Quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế

  • 102 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ PHƢƠNG THANH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BÁO GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI THUỘC TỔNG CỤC DÂN SỐ
- KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH, BỘ Y TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ PHƢƠNG THANH
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BÁO GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI THUỘC TỔNG CỤC DÂN SỐ
- KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH, BỘ Y TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HOC: TS. ĐẶNG THỊ HÀ
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trình bày trong luận văn
thạc sĩ quản lý công, đề tài “Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội
thuộc Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế” của tác giả là kết quả
nghiên cứu khoa học của bản thân, nếu có sự thiếu trung thực học viên xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Ban Giám đốc Học viện
Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
TÁC GIẢ
Lê Thị Phƣơng Thanh
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Đặng
Thị Hà, cùng với sự giúp đỡ của các giáo sư, phó giáo sư - tiến sỹ phản biện và các
bạn đồng nghiệp. Xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu đó.
Quá trình nghiên cứu đề tài cũng là quá trình vận dụng giữa lý luận và thực
tiễn trong công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục
Dân số- Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế. Đây là kết quả học tập nghiên cứu, mặc dù
đã cố gắng song bản thân vẫn còn nhiều băn khoăn về nhiều vấn đề trong công tác
quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập chưa đi sâu nghiên cứu được. Do vậy,
trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ luận văn để bản thân bổ cứu, hoàn
chỉnh đề tài được tốt hơn nhằm vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý tài chính
tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành Y tế.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu: ....................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................4
3.1 Mục đích: .......................................................................................................4
3.2 Nhiệm vụ:.......................................................................................................4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: .................................................................4
4.1 Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................4
4.2 Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................4
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn .............................................5
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................5
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH Y TẾ .........................................................6
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế và hoạt động tài
chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. .....................................................6
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................6
1.1.2. Vai trò ........................................................................................................7
1.1.3. Hoạt động tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ..................................8
1.1.3.1 Nguồn thu ................................................................................................8
1.1.3.2. Nhiệm vụ chi ..........................................................................................8
1.2. Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. .........................9
1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu và sự cần thiết của quản lý tài chính
đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. .......................................................................9
1.2.2. Công cụ, phương pháp quản lý tài chính. ..............................................11
1.2.3 Nội dung quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế. ..15
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị ............................26
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công ở một số
quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam...............................................................29
1.3.1. Kinh nghiệm ............................................................................................29
1.3.2. Bài học .....................................................................................................33
Tóm tắt Chƣơng 1 ...................................................................................................35
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI BÁO GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI THUỘC TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH,
BỘ Y TẾ ...................................................................................................................36
2.1. Khái quát về Báo Gia đình và Xã hội, Bộ Y tế .......................................36
2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ ....................................................................36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự và chế độ làm việc của Báo Gia đình và xã hội .....37
2.1.3. Hoạt động kinh doanh và sản phẩm Báo Gia đình và xã hội ...............39
2.2. Thực trạng Quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và xã hội ..............41
2.2.1. Nội dung quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội .................41
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính ở Báo Gia đình
và xã hội. ...................................................................................................................59
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Báo Gia đình & xã hội ........62
2.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý tài chính tại Báo Gia
đình và xã hội. ..........................................................................................................64
Tóm tắt Chƣơng 2 ...................................................................................................69
Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI BÁO GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI ...............................................70
3.1 Định hƣớng phát triển tài chính sự nghiệp báo chí, tuyên truyền tại Báo
Gia đình và xã hội. ..................................................................................................70
3.1.1 Mục tiêu ....................................................................................................75
3.1.2 Định hướng hoạt động .............................................................................75
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Báo Gia đình và xã hội......76
3.2.1. Tăng cường c ng tác thực hành tiết iệm, chống lãng phí. .................76
3.2.2. Thực hiện xây dựng hệ thống các qu định, ti u chuẩn, định mức ph
hợp với tình hình thực tế của đơn vị .......................................................................78
3.2.3 Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực, hiệu quả công việc ...................78
3.2.4. Nâng cao hiệu quả trong công tác lập dự toán thu chi .........................80
3.2.5. Tăng nguồn thu tại Báo Gia đình và xã hội ..........................................80
3.2.6. Quản lý chi ti u hướng tới hiệu quả tại Báo Gia đình và xã hội ..........82
3.2.7. Nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong quá trình hoạt động quản lý
tài chính. ...................................................................................................................84
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................86
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính ...............................................................................86
3.3.2. Bộ Y tế ......................................................................................................87
Tóm tắt Chƣơng 3 ...................................................................................................88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................91
BẢNG SỐ:
Bảng số 2.1. Dự toán thu sự nghiệp giai đoạn 2013-2015 ....................................45
Bảng số 2.2 Doanh thu kế hoạch và thực tế giai đoạn 2013-2015 .......................51
Bảng số 2.3 Chi phí kế hoạch và thực hiện giai đoạn 2013-2015 ........................52
Bảng số 2.4 Doanh thu giai đoạn 2013-2015 .........................................................53
Bảng số 2.5: Chênh lệch thu chi 2013-2015 ..........................................................54
Bảng số 2.6 Bảng đối chiếu số liệu thu chi hoạt động sự nghiệp của Báo
GĐ&XH 2013-2015 .................................................................................................57
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1. Kế hoạch số thu sự nghiệp giai đoạn 2013-2015 ..............................45
Biểu đồ 2.2: Doanh thu kế hoạch so với doanh thu thực tế .................................51
Biểu số 2.3: Chi phí kế hoạch so với thực tế .........................................................53
Biểu đồ 2.4 So sánh doanh thu từ 2013-2015 ........................................................54
Biểu đồ 2.5: Chênh lệch thu chi 2013-2015 ...........................................................55
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp ngành y tế .............14
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
ngành y tế .................................................................................................................16
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Báo Gia đình và xã hội .........................................37
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính Báo GĐ&XH .................................38
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AASB: Chuẩn mực kế toán quốc tế
Báo GĐ&XH: Báo Gia đình và xã hội
BCKTKT: Báo cáo kinh tế kỹ thuật
BCTC: Báo cáo tài chính
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BTC: Bộ Tài chính
CĐKT: Cân đối kế toán
CM: Chuẩn mực
CMKT: Chuẩn mực kế toán
CNTT: Công nghệ thông tin
FAF: Đơn vị tư hoạt động không vì lợi nhuận
FRC: Hội đồng báo cáo tài chính
GASB: Hội đồng ban hành chuẩn mực kế toán khu vực công của Mỹ
HCSN: Hành chính sự nghiệp
IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS: Chuẩn mực kế toán quốc tế
IPSAS: Chuẩn mực kế toán công
ISA: Chuẩn mực kế toán quốc tế
KBNN: Kho bạc nhà nước
KQHĐ: Kết quả hoạt động
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NN: Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
ODA: Viện trợ phát triển chính thức
PR: Quan hệ công chúng
Số TK: Số thường kỳ
Tổng cục Dân Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình
số-KHHGĐ:
TSCĐ: Tài sản cố định
TSNN: Tài sản Nhà nước
TTB: Trang thiết bị
TW: Trung ương
XDCB: Xây dựng cơ bản
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tài chính công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương
trình tổng thể cải cách hành chính quốc gia giai đoạn 2001-2010, các cột mốc đánh dấu
sự đổi mới trong quản lý tài chính công là sự ra đời của Nghị định số 10/2002/NĐ-CP
ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có
thu; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập. Thực hiện lộ trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo
Kết luận số 37-KL/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình
dịch vụ sự nghiệp công”, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là
Nghị định 16). Nghị định 16 ra đời thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP nhằm đổi mới
toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các đơn vị, đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân
sự và tài chính (trong đó tự chủ tài chính là một trong những nội dung chính, quan
trọng); đồng thời khắc phục một số tồn tại, hạn chế của Nghị định 43. Tuy nhiên, việc
triển khai thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập gặp
không ít khó khăn trên thực tế.
Báo Gia đình và Xã hội, với tư cách là một đơn vị sự nghiệp công lập, cũng
không ngoài xu hướng đổi mới. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý tài
chính của Báo Gia đình và xã hội đã đạt được một số kết quả nhất định, đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, song cơ chế quản lý tài chính đang được áp dụng ở
Báo cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý
tài chính ở Báo Gia đình và xã hội, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý tài chính
đơn vị sự nghiệp công lập được Đảng và Nhà nước đề ra, đề tài “Quản lý tài chính
2
đối với Báo Gia đình và Xã hội thuộc Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình,
Bộ Y tế” được chọn làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Công.
2. Tình hình nghiên cứu:
Xuất phát từ thực tiễn Nhà nước bao cấp trong đầu tư và cung ứng dịch vụ,
trong khi nguồn lực bị hạn chế, làm cho số lượng cũng như chất lượng dịch vụ công
ở Việt Nam rất thấp, quan điểm xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công đã được hình
thành. Cơ chế tài chính trong việc cấp, sử dụng ngân sách đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập cung ứng dịch vụ công thời gian qua đã được thảo luận, nghiên cứu
trong nhiều chương trình, hội thảo quan trọng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
về lĩnh vực này còn rất ít, chỉ có một số công trình đề cập đến góc độ:
- Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đới với các đơn vị sự nghiệp công lập đã
được thực hiện trong những năm gần đây, đặc biệt có công trình nghiên cứu sau:
+ Đổi mới cơ chế tài chính đối với dịch vụ sự nghiệp công (Mai Thị Thu,
www.mof.gov.vn ngày 31/12/2015). Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra những
mặt hạn chế bất cập trong cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công như việc
song song tồn tại 2 phương thức tài trợ, đi c ng với đó là 2 cơ chế tài chính khác
nhau khiến cho cơ chế tài chính của các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng như những
hỗ trợ của Nhà nước đến đối tượng thụ hưởng còn nhiều bất cập. Đặc biệt đưa ra
giải pháp phân bổ nguồn lực dựa tr n ết quả đầu ra, mức độ tài trợ dựa trên tính
thiết yếu của dịch vụ, hỗ trợ trực tiếp đến người thụ hưởng (nhóm yếu thế). Đây là giải
pháp hay, phù hợp với chủ trương, lộ trình đổi mới về cơ chế tài chính đối với dịch vụ
sự nghiệp công. Luận văn này sẽ cụ thể hóa giải pháp này khi áp dụng vào một đơn vị
sự nghiệp cụ thể cung ứng dịch vụ truyền thông trong lĩnh vực Dân số-KHHGĐ. Từ đó
đưa ra các ưu điểm, nhược điểm cũng như tính khả thi của giải pháp.
- Thực trạng đổi mới cơ chế quản lý, nhất là đổi mới cơ chế quản lý tài chính
ở các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Có thể kể ra một số công trình đã được công
bố về lĩnh vực này như sau:
+ Luận văn thạc sỹ của Lê Quang Huy về đề tài: “Quản lý tài chính đối với
các Hệ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”. Luận
3
văn này đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý tài
chính đối với các hệ phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam”. Đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chínhđối với các hệ phát thanh
của Đài tiếng nói Việt Nam như củng cố mở rộng nguồn thu, cải thiện chất
lượng quản lý chi (hoàn thiện cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao
động, hoàn thiện mức khoán chi thường xuyên với các nội dung chi đặc thù hoặc
chiếm tỷ trọng lớn); Mở rộng phân cấp qu ền tự chủ cho các hệ phát thanh, tăng
cường c ng tác iểm tra, giám sát c ng tác quản lý tài chính tại các hệ phát
thanh… Tuy nhiên, luận văn chưa có đề cập đến phương thức chi trả thu nhập cho
người lao động, mức khoán chi đối với các nội dung đặc thù tạo cơ chế chi trả cho
các đối tượng có trình độ cao, giải quyết thực trạng “cào bằng chất xám” như hiện
nay.
+ Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của Đặng Thị Hồng Vân về đề tài: “Hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính ở Đài Truyền hình Việt Nam (2015)”. Đây cũng là
một trong số ít các công trình nghiên cứu đề cập tới công tác quản lý tài chính ở một
đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực văn hóa – thông tin. Luận văn này đã góp phần
làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp tryền hình. Phân tích và đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Đài
truyền hình Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Đài Truyền hình Việt Nam. Trong đó, đưa
ra các giải pháp về quản lý vốn và tài sản, quản lý và hai thác nguồn thu, quản
lý chi phí, phân cấp và giám sát các đơn vị trực thuộc, hoàn tiện quy chế tài
chính mới ph hợp với điều iện hiện na … các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài
chính trong luận văn này đối với đơn vị sự nghiệp được áp dụng đối với cơ chế của
đơn vị sự nghiệp loại tự đảm bảo chi phí thường xuyên và chi đầu tư.
Trong khuôn khổ nghiên cứu Báo Gia đình và Xã hội, cũng có một số công
trình nhưng mang tính kỹ thuật báo chí. Riêng nghiên cứu về quản lý tài chính đối
4
với Báo Gia đình và xã hội vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích:
Mục đích nghiên cứu đề tài là đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải
pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và xã hội trong
giai đoạn 2016-2018.
3.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên đây, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở khoa học của quản lý tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập ngành y tế không có thu dịch vụ khám, chữa bệnh.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính đối với Báo Gia
đình và xã hội
Thứ ba, đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn
thiện quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và xã hội trong thời gian tới.
4. Phạm vi và đối tượng nghi n cứu:
4.1 Phạm vi nghi n cứu:
- Phạm vi: Hoạt động quản lý tại chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành y
tế không có thu dịch vụ khám, chữa bệnh, trường hợp tại Báo Gia đình và xã hội.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 – 2015 và giải pháp hoàn thiện quản lý
tài chính đối với Báo Gia đình và Xã hội cho giai đoạn 2016-2018.
4.2 Đối tượng nghi n cứu:
Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là hoàn thiện quản lý tài chính ở
Báo Gia đình và xã hội. Các giải pháp đề xuất hoàn thiện quản lý tài chính cho giai
đoạn tiếp theo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu bằng phương pháp
luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp cụ thể
khác như phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực
tiễn và dự báo để chọn lọc tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn.
5
6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
Các kết quả của luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận quản lý tài
chính công, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây
dựng, hoàn thiện quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế
không có thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, trường hợp tại Báo Gia đình và xã hội.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho học tập và nghiên cứu, cho các cơ quan quản lý nhà nước, cho các tổ
chức và cá nhân.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính đối với sự nghiệp công lập
ngành y tế.
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính đối với Báo Gia đình và xã hội thuộc
Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với Báo
Gia đình và xã hội.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH Y TẾ
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế và hoạt động tài
chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế.
1.1.1. Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp nhà nước (công lập) theo định nghĩa theo giáo trình “Tài
chính Hành chính sự nghiệp” của Nhà xuất bản Tài chính năm 2008 như sau: “Đơn
vị sự nghiệp nhà nước là đơn vị hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cho
xã hội và các dịch vụ khác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể
dục thể thao, nông lâm ngư nghiệp… nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất và
tinh thần của người dân, duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế
quốc dân. Đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp là hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính”. [2, tr13]
Theo quy định tại Luật viên chức năm 2010 thì “Đơn vị sự nghiệp công lập
là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp
dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.” [10]
Theo định nghĩa tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Nghị định
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập “Đơn vị sự nghiệp công lập
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có
tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là
đơn vị sự nghiệp công). [22]
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế được định nghĩa tại Nghị định
số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hoạt động,
cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thì “Đơn vị sự
nghiệp y tế công lập là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và
7
quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ
chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ
cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên
môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức
năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm
dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch
hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe” (sau đây gọi tắt là
đơn vị sự nghiệp y tế) [16].
Đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế không có thu dịch vụ khám, chữa bệnh
chiếm một phần không nhỏ và có vai trò quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp y tế.
Các đơn vị sự nghiệp này lại mang những đặc thù riêng của các ngành khác như
giáo dục đào tạo, nghiên cứu, thông tin, truyền thông, báo chí…
1.1.2. Vai trò
Đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã
hội, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm cung cấp những dịch vụ công
thiết thực bảo đảm phục vụ nhu cầu của nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa
học, kinh tế và các lĩnh vực khác, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
Đơn vị sự nghiệp y tế công lập cung cấp các dịch vụ y tế nhằm đảm bảo nhu
cầu của nhân dân trong lĩnh vực y tế. Nếu đơn vị sự nghiệp có thu dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh chăm lo trực tiếp đến vấn đề y tế, sức khỏe của người dân thì đơn
vị sự nghiệp công lập ngành y tế không có thu dịch vụ khám, chữa bệnh lại cung
cấp các dịch vụ gián tiếp phục vụ sức khỏe nhân dân cụ thể:
+ Cung cấp dịch vụ công về giáo dục, đào tạo lĩnh vực y tế, xuất bản các sản
phẩm báo chí, tạp chí có chất lượng cho xã hội, đáp ứng nhu cầu, nâng cao sự hiểu
biết về y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ chính trị như đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có
chất lượng và trình độ cho ngành y tế; nghiên cứu và phát triển các ứng dụng khoa
8
học công nghệ trong lĩnh vực y tế, hoạch định chính sách, chiến lược phục vụ sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn dân.
1.1.3. Hoạt động tài chính tại đơn vị sự nghiệp c ng lập
1.1.3.1 Nguồn thu
Trong giai đoạn trước năm 2006, nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập
được quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, bao gồm nguồn
ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn khác (viện trợ,
biếu tặng, vay nợ nếu có). Nghị định số 10/2002/NĐ-CP cơ bản đã phản ánh được
đầy đủ nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu trong giai đoạn này, đánh dấu
bước đầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp - nội dung về
cải cách tài chính công trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2001-2010. Trong đó, thực hiện chế độ tự chủ về kinh phí đối với đơn vị
sự nghiệp công lập nhằm giảm dần chi từ ngân sách nhà nước tiến tới thực hiện tự
chủ quản lý tài chính.
Giai đoạn 2006-2015, nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công được quy định
tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 bao gồm, nguồn thu từ ngân sách
nhà nước cấp, thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ, tài trợ và nguồn thu khác.
So với Nghị định 10/2002 trước đây, nguồn khác kết cấu bao gồm viện trợ, tài trợ,
vốn vay… thì tại Nghị định 43 nguồn viện trợ, tài trợ biếu tặng được tách riêng khỏi
nguồn khác.
Giai đoạn 2015- nay nguồn thu đối với đơn vị sự nghiệp được quy định cụ
thể tại Nghị định 16. Nội dung thu tương tự như Nghị định 43 nhưng đã có sự phân
loại rõ ràng đối với từng loại đơn vị sự nghiệp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập
ngành y tế nguồn thu được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP.
1.1.3.2. Nhiệm vụ chi
Trước năm 2006, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập có thu được
quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, cụ thể gồm: Chi
thực hiện hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao; Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh; Chi thực hiện các đề tài nghiên
9
cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cấp cơ sở, chi thực hiện đơn đặt hàng
(điều tra, quy hoạch, khảo sát…), chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước
ngoài theo quy định; Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy
định; Chi đầu tư phát triển; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất; Chi khác.
Giai đoạn 2006- 2015, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập được cụ
thể tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Đối với nhiệm vụ chi được khái quát bao gồm:
Chi thường xuyên và Chi không thường xuyên.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 ra đời đánh dấu mới bước tiến
quan trọng trong đổi mới tư duy và phương thức thực hiện quyền tự chủ tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời với việc phân loại đơn vị sự nghiệp
công lập thành đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị
sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một
phần chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường
xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn
thu hoặc nguồn thu thấp) tương ứng với nhiệm vụ chi cũng được quy định cụ thể
đối với từng đơn vị sự nghiệp khác nhau.
1.2. Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế.
1.2.1. Khái niệm, ngu n tắc, u cầu và sự cần thiết của quản lý tài chính
đơn vị sự nghiệp c ng lập ngành tế.
1.2.1.1. Khái niệm.
Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập là việc sử dụng các công cụ,
phương pháp thích hợp của chủ thế quản lý tài chính tác động lên các đối tượng tài
chính gắn với tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
1.2.1.2. Nguyên tắc
Hoạt động quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp ngành y tế thực hiện theo các
nguyên tắc cơ bản sau:
10
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng đầu
trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp ngành y tế. Tập trung dân chủ
bảo đảm nguồn lực của đơn vị được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý. Các
khoản thu – chi trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp ngành y tế phải được bàn
bạc thực sự công khai nhằm đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích chung.
- Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong
quản lý đơn vị sự nghiệp ngành y tế. Hiệu quả trong quản lý tài chính ngành y tế
được thể hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được giao. Các đơn vị sự nghiệp ngành y tế
luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm vụ và các mục tiêu trên có sở vì lợi ích
chung của toàn thể cộng đồng. Hiệu quả về xã hội là tiêu thức rất cần quan tâm
trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp ngành y tế. Hiệu quả xã hội và hiệu quả
kinh tế là nội dung quan trọng phải được xem xét khi hình thành một quyết định hay
một cơ chế chi tiêu ngân sách đơn vị.
- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý là nguyên tắc không thể thiếu
trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp ngành y tế. Thống nhất quản lý là việc tuân
thủ theo một quy định chung từ việc hình thành, sử dụng, kiểm tra thanh tra, thanh
quyết toán, xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện
nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu
quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu của
đơn vị.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động viên,
phân phối các nguồn lực tài chính, là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo cho việc
sử dụng nguồn tài chính được thực hiện thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công
khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức
có thể giám sát, kiểm soát các quyết định thu, chi trong quản lý tài chính đối với các
đơn vị sự nghiệp ngành y tế, hạn chế những thất thoát và đảm bảo hiệu quả của
những khoản thu, chi tiêu của đơn vị.
11
1.2.1.3. Yêu cầu
Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp y tế là một vấn đề phức tạp, cần phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa quá trình hoàn thiện các thể chế quản lý tài
chính đơn vị sự nghiệp công với các yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng các
quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế.
- Việc quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp ngành y tế phải hướng tới kết
quả yêu cầu về tăng cường hiệu quả huy động, sử dụng nguồn lực tài chính công,
nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp, đảm bảo an sinh-xã hội.
- Quá trình quản lý tài chính phải hướng tới việc tăng cường công khai, minh
bạch và thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng nguồn lực của đơn vị.
- Đảm bảo việc quản lý tài chính có sự kết gắn chặt chẽ với các mục tiêu, yêu
cầu về đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công
- Đảm bảo việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế có
thể bao quát được những thay đổi trong tương lai về thể chế tài chính công.
1.2.2. C ng cụ, phương pháp quản lý tài chính.
1.2.2.1. Công cụ quản lý.
a) Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước
Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính công được sử dụng để quản lý và
điều hành các hoạt động tài chính đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế được xem là
một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Các công cụ pháp luật được
thể hiện dưới dạng cụ thể là chính sách, cơ chế quản lý tài chính, mục lục ngân sách
nhà nước.
Song song với các chính sách và pháp luật về cơ chế quản lý tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập là hàng loạt các chính sách là các công cụ quản lý tài
chính khác như: Chính sách về tiền lương; Luật Ngân sách nhà nước; Luật giá số
11/2012/QH13 ngày 20/6/2012; Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 Thông tư quy định phương pháp