Phân tích mối nguy an toàn thực phẩm trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gà thịt lông trắng

  • 66 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Phân tích mối nguy an toàn thực phẩm
trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
gà thịt lông trắng
NGUYỄN NGỌC LONG ANH
[email protected]
Ngành : Công nghệ thực phẩm
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú
Viện: Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
HÀ NỘI, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Phân tích mối nguy an toàn thực phẩm
trong nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
gà thịt lông trắng
NGUYỄN NGỌC LONG ANH
[email protected]
Ngành : Công nghệ thực phẩm
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú
Chữ ký của GVHD
Viện: Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
Hà Nội, 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Ngọc Long Anh
Đề tài luận văn: Phân tích mối nguy an toàn thực phẩm trong nhà máy sản
xuất thức ăn chăn nuôi gà thịt lông trắng
Chuyên ngành: Công nghệ Thực phẩm
Mã số SV: 20202263M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 24/10/2022
với các nội dung sau:
- Mở đầu: Đã sửa đổi phần nội dung nghiên cứu thành “nhận diện các mối
nguy”, lược bỏ phần “đề xuất quy trình kiểm soát QC cho từng công đoạn kiểm
soát trong quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi gà thịt lông trắng tại Công ty Cổ
phần Nông sản Phú Gia – Thành phố Thanh Hóa (trang 3).
- Phần tổng quan:
• Đã sửa đổi, đưa tên bảng lên trên đầu và đưa tên hình xuống dưới (xuyên
suốt luận văn)
• Mục 1.7 bổ sung trên sơ đồ phần lưu kho (trang 10)
- Phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
• Bỏ các mục: Nghiên cứu, xây dựng quy trình HACCP cho cả nguyên liệu
và sản phẩm; Nghiên cứu, thành lập phòng QC chịu trách nhiệm kiểm soát nguyên
liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Đề xuất tần suất kiểm soát, phân tích sản phẩm
(trang 17)
• Bổ sung các mục: Nhận diện mối nguy cho cả cả khâu nguyên liệu và quá
trình sản xuất; Đề xuất chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu dinh dưỡng cần kiểm soát ở cả
khâu nguyên liệu và quá trình sản xuất; Đánh giá các chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu dinh
dưỡng theo đề xuất (trang 17)
• Bổ sung thêm phạm vi đề tài (trang 17)
• Bổ sung phương pháp nghiên cứu (trang 18)
- Phần kết quả và thảo luận:
Thay đổi kết cấu cắt mục xây dựng chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu dinh dưỡng từ
phần phương pháp nghiên cứu xuống Chương kết quả và thảo luận (trang 19-42).
- Phần kết luận và kiến nghị:
Bổ sung thống kê số mẫu kiểm tra và đánh giá số lượng mẫu (42)
Đã chỉnh sửa bố cục luận văn, chỉnh sửa các lỗi sai chính tả, lỗi ghi tên vi
sinh vật (không in nghiêng), lỗi diễn đạt và cách trình bày theo quy định của luận
văn thạc sĩ.
Ngày 20 tháng 11 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
đối với Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo trường Đại
học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong khóa học. Đặc
biệt, tôi gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tú – Phó viện
trưởng, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ Thực phẩm đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp cùng làm việc ở Công ty Cổ
phần Nông sản Phú Gia – Thành phố Thanh Hóa, các đồng nghiệp Công ty Cổ
phần Kiểm nghiệm Nông nghiệp Hungary đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu làm luận văn.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bạn trong lớp thạc sỹ
2020BCNTP, các bạn bè, những người thân trong gia đình đã cùng tôi chia sẽ
những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm, động viên quý báu trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN
Nguyễn Ngọc Long Anh
TÓM TẮT NỘI DUNG
Ngành thức ăn chăn nuôi nói riêng, và ngành nông nghiệp nói chung hiện
đang gặp những thách thức lớn, đặc biệt trong thời kì COVID 19. Mặc dù sản
lượng thức ăn chăn nuôi vẫn tăng hàng năm khoảng 7,1% tuy nhiên số lượng các
doanh nghiệp chăn nuôi và các trang trại chăn nuôi số lượng lớn lại chiếm tỉ
trọng lớn và quyết định đến giá thành cũng như sự phát triển của ngành nông
nghiệp. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây có sự ghi nhận phát triển vượt bậc của
ngành chăn nuôi gà trắng cả về số lượng đàn cũng như sản lượng gà.
Với xu hướng thời hậu COVID là phát triển mạnh mẽ chăn nuôi quy mô
lớn, có quy trình an toàn sinh học và quy trình chăn nuôi đảm bảo, chuồng trại
đảm bảo và đặc biệt với yêu cầu không kháng sinh, không chất cấm trong chăn
nuôi, thì cần phát triển hơn nữa về sản lượng và đặc biệt là chất lượng và các chỉ
tiêu an toàn về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của con gà trắng.
Với quy trình được đầu tư bài bản, kết hợp với việc xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng nội bộ từ nguyên liệu đến sản phẩm thức ăn chăn nuôi đầu ra giúp
cho quá trình kiểm soát được đảm bảo, làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Với kết quả kiểm soát 100% chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm soát
100% sản phẩm thức ăn chăn nuôi đầu ra. Kiểm soát được 100% chất lượng sản
phẩm và 100% chỉ tiêu an toàn, giúp cho doanh nghiệp tự tin hết trên con đường
trinh phụ ngành chăn nuôi.
Đặc biệt với đội ngũ nhân sự kỹ thuật được tiếp cận với hệ thống quản lý
chất lượng hiện đại, làm tăng kĩ năng kiểm soát và quản lý, giúp giảm chi phí sản
xuất và hạ giá thành sản phẩm đầu ra là một bước tiến lớn trên con đường phát
triển của doanh nghiệp.
Cũng trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp đã có thêm được nhiều đối tác
lớn mới, với những tiềm năng phát triển mạnh mẽ, thì chung tôi tin tưởng rằng,
chúng tôi đang đi đúng hướng trên con đường chinh phục những khó khăn về hệ
thống chất lượng và hệ thống kiểm soát mối nguy trong nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 4
1.1. Ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi ......................................................................4
1.2. Tình hình dịch covid diễn biến phức tạp....................................................................5
1.3. Tình hình dịch tả lợn Châu Phi (ASF) .......................................................................5
1.4. Tập quán chăn nuôi .....................................................................................................7
1.5. Thống kê sản lượng thức ăn chăn nuôi cả nước 2019-2021......................................8
1.6. Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà .................................................................................... 10
1.7. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi ..................................................................... 11
1.7.1. Nguyên liệu sản xuất ............................................................................................. 12
1.7.2. Nghiền nguyên liệu ................................................................................................ 12
1.7.3. Buồng trộn ............................................................................................................. 13
1.7.4. Ép viên .................................................................................................................... 14
1.7.5. Buồng làm mát....................................................................................................... 14
1.7.6. Thành phẩm........................................................................................................... 14
1.7.7. Một số dây chuyển sản xuất thức ăn chăn nuôi .................................................. 15
1.8. Thực tiễn đề tài .......................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .......................................................................... 17
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 17
2.3.1. Chọn loại nguyên liệu nghiên cứu: ...................................................................... 17
2.3.2. Chọn đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu................................................................ 17
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 19
3.1. Xây dựng chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu dinh dưỡng cho nguyên liệu và thức ăn chăn
nuôi gà thịt lông trắng .......................................................................................................... 19
3.1.1. Xây dựng chỉ tiêu các loại nguyên liệu chính cấu thành nên TACN gà thịt lông
trắng ................................................................................................................................. 19
3.1.2. Xây dựng chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu dinh dưỡng cho các loại TACN theo từng
giai đoạn của gà thịt lông trắng. .......................................................................................... 20
i
3.1.2.1. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà trắng siêu thịt từ 1 đến 10 ngày tuổi ..................... 21
3.1.2.2. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà trắng siêu thịt từ 11 đến 24 ngày tuổi ................... 24
3.1.2.3. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho gà trắng siêu thịt từ 11 đến 24 ngày tuổi ................... 26
3.2. Kết quả kiểm soát nguyên liệu ................................................................................. 28
3.2.1. Nguyên liệu ngô ..................................................................................................... 28
3.2.2. Nguyên liệu lúa mì ................................................................................................. 29
3.2.3. Nguyên liệu hạt mạch ............................................................................................ 31
3.2.4. Nguyên liệu DDGS ngô ......................................................................................... 32
3.2.5. Gạo tấm .................................................................................................................. 33
3.3. Kiểm soát thành phẩm .............................................................................................. 35
3.3.1. Kết quả đánh giá sản phẩm EU-851 sau sản xuất .............................................. 35
3.3.2. Kết quả đánh giá EU-852 sau sản xuất ................................................................ 39
3.3.3. Kết quả đánh giá EU-853 sau sản xuất ................................................................ 43
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 47
4.1. Kết luận ...................................................................................................................... 47
4.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 47
iv
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Tổng số ca covid 19 ở 6 nước có covid 19 nhiều nhất thế giới tính tới
21/11/2020) ............................................................................................................ 5
Bảng 1. 2: Giá 01 vài sản phẩm có nguồn gốc động vật tại miền Bắc .................. 7
Bảng 1. 3: Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo vùng sinh [20] ............... 8
Bảng 1. 4: Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo loại hình doanh nghiệp và
vật nuôi ................................................................................................................... 9
Bảng 1. 5: Bảng giá một số sản phẩm thực phẩm trong chăn nuôi trong năm 2020
.............................................................................................................................. 10
Bảng 3. 1: Chỉ tiêu nhập nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi [34] ............... 19
Bảng 3. 2: 03 giai đoạn thức ăn chăn nuôi gà thịt trắng tương ứng với ngày tuổi
.............................................................................................................................. 21
Bảng 3. 3: Chỉ tiêu cảm quan sản phẩm EU-851 [35] ......................................... 21
Bảng 3. 4: Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm EU-851 [36] [37] ................................ 22
Bảng 3. 5: Chỉ tiêu vi sinh vật và độc tố sản phẩm EU-851 [39] ........................ 23
Bảng 3. 6: Chỉ tiêu cảm quan sản phẩm EU-852 [35] ......................................... 24
Bảng 3. 7: Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm EU-852 [36] [37] ................................ 24
Bảng 3. 8: Chỉ tiêu vi sinh vật và độc tố sản phẩm EU-852 [39] ........................ 25
Bảng 3. 9: Chỉ tiêu cảm quan sản phẩm EU-853 [35] ......................................... 26
Bảng 3. 10: Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm EU-853 [36] [37] .............................. 26
Bảng 3. 11: Chỉ tiêu vi sinh vật và độc tố sản phẩm EU-853 [39] ...................... 27
Bảng 3. 12: Kết quả phân tích kiểm soát nguyên liệu ngô................................... 28
Bảng 3. 13: Kết quả phân tích kiểm soát nguyên liệu hạt lúa mỳ........................ 29
Bảng 3. 14: Kết quả phân tích kiểm soát nguyên liệu hạt mạch .......................... 31
Bảng 3. 15: Kết quả phân tích kiểm soát nguyên liệu DDGS ngô....................... 32
Bảng 3. 16: Kết quả phân tích kiểm soát nguyên liệu gạo tấm ............................ 33
Bảng 3. 17: Kết quả phân tích kiểm soát chất lượng và an toàn thành phẩm EU-
851 ........................................................................................................................ 35
Bảng 3. 18: Kết quả phân tích kiểm soát chỉ tiêu dinh dưỡng năm 2021 sản phẩm
EU-851 ................................................................................................................. 37
Bảng 3. 19: Kết quả phân tích chỉ tiêu an toàn năm 2021 sản phẩm EU-851 ..... 38
iii
Bảng 3. 20: Kết quả phân tích kiểm soát chất lượng và an toàn thành phẩm EU-
852......................................................................................................................... 39
Bảng 3. 21: Kết quả phân tích kiểm soát chỉ tiêu dinh dưỡng năm 2021 sản phẩm
EU-852 .................................................................................................................. 41
Bảng 3. 22: Kết quả phân tích chỉ tiêu an toàn năm 2021 sản phẩm EU-852 ......42
Bảng 3. 23: Kết quả phân tích kiểm soát chất lượng và an toàn thành phẩm EU-
853......................................................................................................................... 43
Bảng 3. 24: Kết quả phân tích kiểm soát chỉ tiêu dinh dưỡng năm 2021 sản phẩm
EU-853 .................................................................................................................. 45
Bảng 3. 25: Kết quả phân tích chỉ tiêu an toàn năm 2021 sản phẩm EU-853 ......46
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Dịch tả heo Châu Phi “phủ sóng” 63 tỉnh thành Việt Nam đến 09/2019
................................................................................................................................ 6
Hình 1. 2: Sơ đồ sản xuất thức ăn chăn nuôi gà thịt lông trắng ........................... 11
Hình 1. 3: Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 5-6 tấn/giờ của công
ty AWILA – Cộng hòa liên bang Đức [32].......................................................... 15
Hình 1. 4: Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất suất 20 tấn/giờ Công
ty Cổ phần Nông sản Phú Gia .............................................................................. 15
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP An toàn thực phẩm
TACN Thức ăn chăn nuôi
BVTV Bảo vệ thực vật
ASF Dịch tả heo Châu Phi
OIE Tổ chức Thú Y thế giới
Distillers Dried Grains with Solubles – nguyên liệu bã
DDGS
rượu ngô sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
viii
vi
MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình hình an toàn thực phẩm (ATTP) đang là vấn đề nhức nhối
trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà
còn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến [1].
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của người tiêu
dùng. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh
thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không
hợp lý.
Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của con người thì
vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay càng trở nên báo động hơn
bao giờ hết. Ở Việt Nam, tình hình ATTP trong cả nước, nhất là trong các xuất ăn
công nghiệp đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Sức khỏe là vốn quý của mỗi
con người và của toàn xã hội, do đó vấn đề ATTP ngày càng trở nên nóng bỏng và
được cộng đồng hết sức quan tâm. Thực phẩm không an toàn đe dọa trực tiếp sức
khỏe người tiêu dùng. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng
đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị
ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một
tích tụ và chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng
ngày (như rau, cá, thịt….) mà không cần biết nguồn gốc xuất xứ.
Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và
thuốc trừ cỏ dại…) [2], thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật
gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng [3] có
trong thịt, cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống…của con người là tiền đề
để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái
hóa xương khớp.
Theo báo cáo của các ngành chức năng, công tác bảo đảm ATTP những
năm qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là một
trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân. Việc nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và
Luật An toàn thực phẩm đã nâng cao vai trò quản lý nhà nước từ Trung ương đến
địa phương, đặc biệt là vai trò của UBND các cấp. Công tác quản lý nhà nước về
1
ATTP được chú trọng hơn, kiến thức, sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo
đảm sức khỏe cũng được nâng lên, các nhà sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn
trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATTP đối với sản
phẩm làm ra.
Tuy nhiên, do nhịp sống hối hả hiện nay, đối với người tiêu dùng, việc nhận
biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an toàn là
vấn đề hết sức khó khăn. Theo tài liệu của Viện An Toàn Thực Phẩm (FSI), số
lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn
khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn trong thực phẩm
[4]. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn cả nước, các vụ ngộ độc thực phẩm đang
diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong... Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại
trước vấn đề ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay.
Nói về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Hiện nay, những
người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như lạm
dụng thuốc BVTV [5], các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh
mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm
thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng
độc hại [6]... Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước
thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây
bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế [7]… Đó chính là
nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh
đặc biệt nguy hiểm. Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những loại rau
quả trái vụ như cải bắp, súp lơ… chỉ có vào mùa đông nhưng lại được bày bán rất
nhiều ở mùa hè, thậm chí còn xanh và tươi hơn nhiều so với rau quả chính vụ….
Đó là những người sản xuất đã sử dụng những lại thuốc kích thích tăng trưởng và
các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng từ lâu.
Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn
nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích
tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng những loại
thuốc đã bị cấm trong danh mục sử dụng của nhà nước hoặc sử dụng kháng sinh
bừa bãi để kích thích tăng trưởng [8].
2
Chính những vấn đề nêu trên đã làm cho chất lượng thực phẩm không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến khả năng cạnh tranh của hàng
hóa, nguồn động lực quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội mà còn liên quan đến
vấn đề văn hóa, đến an ninh chính trị xã hội và sự trường tồn của giống nòi… Do
đó, nếu chỉ yêu cầu người tiêu dùng “nói không với thực phẩm không an toàn” thì
vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề ATTP; mà nó phải được bắt đầu từ người sản
xuất và người chế biến, bởi chỉ có họ mới biết rõ đâu là sản phẩm sạch và đâu là
không sạch….
Vì thế, trong các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm hiện đại và trong
các trang trại nuôi trồng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định ATTP. Có
biện pháp phòng ngừa các mối nguy làm ảnh hưởng tới ATTP để có thể kiểm soát
được chất lượng sản phẩm khi đưa ra ngoài thị trường.
Xuất phát từ những vẫn đề nêu trên, tôi thực hiện đề tài:
“Phân tích mối nguy an toàn thực phẩm trong nhà máy sản xuất thức
ăn chăn nuôi gà thịt lông trắng”.
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Nhận diện các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm trong từng
công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi gà thịt lông trắng tại Công ty Cổ phần Nông
sản Phú Gia – Thành Phố Thanh Hóa
- Đề xuất quy trình kiểm soát thức ăn chăn nuôi gà thịt lông trắng tại Công
ty Cổ phần Nông sản Phú Gia – Thành Phố Thanh Hóa
- Ứng dụng và đánh giá quy trình kiểm soát và kiểm soát mối nguy vào
các công đoạn sản xuất trong quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi gà thịt lông
trắng tại Công ty Cổ phần Nông sản Phú Gia – Thành phố Thanh Hóa
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi
Tình hình ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi hiện nay đang phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn khi vừa bị ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 vừa phải
phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
chăn nuôi bị chững lại, giá thức ăn chăn nuôi liên tục gia tăng trong khi giá bán
giảm khiến người chăn nuôi gặp nhiều trở ngại kèm theo đó là nguy cơ bùng phát
Dịch tả Heo Châu Phi toàn cầu [9].
Ngành chăn nuôi trong năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn: Do bị ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời
sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng
trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Dịch bệnh trên động vật tiềm ẩn nguy
cơ bùng phát,nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, xuất hiện chủng virus nguy hiểm
trên đàn gia cầm (H5N6, H5N8…) và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. [10]
Tuy nhiên, nhìn chung thì chăn nuôi đã bắt đầu phục hồi trở lại với sản
lượng thức ăn chăn nuôi heo tăng hơn 6% sau 2 năm bị tàn phá vì Dịch tả Heo Châu
Phi (ASF) và đặc biệt là sức tăng 14.2% tại riêng Châu Á Thái Bình Dương. Sản
lượng thức ăn chăn nuôi gà thịt tăng 2% với việc một loạt các yếu tố giúp thúc đẩy
sản lượng gà thịt bao gồm người dân tăng nấu ăn tại nhà trong thời kỳ đại dịch, cũng
như là việc thịt gà là nguồn protein hợp túi tiền trong giai đoạn khó khăn kinh tế [9].
Trong đó, chăn nuôi gà năm 2021 là một năm khắc nghiệt với rất nhiều dịch
virus nguy hiểm trên đàn gia cầm và không có nguồn cung nguyên liệu nên làm tăng
giá thành thức ăn chăn nuôi mà trong khi đó giá thịt gà lại giảm mạnh khiến nhà chăn
nuôi thua lỗ nặng [11]. Theo thống kê không chính thức, tại thị trường miền Bắc, số
lượng các trại chăn nuôi gà thịt giảm đến 40% trong năm 2021, tuy nhiên số lượng
các trại nuôi của các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất thức
ăn chăn nuôi lại tăng cả về số lượng trại và đầu con, đặc biệt là ở các tập đoàn có vốn
đầu tư nước ngoài hoặc hợp tác – liên kết với nước ngoài [12].
Việc sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi theo hướng quy mô công
nghiệp là xu hướng phát triển trong tương lai tại Việt Nam nói riêng và Châu Á
nói chung. Với việc phát triển quy mô theo hướng doanh nghiệp vừa để đảm bảo
chất lượng thức ăn chăn nuôi đạt kết quả tốt với giá thành rẻ vừa làm giảm giá
4
thành thịt gà trên thị trường vốn đã rất khắc nghiệt tại Việt Nam trong những năm
gần đây, tiến tới xu hướng xuất khẩu thịt ra thị trường toàn cầu nhằm phát triển
ngành nông nghiệp, phát triển thương hiệu Việt Nam.
Chính vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm khi sản xuất thức ăn chăn nuôi trên
quy mô công nghiệp sẽ được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh nguyên liệu có nhiều
biến động cả về giá cả, chất lượng và phải đến 60% nguyên liệu sản xuất thức ăn
chăn nuôi phải nhập khẩu [13] với thời gian vận chuyển và lưu kho bến bãi lâu ảnh
hưởng đến chất lượng nguyên liệu.
1.2. Tình hình dịch covid diễn biến phức tạp
Tính đến 21/11/2020 dịch COVID 19 đã phủ sóng ở hơn 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ, với tổng số ca nhiễm lên tới hơn 58.090.000 người và có hơn
1.380.000 ca tử vong [14].
Bảng 1. 1: Tổng số ca covid 19 ở 6 nước có covid 19 nhiều nhất thế giới tính
tới 21/11/2020 (Nguồn: Bộ Y tế - Cục Công nghệ Thông tin)
Tổng số ca mắc Tổng số ca tử vong
STT Quốc gia
(người) (người)
1 Mỹ 12.287.642 260.427
2 Ấn Độ 9.065.301 132.872
3 Brazil 6.020.164 168.662
4 Pháp 2.109.170 48.265
5 Nga 2.064.748 35.778
6 Tây Ban Nha 1.589.219 42.619
Do tình hình dịch covid diễn biến phức tạp trên toàn thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng nên nguồn cung thực phẩm có nguồn gốc từ thịt bị giảm đáng
kể, đặc biệt là nguồn thực phẩm thịt nhập khẩu. Các sản phẩm có nguồn gốc từ
động vật khác như gà, bò, vịt, trứng sữa cũng bị giảm đáng kể do tình hình nguyên
liệu, ngũ cốc tăng cao làm giảm số lượng đàn trong chăn nuôi.
1.3. Tình hình dịch tả lợn Châu Phi (ASF)
Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) bắt nguồn từ Kenya – Châu Phi (năm 1909)
[15], hiện đang hoành hành ở 20 quốc gia trên thế giới (theo thống kê của Tổ chức
5
Thú y thế giới (OIE) tới 18/02/2019, trong đó nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là
Trung Quốc, cũng là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới.
Hình 1. 1 Dịch tả heo Châu Phi “phủ sóng” 63 tỉnh thành Việt Nam đến
09/2019
Tại Việt Nam, ngày 19 tháng 02 năm 2019, Chi cục Thú y (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) đã thông báo phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại
tỉnh Hưng Yên và Thái Bình [16]. Ngày 5/3/2019, thông tin từ cơ quan chức năng
cho biết đã có 202 hộ tại 7 tỉnh thành xuất hiện dịch, trong đó 4.200 con lợn nhiễm
bệnh đã bị tiêu hủy.
Tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2019, dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng ra 22
tỉnh tại Việt Nam, với 91 huyện và 476 xã có dịch xảy ra bao gồm: Hải Phòng,
Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Hòa Bình, Điện
Biên, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ
An, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Trị [17].
Tính từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 22/7/2019, chỉ sau 6 tháng phát hiện,
dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra 6.016 xã thuộc 558 huyện của 62/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương với số lợn tiêu hủy là 3,7 triệu con, với trọng lượng tiêu hủy
là 211,5 nghìn tấn. Tính đến ngày 19/12/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại
8.527 xã thuộc 667 huyện của tất cả các địa phương trên cả nước với tổng số lợn
tiêu hủy gần 6 triệu con, tương đương với tổng trọng lượng 340,8 nghìn tấn. Tổng
đàn lợn của cả nước tháng Mười Hai năm 2019 giảm khoảng 25,5% so với cùng
thời điểm năm 2018 [18]
6
Và tới tháng 09 năm 2019 dịch tả lợn Châu Phi đã “phủ sóng” ở khắp 63
tỉnh thành của Việt Nam.
Chính các yếu tố trên làm nguồn cung thịt lợn bị hạn chế, giá thịt lợn và
một số mặt hàng có nguồn gốc từ động vật tăng cao.
Bảng 1. 2: Giá 01 vài sản phẩm có nguồn gốc động vật tại miền Bắc
(Nguồn: báo chăn nuôi Việt Nam)
Loại thịt Đơn vị 01/2019 01/2020 11/2020 15/06/2021
Thịt lợn 45.000- 80.000- 65.000- 65.000-
VNĐ/kg
hơi 50.000 90.000 72.000 68.000
Gà thịt 29.000- 34.000- 19.000- 25.600-
VNĐ/kg
lông trắng 36.000 35.000 22.000 28.000
Gà thịt 34.000- 53.000- 42.000- 55.000-
VNĐ/kg
lông màu 38.000 57.000 45.000 56.000
Trứng gà VNĐ/quả 1.350-1.400 1.650-1.700 1.600-1.850 1.400-1.600
1.4. Tập quán chăn nuôi
Theo số liệu chính thức Việt Nam hiện có 10,9 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4
triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò, cộng chung là gần 18
triệu hộ. Một thống kê khác cho biết có khoảng 4 triệu hộ chăn nuôi heo, 7,9 triệu
hộ chăn nuôi vịt, 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò. Quy mô chăn nuôi còn nhỏ bé, phổ
biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động
nhỏ lẻ. Trong số 4.131,6 nghìn hộ chăn nuôi thì số quy mô nhỏ (dưới 10 con lợn/hộ)
chiếm tới 86,4%, riêng số hộ quy mô siêu nhỏ (1-4 con lợn/hộ) chiếm 71,6% tổng
số hộ chăn nuôi, nhưng chỉ sản xuất 43,2% tổng lượng thịt, về gia cầm, trong tổng
số 7.864 nghìn hộ chăn nuôi, số hộ quy mô nhỏ (dưới 100 con gia cầm/hộ) chiếm
89,62% (riêng quy mô siêu nhỏ 1-19 con chiếm 54,39%) nhưng chỉ sản xuất 30%
tổng số thịt gia cầm. [19]
Hiện nay, chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế như hệ thống sản
xuất chưa đồng bộ làm cản trở bước tiến của ngành chăn nuôi với ba vấn đề lớn là
giá thành sản phẩm, thương hiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại, quảng bá
sản phẩm.
7
Chính vì có quá nhiều các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và công tác xúc tiến thương
mại chưa cao, nên nông nghiệp Việt Nam vẫn đang còn phải đối mặt với nhiều
thách thức, về tình hình an toàn vệ sinh dịch bệnh (hiện đang có dịch tả lợn Châu
Phi trên lợn, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch cúm gia cầm trên gà,…), an
toàn thực phẩm trong chăn nuôi, hội nhập thế giới. Vì thế nông nghiệp Việt Nam
cần phát triển với chăn nuôi trang trại lớn quy mô công nghiệp và liên kết với các
nhà máy thức ăn chăn nuôi để đưa ra thị trường sản phẩm thịt chất lượng cho giá
thành rẻ nhất.
1.5. Thống kê sản lượng thức ăn chăn nuôi cả nước 2019-2021
Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo vùng theo bảng sau:
Bảng 1. 3: Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo vùng sinh [20]
(Nguồn: Trích từ báo cáo của Cục chăn nuôi)
2019 2020 2021
STT Vùng
(1.000 tấn) (1.000 tấn) (1.000 tấn)
1 Bắc Trung Bộ 470 541 609
Duyên hải Nam Trung
2 1.667 1.645 1.969
Bộ
3 Đông Bắc 422 499 372
Đồng bằng Sông Cửu
4 2.947 2.785 2.963
Long
5 Đồng bằng Sông Hồng 7.268 7.902 8.231
6 Đông Nam Bộ 5.975 6.589 7.438
7 Tây Bắc Bộ 191 330 308
Tổng số 18.942 20.295 21.895
Tăng trưởng (%) 0,7 7,1 7,9
Sản lượng TACN giai đoạn 2019-2021 theo loại hình doanh nghiệp và vật
nuôi theo bảng sau:
8