Những bài nói của chủ tịch hồ chí minh về công an nhân dân

  • 13 trang
  • file .docx
NHỮNG BÀI NÓI, BÀI VIẾT, THƯ
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT VỀ
CÔNG AN NHÂN DÂN
1. Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tại trường Công an Trung cấp khóa II (năm 1951)
Các chú các cô phải biết chính quyền của chúng ta là chuyên chính dân chủ nhân dân. Đây là nhân dân chuyên
chính để đàn áp bọn thực dân xâm lược và bọn tay sai chống lại chính quyền ấy. Vì quyền lợi chung của đa số nhân dân
mà chúng ta chuyên chính với thiểu số bóc lột. Chính quyền của bọn tư sản thì là chính quyền chuyên chính của một thiểu
số chống lại đa số.
Chính quyền nhân dân có hai lực lượng để bảo vệ nó: đó là quân đội và công an. Làm công tác chính quyền, ở công
an hay ở quân đội, đều là làm đày tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm
chủ.
Làm công an không phải làm “quan cách mạng”. Làm công an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân, xem xét tìm
tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho
dân, thì dân không cần đến nữa.
Công an nhân dân hoàn toàn khác công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa
số nhân dân. Chắc các cô các chú cũng nhớ chúng nó là bọn đầu trâu mặt ngựa. Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải
là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự
phục vụ nhân dân, nhưng hiện nay các cô các chú đã làm tròn nhiệm vụ ấy chưa? Chưa. Tuy đã có nhiều người tận tâm,
cố gắng, nhưng lẻ tẻ vài nơi nhân dân còn chê trách đấy! Các cô, các chú phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ của người công
an nhân dân của một nước dân chủ nhân dân.
Tuy công an là của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải biết phê bình người phạm sai lầm. Trong nội bộ, công an
cũng phải phê bình nhau. Đối với người không sửa được thì phải tẩy trừ ra khỏi ngành kẻo để lại thì con sâu làm rầu nồi
canh. Phải làm thế nào cho được lòng dân, phải thực sự giúp đỡ dân trong công việc chứ không phải là lối ngoại giao qua
loa. Có như thế thì người dân mới tích cực trở lại giúp đỡ công an.
Bác lấy một thí dụ: Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn
còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng
chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời
dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít,
giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Dân ta rất tốt. Gặp trường hợp nguy hiểm, nếu công an khéo léo thì được dân
giúp ngay. Khéo đây không phải là cái lối khéo bề ngoài, mà khéo có nghĩa là phải thực sự trung thành, tôn kính, thương
yêu dân.
… Nội bộ công an từ cấp cao cho đến nhân viên phải đoàn kết nhất trí. Đoàn kết không phải là “chén chú chén
anh”, là anh A giấu lỗi cho anh B.
Trong nội bộ phải thực hành dân chủ, phải luôn luôn tự kiểm thảo để đi đến đoàn kết. Phê bình và tự phê bình phải
từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Phê bình trên công tác cách mạng, phê bình để tiến bộ, không phải để xoi mói.
1
Công an với dân phải đoàn kết nghĩa là phải khuyến khích cho dân phê bình công an. Trong 10 lần phê bình cũng
có lần đúng, có lần không đúng. Đúng thì nhận, không đúng thì giải thích.
Công an với quân đội và các ngành khác cũng phải thực sự đoàn kết.
Những việc trên đây, các chú các cô cố gắng làm cho được.
2. Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản thủ đô (5-9-1954)
Bác được biết các cô, các chú, như thanh niên xung phong, lái xe ô tô, bộ đội bảo vệ, cán bộ các ngành đều cố gắng
công tác, Bác khen ngợi các cô, các chú:
1. Bây giờ các cô, các chú đương học 8 chính sách, 10 điều kỷ luật. Các cô, các chú có mấy thắc mắc:
- Vào Hà Nội phải có quần áo đẹp. Như thế là không đúng. Người ta quý trọng người tốt, chứ không quý trọng vì
có quần áo đẹp.
- Lương bổng như thế nào. Bác có thể trả lời ngày rằng Chính phủ sẽ đảm bảo cho các cô, các chú giữ đủ mức sống
hiện nay. Tùy theo giá sinh hoạt cao hay thấp mà mức lương có thể tăng hoặc giảm, cốt giữ cho được mức sinh hoạt bình
thường.
- Tương lai công tác của mình sau này thế nào. Về điểm này Bác, Đảng và Chính phủ sẽ đảm bảo cho ai nấy đều có
công việc theo năng lực của mình. Nếu làm được việc thì Đảng, Chính phủ luôn luôn săn sóc đến, giao công tác cho. Ai
mà tự kiêu, tự mãn thì sẽ thoái bộ; khi đó không trách được Đảng và Chính phủ.
2. Bác bổ sung một điều đáng thắc mắc mà các cô, các chú không ai nêu ra. Đó là một khuyết điểm rất to của các
cô, các chú. Điểm đó là: khi về xuôi thì đạo đức và nhân cách của mình phải thế nào?
Các cô, các chú là những người kháng chiến, đều đã được học tập, rèn luyện, được thực hiện tự phê bình và phê
bình. So với người không tham gia kháng chiến, không được học tập, rèn luyện thì các cô, các chú đã tiến bộ hơn rất
nhiều.
Tiến bộ ở những điểm nào?
- Tác phong chịu đựng gian khổ.
- Tinh thần luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao cho.
Đảng và Chính phủ đã đào tạo cho các cô, các chú thành những người tốt, mặc dù còn nhiều khuyết điểm phải sữa
chữa.
3. Bây giờ về xuôi thì thế nào?
Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều
người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.
Ta ở rừng núi, quen tiết kiệm của công, của riêng. Đó là điều tốt. Về xuôi, Bác chỉ nói vài cái nhỏ: phở ngon, rồi thì
đồng hồ, bút máy, xe đạp, v.v.. Nếu không giữ đượ thói quen tiết kiệm thì sẽ tham ăn ngon, tham mua các thứ xa hoa.
Lương không đủ thì sẽ lấy ở đâu? Lúc ấy chỉ có hai cách: một là ăn cắp của Chính phủ, hai là bị tiền mua chuộc…
2
Một vài thí dụ: Nó đi buôn lậu, sợ anh bắt, nó cho anh cái đồng hồ, bút máy để đi thoát. Cán bộ đi mua bán, nó cho
ăn một ít để mua đắt, bán rẻ cho nó. Đó là ăn hối lộ, mà ăn hối lộ là có tội, vì nó làm hại cho nhân dân, thiệt đến công quỹ
của Chính phủ.
Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về
thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.
Cho nên bom đạn địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy.
Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hành 4 chữ mà Bác thường nói. Đó là: Cần, Kiệm,
Liêm, Chính.
Cuối cùng Bác dặn các cô, các chú: về xuôi phải làm gương mẫu trong mọi việc, tùy hoàn cảnh của mình mà gần
gũi, giúp đỡ nhân dân. Gương mẫu trong lời nói, việc làm, thái độ, sao cho người ta thấy rõ mình là con người kháng
chiến. Ngay đối với những người không kháng chiến, những người “dinh tế” cũng không khinh rẻ họ, mà phải giúp đỡ
cho họ tiến bộ, để họ cùng ta làm việc. Việc nước là việc chung, mà việc thì rất nhiều, chỉ Bác cháu ta không làm hết việc
đâu. Chúng ta phải dùng năng lực của mọi người.
Bất kỳ trước đây họ là thế nào, nếu ngày nay họ thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, nếu họ
muốn thật thà phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thì chúng ta cần cộng tác với họ.
Bác mong các cô, các chú nhớ kỹ và thực hành điều đó.
3. Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10 (tháng 1-1956)
Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là quân đội, để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một
lực lượng nữa là công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại.
Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình. Lúc hòa bình thì quân đội đánh giặc, lúc hòa bình thì tập luyện. Còn công an
thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc. Còn chủ nghĩa đế quốc, còn
giai cấp bóc lột là còn bọn phá hoại. Chúng nhằm phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa. Ở Liên Xô, cách mạng thành công
đã 38 năm mà bọn đế quốc vẫn tìm cách thả gián điệp vào, cố nhiên thả vào là bị bắt. Ở Trung Quốc cũng thế. Mỗi năm
Mỹ tung ra hàng trăm triệu đô la để tổ chức và huấn luyện bọn phản động trên thế giới. Đối với bất kỳ nước nào, nhất là
các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ cố tìm cho được bọn phản động các nước ấy, huấn luyện chúng rồi thả chúng vào để giúp
Mỹ trong việc phá hoại. Vì vậy, công việc công an phải thường xuyên, không phải có từng đợt, từng lúc.
Công an ta bây giờ phải ra sức góp phần vào việc củng cố miền Bắc; mà cái gốc của việc củng cố miền Bắc là khôi
phục kinh tế và phát triển văn hóa. Địch không muốn cho ta thành công. Bọn Mỹ - Diệm và bọn phản động khác ra sức
phá hoại ta, không kể to nhỏ. Phá hoại ta được chút nào là hay cho chúng chút ấy. Chúng đưa một số tay sai đi Mỹ, đi
Philíppin để huấn luyện, rồi đưa về phá hoại ta.
Nhiệm vụ của công an là phải chặn tay bọn phá hoại.
Cũng như các ngành khác, công an ta có ưu điểm nhưng cũng có khuyết điểm. Địch không phải tài tình gì đâu. Nó
phá hoại được vì ta sơ hở, chủ quan. Nếu công an ta biết giữ gìn và biết dựa vào nhân dân, làm cho nhân dân cũng biết
3
cách giữ gìn, không để sơ hở thì nhất định địch không làm gì được. Địch là bọn ma quỷ, chỉ ăn hiếp được người yếu bóng
vía; ta sơ hở nó mới phá hoại được. Nếu ta luôn luôn cảnh giác, cẩn thận, thì nó không thể phá hoại được.
Khuyết điểm của cán bộ nói chung, của công an nói riêng là: sợ khó, sợ khổ, không bền gan, không quyết chí, kém
cảnh giác, hữu khuynh.
Đối với địch, chớ nên hoang mang, cần phải hết sức trấn tĩnh, trấn tĩnh là bước đầu thắng địch. Cố nhiên, trấn tĩnh
rồi còn phải đi sâu xét kỹ. Phải kiên quyết tránh bắt bừa, mớm cung, dùng nhục hình. Những điều đó chỉ tỏ rõ cái yếu, cái
dốt, cái vụng của mình.
Đánh địch phải đánh cho đúng, như “đánh rắn phải đánh dập đầu”. Cần phải điều tra nghiên cứu kỹ càng, cẩn thận.
Dùng nhục hình là dã man, chỉ có bọn phong kiến, bọn đế quốc mới dùng nhục hình. Tục ngữ có câu “có gan ăn cướp, có
gan chịu đòn”, những tên đại gian ác, có khi đánh mấy chũng cũng không thú, có chứng cớ đầy đủ rõ ràng thì chúng phải
nhận tội. Còn người thường thì bị đánh đau chịu không nổi mà họ nhận bừa, khai bậy, đưa công an đến chỗ sai lầm. Cho
nên ta phải kiên quyết bỏ nhục hình.
Công an phải tránh được những khuyết điểm ấy và phải:
1. Nhận rõ nhiệm vụ của công an là bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân.
2. Để làm tròn nhiệm vụ, thì phải luôn luôn đoàn kết nội bộ, nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, khinh địch, tự mãn.
3. Phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ.
4. Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì
được.
Nhân dân có hàng triệu tai mắt. Nếu công an biết dựa vào nhân dân, thì nhân dân sẽ là người giúp việc rất đắc lực
của công an.
Muốn làm tròn nhiệm vụ, công an phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và của Chính phủ, hết lòng phục
vụ nhân dân và dựa vào nhân dân. Năm nay, ta có kế hoạch khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa. Công việc mới rất
nhiều. Lúc trước chúng ta làm việc chưa có kế hoạch, làm theo lối du kích. Nay do sự đòi hỏi của tình hình nước ta, do sự
tiến bộ của nhân dân ta, nhờ có sự giúp đỡ của các nước anh em, cho nên các việc làm tiến đến có kế hoạch. Công an phải
có kế hoạch. Công an không thể đi sau công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải. Tốt nhất là công an
đi bước trước, thí dụ: trong kháng chiến, ta không có xe lửa, nay ta có nhiều. Công an phải bảo vệ xe lửa, không để địch
phá xe lửa. Trong kháng chiến, ta không có mỏ than to, bây giờ ta có mỏ Hồng Gai, có nhiều máy, có hàng vạn công
nhân, thế nào địch cũng tìm cách phá hoại. Công an phải dựa vào công nhân mà bảo vệ mỏ than của ta. Ở các xí nghiệp
khác cũng vậy. Ở nông thôn cải cách ruộng đất, trong bọn địa chủ có người yên phận làm ăn, nhưng cũng có bọn còn
ngoan cố âm mưu phá lúa, giết trâu, đốt nhà của nông dân. Công an phải chú ý bảo vệ nông dân. Vì vậy, công việc của
công an ngày càng nhiều, công an càng phải cố gắng nhiều. Công an còn phải giúp các cơ quan giữ bí mật.
Công việc của công an âm thầm nhưng rất quan trọng. Làm việc tốt tức là các chú trực tiếp góp phần quan trọng
vào việc củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam, đấu tranh chính trị để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn
thành độc lập và dân chủ trong cả nước
4. Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Trường Công an Trung ương (28-1-1958)
4
Bác thay mặt Đảng và Chính phủ hỏi thăm sức khỏe các cô các chú.
Các cô các chú có tham gia chống hạn không?
Bác khen các cô các chú học sinh, cán bộ hướng dẫn và anh chị em phục vụ cơm nước.
Bây giờ vào đề:
Các cô các chú muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội không?
Tiến lên chủ nghĩa xã hội, công an có trách nhiệm gì?
Là một bộ phận của cả bộ máy Nhà nước nhân dân dân chủ chuyên chính tiến lên chủ nghĩa xã hội, công an phải
bảo vệ dân chủ của nhân dân và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân.
Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự, vì không chuyên chính
thực sự, bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân, vì nhân dân có tin yêu công an thì mới giúp công an chuyên chính
thực sự được với địch. Dân chủ và chuyên chính thật là quan hệ mật thiết với nhau.
Có chuyên chính thực sự, có dân chủ thực sự thì mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được. Vì kẻ địch không thể phá hoại
được ta mà nhân dân thì an tâm thực hành tiết kiệm và hăng hái sản xuất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn góp phần
vào việc tiến lên chủ nghĩa xã hội, công an phải chuyên chính thực sự và dân chủ thực sự.
Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một công cuộc rất phức tạp và nhiều gian khổ.
- Khi chống đế quốc, ai, giai cấp nào yêu nước, đều được tham gia đấu tranh, kể cả địa chủ, quan lại ghét Tây, thế
là đông người tham gia nhất.
- Bước vào cải cách ruộng đất, thì địa chủ phản đối ta.
- Bây giờ phải tiến lên chủ nghĩa xã hội thì giai cấp tư sản không thích. Vậy là cách mạng càng tiến lên càng khó
khăn. Công việc chính quyền, công an càng khó khăn, càng phức tạp. Nhân viên, cán bộ công an càng phải nâng cao chí
khí cách mạng, nâng cao tinh thần cảnh giác.
Chính vì vậy Đảng, Chính phủ rất chú ý đến công tác của công an và đến việc giáo dục cán bộ công an. Ở trường
này một người giúp đỡ hướng dẫn 4 học viên. Một người phục vụ 4 người như thế là thiếu hay thừa? Bác thấy là nhiều
đấy. Học sinh thì 95% là đảng viên, chỉ còn 5% là ngoài Đảng. Ngoài Đảng nhưng Đảng rất tin cậy, vì các cán bộ đó đã
được chọn lọc, rất trung thành với Đảng. Đảng viên thì hầu hết là huyện ủy viên, một số ít là cán bộ tỉnh. Không có cơ
quan nào lại nhiều cán bộ như thế này. Vậy chớ còn kêu là ít cán bộ. Phải thấy là Đảng, Chính phủ hết sức chăm sóc. Các
cô các chú phải xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và Chính phủ.
Còn về phần cán bộ công an thì phải như thế nào?
Không phải chỉ muốn không là được. Miệng nói tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tư tưởng còn không thông và
hành động còn không đúng thì không tiến lên được. Trước hết cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, lập trường phải
rõ ràng, vững chắc đã. Rồi cán bộ làm cho nhân dân hiểu để nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Khi
đó cả xã hội mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Là mỗi người hãy nghĩ đến lợi ích chung, lợi ích toàn dân trước. Phải chống
chủ nghĩa cá nhân.
Thế nào là chủ nghĩa cá nhân? Là so bì đãi ngộ: lương thấp, cao, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi,
hưởng thụ, an nhàn.
Chủ nghĩa cá nhân như vi trùng đẻ ra nhiều bệnh khác: sợ khó, sợ khổ; tự do chủ nghĩa; vui thì làm, không vui thì
không làm, thích thì làm, không thích thì không làm. Phải đề cao tính tổ chức, đề cao kỷ luật. Chống chủ nghĩa ba phải;
trái phải, phải dứt khoát, phải rõ ràng, không được nể nang. Can đảm bảo vệ chính nghĩa, dũng cảm tự phê bình và phê
5
bình. Xác định toàn tâm toàn ý, 100% phục vụ nhân dân. Có thể mới khắc phục được khuyết điểm, phát huy được ưu
điểm. Còn so sánh địa vị, còn suy bì hưởng thụ thì chỉ có 50% phục vụ nhân dân còn 50% là phục vụ cá nhân mình. Công
an là bộ máy giữ gìn chính quyền chống thù ngoài địch trong, mà còn chủ nghĩa cá nhân là còn có địch ở bên trong, ở
trong con người mình. Kẻ địch ấy lại không thể lấy súng bắn vào được. Phải ra sức phấn đấu rèn luyện tư tưởng mới khắc
phục được nó. Khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước rất quan trọng để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Về công tác: phải đi sâu, phải thiết thực, phải điều tra nghiên cứu, không được chủ quan, tự túc tự mãn. Gặp khó
khăn, thất bại không được nản chí.
Muốn phục vụ nhân dân tốt phải đi đường lối quần chúng. Được nhân dân tin, yêu, phục thì việc gì cũng làm được.
Không đi đường lối quần chúng là không gần nhân dân, là thiếu dân chủ, là trở thành quan liêu. Quan liêu thì không đoàn
kết được ai. Thế mà đoàn kết là rất cần thiết, đoàn kết nội bộ ngành công an, đoàn kết với các ngành khác, đoàn kết với
nhân dân. Có thế thì công tác mới làm được.
Đối với nhân dân, đối với Đảng, với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của công an rất lớn, rất nặng nề. Cho
nên phải xây dựng một bộ máy công an rất tốt, rất chắc chắn. Ai phải xây dựng? Mỗi một cán bộ công an đều có trách
nhiệm vào đấy. Ai cũng tiến bộ, cũng khắc phục được khuyết điểm, phát huy được ưu điểm, thì toàn bộ bộ máy công an
sẽ tốt. Điều đó thật là rõ ràng, dễ hiểu cho nên mỗi cán bộ công an phải cố gắng, gương mẫu trong học tập, trong công
tác, gương mẫu về đạo đức cách mạng.
Bác nói mấy lời tóm tắt về Hội nghị Mátxcơva.
Hai bản Tuyên ngôn và Tuyên bố rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn.
- Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đây là lần đầu tiên, các đảng anh em họp mặt đông đủ bàn việc thế giới.
- Bản tuyên bố của 12 nước xã hội chủ nghĩa đều nhất trí xác định đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội - do dân chủ
bàn bạc mà đi tới thống nhất nhận định.
- Hai bản nêu lên rằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa ngày càng mạnh. Trước đây, xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có
200 triệu nhân dân Liên Xô mà nay, chỉ trong vòng 10 năm, đã có 950 triệu người rồi. Phe chủ nghĩa xã hội thật rộng lớn,
năm ngoái Bác đi bốn vạn cây số mà chỉ đi trong gia đình mình Inđônêxia, Ai Cập. Dân số thế giới là 2.500 triệu, dân số
đế quốc chỉ có 400 triệu. Phe xã hội chủ nghĩa càng phát triển thì phe đế quốc càng “teo” lại, phe xã hội chủ nghĩa ngày
càng mạng thì phe đế quốc ngày càng đi đến đường cùng.
Dân ta, Đảng ta có góp phần quan trọng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, của hòa bình. Ta hết sức tin tưởng vào
thắng lợi ấy, mặc dầu trước mắt còn rất nhiều khó khăn, khó khăn trong đời sống, khó khăn vì đất nước bị tạm thời chia
cắt. Nhưng khó khăn chỉ là nhất thời còn thuận lợi thì là căn bản. Ta tin chắc ta thắng lợi. Do đó mà ra sức khắc phục
khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Đó là ý nghĩa tóm tắt của hai bản Tuyên bố và Tuyên ngôn. Mỗi người đều phải góp
phần thực hiện ý nghĩa và mục đích của hai bản đó. Các cô các chú có quyết tâm thực hiện không?
Cuối cùng, Bác chúc các cô các chú đoàn kết, tiến bộ, gắng làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của nhân dân, của Đảng
giao cho.
5. Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại lớp nghiên cứu khóa I và lớp bổ túc khóa VI Trường Công an Trung ương
(tháng 12-1958)
6
Công an là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối
với các thế lực phản động khác.
Muốn có dân chủ thật sự, phải chuyên chính thật sự, nếu không bọn xấu sẽ làm hại nhân dân. Muốn chuyên chính
thật sự, phải thật sự dân chủ với nhân dân. Dân có mến, yêu, tin công an thì mới giúp công an chuyên chính với địch để
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Dân có yên ổn thì mới hăng hái sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội được.
Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có hai mặt: vật chất và tư tưởng. Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có người, mà
trong số người muốn lên chủ nghĩa xã hội, mới quyết tâm thi hành, hướng dẫn nhân dân làm mọi công việc tăng gia sản
xuất, tiết kiệm, đấu tranh gay go để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đánh đổ giai cấp địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa
xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều.
Nhưng ta có những thuận lợi:
- Dân ta được rèn luyện trong kháng chiến và đoàn kết chặt chẽ.
- Dân tin cậy vào Đảng, Chính phủ và đoàn kết xung quanh Đảng.
- Dân ta cần cù lao động.
- Các nước anh em giúp đỡ ta tận tình và thế lực của phe xã hội chủ nghĩa rất mạnh.
Muốn khắc phục khó khăn và phát triển thuận lợi thì mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập đoàn đều phải có tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, nghĩ đến lợi ích toàn dân trước lợi ích cá nhân. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chống tư tưởng cá nhân
chủ nghĩa (so bì, hưởng thụ). Đã là cuộc đấu tranh gian khổ, gay go thì phải chống tư tưởng uể oải, mệt mỏi, sợ khổ,
chống tư tưởng tự do chủ nghĩa, thích thì làm, không thích thì không làm.
Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người còn khó khăn hơn. Vì vậy phải nâng cao kỷ luật,
tính tổ chức, chống ba phải, nể nang. Công tác phải đi sâu và thiết thực. Làm việc phải có điều tra, nghiên cứu, không
được tự kiêu, tự đại. Phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân thì khuyết điểm mới có thể khắc phục được và ưu điểm mới
có thể phát huy được. Phải đi đường lối quần chúng thì nhân dân mới tin yêu, giúp công an và công an mới thành công
được. Phải đoàn kết nội bộ, đoàn kết với nhân dân và với các ngành khác thì công việc mới thắng lợi.
6. Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại buổi lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang (tháng 3-1959)
Thành lập được lực lượng Công an nhân dân vũ trang là một thành công về đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa bộ
đội và công an.
Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy,
càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức phát triển ưu điểm, khắc phục những tư tưởng không đúng.
Nhưng có người nói công an làm việc bí mật, ít được khen thưởng, người ta không biết đến, vì thế công an không
có tiền đồ. Nói như vậy là không đúng, bất kỳ làm việc gì có ích lợi cho cách mạng, cho nhân dân, có ích lợi cho giai cấp,
đều là vẻ vang, không phải được khen thưởng mới là có công, mà mỗi người đều cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình là
vẻ vang cả.
7
Có người lo ngại Đảng bộ địa phương không lãnh đạo được, bởi vì quân sự có chuyên môn, kỹ thuật quân sự, công
an có chuyên môn, kỹ thuật công an, còn các Đảng bộ địa phương phần nhiều là những đồng chí làm công tác chính trị,
không quen công tác chuyên môn, không lãnh đạo được. Nghĩ như thế là không đúng. Không phải chỉ có cán bộ chuyên
môn mới lãnh đạo được chuyên môn. Đảng có lãnh đạo chính trị đúng, thì chuyên môn mới đúng. Công an nhân dân vũ
trang, hay là quân đội cũng thế, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng từ trên xuống dưới. Nhất định phải như thế. Đồng
thời, những đồng chí lãnh đạo địa phương cũng phải nghiên cứu công tác chuyên môn, hiểu biết chuyên môn thì giải
quyết các vấn đề mới được thiết thực.
Cũng có người có ý nghĩ quân đội hơn công an, hoặc công an hơn quân đội. Nghĩ như thế càng không đúng, bởi vì
mỗi ngành có nghiệp vụ chuyên môn của nó. Nhưng cả hai đều phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng cả. Vì vậy, không
nên coi mình là giỏi mà phải luôn luôn học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau để càng ngày càng tiến bộ.
Bác dặn thêm mấy điểm: Công an và bộ đội phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và kẻ địch bên
ngoài. Kẻ địch bên trong là bọn phản động, bọn phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; kẻ địch bên ngoài là bọn
đế quốc, bọn xâm lược. Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của công an nói riêng và toàn
dân nói chung; là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào dân mới hoàn thành được tốt. Ví dụ: một vạn công an
thì chỉ có hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay chân, nhưng nhân dân có hàng triệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân.
Cho nên chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động. Khi tổ chức được dân, đoàn kết được dân thì việc gì cũng làm được.
Công an phải luôn luôn giúp đỡ, tổ chức, giáo dục nhân dân, làm cho mọi người dân đều là người giúp việc của
mình, làm thành mạng lưới công an nhân dân. Như thế công tác mới có kết quả. Hồi kháng chiến, bộ đội cũng thế, nhất là
du kích, đều luôn luôn được nhân dân ủng hộ mà giành được thắng lợi. Chúng ta phải dựa vào dân. Nhất là công an biên
phòng, ở những nơi đồng bảo thiểu số, phải chú ý đến phong tục tập quán của đồng bào, luôn giúp đỡ giáo dục đồng bào,
làm cho đồng bào tin yêu, phục cán bộ thì đồng bào sẽ hết sức giúp đỡ, có khi hy sinh cả cho ta. Đối với những đơn vị
biên thùy hay ở các đảo, việc ấy phải hết sức chú ý; phải giúp đỡ dân, ngày thường tìm mọi cách giáo dục họ, giúp đỡ, tổ
chức họ. Muốn làm như thế, phải nắm vững chính sách đối với đồng bào thiểu số, điều đó rất cần thiết.
Một điểm nữa là phải cần kiệm xây dựng quân đội. Đối với công an cũng phải như thế. Không nên đặt ra nhiều bàn
giấy, nhiều máy chữ, tránh quan liêu, vô ích, không thiết thực, phải nhớ là cần kiệm.
Một điểm nữa là đối với các anh em ở nhưng nơi hẻo lánh, gian khổ, ra một bước phải trèo núi, v.v. thì cấp trên
phải chú ý nhiều hơn đối với những đơn vị ở thành phố. Nhưng đồng thời các đơn vị ấy cũng phải có tinh thần kiên trì và
tự lực cánh sinh một phần nào đó. Ví dụ: đóng ở chỗ nào thì phải trồng rau, trồng khoai, trồng sắn mà ăn; nuôi gà, nuôi
lợn để tự cải thiện đời sống của mình một chừng nào. Những việc ấy, cán bộ và chiến sĩ có sáng kiến là làm được. Cấp
trên phải chú ý đến đời sống vật chất và tinh thần của chiến sĩ, nhưng chiến sĩ cũng phải có sáng kiến để cải thiện đời
sống của bản thân mình. Đó là một kinh nghiệm.
Thế là Bác đã nói:
1. Những tư tưởng không đúng thì cần phải sửa đổi.
2. Phải đoàn kết và học tập lẫn nhau, luôn luôn giúp đỡ nhau tiến bộ. Phải dựa vào nhân dân, ra sức đoàn kết và
giúp đỡ nhân dân.
3. Cán bộ phải chăm sóc đến đời sống tinh thần và vật chất của chiến sĩ.
Để kết luận, Bác nêu mấy câu sau đây:
Đoàn kết, cảnh giác,
Liêm chính, kiệm cần,
Hoàn thành nhiệm vụ,
Khắc phục khó khăn,
8
Dũng cảm trước địch,
Vì nước quên thân,
Trung thành với Đảng,
Tận tụy với dân.
Bác chúc các chú khỏe mạnh, tiến bộ, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ đã trao cho.
7. Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Hội nghị tổng kết công tác cảnh vệ (2-1962)
Các cô, các chú bảo vệ Bác, hôm nay Bác đến để bảo vệ các cô, các chú.
Năm qua, các cô, các chú làm công tác đã có cố gắng, tận tụy, như thế là tốt. Nhưng còn phải cố gắng nhiều hơn
nữa. Bác sẽ nói điểm dưới đây:
Một là: kỹ thuật bảo vệ phải khéo léo, phải biết tại sao phải bảo vệ? Lúc nào thì bảo vệ? Phải bảo vệ là vì còn kẻ
địch. Bảo vệ những lúc nguy hiểm, những lúc tình tình bất thường. Ví dụ: Bác đến đây, các cô, các chú có cần bảo vệ
không? Ở đây thì còn bảo vệ làm gì? Có địch đâu mà phải bảo vệ. Muốn bảo vệ thì người bảo vệ phải biết đánh địch, phải
biết võ giỏi, phải khỏe, phải bắn súng giỏi, bơi giỏi, chèo thuyền giỏi – để lúc có việc phải sang sông không phải chờ
thuyền. Ví dụ: có kẻ địch xông vào đánh Bác thì chú bảo vệ phải biết đánh nó, mà muốn đánh được nó, phải giỏi hơn nó.
Vì vậy, hiện nay ở Liên Xô tất cả nhân dân ai được công nhận là biết thể dục, thể thao thì phải biết bắn súng giỏi, bơi
giỏi, chạy giỏi… Ở đây Bác chưa biết chú nào bắn giỏi, võ giỏi, trèo giỏi. Nhưng các chú phải cố gắng rèn luyện nhiều
nữa.
Hai là: phải giữ bí mật - vì muốn bảo vệ Bác nên các cô, các chú đã làm mất bí mật. Bác đến làng nào thì nhân dân
biết rồi, đến nhà máy thì công nhân biết rồi, đến trường học thì các cháu đã biết rồi. Dân biết thì địch biết. Không biết kỹ
thuật của các chú thế nào.
Tâm lý của địch cũng chỉ lừa lúc ta sơ hở, mất cảnh giác; nó cũng nghiên cứu những hiện tượng không bình thường
để đoán biết tình hình mà phá ta. Cho nên muốn bảo vệ tốt phải hiểu tâm lý kẻ địch. Ví dụ: hồi Bác hoạt động ở Pari, Bác
biết là mỗi khi Bác đi đâu luôn luôn có 2 thằng mật thám theo dõi tất cả sinh hoạt, làm việc của Bác. Bác như cái máy, cứ
đến giờ đi làm, hết giờ về nhà, ăn cơm, ngủ trưa, chiều đi làm, tối đi xinê hoặc đọc sách. Hai tên mật thám theo dõi Bác
hằng tháng, cứ thấy ngày nào cũng như vậy, sau nó cứ sáng thì theo Bác, “đưa” Bác đến nơi làm việc, rồi bỏ đi chơi, hết
giờ nó lại đến “đưa” Bác về. Nhưng nó vẫn báo cáo là theo sát. Bác làm một thời gian như vậy, Bác nắm chắc được quy
luật của nó như vậy. Cho nên một hôm nó cũng theo Bác đến chỗ rạp hát rồi bỏ đi chơi. Nhân lúc đó, Bác chuồn sang
Mátxcơva. Hay một lần khác cũng ở Pari, Bác đến thẳng Cục cảnh sát xin giấy cư trú, nó hỏi giấy Bác, Bác xin về nhà
làm giấy, nhân đó Bác chuồn luôn. Cho nên mật thám cũng như Bác, như các cô, các chú không tài gì, mà chỉ do sơ hở
thôi. Hoặc một lần Bác hoạt động ở biên giới Cao Bằng, Bác đã giả làm người Mèo, có một chú bé con người Thổ dắt.
Thế là Bác qua ngay đồn một cách bất thình lình, yên ổn. Cho nên phải giữ bí mật; muốn thế phải làm bất thình lình thì
kẻ địch không kịp chuẩn bị được. Nhưng các cô, các chú chưa giữ được bí mật, chỗ Bác đi các cô, các chú lộ hết. Không
giữ được bí mật. Lúc Bác ở Quảng Châu, trông thấy mật thám là biết ngay, không biết vì thái độ hay gì đó. Đến nay Bác
trông thấy các cô, các chú đứng ở ngoài đường hay các chỗ Bác đến thì Bác biết ngay lại người của chú Hoàn, chú Kháng
đây! Bác biết thì người khác cũng biết. Tại sao Bác biết? Vì các chú không khéo. Cho nên muốn giữ được bí mật thì phải
tìm cái gì để hòa với hoàn cảnh đó, phải biết bình thường hóa, nếu để mình biết, dân biết thì địch cũng biết.
Bác nói một điểm nữa là thái độ đối với nhân dân. Cũng vì mục đích bảo vệ Bác nên các chú không muốn để đồng
bào đến gần, cho nên đã xô đẩy đồng bào. Thái độ thế là không tốt. Đồng bào và các cháu nhi đồng muốn đến gần Bác.
9
Nhưng các chú thì lại không muốn. Nó có mâu thuẫn, nhưng phải làm thế nào? Mình là dân chủ, Bác cũng như các chú,
đều nói là phục vụ nhân dân. Cho nên phải khéo tổ chức, nếu không khéo tổ chức thì xô đẩy cũng không được; cho nê,
phải làm thế nào để vừa bảo vệ được Bác, vừa không xô đẩy đồng bào.
Tóm lại, các chú muốn bảo vệ tốt phải có kỹ thuật, phải giữ được bí mật và phải có thái độ tốt đối với đồng bào.
Cuối cùng Bác chúc các cô, các chú khỏe và Bác có mang theo 5 chiếc huy hiệu để tặng những cô chú nào đạt được
thành tích tốt nhất trong năm nay.
8. Bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Hội nghị cán bộ ngành Công an (29-4-1963)
Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ thân ái hỏi thăm các đại biểu. Nhân dịp này, Bác nêu mấy ý kiến để
Hội nghị tham khảo.
Ở nước ta hiện nay, phong trào cách mạng càng phát triển, càng thắng lợi, thì bọn phản cách mạng càng lồng lộn,
càng điên cuồng.
Công an cách mạng là một vũ khí sắc bén của chuyên chính vô sản. Cho nên nhiệm vụ công an là cực kỳ quan
trọng. Nó phải giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ cho nhân dân ta an cư lạc nghiệp, để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Mỹ - Diệm là kẻ thù hung ác của nhân dân ta. Bọn phản động, bọn gián điệp biệt kích là chó săn của Mỹ - Diệm.
Chúng tìm mọi cách thâm độc để hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Nhiệm vụ của công an ta là phải kiên quyết chống lại chúng, phá tan mọi âm mưu của chúng. Để đánh thắng chúng,
công an ta phải thực hiện tốt những điều sau đây:
- Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác; công tác phải tích cực, phải khẩn trương, phải bền bỉ.
- Phải kiên quyết làm thật tốt việc giáo dục cải tạo những người trước kia là tề ngụy và phỉ, những người trước đã
tham gia các tổ chức phản động. Việc này phải làm kiên quyết, nhưng phải hết sức cẩn thận và khôn khéo, nghiêm khắc
với kẻ ngoan cố, đối với người thật sự cải tạo thì khoan hồng.
Phải ra sức phát động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an, giáo dục quần chúng nâng cao tinh thần làm
chủ đất nước; tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù của nhân dân, tích cực phòng và chống gián điệp biệt kích. Muốn đạt kết
quả đó, thì công an phải hết lòng giúp đỡ nhân dân và dựa vào lực lượng của nhân dân (kinh nghiệm các xã Yên Phong -
Ninh Bình, Hưng Khánh - Yên Bái, Thanh Bình - Lào Cai, Quang Chiểu - Thanh Hóa, v.v).
- Phải củng cố thật tốt công an khu phố, huyện và xã. Đó là những cơ sở của công an.
Nội bộ phải đoàn kết chặt chẽ. Làm mọi việc phải đi sâu, đi sát, phải tránh chủ quan, phải có kế hoạch chu đáo,
phải có quyết tâm bền bỉ.
- Các cấp ủy đảng phải thật sự giúp đỡ và lãnh đạo chặt chẽ công an.
Làm tốt những việc đó, thì chúng ta nhất định thắng được địch. Đảng và Chính phủ tin vào lòng tuyệt đối trung
thành và chí kiên cường phấn đấu của các đồng chí. Toàn thể cán bộ và chiến sĩ công an phải cố gắng vượt mọi khó khăn,
làm trọn nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của công an cách mạng, xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân, của
Đảng và Chính phủ đối với các đồng chí.
Khi trở về đơn vị, nhờ các đại biểu chuyển lời chào thân ái của Trung ương và của Bác đến các cán bộ, chiến sĩ,
đồng bào ở địa phương.
10