Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang cứng hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp (tt)
- 48 trang
- file .pdf
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn gen cây thuốc
rất phong phú. Việc nghiên cứu các cây thuốc nam dùng trong chữa bệnh
được Nhà nước và Bộ Y tế khuyến khích bởi đây là một hướng đi đúng
đắn hướng đến mục đích tăng cường cung cấp nguồn thuốc tốt cho cộng
đồng xét trên các phương diện tính hiệu quả, tính an toàn và tính sẵn có.
Hoàng Kinh là một vị thuốc nam sẵn có ở các vùng đồng bằng, miền núi,
trung du của Việt Nam và được sử dụng phổ biến trong dân gian trong
điều trị nhiều bệnh như bệnh lý về khớp, cảm cúm, sốt, ho, hen, bong
gân, viêm đại tràng… Các nghiên cứu về thực nghiệm ở nước ngoài cho
thấy Hoàng Kinh có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kháng nấm, kháng
khuẩn, trị ho, long đờm, hạ sốt. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên
cứu nào về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, cũng như tác dụng lâm
sàng của cây Hoàng Kinh đặc biệt là tác dụng trong điều trị bệnh lý về
khớp. Với mong muốn tận dụng được một loại dược liệu có tác dụng
chữa nhiều bệnh, sẵn có của Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
về cây thuốc Hoàng Kinh với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và
tác dụng chống viêm, giảm đau của viên nang cứng Hoàng Kinh trên
thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Hoàng Kinh kết hợp
Methotrexat trong điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thể hoạt
động nhẹ và vừa.
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm của Y học hiện đại về bệnh viêm khớp dạng thấp
1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), viêm khớp dạng thấp (VKDT) được
coi là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm
khuẩn hoặc di truyền. Các nghiên cứu cho thấy các phản ứng miễn dịch
xảy ra ở màng hoạt dịch đóng vai trò cơ bản trong bệnh VKDT, trong đó
các tế bào lympho T đóng vai trò then chốt.
1.1.2. Điều trị viêm khớp dạng thấp
Tùy từng giai đoạn bệnh VKDT mà chọn phương pháp điều trị thích
hợp như điều trị toàn thân, điều trị tại chỗ, điều trị phục hồi chức năng và
điều trị ngoại khoa. Điều trị toàn thân VKDT cần phối hợp nhiều nhóm
thuốc. Các nhóm thuốc bao gồm: thuốc giảm đau đơn thuần (thường
dùng thuốc giảm đau bậc 1 hoặc bậc 2); thuốc kháng viêm không Steroid
(NSAIDs); Glucocorticoid; nhóm thuốc thấp khớp tác dụng chậm
(Disease Modyfing Anti Rheumatic Drugs - DMADRs) và nhóm thuốc
tác nhân sinh học. Việc phối hợp các nhóm thuốc theo nguyên tắc sau:
3
Viêm khớp ngoại biên, đối
NSAIDs hoặc
xứng kéo dài > 6 tuần (đặc
ức chế COX - 2
biệt nữ, trung niên)
Chẩn đoán xác định VKDT (ACR
1987 hoặc ACR/EULAR 2010)
Không có chống Không đáp ứng
chỉ định Phối hợp DMARDs ≥ 6 tháng
(MTX + SSZ) hoặc
MTX 10 - 15 mg/tuần ≥ 6 tháng
(MTX + SSZ + HCQ)
Không đáp ứng
Đánh giá lại sau mỗi 3 – 6 MTX kết hợp một trong 3 nhóm
- Anti TNFα: Entanercept- Enbrel®
tháng. Nếu không đáp ứng có
hoặc Infliximab - Remicade®
thể chuyển thuốc sinh học
- Anti IL – 6: Tocilizumab - Actemra®
khác
- Anti B cell: Rituximab - Mabthera®
Sơ đồ 1.2. Tóm tắt phác đồ điều trị Viêm khớp dạng thấp
1.2. Quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh VKDT
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
VKDT thuộc phạm vi chứng Tý của y học cổ truyền (YHCT).
Nguyên nhân gây chứng Tý bao gồm ngoại nhân, nội thương và bất nội
ngoại nhân.
Cơ chế bệnh sinh là do tiên thiên bất túc, can thận hư, dinh vệ đều hư,
nhiều lần bị cảm phong hàn thấp nhiệt tà dẫn tới khí huyết ngưng trệ,
kinh lạc bị tắc trở làm sưng đau các khớp cục bộ hoặc toàn thân.
1.2.2. Điều trị VKDT
Điều trị VKDT theo YHCT tùy thuộc vào thể lâm sàng mà có pháp
điều trị và điều trị cụ thể. Tuy nhiên nguyên tắc chung là điều trị nguyên
nhân kết hợp điều trị triệu chứng thông qua pháp điều trị hành khí hoạt
4
huyết, thông kinh hoạt lạc nhằm làm giảm sưng, đau khớp.Trong các y
văn kinh điển, chứng Tý được chia thành 2 thể lớn là Phong hàn thấp tý
và Phong thấp nhiệt tý. Gần đây, để phản ánh đầy đủ chứng trạng đa
dạng của chứng Tý trên lâm sàng, một phân loại theo tài liệu Trung Y
Nội khoa của Trung Quốc đã chia chứng Tý thành 10 thể. Theo đó, pháp
điều trị của các thể lâm sàng cụ thể như sau: Thể Phong thấp tý với pháp
điều trị khu phong, trừ thấp, thông lạc, chỉ thống. Thể Hàn thấp tý với
pháp điều trị ôn kinh, tán hàn, trừ thấp, thông lạc. Thể hàn nhiệt thác tạp
với pháp điều trị ôn kinh, tán hàn, thanh nhiệt, trừ thấp. Thể Thấp nhiệt
tý với pháp điều trị thanh nhiệt, trừ thấp, tuyên tý, thông lạc. Thể nhiệt
độc tý với pháp điều trị thanh nhiệt giải độc, lương huyết, thông lạc. Thể
Huyết ứ với pháp điều trị hoạt huyết, hóa ứ, dưỡng cân, thông lạc. Thể
Đàm trọc với pháp điều trị hóa đàm, hành khí, thông lạc, tuyên tý. Thể
Đàm ứ pháp điều trị hoạt huyết hành ứ, hóa đàm, thông lạc. Thể Khí âm
lưỡng hư với pháp điều trị ích khí dưỡng âm, hoạt huyết thông lạc. Thể
Can thận lưỡng hư với pháp điều trị tư bổ can thận.
1.3. Tổng quan về một số nghiên cứu điều trị VKDT bằng thuốc
YHCT
Các nghiên cứu điều trị VKDT bằng thuốc YHCT bao gồm nghiên
cứu trên thực nghiệm và trên lâm sàng. Một số bài thuốc như Tam tý
thang gia giảm, Quyên tý thang gia giảm hay các vị thuốc như Cẩu tích,
Thổ phục linh, Cốt toái bổ… đã được nghiên cứu trên thực nghiệm. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc YHCT có tác dụng giảm đau, chống
viêm trên thực nghiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thực nghiệm còn
chưa nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu về các bài thuốc, chế phẩm thuốc,
vị thuốc YHCT trên lâm sàng cũng đã được triển khai. Trước đây,
nghiên cứu tập trung vào sử dụng điều trị VKDT bằng các bài thuốc
YHCT đơn thuần (Xúc tý thang, Độc hoạt tang ký sinh thang, Quyên tý
5
thang gia giảm, Ô đầu thang, Tam tý thang gia giảm…) và chế phẩm
YHCT đơn thuần (Rượu ngọt thấp khớp, viên nang Phong tê thấp, viên
nang Thấp khớp, viên Hy đan…). Gần đây, cùng với hiểu biết mới về cơ
chế bệnh sinh bệnh VKDT, hướng nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị
VKDT bằng thuốc YHCT kết hợp thuốc YHHĐ bắt đầu được quan tâm.
Sự kết hợp chủ yếu là thuốc thấp khớp tác dụng chậm (Methotrexat -
MTX) với một số bài thuốc YHCT như Thống tý hoạt lạc thang, Quế chi
thược dược tri mẫu thang, Tứ diệu tiêu tý thang, Tam tý thang…Sự kết
hợp này làm tăng hiệu quả điều trị, tăng tính khoa học và đảm bảo về y
đức trong nghiên cứu. Cùng với việc nghiên cứu các bài thuốc, các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu tác dụng một vị dược liệu. Các nghiên
cứu độc vị cho phép xác định được thành phần chính của thuốc có tác
dụng điều trị. Nghiên cứu gần đây có thể kể đến như nghiên cứu về viên
nang Regimune được chiết xuất từ rễ cây Chay. Tuy nhiên, các nghiên
cứu độc vị, đặc biệt là độc vị về thuốc nam còn rất khiêm tốn.
1.4. Tổng quan về cây Hoàng Kinh
* Tên khoa học: Hoàng Kinh có tên khoa học là Vitex Negundo L.
* Bộ phận dùng: nhiều bộ phận của cây Hoàng Kinh được sử dụng làm
thuốc: lá, quả, rễ, vỏ thân.
* Các nghiên cứu về cây Hoàng Kinh
+ Ở nước ngoài, có một số nghiên cứu về cây Hoàng Kinh. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu trên thực nghiệm. Kết quả
các nghiên cứu đã xác định thành phần hóa học chính của cây Hoàng
Kinh (lá chứa flavonoid, tinh dầu, carotene, glycoside…; hạt chứa
flavonoid, triterpenoid, β-sitosterol…) và một số tác dụng dược lý như tác
dụng giảm đau, chống viêm và bước đầu cho thấy Hoàng Kinh có tác
dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan trên thực nghiệm.
6
+ Ở Việt Nam, Hoàng Kinh được sử dụng phổ biến trong dân
gian với nhiều chỉ định bệnh khác nhau và được coi như một cây thuốc
quý. Tuy nhiên, chưa có những minh chứng khoa học về cây thuốc này.
Vì vậy, cây thuốc chưa được đưa vào chuyên luận Dược điển Việt Nam.
Do đó, cần có những nghiên cứu trên thực nghiệm cũng như trên lâm
sàng để cung cấp những minh chứng khoa học, qua đó để có thể tận
dụng, phát triển cây thuốc quý này. Năm 2013, nhóm nghiên cứu trường
Đại học Y Hà Nội đã kết hợp với trường Đại học Dược Hà Nội bước đầu
nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và bào chế viên
nang cứng từ lá cây Hoàng Kinh. Kết quả nghiên cứu đã định tính được
các nhóm chất chính trong lá Hoàng Kinh và xác định được hàm lượng
Flavonoid trong lá Hoàng Kinh. Nghiên cứu này tiếp tục được đánh giá
tính an toàn và tác dụng của lá cây Hoàng kinh trên thực nghiệm và trên
lâm sàng.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm: Cao đặc Hoàng Kinh được bào chế
từ lá cây Hoàng Kinh tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Cao đặc Hoàng
kinh đạt tiêu chuẩn cơ sở.
2.1.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
- Viên nang Hoàng Kinh được bào chế từ cao đặc Hoàng Kinh
tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Thành phần 1 viên nang: 316 mg Cao
đặc Hoàng Kinh, tá dược vừa đủ 1 viên nang số 0. Viên nang có chứng
nhận tiêu chuẩn cơ sở của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương - Bộ Y
Tế. Thuốc đối chứng: Mobic 7,5mg của công ty Boehringer Ingelheim -
7
Greece. Thuốc điều trị nền của 2 nhóm: Methotrexat 2,5mg, 10mg/tuần,
của công ty Remedica Ltd - Cyprus
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm
Thỏ chủng Newzealand White, chuột nhắt trắng chủng Swiss,
chuột cống trắng chủng Wistar trưởng thành do Trung tâm chăn nuôi
động vật thí nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng
Cỡ mẫu được tính theo công thức nghiên cứu lâm sàng của Tổ
chức Y tế Thế giới. Nghiên cứu tiến hành trên 72 bệnh nhân VKDT
chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu 36 bệnh nhân, nhóm chứng 36
bệnh nhân.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Chọn bệnh nhân được đoán VKDT theo
tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ (American college of
Rheumatology - ACR) năm 1987, đang được điều trị Methotrexat
10mg/tuần, thời gian ít nhất là 3 tháng cho đến thời điểm tham gia
nghiên cứu, thể hoạt động nhẹ và vừa theo mức độ hoạt động bệnh dựa
trên 28 khớp (disease activity score based on 28 joints - DAS 28): 2,6 ≤
DAS 28 < 3,2 và 3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1, tuổi ≥ 18, không phân biệt giới,
nghề nghiệp, tình nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Loại trừ bệnh nhân mắc bệnh suy
gan, suy thận, bệnh về máu, lao, ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng
tiến triển, rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác, bệnh về mắt, bệnh
phổi mạn tính, phụ nữ có thai và cho con bú, không tuân thủ yêu cầu
của nghiên cứu.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm
- Nghiên cứu độc tính cấp của cao Hoàng Kinh theo phương pháp
Litchfield - Wilcoxon: Chuột nhắt được chia thành 5 lô, mỗi lô 10 con,
8
được uống thuốc nghiên cứu 3 lần/24h theo liều tăng dần từ 124,05g/kg
đến 620,25g/kg. Theo dõi tình trạng chung và số lượng chuột chết ở mỗi lô
trong 72 giờ và theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7.
- Nghiên cứu độc tính bán trường diễn theo hướng dẫn của Tổ
chức Y tế thế giới: Thỏ được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con. Lô chứng:
uống nước cất 2ml/kg thể trọng/ngày. Lô trị 1: uống Cao Hoàng Kinh
liều 3,2g dược liệu/kg thể trọng; Lô trị 2: uống Cao Hoàng Kinh liều
9,6g dược liệu/kg thể trọng. Thỏ được uống một lần/ngày liên tục trong 8
tuần. Đánh giá tại các thời điểm trước uống thuốc (T0), sau 4 tuần (T4),
sau 8 tuần (T8) về tình trạng chung, thể trọng, chức năng tạo máu và hình
thái gan thận.
- Nghiên cứu tác dụng giảm đau trung ương của viên nang
Hoàng Kinh bằng phương pháp mâm nóng và máy đo ngưỡng đau.
Chuột nhắt trắng được chia thành 4 lô: Lô 1: uống nước cất liều
0,2ml/10g thể trọng/ngày; Lô 2: uống codein phosphat 20mg/kg thể
trọng; Lô 3: uống Hoàng Kinh liều 9,6g/kg thể trọng/ngày; Lô 4: uống
Hoàng Kinh liều 28,8g/kg thể trọng/ngày. Phương pháp mâm nóng: Đo
thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột trước khi uống thuốc và sau
khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ. Phương pháp gây đau bằng máy đo
ngưỡng đau: Tác dụng một lực tăng dần lên bàn chân phải của chuột.
Quan sát để phát hiện và ghi lại khoảng cách trên thước đo ở máy đo
ngưỡng đau khi đạt đến lực làm cho chuột phản ứng lại bằng cách rút
chân ra khỏi kim gây đau của máy đo ngưỡng đau.
- Nghiên cứu tác dụng giảm đau ngoại biên bằng phương pháp
gây quặn đau bằng acid acetic: Chuột nhắt trắng được chia thành 4 lô: Lô
1 uống nước cất liều 0,2ml/10g thể trọng/ngày; Lô 2 uống aspirin
150mg/; Lô 3 uống Hoàng Kinh liều 9,6g/kg thể trọng/ngày; Lô 4 uống
Hoàng Kinh liều 28,8g/kg thể trọng/ngày. Chuột ở các lô 1, 3 và 4 được
uống nước cất hoặc thuốc thử mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trong 3 ngày
9
liên tục. Ngày thứ 3, sau khi uống thuốc 1 giờ, tiêm vào ổ bụng mỗi
chuột 0,2ml dung dịch acid acetic 1%. Đếm số cơn quặn đau của từng
chuột trong mỗi 5 phút cho đến hết phút thứ 30 sau khi tiêm acid acetic.
So sánh số cơn quặn đau của chuột giữa các lô với nhau.
- Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của viên nang Hoàng
Kinh trên mô hình gây phù viêm chân chuột bằng carrageenin và trên mô
hình gây viêm màng bụng chuột cống bằng carrageenin và
formaldehyde. Chuột được uống thuốc với liều 5,6g và 16,8g/kg thể
trọng/ngày hoặc nước trong 4 ngày liền trước khi gây viêm. Ngày thứ 4,
sau khi uống thuốc 1 giờ, gây viêm bằng cách tiêm carrageenin 1%
0,05ml/chuột vào dưới da gan bàn chân sau bên phải của chuột. Đo thể
tích chân chuột vào các thời điểm: trước khi gây viêm (V 0), sau khi gây
viêm 2 giờ (V2), 4 giờ (V4), 6 giờ (V6) và 24 giờ (V24).
- Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt
thực nghiệm: Chuột nhắt trắng, được chia thành 4 lô: Lô 1uống nước cất
0,2ml/10g chuột; Lô 2: uống methylprednisolon liều 10mg/kg thể trọng;
Lô 3: uống cao Hoàng Kinh liều 9,6g dược liệu/kg thể trọng; Lô 4 uống
cao Hoàng Kinh liều 28,8g dược liệu/kg thể trọng. Gây viêm mạn tính
bằng cách cấy sợi amian trọng lượng 6 mg tiệt trùng đã được tẩm
carrageenin 1% ở da gáy của mỗi chuột. Sau đó các chuột được uống
nước cất hoặc thuốc thử liên tục trong 10 ngày. Ngày thứ 11 tiến hành
giết chuột, bóc tách khối u hạt và cân tươi. Chọn ngẫu nhiên mỗi lô 3
khối u hạt để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh vi thể. Các khối u hạt còn
lại được sấy khô ở nhiệt độ 56oC trong 18 giờ. Cân trọng lượng u hạt sau
khi đã được sấy khô.
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước
với sau điều trị, và so sánh với nhóm chứng.
2.3.2.2. Quy trình nghiên cứu
10
- Bệnh nhân chọn vào nghiên cứu được chia thành 2 nhóm theo
phương pháp ghép cặp tương đồng về tuổi, giới, mức độ hoạt động của
bệnh theo DAS 28.
- Phác đồ nền sử dụng cho cả 2 nhóm: Methotrexat 2,5mg x 4
viên /lần/ tuần x 4 tuần. Uống cố định vào một ngày trong tuần (ngày thứ
2 sau khi bệnh nhân vào viện). Nhóm chứng: 36 bệnh nhân, uống Mobic
7,5mg/ngày x 30 ngày. Nhóm nghiên cứu: 36 bệnh nhân, uống viên nang
Hoàng Kinh 10 viên /ngày x 30 ngày.
2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu nghiên cứu trên lâm sàng: thời gian cứng khớp
buổi sáng, số khớp đau, VAS (Visual Analog Scale), chỉ số Ritchie, số
khớp sưng, mức độ cải thiện bệnh theo chức năng vận động (Health
Assessment Questionnaire - HAQ), DAS 28, cải thiện bệnh theo ACR và
các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng. Các chỉ tiêu lâm sàng
được lượng giá vào ngày đầu tiên (D0), ngày thứ 15 (D15) và ngày thứ 30
(D30) của đợt điều trị.
Các chỉ tiêu cận lâm sàng như bilan viêm (tốc độ máu lắng,
Protein C phản ứng (CRP - C - reaction protein), các xét nghiệm huyết
học và sinh hóa như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các enzyme gan ALT,
AST, ure, creatinin và yếu tố dạng thấp RF. Các chỉ tiêu trên cận lâm
sàng được lượng giá vào D0 và D30 của đợt điều trị.
2.3.2.4. Phương pháp đánh giá kết quả
- Đánh giá hiệu quả điều trị: Đánh giá mức cải thiện 20%, 50%,
70% theo tiêu chuẩn ACR. Đánh giá mức cải thiện hoạt động bệnh theo
tiêu chuẩn của Châu Âu (EULAR-2010): so sánh DAS 28 trước và sau
điều trị (Hiệu số < 0,6: bệnh không cải thiện; 1,2 > hiệu số ≥ 0,6: bệnh
cải thiện trung bình; hiệu số ≥ 1,2: bệnh cải thiện tốt).
11
- Đánh giá mức độ cải thiện hoạt động bệnh theo thể hàn nhiệt
của YHCT.
- Đánh giá về tác dụng không mong muốn của thuốc
2.3.2.5. Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán
thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 18.0. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.3.2.6. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức Y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
3.1.1. Độc tính cấp và bán trường diễn
* Độc tính cấp: Sau khi uống cao Hoàng Kinh ở tất cả các lô
không có chuột nào chết trong vòng 72 giờ. Ở các lô chuột uống với liều
Hoàng Kinh là 124,05g dược liệu /kg đến liều 372,15g dược liệu /kg
chuột ăn uống, vận động bình thường, đi ngoài phân khô. Ở lô chuột
uống với liều Hoàng Kinh là 496,20g dược liệu /kg đến 620,25g dược
liệu /kg một số chuột trong lô có hiện tượng ỉa chảy trong vòng 24 giờ
sau khi uống thuốc thử, những ngày sau trở về bình thường.
* Độc tính bán trường diễn: Trong thời gian thí nghiệm, thỏ ở cả
3 lô hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, ăn uống
tốt, phân khô. Sau 8 tuần dùng thuốc liên tục với liều 3,2g dược liệu/kg
thỏ và 9,6g dược liệu/kg thỏ không gây độc tính trên cơ quan tạo máu và
không làm thay đổi chức năng gan thận thỏ trên xét nghiệm sinh hóa
cũng như trên mô bệnh học.
12
3.1.2. Tác dụng giảm đau, chống viêm
3.1.2.1. Tác dụng giảm đau
* Tác dụng giảm đau trung ương: Hoàng Kinh liều dùng
9,6g/kg/ngày và 28,8g/kg/ngày uống trong 3 ngày liên tục không có tác
dụng giảm đau khi nghiên cứu trên mô hình mâm nóng và máy đo
ngưỡng đau trên chuột nhắt trắng.
* Tác dụng giảm đau ngoại biên: Tác dụng giảm đau của viên
nang Hoàng Kinh bằng phương pháp gây đau bằng acid acetic
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của viên nang Hoàng Kinh
lên số cơn quặn đau của chuột nhắt trắng
Số cơn quặn đau (số cơn/5 phút)
Lô n
> 10 - 15 > 20 - 25
0 - 5 phút > 5 - 10 phút > 15 - 20 phút > 25 - 30 phút
phút phút
1 14,20±
10 6,10 ± 3,45 24,40 ± 7,06 18,60 ± 3,86 15,60 ± 2,99
3,82
11,40 ± 3,66
2
10 0,60 ± 0,97 8,60 ± 2,55 7,80 ± 0,92 7,40 ± 1,43 7,00 ± 2,40 6,30 ± 2,71
p2-1
< 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,01
3
10 3,00 ± 2,16 14,70 ± 5,01 13,70 ± 2,83 10,10 ± 2,18 9,00 ± 2,58 5,60 ± 2,95
p3-1 < 0,05 < 0,01 < 0,01 < 0,001 < 0,01 < 0,01
p3-2 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 > 0,05 > 0,05
4
10 3,40 ± 1,84 15,10 ± 2,38 12,10 ± 1,60 9,90 ± 1,91 8,70 ± 1,57 5,40 ± 1,65
p4-1 < 0,05 < 0,01 < 0,001 < 0,001 < 0,01 < 0,001
p4-2 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 > 0,05 > 0,05
p4-3 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Hoàng Kinh cả 2 liều
9,8g/kg/ngày và 28,8g/kg/ngày uống trong 3 ngày liên tục có tác dụng
làm giảm rõ rệt số cơn quặn đau ở tất cả các thời điểm nghiên cứu so với
lô chứng (p < 0,05, p < 0,01 và p < 0,001).
13
3.1.2.2. Tác dụng chống viêm
* Tác dụng chống viêm cấp:
- Tác dụng chống viêm cấp của viên nang Hoàng Kinh trên mô
hình gây phù chân chuột cống trắng bằng carrageenin
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của viên nang Hoàng Kinh
trên mô hình gây phù chân chuột
Sau 2 giờ Sau 4 giờ Sau 6 giờ Sau 24 giờ
% giảm % giảm
Độ phù Độ phù (%) Độ phù (%) Độ phù (%) % giảm
Lô phù so phù so % giảm phù
phù so với
với với so với chứng
( X ± SE) ( X ± SE) ( X ± SE) ( X ± SE) chứng
chứng chứng
1 42,10 6,01 60,78 8,47 68,98 7,83 20,16 4,70
2 19,77 ± 4,83 53,05 33,81 ± 6,33 44,37 41,70 ± 5,71 39,54 15,39 ± 4,55 23,67
p2-1 < 0,01 < 0,05 < 0,05 > 0,05
3 37,70 ± 7,87 10,46 49,67 ± 6,52 18,27 40,59 ± 5,30 41,16 24,69 ± 4,14 15,20
p3-1 > 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05
p3-2 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05
4 43,79 ± 8,80 - 4,0 59,53 ± 8,30 2,06 50,61 ± 6,78 26,63 27,43 ± 3,81 - 36,08
p4-1 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
p4-2 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy Hoàng Kinh liều 5,6g/kg mức độ
phù chân chuột giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng trắng ở thời
điểm 6h, mức độ giảm là 41,16%.
14
- Ảnh hưởng của Hoàng Kinh lên số lượng bạch cầu trong dịch
rỉ viêm
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của viên nang Hoàng Kinh
lên số lƣợng bạch cầu dịch rỉ viêm
Số lượng bạch cầu % bạch cầu
Lô n p so với lô 1 p so với lô 2
(G/l) ( X ± SE) giảm
1 10 16,46 2,63
2 10 18,80 ± 2,11 - 14,20 > 0,05
3 10 14,07 ± 2,79 14,53 > 0,05 > 0,05
4 10 11,16 ± 2,25 32,23 < 0,05 > 0,05
Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy Hoàng Kinh liều 16,8g/kg có tác
dụng làm giảm rõ rệt số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm so với lô
chứng (p < 0,05), mức độ giảm là 32,23%.
* Tác dụng chống viêm mạn của viên nang Hoàng Kinh
Bảng 3.22. Tác dụng của viên nang Hoàng Kinh lên trọng lượng u hạt
Trọng lượng u Tỷ lệ giảm trọng
Lô p so lô1 p so lô 2
(mg) lượng u hạt (%)
1 75,25 ± 17,25
2 35,43 ± 12,75 52,92 < 0,001
3 45,00 ± 11,55 40,20 < 0,01 > 0,05
4 44,22 ± 7,29 41,24 > 0,05
< 0,001
Kết quả bảng 3.22 cho thấy: Hoàng Kinh liều 9,8g/kg và
28,8g/kg làm giảm 40,20% và 41,24% trọng lượng khối u hạt so với lô
chứng, có tác dụng chống viêm mạn tính (p < 0,01).
15
3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
- Các đặc điểm về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, nghề nghiệp,
mức độ bệnh của 2 nhóm trước điều trị như thời gian cứng khớp buổi
sáng, chỉ số khớp sưng, khớp đau, chỉ số Ritchie, VAS, ESR, HAQ của
hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Tỷ lệ bệnh nhân phân loại theo hàn nhiệt của YHCT của 2
nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.1. Kết quả điều trị theo YHHĐ
3.2.1.1. Tác dụng giảm đau
- Sau điều trị, thời gian cứng khớp trung bình và số khớp đau
trung bình của 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị
(p < 0,05). Tuy nhiên giữa 2 nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05)
- Sau điều trị mức độ cải thiện theo thang điểm VAS (VAS1,
VAS2) ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Mức độ cải thiện VAS3 của nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng không có sự khác biệt.
Bảng 3.32. Cải thiện chỉ số Richie trung bình
Nhóm C
Nhóm NC (n=36)
Ritchie (n=36) p
( X SD)
( X SD)
D0 11,47 ± 2,21 12,81 ± 4,31 > 0,05
D30 7,58 ± 2,35 8,69 ± 3,00 > 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 3,89 ± 2,72 - 4,11 ± 3,77 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Chỉ số Ritchie trung bình của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,05.
16
3.2.1.2. Tác dụng chống viêm
Bảng 3.33. Cải thiện số khớp sưng trung bình
Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
Khớp sưng p
( X SD) ( X SD)
D0 1,72 ± 1,28 1,69 ± 1,37 > 0,05
D30 0,56 ± 0,84 1,19 ± 1,12 < 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 1,17 ± 1,36 - 0,5 ± 0,88 < 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Sau điều trị số khớp sưng trung bình của nhóm nghiên cứu cao
hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.34. Cải thiện tốc độ máu lắng trung bình
Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
Máu lắng (mm/h) p
( X SD) ( X SD)
D0 37,38 ± 18,09 37,78 ± 25,03 > 0,05
D30 27,22 ± 16,99 36,36 ± 21,56 > 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 10,16 ± 19,40 - 1,42 ± 17,38
p (D0- D30) < 0,05 > 0,05
Sau điều trị, tốc độ máu lắng trung bình của nhóm nghiên cứu giảm
có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và so với nhóm chứng với p < 0,05.
Bảng 3.35. Cải thiện CRP trung bình của hai nhóm
CRP Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
p
(mg/dl) ( X SD) ( X SD)
D0 1,22 ± 1,54 1,79 ± 2,69 > 0,05
D30 0,77 ± 1,17 1,34 ± 2,82 > 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 0,45 ± 1,26 - 0,46 ± 2,72 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 > 0,05
Sau điều trị, CRP trung bình của nhóm nghiên cứu giảm có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. CRP ở nhóm chứng giảm không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
17
3.2.1.3. Tác dụng cải thiện hoạt động bệnh
Bảng 3.37. Cải thiện chức năng vận động trung bình
đánh giá theo bộ câu hỏi HAQ
Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
HAQ trung bình p
( X SD) ( X SD)
D0 2,49 ± 0,97 2,23 ± 1,25 > 0,05
D30 1,34 ± 0,61 1,36 ± 0,81 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Sau điều trị nhóm chứng và nhóm nghiên cứu đều cải thiện chức
năng vận động trung bình theo HAQ so với trước điều trị. Sự cải thiện có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tỷ lệ%
80% 75%
70%
58.44% p<0,05
60%
50% Nhóm nghiên cứu
40% Nhóm chứng
33.33%
30%
20% 13.89%
11.11% 8.33%
10%
0%
Không cải thiện Cải thiện ACR 20 Cải thiện ACR 50 Cải thiện ACR
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện theo ACR
Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện 20% theo ACR ở nhóm nghiên cứu
cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
18
Bảng 3.38. Cải thiện chỉ số DAS 28 trung bình
DAS 28 Nhóm NC (n = 36) Nhóm C (n = 36)
p
trung bình ( X SD) ( X SD)
D0 4,06 ± 0,61 4,07 ± 0,71 > 0,05
D30 3,32 ± 0,81 3,69 ± 0,93 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Mức độ cải thiện trung bình theo DAS 28 sau điều trị của 2 nhóm giảm
có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị vớp p < 0,05.
3.3. Mức độ cải thiện bệnh theo phân loại thể bệnh và hàn nhiệt của YHCT
Mức độ cải thiện ≥ 20% các chỉ số Ritchie, chức năng vận động theo HAQ,
cải thiện theo DAS 28 khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo tính chất hàn
nhiệt của bệnh (p > 0,05).
3.4. Tác dụng không mong muốn
Nhóm nghiên cứu không có bệnh nhân nào có biểu hiện bất thường
trong 30 ngày điều trị. Nhóm chứng có 4,81% (3/36 bệnh nhân) có biểu hiện
đau thượng vị phải kết hợp dùng Omeprasol 20mg/ngày và 11,11% (4/36
bệnh nhân) có cảm giác đầy bụng sau khi uống Mobic.
3.4.1. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng
Bảng 3.45. Thay đổi các chỉ số huyết học trƣớc và sau điều trị
Nhóm NC (n = 36) Nhóm C (n = 36)
Chỉ số ( X SD) p ( X SD) p
D0 D30 D0 D30
Hồng cầu
4,44 ± 0,47 4,39 ± 0,45 > 0,05 4,21 ± 0,37 4,13 ± 0,43 > 0,05
(T/l)
Hb (g/l) 13,11 ± 1,36 12,96 ± 1,14 > 0,05 12,3 ± 1,48 12,14 ± 1,45 > 0,05
Bạch cầu
7,42 ± 2,94 7,18 ± 2,45 > 0,05 7,28 ± 2,44 6,89 ± 2,26 > 0,05
(G/l)
Tiểu cầu
291,8 ± 81,48 279,03 ± 95,37 > 0,05 296,39 ± 98,24 297,39 ± 94,77 > 0,05
(G/l)
19
Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và
so sánh giữa 2 nhóm (p < 0,05).
Các chỉ số sinh hóa như glucose máu, ure, creatinin, ALT, AST thay
đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và so sánh giữa 2 nhóm.
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
4.1.1. Độc tính cấp và bán trường diễn
- Độc tính cấp: Chuột nhắt đã được uống cao Hoàng Kinh ở nồng độ
đậm đặc nhất, thể tích tối đa 0,25ml/10g chuột và số lần tối đa 3 lần
trong 24 giờ. Như vậy, chuột đã được uống lượng thuốc tối đa có thể
dung nạp được, tương đương 620,25g dược liệu/kg thể trọng chuột
không có chuột nào chết nên không xác định được liều gây chết và liều
chết năm mươi phần trăm (LD50). Tính theo kinh nghiệm dân gian thì
chuột nhắt đã uống gấp 64,61 lần liều trên người (tính hệ số ngoại suy
trên chuột nhắt là 12). Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và
hướng dẫn nghiên cứu thuốc mới, sử dụng Hoàng Kinh với liều dân gian
là rất an toàn.
- Độc tính bán trường diễn: Theo kết quả nghiên cứu, dùng cao
Hoàng Kinh liều tương đương lâm sàng và liều gấp 3 lần liều lâm sàng
không làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận và không làm thay đổi mô
bệnh học gan thận thỏ. Như vậy, cao Hoàng Kinh không gây độc tính
bán trường diễn trên thỏ. Theo các nghiên cứu về thành phần hóa học
cũng như tác dụng dược lý của Hoàng Kinh, cho thấy dịch chiết từ lá
Hoàng Kinh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, có tác dụng chống oxy hóa.
20
4.1.2. Tác dụng giảm đau, chống viêm
- Tác dụng giảm đau: Viên nang Hoàng Kinh không có tác dụng giảm
đau theo cơ chế trung ương mà có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại
vi. Thí nghiệm gây đau bằng acid acetic là thí nghiệm đại diện trong việc
đánh giá giảm đau có tính chất ngoại vi. Theo các nghiên cứu về thành
phần hóa học của lá Hoàng Kinh cho thấy thành phần chính của Hoàng
Kinh là các flavonoid, thành phần này có tác dụng chống oxy hóa cao.
Nhờ tác dụng này sẽ làm giảm gốc tự do, làm giảm sự oxy hóa lớp
phospholipid màng tế bào và giảm giải phóng một số chất trung gian hóa
học dẫn đến viêm và đau. Một số dược liệu YHCT được nghiên cứu trên
thực nghiệm cũng cho thấy có tác dụng giảm đau ngoại vi như Cốt khí
củ, Cẩu tích, viên Regimune chiết xuất từ rễ cây Chay.
- Tác dụng chống viêm: Hoàng Kinh liều 5,6g/kg thể trọng có tác
dụng chống viêm cấp ở thời điểm 6h sau khi gây phù chân chuột cống
trắng bằng carragenin. Hoàng Kinh ở cả 2 liều 9,6g và 28,8g/kg thể trọng
đều có tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình gây viêm mạn u hạt
ở chuột nhắt trắng, tác dụng này tương đương methylprednisolon liều
10mg/kg thể trọng. Theo nghiên cứu về thành phần hóa học của lá
Hoàng Kinh cho thấy thành phần chính trong lá Hoàng Kinh là tinh dầu,
flavonoid inositol, saponin và tannin… Các flavonoid tự nhiên được xem
là có bản chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do của oxy - căn
nguyên của nhiều quá trình bệnh lý trong cơ thể, trong đó có quá trình
viêm, oxy hóa LDL. Tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau của
flavonoid chiết xuất từ Hoàng Kinh có lẽ cũng liên quan chặt chẽ với đặc
tính chống oxy hóa của nó.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn gen cây thuốc
rất phong phú. Việc nghiên cứu các cây thuốc nam dùng trong chữa bệnh
được Nhà nước và Bộ Y tế khuyến khích bởi đây là một hướng đi đúng
đắn hướng đến mục đích tăng cường cung cấp nguồn thuốc tốt cho cộng
đồng xét trên các phương diện tính hiệu quả, tính an toàn và tính sẵn có.
Hoàng Kinh là một vị thuốc nam sẵn có ở các vùng đồng bằng, miền núi,
trung du của Việt Nam và được sử dụng phổ biến trong dân gian trong
điều trị nhiều bệnh như bệnh lý về khớp, cảm cúm, sốt, ho, hen, bong
gân, viêm đại tràng… Các nghiên cứu về thực nghiệm ở nước ngoài cho
thấy Hoàng Kinh có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kháng nấm, kháng
khuẩn, trị ho, long đờm, hạ sốt. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên
cứu nào về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, cũng như tác dụng lâm
sàng của cây Hoàng Kinh đặc biệt là tác dụng trong điều trị bệnh lý về
khớp. Với mong muốn tận dụng được một loại dược liệu có tác dụng
chữa nhiều bệnh, sẵn có của Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
về cây thuốc Hoàng Kinh với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và
tác dụng chống viêm, giảm đau của viên nang cứng Hoàng Kinh trên
thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Hoàng Kinh kết hợp
Methotrexat trong điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thể hoạt
động nhẹ và vừa.
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm của Y học hiện đại về bệnh viêm khớp dạng thấp
1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Theo Y học hiện đại (YHHĐ), viêm khớp dạng thấp (VKDT) được
coi là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm
khuẩn hoặc di truyền. Các nghiên cứu cho thấy các phản ứng miễn dịch
xảy ra ở màng hoạt dịch đóng vai trò cơ bản trong bệnh VKDT, trong đó
các tế bào lympho T đóng vai trò then chốt.
1.1.2. Điều trị viêm khớp dạng thấp
Tùy từng giai đoạn bệnh VKDT mà chọn phương pháp điều trị thích
hợp như điều trị toàn thân, điều trị tại chỗ, điều trị phục hồi chức năng và
điều trị ngoại khoa. Điều trị toàn thân VKDT cần phối hợp nhiều nhóm
thuốc. Các nhóm thuốc bao gồm: thuốc giảm đau đơn thuần (thường
dùng thuốc giảm đau bậc 1 hoặc bậc 2); thuốc kháng viêm không Steroid
(NSAIDs); Glucocorticoid; nhóm thuốc thấp khớp tác dụng chậm
(Disease Modyfing Anti Rheumatic Drugs - DMADRs) và nhóm thuốc
tác nhân sinh học. Việc phối hợp các nhóm thuốc theo nguyên tắc sau:
3
Viêm khớp ngoại biên, đối
NSAIDs hoặc
xứng kéo dài > 6 tuần (đặc
ức chế COX - 2
biệt nữ, trung niên)
Chẩn đoán xác định VKDT (ACR
1987 hoặc ACR/EULAR 2010)
Không có chống Không đáp ứng
chỉ định Phối hợp DMARDs ≥ 6 tháng
(MTX + SSZ) hoặc
MTX 10 - 15 mg/tuần ≥ 6 tháng
(MTX + SSZ + HCQ)
Không đáp ứng
Đánh giá lại sau mỗi 3 – 6 MTX kết hợp một trong 3 nhóm
- Anti TNFα: Entanercept- Enbrel®
tháng. Nếu không đáp ứng có
hoặc Infliximab - Remicade®
thể chuyển thuốc sinh học
- Anti IL – 6: Tocilizumab - Actemra®
khác
- Anti B cell: Rituximab - Mabthera®
Sơ đồ 1.2. Tóm tắt phác đồ điều trị Viêm khớp dạng thấp
1.2. Quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh VKDT
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
VKDT thuộc phạm vi chứng Tý của y học cổ truyền (YHCT).
Nguyên nhân gây chứng Tý bao gồm ngoại nhân, nội thương và bất nội
ngoại nhân.
Cơ chế bệnh sinh là do tiên thiên bất túc, can thận hư, dinh vệ đều hư,
nhiều lần bị cảm phong hàn thấp nhiệt tà dẫn tới khí huyết ngưng trệ,
kinh lạc bị tắc trở làm sưng đau các khớp cục bộ hoặc toàn thân.
1.2.2. Điều trị VKDT
Điều trị VKDT theo YHCT tùy thuộc vào thể lâm sàng mà có pháp
điều trị và điều trị cụ thể. Tuy nhiên nguyên tắc chung là điều trị nguyên
nhân kết hợp điều trị triệu chứng thông qua pháp điều trị hành khí hoạt
4
huyết, thông kinh hoạt lạc nhằm làm giảm sưng, đau khớp.Trong các y
văn kinh điển, chứng Tý được chia thành 2 thể lớn là Phong hàn thấp tý
và Phong thấp nhiệt tý. Gần đây, để phản ánh đầy đủ chứng trạng đa
dạng của chứng Tý trên lâm sàng, một phân loại theo tài liệu Trung Y
Nội khoa của Trung Quốc đã chia chứng Tý thành 10 thể. Theo đó, pháp
điều trị của các thể lâm sàng cụ thể như sau: Thể Phong thấp tý với pháp
điều trị khu phong, trừ thấp, thông lạc, chỉ thống. Thể Hàn thấp tý với
pháp điều trị ôn kinh, tán hàn, trừ thấp, thông lạc. Thể hàn nhiệt thác tạp
với pháp điều trị ôn kinh, tán hàn, thanh nhiệt, trừ thấp. Thể Thấp nhiệt
tý với pháp điều trị thanh nhiệt, trừ thấp, tuyên tý, thông lạc. Thể nhiệt
độc tý với pháp điều trị thanh nhiệt giải độc, lương huyết, thông lạc. Thể
Huyết ứ với pháp điều trị hoạt huyết, hóa ứ, dưỡng cân, thông lạc. Thể
Đàm trọc với pháp điều trị hóa đàm, hành khí, thông lạc, tuyên tý. Thể
Đàm ứ pháp điều trị hoạt huyết hành ứ, hóa đàm, thông lạc. Thể Khí âm
lưỡng hư với pháp điều trị ích khí dưỡng âm, hoạt huyết thông lạc. Thể
Can thận lưỡng hư với pháp điều trị tư bổ can thận.
1.3. Tổng quan về một số nghiên cứu điều trị VKDT bằng thuốc
YHCT
Các nghiên cứu điều trị VKDT bằng thuốc YHCT bao gồm nghiên
cứu trên thực nghiệm và trên lâm sàng. Một số bài thuốc như Tam tý
thang gia giảm, Quyên tý thang gia giảm hay các vị thuốc như Cẩu tích,
Thổ phục linh, Cốt toái bổ… đã được nghiên cứu trên thực nghiệm. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc YHCT có tác dụng giảm đau, chống
viêm trên thực nghiệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thực nghiệm còn
chưa nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu về các bài thuốc, chế phẩm thuốc,
vị thuốc YHCT trên lâm sàng cũng đã được triển khai. Trước đây,
nghiên cứu tập trung vào sử dụng điều trị VKDT bằng các bài thuốc
YHCT đơn thuần (Xúc tý thang, Độc hoạt tang ký sinh thang, Quyên tý
5
thang gia giảm, Ô đầu thang, Tam tý thang gia giảm…) và chế phẩm
YHCT đơn thuần (Rượu ngọt thấp khớp, viên nang Phong tê thấp, viên
nang Thấp khớp, viên Hy đan…). Gần đây, cùng với hiểu biết mới về cơ
chế bệnh sinh bệnh VKDT, hướng nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị
VKDT bằng thuốc YHCT kết hợp thuốc YHHĐ bắt đầu được quan tâm.
Sự kết hợp chủ yếu là thuốc thấp khớp tác dụng chậm (Methotrexat -
MTX) với một số bài thuốc YHCT như Thống tý hoạt lạc thang, Quế chi
thược dược tri mẫu thang, Tứ diệu tiêu tý thang, Tam tý thang…Sự kết
hợp này làm tăng hiệu quả điều trị, tăng tính khoa học và đảm bảo về y
đức trong nghiên cứu. Cùng với việc nghiên cứu các bài thuốc, các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu tác dụng một vị dược liệu. Các nghiên
cứu độc vị cho phép xác định được thành phần chính của thuốc có tác
dụng điều trị. Nghiên cứu gần đây có thể kể đến như nghiên cứu về viên
nang Regimune được chiết xuất từ rễ cây Chay. Tuy nhiên, các nghiên
cứu độc vị, đặc biệt là độc vị về thuốc nam còn rất khiêm tốn.
1.4. Tổng quan về cây Hoàng Kinh
* Tên khoa học: Hoàng Kinh có tên khoa học là Vitex Negundo L.
* Bộ phận dùng: nhiều bộ phận của cây Hoàng Kinh được sử dụng làm
thuốc: lá, quả, rễ, vỏ thân.
* Các nghiên cứu về cây Hoàng Kinh
+ Ở nước ngoài, có một số nghiên cứu về cây Hoàng Kinh. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu trên thực nghiệm. Kết quả
các nghiên cứu đã xác định thành phần hóa học chính của cây Hoàng
Kinh (lá chứa flavonoid, tinh dầu, carotene, glycoside…; hạt chứa
flavonoid, triterpenoid, β-sitosterol…) và một số tác dụng dược lý như tác
dụng giảm đau, chống viêm và bước đầu cho thấy Hoàng Kinh có tác
dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan trên thực nghiệm.
6
+ Ở Việt Nam, Hoàng Kinh được sử dụng phổ biến trong dân
gian với nhiều chỉ định bệnh khác nhau và được coi như một cây thuốc
quý. Tuy nhiên, chưa có những minh chứng khoa học về cây thuốc này.
Vì vậy, cây thuốc chưa được đưa vào chuyên luận Dược điển Việt Nam.
Do đó, cần có những nghiên cứu trên thực nghiệm cũng như trên lâm
sàng để cung cấp những minh chứng khoa học, qua đó để có thể tận
dụng, phát triển cây thuốc quý này. Năm 2013, nhóm nghiên cứu trường
Đại học Y Hà Nội đã kết hợp với trường Đại học Dược Hà Nội bước đầu
nghiên cứu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và bào chế viên
nang cứng từ lá cây Hoàng Kinh. Kết quả nghiên cứu đã định tính được
các nhóm chất chính trong lá Hoàng Kinh và xác định được hàm lượng
Flavonoid trong lá Hoàng Kinh. Nghiên cứu này tiếp tục được đánh giá
tính an toàn và tác dụng của lá cây Hoàng kinh trên thực nghiệm và trên
lâm sàng.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm: Cao đặc Hoàng Kinh được bào chế
từ lá cây Hoàng Kinh tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Cao đặc Hoàng
kinh đạt tiêu chuẩn cơ sở.
2.1.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
- Viên nang Hoàng Kinh được bào chế từ cao đặc Hoàng Kinh
tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Thành phần 1 viên nang: 316 mg Cao
đặc Hoàng Kinh, tá dược vừa đủ 1 viên nang số 0. Viên nang có chứng
nhận tiêu chuẩn cơ sở của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương - Bộ Y
Tế. Thuốc đối chứng: Mobic 7,5mg của công ty Boehringer Ingelheim -
7
Greece. Thuốc điều trị nền của 2 nhóm: Methotrexat 2,5mg, 10mg/tuần,
của công ty Remedica Ltd - Cyprus
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm
Thỏ chủng Newzealand White, chuột nhắt trắng chủng Swiss,
chuột cống trắng chủng Wistar trưởng thành do Trung tâm chăn nuôi
động vật thí nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng
Cỡ mẫu được tính theo công thức nghiên cứu lâm sàng của Tổ
chức Y tế Thế giới. Nghiên cứu tiến hành trên 72 bệnh nhân VKDT
chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu 36 bệnh nhân, nhóm chứng 36
bệnh nhân.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Chọn bệnh nhân được đoán VKDT theo
tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ (American college of
Rheumatology - ACR) năm 1987, đang được điều trị Methotrexat
10mg/tuần, thời gian ít nhất là 3 tháng cho đến thời điểm tham gia
nghiên cứu, thể hoạt động nhẹ và vừa theo mức độ hoạt động bệnh dựa
trên 28 khớp (disease activity score based on 28 joints - DAS 28): 2,6 ≤
DAS 28 < 3,2 và 3,2 ≤ DAS 28 ≤ 5,1, tuổi ≥ 18, không phân biệt giới,
nghề nghiệp, tình nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Loại trừ bệnh nhân mắc bệnh suy
gan, suy thận, bệnh về máu, lao, ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng
tiến triển, rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác, bệnh về mắt, bệnh
phổi mạn tính, phụ nữ có thai và cho con bú, không tuân thủ yêu cầu
của nghiên cứu.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm
- Nghiên cứu độc tính cấp của cao Hoàng Kinh theo phương pháp
Litchfield - Wilcoxon: Chuột nhắt được chia thành 5 lô, mỗi lô 10 con,
8
được uống thuốc nghiên cứu 3 lần/24h theo liều tăng dần từ 124,05g/kg
đến 620,25g/kg. Theo dõi tình trạng chung và số lượng chuột chết ở mỗi lô
trong 72 giờ và theo dõi tình trạng của chuột đến hết ngày thứ 7.
- Nghiên cứu độc tính bán trường diễn theo hướng dẫn của Tổ
chức Y tế thế giới: Thỏ được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con. Lô chứng:
uống nước cất 2ml/kg thể trọng/ngày. Lô trị 1: uống Cao Hoàng Kinh
liều 3,2g dược liệu/kg thể trọng; Lô trị 2: uống Cao Hoàng Kinh liều
9,6g dược liệu/kg thể trọng. Thỏ được uống một lần/ngày liên tục trong 8
tuần. Đánh giá tại các thời điểm trước uống thuốc (T0), sau 4 tuần (T4),
sau 8 tuần (T8) về tình trạng chung, thể trọng, chức năng tạo máu và hình
thái gan thận.
- Nghiên cứu tác dụng giảm đau trung ương của viên nang
Hoàng Kinh bằng phương pháp mâm nóng và máy đo ngưỡng đau.
Chuột nhắt trắng được chia thành 4 lô: Lô 1: uống nước cất liều
0,2ml/10g thể trọng/ngày; Lô 2: uống codein phosphat 20mg/kg thể
trọng; Lô 3: uống Hoàng Kinh liều 9,6g/kg thể trọng/ngày; Lô 4: uống
Hoàng Kinh liều 28,8g/kg thể trọng/ngày. Phương pháp mâm nóng: Đo
thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột trước khi uống thuốc và sau
khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ. Phương pháp gây đau bằng máy đo
ngưỡng đau: Tác dụng một lực tăng dần lên bàn chân phải của chuột.
Quan sát để phát hiện và ghi lại khoảng cách trên thước đo ở máy đo
ngưỡng đau khi đạt đến lực làm cho chuột phản ứng lại bằng cách rút
chân ra khỏi kim gây đau của máy đo ngưỡng đau.
- Nghiên cứu tác dụng giảm đau ngoại biên bằng phương pháp
gây quặn đau bằng acid acetic: Chuột nhắt trắng được chia thành 4 lô: Lô
1 uống nước cất liều 0,2ml/10g thể trọng/ngày; Lô 2 uống aspirin
150mg/; Lô 3 uống Hoàng Kinh liều 9,6g/kg thể trọng/ngày; Lô 4 uống
Hoàng Kinh liều 28,8g/kg thể trọng/ngày. Chuột ở các lô 1, 3 và 4 được
uống nước cất hoặc thuốc thử mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trong 3 ngày
9
liên tục. Ngày thứ 3, sau khi uống thuốc 1 giờ, tiêm vào ổ bụng mỗi
chuột 0,2ml dung dịch acid acetic 1%. Đếm số cơn quặn đau của từng
chuột trong mỗi 5 phút cho đến hết phút thứ 30 sau khi tiêm acid acetic.
So sánh số cơn quặn đau của chuột giữa các lô với nhau.
- Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của viên nang Hoàng
Kinh trên mô hình gây phù viêm chân chuột bằng carrageenin và trên mô
hình gây viêm màng bụng chuột cống bằng carrageenin và
formaldehyde. Chuột được uống thuốc với liều 5,6g và 16,8g/kg thể
trọng/ngày hoặc nước trong 4 ngày liền trước khi gây viêm. Ngày thứ 4,
sau khi uống thuốc 1 giờ, gây viêm bằng cách tiêm carrageenin 1%
0,05ml/chuột vào dưới da gan bàn chân sau bên phải của chuột. Đo thể
tích chân chuột vào các thời điểm: trước khi gây viêm (V 0), sau khi gây
viêm 2 giờ (V2), 4 giờ (V4), 6 giờ (V6) và 24 giờ (V24).
- Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt
thực nghiệm: Chuột nhắt trắng, được chia thành 4 lô: Lô 1uống nước cất
0,2ml/10g chuột; Lô 2: uống methylprednisolon liều 10mg/kg thể trọng;
Lô 3: uống cao Hoàng Kinh liều 9,6g dược liệu/kg thể trọng; Lô 4 uống
cao Hoàng Kinh liều 28,8g dược liệu/kg thể trọng. Gây viêm mạn tính
bằng cách cấy sợi amian trọng lượng 6 mg tiệt trùng đã được tẩm
carrageenin 1% ở da gáy của mỗi chuột. Sau đó các chuột được uống
nước cất hoặc thuốc thử liên tục trong 10 ngày. Ngày thứ 11 tiến hành
giết chuột, bóc tách khối u hạt và cân tươi. Chọn ngẫu nhiên mỗi lô 3
khối u hạt để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh vi thể. Các khối u hạt còn
lại được sấy khô ở nhiệt độ 56oC trong 18 giờ. Cân trọng lượng u hạt sau
khi đã được sấy khô.
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước
với sau điều trị, và so sánh với nhóm chứng.
2.3.2.2. Quy trình nghiên cứu
10
- Bệnh nhân chọn vào nghiên cứu được chia thành 2 nhóm theo
phương pháp ghép cặp tương đồng về tuổi, giới, mức độ hoạt động của
bệnh theo DAS 28.
- Phác đồ nền sử dụng cho cả 2 nhóm: Methotrexat 2,5mg x 4
viên /lần/ tuần x 4 tuần. Uống cố định vào một ngày trong tuần (ngày thứ
2 sau khi bệnh nhân vào viện). Nhóm chứng: 36 bệnh nhân, uống Mobic
7,5mg/ngày x 30 ngày. Nhóm nghiên cứu: 36 bệnh nhân, uống viên nang
Hoàng Kinh 10 viên /ngày x 30 ngày.
2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu nghiên cứu trên lâm sàng: thời gian cứng khớp
buổi sáng, số khớp đau, VAS (Visual Analog Scale), chỉ số Ritchie, số
khớp sưng, mức độ cải thiện bệnh theo chức năng vận động (Health
Assessment Questionnaire - HAQ), DAS 28, cải thiện bệnh theo ACR và
các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng. Các chỉ tiêu lâm sàng
được lượng giá vào ngày đầu tiên (D0), ngày thứ 15 (D15) và ngày thứ 30
(D30) của đợt điều trị.
Các chỉ tiêu cận lâm sàng như bilan viêm (tốc độ máu lắng,
Protein C phản ứng (CRP - C - reaction protein), các xét nghiệm huyết
học và sinh hóa như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, các enzyme gan ALT,
AST, ure, creatinin và yếu tố dạng thấp RF. Các chỉ tiêu trên cận lâm
sàng được lượng giá vào D0 và D30 của đợt điều trị.
2.3.2.4. Phương pháp đánh giá kết quả
- Đánh giá hiệu quả điều trị: Đánh giá mức cải thiện 20%, 50%,
70% theo tiêu chuẩn ACR. Đánh giá mức cải thiện hoạt động bệnh theo
tiêu chuẩn của Châu Âu (EULAR-2010): so sánh DAS 28 trước và sau
điều trị (Hiệu số < 0,6: bệnh không cải thiện; 1,2 > hiệu số ≥ 0,6: bệnh
cải thiện trung bình; hiệu số ≥ 1,2: bệnh cải thiện tốt).
11
- Đánh giá mức độ cải thiện hoạt động bệnh theo thể hàn nhiệt
của YHCT.
- Đánh giá về tác dụng không mong muốn của thuốc
2.3.2.5. Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán
thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 18.0. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.3.2.6. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức Y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
3.1.1. Độc tính cấp và bán trường diễn
* Độc tính cấp: Sau khi uống cao Hoàng Kinh ở tất cả các lô
không có chuột nào chết trong vòng 72 giờ. Ở các lô chuột uống với liều
Hoàng Kinh là 124,05g dược liệu /kg đến liều 372,15g dược liệu /kg
chuột ăn uống, vận động bình thường, đi ngoài phân khô. Ở lô chuột
uống với liều Hoàng Kinh là 496,20g dược liệu /kg đến 620,25g dược
liệu /kg một số chuột trong lô có hiện tượng ỉa chảy trong vòng 24 giờ
sau khi uống thuốc thử, những ngày sau trở về bình thường.
* Độc tính bán trường diễn: Trong thời gian thí nghiệm, thỏ ở cả
3 lô hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, ăn uống
tốt, phân khô. Sau 8 tuần dùng thuốc liên tục với liều 3,2g dược liệu/kg
thỏ và 9,6g dược liệu/kg thỏ không gây độc tính trên cơ quan tạo máu và
không làm thay đổi chức năng gan thận thỏ trên xét nghiệm sinh hóa
cũng như trên mô bệnh học.
12
3.1.2. Tác dụng giảm đau, chống viêm
3.1.2.1. Tác dụng giảm đau
* Tác dụng giảm đau trung ương: Hoàng Kinh liều dùng
9,6g/kg/ngày và 28,8g/kg/ngày uống trong 3 ngày liên tục không có tác
dụng giảm đau khi nghiên cứu trên mô hình mâm nóng và máy đo
ngưỡng đau trên chuột nhắt trắng.
* Tác dụng giảm đau ngoại biên: Tác dụng giảm đau của viên
nang Hoàng Kinh bằng phương pháp gây đau bằng acid acetic
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của viên nang Hoàng Kinh
lên số cơn quặn đau của chuột nhắt trắng
Số cơn quặn đau (số cơn/5 phút)
Lô n
> 10 - 15 > 20 - 25
0 - 5 phút > 5 - 10 phút > 15 - 20 phút > 25 - 30 phút
phút phút
1 14,20±
10 6,10 ± 3,45 24,40 ± 7,06 18,60 ± 3,86 15,60 ± 2,99
3,82
11,40 ± 3,66
2
10 0,60 ± 0,97 8,60 ± 2,55 7,80 ± 0,92 7,40 ± 1,43 7,00 ± 2,40 6,30 ± 2,71
p2-1
< 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,01
3
10 3,00 ± 2,16 14,70 ± 5,01 13,70 ± 2,83 10,10 ± 2,18 9,00 ± 2,58 5,60 ± 2,95
p3-1 < 0,05 < 0,01 < 0,01 < 0,001 < 0,01 < 0,01
p3-2 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 > 0,05 > 0,05
4
10 3,40 ± 1,84 15,10 ± 2,38 12,10 ± 1,60 9,90 ± 1,91 8,70 ± 1,57 5,40 ± 1,65
p4-1 < 0,05 < 0,01 < 0,001 < 0,001 < 0,01 < 0,001
p4-2 < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01 > 0,05 > 0,05
p4-3 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy: Hoàng Kinh cả 2 liều
9,8g/kg/ngày và 28,8g/kg/ngày uống trong 3 ngày liên tục có tác dụng
làm giảm rõ rệt số cơn quặn đau ở tất cả các thời điểm nghiên cứu so với
lô chứng (p < 0,05, p < 0,01 và p < 0,001).
13
3.1.2.2. Tác dụng chống viêm
* Tác dụng chống viêm cấp:
- Tác dụng chống viêm cấp của viên nang Hoàng Kinh trên mô
hình gây phù chân chuột cống trắng bằng carrageenin
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của viên nang Hoàng Kinh
trên mô hình gây phù chân chuột
Sau 2 giờ Sau 4 giờ Sau 6 giờ Sau 24 giờ
% giảm % giảm
Độ phù Độ phù (%) Độ phù (%) Độ phù (%) % giảm
Lô phù so phù so % giảm phù
phù so với
với với so với chứng
( X ± SE) ( X ± SE) ( X ± SE) ( X ± SE) chứng
chứng chứng
1 42,10 6,01 60,78 8,47 68,98 7,83 20,16 4,70
2 19,77 ± 4,83 53,05 33,81 ± 6,33 44,37 41,70 ± 5,71 39,54 15,39 ± 4,55 23,67
p2-1 < 0,01 < 0,05 < 0,05 > 0,05
3 37,70 ± 7,87 10,46 49,67 ± 6,52 18,27 40,59 ± 5,30 41,16 24,69 ± 4,14 15,20
p3-1 > 0,05 > 0,05 < 0,05 > 0,05
p3-2 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05
4 43,79 ± 8,80 - 4,0 59,53 ± 8,30 2,06 50,61 ± 6,78 26,63 27,43 ± 3,81 - 36,08
p4-1 > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
p4-2 > 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy Hoàng Kinh liều 5,6g/kg mức độ
phù chân chuột giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng trắng ở thời
điểm 6h, mức độ giảm là 41,16%.
14
- Ảnh hưởng của Hoàng Kinh lên số lượng bạch cầu trong dịch
rỉ viêm
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của viên nang Hoàng Kinh
lên số lƣợng bạch cầu dịch rỉ viêm
Số lượng bạch cầu % bạch cầu
Lô n p so với lô 1 p so với lô 2
(G/l) ( X ± SE) giảm
1 10 16,46 2,63
2 10 18,80 ± 2,11 - 14,20 > 0,05
3 10 14,07 ± 2,79 14,53 > 0,05 > 0,05
4 10 11,16 ± 2,25 32,23 < 0,05 > 0,05
Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy Hoàng Kinh liều 16,8g/kg có tác
dụng làm giảm rõ rệt số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm so với lô
chứng (p < 0,05), mức độ giảm là 32,23%.
* Tác dụng chống viêm mạn của viên nang Hoàng Kinh
Bảng 3.22. Tác dụng của viên nang Hoàng Kinh lên trọng lượng u hạt
Trọng lượng u Tỷ lệ giảm trọng
Lô p so lô1 p so lô 2
(mg) lượng u hạt (%)
1 75,25 ± 17,25
2 35,43 ± 12,75 52,92 < 0,001
3 45,00 ± 11,55 40,20 < 0,01 > 0,05
4 44,22 ± 7,29 41,24 > 0,05
< 0,001
Kết quả bảng 3.22 cho thấy: Hoàng Kinh liều 9,8g/kg và
28,8g/kg làm giảm 40,20% và 41,24% trọng lượng khối u hạt so với lô
chứng, có tác dụng chống viêm mạn tính (p < 0,01).
15
3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
- Các đặc điểm về tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, nghề nghiệp,
mức độ bệnh của 2 nhóm trước điều trị như thời gian cứng khớp buổi
sáng, chỉ số khớp sưng, khớp đau, chỉ số Ritchie, VAS, ESR, HAQ của
hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
- Tỷ lệ bệnh nhân phân loại theo hàn nhiệt của YHCT của 2
nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.1. Kết quả điều trị theo YHHĐ
3.2.1.1. Tác dụng giảm đau
- Sau điều trị, thời gian cứng khớp trung bình và số khớp đau
trung bình của 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị
(p < 0,05). Tuy nhiên giữa 2 nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05)
- Sau điều trị mức độ cải thiện theo thang điểm VAS (VAS1,
VAS2) ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Mức độ cải thiện VAS3 của nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng không có sự khác biệt.
Bảng 3.32. Cải thiện chỉ số Richie trung bình
Nhóm C
Nhóm NC (n=36)
Ritchie (n=36) p
( X SD)
( X SD)
D0 11,47 ± 2,21 12,81 ± 4,31 > 0,05
D30 7,58 ± 2,35 8,69 ± 3,00 > 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 3,89 ± 2,72 - 4,11 ± 3,77 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Chỉ số Ritchie trung bình của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,05.
16
3.2.1.2. Tác dụng chống viêm
Bảng 3.33. Cải thiện số khớp sưng trung bình
Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
Khớp sưng p
( X SD) ( X SD)
D0 1,72 ± 1,28 1,69 ± 1,37 > 0,05
D30 0,56 ± 0,84 1,19 ± 1,12 < 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 1,17 ± 1,36 - 0,5 ± 0,88 < 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Sau điều trị số khớp sưng trung bình của nhóm nghiên cứu cao
hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.34. Cải thiện tốc độ máu lắng trung bình
Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
Máu lắng (mm/h) p
( X SD) ( X SD)
D0 37,38 ± 18,09 37,78 ± 25,03 > 0,05
D30 27,22 ± 16,99 36,36 ± 21,56 > 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 10,16 ± 19,40 - 1,42 ± 17,38
p (D0- D30) < 0,05 > 0,05
Sau điều trị, tốc độ máu lắng trung bình của nhóm nghiên cứu giảm
có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và so với nhóm chứng với p < 0,05.
Bảng 3.35. Cải thiện CRP trung bình của hai nhóm
CRP Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
p
(mg/dl) ( X SD) ( X SD)
D0 1,22 ± 1,54 1,79 ± 2,69 > 0,05
D30 0,77 ± 1,17 1,34 ± 2,82 > 0,05
Cải thiện (D30- D0) - 0,45 ± 1,26 - 0,46 ± 2,72 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 > 0,05
Sau điều trị, CRP trung bình của nhóm nghiên cứu giảm có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. CRP ở nhóm chứng giảm không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
17
3.2.1.3. Tác dụng cải thiện hoạt động bệnh
Bảng 3.37. Cải thiện chức năng vận động trung bình
đánh giá theo bộ câu hỏi HAQ
Nhóm NC (n=36) Nhóm C (n=36)
HAQ trung bình p
( X SD) ( X SD)
D0 2,49 ± 0,97 2,23 ± 1,25 > 0,05
D30 1,34 ± 0,61 1,36 ± 0,81 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Sau điều trị nhóm chứng và nhóm nghiên cứu đều cải thiện chức
năng vận động trung bình theo HAQ so với trước điều trị. Sự cải thiện có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tỷ lệ%
80% 75%
70%
58.44% p<0,05
60%
50% Nhóm nghiên cứu
40% Nhóm chứng
33.33%
30%
20% 13.89%
11.11% 8.33%
10%
0%
Không cải thiện Cải thiện ACR 20 Cải thiện ACR 50 Cải thiện ACR
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện theo ACR
Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện 20% theo ACR ở nhóm nghiên cứu
cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
18
Bảng 3.38. Cải thiện chỉ số DAS 28 trung bình
DAS 28 Nhóm NC (n = 36) Nhóm C (n = 36)
p
trung bình ( X SD) ( X SD)
D0 4,06 ± 0,61 4,07 ± 0,71 > 0,05
D30 3,32 ± 0,81 3,69 ± 0,93 > 0,05
p (D0- D30) < 0,05 < 0,05
Mức độ cải thiện trung bình theo DAS 28 sau điều trị của 2 nhóm giảm
có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị vớp p < 0,05.
3.3. Mức độ cải thiện bệnh theo phân loại thể bệnh và hàn nhiệt của YHCT
Mức độ cải thiện ≥ 20% các chỉ số Ritchie, chức năng vận động theo HAQ,
cải thiện theo DAS 28 khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo tính chất hàn
nhiệt của bệnh (p > 0,05).
3.4. Tác dụng không mong muốn
Nhóm nghiên cứu không có bệnh nhân nào có biểu hiện bất thường
trong 30 ngày điều trị. Nhóm chứng có 4,81% (3/36 bệnh nhân) có biểu hiện
đau thượng vị phải kết hợp dùng Omeprasol 20mg/ngày và 11,11% (4/36
bệnh nhân) có cảm giác đầy bụng sau khi uống Mobic.
3.4.1. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng
Bảng 3.45. Thay đổi các chỉ số huyết học trƣớc và sau điều trị
Nhóm NC (n = 36) Nhóm C (n = 36)
Chỉ số ( X SD) p ( X SD) p
D0 D30 D0 D30
Hồng cầu
4,44 ± 0,47 4,39 ± 0,45 > 0,05 4,21 ± 0,37 4,13 ± 0,43 > 0,05
(T/l)
Hb (g/l) 13,11 ± 1,36 12,96 ± 1,14 > 0,05 12,3 ± 1,48 12,14 ± 1,45 > 0,05
Bạch cầu
7,42 ± 2,94 7,18 ± 2,45 > 0,05 7,28 ± 2,44 6,89 ± 2,26 > 0,05
(G/l)
Tiểu cầu
291,8 ± 81,48 279,03 ± 95,37 > 0,05 296,39 ± 98,24 297,39 ± 94,77 > 0,05
(G/l)
19
Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và
so sánh giữa 2 nhóm (p < 0,05).
Các chỉ số sinh hóa như glucose máu, ure, creatinin, ALT, AST thay
đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và so sánh giữa 2 nhóm.
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
4.1.1. Độc tính cấp và bán trường diễn
- Độc tính cấp: Chuột nhắt đã được uống cao Hoàng Kinh ở nồng độ
đậm đặc nhất, thể tích tối đa 0,25ml/10g chuột và số lần tối đa 3 lần
trong 24 giờ. Như vậy, chuột đã được uống lượng thuốc tối đa có thể
dung nạp được, tương đương 620,25g dược liệu/kg thể trọng chuột
không có chuột nào chết nên không xác định được liều gây chết và liều
chết năm mươi phần trăm (LD50). Tính theo kinh nghiệm dân gian thì
chuột nhắt đã uống gấp 64,61 lần liều trên người (tính hệ số ngoại suy
trên chuột nhắt là 12). Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và
hướng dẫn nghiên cứu thuốc mới, sử dụng Hoàng Kinh với liều dân gian
là rất an toàn.
- Độc tính bán trường diễn: Theo kết quả nghiên cứu, dùng cao
Hoàng Kinh liều tương đương lâm sàng và liều gấp 3 lần liều lâm sàng
không làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận và không làm thay đổi mô
bệnh học gan thận thỏ. Như vậy, cao Hoàng Kinh không gây độc tính
bán trường diễn trên thỏ. Theo các nghiên cứu về thành phần hóa học
cũng như tác dụng dược lý của Hoàng Kinh, cho thấy dịch chiết từ lá
Hoàng Kinh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, có tác dụng chống oxy hóa.
20
4.1.2. Tác dụng giảm đau, chống viêm
- Tác dụng giảm đau: Viên nang Hoàng Kinh không có tác dụng giảm
đau theo cơ chế trung ương mà có tác dụng giảm đau theo cơ chế ngoại
vi. Thí nghiệm gây đau bằng acid acetic là thí nghiệm đại diện trong việc
đánh giá giảm đau có tính chất ngoại vi. Theo các nghiên cứu về thành
phần hóa học của lá Hoàng Kinh cho thấy thành phần chính của Hoàng
Kinh là các flavonoid, thành phần này có tác dụng chống oxy hóa cao.
Nhờ tác dụng này sẽ làm giảm gốc tự do, làm giảm sự oxy hóa lớp
phospholipid màng tế bào và giảm giải phóng một số chất trung gian hóa
học dẫn đến viêm và đau. Một số dược liệu YHCT được nghiên cứu trên
thực nghiệm cũng cho thấy có tác dụng giảm đau ngoại vi như Cốt khí
củ, Cẩu tích, viên Regimune chiết xuất từ rễ cây Chay.
- Tác dụng chống viêm: Hoàng Kinh liều 5,6g/kg thể trọng có tác
dụng chống viêm cấp ở thời điểm 6h sau khi gây phù chân chuột cống
trắng bằng carragenin. Hoàng Kinh ở cả 2 liều 9,6g và 28,8g/kg thể trọng
đều có tác dụng chống viêm mạn tính trên mô hình gây viêm mạn u hạt
ở chuột nhắt trắng, tác dụng này tương đương methylprednisolon liều
10mg/kg thể trọng. Theo nghiên cứu về thành phần hóa học của lá
Hoàng Kinh cho thấy thành phần chính trong lá Hoàng Kinh là tinh dầu,
flavonoid inositol, saponin và tannin… Các flavonoid tự nhiên được xem
là có bản chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do của oxy - căn
nguyên của nhiều quá trình bệnh lý trong cơ thể, trong đó có quá trình
viêm, oxy hóa LDL. Tác dụng điều trị chống viêm, giảm đau của
flavonoid chiết xuất từ Hoàng Kinh có lẽ cũng liên quan chặt chẽ với đặc
tính chống oxy hóa của nó.