Quản lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển vĩnh phúc

  • 117 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ DU PHONG
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc).
Tác giả luận văn
Trần Thị Tuyết Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc” tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt
tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cơ quan, cá nhân.
Trƣớc hết tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa và các thầy cô giáo khoa sau đại học Trƣờng Đại học kinh tế và Quản trị
kinh doanh - Đại học Thái Nguyên - những ngƣời đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TSKH Lê Du Phong - ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Ngân hàng
TMCP BIDV Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều kiện khi điều tra, thu thập số liệu để
nghiên cứu luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo điều kiện
về thời gian và tinh thần của Ban lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp đơn vị nơi tôi công tác.
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó./.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Tuyết Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .......................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
................................................................ 3
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 3
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại..................... 4
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động cơ bản của Ngân
hàng thƣơng mại ...................................................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm nợ xấu .......................................................................................... 4
1.1.3. Tác động của nợ xấu đối với NHTM, đối với nền kinh tế ............................ 6
1.1.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu tại các NHTM ....................................................... 7
1.1.5. Dấu hiệu cảnh báo về các khoản tín dụng có vấn đề ..................................... 8
1.2. Quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM ........................................................... 11
1.2.1. Quan niệm về quản lý và xử lý nợ xấu ........................................................ 11
1.2.2. Mục tiêu của quản lý và xử lý nợ xấu ......................................................... 13
1.2.3. Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu ............................................................... 19
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý và xử lý nợ xấu của NHTM ............................. 24
1.3.1. Các nhân tố khách quan ............................................................................... 24
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .................................................................................. 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
1.4. Kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ xấu ngân hàng một số nƣớc trên thế
giới và bài học đối với Việt Nam .............................................................................. 27
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng một số nƣớc
trên thế giới ............................................................................................................ 27
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng tại Thành phố
Hồ Chí Minh .......................................................................................................... 32
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam....................................................... 34
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 36
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 37
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................... 37
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................................. 37
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin ....................................................................... 38
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin ................................................................. 38
2.3. Các chỉ tiêu phân tích ......................................................................................... 39
2.3.1. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả quản lý nợ xấu ................................. 39
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn.................................................. 39
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC .................. 41
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc ...................... 41
3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 41
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển nhánh Vĩnh Phúc ................................................................................... 43
3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) .............................................................. 44
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc trong những
năm gần đây ........................................................................................................... 50
3.2. Thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT
Vĩnh Phúc ................................................................................................................. 57
3.2.1. Quản lý và xử lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc ............................................ 57
3.2.2. Các quy định hiện nay về nợ xấu ................................................................ 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
3.2.3. Công tác quản lý, phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại NHĐT TMCP
&PT Vĩnh Phúc trƣớc khi có quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ........................... 63
3.2.4. Công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc
từ khi có quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đến nay ............................................. 65
3.3. Nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐTT& PT
Vĩnh Phúc .................................................................................................................. 73
3.3.1. Nhân tố chủ quan ......................................................................................... 73
3.3.2. Nhân tố khách quan ..................................................................................... 75
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP
ĐT&PT Vĩnh Phúc .................................................................................................... 79
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc .............................................................................. 79
3.4.2. Những hạn chế cần khắc phục ..................................................................... 80
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC ................................. 83
4.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát
triển Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 83
4.1.1. Định hƣớng chiến lƣợc của BIDV trong giai đoạn 2014-2016 và tầm
nhìn đến 2020 ........................................................................................................ 84
4.1.2. Định hƣớng hoạt động tín dụng của NH TMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc ................. 87
4.1.3. Định hƣớng quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc ........... 89
4.2. Giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát
triển Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 89
4.2.1. Nhóm giải pháp chung ................................................................................ 89
4.2.2. Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh ............................................ 90
4.2.3. Nhóm giải pháp xử lý nợ xấu phát sinh ...................................................... 95
4.3. Kiến nghị đề xuất ............................................................................................... 98
4.3.1. Đối với Chính phủ ....................................................................................... 98
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc .......................................................... 100
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.......................................... 101
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
BM Công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
CIC Trung tâm thông tin tín dụng
CSTT Chính sách tiền tệ
DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc
DPRR Dự phòng rủi ro
DN Doanh nghiệp
KHNN Kế hoạch Nhà nƣớc
HĐQT Hội đồng quản trị
NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
NHTM CP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHTW Ngân hàng Trung ƣơng
NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
TSĐB Tài sản đảm bảo
TCTD Tổ chức tín dụng
P. QHKH Phòng quan hệ khách hàng
FED Cục dự trữ liên bang
WB Ngân hàng thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng số liệu:
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động (Giai đoạn từ năm 2010-2013) ..............51
Bảng 3.2: Thị phần tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2011-2013) ........................52
Bảng 3.3: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010-2013) ...................54
Bảng 3.4: Chất lƣợng tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2010 - 2013) ...................54
Bảng 3.5: Thu dịch vụ ròng tại BIDV Vĩnh Phúc (2010 - 2013) .........................55
Bảng 3.6: Kết quả kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc (2010-2013) .....................57
Bảng 3.7. Kết quả xử lý tín dụng chỉ định, KHNN đến 31/03/2004 ....................64
Bảng 3.8: Kết quả cụ thể xử lý nợ tồn đọng đến 31/03/2004...............................65
Bảng 3.9: Tình hình nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2013 ...........66
Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010-2013 .......................................................70
Bảng 4.1: Kế hoạch kinh doanh từ năm 2014-2016 .............................................86
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Quy mô tín dụng giai đoạn 2011-2013 ................................................53
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2010-2013 ......................................68
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý và xử lý nợ xấu .......................................................20
Sơ đồ 1.2: Quy trình xử lý nợ xấu.........................................................................22
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức BIDV Vĩnh Phúc ......................................................47
Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng theo theo khuyến nghị ..................................102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn năm 2010-2013, nền kinh tế thế giới tiếp tục trải qua nhiều biến
động do hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ khơi nguồn cho cuộc
suy thoái kinh tế trên diện rộng ở quy mô toàn cầu. Đặc biệt chứng kiến hệ quả của
sự đổ vỡ của thị trƣờng bất động sản Mỹ, đã dẫn đến sự sụp đổ của các định chế tài
chính (Ngân hàng Đầu tƣ, Công ty bảo hiểm). Khủng hoảng tại khu vực tài chính
bùng phát ở một số quốc gia này đã lan rộng sang nhiều quốc gia và đang ảnh
hƣởng trực tiếp đến các ngành sản xuất truyền thống, dịch vụ và thƣơng mại toàn
cầu. Chính phủ và Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc trên thế giới liên tiếp đƣa ra các
gói giải cứu nền kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD, tuy nhiên, những chỉ số kinh tế vĩ
mô của các nền kinh tế mạnh nhất thế giới đều đang có chiều hƣớng giảm. Một số
quốc gia và nền kinh tế đã công bố chính thức rơi vào suy thoái nhƣ Mỹ, Nhật, Đức,
Hồng Kông, Singapore...
Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, mà khởi nguồn là cuộc
khủng hoảng tài chính từ Mỹ, thì những tác động của nó lên nền kinh tế Việt Nam
đang hội nhập càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới nói chung và ngành ngân
hàng Việt Nam nói riêng là không hề nhỏ. Những khoản cho vay không thu hồi
đƣợc cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt
là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ
thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn
chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai
trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng nói chung, và các
ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Giai đoạn 2010-2013, là giai đoạn nợ xấu của hệ
thống Ngân hàng tăng liên tục tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tƣơng đối.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint
Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt:
BIDV. Theo công bố kết quả kinh doanh quý IV/2013. Trong bối cảnh nhiều ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
hàng giảm mạnh thu nhập lãi thuần, báo cáo hợp nhất cho thấy chỉ tiêu này của
BIDV vẫn tăng gần 1.000 tỷ đồng. Ngoại trừ ngoại hối giảm một nửa lợi nhuận, các
mảng còn lại hầu hết đều đem về khoản lãi cao hơn năm 2012. Nhờ vậy, lợi nhuận
sau thuế năm 2013 của BIDV tăng 23% so với năm trƣớc đó, đạt hơn 4.000 tỷ đồng.
So với các quý đầu năm, nợ xấu của BIDV cũng bắt đầu giảm dần. Đến 31/12/2013,
BIDV còn gần 7.300 tỷ đồng nợ xấu (trong khi giữa năm ngoái vẫn còn ngấp nghé
9.000 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,5% (quý III) xuống còn 1,96% vào cuối
năm. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng nhẹ so với quý trƣớc đó.
Vì vậy, năm 2013, BIDV vẫn phải dành tới hơn 6.500 tỷ đồng để trích lập dự phòng
rủi ro. Thực trạng nợ xấu vẫn tồn tại, và là một rủi ro tín dụng lớn cho BIDV.
Chính vì vậy, xuất phát từ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc nghiên cứu một
cách toàn diện việc quản lý và xử lý nợ xấu tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP thời gian
qua, đƣa ra đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nợ xấu của BIDV-
Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các lý luận liên quan đến nợ xấu, vấn đề quản lý và xử lý nợ
xấu tại các Ngân hàng thƣơng mại.
- Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới và rút ra bài học đối với Việt Nam.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP ĐT&PT
Vĩnh Phúc trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất một hệ thống giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại NH TMCP
ĐT&PT Vĩnh Phúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý và xử lý nợ xấu NHTMCP.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng TM CP ĐT&PT Vĩnh Phúc từ năm
2010 - 2013.
4.
4.1. : Luận văn đã tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề, cơ
sở lý luận cơ bản, nghiên cứu về quản lý và xử lý nợ xấu .
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc những kinh nghiệm trong quản lý và xử lý
nợ xấu ở một số nƣớc trên thế giới, và tại Việt Nam. Dựa vào những cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn mà nghiên cứu hệ thống hóa ra, các nhà nghiên cứu có thể sử
dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình về quản lý nợ xấu.
4.2. : Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu
của BIDV Vĩnh Phúc, đồng thời luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao quản
lý và xử lý nợ xấu. Căn cứ vào giải pháp đƣợc đề xuất, Ban giám đốc có thể áp dụng
vào việc giải quyết tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc.
5. Đóng góp của luận văn
- Xây dựng khung lý thuyết về quản lý và xử lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc
chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nợ xấu tại
BIDV Vĩnh Phúc, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị đối với BIDV; NHNN;
Chính phủ.
6. Kết cấu của luận văn
:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng
thương mại.
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc.
Chƣơng 4: Giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của Ngân hàng
thương mại
* Khái niệm ngân hàng thƣơng mại: là một trong những tổ chức trung gian
tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. NHTM là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết
kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì
một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
* Các hoạt động cơ bản của NHTM: Hoạt động huy động vốn; Hoạt động sử
dụng vốn; Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Các hoạt động khác.
1.1.2. Khái niệm nợ xấu
Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động cấp tín dụng có vai trò rất quan
trọng, không chỉ đối với Ngân hàng mà đối với cả nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện
nay, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế, đồng thời là hoạt
động đang mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Để có thể phát huy đƣợc vai
trò của nó, các Ngân hàng cần có các biện pháp quản lý nợ tốt mới hạn chế đƣợc rủi
ro cho Ngân hàng, hạn chế đƣợc các khoản nợ xấu phát sinh.
Tùy theo quan điểm và mức độ đánh giá rủi ro khác nhau, mà có những khái
niệm về nợ xấu khác nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất thì nợ xấu là các khoản nợ bị
suy giảm khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi.
Hiện nay có nhiều quan điểm về nợ xấu đƣợc đƣa ra, ví dụ nhƣ:
1.1.2.1. Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương châu Âu
Nợ xấu trong các NHTM gồm:
 Những khoản nợ không thể thu hồi
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi
bồi thƣờng từ nợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
- Ngƣời mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.
- Những khoản nợ mà Ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ,
hoặc không thể tìm đƣợc ngƣời mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách hàng chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài
sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.
 Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng
Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ
trả nợ. Ngƣời mắc nợ không liên lạc với Ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn
thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đƣợc đầy đủ nhƣ:
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhƣng
phần còn lại không thể đƣợc đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản đƣợc
chuyển để thanh toán nhƣng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ.
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ
nhƣng không đền bù đƣợc trong thời gian thoả thuận.
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ, hoặc tài sản thế
chấp ở Ngân hàng không đƣợc chấp thuận về mặt pháp lý, dẫn đến ngƣời mắc nợ
không thể trả nợ Ngân hàng đầy đủ.
- Những khoản nợ mà Toà án tuyên bố ngƣời mắc nợ phá sản, nhƣng phần bồi
hoàn ít hơn dƣ nợ.
1.1.2.2. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)
“Một khoản nợ đƣợc gọi là xấu khi việc thanh toán lãi vay và nợ gốc quá hạn
từ 90 ngày trở lên, hoặc đã có ít nhất 90 ngày tiền lãi đƣợc vốn hoá, tái đầu tƣ hay
gia hạn bằng thoả thuận, hoặc những khoản thanh toán quá hạn dƣới 90 ngày,
nhƣng có những nguyên nhân hợp lý khác, để nghi ngờ việc những khoản nợ sẽ
đƣợc thanh toán đầy đủ”.
Về cơ bản, nợ xấu đƣợc xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và
(ii) Khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây đƣợc coi là định nghĩa của IAS hiện đang đƣợc
áp dụng phổ biến trên thế giới.
1.1.2.3. Quan niệm của Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
Kể từ sau khi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đƣợc ban hành, Việt Nam mới thực sự đề cập
đến khái niệm về nợ xấu. Mặc dù đã dần tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế, đề
cập đến việc đánh giá các khoản nợ trên cả khía cạnh định lƣợng và định tính, tuy
nhiên vẫn có những sự khác biệt nhất định.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
"Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm
4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc
Điều 7 Quy định này". Theo đó, nợ xấu cũng đƣợc xác định dựa trên yếu tố định
lƣợng (quá hạn trên 90 ngày) và yếu tố định tính (đánh giá của tổ chức tín dụng về
khả năng trả nợ của khách hàng).
Nhƣ đã trình bày, quan niệm về nợ xấu giữa các quốc gia và theo thông lệ
quốc tế đều căn cứ trên hai yếu tố là định tính và định lƣợng. Tuy nhiên, các quan
niệm này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khoản vay thông thƣờng, trên cơ sở khả
năng trả nợ hiện thời của khách hàng vay, mà không đề cập đến những khoản vay
đã đƣợc xử lý bằng quỹ dự phòng của tổ chức tín dụng. Những khoản nợ đã đƣợc
xử lý bằng quỹ dự phòng của tổ chức tín dụng, về bản chất cũng nhƣ quy định của
pháp luật thì vẫn cần đƣợc theo dõi, quản lý và thu hồi.
Vì vậy, theo quan niệm: Nợ xấu là những khoản nợ phát sinh từ hoạt động
cho vay, không được thanh toán đầy đủ cho ngân hàng, hoặc được đánh giá là
không có khả năng thu hồi, bao gồm cả các khoản nợ xấu thông thường (nợ từ
nhóm 3 đến nhóm 5 theo Điều 7 - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) và các khoản
nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng của ngân hàng, được theo dõi tại ngoại bảng.
1.1.3. Tác động của nợ xấu đối với NHTM, đối với nền kinh tế
* Đối với các Ngân hàng thương mại:
Nợ xấu ảnh hƣởng lớn đến hầu hết các hoạt động của hệ thống NHTM, thậm
chí số dƣ nợ xấu lớn chứa đựng nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống Ngân hàng.
Thứ nhất, nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Lợi nhuận của các NH
đƣợc hình thành từ các khoản thu, trong đó thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Các
khoản nợ xấu tác động đến lợi nhuận của NH theo hai khía cạnh. Một là, khoản lãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
vay không thể thu hồi đƣợc làm giảm lợi nhuận của NH. Hai là, nợ xấu làm tăng chi
phí do phải trích lập DPRR dẫn đến lợi nhuận của Ngân hàng giảm.
Thứ hai, nợ xấu sẽ làm giảm uy tín của Ngân hàng. Những ảnh hƣởng tiêu cực
của nợ xấu tác động tới tâm lý của ngƣời gửi tiền, làm giảm khả năng huy động vốn
và cho vay của Ngân hàng đối với nền kinh tế, đồng thời làm giảm lòng tin của dân
chúng và uy tín với quốc tế.
Thứ ba, nợ xấu làm ảnh hƣởng xấu đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh
doanh của Ngân hàng. Các khoản nợ vay của khách hàng không đƣợc thanh toán
đúng hạn, gây ra sự mất cân bằng so với dự đoán của Ngân hàng. Điều này sẽ làm
giảm khả năng thanh toán của các Ngân hàng, buộc các Ngân hàng phải thay đổi kế
hoạch kinh doanh.
Thứ tư, nợ xấu làm cản trở quá trình hội nhập của các NHTM. Các Ngân hàng
không thể công khai minh bạch, tình hình tài chính và sẽ làm mất cơ hội cạnh tranh,
hội nhập kinh tế quốc tế.
* Đối với nền kinh tế
NHTM là Doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Vì thế nợ xấu của NHTM
ảnh hƣởng rất lớn đối với nền kinh tế. Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế là
tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ; Ngân hàng - Khách hàng - nền
kinh tế. Theo đó, Nợ xấu làm ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
cũng sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Khả năng khai thác và đáp ứng
vốn, khả năng cung ứng các dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế, sẽ bị hạn chế khi
nợ xấu phát sinh. Mặt khác, nợ xấu phát sinh do khách hàng, Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh kém hiệu quả, sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hƣởng đến sự
tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ.
1.1.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu tại các NHTM
- Tổng dƣ nợ xấu: Phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu của
ngân hàng. Chỉ tiêu này chƣa cho biết nguy cơ rủi ro.
- Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ cho vay và cho thuê: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng
dƣ nợ xấu trong tổng dƣ nợ. Chỉ tiêu này phản ánh khá trung thực về thực tế nợ xấu
của ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ Tổng dƣ nợ xấu: Tỷ lệ này cho phép ta đánh giá
đƣợc khả năng chống đỡ của ngân hàng trƣớc rủi ro nợ xấu, thông qua việc sử dụng dự
phòng rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và hiệu quả của ngân hàng.
1.1.5. Dấu hiệu cảnh báo về các khoản tín dụng có vấn đề
Dƣới đây là những dấu hiệu cảnh báo một khoản cho vay có khả năng trở
thành một khoản nợ xấu:
a. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng.
Đây là nhóm dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có tác động trực tiếp, với tốc độ
nhanh và trong khoảng thời gian ngắn tới chất lƣợng của khoản tín dụng, có thể
chuyển từ trạng thái bình thƣờng lên cấp độ rủi ro cao, do vậy, đòi hỏi cần có ngay
những phản ứng mau lẹ, tích cực và hiệu quả, chỉ một giải pháp chệch hƣớng cũng
đủ để gây ra những tổn thất không nhỏ cho Ngân hàng.
Nhóm các dấu hiệu này còn đƣợc gọi với một tên khác là, nhóm các dấu hiệu
cảnh báo sớm, bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau:
- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra
định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.
- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không
có sự giải thích minh bạch, thuyết phục. Không có báo cáo hay dự đoán về lƣu
chuyển tiền tệ.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do, hoặc
thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn, hay điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ.
- Sự sụt giảm bất thƣờng số dƣ tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện
những thay đổi bất thƣờng ngoài dự kiến và không giải thích đƣợc, trong tốc độ và
tổng mức lƣu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng.
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn. Thanh toán các khoản nợ gốc
không đầy đủ, đúng hạn.
- Phát hành séc bảo chi vƣợt quá số dƣ hoặc bị từ chối.
- Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu
dự kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
- Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn.
- Có dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thƣờng
khác, không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoặc từ hoạt động đƣợc
đề xuất trong phƣơng án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.
- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lƣu động từ nhiều nguồn khác,
đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng.
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát
triển dài hạn.
- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ với giá cao, với mọi điều kiện.
b. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính
và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Cũng nhƣ nhóm các dấu hiệu liên quan đến quan hệ với ngân hàng, nhóm
các dấu hiệu này có tác động trực tiếp tới chất lƣợng khoản tín dụng nhƣng với
độ “trễ” lớn hơn. Các dấu hiệu này đƣợc rút ra từ chính bản thân hoạt động, sản
xuất kinh doanh của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt
chẽ, sâu sát của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến lƣợc xử
lý có tính dài hạn hơn.
Nằm trong nhóm các dấu hiệu này bao gồm các dạng dấu hiệu sau:
- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế, so với mức dự kiến khi khách
hàng đề nghị cấp tín dụng.
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt
động của khách hàng, cụ thể: Sự gia tăng đột biến tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ
khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục,
giảm các khoản phải trả và tăng nhanh các khoản phải thu, hàng tồn kho với cƣờng
độ lớn, sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên, giảm quỹ tiền mặt, tăng
doanh thu nhƣng giảm lợi nhuận hoặc không có. Các tài khoản hạch toán vốn điều
lệ không khớp, thay đổi theo chiều hƣớng xấu về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh
thu, lƣợng hàng hoá tăng nhanh hơn doanh thu. Số lƣợng khách hàng nợ tăng nhanh
và thời hạn thanh toán của các con nợ đƣợc kéo dài, làm đẹp bảng cân đối bằng
cách tạo ra các tài sản vô hình, tăng giá trị quá cao thông qua đánh giá lại tài sản....
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý, nhƣ sự gia tăng đột
biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
nhƣ thiết bị văn phòng rất hiện đại, phƣơng tiện giao thông đắt tiền...
- Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành.
- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong
quá trình quản lý.
- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng có
giá trị nhỏ và vừa, nhƣng có khả năng thu đƣợc tỷ suất lợi nhuận cao, để tìm kiếm
các hợp đồng có giá trị lớn với các bạn hàng có “tên tuổi”, dù lợi nhuận thu về có
khả năng đạt thấp hơn. Sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt đƣợc các hợp đồng lớn.
- Xuất hiện dấu hiệu hội chứng “sản phẩm đẹp”. Mải mê theo đuổi một sản
phẩm không thích hợp về mặt thời gian và năng lực hiện tại, mà không chú ý đến
các yếu tố khác.
- Do áp lực nội bộ dẫn tới tung ra thị trƣờng các sản phẩm dịch vụ quá sớm,
khi chƣa hội đủ các điều kiện chín muồi, hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh
doanh, doanh số không thực tế, tạo mong đợi trên thị trƣờng không đúng lúc.
- Khó khăn trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Những thay đổi từ chính sách của nhà nƣớc, đặc biệt là tác động các chính
sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, thay
đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu tiêu dùng, mất nhà cung ứng hoặc khách
hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lƣợc và kế hoạch sản
xuất, kinh doanh của khách hàng.
c. Những dấu hiệu cảnh báo khác.
Bên cạnh những dấu hiệu có nguồn gốc từ chính bản thân khách hàng, còn
một số dấu hiệu cảnh báo khác, xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng.
Những dấu hiệu này cũng đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng, đặc biệt lƣu tâm để
có “ứng xử” cho phù hợp. Nhóm các dấu hiệu cảnh báo này, còn đƣợc gọi là nhóm
dấu hiệu “cảnh báo từ xa”, bao gồm:
- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng,
thể hiện hiệu quả đánh giá cao, năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế.
Đánh giá khách hàng chỉ thông qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp, mà
thiếu đi các thông tin “động” và các thông tin nhạy cảm từ những kênh thông tin
khác, bỏ qua các “nghi ngờ” đƣợc phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu, khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11
phân tích các dữ liệu tài chính. Có dấu hiệu che dấu việc “đảo nợ” của khách hàng
thông qua việc cấp đều đặn, thƣờng xuyên và liên tục các khoản vay mới, hay che
giấu “nợ quá hạn” thông qua việc điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ tràn lan, vô lối,
thiếu căn cứ xác thực...
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết, không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm
của khách hàng, về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn, hay các lợi ích phát sinh do
khách hàng đem lại từ khoản tín dụng đƣợc cấp.
- Tốc độ tăng trƣờng tín dụng quá nhanh, vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm
soát cũng nhƣ nguồn vốn của Ngân hàng.
- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thƣờng có thể xảy ra, nhƣ sát nhập, thay đổi
địa vị pháp lý từ Chi nhánh lên Công ty “con” hạch toán độc lập.
- Không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay.
- Cung cấp tín dụng với khối lƣợng lớn cho các khách hàng, không thuộc phân
đoạn thị trƣờng tối ƣu của Ngân hàng.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ
các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng.
- Có khuynh hƣớng cạnh tranh thái quá: Giảm thấp lãi suất cho vay, phí dịch
vụ hay thực hiện chiến lƣợc “giữ chân” khách hàng, bằng các khoản tín dụng mới
để họ không quan hệ với các TCTD khác, mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp
tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
1.2. Quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM
1.2.1. Quan niệm về quản lý và xử lý nợ xấu
Để có thể phát huy vai trò to lớn của tín dụng NHTM, điều quan trọng là phải
quản lý tốt các khoản cho vay nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Rủi ro
tín dụng, là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng, khi khách
hàng không trả đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi. Hoạt động tín dụng
ngân hàng có liên quan tới rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế, vì vậy nó cũng chịu
tác động từ nhiều phía nhƣ: khách hàng, cơ chế chính sách, môi trƣờng kinh doanh
v.v… Do vậy, khi có những biến động trong nền kinh tế, những thay đổi về cơ chế
chính sách, hay môi trƣờng kinh doanh, thì đều tác động tới hoạt động tín dụng của
ngân hàng và có thể, dẫn đến rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng. Nợ xấu chính là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/