Phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông hồng

  • 170 trang
  • file .pdf
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm
xuất khẩu của các làng nghề truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng” là công
trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu trong
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Tăng Thị Hằng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu của luận án ........................................................................... 16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 16
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 18
6. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án .................................. 19
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 20
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP LÀNG NGHỀ .............................................................................. 21
1.1. Các khái niệm có liên quan ..................................................................................................... 21
1.1.1. Làng nghề truyền thống và sản phẩm xuất khẩu của làng nghề truyền thống ...... 21
1.1.2. Chiến lược marketing và chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh
nghiệp làng nghề ....................................................................................................................... 23
1.1.3. Phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp làng
nghề ............................................................................................................................................ 26
1.2. Nội dung phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp làng
nghề ................................................................................................................................................... 33
1.2.1. Phân tích tình thế chiến lược và xác định vấn đề trọng tâm phát triển chiến lược
marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp làng nghề ........................................ 33
1.2.2. Phát triển chiến lược marketing mục tiêu trên thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp làng nghề ....................................................................................................................... 36
iii
1.2.3. Phát triển chiến lược marketing mix cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp
làng nghề .................................................................................................................................... 39
1.2.4. Phát triển các nguồn lực chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh
nghiệp làng nghề ....................................................................................................................... 43
1.2.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của
doanh nghiệp làng nghề ............................................................................................................ 44
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của
doanh nghiệp làng nghề .................................................................................................................. 44
1.3.1 Môi trường kinh doanh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp làng nghề ............... 44
1.3.2 Khách hàng....................................................................................................................... 46
1.3.3. Đối thủ cạnh tranh quốc tế ............................................................................................. 47
1.3.4. Nguồn lực nội tại của doanh nghiệp làng nghề ........................................................... 47
1.3.5. Các nhân tố khác............................................................................................................. 48
1.4. Vai trò của phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm thủ công xuất khẩu .......... 49
1.4.1. Đối với các sản phẩm thủ công xuất khẩu.................................................................... 49
1.4.2. Đối với làng nghề và doanh nghiệp làng nghề ............................................................ 50
1.4.3. Đối với xã hội.................................................................................................................. 50
1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra ................................................................................... 51
1.5.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan............................................................................................... 51
1.5.2. Kinh nghiệm từ Indonesia.............................................................................................. 53
1.5.3. Bài học kinh nghiệm quốc tế ......................................................................................... 55
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO
SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG................................................................................................. 57
2.1.Khái quát về làng nghề truyền thống vùng ĐBSH và thực trạng xuất khẩu các sản phẩm
thủ công............................................................................................................................................. 57
2.1.1. Khái quát về các làng nghề truyền thống và doanh nghiệp làng nghề vùng đồng bằng
sông Hồng......................................................................................................................................... 57
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng thủ công của vùng đồng bằng sông Hồng ....... 61
2.2. Phân tích thực trạng phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh
nghiệp làng nghề vùng ĐBSH ....................................................................................................... 65
iv
2.2.1. Thực trạng phân tích tình thế chiến lược và xác định vấn đề trọng tâm trong phát
triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường mục tiêu .................... 67
2.2.2. Thực trạng phát triển chiến lược marketing mục tiêu trên thị trường xuất khẩu............ 70
2.2.3. Thực trạng phát triển chiến lược marketing mix cho sản phẩm xuất khẩu của doanh
nghiệp làng nghề vùng ĐBSH ................................................................................................. 77
2.2.4. Thực trạng phát triển các nguồn lực chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu
của các doanh nghiệp làng nghề vùng ĐBSH ........................................................................ 89
2.2.5. Công tác kiểm tra, đánh giá phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất
khẩu ............................................................................................................................................ 92
2.3. Thực trạng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiến lược marketing
cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp làng nghề vùng ĐBSH ...................................... 92
2.3.1. Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động ................................................................... 92
2.3.2. Đánh giá tác động của các nhân tố đến thực trạng phát triển chiến lược marketing
cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp làng nghề........................................................... 96
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất
khẩu của doanh nghiệp làng nghề vùng ĐBSH ........................................................................ 97
2.4.1. Thành công ...................................................................................................................... 97
2.4.2. Hạn chế .......................................................................................................................... 100
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................................. 104
2.5. Những vấn đề đặt ra qua nghiên cứu thực trạng phát triển chiến lược marketing cho
sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp làng nghề vùng ĐBSH .................................. 105
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC
MARKETING CHO SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ..................................... 108
3.1. Dự báo nhu cầu thị trường và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh xuất khẩu sản
phẩm thủ công của doanh nghiệp làng nghề vùng ĐBSH ........................................................ 108
3.1.1. Nhu cầu thị trường thế giới về sản phẩm thủ công.................................................... 108
3.1.2. Sự thay đổi từ môi trường kinh doanh ........................................................................ 112
3.2. Định hướng phát triển ngành hàng thủ công và quan điểm phát triển chiến lược marketing
cho sản phẩm xuất khẩu ................................................................................................................ 115
3.2.1 Định hướng phát triển ngành hàng thủ công............................................................... 115
v
3.2.2. Quan điểm phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp
làng nghề......................................................................................................................................... 117
3.3. Một số giải pháp chủ yếu cho doanh nghiệp làng nghề vùng ĐBSH trong phát triển chiến
lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu..................................................................................... 120
3.3.1. Giải pháp phát triển phân tích tình thế chiến lược và xác định vấn đề trọng tâm trong
phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu ......................................................... 120
3.3.2. Giải pháp phát triển chiến lược marketing mục tiêu trên thị trường xuất khẩu ...... 123
3.3.3. Giải pháp phát triển chiến lược marketing mix cho sản phẩm xuất khẩu ............... 128
3.3.4. Giải pháp phát triển các nguồn lực cho chiến lược marketing xuất khẩu ............... 142
3.3.5 Giải pháp phát triển công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện chiến lược marketing cho
sản phẩm xuất khẩu ................................................................................................................. 145
3.4. Các giải pháp hỗ trợ ............................................................................................................... 145
3.4.1. Vinh danh nghệ nhân kịp thời để phát triển lòng yêu nghề của người dân địa
phương...................................................................................................................................... 145
3.4.2. Không ngừng phát triển các giá trị văn hóa làng nghề.............................................. 146
3.5. Các kiến nghị .......................................................................................................................... 146
3.5.1. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước ................................................................... 146
3.5.2. Kiến nghị với địa phương các tỉnh vùng ĐBSH....................................................... 147
3.5.3. Kiến nghị với các hiệp hội ........................................................................................... 148
KẾT LUẬN............................................................................................................... 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................... 151
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra
Phụ lục 2: Doanh nghiệp khảo sát
Phụ lục 3: Phương pháp và kết quả điều tra
Phụ lục 4: Nguồn cung mặt hàng gốm sứ tới Nhật Bản giai đoạn 2011 - 2015
Phụ lục 5: Nguồn cung mây tre cói thảm tới thị trường EU từ các thị trường ngoài
EU giai đoạn 2011 - 2015
Phụ lục 6: Nguồn cung gỗ mỹ nghệ tới Nhật Bản giai đoạn 2011 - 2015
vi
Phụ lục 7: Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN đạt kim ngạch cao năm 2016
Phụ lục 8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu một số mặt hàng TC MN của việt nam giai
đoạn 2011 - 2016
Phụ lục 9: Cơ cấu chi phí sản xuất và XK sản phẩm thủ công
Phụ lục 10: nguồn cung các sản phẩm từ gỗ (mã hs 940330, 940340, 940350,
940360) vào thị trường mỹ trong giai đoạn 2011-2015
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Tiếng Việt
TT Từ viết tắt Tiếng Việt
1 CLM Chiến lược marketing
2 NCS Nghiên cứu sinh
3 LN Làng nghề
4 TT Thị trường
5 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
6 ĐTCT Đối thủ cạnh tranh
7 KNXK Kim ngạch xuất khẩu
8 NCTT Nghiên cứu thị trường
9 TCMN Thủ công mỹ nghệ
10 XK Xuất khẩu
11 DNLN Doanh nghiệp làng nghề
12 NCTT Nghiên cứu thị trường
Tiếng Anh
TT Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations
2 AFTA Asean Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á
3 BCG Boston Consulting Group Tập đoàn tư vấn Boston
4 FOB Free On Board Giá xuất khẩu chưa có thuế và phí vận
chuyển
6 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
7 SWOT Strengths - Weaknesses - Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách
Opportunities - Threats thức
8 SBU Strategic Business Unit Đơn vị kinh doanh chiến lược
9 TOWS Threats - Opportunities - Thách thức - Cơ hội - Điểm yếu - Thế
Weaknesses - Strengths mạnh
10 VCCI Vietnam Chamber of Phòng thương mại và Công nghiệp Việt
Commer and Industry Nam
11 VIETCRAFT Vietnam Handicraft Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Exporter Association Việt Nam
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng làng nghề các tỉnh vùng ĐBSH .................................................. 57
Bảng 2.2: Cơ cấu một số mặt hàng thủ công xuất khẩu của Việt Nam và vùng ĐBSH
giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................................. 62
Bảng 2.3: Kim ngạch XK mây tre đan, cói thảm và một số mặt hàng thủ công khác
của vùng ĐBSH vào thị trường EU ............................................................................ 62
Bảng 2.4: Kim ngạch XK gốm sứ và một số mặt hàng thủ công khác của vùng ĐBSH
vào thị trường Nhật Bản giai đoạn 2012 - 2016 ......................................................... 64
Bảng 2.5: Kim ngạch XK gỗ TCMN và một số mặt hàng thủ công khác của vùng
ĐBSH vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2012 - 2016 ................................................ 65
Bảng 2.6: Tiêu chuẩn đánh giá thực trạng phát triển chiến lược marketing XK ........ 66
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp điểm đánh giá thực trạng phát triển chiến lược marketing
cho sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH .......................................................... 66
Bảng 2.8: Xếp hạng cạnh tranh của sản phẩm thủ công của một số quốc gia trong
khu vực châu Á ........................................................................................................... 68
Bảng 2.9: Mức độ nắm nắm vững và cập nhật thông tin trên thị trường xuất khẩu ....... 69
Bảng 2.10: Mức độ phân tích tình thế CLM trên thị trường XK ............................... 69
Bảng 2.11: Xác định các vấn đề trọng tâm trong phát triển CLM ............................. 70
Bảng 2.12: Xếp hạng thị trường theo kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giai đoạn
2012 -2016 của DNLN vùng ĐBSH ........................................................................... 72
Bảng 2.13: Mức độ nhận thức và triển khai chiến lược định vị trên trị trường xuất
khẩu của DNLN vùng ĐBSH ..................................................................................... 75
Bảng 2.14: Nguồn cung mặt hàng mây tre cói thảm vào thị trường EU .................... 80
Bảng 2.15: Định giá sản phẩm XK của các DNLN vùng ĐBSH ............................... 80
Bảng 2.16: Nguồn cung và giá nhập khẩu trung bình 1kg hàng mây, tre, cói thảm vào
thị trường Nhật Bản .................................................................................................... 82
Bảng 2.17: Kênh phân phối sản phẩm XK của các DN làng nghề vùng ĐBSH ........ 82
Bảng 2.18: Hoạt động truyền thông và xúc tiến thị trường XK của DNLN............... 85
Bảng 2.19: Hoạt động chăm sóc khách hàng và phát triển marketing quan hệ .......... 88
Bảng 2.20 : Phát triển đội ngũ nhân lực marketing .................................................... 89
ix
Bảng 2.21: Thực trạng sử dụng ngân sách marketing của DNLN.............................. 90
Bảng 2.22 : Thực trạng hệ thống thu thập thông tin từ TT XK của DNLN vùng
ĐBSH .......................................................................................................................... 91
Bảng 2.23: Kết quả kiểm định EFA cho nhân tố ảnh hưởng ...................................... 93
Bảng 2.24: Kết quả kiểm định EFA cho biến phụ thuộc ............................................ 94
Bảng 2.25: Kết quả kiểm định mức ý nghĩa thống kê và hiện tượng đa cộng tuyến
của mô hình ................................................................................................................. 95
Bảng 2.26: Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa ............................................................. 95
Bảng 3.1: Dự báo giá trị xuất khẩu 3 mặt hàng thủ công chủ lực vùng ĐBSH vào thị
trường mục tiêu giai đoạn 2018 - 2025.....................................................................112
Bảng 3.2: Các quốc gia có thế mạnh về hàng thủ công khu vực châu Á .................114
Bảng 3.3. Mô thức TOWS động của doanh nghiệp làng nghề .................................120
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị thế chiến lược marketing trong hệ thống chiến lược chức năng chính
của doanh nghiệp ........................................................................................................ 24
Hình 1.2: Các chỉ số xác định giá trị cung ứng khách hàng ....................................... 27
Hình 1.3a: Chu trình marketing xuất khẩu có tính vật phẩm cổ điển ......................... 27
Hình 1.3b: Chu trình marketing xuất khẩu theo quan niệm cung ứng giá trị khách
hàng ...........................................................................................................................288
Hình 1.4: Mô hình quá trình phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xuất khẩu
của DNLN trên thị trường mục tiêu............................................................................ 32
Hình 1.5: Các quyết định chiến lược thương hiệu ...................................................... 41
Hình 1.6: Phương án phát triển thương hiệu .............................................................. 42
Hình 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng mây tre cói thảm năm 2016 ................. 71
Hình 2.2: Thị trường xuất khẩu chính của các DNLN vùng ĐBSH........................... 73
Hình 2.3: Cơ cấu mặt hàng gốm sứ XK năm 2015 - 2016 (%tính theo kim ngạch) ....... 77
Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng mây tre cói thảm XK năm 2015 - 2016 .......................... 78
Hình 2.5: Kênh phân phối hàng thủ công đến người tiêu dùng nước ngoài ............... 83
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nằm ở khu vực có vị trí địa lý quan trọng, vùng ĐBSH là cửa ngõ phía bắc
của Tổ quốc và là cầu nối giữa các vùng kinh tế trong nước và thế giới. Bên cạnh thế
mạnh về nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, ĐBSH còn sở hữu các điều kiện tự
nhiên ưu đãi với đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhiều danh
lam thắng cảnh thu hút hàng triệu khách du lich mỗi năm. Ngoài ra, với hơn 70% số
lượng LN của cả nước tập trung ở vùng ĐBSH nên hàng năm thu nhập từ hoạt động
XK sản phẩm thủ công của vùng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển
kinh tế, xã hội của cả nước đặc biệt là giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lao
động dư thừa khá lớn ở khu vực nông thôn.
Sản phẩm thủ công của các LN truyền thống Việt Nam nói chung và vùng
ĐBSH nói riêng trong nhiều năm qua được xem là một trong số ít hàng hóa XK mang
về giá trị thực thu ngoại tệ khá lớn với hơn 1,6 tỷ USD mỗi năm. Đây cũng là mặt hàng
có mức tăng trưởng XK về giá trị tăng nhanh hơn gấp 5 lần so với mức trung bình thế
giới [46]. Kết quả này làm tăng đáng kể thu nhập của người lao động ở khu vực nông
thôn, thu hẹp khoảng cách giữa mức sống ở nông thôn và thành thị.
Tuy đã và đang có những đóng góp tích cực vào kim ngạch XK, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như các lợi ích kinh tế xã hội khác nhưng sản
phẩm thủ công của các LN vùng ĐBSH hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn
trong XK do chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ khách hàng vẫn chưa tốt nên
khó phát triển và mở rộng TT. Đặc biệt, DNLN vùng ĐBSH hiện nay chủ yếu là
các DN nhỏ và siêu nhỏ nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp thị, tìm kiếm đối tác.
Hầu hết các DNLN chưa tiếp cận được thông tin từ thị trường XK, chưa hiểu thị
hiếu của người tiêu dùng nước ngoài và lúng túng về các thủ tục XK.Việc xây
dựng thương hiệu sản phẩm cũng chưa được các DNLN chú trọng, thiếu kỹ năng
làm marketing đặc biệt là marketing XK.
Tiềm năng XK các sản phẩm thủ công của vùng ĐBSH ra TT nước ngoài còn
ở mức cao vì các điều kiện thâm nhập TT tương đối ưu đãi, nhu cầu sử dụng hàng
thủ công của khách hàng vẫn đang tăng. Tuy vậy, nhiều sản phẩm thủ công có thiết
kế độc đáo, nổi bật nhờ có nền tảng dân tộc đa dạng nhưng tốc độ tăng trưởng về
KNXK trong giai đoạn gần đây chậm và có dấu hiệu chững lại ở một số mặt hàng
chủ lực, có thế mạnh như gốm sứ, mây tre đan và cói thảm. Năm 2016, theo thống kê
của Tổng cục Hải Quan kim ngạch XK hàng gốm sứ của Việt Nam là 430,9 triệu
USD trong đó ĐBSH đóng góp gần 70%, giảm 5,97% so với năm 2015 và giảm
16,22% so với năm 2014 [85]. Thêm vào đó, các DNLN hiện đang đứng trước áp
2
lực áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của các ĐTCT trong khu vực và thế giới như
Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... DN TCMN ở các quốc gia này có nhiều lợi thế
từ sự hỗ trợ của Chính Phủ, hơn nữa họ có CLM XK bài bản, rất nhiều sản phẩm đã
được định vị trên TT quốc tế nên nguy cơ mất dần TT tiêu thụ một số mặt hàng thủ
công XK chủ lực của các DNLN vùng ĐBSH là rất cao.
Lý thuyết marketing từ khi ra đời cho đến nay đã chứng minh vai trò không
thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Thực tế cũng chứng minh
CLM XK không chỉ đóng vai trò cho quan trọng mà còn được xem là chìa khóa mở
ra cánh cửa thành công cho các DN kinh doanh XK.
Với những khó khăn, thách thức thực tế trên đây đòi hỏi các DNLN vùng
ĐBSH cần thiết phải có giải pháp phát triển CLM XK một cách bài bản, đồng bộ.
Phát triển CLM XK một cách bài bản trong bối cảnh TT XK có nhiều biến động sẽ
tạo lập được sự cân bằng và thích nghi mới, giúp DNLN cạnh tranh hiệu quả hơn
trên TT XK, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn. Theo đó, đối
với sản phẩm thủ công có giá trị đặc thù về văn hóa thì các DNLN vùng ĐBSH phải
phải hoạch định, triển khai và phát triển được CLM XK phù hợp với khả năng và
nguồn lực của mình. Hơn thế nữa DNLN phải xác định CLM cho sản phẩm thủ công
XK là một trong những chiến lược nòng cốt, là chìa khóa để mở ra các cơ hội kinh
doanh XK cho DN trong môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động và nhiều áp
lực cạnh tranh.
Nghiên cứu, tìm hiểu về CLM nói chung, phát triển CLM XK nói riêng đã có
rất nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Có đề tài nghiên cứu về LN, sản
phẩm thủ công của LN, phát triển TT XK sản phẩm của LN, phát triển thương hiệu,
giải pháp marketing hỗn hợp, giải pháp xúc tiến cho sản phẩm thủ công XK của làng
nghề...Các đề công trình nghiên cứu về phát triển CLM XK cũng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu tuy nhiên chỉ được nghiên cứu cho một số ngành như may mặc, thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học liên quan đến LN và sản phẩm của LN trước đây đã
tiếp cận từ các góc độ khác nhau, đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về CLM, CLM XK
nhưng theo NCS được biết, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện
đến nội dung phát triển CLM cho sản phẩm thủ công XK của các LN truyền thống vùng
ĐBSH. Đây chính là lý do để tác giả lựa chọn nội dung "Phát triển chiến lược
marketing cho sản phẩm xuất khẩu của các làng nghề truyền thống vùng đồng bằng
sông Hồng" làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
Với đề tài nghiên cứu này, NCS hy vọng sẽ đưa ra được đồng bộ các giải
pháp mang tính định hướng cho DNLN trong phát triển CLM cho sản phẩm XK,
nhằm đẩy mạnh XK một số mặt hàng thủ công chủ lực vào các TT mục tiêu nhất
3
định. Xét trên góc độ vĩ mô, luận án kỳ vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan
quản lý Nhà nước và các tổ chức có liên quan để có những định hướng chính sách
phù hợp cũng như có sự hỗ nhiều hơn cho DNLN vùng ĐBSH trong thời gian tới.
2. Tổng quan nghiên cứu
Các đề tài về chiến lược, CLM, CLM XK hay các đề tài về phát triển LN, DNLN
ở các tỉnh vùng ĐBSH đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả, nhiều nhà quản lý,
nhiều DN quan tâm, nghiên cứu trong thời gian qua. Để có cái nhìn tổng quan, về tình
hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án, NCS tổng hợp, phân tích,
đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết đến đề tài luận án đã được
công bố trong và ngoài nước.
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Những công trình nghiên cứu mà NCS tổng quan sau đậy phần lớn các tác giả
sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và cách tiếp cận hệ
thống làm phương pháp luận, kết hợp phương pháp phân tích, hệ thống hóa, mô hình
hóa, tổng hợp, so sánh. Một số công trình kết hợp sử dụng phương pháp điều tra để
có thêm dữ liệu sơ cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mỗi đề tài nhưng phổ
biến là nghiên cứu định tính. Chính vì vậy, sự khác nhau ở các công trình nghiên cứu
mà NCS thổng quan dưới đây thể hiện ở nội dung, đối tương, phạm vi và kết quả
nghiên cứu. Cụ thể:
1/ Các công trình nghiên cứu về marketing xuất khẩu
Vũ Trí Dũng (2000), Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam, lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân
Nội dung: Luận án đã tổng hợp lý thuyết và hình thành khung lý luận căn bản
về markeing XK, phân tích toàn diện, chi tiết các chính sách marketing XK hỗn hợp
cũng như chỉ ra các đặc điểm của việc áp dụng CLM XK cho các DN Việt Nam.
Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Trí Dũng đưa ra quy trình xác lập và vận dụng
kế hoạch marketing XK, giúp hoàn thiện môi trường kinh doanh để khuyến khích
hoạt động XK của DN.
Kết quả nghiên cứu của luận án: Tác giả đã hình thành được khung nghiên
cứu tổng hợp nội dung về marketing XK cho các DN Việt Nam, phân tích thực trạng,
chỉ ra được những thành công, hạn chế trong việc vận dụng marketing XK của các
DN Việt Nam và đề xuất quy trình marketing XK cho DN Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa lớn trong thực tiễn, tuy nhiên từ khung
nghiên cứu này đến việc áp dụng cho sản phẩm thủ công của các DNLN vùng ĐBSH
là cả một khoảng cách. Nội dung phát triển CLM cho sản phẩm thủ công XK của các
DNLN vùng ĐBSH cần được đi sâu nghiên cứu cho phù hợp với đặc trưng của sản
4
phẩm thủ công mang đậm sắc thái văn hóa vùng miền. Mặc dù vậy thì công trình
nghiên cứu của tác giả Vũ Trí Dũng vẫn là tài liệu tham khảo vô cùng quan trọng cho
NCS khi xây dựng khung lý thuyết cũng như là cơ sở đề xuất các giải pháp cho đề tài
nghiên cứu.
Lê Minh Diễn (2002), Quản trị chiến lược marketing xuất khẩu của các
doanh nghiệp thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện nghiên cứu
Thương mại
Nội dung: Cũng nghiên cứu về chiến CLM XK như trong công trình nghiên
cứu của tác giả Vũ Trí Dũng song tác giả Lê Minh Diễn tiếp cận nghiên cứu từ
quản trị và đi sâu vào chiến lược tiếp thị. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản
trong CLM và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị chiến lược tiếp thị
của các DN thương mại. Luận án phân tích và làm rõ thực trạng quản lý chiến
lược tiếp thị marketing XK của các DN thương mại ở Việt Nam làm cơ sở để đưa
ra giải pháp cho đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận án: Nếu như công trình nghiên cứu của tác giả
Vũ Trí Dũng hình thành được khung nghiên cứu tổng hợp nội dung về liên quan đến
chính sách markeing XK của DN nói chung thì trong công trình nghiên cứu của tác
giả Lê Minh Diễn xây dựng được cơ sở lý luận về quản trị chiến lược tiếp thị
marketing XK cho các DN thương mại và đề xuất giải pháp thực hiện quản trị chiến
lược tiếp thị XK trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, có ý nghĩa vận dụng cho
các DN thương mại Việt Nam.
Trong luận án nghiên cứu của NCS với chủ thể là các DNLN thì việc vận
dụng tư tưởng quản trị vào thực thi CLM XK cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với
đặc thù trong sản phẩm thủ công và đặc thù riêng của DNLN. Vì vậy, mặc dù nội
dung nghiên cứu của tác giả Lê Minh Diễn không quá gần với đề tài nghiên cứu
trong luận án của NCS nhưng với cách tiếp cận, tư duy từ quản trị thì luận án của tác
giả Lê Minh Diễn vẫn là nguồn tham khảo quý cho NCS khi xây dựng cơ sở lý luận
trong đề tài luận án.
Cao Tuấn Khanh(2010), Hoàn thiện chính sách thương mại và marketing
xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ, Luận án tiến sỹ kinh
tế, ĐH Thương Mại
Nội dung: Cũng nghiên cứu về marketing XK giống như các công trình nghiên
cứu của 2 tác giả Vũ Trí Dũng và Lê Minh Diễn trên đây song nếu như 2 công trình
nghiên cứu trên nghiên cứu về marketing XK của DN và DN thương mại nói chung thì
tác giả cao Tuấn Khanh đi sâu nghiên cứu về chính sách thương mại và marketing XK
cho một mặt hàng cụ thể là thủy sản và hướng đến TT mục tiêu là Mỹ thể hiện quan
5
điểm nghiên cứu marketing XK theo cặp sản phẩm - thị trường.
Kết quả nghiên cứu của luận án: Sau khi phân tích thực trạng chính sách
thương mại và marketing XK mặt hàng thủy sản củaViệt Nam vào TT Mỹ để thấy
được thành công, hạn chế của các DN Việt Nam, tác giả đưa ra nhóm giải pháp cho
DN cũng như các kiến nghị hoàn thành chính sách thương mại và marketing XK hàng
thủy sản của Việt Nam vào TT Mỹ đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Cao Tuấn Khanh đề cập nhiều đến chính sách
marketing XK, có nội dung liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu của NCS. Đối
tượng nghiên cứu trong luận án của tác giả Cao Tuấn Khanh tập trung vào các công cụ
liên quan đến chính sách thương mại và marketing cho mặt hàng thủy sản.Vì vậy, với
mục đích nghiên cứu NCS là đưa ra giải pháp phát triển CLM XK cho DNLN vùng
ĐBSH nhằm đẩy mạnh XK sản phẩm thủ công vào các TT mục tiêu nhất định thì cần
có phương pháp, cách tiếp cận cũng như lựa chọn nội dung nghiên cứu cho phù hợp. Và
kết quả nghiên cứu của tác giả Cao Tuấn khanh sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng và có
ý nghĩa cho NCS khi nghiên cứu nội dung lý thuyết cũng như phân tích nội dung thực
trạng trong đề tài luận án.
Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Đức Nhuận (2012), Phát triển chiến lược
marketing xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp ngành may Việt
Nam, NXB Thống kê, Hà Nội
Nội dung: Khác với các công trình trên đây khi nghiên cứu về chiến lược và
chính sách marketing XK của DN nói chung và DN thủy sản nói riêng. Trong công
trình nghiên cứu này 2 tác giả nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Đức Nhuận đã tổng
hợp, nghiên cứu và hình thành khung lý luận cơ bản về phát triển CLM XK từ các
nội dung thuộc nội hàm CLM XK. Cũng với cách tiếp cận nghiên cứu theo cặp sản
phẩm TT như trong công trình nghiên cứu của tác giả Cao Tuấn Khanh nhưng trong
nghiên cứu này các tác giả đi sâu vào nội dung phát triển CLM XK vào TT Mỹ của
các DN ngành may Việt Nam mà đại diện là các DN thuộc Vinatex.
Kết quả nghiên cứu của công trình: Ngoài việc hình thành khung lý luận cơ
bản về phát triển chiến CLM XK, công trình nghiên cứu phân tích đặc thù TT Mỹ
đối với các sản phẩm may mặc của Việt Nam. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã
phân tích chi tiết thực trạng phát triển CLM XK của các DN thuộc Vinatex vào TT
Mỹ theo các nội dung được xây dựng trong mô hình nghiên cứu. Công trình đạt được
mục đích nghiên cứu là đưa ra nhóm giải pháp có ý nghĩa tham khảo lớn cho các DN
thuộc Vinatex nói riêng và các DN ngành may Việt Nam nói chung khi XK mặt hàng
may mặc sang TT Mỹ.
Công trình nghiên cứu của các tác giả có cơ sở lý luận gần với nội dung
6
nghiên cứu trong luận án của NCS. Vì vậy, dù mặt hàng nghiên cứu là may mặc, chủ
thể nghiên cứu các DN ngành may và TT XK chỉ tập trung vào TT Mỹ trong khi mặt
hàng nghiên cứu trong luận án của NCS là TCMN, chủ thể nghiên cứu là DNLN và
TT mục tiêu là Mỹ, Nhật Bản và EU nhưng công trình nghiên cứu này vẫn là nguồn
tài liệu quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu lý thuyết cũng như phân
tích thực trạng triển khai phát triển CLM XK.
Lê Thanh Tùng (2005), Vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - Luận án tiến sỹ kinh
tế, ĐH Ngoại thương
Nội dung: Cũng có cùng mặt hàng nghiên cứu là may mặc và TT XK là Mỹ
như trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Đức
Nhuận trên đây, song luận án của tác giả Lê Thanh Tùng đi sâu nghiên cứu những lý
thuyết về marketing quốc tế và tìm ra sự vận dụng phù hợp cho hàng dệt may của
Việt Nam XK sang TT Mỹ.
Kết quả nghiên cứu của luận án: Tác giả Lê Thanh Tùng đã tổng hợp và hình
thành khung lý luận chung về vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh XK hàng
dệt may, phân tích thực trạng áp dụng marketing quốc để đẩy mạnh XK hàng dệt
may của Việt Nam sang TT Mỹ. Luận án đạt được mục tiêu nghiên cứu là đưa ra các
giải pháp có ý nghĩa vận dụng cho các DN kinh doanh sản phẩm dệt may XK sang
TT mục tiêu là Hoa Kỳ.
Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Thanh Tùng mặc dù có nội dung không quá gần
với đề tài nghiên cứu trong luận án của NCS song cho NCS cái nhìn rõ hơn về hoạt
động marketing quốc của các DN Việt Nam nói chung và DN ngành may nói riêng.
Với kết quả nghiên cứu trong luận án của tác giả Lê Thanh Tùng NCS có thể tham
khảo để hình thành khung nghiên cứu lý luận trong đề tài nghiên cứu của mình.
2/. Các công trình cứu liên quan đến chiến lược marketing cho sản phẩm
thủ công mỹ nghệ
Trần Đoàn Kim (2007), Chiến lược marketing đối với hàng TCMN của các
làng nghề Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
Nội dung: Khác với các công trình nghiên cứu về marketing XK nói chung và
các công trình nghiên cứu về CLM đối với hàng thủy sản hay hàng may mặc của các
tác giả trên đây, tác giả Trần Đoàn Kim nghiên cứu về CLM chung cho hàng TCMN
theo định hướng XK. Chính vì vậy, phần cơ sở lý luận trong nghiên cứu của tác giả
tập trung vào các nội dung cốt lõi của marketing nói chung chứ không đi sâu vào
khía cạnh marketing XK. Luận án trình bày những vấn đề lý luận về CLM theo cách
tiếp cận quản trị theo hướng marketing tác nghiệp là chủ yếu, chỉ ra và phân tích
7
những vấn đề marketing cốt yếu và cấp thiết nhất cần giải quyết của các làng nghề
TCMN Việt Nam đến năm 2010.
Kết quả nghiên cứu của luận án: Kết quả nghiên cứu trong luận án của tác giả
Trần Đoàn Kim đã hình thành khung lý luận về CLM nói chung đối với mặt hàng
TCMN định hướng XK. Luận án đã phân tích thực trạng XK 5 mặt hàng TCMN của
Việt Nam và đề xuất giải pháp marketing định hướng XK mang tính đột phá nhằm
giúp mặt hàng TCMN tăng sức cạnh tranh cũng như giúp các DNLN đẩy mạnh XK.
Chủ thể nghiên cứu trong luận án của tác giả Trần Đoàn Kim là các LN Việt Nam,
có phạm vi rộng, cách tiếp cận trong đề tài nghiên cứu tác giả chủ yếu là quản trị
marketing theo hướng tác nghiệp. Trong khi đó, chủ thể mà NCS lựa chọn để nghiên cứu
trong luận án là các DNLN vùng ĐBSH, các nội dung nghiên thuộc nội hàm của sự phát
triển CLM XK. Theo đó, NCS đánh giá sự phát triển CLM cho sản phẩm XK từ việc so
sánh giữa kết quả mà DNLN vùng ĐBSH đạt được khi kết hợp các yếu tố đầu vào để
triển khai CLM XK với kỳ vọng đặt ra (qua thang điểm đánh giá). Sự khác biệt này là
những khoảng trống nghiên cứu mà trong đề tài của tác giả Trần Đoàn Kim chưa đề cập.
Mặc dù vậy thì những kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đoàn Kim vẫn là nguồn tham
khảo quý báu cho NCS trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Nguyễn Hữu Khải (2006), Thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền
thống, NXB Lao động - Xã hội.
Nội dung: Cũng nghiên cứu về nội dung liên quan đến CLM đối với hàng
TCMN nhưng khác với công trình nghiên cứu của tác giả Trần Đoàn Kim là đề cập
đầy đủ đến các nội dung thuộc CLM của DN, tác giả Nguyễn Hữu Khải tập trung
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương hiệu hàng TCMN. Trong nghiên cứu
này tác giả tập trung phân tích thực trạng thương hiệu mặt hàng TCMN của Việt
Nam và định hướng xây dựng thương hiệu cho mặt hàng này.
Kết quả nghiên cứu của công trình: Qua phân tích thực trạng thương hiệu
mặt hàng TCMN của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra và làm rõ những khó khăn trong
việc xây dựng và phát triển thương hiệu mặt hàng này ở Việt Nam. Tác giả làm rõ
tầm quan trọng của việc nâng cao giá trị thương hiệu mặt hàng TCMN với phát
triển kinh tế khu vực LN và đưa ra các giải pháp có ý nghĩa to lớn trong việc xây
dựng và phát triển thương hiệu mặt hàng TCMN.
Mặc dù công trình nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải đã phân tích rõ
nét thực trạng mặt hàng TCMN Việt Nam và tập trung đến vấn đề xây dựng thương
hiệu cho mặt hàng này, tuy nhiên các giải pháp marketing khác thì chưa được đề cập
và đó là khoảng trống đề NCS tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án.
Nguyễn Vĩnh Thanh, Xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyền
8
thống ở đồng bằng sông Hồng hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính
trị Quốc gia HCM, Hà Nội 2006.
Nội dung: Cũng giống như công trình nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Hữu
Khải là nghiên cứu về thương hiệu hàng TCMN nhưng nếu như tác giả Nguyễn Hữu
Khải nghiên cứu về thương hiệu hàng TCMN của Việt Nam thì tác giả Nguyễn Vĩnh
Thanh trong công trình nghiên cứu trên đây đề cập đến vấn đề xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm LN vùng ĐBSH nơi tập trung số lượng LN nhiều nhất cả nước. Tác
giả đã tập trung luận giải vai trò của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm truyền
thống vùng ĐBSH trong nền kinh tế TT hội nhập và sự cần thiết phải xây dựng thương
hiệu cho sản phẩm LN truyền thống.
Kết quả nghiên cứu của công trình: Công trình nghiên cứ đã đánh giá thực
trạng vấn đề xây dựng thường hiệu sản phẩm LN truyền thống vùng ĐBSH, nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc nhận thức về thương hiệu, phân phối, quảng bá thương hiệu LN
và chỉ ra phương hướng, giải pháp để xây dựng thương hiệu cho LN truyền thống vùng
ĐBSH trong thời gian tới.
Mặc dù có cùng phạm vi về không gian và mặt hàng nghiên cứu là TCMN
song công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh cũng giống như công
trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Khải là chỉ tập trung giải quyết vấn đề
thương hiệu cho LN còn các nội dung khác trong CLM XK đối với mặt hàng này của
DNLN vùng ĐBSH chưa được đề cập nên còn là khoảng trống cho NCS tiếp tục
nghiên cứu.
3/. Các công trình nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công
Trần Văn Chử (2005), Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công
nghiệp cùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Nội dung: Khác với những công trình nghiên cứu về thương hiệu hàng TCMN
của 2 tác giả Nguyễn Hữu Khải và Nguyễn Vĩnh Thanh. Tác giả Trần Văn Trử trong
nghiên cứu này đề cập đến vấn đề TT tiêu thụ cho LN tiểu thủ công nghiệp vùng ĐBSH.
Nội dung nghiên cứu không đề cập nhiều đến CLM mà tập trung làm rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển TT của các LN tiểu thủ công nghiệp của vùng ĐBSH. Bên cạnh
đó đề tài làm rõ vị trí, vai trò của LN tiểu thủ công nghiệp. Tác giả đánh giá tiềm năng,
xu hướng phát triển và thực trạng của LN tiểu thủ công nghiệp, đồng thời nêu lên những
khó khăn, vướng mắc về TT tiêu thụ của LN tiểu thủ công nghiệp vùng ĐBSH.
Kết quả nghiên cứu của công trình: Với việc xác định rõ phương hướng phát
triển LN, công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp mở rộng TT cho LN tiểu thủ
công nghiệp vùng ĐBSH theo hướng CNH, HĐH đất nước.
9
Với nhiều giải pháp được đưa ra để phát triển TT tiêu thụ mang tính định
hướng cho các LN tiểu thủ công nghiệp vùng ĐBSH trong khi các giải pháp
marketing chiến lược để đẩy mạnh XK mặt hàng thủ công vào các TT mục tiêu vẫn
chưa được đề cập đầy đủ nên còn là khoảng trống để NCS tiếp tục nghiên cứu trong
luận án.
Phạm Nguyên Minh (2012), Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng
TCMN của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu thương mại
Nội dung: Nghiên cứu về TT của LN nhưng khác với công trình của tác giả
Trần Văn Trử, tác giả Phạm Nguyên Minh đi tìm giải pháp phát triển TT XK hàng
TCMN cho Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình tác giả Phạm Nguyên Minh đã
trình bày một số vấn đề lý luận về phát triển TT XK hàng TCMN, phân tích, đánh giá
về thực trạng phát triển TT XK hàng TCMN của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010.
Kết quả nghiên cứu của luận án: Tác giả đề xuất một số định hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển TT XK hàng TCMN của Việt Nam, trong đó có các chính sách
và giải pháp từ phía Nhà nước nhưng chủ yếu trong phạm vi hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Với nội dung nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra giải pháp vĩ mô để phát
triển thị trường XK sản phẩm TCMN cho nên các nội dung thuộc nội hàm CLM XK
và giải pháp cho DNLN vùng ĐBSH để đẩy mạnh XK sang TT mục tiêu thì chưa
được đề cập, đó là khoảng trống để NCS tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện
trong luận án của mình. Những kết quả trong nghiên cứu của tác giả Phạm Nguyên
Minh là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho NCS khi thực hiện nghiên cứu này.
Trần Công Sách (2003), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010, đề
tài NCKH cấp Bộ, Bộ Thương mại
Nội dung: Công trình nghiên cứu về chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm của LN ở vùng Bắc Bộ, có đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu
khác những công trình của các tác giả mà NCS đề cập trên đậy. Trong nghiên cứu
này tác giả Trần Công Sách luận giải khá rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai
trò của LN truyền thống và vai trò từ các chính sách vĩ mô của Nhà nước trong việc
tiêu thụ sản phẩm của các LN truyền thống ở Bắc Bộ. Tác giả phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển và tác động của các chính sách, giải pháp của Nhà nước để tiêu
thụ sản phẩm của các LN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của công trình: Tác giả đề xuất phương hướng và giải
pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách nhằm tiêu thụ tốt sản phẩm của các LN
truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010.
Với rất nhiều nội dung liên quan đến chính sách của Nhà nước để đẩy mạnh
10
tiêu thụ sản phẩm của LN được đưa ra nhưng các giải pháp marketing để đẩy mạnh
XK thì chưa được tác giả đề cập nhiều trong công trình nghiên nên còn là khoảng
trống để NCS tiếp tục nghiên cứu trong luận án này.
Nguyễn Hữu Thắng (2010), Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề
thủ công nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế Đại học ngoại thương
Nội dung: Cũng nghiên cứu để tìm ra giải pháp tiêu thụ sản phẩm TCMN cho
làng nghề và DNLN nhưng nếu công trình nghiên cứu của tác giả Trần Công Sách và
Phạm Nguyên Minh thông qua các chính sách vĩ mô hỗ trợ nhằm tìm ra giải pháp TT
tiêu thụ cho LN thì tác giả Nguyễn Hữu Thắng đi tìm gải pháp đẩy mạnh XK hàng
TCMN từ các khía cạnh liên quan đến phát triển LN và DNLN. Tác giả đã làm rõ
thực trạng LN, DNLN, vai trò của các LN trong việc đẩy mạnh XK và phát triển
kinh tế xã hội.
Kết quả nghiên cứu của luận án: Tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về
phát triển TT XK hàng TCMN của Việt Nam, phân tích, đánh giá về thực trạng phát
triển TT XK hàng TCMN của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010, chỉ ra thành công,
hạn chế của hoạt động này. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra đồng bộ các giải pháp
mang tính định hướng ở tầm vĩ mô nhằm giúp các DNLN đẩy mạnh XK sản phẩm
TCMN trong thời gian tới.
Các nội dung được tác giả phân tích khoa học, có hệ thống và logic tuy nhiên
các giải pháp đưa ra ở tầm vĩ mô, mang tính định hướng, liên quan nhiều đến chính
sách của Nhà nước, chưa đề cập đến giải pháp cụ thể về CLM cho DNLN để đẩy
mạnh XK sản phẩm thủ công chủ lực của một vùng miền cụ thể. Vì vậy, đây là khoảng
trống đề NCS tiếp tục nghiên cứu và luận án của tác giả Nguyễn Hữu Thắng là nguồn
tài liệu tham khảo quan trọng, có ý nghĩa cho tác giả khi phân tích thực trạng XK sản
phẩm thủ công của các LN truyền thống vùng ĐBSH.
Đề án, Chiến lược xuất khẩu Quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam,
tháng 8-2006, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) và Trung tâm
Thương mại Quốc tế UNCTAD / WTO (ITC) phối hợp thực hiện
Nội dung: Nhóm tác giả của đề án đã đề cập đến các cơ chế chính sách hỗ trợ
để thúc đẩy ngành TCMN phát triển bao gồm: Các chính sách của nhà nước đối với
ngành; vai trò điều hành và phối hợp của các cơ quan quản lý; mạng lưới hỗ trợ
thương mại; các nguồn hỗ trợ tài chính; các dịch vụ hỗ trợ XK.
Kết quả nghiên cứu của công trình: Công trình nghiên cứu đã đưa ra các định
hướng và giải pháp dưới góc độ chính sách cụ thể để phát triển ngành TCMN Việt Nam.
Mặc dù, đề án không đi sâu phân tích CLM XK cho nhóm mặt hàng TCMN