Những biến chứng tại vú ở bà mẹ cho con bú trong 4 tháng sau sinh và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa xuyên á củ chi

  • 99 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG PHAN THU HIỀN
NHỮNG BIẾN CHỨNG TẠI VÚ Ở BÀ MẸ CHO CON
BÚ TRONG 4 THÁNG SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
XUYÊN Á – CỦ CHI
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG PHAN THU HIỀN
NHỮNG BIẾN CHỨNG TẠI VÚ Ở BÀ MẸ CHO CON
BÚ TRONG 4 THÁNG SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
XUYÊN Á – CỦ CHI
Chuyên ngành: SẢN PHỤ KHOA
Mã số: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.BS. NGUYỄN HỮU TRUNG
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS.BS.Nguyễn Hữu Trung. Các số liệu,
những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung
thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Học viên
Trƣơng Phan Thu Hiền
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 4
CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 5
1.1 Giải phẫu và sinh lý tuyến vú........................................................................... 5
1.2 Cơ chể tiết sữa .................................................................................................. 9
1.3 Đánh giá một bữa bú ..................................................................................... 11
1.4. Các bệnh lý thƣờng gặp ở vú ........................................................................ 16
1.5. Tình hình nghiên cứu về các bất thƣờng tại vú thời kỳ cho con bú.............. 27
1.6. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 34
CHƢƠNG II ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 36
2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 36
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 36
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 36
2.4. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 36
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................................ 37
2.6 Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 37
2.7. Liệt kê và định nghĩa các biến số: ................................................................. 40
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá: ..................................................................................... 44
.
.
2.9 xử lý và phân tích số liệu: ............................................................................. 45
2.10. Tính khả thi của đề tài ................................................................................. 46
2.11. Vấn đề y đức ............................................................................................... 46
CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 47
3.1. Một số đặc tính của đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 48
3.2. Tỉ suất mới mắc của từng loại bất thƣờng tại vú (ở bà mẹ sau sanh cho
con bú 4 tháng đầu ............................................................................................... 53
3.3. Mối liên quan với bất thƣờng tại vú .............................................................. 55
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN .................................................................................... 64
4.1. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 64
4.2. Các bất thƣờng tại vú ở bà mẹ sau sanh cho con bú 4 tháng đầu ................ 65
4.3. Mối tƣơng quan giữa bất thƣờng tại vú với các yếu tố nguy cơ ................... 67
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 77
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 2. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
.
.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTTV Bất thƣờng tại vú
BVĐK Bệnh viện đa khoa
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
FSH Follicle-stimulating hormone
LH Hormon luteinizing
.
.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Biến số trong nghiên cứu ................................................................ 40
Bảng 3.1. Đặc tính của đối tƣợng nghiên cứu (n = 335)................................. 48
Bảng 3.2: Tiền căn sản khoa ........................................................................... 49
Bảng 3.3: Đặc điểm lần sinh ........................................................................... 50
Bảng 3.4: Đặc điểm cho con bú ...................................................................... 51
Bảng 3.5: Tình trạng tuyến vú của bà mẹ sau sinh ......................................... 52
Bảng 3.6. Tỷ suất mới mắc các bất thƣờng tại vú trong lần sinh này ............ 53
Bảng 3.7. Thời điểm xuất hiện các bất thƣờng ở vú (n = 47) ......................... 54
Biểu đồ 3.1: Thời gian xảy ra các bất thƣờng ở vú ......................................... 55
Bảng 3.8. Mối liên quan với bất thƣờng tại vú và thông tin chung của đối
tƣợng (n =235)................................................................................................. 55
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa bất thƣờng ở vú và tiền căn sản khoa.............. 57
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa bất thƣờng ở vú và đặc điểm lần sinh ........... 58
Bảng 3.11: Mối liên quan với bất thƣờng tại vú và đặc điểm cho con bú ...... 59
Bảng 3.12: Mối liên quan với bất thƣờng tại vú và đặc điểm của vú sau khi
con bú .............................................................................................................. 60
Bảng 3.13: mối liên giữa bất thƣờng ở vú và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ61
Bảng 3.14: Mô hình hồi quy đa biến logistic .................................................. 61
.
.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thời gian xảy ra các bất thƣờng ở vú .............................................. 55
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................... 39
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 : Cấu trúc vú ở nữ và các tuyến vú.......................................................... 6
Hình 1.2: Sự thay đổi của vú khi mang thai........................................................... 9
Hình 1.3: Tƣ thế ngậm bắt vú tốt ......................................................................... 13
Hình 1.4: Tƣ thế ngậm bắt vú tốt và ngậm bắt vú kém ở mặt phẳng cắt dọc ...... 14
Hình 1.5: Các hình ảnh bất thƣờng ở vú khi cho con bú [35].............................. 28
Hình 1.5: Bệnh viện đa khoa Xuyên Á – Củ Chi................................................. 34
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) đều khuyến nghị cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm, nuôi con bằng sữa
mẹ là bản năng tự nhiên của phụ nữ sau sinh. Theo WHO, sữa mẹ là chất dinh
dƣỡng tốt nhất củng cố sự tăng trƣởng tối ƣu ở giai đoạn sớm, sữa mẹ là thức
ăn hoàn chỉnh, thích hợp nhất đối với trẻ, nhất là trong 6 tháng đầu khi chức
năng hệ tiêu hóa chƣa trƣởng thành [18], [36], [54]. Nuôi con bằng sữa mẹ
thúc đẩy sức khỏe tốt hơn cho cả bà mẹ và trẻ em. Tăng nuôi con bằng sữa mẹ
đến mức gần phổ quát có thể cứu sống hơn 800000 ngƣời mỗi năm, phần lớn
là trẻ em dƣới 6 tháng tuổi. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mẹ bị
ung thƣ vú, ung thƣ buồng trứng, tiểu đƣờng tuýp 2 và bệnh tim. Ngƣời ta
ƣớc tính rằng việc cho con bú tăng có thể ngăn chặn 20000 ca tử vong mẹ mỗi
năm do ung thƣ vú [53].
Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, khoảng 60 – 70% bà mẹ cho con bú tự nhiên
hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nhƣng duy trì việc cho con bú sau 6 tháng chỉ
chiếm khoảng 20% nguyên nhân chủ yếu là các các bất thƣờng tại vú nhƣ đau
vú, nứt núm vú,…Khiến các bà mẹ ngƣng việc cho con bú [17].
Các bất thƣờng ở vú trong thời kỳ hậu sản tƣởng chừng nhƣ đơn giản
này cũng có thể khiến cho nhiều bà mẹ phải lo lắng vì các sự cố phát sinh. Có
nhiều yếu tố liên quan đến việc cho con bú và duy trì sự tiết sữa mẹ. Với các
bà mẹ "mới toanh" khi lần đầu cho con bú chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn
cũng nhƣ những lo lắng ban đầu. Những bất thƣờng tại vú ảnh hƣởng đến việc
nuôi con bằng sữa mẹ từ mức độ gây khó chịu cho bà mẹ đến việc phải ngừng
cho bú. Trƣờng hợp nặng đƣa đến những hậu quả xấu hơn: ảnh hƣởng đến
thẩm mỹ trên vẻ đẹp ―trời cho‖ của ngƣời mẹ, làm phát sinh hay tái phát các
.
.
2
triệu chứng bệnh lý nội khoa tiềm tàng hay có sẵn, thậm chí có thể là một yếu
tố góp phần trong các bệnh vú ác tính sau tuổi 40.
Hiện tại Việt Nam, chƣơng trình nuôi con bằng sữa mẹ đã đƣợc Bộ Y
Tế triển khai và khuyến khích mạnh mẽ. Tuy nhiên, cho đến nay ít có tài liệu
nào trong nƣớc báo cáo một cách có hệ thống về việc theo dõi đánh giá các
bất thƣờng tại vú, nhất là giai đoạn sau khi bà mẹ xuất viện về nhà [12].
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á của chúng tôi là nơi thăm khám và theo
dõi sanh với khoảng trên 6000 phụ nữ từ nhiều quận huyện khác nhau trong
thành phố, từ nhiều tỉnh lân cận Tp HCM với gần 4466 ca sanh trong năm
2019 [1]. Bệnh viện chúng tôi có tổ chức lớp học tiền sản cho khách hàng nữ
và thân nhân sản phụ thƣờng xuyên mỗi tháng, trong đó có lồng ghép chƣơng
trình nuôi con bằng sữa mẹ đƣợc thực hiện đúng theo chủ trƣơng của nhà
nƣớc, bên cạnh đó có truyền thông giáo dục cho thai phụ về những lợi ích của
việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn sau sanh khi khám thai tại viện.
Cuộc sống hiện đại ngày nay với rất nhiều quảng cáo hấp dẫn của các
loại sữa bột từ trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc, các loại vú giả, việc mong muốn có
1 bầu vú đẹp ở các chị em phụ nữ đã ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc cho con
bú, những bất thƣờng tại vú khi cho con bú do tâm lý, do tƣ thế cho bú sai
…là vấn đề đƣợc quan tâm trong nghiên cứu. Vấn đề đặt ra: “Những biến
chứng ở vú khi cho con bú là gì? Yếu tố nguy cơ với bất thường tại vú là gì?”
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ―Những biến chứng tại vú ở bà mẹ
cho con bú trong 4 tháng sau sinh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa
khoa Xuyên Á – Củ Chi” tại bệnh viện đa khoa Xuyên Á với mục tiêu là tìm
ra tỉ lệ những bất thƣờng tại vú khi cho con bú và các yếu tố liên quan, qua đó
tìm ra những biện pháp phòng ngừa các bất thƣờng tại vú khi cho con bú,
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các nữ hộ sinh để đội ngũ này khuyến
khích, động viên, giúp đỡ các bà mẹ sau sanh tự tin hơn về việc cho con mình
.
.
3
bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt cho mẹ- bé và không ảnh hƣởng nhiều đến
bầu vú của mẹ, góp phần vào chƣơng trình nuôi con bằng sữa mẹ của Việt
Nam.
.
.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính:
Xác định tỉ suất mới mắc của các bất thƣờng tại vú ở bà mẹ cho con bú
trong 4 tháng đầu sau sinh tại BVĐK Xuyên Á từ tháng 12/2019 đến tháng
4/2020
Mục tiêu thứ phát:
1. Xác định tỉ suất mới mắc của từng loại bất thƣờng tại vú (căng tức
vú, đau vú, nứt đầu vú, tắc ống dẫn sữa, viêm vú, áp-xe vú) ở bà mẹ sau sinh
cho con bú 4 tháng đầu
2. Xác định mối tƣơng quan giữa bất thƣờng tại vú với các yếu tố nguy

.
.
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu và sinh lý tuyến vú
1.1.1 Giải phẫu tuyến vú:
Hai vú nằm ở trƣớc ngực tƣơng ứng khoảng liên sƣờn 2-6. Núm vú ở
khoảng liên sƣờn 4 trên đƣờng thẳng góc 1/3 ngoài xƣơng đòn. Giới hạn
ngoài của vú là đƣờng nách trƣớc, trong là bờ ngoài xƣơng ức, nằm trên cơ
ngực lớn và cơ ngực bé, cách cơ ngực bởi lớp mỡ sau vú (khoang
chassaignac), cân cơ ngực, cơ ngực bé [7], [26].
Vú có nhiều hình dạng, kích thƣớc thay đổi. Giữa vú là quầng vú- núm
vú. Núm vú là nơi đổ ra của các ống dẫn sữa và ống tuyến mồ hôi. Quầng vú
có các hạt nhỏ gọi là tuyến hạt (Montgomery) [7].
Mô tuyến vú có 3 mô chính: mô tuyến, mô mỡ, mô liên kết. Cấu trúc
vú có 5 lớp từ ngoài vao trong: da, mỡ dƣới da và tổ chức liên kết, dây chằng
Cooper treo vú, mô tuyến, mỡ sau tuyến. Dây chằng Cooper là tổ chức liên
kết bao quanh thùy tuyến, nối các thùy tuyến với nhau, gắn tuyến vú vào cân
cơ ngực lớn và cân cơ dƣới da, là nơi bám vào dƣới da tạo thành mào sợi
Duret.
Cấu trúc mô tuyến vú gồm 15-20 thùy sắp theo hình nan hoa. Thùy
gồm 38-80 tiểu thùy, tiểu thùy có nhiều nang sữa. Ống dẫn gồm ống của thùy,
tiểu thùy, nang sữa. Do cấu tạo của tuyến vú nên tắc sữa có thể bị ở 1 hay
nhiều nang sữa, 1 hay nhiều tiểu thùy, thùy tuyến vú [11].
.
.
6
Hình 1.1 : Cấu trúc vú ở nữ và các tuyến vú [11],[38]
Các động mạch chính cung cấp máu cho tuyến vú là các nhánh của
động mạch vú ngoài và các nhánh xuyên của động mạch vú trong. Tĩnh mạch
tuyến vú đƣợc chia thành hai hệ thống nông và sâu [7].
Mô học của mô tuyến vú của phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ rất thay đổi
và lệ thuộc vào tình trạng có cho con bú hay không. Nếu không cho con bú,
các nang không hiện lên rõ ràng, tiểu thùy bao gồm phần lớn là ống tận.
Trong giai đoạn bài tiết của chu kỳ kinh nguyệt, các tiểu thùy tăng sản. Sau
khi sinh con, các tiểu thùy tăng sản sẽ bắt đầu sản sinh ra sữa. Sau khi mãn
kinh, tuyến vú teo nhỏ với tình trạng giảm số lƣợng và giảm kích thƣớc của
các tiểu thùy, đồng thời gia tăng hiện tƣợng hyalin hóa mô đệm và xơ hóa [7].
1.1.2 Sinh lý của tuyến vú:
Ở phụ nữ tuổi trƣởng thành thì tuyến vú hoạt động theo chu kỳ kinh
nguyệt và chịu sự chi phối của nội tiết tố của vùng dƣới đồi-tuyến yên-buồng
.
.
7
trứng. Tuyến vú có những thay đổi rõ rệt theo chu kỳ kinh nguyệt, trong thời
gian mang thai và cho con bú mà ngƣời phụ nữ có thể tự cảm nhận đƣợc [10].
1.1.2.1 Hình thái vú thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt:
Trƣớc khi có kinh:
- Dƣới ảnh hƣởng của FSH (hormone kích thích nang trứng) và LH
(hormone kích thích thể vàng) trong pha nang noãn của chu kỳ kinh nguyệt,
nồng độ estrogen tăng lên do đƣợc tiết nhiều từ nang trứng sẽ kích thích biểu
mô vú tăng sinh.
- Nồng độ estrogen nội sinh tăng có thể có tác dụng giống histamin trên
vi tuần hoàn vú, hậu quả là làm tăng tối đa dòng máu từ 3-4 ngày trƣớc khi có
kinh, với sự tăng trung bình thể tích vú 15-30 cm3. Cảm giác đầy tức và đau
vú trƣớc khi có kinh là do tăng phù khoảng giữa các thùy và tăng sinh các
ống-nang dƣới tác dụng của estrogen và progesteron.
Trong khi có kinh: Khi có kinh, có sự giảm đột ngột nồng độ estrogen,
progesterone và hoạt động của biểu mô cũng giảm xuống.
Sau khi hết kinh:
- Sau khi hết kinh, phù nhu mô giảm xuống, sự xẹp biểu mô ngừng lại và
bắt đầu một chu kỳ mới với sự tăng nồng độ estrogen. Thể tích vú nhỏ nhất
vào ngày thứ 5-7 sau khi hết kinh.
- Những thay đổi tốc độ phát triển mô vú có tính chất chu kỳ liên quan
đến sự thay đổi hormone trong pha nang trứng và pha hoàng thể của chu kỳ
kinh nguyệt.
Vai trò của estrogen và progesterone với tuyến vú:
- Estrogen: Làm phát triển các ống dẫn ở tuyến vú và đây chính là tác
nhân làm tuyến vú ngƣời phụ nữ nở to lúc dậy thì. Chúng đƣợc gọi là
hormone tăng trƣởng của tuyến vú và cũng làm quầng vú sậm màu lúc dậy
thì.
.
.
8
- Progesteron: Làm phát triển các ống dẫn sữa, làm giảm phát triển các
mô liên kết của vú [10].
1.1.2.2 Những thay đổi của vú trong khi có thai:
Sự phát triển của các tuyến sữa:
- Khi có thai tuyến vú đạt đƣợc sự phát triển hoàn chỉnh, nhu mô tuyến
vú tăng sinh, các nụ biểu mô biến đổi thành các tiểu thùy, tế bào trụ chế tiết
đƣợc bao quanh bởi lớp tế bào cơ-biểu mô. Các ống dẫn sữa dài và phân
nhánh, các mạch máu tăng sinh.
- Hiện tƣợng chế tiết bắt đầu ngay từ tháng thứ 3, tạo ra sữa non. Sữa
non tồn tại cho đến lúc xuống sữa, tức là sau đẻ vài ngày.
- Cuối thời kỳ thai nghén, dƣới ảnh hƣởng của estrogen và progesterone,
tuyến vú đã đƣợc chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Trong khi có thai,
tuyến vú chƣa thực sự hoạt động vì progesterone ức chế prolactin, sự ức chế
này xảy ra ngay tại tuyến yên và tuyến vú.
Vai trò của prolactin trong việc sản xuất sữa:
- Prolactin là một kích thích tố nội tiết do tuyến yên sản xuất. Prolactin
có chức năng kích thích tuyến vú phát triển và bài tiết sữa. Lƣợng prolactin
cao có thể gây chứng mất kinh, hiếm muộn và chảy dịch ở núm vú.
- Trong suốt giai đoạn ngƣời mẹ mang thai và cho con bú, lƣợng
prolactin cao hơn bình thƣờng từ 10 tới 20 lần [10].
1.1.2.3 Thay đổi của vú trong thời gian cho con bú:
- Sự xuống sữa xuất hiện sau đẻ 3-4 ngày ở con so, 2-3 ngày ở con rạ.
Hiện tƣợng xuống sữa là do nồng độ prolactin trong máu tăng đột ngột và kéo
theo tổng hợp nhiều sữa. Ban đầu, sự tiết sữa đƣợc duy trì bằng động tác mút
vào núm vú. Sau này, sự tiết sữa đƣợc duy trì bằng hiện tƣợng hết sữa trong
các tiểu thùy mỗi khi cho trẻ bú. Các tiểu thùy chỉ sản xuất sữa khi sữa trong
tiểu thùy đƣợc lấy hết đi [10].
.
.
9
Hình 1.2: Sự thay đổi của vú khi mang thai
- Khi cho con bú, sức mút của con tạo xung động cảm giác đi từ núm vú
lên não tác động đến tuyến yên bài tiết ra hai kích thích tố là nội tiết tố của
thùy trƣớc tuyến yên (prolactin) kích thích tế bào tuyến tạo sữa tiết sữa (phản
xạ tạo sữa) và nội tiết tố thùy sau tuyến yên (oxytocin) có tác dụng làm co các
cơ xung quanh tế bào tiết sữa đẩy sữa từ các nang và ống dẫn sữa đến các
xoang sữa ở đầu núm vú (phản xạ phun sữa).
1.2 Cơ chể tiết sữa
1.2.1 Qúa trình tạo sữa và phun sữa:
Cơ thể ngƣời phụ nữ có 2 nội tiết tố chính liên quan đến quá trình tạo
sữa: prolactin (chất kích thích tiết sữa) và oxytocin (chất kích thích phun sữa)
[31], [25], [23], [41], [52].
Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác thần kinh từ núm vú lên não, kích
thích thùy trƣớc tuyến yên tiết ra prolactin. Chất này vào máu đến vú làm các
.
.
10
tế bào tiết ra sữa, nồng độ trong máu đạt tối đa và khoảng 30 phút sau bữa bú,
giúp tạo sữa cho bữa ăn sau của trẻ, prolactin đƣợc tiết ra nhiều hơn khi trẻ bú
vào ban đêm. Điều này giải thích tại sao [25], [52]:
 Con càng bú nhiều, sữa càng ra nhiều
 Cho trẻ bú vào ban đêm sẽ giúp bà mẹ có nhiều sữa hơn
 Trẻ còn bú thì vú còn tiết sữa kể cả khi trẻ đã lớn 2-3 tuổi
 Khi bà mẹ muốn cai sữa thì chỉ cần không cho con bú, vú sẽ bị cƣơng
sữa trong 1-2 ngày, chất kích thích tạo sữa sẽ không đƣợc tiết ra, các tế bào
nang sữa không làm việc nữa và sữa sẽ ngƣng tiết
 Prolactin làm cho bà mẹ cảm thấy thƣ giãn và đôi khi buồn ngủ vì vậy
bà mẹ có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho con bú ban đêm
 Prolactin ức chế sự rụng trứng, vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ giúp bà
mẹ chậm có thai lại
Cũng từ động tác ngậm mút vú của trẻ (hoặc khi xoa bóp vú chuẩn bị vắt
sữa), một xung động thần kinh khác tác động lên thùy sau tuyến yên, kích
thích tiết ra oxytocin. Oxytocin vào máu đến vú làm các tế bào cơ chung
quanh nang sữa co thắt, đẩy sữa theo các ống dẫn sữa đến các xoang sữa, đôi
khi còn làm sữa tự chảy ra ngoài. Nếu phản xạ oxytocin không hoạt động tốt
thì trẻ khó có thể nhận đƣợc sữa, mặc dù vú vẫn đang tiết sữa nhƣng sữa
không tống ra đƣợc. Oxytocin giúp tử cung co hồi tốt, hạn chế mất máu làm
cho bà mẹ cảm thấy đau bụng mỗi khi cho con bú. Oxytocin phụ thuộc rất
nhiều vào trạng thái tâm lý, tình cảm của bà mẹ, nếu bà mẹ đau đớn, lo lắng,
buồn bực mất lòng tin…thì cơ thể không tạo ra đƣợc oxytocin [49], [41].
1.2.2. Các yếu tố hỗ trợ đến sự tiết sữa và phun sữa:
1.2.2.1. Yếu tố hỗ trợ quá trình tạo sữa:
- Trẻ bú càng nhiều, sữa càng ra nhiều [19].
- Cho trẻ bú vào ban đêm, sữa đƣợc tạo ra nhiều hơn[19].
.
.
11
- Bà mẹ đƣợc cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng sau sanh.
- Bà mẹ vui vẻ, hạnh phúc thì luôn tin là mình có đủ sữa
- Bà mẹ luôn đƣợc ở bên cạch trẻ và âu yếm trẻ [53].
1.2.2.2. Yếu tố cản trở quá trình tạo sữa:
- Bà mẹ lo lắng. căng thẳng, không tin là mình có đủ sữa
- Bà mẹ đau đớn
- Mẹ và con không đƣợc ở bên nhau thƣờng xuyên
- Vú bà mẹ bị căng sữa quá lâu
- Trẻ ngậm bắt vú sai, trẻ bú không hiệu quả [53].
1.3 Đánh giá một bữa bú
1.3.1 Các tƣ thế bế trẻ
Tƣ thế vắt chéo giúp mẹ có thể kiểm soát đầu bé tốt hơn, khi đầu đƣợc
đặt giữa các ngón tay cái và bàn tay. Tƣ thế vắt chéo là tƣ thế tƣơng tự nhƣ tƣ
thế ngồi bế ẳm, ngoại trừ việc 2 tay của bà mẹ đổi vai trò cho nhau. Trong tƣ
thế vắt chéo, bé đƣợc đỡ bằng cẳng tay và bàn tay đổi bên với bên vú đang
bú. Ƣu điểm: tƣ thế này rất tốt khi trẻ rất nhỏ hoặc bé ngậm bắt vú khó khăn,
do bàn tay có thể dễ dàng sửa chữa, thay đổi vị trí của đầu bé.
Tƣ thế bế ẳm là tƣ thế thông dụng nhất: Đặt lƣng bé nằm trên cẳng tay,
đầu bé ở chổ khúc lƣợn khủy tay, đồng thời dùng bàn tay đỡ mông bé. Ngón
tay cái của bà mẹ còn có thể giữ đƣợc tay bé. Bằng cách xoay trở cẳng tay, bà
mẹ có thể dễ dàng hƣớng toàn thân bé vào phía mình. Miệng bé phải ngang
tầm của núm vú. Đặt hai cánh tay của bé ở đúng hai phía của bên ngực cho
bú. Riêng cánh tay sau của bé có thể vòng ôm eo mẹ. Bàn tay còn lại dùng để
nâng bầu vú. Có thể dùng gối để đỡ cơ thể bé và một bên cánh tay bà mẹ. Sai
lầm thƣờng mắc phải: Bé đƣợc đặt nằm ngửa trên cẳng tay, đầu bé xoay về
phía vú mẹ. Bé không thể bú đƣợc trong tƣ thế vẹo cổ này. Cần sửa chữa sao
cho thân bé áp vào thân bà mẹ, bụng áp bụng.
.
.
12
Tƣ thế cặp chặt là tƣ thế mà bà mẹ có thể quan sát trẻ bú và kiểm soát
đƣợc tƣ thế của đầu bé. Mẹ ngồi thẳng ngƣời, dựa lƣng vào ghế. Hai bên vai
thẳng và thoải mái. Bàn tay và ngón tay đỡ vai, cổ, đầu bé. Mặt bé hƣớng lên
gần sát ngực mẹ. Phần lƣng trên của bé nằm trên cẳng tay. Chân bé tì vào phía
sau. Phần mông bé nằm ngang mức khủy tay mẹ. Kê gối dƣới tay mẹ để mẹ
đƣợc thoải mái, đồng thời nâng bé ngang tầm vú mẹ. Bàn tay còn lại dùng để
nâng bầu vú. Tƣ thế cặp chặt thƣờng đƣợc dùng cho những trƣờng hợp mẹ
sanh mổ, trẻ nhẹ cân hay non tháng, song thai, vú to hay núm vú phẳng, hay
cho những trƣờng hợp trẻ gặp khó khăn khi ngậm bắt vú.
Không nhất thiết rằng mẹ luôn phải ngồi cho con bú. Có thể cho bú ở
tƣ thế nằm. Bà mẹ nằm nghiêng, đầu cao. Có thể kê gối ở lƣng và đùi. Chân
gập lại ở đầu gối. Cố gắng giữ lƣng và hông theo một đƣờng thẳng. Đặt bé
nằm nghiêng sát, mặt bé sát vào gần ngực dƣới của bà mẹ. Miệng bé ngang
tầm với núm vú. Dùng cánh tay phía dƣới để ôm và giữ bé ở tƣ thế gần ngực
bà mẹ. Cánh tay còn lại dùng để nâng vú. Không nhất thiết phải đổi tƣ thế để
cho bé bú vú kia. Trong trƣờng hợp không muốn đổi tƣ thế, kê gối phía dƣới
bé để nâng toàn thân bé lên cao. Ƣu điểm : Tƣ thế này phù hợp cho mẹ sanh
mổ. Cũng có thể dùng tƣ thế này khi cho bú ban đêm và khi bà mẹ bị mệt.
Dù lựa chọn tƣ thế nào cũng cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc chung sau:
1 .Cả mẹ và trẻ đều thoải mái
2 .Đầu và thân trẻ trên cùng một đƣờng thẳng
3 .Thân trẻ đƣợc nâng đỡ toàn bộ và nằm sát thân mẹ
4 .Mặt trẻ đối diện bầu vú, miệng trẻ đối diện núm vú
1.3.2 Cách đặt trẻ vào vú mẹ:
Đặt trẻ vào vú đúng cách sẽ giúp trẻ ngậm bắt vú tốt hơn.
Trình tự thực hiện đặt trẻ vào vú [2], [3].
.