Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa khoa đồng nai năm 2017 2018 và tích hợp các nội dung quản lý kháng sinh vào bệnh án điện tử

  • 205 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN LÊ DƯƠNG KHÁNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
NĂM 2017-2018 VÀ TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG
QUẢN LÝ KHÁNG SINH VÀO BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN LÊ DƯƠNG KHÁNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI
NĂM 2017-2018 VÀ TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG
QUẢN LÝ KHÁNG SINH VÀO BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62 73 20 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Phạm Đình Luyến
TS. Đặng Thị Kiều Nga
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020
.
.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nguyễn Lê Dương Khánh
.
.
iii
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA ĐỒNG NAI NĂM 2017-2018 VÀ TÍCH HỢP CÁC NỘI
DUNG QUẢN LÝ KHÁNG SINH VÀO BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh (KS) là vấn đề quan trọng hiện nay. Ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý KS rất cần thiết, đặc biệt là bệnh án điện tử. Đề
tài “Phân tích tình hình sử dụng KS tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2017-
2018 và tích hợp các nội dung quản lý KS vào bệnh án điện tử”.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tình hình sử dụng KS tại Bệnh viện đa khoa Đồng
Nai năm 2017-2018 và tích hợp các nội dung quản lý KS vào bệnh án điện tử.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tình hình sử dụng KS theo liều xác định hàng
ngày (DDD), ngày điều trị (DOT) và thời gian điều trị (LOT) và tích hợp các nội
dung quản lý KS bằng bệnh án điện tử theo phương pháp sau: sự kiện kích hoạt và
mô tả quy trình.
Kết quả: Cefuroxim có liều xác định hàng ngày DDD/1000 người/ngày và ngày
DDD/100 giường/ngày cao nhất (8,75 và 27,02). Phác đồ đơn trị liệu cao hơn phác
đồ phối hợp (59,27%). Nhóm beta-lactam có tỷ lệ sử dụng (65,70%) và tiêu thụ
(63,50%) là cao nhất. Amoxicilin + sulbactam có tỷ lệ sử dụng (18,46%) và tỷ lệ
tiêu thụ (17,95%) cao nhất. Tích hợp được các nội dung quản lý KS bằng bệnh án
điện tử như: lựa chọn KS theo kết quả kháng sinh đồ, kháng sinh cần hội chẩn/phê
duyệt, ADR và sai sót trong sử dụng KS, hiệu chỉnh liều theo chức năng thận, hiệu
chỉnh liều dựa trên kết quả đo nồng độ thuốc trong máu.
Kết luận: Ứng dụng công cụ phân tích DDD và DOT/LOT đã chứng minh ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng KS rất cần thiết. Bệnh nhiễm trùng
chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật (17,19%). Tỷ lệ sử dụng KS theo DDD
không đạt (-1,23%), cho nên cần có đưa ra giải pháp quản lý sử dụng KS chặt chẽ
hơn.
Từ khóa: kháng sinh, DDD, DOT, LOT, hội chẩn, phê duyệt, ADR và ME, KSĐ
.
.
iv
ASSESSMENT OF ANTIBIOTIC USE AT DONGNAI GENERAL
HOSPITAL IN 2017-2018 AND ESTABLISHING CONTENTS OF
ANTIBIOTIC MANAGEMENT BY ELECTRONIC MEDICAL RECORDS
Introduction: Antibiotic resistance (KS) is an important problem in the world.
Application of information technology in antibiotic management is very essential,
especially electronic medical records. Subject "Assessment of antibiotic use at Dong
Nai General Hospital in 2017-2018 and establishing contents of antibiotic management
by electronic medical records".
Objectives: Assessment of antibiotic use at Dong Nai General Hospital in 2017-2018
and establishing contents of antibiotic management by electronic medical records.
Methods: Assessment of antibiotic use following the Defined Daily Dose (DDD), the
Days of Therapy (DOT) and the Length of Therapy (LOT) and contents of antibiotic
management by electronic medical records following: activation event and process
description.
Results: Cefuroxime has the highest Defined Daily Dose DDD/1000 people/day and
DDD/100 beds/day (8.75 and 27.02). The monotherapy regimen is higher than the
combination regimen (59.27%). The beta-lactam group has the highest utilization rate
(65.70%) and consumption (63.50%). Amoxicillin + sulbactam has the highest
utilization rate (18.46%) and consumption rate (17.95%). Integrating the contents of
antibioctic management by electronic medical records such as: selecting antibiotics
according to antimicrobial susceptibility testing, antibiotics need consultation or
approval, ADR and medication errors in antibiotic use, adjusting doses according to
renal functions, adjusting doses according to result of drug concentration in the blood.
Conclusions: Application of analysis tools DDD and DOT / LOT has proven the
application of information technology in antibiotic management is very essential.
Infection diseases account for a high proportion in the disease patterns (17.19%). The
rate of antibiotic using according to DDD is not satisfactory (-1,23%), so it is necessary
to have a more strict management solution for antibiotic use.
Key words: antibiotic, DDD, DOT, LOT, consultation, approval, ADR and ME,
antimicrobial susceptibility testing
.
.
v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN .................4
1.1.1. Giới thiệu về chương trình quản lý kháng sinh ..........................................4
1.1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại Việt Nam .........................................5
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG BỆNH VIỆN CỦA BỘ Y TẾ ...................................................................7
1.2.1. Tiêu chí về sử dụng kháng sinh ..................................................................7
1.2.2. Tiêu chí về nhiễm khuẩn bệnh viện ...........................................................8
1.2.3. Tiêu chí về mức độ kháng thuốc ................................................................8
1.2.4. Tiêu chí khác ..............................................................................................9
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG
SINH ........................................................................................................................9
1.3.1. Phân tích theo liều xác định hàng ngày (Defined Daily Dose - DDD) ......9
1.3.2. Phân tích theo ngày điều trị (Days of Therapy – DOT) và thời gian điều
trị (Length of Therapy – LOT) ...........................................................................12
1.4. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT ...................................................14
1.4.1. Khái niệm mô hình bệnh tật .....................................................................14
1.4.2. Mô hình bệnh tật trên thế giới ..................................................................15
1.4.3. Mô hình bệnh tật tại Việt Nam .................................................................16
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật ............................................16
1.5. MÃ ATC .........................................................................................................17
1.5.1. Định nghĩa ................................................................................................17
1.5.2. Nguyên tắc phân loại ................................................................................18
1.5.3. Phân loại mã ATC theo 5 nhóm ký hiệu ..................................................18
1.6. BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ......................................................................................19
1.6.1. Giới thiệu bệnh án điện tử ........................................................................19
1.6.2. Những lợi ích mang lại từ bệnh án điện tử ...............................................20
1.6.3. Vai trò của bệnh án điện tử trong quản lý sử dụng kháng sinh ................23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................25
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................25
2.1.1.Địa điểm nghiên cứu .................................................................................25
2.1.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................25
.
.
vi
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................25
2.2.1. Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa
Đồng Nai ............................................................................................................25
2.2.2. Mục tiêu 2: Xây dựng một số nội dung quản lý kháng sinh bằng bệnh án
điện tử năm 2020 ................................................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................32
3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2017-2018 .......................................................32
3.1.1. Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc theo theo liều xác định hàng ngày (DDD),
ngày điều trị (DOT) và thời gian điều trị (LOT) ................................................32
3.1.2. Phân tích chi phí cho một liệu trình điều trị của các nhóm thuốc ............41
3.1.3. Phân tích tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo DDD giảm lớn hơn hoặc bằng
5% .......................................................................................................................44
3.1.4. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh theo mô hình bệnh tật ...............47
3.1.5. Phân tích kiểu phác đồ trị liệu kháng sinh tại bệnh viện ..........................48
3.1.6. Các chỉ tiêu đầu vào cho phần mềm quản lý kháng sinh bằng bệnh án
điện tử .................................................................................................................49
3.2. MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ KHÁNG SINH BẰNG BỆNH ÁN ĐIỆN
TỬ ..........................................................................................................................53
3.2.1. Nội dung liên quan đến kháng sinh đồ .....................................................55
3.2.2. Nội dung liên quan đến kháng sinh cần hội chẩn, phê duyệt ...................57
3.2.3. Nội dung liên quan đến ADR và sai sót trong sử dụng kháng sinh .........61
3.2.4. Nội dung liên quan đến hướng dẫn tối ưu hóa liều điều trị......................63
3.2.5. Nội dung liên quan đến chuyển kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang
đường uống .........................................................................................................71
3.2.6. Nội dung liên quan đến kháng sinh dự phòng ..........................................77
3.2.7. Nội dung liên quan đến tương kỵ và tương hợp .......................................78
3.2.8. Các tiêu chí đánh giá liên quan đến sử dụng kháng sinh .........................80
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................84
4.1. Về tình hình sử dụng kháng sinh theo liều xác định hàng ngày (DDD), ngày
điều trị (DOT) và thời gian điều trị (LOT) ............................................................84
4.2. Về tính ứng dụng của công cụ phân tích DDD, DOT, LOT...........................85
4.3. Về các tiểu mục quản lý kháng sinh bằng BAĐT ..........................................87
4.4. Về các tiêu chí đánh giá liên quan đến sử dụng kháng sinh ...........................89
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ ...................................................................90
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................90
5.1.1. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai
............................................................................................................................90
.
.
vii
5.1.2. Một số nội dung quản lý kháng sinh bằng bệnh án điện tử ......................92
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PL1. Phân tích DDD theo DU90% kháng sinh sử dụng nội trú năm 2018
PL2. Phân tích DDD theo DDD/1000 người/ngày
PL3. Phân tích DDD theo DDD/100 giường/ngày
PL4. Sử dụng kháng sinh và tiêu thụ kháng sinh theo nhóm
PL5. Sử dụng kháng sinh và tiêu thụ kháng sinh trong nhóm beta-lactam
PL6. Sử dụng và tiêu thụ của từng kháng sinh cụ thể
PL7. Sử dụng và tiêu thụ của từng kháng sinh cụ thể nhóm beta-lactam
PL8. So sánh lượng thuốc tiêu thụ và chi phí các thuốc kháng sinh tiêm
PL9. Phân tích DDD theo DU90% thuốc sử dụng nội trú năm 2018
PL10. Danh mục dữ liệu “Danh mục kháng sinh” cấu hình trên BAĐT
PL11. Mẫu biên bản hội chẩn theo quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày
28/9/2001
PL12. Mẫu phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh theo Quyết định số 772/QĐ-BYT
ngày 04/3/2016
PL13. Mẫu báo cáo ADR về Trung tâm DI và ADR tích hợp sẵn trên BAĐT
theo Quyết định số 1088/QĐ-BYT ngày 04/4/2013
PL14. Mẫu báo cáo ME tích hợp sẵn trên BAĐT
PL15. Bảng tổng hợp ADR và sai sót trong sử dụng thuốc
PL16. Danh mục dữ liệu “Liều hiệu chỉnh theo chức năng thận” tích hợp trên
BAĐT
PL17. Quy định về sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sản phụ khoa
tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai
PL18. Danh mục dữ liệu “Danh mục thuốc tương kỵ, tương hợp” tích hợp trên
BAĐT
PL19. Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý kháng sinh BAĐT
.
.
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên Nghĩa Tiếng Việt
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
ALT Alanin Amino Transferase -
AMA American Medical Association Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ
ASP Antibiotic Stewarship Program Chương trình quản lý kháng sinh
AST Aspartate Amino Transferase -
ATC Anatomical - Therapeutic - Giải phẫu - Điều trị - Hóa học
Chemical Code
BAĐT - Bệnh án điện tử
CDC Center for Diseases Control and Trung tâm Kiểm soát và Phòng
Prevention ngừa dịch bệnh
Clcr Clearance Creatinin Độ thanh thải creatinin
CSF Cerebrospinal fluid Dịch não tủy
DDD Defined Daily Dose Liều xác định hàng ngày
DOT Days of Therapy Ngày điều trị
DP Days Present Ngày hiện diện
DU90% Drug Utilization 90% Sử dụng thuốc 90%
ESBL Extended spectrum beta-lactamase β-lactamase phổ rộng
GARP Global Antibiotic Resistance Hợp tác toàn cầu về kháng sinh
Partnership
GFR Glomerular Filtration Rate Độ lọc cầu thận
IBW Ideal Body Weight Cân nặng lý tưởng
ICU Intensive Care Unit Phòng chăm sóc tích cực
IDSA Infectious Disease Society of Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa
America Kỳ
LOT Length of Therapy Thời gian điều trị
ME Medical errors Sai sót y khoa
MHBT - Mô hình bệnh tật
MRSA Methicillin- Tụ cầu vàng đề kháng methicillin
resistant Staphylococcus Aureus
Scr Serum creatinin Creatinin huyết thanh
S Susceptible Nhạy cảm
SHEA Society for Healthcare Hội dịch tễ học y tế Hoa Kỳ
Epidemiology of America
VRE Vancomycin- Cầu khuẩn đường ruột kháng
.
.
ix
Từ viết tắt Từ nguyên Nghĩa Tiếng Việt
resistant Enterococcus vancomycin
VRSA Vancomycin- Tụ cầu vàng kháng vancomycin
resistant Staphylococcus aureus
TBW Total Body Weight Cân nặng thực
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
.
.
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân nhóm thuốc theo ATC .................................................................... 17
Bảng 1.2. Phân loại mã ATC theo 5 nhóm ký hiệu ................................................. 18
Bảng 3.3. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo DDD giảm lớn hơn hoặc bằng 5% ......... 44
Bảng 3.4. Đặc điểm về giới tính............................................................................... 48
Bảng 3.5. Kiểu phác đồ trị liệu ................................................................................ 49
Bảng 3.6. Danh mục thuốc cần hội chẩn và phê duyệt ............................................ 58
Bảng 3.7. Công thức đánh giá chức năng thận ........................................................ 69
Bảng 3.8. Danh mục kháng sinh đường tiêm sang đường uống .............................. 72
.
.
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Trang web truy cập DDD chuẩn .............................................................. 10
Hình 2.2. Công cụ phân tích DDD ........................................................................... 27
Hình 2.3. Công cụ phân tích DOT/LOT .................................................................. 28
Hình 2.4. Các nội dung quản lý kháng sinh tích hợp vào bệnh án điện tử .............. 54
Hình 2.5. Danh mục kháng sinh cấu hình vào BAĐT ............................................. 55
Hình 2.6. Thẻ chức năng “Lựa chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ” ....... 56
Hình 2.7. Danh mục thuốc cần hội chẩn và phê duyệt cấu hình vào BAĐT ........... 59
Hình 2.8. Thẻ chức năng “Sinh phiếu yêu cầu sử dụng kháng sinh” ....................... 59
Hình 2.9. Thẻ chức năng “Sinh biên bản hội chẩn” ................................................. 60
Hình 2.10. Thẻ chức năng “ADR và ME” ............................................................... 61
Hình 2.11. Thẻ chức năng “Tổng hợp các trường hợp ADR” ................................. 62
Hình 2.12. Thẻ chức năng “Tổng hợp các trường hợp sai sót” ............................... 62
Hình 2.13. Danh mục liều hiệu chỉnh theo chức năng thận cấu hình vào BAĐT .... 64
Hình 2.14. Thẻ chức năng truy vấn sinh hiệu từ phiếu khám bệnh ......................... 64
Hình 2.15. Thẻ chức năng truy vấn kết quả xét nghiệm .......................................... 65
Hình 2.16. Thẻ chức năng xử lý tính toán các công thức ........................................ 65
Hình 2.17. Thẻ chức năng “Hiệu chỉnh liều theo chức năng thận” ......................... 66
Hình 2.18. Thẻ chức năng truy vấn kết quả xét nghiệm (TDM).............................. 66
Hình 2.19. Thẻ chức năng truy vấn kết quả xét nghiệm (TDM).............................. 67
Hình 2.20. Thẻ chức năng xử lý tính toán các công thức (TDM) ............................ 67
Hình 2.21. Thẻ chức năng “Tối ưu hóa liều điều trị - TDM” .................................. 68
Hình 2.22. Danh mục tiêu chí xác định kháng sinh có thể chuyển từ đường tiêm
sang đường uống cấu hình vào BAĐT ..................................................................... 73
Hình 2.23. Danh mục kháng sinh chuyển từ đường tiêm sang đường uống
cấu hình vào BAĐT ................................................................................................. 73
Hình 2.24. Thẻ lấy dữ liệu từ tờ điều trị .................................................................. 74
Hình 2.25. Thẻ chức năng truy vấn danh mục thuốc ............................................... 74
Hình 2.26. Thẻ chức năng chức năng tiêu chí chuyển từ đường tiêm sang uống .... 74
.
.
xii
Hình 2.26. Thẻ chức năng phức hợp đường tiêm sang đường uống ........................ 75
Hình 2.27. Thẻ chức năng kê đơn đường tiêm sang đường uống ............................ 75
Hình 2.28. Danh mục chỉ định phẫu thuật dùng kháng sinh dự phòng cấu hình
BAĐT ....................................................................................................................... 77
Hình 2.29. Danh mục thuốc tương kỵ, tương hợp cấu hình vào BAĐT .................. 80
Hình 2.30. Mô hình báo cáo thống kê trên bệnh án điện tử ..................................... 81
Biểu đồ 3.1. Phân tích DDD theo DU90% .............................................................. 32
Biểu đồ 3.2. Tổng tỷ lệ % DDD theo nhóm kháng sinh .......................................... 33
Biểu đồ 3.3. Phân tích DDD theo DDD/1000 người/ngày ...................................... 34
Biều đồ 3.4. Tổng DDD/1000 người/ngày giữa các nhóm thuốc ............................ 34
Biều đồ 3.5. Phân tích DDD theo DDD/100 giường/ngày ...................................... 35
Biểu đồ 3.6. Tổng DDD/100 giường/ngày giữa các nhóm thuốc ............................ 36
Biểu đồ 3.7. Sử dụng kháng sinh và tiêu thụ kháng sinh theo nhóm ....................... 37
Biểu đồ 3.8. Sử dụng kháng sinh và tiêu thụ kháng sinh trong nhóm beta-lactam.. 37
Biểu đồ 3.9. Sử dụng và tiêu thụ của từng kháng sinh cụ thể .................................. 39
Biểu đồ 3.10. Sử dụng và tiêu thụ của từng kháng sinh cụ thể nhóm beta-lactam .. 40
Biểu đồ 3.11. Số liệu trình điều trị và chi phí cho một liệu trình điều trị nhóm
aminoglycosid .......................................................................................................... 41
Biểu đồ 3.12. Số liệu trình điều trị và chi phí cho một liệu trình điều trị nhóm
quinolon .................................................................................................................... 42
Biểu đồ 3.13. Số liệu trình điều trị và chi phí cho một liệu trình điều trị nhóm
beta-lactam ............................................................................................................... 42
Biểu đồ 3.14. Tổng tỷ lệ % DDD theo từng nhóm thuốc ........................................ 47
Biểu đồ 3.15. Đặc điểm về độ tuổi ........................................................................... 49
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề kháng kháng sinh là vấn đề quan trọng hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt
Nam và đang ngày càng gia tăng. Vi khuẩn kháng thuốc là nguyên nhân của khoảng
50.000 người tử vong hàng năm trong thập niên gần đây tại Châu Âu và Hoa Kỳ;
ước tính con số này sẽ gia tăng đến 10 triệu vào năm 2050, là hậu quả của kháng
thuốc kháng sinh 42. Sự gia tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc trong bối cảnh
nghiên cứu phát triển kháng sinh mới ngày càng hạn chế, làm cho việc điều trị các
bệnh lý nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn.
Đầu năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra danh sách 12 chủng vi
khuẩn kháng kháng sinh đang là mối đe dọa rất lớn cho sức khỏe con người, trong
đó có các vi khuẩn có mức cảnh báo cao là Pseudomonas aeruginosa,
Acinetobacter baumannii và họ Enterobacteriaceae kháng carbapenem; tụ cầu vàng
Staphylococcus aureus đề kháng methicillin (MRSA) và cầu khuẩn đường ruột
Enterococcus faecium kháng vancomycin, Helicobacter pylori kháng
clarithromycin… 47.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao. Kết quả
nghiên cứu của nhóm hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh (GARP: Global
Antibiotic Resistance Partnership) năm 2010 cho thấy: Streptococcus pneumoniae
kháng penicillin (71,4%) và erythromycin (92,1%), được ghi nhận là cao nhất trong
số 11 nước trong mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc châu Á 14. Tỷ
lệ Haemophilus influenza kháng ampicillin là 57% tại bệnh viện Nhi Trung Ương
và tại các bệnh viện Nha Trang 14. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ kháng kháng sinh
được ghi nhận là tăng theo thời gian. Vào những năm 1990, tại thành phố Hồ Chí
Minh, mới chỉ có 8% các chủng phế cầu kháng với penicillin, thì đến năm
1999-2000, tỷ lệ này đã tăng lên tới 56% 14. Xu hướng tương tự cũng được báo
cáo tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam 14.
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA: Infectious Disease
Society of America) và Hội dịch tễ học y tế Hoa Kỳ (SHEA: Society for Healthcare
Epidemiology of America) đã xác định việc quản lý kháng sinh đóng vai trò quan
.
.
2
trọng trong môi trường chăm sóc sức khỏe ngày nay 39. Chương trình quản lý
kháng sinh (ASP: Antibiotic Stewarship Program) được thiết kế để tối ưu hóa việc
dùng kháng sinh nhằm cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh, hạn chế kháng
thuốc kháng sinh và giảm chi phí chăm sóc y tế chung [30], 33, 39, 40. Tuy
nhiên, để các chương trình quản lý kháng sinh được tối ưu hóa đầy đủ và thực sự
tạo ra tác động lâu dài khả thi đối với kết quả của người bệnh, công nghệ thông tin
phải được sử dụng để đo lường sự cải thiện chất lượng từ việc thực hiện quản lý
kháng sinh. Bệnh án điện tử, phần mềm kê đơn trực tuyến và nhập đơn đặt hàng của
nhà cung cấp nên được ứng dụng, trong đó bao gồm cả quản lý thuốc kháng sinh
40.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày
02/3/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”
và Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về việc “Hướng dẫn thực hiện quản
lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” cùng với tiêu chí C9.7 của Bộ tiêu chí đánh
giá chất lượng bệnh viện về quản lý sử dụng kháng sinh; nhằm đảm bảo việc sử
dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý và hiệu quả [8], 9, 10.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã ban hành thông tư ứng dụng công nghệ thông tin tại các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quy định hồ sơ bệnh án điện tử nhằm đẩy mạnh
việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh; trong đó có bệnh
án điện tử, giúp tối ưu hóa việc điều trị kháng sinh và cải thiện kết quả lâm sàng
11, 13.
Trên cơ sở đó, với mong muốn đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện,
từ đó có biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh, đề tài “Phân
tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2017-
2018 và tích hợp các nội dung quản lý kháng sinh bằng bệnh án điện tử” được
thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
Mục tiêu chung: Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa
Đồng Nai năm 2017-2018 và tích hợp các nội dung quản lý kháng sinh bằng bệnh
án điện tử.
.
.
3
Mục tiêu cụ thể:
1. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm
2017-2018 theo liều xác định hàng ngày (DDD), ngày điều trị (DOT) và thời
gian điều trị (LOT).
2. Xây dựng một số nội dung quản lý kháng sinh bằng bệnh án điện tử năm
2020.
.
.
4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN
1.1.1. Giới thiệu về chương trình quản lý kháng sinh
Quản lý sử dụng kháng sinh là yếu tố quan trọng để phòng ngừa sự đề kháng kháng
sinh. Những chương trình quản lý kháng sinh thường được đề cập đến trong những
năm gần đây; bao gồm việc lựa chọn thuốc, liều lượng, đường dùng và thời gian
điều trị kháng sinh thích hợp.
Mục tiêu chính của chương trình quản lý kháng sinh là tối ưu hóa kết quả lâm sàng,
trong khi giảm thiểu hậu quả không mong muốn của việc sử dụng thuốc kháng sinh,
bao gồm độc tính và sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc [25], [29]. Vì
vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý là một phần thiết yếu của sự an toàn
người bệnh và cần được giám sát, hướng dẫn cẩn thận. Mục tiêu thứ yếu của
chương trình quản lý kháng sinh là giảm chi phí chăm sóc sức khỏe mà không ảnh
hưởng đến chất lượng điều trị [29].
Chương trình quản lý kháng sinh hiệu quả mang lại lợi ích về mặt tài chính và cải
thiện việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Các chương trình quản lý tốt giúp giảm
tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh (22-36%), với khoản tiết kiệm chi phí hàng năm từ
200.000-900.000USD [29]. Chương trình quản lý kháng sinh thường bao gồm
những hoạt động đa chức năng như thành lập đội ngũ quản lý đa ngành, giám sát và
phản hồi việc kê toa [46]. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ và hợp tác giữa lãnh đạo, các
nhân viên y tế và các đối tác liên quan tại địa phương trong việc thực hiện và duy trì
các chương trình quản lý kháng sinh [29], [46]. Hiệp hội bệnh truyền nhiễm và Hội
dịch tễ học y tế Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn về tăng cường quản lý sử dụng kháng
sinh bao gồm [29]:
- Tổ chức đội ngũ quản lý kháng sinh đa chức năng gồm các chuyên gia nhiễm, vi
sinh, dược lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Giám sát chủ động, nhắc nhở trực tiếp với từng bác sĩ trong từng trường hợp sử
dụng kháng sinh không hợp lý.
.
.
5
- Xây dựng danh mục thuốc kháng sinh hạn chế sử dụng và cần hội chẩn trước khi
sử dụng.
- Đào tạo, tập huấn kết hợp với can thiệp chủ động.
- Cập nhật hướng dẫn sử dụng kháng sinh dựa vào tình hình kháng thuốc thực tế tại
cơ sở; chú ý liều dùng đúng theo đặc tính bệnh, vị trí nhiễm trùng, bệnh nguyên;
khuyến khích chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống khi tình trạng của
người bệnh cho phép.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ chỉ định kháng sinh và giám sát
sử dụng.
- Cung cấp dữ liệu vi sinh kịp thời.
- Xây dựng sẵn bảng kháng sinh khuyến cáo cho từng trường hợp.
Việc đánh giá hiệu quả chương trình có thể dựa vào đo lường quá trình thay đổi về
cách sử dụng kháng sinh hoặc đo lường kết quả, ví dụ giảm đề kháng kháng sinh
hoặc giảm tác dụng phụ do dùng kháng sinh.
1.1.2. Chương trình quản lý kháng sinh tại Việt Nam
Từ năm 1996, Bộ Y tế đã ban hành chính sách Quốc gia về thuốc, theo chính sách
này “cần phải chấn chỉnh việc kê đơn và sử dụng kháng sinh, kiểm soát tình trạng
kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp…”. Bộ Y tế đã yêu cầu
bệnh viện thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị nhằm hướng dẫn thực hiện các
hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng thuốc, đặc biệt hướng dẫn về sử dụng kháng
sinh hợp lý. [2].
Đến năm 2015, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 về
việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”; hướng dẫn
điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại bệnh viện [8].
Năm 2016, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016
về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” nhằm
tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong muốn khi dùng
kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn đề
kháng kháng sinh và giảm chi phí y tế. Quyết định này hướng dẫn thành lập nhóm
.
.
6
quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
với các nhiệm vụ cụ thể như sau [9]:
- Tham gia xây dựng các quy định về quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện:
+ Hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.
+ Danh mục kháng sinh cần hội chẩn khi kê đơn.
+ Danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng.
+ Hướng dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp.
+ Xây dựng tài liệu, hướng dẫn về kỹ thuật vi sinh lâm sàng.
+ Xây dựng các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá về quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện:
+ Tiêu chí về sử dụng kháng sinh.
+ Tiêu chí về nhiễm khuẩn bệnh viện.
+ Tiêu chí về mức độ kháng thuốc.
+ Tiêu chí khác: số lượng, tỷ lệ % cán bộ y tế tuân thủ các hướng dẫn.
- Xác định vấn đề cần can thiệp thông qua khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh,
mức độ kháng thuốc của vi khuẩn:
Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh:
+ Tổng hợp và phân tích xu hướng sử dụng kháng sinh theo từng chuyên khoa
hoặc trên toàn bệnh viện (dựa trên phân tích DDD, phân tích ABC,...).
+ Ghi nhận những thay đổi trong sử dụng kháng sinh theo thời gian.
+ Xác định khoa/phòng sử dụng kháng sinh nhiều hoặc không theo các quy
định về sử dụng kháng sinh.
+ Đánh giá sử dụng kháng sinh theo các tiêu chí đã xây dựng.
+ Kê đơn kháng sinh hợp lý: lựa chọn kháng sinh, đường dùng, thời gian dùng,
phương án điều trị xuống thang hay ngừng thuốc sau khi có kết quả kháng
sinh đồ xác định vi khuẩn gây bệnh.
Khảo sát mức độ kháng thuốc của vi khuẩn: tổng hợp và phân tích dữ liệu vi khuẩn
kháng kháng sinh dựa trên các tiêu chí về mức độ kháng thuốc, xác định mô hình
.
.
7
kháng thuốc tại bệnh viện, đặc biệt chú ý các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn
bệnh viện.
- Đào tạo, tập huấn liên tục cho nhân viên y tế về chương trình quản lý sử dụng
kháng sinh, bao gồm việc tuân thủ các hướng dẫn, quy định, cách thức làm việc
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện:
+ Cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn sử dụng kháng
sinh.
+ Đào tạo, tập huấn về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn, kê đơn
kháng sinh hợp lý.
+ Đào tạo, tập huấn cho cán bộ vi sinh, cán bộ y tế về kỹ thuật lấy mẫu bệnh
phẩm, kỹ thuật nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn, kỹ thuật làm xét
nghiệm kháng sinh đồ.
+ Đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế về các biện pháp kiểm soát nhiễm
khuẩn, xử lý bệnh phẩm, xử lý y dụng cụ dùng trong phẫu thuật, thủ thuật,...
1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG BỆNH VIỆN CỦA BỘ Y TẾ
1.2.1. Tiêu chí về sử dụng kháng sinh
Tiêu chí về sử dụng kháng sinh gồm [8], [9]:
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn kháng sinh.
- Số lượng, tỷ lệ % kháng sinh được kê phù hợp với hướng dẫn.
- Số lượng, tỷ lệ % ca phẫu thuật được chỉ định kháng sinh dự phòng.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê đơn 01 kháng sinh.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh được kê kháng sinh phối hợp.
- Số lượng, tỷ lệ % người bệnh kê đơn kháng sinh đường tiêm.
- Ngày điều trị kháng sinh (DOT - Days Of Therapy) trung bình.
- Liều dùng một ngày (DDD - Defined Daily Dose) với từng kháng sinh cụ thể.
- Số lượng, tỷ lệ % ngừng kháng sinh, chuyển kháng sinh từ đường tiêm sang đường
uống trong những trường hợp có thể.
.