So sánh hiệu quả của hóa xạ trị trước mổ với hóa xạ trị sau mổ trong điều trị ung thư trực tràng giai đoạn ii iii
- 27 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VƢƠNG NHẤT PHƢƠNG
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA HÓA-XẠ TRỊ TRƢỚC MỔ
VỚI HÓA-XẠ TRỊ SAU MỔ TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƢ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN II - III
Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa
Mã số: 62720125
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NĂM 2021
.
.
Công trình được nghiên cứu tại:
- Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại Học Y Dược TpHCM.
Người hướng dẫn khoa học:
1/ PGS.TS Cung Thị Tuyết Anh (HDC)
2/ PGS.TS Nguyễn Việt Thành (HDP)
Phản biện:
1/ PGS, TS Đoàn Hữu Nghị: Phản biện 1.
Đơn vị công tác: Bệnh viện E Hà Nội.
2/ PGS, TS Huỳnh Quyết Thắng: Phản biện 2.
Đơn vị công tác: ĐH Y Dược Cần Thơ.
3/ PGS, TS Bùi Chí Viết: Phản biện 3.
Đơn vị công tác: ĐH Y Dược TpHCM.
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại Đại học Y dược TpHCM ngày 29 tháng 12 năm 2020
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư trực tràng là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ
năm ở Việt Nam, và đứng hàng thứ ba ở Hoa Kỳ. Mỗi năm, gần
40.000 người được chẩn đoán bị bệnh này tại Hoa Kỳ.
Khó khăn lớn nhất trong điều trị bệnh này là giảm nguy cơ tái
phát tại chỗ nhưng vẫn có thể bảo tồn được chức năng cơ thắt để
nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. Kỹ thuật mổ cắt trọn mạc
treo trực tràng góp phần rất lớn trong việc giảm tái phát tại chỗ.Tuy
nhiên, khi bệnh ở giai đoạn II-III, nếu chỉ phẫu thuật đơn thuần, tỷ lệ
tái phát tại chỗ có thể lên đến 30%-40%.
Từ năm 1970, nhiều công trình nghiên cứu như GITSG 7175
(Gastrointestinal Tumor Study Group), NCCTG 79475 (North
Central Cancer Treatment Group), Mayo/ NCCTG, NSABP R-02
(National Surgical Adjuvant Breast and Bowel Project) đã chứng
minh hóa - xạ trị sau mổ có thể làm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ
đến 34%, đặc biệt đối với ung thư trực tràng giai đoạn II-III. Năm
1990, Viện ung thư quốc gia Hoa kỳ đã cho xuất bản “Bảng đồng
thuận trong điều trị ung thư trực tràng”, trong đó nêu rõ điều trị đa
mô thức là tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh này.
Cũng trong thời gian này, có những nghiên cứu tại Châu Âu
chọn phương pháp hóa- xạ đồng thời trước phẫu thuật cho thấy nhiều
ưu điểm hơn so với hóa- xạ trị sau mổ. Cơ sở của việc chọn lựa hóa-
xạ trị trước mổ là mô bướu trước phẫu thuật dồi dào oxy hơn nên
nhạy xạ hơn; ruột non ít sa xuống vùng chậu, sẽ ít bị chiếu xạ hơn do
trực tràng còn nguyên vẹn; tỷ lệ bảo tồn được cơ thắt hậu môn nhiều
hơn so với hóa- xạ trị đồng thời hậu phẫu. Thử nghiệm lâm sàng
CAO/ARO/AIO-94 tại Đức so sánh hóa- xạ trị đồng thời trước mổ
với hóa- xạ đồng thời sau mổ đã cho thấy hóa- xạ trị đồng thời trước
mổ giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ là 6% so với 13%; tuy nhiên hai
phương pháp này không khác nhau về sống còn toàn bộ.
Tại Việt Nam, nghiên cứu mô tả tiền cứu của tác giả Phạm
Cẩm Phương trên 65 bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn
được hóa- xạ trị trước mổ kết hợp phẫu thuật tại Bệnh viện K và
Bệnh viện Bạch Mai đã cho kết quả rất tốt: 9,2% bệnh nhân có đáp
ứng hoàn toàn, 93,1% bệnh nhân có giảm thể tích bướu, 53,8% bệnh
.
.
2
nhân được phẫu thuật tận gốc, 15,4% bệnh nhân được thực hiện phẫu
thuật bảo tồn cơ thắt.
Tại Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM, chúng tôi đã áp dụng
phẫu thuật kết hợp hóa - xạ trị sau phẫu thuật để điều trị bệnh ung
thư trực tràng giai đoạn II-III từ những năm 1990, và đã có kết quả
điều trị khá tốt: tỷ lệ tái phát tại chỗ sau hai năm là 7,3%, tỷ lệ phẫu
thuật tận gốc là 70%, tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ thắt là 40%. Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn muốn nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị. Với
những phương tiện điều trị cũng như nguồn nhân lực hiện có tại
Bệnh viện Ung bướu TpHCM, câu h i đặt ra là: “Phương pháp hóa-
xạ trị trước mổ kết hợp phẫu thuật có nâng cao tỉ lệ phẫu thuật tận
gốc, phẫu thuật bảo tồn cơ thắt và giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ cho bệnh
nhân ung thư trực tràng giữa và dưới giai đoạn II-III hay không?”
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. So sánh tỷ lệ phẫu thuật tận gốc của cả hai nhóm nghiên cứu:
hóa – xạ trị trước mổ và hóa – xạ trị sau mổ.
2. So sánh tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ thắt của cả hai nhóm
nghiên cứu.
3. So sánh mức độ khó khăn của phẫu thuật giữa hai nhóm
thông qua các biến số: thời gian phẫu thuật, lượng máu mất,
tai biến, biến chứng sau phẫu thuật.
4. So sánh tỷ lệ sống còn không bệnh, sống còn toàn bộ và tái
phát tại chỗ hai (02) năm của hai nhóm nghiên cứu.
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học
Ung thư đại – trực tràng là nguyên nhân chính gây tử vong
trên thế giới và chiếm 9% các loại ung thư hiện mắc. Theo ghi nhận
ung thư quần thể thế giới, ung thư đại – trực tràng là một trong
những loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam với 8.768 trường
hợp mới mắc hàng năm. Ung thư đại – trực tràng thường gặp ở nam
nhiều hơn ở nữ, bắt đầu xuất hiện sau 35 tuổi, tăng cao sau 50 tuổi.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp xuất hiện ở trẻ nh và thanh thiếu
niên. Tỉ lệ hiện mắc của ung thư đại trực tràng tăng 2% mỗi năm ở
nhóm trẻ hơn 50 tuổi từ 2004 đến 2013.
1.2. Chẩn đoán và đánh giá
1.2.1. Bệnh sử
Bệnh nhân ung thư trực tràng thường nhập viện sau khi đã có
chẩn đoán xác định bằng nội soi. Các triệu chứng ban đầu của bệnh
nhân có thể là tiêu ra máu, thay đổi thói quen đi cầu hoặc khẩu kính
phân nh , đau trực tràng, cảm giác “đầy nặng”, sụt cân, buồn nôn,
nôn mửa, mệt m i, chán ăn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hoàn toàn
không triệu chứng. Các triệu chứng đặc hiệu có thể hỗ trợ phẫu thuật
viên ra quyết định biện pháp điều trị tối ưu. Mót rặn thường chỉ điểm
bướu to và có thể là ung thư giai đoạn II hoặc III xâm lấn vách chậu,
xương cùng hoặc các tạng lân cận. Đau và són phân gợi ý tổn thương
cơ thắt. Các thông tin liên quan tới chức năng cơ thắt cực kỳ giá trị
trước khi thực hiện một miệng nối thấp. Nếu bệnh nhân đã tiêu
không tự chủ thì hậu môn nhân tạo là lựa chọn tốt nhất. Chức năng
.
.
4
tình dục trước mổ cần phải được biết vì bệnh nhân sẽ được thảo luận
về nguy cơ của phẫu thuật và khả năng suy giảm chức năng tình dục
sau mổ.
1.2.2. Khám lâm sàng
Thăm khám trực tràng cẩn thận bằng ngón tay (DRE) rất
quan trọng trong việc quyết định giai đoạn lâm sàng và kế hoạch
điều trị. Với tổn thương sờ thấy, DRE cho phép đánh giá kích thước
bướu, độ di động, vị trí bướu, mối liên quan với cơ thắt, vòng hậu
môn trực tràng, và khoảng cách từ rìa hậu môn. Mức độ di động của
bướu trong khung chậu tương ứng với mức độ xâm lấn của bướu vào
thành trực tràng.
Soi trực tràng bằng ống cứng cần thiết để chẩn đoán xác định
ung thư trực tràng bằng sinh thiết đủ mô để làm giải phẫu bệnh đồng
thời đánh giá giới hạn gần và xa của bướu so với đường lược. Soi
toàn bộ đại tràng lên tới manh tràng giúp loại trừ các ung thư đồng
thời, chiếm khoảng 2 – 8%.
Phụ nữ cần được thăm khám vùng chậu đầy đủ để xác định
xâm nhiễm âm đạo hoặc lan rộng tới buồng trứng. Nam giới cần
được đánh giá về sự xâm lấn bàng quang và tiền liệt tuyến.
1.2.3. Cận lâm sàng
1.2.3.1.X-quang cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang
X-quang cắt lớp vi tính bụng chậu có thể phát hiện độ lan
rộng tại chỗ của bướu, di căn hạch và di căn xa, các biến chứng liên
quan với bướu như thủng hoặc rò. X-quang cắt lớp vi tính có tiêm
thuốc tăng tương phản cũng giúp đánh giá tình trạng di căn gan, kích
thước và chức năng thận.
Tất cả bệnh nhân cần có X quang hoặc X-quang cắt lớp vi
tính ngực để loại trừ di căn phổi.
1.2.3.2. Siêu âm qua ngã trực tràng (TRUS, RECTAL EUS)
Độ chính xác của siêu âm qua ngã trực tràng trong đánh giá
sơ bộ ung thư trực tràng thay đổi và phụ thuộc người thực hiện. Dựa
vào kết quả của một nghiên cứu phân tích gộp, độ chính xác của siêu
âm qua ngã nội soi trong việc đánh giá T và N lần lượt là 87% và
74%.
1.2.3.3. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Lợi ích lớn nhất của MRI vượt trên siêu âm qua ngã trực
tràng là đánh giá chính xác và xác định được CRM; Thêm vào đó,
.
.
5
đánh giá được độ xâm lấn vào mạc treo trực tràng, xâm lấn mạch
máu. MRI tốt hơn nhiều phương pháp khác trong đánh giá tình
trạng hạch. MRI cũng giúp xác định các yếu tố tiên lượng chính
xác của ung thư trực tràng. Chính vì vậy, nhiều nơi lựa chọn MRI
để đánh giá giai đoạn tại chỗ để điều trị trước phẫu thuật. Một số
nơi cũng dùng MRI để đánh giá sau điều trị hóa- xạ trị trước phẫu
thuật: đánh giá mức độ giảm giai đoạn và phân nhóm nguy cơ.
1.2.3.4. Positron – Emission Tomography (PET)
Tại thời điểm hiện tại, Fluorine – 18 fluorodeoxyglucose
positron – emission tomography (18-FDGPET) được dùng chủ yếu
để chẩn đoán tái phát tại chỗ và di căn xa sau phẫu thuật triệt để ung
thư đại trực tràng. Nó có độ chính xác 87% trong phát hiện bệnh tái
phát sau mổ và xạ ngoài. Nó cũng đang được dùng ngày càng nhiều
để phát hiện di căn khi ung thư trực tràng được chẩn đoán ban đầu.
Ngoài ra, 18-FDGPET hiệu quả trong đánh giá độ lan rộng của đáp
ứng bệnh học của bướu nguyên phát với hóa - xạ trị trước mổ và có
thể tiên đoán kết quả lâu dài.
1.2.3.5. Các xét nghiệm
Theo ASCO, cần định lượng CEA trước mổ. CEA trước mổ
cao có ý nghĩa tiên lượng xấu hơn (cùng giai đoạn), CEA trước mổ
cao mà không trở về bình thường sau mổ cho thấy bệnh còn tồn tại
đâu đó và cần đánh giá thêm. Ngoài ra, CEA rất hữu ích trong phát
hiện tái phát với độ nhạy khoảng 70 – 80%.
1.3. Xếp giai đoạn
Các hệ thống phân giai đoạn TNM, Dukes và Astler-Coller
biến đổi (AJCC 2007).
Bảng 1.1: Phân loại TNM
Bướu nguyên phát (T)
Tx Bướu không đánh giá được
T0 Không bằng chứng của bướu nguyên phát
Carcinôm tại chỗ: trong biểu mô hoặc xâm nhiễm vào
Tis
màng đáy
T1 Bướu xâm nhập dưới niêm
T2 Bướu xâm nhập lớp cơ
Bướu xâm nhập xuyên lớp cơ vào lớp dưới thanh mạc,
T3
hoặc mô cạnh trực tràng.
T4 Bướu xâm nhập trực tiếp các cấu trúc tạng khác và/hoặc
.
.
6
thủng phúc mạc tạng.
Hạch vùng (N)
Nx Hạch vùng không đánh giá được
N0 Không di căn hạch vùng
N1 Di căn 1 tới 3 hạch
N2 Di căn từ 4 hạch trở lên
Di căn xa (M)
Mx Di căn xa không đánh giá được
M0 Không có di căn xa
M1 Di căn xa
Xếp giai đoạn trước mổ ngày càng đóng vai trò quan trọng
khi áp dụng các phương pháp điều trị đa mô thức và các biện pháp
phẫu thuật bảo tồn cơ thắt.
1.4. Giải phẫu bệnh
Hơn 90% ung thư đại trực tràng có giải phẫu bệnh là
adenocarcinoma có nguồn gốc từ tế bào biểu mô của niêm mạc đại –
trực tràng. Các loại hiếm gặp khác như neuroendocrine, tế bào hình
vảy, tuyến – vảy, tế bào hình trục và carcinoma không biệt hóa.
Trong adenocarcinoma biệt hóa tốt, trên 95% khối u là dạng tuyến,
biệt hóa trung bình 50% - 95%và biệt hóa kém dưới 50%. Thực tế,
hầu hết ung thư trực tràng là biệt hóa trung bình (khoảng 70%), biệt
hóa tốt và biệt hóa kém chiếm 10% và 20%.
1.5. Điều trị
Điều trị ung thư trực tràng là điều trị đa mô thức. Các phương
pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ và hóa trị. Đánh giá giai đoạn
chính xác là bước đầu tiên cần thiết và quan trọng nhất để lựa chọn
phương pháp điều trị, duy trì chất lượng cuộc sống, và hạn chế được
tình trạng điều trị quá tay hay điều trị không đủ.
1.5.1. Điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Chất lượng của phẫu thuật là một yếu tố chính tiên lượng ung
thư trực tràng. Phương thức phẫu thuật trực tràng thay đổi tùy theo vị
trí bướu, độ lan rộng của bướu vào các cơ quan lân cận, cơ địa bệnh
nhân, mong muốn bảo tồn cơ thắt và tình trạng cơ thắt trước mổ.
1.5.1.1. Các nguyên tắc ung thư học cần đạt khi phẫu thuật ung thư
trực tràng
.
.
7
Phẫu thuật cắt trực tràng được thực hiện sau khi đã đánh giá
toàn bộ xoang bụng. Cần sinh thiết các tổn thương nghi ngờ nếu có
để hướng dẫn việc xử lý tiếp sau.
Nạo hạch mạc treo tràng dưới cần thiết nhưng không cần cột
động mạch mạc treo tràng dưới ở sát động mạch chủ. Cột cách gốc 1
cm cho các kết quả ung thư học không khác và bảo tồn được các sợi
thần kinh xuất phát từ vùng này để đi đến vùng chậu. Việc nạo hạch
chậu không được khuyến cáo. Nếu hạch vùng này nghi ngờ, cần sinh
thiết để gửi cắt lạnh và cần đặt các clip để đánh dấu.
Cắt mạc treo trực tràng giảm đáng kể tái phát tại chỗ tại vùng
và bảo tồn các thần kinh vùng chậu làm giảm các di chứng trên hệ
niệu dục. Cần cắt toàn bộ mạc treo trực tràng cho các bướu ở 1/3
giữa và 1/3 dưới của trực tràng. Với các bướu ở 1/3 trên, mạc treo
trực tràng cần được cắt 5 cm dưới giới hạn dưới của bướu. Ranh giới
dưới an toàn (khoảng cách giữa cực dưới bướu và bờ cắt xa của trực
tràng) phải bằng hoặc lớn hơn 1 cm. Khoảng cách này được đo trên
bệnh phẩm không cố định và không kéo giãn.
Trong trường hợp cắt đoạn trực tràng qua ngã bụng và tầng
sinh môn, cắt đoạn qua cả hai ngã phải tránh “phẫu tích theo hình
nón”. Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy nguy cơ thủng trực tràng
và diện cắt bên còn bướu khi làm phẫu thuật đoạn trực tràng cao hơn
gấp ba lần so với phẫu thuật bảo tồn cơ thắt. Điều này hậu thuẫn cho
việc cắt phía ngoài cơ nâng.
1 ác nguyên tắc phẫu thuật
- Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng
Nguyên tắc cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (TME) được đề
xướng bởi Heald áp dụng cho các ung thư trực tràng tại 1/3 giữa
hoặc 1/3 dưới. Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng đi kèm với phẫu thuật
cắt trước thấp hoặc cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn
(Abdominal Perineal Resection: APR), bao gồm phẫu tích bằng dao
và cắt b toàn bộ mạc treo trực tràng bao hàm phần mạc treo trực
tràng xa dưới bướu, thành một khối duy nhất. Mạc treo trực tràng
được cắt bằng dao khi quan sát trực tiếp nhấn mạnh việc bảo tồn
thần kinh tự động, cầm máu đầy đủ, và tránh phạm vào lớp bao của
mạc treo trực tràng. Phẫu tích tỉ mỉ ngược lại có bất lợi là làm kéo
dài thời gian mổ và làm tăng tỷ lệ xì miệng nối.
1.5.2. Xạ trị và hóa - xạ trị
.
.
8
1.5.2.1. Xạ trị
Carcinôm tuyến trực tràng là những bướu có độ nhạy xạ
trung bình. Độ nhạy xạ phụ thuộc vào liều xạ và việc phối hợp với
một hóa trị đồng thời. Xạ trị trước mổ ưu điểm hơn xạ trị sau mổ do
theo dõi đánh giá đáp ứng tốt hơn, độc tính thấp hơn, và hiệu quả
hơn trong kiểm soát tại chỗ.
1.5.2.2. Xạ trị trước hay sau mổ
Những lợi ích thiết thực của xạ trị trước mổ so với xạ trị sau
phẫu thuật liên quan tới đáp ứng của khối u và bảo tồn các tế bào
bình thường. Đầu tiên, giảm kích thước khối u có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phẫu thuật và tăng khả năng bảo tồn cơ thắt.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hóa - xạ trị trước mổ có liên quan
đến khả năng bảo tồn cơ thắt. Thứ hai, các mô chưa qua phẫu thuật
sẽ được cung cấp oxy tốt hơn dẫn đến nhạy với xạ trị hơn. Thứ ba,
xạ trị trước mổ có thể tránh được các tổn thương do tia xạ như ruột
non rớt xuống vùng chậu do dính sau phẫu thuật. Và cuối cùng, với
xạ trị trước mổ các cấu trúc bị xạ sẽ được cắt b dẫn tới khả năng
miệng nối được thực hiện giữa đại tràng còn kh e mạnh.
Phương pháp kết hợp phẫu thuật, hóa - xạ trị vào vùng chậu
và hóa trị được khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân ung thư trực
tràng giai đoạn II - III. Sử dụng hóa - xạ trị trước mổ cho bệnh nhân
ung thư trực tràng giai đoạn II - III vẫn đang được nghiên cứu. Trong
nhóm bệnh nhân này, hai phương pháp điều trị được đề nghị:
- Hóa - xạ trị trước mổ, phẫu thuật, và hóa trị sau mổ.
- Hóa trị theo sau hóa - xạ trị trước mổ, sau đó phẫu thuật.
Thời gian tổng cộng của các phương pháp bao gồm hóa - xạ trị và
hóa trị không nên quá 06 tháng.
1.5.2.3. Hóa trị đồng thời với xạ trị
. Hóa - xạ trị tiền phẫu cũng có khả năng tăng tỉ lệ đáp ứng
giải phẫu bệnh hoàn toàn và bảo tồn cơ thắt.
1.5.2.4. Hóa trị hỗ trợ
. Trong mọi trường hợp cần cân nhắc chỉ định hóa trị hỗ trợ
cho từng trường hợp cụ thể dựa trên ý kiến hội chẩn về điều trị đa
mô thức.
1.5.2.5. Đánh giá đáp ứng của bướu sau hóa - xạ trị trước mổ
50% - 60% bệnh nhân giảm giai đoạn sau hóa - xạ trị trước
mổ, với 20% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn về mặt giải phẫu bệnh –
.
.
9
định nghĩa bằng không có bằng chứng của tế bào ung thư trên mẫu
bệnh phẩm. Những bệnh nhân có pCR sau hóa - xạ trịtrước mổ sẽ có
kết quả lâu dài tốt hơn, giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ tại vùng và tăng tỉ
lệ sống còn.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: can thiệp lâm sàng với nhóm đối chứng,
không phân phối ngẫu nhiên.
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Dân số mục tiêu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ung
thư trực tràng giữa và dưới.
Dân số chọn mẫu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ung
thư trực tràng giữa và dưới, giai đoạn II – III có giải phẫu bệnh
carcinôm tuyến được nhập vào khoa ngoại 2 bệnh viện Ung bướu
TpHCM trong thời gian từ tháng 01 năm 2014 cho đến hết tháng 12
năm 2015 được nhận vào nghiên cứu.
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian: từ tháng 01 năm 2014 cho đến hết tháng 12 năm
2015.
Địa điểm: Bệnh viện Ung bướu TpHCM.
2.4. CỠ MẪU
Cách chọn mẫu:
Nhóm nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân th a mãn tiêu chuẩn nhận vào,
đồng ý tham gia nhóm nghiên cứu.
Nhóm chứng: Những bệnh nhân ung thư trực tràng giữa và dưới,
giai đoạn II và III từ chối phác đồ hóa – xạ trị trước mổ. Những bệnh
nhân này được điều trị theo phác đồ phẫu thuật kết hợp hóa - xạ trị
sau mổ đang được áp dụng tại bệnh viện Ung bướu TpHCM.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
2
⁄ √ ( ) ⁄ √ ( ) ( )
n [ ]
Trong đó:
n: cỡ mẫu.
P=
Z: trị số tra từ bảng phân phối chuẩn.
.
.
10
P1: tỷ lệ bảo tồn cơ thắt ở nhóm 1
P2: tỷ lệ bảo tồn cơ thắt ở nhóm 2.
Nếu lấy độ tin cậy là 95%, lúc đó α = 0,05. Tra bảng, ta có
Z1- α/2 = 1,96.
Dựa vào nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Bá Trung, tỷ lệ
phẫu thuật bảo tồn cơ thắt ở nhóm hóa - xạ trị sau mổ là 40%. Chúng
tôi dự kiến tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân được hóa - xạ trị trước mổ là
trên 70%, cỡ mẫu được tính khoản 101 bệnh nhân cho mỗi nhóm.
Chúng tôi chọn cỡ mẫu 101bệnh nhân cho mỗi nhóm.
2.5. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU
2.5.1 Tiêu chuẩn nhận vào
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán lúc nhập viện là ung
thư trực tràng có bướu cách bờ hậu môn trong vòng 10 cm trên nội
soi trực tràng bằng ống soi mềm, giai đoạn II và III, có kết quả giải
phẫu bệnh là carcinôm tuyến.
Trong nghiên cứu này, để thuận tiện về mặt thực hành chúng
tôi chia trực tràng làm ba phần theo tác giả Rullier: trực tràng cao
(hay trực tràng trên) là đoạn trực tràng cách bờ hậu môn từ trên 10
cm trở lên cho tới 15 cm, trực tràng giữa là đoạn trực tràng cách bờ
hậu môn từ trên 5 cm cho tới 10 cm, trực tràng dưới hay trực tràng
thấp là đoạn trực tràng cách bờ hậu môn từ 5 cm trở xuống. Vị trí
bướu sẽ được căn cứ vào khoảng cách từ bờ dưới bướu cho đến rìa
hậu môn khi nội soi trực tràng bằng ống soi mềm và khám bằng tay.
2.5.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trường hợp có bướu ở vùng trực tràng – hậu môn
nhưng có giải phẫu bệnh khác carcinôm tuyến.
- Các trường hợp ung thư trực tràng có biến chứng như tắc
ruột, viêm phúc mạc cần mổ cấp cứu ngay sau khi nhập viện.
- Các trường hợp từ chối tham gia nhóm nghiên cứu.
- Phát hiện di căn xa khi phẫu thuật (gieo rắc phúc mạc).
2.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuẩn bị trƣớc điều trị
Bệnh nhân sau khi nhập viện sẽ được h i bệnh sử, khám lâm
sàng (thăm trực tràng bằng ngón tay).
Các xét nghiệm trước điều trị gồm nội soi đại trực tràng, MRI
vùng chậu, siêu âm bụng, XQ ngực, ECG và khám chuyên khoa tim
mạch nếu cần thiết, đo lường các dấu hiệu sinh học bướu CEA và
.
.
11
CA 19-9. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán giai đoạn bệnh sau khi đã
làm đủ các xét nghiệm. Lúc này, bệnh nhân được giải thích các
phương pháp điều trị và ích lợi của từng phương pháp. Bệnh nhân sẽ
ký vào “Bảng đồng ý tham gia nhóm nghiên cứu” nếu họ hiểu và
đồng ý tham gia. Bệnh nhân tham gia vào nhóm hóa - xạ trị trước mổ
sẽ được xâm đánh dấu vị trí bướu bằng mực tàu, mở HMNT ở đại
tràng chậu hông nếu được đánh giá có nguy cơ tắc ruột cao trong khi
hóa – xạ trị, và được chuyển sang khoa Xạ 4 để được lên kế hoạch
xạ trị và thực hiện hóa – xạ trị. Sau 06 đến 08 tuần, bệnh nhân sẽ
được phẫu thuật tại khoa Ngoại 2.
Bệnh nhân được cho kháng sinh đường ruột cùng chế độ ăn ít
chất xơ trong vòng hai ngày trước phẫu thuật, nhập viện tối thiểu
một ngày trước phẫu thuật, và chuẩn bị ruột bằng fortrans (hai gói
pha trong hai lít nước uống hết trong vòng hai giờ). Các bệnh nhân
có dấu hiệu nghi ngờ bán tắc ruột sẽ được chuẩn bị đại tràng bằng
thụt tháo.
2.7. THU THẬP SỐ LIỆU
Tất cả các thông tin liên quan đến lâm sàng, hóa - xạ trị, phẫu
thuật, thời gian sống còn không bệnh của bệnh nhân sẽ được ghi
nhận lại theo một phiếu thu thập thông tin đã được thiết kế từ trước.
Các dữ kiện lâm sàng nổi bật, các tai biến phẫu thuật và độc tính của
hóa - xạ trị trong quá trình điều trị, và các biến chứng sau điều trị,
thời gian sống còn toàn bộ và không bệnh là những thông tin quan
trọng nhất cần đạt được.
2.8. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
Thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0 for
Windows, giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Các biến
số sẽ được so sánh giữa nhóm hóa - xạ trị trước mổ kết hợp phẫu
thuật với nhóm phẫu thuật kết hợp hóa -xạ trị sau mổ, và các nghiên
cứu khác bằng các phép kiểm Pearson chi square, T test, và Fisher’s
exact test.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ
Nhóm can thiệp: 119 ca
Nhóm chứng: 101 ca
3.1. ĐẶC ĐIỂM 2 NHÓM NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Đặc điểm 2 nhóm nghiên cứu
.
.
12
CÁC YẾU NHÓM CAN NHÓM P
TỐ LÂM THIỆP, N=119 CHỨNG
SÀNG N=101
NAM/NỮ 0,9 0,94 0,7
TUỔI TRUNG 55,2 ± 4,8 57,5 ± 4,8 CI=1
BÌNH (23-90) (25-87) ,9
VỊ TRÍ BƯỚU ≤5CM:54,6%- ≤ 44,5%-45 0,2
65 >5-10CM:
>5-10CM: 55,5%-56
45,4%-54
GIAI ĐOẠN GĐ II: 26%-31 GĐ II: 35,7%- 0,17
BỆNH GĐ III: 74%- 36
88 GĐ III: 64,3%-
65
T4 49%-58 37%-37 0,2
ĐỘ DI ĐỘNG KÉM: 34,5% KÉM: 29,8% 0,65
CỦA BƯỚU TỐT: 44,5% TỐT: 46,5%
XÂM LẤN 4,2% - 36,1% - 4% - 31,7% - 0,9
THEO CHU 9,2% - 29,55% 12,9% - 28,7%
VI LÒNG
RUỘT
CEA ≥ 5ng/ml 42,9%(51) 44,5%(45) 0,78
CA19-9 ≥ 35 13,4%(16) 7,9%(8) 0,27
UI/ml
3.2. HÓA - XẠ TRỊ TRƢỚC MỔ
3.2.1. Đáp ứng lâm sàng sau hóa - xạ trị
- Không đáp ứng: 08 trường hợp, chiếm 6,7%.
- Có đáp ứng: 101 trường hợp, chiếm93,3%.
.
.
13
3.2.2. Đáp ứng về mặt giải phẫu bệnh sau hóa - xạ trị
- TRG 4: 20 trường hợp, chiếm 16,8%: 04 trường hợp giai
đoạn II(20%) và 16 trường hợp giai đoạn III(80%), tỷ lệ nam/nữ 1/1.
- TRG 0-3: 99 trường hợp, chiếm 83,2%.
3.2.3. Giai đoạn bệnh sau khi hóa - xạ trị và phẫu thuật
(ypTNM)
Sau hóa - xạ trị, số trường hợp giai đoạn III giảm còn 33,6%
(40 ca).
3.3. PHẪU THUẬT
3.3.1. Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện
Bảng 3.2: Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện.
Nhóm can Nhóm chứng
Loại phẫu thuật
thiệp n=119 n=101
Không phẫu thuật
0 20 (19,8%)
được P=
*
Cắt trước thấp 75 (63%) 56(55,4%) 0.000
Kiểm
Cắt trước cực thấp 13 (10,9%) 0 định
Fisher’s
PT Hartmann 2 (1,7%) 5(4,9%)
exact
PT Miles 27 (22,7%) 20(19,9%)
Đoạn chậu 2 (1,7%) 0
ự c b t c ng t ng
3.3.2. Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện khi bƣớu cách bờ
hậu môn từ 5cm trở xuống
Bảng 3.3: Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện khi bƣớu
cách bờ hậu môn từ 5cm trở xuống.
Nhóm can Nhóm chứng:
Loại phẫu thuật
thiệp: N=65 N=45
Không phẫu thuật P = 0.000*
0 11 (24,5%)
được Kiểm định
Cắt trước thấp 26 (40%) 13(28,8%) Fisher’ s
Cắt trước cực thấp 11 (16,9%) 0 exact
PT Hartmann 0 (0%) 3(6,7%)
PT Miles 27 (41,5%) 18(40%)
.
.
14
Đoạn chậu 1 (1,6%) 0
ự cb tc ng t ng
3.3.3. Diện cắt sau phẫu thuật
Bảng 3.4: Diện cắt sau phẫu thuật.
Nhóm can Nhóm chứng
Diện cắt
thiệpn=119 n=101
P = 0.000*
Không mổ
0 20(19,8%) Kiểm định
được
Fisher’s
R0 115(96,8%) 78(77,2%)
exact
R1 3(2,4%) 2(2%)
R2 1(0,8%) 1(1 %)
3.3.4. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.5: Thời gian mổ trung bình của từng loại phẫu
thuật.
Thời gian Nhóm can T test
Nhóm chứng
PT/ph t thiệp (CI)
120 ± 41,8 109,6 ± 27,8
PT cắt trước thấp 1,97
(n=75) (n=53)
133 ± 27,9 122 ± 28,1
PT Miles 2,01
(n=27) (n=21)
117,5 ± 24,7
PT Hartmann 109 ± 15,9 (n=5) 2,57
(n=2)
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.3.5. Lƣợng máu mất
Bảng 3.6: Lƣợng máu mất trung bình của từng loại phẫu
thuật.
Lƣợng máu Nhóm can
Nhóm chứng T test(CI)
mất/ml thiệp
PT cắt trước
70 (10 - 300) 70 (20 - 200) 1,97
thấp
120 (40 -
PT Miles 100 (15 - 300) 2,01
500)
PT Hartmann 125 ± 35,3 90 ± 14,1 2,57
.
.
15
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.3.6. Các biến chứng
Bảng 3.7: Các biến chứng (p>0,6 )
Biến chứng và tử vong Nhóm can thiệp Nhóm chứng
Xì miệng nối 2 ca (2,2%) 2 ca (3,4%)
Tắc ruột 3 ca (2,4%) 3 ca (2,7%)
Hoại tử HMNT 1 ca (0,8%) 0
Rò trực tràng - âm đạo 1 ca (0,8%) 1 ca (0,9%)
Rò ruột non - tầng sinh
1 ca (0,8%) 0
môn
Tử vong do phẫu thuật 0 0
3.4.KẾT QUẢ SỐNG CÒN VÀ TỶ LỆ TÁI PHÁT TẠI CHỖ
Nhóm can thiệp theo dõi được 104 ca, mất dấu 15 ca. Nhóm
chứng theo dõi được 58 ca, mất dấu 23 ca, loại 20 ca không mổ được
ra kh i nhóm chứng vì phải chuyển qua mô thức điều trị hóa - xạ trị
trước mổ kết hợp phẫu thuật.
20 trường hợp không phẫu thuật được của nhóm chứng được
điều trị theo phác đồ hóa – xạ trị trước mổ. Trong đó, 03 trường hợp
sống không di căn (OS = DFS = 15%), 17 trường hợp tử vong.
20 trường hợp đáp ứng hoàn toàn với hóa – xạ trị về mặt giải
phẫu bệnh đều còn sống kh e mạnh.
Bảng 3.8: Tỷ lệ sống còn toàn bộ, sống còn không bệnh, tái phát
tại chỗ.
Nhóm can Nhóm P
Tỉ lệ sống còn thiệp(104 chứng(58 (fisher‘s
ca) ca) exact)
Thời gian theo dõi trung
25,9 ± 4,2 32,1 ± 9,1
bình(tháng)
8 - 36 3 - 42
Số tháng thực tế
.
.
16
Tỷ lệ tử vong (% - ca) 11,5% - 12 15,5% - 9 0,4
Tỷ lệ sống còn toàn bộ 2
năm 88,5% - 92 84,5% - 49 0,4
(% - ca)
Tái phát tại chỗ tại vùng
2,9% - 3 0 0,55
(% - ca)
Tỷ lệ di căn xa (% - ca) 12,45% - 13 15,5% - 9 0,4
Tỷ lệ sống còn không bệnh
2 năm 87,55% - 91 84,5% - 49 0,63
(% - ca)
Tử vong sớm nhất (% - ca) Sau 8 tháng Sau 3 tháng
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA 2 NHÓM NGHIÊN CỨU
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy yếu tố tuổi ảnh
hưởng nhiều đến kết quả điều trị ung thư trực tràng. Những bệnh
nhân trẻ tuổi, dưới 40 tuổi, thường có tiên lượng xấu do diễn tiến tự
nhiên của bệnh sẽ nhanh hơn, khả năng di căn xa sẽ nhiều hơn. Các
bệnh nhân cao tuổi, trên 70 tuổi, thường có các bệnh mạn tính đi
kèm như bệnh tim mạch, tiểu đường, hô hấp, suy thận, suy gan…
làm ảnh hưởng đến khả năng điều trị triệt căn do không thể phẫu
thuật được. Nhóm can thiệp và nhóm chứng có độ tuổi trung bình
tương đương nhau (55,2 so với 57,5 – P=0,47), phân bố theo nhóm
tuổi cũng như nhau (nhóm 40 – 60 tuổi gặp nhiều nhất). Do đó, việc
so sánh kết quả điều trị của hai nhóm sẽ không bị yếu tố tuổi làm sai
lệch kết quả. Đặc biệt, trong nhóm can thiệp có bệnh nhân 90 tuổi,
điều này cho thấy phương pháp hóa - xạ trị trước mổ kết hợp phẫu
thuật có thể thực hiện an toàn ở bệnh nhân cao tuổi.
Giới tính cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng điều trị ung thư trực tràng. Nam giới thường có khung chậu
hẹp gây khó khăn nhiều cho phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật bảo tồn
cơ thắt trong những trường hợp bướu lớn, hạch mạc treo nhiều, xâm
lấn tại chỗ tại vùng nhiều. Tỉ lệ nam/nữ ở nhóm can thiệp và nhóm
chứng là tương đương nhau (90/100 so với 94/100, P=0,6). Việc so
.
.
17
sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm không bị gây nhiễu bởi yếu tố
giới tính trong nghiên cứu này.
Vị trí của bướu cách bờ hậu môn cũng đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong điều trị ung thư trực tràng. Khả năng phẫu thuật
bảo tồn cơ thắt thấp ở những trường hợp ung thư trực tràng 1/3 dưới
(bướu cách bờ hậu môn ít hơn hoặc bằng 5cm) do phải đảm bảo diện
cắt an toàn cũng như kỹ thuật khâu nối ruột ở vị trí này rất khó. Số
trường hợp ung thư trực tràng 1/3 dưới ở nhóm can thiệp và nhóm
chứng tương đương nhau (49,5% so với 44,5%). Yếu tố vị trí bướu
cũng sẽ không gây nhiễu khi so sánh kết quả điều trị ở hai nhóm.
Đánh giá mức độ di động của bướu khi khám lâm sàng giúp
xác định giai đoạn bệnh, đặc biệt là yếu tố T(tumor). Các trường hợp
bướu không di động hoặc di động kém đồng nghĩa với bướu ở giai
đoạn T4. Do đó, khả năng phẫu thuật triệt căn ở những bệnh nhân
này thấp. Nhóm can thiệp có số trường hợp bướu không di động và
di động kém nhiều hơn nhóm chứng, nhưng sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (P=0,65).
Giai đoạn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị.
Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn III có tỷ lệ sống còn toàn bộ
và không bệnh năm năm thấp hơn bệnh nhân giai đoại II.Khả năng
phẫu thuật triệt căn sẽ thấp hơn ở những bệnh nhân có bướu T4.
Nhóm can thiệp có nhiều bệnh nhân giai đoạn III và T4 hơn nhóm
chứng, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0,17
và 0,2). Yếu tố giai đoạn bệnh không ảnh hưởng đến việc so sánh kết
quả điều trị giữa hai nhóm trong nghiên cứu này.
Tóm lại, đặc điểm về phân bố tuổi, giới tính, giai đoạn bệnh,
vị trí bướu, mức độ di động của bướu của nhóm can thiệp và nhóm
chứng là tương đương nhau. Chúng tôi thấy không có yếu tố gây
nhiễu khi so sánh kết quả điều trị ở hai nhóm này.
4.2. PHẪU THUẬT
4.2.1. Phẫu thuật tận gốc
Đối với ung thư trực tràng tiến triển tại chỗ tại vùng, phẫu
thuật tận gốc được thực hiện khi phẫu thuật viên lấy sạch bướu và
hạch di căn ra kh i vùng chậu. Nhiều tác giả chia mức độ sạch của
phẫu thuật trực tràng làm ba độ:
- R0 không còn tế bào ung thư ở vùng chậu,
- R1 còn tế bào ung thư tại vùng chậu ở mức vi thể,
.
.
18
- R2 còn tế bào ung thư tại vùng chậu ở mức đại thể.
Ung thư trực tràng chỉ được điều trị thành công khi thực hiện
được phẫu thuật tận gốc. Ngược lại, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và gây
tử vong.
Hóa - xạ trị trước mổ giúp làm giảm giai đoạn bệnh, làm
giảm kích thước bướu và hạch giúp cho phẫu thuật được thuận lợi
hơn, với diện cắt an toàn.
Nghiên cứu của tác giả A.Lyall và cộng sự trên 111ca ung
thư trực tràng được hóa - xạ trị trước mổ cho thấy tỷ lệ phẫu thuật
tận gốc được là 88,3% [59]. Trong đó, 87 ca (78,4%) cắt trướcvà cắt
trước thấp (tương ứng 41 và 46 ca), 11/111ca (9,9%) phẫu thuật
Miles. Nghiên cứu của tác giả Rolf Sauer cũng có kết quả tương tự
nghiên cứu của A.Lyall.
Số bệnh nhân trong nhóm can thiệp và nhóm chứng được
phẫu thuật thành công lần lượt là 100% và 80,2%. Tuy nhiên, trong
nhóm can thiệp có ba trường hợp R1(2,4%), một trường hợp
R2(0,8%), và nhóm chứng có hai trường hợp R1(1,9%), một trường
hợp R2(0,9%). Số trường hợp được phẫu thuật tận gốc ở nhóm can
thiệp và nhóm chứng lần lượt là 96,8% và 77,2%, với P< 0,001. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của
tác giả khác.
Khi ung thư trực tràng xâm lấn vào các tạng xung quanh
(T4b), chúng tôi tiến hành cắt trực tràng và một phần, hay toàn bộ
tạng bị xâm lấn thành một khối để giảm nguy cơ tái phát tại chỗ.
Các trường hợp không mổ được là do bướu xâm lấn vào
xương cùng và vách chậu hai bên nhiều. Chúng tôi không thể di
động bướu ra kh i những vị trí hiểm yếu này vì nguy cơ chảy máu
không cầm được rất cao nếu làm tổn thương hệ thống tĩnh mạch
trước xương cùng và tĩnh mạch chậu trong. Sau đó, chúng tôi cho
hóa - xạ trị đồng thời các trường hợp này, và tiến hành phẫu thuật
sau 6 đến 8 tuần ngưng hóa - xạ trị. Kết quả là 16/20 ca phẫu thuật
lại được trong đó có hai trường hợp R1, chiếm 70%. Qua đó, chúng
ta thấy hóa - xạ trị trước mổ giúp gia tăng khả năng phẫu thuật tận
gốc.
Mức độ cắt rộng mô mềm vùng tầng sinh môn trong phẫu
thuật Miles ở những bệnh nhân được hóa - xạ trị trước mổ cũng ít
hơn các bệnh nhân được mổ trước nên chúng tôi có thể đóng kín và
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VƢƠNG NHẤT PHƢƠNG
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA HÓA-XẠ TRỊ TRƢỚC MỔ
VỚI HÓA-XẠ TRỊ SAU MỔ TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƢ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN II - III
Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa
Mã số: 62720125
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NĂM 2021
.
.
Công trình được nghiên cứu tại:
- Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại Học Y Dược TpHCM.
Người hướng dẫn khoa học:
1/ PGS.TS Cung Thị Tuyết Anh (HDC)
2/ PGS.TS Nguyễn Việt Thành (HDP)
Phản biện:
1/ PGS, TS Đoàn Hữu Nghị: Phản biện 1.
Đơn vị công tác: Bệnh viện E Hà Nội.
2/ PGS, TS Huỳnh Quyết Thắng: Phản biện 2.
Đơn vị công tác: ĐH Y Dược Cần Thơ.
3/ PGS, TS Bùi Chí Viết: Phản biện 3.
Đơn vị công tác: ĐH Y Dược TpHCM.
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại Đại học Y dược TpHCM ngày 29 tháng 12 năm 2020
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư trực tràng là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ
năm ở Việt Nam, và đứng hàng thứ ba ở Hoa Kỳ. Mỗi năm, gần
40.000 người được chẩn đoán bị bệnh này tại Hoa Kỳ.
Khó khăn lớn nhất trong điều trị bệnh này là giảm nguy cơ tái
phát tại chỗ nhưng vẫn có thể bảo tồn được chức năng cơ thắt để
nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. Kỹ thuật mổ cắt trọn mạc
treo trực tràng góp phần rất lớn trong việc giảm tái phát tại chỗ.Tuy
nhiên, khi bệnh ở giai đoạn II-III, nếu chỉ phẫu thuật đơn thuần, tỷ lệ
tái phát tại chỗ có thể lên đến 30%-40%.
Từ năm 1970, nhiều công trình nghiên cứu như GITSG 7175
(Gastrointestinal Tumor Study Group), NCCTG 79475 (North
Central Cancer Treatment Group), Mayo/ NCCTG, NSABP R-02
(National Surgical Adjuvant Breast and Bowel Project) đã chứng
minh hóa - xạ trị sau mổ có thể làm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ
đến 34%, đặc biệt đối với ung thư trực tràng giai đoạn II-III. Năm
1990, Viện ung thư quốc gia Hoa kỳ đã cho xuất bản “Bảng đồng
thuận trong điều trị ung thư trực tràng”, trong đó nêu rõ điều trị đa
mô thức là tiêu chuẩn mới trong điều trị bệnh này.
Cũng trong thời gian này, có những nghiên cứu tại Châu Âu
chọn phương pháp hóa- xạ đồng thời trước phẫu thuật cho thấy nhiều
ưu điểm hơn so với hóa- xạ trị sau mổ. Cơ sở của việc chọn lựa hóa-
xạ trị trước mổ là mô bướu trước phẫu thuật dồi dào oxy hơn nên
nhạy xạ hơn; ruột non ít sa xuống vùng chậu, sẽ ít bị chiếu xạ hơn do
trực tràng còn nguyên vẹn; tỷ lệ bảo tồn được cơ thắt hậu môn nhiều
hơn so với hóa- xạ trị đồng thời hậu phẫu. Thử nghiệm lâm sàng
CAO/ARO/AIO-94 tại Đức so sánh hóa- xạ trị đồng thời trước mổ
với hóa- xạ đồng thời sau mổ đã cho thấy hóa- xạ trị đồng thời trước
mổ giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ là 6% so với 13%; tuy nhiên hai
phương pháp này không khác nhau về sống còn toàn bộ.
Tại Việt Nam, nghiên cứu mô tả tiền cứu của tác giả Phạm
Cẩm Phương trên 65 bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn
được hóa- xạ trị trước mổ kết hợp phẫu thuật tại Bệnh viện K và
Bệnh viện Bạch Mai đã cho kết quả rất tốt: 9,2% bệnh nhân có đáp
ứng hoàn toàn, 93,1% bệnh nhân có giảm thể tích bướu, 53,8% bệnh
.
.
2
nhân được phẫu thuật tận gốc, 15,4% bệnh nhân được thực hiện phẫu
thuật bảo tồn cơ thắt.
Tại Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM, chúng tôi đã áp dụng
phẫu thuật kết hợp hóa - xạ trị sau phẫu thuật để điều trị bệnh ung
thư trực tràng giai đoạn II-III từ những năm 1990, và đã có kết quả
điều trị khá tốt: tỷ lệ tái phát tại chỗ sau hai năm là 7,3%, tỷ lệ phẫu
thuật tận gốc là 70%, tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ thắt là 40%. Tuy
nhiên, chúng tôi vẫn muốn nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị. Với
những phương tiện điều trị cũng như nguồn nhân lực hiện có tại
Bệnh viện Ung bướu TpHCM, câu h i đặt ra là: “Phương pháp hóa-
xạ trị trước mổ kết hợp phẫu thuật có nâng cao tỉ lệ phẫu thuật tận
gốc, phẫu thuật bảo tồn cơ thắt và giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ cho bệnh
nhân ung thư trực tràng giữa và dưới giai đoạn II-III hay không?”
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. So sánh tỷ lệ phẫu thuật tận gốc của cả hai nhóm nghiên cứu:
hóa – xạ trị trước mổ và hóa – xạ trị sau mổ.
2. So sánh tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cơ thắt của cả hai nhóm
nghiên cứu.
3. So sánh mức độ khó khăn của phẫu thuật giữa hai nhóm
thông qua các biến số: thời gian phẫu thuật, lượng máu mất,
tai biến, biến chứng sau phẫu thuật.
4. So sánh tỷ lệ sống còn không bệnh, sống còn toàn bộ và tái
phát tại chỗ hai (02) năm của hai nhóm nghiên cứu.
Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học
Ung thư đại – trực tràng là nguyên nhân chính gây tử vong
trên thế giới và chiếm 9% các loại ung thư hiện mắc. Theo ghi nhận
ung thư quần thể thế giới, ung thư đại – trực tràng là một trong
những loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam với 8.768 trường
hợp mới mắc hàng năm. Ung thư đại – trực tràng thường gặp ở nam
nhiều hơn ở nữ, bắt đầu xuất hiện sau 35 tuổi, tăng cao sau 50 tuổi.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp xuất hiện ở trẻ nh và thanh thiếu
niên. Tỉ lệ hiện mắc của ung thư đại trực tràng tăng 2% mỗi năm ở
nhóm trẻ hơn 50 tuổi từ 2004 đến 2013.
1.2. Chẩn đoán và đánh giá
1.2.1. Bệnh sử
Bệnh nhân ung thư trực tràng thường nhập viện sau khi đã có
chẩn đoán xác định bằng nội soi. Các triệu chứng ban đầu của bệnh
nhân có thể là tiêu ra máu, thay đổi thói quen đi cầu hoặc khẩu kính
phân nh , đau trực tràng, cảm giác “đầy nặng”, sụt cân, buồn nôn,
nôn mửa, mệt m i, chán ăn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hoàn toàn
không triệu chứng. Các triệu chứng đặc hiệu có thể hỗ trợ phẫu thuật
viên ra quyết định biện pháp điều trị tối ưu. Mót rặn thường chỉ điểm
bướu to và có thể là ung thư giai đoạn II hoặc III xâm lấn vách chậu,
xương cùng hoặc các tạng lân cận. Đau và són phân gợi ý tổn thương
cơ thắt. Các thông tin liên quan tới chức năng cơ thắt cực kỳ giá trị
trước khi thực hiện một miệng nối thấp. Nếu bệnh nhân đã tiêu
không tự chủ thì hậu môn nhân tạo là lựa chọn tốt nhất. Chức năng
.
.
4
tình dục trước mổ cần phải được biết vì bệnh nhân sẽ được thảo luận
về nguy cơ của phẫu thuật và khả năng suy giảm chức năng tình dục
sau mổ.
1.2.2. Khám lâm sàng
Thăm khám trực tràng cẩn thận bằng ngón tay (DRE) rất
quan trọng trong việc quyết định giai đoạn lâm sàng và kế hoạch
điều trị. Với tổn thương sờ thấy, DRE cho phép đánh giá kích thước
bướu, độ di động, vị trí bướu, mối liên quan với cơ thắt, vòng hậu
môn trực tràng, và khoảng cách từ rìa hậu môn. Mức độ di động của
bướu trong khung chậu tương ứng với mức độ xâm lấn của bướu vào
thành trực tràng.
Soi trực tràng bằng ống cứng cần thiết để chẩn đoán xác định
ung thư trực tràng bằng sinh thiết đủ mô để làm giải phẫu bệnh đồng
thời đánh giá giới hạn gần và xa của bướu so với đường lược. Soi
toàn bộ đại tràng lên tới manh tràng giúp loại trừ các ung thư đồng
thời, chiếm khoảng 2 – 8%.
Phụ nữ cần được thăm khám vùng chậu đầy đủ để xác định
xâm nhiễm âm đạo hoặc lan rộng tới buồng trứng. Nam giới cần
được đánh giá về sự xâm lấn bàng quang và tiền liệt tuyến.
1.2.3. Cận lâm sàng
1.2.3.1.X-quang cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang
X-quang cắt lớp vi tính bụng chậu có thể phát hiện độ lan
rộng tại chỗ của bướu, di căn hạch và di căn xa, các biến chứng liên
quan với bướu như thủng hoặc rò. X-quang cắt lớp vi tính có tiêm
thuốc tăng tương phản cũng giúp đánh giá tình trạng di căn gan, kích
thước và chức năng thận.
Tất cả bệnh nhân cần có X quang hoặc X-quang cắt lớp vi
tính ngực để loại trừ di căn phổi.
1.2.3.2. Siêu âm qua ngã trực tràng (TRUS, RECTAL EUS)
Độ chính xác của siêu âm qua ngã trực tràng trong đánh giá
sơ bộ ung thư trực tràng thay đổi và phụ thuộc người thực hiện. Dựa
vào kết quả của một nghiên cứu phân tích gộp, độ chính xác của siêu
âm qua ngã nội soi trong việc đánh giá T và N lần lượt là 87% và
74%.
1.2.3.3. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Lợi ích lớn nhất của MRI vượt trên siêu âm qua ngã trực
tràng là đánh giá chính xác và xác định được CRM; Thêm vào đó,
.
.
5
đánh giá được độ xâm lấn vào mạc treo trực tràng, xâm lấn mạch
máu. MRI tốt hơn nhiều phương pháp khác trong đánh giá tình
trạng hạch. MRI cũng giúp xác định các yếu tố tiên lượng chính
xác của ung thư trực tràng. Chính vì vậy, nhiều nơi lựa chọn MRI
để đánh giá giai đoạn tại chỗ để điều trị trước phẫu thuật. Một số
nơi cũng dùng MRI để đánh giá sau điều trị hóa- xạ trị trước phẫu
thuật: đánh giá mức độ giảm giai đoạn và phân nhóm nguy cơ.
1.2.3.4. Positron – Emission Tomography (PET)
Tại thời điểm hiện tại, Fluorine – 18 fluorodeoxyglucose
positron – emission tomography (18-FDGPET) được dùng chủ yếu
để chẩn đoán tái phát tại chỗ và di căn xa sau phẫu thuật triệt để ung
thư đại trực tràng. Nó có độ chính xác 87% trong phát hiện bệnh tái
phát sau mổ và xạ ngoài. Nó cũng đang được dùng ngày càng nhiều
để phát hiện di căn khi ung thư trực tràng được chẩn đoán ban đầu.
Ngoài ra, 18-FDGPET hiệu quả trong đánh giá độ lan rộng của đáp
ứng bệnh học của bướu nguyên phát với hóa - xạ trị trước mổ và có
thể tiên đoán kết quả lâu dài.
1.2.3.5. Các xét nghiệm
Theo ASCO, cần định lượng CEA trước mổ. CEA trước mổ
cao có ý nghĩa tiên lượng xấu hơn (cùng giai đoạn), CEA trước mổ
cao mà không trở về bình thường sau mổ cho thấy bệnh còn tồn tại
đâu đó và cần đánh giá thêm. Ngoài ra, CEA rất hữu ích trong phát
hiện tái phát với độ nhạy khoảng 70 – 80%.
1.3. Xếp giai đoạn
Các hệ thống phân giai đoạn TNM, Dukes và Astler-Coller
biến đổi (AJCC 2007).
Bảng 1.1: Phân loại TNM
Bướu nguyên phát (T)
Tx Bướu không đánh giá được
T0 Không bằng chứng của bướu nguyên phát
Carcinôm tại chỗ: trong biểu mô hoặc xâm nhiễm vào
Tis
màng đáy
T1 Bướu xâm nhập dưới niêm
T2 Bướu xâm nhập lớp cơ
Bướu xâm nhập xuyên lớp cơ vào lớp dưới thanh mạc,
T3
hoặc mô cạnh trực tràng.
T4 Bướu xâm nhập trực tiếp các cấu trúc tạng khác và/hoặc
.
.
6
thủng phúc mạc tạng.
Hạch vùng (N)
Nx Hạch vùng không đánh giá được
N0 Không di căn hạch vùng
N1 Di căn 1 tới 3 hạch
N2 Di căn từ 4 hạch trở lên
Di căn xa (M)
Mx Di căn xa không đánh giá được
M0 Không có di căn xa
M1 Di căn xa
Xếp giai đoạn trước mổ ngày càng đóng vai trò quan trọng
khi áp dụng các phương pháp điều trị đa mô thức và các biện pháp
phẫu thuật bảo tồn cơ thắt.
1.4. Giải phẫu bệnh
Hơn 90% ung thư đại trực tràng có giải phẫu bệnh là
adenocarcinoma có nguồn gốc từ tế bào biểu mô của niêm mạc đại –
trực tràng. Các loại hiếm gặp khác như neuroendocrine, tế bào hình
vảy, tuyến – vảy, tế bào hình trục và carcinoma không biệt hóa.
Trong adenocarcinoma biệt hóa tốt, trên 95% khối u là dạng tuyến,
biệt hóa trung bình 50% - 95%và biệt hóa kém dưới 50%. Thực tế,
hầu hết ung thư trực tràng là biệt hóa trung bình (khoảng 70%), biệt
hóa tốt và biệt hóa kém chiếm 10% và 20%.
1.5. Điều trị
Điều trị ung thư trực tràng là điều trị đa mô thức. Các phương
pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ và hóa trị. Đánh giá giai đoạn
chính xác là bước đầu tiên cần thiết và quan trọng nhất để lựa chọn
phương pháp điều trị, duy trì chất lượng cuộc sống, và hạn chế được
tình trạng điều trị quá tay hay điều trị không đủ.
1.5.1. Điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng
Chất lượng của phẫu thuật là một yếu tố chính tiên lượng ung
thư trực tràng. Phương thức phẫu thuật trực tràng thay đổi tùy theo vị
trí bướu, độ lan rộng của bướu vào các cơ quan lân cận, cơ địa bệnh
nhân, mong muốn bảo tồn cơ thắt và tình trạng cơ thắt trước mổ.
1.5.1.1. Các nguyên tắc ung thư học cần đạt khi phẫu thuật ung thư
trực tràng
.
.
7
Phẫu thuật cắt trực tràng được thực hiện sau khi đã đánh giá
toàn bộ xoang bụng. Cần sinh thiết các tổn thương nghi ngờ nếu có
để hướng dẫn việc xử lý tiếp sau.
Nạo hạch mạc treo tràng dưới cần thiết nhưng không cần cột
động mạch mạc treo tràng dưới ở sát động mạch chủ. Cột cách gốc 1
cm cho các kết quả ung thư học không khác và bảo tồn được các sợi
thần kinh xuất phát từ vùng này để đi đến vùng chậu. Việc nạo hạch
chậu không được khuyến cáo. Nếu hạch vùng này nghi ngờ, cần sinh
thiết để gửi cắt lạnh và cần đặt các clip để đánh dấu.
Cắt mạc treo trực tràng giảm đáng kể tái phát tại chỗ tại vùng
và bảo tồn các thần kinh vùng chậu làm giảm các di chứng trên hệ
niệu dục. Cần cắt toàn bộ mạc treo trực tràng cho các bướu ở 1/3
giữa và 1/3 dưới của trực tràng. Với các bướu ở 1/3 trên, mạc treo
trực tràng cần được cắt 5 cm dưới giới hạn dưới của bướu. Ranh giới
dưới an toàn (khoảng cách giữa cực dưới bướu và bờ cắt xa của trực
tràng) phải bằng hoặc lớn hơn 1 cm. Khoảng cách này được đo trên
bệnh phẩm không cố định và không kéo giãn.
Trong trường hợp cắt đoạn trực tràng qua ngã bụng và tầng
sinh môn, cắt đoạn qua cả hai ngã phải tránh “phẫu tích theo hình
nón”. Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy nguy cơ thủng trực tràng
và diện cắt bên còn bướu khi làm phẫu thuật đoạn trực tràng cao hơn
gấp ba lần so với phẫu thuật bảo tồn cơ thắt. Điều này hậu thuẫn cho
việc cắt phía ngoài cơ nâng.
1 ác nguyên tắc phẫu thuật
- Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng
Nguyên tắc cắt toàn bộ mạc treo trực tràng (TME) được đề
xướng bởi Heald áp dụng cho các ung thư trực tràng tại 1/3 giữa
hoặc 1/3 dưới. Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng đi kèm với phẫu thuật
cắt trước thấp hoặc cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn
(Abdominal Perineal Resection: APR), bao gồm phẫu tích bằng dao
và cắt b toàn bộ mạc treo trực tràng bao hàm phần mạc treo trực
tràng xa dưới bướu, thành một khối duy nhất. Mạc treo trực tràng
được cắt bằng dao khi quan sát trực tiếp nhấn mạnh việc bảo tồn
thần kinh tự động, cầm máu đầy đủ, và tránh phạm vào lớp bao của
mạc treo trực tràng. Phẫu tích tỉ mỉ ngược lại có bất lợi là làm kéo
dài thời gian mổ và làm tăng tỷ lệ xì miệng nối.
1.5.2. Xạ trị và hóa - xạ trị
.
.
8
1.5.2.1. Xạ trị
Carcinôm tuyến trực tràng là những bướu có độ nhạy xạ
trung bình. Độ nhạy xạ phụ thuộc vào liều xạ và việc phối hợp với
một hóa trị đồng thời. Xạ trị trước mổ ưu điểm hơn xạ trị sau mổ do
theo dõi đánh giá đáp ứng tốt hơn, độc tính thấp hơn, và hiệu quả
hơn trong kiểm soát tại chỗ.
1.5.2.2. Xạ trị trước hay sau mổ
Những lợi ích thiết thực của xạ trị trước mổ so với xạ trị sau
phẫu thuật liên quan tới đáp ứng của khối u và bảo tồn các tế bào
bình thường. Đầu tiên, giảm kích thước khối u có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phẫu thuật và tăng khả năng bảo tồn cơ thắt.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hóa - xạ trị trước mổ có liên quan
đến khả năng bảo tồn cơ thắt. Thứ hai, các mô chưa qua phẫu thuật
sẽ được cung cấp oxy tốt hơn dẫn đến nhạy với xạ trị hơn. Thứ ba,
xạ trị trước mổ có thể tránh được các tổn thương do tia xạ như ruột
non rớt xuống vùng chậu do dính sau phẫu thuật. Và cuối cùng, với
xạ trị trước mổ các cấu trúc bị xạ sẽ được cắt b dẫn tới khả năng
miệng nối được thực hiện giữa đại tràng còn kh e mạnh.
Phương pháp kết hợp phẫu thuật, hóa - xạ trị vào vùng chậu
và hóa trị được khuyến cáo cho hầu hết các bệnh nhân ung thư trực
tràng giai đoạn II - III. Sử dụng hóa - xạ trị trước mổ cho bệnh nhân
ung thư trực tràng giai đoạn II - III vẫn đang được nghiên cứu. Trong
nhóm bệnh nhân này, hai phương pháp điều trị được đề nghị:
- Hóa - xạ trị trước mổ, phẫu thuật, và hóa trị sau mổ.
- Hóa trị theo sau hóa - xạ trị trước mổ, sau đó phẫu thuật.
Thời gian tổng cộng của các phương pháp bao gồm hóa - xạ trị và
hóa trị không nên quá 06 tháng.
1.5.2.3. Hóa trị đồng thời với xạ trị
. Hóa - xạ trị tiền phẫu cũng có khả năng tăng tỉ lệ đáp ứng
giải phẫu bệnh hoàn toàn và bảo tồn cơ thắt.
1.5.2.4. Hóa trị hỗ trợ
. Trong mọi trường hợp cần cân nhắc chỉ định hóa trị hỗ trợ
cho từng trường hợp cụ thể dựa trên ý kiến hội chẩn về điều trị đa
mô thức.
1.5.2.5. Đánh giá đáp ứng của bướu sau hóa - xạ trị trước mổ
50% - 60% bệnh nhân giảm giai đoạn sau hóa - xạ trị trước
mổ, với 20% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn về mặt giải phẫu bệnh –
.
.
9
định nghĩa bằng không có bằng chứng của tế bào ung thư trên mẫu
bệnh phẩm. Những bệnh nhân có pCR sau hóa - xạ trịtrước mổ sẽ có
kết quả lâu dài tốt hơn, giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ tại vùng và tăng tỉ
lệ sống còn.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: can thiệp lâm sàng với nhóm đối chứng,
không phân phối ngẫu nhiên.
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Dân số mục tiêu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ung
thư trực tràng giữa và dưới.
Dân số chọn mẫu: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ung
thư trực tràng giữa và dưới, giai đoạn II – III có giải phẫu bệnh
carcinôm tuyến được nhập vào khoa ngoại 2 bệnh viện Ung bướu
TpHCM trong thời gian từ tháng 01 năm 2014 cho đến hết tháng 12
năm 2015 được nhận vào nghiên cứu.
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian: từ tháng 01 năm 2014 cho đến hết tháng 12 năm
2015.
Địa điểm: Bệnh viện Ung bướu TpHCM.
2.4. CỠ MẪU
Cách chọn mẫu:
Nhóm nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân th a mãn tiêu chuẩn nhận vào,
đồng ý tham gia nhóm nghiên cứu.
Nhóm chứng: Những bệnh nhân ung thư trực tràng giữa và dưới,
giai đoạn II và III từ chối phác đồ hóa – xạ trị trước mổ. Những bệnh
nhân này được điều trị theo phác đồ phẫu thuật kết hợp hóa - xạ trị
sau mổ đang được áp dụng tại bệnh viện Ung bướu TpHCM.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
2
⁄ √ ( ) ⁄ √ ( ) ( )
n [ ]
Trong đó:
n: cỡ mẫu.
P=
Z: trị số tra từ bảng phân phối chuẩn.
.
.
10
P1: tỷ lệ bảo tồn cơ thắt ở nhóm 1
P2: tỷ lệ bảo tồn cơ thắt ở nhóm 2.
Nếu lấy độ tin cậy là 95%, lúc đó α = 0,05. Tra bảng, ta có
Z1- α/2 = 1,96.
Dựa vào nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Bá Trung, tỷ lệ
phẫu thuật bảo tồn cơ thắt ở nhóm hóa - xạ trị sau mổ là 40%. Chúng
tôi dự kiến tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân được hóa - xạ trị trước mổ là
trên 70%, cỡ mẫu được tính khoản 101 bệnh nhân cho mỗi nhóm.
Chúng tôi chọn cỡ mẫu 101bệnh nhân cho mỗi nhóm.
2.5. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU
2.5.1 Tiêu chuẩn nhận vào
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán lúc nhập viện là ung
thư trực tràng có bướu cách bờ hậu môn trong vòng 10 cm trên nội
soi trực tràng bằng ống soi mềm, giai đoạn II và III, có kết quả giải
phẫu bệnh là carcinôm tuyến.
Trong nghiên cứu này, để thuận tiện về mặt thực hành chúng
tôi chia trực tràng làm ba phần theo tác giả Rullier: trực tràng cao
(hay trực tràng trên) là đoạn trực tràng cách bờ hậu môn từ trên 10
cm trở lên cho tới 15 cm, trực tràng giữa là đoạn trực tràng cách bờ
hậu môn từ trên 5 cm cho tới 10 cm, trực tràng dưới hay trực tràng
thấp là đoạn trực tràng cách bờ hậu môn từ 5 cm trở xuống. Vị trí
bướu sẽ được căn cứ vào khoảng cách từ bờ dưới bướu cho đến rìa
hậu môn khi nội soi trực tràng bằng ống soi mềm và khám bằng tay.
2.5.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trường hợp có bướu ở vùng trực tràng – hậu môn
nhưng có giải phẫu bệnh khác carcinôm tuyến.
- Các trường hợp ung thư trực tràng có biến chứng như tắc
ruột, viêm phúc mạc cần mổ cấp cứu ngay sau khi nhập viện.
- Các trường hợp từ chối tham gia nhóm nghiên cứu.
- Phát hiện di căn xa khi phẫu thuật (gieo rắc phúc mạc).
2.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuẩn bị trƣớc điều trị
Bệnh nhân sau khi nhập viện sẽ được h i bệnh sử, khám lâm
sàng (thăm trực tràng bằng ngón tay).
Các xét nghiệm trước điều trị gồm nội soi đại trực tràng, MRI
vùng chậu, siêu âm bụng, XQ ngực, ECG và khám chuyên khoa tim
mạch nếu cần thiết, đo lường các dấu hiệu sinh học bướu CEA và
.
.
11
CA 19-9. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán giai đoạn bệnh sau khi đã
làm đủ các xét nghiệm. Lúc này, bệnh nhân được giải thích các
phương pháp điều trị và ích lợi của từng phương pháp. Bệnh nhân sẽ
ký vào “Bảng đồng ý tham gia nhóm nghiên cứu” nếu họ hiểu và
đồng ý tham gia. Bệnh nhân tham gia vào nhóm hóa - xạ trị trước mổ
sẽ được xâm đánh dấu vị trí bướu bằng mực tàu, mở HMNT ở đại
tràng chậu hông nếu được đánh giá có nguy cơ tắc ruột cao trong khi
hóa – xạ trị, và được chuyển sang khoa Xạ 4 để được lên kế hoạch
xạ trị và thực hiện hóa – xạ trị. Sau 06 đến 08 tuần, bệnh nhân sẽ
được phẫu thuật tại khoa Ngoại 2.
Bệnh nhân được cho kháng sinh đường ruột cùng chế độ ăn ít
chất xơ trong vòng hai ngày trước phẫu thuật, nhập viện tối thiểu
một ngày trước phẫu thuật, và chuẩn bị ruột bằng fortrans (hai gói
pha trong hai lít nước uống hết trong vòng hai giờ). Các bệnh nhân
có dấu hiệu nghi ngờ bán tắc ruột sẽ được chuẩn bị đại tràng bằng
thụt tháo.
2.7. THU THẬP SỐ LIỆU
Tất cả các thông tin liên quan đến lâm sàng, hóa - xạ trị, phẫu
thuật, thời gian sống còn không bệnh của bệnh nhân sẽ được ghi
nhận lại theo một phiếu thu thập thông tin đã được thiết kế từ trước.
Các dữ kiện lâm sàng nổi bật, các tai biến phẫu thuật và độc tính của
hóa - xạ trị trong quá trình điều trị, và các biến chứng sau điều trị,
thời gian sống còn toàn bộ và không bệnh là những thông tin quan
trọng nhất cần đạt được.
2.8. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
Thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0 for
Windows, giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Các biến
số sẽ được so sánh giữa nhóm hóa - xạ trị trước mổ kết hợp phẫu
thuật với nhóm phẫu thuật kết hợp hóa -xạ trị sau mổ, và các nghiên
cứu khác bằng các phép kiểm Pearson chi square, T test, và Fisher’s
exact test.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ
Nhóm can thiệp: 119 ca
Nhóm chứng: 101 ca
3.1. ĐẶC ĐIỂM 2 NHÓM NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Đặc điểm 2 nhóm nghiên cứu
.
.
12
CÁC YẾU NHÓM CAN NHÓM P
TỐ LÂM THIỆP, N=119 CHỨNG
SÀNG N=101
NAM/NỮ 0,9 0,94 0,7
TUỔI TRUNG 55,2 ± 4,8 57,5 ± 4,8 CI=1
BÌNH (23-90) (25-87) ,9
VỊ TRÍ BƯỚU ≤5CM:54,6%- ≤ 44,5%-45 0,2
65 >5-10CM:
>5-10CM: 55,5%-56
45,4%-54
GIAI ĐOẠN GĐ II: 26%-31 GĐ II: 35,7%- 0,17
BỆNH GĐ III: 74%- 36
88 GĐ III: 64,3%-
65
T4 49%-58 37%-37 0,2
ĐỘ DI ĐỘNG KÉM: 34,5% KÉM: 29,8% 0,65
CỦA BƯỚU TỐT: 44,5% TỐT: 46,5%
XÂM LẤN 4,2% - 36,1% - 4% - 31,7% - 0,9
THEO CHU 9,2% - 29,55% 12,9% - 28,7%
VI LÒNG
RUỘT
CEA ≥ 5ng/ml 42,9%(51) 44,5%(45) 0,78
CA19-9 ≥ 35 13,4%(16) 7,9%(8) 0,27
UI/ml
3.2. HÓA - XẠ TRỊ TRƢỚC MỔ
3.2.1. Đáp ứng lâm sàng sau hóa - xạ trị
- Không đáp ứng: 08 trường hợp, chiếm 6,7%.
- Có đáp ứng: 101 trường hợp, chiếm93,3%.
.
.
13
3.2.2. Đáp ứng về mặt giải phẫu bệnh sau hóa - xạ trị
- TRG 4: 20 trường hợp, chiếm 16,8%: 04 trường hợp giai
đoạn II(20%) và 16 trường hợp giai đoạn III(80%), tỷ lệ nam/nữ 1/1.
- TRG 0-3: 99 trường hợp, chiếm 83,2%.
3.2.3. Giai đoạn bệnh sau khi hóa - xạ trị và phẫu thuật
(ypTNM)
Sau hóa - xạ trị, số trường hợp giai đoạn III giảm còn 33,6%
(40 ca).
3.3. PHẪU THUẬT
3.3.1. Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện
Bảng 3.2: Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện.
Nhóm can Nhóm chứng
Loại phẫu thuật
thiệp n=119 n=101
Không phẫu thuật
0 20 (19,8%)
được P=
*
Cắt trước thấp 75 (63%) 56(55,4%) 0.000
Kiểm
Cắt trước cực thấp 13 (10,9%) 0 định
Fisher’s
PT Hartmann 2 (1,7%) 5(4,9%)
exact
PT Miles 27 (22,7%) 20(19,9%)
Đoạn chậu 2 (1,7%) 0
ự c b t c ng t ng
3.3.2. Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện khi bƣớu cách bờ
hậu môn từ 5cm trở xuống
Bảng 3.3: Các loại phẫu thuật đƣợc thực hiện khi bƣớu
cách bờ hậu môn từ 5cm trở xuống.
Nhóm can Nhóm chứng:
Loại phẫu thuật
thiệp: N=65 N=45
Không phẫu thuật P = 0.000*
0 11 (24,5%)
được Kiểm định
Cắt trước thấp 26 (40%) 13(28,8%) Fisher’ s
Cắt trước cực thấp 11 (16,9%) 0 exact
PT Hartmann 0 (0%) 3(6,7%)
PT Miles 27 (41,5%) 18(40%)
.
.
14
Đoạn chậu 1 (1,6%) 0
ự cb tc ng t ng
3.3.3. Diện cắt sau phẫu thuật
Bảng 3.4: Diện cắt sau phẫu thuật.
Nhóm can Nhóm chứng
Diện cắt
thiệpn=119 n=101
P = 0.000*
Không mổ
0 20(19,8%) Kiểm định
được
Fisher’s
R0 115(96,8%) 78(77,2%)
exact
R1 3(2,4%) 2(2%)
R2 1(0,8%) 1(1 %)
3.3.4. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.5: Thời gian mổ trung bình của từng loại phẫu
thuật.
Thời gian Nhóm can T test
Nhóm chứng
PT/ph t thiệp (CI)
120 ± 41,8 109,6 ± 27,8
PT cắt trước thấp 1,97
(n=75) (n=53)
133 ± 27,9 122 ± 28,1
PT Miles 2,01
(n=27) (n=21)
117,5 ± 24,7
PT Hartmann 109 ± 15,9 (n=5) 2,57
(n=2)
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.3.5. Lƣợng máu mất
Bảng 3.6: Lƣợng máu mất trung bình của từng loại phẫu
thuật.
Lƣợng máu Nhóm can
Nhóm chứng T test(CI)
mất/ml thiệp
PT cắt trước
70 (10 - 300) 70 (20 - 200) 1,97
thấp
120 (40 -
PT Miles 100 (15 - 300) 2,01
500)
PT Hartmann 125 ± 35,3 90 ± 14,1 2,57
.
.
15
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.3.6. Các biến chứng
Bảng 3.7: Các biến chứng (p>0,6 )
Biến chứng và tử vong Nhóm can thiệp Nhóm chứng
Xì miệng nối 2 ca (2,2%) 2 ca (3,4%)
Tắc ruột 3 ca (2,4%) 3 ca (2,7%)
Hoại tử HMNT 1 ca (0,8%) 0
Rò trực tràng - âm đạo 1 ca (0,8%) 1 ca (0,9%)
Rò ruột non - tầng sinh
1 ca (0,8%) 0
môn
Tử vong do phẫu thuật 0 0
3.4.KẾT QUẢ SỐNG CÒN VÀ TỶ LỆ TÁI PHÁT TẠI CHỖ
Nhóm can thiệp theo dõi được 104 ca, mất dấu 15 ca. Nhóm
chứng theo dõi được 58 ca, mất dấu 23 ca, loại 20 ca không mổ được
ra kh i nhóm chứng vì phải chuyển qua mô thức điều trị hóa - xạ trị
trước mổ kết hợp phẫu thuật.
20 trường hợp không phẫu thuật được của nhóm chứng được
điều trị theo phác đồ hóa – xạ trị trước mổ. Trong đó, 03 trường hợp
sống không di căn (OS = DFS = 15%), 17 trường hợp tử vong.
20 trường hợp đáp ứng hoàn toàn với hóa – xạ trị về mặt giải
phẫu bệnh đều còn sống kh e mạnh.
Bảng 3.8: Tỷ lệ sống còn toàn bộ, sống còn không bệnh, tái phát
tại chỗ.
Nhóm can Nhóm P
Tỉ lệ sống còn thiệp(104 chứng(58 (fisher‘s
ca) ca) exact)
Thời gian theo dõi trung
25,9 ± 4,2 32,1 ± 9,1
bình(tháng)
8 - 36 3 - 42
Số tháng thực tế
.
.
16
Tỷ lệ tử vong (% - ca) 11,5% - 12 15,5% - 9 0,4
Tỷ lệ sống còn toàn bộ 2
năm 88,5% - 92 84,5% - 49 0,4
(% - ca)
Tái phát tại chỗ tại vùng
2,9% - 3 0 0,55
(% - ca)
Tỷ lệ di căn xa (% - ca) 12,45% - 13 15,5% - 9 0,4
Tỷ lệ sống còn không bệnh
2 năm 87,55% - 91 84,5% - 49 0,63
(% - ca)
Tử vong sớm nhất (% - ca) Sau 8 tháng Sau 3 tháng
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA 2 NHÓM NGHIÊN CỨU
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy yếu tố tuổi ảnh
hưởng nhiều đến kết quả điều trị ung thư trực tràng. Những bệnh
nhân trẻ tuổi, dưới 40 tuổi, thường có tiên lượng xấu do diễn tiến tự
nhiên của bệnh sẽ nhanh hơn, khả năng di căn xa sẽ nhiều hơn. Các
bệnh nhân cao tuổi, trên 70 tuổi, thường có các bệnh mạn tính đi
kèm như bệnh tim mạch, tiểu đường, hô hấp, suy thận, suy gan…
làm ảnh hưởng đến khả năng điều trị triệt căn do không thể phẫu
thuật được. Nhóm can thiệp và nhóm chứng có độ tuổi trung bình
tương đương nhau (55,2 so với 57,5 – P=0,47), phân bố theo nhóm
tuổi cũng như nhau (nhóm 40 – 60 tuổi gặp nhiều nhất). Do đó, việc
so sánh kết quả điều trị của hai nhóm sẽ không bị yếu tố tuổi làm sai
lệch kết quả. Đặc biệt, trong nhóm can thiệp có bệnh nhân 90 tuổi,
điều này cho thấy phương pháp hóa - xạ trị trước mổ kết hợp phẫu
thuật có thể thực hiện an toàn ở bệnh nhân cao tuổi.
Giới tính cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng điều trị ung thư trực tràng. Nam giới thường có khung chậu
hẹp gây khó khăn nhiều cho phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật bảo tồn
cơ thắt trong những trường hợp bướu lớn, hạch mạc treo nhiều, xâm
lấn tại chỗ tại vùng nhiều. Tỉ lệ nam/nữ ở nhóm can thiệp và nhóm
chứng là tương đương nhau (90/100 so với 94/100, P=0,6). Việc so
.
.
17
sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm không bị gây nhiễu bởi yếu tố
giới tính trong nghiên cứu này.
Vị trí của bướu cách bờ hậu môn cũng đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong điều trị ung thư trực tràng. Khả năng phẫu thuật
bảo tồn cơ thắt thấp ở những trường hợp ung thư trực tràng 1/3 dưới
(bướu cách bờ hậu môn ít hơn hoặc bằng 5cm) do phải đảm bảo diện
cắt an toàn cũng như kỹ thuật khâu nối ruột ở vị trí này rất khó. Số
trường hợp ung thư trực tràng 1/3 dưới ở nhóm can thiệp và nhóm
chứng tương đương nhau (49,5% so với 44,5%). Yếu tố vị trí bướu
cũng sẽ không gây nhiễu khi so sánh kết quả điều trị ở hai nhóm.
Đánh giá mức độ di động của bướu khi khám lâm sàng giúp
xác định giai đoạn bệnh, đặc biệt là yếu tố T(tumor). Các trường hợp
bướu không di động hoặc di động kém đồng nghĩa với bướu ở giai
đoạn T4. Do đó, khả năng phẫu thuật triệt căn ở những bệnh nhân
này thấp. Nhóm can thiệp có số trường hợp bướu không di động và
di động kém nhiều hơn nhóm chứng, nhưng sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (P=0,65).
Giai đoạn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị.
Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn III có tỷ lệ sống còn toàn bộ
và không bệnh năm năm thấp hơn bệnh nhân giai đoại II.Khả năng
phẫu thuật triệt căn sẽ thấp hơn ở những bệnh nhân có bướu T4.
Nhóm can thiệp có nhiều bệnh nhân giai đoạn III và T4 hơn nhóm
chứng, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0,17
và 0,2). Yếu tố giai đoạn bệnh không ảnh hưởng đến việc so sánh kết
quả điều trị giữa hai nhóm trong nghiên cứu này.
Tóm lại, đặc điểm về phân bố tuổi, giới tính, giai đoạn bệnh,
vị trí bướu, mức độ di động của bướu của nhóm can thiệp và nhóm
chứng là tương đương nhau. Chúng tôi thấy không có yếu tố gây
nhiễu khi so sánh kết quả điều trị ở hai nhóm này.
4.2. PHẪU THUẬT
4.2.1. Phẫu thuật tận gốc
Đối với ung thư trực tràng tiến triển tại chỗ tại vùng, phẫu
thuật tận gốc được thực hiện khi phẫu thuật viên lấy sạch bướu và
hạch di căn ra kh i vùng chậu. Nhiều tác giả chia mức độ sạch của
phẫu thuật trực tràng làm ba độ:
- R0 không còn tế bào ung thư ở vùng chậu,
- R1 còn tế bào ung thư tại vùng chậu ở mức vi thể,
.
.
18
- R2 còn tế bào ung thư tại vùng chậu ở mức đại thể.
Ung thư trực tràng chỉ được điều trị thành công khi thực hiện
được phẫu thuật tận gốc. Ngược lại, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và gây
tử vong.
Hóa - xạ trị trước mổ giúp làm giảm giai đoạn bệnh, làm
giảm kích thước bướu và hạch giúp cho phẫu thuật được thuận lợi
hơn, với diện cắt an toàn.
Nghiên cứu của tác giả A.Lyall và cộng sự trên 111ca ung
thư trực tràng được hóa - xạ trị trước mổ cho thấy tỷ lệ phẫu thuật
tận gốc được là 88,3% [59]. Trong đó, 87 ca (78,4%) cắt trướcvà cắt
trước thấp (tương ứng 41 và 46 ca), 11/111ca (9,9%) phẫu thuật
Miles. Nghiên cứu của tác giả Rolf Sauer cũng có kết quả tương tự
nghiên cứu của A.Lyall.
Số bệnh nhân trong nhóm can thiệp và nhóm chứng được
phẫu thuật thành công lần lượt là 100% và 80,2%. Tuy nhiên, trong
nhóm can thiệp có ba trường hợp R1(2,4%), một trường hợp
R2(0,8%), và nhóm chứng có hai trường hợp R1(1,9%), một trường
hợp R2(0,9%). Số trường hợp được phẫu thuật tận gốc ở nhóm can
thiệp và nhóm chứng lần lượt là 96,8% và 77,2%, với P< 0,001. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của
tác giả khác.
Khi ung thư trực tràng xâm lấn vào các tạng xung quanh
(T4b), chúng tôi tiến hành cắt trực tràng và một phần, hay toàn bộ
tạng bị xâm lấn thành một khối để giảm nguy cơ tái phát tại chỗ.
Các trường hợp không mổ được là do bướu xâm lấn vào
xương cùng và vách chậu hai bên nhiều. Chúng tôi không thể di
động bướu ra kh i những vị trí hiểm yếu này vì nguy cơ chảy máu
không cầm được rất cao nếu làm tổn thương hệ thống tĩnh mạch
trước xương cùng và tĩnh mạch chậu trong. Sau đó, chúng tôi cho
hóa - xạ trị đồng thời các trường hợp này, và tiến hành phẫu thuật
sau 6 đến 8 tuần ngưng hóa - xạ trị. Kết quả là 16/20 ca phẫu thuật
lại được trong đó có hai trường hợp R1, chiếm 70%. Qua đó, chúng
ta thấy hóa - xạ trị trước mổ giúp gia tăng khả năng phẫu thuật tận
gốc.
Mức độ cắt rộng mô mềm vùng tầng sinh môn trong phẫu
thuật Miles ở những bệnh nhân được hóa - xạ trị trước mổ cũng ít
hơn các bệnh nhân được mổ trước nên chúng tôi có thể đóng kín và
.