Nồng độ dehydroepiandrosterone sulfate, testosterone trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành
- 114 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
PHẠM THỊ NGA
NỒNG ĐỘ DEHYDROEPIANDROSTERONE SULFATE,
TESTOSTERONE TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ Ở
PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
PHẠM THỊ NGA
NỒNG ĐỘ DEHYDROEPIANDROSTERONE SULFATE,
TESTOSTERONE TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ Ở
PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH
NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BS LÊ NGỌC DIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Nga, học viên cao học niên khóa 2019- 2021, chuyên ngành
Nội khoa (Da Liễu) – Đại Học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS.BS Lê Ngọc Diệp.
- Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khác đã công bố
tại Việt Nam.
- Các thông tin trong nghiên cứu là hoàn chính xác, trung thực, khách
quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ quan nơi nghiên cứu cho
phép lấy mẫu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng 04 năm 2022
Tác giả
.
.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MỤN TRỨNG CÁ ............................................................ 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM MỤN TRỨNG CÁ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH..................... 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ DEHYDROEPIANDROSTERONE SULFATE VÀ
TESTOSTERONE TRONG MỤN TRỨNG CÁ. .................................................... 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 35
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 35
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 35
2.3. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU ............................................................................ 35
2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ........................................................................ 36
2.5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU......................................................................... 37
2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .......................................................... 42
2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 45
2.8. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................................. 45
2.9. VẤN ĐỀ Y ĐỨC ............................................................................................... 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 47
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN MỤN
TRỨNG CÁ .............................................................................................................. 47
3.2. NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE VÀ DHEA.SO4 CỦA BỆNH NHÂN MỤN
TRỨNG CÁ .............................................................................................................. 58
.
.i
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 68
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................. 68
4.2. NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE VÀ DHEA.SO4 TRÊN BỆNH NHÂN MỤN
TRỨNG CÁ Ở PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH ......................................................... 78
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE VÀ CÁC ĐẶC
ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG.................................................................................. 80
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ DHEA.SO4 VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM
DỊCH TỄ LÂM SÀNG ............................................................................................. 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 84
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1
.
.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
ACTH Adrenocorticotropic hormone
Adap Adapalene
BPO Benzoyl Peroxide
CAMP1 Calmodulin-regulated spectrin-associated protein 1
DHEA.SO4 Dehydroepiandrosterone Sulfate
DHT Dihydrotestosterone
DNA Deoxyribonucleic acid
EE Ethinyl Estradiol
FDA Food and Drug Administration
FSH Follicle Stimulating Hormone
GAGS Global Acne Grading System
GnRH Gonadotropin - gonadotropin-releasing hormone
IGFs Insulin-like growth factors
IL-1 Interleukin- 1
LH Luteinizing Hormone
MSH Melanocyte Stimulating Hormone
PCOS Polycystic ovary syndrome
C.acnes Cutibacterium acnes
PPAR peroxisome proliferator-activated receptor
.
.
RARα retinoic acid receptor α
RARγ retinoic acid receptor γ
Ret Retinoids
RXR Retinoid X Receptor
SHBG sex hormone binding globulin
StaR Steroidogenic acute regulatory protein
TLR Toll-like receptor
.
i.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá [49]. ................................................... 5
Hình 1.2. Phân độ nặng của mụn theo GAGS [40]. ................................................ 10
Hình 1.3. Nhân trứng cá trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành ....... 21
Hình 1.4. Chuyển hóa của hormone steroid. ............................................................ 32
Hình 2.1. Thang điểm đánh giá rậm lông của Ferriman- Galley. ............................. 42
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................... 45
.
.i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của mụn trứng cá ở người trưởng
thành theo nghiên cứu của tác giả Võ Nguyễn Thúy Anh và cs.... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 1.2. Phác đồ điều trị mụn trứng cá- Nguồn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị,
Bệnh viện da liễu TP.HCM (2017) [1] ..................................................................... 22
Bảng 2.1. Các biến số thu thập qua hỏi bệnh sử ....................................................... 37
Bảng 2.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI .............................................. 40
Bảng 2.3. Thang điểm độ nặng của mụn trứng cá theo GAGS ................................ 41
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................... 47
Bảng 3.2. Tiền căn bệnh lý ở bệnh nhân mụn trứng cá ............................................ 50
Bảng 3.4. Thói quen sinh hoạt ở bệnh nhân mụn trứng cá. ...................................... 52
Bảng 3.5. Một số yếu làm nặng tình trạng mụn ở bệnh nhân mụn trứng cá............. 52
Bảng 3.6. Tiền căn gia đình ở bệnh nhân mụn trứng cá. .......................................... 53
Bảng 3.7. Tiền sử điều trị ở bệnh nhân mụn trứng cá .............................................. 53
Bảng 3.8. Chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân mụn trứng cá.......................................... 54
Bảng 3.8. So sánh loại da giữa hai nhóm mụn. ........................................................ 55
Bảng 3.9. Phân loại sang thương theo hai nhóm mụn trứng cá kéo dài và mụn trứng
cá khởi phát muộn. ................................................................................................... 56
Bảng 3.10. Đặc điểm rụng tóc ở bệnh nhân mụn trứng cá. ...................................... 57
Bảng 3.11. Đặc điểm rậm lông ở bệnh nhân mụn trứng cá. ..................................... 58
Bảng 3.11. Nồng độ Testosterone và DHEA.SO4 giữa bệnh nhân mụn trứng cá và
nhóm chứng. ............................................................................................................. 58
Bảng 3.12. Nồng độ Testosterone và DHEA.SO4 của bệnh nhân mụn trứng cá giữa
nhóm mụn. ................................................................................................................ 59
Bảng 3.13. Nồng độ Testosterone và dạng lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá. 60
Bảng 3.14. Nồng độ Testosterone và loại da của bệnh nhân mụn trứng cá.............. 61
Bảng 3.13. Nồng độ Testosterone và độ nặng của mụn theo thang điểm GAGS..... 61
.
.ii
Bảng 3.14. Nồng độ Testosterone và đặc điểm rụng tóc và rậm lông ở bệnh nhân
mụn trứng cá. ............................................................................................................ 63
Bảng 3.15. Nồng độ DHEA.SO4 và dạng lâm sàng của mụn trứng cá. ................... 64
Bảng 3.16. Nồng độ DHEA.SO4 và loại da của bệnh nhân mụn trứng cá. .............. 66
Bảng 3.17. Nồng độ DHEA.SO4 và độ nặng theo thang điểm GAGS của bệnh nhân
mụn trứng cá. ............................................................................................................ 66
Bảng 3.18. Nồng độ DHEA.SO4 và đặc điểm rụng tóc, rậm lông ở bệnh nhân mụn
trứng cá. .................................................................................................................... 67
Bảng 4.1. So sánh đặc điểm nhóm tuổi giữa các nghiên cứu. .................................. 68
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ phân nhóm mụn trứng cá kéo dài và mụn trứng cá khởi phát
muộn của một số nghiên cứu. ................................................................................... 73
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ nhóm mụn của một số nghiên cứu. .................................... 74
Bảng 4.4.So sánh một số yếu tố làm nặng mụn của một số nghiên cứu. ................. 76
Bảng 4.5.So sánh độ nặng theo thang điểm GAGS của mụn trứng cá giữa một số
nghiên cứu. ............................................................................................................... 77
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp ở bệnh nhân mụn trứng cá. .............................. 48
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố tình trạng học vấn ở bệnh nhân mụn trứng cá................... 48
Biểu đồ 3.3. Phân bố nơi ở của bệnh nhân mụn trứng cá. ........................................ 49
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt ở bệnh nhân mụn trứng cá.................... 51
Biểu đồ 3.5. Thói quen ăn đồ ngọt, tinh bột, sữa ở bệnh nhân mụn trứng cá. .......... 51
Biểu đồ 3.6. Phân nhóm mụn ở phụ nữ trưởng thành............................................... 54
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm loại da bệnh nhân mụn ở phụ nữ trưởng thành .................... 55
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm dạng lâm sàng mụn của bệnh nhân mụn trứng cá. ............... 56
Biểu đồ 3.9. Sự phân bố thang điểm GAGS của bệnh nhân mụn trứng cá. ............. 57
Biểu đồ 3.10. Mối liên quan giữa nồng độ Testosterone và dạng lâm sàng của mụn
trứng cá. .................................................................................................................... 60
Biểu đồ 3.11. Mối liên quan giữa nồng độ Testosterone và thang điểm GAGS của
bệnh nhân mụn trứng cá. .......................................................................................... 62
Biểu đồ 3.12. Mối tương quan giữa nồng độ Testosterone và thang điểm GAGS của
bệnh nhân mụn trứng cá. .......................................................................................... 63
Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa nồng độ DHEA.SO4 và dạng lâm sàng của mụn
trứng cá. .................................................................................................................... 65
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mụn trứng cá là một trong những bệnh da phổ biến thường gặp trên thế giới,
với tỷ lệ mắc bệnh cao độ tuổi từ 15 đến 45. Mặc dù là bệnh lý của lứa tuổi thanh
thiếu niên, tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mụn trứng cá ở người
trên 25 tuổi ngày càng gia tăng. Đa số các nghiên cứu, nữ giới thường mắc mụn trứng
cá trưởng thành cao hơn so với nam giới, có thể kéo dài hơn 50 tuổi. Bệnh thường có
mức độ nhẹ đến trung bình, thường tiến triển dai dẳng và kém đáp ứng với điều trị
thông thường. Mặt khác, nhu cầu điều trị ở nữ giới luôn cao hơn ở nam giới. Do đó,
mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
Năm 1997, Goulden và cộng sự [31] đã đưa thuật ngữ mụn trứng cá kéo dài và
mụn trứng cá khởi phát muộn để mô tả hai dạng lâm sàng bệnh nhân mụn trứng cá ở
độ tuổi trưởng thành. Theo đó, mụn trứng cá khởi phát muộn được định nghĩa là mụn
trứng cá có lần khởi phát đầu tiên sau 25 tuổi và mụn trứng cá kéo dài khởi phát trong
độ tuổi dậy thì, tiếp tục mụn kéo dài đến sau tuổi 25, đây là dạng lâm sàng biểu hiện
phổ biến nhất chiếm tỷ lệ đến 80%.
Nguyên nhân và yếu tố liên quan đến khởi phát cũng như kéo dài mụn trứng cá
ở tuổi trưởng thành vẫn còn chưa được hiểu biết rõ ràng.Tuy nhiên, dựa trên cơ chế
bệnh sinh của mụn trứng cá bao gồm sừng hóa nang lông, sản xuất bã nhờn, phản ứng
viêm qua trung gian C.acnes. Trong đó sự sừng hóa nang lông và tăng tiết bã nhờn
có mối tương quan cao với sự gia tăng nội tiết tố androgen và testosterone. Trong một
số nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa mức độ DHEA.SO4 và testosterone với
số lượng tổn thương mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành [20]. Trong đó DHEA.SO4
được coi là yếu tố quan trọng trong sự bài tiết bã nhờn. Các tế bào bã nhờn sẽ chuyển
đổi DHEA.SO4 thành một androgen mạnh hơn gồm Testosterone và DHT. Các
hormone tác dụng androgen mạnh này sẽ gắn vào các thụ thể nhân của tế bào bã nhờn,
từ đó tăng sinh và biệt hóa tế bào cũng như tăng tiết bã nhờn.
Mặt khác, biểu hiện lâm sàng của bệnh trong lứa tuổi này cũng có nhiều khác
biệt về đặc điểm sang thương, diễn tiến bệnh cũng như sự dung nạp điều trị so với
.
.
tuổi thiếu niên. Từ đó, dẫn tới nhiều thay đổi trong chỉ định và phối hợp thuốc điều
trị cho bệnh nhân ở nhóm tuổi này [34].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về xác định mối liên quan giữ nồng độ của
androgen và đặc điểm lâm sàng của mụn trứng cá ở nữ trưởng thành. Tuy nhiên tại
Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về nồng độ của DHEA.SO4 và
Testosterone toàn phần trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành. Với các
luận điểm trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nồng độ
Dehydroepiandrosterone Sulfate, Testosterone trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ
trưởng thành.” nhằm xác định mối liên quan giữa nồng độ của DHEA.SO4,
Testosterone và các yếu tố liên quan trên nhóm đối tượng này.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định nồng độ DHEA.SO4 và Testosterone trong máu và các yếu tố liên
quan trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành đến khám tại Bệnh viện Da
liễu TP Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020 đến tháng 03/2022.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Khảo sát các yếu tố về dịch tễ học, lâm sàng trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ
nữ trưởng thành.
2. Xác định nồng độ DHEA.SO4 và Testosterone trên bệnh nhân mụn trứng cá ở
phụ nữ trưởng thành và nhóm chứng.
3. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ DHEA.SO4 và Testosterone với đặc điểm
dịch tễ học và lâm sàng ở bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành.
.
.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Mụn trứng cá là bệnh lý đa yếu tố hệ thống đơn vị nang lông tuyến bã. Đặc điểm
lâm sàng có nhiều biểu hiện khác nhau, từ mụn trứng cá thể thông thường cho đến
mụn trứng cá thể tối cấp và có thể để lại biến chứng như tăng sắc tố sau viêm, sẹo lồi,
sẹo lõm nếu không được điều trị đúng cách. Mặc dù tất cả các nhóm tuổi đều có thể
bị ảnh hưởng bởi nhiều loại mụn khác nhau, nhưng về cơ bản mụn trứng cá là bệnh
lý của người trưởng thành [17].
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MỤN TRỨNG CÁ
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ
Mụn trứng cá là bệnh da thông thường rất hay gặp ở ở tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh có thể tiến triển lâu dài trong nhiều năm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý và sự
tự tin của người bệnh.
Trên toàn cầu, mụn trứng cá chiếm khoảng 0,3% dân số toàn thế giới và chiếm
khoảng 16% các bệnh da liễu. Riêng tại Mỹ, mụn trứng cá ảnh hưởng đến khoảng 40
đến 50 triệu người mỗi năm, dẫn đến chi phí điều trị ước tính hàng năm ở Mỹ là ít
nhất 2,5 tỷ USD. Với tỷ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi thanh niên 85%, đặc biệt ảnh
hưởng trong độ tuổi từ 12 đến 24 tuổi [17].
Mặc dù được xem là bệnh lý của tuổi thanh thiếu niên, nhưng mụn trứng cá vẫn
xuất hiện đến độ tuổi trưởng thành. Dựa trên một nghiên cứu khảo sát ở Mỹ, 35% nữ
giới và 20% nam giới bị mụn trứng cá ở độ tuổi 30, trong khi đó với độ tuổi 40 con
số này lần lượt là 26% và 12%. Trẻ nam và người trưởng thành nam da trắng có
khuynh hướng dễ bị mụn trứng cá dạng nốt, nang hơn so với các nhóm khác [17].
Trong khi đó một nghiên cứu sức khỏe trong cộng đồng của 749 người trưởng thành
trên 25 tuổi ở Anh, tỷ lệ mụn trứng cá có biểu hiện lâm sàng ở cả nam và nữ lần lượt
là 3% và 12% . Tỷ lệ mụn trứng cá ở phụ nữ cũng giảm dần theo tuổi. Trong một
nghiên cứu tiền cứu trên 2895 phụ nữ (từ 10 đến 70 tuổi) được thực hiện ở Hoa Kỳ,
Anh, Ý và Nhật Bản [39]. Mặc dù mụn trứng cá phổ biến nhất ở tuổi 16 (với tỷ lệ
.
.
70%) và đã giảm dần sau 18 tuổi, 50% phụ nữ ở độ tuổi 20, 25% phụ nữ ở độ tuổi 30
và hơn 10% phụ nữ ở độ tuổi 40 vẫn bị mụn trứng cá (với hơn bốn sang thương nhân
trứng cá hoặc mụn viêm ở một bên mặt). Mụn trứng cá ít xảy ra ở phụ nữ mãn kinh.
Ở nhóm phụ nữ từ 51 tuổi, tỷ lệ mụn trứng cá có ý nghĩa lâm sàng ở mức dưới 5%.
1.1.2. Sinh bệnh học của mụn trứng cá:
Như đã biết, mụn trứng cá là bệnh lý của đơn vị nang lông, tuyến bã. Với những
nghiên cứu hiện tại, mụn trứng cá là bệnh lý viêm phức tạp, đa yếu tố. Gần đây, nhiều
nghiên cứu xác định vai trò các tế bào và phân tử có cơ chế liên quan đến mụn trứng
cá cũng như tầm quan trọng của phản ứng viêm và đáp ứng miễn dịch.
Sự hình thành mụn trứng cá liên quan đến sự tương tác của nhiều yếu tố bao
gồm: (1) sự sừng hóa nang lông, (2) ảnh hưởng hormone liên quan đến thành phần
và sự sản xuất bã nhờn, (3) phản ứng viêm qua trung gian P. Acnes [8].
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá [49].
Mỗi quá trình có sự chồng lấp và liên quan với nhau dưới sự ảnh hưởng của
miễn dịch và phản ứng viêm [17].
.
.
1.1.2.1. Sự sừng hóa nang lông
Sừng hóa nang lông là nguyên nhân chính hình thành vi nhân mụn
(microcomedone) là tiền thân của tất cả các sang thương ban đầu của mụn trứng cá
trên lâm sàng. Phần trên của nang lông có dạng hình phễu có hiện tượng tăng sinh và
kết dính các tế bào sừng dẫn đến hình thành nút sừng nang lông.
Nút sừng nang lông gây tắc nghẽn, làm các chất sừng, chất bã và vi khuẩn bị ứ
đọng tại nang lông, tạo thành vi nhân mụn [32]. Các yếu tố kích thích sự sừng hóa và
kết dính các tế bào sừng hiện vẫn chưa được biết rõ. Mặc dù vậy, một số yếu tố được
đưa ra là sự kích thích androgen, giảm axit linoleic, tăng hoạt động của IL- 1, ảnh
hưởng của C.acnes.
1.1.2.2. Ảnh hưởng hormone liên quan đến thành phần và sự sản xuất bã nhờn
Tuyến bã được kiểm soát chủ yếu bởi androgen, ngoài ra cũng bị ảnh hưởng từ
các hormone và neuropeptide khác Tác động của androgen đối với hoạt động của
tuyến bã nhờn bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ sơ sinh. Androgen góp phần gây ra mụn
trứng cá qua cơ chế chuyển đổi tiền chất androgen thành androgen trong tuyến bã
nhờn và tăng độ nhạy cảm của tuyến bã nhờn đối với androgen.
1.1.2.3. Viêm trong mụn trứng cá
Mặc dù, đã có những hiểu biết sâu rộng hơn về quá trình viêm trong mụn trứng
cá, nhưng vẫn còn nghi ngờ quanh quá trình phản ứng viêm trong phát triển sang
thương của mụn trứng cá. Khi mụn trứng cá xuất hiện tại nang lông, lúc này tăng tiết
chất sừng, chất bã, P. acnes cùng với các mảnh vụn tế bào vào lớp hạ bì xung quanh
nang lông thúc đẩy đáng kể quá trình viêm.
Tùy loại phản ứng viêm nào sẽ xác định những sang thương biểu hiện trên lâm
sàng. Với sang thương mới thường bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế, sau đó
bạch cầu thúc đẩy phản ứng viêm bằng cách giải phóng các men lysosomal và tạo ra
các chất phản ứng oxy hóa, nồng độ những chất này tăng trong da và huyết tương
tương quan với mức độ nặng của mụn. Phản ứng viêm cũng đóng vai trò trong sự
.
.
hình thành sẹo. Phản ứng viêm sớm không đặc hiệu ít hình thành sẹo hơn so với phản
ứng viêm muộn và đặc hiệu.
1.1.2.4. Cutibacterium acnes và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh.
C. acnes là vi khuẩn Gram dương, kỵ khí được tìm thấy sâu bên trong nang lông,
thường cùng với số lượng nhỏ hơn của P. granulum. Ở người trưởng thành, C. acnes
là sinh vật chiếm ưu thế trong hệ sinh vật ở da và tuyến bã nhờn vùng mặt. Hầu hết,
C. acnes được xem là vi khuẩn hội sinh trên da hơn so với là tác nhân gây bệnh.
Vai trò sinh bệnh học của C. acnes bao gồm giải phóng trực tiếp lipase, yếu tố
hóa học và các enzyme góp phần làm vỡ nhân trứng cá, cũng như kích thích các tế
bào viêm và tế bào sừng để sản xuất các chất trung gian gây viêm và chất phản ứng
oxy hóa. Tương tác giữa hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở da và C.acnes đóng vai trò
quan trọng trong sinh bệnh học mụn trứng cá. Trong đó có cơ chế thông qua thụ thể
Toll-like (TLR) là lớp thụ thể xuyên màng nhận biết vi khuẩn nhờ các tế bào miễn
dịch (bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính) và tế bào sừng.
Nhờ kích hoạt con đường TLR2, C.acnes kích thích giải phóng các chất trung
gian gây viêm như IL-1α, IL-8, IL-12, yếu tố hoại tử khối u, TNF-α và men thủy phân
protein cấu trúc. IL-8 dẫn đến thu hút bạch cầu đa nhân trung tính, giải phóng các
enzyme lysosomal và góp phần tắc nghẽn nang lông, trong khi IL-12 thúc đẩy đáp
ứng viêm qua tế bào Th1. C. acnes cũng đã được chứng minh kích hoạt thụ thể protein
3 giống NOD (NLRP3) trong tế bào chất của bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu
đơn nhân, dẫn đến giải phóng chất tiền viêm IL-1β. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây
đã cho thấy C. acnes kích thích đáp ứng tế bào Th17 trong sang thương mụn.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng
Mụn trứng cá thường được tìm thấy ở những vùng da có tuyến bã phát triển,
nhiều nhất ở mặt và thân trên. Sang thương mụn trứng cá được chia thành nhóm
không viêm và viêm dựa trên sự biểu hiện lâm sàng [17]. Mụn trứng cá không viêm
đặc trưng bởi nhân trứng cá mở và đóng. Nhân trứng cá đóng (mụn đầu trắng) nhỏ,
kích thước khoảng 1mm, sẩn màu da không có chỗ đổ ra trên bề mặt da, sang thương
.
.
này thường khó thấy, xác định tốt hơn khi sờ nắn, căng bề mặt da. Ngược lại, nhân
trứng cá mở (mụn đầu đen), màu đen do có hiện tượng oxy hóa các chất sừng. Những
nốt đen nổi cao hơn mặt da và có thể thoát ra ngoài.
Mụn trứng cá viêm đặc trưng bởi sẩn, mụn mủ, nốt, nang, đường hầm phụ thuộc
vào mức độ nặng khác nhau. Các sẩn nhô cao trên mặt da, màu đỏ hồng, đường kính
thường 1-5mm. Sẩn có thể tiến triển dần và hình thành mụn mủ trên bề mặt. Mụn mủ
thường từ nhiều sẩn tập trung thành từng đám, trên nền hồng ban, có mủ màu trắng
đục, kích thước < 5mm. Khi độ nặng của tổn thương tiến triển, nốt được hình thành,
sờ cứng và ấn đau, kích thước thường >5mm. Sang thương có thể hóa mủ, mềm dần,
tạo áp xe, để lại sẹo xấu sau khi lành. Sang thương dạng nang sâu hơn, kích thước
thường >2cm, chứa mủ và dịch huyết thanh. Ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá
nặng, sang thương thường xuyên kết hợp tạo thành các mảng lớn, phức tạp, đôi khi
mảng viêm tạo đường hầm [7] .
Trong mụn trứng cá, cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng thẩm mỹ như
sẹo. Đỏ và tăng sắc tố sau viêm thường tồn tại kéo dài sau khi các tổn thương do mụn
viêm đã giảm. Mặc dù, sự thay đổi sắc tố thường mờ dần trong nhiều tháng nếu mụn
được kiểm soát, tuy nhiên một số trường hợp có thể vĩnh viễn. Sẹo lõm hoặc sẹo phì
đại là biến chứng thường gặp của mụn trứng cá dạng nốt. Sẹo lõm là những sang
thương teo lõm, nằm ở bên dưới mặt da, là biến chứng đáng ngại của mụn trứng cá.
Sang thương gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ và tác động xấu đến tâm
lý bệnh nhân. Tùy vào tình trạng đáy sẹo, sẹo lõm được phân thành sẹo lõm lòng
thuyền, sẹo đáy vuông, sẹo đỉnh băng. Cách phân chia giúp phân định độ nông, sâu
của sang thương và giúp quyết định loại điều trị cần áp dụng. Trong khi đó, sẹo lồi
do sự đáp ứng tạo mô sợi quá mức trong quá trình lành sang thương da, thường xãy
ra trên một số cơ địa đặc biệt [49].
1.1.4. Phân loại độ nặng của mụn trứng cá:
Mặc dù mụn trứng cá dễ chẩn đoán, nhưng do tính chất đa hình, đa mức độ dẫn
đến đánh giá mức độ nặng của mụn không đơn giản. Với sang thương mụn có thể
.
.
thay đổi số lượng trong quá trình tự nhiên của bệnh, nhiều hệ thống phân loại khác
nhau đã được phát triển, dựa trên khám lâm sàng và tư liệu ảnh, để đánh giá mức độ
nặng của mụn trứng cá.. Hầu hết các hệ thống phân loại đều dựa trên đánh giá riêng
lẻ hay phối hợp các yếu tố như số lượng sang thương, loại sang thương chiếm ưu thế
và mức độ lan rộng của bệnh. Mỗi hệ thống đều có những ưu và khuyết điểm riêng.
Tuy nhiên, cần lưu ý có sự khác biệt trong đánh giá độ nặng bệnh giữa bệnh nhân và
thầy thuốc chuyên khoa.
Phân loại độ nặng dựa trên đếm số lượng sang thương thường cần thời gian và
được áp dụng trong nghiên cứu nhiều hơn thực hành lâm sàng. Khuynh hướng mới
trong phân loại bệnh thường quan tâm đến dự hiện diện của các sang thương nặng vì
điều trị lành những sang thương này sẽ đáp ứng được nhu cầu cải thiện về mặt thẩm
mỹ và sự hài lòng bệnh nhân.
Trên lâm sàng, mụn trứng cá có thể được phân thành 5 độ tương ứng với loại
sang thương chiếm ưu thế.
- Độ 1: nhân trứng cá.
- Độ 2: sẩn viêm và mụn mủ.
- Độ 3: cục hoặc nang.
- Độ 4: sẹo nặng.
- Độ 5: trứng cá cụm với sự tạo thành xoang, hang thông nhau.
Phân loại này có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng trên lâm sàng và giúp định
hướng điều trị. Tuy vậy, mức độ chính xác không cao do không kể đến số lượng và
mức độ lan rộng của bệnh.
Năm 1997, Doshi, Zaheer và Stiller đã đề nghị một hệ thống phân loại mụn
trứng cá toàn diện (GAGS). Hệ thống này phân vị trí ảnh hưởng thành sáu vùng gồm
trán, mỗi bên má, mũi, cằm, ngực và lưng), tại mỗi vùng cho điểm dựa vào độ nặng
( 0: không có sang thương, 1: nhân trứng cá, 2: sẩn, 3: mụn mủ, 4: nốt). Số điểm mỗi
vùng sẽ tính bằng hệ số theo vùng (1-3) nhân với độ nặng (0-4). Điểm độ nặng bằng
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
PHẠM THỊ NGA
NỒNG ĐỘ DEHYDROEPIANDROSTERONE SULFATE,
TESTOSTERONE TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ Ở
PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
PHẠM THỊ NGA
NỒNG ĐỘ DEHYDROEPIANDROSTERONE SULFATE,
TESTOSTERONE TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ Ở
PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH
NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BS LÊ NGỌC DIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Nga, học viên cao học niên khóa 2019- 2021, chuyên ngành
Nội khoa (Da Liễu) – Đại Học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS.BS Lê Ngọc Diệp.
- Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khác đã công bố
tại Việt Nam.
- Các thông tin trong nghiên cứu là hoàn chính xác, trung thực, khách
quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ quan nơi nghiên cứu cho
phép lấy mẫu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng 04 năm 2022
Tác giả
.
.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MỤN TRỨNG CÁ ............................................................ 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM MỤN TRỨNG CÁ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH..................... 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ DEHYDROEPIANDROSTERONE SULFATE VÀ
TESTOSTERONE TRONG MỤN TRỨNG CÁ. .................................................... 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 35
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 35
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 35
2.3. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU ............................................................................ 35
2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ........................................................................ 36
2.5. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU......................................................................... 37
2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .......................................................... 42
2.7. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 45
2.8. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................................................................. 45
2.9. VẤN ĐỀ Y ĐỨC ............................................................................................... 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 47
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN MỤN
TRỨNG CÁ .............................................................................................................. 47
3.2. NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE VÀ DHEA.SO4 CỦA BỆNH NHÂN MỤN
TRỨNG CÁ .............................................................................................................. 58
.
.i
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 68
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................. 68
4.2. NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE VÀ DHEA.SO4 TRÊN BỆNH NHÂN MỤN
TRỨNG CÁ Ở PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH ......................................................... 78
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TESTOSTERONE VÀ CÁC ĐẶC
ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG.................................................................................. 80
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ DHEA.SO4 VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM
DỊCH TỄ LÂM SÀNG ............................................................................................. 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 84
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1
.
.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
ACTH Adrenocorticotropic hormone
Adap Adapalene
BPO Benzoyl Peroxide
CAMP1 Calmodulin-regulated spectrin-associated protein 1
DHEA.SO4 Dehydroepiandrosterone Sulfate
DHT Dihydrotestosterone
DNA Deoxyribonucleic acid
EE Ethinyl Estradiol
FDA Food and Drug Administration
FSH Follicle Stimulating Hormone
GAGS Global Acne Grading System
GnRH Gonadotropin - gonadotropin-releasing hormone
IGFs Insulin-like growth factors
IL-1 Interleukin- 1
LH Luteinizing Hormone
MSH Melanocyte Stimulating Hormone
PCOS Polycystic ovary syndrome
C.acnes Cutibacterium acnes
PPAR peroxisome proliferator-activated receptor
.
.
RARα retinoic acid receptor α
RARγ retinoic acid receptor γ
Ret Retinoids
RXR Retinoid X Receptor
SHBG sex hormone binding globulin
StaR Steroidogenic acute regulatory protein
TLR Toll-like receptor
.
i.
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá [49]. ................................................... 5
Hình 1.2. Phân độ nặng của mụn theo GAGS [40]. ................................................ 10
Hình 1.3. Nhân trứng cá trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành ....... 21
Hình 1.4. Chuyển hóa của hormone steroid. ............................................................ 32
Hình 2.1. Thang điểm đánh giá rậm lông của Ferriman- Galley. ............................. 42
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ..................................................................................... 45
.
.i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của mụn trứng cá ở người trưởng
thành theo nghiên cứu của tác giả Võ Nguyễn Thúy Anh và cs.... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 1.2. Phác đồ điều trị mụn trứng cá- Nguồn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị,
Bệnh viện da liễu TP.HCM (2017) [1] ..................................................................... 22
Bảng 2.1. Các biến số thu thập qua hỏi bệnh sử ....................................................... 37
Bảng 2.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI .............................................. 40
Bảng 2.3. Thang điểm độ nặng của mụn trứng cá theo GAGS ................................ 41
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................... 47
Bảng 3.2. Tiền căn bệnh lý ở bệnh nhân mụn trứng cá ............................................ 50
Bảng 3.4. Thói quen sinh hoạt ở bệnh nhân mụn trứng cá. ...................................... 52
Bảng 3.5. Một số yếu làm nặng tình trạng mụn ở bệnh nhân mụn trứng cá............. 52
Bảng 3.6. Tiền căn gia đình ở bệnh nhân mụn trứng cá. .......................................... 53
Bảng 3.7. Tiền sử điều trị ở bệnh nhân mụn trứng cá .............................................. 53
Bảng 3.8. Chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân mụn trứng cá.......................................... 54
Bảng 3.8. So sánh loại da giữa hai nhóm mụn. ........................................................ 55
Bảng 3.9. Phân loại sang thương theo hai nhóm mụn trứng cá kéo dài và mụn trứng
cá khởi phát muộn. ................................................................................................... 56
Bảng 3.10. Đặc điểm rụng tóc ở bệnh nhân mụn trứng cá. ...................................... 57
Bảng 3.11. Đặc điểm rậm lông ở bệnh nhân mụn trứng cá. ..................................... 58
Bảng 3.11. Nồng độ Testosterone và DHEA.SO4 giữa bệnh nhân mụn trứng cá và
nhóm chứng. ............................................................................................................. 58
Bảng 3.12. Nồng độ Testosterone và DHEA.SO4 của bệnh nhân mụn trứng cá giữa
nhóm mụn. ................................................................................................................ 59
Bảng 3.13. Nồng độ Testosterone và dạng lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá. 60
Bảng 3.14. Nồng độ Testosterone và loại da của bệnh nhân mụn trứng cá.............. 61
Bảng 3.13. Nồng độ Testosterone và độ nặng của mụn theo thang điểm GAGS..... 61
.
.ii
Bảng 3.14. Nồng độ Testosterone và đặc điểm rụng tóc và rậm lông ở bệnh nhân
mụn trứng cá. ............................................................................................................ 63
Bảng 3.15. Nồng độ DHEA.SO4 và dạng lâm sàng của mụn trứng cá. ................... 64
Bảng 3.16. Nồng độ DHEA.SO4 và loại da của bệnh nhân mụn trứng cá. .............. 66
Bảng 3.17. Nồng độ DHEA.SO4 và độ nặng theo thang điểm GAGS của bệnh nhân
mụn trứng cá. ............................................................................................................ 66
Bảng 3.18. Nồng độ DHEA.SO4 và đặc điểm rụng tóc, rậm lông ở bệnh nhân mụn
trứng cá. .................................................................................................................... 67
Bảng 4.1. So sánh đặc điểm nhóm tuổi giữa các nghiên cứu. .................................. 68
Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ phân nhóm mụn trứng cá kéo dài và mụn trứng cá khởi phát
muộn của một số nghiên cứu. ................................................................................... 73
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ nhóm mụn của một số nghiên cứu. .................................... 74
Bảng 4.4.So sánh một số yếu tố làm nặng mụn của một số nghiên cứu. ................. 76
Bảng 4.5.So sánh độ nặng theo thang điểm GAGS của mụn trứng cá giữa một số
nghiên cứu. ............................................................................................................... 77
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp ở bệnh nhân mụn trứng cá. .............................. 48
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố tình trạng học vấn ở bệnh nhân mụn trứng cá................... 48
Biểu đồ 3.3. Phân bố nơi ở của bệnh nhân mụn trứng cá. ........................................ 49
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt ở bệnh nhân mụn trứng cá.................... 51
Biểu đồ 3.5. Thói quen ăn đồ ngọt, tinh bột, sữa ở bệnh nhân mụn trứng cá. .......... 51
Biểu đồ 3.6. Phân nhóm mụn ở phụ nữ trưởng thành............................................... 54
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm loại da bệnh nhân mụn ở phụ nữ trưởng thành .................... 55
Biểu đồ 3.8. Đặc điểm dạng lâm sàng mụn của bệnh nhân mụn trứng cá. ............... 56
Biểu đồ 3.9. Sự phân bố thang điểm GAGS của bệnh nhân mụn trứng cá. ............. 57
Biểu đồ 3.10. Mối liên quan giữa nồng độ Testosterone và dạng lâm sàng của mụn
trứng cá. .................................................................................................................... 60
Biểu đồ 3.11. Mối liên quan giữa nồng độ Testosterone và thang điểm GAGS của
bệnh nhân mụn trứng cá. .......................................................................................... 62
Biểu đồ 3.12. Mối tương quan giữa nồng độ Testosterone và thang điểm GAGS của
bệnh nhân mụn trứng cá. .......................................................................................... 63
Biểu đồ 3.13. Mối liên quan giữa nồng độ DHEA.SO4 và dạng lâm sàng của mụn
trứng cá. .................................................................................................................... 65
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mụn trứng cá là một trong những bệnh da phổ biến thường gặp trên thế giới,
với tỷ lệ mắc bệnh cao độ tuổi từ 15 đến 45. Mặc dù là bệnh lý của lứa tuổi thanh
thiếu niên, tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mụn trứng cá ở người
trên 25 tuổi ngày càng gia tăng. Đa số các nghiên cứu, nữ giới thường mắc mụn trứng
cá trưởng thành cao hơn so với nam giới, có thể kéo dài hơn 50 tuổi. Bệnh thường có
mức độ nhẹ đến trung bình, thường tiến triển dai dẳng và kém đáp ứng với điều trị
thông thường. Mặt khác, nhu cầu điều trị ở nữ giới luôn cao hơn ở nam giới. Do đó,
mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành ngày càng được quan tâm nghiên cứu.
Năm 1997, Goulden và cộng sự [31] đã đưa thuật ngữ mụn trứng cá kéo dài và
mụn trứng cá khởi phát muộn để mô tả hai dạng lâm sàng bệnh nhân mụn trứng cá ở
độ tuổi trưởng thành. Theo đó, mụn trứng cá khởi phát muộn được định nghĩa là mụn
trứng cá có lần khởi phát đầu tiên sau 25 tuổi và mụn trứng cá kéo dài khởi phát trong
độ tuổi dậy thì, tiếp tục mụn kéo dài đến sau tuổi 25, đây là dạng lâm sàng biểu hiện
phổ biến nhất chiếm tỷ lệ đến 80%.
Nguyên nhân và yếu tố liên quan đến khởi phát cũng như kéo dài mụn trứng cá
ở tuổi trưởng thành vẫn còn chưa được hiểu biết rõ ràng.Tuy nhiên, dựa trên cơ chế
bệnh sinh của mụn trứng cá bao gồm sừng hóa nang lông, sản xuất bã nhờn, phản ứng
viêm qua trung gian C.acnes. Trong đó sự sừng hóa nang lông và tăng tiết bã nhờn
có mối tương quan cao với sự gia tăng nội tiết tố androgen và testosterone. Trong một
số nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa mức độ DHEA.SO4 và testosterone với
số lượng tổn thương mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành [20]. Trong đó DHEA.SO4
được coi là yếu tố quan trọng trong sự bài tiết bã nhờn. Các tế bào bã nhờn sẽ chuyển
đổi DHEA.SO4 thành một androgen mạnh hơn gồm Testosterone và DHT. Các
hormone tác dụng androgen mạnh này sẽ gắn vào các thụ thể nhân của tế bào bã nhờn,
từ đó tăng sinh và biệt hóa tế bào cũng như tăng tiết bã nhờn.
Mặt khác, biểu hiện lâm sàng của bệnh trong lứa tuổi này cũng có nhiều khác
biệt về đặc điểm sang thương, diễn tiến bệnh cũng như sự dung nạp điều trị so với
.
.
tuổi thiếu niên. Từ đó, dẫn tới nhiều thay đổi trong chỉ định và phối hợp thuốc điều
trị cho bệnh nhân ở nhóm tuổi này [34].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về xác định mối liên quan giữ nồng độ của
androgen và đặc điểm lâm sàng của mụn trứng cá ở nữ trưởng thành. Tuy nhiên tại
Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về nồng độ của DHEA.SO4 và
Testosterone toàn phần trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành. Với các
luận điểm trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nồng độ
Dehydroepiandrosterone Sulfate, Testosterone trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ
trưởng thành.” nhằm xác định mối liên quan giữa nồng độ của DHEA.SO4,
Testosterone và các yếu tố liên quan trên nhóm đối tượng này.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định nồng độ DHEA.SO4 và Testosterone trong máu và các yếu tố liên
quan trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành đến khám tại Bệnh viện Da
liễu TP Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020 đến tháng 03/2022.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Khảo sát các yếu tố về dịch tễ học, lâm sàng trên bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ
nữ trưởng thành.
2. Xác định nồng độ DHEA.SO4 và Testosterone trên bệnh nhân mụn trứng cá ở
phụ nữ trưởng thành và nhóm chứng.
3. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ DHEA.SO4 và Testosterone với đặc điểm
dịch tễ học và lâm sàng ở bệnh nhân mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành.
.
.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Mụn trứng cá là bệnh lý đa yếu tố hệ thống đơn vị nang lông tuyến bã. Đặc điểm
lâm sàng có nhiều biểu hiện khác nhau, từ mụn trứng cá thể thông thường cho đến
mụn trứng cá thể tối cấp và có thể để lại biến chứng như tăng sắc tố sau viêm, sẹo lồi,
sẹo lõm nếu không được điều trị đúng cách. Mặc dù tất cả các nhóm tuổi đều có thể
bị ảnh hưởng bởi nhiều loại mụn khác nhau, nhưng về cơ bản mụn trứng cá là bệnh
lý của người trưởng thành [17].
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ MỤN TRỨNG CÁ
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ
Mụn trứng cá là bệnh da thông thường rất hay gặp ở ở tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh có thể tiến triển lâu dài trong nhiều năm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý và sự
tự tin của người bệnh.
Trên toàn cầu, mụn trứng cá chiếm khoảng 0,3% dân số toàn thế giới và chiếm
khoảng 16% các bệnh da liễu. Riêng tại Mỹ, mụn trứng cá ảnh hưởng đến khoảng 40
đến 50 triệu người mỗi năm, dẫn đến chi phí điều trị ước tính hàng năm ở Mỹ là ít
nhất 2,5 tỷ USD. Với tỷ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi thanh niên 85%, đặc biệt ảnh
hưởng trong độ tuổi từ 12 đến 24 tuổi [17].
Mặc dù được xem là bệnh lý của tuổi thanh thiếu niên, nhưng mụn trứng cá vẫn
xuất hiện đến độ tuổi trưởng thành. Dựa trên một nghiên cứu khảo sát ở Mỹ, 35% nữ
giới và 20% nam giới bị mụn trứng cá ở độ tuổi 30, trong khi đó với độ tuổi 40 con
số này lần lượt là 26% và 12%. Trẻ nam và người trưởng thành nam da trắng có
khuynh hướng dễ bị mụn trứng cá dạng nốt, nang hơn so với các nhóm khác [17].
Trong khi đó một nghiên cứu sức khỏe trong cộng đồng của 749 người trưởng thành
trên 25 tuổi ở Anh, tỷ lệ mụn trứng cá có biểu hiện lâm sàng ở cả nam và nữ lần lượt
là 3% và 12% . Tỷ lệ mụn trứng cá ở phụ nữ cũng giảm dần theo tuổi. Trong một
nghiên cứu tiền cứu trên 2895 phụ nữ (từ 10 đến 70 tuổi) được thực hiện ở Hoa Kỳ,
Anh, Ý và Nhật Bản [39]. Mặc dù mụn trứng cá phổ biến nhất ở tuổi 16 (với tỷ lệ
.
.
70%) và đã giảm dần sau 18 tuổi, 50% phụ nữ ở độ tuổi 20, 25% phụ nữ ở độ tuổi 30
và hơn 10% phụ nữ ở độ tuổi 40 vẫn bị mụn trứng cá (với hơn bốn sang thương nhân
trứng cá hoặc mụn viêm ở một bên mặt). Mụn trứng cá ít xảy ra ở phụ nữ mãn kinh.
Ở nhóm phụ nữ từ 51 tuổi, tỷ lệ mụn trứng cá có ý nghĩa lâm sàng ở mức dưới 5%.
1.1.2. Sinh bệnh học của mụn trứng cá:
Như đã biết, mụn trứng cá là bệnh lý của đơn vị nang lông, tuyến bã. Với những
nghiên cứu hiện tại, mụn trứng cá là bệnh lý viêm phức tạp, đa yếu tố. Gần đây, nhiều
nghiên cứu xác định vai trò các tế bào và phân tử có cơ chế liên quan đến mụn trứng
cá cũng như tầm quan trọng của phản ứng viêm và đáp ứng miễn dịch.
Sự hình thành mụn trứng cá liên quan đến sự tương tác của nhiều yếu tố bao
gồm: (1) sự sừng hóa nang lông, (2) ảnh hưởng hormone liên quan đến thành phần
và sự sản xuất bã nhờn, (3) phản ứng viêm qua trung gian P. Acnes [8].
Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá [49].
Mỗi quá trình có sự chồng lấp và liên quan với nhau dưới sự ảnh hưởng của
miễn dịch và phản ứng viêm [17].
.
.
1.1.2.1. Sự sừng hóa nang lông
Sừng hóa nang lông là nguyên nhân chính hình thành vi nhân mụn
(microcomedone) là tiền thân của tất cả các sang thương ban đầu của mụn trứng cá
trên lâm sàng. Phần trên của nang lông có dạng hình phễu có hiện tượng tăng sinh và
kết dính các tế bào sừng dẫn đến hình thành nút sừng nang lông.
Nút sừng nang lông gây tắc nghẽn, làm các chất sừng, chất bã và vi khuẩn bị ứ
đọng tại nang lông, tạo thành vi nhân mụn [32]. Các yếu tố kích thích sự sừng hóa và
kết dính các tế bào sừng hiện vẫn chưa được biết rõ. Mặc dù vậy, một số yếu tố được
đưa ra là sự kích thích androgen, giảm axit linoleic, tăng hoạt động của IL- 1, ảnh
hưởng của C.acnes.
1.1.2.2. Ảnh hưởng hormone liên quan đến thành phần và sự sản xuất bã nhờn
Tuyến bã được kiểm soát chủ yếu bởi androgen, ngoài ra cũng bị ảnh hưởng từ
các hormone và neuropeptide khác Tác động của androgen đối với hoạt động của
tuyến bã nhờn bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ sơ sinh. Androgen góp phần gây ra mụn
trứng cá qua cơ chế chuyển đổi tiền chất androgen thành androgen trong tuyến bã
nhờn và tăng độ nhạy cảm của tuyến bã nhờn đối với androgen.
1.1.2.3. Viêm trong mụn trứng cá
Mặc dù, đã có những hiểu biết sâu rộng hơn về quá trình viêm trong mụn trứng
cá, nhưng vẫn còn nghi ngờ quanh quá trình phản ứng viêm trong phát triển sang
thương của mụn trứng cá. Khi mụn trứng cá xuất hiện tại nang lông, lúc này tăng tiết
chất sừng, chất bã, P. acnes cùng với các mảnh vụn tế bào vào lớp hạ bì xung quanh
nang lông thúc đẩy đáng kể quá trình viêm.
Tùy loại phản ứng viêm nào sẽ xác định những sang thương biểu hiện trên lâm
sàng. Với sang thương mới thường bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế, sau đó
bạch cầu thúc đẩy phản ứng viêm bằng cách giải phóng các men lysosomal và tạo ra
các chất phản ứng oxy hóa, nồng độ những chất này tăng trong da và huyết tương
tương quan với mức độ nặng của mụn. Phản ứng viêm cũng đóng vai trò trong sự
.
.
hình thành sẹo. Phản ứng viêm sớm không đặc hiệu ít hình thành sẹo hơn so với phản
ứng viêm muộn và đặc hiệu.
1.1.2.4. Cutibacterium acnes và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh.
C. acnes là vi khuẩn Gram dương, kỵ khí được tìm thấy sâu bên trong nang lông,
thường cùng với số lượng nhỏ hơn của P. granulum. Ở người trưởng thành, C. acnes
là sinh vật chiếm ưu thế trong hệ sinh vật ở da và tuyến bã nhờn vùng mặt. Hầu hết,
C. acnes được xem là vi khuẩn hội sinh trên da hơn so với là tác nhân gây bệnh.
Vai trò sinh bệnh học của C. acnes bao gồm giải phóng trực tiếp lipase, yếu tố
hóa học và các enzyme góp phần làm vỡ nhân trứng cá, cũng như kích thích các tế
bào viêm và tế bào sừng để sản xuất các chất trung gian gây viêm và chất phản ứng
oxy hóa. Tương tác giữa hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở da và C.acnes đóng vai trò
quan trọng trong sinh bệnh học mụn trứng cá. Trong đó có cơ chế thông qua thụ thể
Toll-like (TLR) là lớp thụ thể xuyên màng nhận biết vi khuẩn nhờ các tế bào miễn
dịch (bạch cầu đơn nhân, đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính) và tế bào sừng.
Nhờ kích hoạt con đường TLR2, C.acnes kích thích giải phóng các chất trung
gian gây viêm như IL-1α, IL-8, IL-12, yếu tố hoại tử khối u, TNF-α và men thủy phân
protein cấu trúc. IL-8 dẫn đến thu hút bạch cầu đa nhân trung tính, giải phóng các
enzyme lysosomal và góp phần tắc nghẽn nang lông, trong khi IL-12 thúc đẩy đáp
ứng viêm qua tế bào Th1. C. acnes cũng đã được chứng minh kích hoạt thụ thể protein
3 giống NOD (NLRP3) trong tế bào chất của bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu
đơn nhân, dẫn đến giải phóng chất tiền viêm IL-1β. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây
đã cho thấy C. acnes kích thích đáp ứng tế bào Th17 trong sang thương mụn.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng
Mụn trứng cá thường được tìm thấy ở những vùng da có tuyến bã phát triển,
nhiều nhất ở mặt và thân trên. Sang thương mụn trứng cá được chia thành nhóm
không viêm và viêm dựa trên sự biểu hiện lâm sàng [17]. Mụn trứng cá không viêm
đặc trưng bởi nhân trứng cá mở và đóng. Nhân trứng cá đóng (mụn đầu trắng) nhỏ,
kích thước khoảng 1mm, sẩn màu da không có chỗ đổ ra trên bề mặt da, sang thương
.
.
này thường khó thấy, xác định tốt hơn khi sờ nắn, căng bề mặt da. Ngược lại, nhân
trứng cá mở (mụn đầu đen), màu đen do có hiện tượng oxy hóa các chất sừng. Những
nốt đen nổi cao hơn mặt da và có thể thoát ra ngoài.
Mụn trứng cá viêm đặc trưng bởi sẩn, mụn mủ, nốt, nang, đường hầm phụ thuộc
vào mức độ nặng khác nhau. Các sẩn nhô cao trên mặt da, màu đỏ hồng, đường kính
thường 1-5mm. Sẩn có thể tiến triển dần và hình thành mụn mủ trên bề mặt. Mụn mủ
thường từ nhiều sẩn tập trung thành từng đám, trên nền hồng ban, có mủ màu trắng
đục, kích thước < 5mm. Khi độ nặng của tổn thương tiến triển, nốt được hình thành,
sờ cứng và ấn đau, kích thước thường >5mm. Sang thương có thể hóa mủ, mềm dần,
tạo áp xe, để lại sẹo xấu sau khi lành. Sang thương dạng nang sâu hơn, kích thước
thường >2cm, chứa mủ và dịch huyết thanh. Ở những bệnh nhân bị mụn trứng cá
nặng, sang thương thường xuyên kết hợp tạo thành các mảng lớn, phức tạp, đôi khi
mảng viêm tạo đường hầm [7] .
Trong mụn trứng cá, cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng thẩm mỹ như
sẹo. Đỏ và tăng sắc tố sau viêm thường tồn tại kéo dài sau khi các tổn thương do mụn
viêm đã giảm. Mặc dù, sự thay đổi sắc tố thường mờ dần trong nhiều tháng nếu mụn
được kiểm soát, tuy nhiên một số trường hợp có thể vĩnh viễn. Sẹo lõm hoặc sẹo phì
đại là biến chứng thường gặp của mụn trứng cá dạng nốt. Sẹo lõm là những sang
thương teo lõm, nằm ở bên dưới mặt da, là biến chứng đáng ngại của mụn trứng cá.
Sang thương gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ và tác động xấu đến tâm
lý bệnh nhân. Tùy vào tình trạng đáy sẹo, sẹo lõm được phân thành sẹo lõm lòng
thuyền, sẹo đáy vuông, sẹo đỉnh băng. Cách phân chia giúp phân định độ nông, sâu
của sang thương và giúp quyết định loại điều trị cần áp dụng. Trong khi đó, sẹo lồi
do sự đáp ứng tạo mô sợi quá mức trong quá trình lành sang thương da, thường xãy
ra trên một số cơ địa đặc biệt [49].
1.1.4. Phân loại độ nặng của mụn trứng cá:
Mặc dù mụn trứng cá dễ chẩn đoán, nhưng do tính chất đa hình, đa mức độ dẫn
đến đánh giá mức độ nặng của mụn không đơn giản. Với sang thương mụn có thể
.
.
thay đổi số lượng trong quá trình tự nhiên của bệnh, nhiều hệ thống phân loại khác
nhau đã được phát triển, dựa trên khám lâm sàng và tư liệu ảnh, để đánh giá mức độ
nặng của mụn trứng cá.. Hầu hết các hệ thống phân loại đều dựa trên đánh giá riêng
lẻ hay phối hợp các yếu tố như số lượng sang thương, loại sang thương chiếm ưu thế
và mức độ lan rộng của bệnh. Mỗi hệ thống đều có những ưu và khuyết điểm riêng.
Tuy nhiên, cần lưu ý có sự khác biệt trong đánh giá độ nặng bệnh giữa bệnh nhân và
thầy thuốc chuyên khoa.
Phân loại độ nặng dựa trên đếm số lượng sang thương thường cần thời gian và
được áp dụng trong nghiên cứu nhiều hơn thực hành lâm sàng. Khuynh hướng mới
trong phân loại bệnh thường quan tâm đến dự hiện diện của các sang thương nặng vì
điều trị lành những sang thương này sẽ đáp ứng được nhu cầu cải thiện về mặt thẩm
mỹ và sự hài lòng bệnh nhân.
Trên lâm sàng, mụn trứng cá có thể được phân thành 5 độ tương ứng với loại
sang thương chiếm ưu thế.
- Độ 1: nhân trứng cá.
- Độ 2: sẩn viêm và mụn mủ.
- Độ 3: cục hoặc nang.
- Độ 4: sẹo nặng.
- Độ 5: trứng cá cụm với sự tạo thành xoang, hang thông nhau.
Phân loại này có ưu điểm là đơn giản, dễ áp dụng trên lâm sàng và giúp định
hướng điều trị. Tuy vậy, mức độ chính xác không cao do không kể đến số lượng và
mức độ lan rộng của bệnh.
Năm 1997, Doshi, Zaheer và Stiller đã đề nghị một hệ thống phân loại mụn
trứng cá toàn diện (GAGS). Hệ thống này phân vị trí ảnh hưởng thành sáu vùng gồm
trán, mỗi bên má, mũi, cằm, ngực và lưng), tại mỗi vùng cho điểm dựa vào độ nặng
( 0: không có sang thương, 1: nhân trứng cá, 2: sẩn, 3: mụn mủ, 4: nốt). Số điểm mỗi
vùng sẽ tính bằng hệ số theo vùng (1-3) nhân với độ nặng (0-4). Điểm độ nặng bằng
.