Phân lập và định lượng 5 fluoro mdmb pica từ một số hợp chất cần sa tổng hợp trong các mẫu bắt được tại các tỉnh phía nam ( từ năm 2018 2020 )

  • 103 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH LƯỢNG
5 – FLUORO – MDMB – PICA TỪ MỘT SỐ HỢP CHẤT
CẦN SA TỔNG HỢP TRONG CÁC MẪU BẮT ĐƯỢC
TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM
(TỪ NĂM 2018 - 2020)
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HÙNG CƯỜNG
PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH LƯỢNG
5 – FLUORO – MDMB – PICA TỪ MỘT SỐ HỢP CHẤT
CẦN SA TỔNG HỢP TRONG CÁC MẪU BẮT ĐƯỢC
TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM
(TỪ NĂM 2018 - 2020)
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC – ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 8720210
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐĂNG TIẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hùng Cường
.
.
ii
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học – Năm học 2019-2021
Chuyên ngành: Kiểm nghiệm thuốc và độc chất – Mã số: 8720210
PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH LƯỢNG 5 – FLUORO – MDMB – PICA TỪ MỘT
SỐ HỢP CHẤT CẦN SA TỔNG HỢP TRONG CÁC MẪU BẮT ĐƯỢC TẠI
CÁC TỈNH PHÍA NAM (TỪ NĂM 2018 – 2020 )
Nguyễn Hùng Cường
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đăng Tiến
Từ khóa: Cần sa tổng hợp, cỏ Mỹ, 5 – Fluoro – MDMB - PICA
Mở đầu: “Cỏ Mỹ” chứa cần sa tổng hợp, có tác dụng nhanh và mạnh gấp nhiều
lần so với cần sa, có khả năng gây nghiện, ảo giác và có tác dụng nguy hiểm đến
người sử dụng. Cỏ Mỹ là dạng ma túy được giới trẻ sử dụng nhiều nhất hiện nay. Một
trong những hợp chất nổi bật thường được phát hiện trong cỏ Mỹ là 5 – FLUORO –
MDMB – PICA. Một trong những khó khăn lớn nhất trong các vụ án là thiếu chất
chuẩn để phục vụ cho công tác giám định. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên tại Việt
Nam, hợp chất 5 – FLUORO – MDMB – PICA được phân lập và xác định cấu trúc
bằng các phương pháp phân tích (TLC, IR, UV, GC-MS, NMR) nhằm định hướng sử
dụng chất phân lập như chất chuẩn làm việc trong các phòng thí nghiệm giám định.
Đề tài cũng đã xây dựng và thẩm định thành công quy trình định lượng cỏ Mỹ bằng
phương pháp GC/MS.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 5 – Fluoro – MDMB – PICA chứa trong các dạng cỏ Mỹ
được thu thập trong các vụ án tại Việt Nam từ năm 2018 đến 2020.
Phương pháp nghiên cứu: Cao chiết dicloromethan từ cỏ Mỹ (10g) được tiến hành
phân lập trên sắc ký cột (45 × 5 cm, 0,040 - 0,063 mm) và rửa giải bằng hệ dung môi
n-hexan – ethyl acetat theo tỷ lệ tăng dần độ phân cực. Phân đoạn chứa 5 – Fluoro –
MDMB – PICA được kết tinh lại và xác định độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng và
HPLC/PDA, xác định cấu trúc bằng phổ IR, UV, MS và NMR. Định lượng 5 – Fluoro
– MDMB – PICA trong cỏ Mỹ bằng phương pháp GC/MS trên cột HP – 5MS (30 m
x 250 µm x 0,25 µm) với thời gian sắc ký là 6,8 phút.
.
.
iii
Kết quả: Đã phân lập được 0,9 g 5 – Fluoro – MDMB – PICA với độ tinh khiết
trên HPLC/PDA là 99,46%. Xây dựng thành công quy trình định lượng 5 – Fluoro –
MDMB – PICA bằng phương pháp GC/MS và được thẩm định đạt các yêu cầu về
tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác, độ đúng với giới hạn định lượng 0,2
μg/mL. Kết quả hàm lượng trung bình 5 – Fluoro – MDMB – PICA trong 20 mẫu là
2,2 mg/100 mg cỏ Mỹ.
Kết luận: Đề tài đã phân lập thành công 0,9 g hợp chất 5 – Fluoro – MDMB –
PICA đạt độ tính khiết trên 99% và xây dựng được quy trình định lượng 5 – Fluoro
– MDMB – PICA có trong cỏ Mỹ bằng phương pháp GC/MS đạt các yêu cầu về thẩm
định phương pháp theo hướng dẫn của ICH.
.
.
iv
Master’s Thesis – Academic course: 2019 - 2021
Specialty: Drug Quality Control & Toxicology – Code: 8720210
ISOLATION AND PERIODICIZATION OF 5 - FLUORO - MDMB - PICA
FROM SOME ORDER OF CONDITIONS OF STARTING IN THE
PROJECT SPECIALIZATION (FROM 2018 - 2020)
Nguyen Hung Cuong
Supervisor: Dr. Nguyen Dang Tien
Keywords: Synthetic cannabinoids, 5 – Fluoro – MDMB - PICA, herbal mixtures.
Introduction: "American grass" contains synthetic marijuana, which is fast-acting
and many times stronger than marijuana, has the ability to cause addiction,
hallucinogens and dangerous effects on users. American grass is the most commonly
used drug among young people today. One of the prominent compounds commonly
detected in American grass is 5 - FLUORO - MDMB - PICA. One of the biggest
difficulties in the cases is the lack of quality standards for forensic examination. In
this study, for the first time in Vietnam, compound 5 - FLUORO - MDMB - PICA
was isolated and structurally determined by analytical methods (TLC, IR, UV, GC-
MS, NMR) to identify guidelines for the use of isolates as working standards in
inspection laboratories. The project has also built and successfully evaluated the
process of quantifying American weed by GC/MS method.
Materials and methods: Object of study: 5 – Fluoro – MDMB – PICA contained
in American grasses collected in cases in Vietnam from 2018 to 2020. Method:
Dichloromethane extract from American grass (10g) was isolated on column
chromatography (45 × 5 cm, 0.040 - 0.063 mm) and eluted with n-hexane - ethyl
acetate solvent system according to the ratio of increasing polarity. The fraction
containing 5 - Fluoro - MDMB - PICA was recrystallized and the purity was
determined by thin layer chromatography and HPLC/PDA, and the structure was
determined by IR, UV, MS and NMR spectroscopy. Quantification of 5 - Fluoro -
MDMB - PICA in American grass by GC/MS method on HP - 5MS column (30 m x
250 µm x 0.25 µm) with chromatographic time of 6.8 min.
.
.
v
Results: 0.9 g 5 - Fluoro - MDMB - PICA was isolated with a purity on
HPLC/PDA of 99.46%. Successfully a quantitative process of 5-Fluoro - MDMB -
PICA by GC/MS method was built and verified to meet the requirements of
specificity, linearity, accuracy, accuracy with quantification limit of 0,2 μg/mL. The
average concentration of 5 - Fluoro - MDMB - PICA in 20 samples was 2.2 mg/100
mg of American grass.
Conclusion: In the project, 0.9 g of compound 5 - Fluoro - MDMB – PICA was
isolated with purity over 99% and a quantitative process of 5-Fluoro - MDMB -
PICA in American grass by GC/MS method was built and meets the requirements for
method validation according to the ICH guidelines.
.
.
vi
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô khoa
Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo và truyền đạt
kiến thức cho em trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy TS. Nguyễn Đăng Tiến - Viện
trưởng Phân Viện Khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho
em được thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn thầy đã chỉ dẫn tận tình, định hướng và giúp
đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
ThS. Nguyễn Hoàng Hà – Phó Viện trưởng Phân Viện Khoa học hình sự tại Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
tại phân viện.
Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các anh chị trong đội giám định hóa lý
đã tận tình giúp đỡ em hết mình, yêu thương và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em để
em có thể hoàn thành tốt đề tài.
Em xin cảm ơn ThS. Nguyễn Tấn Đạt, ThS. Nguyễn Anh Tuấn, DS. Phạm
Phước Đầy, DS. Lê Nguyễn Trung Nguyên đã giúp đỡ em trong thời gian qua để em
hoàn thành tốt đề tài này. Thân gửi lời cảm ơn đến những người bạn cùng thực hiện
đề tài đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ nhau trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng, với tất cả lòng kính yêu chân thành nhất, con xin cảm ơn ba mẹ và
gia đình đã luôn là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc nhất cho con trên con
đường học tập và hoàn thiện bản thân để con có được như ngày hôm nay. Một lần
nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả!
.
.
vii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................vi
Mục lục ............................................................................................................vii
Danh mục từ viết tắt ...................................................................................... viii
Danh mục bảng .................................................................................................. x
Danh mục sơ đồ ................................................................................................xi
Danh mục hình.................................................................................................xii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Một số khái niệm về các chất ma túy và cần sa tổng hợp ................... 3
1.2. Hợp chất 5 – Fluoro – MDMB – PICA ............................................... 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 29
3.1. Xây dựng quy trình phân lập ................................................................ 29
3.2. Xác định độ tinh khiết và cấu trúc của hợp chất phân lập được ....... 33
3.3. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng hợp chất đã phân lập 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................. 56
4.1. Xây dựng quy trình phân lập ................................................................ 56
4.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng hợp chất đã phân lập 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 64
5.1. Kết luận ................................................................................................... 64
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ gốc Nghĩa tiếng Việt
Cộng hưởng từ hạt
13 13
C-NMR C-Nuclear Magnetic Resonance
nhân C13
Cộng hưởng từ hạt
1 1
H-NMR H-Nuclear Magnetic Resonance
nhân proton
MDMB: Methyl dimethyl butanoat
5-Fluoro- P: pentyl
5-Fluoro-MDMB-PICA
MDMB-PICA I: indol
CA: liên kết carboxamid
CB1 Cannabinoid 1 Thụ thể cannabinoid 1
CB2 Cannabinoid 2 Thụ thể cannabinoid 2
Cơ quan phòng chống
DEA Drug Enforcement Administration
ma túy
Distortionless enhancement by
DEPT
polarization transfer
Gas Chromatography-Mass Sắc ký khí ghép khối
GC/MS
Spectrometry phổ
HPLC High Performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng
Chromatography cao
Heteronuclear multiple bond
HSQC
correlation
Hội nghị quốc tế về hài
International conference on hòa các thủ tục đăng ký
ICH
Harmonization dược phẩm sử dụng cho
con người
IR Infrared Spectroscopy Phổ hồng ngoại
.
.
ix
Từ viết tắt Từ gốc Nghĩa tiếng Việt
Liquid Chromatography-Tandem Sắc ký lỏng ghép nối
LC/MS/MS
Mass Spectrometry khối phổ 2 lần
LOD Limit of detection Giới hạn phát hiện
LOQ Limit of quantification Giới hạn định lượng
MS Mass Spectroscopy Khối phổ
Tên tác giả đặt cho hợp
NC Nghiên cứu
chất phân lập
National Drug and Alcohol Research Trung tâm nghiên cứu
NDARC
Centre rượu và thuốc quốc gia
NMR Nuclear Magnetic Resonance Cộng hưởng từ hạt nhân
PDA Photodiode array Dãy diod quang
ppm Part per million Phần triệu
Rf Retardation factor Hệ số dịch chuyển
RSD Relative standard deviation Độ lệch chuẩn tương đối
SD Standard deviation Độ lệch chuẩn
THC Tetrahydrocannabinol Hoạt chất trong cần sa
TOF Time-of-flight Thời gian bay
Cơ quan phòng chống
United Nations Office on Drugs and
UNODC tội phạm và ma túy Liên
Crime
Hợp Quốc
UV Ultra violet Tử ngoại
UV-Vis Ultraviolet and Visible Tử ngoại và khả kiến
Thuốc thử vanillin 1%
VS Vanillin-sulfuric acid trong cồn và acid
sulfuric 5% trong cồn
.
.
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục chất nội chuẩn ...................................................................... 18
Bảng 2.2: Danh mục dung môi hóa chất ............................................................... 18
Bảng 2.3: Danh mục trang thiết bị và dụng cụ ...................................................... 19
Bảng 2.4: Các hệ dung môi được dùng để khảo sát sắc ký ................................... 22
Bảng 2.5: Cách pha các dung dịch thứ cấp............................................................ 24
Bảng 2.6: Quy trình khảo sát xử lý mẫu ................................................................ 26
Bảng 3.1: Kết quả xử lý với bốn loại dung môi .................................................... 29
Bảng 3.2: Hệ dung môi n – hexan – ethyl acetat ................................................... 31
Bảng 3.3: Kết quả tính tương thích hệ thống......................................................... 34
Bảng 3.4: Số liệu thẩm định tính tuyến tính .......................................................... 36
Bảng 3.5: Kết quả thẩm định độ lặp lại ................................................................. 37
Bảng 3.6: Kết quả thẩm định độ chính xác trung gian. ......................................... 38
Bảng 3.7: So sánh các đỉnh hấp thu trên phổ IR của hợp chất NC so với 5 –
Fluoro – MDMB – PICA tài liệu công bố. ........................................... 39
Bảng 3.8: So sánh dữ liệu phổ NMR của hợp chất NC và 5 – Fluoro – MDMB
– PICA ................................................................................................... 41
Bảng 3.9: Khảo sát chương trình 1 ........................................................................ 46
Bảng 3.10: Khảo sát chương trình 2 ........................................................................ 47
Bảng 3.11: Khảo sát chương trình 3 ........................................................................ 47
Bảng 3.12: Kết quả tính tương thích hệ thống......................................................... 48
Bảng 3.13: Kết quả thẩm định LOD, LOQ.............................................................. 50
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính ...................................................... 50
Bảng 3.15: Kết quả khảo sát độ chính xác .............................................................. 52
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp ......................................... 53
Bảng 3.17: Kết quả hàm lượng 5 – Fluoro – MDMB – PICA ................................ 54
.
.
xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả quá trình chiết xuất cao cần sa tổng hợp ............................ 21
Sơ đồ 3.1: Chiết xuất – phân lập 5 –Fluoro –MDMB –PICA ................................. 43
Sơ đồ 3.2: Các bước định tính 5 –Fluoro –MDMB –PICA ..................................... 44
Sơ đồ 3.3: Các bước định lượng 5 –Fluoro –MDMB –PICA .................................. 55
Sơ đồ 4.1 Quy trình phân tích 5 – Fluoro –MDMB-PICA ...................................... 63
.
.
xii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Gói tang vật................................................................................................. 8
Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của 5 – Fluoro – MDMB – PICA ................................. 12
Hình 1.3: Các giai đoạn tổng hợp 5-Fluoro-MDMB-PICA ..................................... 12
Hình 2.1: Các mẫu tang vật ...................................................................................... 17
Hình 3.1: Cao dichloromethan toàn phần ................................................................. 29
Hình 3.2: Cao toàn phần khai triển trong hệ n – hexan : ethyl acetat (6:4) .............. 30
Hình 3.3: Cao trộn với silica gel ............................................................................... 31
Hình 3.4: Sắc ký đồ ở các phân đoạn ....................................................................... 32
Hình 3.5: Tinh thể kết tinh ........................................................................................ 32
Hình 3.6: Hợp chất NC khai triển trên sắc ký lớp mỏng ở ba hệ dung môi ............. 33
Hình 3.7: Sắc ký đồ mẫu thử NC và mẫu trắng ở bước sóng 210 nm ...................... 34
Hình 3.8: Sắc ký đồ 3 chiều xác định độ tinh khiết .................................................. 35
Hình 3.9: Biểu đồ contour mẫu thử nghiên cứu ....................................................... 35
Hình 3.10: Độ tinh khiết pic của mẫu thử nghiên cứu.............................................. 36
Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic ............ 37
Hình 3.12: Phổ UV – Vis của hợp chất nghiên cứu. ................................................ 39
Hình 3.13: Phổ hồng ngoại của hợp chất nghiên cứu. .............................................. 39
Hình 3.14: Phổ MS của hợp chất nghiên cứu ........................................................... 40
Hình 3.15: Cấu trúc của hợp chất 5 – Fluoro – MDMB – PICA . ............................ 42
Hình 3.16: Kết quả khảo sát quy trình xử lý mẫu. .................................................... 44
Hình 3.17: Sắc ký đồ các nội chuẩn. ........................................................................ 45
Hình 3.18: Sắc ký đồ mẫu chuẩn khảo sát với chương trình 1 ................................. 46
Hình 3.19: Sắc ký đồ mẫu chuẩn khảo sát với chương trình 2 ................................. 47
Hình 3.20: Sắc ký đồ mẫu chuẩn khảo sát với chương trình 3 ................................. 48
Hình 3.21: Kết quả tính đặc hiệu. ............................................................................. 49
Hình 3.22: Hình biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ chất chuẩn và đáp ứng tỷ lệ
diện tích đỉnh giữa pic chuẩn 5 – Fluoro – MDMB – PICA và pic chuẩn nội. ........ 51
.
.
1
MỞ ĐẦU
Sự phát triển về kinh tế của đất nước cùng với xu hướng toàn cầu hóa đã đem lại
cho chúng ta nhiều cơ hội lớn. Tuy nhiên trong quá trình này cũng xuất hiện nhiều
vấn đề phức tạp cho xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy. Ma túy đã gieo rắc khổ đau
cho rất nhiều gia đình, gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, xã hội, làm gia tăng tội phạm.
Nguy hiểm hơn nữa, việc tiêm chích ma túy là nguyên nhân lây truyền căn bệnh nguy
hiểm HIV/AIDS. “Ma túy tổng hợp” là những cụm từ được tìm kiếm và nhắc đến
nhiều trong những năm gần đây vì tác dụng cũng như sức ảnh hưởng của nó đến
người sử dụng. Bên cạnh các chất ma túy truyền thống, các chất ma túy tổng hợp
ATS (Amphetamin Type Stimulants) ngày càng gia tăng và phát triển cả về quy mô,
thể loại lẫn số lượng, hình thức, các dạng sản phẩm khác nhau trên thị trường bất hợp
pháp. Nếu trước đây người nghiện thường sử dụng ma túy truyền thống là thuốc
phiện, heroin với những dấu hiệu nghiện dễ nhìn thấy như mệt mỏi, bệ rạc, suy giảm
về thể trạng, trí óc thì hiện nay ở Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phía Nam nói
riêng xuất hiện nhiều loại ma túy mới thuộc nhóm cần sa tổng hợp (Synthetic
Cannabinoids) với tác dụng nhanh và mạnh hơn nên được người sử dụng nhất là giới
trẻ ưa thích.
Cỏ Mỹ thực chất là cần sa tổng hợp. Nó có tác dụng nhanh và mạnh gấp nhiều lần
so với cần sa, có khả năng gây nghiện và ảo giác mạnh, loạn thần, thậm chí teo não.
Theo thống kê của Viện Khoa học hình sự số loại và số vụ về cần sa tổng hợp gửi đến
giám định ngày càng tăng lên cho thấy mức độ sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt là
ở giới trẻ vị thành niên. Tại các tỉnh thành phía Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí
Minh, nơi có lượng dân đến và sinh sống nhiều nhất cũng là nơi có nhiều tụ điểm vui
chơi giải trí đi kèm với tệ nạn. Việc đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy ngày
càng khó khăn do những nghiên cứu về cần sa tổng hợp ở trên thế giới và Việt Nam
vẫn còn rất ít, tội phạm buôn ma túy ngày càng thủ đoạn và tinh vi, các chất ma túy
tổng hợp mới ngày càng nhiều gây không ít khó khăn cho việc giám định trong các
vụ án.
.
.
2
Chất 5 – Fluoro – MDMB – PICA nhóm Indole carboxamide và chất AMB –
FUBINACA nhóm Indazole carboxamide là hai chất được phát hiện chiếm trên 80%
trong các vụ án ma túy bắt được xảy ra trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam từ
năm 2016 đến đầu năm 2020 [34], [38]. Trong khi AMB – FUBINACA đã được đưa
vào danh mục các chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ thì 5 – Fluoro – MDMB – PICA vẫn nằm ngoài
danh mục [7]. Lợi dụng việc này tội phạm sản xuất và buôn bán ma túy có xu hướng
chuyển sang dùng 5 – Fluoro – MDMB – PICA là chất chính trong thành phần và
tiếp tục vận chuyển lậu vào Việt Nam để tiêu thụ. Trước tình hình đó Chính phủ đã
kịp thời ban hành kèm theo nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020
về sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất, chính thức đưa chất 5 –
Fluoro – MDMB – PICA vào danh mục quản lý của Pháp luật Việt Nam [8].
Vì vậy, để góp phần cập nhật tài liệu và thống nhất quy trình giám định các chất
ma túy mới cho các cơ quan địa phương và các tỉnh thành, tiến tới xây dụng tiêu
chuẩn quốc gia về an ninh trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy, biết rõ
hơn về các nhóm cần sa tổng hợp giúp định danh nhanh và chính xác trong các vụ án.
Chúng tôi thực hiện đề tài: Phân lập và định lượng 5 – Fluoro – MDMB – PICA từ
một số hợp chất cần sa tổng hợp trong các mẫu bắt được tại các tỉnh phía Nam (từ
năm 2018-2020). Với các mục tiêu:
- Phân lập và tinh khiết hóa 5 – Fluoro – MDMB – PICA trong các mẫu bắt được
từ các vụ án. Định danh hợp chất phân lập được.
- Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng 5 – Fluoro – MDMB – PICA bằng
phương pháp GC/MS.
- Ứng dụng quy trình định lượng 5 – Fluoro – MDMB – PICA trong các tang vật
thu được tại các tỉnh phía Nam từ năm 2018-2020.
.
.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về các chất ma túy và cần sa tổng hợp
1.1.1. Các chất ma túy
1.1.1.1. Khái niệm các chất ma túy
Các chất ma túy là những chất có tác dụng làm thay đổi trạng thái tâm lý và sinh
lý của người sử dụng, có khả năng bị lạm dụng và gây ra sự phụ thuộc về tâm, sinh
lý vào việc sử dụng các chất đó. Qui định cụ thể về các chất ma túy ở các quốc gia có
thể khác nhau, trên thế giới có Công ước thống nhất về các chất ma túy, ban hành vào
năm 1961, Công ước về chất hướng thần năm 1971 [6].
Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, được
sửa đổi bổ sung năm 2017 và có hiệu lực thi hành năm 2018: Ma túy bao gồm nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc
phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma túy khác ở thể lỏng hay rắn [4].
Theo Điều 2 Chương I của Luật Phòng chống ma túy được sửa đổi bổ sung năm
2008 và Luật Phòng, chống ma tuý (số 73/2021/QH14) của Việt Nam được Quốc hội
thông qua ngày 30/03/2021, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 tại Điều 2, Chương 1 định
nghĩa về chất ma túy [3], [5], [12].
- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh
mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản
xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
- Thuốc thú ý có chứa chất ma túy, tiền chất là thuốc thú y có chứa các chất được
quy định tại các khoản 2,3 và 4 tại Điều 2 Chương 1 của Luật Phòng, chống
ma tuý (số 73/2021/QH14) của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
30/03/2021, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
.
.
4
- Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc
các cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
1.1.1.2. Phân loại các chất ma túy
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng tiến bộ. Do vậy, ma túy cũng
ngày càng được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau để vận chuyển và buôn bán bất
hợp pháp. Một số cách phân loại các chất ma túy được sử dụng hiện nay [6].
- Phân loại theo nguồn gốc: tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp. Chẳng hạn
như thuốc phiện, morphin, cocain, cần sa là những chất ma túy tự nhiên. Heroin
là chất ma túy bán tổng hợp (từ morphin). Methamphetamin là chất ma túy tổng
hợp.
- Phân loại theo trạng thái vật lý như: rắn, lỏng… Cách phân loại này ít có giá trị
vì đa số các chất ma túy ở trạng thái rắn dưới dạng tinh thể hoặc vô định hình,
trừ một số ít ở dạng lỏng như dầu Cần sa và các dung môi bay hơi.
- Phân loại theo tác dụng tâm, sinh lý: Được dùng phổ biến nhất trên thế giới và
được phân chia như sau:
• Các chất ức chế thần kinh trung ương, có tác dụng giảm đau, gây ngủ (còn gọi
là các chất ma túy chính gốc) gồm thuốc phiện, các chất opiat và các chất tác
dụng kiểu morphin.
• Các chất kích thích thần kinh trung ương như Amphetamin, Methamphetamin,
các dẫn chất mạch vòng của Amphetamin, Cocain, cây Khat.
• Các chất gây ảo giác như cần sa, nấm Peyot, Mescalin…
• Các chất an thần, gây ngủ như các chất nhóm benzodiazepin, nhóm barbiturat.
1.1.2. Cần sa tổng hợp
1.1.2.1. Khái niệm về cần sa tổng hợp [18]
Cần sa tổng hợp là các hợp chất hóa học có khả năng liên kết với một trong những
thụ thể cannabinoid là CB1 hoặc CB2 hiện diện trong các tế bào của con người. Thụ
thể CB1 nằm chủ yếu trong não và tủy sống, chịu trách nhiệm về chức năng sinh lý
và đặc biệt là tác dụng hướng thần của cần sa. Trong khi thụ thể CB2 nằm chủ yếu ở
.
.
5
lá lách và các tế bào của hệ thống miễn dịch, có thể làm chất trung gian cho các hiệu
ứng điều hòa miễn dịch.
Cần sa tự nhiên hầu hết có thành phần hóa học chính là nhóm cấu trúc delta 9 –
tetrahydrocannabinol và cannabidiol. Ngược lại, các loại cần sa tổng hợp có thể bao
gồm các hợp chất có cấu trúc hóa học khác nhau, các chất có cấu trúc hóa học tương
tự và các dẫn xuất có ái lực với một trong các thụ thể cannabinoid [32].
Sự gắn kết của các chất cần sa tổng hợp với các thụ thể CB1, CB2 có thể dẫn đến
(một phần) các tác dụng trái ngược hoặc mang tính đối kháng. Các hợp chất cần sa
tổng hợp được nhắc đến trong pháp y chủ yếu là các hợp chất chủ vận toàn phần hoặc
một phần trên thụ thể CB1 giống như tác dụng của các hợp chất cần sa tự nhiên điển
hình.
Cần sa tổng hợp hay còn được gọi với tên lóng là “cỏ Mỹ”. Về bản chất thì được
tạo ra bằng cách dùng các chất hóa học tổng hợp mà các chất này có tính năng tác
dụng tương tự như hoạt chất delta 9 – tetrahydrocannabinol có trong cần sa, sau đó
pha thành dung dịch rồi phun, tẩm vào các loại cây cỏ, các mẫu thảo mộc khô (không
phải là cây, thảo mộc có chứa chất ma túy mà đây là vật chứa chất ma túy), sau đó
sấy khô tạo thành ma túy mà hiện nay được giới trẻ sử dụng nhiều nhất [1].
1.1.3. Phân loại cần sa tổng hợp [18]
Dựa theo cấu trúc hóa học, Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy Liên Hợp
Quốc (UNODC) đã phân loại cần sa tổng hợp thành các nhóm chính như sau:
Các cần sa tổng hợp cổ điển: Tetrahydrocannabinol và các chất có thành phần hóa
học tương tự, ví dụ: AM-411, AM-906, HU-210, O-11846.
Các cần sa tổng hợp không cổ điển: Cyclohexylphenol hoặc 3-arylcyclohexanol,
ví dụ: CP‐47,497‐C8, CP‐ 55.940, CP‐55.244.
Các cần sa tổng hợp dạng kết hợp: kết hợp các cấu trúc của cần sa tổng hợp điển
hình và không điển hình, ví dụ: AM-4030.
Nhóm hợp chất cần sa tổng hợp aminoalkylindol gồm các phân nhóm:
- Các Naphthoylindon: JWH‐018, JWH‐073, JWH‐398, JWH‐015, JWH‐122,
JWH‐210, JWH‐081, JWH‐200, WIN‐55,212.
.
.
6
- Các Phenylacetylindon: JWH‐250, JWH‐251.
- Benzoylindon: Pravadolin, AM‐694, RSC‐4.
- Naphthylmethylindon: JWH-184.
- Cyclopropoylindon: UR-144, XLR-11.
- Adamantoylindon: AB-001, AM-1248.
- Indon carboxamid: APICA, STS-135 (5-fluoro APICA).
Nhóm hợp chất cần sa tổng hợp Eicosanoid: AM-356.
Nhóm hợp chất cần sa tổng hợp khác như Diarylpyrazol ví dụ: Rimonabant,
Naphthoylpyrrol ví dụ: JWH-307, Naphthylmethylindon ví dụ: JWH-176 và các
carboxamid indazol ví dụ: APINACA.
Các aminoalkylindol cho đến nay là loại cần sa tổng hợp phổ biến nhất được tìm
thấy trong các sản phẩm thảo dược vì chúng dễ tổng hợp hơn các loại hợp chất khác.
1.1.4. Tác hại của cần sa tổng hợp
Kể từ năm 2009, Cơ quan Phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA) đã nhận được ngày
càng nhiều báo cáo từ trung tâm kiểm soát chất độc, bệnh viện và các cơ quan thực
thi pháp luật liên quan đến các sản phẩm có chứa cần sa tổng hợp. Các bác sĩ phòng
cấp cứu báo cáo rằng các cá nhân sử dụng các loại sản phẩm có chứa cần sa tổng hợp
gặp tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm lo âu, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, co giật, nôn
mửa và mất phương hướng [31], [27]. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu khoa học về
tác dụng của cần sa tổng hợp đối với não người, nhưng các nhà nghiên cứu biết rằng
một số trong chúng liên kết mạnh hơn cần sa với các thụ thể tế bào bị ảnh hưởng bởi
THC (delta 9 – tetrahydrocannabinol) và có thể tạo ra tác dụng mạnh hơn nhiều lần
[30].
Trong khi cần sa tự nhiên có thể có tác động tiêu cực đối với sức khỏe nói chung,
chưa bao giờ có trường hợp báo cáo tử vong quá liều do cần sa tự nhiên. Nhưng số
người chết liên quan đến sử dụng cần sa tổng hợp đang gia tăng ở mức đáng báo
động. Thạc sỹ Hoàng Văn Nghĩa – Giám đốc Bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định cho
biết: Người sử dụng cỏ Mỹ, trước hết sẽ bị rối loạn tâm thần, tức là ý thức thoát ly
thực tại xung quanh. Thứ hai là bị rối loạn về cảm xúc, tức người bệnh có những lo
.