Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển bưu điện thành phố hồ chí minh giai đoạn 2007 2015

  • 143 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN
TP.HỒ CHÍ MINH – GIAI ĐOẠN (2007-2015)
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:
HOÀNG DIỆP HÒA
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN
HÀ NỘI 2007
Luận văn tốt nghiệp cao học -1- Đại học Bách Khoa Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.
Học viên Lớp Cao học QTKD khóa 2005-2007
Hoàng Diệp Hòa
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -2- Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ 7
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết của đề tài 9
2. Mục đích của đề tài 10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 10
5. Nội dung nghiên cứu 10
6. Kết cấu Luận văn 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.............................................................. 12
1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh................................................................................................................................. 12
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong giai đoạn hiện
nay .......................................................................................................................................................................................................................... 14
1.3 Quy trình hoạch định kinh doanh.............................................................................................................................. 16
1.3.1 Giai đoạn nghiên cứu ........................................................................................................................................................... 17
1.3.1.1 Xác định mục tiêu của doanh nghiệp ................................................................................... 17
1.3.1.2 Phân tích môi trường ................................................................................................................................... 17
1.3.1.3 Phân tích môi trường bên ngoài ................................................................................................... 18
1.3.1.4 Phân tích môi trường nội bộ ............................................................................................................. 23
1.3.2 Xây dựng chiến lược ............................................................................................................................................................ 27
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -3- Đại học Bách Khoa Hà Nội
1.3.3 Lựa chọn chiến lược.............................................................................................................................................................. 28
1.4 Phân loại chiến lược kinh doanh .................................................................................................................................. 28
1.4.1 Căn cứ vào phạm vi của chiến lược kinh doanh ........................................................................... 28
1.4.2 Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh ................................................................... 30
1.5 Các công cụ để xây dựng chiến lược kinh doanh ................................................................................. 31
1.5.1 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael.Porter ........................................... 31
1.5.2 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)............................................................................................................... 31
1.5.3 Ma trận SWOT ............................................................................................................................................................................. 32
Kết luận chương 1 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC................................ 36
2.1 Phân tích thị trường Bưu chính Viễn thông trên địa bàn TP.HCM ........................... 36
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngành Bưu chính viễn thông .................................................................. 37
2.1.2 Tổng quan về Bưu điện TP.Hồ Chí Minh .............................................................................................. 38
2.1.3 Đặc điểm của quá trình sản xuất trong ngành bưu điện ..................................................... 40
2.2 Phân tích môi trường vĩ mô ...................................................................................................................................................... 45
2.2.1 Yếu tố kinh tế.................................................................................................................................................................................. 45
2.2.2 Hệ thống chính trị pháp lý ............................................................................................................................................ 47
2.2.3 Yếu tố xã hội.................................................................................................................................................................................... 51
2.2.4 Yếu tố kỹ thuật công nghệ............................................................................................................................................ 52
2.3 Phân tích môi trường ngành .................................................................................................................................................... 53
2.3.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh ...................................................................................................................................... 53
2.3.2 Phân tích nhà cung cấp ...................................................................................................................................................... 58
2.3.3 Phân tích khách hàng ......................................................................................................................................................... 58
2.3.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ............................................................................................................. 60
2.3.5 Phân tích các sản phẩm thay thế .......................................................................................................................... 61
2.4 Phân tích môi trường nội bộ .................................................................................................................................................... 66
2.4.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự..................................................................................................................................................... 66
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -4- Đại học Bách Khoa Hà Nội
2.4.2 Hệ thống quản lý thông tin, công tác nghiên cứu phát triển ........................................ 70
2.4.3 Nguồn lực tài chính ................................................................................................................................................................ 71
2.4.4 Công tác tiếp thị ........................................................................................................................................................................ 76
2.5 Đánh giá chung về thực trạng của Bưu điện Tp.HCM trên lĩnh vực Bưu
chính và lĩnh vực Viễn thông ................................................................................................................................................. 78
2.5.1 Lĩnh vực Bưu chính ............................................................................................................................................................... 78
2.5.2 Lĩnh vực Viễn thông ............................................................................................................................................................. 80
2.6 Kết luận về những mặt mạnh và yếu của Bưu điện Tp.HCM so với các đối
thủ .................................................................................................................................................................................................................................. 81
Kết luận chương 2 89
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BƯU
ĐIỆN TP.HCM............................................................................................................................................................................ 91
3.1 Mục tiêu phát triển ngành BCVT .................................................................................................................................... 91
3.2 Mục tiêu của Bưu điện Tp.HCM đến năm 2015 ........................................................................................ 91
3.3 Xây dựng chiến lược ............................................................................................................................................................................ 93
3.4 Một số giải pháp phát triển Bưu điện Tp.HCM cần xem xét và triển khai
thực hiện ................................................................................................................................................................................................................. 98
3.4.1 Giải pháp 1: Đa dạng hóa loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch
vụ ....................................................................................................................................................................................................................................... 99
3.4.1.1 Mục đích của giải pháp .......................................................................................................................... 99
3.4.1.2 Nội dung chính của giải pháp........................................................................................................ 99
3.4.1.3 Phương pháp thực hiện ........................................................................................................................101
3.4.2 Giải pháp 2: Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và
chế độ đãi ngộ...............................................................................................................................................................................................103
3.4.2.1 Mục đích của giải pháp .......................................................................................................................103
3.4.2.2 Nội dung chính của giải pháp.....................................................................................................104
3.4.2.3 Phương pháp thực hiện ........................................................................................................................106
3.4.3 Giải pháp 3: Chiến lược về Marketing.....................................................................................................107
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -5- Đại học Bách Khoa Hà Nội
3.4.3.1 Mục đích của giải pháp .......................................................................................................................107
3.4.3.2 Nội dung chính của giải pháp.....................................................................................................107
3.4.3.3 Phương pháp thực hiện ........................................................................................................................109
3.4.4 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ................................................................110
3.5 Kiến nghị với Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông ...................................................................117
3.5.1 Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................................................................................117
3.5.2 Kiến nghị đối với Bộ Bưu chính Viễn thông ..............................................................................117
Kết luận chương 3 119
PHẦN KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
DANH MỤC PHỤ LỤC 124
Tãm t¾t luËn v¨n 134
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -6- Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Dân số TP.Hồ Chí Minh từ năm 2001 - 2005 36
Bảng 2.2 Các cột mốc đáng nhớ của Bưu điện Tp.HCM 39
Bảng 2.3 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ đối với Bưu điện Tp.HCM 53
Bảng 2.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 64
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của Bưu điện Tp.HCM qua các năm 69
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện
Bảng 2.6 73
Tp.HCM
B¶ng 2.7 Phân tích lợi thế cạnh tranh 86
Bảng 3.1 Ma trận SWOT của Bưu điện Tp.HCM 94
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -7- Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 16
Hình 1.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 22
Hình 1.3 Ma trận SWOT 33
Hình 2.1 Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Tp.HCM 47
Hình 2.2 Biểu đồ tăng trưởng GDP của Tp.HCM so với cả nước 47
Hình 2.3 Tổng dung lượng quốc tế chiều đi năm 2006 72
Hình 2.4 Thị phần Internet năm 2006 72
Hình 2.5 Thị phần điện thoại di động năm 2006 73
Hình 2.6 Thị phần điện thoại cố định năm 2006 73
Ma trận BCG biểu diễn các lĩnh vực hoạt động của
Hình 2.7 75
Bưu điện TP.HCM
Hình 2.8 Ma trận biểu diễn các tiêu chuẩn cạnh tranh 88
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -8- Đại học Bách Khoa Hà Nội
Danh Mục chữ viết tắt
AFTA Asian Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do Asian
BCVT Bưu chính viễn thông
FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF International monetary fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
ODA Official Development Assistant - Quỹ hỗ trợ phát triển chính
thức
Tp.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
Vnpt Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam
WB World Bank - Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organisation - Tổ chức Thương mại Thế giới
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học -9- Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, trong những
năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc.
Những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước chuyển hướng từ nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, Nhà nước đã cho phép các thành phần kinh tế cùng tham gia thị
trường, đồng nghĩa với việc xuất hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã và đang tạo
thêm nhiều cơ hội cũng như tăng thêm những thách thức đến từ bên ngoài,
những đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài với những lợi thế rõ ràng. Theo đó thị
trường BCVT sẽ chính thức mở cửa hoàn toàn vào năm 2020, là một thách
thức lớn và cũng là cơ hội cho hoạt động BCVT trên lãnh thổ Việt Nam.
Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như
hiện nay và trong thời gian tới, các doanh nghiệp bưu điện Việt Nam phải
luôn đổi mới toàn diện trong hoạt động kinh doanh của mình.
Bưu điện Tp.HCM (HCMPT) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty BCVT
Việt Nam (VNPT), là doanh nghiệp nhà nước lớn, nắm giữ vai trò chủ đạo
hoạt động chuyên ngành trên lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Bưu chính Viễn
thông.
Trong bối cảnh như vậy, để phát triển bền vững và hiệu quả thì Bưu
điện Tp.HCM phải đổi mới mang tính chiến lược, tái tổ chức hoạt động kinh
doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện,
vật chất, nhân lực, công nghệ… cần thiết để tham gia vào “biển lớn” toàn cầu.
Do vậy, đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển
Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007- 2015” được lựa chọn để
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 10 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
nghiên cứu, đề tài mang tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn quan trọng vào sự
phát triển ổn định và bền vững của Bưu điện Tp.HCM trong những năm tới.
2. Mục đích của đề tài
Thị trường BCVT trên địa bàn cả nước nói chung và Tp.HCM nói riêng
đang trong quá trình biến đổi nhanh chóng về công nghệ, về mạng lưới, về số
lượng nhà cung cấp…Sự xuất hiện cùng lúc của nhiều nhà cung cấp dịch vụ
BCVT đã tạo nên sức ép cạnh tranh gay gắt, dựa vào thực tiễn đề tài nghiên
cứu thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Bưu điện Tp.HCM từ đó rút
ra các giải pháp chiến lược chủ yếu có tính đồng bộ nhằm phát huy thế mạnh
sẵn có và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Bưu điện Tp.HCM trên
thị trường đầy tiềm năng là Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với tính đa dạng và phức tạp của đề tài, Luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu về cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn chiến lược trong
lĩnh vực bưu chính viễn thông của Bưu điện Tp.HCM, đồng thời đưa ra các
giải pháp chủ yếu, mang tính chiến lược, định hướng nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Bưu điện Tp.HCM trong hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu
chính viễn thông.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu để phân tích
- Phương pháp dự báo, phân tích thực chứng (giải thích và dự báo)
- Phương pháp phân tích chuẩn mực (lựa chọn ra quyết định)
5. Nội dung nghiên cứu:
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 11 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạch định chiến lược, xây dựng và
lựa chọn chiến lược.
Phân tích và tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của Bưu Điện
Tp.HCM trong thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những mặt mạnh, mặt yếu,
cơ hội và đe dọa.
Đề xuất một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho Bưu điện Tp.HCM
trong giai đoạn 2007 - 2015.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn, ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, có 3
chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạch định chiến lược
Chương 2: Phân tích các cơ sở để hình thành chiến lược
Chương 3: Xây dựng và đề xuất một số chiến lược phát triển
Luận văn được hoàn thành theo các yêu cầu, quy định về chương trình
đào tạo Cao học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 12 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chương 1
Cơ sở lý luận hoạch định chiến lược
1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chieỏn lửụùc laứ moọt thuaọt ngửừ ủaừ xuaỏt hieọn tửứ laõu, luực ủaàu
noự thửụứng gaộn lieàn vụựi lúnh vửùc quaõn sửù vaứ ủửụùc hieồu laứ:
Chieỏn lửụùc laứ nhửừng phửụng tieọn ủaùt tụựi nhửừng muùc tieõu daứi
haùn.
Chieỏn lửụùc kinh doanh thỡ gaộn lieàn vụựi lúnh vửùc kinh teỏ vaứ coự
ủửụùc nhửừng khaựi nieọm khaực nhau. Tùy theo từng cách tiếp cận mà xuất
hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh, sau đây là một số
khái niệm:
Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là phạm trù khoa học,
Alfred Chandler viết: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ
bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình
hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”.
Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B.Quinn cho rằng: “Chiến lược
kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu
chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể kết
dính lại với nhau”.
“Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn
diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của
doanh nghiệp sẽ được thực hiện”- William J.Glueck
Minzberg (1976) đã tổng kết những nghĩa của từ đã được các học giả sử
dụng và đưa ra năm nghĩa chính của từ chiến lược, đó là “5P” của chiến lược:
Kế hoạch: Plan
Mưu lược: Ploy
Mô thức, dạng thức: Pattern
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 13 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Vị thế: Position
Triển vọng: Prespective
 Chiến lược là kế hoạch hay một chương trình hành động được xây dựng
một cách có ý thức.
 Chiến lược là mưu mẹo
 Chiến lược là tập hợp các hành vi gắn bó chặt chẽ với nhau theo thời gian
 Chiến lược là sự xác định vị trí của doanh nghiệp trong môi trường của

 Chiến lược thể hiện viễn cảnh của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng
thể hiện sự nhận thức và đánh giá thế giới bên ngoài (môi trường) của
doanh nghiệp.
Như vậy, khái niệm chiến lược thể hiện qua nhiều quan niệm:
- Chiến lược như những quyết định, những hành động hoặc những kế
hoạch liên kết với nhau được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục
tiêu của một tổ chức.
- Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng đến các
mục tiêu đảm bảo sao cho năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng
được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài.
- Chiến lược như là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lược
của một tổ chức phản ánh cấu trúc, khuynh hướng mà người ta dự định
trong tương lai.
Vậy, chiến lược kinh doanh là một tập hợp những mục tiêu và các chính
sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy
rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì? và công ty sẽ
hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh nào?
Nhìn chung, những khái niệm về chiến lược kinh doanh tuy có sự khác
biệt nhưng về cơ bản thì gồm các nội dung sau:
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 14 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức
- Đề ra và chọn lựa các giải pháp để đạt được các mục tiêu
- Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong giai đoạn
hiện nay
- Sự phát triển nhanh chóng của một xã hội tiêu dùng, cung vượt quá xa
cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, họ trở nên khó tính
hơn, dẫn đến tính chất cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn.
- Xu thế quốc tế hóa các giao dịch kinh tế phát triển mạnh, trao đổi hàng
hóa thông qua xuất nhập khẩu, đầu tư công nghiệp trực tiếp ra nước
ngoài, các công ty liên doanh, liên kết phát triển mạnh. Ngày nay xuất
hiện các công ty đa quốc gia, các tập đoàn với quy mô lớn tham gia
kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những ứng dụng của khoa học
công nghệ vào sản xuất và quản lý diễn ra với tốc độ cao. Đặc biệt là sự
phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ
nano,.. và ứng dụng của các công nghệ đó trong các ngành công nghiệp
đã làm đảo lộn hành vi nếp nghĩ của nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội.
Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn, mức độ rủi ro trong kinh
doanh tăng cao.
- Nguồn tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng và môi trường bị khai thác
cạn kiệt dẫn đến những cuộc khủng hoảng.
Những lý do trên đã làm cho một môi trường kinh doanh có nhiều biến
động, mức độ cạnh tranh gay gắt, phương thức cạnh tranh đa dạng, phạm vi
cạnh tranh ngày càng lớn…trong điều kiện như vậy các công ty đã nhận thấy
rằng:
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 15 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Quản lý chiến lược đã xuất hiện như là một cứu cánh trong lĩnh vực
quản trị doanh nghiệp. Quản lý chiến lược là hành vi ứng xử của doanh
nghiệp với môi trường, xuất hiện trong điều kiện có cạnh tranh. Mục
đích của quản lý chiến lược là nhằm tạo ra ưu thế trước đối thủ cạnh
tranh. Quản lý chiến lược là một nội dung quan trọng của quản trị
doanh nghiệp nói chung, là biện pháp đảm bảo sự phát triển lâu dài của
doanh nghiệp.
- ở nước ta khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế
thị trường các doanh nghiệp và các cơ quan đã bắt đầu có hoạt động
quản lý chiến lược và đến nay quản lý chiến lược là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của nhà quản lý nói chung và quản lý doanh nghiệp nói
riêng.
Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp:
- Thứ nhất là chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục
đích hướng đi của mình, nó buộc các nhà quản lý phải xem xét và xác
định xem tổ chức đi theo hướng nào và khi nào thì đạt tới vị trí nhất
định
- Thứ hai là chiến lược kinh doanh bắt buộc nào quản lý phân tích và dự
báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa.
Giúp doanh nghiệp nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương
lai, qua đó có thể thích nghi bằng cách giảm thiểu sự tác động xấu từ
môi trường, tận dụng những cơ hội, giúp các doanh nghiệp đưa ra các
quyết định đúng đắn phù hợp với biến đổi của môi trường đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Thứ ba là nhờ có chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gắn liền các
quyết định đề ra với điều kiện môi trường kinh doanh.
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 16 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Thứ tư là chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản lý sử dụng một cách
có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và phân bổ chúng
một cách hợp lý.
- Thứ năm là chiến lược kinh doanh giúp nhà quản lý phối hợp các chức
năng trong tổ chức một cách tốt nhất trên cơ sở đạt đến các mục tiêu
chung của tổ chức
Tóm lại: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ
chặt chẽ giữa một bên là nguồn lực và các mục tiêu của doanh nghiệp, một
bên là các cơ hội thị trường và vị thế cạnh tranh trên thị trường.
1.3 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Quy trình hoạch định chiến lược bao gồm các giai đoạn: giai đoạn hình
thành chiến lược kinh doanh, giai đoạn thực hiện chiến lược và giai đoạn đánh
giá kiểm tra chiến lược. ở mỗi giai đoạn này đều có những công việc khác
nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau.
Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
Thông tin phản hồi
Thực hiện nghiên
Thiết lập
cứu môi trường Thiết lập
những
để xác định các mục tiêu
mục tiêu
cơ hội và nguy dài hạn
ngắn hạn

Xem xét sứ Phân phối
mạng, mục tiêu Xác các nguồn Đo lường và
và chiến lược định lực đánh giá kết quả
hiện tại sứ mạng
Xây dựng,
Phân tích nội bộ Đề ra
lựa chọn
để nhận diện các
chiến lược
những điểm chính
để thực
mạnh, điểm yếu sách
hiện
Thông tin phản hồi
Hỉnh thành Thực thi Đánh giá
chiến lược chiến lược chiến lược
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 17 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Với phạm vi nghiên cứu của Đề tài, luận án sẽ chỉ tập trung đi sâu vào giai
đoạn hoạch định chiến lược. Giai đoạn này được tiến hành thông qua các bước
sau:
1.3.1 Giai đoạn nghiên cứu
1.3.1.1 Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu là một khái niệm dùng để chỉ kết quả kinh doanh cụ thể mà
doanh nghiệp muốn đạt tới.
Có hai mục tiêu nghiên cứu: dài hạn và ngắn hạn. Những mục tiêu dài
hạn hay ngắn hạn được phân biệt bởi nói rõ một số năm. Mục tiêu ngắn hạn
thường phải hoàn thành trong vòng một năm, còn lâu hơn thế là mục tiêu dài
hạn
Những mục tiêu dài hạn: là những mục tiêu cho thấy những kết quả
mong muốn trong một thời gian dài. Mục tiêu dài hạn thường thiết lập cho
những vấn đề: (1) Khả năng kiếm lợi nhuận, (2) Năng suất, (3) Vị thế cạnh
tranh, (4) Phát triển nhân viên, (5) Quan hệ nhân viên, (6) Dẫn đạo kỹ thuật,
(7) Trách nhiệm với xã hội.
Những mục tiêu ngắn hạn: phải rất biệt lập và đưa tới các kết quả nhằm
tới một cách chi tiết. Chúng là những kết quả riêng biệt mà công ty kinh
doanh có ý định phát sinh trong vòng chu kỳ quyết định kế tiếp.
1.3.1.2 Phân tích môi trường
Các yếu tố môi trường có tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến toàn
bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Chiến lược được lựa
chọn phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu.
Việc nghiên cứu môi trường hoạt động của doanh nghiệp tập trung vào sự
nhận diện và đánh giá các xu hướng và sự kiện vượt quá khả năng kiễm soát
nhằm xác định thời cơ và đe dọa từ môi trường.
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 18 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Vậy môi trường của một tổ chức là những yếu tố, những lực lượng,
những thể chế,…nằm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích phải xác định và
hiểu rõ các điều kiện môi trường liên quan là để làm rõ các yếu tố môi trường
nào có khả năng ảnh hưởng đến việc ra các quyết định của doanh nghiệp.
1.3.1.3 Phân tích môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài của tổ chức có thể chia thành hai mức độ: môi
trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh nhưng không nhất
thiết phải theo một cách nhất định, môi trường vi mô được xác định đối với
một ngành công nghiệp cụ thể, với tất cả các doanh nghiệp trong ngành chịu
ảnh hưởng bởi môi trường vi mô của ngành đó.
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp được phân chia thành hai loại:
Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
 Môi trường vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp nhận thấy được
mình đang trực diện với những gì? Các nhà quản trị của doanh nghiệp thường
chọn các yếu tố sau đây của môi trường vĩ mô để nghiên cứu:
Các yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến các đơn vị kinh doanh, chúng
bao gồm: Lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tài trợ, xu hướng
thu nhập quốc dân, tỷ lệ lạm phát, những chính sách tiền tệ, mức độ thất
nghiệp, những chính sách thuế quan, cán cân thanh toán,…
Yếu tố chính phủ và chính trị
Các thể chế kinh tế xã hội như: các chính sách, quy chế, định chế, luật
lệ, chế độ tiền lương, thủ tục hành chính…do Chính phủ đề ra cũng như mức
độ ổn định về chính trị, tính bền vững của Chính phủ đều là những môi trường
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn tốt nghiệp cao học - 19 - Đại học Bách Khoa Hà Nội
có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ đối với kinh doanh và nhiều khi quyết định
sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Yếu tố xã hội
Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích một dải rộng những yếu tố xã
hội để tìm ra những cơ hội hay đe dọa tiềm tàn. Những yếu tố xã hội bao gồm:
số dân, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân cư, tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, phong
tục tập quán, giá trị văn hóa,…. Là nhân tố chính trong việc hình thành thị
trường sản phẩm và thị trường các dịch vụ yếu tố sản xuất.
Yếu tố tự nhiên
Những yếu tố tự nhiên sẽ tác động vào quyết định kinh doanh của
doanh nghiệp, cho nên việc quan tâm nghiên cứu yếu tố tự nhiên là điều cần
thiết của các nhà quản trị. Chúng bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên, nạn
ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, sự tiêu phí những tài nguyên thiên
nhiên, sự khai thác tài nguyên bừa bãi đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết
ở cấp quốc gia và quốc tế nên không thể coi là ngoài cuộc đối với các doanh
nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt cũng đặt ra cho các doanh nghiệp
những định hướng như thay thế nguồn nguyên liệu, tiết kiệm và sử dụng có
hiệu quả cao nguồn tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế.
Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Ngày nay những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và những áp dụng tiến
bộ đó vào lĩnh vực sản xuất và quản lý đang là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kinh
doanh của các doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào lại không phụ
thuộc vào kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại. Sẽ có nhiều công nghệ tiên
tiến tiếp tục ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các
ngành công nghiệp và các doanh nghiệp nhất định. Chu kỳ sống của sản phẩm
và vòng đời công nghệ ngắn dần, sự tiến bộ trong công nghệ thông tin, công
Học viên: Hoàng Diệp Hòa 2005-2007 Khoa Kinh tế & Quản lý