Phân tích chi phí hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa theo quan điểm bảo hiểm y tế việt nam năm 2020 dựa trên mô hình xây dựng
- 153 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ THU HÀ
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ PEMBROLIZUMAB SO
VỚI CÁC PHÁC ĐỒ CHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA THEO
QUAN ĐIỂM BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 DỰA
TRÊN MÔ HÌNH XÂY DỰNG
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ THU HÀ
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ PEMBROLIZUMAB SO
VỚI CÁC PHÁC ĐỒ CHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA THEO
QUAN ĐIỂM BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 DỰA
TRÊN MÔ HÌNH XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN L DƢỢC
MÃ SỐ CK 62 73 20 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS NGUYỄN THỊ THU THỦY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài
là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Võ Thị Thu Hà
.
.
Luận văn Chuyên khoa II – Khóa 2019-2021
Chuyên ngành Tổ chức – Quản lý dƣợc
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ PEMBROLIZUMAB SO VỚI CÁC
PHÁC ĐỒ CHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ PHỔI KHÔNG TẾ
BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA THEO QUAN ĐIỂM BẢO HIỂM Y TẾ
VIỆT NAM NĂM 2020 DỰA TRÊN MÔ HÌNH XÂY DỰNG
Võ Thị Thu Hà
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Mở đầu: Pembrolizumab (PEM) được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) công nhận vào năm 2016 như thuốc
đầu tay trong điều trị bệnh UTPKTBN. Hiệu quả và độ an toàn của pembrolizumab
điều trị UTPKTBN đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu đánh giá chi phí – hiệu quả của pembrolizumab đã được thực hiện
tại một số quốc gia nhưng ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tương
tự.
Mục tiêu: Phân tích chi phí – hiệu quả của PEM so với phác đồ chuẩn trong
điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa tại Việt Nam theo quan điểm cơ quan chi trả Bảo
hiểm Y tế (BHYT).
Đối tƣợng – phƣơng pháp nghiên cứu: Với thiết kế mô hình hóa, dữ liệu đầu
vào dựa trên tổng quan y văn, tham vấn ý kiến chuyên gia, nguồn dữ liệu công bố của
Bộ Y tế, chiết khấu 3%. ICER được đánh giá, so sánh với ngưỡng chi trả. Phân tích độ
nhạy 1 chiều và xác suất để đánh giá sự không chắc chắn của mô hình.
Kết quả: Dựa trên mô hình thiết lập, đề tài ghi nhận phác đồ sử dụng
pembrolizumab đơn trị làm gia tăng 3,12 LYG và 2,42 QALY so với phác đồ hóa trị
với chi phí tăng thêm tương ứng vào khoảng 1.359.086.298 VNĐ/LYG và
1.703.150.015 VNĐ/QALY, cao hơn 3 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam.
Phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy chi phí thuốc và hệ số chất lượng sống ảnh hưởng
lớn đến ICER. Tỉ lệ pembrolizumab đạt chi phí – hiệu quả là 0% ở mức ngưỡng chi trả
3 GDP của Việt Nam khi phân tích độ nhạy xác suất. Giảm giá 90% thì đạt chi phí –
hiệu quả.
Kết luận: Dựa trên quan điểm cơ quan chi trả BHYT, phác đồ sử dụng
pembrolizumab không đạt chi phí – hiệu quả so với phác đồ hóa trị trong điều trị
UTPKTBN giai đoạn tiến xa tại Việt Nam.
.
.
Từ khóa: Chi phí – hiệu quả, pembrolizumab, hóa trị, ung thư phổi không tế
bào nhỏ
Specialized Pharmacist of 2 grade Thesis – Academic course 2019-2021
Speciality: Pharmaceutical Organization and Administration
COST-EFFECTIVENESS ANALYSIS OF PEMBROLIZUMAB VERSUS
STANDARD THERAPY IN THE TREATMENT OF ADVANCED NON-
SMALL CELL LUNG CANCER IN THE PERSPECTIVE OF
VIETNAMESE HEALTHCARE PAYERS BASED ON BUILDING
MODEL IN 2020
Võ Thị Thu Hà
Supervisor: Dr. Nguyen Thi Thu Thuy
Background: Pembrolizumab (PEM) was recognized by the Food and Drug
Administration (FDA) in 2016 as the first-line drug in the treatment of NSCLC. The
efficacy and safety of PEM in the treatment of NSCLC has been demonstrated in many
clinical studies around the world. Many cost-effectiveness analysis studies of PEM
have been conducted in many countries but so far there has been no similar study in
Vietnam.
Objectives: This study was conducted to evaluate the cost-effectiveness of
PEM versus standard therapy in the treatment of advanced NSCLC in the perspective
of Vietnamese healthcare payers.
Materials and methods: The study used modeling design, data based on
literature review and expert consultation, Ministry of Health data source publication,
discount rate for costs and outcomes of 3%. ICER was assessed and compared with
willingness-to-pay threshold. One-way sensitivity and probabilistic sensitivity
analyses were performed to assess uncertainty in the model.
Results: Based on an established partitioned survival model, the thesis noted
that pembrolizumab resulted in an expected gain of 3,12 LYG and 2.42 QALY
compared with platinum-based chemotherapy with additional cost of about thêm
1.359.086.298 VND/LYG và 1.703.150.015 VND/QALY. One-way sensitivity
analysis showed the ICER was most sensitive to the utility time to death and the cost of
drugs. Probabilistic sensitivity analysis indicated that the probability of pembrolizumab
being cost-effective is 0% at willingness-to-pay threshold (3 GDP) in Vietnam.
.
.
Pembrolizumab can be considered a cost - effective option compared with
chemotherapy at 90% discount.
Conclusion: Pembrolizumab is unlikely to be cost-effective at its current price
in the perspective of Vietnamese healthcare payers.
Key words: pembrolizumab, cost-effectiveness, non small cell lung cancer.
.
. i
MỤC LỤC
Mục lục ................................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................... iii
Danh mục các hình ................................................................................................................ v
Danh mục các bảng ............................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ ....................................................... 3
1.2. Tổng quan về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư ............................................ 11
1.3. Tổng quan về kinh tế dược ........................................................................................... 17
1.4. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 27
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 31
2.3. Thống kê và xử lý số liệu ............................................................................................. 42
2.4. Vấn đề y đức trong nghiên cứu .................................................................................... 42
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 43
3.1. Xây dựng mô hình phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ
chuẩn trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa ............................... 43
3.2. Phân tích các thông số của mô hình ............................................................................. 60
3.3. Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong điều
trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa ........................................................... 77
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................................. 100
4.1. Mô hình phân tích chi phí-hiệu quả của pembrolizumab trong điều trị ung thư phổi
không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.................................................................................... 100
4.2. Các thông số đầu vào của mô hình ............................................................................ 103
.
. ii
4.3. Kết quả phân tích chi phí – hiệu quả của pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn
trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại Việt Nam .................. 106
4.4. Ưu và nhược điểm của đề tài ..................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
iii
DANH MỤC CH VIẾT TẮT
Ch viết tắt Từ nguyên Nghĩa tiếng Việt
ALK Anaplastic lymphoma kinase
BYT Bộ y tế
BHYT Bảo hiểm y tế
BIC Bayesian Information Criterion
CBA Cost benefit analysis Phân tích chi phí - lợi ích
CEA Cost effectiveness analysis Phân tích chi phí - hiệu quả
CHEERS Consolidated Health Economic
Evaluation Reporting Standards
CMA Cost minimizations analysis Phân tích tối thiểu hóa chi phí
COI Cost of Illness Phân tích giá thành bệnh
CP Chi phí
CPTT Chi phí trực tiếp
CPGT Chi phí gián tiếp
CT Computed tomography Chụp cắt lớp vi tính
CTLA-4 Cytotoxic T-Lymphocyte-
Associated protein 4
CUA Cost utility analysis Phân tích chi phí - hiệu lực
DVYT Dịch vụ y tế
EGFR Epithelial grow factor receptor
FDA Food and Drug Administration Cơ quan Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ
GDP per Gross Domestic Product per Tổng sản phẩm quốc nội bình
capita capita quân đầu người
HIV Human Immunodeficiency Virus
ICER Incremental Cost Effectiveness Chỉ số gia tăng chi phí – hiệu quả
Ratio
LYG Life years gained Số năm sống đạt được
Mab Monoclonal antibody Kháng thể đơn dòng
MESH Medical Subject Heading
MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
.
.iv
NICE National Institute for Health and Viện Y tế và chất lượng điều trị
Care Excellence quốc gia Anh
PD-L1 Programmed death protein –
Ligand 1
PET Positron Emission Tomography Chụp cắt lớp bằng đồng vị
phát Positron
QALY Quality – adjusted life years Số năm sống được điều chỉnh bởi
gained chất lượng sống
SPECT Single Photon Emission Chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn
Computed Tomography photon
TKIs Tyrosine Kinase Inhibitors
UTP Ung thư phổi
UTPKTBN Ung thư phổi không tế bào nhỏ
VEGF Vascular endothelial growth Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch
factor máu
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
WTP Willingness to pay Ngưỡng chi trả
.
. v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ xử trí ung thư phổi không tế bào nhỏ thể vảy ............................................. 8
Hình 1.2. Sơ đồ xử trí ung thư phổi tề bào thể không vảy giai đoạn tiến xa ........................ 9
Hình 1.3. Cơ chế của pembrolizumab ................................................................................. 12
Hình 1.4. Mô hình cây quyết định....................................................................................... 23
Hình 1.5. Mô hình Markov ................................................................................................. 24
Hình 2.1. Các bước xây dựng mô hình ............................................................................... 31
Hình 2.2. Thông số đầu vào và đầu ra của mô hình phân tích chi phí – hiệu quả .............. 35
Hình 2.3. Mô hình biểu đồ Tornado.................................................................................... 40
Hình 3.1. Sơ đồ lựa chọn nghiên cứu .................................................................................. 43
Hình 3.2. Các trạng thái sức khỏe của mô hình .................................................................. 49
Hình 3.3. Mô hình phân tích chi phí – hiệu quả trong điều trị UTPKTBN thiết lập trên
phần mềm Microsoft Excel ...................................................................................... 58
Hình 3.4. Mô hình hóa đường cong thời gian sống không tiến triển (PFS) ...................... 60
Hình 3.5. Mô hình hóa đường cong thời gian sống toàn bộ (OS) ..................................... 61
Hình 3.6. Chi phí điều trị theo năm ở nhóm pembrolizumab và hóa trị ............................. 75
Hình 3.7. Chi phí tích lũy theo năm ở nhóm pembrolizumab và hóa trị ............................ 76
Hình 3.8. Hiệu quả điều trị theo năm ở nhóm pembrolizumab .......................................... 78
Hình 3.9. Hiệu quả điều trị theo năm ở nhóm phác đồ hóa trị ............................................ 78
Hình 3.10. Hiệu quả tích lũy theo năm ở nhóm pembrolizumab ........................................ 79
Hình 3.11. Hiệu quả tích lũy theo năm ở nhóm hóa trị ....................................................... 79
Hình 3.12.Chi phí của nhóm pembrolizumab và nhóm hóa trị ........................................... 80
Hình 3.13. Hiệu quả của phác đồ pembrolizumab và hóa trị .............................................. 82
Hình 3.14. So sánh ICER với ngưỡng chi trả ..................................................................... 85
Hình 3.15. So sánh ICER với ngưỡng chi trả trong 2 kịch bản .......................................... 87
Hình 3.16. Biểu đồ lốc xoáy theo các thông số đầu vào ..................................................... 89
.
.vi
Hình 3.17. Biểu đồ phân tán ICER của pembrolizumab so với hóa trị .............................. 91
Hình 3.18. Đường cong chấp nhận chi phí – hiệu quả của pembrolizumab ....................... 92
Hình 3.19. So sánh ICER/QALY giữa các quốc gia trên thế giới ...................................... 95
Hình 3.20. So sánh ICER/LYG giữa các quốc gia trên thế giới ......................................... 96
.
.
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm các nghiên cứu lâm sàng pha 3 Keynote ............................................ 14
Bảng 1.2. Đặc diểm của các nghiên cứu theo tổng quan của Qiao ..................................... 27
Bảng 2.1. Đặc điểm của mô hình ........................................................................................ 33
Bảng 2.2. Tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ .................................................................. 36
Bảng 2.3. Các thông số của mô hình................................................................................... 37
Bảng 3.1. Từ khóa cho phương pháp PICO ........................................................................ 42
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá chất lượng theo bảng kiểm CHEERS ..................................... 44
Bảng 3.3. Đặc điểm mô hình và kết quả của các nghiên cứu được lựa chọn ..................... 45
Bảng 3.4. Đặc điểm của mô hình sơ bộ .............................................................................. 48
Bảng 3.5. Tổng hợp tham vấn ý kiến chuyên gia về mô hình sơ bộ ................................... 52
Bảng 3.6. Thông số đầu vào và đầu ra của mô hình ........................................................... 57
Bảng 3.7. Thống kê BIC của các hàm tham số để mô hình hóa PFS ................................. 59
Bảng 3.8. Thống kê BIC các hàm tham số để mô hình hóa thời gian sống toàn bộ ........... 60
Bảng 3.9. Hệ số chất lượng sống ........................................................................................ 62
Bảng 3.10. Chi phí một chu kỳ điều trị bằng phác đồ hóa trị ............................................. 64
Bảng 3.11. Thời gian tiêm truyền của các thuốc trong phác đồ điều trị ............................. 65
Bảng 3.12. Chi phí ngày giường cho một chu kỳ điều trị của các phác đồ ........................ 65
Bảng 3.13. Chi phí/ chu kỳ điều trị của các thuốc hỗ trợ sử dụng ở bệnh nhân ................. 67
Bảng 3.14. Chi phí thuốc chăm sóc hỗ trợ/ chu kỳ điều trị đối với phác đồ hóa trị ........... 68
Bảng 3.15. Chi phí quản lý bệnh/tuần ở trạng thái ổn định và tiến triển ............................ 69
Bảng 3.16. Chi phí điều trị tác dụng phụ. ........................................................................... 71
Bảng 3.17. Chi phí điều trị tiếp theo sau khi ngừng pembrolizumab ................................. 72
Bảng 3.18. Chi phí điều trị tiếp theo sau khi ngừng phác đồ hóa trị bậc 1 ......................... 73
Bảng 3.19. Chi phí chăm sóc giai đoạn cuối ....................................................................... 74
.
.
viii
Bảng 3.20. Chi phí của phác đồ pembrolizumab và hóa trị ................................................ 81
Bảng 3.21. Hiệu quả của phác đồ pembrolizumab và hóa trị ............................................. 83
Bảng 3.22. Các chỉ số chi phí – hiệu quả của phác đồ pembrolizumab so với hóa trị ....... 83
Bảng 3.23. Các chỉ số chi phí – hiệu quả trong phân tích kịch bản .................................... 86
Bảng 3.24. Giá trị các thông số đầu vào ............................................................................. 88
Bảng 3.25. Các nghiên cứu đánh giá chi phí – hiệu quả của pembrolizumab .................... 94
.
.
ix
.
.1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư đang có xu hướng ngày càng tăng
nhanh. Trong đó ung thư phổi là một trong những nhóm bệnh ung thư gây tử vong
hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu
ung thư quốc tế Globocan 2020, trên toàn thế giới có 19,3 triệu người mới mắc các
bệnh ung thư nói chung thì ung thư phổi chiếm khoảng 2,2 triệu (11,4%). Số bệnh nhân
tử vong hàng năm do các bệnh ung thư là 10 triệu người thì ung thư phổi chiếm 1,8
triệu người (18%) [54]. Với tỷ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao, ung thư phổi luôn là
vấn đề sức khỏe đáng quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm khoảng 85% số bệnh nhân
ung thư phổi [56]. Tiên lượng cho những bệnh nhân mắc UTPKTBN ở giai đoạn tiến
xa thường kém vì đặc điểm lâm sàng đặc biệt. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, đa
số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn tiến xa và thường mắc nhiều bệnh mạn tính đi kèm
[52]. Chính vì vậy, điều trị UTPKTBN ở giai đoạn tiến xa luôn được quan tâm đặc biệt
với sự ra đời của nhiều liệu pháp điều trị mới. Trong đó, điển hình là sự cải tiến các
phác đồ hóa trị liệu vì đây là phương pháp điều trị quan trọng khi ung thư đã ở giai
đoạn di căn.
Từ năm 1990, nhiều phương pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch trong điều
trị ung thư đã được nghiên cứu. Đây chính là nền tảng để sản xuất các loại thuốc kháng
thể đơn dòng ức chế các thụ thể CTLA-4 hoặc thụ thể PD1/PD-L1. Năm 2011, Cơ
quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration -
FDA) phê duyệt thuốc ức chế các điểm kiểm soát miễn dịch đầu tiên và quá trình sử
dụng đã chứng minh liệu pháp miễn dịch mới giúp kéo dài thời gian sống thêm theo
năm trên bệnh nhân ung thư. Từ đó đến nay, nhiều thuốc ức chế các điểm kiểm soát
miễn dịch đã được FDA phê duyệt trong đó có pembrolizumab. Vào năm 2016, FDA
cấp phép cho pembrolizumab được chỉ định cho bệnh nhân UTPKTBN di căn [41]. Ở
nước ta, pembrolizumab được cấp phép sử dụng trong thực hành lâm sàng điều trị ung
.
.2
thư từ cuối năm 2017. Hiệu quả và độ an toàn của pembrolizumab điều trị UTPKTBN
đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới. Tuy nhiên chi phí
cho một chu kỳ điều trị pembrolizumab cùng với những hạn chế về nguồn lực y tế là
rào cản rất lớn khi chỉ định thuốc cho bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đánh giá chi phí –
hiệu quả của pembrolizumab đã được thực hiện tại một số quốc gia như Mỹ, Pháp,
Thụy Sĩ… nhưng ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tương tự [13],
[14], [26], [65]. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab
so với các phác đồ chuẩn trong điều trị ung thƣ phổi không tế bào nhỏ giai đoạn
tiến xa theo quan điểm cơ quan chi trả bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2020 dựa trên
mô hình xây dựng” được thực hiện nhằm tạo cơ sở lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu
nhất cho bệnh nhân và từ đó có thể đề xuất các chính sách y tế để giảm gánh nặng kinh
tế cho bệnh nhân, xã hội và cho ngân sách y tế. Đề tài được tiến hành với các mục tiêu
như sau:
Mục tiêu tổng quát
Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong
điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa theo quan điểm cơ quan chi trả bảo hiểm y tế
Việt Nam năm 2020 dựa trên mô hình xây dựng.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xây dựng mô hình phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các
phác đồ chuẩn trong điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa.
2. Phân tích các thông số của mô hình xây dựng.
3. Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong
điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa.
.
.3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh ung thƣ phổi không tế bào nhỏ
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh
Theo ghi nhận của Globocan năm 2020 ước tính có khoảng 19,3 triệu ca ung thư
mới và 10 triệu ca tử vong do ung thư. Trong đó châu Á có tỷ lệ mới mắc cao nhất,
chiếm 59,9% số bệnh nhân ung thư mới mắc trên toàn cầu. Trên thế giới, tính chung cả
hai giới, trong tất cả các loại bệnh ung thư, ở mọi lứa tuổi thì 5 loại bệnh ung thư có tỷ
lệ mới mắc cao nhất bao gồm: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư
tiền liệt tuyến và ung thư dạ dày. Và 5 loại bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất là:
ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư vú. Như vậy
ung thư phổi là bệnh ung thư có tỉ lệ mới mắc xếp thứ 2 nhưng tỉ lệ tử vong cao nhất
trong nhóm các bệnh ung thư này. Ung thư phổi có tỉ lệ số ca mới mắc là 2,2 triệu ca
(chiếm 11,4%) và khoảng 1,8 triệu ca tử vong (chiếm 18%) [54] .
Tại Việt Nam thống kê của Globocan năm 2020 với dân số là 97.338.583 người,
có 182.563 ca ung thư mới mắc, 122.690 người tử vong do ung thư và 353.826 đang
sống chung với ung thư. Trong đó ung thư phổi ngày càng gia tăng và là một trong
những bệnh ung thư đứng đầu cho cả hai giới, chiếm 26.262 ca mới (14,4% tổng số ca
mới mắc) và số tử vong do ung thư phổi là 23.797 ca (chiếm 19,4% tổng số ca tử
vong). Số ca mới mắc ung thư phổi ở nam giới là 18.685 (chiếm 18,9%), đứng hàng
thứ hai sau ung thư gan. Số ca mới mắc ở nữ giới là 7.577 (chiếm 9,1%), đứng thứ hai
sau ung thư vú [30].
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (small
cell lung cancer) chiếm khoảng 10 - 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small
.
.4
cell lung cancer) chiếm khoảng 85% [56]. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ
được gây ra bởi các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:
- Hút thuốc lá: là nguyên nhân cơ bản gây ung thư phổi và là yếu tố nguy cơ
chính cho UTPKTBN thể vẩy cũng như các loại ung thư phổi khác. Có khoảng 80 -
90% bệnh nhân bị ung thư phổi liên quan đến hút thuốc lá [55].
- Tiếp xúc amiăng: là những tinh thể giống như tóc được tìm thấy trong nhiều
loại đá và thường sử dụng là vật liệu cách nhiệt chống cháy trong các tòa nhà. Khi sợi
amiăng được hít vào, chúng có thể gây kích ứng phổi [9].
- Bụi phóng xạ và radon: radon là một loại khí vô hình, không mùi được giải
phóng tự nhiên bởi một số đất và đá. Nếu phơi nhiễm với radon sẽ làm tăng nguy cơ
ung thư phổi, người tiếp xúc với mức độ radon cao tại nhà ở dễ mắc ung thư phổi [9].
- Nhiễm HIV: tỷ lệ mắc ung thư phổi ở những người mắc HIV cao hơn nhóm
chứng không mắc HIV [16].
- Các yếu tố di truyền: yếu tố về di truyền vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ trong
ung thư phổi. Tuy nhiên, qua một phân tích tổng hợp đã nhận thấy có sự liên quan giữa
yếu tố gia đình và ung thư phổi [37], [42].
- Nghiện rượu: rượu cũng có liên quan đến các thể mô bệnh học ung thư phổi,
hay gặp ung thư biểu mô tuyến hơn ung thư biểu mô vẩy ở bệnh nhân nghiện rượu
[57].
1.1.3. Chẩn đoán ung thƣ phổi
1.1.3.1. Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng bao gồm:
- Ho: là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân ung thư phổi. Khoảng trên 50% bệnh
nhân vào thời điểm ban đầu có triệu chứng ho [3].
- Ho máu: chiếm khoảng 25-50% các trường hợp. Đặc biệt ở những bệnh nhân
bị UTPKTBN thể vẩy có hiện tượng xuất huyết phổi. Bệnh nhân thường bị ho ra đờm
lẫn máu trong vài ngày liên tiếp [3].
.
.5
- Khó thở: là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi, chiếm khoảng 25%
các trường hợp. Khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm do khối u
hoặc bệnh phổi mạn tính kèm theo và có thể do nhiều yếu tố kết hợp khác gây ra [3].
- Đau ngực: là triệu chứng thường gặp, khoảng 20% ung thư phổi có triệu chứng
này [3].
Triệu chứng thực thể: bao gồm các triệu chứng, hội chứng do khối u lan rộng
gây xâm lấn xung quanh hoặc di căn xa [3].
Hội chứng, triệu chứng do bệnh tiến triển tại chỗ, tại vùng của khối u:
- Khàn tiếng: thường do khối u xâm lấn hoặc hạch cửa sổ chủ - phổi chèn ép gây
tổn thương dây thần kinh quặt ngược trái dẫn đến liệt dây thanh âm trái.
- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: nguyên nhân tắc nghẽn tĩnh mạch chủ
trên là do các hạch cạnh khí quản ở bên phải to lên hoặc do khối u nguyên phát ở thùy
trên phải lan rộng về trung tâm. Triệu chứng: sưng nề mặt, đỏ mặt, ho, các tĩnh mạch
cổ và ngực giãn [3].
- Tràn dịch màng phổi: khoảng 15% bệnh nhân ung thư phổi có tràn dịch màng
phổi vào lúc chẩn đoán. Hầu hết sau đó được xác định là ác tính.
- Tràn dịch màng tim: tỷ lệ gặp 5 - 10%. Triệu chứng đầu tiên thường khó thở,
đặc biệt khi nằm [3].
- Viêm phổi, nhiễm trùng phế quản cấp: là những triệu chứng thường gặp trong
ung thư phổi do khối u làm tắc các phế quản gây ra [3].
Triệu chứng do di căn xa:
Đau do di căn xương: ung thư phổi có thể di căn đến bất cứ xương nào trong đó
các xương trục (xương sọ, cột sống) và các xương dài hay bị di căn nhất.
Gan to: là dấu hiệu của di căn gan. Trên lâm sàng, bệnh nhân di căn gan thường
có các triệu chứng khác kèm theo như mệt, sút cân, khó chịu vùng thượng vị, hay đau
tức vùng hạ sườn phải, nôn và buồn nôn, vàng da.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ THU HÀ
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ PEMBROLIZUMAB SO
VỚI CÁC PHÁC ĐỒ CHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA THEO
QUAN ĐIỂM BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 DỰA
TRÊN MÔ HÌNH XÂY DỰNG
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ THU HÀ
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ PEMBROLIZUMAB SO
VỚI CÁC PHÁC ĐỒ CHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ
PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA THEO
QUAN ĐIỂM BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 DỰA
TRÊN MÔ HÌNH XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN L DƢỢC
MÃ SỐ CK 62 73 20 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS NGUYỄN THỊ THU THỦY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài
là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Võ Thị Thu Hà
.
.
Luận văn Chuyên khoa II – Khóa 2019-2021
Chuyên ngành Tổ chức – Quản lý dƣợc
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ PEMBROLIZUMAB SO VỚI CÁC
PHÁC ĐỒ CHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ PHỔI KHÔNG TẾ
BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA THEO QUAN ĐIỂM BẢO HIỂM Y TẾ
VIỆT NAM NĂM 2020 DỰA TRÊN MÔ HÌNH XÂY DỰNG
Võ Thị Thu Hà
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Mở đầu: Pembrolizumab (PEM) được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) công nhận vào năm 2016 như thuốc
đầu tay trong điều trị bệnh UTPKTBN. Hiệu quả và độ an toàn của pembrolizumab
điều trị UTPKTBN đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu đánh giá chi phí – hiệu quả của pembrolizumab đã được thực hiện
tại một số quốc gia nhưng ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tương
tự.
Mục tiêu: Phân tích chi phí – hiệu quả của PEM so với phác đồ chuẩn trong
điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa tại Việt Nam theo quan điểm cơ quan chi trả Bảo
hiểm Y tế (BHYT).
Đối tƣợng – phƣơng pháp nghiên cứu: Với thiết kế mô hình hóa, dữ liệu đầu
vào dựa trên tổng quan y văn, tham vấn ý kiến chuyên gia, nguồn dữ liệu công bố của
Bộ Y tế, chiết khấu 3%. ICER được đánh giá, so sánh với ngưỡng chi trả. Phân tích độ
nhạy 1 chiều và xác suất để đánh giá sự không chắc chắn của mô hình.
Kết quả: Dựa trên mô hình thiết lập, đề tài ghi nhận phác đồ sử dụng
pembrolizumab đơn trị làm gia tăng 3,12 LYG và 2,42 QALY so với phác đồ hóa trị
với chi phí tăng thêm tương ứng vào khoảng 1.359.086.298 VNĐ/LYG và
1.703.150.015 VNĐ/QALY, cao hơn 3 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam.
Phân tích độ nhạy 1 chiều cho thấy chi phí thuốc và hệ số chất lượng sống ảnh hưởng
lớn đến ICER. Tỉ lệ pembrolizumab đạt chi phí – hiệu quả là 0% ở mức ngưỡng chi trả
3 GDP của Việt Nam khi phân tích độ nhạy xác suất. Giảm giá 90% thì đạt chi phí –
hiệu quả.
Kết luận: Dựa trên quan điểm cơ quan chi trả BHYT, phác đồ sử dụng
pembrolizumab không đạt chi phí – hiệu quả so với phác đồ hóa trị trong điều trị
UTPKTBN giai đoạn tiến xa tại Việt Nam.
.
.
Từ khóa: Chi phí – hiệu quả, pembrolizumab, hóa trị, ung thư phổi không tế
bào nhỏ
Specialized Pharmacist of 2 grade Thesis – Academic course 2019-2021
Speciality: Pharmaceutical Organization and Administration
COST-EFFECTIVENESS ANALYSIS OF PEMBROLIZUMAB VERSUS
STANDARD THERAPY IN THE TREATMENT OF ADVANCED NON-
SMALL CELL LUNG CANCER IN THE PERSPECTIVE OF
VIETNAMESE HEALTHCARE PAYERS BASED ON BUILDING
MODEL IN 2020
Võ Thị Thu Hà
Supervisor: Dr. Nguyen Thi Thu Thuy
Background: Pembrolizumab (PEM) was recognized by the Food and Drug
Administration (FDA) in 2016 as the first-line drug in the treatment of NSCLC. The
efficacy and safety of PEM in the treatment of NSCLC has been demonstrated in many
clinical studies around the world. Many cost-effectiveness analysis studies of PEM
have been conducted in many countries but so far there has been no similar study in
Vietnam.
Objectives: This study was conducted to evaluate the cost-effectiveness of
PEM versus standard therapy in the treatment of advanced NSCLC in the perspective
of Vietnamese healthcare payers.
Materials and methods: The study used modeling design, data based on
literature review and expert consultation, Ministry of Health data source publication,
discount rate for costs and outcomes of 3%. ICER was assessed and compared with
willingness-to-pay threshold. One-way sensitivity and probabilistic sensitivity
analyses were performed to assess uncertainty in the model.
Results: Based on an established partitioned survival model, the thesis noted
that pembrolizumab resulted in an expected gain of 3,12 LYG and 2.42 QALY
compared with platinum-based chemotherapy with additional cost of about thêm
1.359.086.298 VND/LYG và 1.703.150.015 VND/QALY. One-way sensitivity
analysis showed the ICER was most sensitive to the utility time to death and the cost of
drugs. Probabilistic sensitivity analysis indicated that the probability of pembrolizumab
being cost-effective is 0% at willingness-to-pay threshold (3 GDP) in Vietnam.
.
.
Pembrolizumab can be considered a cost - effective option compared with
chemotherapy at 90% discount.
Conclusion: Pembrolizumab is unlikely to be cost-effective at its current price
in the perspective of Vietnamese healthcare payers.
Key words: pembrolizumab, cost-effectiveness, non small cell lung cancer.
.
. i
MỤC LỤC
Mục lục ................................................................................................................................... i
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................... iii
Danh mục các hình ................................................................................................................ v
Danh mục các bảng ............................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ ....................................................... 3
1.2. Tổng quan về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư ............................................ 11
1.3. Tổng quan về kinh tế dược ........................................................................................... 17
1.4. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 27
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 31
2.3. Thống kê và xử lý số liệu ............................................................................................. 42
2.4. Vấn đề y đức trong nghiên cứu .................................................................................... 42
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 43
3.1. Xây dựng mô hình phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ
chuẩn trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa ............................... 43
3.2. Phân tích các thông số của mô hình ............................................................................. 60
3.3. Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong điều
trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa ........................................................... 77
Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................................. 100
4.1. Mô hình phân tích chi phí-hiệu quả của pembrolizumab trong điều trị ung thư phổi
không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa.................................................................................... 100
4.2. Các thông số đầu vào của mô hình ............................................................................ 103
.
. ii
4.3. Kết quả phân tích chi phí – hiệu quả của pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn
trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại Việt Nam .................. 106
4.4. Ưu và nhược điểm của đề tài ..................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 109
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
iii
DANH MỤC CH VIẾT TẮT
Ch viết tắt Từ nguyên Nghĩa tiếng Việt
ALK Anaplastic lymphoma kinase
BYT Bộ y tế
BHYT Bảo hiểm y tế
BIC Bayesian Information Criterion
CBA Cost benefit analysis Phân tích chi phí - lợi ích
CEA Cost effectiveness analysis Phân tích chi phí - hiệu quả
CHEERS Consolidated Health Economic
Evaluation Reporting Standards
CMA Cost minimizations analysis Phân tích tối thiểu hóa chi phí
COI Cost of Illness Phân tích giá thành bệnh
CP Chi phí
CPTT Chi phí trực tiếp
CPGT Chi phí gián tiếp
CT Computed tomography Chụp cắt lớp vi tính
CTLA-4 Cytotoxic T-Lymphocyte-
Associated protein 4
CUA Cost utility analysis Phân tích chi phí - hiệu lực
DVYT Dịch vụ y tế
EGFR Epithelial grow factor receptor
FDA Food and Drug Administration Cơ quan Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ
GDP per Gross Domestic Product per Tổng sản phẩm quốc nội bình
capita capita quân đầu người
HIV Human Immunodeficiency Virus
ICER Incremental Cost Effectiveness Chỉ số gia tăng chi phí – hiệu quả
Ratio
LYG Life years gained Số năm sống đạt được
Mab Monoclonal antibody Kháng thể đơn dòng
MESH Medical Subject Heading
MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
.
.iv
NICE National Institute for Health and Viện Y tế và chất lượng điều trị
Care Excellence quốc gia Anh
PD-L1 Programmed death protein –
Ligand 1
PET Positron Emission Tomography Chụp cắt lớp bằng đồng vị
phát Positron
QALY Quality – adjusted life years Số năm sống được điều chỉnh bởi
gained chất lượng sống
SPECT Single Photon Emission Chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn
Computed Tomography photon
TKIs Tyrosine Kinase Inhibitors
UTP Ung thư phổi
UTPKTBN Ung thư phổi không tế bào nhỏ
VEGF Vascular endothelial growth Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch
factor máu
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
WTP Willingness to pay Ngưỡng chi trả
.
. v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ xử trí ung thư phổi không tế bào nhỏ thể vảy ............................................. 8
Hình 1.2. Sơ đồ xử trí ung thư phổi tề bào thể không vảy giai đoạn tiến xa ........................ 9
Hình 1.3. Cơ chế của pembrolizumab ................................................................................. 12
Hình 1.4. Mô hình cây quyết định....................................................................................... 23
Hình 1.5. Mô hình Markov ................................................................................................. 24
Hình 2.1. Các bước xây dựng mô hình ............................................................................... 31
Hình 2.2. Thông số đầu vào và đầu ra của mô hình phân tích chi phí – hiệu quả .............. 35
Hình 2.3. Mô hình biểu đồ Tornado.................................................................................... 40
Hình 3.1. Sơ đồ lựa chọn nghiên cứu .................................................................................. 43
Hình 3.2. Các trạng thái sức khỏe của mô hình .................................................................. 49
Hình 3.3. Mô hình phân tích chi phí – hiệu quả trong điều trị UTPKTBN thiết lập trên
phần mềm Microsoft Excel ...................................................................................... 58
Hình 3.4. Mô hình hóa đường cong thời gian sống không tiến triển (PFS) ...................... 60
Hình 3.5. Mô hình hóa đường cong thời gian sống toàn bộ (OS) ..................................... 61
Hình 3.6. Chi phí điều trị theo năm ở nhóm pembrolizumab và hóa trị ............................. 75
Hình 3.7. Chi phí tích lũy theo năm ở nhóm pembrolizumab và hóa trị ............................ 76
Hình 3.8. Hiệu quả điều trị theo năm ở nhóm pembrolizumab .......................................... 78
Hình 3.9. Hiệu quả điều trị theo năm ở nhóm phác đồ hóa trị ............................................ 78
Hình 3.10. Hiệu quả tích lũy theo năm ở nhóm pembrolizumab ........................................ 79
Hình 3.11. Hiệu quả tích lũy theo năm ở nhóm hóa trị ....................................................... 79
Hình 3.12.Chi phí của nhóm pembrolizumab và nhóm hóa trị ........................................... 80
Hình 3.13. Hiệu quả của phác đồ pembrolizumab và hóa trị .............................................. 82
Hình 3.14. So sánh ICER với ngưỡng chi trả ..................................................................... 85
Hình 3.15. So sánh ICER với ngưỡng chi trả trong 2 kịch bản .......................................... 87
Hình 3.16. Biểu đồ lốc xoáy theo các thông số đầu vào ..................................................... 89
.
.vi
Hình 3.17. Biểu đồ phân tán ICER của pembrolizumab so với hóa trị .............................. 91
Hình 3.18. Đường cong chấp nhận chi phí – hiệu quả của pembrolizumab ....................... 92
Hình 3.19. So sánh ICER/QALY giữa các quốc gia trên thế giới ...................................... 95
Hình 3.20. So sánh ICER/LYG giữa các quốc gia trên thế giới ......................................... 96
.
.
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm các nghiên cứu lâm sàng pha 3 Keynote ............................................ 14
Bảng 1.2. Đặc diểm của các nghiên cứu theo tổng quan của Qiao ..................................... 27
Bảng 2.1. Đặc điểm của mô hình ........................................................................................ 33
Bảng 2.2. Tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ .................................................................. 36
Bảng 2.3. Các thông số của mô hình................................................................................... 37
Bảng 3.1. Từ khóa cho phương pháp PICO ........................................................................ 42
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá chất lượng theo bảng kiểm CHEERS ..................................... 44
Bảng 3.3. Đặc điểm mô hình và kết quả của các nghiên cứu được lựa chọn ..................... 45
Bảng 3.4. Đặc điểm của mô hình sơ bộ .............................................................................. 48
Bảng 3.5. Tổng hợp tham vấn ý kiến chuyên gia về mô hình sơ bộ ................................... 52
Bảng 3.6. Thông số đầu vào và đầu ra của mô hình ........................................................... 57
Bảng 3.7. Thống kê BIC của các hàm tham số để mô hình hóa PFS ................................. 59
Bảng 3.8. Thống kê BIC các hàm tham số để mô hình hóa thời gian sống toàn bộ ........... 60
Bảng 3.9. Hệ số chất lượng sống ........................................................................................ 62
Bảng 3.10. Chi phí một chu kỳ điều trị bằng phác đồ hóa trị ............................................. 64
Bảng 3.11. Thời gian tiêm truyền của các thuốc trong phác đồ điều trị ............................. 65
Bảng 3.12. Chi phí ngày giường cho một chu kỳ điều trị của các phác đồ ........................ 65
Bảng 3.13. Chi phí/ chu kỳ điều trị của các thuốc hỗ trợ sử dụng ở bệnh nhân ................. 67
Bảng 3.14. Chi phí thuốc chăm sóc hỗ trợ/ chu kỳ điều trị đối với phác đồ hóa trị ........... 68
Bảng 3.15. Chi phí quản lý bệnh/tuần ở trạng thái ổn định và tiến triển ............................ 69
Bảng 3.16. Chi phí điều trị tác dụng phụ. ........................................................................... 71
Bảng 3.17. Chi phí điều trị tiếp theo sau khi ngừng pembrolizumab ................................. 72
Bảng 3.18. Chi phí điều trị tiếp theo sau khi ngừng phác đồ hóa trị bậc 1 ......................... 73
Bảng 3.19. Chi phí chăm sóc giai đoạn cuối ....................................................................... 74
.
.
viii
Bảng 3.20. Chi phí của phác đồ pembrolizumab và hóa trị ................................................ 81
Bảng 3.21. Hiệu quả của phác đồ pembrolizumab và hóa trị ............................................. 83
Bảng 3.22. Các chỉ số chi phí – hiệu quả của phác đồ pembrolizumab so với hóa trị ....... 83
Bảng 3.23. Các chỉ số chi phí – hiệu quả trong phân tích kịch bản .................................... 86
Bảng 3.24. Giá trị các thông số đầu vào ............................................................................. 88
Bảng 3.25. Các nghiên cứu đánh giá chi phí – hiệu quả của pembrolizumab .................... 94
.
.
ix
.
.1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư đang có xu hướng ngày càng tăng
nhanh. Trong đó ung thư phổi là một trong những nhóm bệnh ung thư gây tử vong
hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu
ung thư quốc tế Globocan 2020, trên toàn thế giới có 19,3 triệu người mới mắc các
bệnh ung thư nói chung thì ung thư phổi chiếm khoảng 2,2 triệu (11,4%). Số bệnh nhân
tử vong hàng năm do các bệnh ung thư là 10 triệu người thì ung thư phổi chiếm 1,8
triệu người (18%) [54]. Với tỷ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao, ung thư phổi luôn là
vấn đề sức khỏe đáng quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm khoảng 85% số bệnh nhân
ung thư phổi [56]. Tiên lượng cho những bệnh nhân mắc UTPKTBN ở giai đoạn tiến
xa thường kém vì đặc điểm lâm sàng đặc biệt. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, đa
số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn tiến xa và thường mắc nhiều bệnh mạn tính đi kèm
[52]. Chính vì vậy, điều trị UTPKTBN ở giai đoạn tiến xa luôn được quan tâm đặc biệt
với sự ra đời của nhiều liệu pháp điều trị mới. Trong đó, điển hình là sự cải tiến các
phác đồ hóa trị liệu vì đây là phương pháp điều trị quan trọng khi ung thư đã ở giai
đoạn di căn.
Từ năm 1990, nhiều phương pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch trong điều
trị ung thư đã được nghiên cứu. Đây chính là nền tảng để sản xuất các loại thuốc kháng
thể đơn dòng ức chế các thụ thể CTLA-4 hoặc thụ thể PD1/PD-L1. Năm 2011, Cơ
quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration -
FDA) phê duyệt thuốc ức chế các điểm kiểm soát miễn dịch đầu tiên và quá trình sử
dụng đã chứng minh liệu pháp miễn dịch mới giúp kéo dài thời gian sống thêm theo
năm trên bệnh nhân ung thư. Từ đó đến nay, nhiều thuốc ức chế các điểm kiểm soát
miễn dịch đã được FDA phê duyệt trong đó có pembrolizumab. Vào năm 2016, FDA
cấp phép cho pembrolizumab được chỉ định cho bệnh nhân UTPKTBN di căn [41]. Ở
nước ta, pembrolizumab được cấp phép sử dụng trong thực hành lâm sàng điều trị ung
.
.2
thư từ cuối năm 2017. Hiệu quả và độ an toàn của pembrolizumab điều trị UTPKTBN
đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới. Tuy nhiên chi phí
cho một chu kỳ điều trị pembrolizumab cùng với những hạn chế về nguồn lực y tế là
rào cản rất lớn khi chỉ định thuốc cho bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đánh giá chi phí –
hiệu quả của pembrolizumab đã được thực hiện tại một số quốc gia như Mỹ, Pháp,
Thụy Sĩ… nhưng ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tương tự [13],
[14], [26], [65]. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab
so với các phác đồ chuẩn trong điều trị ung thƣ phổi không tế bào nhỏ giai đoạn
tiến xa theo quan điểm cơ quan chi trả bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2020 dựa trên
mô hình xây dựng” được thực hiện nhằm tạo cơ sở lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu
nhất cho bệnh nhân và từ đó có thể đề xuất các chính sách y tế để giảm gánh nặng kinh
tế cho bệnh nhân, xã hội và cho ngân sách y tế. Đề tài được tiến hành với các mục tiêu
như sau:
Mục tiêu tổng quát
Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong
điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa theo quan điểm cơ quan chi trả bảo hiểm y tế
Việt Nam năm 2020 dựa trên mô hình xây dựng.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xây dựng mô hình phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các
phác đồ chuẩn trong điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa.
2. Phân tích các thông số của mô hình xây dựng.
3. Phân tích chi phí – hiệu quả pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong
điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến xa.
.
.3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh ung thƣ phổi không tế bào nhỏ
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh
Theo ghi nhận của Globocan năm 2020 ước tính có khoảng 19,3 triệu ca ung thư
mới và 10 triệu ca tử vong do ung thư. Trong đó châu Á có tỷ lệ mới mắc cao nhất,
chiếm 59,9% số bệnh nhân ung thư mới mắc trên toàn cầu. Trên thế giới, tính chung cả
hai giới, trong tất cả các loại bệnh ung thư, ở mọi lứa tuổi thì 5 loại bệnh ung thư có tỷ
lệ mới mắc cao nhất bao gồm: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư
tiền liệt tuyến và ung thư dạ dày. Và 5 loại bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất là:
ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư vú. Như vậy
ung thư phổi là bệnh ung thư có tỉ lệ mới mắc xếp thứ 2 nhưng tỉ lệ tử vong cao nhất
trong nhóm các bệnh ung thư này. Ung thư phổi có tỉ lệ số ca mới mắc là 2,2 triệu ca
(chiếm 11,4%) và khoảng 1,8 triệu ca tử vong (chiếm 18%) [54] .
Tại Việt Nam thống kê của Globocan năm 2020 với dân số là 97.338.583 người,
có 182.563 ca ung thư mới mắc, 122.690 người tử vong do ung thư và 353.826 đang
sống chung với ung thư. Trong đó ung thư phổi ngày càng gia tăng và là một trong
những bệnh ung thư đứng đầu cho cả hai giới, chiếm 26.262 ca mới (14,4% tổng số ca
mới mắc) và số tử vong do ung thư phổi là 23.797 ca (chiếm 19,4% tổng số ca tử
vong). Số ca mới mắc ung thư phổi ở nam giới là 18.685 (chiếm 18,9%), đứng hàng
thứ hai sau ung thư gan. Số ca mới mắc ở nữ giới là 7.577 (chiếm 9,1%), đứng thứ hai
sau ung thư vú [30].
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (small
cell lung cancer) chiếm khoảng 10 - 15% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small
.
.4
cell lung cancer) chiếm khoảng 85% [56]. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ
được gây ra bởi các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:
- Hút thuốc lá: là nguyên nhân cơ bản gây ung thư phổi và là yếu tố nguy cơ
chính cho UTPKTBN thể vẩy cũng như các loại ung thư phổi khác. Có khoảng 80 -
90% bệnh nhân bị ung thư phổi liên quan đến hút thuốc lá [55].
- Tiếp xúc amiăng: là những tinh thể giống như tóc được tìm thấy trong nhiều
loại đá và thường sử dụng là vật liệu cách nhiệt chống cháy trong các tòa nhà. Khi sợi
amiăng được hít vào, chúng có thể gây kích ứng phổi [9].
- Bụi phóng xạ và radon: radon là một loại khí vô hình, không mùi được giải
phóng tự nhiên bởi một số đất và đá. Nếu phơi nhiễm với radon sẽ làm tăng nguy cơ
ung thư phổi, người tiếp xúc với mức độ radon cao tại nhà ở dễ mắc ung thư phổi [9].
- Nhiễm HIV: tỷ lệ mắc ung thư phổi ở những người mắc HIV cao hơn nhóm
chứng không mắc HIV [16].
- Các yếu tố di truyền: yếu tố về di truyền vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ trong
ung thư phổi. Tuy nhiên, qua một phân tích tổng hợp đã nhận thấy có sự liên quan giữa
yếu tố gia đình và ung thư phổi [37], [42].
- Nghiện rượu: rượu cũng có liên quan đến các thể mô bệnh học ung thư phổi,
hay gặp ung thư biểu mô tuyến hơn ung thư biểu mô vẩy ở bệnh nhân nghiện rượu
[57].
1.1.3. Chẩn đoán ung thƣ phổi
1.1.3.1. Lâm sàng
Triệu chứng cơ năng bao gồm:
- Ho: là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân ung thư phổi. Khoảng trên 50% bệnh
nhân vào thời điểm ban đầu có triệu chứng ho [3].
- Ho máu: chiếm khoảng 25-50% các trường hợp. Đặc biệt ở những bệnh nhân
bị UTPKTBN thể vẩy có hiện tượng xuất huyết phổi. Bệnh nhân thường bị ho ra đờm
lẫn máu trong vài ngày liên tiếp [3].
.
.5
- Khó thở: là triệu chứng khá thường gặp trong ung thư phổi, chiếm khoảng 25%
các trường hợp. Khó thở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm do khối u
hoặc bệnh phổi mạn tính kèm theo và có thể do nhiều yếu tố kết hợp khác gây ra [3].
- Đau ngực: là triệu chứng thường gặp, khoảng 20% ung thư phổi có triệu chứng
này [3].
Triệu chứng thực thể: bao gồm các triệu chứng, hội chứng do khối u lan rộng
gây xâm lấn xung quanh hoặc di căn xa [3].
Hội chứng, triệu chứng do bệnh tiến triển tại chỗ, tại vùng của khối u:
- Khàn tiếng: thường do khối u xâm lấn hoặc hạch cửa sổ chủ - phổi chèn ép gây
tổn thương dây thần kinh quặt ngược trái dẫn đến liệt dây thanh âm trái.
- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: nguyên nhân tắc nghẽn tĩnh mạch chủ
trên là do các hạch cạnh khí quản ở bên phải to lên hoặc do khối u nguyên phát ở thùy
trên phải lan rộng về trung tâm. Triệu chứng: sưng nề mặt, đỏ mặt, ho, các tĩnh mạch
cổ và ngực giãn [3].
- Tràn dịch màng phổi: khoảng 15% bệnh nhân ung thư phổi có tràn dịch màng
phổi vào lúc chẩn đoán. Hầu hết sau đó được xác định là ác tính.
- Tràn dịch màng tim: tỷ lệ gặp 5 - 10%. Triệu chứng đầu tiên thường khó thở,
đặc biệt khi nằm [3].
- Viêm phổi, nhiễm trùng phế quản cấp: là những triệu chứng thường gặp trong
ung thư phổi do khối u làm tắc các phế quản gây ra [3].
Triệu chứng do di căn xa:
Đau do di căn xương: ung thư phổi có thể di căn đến bất cứ xương nào trong đó
các xương trục (xương sọ, cột sống) và các xương dài hay bị di căn nhất.
Gan to: là dấu hiệu của di căn gan. Trên lâm sàng, bệnh nhân di căn gan thường
có các triệu chứng khác kèm theo như mệt, sút cân, khó chịu vùng thượng vị, hay đau
tức vùng hạ sườn phải, nôn và buồn nôn, vàng da.
.