thích mà không chọc hút noãn. Riêng TTON là kĩ thuật thực
hiện thụ tinh bên ngoài cơ thể, có thể ứng dụng cho noãn và tinh
.
.
trùng tự thân của vợ và chồng hoặc noãn cho, hoặc tinh trùng
cho hoặc cả hai. Việc ứng dụng điều trị bằng phương pháp
TTON có thể giúp chúng ta giải quyết được nhiều nguyên nhân
hiếm muộn thay vì chỉ giải quyết tình trạng hiếm muộn do tắc
nghẽn hai vòi trứng như sự mong muốn ban đầu khi TTON ra
đời.
Tại Việt Nam, chương trình TTON bắt đầu được thực
hiện từ 1997. Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị đầu tiên trong cả nước
thực hiện kỹ thuật HTSS và cũng là một trong những trung tâm
TTON lớn nhất Việt Nam với hơn 60 ngàn lượt khám và 2000-
2500 chu kỳ điều trị TTON (số liệu Bệnh viện Từ Dũ) mỗi năm.
Và tại Việt Nam, từ một trung tâm TTON ban đầu (1997), hiện
nay đã có 34 trung tâm TTON trên toàn quốc với 17 trung tâm
ở miền Bắc, 6 trung tâm ở miền Trung và 11 trung tâm ở miền
Nam. Lịch sử và các kỹ thuật HTSS thực hiện tại Bệnh viện Từ
Dũ cho thấy ở Việt Nam, HTSS phát triển khá nhanh và chúng
ta đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới
trong lãnh vực HTSS.
1.2 Chứng cứ liên quan đến sức khỏe tâm thần của
trẻ điều trị HTSS
Yếu hơn tự nhiên Không yếu hơn trẻ tự nhiên
Bowen, Gibson et al. 1998, Úc Place and Englert 2003 Bỉ
Knoester, Helmerhorst et al. Bonduelle, Ponjaert et al. 2003
2008, Hà Lan Bỉ
Agarwal et al 2005, Singapore
.
.
Hart et al 2013, Úc
Đối với trẻ lớn chứng cứ cũng ghi nhận đa số các nghiên cứu có
cỡ mẫu nhỏ < 300, phương pháp nghiên cứu thay đổi nhiều nên
thông tin về sức khỏe của trẻ bị giới hạn, biểu hiên lâm sàng tìm
thấy không rõ ràng.
Tại Việt Nam về vấn đề này chỉ có nghiên cứu duy nhất
thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2005, nghiên cứu không
tính cỡ mẫu và không nhóm chứng.
1.3 Chứng cứ về sự phát triển thể chất của trẻ TTON
Yếu hơn tự nhiên Không yếu hơn trẻ tự nhiên
Trẻ TTON cân nặng nhẹ hơn Không có sự khác biệt cân
trẻ tự nhiên giai đn 0-3 tuổi nặng, chiều cao giữa hai nhóm
(Koivurova 2003) (Woldringh 2011, Knoester
2008, Ludwig 2006,
Trẻ TTON cao hơn trẻ tự Wennerholm 1998)
nhiên (Miles 2007)
Tại Việt Nam, hiên nay vẫn chưa có nghiên cứu công bố
về sự phát triển thể chất của trẻ TTON.
1.4 Công cụ tầm soát và đánh giá khách quan sự phát triển
tâm vận động trẻ em giai đoạn 0-3 tuổi tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc sử dụng đa dạng các bộ công cụ sàng
lọc và thang đánh giá phát triển tiêu chuẩn còn gặp rất nhiều
hạn chế do những điều kiện khách quan và chủ quan. Hiện nay
đã có một số bộ công cụ và thang đánh giá ở nước ngoài được
.
.
thích nghi chuẩn hóa hoặc Việt hóa để sử dụng tại nước ta.
Nhằm phát hiện và can thiệp sớm cũng như lượng giá được sự
tiến triển trong các rối loạn phát triển ở trẻ, một số trắc nghiệm,
thang đo, bảng hỏi đã và đang được sử dụng trong thực hành
lâm sàng tâm lý tại Việt Nam cho trẻ 0-3 tuổi. Mỗi một công cụ
sẽ có những đặc tính khác nhau. Revised Brunet-Lézine là công
cụ khả thi hiện tại dùng để khảo sát sức khỏe tâm thần-vận động
bé.
Bảng: Tóm tắt đặc tính các công cụ khảo sát TTVĐ trẻ
Công ASQ DENVER Bayley- Vineland- Revised
cụ/đặc III II Brunet-
tính Lézine
Sàng lọc + + - - -
Lượng _ _ + + +
giá phát
triển
Tính tuổi _ _ + - +
phát triển
Khám _ + + - +
trực tiếp
Chuẩn Chưa + Chưa Thích +
hóa trẻ xong nghi
VN
Có đội Chưa + Chưa Chưa +
ngũ chính
chuyên thức
nghiệp
.
.
Thực Chưa Không Chưa Chưa +
hành tại còn
đơn vị
đầu
ngành
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu.
2.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Trẻ sinh ra từ kỹ thuật ICSI trong chương trình HTSS và
trẻ sinh ra bằng phương pháp tự nhiên từ 5-30 tháng tuổi, chọn
theo phương pháp trong nghiên cứu đoàn hệ, được khám từ
2016-2018 tại Bệnh viện Từ Dũ, không phân biệt giới tính, ở
TPHCM.
2.3 Cỡ mẫu
Dựa trên công thức để xác định sự khác biệt trung bình giữa
hai nhóm độc lập, cỡ mãu tối thiểu là 800 (n = 400 cho mỗi
nhóm) để đáp ứng năng lực mẫu.
2.4 Tiêu chuẩn nhận mẫu
Nhóm TTON Nhóm tự nhiên
Nằm trong độ tuổi 5-30 Nằm trong độ tuổi 5-30
tháng tháng
Tuổi thai lúc sinh ≥ 37 tuần Tuổi thai lúc sinh ≥37 tuần
Đơn thai Đơn thai
Không nhẹ cân lúc sinh (≥ Không nhẹ cân lúc sinh (≥
.
.
2500g) 2500g)
Trẻ được mang thai bằng Trẻ thụ thai tự nhiên (không
phương pháp ICSI với noãn dùng bất kỳ biện pháp hỗ trợ
trưởng thành tại Bệnh viện sinh sản nào), sinh từ 2014
Từ Dũ, sinh từ 2014.
2.5 Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ
o Bệnh lý trong thai kỳ
o Biến chứng trong khi sinh
o Mắc bệnh truyền nhiễm
o Bị chấn thương sau sinh
o Có chỉ số apgar thấp hay bất cứ lý do gì phải
gửi dưỡng nhi
Mẹ
o Tiền căn bệnh lý nội ngoại khoa
o Mắc bệnh do thai kỳ
o Có rượu, thuốc lá, chất gây nghiện
o Sức khỏe tâm thần
o Không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.6 Biến số nghiên cứu
Biến số nền: tuổi mẹ/ba, trình độ học vấn mẹ/ba, nghề
nghiệp mẹ/ba, tình trạng kinh tế, hôn nhân, …
Biến số độc lập: nghiện rượu, số con hiện có, cách sinh,
giới tính trẻ, tuổi thai lúc sinh, bé có chích ngừa, chăm sóc bé,
…
.
.
Biến số phụ thuộc: chỉ số phát triển vận động thô, chỉ số
phát triển vận động phối hợp, chỉ số phát triển ngôn ngữ, chỉ số
phát triển về cá nhân-xã hội, chỉ số phát triển vận động chung,
cân nặng, chiều cao, dư cân béo phì, suy dinh dưỡng trung bình
nặng, …
2.7 Phƣơng pháp tiến hành
2.7.1. Chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn
Nhóm TTON
Trên tập tin excel trẻ TTON sinh sống từ năm 2014 của
khoa Hiếm Muộn, chúng tôi lọc các bé thỏa tiêu chuẩn nhận
mẫu thai đủ tháng, đơn thai. Danh sách bé được xếp theo thứ tự
thời gian nhập số liệu. Chọn ngẫu nhiên đơn bằng phần mềm
excel 460 bé (400 bé chính thức và 60 bé dự bị). Danh sách
chúng tôi có được bao gồm các bé phân bổ trong 5 nhóm tuổi:
5-8 tháng, 8-12 tháng, 12-18 tháng, 18-24 tháng và > 24 tháng.
Đây là các nhóm tuổi thể hiện các cột mốc thay đổi quan trọng
trong sự phát triển tâm thần vận động của bé trong 3 năm đầu
đời.
Lần lượt gọi điện thoại tư vấn về chương trình khám và
gửi thư mời tới khám theo từng nhóm tuổi, hoàn tất khám nhóm
này sẽ sang nhóm khác. Thu thập lấy mẫu bé TTON theo từng
nhóm tuổi cho đến khi hoàn tất vào các sáng ngày thứ 2, thứ 4
trong tuần.
Nhóm tự nhiên
.
.
Chọn ngẫu nhiên theo hồ sơ khám trong ngày.
Nếu như ngày hôm trước, ngày thứ 2, có X bé TTON
trong nhóm tuổi Y được khám tâm thần vận động, thì sáng thứ
3, nghiên cứu viên sẽ có mặt ở phòng khám trẻ Bệnh viện Từ
Dũ lúc 7 giờ sáng thu nhận toàn bộ hồ sơ có bé khám trong tiêu
chuẩn chọn mẫu và có tuổi tháng cùng với tuổi tháng của bé
TTON được khám của ngày trước. Bé nhóm tự nhiên được thu
thập toàn bộ cùng nhóm tuổi của bé nhóm TTON ngày hôm
trước. Thu thập lấy mẫu bé tự nhiên vào sáng thứ 3 và thứ 5
trong tuần.
2.7.2. Phỏng vấn và khám thử
2.7.3. Kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của trắc
nghiệm Revised Brunet-Lézine trong môi trƣờng Bệnh viện
Từ Dũ. Dùng một nghiên cứu dẫn đường với thiết kế
nghiên cứu là thử nghiệm bộ trắc nghiệm (Pretest-Posttest)
2.7.4. Tổ chức, triển khai khám (phỏng vấn theo bảng
câu hỏi, thực hiện cân, đo và khám bằng bộ công cụ
Revised Brunet-Lézine
2.8 Thu thập và xử lý số liệu
Công cụ thu thập số liệu gồm
Bộ công cụ trắc nghiệm Revised Brunet-Lézine, đã
được chuẩn hóa và có quyết định sử dụng thăm khám tâm
lý trẻ tại Bệnh viện Tâm Thần TPHCM.
Bảng thu thập thông tin sản khoa và đặc điểm kinh
tế-văn hóa-xã hội
.
.
Hồ sơ TTON
Hình thức thu thập: hỏi và khám trực tiếp
Trẻ được khám và đánh giá tâm thần vận động (với chỉ số phát
triển QD: trung bình 100, <85 không bình thường, <70 chậm
phát triển) bởi một đội ngũ chuyên nghiệp của khoa tâm lý
Bệnh viện Tâm Thần TPHCM, nơi hiện đang sử dụng bộ công
cụ Revised Brunet-Lézine hàng ngày để khám trẻ.
Dữ liệu được thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS. Thực hiện so sánh đặc điểm của cha mẹ và bé trước khi
bước vào phân tích. Nếu có nhiều đặc điểm khác biệt sẽ sử dụng
phương pháp phân tích propensity score matching (PSM) bắt
cặp nhiều yếu tố để giảm sai lệch và các yếu tố gây nhiễu.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc điểm các nhóm sau khi đã bắt cặp theo PSM
(n=842)
Đặc điểm TTON (N=421) TTTN (N=421) P*
Tuổi bé theo tháng 12,4±7,1 12,9±7 0,297
Tuổi mẹ lúc sinh 33,2±4,2 34,1±5,7 0,135
Giới tính trẻ 0,534
Gái 231 (54,9%) 222 (52,7%)
Trai 190 (45,1%) 199 (47,3%)
Nghề mẹ 0,226
Công nhân viên 164 (39,0%) 155 (36,8%)
.
.
Đặc điểm TTON (N=421) TTTN (N=421) P*
Nội trợ 140 (33,3%) 147 (34,9%)
Công nhân 52 (12,3%) 38 (9,1%)
Buôn bán-dịch vụ 65 (15,4%) 81 (19,2%)
Địa chỉ 0,061
Thành phố 222 (52,7%) 249 (59,1%)
Khác 199 (47,3%) 172 (40,9%)
Học vấn mẹ 0,448
≤ Cấp 3 216 (51,3%) 227 (53,9%)
Cao đẳng, đại học 205 (48,7%) 194 (46,1%)
Kinh tế 0,143
Khó khăn 61 (14,5%) 46 (10,9%)
Đủ sống 227 (53,9%) 220 (52,3%)
Dư dả 133 (31,6%) 155 (36,8%)
* 2
Pair t test hay kiểm định ᵡ McNemar
Nhận xét: Do có nhiều sự khác nhau về đặc điểm của ba mẹ và
của trẻ giữa 2 nhóm, vì vậy cần sử dụng phương pháp PSM bắt
cặp theo điểm khuynh hướng của các yếu tố để có 2 nhóm
tương đồng. Kết quả sau khi bắt cặp, nhóm TTON và nhóm
TTTN (thụ thai tự nhiên) mỗi nhóm chỉ còn 421 trẻ (so với kết
quả thu thập ban đầu là 426 trẻ TTON và 509 trẻ TTTN) và 2
.
.
nhóm tương đồng với nhau về các đặc điểm yếu tố của trẻ (giới
tính trẻ, tuổi của trẻ và cân nặng lúc sinh); yếu tố của mẹ (học
vấn của mẹ và nghề nghiệp mẹ) và yếu tố kinh tế xã hội (đặc
điểm kinh tế và nơi cư ngụ). Giá trị p so sánh các yếu tố này
giữa 2 nhóm TTON và TTTN đều lớn hơn 0,05. Yếu tố có sự
khác biệt nhiều nhất là nơi cư ngụ (p=0,061). Vì đây là bắt cặp
theo PSM nên giữa 2 nhóm có sự tương đồng mà không giống
hệt nhau về các đặc điểm này (thí dụ như số trẻ trai ở nhóm
TTON là 190 và ở nhóm TTTN là 199).
Bảng 3.2. So sánh trung bình các chỉ số phát triển về tâm
thần vận động giữa nhóm TTON và TTTN
Revised Brunet- TTON TTTN P*
Lézine (N=421) (N=421)
Tư thế vận động: 106,6±9,9 104,7±9,6 0,01
(40 đề mục)
Phối hợp: 100,4±9,7 100,4±8,9 0,923
(54 đề mục)
Ngôn ngữ: 103,2±10,6 101,1±9,8 <0,001
(30 đề mục)
Thích ứng xã hội: 102,8±11,7 103,4±9,4 0,314
(26 đề mục)
Chung 103,2±7,8 102,3±6,8 0,125
*
Pair t test
.
.
Nhận xét: Điểm trung bình QD phối hợp, thích ứng xã hội
và QD chung của 2 nhóm không có sự khác biệt (p>0,05)
nhưng điểm số tư thế (P<0,05) và điểm số ngôn ngữ
(P<0,05) ở trẻ TTON cao hơn trẻ TTTN có ý nghĩa thống
kê.
Bảng 3.3. So sánh bắt cặp về mức độ khác biệt về tâm thần
vận động giữa trẻ TTON và trẻ TTTN (ở ngƣỡng cắt 85)
Revised Brunet-Lézine P*
Tƣ thế vận động TTTN 0,302
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 10
Bình thường 5 406
Phối hợp TTTN 0,049
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 25
Bình thường 12 384
Ngôn ngữ TTTN 0,030
Thấp Bình thường
TTON Thấp 2 25
Bình thường 11 383
Thích ứng xã hội TTTN 0,055
.
.
Revised Brunet-Lézine P*
Thấp Bình thường
TTON Thấp 1 26
Bình thường 13 381
Chung TTTN 1
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 4
Bình thường 3 414
*
Kiểm định ᵡ McNemar
2
Nhận xét: Tỉ lệ phát triển chung thấp ở 2 nhóm không có sự
khác biệt (p>0,05) nhưng tỉ lệ có điểm số thấp ở nhóm TTON
cao hơn nhóm TTTN có ý ngĩa thống kê ở phần phối hợp gấp
2,1 lần (p<0,05) và ở phần ngôn ngữ gấp 2,2 lần (p<0,05).
Biểu đồ 3.1. So sánh sự khác biệt về tỉ lệ điểm có mức độ
phát triển thấp (<85) ở lĩnh vực phối hợp theo nhóm tuổi
giữa hai nhóm TTON và thai tự nhiên
.
.
Nhận xét: Có sự khác biệt về tỉ lệ bị điểm số phối hợp thấp
giữa 2 nhóm. Ở nhóm TTON có nguy cơ có tỉ lệ điểm số phối
hợp thấp (<85) gấp 2,16 lần so với nhóm có TTTN [KTC 95%
1,11- 4,21]. Không có tính dị chất của sự khác biệt này khi xét
phân tầng tuổi (p dị chất là 0,72). Vậy đặc tính nhóm tuổi không
liên quan tới tác động riêng cho sự khác biệt phối hợp giữa
TTON và TTTN.
Biểu đồ 3.2. So sánh sự khác biệt về tỉ lệ có mức độ phát
triển thấp (<85) ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ theo nhóm
tuổi giữa hai nhóm TTON và thai tự nhiên
Nhận xét: Có sự khác biệt về tỉ lệ bị điểm số ngôn ngữ thấp
giữa 2 nhóm. Ở nhóm TTON có nguy cơ có tỉ lệ điểm số ngôn
ngữ thấp (<85) gấp 2,15 lần so với nhóm có TTTN [KTC 95%
1,15 -4,01]. Không có tính dị chất của sự khác biệt này khi xét
phân tầng tuổi (p dị chất là 0,56). Vậy đặc tính nhóm tuổi không
liên quan tới tác động riêng cho sự khác biệt ngôn ngữ giữa
TTON và TTTN.
.
.
Bảng 3.4. So sánh bắt cặp về mức độ khác biệt về tâm thần
vận động giữa trẻ TTON và trẻ TTTN (ở ngƣỡng cắt 70)
Revised Brunet-Lézine P*
Tƣ thế vận động TTTN 1
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 1
Bình thường 0 420
Phối hợp TTTN 0,479
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 2
Bình thường 0 419
Ngôn ngữ TTTN 0,479
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 0
Bình thường 2 419
Thích ứng xã hội TTTN Na
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 0
Bình thường 0 421
.
.
Revised Brunet-Lézine P*
Chung TTTN Na
Thấp Bình thường
TTON Thấp 0 0
Bình thường 0 421
*
Kiểm định ᵡ2 McNemar
Nhận xét: Tại điểm cắt QD 70 chia hành hai nhóm: nhóm chậm
phát triển (QD <70) và nhóm không chậm phát triển (QD ≥70),
nhận thấy:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các lĩnh vực
phát triển tư thế vận động, phối hợp, ngôn ngữ, thích ứng xã hội
và sự phát triển toàn thể về sự chậm phát triển bệnh lý khi so
sánh bắt cặp giữa hai nhóm TTON và TTTN.
Bảng 3.5. So sánh phát triển thể chất giữa trẻ TTON và trẻ
TTTN
Chỉ số phát triển thể TTON TTTN P*
chất (N=421) (N=421)
Cân nặng (kg) 9,66±2,29 9,64±1,97 0,903
Chiều cao (cm2) 74,7±7,7 74,6±6,9 0,733
zBMI 0,29±1,35 0,39±1,68 0,389
Dư cân-béo phì 0,331
.