Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu bù ốc leo (dregea volubilis (l.f.) benth. ex hook.f., họ thiên lý asclepiadaceae)

  • 48 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
------
NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
CỦA DƯỢC LIỆU BÙ ỐC LEO (Dregea volubilis (L.f)
Benth. ex Hook.f., họ Thiên lý (Asclepiadaceae))
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
------
NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ
CỦA DƯỢC LIỆU BÙ ỐC LEO (Dregea volubilis (L.f)
Benth. ex Hook.f., họ Thiên lý Asclepiadaceae))
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
KHÓA: QH.2015Y
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS ĐỖ THỊ HÀ
2. TS. VŨ ĐỨC LỢI
HÀ NỘI - 2020
LỜI CẢM ƠN
Em là Nguyễn Thị Ngọc Liên, sinh viên K4 Dược học. Lời đầu tiên em xin
gửi lời cám ơn đến toàn thể Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà
Nội và Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền đã tạo điều kiện cho em được làm khóa
luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã dìu dắt,
giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập suốt 5 năm qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tri ân đến PGS.TS. Đỗ Thị Hà, TS.
Vũ Đức Lợi, những người đã luôn tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tri ân đến ThS. Phạm Thị Thúy, DS.
Vũ Thị Diệp, những người chị, người thầy đã đồng hành và giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình làm khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nghiên cứu cùng các anh chị, các bạn
ở Khoa Hoá Thực vật - Viện Dược liệu đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Em xin gửi lời cám ơn Nghị định thư Việt - Hàn "Nghiên cứu hoạt tính
kháng ung thư và điều hòa miễn dịch của một số cây thuốc Việt Nam" đã hỗ trợ
kinh phí để em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân
đã luôn quan tâm, động viên giúp em hoàn thành khóa luận này.
Dù đã rất cố gắng, nhưng lần đầu làm nghiên cứu em khó tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để khoá luận
thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Liên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Viết đầy đủ
DĐVN V Dược điển Việt Nam V
EtOH Ethanol
SD Độ lệch chuẩn
Rf Hệ số di chuyển
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở
TT Thuốc thử
TLC Thin layer chromatography
UV Ánh sáng tử ngoại
v/v Tỉ lệ thể tích/thể tích
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của cây Bù ốc leo .......................................................... 5
Bảng 3. 1. Kết quả định tính dược liệu Bù ốc leo bằng phản ứng ống nghiệm ........... 23
Bảng 3. 2. Độ ẩm của dược liệu Bù ốc leo ................................................................... 26
Bảng 3. 3. Tro toàn phần của dược liệu Bù ốc leo ....................................................... 26
Bảng 3. 4. Tỷ lệ tro không tan trong acid của dược liệu Bù ốc leo .............................. 27
Bảng 3. 5. Hàm lượng chất chiết được trong nước ...................................................... 27
Bảng 3. 6. Hàm lượng chất chiết được bằng EtOH 70% ............................................. 27
Bảng 3. 7. Hàm lượng saponin tổng số trong dược liệu Bù ốc leo .............................. 28
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Hình ảnh loài Dregea volubilis (L. f) Benth. ex Hook.f. [6] ......................... 4
Hình 1. 2. Các hợp chất polyhydroxy pregnanes phân lập được từ Bù ốc leo .............. 8
Hình 1. 3. Các hợp chất polyoxypregnan glycoside phân lập được từ Bù ốc leo. ......... 9
Hình 1. 4. Các hợp chất flavonoid phân lập được từ Bù ốc leo [12, 16, 23, 29] ........... 9
Hình 1. 5. Các hợp chất phenolic phân lập được từ Bù ốc leo [12] ............................ 10
Hình 1. 6. Hợp chất pentacyclic triterpenoid phân lập được từ Bù ốc leo [14] .......... 10
Hình 1. 7. Các hợp chất sterol và carbohydrate phân lập được từ Bù ốc leo [14] ..... 10
Hình 3. 1. Hình ảnh dược liệu Bù ốc leo ...................................................................... 20
Hình 3. 2. Hình ảnh vi phẫu thân Bù ốc leo ................................................................. 21
Hình 3. 3. Hình ảnh vi phẫu lá Bù ốc leo ..................................................................... 22
Hình 3. 4. Đặc điểm bột dược liệu Bù ốc leo ............................................................... 23
Hình 3. 5. Sắc ký đồ TLC định tính dược liệu Bù ốc leo .............................................. 25
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về chi Dregea ................................................................................. 2
1.1.1. Vị trí phân loại ..........................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật .....................................................................................2
1.1.3. Phân bố ......................................................................................................2
1.2. Tổng quan về loài Dregea volubilis (L.f.) Benth. ex Hook.f. .......................... 3
1.2.1. Danh pháp .................................................................................................3
1.2.2. Đặc điểm thực vật .....................................................................................3
1.2.3. Phân bố và sinh thái ..................................................................................4
1.2.4. Tính vị, công năng, tác dụng .....................................................................4
1.2.5. Thành phần hóa học ..................................................................................5
1.2.6. Tác dụng dược lý.....................................................................................11
1.3. Tổng quan về tiêu chuẩn cơ sở ....................................................................... 11
1.3.1. Tình hình sử dụng dược liệu ...................................................................11
1.3.2. Xây dựng TCCS ......................................................................................11
1.3.3. Phương thức xây dựng TCCS .................................................................11
1.3.4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu ..........................12
1.3.5. Tiêu chuẩn đã công bố về dược liệu Bù ốc leo .......................................12
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 14
2.1. Nguyên liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị ....................................................... 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................14
2.1.2. Dung môi, hóa chất, thiết bị ....................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15
2.2.1. Mô tả .......................................................................................................15
2.2.2. Vi phẫu ....................................................................................................15
2.2.3. Soi bột .....................................................................................................15
2.2.4. Định tính..................................................................................................15
2.2.5. Độ ẩm ......................................................................................................17
2.2.6. Tro toàn phần ..........................................................................................17
2.2.7. Tro không tan trong acid .........................................................................17
2.2.8. Xác định hàm lượng chất chiết được ......................................................18
2.2.9. Định lượng saponin tổng số bằng phương pháp cân ...............................18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................... 20
3.1. Kết quả khảo sát xác định các chỉ tiêu chất lượng của dược liệu Bù ốc leo .. 20
3.1.1. Kết quả mô tả đặc điểm dược liệu ..........................................................20
3.1.2. Kết quả xác định đặc điểm vi phẫu .........................................................20
3.1.3. Kết quả xác định đặc điểm bột dược liệu ................................................22
3.1.4. Kết quả định tính .....................................................................................23
3.1.5. Kết quả xác định độ ẩm...........................................................................26
3.1.6. Kết quả xác định tro toàn phần ...............................................................26
3.1.7. Kết quả xác định tro không tan trong acid ..............................................26
3.1.8. Hàm lượng chất chiết được trong dược liệu ...........................................27
3.1.9. Kết quả định lượng saponin tổng số bằng phương pháp cân ..................28
3.2. Kết quả xây dựng TCCS của dược liệu Bù ốc leo ......................................... 28
3.2.1. Yêu cầu kỹ thuật......................................................................................28
3.2.2. Phương pháp thử .....................................................................................29
3.2.3. Đóng gói và bảo quản .............................................................................31
3.3. Bàn luận ......................................................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về các sản phẩm
chăm sóc sức khỏe chất lượng càng cao. Bên cạnh đó, xu hướng nghiên cứu các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe từ nguồn động thực vật cũng rất được quan tâm. Các nhà
khoa học ở Việt Nam cũng tham gia vào tìm kiếm, phát triển lĩnh vực này. Là một
đất nước có nguồn thực vật phong phú, chúng ta có tiềm năng rất lớn về tài nguyên
cây thuốc. Đây là tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển thuốc từ dược liệu.
Cây Bù ốc leo là cây thuốc phổ biến ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây có mặt ở
vùng Lai Châu, Ninh Bình, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, … Toàn cây có tác dụng
thanh nhiệt, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ thổ. Dân gian vẫn dùng các bộ phận trên mặt
đất của cây để trị mụn nhọt, rắn cắn, đau dạ dày, các bệnh về mắt [6]. Cũng có tài
liệu cho thấy, nhân dân còn dùng rễ, thân mềm như một vị thuốc gây nôn, long đờm
[16].
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Bù ốc leo,
đáng chú ý là: chống ung thư [21], chống viêm [23]. Cũng có nhiều nghiên cứu
khác chỉ ra các tác dụng như chống đái tháo đường [16], trị giun sán [22], chống
mất trí nhớ [35].
Ở Việt Nam, cây Bù ốc leo chưa được nghiên cứu nhiều về thành phần hóa
học, tác dụng sinh học cũng như tiêu chuẩn đánh giá chất lượng. Do đó, các nghiên
cứu về cây sẽ là tiền đề để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về cây Bù ốc leo, tạo
nền tảng cho việc dần đưa cây thuốc vào thực tế sử dụng một cách khoa học.
Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn
cơ sở của dược liệu Bù ốc leo (Dregea volubilis (L.f.) Benth. ex Hook.f., họ
Thiên lý Asclepiadaceae)” được thực hiện với những mục tiêu:
1. Xác định được các chỉ tiêu chất lượng của dược liệu Bù ốc leo
2. Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu Bù ốc leo
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Dregea
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo Thực vật học [10], [9], vị trí phân loại của chi Bù ốc (Dregea) trong giới
thực vật như sau:
Giới (Kingdom) Thực vật (Planta)
Ngành (Division) Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp (Class) Hai lá mầm (Magnoliopsida)
Phân lớp (Subclass) Bạc hà (Lamiidae)
Bộ (Order) Long đởm (Gentianales)
Họ (Family) Thiên lý (Asclepiadaceae)
Chi (Genus) Bù ốc (Dregea)
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Chi Dregea gồm các loài thường là cây bụi trườn, leo hay cỏ bò, không có rễ
phụ phát triển trên thân. Lá mọc đối. Cụm hoa xim hình tán. Thùy đài nhỏ, hình trứng
nhọn đầu đôi khi tù; gốc đài không có hoặc có 5 tuyến. Tràng hình bánh xe; tràng
không dính nhau thành ống đứng, cánh hoa vặn, phủ nhau bên phải. Tràng phụ đơn,
gồm 5 vảy nạc, hình cầu, dính với cột nhị-nhụy. Chỉ nhị dính nhau; bao phấn hai ô;
trung đới kéo dài thành phần phụ; hạt phấn dính thành khối phấn và có sáp bao bên
ngoài vách khối phấn, khối phấn không có mỏm ở đỉnh; cơ quan truyền phấn có gót
đính và 2 chuôi; khối phấn hướng lên; chỉ có một khối phấn trong mỗi ô phấn. Đầu
nhụy hình nón hay gồ ghề; đỉnh bầu không thót lại thành hình vòi nhụy. Quả nang
dày, có các khía lồi dạng cánh [6]. Hạt có mào lông [26].
1.1.3. Phân bố
Trên thế giới: chi Dregea có khoảng 12 loài, phân bố ở châu Á và châu Phi [6,
26, 42].
Ở Việt Nam: chi Dregea là một chi nhỏ của họ Thiên lý. Theo thống kê trong
Thực vật chí Việt Nam tập 15 - Họ Thiên lý (Asclepiadaceae), tính đến năm 2017, chi
Dregea ở Việt Nam có 2 loài là Bù ốc leo (Dregea volubilis (L. f.) Benth. & Hook.)
và Bù ốc Đà Lạt (Dregea cuneifolia Tsiang & P. T. Li) [6]. Tuy nhiên, năm 2011,
2
Trần Thế Bách và cộng sự đã phát hiện một loài Dregea chưa xác định khi nghiên cứu
thực địa tại khu vực Tây Nguyên, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Đến năm 2018, khi so
sánh với tiêu bản của các loài Dregea đã biết, loài này được xác định là loài mới, có
tên khoa học là Dregea taynguyenensis T.B. Tran & Rodda [19].
1.2. Tổng quan về loài Dregea volubilis (L.f.) Benth. ex Hook.f.
1.2.1. Danh pháp
 Tên tiếng Việt: Bù ốc leo
 Tên khoa học: Dregea volubilis (L.f.) Benth. ex Hook.f.
 Họ thực vật: Asclepiadaceae
 Tên nước ngoài:
Green wax flower (tiếng Anh)
Harandodi (tiếng Hindi)
Nan shan teng (tiếng Trung Quốc)
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Cây leo dài đến 12 m. Cành màu xám tái, vỏ có bì khổng, cành non xanh, nhẵn.
Lá mọc đối; phiến lá hình trứng rộng, cỡ 7-18 x 4-17 cm, nhẵn hay có lông mềm; đỉnh
nhọn hay có mũi ngắn; gốc hình tim nông; gân bên 4 cặp [6, 26]. Gân lá dạng mạng
lưới, mặt trên của lá có màu xanh đậm và mặt dưới có màu xanh nhạt. Cuống lá dài 3-
5 cm. Mùi hăng đặc biệt và vị đắng [13].
Cụm hoa rũ xuống, nhiều hoa, xếp thành xim, dạng tán; cuống cụm hoa dài 2-6
cm, có lông. Cuống hoa dài 2-2,5 cm. Hoa màu xanh hay màu xanh-vàng nhạt, thơm.
Thùy đài hình trứng-thuôn, dài 2,5-3 mm, có lông, tràng hoa hình bánh xe, nhẵn; thùy
tràng hình trứng rộng, vặn, phủ nhau bên phải, cỡ 6-12 x 5-12 mm, có lông. Tràng phụ
đơn, gồm 5 vảy nạc, màu xanh-màu vàng nhạt, đường kính 4-4,5 mm. Chỉ nhị dính
nhau; bao phấn hai ô; trung đới kéo dài thành phần phụ màu trắng; hạt phấn dính
thành khối phấn và có sáp bao bên ngoài vách khối phấn, khối phấn không có mỏm ở
đỉnh; cơ quan truyền phấn có gót đính và 2 chuôi; khối phấn hướng lên, thuôn; chỉ có
một khối phấn trong mỗi ô phấn. Bầu có lông. Quả đại, hình trứng hẹp, cỡ 10-15 x 3-4
cm. Hạt hình trứng dẹt cỡ 1,2 x 0,6 cm; mào lông dài 4,5 cm [6, 7, 26].
3
Hình 1. 1. Hình ảnh loài Dregea volubilis (L. f) Benth. ex Hook.f. [6]
1. cành mang hoa; 2. hoa; 3. đài (mở ra); 4. tràng (mở ra); 5. tràng phụ, cột nhị nhụy;
6. cơ quan truyền phấn và khối phấn (pollinarium); 7. nhụy; 8. quả; 9. hạt;
1.2.3. Phân bố và sinh thái
Bù ốc leo có tên là Jukti trong tiếng Bengal, phân bố ở miền nam Trung Quốc,
Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia,
Indonesia, Philippines [21].
Ở Việt Nam, Bù ốc leo thường phân bố ở Lạng Sơn (Hữu Lũng - Hữu Liên),
Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Nghệ An (Tương Dương: Tam Đình), Ninh
Thuận (Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Hải, Vườn quốc gia Núi Chúa), Hồ Chí Minh,
một số tỉnh Trung và Nam Bộ và một số nơi khác [6, 7].
1.2.4. Tính vị, công năng, tác dụng
Bộ phận dùng: Toàn cây và thân dạng rễ
Tính vị, công năng: Dây, rễ bù ốc leo có vị đắng, cay, tính mát, công năng
thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp chỉ thống, chỉ thổ, chỉ lỵ [11].
Tác dụng:
4
Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. Ở Sri Lanka lá được dùng làm rau ăn và dễ
dàng tìm thấy ở các chợ địa phương [27]. Lá cây ngâm trong dầu dùng trị bệnh mụn
nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau. Lá và thân cây
được ứng dụng nhiều trong dân gian, nhưng ở mức độ phổ biến còn thấp. Ở nước ta,
người ta sử dụng lớp bột màu nâu trên quả làm thuốc trị bệnh gia súc. Ở Ấn độ, lá
dùng điều trị thấp khớp, ho, sốt, cảm lạnh [33]. Ngoài ra, lá còn được dùng cùng với
hạt tiêu để điều trị chứng khó tiêu [24]. Vỏ thân được dùng cùng sữa để trị nhiễm
trùng đường tiết niệu [38]. Rễ và thân mềm xem như chất gây nôn và long đờm. Toàn
thân cây dùng trị cảm lạnh và bệnh tật về mắt, làm hắt hơi; còn dùng trị rắn cắn [25].
Ngoài ra lá còn được dùng trị viêm khí quản, đau dạ dày [40].
1.2.5. Thành phần hóa học
Nghiên cứu định tính các nhóm chất thường gặp bằng phản ứng hóa học cho
thấy lá Bù ốc leo có chứa amino acid, protein, lipid, anthraquinon, flavonoid,
coumarin, saponin, glycosid tim, tannin, catechin, phytosterol, alcaloid, gum, chất
nhầy [37], steroid, carbohydrat, chất béo, triterpenoid, đường khử [23]; vỏ thân chứa
polyphenol, flavonoid, alcaloid, proanthocyanidin [18]; hoa chứa carbohydrat, protein,
amino acid, steroid, glycosid, alcaloid, tanin, flavonoid, polyhydroxy pregnan [17];
quả chứa anthocyanidin, flavonoid, các hợp chất phenolic, amino acid [12]; rễ chứa
glycosid [36].
Purushoth Prabhu T. và cộng sự tiến hành định tính các dịch chiết từ Bù ốc leo
bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Kết quả thấy rằng sắc ký đồ của cao chiết n-
hexan xuất hiện 5 vết với các giá trị Rf là 0,92; 0,85; 0,79; 0,64; 0,52. Sắc ký đồ của
cao chiết chloroform xuất hiện 4 vết với các giá trị Rf 0,88; 0,77; 0,74; 0,66 [32].
Các nghiên cứu chiết xuất, phân lập cho thấy thành phần hóa học của Bù ốc leo
gồm các hợp chất polyhydroxy pregnan [30, 37], polyoxypregnan glycosid [14, 16,
23, 34], flavonoid [12, 16, 23, 29], triterpenoid, sterol, carbohydrat [14] và các hợp
chất phenolic [12].
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của cây Bù ốc leo
Nhóm chất Tên chất TLTK
TT
1 Polyhydroxy Dregealol (1); volubilogenon (2); volubilol (3); [30, 37]
pregnan iso-drevogenin P (4); 17α-marsdenin (5);
drevogenin D (6), drevogenin A (7), drevogenin P
5
(8)
2 Polyoxypregnan Volubilosid A (9); volubilosid B (10); volubilosid [14, 16,
glycosid C (11) 23, 34]
12-0-benzoyl-8, 11-ditigloyl-3β, 8β, 11α, 12β, [36]
14β-pentahydroxy-pregn-14-ol, 20-on,-3-O-
methyl-β-D-allopyranosyl (1→4)-β-D-
thevetopyranosid (12)
Drevogenin A 3-O-3-O-methyl-6-deoxy-β-D- [41]
allopyranosyl-(1→4)-β-D-oleandropyranosyl-
(1→4)-β-D-cymaropyranosyl-(1→4)-β-D-
cymaropyranosid (13)
Drevogenin A 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-3-
O-methyl-6-deoxy-β-D-allopyranosyl-(1→4)-β-
D-oleandropyranosyl-(1→4)-β-D-
cymaropyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranosid
(14)
Drevogenin A 3-O-3-O-methyl-6-deoxy-β-D-
allopyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranosyl-
(1→4)-β-D-cymaropyranosid (15)
Drevogenin A 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-3-
O-methyl-6-deoxy-β-D-allopyranosyl-(1→4)-β-
D-cymaropyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranosid
(16)
Drevogenin C 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-3-
O-methyl-6-deoxy-β-D-allopyranosyl-(1→4)-β-
D-cymaropyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranosid
(17)
Drebyssogenin K2 3-O-3-O-methyl-6-deoxy-β-D-
allopyranosyl-(1→4)-β-D-oleandropyranosyl-
(1→4)-β-D-cymaropyranosyl-(1→4)-β-D-
cymaropyranosid (18)
6
drebyssogenin K2 3-O-3-O-methyl-6-deoxy-β-D-
allopyranosyl-(1→4)-β-D-cymaropyranosyl-
(1→4)-β-D-cymaropyranosid (19)
3 Flavonoid Vitexin (20), rutin, quercetin (21), luteolin (22), [12, 16,
kaempferol (23), isovitexin, isoorientin, apigenin 23, 29]
(24), delphinidin (25), petunidin (26)
4 Hợp chất Acid isochlorogenic (27), acid caffeic(28), acid [12]
phenolic gentisic (29), acid vanillic (30), acid cinnamic
(31), acid β-resorcyclic (32), acid cis-p-coumaric
(33)
Pentacyclic Taraxeron (34), dregeanin (35) [14]
5
triterpenoid
6 Sterol β- sitosterol (36) [14]
7 Carbohydrat D–cymarose (37), L-olendrose (38) [14]
(1) R1 = H, R2 = tigloyl
(3) R1 = OH, R2 = H
(6) R1 = R2 = H
(2) R1 = OH, R2 = H
(4) R1 = R2 =H
(5) R1 = H, R2 = OH
7
(7) (8)
Hình 1. 2. Các hợp chất polyhydroxy pregnanes phân lập được từ Bù ốc leo
(12)
8
Hình 1. 3. Các hợp chất polyoxypregnan glycoside phân lập được từ Bù ốc leo.
(21) R1 = OH, R2= OH
(22) R1 = OH, R2 = H
(23) R1 = H, R2 = OH
(24) R1 = H, R2 = H
(20)
(25) R = OH
(26) R = OCH3
Hình 1. 4. Các hợp chất flavonoid phân lập được từ Bù ốc leo [12, 16, 23, 29]
9
(27) (28)
(29) (30)
(31)
Hình 1. 5. Các hợp chất phenolic phân lập được từ Bù ốc leo [12]
(34) (35)
Hình 1. 6. Hợp chất pentacyclic triterpenoid phân lập được từ Bù ốc leo [14]
(36) (37)
Hình 1. 7. Các hợp chất sterol và carbohydrate phân lập được từ Bù ốc leo [14]
10
1.2.6. Tác dụng dược lý
Theo các nghiên cứu, Bù ốc leo có các tác dụng chống ung thư [21], trị đái tháo
đường [16], chống oxy hóa [15], chống viêm [23], trị ký sinh trùng [22] và hạ sốt,
giảm đau [28].
1.3. Tổng quan về tiêu chuẩn cơ sở
1.3.1. Tình hình sử dụng dược liệu
Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động
vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc [5]. Tại hội thảo “Nâng cao năng lực kiểm
tra, giám sát chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu trong thời kỳ hội nhập”, ngày
7-8/7/2016 tại Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Long – thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết mỗi
năm ngành dược trong nước tiêu thụ khoảng 60 tấn dược liệu, nhưng dược liệu trong
nước chiếm khoảng 10%, còn lại chủ yếu nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch
với chất lượng không được kiểm soát hoàn toàn.
Bên cạnh đó còn vấn nạn dược liệu giả. Dược liệu giả là dược liệu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
 Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên
nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo;
 Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên
nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất;
 Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản
xuất hoặc nước xuất xứ [5]
Dược liệu trước khi đưa vào sử dụng đều phải được kiểm tra chất lượng và
phải đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký như tiêu chuẩn Dược điển
hoặc tiêu chuẩn cơ sở. Vấn đề được đặt ra lúc này là làm sao để biết được dược liệu sử
dụng có đạt chất lượng, vì có nhiều dược liệu chưa có chuyên luận trong Dược điển
hoặc chưa được nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
1.3.2. Xây dựng TCCS
Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để
áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và
công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở.
Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được
khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở [1]
1.3.3. Phương thức xây dựng TCCS
Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:
11
– Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc
tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở. Khi xây dựng tiêu chuẩn cơ
sở của dược liệu, ta phải tham khảo các chuyên luận về tiêu chuẩn cơ sở của dược
điển nước ngoài, như Dược điển Hoa Kỳ, dược điển Anh, Dược điển Trung Quốc, trên
cơ sở các chuyên luận về tiêu chuẩn cơ sở dược liệu quy định trong DĐVN V.
– Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm.
Thực hiện các nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn, đánh giá trên nhiều mẫu của dược
liệu đó được thu hái ở những địa điểm khác nhau, để phân tích, tổng hợp thành một
tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu.
– Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành. Có những chuyên luận về dược
liệu khi đưa ra xem xét có chỉ tiêu nào đó không đạt hoặc cần bổ sung thêm các chỉ
tiêu khác, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để bổ sung, hoàn thiện để chuyên luận đã
có đánh giá tốt nhất về chất lượng dược liệu được sử dụng [1].
1.3.4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu
Để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của dược liệu có thể khái quát các phương pháp như
sau, được quy định trong phụ lục 12.2, DĐVN V [4]
- Phương pháp cảm quan: bao gồm những mô tả về hình thái kích thước, màu
sắc, mùi vị, các đặc điểm của bề mặt, vết bẻ hay mặt cắt của dược liệu hoặc
đặc điểm thể chất của dược liệu.
- Phương pháp định tính: bao gồm những phương pháp dùng để nhận biết
dược liệu, bao gồm phương pháp vi học và các phương pháp lý hóa.
- Thử tinh khiết và cách kiểm tra độ tinh khiết của dược liệu: mất khối lượng
do làm khô (Phụ lục 9.6), tro toàn phần và tro không tan trong acid (Phụ lục
9.7 và 9.8), các tạp chất hữu cơ, các bộ phận khác của dược liệu, các dược
liệu bị biến màu, hư thối (Phụ lục 12.11), ….
- Phương pháp định lượng: là việc xác định hàm lượng của một hay một số
chất có trong dược liệu bằng phương pháp hóa học, lý học hoặc sinh học.
1.3.5. Tiêu chuẩn đã công bố về dược liệu Bù ốc leo
Hiện nay, các nghiên cứu đánh giá chất lượng và tiêu chuẩn hóa dược liệu Bù
ốc leo còn rất hạn chế. Dược liệu này chưa có chuyên luận riêng trong các Dược điển.
Theo nghiên cứu của Sudhakar P. và cộng sự, vi phẫu thân và lá bù ốc leo có
các đặc điểm: biểu bì gồm một lớp tế bào hình trụ, hình bầu dục đến hình tròn, dưới
lớp biểu bì có dày đặc các tế bào calci oxalat trong các tế bào, mô xốp gồm 6-8 lớp tế
bào dày, hình trụ, các tế bào hình tròn, hình bầu dục đến thuôn, tế bào nội bào hẹp,
12