Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo đồng phục cho học sinh nữ tuổi 15 16 tại hà nội

  • 127 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Nguyễn Thị Phương
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ QUẦN ÁO ĐỒNG
PHỤC CHO HỌC SINH NỮ TUỔI 15-16 TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Công nghệ vật liệu dệt may
Hà Nội, 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Nguyễn Thị Phương
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ QUẦN ÁO ĐỒNG
PHỤC CHO HỌC SINH NỮ TUỔI 15-16 TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Công nghệ vật liệu dệt may
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trần Bích Hoàn
Hà Nội, 2008
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Trần Bích Hoàn.
Em xin cảm ơn cô rất nhiều vì cô đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn
thành luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo khoa Công
nghệ Dệt may và thời trang trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cảm ơn các
Thầy, Cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức khoa học để em có
thể hoàn thành khóa học và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Phổ thông trung học
Đoàn kết, Trần Nhân Tông và Trường Phổ thông cơ sở Phú Thị, Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu nhân trắc của các em nữ sinh
15 – 16 tuổi tại trường.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn và chúc các Thầy cô, các bạn bè đồng nghiệp
luôn hạnh phúc, thành đạt.
Hà nội, Ngày 26 tháng 10 năm 2010
Nguyễn Thị Phương
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
MỤC LỤC
Danh mục các bảng biểu…………………………………………….
Danh mục các hình ảnh, đồ thị………………………………………
MỞ ĐẦU……………………………………………………………
Chương 1 – NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc………………………….
1.1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc trên Thế Giới…………………….
1.1.2. Tình hình phát triển nhân trắc ở Việt Nam……………………
1.2. Ứng dụng nhân trắc học vào xây dựng hệ thống cỡ số ở Việt
Nam
1.3. Đặc điểm cơ thể nữ lứa tuổi 15 – 16…………………………..
1.3.1. Đặc điểm nhân trắc người Việt Nam………………………….
1.3.2. Đặc điểm hình thái cơ thể nữ ở lứa tuổi 15 – 16……………..
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể nữ lứa
tuổi 15 – 16
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu……………………………………….
1.4.2. Phương pháp đo……………………………………………….
1.4.3. Phương pháp chọn mẫu………………………………………..
1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………….
1.5. Các hệ thống cỡ số của một số nước trên Thế Giới và Việt Nam
1.5.1. Các hệ thống cỡ số của một số nước trên Thế Giới…………..
1.5.2. Các hệ thống cỡ số ở Việt Nam……………………………….
1.6. Xác định kích thước chủ đạo và bước nhảy……………………..
Kết luận tổng quan…………………………………………………
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Chương 2 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu…………………………………………..
2.1.1. Nghiên cứu đối tượng đo……………………………………..
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………….
2.1.3. Số lượng đối tượng nghiên cứu………………………………
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………
2.2. Xây dựng phương pháp đo ………………………………….
2.2.1. Các thông số kích thước thiết kế công nghiệp học sinh nữ 15 –
16 tuổi
2.2.2. Xác định các mốc đo nhân trắc………………………………...
2.2.3. Xây dựng phương phương pháp đo………………………….
2.2.4. Dụng cụ đo…………………………………………………..
2.3. Xây dựng chương trình đo……………………………………
2.3.1. Trình tự đo và chia bàn đo……………………………………
2.3.2. Phiếu đo………………………………………………………
Chương 3 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CỠ SỐ
3.1. Xử lý số liệu nhân trắc………………………………………….
3.1.1. Loại sai số thô………………………………………………….
3.1.2. Tìm số lạc trong dãy số………………………………………..
3.1.3. Các đặc trưng thống kê cơ bản………………………………..
3.2. Xác định các kích thước chủ đạo và bước nhảy……………..
3.2.1. Xác định các kích thước chủ đạo và bước nhảy………………
3.2.2. Chứng minh việc lựa chọn kích thước chủ đạo và bước nhảy
là phù hợp
3.3. Đề xuất số lượng cỡ số đồng phục..............................................
3.3.1. Xác định tần số, tần suất của 2 kích thước chủ đạo....................
3.3.2. Đề xuất số lượng cỡ số đồng phục.............................................
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 4 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
3.3.3. Chứng minh số lượng mẫu đo được đảm bảo tính chất đại
diện cho tổng thể đối tượng nghiên cứu
3.4. Xác định giá trị các kích thước phụ và xét mối tương quan
3.4.1. Xét tương quan giữa 2 kích thước chủ đạo với các kích thước
phụ thuộc
3.4.2. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính để xác định các
kích thước phụ thuộc của từng cỡ số
3.4.3. Đánh giá và kiểm định phương trình hồi quy tuyến tính
3.5. Hệ thống cỡ số phục vụ thiết kế công nghiệp quần áo nữ sinh
15 – 16
KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 5 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các thông số kích thước học sinh nữ 15-16 tuổi ở Hà Nội
Bảng 2.2: Cách xác định các mốc đo nhân trắc
Bảng 2.3: Xây dựng phương pháp đo
Bảng 3.1: Các đặc trưng thống kê của 2 kích thước chủ đạo
Bảng 3.2: Chứng minh 2 kích thước chủ đạo đạt điều kiện 1, 2, 3
của phân bố chuẩn
Bảng 3.3: Tần số lý thuyết và thực nghiệm của kích thước cao đứng
Bảng 3.4: Tần số lý thuyết và thực nghiệm của kích thước vòng
ngực 2
Bảng 3.5. So sánh phương sai và trung bình của vòng ngực 2 theo
chiều cao
Bảng 3.6: Tần số và tần suất kích thước chiều cao đứng
Bảng 3.7: Tần số và tần suất kích thước vòng ngực 2
Bảng 3.8: Tần số và tần suất nhóm chiều cao đứng
Bảng 3.9: Tần số và tần suất nhóm vòng ngực
Bảng 3.10: Tần số và tần suất vòng ngực 2 phân theo nhóm 1 chiều
cao
Bảng 3.11: Tần số và tần suất vòng ngực 2 phân theo nhóm 2 chiều
cao
Bảng 3.12: Tần số và tần suất vòng ngực 2 phân theo nhóm 3 chiều
cao
Bảng 3.13: Tần số và tần suất vòng ngực 2 phân theo nhóm 4 chiều
cao
Bảng 3.14: Tỷ lệ đáp ứng của các cỡ số theo phương án cao đứng
cách 6cm, vòng ngực 2 cách 4cm.
Bảng 3.15: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu theo chiều cao
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
đứng
Bảng 3.16: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu theo vòng ngực 2
Bảng 3.17: Hệ số tương quan giữa 2 kích thước chủ đạo và các kích
thước khác.
Bảng 3.18: Các thông số kích thước thiết kế đồng phục học sinh 15
– 16 tuổi.
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Các mốc đo nhân trắc
Hình 2.2: Phương pháp đo các kích thước chiều cao
Hình 2.3: Phương pháp đo các kích thước vòng
Hình 2.4: Phương pháp đo các kích thước dài
Hình 2.5: Phương pháp đo các kích thước rộng
Hình 2.6: Thước đo nhân học kiểu Martin
Hình 2.7: Thước dây chia đến mm
Hình 3.1: Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích
thước cao đứng
Hình 3.2: Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích
thước vòng ngực 2
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 7 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
MỞ ĐẦU
Công nghiệp dệt may là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống kinh tế công nghiệp nhẹ Việt Nam. Với con số kim ngạch xuất khẩu
10,5 tỷ USD/năm, ngành dệt may đã phát triển thành một trong những ngành
công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam, mũi xuất khẩu chủ lực. Một
mặt, dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, qua đó giúp giải quyết hiệu
quả công ăn việc làm. Mặt khác, ngành này cũng đem lại nhiều ngoại tệ cho
đất nước, đẩy mạnh việc hợp tác giao lưu kinh tế với các nước trên Thế Giới
như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Ngành dệt may Việt Nam hiện đứng ở vị trí thứ 9 trong top 10 nước
xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế Giới, nhưng so với nhiều nước ở Châu
Á, tốc độ tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ khoảng
20% - 30%. Trong khi đó, Trung Quốc đạt tăng trưởng 80%, Indonesia
48%... Nguyên nhân là do gia công còn chiếm tỷ lệ lớn (70% - 80%). Các
doanh nghiệp may vẫn chỉ chú trọng vào sản xuất hàng gia công cho các
nước, ít sản xuất hàng bán nội địa, đồng thời các sản phẩm nhất là của Trung
Quốc thì lại tràn lan vào thị trường với giá rẻ bất ngờ nên người dân đa số sử
dụng sản phẩm của nước này. Sản phẩm trong nước có sản xuất ra thì cũng
không đáp ứng được về mẫu mã, kiểu dáng...nên cũng không mấy được ưa
chuộng.
Với xu hướng phát triển chung của xã hội hiện nay, việc lựa chọn cho
mình một bộ trang phục để mặc hàng ngày đang theo cùng một xu hướng, đó
là càng mất ít thời gian càng tốt. Với hình thức may đo, việc lựa chọn kiểu
dáng, cập nhật thời trang, chất lượng vải...làm người tiêu dùng mất nhiều thời
gian mà sản phẩm nhận được cũng chưa chắc vừa lòng người đặt hàng. Do
vậy, nhu cầu phải có hàng may sẵn trưng bày để người tiêu dùng dễ lựa chọn
và mặc thử là rất cần thiết trong một xã hội phát triển. Để đáp ứng nhu cầu
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 8 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
đó, sản phẩm may mặc hàng loạt dần được hình thành, đòi hỏi phải có được
một hệ thống cỡ số và hệ thống cỡ số đó phải là hệ thống chuẩn cho các công
ty cùng sử dụng. Hiện nay, các doanh nghiệp may trong nước không có hệ
thống cỡ số thống nhất để thiết kế, mà đều thiết kế theo hệ thống cỡ số riêng
do chính công ty mình đưa ra khiến cho người tiêu dùng vất vả trong việc lựa
chọn sản phẩm, bởi vì có thể cùng là size M nhưng sản phẩm của công ty A
người mua mặc vừa, nhưng của công ty B lại chật ngực, của công ty C lại hơi
ngắn...Quần áo đồng phục của học sinh cũng đang trong tình trạng như vậy.
Hiện nay, hầu hết các trường đều thực hiện cho học sinh mặc đồng phục và
việc may đồng phục phần lớn do các cơ sở tư nhân thực hiện theo hình thức
may đo. Họ tự đo học sinh, tự phân cỡ theo kinh nghiệm bản thân mà không
có một cơ sở khoa học nào. Vì vậy, sản phẩm đồng phục sản xuất ra chất
lượng không cao, vẫn còn tình trạng có em bị quần áo quá chật hoặc có em
quần áo lại rộng thùng thình...
Chính vì các lý do đó nên tôi chọn đề tài làm luận văn là: Nghiên cứu
xây dựng hệ thống cỡ số thiết kế đồng phục học sinh nữ 15 – 16 tuổi tại Hà
Nội, với hy vọng kết quả của luận văn là những trải nghiệm ban đầu để tích
lũy kinh nghiệm cho việc nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số sau này được
tốt hơn, thiết thực hơn phục vụ cho ngành may trong nước.
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 9 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc
1.1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc trên Thế Giới
Nhân trắc học là môn khoa học về phương pháp đo trên cơ thể người
và sử dụng toán học để phân tích kết quả đo được nhằm tìm hiểu quy luật về
sự phát triển hình thái người, vận dụng những quy luật đó vào việc giải quyết
những yêu cầu của khoa học, kỹ thuật, sản xuất và đời sống. [12]
Từ lâu, nhân trắc học đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong chương trình nghiên cứu sinh học Thế Giới IBP do
UNESCO chỉ đạo, triển khai vào những năm 60, 70, nhân trắc học được quan
tâm đặc biệt, đã thu hút nhiều nhà nhân trắc học có tên tuổi trên Thế Giới. Ở
các nước Xã hội chủ nghĩa, nhân trắc học được đầu tư nghiên cứu và đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Ở các nước có truyền thống khoa học như
Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức, nhân trắc học là cơ sở tin cậy cho việc
định các tiêu chuẩn cấp nhà nước về sản phẩm công nghiệp dân dụng và quốc
phòng. [12]
Người đặt nền móng cho khoa học nhân trắc là nhà giải phẫu học
người Pháp Pola Broma. Ông là người đầu tiên ứng dụng phương pháp nhân
trắc học.
Sau đó là Rudolf Martin – nhà nhân học người Đức. Ông đã cho ra đời
cuốn Giáo trình về nhân học đầu tiên trên Thế Giới vào năm 1919. Trong
cuốn giáo trình này, ông đã ứng dụng toán học và phương pháp thống kê sinh
học vào lĩnh vực nhân trắc, đồng thời ông cũng trình bày một cách đầy đủ các
phương pháp nghiên cứu nhân trắc học. Năm 1924, ông tiếp tục cho ra đời
cuốn ″Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê". Sau này, các trường phái
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 10 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
nhân học khác đều dựa vào cơ sở, phương pháp xác định của Martin để bổ
xung, hoàn thiện tiếp theo truyền thống, phong tục của nước mình.
Năm 1960, nhà nhân trắc học người Pháp Olivier trải qua quá trình
nghiên cứu về nhân trắc tại các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương đã
viết và cho xuất bản cuốn ″Thực hành nhân trắc". Trong cuốn sách này, ông
đã phân tích và đưa ra những phương pháp nghiên cứu nhân trắc rất đầy đủ
và đã được ứng dụng rộng rãi trên Thế Giới. [3]
Năm 1961, Nold và Volsuski đã có đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của
địa lý đến sự tăng trưởng chiều cao cơ thể và chứng minh được những yếu tố
ảnh hưởng đó là có thật. Cũng trong năm này, Graef và Cone cũng hoàn
thành đề tài nghiên cứu thu thập số liệu và chứng minh tình trạng dinh dưỡng,
bệnh tật có ảnh hưởng đến sự gia tăng các kích thước cơ thể, đặc biệt là chiều
cao và cân nặng.
Năm 1962, Baskirop cho ra đời cuốn ″Học thuyết về sự phát triển thể
lực con người". Trong đó, tác giả bàn luận về các qui luật phát triển cơ thể
người dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống.
Năm 1964, F.Vandervael, một thầy thuốc người Bỉ đã viết cuốn sách
về nhân trắc học, ông đưa ra những nhận xét toàn diện về các qui luật phát
triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân
loại thể lực theo các chỉ số đánh giá với các đặc trưng thống kê trung bình
cộng và độ lệch chuẩn. [22]
Gần đây, nhà nhân chủng học người Rumani đã có những nghiên cứu
bổ xung về nghiên cứu nhân trắc ứng dụng hình thể con người để thiết kế các
sản phẩm tiêu dùng. [1]
Như vậy, ở thế kỷ 19 đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc.
Tuy nhiên, những công trình đó còn hạn chế về số lượng, kích thước nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu...
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 11 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Sang thế kỷ 20, nhân trắc học tiếp tục được nghiên cứu và phát triển
nhanh hơn, hiện đại hơn, kết quả đạt được chính xác hơn.
1.1.2. Tình hình phát triển nhân trắc ở Việt Nam
Nhân trắc bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 30 của
thế kỷ 20 với công trình nghiên cứu về đo đạc một số kích thước như chiều
cao, cân nặng và vòng ngực. Ở thời kỳ này, các công trình nghiên cứu do một
số bác sĩ người Pháp phối hợp với người Việt Nam thực hiện tại ″Ban nhân
học" thuộc viện Viễn Đông Bác Cổ và tại viện Giải Phẫu học thuộc trường
Đại học Y Khoa Hà Nội
Năm 1936 - 1944, kết quả nghiên cứu về các kích thước cơ thể người
dân tộc Việt Nam như dân tộc Kinh, Hơmông, Êđê, Chăm, Thượng…đã được
đăng trong 9 tạp chí ″Công trình nghiên cứu viện Giải Phẫu học trường ĐH
Y Khoa Đông Dương" do P.Hurad làm chủ biên. [1]
Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu trên còn đơn sơ, xử lý thống kê
toán học chưa triệt để, chính xác bởi vậy các kết quả nghiên cứu còn bị hạn
chế.
Năm 1954, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, công tác điều tra cơ
bản về con người bắt đầu được tiến hành. Việc nghiên cứu nhân trắc học
không còn chỉ tập trung ở một số bác sĩ của trường ĐH Y Khoa mà bắt đầu
được thực hiện ở các trường ĐH khác. Nhiều đối tượng ở hầu hết các lứa tuổi
đã được điều tra nghiên cứu. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để
nhận định và đánh giá kết quả.
Sau một thời gian nghiên cứu, các tác giả đã quy định được một số tiêu
chuẩn về thang phân loại các kích thước cơ thể, một số quy luật phát triển cơ
thể người Việt Nam. Các đề tài nghiên cứu cũng được mở rộng ra theo nhiều
chiều hướng như hướng nghiên cứu nhân trắc chủ yếu nhằm phục vụ y học,
hướng nghiên cứu nhân trắc phục vụ điều tra cơ bản con người Việt Nam, các
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 12 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
đặc điểm nhân chủng học của các dân tộc Việt Nam được thực hiện chủ yếu
tại bộ môn Sinh học người, trường Đại học tổng hợp Hà Nội, viện Khảo Cổ
học, viện Bảo tàng lịch sử, trường Đại học Y Khoa Hà Nội, viện Khoa học kỹ
thuật, viện Bảo hộ lao động, viện Vệ sinh dịch tễ….là các đơn vị đi sâu
nghiên cứu nhân trắc phục vụ lao động – nhân trắc học ecgônômic.
Năm 1967 và 1972 hai hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam đã
được tổ chức tại Hà Nội dưới sự chủ trì của giáo sư Nguyễn Tấn Di Trọng.
Rất nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc học đã được tập hợp để báo cáo
trong hai hội nghị đó và được đăng trong cuốn ″Hằng số sinh học ở Việt
Nam" – 1975.
Năm 1974, PGS - Bác sĩ Nguyễn Quang Quyền đã cùng với giáo sư
Đỗ Xuân Hợp cho xuất bản cuốn ″Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên
người Việt Nam" tập hợp những công trình nghiên cứu nhân trắc học của tác
giả và các đồng nghiệp khác. Cuốn sách đã trình bày khá đầy đủ những vấn
đề cơ bản nhất trong lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học hiện nay và nêu lên
các số liệu cùng các nhận định tiến hành nghiên cứu trên người Việt Nam. [9]
Năm 1982, tác giả Nguyễn Quang Quyền lại đề xuất chỉ số đánh giá
thể lực với QVC, dùng các đường vòng để thay thế cân nặng, thay thang phân
loại trong cuốn sách ″Những thông số sinh học người Việt Nam".
Cuối năm 1986, cuốn ″Altlas nhân trắc học người Việt Nam trong các
lứa tuổi lao động" do Tiến sĩ Võ Hưng làm chủ biên đã được xuất bản. Cuốn
sách này đã cung cấp các số liệu về hình thái cơ thể của người Việt Nam ở
các lứa tuổi khác nhau và sống ở các vùng sinh thái khác nhau.
Cũng trong thời gian này, việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu
nhân trắc vào tìm hiểu nguồn gốc các dân tộc và phát triển hình thái thể lực
các dân tộc cũng bắt đầu được đề cập tới. Tiêu biểu là các tác giả Nguyễn
Đình Khoa, Võ Hưng. Hai tác giả này đã có những công trình nghiên cứu về
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 13 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
sự phát triển hình thái cơ thể, thể lực của nhóm dân tộc ít người ở miền núi và
đã chứng minh ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng đến sự phát triển
hình thái thể lực của con người. Các công trình này đã được công bố vào năm
1976, 1980, 1983.
Năm 1991, Ma Văn Thìn đã bảo vệ thành công đề tài ″Nghiên cứu đặc
điểm hình thái thể lực của nhóm dân tộc Ê đê, Xơ Đăng, Bana, Hơ Mông ở
Tây nguyên".
1.2. Ứng dụng nhân trắc học vào xây dựng hệ thống cỡ số ở Việt Nam
Trước đây, khi nghiên cứu nhân trắc chưa được ứng dụng vào xây
dựng hệ thống cỡ số thì việc lấy các thông số kích thước để thiết kế công
nghiệp cho sản phẩm may hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của nhà thiết kế và
hệ thống cỡ số cũng kém chính xác. Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu
của người tiêu dùng bắt buộc các nhà sản xuất phải nghiên cứu xây dựng hệ
thống cỡ số cho sản phẩm của mình.
Năm 1945 – 1954, GS. Đỗ Xuân Hợp cùng một số bác sĩ và sinh viên
đã tiến hành nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc
tuyển quân và may quân trang cho bộ đội. Mặc dù phương pháp nghiên cứu
chưa cao, nhưng công trình này là công trình đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng
nhân trắc vào xây dựng hệ thống cỡ số.
Năm 1960, Công ty bông vải sợi may mặc Hà Nội đã xây dựng được
hệ thống cỡ số cho trẻ em từ 1 đến 17 tuổi và xây dựng được khoảng 18 – 22
cỡ số cho người lớn. [2]
Năm 1966, Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước đã đánh dấu sự phát
triển trong nghiên cứu, ứng dụng nhân trắc vào xây dựng hệ thống cỡ số ở
Việt Nam bằng việc xây dựng, ban hành 2 tiêu chuẩn cỡ số quần áo có ứng
dụng đo nhân trắc. Hai tiêu chuẩn này đã đưa ra 15 cỡ số cho áo sơ mi nam
và 3 cỡ số cho quần nam.
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 14 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Năm 2001, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự đã nghiên
cứu thành công đề tài ″Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo
phương pháp nhân trắc học". Công trình nghiên cứu này đã cho thấy tính khả
thi của việc ứng dụng nhân trắc học vào ngành may. So với công trình nghiên
cứu của GS. Đỗ Xuân Hợp, thì công trình này cho kết quả chính xác hơn một
phần do áp dụng hệ thống kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu hiện đại, xử
lý thống kê toán học bằng phần mềm chuyên dụng.
Cũng vào năm 2001, PGS.TS Nguyễn Văn Lân và KS. Trần Thị
Hường cũng có đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về ″Thống kê cỡ số và thiết kế cơ
bản trang phục nữ Việt Nam". Đề tài đã dùng phương pháp đo cơ thể người
gián tiếp để xây dựng hệ thống cỡ số của phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã
sinh con. Đề tài này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành may công
nghiệp với thị trường nội địa để sản xuất hàng công nghiệp thời trang nữ
trong cả nước.
1.3. Đặc điểm cơ thể nữ lứa tuổi 15 – 16
1.3.1. Đặc điểm nhân trắc người Việt Nam
Đặc điểm nhân trắc người Việt Nam khác với các nước trên Thế Giới.
Theo thống kê tổng hợp các chủng tộc trên thế giới, chiều cao bình thường
của con người là từ 135 đến 190 cm. Ngoài giới hạn này là bất thường. Các
nhà nhân loại học đã xếp loại chiều cao của loài người nói chung thành ba
loại: Loại thấp là dưới 160 cm, loại trung bình là từ 160 đến 170 cm và loại
cao là trên 170 cm. Nữ giới Việt Nam có chiều cao trung bình 151.5 ± 5.3 cm
(ở thời điểm năm 1985) hay 153.5 ± 4.6 cm (ở thời điểm năm 1997). Như
vậy, người Việt Nam có chiều cao cơ thể thuộc loại trung bình thấp của nhân
loại. Đồng thời, người Việt Nam còn có phần thân trên thuộc loại vừa, lệch
về phía loại người có thân dài của nhân loại khi đánh giá thông qua chỉ số
thân ([Chiều cao ngồi / chiều cao đứng] x 100) theo thang phân loại của các
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 15 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
nhà nhân loại học (chỉ số thân nhỏ hơn 50.9 là người có thân ngắn, từ 51 –
52.9 là người có thân vừa và từ 53 trở lên là người có thân dài). Nam giới
Việt Nam có chỉ số thân trung bình là 52.4 và nữ giới là 52.5. [4]
1.3.2. Đặc điểm hình thái cơ thể nữ ở lứa tuổi 15 – 16
15 – 16 tuổi được gọi là giai đoạn thiếu niên. Đặc điểm của giai đoạn
này là có hai kỳ rõ rệt: Kỳ tiền dậy thì và kỳ dậy thì chính thức, được đánh
dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt ở nữ. Thời kỳ trước dậy thì, kéo dài
khoảng hai năm. Đặc điểm của thời kỳ này là sức lớn về chiều cao vọt lên
(mỗi năm trung bình tăng tới 7.8 cm) trong khi cân nặng không tăng nhiều
lắm. Chiều cao tăng vọt chủ yếu là do chi dưới dài ra rất nhanh, trong khi đó
thân như ngắn và bé lại làm cho các em có dáng gày, mảnh khảnh, trông lêu
đêu, vụng về.
Về mặt sinh lý, do phát triển quá nhanh về bề dọc mà ít về bề ngang,
nên ngực hẹp. [9]
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể nữ lứa tuổi
15 – 16
Thời kỳ này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan bên ngoài.
Khí hậu, thời tiết, địa lý cũng có ảnh hưởng đáng kể. Thể dục và sự lao động
cũng làm sớm tuổi dậy thì. Theo ông Đỗ Xuân Hợp và Bigot (1938), nữ sinh
Hà Nội trung bình thấy kinh lần đầu lúc 13.5 tuổi, ở nông thôn lúc 16 tuổi 3
tháng, rõ ràng là điều kiện sinh hoạt cũng có ảnh hưởng tới lứa tuổi này.
Ngoài ra, sự phát triển về cơ thể nói riêng của các em ở các vùng, miền
khác nhau đều không giống nhau. Sự khác biệt này không phải do di truyền
mà do sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, môi trường sống, sự chăm
sóc, giáo dục.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 16 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Trong nghiên cứu nhân trắc học có hai phương pháp nghiên cứu chủ
yếu, đó là phương pháp nghiên cứu dọc và phương pháp nghiên cứu cắt
ngang.
* Phương pháp nghiên cứu dọc:
Thực hiện nghiên cứu trên một số đối tượng cùng tuổi và theo dõi các
đặc điểm nghiên cứu từng năm một trong suốt một thời gian dài.
- Ưu điểm: + Cho phép đánh giá tốc độ tăng trưởng
+ Số lượng mẫu nghiên cứu ít
- Nhược điểm: + Khó thực hiện
+ Tốn nhiều thời gian
+ Đòi hỏi chuẩn bị kỹ thuật cao
* Phương pháp nghiên cứu cắt ngang:
Thực hiện nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau cùng lứa tuổi,
trong cùng một thời điểm.
- Ưu điểm: + Tốn ít thời gian
+ Cho phép tìm ra số trung bình chuẩn của các đại lượng như
chiều cao, chu vi các vòng…
- Nhược điểm: + Số lượng mẫu nghiên cứu phải nhiều
1.4.2 Phương pháp đo
* Phương pháp đo trực tiếp: Tiến hành đo ngay trên cơ thể người bằng dụng
cụ đo là bộ thước đo Martin.
+ Ưu điểm: - Kết quả đo có độ tin cậy cao
- Giá thành thiết bị đo thấp
+ Nhược điểm: - Mất nhiều thời gian
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 17 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
* Phương pháp đo gián tiếp: Đây là phương pháp chụp ảnh tự động 3D bằng
thiết bị điện tử sử dụng hồng ngoại, thực hiện tính toán xử lý số liệu các kích
thước bằng máy tính trong một chu trình khép kín.
+ Ưu điểm: - Cho ra tất cả các kích thước một cách chính xác.
- Không mất nhiều thời gian và nhân công
+ Nhược điểm: - Giá thành thiết bị đo rất cao.
1.4.3. Phương pháp chọn mẫu
a. Nguyên tắc chọn mẫu:
Mẫu là một tập hợp mẫu, hoặc gọi tắt là mẫu. Nó đại diện cho toàn bộ
đối tượng cùng loại dùng trong nghiên cứu gọi là quần thể, tổng thể hay đám
đông.
Việc chọn mẫu nghiên cứu quyết định đến hiệu quả của công trình
nghiên cứu. Do vậy phải chọn mẫu sao cho đảm bảo được tính đại diện của nó.
* Những nguyên tắc cơ bản khi chọn mẫu:
Trong thống kê, mỗi kích thước đo đều phải làm hàng loạt. Muốn đảm
bảo mức chính xác cần thiết, phải chọn mẫu theo nguyên tắc sau:
- Các số đo có thể tin cậy được và có thể so sánh được với nhau: Muốn
vậy thì các mốc đo phải chính xác. Cùng một kích thước đo, phải dùng cùng
một dụng cụ và dụng cụ phải chính xác tới mức cần thiết. Mỗi số đo phải
được thực hiện một cách cẩn thận, chính xác, do một người nắm chắc kỹ
thuật, có kinh nghiệm thực hiện.
- Đối tượng đo phải tương đối thuần nhất. Mức độ thuần nhất tùy theo
mức độ nghiên cứu. Nhóm đối tượng đo càng thuần nhất nếu càng đảm bảo
những điều kiện sau:
+ Cùng chủng: Ví dụ: Cùng là người Kinh, hoặc cùng là người Tày...
+ Cùng điều kiện xã hội, hoàn cảnh địa lý và nghề nghiệp: Ví dụ: Cùng
là học sinh thành phố, cùng là giáo viên miền biển...
+ Cùng giới tính
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 18 Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
+ Cùng tuổi
- Số đối tượng đo phải đủ tới một mức tối thiểu để khi tính các đặc
trưng thống kê không bị ảnh hưởng bởi một vài trị số của các cá thể đặc biệt
trong nhóm được đo.
b. Phương pháp chọn mẫu: Có hai nhóm kỹ thuật chọn mẫu là: Chọn mẫu
xác suất và không xác suất.
* Chọn mẫu xác suất: Có 4 phương pháp chọn mẫu xác suất.
• Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:
Để chọn một mẫu có n đối tượng từ một khung mẫu có N đối tượng, ta
đánh số tất cả N đối tượng theo những số thứ tự từ 1 đến N. Bốc thăm hoặc
dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn cho đến khi đủ n con số ngẫu nhiên trong
khoảng từ 1 đến N. Mỗi đơn vị chọn mẫu mang số thứ tự tương ứng với một
số ngẫu nhiên sẽ được chọn. Mỗi lần chọn, mỗi đối tượng chưa được chọn
trước đó đều có cơ hội được chọn bằng nhau.
- Ưu điểm: Đơn giản, nền tảng xác suất là cơ sở để so sánh với những kỹ
thuật chọn mẫu khác.
- Nhược điểm:
+ Khung mẫu phải đánh số, thời gian và kinh phí cao nếu N lớn
+ Đặc trưng nhóm có thể bị bỏ sót
+ Mẫu chọn được có thể bị phân tán, do đó việc thu thập dữ liệu sẽ khó khăn.
• Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
N đối tượng trong khung mẫu được đánh số thứ tự từ 1 đến N. Để chọn
mẫu gồm n đối tượng, chia khung mẫu làm n nhóm, mỗi nhóm gồm k đối
tượng, với k = N/n. Chọn một số ngẫu nhiên trong khoảng 1 → k, ví dụ i là số
ngẫu nhiên được chọn, như vậy những đối tượng được chọn vào mẫu nghiên
cứu sẽ có số thứ tự lần lượt trong khung mẫu là i, [i+k], [i+2k],…, [i+(n-1)k].
- Ưu điểm:
+ Có thể được sử dụng thay thế chọn mẫu ngẫu nhiên đơn khi không có
khung mẫu chính xác
GVHD: PGS,TS Trần Bích Hoàn Học viên : Nguyễn Thị Phương