Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh cao bằng (1941 1945)

  • 145 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ MINH HUỆ
QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG
VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH
CHÍNH QUYỀN Ở TỈNH CAO BẰNG (1941-1945)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ MINH HUỆ
QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG
VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH
CHÍNH QUYỀN Ở TỈNH CAO BẰNG (1941-1945)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NGỌC LA
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và
các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS. Hoàng Ngọc La - Người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh
Thái Nguyên, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Phú Bình và các
thầy cô giáo trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tới Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh
uỷ Cao Bằng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Sở Văn hoá Thể thao và
Du lịch tỉnh Cao Bằng … đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
tài liệu để hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Tác giả
Trần Thị Minh Huệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Mở đầu 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Kết cấu luận văn 7
Chƣơng 1: Khái quát về tỉnh Cao Bằng trƣớc năm 1941 8
1.1. Điều kiện tự nhiên 8
1.2. Dân tộc và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của đồng bào
14
trước khi thực dân Pháp xâm lược
1.3. Thực dân Pháp xâm lược Cao Bằng, thiết lập bộ máy thống trị
22
và thi hành chính sách áp bức, bóc lột
1.4. Phong trào yêu nước của nhân dân Cao Bằng từ khi thực dân
28
Pháp xâm lược đến năm 1930
1.5 Cơ sở và phong trào cách mạng từ năm 1930 đến năm 1940 30
Chƣơng 2: Quá trình chuẩn bị lực lƣợng tiến tới khởi nghĩa giành
46
chính quyền (1941 – 3-1945)
2.1. Đảng cộng sản Đông Dương hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ
46
đạo chiến lược cách mạng
2.2. Quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng từ năm 1941 đến 1942 51
2.2.1. Hồ Chí Minh quyết định chọn Cao bằng làm nơi xây dựng căn 51
cứ địa cách mạng
2.2.2. Công cuộc xây dựng căn cứ địa Cao Bằng theo tư tưởng chỉ 56
đạo của Hồ Chí Minh
2.3. Sự phát triển của lực lượng và phong trào cách mạng từ năm 66
1943 đến tháng 3-1945
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
2.3.1. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng trên địa bàn tỉnh và mở rộng
66
căn cứ địa
2.3.2. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang 76
2.3.3. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời tạo thế và 80
lực mới cho cách mạng
Chƣơng 3: Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (3-1945 – 8-1945) 86
3.1. Khởi nghĩa giành chính quyền từng phần ở các huyện từ tháng 3 đến 86
giữa tháng 8-1945
3.2. Khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh 8-1945 101
Kết luận 108
Tài liệu tham khảo 114
Phụ lục 121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trong
suốt chiều dài của lịch sử nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã đoàn kết chặt
chẽ, chiến đấu chống giặc ngoại xâm và chế độ phong kiến áp bức bóc lột.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, khi được Nguyễn Ái Quốc đẩy mạnh
những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, những
thanh niên yêu nước của nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã sớm tiếp thu ánh
sáng cách mạng, đi vào quần chúng, tuyên truyền giác ngộ, khơi dậy lòng yêu
nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Những mầm mống cách mạng được
gieo cấy trên quê hương Cao Bằng gắn liền với tên tuổi và hoạt động của
những con người ưu tú như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Nọn…
Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng đã chứng minh vị trí có tầm
chiến lược quan trọng của Cao Bằng.
Cuối thế kỷ VIII, viên tướng nhà Đường là Cao Biền đã đem quân tiến
đánh Cao Bằng, xâm lược nước ta. Sau khi tổ chức nền thống trị, xây đắp
thành Đại La (Hà Nội), y đã cho tăng cường phòng thủ biên giới. Tương
truyền thành Na Lữ (Quảng Hoà, Cao Bằng) là do Cao Biền đời nhà Đường
đắp để kìm kẹp nhân dân ta và chống lại sự tranh giành ảnh hưởng của các thế
lực phong kiến phương Bắc [79, tr.396-397]. Sau này, nhà Mạc đã cho khôi
phục lại thành này để chống quân Nam triều [59, tr.23].
Trong cuộc tiến công xâm lược nước ta của quân Tống (1076), Quảng
Uyên (Cao Bằng) được coi là cổ họng của Giao Chỉ. Yên Đạt, một viên tướng
nhà Tống đã đem quân đánh chiếm Quảng Uyên làm bàn đạp mở đường cho
đại quân do Quách Quỳ chỉ huy theo ba đường nhằm tiến vào Thăng Long
[56, tr.176].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Không chỉ có phong kiến phương Bắc đánh giá cao địa bàn chiến lược
của Cao Bằng và tìm cách chiếm lấy để làm bàn đạp tiến công mỗi khi xâm
lược nước ta, mà cả các thế lực phong kiến đối lập nhau ở Việt Nam, trong
cuộc tranh giành quyền lực cũng chiếm lấy Cao Bằng, dùng nơi đây để xây
dựng lực lượng, cát cứ lâu dài.
Từ năm 1038, họ Nùng, trước hết là Nùng Tồn Phúc, sau là Nùng Trí
Cao ở Cao Bằng đã khéo dựa vào vùng núi hiểm trở và thành Na Lữ ở Quảng
Hòa làm căn cứ chống Tống và tự xưng vương lập nước, đối lập với chính
quyền nhà Lý [1, tr.189].
Nhờ địa thế xung yếu, có tầm chiến lược cơ động, cho nên Cao Bằng trở
thành mảnh đất dung thân của họ Mạc.
Cao Bằng là tỉnh miền núi tiếp giáp với Trung Quốc, tạo ra những khả
năng liên lạc quốc tế thuận lợi. Đường Quảng Uyên đi Thuỷ Khẩu, Long
Châu (Trung Quốc) trở thành con đường trọng yếu của nhân dân hai nước
vùng biên và các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX.
Do có vị trí chiến lược quan trọng, hơn nữa địa thế hiểm trở có nhiều
hang động thung lũng kín đáo dựa vào đó để gây dựng cơ sở, che dấu và phát
triển lực lượng, nên trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh
đã chọn Cao Bằng là nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng. Căn cứ địa Cao
Bằng một thời là trung tâm đầu não của phong trào cách mạng giải phóng, nơi
diễn ra nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với những hoạt động của Chủ tịch
Hồ Chí Minh như Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng tại Khuổi Nặm,
Pác Bó (tháng 5-1941), thành lập Mặt trận Việt Minh (tháng 5-1941). Cũng
tại vùng đất lịch sử này, Hồ Chí Minh đã viết lời kêu gọi đầy tâm huyết như
“Kính cáo đồng bào” (6-1941). Đặc biệt từ 1943 - 1944 ở Cao Bằng - Bắc
Kạn - Lạng Sơn (Cao - Bắc - Lạng) lực lượng và phong trào cách mạng có sự
chuyển biến mạnh và phát triển rộng khắp, bằng con đường quần chúng đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
đánh thông hai khu căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai. Từ trong xây
dựng và đấu tranh cách mạng, chống sự khủng bố của địch đã đưa tới sự ra đời
của đội quân chủ lực - Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (12-1944).
Căn cứ địa Cao Bằng đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại
của Cách mạng tháng Tám-1945. Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền ở Cao Bằng là một bộ phận khăng khít không thể
tách rời quá trình vận động Cách mạng tháng Tám trong cả nước.
Để góp phần làm rõ sự nghiệp cách mạng của Cao Bằng đối với thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám, tôi chọn đề tài “Quá trình chuẩn bị lực lƣợng
và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng 1941-1945” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tìm hiểu quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền ở tỉnh Cao Bằng là một vấn đề khoa học thu hút sự quan tâm của
giới nghiên cứu Trung ương và địa phương.
Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã biên soạn: “Tìm hiểu tính
chất và đặc điểm của Cách mạng tháng Tám”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963;
“Cách mạng tháng Tám-1945”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971; “Tìm hiểu Cách
mạng tháng Tám”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976. Viện Lịch sử Đảng biên soạn:
“Tổng khởi nghĩa tháng Tám”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985; “Thời kì hình
thành của lực lượng vũ trang cách mạng”, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội,
1966; “Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam”, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội, 1977… các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến Hội nghị Trung
ương lần thứ tám ở Pác Bó, đôi nét về xây dựng lực lượng và phong trào cách
mạng Cao Bằng, một số nét khái quát về khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi
nghĩa tháng Tám ở Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Ở địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng xuất bản: “Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng 1930-1945”, tập 1, sơ thảo (1982); “Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Cao Bằng 1930-2000” (2003). Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cao Bằng xuất
bản “Lịch sử Cách mạng tháng Tám tỉnh Cao Bằng” (1995); “Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Cao Bằng 1930-1945” tập 1 (1995); “Pác Bó cội nguồn cách mạng”
(2006). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng xuất bản “Cao Bằng lịch sử đấu
tranh vũ trang cách mạng 1930-1954” (1990). Năm 1995 Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ Cao Bằng chỉ đạo biên soạn cuốn “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc
tỉnh Cao Bằng 1941-1945”.
Các đơn vị cấp huyện, thị của Cao Bằng đã tiến hành biên soạn Lịch sử
Đảng bộ. Đến nay đã có 10/13 huyện, thị biên soạn và phát hành Lịch sử
Đảng bộ như: “Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Hà Quảng 1930-1945”
(1988); Lịch sử cách mạng Quảng Hoà 1930-1954 (1991); “Lịch sử Đảng bộ
huyện Hoà An 1930-1945” (1995); “Lịch sử Đảng bộ Thị xã Cao Bằng 1930-
1975” (1995); “Lịch sử Đảng bộ huyện Trùng Khánh 1930-1954” (1997);
“Lịch sử Đảng bộ huyện Trà Lĩnh 1930-1975” (1997); “Lịch sử Đảng bộ
huyện Hạ Lang 1930-2000” (2003); “Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch An
(2008). Huyện Quảng Hoà năm 2002 được tách làm hai huyện Quảng Uyên
và Phục Hoà. Đến tháng 8-2009 còn huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Phục Hoà,
Quảng Uyên hiện nay đang viết bản thảo.
Các công trình của địa phương Cao Bằng đã đề cập toàn diện quá trình
vận động cách mạng từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 1930 - 1945,
trong đó có nội dung của thời kì vận động cách mạng tháng Tám 1939-1945.
Các công trình cũng đã nêu lên nét cơ bản nhất về công tác chuẩn bị lực lượng
trong giai đoạn 1941-1945 ở tỉnh Cao Bằng.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu tập hợp các bài viết tại các
Hội thảo: Tập kỉ yếu “55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam miền đất khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
sinh và quá trình phát triển” của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng - Bộ tư lệnh Quân khu I - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Năm 2003, trên cơ sở tập hợp tư liệu, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam xuất
bản cuốn “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, giới thiệu về sự ra đời
của một trong những đội quân chủ lực của cách mạng Việt Nam: Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân trên căn cứ địa Cao Bằng.
Một số các nhà nghiên cứu trong đó có tác giả Hoàng Ngọc La viết về
“Căn cứ địa Việt Bắc”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Tác phẩm
trình bày về quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa Việt Bắc trong
cuộc vận động Cách mạng tháng Tám - 1945.
Ngoài ra quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền ở tỉnh Cao Bằng còn được đề cập trong một số hồi kí cách mạng như:
“Uống nước nhớ nguồn” - tập hồi kí của nhiều tác giả hoạt động trong thời kì
vận động Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là hai cuốn hồi kí của đồng chí Võ
Nguyên Giáp “Từ nhân dân mà ra”, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1964
và “Những chặng đường lịch sử”, Nxb Văn Học, 1977; hồi kí của Nông Văn
Quang “Con đường Nam tiến”, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1995. Các cuốn hồi kí
trên chứa đựng nhiều nội dung phong phú, trong đó có đề cập tới việc xây
dựng căn cứ địa cách mạng ở Cao Bằng giai đoạn 1941 - 1945 dưới sự chỉ
đạo của Hồ Chí Minh.
Các công trình nghiên cứu và hồi kí nói trên ở mức độ khác nhau đã đề
cập đến Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền ở tỉnh Cao Bằng. Song, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu riêng và trình bày một cách hệ thống về quá trình chuẩn bị lực
lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng 1941-1945.
Chúng tôi đánh giá rất cao những công trình kể trên và coi đó là những nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
tài liệu giúp chúng tôi trong quá trình tìm hiểu vấn đề: “Quá trình chuẩn bị lực
lƣợng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng 1941 -1945”.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở
tỉnh Cao Bằng (1941 - 1945).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tỉnh Cao Bằng xét theo giới hạn địa lí thời kì 1941 -1945.
- Thời gian: Từ năm 1941 đến năm 1945. Tuy nhiên để làm rõ yêu cầu
của đề tài, luận văn có đề cập đến tình hình phong trào cách mạng ở Cao
Bằng thời gian trước năm 1941.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống yêu nước cách
mạng của nhân dân các dân tộc Cao Bằng.
- Trình bày quá trình chuẩn bị lực lượng ở Cao Bằng (từ năm 1941 đến
tháng 3-1945) và tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (từ tháng 3
đến tháng 8-1945).
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng: Các văn kiện
Đảng, những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì 1930-
1945; các công trình nghiên cứu khoa học của Trung ương, địa phương, của
các cá nhân đã được công bố; kỉ yếu Hội thảo khoa học; hồi kí của các vị lãnh
đạo; bài viết đăng trên các tạp chí: Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử quân sự, Xưa
nay; báo Việt Nam độc lập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp
phương pháp lôgic là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu,
tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Ngoài ra, chúng
tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống quá trình chuẩn bị lực lượng
và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở tỉnh Cao Bằng (1941-1945).
- Luận văn làm rõ vị trí, vai trò của căn cứ địa Cao Bằng đối với thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám.
- Luận văn góp phần vào việc giáo dục truyền thống, niềm tự hào về quê
hương, đất nước cho thế hệ trẻ.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy
và học tập lịch sử địa phương ở các trường chuyên nghiệp và phổ thông
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn
kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng trƣớc năm 1941
Chƣơng 2. Quá trình chuẩn bị lực lƣợng tiến tới khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền (1941 – 3-1945)
Chƣơng 3. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (3-1945 – 8-1945)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CAO BẰNG TRƢỚC NĂM 1941
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở vùng biên giới phía bắc nước ta, có toạ
độ từ 23007’12” đến 22021’21” vĩ bắc (tính từ xã Đức Hạnh huyện Bảo Lâm
đến xã Trọng Con, huyện Thạch An), từ 105016’15” đến 106050’25” kinh đông
(tính từ xã Lý Quốc huyện Hạ Lang đến xã Quảng Lâm huyện Thạch Lâm).
Chiều dài từ Đông sang Tây là 170 km, theo chiều Bắc - Nam 80 km, phía
đông và phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới
quốc gia là 311 km, phía tây giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía
nam giáp hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng có diện tích tự nhiên
6.690,72 km2 [76, tr.29].
Địa danh Cao Bằng xuất hiện rất sớm trong lịch sử Việt Nam và đã được
sử sách ghi chép lại. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các Hùng
Vương, nước Văn Lang chia thành 15 bộ, “Cao Bằng xưa, phía đông bắc tiếp
giáp Lưỡng Quảng, tây nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ 4 châu
273 làng xã. Đây là nơi phên dậu thứ tư về phương bắc vậy” [72, tr.50].
Năm 1428, khi nhà Lê sơ thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước thành 5
đạo (Tây Đạo, Đông Đạo, Bắc Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo), Thái Nguyên
thuộc Bắc Đạo. Dưới đạo là trấn, lộ, huyện, châu và cuối cùng là xã. Năm
1466, Lê Thánh Tông chia lại cả nước thành 12 đạo Thừa Tuyên [66, tr.319].
Thái Nguyên là một trong 12 đạo Thừa Tuyên và được gọi là Thái Nguyên
Thừa Tuyên. Miền đất Cao Bằng lúc đó là phủ Bắc Bình trực thuộc Thừa
Tuyên Thái Nguyên. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tông tiến
hành điều tra địa hình, địa giới của các Thừa Tuyên để khẳng định chặt chẽ
hơn lãnh thổ và biên giới đất nước, đổi tên gọi của 6 Thừa Tuyên, trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Thái Nguyên Thừa Tuyên được gọi là Ninh Sóc Thừa Tuyên gồm 3 phủ: Phú
Bình, Thông Hóa, Cao Bình. Phủ Cao Bình gồm có 4 châu: Thượng Lang, Hạ
Lang, Thạch Lâm, Quảng Uyên.
Đến năm Hồng Đức thứ 4 (1473), Thừa Tuyên Ninh Sóc đổi tên trở lại là
Thừa Tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình đổi tên thành phủ Cao Bằng, vẫn
trực thuộc Thừa Tuyên Thái Nguyên.
Năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), phủ Cao Bằng tách khỏi Thái Nguyên, đặt
tên riêng là trấn Cao Bằng. Cao Bằng từ thời điểm đó chịu sự điều hành trực
tiếp của triều đình (chính quyền Trung ương), bình đẳng với Thái Nguyên,
không lệ thuộc vào Thừa Tuyên nào. Trấn Cao Bằng lúc đó tương đương với
tỉnh Cao Bằng ngày nay [79, tr.382].
Năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), phủ Cao Bằng được đổi thành phủ Trùng
Khánh. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi trấn làm tỉnh (trấn Cao Bằng
thành tỉnh Cao Bằng). Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) đổi châu thành huyện.
Năm Minh Mệnh thứ 16 (1845), lập thêm phủ Hòa An. Từ năm Tự Đức thứ 4
(1851), bỏ phủ Hòa An, tỉnh Cao Bằng còn 1 phủ (Trùng Khánh) và 5 huyện
(Thạch Lâm, Thạch An, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang) [79, tr 382].
Thời kì thuộc Pháp, sau khi chiếm được Cao Bằng (1886), thực dân Pháp
thi hành chế độ Đạo quan binh - Cao Bằng thuộc Đạo quan binh II Lạng Sơn
(Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn
La). Chế độ Đạo quan binh nghĩa là dùng quân sự để cai trị. Ở mỗi tỉnh có
trưởng đạo quan binh, các châu hay phủ có đại lí do võ quan Pháp chỉ huy.
Là tỉnh biên giới, hệ thống giao thông thuỷ bộ trong nội địa và ra nước
ngoài của Cao Bằng làm cho tỉnh Cao Bằng có vị trí quan trọng có tầm chiến
lược ở Việt Bắc không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội mà cả về chính trị,
quân sự. Để chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng này, trước Cách mạng
tháng Tám, thực dân Pháp đã mở hai con đường thông về xuôi. Quốc lộ 3 từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Cao Bằng xuống Bắc Cạn qua Thái Nguyên về Hà Nội. Quốc lộ 4 từ Cao
Bằng qua Lạng Sơn đến Quảng Ninh, thông ra biển; từ Cao Bằng qua Lạng
Sơn theo đường số 1 về Hà Nội.
Trong nội tỉnh có đường giao thông thuận tiện, từ tỉnh lỵ toả đi các
huyện và nhiều đường mòn liên huyện, liên xã. Những huyện tiếp giáp biên
giới như Trà Lĩnh, Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc… với
đường biên giới dài trên 300 km, với các cửa khẩu Tà Lùng (Quảng Hoà); Lý
Vạn, Bí Hà (Hạ Lang); Pò Peo (Trùng Khánh); Sóc Giang (Hà Quảng)…và
hàng trăm lối mòn thông sang Trung Quốc. Trong đó, đường Quảng Uyên ra
Thuỷ Khẩu, Long Châu (Trung Quốc) trở thành con đường trọng yếu của
nhân dân hai nước vùng biên, của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX và
phong trào giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với hệ thống giao thông ngang dọc, miền đất Cao Bằng không chỉ có ý
nghĩa to lớn trong sự thông thương quốc tế, mà từ Cao Bằng theo các hướng
dễ dàng tiến về trung du, đồng bằng ven biển và Hà Nội.
Phía Đông, có thể men theo rừng núi mà tiến đến lân cận Hải Phòng và
đi ra biển. Theo phía Nam xuống Bắc Kạn, Thái Nguyên, nhanh chóng tiếp
cận Hà Nội. Phía Tây có thể men theo rừng núi mà tiến sang Hà Giang, xuống
Tuyên Quang, sang Yên Bái…hoặc xuôi về Hà Đông hay liên lạc với Thanh -
Nghệ. Đứng về địa thế mà luận thực là một nơi dụng binh hiểm yếu, tiến khả
dĩ công, thoái khả dĩ thủ. Có lẽ chính vì thế mà Cao Bằng đã sớm được Hồ
Chí Minh chọn làm nơi xây dựng căn cứ địa. Làm chỗ dựa vững chắc để xây
dựng lực lượng và từ đó phát triển phong trào ra toàn quốc.
Địa thế Cao bằng hiểm trở, rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh.
Đặc điểm của địa hình phức tạp, đa dạng, mức độ chia cắt lớn, song có thể
chia làm 3 loại địa hình chính:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
Miền địa hình núi đá vôi, bao gồm hệ thống các dãy núi đá vôi chiếm
diện tích khá lớn trong tỉnh, hầu hết ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ
Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa, Hà Quảng, Thông Nông và một số khu vực
phía bắc huyện Thạch An, đông - nam Bảo Lạc, Bảo Lâm, đông - bắc Nguyên
Bình. Núi đá vôi tạo ra nhiều hang động, thung lũng kín đáo có tác dụng che
dấu lực lượng như Động Bó Lình (Chí Thảo, Quảng Uyên), hang Pác Bó (Hà
Quảng), thung lũng núi đá Lam Sơn (Hoà An), hay hang Kéo Quảng (Nguyên
Bình)… các hang động đã gắn liền với phong trào cách mạng địa phương.
Hang Pác Bó đã đi vào lịch sử dân tộc, gắn liền với hoạt động của Hồ Chí Minh
ở Cao Bằng.
Miền địa hình núi cao, phân bố chủ yếu ở các huyện miền tây của tỉnh
như Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An và một phần diện tích phía nam huyện
Hòa An. Điển hình là hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình, bao gồm
nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây - nam huyện Bảo Lạc sang phía tây -
nam huyện Nguyên Bình với các đỉnh cao tiêu biểu: ngọn núi Phja Dạ (Bảo Lạc)
cao 1.980m so với mặt nước biển; Phja Oắc (Nguyên Bình) cao 1.931m ...
Miền địa hình núi thấp, phân bố chủ yếu ở phía đông và đông nam của
tỉnh. Xen kẽ giữa các núi đồi là những thung lũng lòng chảo, lòng máng dọc
theo các con sông, suối tạo nên những cánh đồng ruộng bậc thang khá màu
mỡ. Các thung lũng lớn như Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng
sông Bắc Vọng, Quây Sơn (Trùng Khánh), Cần Yên (Thông Nông)… tạo nên
những bồn địa với những cánh đồng khá rộng, đáng chú ý nhất là cánh đồng
Hòa An được bồi đắp từ phù sa sông Bằng, cho nên cánh đồng Hòa An là vựa
lúa của tỉnh. Miền địa hình núi thấp, thung lũng chiếm phần diện tích nhỏ của
tỉnh nhưng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông - lâm nghiệp và giao
thông thuận lợi hơn các vùng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Về khí hậu, đặc trưng của khí hậu Cao Bằng là nhiệt đới gió mùa. Cao
Bằng là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa
đông, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam. Khí hậu Cao Bằng
được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 hàng năm. Khí hậu thời tiết
mùa này thường ẩm ướt, oi bức, nóng nực và thường có bão lớn mưa to gây lũ
lụt, sói lở đất, lũ quét. Sự chêng lệch nhiệt độ trung bình những tháng giữa
các mùa dao động khoảng 5 - 60C. Lượng mưa trung bình 200-250mm, tháng
7-8: 300-350mm. Cao nhất: 800-850mm. [76, tr.44].
Mùa khô, bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng
mưa trung bình 20-40mm, thấp nhất 10-20mm. Mùa này, gió mùa đông bắc từ
Trung Quốc thổi tới, tính chất lạnh, khô. Khí hậu mang tính ôn đới mát mẻ,
thời tiết có ngày lạnh giá, rét buốt, xuất hiện sương muối, thậm chí có tuyết
rơi nhất là ở vùng núi cao như Phja Oắc (Nguyên Bình) [76, tr.44]. Sự khắc
nghiệt của thời tiết ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và sản xuất của đồng bào.
Là tỉnh miền núi, song Cao Bằng có nhiều sông, suối. Do đặc điểm địa
hình, khí hậu, cho nên sông, suối và hồ của Cao Bằng phong phú và đa dạng
như: sông Nho Quế, sông Gâm (Bảo Lạc), sông Hiến (bắt nguồn từ Thạch
An), sông Quây Sơn, Bắc Vọng (Trùng Khánh), Sông Rẻ Rào (Thông Nông),
Sông Bằng chảy qua Hà Quảng đến Nước Hai hội lưu với nhiều sông suối
khác từ Nguyên Bình chảy ra rồi xuôi về Quảng Hòa, qua Tà Lùng đổ vào
Trung Quốc. Hồ tự nhiên có hồ Thang Hen, hồ Thang Luồng; hồ nhân tạo có
hồ Khuổi Lái, Nà Tẩu, Phja Gào, Bản Viết… Mặc dù sông ở Cao Bằng nhỏ,
hẹp, chảy siết và nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước thấp về mùa khô, song
vẫn có thể đi lại bằng thuyền mảng để chuyên chở lâm sản. Theo sông Máng,
thuyền nhỏ có thể đi từ Mỏ Sắt (Sóc Giang) đến Tà Lùng, sát biên giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
Việt - Trung. “Xưa kia, đồng bào theo sông Máng, đi thuyền qua ải Na Thống
đến tận động La Hồi Long Châu, Trung Quốc” [79, tr.401].
Sông, suối, hồ ở Cao Bằng đã cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và
phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế của đồng bào. Nhân dân còn lợi dụng sức
nước làm guồng dẫn nước vào các chân ruộng cao, làm cối giã gạo, làm “sa”
bắt cá; đặc biệt dưới thời Pháp thuộc, các chủ mỏ còn lợi dụng sức nước làm
các thuỷ điện nhỏ phục vụ khai thác quặng. Những năm 80 - 90 của thế kỷ
XX, nhân dân các dân tộc ở địa phương có sông, suối đã khai thác sức nước
làm thuỷ điện nhỏ cung cấp ánh sáng cho sinh hoạt.
Mật độ sông, suối thường tập trung ở các vùng lòng máng, các thung
lũng lớn theo cấu trúc nền địa hình của từng vùng. Vùng núi đất mật độ sông,
suối thường lớn hơn vùng núi đá. Lưu lượng nước của các sông không ổn
định, thường thay đổi theo mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa, mực nước
sông, suối lên cao hay gây ra lũ, trái lại vào mùa khô mực nước hạ thấp đáng
kể, thậm chí có năm tại thượng nguồn các con sông cạn kiệt nước.
Mạng lưới sông, suối ở Cao Bằng không những giữ vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế của đồng bào, mà còn phát huy tác dụng quan trọng
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Khoáng sản Cao Bằng rất phong phú, đa dạng, có nhiều khoáng sản quý
như: Quặng sắt phân bố ở Nà Lủng, Nà Rụa (thị xã Cao Bằng); ở xã Dân Chủ
(Hoà An); ở xã Thể Dục, Triệu Nguyên (Nguyên Bình). Quặng manggan
phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện miền đông tỉnh: huyện Trà Lĩnh,
Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hoà. Quặng nhôm (boxit), tập trung chủ yếu ở
các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Nguyên Bình, Quảng Hoà. Ngoài ra còn
một số điểm quặng nhôm (boxit) phân bố ở phía bắc huyện Hoà An (xã Dân
Chủ, Nam Tuấn). Quặng chì - kẽm có ở huyện Nguyên Bình (xã Phan Thanh,
Quang Thành, Thành Công). Quặng thiếc-Vonfram, phân bố chủ yếu ở phía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
tây bắc huyện Nguyên Bình (trường quặng thiếc - vonfram Phja Oắc). Mỏ
thiếc sa khoáng Tĩnh Túc đã được khai thác từ thời Pháp thuộc (1902). Bên
cạnh đó còn có vàng và bạc, song trữ lượng không đáng kể.
Khoáng sản có ở nhiều địa phương trong tỉnh, cung cấp nhiều nguyên,
nhiên liệu cho đời sống kinh tế và quốc phòng. Phần lớn các gia đình ở Cao
Bằng trước kia tự chế tạo được thuốc súng và đạn cho các loại vũ khí hoả
mai, súng kíp dùng để săn bắn, chống thú dữ và chống phỉ cướp bóc.
1.2. DÂN TỘC VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM
CỦA ĐỒNG BÀO TRƢỚC KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƢỢC
Dưới thời Pháp thuộc, tính đến năm 1939 dân số Cao Bằng là 173.460
người, mật độ dân cư 2,5 người/km2 [76, tr.86]. Là tỉnh miền núi, Cao Bằng là
nơi cư ngụ của nhiều dân tộc anh em: Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’Mông, Hoa…
trong đó dân tộc Tày sống ở đây lâu đời nhất. Thành phần cư dân Cao Bằng
có nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó có một số đồng bào Kinh ở vùng
xuôi lên sinh sống lâu đời và đại bộ phận đã trở thành người dân tộc ở địa
phương (Tày hóa). Với thành phần cư dân như thế, Cao Bằng là nơi hội tụ các
dòng văn hóa của các dân tộc.
Dân tộc Tày chiếm số đông, trên 40% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Tày có
nguồn gốc từ Tày - Thái cổ, cư trú lâu đời ở Cao Bằng. Trong tiến trình phát
triển của lịch sử, có một bộ phận người Kinh ở dưới xuôi lên Cao Bằng, nhất
là thời nhà Mạc đã chuyển hoá thành người Tày, theo phong tục, tập quán của
người Tày. Họ sống hoà hợp với các cư dân Tày, hậu duệ của họ tự nhận
mình là người Tày.
Nhà ở của người Tày thường là nhà sàn, hầu hết nhà cửa của đồng bào
Tày phía sau dựa vào chân núi, phía trước hướng ra cánh đồng. Người Tày
thường chọn những nơi bằng phẳng hoặc gò đồi để dựng nhà lập thành làng
bản, họ đặt tên làng bản theo phong cảnh tự nhiên như làng Pác Bó là nơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
nguồn nước; làng Đền là nơi có đền thờ vua Lê, hoặc bản Khau Lừa (đồi
thuyền) là một xóm ở ngang sườn quả đồi như cái thuyền khổng lồ. Song, tên
gọi được người Tày sử dụng nhiều hơn cả là đặt tên làng, xóm gắn liền với
tên Nà hoặc Thổng (Tổng) tức là ruộng. Đây là một tên gọi rất phổ biến của
người Tày như: Nà Vài, Nà Luông, Nà Cạn … Tổng Luông, Tổng Chúp,
Tổng Mủ…
Dân tộc Tày sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng lúa nước trên
những mảnh đất được khai phá dọc các con sông, suối hoặc các khe sâu, họ có
nhiều kinh nghiệm khai phá đất đai tạo nên những chân ruộng bậc thang và có
kinh nghiệm trong việc dẫn nước từ suối về ruộng đó là xây dựng hệ thống
mương phai “lái” (bậc dẫn nước) “lìn” (máng) và làm “cọn” nước (guồng
nước). Ngoài việc trồng lúa, người Tày còn trồng ngô, khoai, sắn; chăn nuôi
gia súc, gia cầm để cải thiện đời sống. Người Tày có một số nghề thủ công
truyền thống như mộc, rèn, làm ngói máng, đan lát, dệt vải, nhất là dệt
thổ cẩm…
Dân tộc Nùng, ở Cao Bằng có số dân đứng hàng thứ hai sau Tày. Theo
tên gọi địa phương nơi họ sinh sống ở Trung Quốc trước khi vào Việt Nam
(cách ngày nay chừng 300 - 400 năm) và đặc điểm trang phục, người Nùng ở
Cao Bằng tựa như các nơi khác có nhiều ngành với nhiều tên gọi khác nhau
như: Nùng An (đến từ châu An Kết), Nùng Inh (từ Long Inh), Nùng Phàn Sình (từ
Vạn Thừa), Nùng Cháo (từ Long Châu), Nùng Quí Rịn (từ Quy Thuận) …
Về địa bàn cư trú, có một bộ phận đồng bào Nùng cư trú xen kẽ với
những dân tộc khác, nhưng cũng có những vùng, làng bản hoàn toàn người
Nùng như vùng Lục Khu Hà Quảng, Quảng Uyên, Trùng Khánh…Các bản
làng người Nùng hình thành từng cụm dân cư ở bên cạnh sườn đồi, chân núi
đá, đồng bào hầu hết ở nhà sàn. Người Nùng có tập quán cấy lúa nước, trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20