Sinh kế bền vững của người nghèo ở huyện hoài đức, thành phố hà nội
- 89 trang
- file .docx
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ HẢI VÂN
SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI NGHÈO
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ HẢI VÂN
SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI NGHÈO
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Phát triển bền vững
Mã số: 8.31.03.13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƯƠNG THỊ THU HẰNG
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hải Vân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc và các cán bộ, giảng viên tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn
Lâm khoa học Xã hội Việt Nam, đặc biệt là Khoa Phát triển bền vững đã tạo
điều kiện cho tôi nghiên cứu, học tập trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS.
Lương Thị Thu Hằng, người hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo, các đồng
nghiệp tại cơ quan tôi đang công tác đã thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ
trợ thời gian, công việc và tài liệu tham khảo; tới gia đình và các bạn bè đã
động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song hiểu biết và năng lực bản thân còn hạn chế
nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các cá nhân, bạn bè quan tâm để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên
Đỗ Thị Hải Vân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO VÀ SINH KẾ
BỀN VỮNG............................................................................................................................................20
1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................................20
1.2. Đo lường nghèo.............................................................................................................24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của người nghèo........29
Chương 2: THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI
NGHÈO Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC...........................................................................................34
2.1. Khái quát địa bàn tình hình phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức
...............................................................................................................34
2.2. Thực trạng nghèo của huyện Hoài Đức..........................................................37
2.3. Thực trạng sinh kế bền vững của người nghèo huyện Hoài Đức .. 46
2.4. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.......................................................................48
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SINH KẾ
NGƯỜI NGHÈO HUYỆN HOÀI ĐỨC............................................................................58
3.1. Bối cảnh mới...................................................................................................................58
3.2. Định hướng chung.......................................................................................................62
3.3. Đề xuất giải pháp..........................................................................................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................71
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
BHYT Bảo hiểm y tế
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DFID: Department for International Cơ quan phát triển quốc tế
Development
GNBV Giảm nghèo bền vững
WB: World bank Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Chuẩn nghèo theo quy định của UBND thành phố Hà Nội..........29
Bảng 2. 1 Một vài nét về tình hình kinh tế - xã hội........................................ 36
Bảng 2. 2 Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020................................ 37
Bảng 2. 3 Thống kê số lượng hộ nghèo đầu năm của các xã thuộc huyện Hoài
Đức trong 3 năm............................................................................................. 40
Bảng 2. 4 Số lượng hộ nghèo giảm theo từng năm.........................................41
Bảng 2. 5 Tổng hợp tỉ lệ hộ cận nghèo của các xã thuộc huyện Hoài Đức giai
đoạn 2016 - 2020.............................................................................................44
Bảng 2. 6 Thống kê năm 2018 về nguyên nhân nghèo của các hộ dân..........51
Bảng 2. 7 Nguyện vọng của các hộ nghèo......................................................55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Khung phân tích của luận văn ......................................................... 23
Hình 2. 1: Cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức năm 2018 ............. 35
Hình 2. 2 Tăng trưởng kinh tế của huyện Hoài Đức trong 3 năm 2016, 2017
và 2018 ............................................................................................................ 36
Hình 2. 3 Số lượng hộ nghèo theo thống kê đầu năm 2016, 2017, 2018........ 38
Hình 2. 4 Tỉ lệ các hộ nghèo do thiếu hụt các nguồn vốn sinh kế .................. 47
Hình 2. 5 Nguyện vọng của các hộ nghèo trong việc hỗ trợ để thoát nghèo .. 53
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận văn
Giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược
toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Sau 3 thập kỷ nỗ
lực giảm nghèo, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể với tỷ lệ hộ nghèo
từ 58,2% vào năm 1992, xuống 37,4% vào năm 1998 [9, tr.289], 20,8% vào
năm 2010 và tiếp tục giảm xuống còn 9,8% vào năm 2016 [42, tr.7].
Việt Nam có tỷ lệ khoảng 66,4% dân số sinh sống ở vùng nông thôn (UN,
2010) và nguồn sinh kế của họ, đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản... nên cuộc sống của những người dân ở những khu
vực này phụ thuộc nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. Điều này đặt ra thách
thức trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì sinh kế bền vững.
Sau nhiều lần tách nhập địa giới hành chính, từ ngày 1 tháng 8 năm 2008
huyện Hoài Đức được sát nhập và trở thành huyện ngoại thành của thành phố
Hà Nội. Việc thay đổi về địa giới hành chính ít nhiều làm thay đổi cuộc sống
của người dân nơi đây. Nông thôn với các cơ chế quản lý mang tính làng xã
sang thành phố với cơ chế quản lý mang dáng dấp đô thị. Đô thị hóa tạo ra
nhiều cơ hội việc làm cho người dân huyện Hoài Đức. Mặc dù mang lại nhiều
cơ hội cho người dân nhưng không phải ai cũng nắm bắt được cơ hội này. Với
người nghèo ở huyện Hoài Đức trong quá trình đô thị hóa cũng không tránh
khỏi những khó khăn trong việc chuyển đổi công việc.
Giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của địa phương, tuy nhiên vẫn còn tình
trạng tái nghèo, giảm nghèo không bền vững do không đảm bảo được sinh kế
cho người dân. Việc xây dựng sinh kế mới và đảm bảo sinh kế cho người dân là
rất cấp thiết tại Hà Nội nói chung và các huyện ngoại thành nói riêng, chuyển đổi
sinh kế và giảm nghèo cho cư dân ngoại thành nhằm chấm dứt tình trạng tái
nghèo và đảm bảo sinh kế bền vững là vấn đề cần thiết được nghiên cứu góp
phần đề xuất các giải pháp phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.
1
Luận văn này được thực hiện nhằm tìm hiểu, phân tích vấn đề Sinh kế bền
vững của người nghèo ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một số
gợi ý chính sách hạn chế tái nghèo và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan Luận văn
2.1. Nghiên cứu về nghèo
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới năm 1995 về phát triển xã hội tổ
chức tại Copenhagen (Đan Mạch) nghèo đói được hiểu là “tất cả những ai có
thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la mỗi ngày, cho mỗi người, số tiền được coi như
đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc [52] cũng cho rằng: Nghèo là việc thiếu thốn thường xuyên các điều
kiện vật chất để thỏa mãn tối thiểu có thể các nhu cầu thiết yếu, nhất là nhu
cầu về lương thực, thực phẩm và tình trạng thiếu thốn là tình trạng không đạt
được so với một mức chuẩn.
Blanco, R.O (2002), đã tiếp tục mở rộng và cụ thể hơn trong định nghĩa
về nghèo đói đó là “sự thiếu hoàn toàn cơ hội, đi kèm với mức độ cao của
nghèo đói là suy dinh dưỡng, mù chữ, thiếu giáo dục, các bệnh về thể chất và
tinh thần, bất ổn về tình cảm và xã hội, bất hạnh, đau khổ và tuyệt vọng cho
tương lai”. Tác giả Blanco còn cho thấy, một trong những đặc trưng của
nghèo đói là thiếu hụt lâu dài sự tham gia kinh tế, xã hội và chính trị, đẩy các
cá nhân đến chỗ bị loại ra khỏi xã hội, cản trở đến sự tiếp cận với những lợi
ích của phát triển kinh tế và xã hội và do đó hạn chế sự phát triển văn hóa của
họ [1].
Quan điểm khái quát hơn của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng,
nghèo là sự thiếu hụt hạnh phúc (2005). “Hạnh phúc” có thể được xem xét
dưới nhiều góc độ. Thứ nhất, nghèo được đo lường bằng cách so sánh thu
nhập hay tiêu dùng của cá nhân, hay hộ gia đình với một ngưỡng mà xã hội
coi như là một mức chuẩn về mức sống. Quan điểm này coi một cá nhân hay
2
hộ gia đình là nghèo nếu mức sống của họ thấp hơn ngưỡng mức sống mà xã
hội đặt ra ở một thời điểm.
Cách tiếp cận này dẫn đến hai phương thức phân loại nghèo điển hình
là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối, là tình trạng mà một
cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập hay chi tiêu thấp hơn một ngưỡng nghèo
được xác định đối với một xã hội tại một thời điểm. Ngưỡng nghèo, là tổng
hợp giá trị các hàng hóa tiêu dùng bảo đảm một mức sống tối thiểu. Trong khi
đó, cách tiếp cận nghèo tương đối xác định một mức sống so sánh với vị trí
của các cá nhân hay hộ gia đình khác trong xã hội dựa trên phân phối thu
nhập hay chi tiêu. Cách tiếp cận này thường dẫn đến việc phân nhóm cá nhân
hay hộ gia đình theo ngũ phân vị dựa trên thu nhập hay chi tiêu.
Thứ hai, “hạnh phúc” có thể được hiểu bằng cách mở rộng ý nghĩa của
thuật ngữ “nghèo về tiền bạc” thành những loại hình hàng hóa tiêu dùng hoặc
dịch vụ khác như: lương thực, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các thứ
khác mà mỗi cá nhân hay hộ gia đình cần phải có. Theo cách này, có thể có
nhiều quan niệm khác nhau về nghèo, ví dụ, nghèo về dinh dưỡng, nghèo về
giáo dục,... Mặc dù có những khác biệt nhất định về khái niệm và đo lường,
nhưng cả hai cách phân loại nghèo này đều dựa trên một chỉ báo duy nhất, do
đó được gọi là cách đo lường đơn chiều [47].
Cùng quan điểm này, song nhấn mạnh vào việc xem xét nhiều chiều
cạnh trong đánh giá nghèo Martin Ravallion (2016) cho rằng rất cần phải lưu
ý đến các chỉ số đa chiều của nghèo đói, nhưng có thể sẽ không được rõ ràng
nếu vẫn chỉ nghĩ tới một chiều. Hai vấn đề rất đáng lưu ý cũng được Martin đặt ra
trong việc đánh giá đóng góp của các chỉ báo: Thứ nhất, một chỉ số tổng hợp liệu
có thể đủ để phân tích về nghèo; Thứ hai, tập hợp một nhóm các mục tiêu hướng
tới việc sử dụng giá cả liệu có thể phù hợp hoặc xem xét “những tước đoạt”, rồi
sau đó sử dụng công cụ gia trọng để phân tích thì mới gọi là đủ. Đây là sự tranh
luận giữa việc nên hướng đến một bộ chỉ số đa dạng
3
có tính tin cậy, hay là chỉ một chỉ số đa chiều. Tuy nhiên, đối với một tập hợp
một nhóm các mục tiêu sẽ vẫn là một sự cần thiết, nhưng để lý tưởng nó thì
nên cần có sự gia trọng số và cần phải được lựa chọn bởi những người nghèo
mới có thể đảm bảo sự hoàn chỉnh đối với tập hợp đó [41].
Trong nhiều năm trở lại đây nghiên cứu về nghèo tại Việt Nam được
gắn với những vấn đề liên quan đến việc xây dựng các chỉ báo nhằm đánh giá
nghèo đa chiều của Việt Nam, biến đổi khí hậu với nghèo đói, sinh kế bền
vững cho người nghèo.
Về xây dựng chỉ báo đánh giá nghèo đa chiều
Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành các chương trình giảm nghèo quốc
gia cho mỗi giai đoạn 5 năm và ban hành các chuẩn nghèo đi kèm để đo lường sự
thay đổi của tình trạng nghèo trong giai đoạn tương ứng. Từ 2015 trở về trước,
Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều theo chuẩn nghèo
thu nhập. Chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ là mức thu nhập bình quân một
người một tháng của hộ gia đình đảm bảo mức tiêu dùng
lương thực, thực phẩm cung cấp một lượng calo 2100-2300 Kcal/người/ngày
và một lượng hàng hóa phi lương thực, thực phẩm tối thiểu (Bảng 1.1. 1). Căn
cứ vào chuẩn nghèo này Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-
TB&XH) xác định và lập danh sách hộ nghèo ở cấp xã và tính tỷ lệ hộ nghèo
thông qua Tổng điều tra hộ nghèo được Bộ này tiến hành trước mỗi chương
trình giảm nghèo quốc gia và khảo sát lập danh sách hộ nghèo hàng năm trong
những năm của giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo quốc gia.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nghèo đói
Các nghiên cứu theo hướng này chủ yếu tập trung làm rõ tình hình biến
đổi khí hậu ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? và mối quan hệ giữa biến
đối khí hậu với tình trạng nghèo đói của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có
những nghiên cứu tập trung đánh giá khả năng ứng phó của người dân với
tình hình biến đổi khí hậu.
4
Sinh kế bền vững cho người nghèo
Các nghiên cứu theo hướng này tập trung vào làm rõ những thiếu hụt về
mặt sinh kế của người nghèo hiện nay và từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp
phù hợp với từng nhóm nghèo ở từng địa phương khác nhau. Đối với các
nghiên cứu sinh kế bền vững cho người nghèo thì việc hướng người nghèo
đến việc sử dụng các nguồn vốn tại địa phương đóng vai trò quan trọng. Đặc
biệt đối với những hộ gia đình nghèo do thiếu vốn nhân lực thì việc sử dụng
các nguồn vốn tại chỗ có ý nghĩa trong việc giảm nghèo.
2.2. Bối cảnh nghiên cứu sinh kế bền vững
Nghiên cứu về sinh kế đã được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu
của R.Chamber những năm 1990 [46] trong đó sinh kế theo cách hiểu đơn
giản là phương tiện để kiếm sống. Về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn
trong các nghiên cứu của F.Ellis [38], Barrett và Reardon [29]…. Có nhiều
cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí
rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động
sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. F.Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm
những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn
vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt
động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các
quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ [38]. Năm
2001, Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm
về Sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động của mình thì Sinh kế còn được
mô tả tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt
động của một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ
ước của mình [33]. Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau
như cá nhân, hộ gia đình, thôn, vùng ... phổ biến nhất là cấp hộ gia đình.
5
Hình 1: Khung sinh kế bền vững của DFID
Nguồn: DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, DFID Report.
Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu đã là chủ đề được quan
tâm trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lí môi trường cả
trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm
thay đổi cách tiếp cận đối với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và
1990 theo hướng tập trung vào phúc lợi của con người và tính bền vững nhiều
hơn là phát triển kinh tế. Theo Reardon và Taylor [45] một sinh kế được xem
là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp
lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của
nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác
động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và
trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên. Về
cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: 1) nguồn lực sinh kế, 2) chiến lược
sinh kế, 3) kết quả sinh kế, 4) các qui trình về thể chế và chính sách, và 5) bối
cảnh bên ngoài.
6
Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được áp dụng một cách rộng rãi để
phân tích sinh kế trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp và thủy sản và các
sinh kế nông thôn nói chung. Khung sinh kế bền vững được sử dụng như một
công cụ để phân tích các nguồn lực sinh kế được sử dụng, các chiến lược sinh
kế được thực hiện từ việc sử dụng các nguồn lực sinh kế đó và các kết quả
sinh kế đạt được từ việc thực hiện các chiến lược sinh kế, từ đó đề xuất các
sinh kế bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở cấp hộ gia đình và cộng
đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các kết quả sinh kế đạt được có thể
là tiêu cực. Do đó, khung sinh kế bền vững cũng có thể được sử dụng để phân
tích các mối quan hệ có thể dẫn đến các chiến lược và kết quả sinh kế không
bền vững và đó cũng chính là điểm khởi đầu cho việc hỗ trợ sinh kế. Trên thế
giới, từ đầu những năm 1990, các tổ chức tài trợ quốc tế như CARE
International, DANIDA, Oxfam, DFID, UNDP…. đã áp dụng khung sinh kế
bền vững để thiết kế các dự án và chương trình xóa đói giảm nghèo và quản lý
tài nguyên ở vùng nông thôn và ven biển ở châu Á và châu Phi theo cách tiếp
cận hướng vào người nghèo và có sự tham gia. Cũng có một số nghiên cứu áp
dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững để phân tích các cơ hội và thách thức
về sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn, ven biển và miền núi, từ đó đề
xuất những hình thức hỗ trợ sinh kế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phát
triển bền vững.
Về khái niệm sinh kế, các học giả trên thế giới đã đưa ra những quan
điểm khác nhau liên quan đến khái niệm này. Chẳng hạn, theo Ian Scoones,
“một sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (bao gồm cả vật chất và các
nguồn lực xã hội), và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống”
[dẫn theo 40,1]. Trong khi đó, DFID (Department for International
Development - Bộ phát triển Quốc tế của Anh) trên cơ sở kế thừa định nghĩa
của các tác giả đi trước, lại quan niệm rằng: “Sinh kế bao gồm các năng lực,
tài sản (cả vật chất và các nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để tạo
7
nên cách kiếm sống. Một sinh kế bền vững khi nó có thể ứng phó với những
căng thẳng, những cú sốc; cũng như phục hồi được từ những căng thẳng,
những cú sốc này, và duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản trong hiện
tại và trong tương lai, trong khi không gây xói mòn nguồn lực tự nhiên” [dẫn
theo 40, 3].
Chambers and Conway (1992) nhận định một sinh kế được hiểu là bao
gồm những khả năng có thể có, các tài sản và các hoạt động cần thiết cho một
kế sinh nhai. Theo định nghĩa này, các tài sản bao gồm “Vốn tự nhiên” - đất
đai, nguồn nước, …; “Vốn vật chất”- công cụ sản xuất, giống, phân bón, cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất,…; “Vốn tài chính” - tiền mặt, tín dụng, tiết kiệm,
các khoản vay,…; “Vốn con người” - kiến thức, kỹ năng sản xuất, sức khỏe,
…; và “Vốn xã hội” - các quan hệ và mạng lưới xã hội, được xem như các
nguồn sinh kế [30].
Hai thập kỷ vừa qua chứng kiến một số lượng ngày càng nhiều các nhà
thực hành phát triển và một số học giả như Robert Chambers (1994) [29],
Barbara Thomas-Slayter, Rachel Polestico, Andrea Esser và cộng sự (1995)
[49] đã thử nghiệm các phương pháp nghiên cứu tham dự nhằm đạt được một
nghiên cứu chính sách và hoạch định chính sách có hiệu qủa hơn đối với phát triển
nông thôn và giảm nghèo ở cấp địa phương. Trong số đó, các kỹ thuật hành động
và phương pháp học hỏi tham dự cũng như đánh giá tham dự nhanh nông thôn
được thừa nhận rộng rãi. Các kỹ thuật đánh giá nhanh về đói nghèo và các nghiên
cứu chẩn đoán về đói nghèo ở nông thôn Việt Nam thừa nhận quyền sử dụng đất
đai, tiếp cận đất đai và xem xét khả năng tiếp cận vốn, dịch vụ xã hội như y tế,
giáo dục, v.v. (MARD and UNDP, 2003 [38];
Asian Development Bank, 2001 [27]). Khung sinh kế bền vững là một
phương pháp tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn
mạnh đến thảo luận sinh kế của con người. Nó có nguồn gốc từ phân tích của
Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan hệ với nạn đói và
8
đói nghèo (1981) và gần đây được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) thúc
đẩy [50] cũng như được các học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng
rộng rãi (Anthony Bebbington 1999 [26]; Koos Neefjes 2000 [36]; Frank Ellis
2000 [36]). Trên cơ sở đó, học viên kế thừa và sử dụng khung sinh kế bền
vững của DFID để tìm hiểu và phân tích chủ đề giảm nghèo bền vững của
luận văn.
2.3. Sinh kế bền vững của người nghèo trong các bối cảnh khác nhau
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Theo Chambers và Conway (1992) sinh kế bền vững là sinh kế có thể đối
phó và phục hồi từ các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản
trong khi không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên [30]. Với nội
hàm về sinh kế bền vững như của Chamber và Conway thì biến đổi khí hậu là
một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế. Các
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (ví dụ như mực nước biển dâng và các điều
kiện thời tiết khắc nghiệt) lên các nguồn lực tự nhiên (như đất, nước, thủy
sản) và các nguồn lực vật chất (như đường sá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới
điện) là rất đáng kể. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức
tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào
việc các sinh kế này có bền vững trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi
trường hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể giảm nhẹ biến
đổi khí hậu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu hay không [5].
BĐKH đã trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Bất kỳ thay đổi
nào về khí hậu cũng dẫn đến sự mất ổn định về môi trường và xã hội. Đối với
những nơi khó khăn và sinh kế phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên thì chính là nơi dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu không giống nhau giữa các nhóm đối tượng trong xã hội.
Nghiên cứu các nhóm dễ bị tổn thương và lý do tổn thương có ý nghĩa quan
trọng trong việc đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp với tác động của biến
9
đổi khí hậu. Hộ nghèo hay người nghèo thường gắn với sản xuất nông nghiệp
như là một nguồn thu nhập chính, trong khi đó sản xuất nông nghiệp là lĩnh
vực dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Hộ nghèo thường
có nguồn lực hạn chế, như nguồn đất đai hạn hẹp, nhà cửa và tài sản mang
tính thô sơ, do vậy họ sẽ dễ bị tổn thương hơn so với các loại hộ khác. Hộ
nghèo cũng thường có các hoạt động sinh kế đơn điệu do vậy khả năng đa
dạng hóa các nguồn thu nhập để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu thường
thấp; hơn thế nữa do hạn chế về nguồn lực nên khả năng phục hồi sau khi bị
tác động bởi thiên tai của hộ nghèo thường chậm hơn so với các hộ khác trong
cộng đồng.
Trong các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu thì nông
nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực
đoan do tác động của BĐKH. Trong nghiên cứu của Helal Ahammad đã đề
cập tới “các vấn đề và thách thức của nông nghiệp Australia trong việc thích
nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là xem xét các ảnh hưởng của thay đổi khí
hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp của Australia [2]. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn vào ngành nông
nghiệp) có thể phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của việc thay
đổi khí hậu. Đối với vùng ven biển trong bối cảnh dễ bị tổn thương mà điển
hình là tính mùa vụ và tính bất thường của thời tiết, là một trong những vấn đề
lớn mà vùng ven biển thường xuyên phải đối mặt. Tính mùa vụ có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động đánh bắt, dịch vụ ngư nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du
lịch, từ đó ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập và sự sẵn có của thực
phẩm tại địa phương. Bên cạnh tính mùa vụ, sự bất thường của thời tiết, đặc
biệt là mưa bão thường xuyên xảy ra dọc bờ biển, cũng gây ra những tổn thất
nghiêm trọng cho cộng đồng ven biển về người, tài sản và cơ sở hạ tầng.
Các công trình nghiên cứu tính dễ bị tổn thương (TDBTT) ở Việt Nam
mới chỉ bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX và được tiếp cận theo các
10
lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư
và các tài nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu từ vùng/khu vực đến cả
đới ven biển Việt Nam. Nghiên cứu TDBTT xã hội và khả năng phục hồi ở
Việt Nam khi môi trường thay đổi của Adger và cộng sự đã đánh giá TDBTT
xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao Thủy, Nam Định).
Kết quả nghiên cứu cho thấy do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỉ
80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương gây
ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải đối mặt
với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.
Từ năm 2007 đến nay cũng đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và
quốc tế cũng đã có những tiếp cận tổng hợp đến việc nghiên cứu TDBTT do tác
động của BĐKH. Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên
cứu môi trường, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu
những lựa chọn để giải quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam. Trong nghiên cứu
này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng
đồng tại các khu vực thường xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận như thế nào với
hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính
phủ làm sao để có thể đối phó với thảm họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn
hán [7]. Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với BĐKH của Oxfam Quốc tế đã có
những cảnh báo về sự suy tàn sinh kế của người nghèo; nêu rõ sự gia tăng các
thảm họa khí hậu ảnh hưởng tới nhiều người, đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo
không có sức mạnh để chống chịu lại các thảm họa. Trong báo cáo “Thay đổi
môi trường toàn cầu và an ninh con người” đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo
đói và thích ứng với biến đổi khí hậu, báo cáo cũng xem xét tới thực trạng thể
chế trong việc kếp hợp giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi
các chính sách hỗ trợ phát triển hiện nay.
11
Cuối năm 2010, dự án “Tiếp cận tổng hợp các đến các đối tượng dễ bị
tổn thương nhằm ứng phó với các thảm họa tự nhiên tại miền Trung Việt
Nam” được hợp tác giữa Đại học Nông lâm Huế - Đại học Huế và Viện
GSGES – Đại học Kyoto, Nhật Bản dưới sự tài trợ của cơ quan hợp tác Quốc
tế Nhật Bản JICA. Khu vực nghiên cứu của dự án gồm 4 xã: Hương Phong,
Hương Vân, huyện Hương Trà, 1 xã thuộc huyện miền núi A Lưới và nhóm
dân cư vạn đò định cư tại thành phố Huế. Đây là những nơi thường xuyên gặp
thiên tai và dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng của thiên tai và cần có sự
hỗ trợ để nâng cao năng lực đối phó với thiên tai. Dự án được thực hiện với
mục tiêu làm rõ tính dễ bị tổn thương do thiên tai và hoàn cảnh của người dân
dễ bị tổn thương trong khu vực, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai qua
các lớp tập huấn cho người dân dễ bị tổn thương. Biên soạn và phân phối các
tập tài liệu kỹ thuật và tập huấn về đối phó thiên tai cũng như đa dạng hóa
sinh kế. Nâng cao kiến thức ứng phó thiên tai của chính quyền các cấp, và
cộng đồng qua các lớp tập huấn, cấu trúc lại mạng lưới kết hợp nhằm đối phó
thiên tai và đa dạng hóa sinh kế.
Đặc biệt năm 2012 có nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển”
của Trần Thọ Đạt dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu và kinh nghiệm của
các quốc gia về chủ đề biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển trên các khía
cạnh: tổng quan về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu lên vùng
ven biển, khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến
đổi khí hậu, năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của biến
đổi khí hậu, và hỗ trợ sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng: đóng vai trò trọng tâm đối với sinh kế hộ gia đình là các nguồn
lực sinh kế mà hộ gia đình nắm giữ vì nó quyết định việc lựa chọn các chiến
lược sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn. Trong khi biến đổi
khí hậu - một trong những yếu tố của bối cảnh dễ bị tổn thương - gây ảnh
hưởng đến các nguồn lực sinh kế và từ đó làm thay đổi các chiến lược sinh kế
12
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ HẢI VÂN
SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI NGHÈO
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Hà Nội - 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ HẢI VÂN
SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI NGHÈO
Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Phát triển bền vững
Mã số: 8.31.03.13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƯƠNG THỊ THU HẰNG
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hải Vân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc và các cán bộ, giảng viên tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn
Lâm khoa học Xã hội Việt Nam, đặc biệt là Khoa Phát triển bền vững đã tạo
điều kiện cho tôi nghiên cứu, học tập trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS.
Lương Thị Thu Hằng, người hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo, các đồng
nghiệp tại cơ quan tôi đang công tác đã thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ
trợ thời gian, công việc và tài liệu tham khảo; tới gia đình và các bạn bè đã
động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song hiểu biết và năng lực bản thân còn hạn chế
nên chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các cá nhân, bạn bè quan tâm để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên
Đỗ Thị Hải Vân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO VÀ SINH KẾ
BỀN VỮNG............................................................................................................................................20
1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................................20
1.2. Đo lường nghèo.............................................................................................................24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của người nghèo........29
Chương 2: THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƯỜI
NGHÈO Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC...........................................................................................34
2.1. Khái quát địa bàn tình hình phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức
...............................................................................................................34
2.2. Thực trạng nghèo của huyện Hoài Đức..........................................................37
2.3. Thực trạng sinh kế bền vững của người nghèo huyện Hoài Đức .. 46
2.4. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.......................................................................48
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SINH KẾ
NGƯỜI NGHÈO HUYỆN HOÀI ĐỨC............................................................................58
3.1. Bối cảnh mới...................................................................................................................58
3.2. Định hướng chung.......................................................................................................62
3.3. Đề xuất giải pháp..........................................................................................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................71
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
BHYT Bảo hiểm y tế
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DFID: Department for International Cơ quan phát triển quốc tế
Development
GNBV Giảm nghèo bền vững
WB: World bank Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Chuẩn nghèo theo quy định của UBND thành phố Hà Nội..........29
Bảng 2. 1 Một vài nét về tình hình kinh tế - xã hội........................................ 36
Bảng 2. 2 Kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020................................ 37
Bảng 2. 3 Thống kê số lượng hộ nghèo đầu năm của các xã thuộc huyện Hoài
Đức trong 3 năm............................................................................................. 40
Bảng 2. 4 Số lượng hộ nghèo giảm theo từng năm.........................................41
Bảng 2. 5 Tổng hợp tỉ lệ hộ cận nghèo của các xã thuộc huyện Hoài Đức giai
đoạn 2016 - 2020.............................................................................................44
Bảng 2. 6 Thống kê năm 2018 về nguyên nhân nghèo của các hộ dân..........51
Bảng 2. 7 Nguyện vọng của các hộ nghèo......................................................55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Khung phân tích của luận văn ......................................................... 23
Hình 2. 1: Cơ cấu phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức năm 2018 ............. 35
Hình 2. 2 Tăng trưởng kinh tế của huyện Hoài Đức trong 3 năm 2016, 2017
và 2018 ............................................................................................................ 36
Hình 2. 3 Số lượng hộ nghèo theo thống kê đầu năm 2016, 2017, 2018........ 38
Hình 2. 4 Tỉ lệ các hộ nghèo do thiếu hụt các nguồn vốn sinh kế .................. 47
Hình 2. 5 Nguyện vọng của các hộ nghèo trong việc hỗ trợ để thoát nghèo .. 53
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Luận văn
Giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược
toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Sau 3 thập kỷ nỗ
lực giảm nghèo, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể với tỷ lệ hộ nghèo
từ 58,2% vào năm 1992, xuống 37,4% vào năm 1998 [9, tr.289], 20,8% vào
năm 2010 và tiếp tục giảm xuống còn 9,8% vào năm 2016 [42, tr.7].
Việt Nam có tỷ lệ khoảng 66,4% dân số sinh sống ở vùng nông thôn (UN,
2010) và nguồn sinh kế của họ, đặc biệt là hộ nghèo chủ yếu từ sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản... nên cuộc sống của những người dân ở những khu
vực này phụ thuộc nhiều vào khí hậu và điều kiện tự nhiên. Điều này đặt ra thách
thức trong việc xóa đói giảm nghèo và duy trì sinh kế bền vững.
Sau nhiều lần tách nhập địa giới hành chính, từ ngày 1 tháng 8 năm 2008
huyện Hoài Đức được sát nhập và trở thành huyện ngoại thành của thành phố
Hà Nội. Việc thay đổi về địa giới hành chính ít nhiều làm thay đổi cuộc sống
của người dân nơi đây. Nông thôn với các cơ chế quản lý mang tính làng xã
sang thành phố với cơ chế quản lý mang dáng dấp đô thị. Đô thị hóa tạo ra
nhiều cơ hội việc làm cho người dân huyện Hoài Đức. Mặc dù mang lại nhiều
cơ hội cho người dân nhưng không phải ai cũng nắm bắt được cơ hội này. Với
người nghèo ở huyện Hoài Đức trong quá trình đô thị hóa cũng không tránh
khỏi những khó khăn trong việc chuyển đổi công việc.
Giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của địa phương, tuy nhiên vẫn còn tình
trạng tái nghèo, giảm nghèo không bền vững do không đảm bảo được sinh kế
cho người dân. Việc xây dựng sinh kế mới và đảm bảo sinh kế cho người dân là
rất cấp thiết tại Hà Nội nói chung và các huyện ngoại thành nói riêng, chuyển đổi
sinh kế và giảm nghèo cho cư dân ngoại thành nhằm chấm dứt tình trạng tái
nghèo và đảm bảo sinh kế bền vững là vấn đề cần thiết được nghiên cứu góp
phần đề xuất các giải pháp phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.
1
Luận văn này được thực hiện nhằm tìm hiểu, phân tích vấn đề Sinh kế bền
vững của người nghèo ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra một số
gợi ý chính sách hạn chế tái nghèo và giảm nghèo bền vững tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan Luận văn
2.1. Nghiên cứu về nghèo
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới năm 1995 về phát triển xã hội tổ
chức tại Copenhagen (Đan Mạch) nghèo đói được hiểu là “tất cả những ai có
thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la mỗi ngày, cho mỗi người, số tiền được coi như
đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc [52] cũng cho rằng: Nghèo là việc thiếu thốn thường xuyên các điều
kiện vật chất để thỏa mãn tối thiểu có thể các nhu cầu thiết yếu, nhất là nhu
cầu về lương thực, thực phẩm và tình trạng thiếu thốn là tình trạng không đạt
được so với một mức chuẩn.
Blanco, R.O (2002), đã tiếp tục mở rộng và cụ thể hơn trong định nghĩa
về nghèo đói đó là “sự thiếu hoàn toàn cơ hội, đi kèm với mức độ cao của
nghèo đói là suy dinh dưỡng, mù chữ, thiếu giáo dục, các bệnh về thể chất và
tinh thần, bất ổn về tình cảm và xã hội, bất hạnh, đau khổ và tuyệt vọng cho
tương lai”. Tác giả Blanco còn cho thấy, một trong những đặc trưng của
nghèo đói là thiếu hụt lâu dài sự tham gia kinh tế, xã hội và chính trị, đẩy các
cá nhân đến chỗ bị loại ra khỏi xã hội, cản trở đến sự tiếp cận với những lợi
ích của phát triển kinh tế và xã hội và do đó hạn chế sự phát triển văn hóa của
họ [1].
Quan điểm khái quát hơn của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng,
nghèo là sự thiếu hụt hạnh phúc (2005). “Hạnh phúc” có thể được xem xét
dưới nhiều góc độ. Thứ nhất, nghèo được đo lường bằng cách so sánh thu
nhập hay tiêu dùng của cá nhân, hay hộ gia đình với một ngưỡng mà xã hội
coi như là một mức chuẩn về mức sống. Quan điểm này coi một cá nhân hay
2
hộ gia đình là nghèo nếu mức sống của họ thấp hơn ngưỡng mức sống mà xã
hội đặt ra ở một thời điểm.
Cách tiếp cận này dẫn đến hai phương thức phân loại nghèo điển hình
là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối, là tình trạng mà một
cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập hay chi tiêu thấp hơn một ngưỡng nghèo
được xác định đối với một xã hội tại một thời điểm. Ngưỡng nghèo, là tổng
hợp giá trị các hàng hóa tiêu dùng bảo đảm một mức sống tối thiểu. Trong khi
đó, cách tiếp cận nghèo tương đối xác định một mức sống so sánh với vị trí
của các cá nhân hay hộ gia đình khác trong xã hội dựa trên phân phối thu
nhập hay chi tiêu. Cách tiếp cận này thường dẫn đến việc phân nhóm cá nhân
hay hộ gia đình theo ngũ phân vị dựa trên thu nhập hay chi tiêu.
Thứ hai, “hạnh phúc” có thể được hiểu bằng cách mở rộng ý nghĩa của
thuật ngữ “nghèo về tiền bạc” thành những loại hình hàng hóa tiêu dùng hoặc
dịch vụ khác như: lương thực, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các thứ
khác mà mỗi cá nhân hay hộ gia đình cần phải có. Theo cách này, có thể có
nhiều quan niệm khác nhau về nghèo, ví dụ, nghèo về dinh dưỡng, nghèo về
giáo dục,... Mặc dù có những khác biệt nhất định về khái niệm và đo lường,
nhưng cả hai cách phân loại nghèo này đều dựa trên một chỉ báo duy nhất, do
đó được gọi là cách đo lường đơn chiều [47].
Cùng quan điểm này, song nhấn mạnh vào việc xem xét nhiều chiều
cạnh trong đánh giá nghèo Martin Ravallion (2016) cho rằng rất cần phải lưu
ý đến các chỉ số đa chiều của nghèo đói, nhưng có thể sẽ không được rõ ràng
nếu vẫn chỉ nghĩ tới một chiều. Hai vấn đề rất đáng lưu ý cũng được Martin đặt ra
trong việc đánh giá đóng góp của các chỉ báo: Thứ nhất, một chỉ số tổng hợp liệu
có thể đủ để phân tích về nghèo; Thứ hai, tập hợp một nhóm các mục tiêu hướng
tới việc sử dụng giá cả liệu có thể phù hợp hoặc xem xét “những tước đoạt”, rồi
sau đó sử dụng công cụ gia trọng để phân tích thì mới gọi là đủ. Đây là sự tranh
luận giữa việc nên hướng đến một bộ chỉ số đa dạng
3
có tính tin cậy, hay là chỉ một chỉ số đa chiều. Tuy nhiên, đối với một tập hợp
một nhóm các mục tiêu sẽ vẫn là một sự cần thiết, nhưng để lý tưởng nó thì
nên cần có sự gia trọng số và cần phải được lựa chọn bởi những người nghèo
mới có thể đảm bảo sự hoàn chỉnh đối với tập hợp đó [41].
Trong nhiều năm trở lại đây nghiên cứu về nghèo tại Việt Nam được
gắn với những vấn đề liên quan đến việc xây dựng các chỉ báo nhằm đánh giá
nghèo đa chiều của Việt Nam, biến đổi khí hậu với nghèo đói, sinh kế bền
vững cho người nghèo.
Về xây dựng chỉ báo đánh giá nghèo đa chiều
Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành các chương trình giảm nghèo quốc
gia cho mỗi giai đoạn 5 năm và ban hành các chuẩn nghèo đi kèm để đo lường sự
thay đổi của tình trạng nghèo trong giai đoạn tương ứng. Từ 2015 trở về trước,
Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều theo chuẩn nghèo
thu nhập. Chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ là mức thu nhập bình quân một
người một tháng của hộ gia đình đảm bảo mức tiêu dùng
lương thực, thực phẩm cung cấp một lượng calo 2100-2300 Kcal/người/ngày
và một lượng hàng hóa phi lương thực, thực phẩm tối thiểu (Bảng 1.1. 1). Căn
cứ vào chuẩn nghèo này Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-
TB&XH) xác định và lập danh sách hộ nghèo ở cấp xã và tính tỷ lệ hộ nghèo
thông qua Tổng điều tra hộ nghèo được Bộ này tiến hành trước mỗi chương
trình giảm nghèo quốc gia và khảo sát lập danh sách hộ nghèo hàng năm trong
những năm của giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo quốc gia.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nghèo đói
Các nghiên cứu theo hướng này chủ yếu tập trung làm rõ tình hình biến
đổi khí hậu ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? và mối quan hệ giữa biến
đối khí hậu với tình trạng nghèo đói của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có
những nghiên cứu tập trung đánh giá khả năng ứng phó của người dân với
tình hình biến đổi khí hậu.
4
Sinh kế bền vững cho người nghèo
Các nghiên cứu theo hướng này tập trung vào làm rõ những thiếu hụt về
mặt sinh kế của người nghèo hiện nay và từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp
phù hợp với từng nhóm nghèo ở từng địa phương khác nhau. Đối với các
nghiên cứu sinh kế bền vững cho người nghèo thì việc hướng người nghèo
đến việc sử dụng các nguồn vốn tại địa phương đóng vai trò quan trọng. Đặc
biệt đối với những hộ gia đình nghèo do thiếu vốn nhân lực thì việc sử dụng
các nguồn vốn tại chỗ có ý nghĩa trong việc giảm nghèo.
2.2. Bối cảnh nghiên cứu sinh kế bền vững
Nghiên cứu về sinh kế đã được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu
của R.Chamber những năm 1990 [46] trong đó sinh kế theo cách hiểu đơn
giản là phương tiện để kiếm sống. Về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn
trong các nghiên cứu của F.Ellis [38], Barrett và Reardon [29]…. Có nhiều
cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí
rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động
sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. F.Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm
những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn
vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt
động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các
quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ [38]. Năm
2001, Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm
về Sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động của mình thì Sinh kế còn được
mô tả tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt
động của một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ
ước của mình [33]. Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau
như cá nhân, hộ gia đình, thôn, vùng ... phổ biến nhất là cấp hộ gia đình.
5
Hình 1: Khung sinh kế bền vững của DFID
Nguồn: DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, DFID Report.
Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu đã là chủ đề được quan
tâm trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lí môi trường cả
trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm
thay đổi cách tiếp cận đối với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và
1990 theo hướng tập trung vào phúc lợi của con người và tính bền vững nhiều
hơn là phát triển kinh tế. Theo Reardon và Taylor [45] một sinh kế được xem
là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp
lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của
nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác
động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và
trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên. Về
cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: 1) nguồn lực sinh kế, 2) chiến lược
sinh kế, 3) kết quả sinh kế, 4) các qui trình về thể chế và chính sách, và 5) bối
cảnh bên ngoài.
6
Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được áp dụng một cách rộng rãi để
phân tích sinh kế trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp và thủy sản và các
sinh kế nông thôn nói chung. Khung sinh kế bền vững được sử dụng như một
công cụ để phân tích các nguồn lực sinh kế được sử dụng, các chiến lược sinh
kế được thực hiện từ việc sử dụng các nguồn lực sinh kế đó và các kết quả
sinh kế đạt được từ việc thực hiện các chiến lược sinh kế, từ đó đề xuất các
sinh kế bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở cấp hộ gia đình và cộng
đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các kết quả sinh kế đạt được có thể
là tiêu cực. Do đó, khung sinh kế bền vững cũng có thể được sử dụng để phân
tích các mối quan hệ có thể dẫn đến các chiến lược và kết quả sinh kế không
bền vững và đó cũng chính là điểm khởi đầu cho việc hỗ trợ sinh kế. Trên thế
giới, từ đầu những năm 1990, các tổ chức tài trợ quốc tế như CARE
International, DANIDA, Oxfam, DFID, UNDP…. đã áp dụng khung sinh kế
bền vững để thiết kế các dự án và chương trình xóa đói giảm nghèo và quản lý
tài nguyên ở vùng nông thôn và ven biển ở châu Á và châu Phi theo cách tiếp
cận hướng vào người nghèo và có sự tham gia. Cũng có một số nghiên cứu áp
dụng lý thuyết khung sinh kế bền vững để phân tích các cơ hội và thách thức
về sinh kế của người dân ở khu vực nông thôn, ven biển và miền núi, từ đó đề
xuất những hình thức hỗ trợ sinh kế phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phát
triển bền vững.
Về khái niệm sinh kế, các học giả trên thế giới đã đưa ra những quan
điểm khác nhau liên quan đến khái niệm này. Chẳng hạn, theo Ian Scoones,
“một sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (bao gồm cả vật chất và các
nguồn lực xã hội), và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống”
[dẫn theo 40,1]. Trong khi đó, DFID (Department for International
Development - Bộ phát triển Quốc tế của Anh) trên cơ sở kế thừa định nghĩa
của các tác giả đi trước, lại quan niệm rằng: “Sinh kế bao gồm các năng lực,
tài sản (cả vật chất và các nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để tạo
7
nên cách kiếm sống. Một sinh kế bền vững khi nó có thể ứng phó với những
căng thẳng, những cú sốc; cũng như phục hồi được từ những căng thẳng,
những cú sốc này, và duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản trong hiện
tại và trong tương lai, trong khi không gây xói mòn nguồn lực tự nhiên” [dẫn
theo 40, 3].
Chambers and Conway (1992) nhận định một sinh kế được hiểu là bao
gồm những khả năng có thể có, các tài sản và các hoạt động cần thiết cho một
kế sinh nhai. Theo định nghĩa này, các tài sản bao gồm “Vốn tự nhiên” - đất
đai, nguồn nước, …; “Vốn vật chất”- công cụ sản xuất, giống, phân bón, cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất,…; “Vốn tài chính” - tiền mặt, tín dụng, tiết kiệm,
các khoản vay,…; “Vốn con người” - kiến thức, kỹ năng sản xuất, sức khỏe,
…; và “Vốn xã hội” - các quan hệ và mạng lưới xã hội, được xem như các
nguồn sinh kế [30].
Hai thập kỷ vừa qua chứng kiến một số lượng ngày càng nhiều các nhà
thực hành phát triển và một số học giả như Robert Chambers (1994) [29],
Barbara Thomas-Slayter, Rachel Polestico, Andrea Esser và cộng sự (1995)
[49] đã thử nghiệm các phương pháp nghiên cứu tham dự nhằm đạt được một
nghiên cứu chính sách và hoạch định chính sách có hiệu qủa hơn đối với phát triển
nông thôn và giảm nghèo ở cấp địa phương. Trong số đó, các kỹ thuật hành động
và phương pháp học hỏi tham dự cũng như đánh giá tham dự nhanh nông thôn
được thừa nhận rộng rãi. Các kỹ thuật đánh giá nhanh về đói nghèo và các nghiên
cứu chẩn đoán về đói nghèo ở nông thôn Việt Nam thừa nhận quyền sử dụng đất
đai, tiếp cận đất đai và xem xét khả năng tiếp cận vốn, dịch vụ xã hội như y tế,
giáo dục, v.v. (MARD and UNDP, 2003 [38];
Asian Development Bank, 2001 [27]). Khung sinh kế bền vững là một
phương pháp tiếp cận toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn
mạnh đến thảo luận sinh kế của con người. Nó có nguồn gốc từ phân tích của
Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan hệ với nạn đói và
8
đói nghèo (1981) và gần đây được Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) thúc
đẩy [50] cũng như được các học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng
rộng rãi (Anthony Bebbington 1999 [26]; Koos Neefjes 2000 [36]; Frank Ellis
2000 [36]). Trên cơ sở đó, học viên kế thừa và sử dụng khung sinh kế bền
vững của DFID để tìm hiểu và phân tích chủ đề giảm nghèo bền vững của
luận văn.
2.3. Sinh kế bền vững của người nghèo trong các bối cảnh khác nhau
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Theo Chambers và Conway (1992) sinh kế bền vững là sinh kế có thể đối
phó và phục hồi từ các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản
trong khi không làm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên [30]. Với nội
hàm về sinh kế bền vững như của Chamber và Conway thì biến đổi khí hậu là
một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế. Các
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (ví dụ như mực nước biển dâng và các điều
kiện thời tiết khắc nghiệt) lên các nguồn lực tự nhiên (như đất, nước, thủy
sản) và các nguồn lực vật chất (như đường sá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới
điện) là rất đáng kể. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức
tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào
việc các sinh kế này có bền vững trên 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi
trường hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể giảm nhẹ biến
đổi khí hậu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu hay không [5].
BĐKH đã trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Bất kỳ thay đổi
nào về khí hậu cũng dẫn đến sự mất ổn định về môi trường và xã hội. Đối với
những nơi khó khăn và sinh kế phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên
nhiên thì chính là nơi dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu không giống nhau giữa các nhóm đối tượng trong xã hội.
Nghiên cứu các nhóm dễ bị tổn thương và lý do tổn thương có ý nghĩa quan
trọng trong việc đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp với tác động của biến
9
đổi khí hậu. Hộ nghèo hay người nghèo thường gắn với sản xuất nông nghiệp
như là một nguồn thu nhập chính, trong khi đó sản xuất nông nghiệp là lĩnh
vực dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Hộ nghèo thường
có nguồn lực hạn chế, như nguồn đất đai hạn hẹp, nhà cửa và tài sản mang
tính thô sơ, do vậy họ sẽ dễ bị tổn thương hơn so với các loại hộ khác. Hộ
nghèo cũng thường có các hoạt động sinh kế đơn điệu do vậy khả năng đa
dạng hóa các nguồn thu nhập để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu thường
thấp; hơn thế nữa do hạn chế về nguồn lực nên khả năng phục hồi sau khi bị
tác động bởi thiên tai của hộ nghèo thường chậm hơn so với các hộ khác trong
cộng đồng.
Trong các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu thì nông
nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hiện tượng khí hậu cực
đoan do tác động của BĐKH. Trong nghiên cứu của Helal Ahammad đã đề
cập tới “các vấn đề và thách thức của nông nghiệp Australia trong việc thích
nghi với thay đổi thời tiết, đặc biệt là xem xét các ảnh hưởng của thay đổi khí
hậu có thể xảy ra đối với ngành sản xuất nông nghiệp của Australia [2]. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng những khu vực (phụ thuộc lớn vào ngành nông
nghiệp) có thể phải chịu những mất mát đáng kể do ảnh hưởng của việc thay
đổi khí hậu. Đối với vùng ven biển trong bối cảnh dễ bị tổn thương mà điển
hình là tính mùa vụ và tính bất thường của thời tiết, là một trong những vấn đề
lớn mà vùng ven biển thường xuyên phải đối mặt. Tính mùa vụ có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động đánh bắt, dịch vụ ngư nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và du
lịch, từ đó ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập và sự sẵn có của thực
phẩm tại địa phương. Bên cạnh tính mùa vụ, sự bất thường của thời tiết, đặc
biệt là mưa bão thường xuyên xảy ra dọc bờ biển, cũng gây ra những tổn thất
nghiêm trọng cho cộng đồng ven biển về người, tài sản và cơ sở hạ tầng.
Các công trình nghiên cứu tính dễ bị tổn thương (TDBTT) ở Việt Nam
mới chỉ bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX và được tiếp cận theo các
10
lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư
và các tài nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu từ vùng/khu vực đến cả
đới ven biển Việt Nam. Nghiên cứu TDBTT xã hội và khả năng phục hồi ở
Việt Nam khi môi trường thay đổi của Adger và cộng sự đã đánh giá TDBTT
xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao Thủy, Nam Định).
Kết quả nghiên cứu cho thấy do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỉ
80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương gây
ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải đối mặt
với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.
Từ năm 2007 đến nay cũng đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và
quốc tế cũng đã có những tiếp cận tổng hợp đến việc nghiên cứu TDBTT do tác
động của BĐKH. Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên
cứu môi trường, Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu
những lựa chọn để giải quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam. Trong nghiên cứu
này tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tần suất hạn hán tới sinh kế của cộng
đồng tại các khu vực thường xuyên bị hán hán của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập tới cộng đồng cảm nhận như thế nào với
hạn hán và thay đổi khí hậu, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính
phủ làm sao để có thể đối phó với thảm họa từ thiên nhiên, đặc biệt đối với hạn
hán [7]. Năm 2007, báo cáo về nghèo đói với BĐKH của Oxfam Quốc tế đã có
những cảnh báo về sự suy tàn sinh kế của người nghèo; nêu rõ sự gia tăng các
thảm họa khí hậu ảnh hưởng tới nhiều người, đặc biệt là hộ nghèo, người nghèo
không có sức mạnh để chống chịu lại các thảm họa. Trong báo cáo “Thay đổi
môi trường toàn cầu và an ninh con người” đề cập tới mối quan hệ giữa nghèo
đói và thích ứng với biến đổi khí hậu, báo cáo cũng xem xét tới thực trạng thể
chế trong việc kếp hợp giải pháp thích ứng với biến đối khí hậu của việc thực thi
các chính sách hỗ trợ phát triển hiện nay.
11
Cuối năm 2010, dự án “Tiếp cận tổng hợp các đến các đối tượng dễ bị
tổn thương nhằm ứng phó với các thảm họa tự nhiên tại miền Trung Việt
Nam” được hợp tác giữa Đại học Nông lâm Huế - Đại học Huế và Viện
GSGES – Đại học Kyoto, Nhật Bản dưới sự tài trợ của cơ quan hợp tác Quốc
tế Nhật Bản JICA. Khu vực nghiên cứu của dự án gồm 4 xã: Hương Phong,
Hương Vân, huyện Hương Trà, 1 xã thuộc huyện miền núi A Lưới và nhóm
dân cư vạn đò định cư tại thành phố Huế. Đây là những nơi thường xuyên gặp
thiên tai và dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng của thiên tai và cần có sự
hỗ trợ để nâng cao năng lực đối phó với thiên tai. Dự án được thực hiện với
mục tiêu làm rõ tính dễ bị tổn thương do thiên tai và hoàn cảnh của người dân
dễ bị tổn thương trong khu vực, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai qua
các lớp tập huấn cho người dân dễ bị tổn thương. Biên soạn và phân phối các
tập tài liệu kỹ thuật và tập huấn về đối phó thiên tai cũng như đa dạng hóa
sinh kế. Nâng cao kiến thức ứng phó thiên tai của chính quyền các cấp, và
cộng đồng qua các lớp tập huấn, cấu trúc lại mạng lưới kết hợp nhằm đối phó
thiên tai và đa dạng hóa sinh kế.
Đặc biệt năm 2012 có nghiên cứu “Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển”
của Trần Thọ Đạt dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu và kinh nghiệm của
các quốc gia về chủ đề biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển trên các khía
cạnh: tổng quan về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu lên vùng
ven biển, khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến
đổi khí hậu, năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của biến
đổi khí hậu, và hỗ trợ sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng: đóng vai trò trọng tâm đối với sinh kế hộ gia đình là các nguồn
lực sinh kế mà hộ gia đình nắm giữ vì nó quyết định việc lựa chọn các chiến
lược sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn. Trong khi biến đổi
khí hậu - một trong những yếu tố của bối cảnh dễ bị tổn thương - gây ảnh
hưởng đến các nguồn lực sinh kế và từ đó làm thay đổi các chiến lược sinh kế
12