Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với tập đoàn dệt may 19 5

  • 15 trang
  • file .docx
LỜI NÓI ĐẦU
Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước: Căn cứ vào Hiếp pháp
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: Nhà nước khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đối với vấn đề đầu tư và các quyền lợi hợp
pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo đièu kiện thuận lợi và quy định thủ tục
đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức
sau:
1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
3. Doanh nghiệp liên doanh.
Trong 3 hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức khá
phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Sau đây em xin
nêu ra 1 số đặc điểm về doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam và đặc biệt là tập
đoàn Dệt may 19-5 (một công ty liên doanh may mặc tại Hà Nội).
1
CHƯƠNG I
NỘI DUNG VÀ KHÁI NIỆM CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP LIÊN
DOANH
1. Khái niệm
Doanh nghiệp liên doanh là một doanh nghiệp được thành lập giữa: nhà
đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc với doanh nghiệp liên
doanh đã được phép thành lập, hoặc với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã
được phép hoạt động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký
kết giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước
ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của
mình vào vốn pháp định và chịu rủi ro, lỗ, lãi theo tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp liên doanh có tài sản riêng do các bên ký kết hợp đồng liên
doanh đóng góp tài sản của doanh nghiệp liên doanh là sở hữu chung của các
bên liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh ht theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự
chủ về tài chính.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư.
2.1. Đơn xin cấp giấy phép đầu tư.
2.2. Hợp đồng liên doanh.
2.3. Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
2.4. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên
doanh.
2
2.5. Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
2.6. Các hồ sơ theo quy định của pháp luật.
2.7. Hồ sơ chuyển giao công nghệ, nếu góp vốn bằng công nghệ.
2.8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản giải trình các yếu tố
có thể ảnh hưởng đến môi trường.
2.9. Hồ sơ thuê đất, nếu có thuê đất.
2.10. Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ công trình, nếu có công trình
xây dựng.
3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh gồm:
3.1. Tên, địa chỉ quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên liên
doanh.
3.2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
3.3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức,
tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp.
3.4. Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
3.5. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
3.6. Quyền và nghĩa vụ các bên.
3.7. Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện
kết thúc, giải thể doanh nghiệp.
3.8. Giải quyết tranh chấp.
4. Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm:
4.1. Tên, địa chỉ, quốc tịch, đại diện có thẩm quyền của các bên.
4.2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3. Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, phương thức và
tiến độ góp vốn pháp định.
3
4.4. Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị,
nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc của doanh
nghiệp.
4.5. Đại diện của doanh nghiệp trước tòa án, trọng tài và cơ quan Nhà
nước Việt Nam.
4.6. Các nguyên tắc về tài chính.
4.7. Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh.
4.8. Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.
4.9. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản
lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.
4.10. Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
5. Vốn của doanh nghiệp liên doanh
Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và
vốn vay.
Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành
lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được ghi trong
điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải
bằng 30% vốn đầu tư. Đối với những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các
vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, dự án đầu tư ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, dự án trồng rừng thì vốn pháp định có thể bừng 20% vốn đầu tư, nhưng
phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.
Vốn pháp định không được phép giảm trong quá trình kinh doanh. Có thể
tăng vốn pháp định, vốn đầu tư, thay đổi tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng phải
do hợp đồng quản trị quyết định và được cơ quan cấp giấy phép đầu tư phê
chuyển.
Phương thức và tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh:
4
- Tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh do các bên thỏa thuận,
nhưng phần góp của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài không được thấp
hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
- Trong trường hợp đặc biệt, căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ,
thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, cơ
quan cấp giấy phép đầu tư có thể cho phép bên nước ngoài góp vốn pháp định
bằng 20% (nếu đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, miền núi, v.v…).
- Bên nước ngoài góp vốn pháp định bằng:
+ TIền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn từ vốn đầu tư tại Việt Nam
(tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại
Việt Nam).
+ Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác.
+ Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công
nghệ và dịch vụ kỹ thuật.
+ Giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng
mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 7 Luật đầu tư
nước ngoài - ngày 12/11/1996).
Bên Việt Nam thông thường góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Giá trị phần góp vốn của mỗi bên liên doanh được xác định trên cơ sở giá
thị trường tại thời điểm góp vốn.
Khi các bên liên doanh góp vốn bằng thiết bị máy móc phải được một tổ
chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định. Cơ quan quản lý Nhà nước về
đầu tư nước ngoài của Việt Nam có quyền chỉ định tổ chức giám định lại giá trị
thiết bị máy móc.
Vốn phát định có thể góp một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh
hoặc góp từng phần trong một thời gian hợp lý, nhưng phương thức và tiến độ
góp vốn pháp định phải phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật và phải được
quy định trong hợp đồng liên doanh.
5
Trường hợp các bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ
đã cam kết mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan cấp giấy phép đầu tư có
quyền thu hồi giấy phép đầu tư.
Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh được phân chia theo tỷ
lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
6 Cơ chế điều hành, quản lý của doanh nghiệp liên doanh.
Cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quản trị. Hội
đồng quản trị gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên.
Các bên cử đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương
ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh, nhưng
bên ít nhất cũng phải có hai thành viên nếu là liên doanh nhiều bên, hoặc một
thành viên nếu là liên doanh hai bên.
Nếu doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa một doanh nghiệp liên
doanh đang hoạt động tại Việt Nam với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với nhà
đầu tư nước ngoài thì bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam
phải có ít nhất hai thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên là công dân
Việt Nam đại diện cho bên Việt Nam trong liên doanh.
Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên liên doanh thỏa thuận cử ra:
Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc
quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị do các bên liên doanh thoả thuận nhưng
tối đa là 5 năm.
Mỗi năm hội đồng quản trị họp ít nấht một lần. Hội đồng quản trị có thể
họp bất thường do 2/3 thành viên của hội đồng quản trị, hoặc do một trong các
bên liên doanh, hoặc do tổng giám đốc, hoặc phó giám đốc thứ nhất yêu cầu.
6
Các cuộc họp của hội đồng quản trị do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập.
Cuộc họp của hội đồng quản trị chỉ được tiến hành khi có ít nấht hai phần ba
thành viên của hội đồng quản trị tham gia.
Những vấn đề quan trọng nấht trong nội dung liên doanh phải do hội đồng
quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên của hội đồng
quản trị có mặt trong cuộc họp. Những vấn đề đó là:
- Bổ nhiệm, miễm nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất, kế
toán trưởng.
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp.
- Duyệt quyết toán chu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình.
- Vay vốn đầu tư.
Ngoài các vấn đề nêu trên, hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc
đa số.
Quyền hạn và nhiệm vụ giữa tổng giám đốc và phó tổng giám đốc thứ
nhất do hội đồng quản trị phân định. Tổng giám đốc là người đại diện hợp pháp
cho doanh nghiệp liên doanh trước tòa án và cơ quan Nhà nước Việt Nam.
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về hoạt động của
doanh nghiệp liên doanh. Trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp,
nếu phó tổng giám đốc thứ nhất có ý kiến khác với tổng giám đốc thì phải chấp
hành ý kiến của tổng giám đốc, nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình để đưa
ra cuộc họp của hội đồng quản trị xem xét.
Hội đồng quản trị có thể thuê tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp
liên doanh bằng một hợp đồng quản lý. Hợp đồng này không được làm thay đổi
mục tiêu, phạm vi hoạt động của dự án đã được ghi trong giấy phép đầu tư.
Hợp đồng thuê quản lý chỉ có hiệu lực khi được cơ quan cấp giấy phép
đầu tư chuẩn y.
7
Doanh nghiệp liên doanh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động của tổ chức quản lý.
7. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh.
 Thời hạn hoạt động phụ thuộc vào từng dự án theo quy định của Chính
phủ, nói chung không quá 50 năm.
 Thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư.
 Thời hạn hoạt động có thể kéo dài đến 70 năm do Chính phủ quyết định
căn cứ vào quy định của ủy ban thường vụ Quốc hội.
 Doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau
đây:
+ Hết thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư.
+ Do đề nghị của một bên hoặc các bên và được cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận.
+ Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, vi phạm các quy định trong
giấy phép đầu tư.
+ Bị phá sản.
+ Các trường hợp khác (động đất, lũ lụt,..) theo quy định của pháp luật.
Khi chấm dứt hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh
nghiệp liên doanh phải tiến hành thanh lý hợp đồng và thực hiện các nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật.
8
CHƯƠNG II
MỞ RỘNG TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY 19/5
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP.
Tập đoàn sản xuất dệt may 19/5.
Tên giao dịch: HN May 19 TEXULE Group
Được thành lập theo giấy phép số 442 ngày 19-10-2 của Uỷ ban Nhà nước
về hợp tác đầu tư.
Địa chỉ: 157 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội.
Đây là một trong những công ty liên doanh với nước ngoài đầu tiên của
Hà Nội.
Tổng vốn đầu tư của Công ty liên doanh là 7 triệu USD.
Vốn pháp định của Công ty là 4,5 tr.
Trong đó: Phía Việt Nam là Công ty Dệt May 19/5 Hà Nội góp 900.000
USD chiếm 20% vốn pháp định bằng nhà xưởng hiện có.
Phía Singapo là Công ty Việt Sin Investment.pte. Ltd góp 3.600.000 USD
chiếm 80% vốn bằng thiết bị máy móc phương tiện vận chuyển, tiền mặt.
Hội đồng quản trị của Công ty liên doanh có 7 người:
- Phía Việt Nam 2 người.
- Phía nước ngoài: 5 người.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Nhiệm kỳ đầu do phía nước
ngoài đảm nhận. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị do phía Việt Nam đảm nhận.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được thực hiện theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định.
Ban tổng giám đốc của Công ty liên doanh óc 5 người gồm:
- Phía nước ngoài: 3 người.
- Phía Việt Nam: 2 người.
9
Hội đồng quản trị ít nhất 1 lần/năm để quyết định các vấn đề lớn các vấn
đề lớn.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Thời gian hoạt động của Công ty liên doanh là 40 năm. Sau 40 năm toàn
bộ tài sản của Công ty được bàn giao cho phía Việt Nam mà bên Việt Nam
không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào.
Chi phí liên doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với:
- Thiết bị máy móc, phụ tùng, phương tiện sản xuất kinh doanh góp vào
vốn của doanh nghiệp.
- Thiết bị máy móc vật tư nhập khẩu bằng vốn là 1 phần của vốn đầu tư
của Công ty liên doanh để xây dựng cơ bản hình thành Công ty.
- Nguyên vật liệu, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Công ty liên doanh phải nộp cho Nhà nước Việt Nam tiền thuế đất, trong
thời gian xây dựng cơ bản tiền thuế đất được miễn 50%. Tiền thuế đất được điều
chỉnh 5 năm 1 lần mức tăng không được quá 15%.
Thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam và trích
lập các quỹ của Công ty thì lợi nhuận còn lại chia theo tỷ lệ góp vốn. Từ năm
thứ 11 đến năm thứ 40 tỷ lệ lợi nhuận lợi của phía Việt Nam sẽ được tăng dần
theo từng năm.
Phía nước ngoài được chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Nam phải nộp thuế
bằng 8% lợi nhuận khi chuyển ra.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được thực hiện theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và điều lệ Công ty liên doanh quy định. Mỗi
năm Hội đồng quản trị họp 1 lần để quyết định các vấn đề sau:
- Phương hướng dầu tư phát triển mở rộng sản xuất.
10
- Phương án sử dụng vốn, vay vốn đầu tư.
- Phương án tiền lương, tiền thưởng.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm: Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc, Kế toán
trưởng.
Các vấn đề trên phải được ít nhất 2/3 ủy viên Hội đồng quản trị biểu quyết
đồng ý.
Thành viên Hội đồng quản trị phía Việt Nam do chủ tịch UBND thành
phố Hà Nội bổ nhiệm, phía Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
cho phía nước ngoài trước 30 ngày khi thay đổi thành viên Hội đồng quản trị.
11
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty liên doanh.
12