Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và đề xuất giải pháp khai thác các dịch vụ điện toán đám mây của các doanh nghiệp

  • 119 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------
NÔNG THÀNH HUY
NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU NHU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHAI THÁC CÁC DỊCH VỤ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hà Nội - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------
NÔNG THÀNH HUY
NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU NHU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
KHAI THÁC CÁC DỊCH VỤ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC
Hà Nội 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và đề xuất giải pháp
khai thác các các dịch vụ điện toán đám mây của các doanh nghiệp” là do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hữu Đức - Viện Công nghệ thông tin và
truyền thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Mọi trích dẫn và tài liệu tham
khảo được sử dụng trong luận văn đều được tôi chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2014
Tác giả luận văn
Nông Thành Huy
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của luận văn tốt
nghiệp và cho phép bảo vệ.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Hữu Đức
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN ........................................................................................................ 8
1.1 Giới thiệu chương ........................................................................................ 8
1.2 Giới thiệuvề điện toán đám mây (Cloud Computing) ................................ 8
1.2.1 Khái niệm.................................................................................................. 8
1.2.2 Các mô hình dịch vụ ................................................................................. 9
1.2.2.1 Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a Service) ........................... 10
1.2.2.2 Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service).................................. 10
1.2.2.3 Dịch vụ Phần mềm SaaS (Software as a Service) .............................. 11
1.2.3 Các mô hình triển khai........................................................................... 11
1.2.3.1 Đám mây "công cộng" (Public Cloud) ............................................... 12
1.2.3.2 Đám mây "riêng" (Private Cloud) ..................................................... 12
1.2.3.3 Đám mây "cộng đồng" (Community Cloud) ..................................... 13
1.2.3.4 Đám mây "lai" (Hybrid Cloud).......................................................... 13
1.2.4 Ưu, nhược điểm ...................................................................................... 13
1.2.4.1 Ưu điểm ............................................................................................... 13
1.2.4.2 Nhược điểm ......................................................................................... 14
1.2.5 Một số lợi ích cơ bản của điện toán đám mây ....................................... 15
1.2.6 Sự cần thiết của điện toán đám mây ...................................................... 15
1.2.7 Khó khăn khi triển khai ứng dụng điện toán đám mây ....................... 17
1.2.8 Các rào cản ............................................................................................. 17
1.3 Giới thiệu về phần mềm cho thuê dưới dạng dịch vụ (Software as a
Service – SaaS)..................................................................................................... 17
1.3.1 Khuynh hướng thuê phần mềm ............................................................. 17
1.3.2 Khái niệm................................................................................................ 18
1.3.3 Đặc trưng của phần mềm SaaS .............................................................. 19
1.3.4 Mô hình hệ thống SaaS .......................................................................... 20
1.3.5 Yêu cầu khi triển khai SaaS ................................................................... 21
1.4 Lợi ích việc sử dụng phần mềm cho thuê theo mô hình SaaS trong các
doanh nghiệp........................................................................................................ 22
1.4.1 Bài toán phân tích lợi ích, hiệu quả sử dụng ......................................... 22
1.4.2 Những lợi ích cơ bản của SaaS .............................................................. 23
1.4.2.1 Lợi ích khách hàng .............................................................................. 23
1.4.2.2 Lợi ích nhà cung cấp dịch vụ .............................................................. 23
1.4.3 Lợi ích của việc sử dụng phần mềm SaaS đối với doanh nghiệp.......... 24
1.5 Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 25
1.6 Kết chương ................................................................................................. 25
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU CỦA PHẦN MỀM BÁN HÀNG
THEO MÔ HÌNH CHO THUÊ PHẦN MỀM (SAAS) ...................................... 26
2.1 Giới thiệu chương ...................................................................................... 26
2.2 Khảo sát hệ thống website bán hàng......................................................... 26
2.2.1 Mô tả hệ thống khảo sát ......................................................................... 26
2.2.1.1 Giới thiệu công ty CP thế giới số Trần Anh ....................................... 26
2.2.1.2 Khảo sát website bán hàng công ty CP Trần Anh - trananh.vn ....... 26
2.2.1.2.1 Đặc điểm ........................................................................................... 27
2.2.1.2.2 Chức năng (CN) ............................................................................... 27
2.2.1.3 Mô tả quy trình hoạt động của website bán hàng trananh.vn .......... 28
2.2.2 Mục tiêu - yêu cầu cho hệ thống mới ..................................................... 29
2.2.2.1 Đánh giá về hệ thống hiện hành ......................................................... 29
2.2.2.2 Mục tiêu của hệ thống mới ................................................................. 30
2.2.2.2.1 Đối với thành viên (người mua hàng) ............................................. 30
2.2.2.2.2 Đối với khách hàng (người thuê dịch vụ) ........................................ 31
2.2.2.2.3 Đối với nhà cung cấp dịch vụ (Quản trị dịch vụ webite) ................ 32
2.2.2.3 Yêu cầu của hệ thống .......................................................................... 33
2.2.2.4 Giải pháp xây dựng hệ thống mới ...................................................... 33
2.2.2.4.1 Về hệ thống phần mềm website (SaaS): .......................................... 33
2.2.2.4.2 Về hạ tầng cơ sở CNTT của hệ thống website (PaaS) .................... 34
2.3 Phân tích yêu cầu hệ thống về mặt chức năng và dữ liệu ........................ 35
2.3.1 Hệ thống 1 ............................................................................................... 35
2.3.1.1 Phân tích yêu cầu hệ thống về mặt chức năng ................................... 35
2.3.1.1.1 Phân rã chức năng ........................................................................... 35
2.3.1.1.1.1 Mô hình chức năng tổng thể......................................................... 35
2.3.1.1.1.2 Mô hình chức năng Hiển thị........................................................ 36
2.3.1.1.1.3 Mô hình chức năng Đăng ký sử dụng dịch vụ ............................. 37
2.3.1.1.1.4 Mô hình chức năng Quản lý ......................................................... 37
2.3.1.1.2 Biểu đồ phân cấp chức năng đầy đủ ............................................... 38
2.3.1.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu ....................................................................... 39
2.3.1.1.3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh (mức 0) ......................... 39
2.3.1.1.3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1) ..................................... 40
2.3.1.1.3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (mức 2) ............................. 41
2.3.1.1.3.3.1 Chức năng Hiển thị....................................................................... 41
2.3.1.1.3.3.2 Chức năng Đăng ký sử dụng dịch vụ ........................................... 43
2.3.1.1.3.3.3 Chức năng Quản lý website.......................................................... 44
2.3.1.2 Phân tích yêu cầu hệ thống về dữ liệu ................................................ 45
2.3.1.2.1 Xây dựng mô hình............................................................................ 45
2.3.1.2.2 Mô hình quan hệ .............................................................................. 46
2.3.1.2.3 Mô hình các thực thể ....................................................................... 48
2.3.2 Hệ thống 2 ............................................................................................... 48
2.3.2.1 Phân tích yêu cầu hệ thống về mặt chức năng ................................... 49
2.3.2.1.1 Phân rã chức năng ........................................................................... 49
2.3.2.1.1.1 Mô hình chức năng tổng thể......................................................... 49
2.3.2.1.1.2 Mô hình chức năng Hiển thị........................................................ 50
2.3.2.1.1.3 Mô hình chức năng Đăng ký –Đăng nhập ................................... 51
2.3.2.1.1.4 Mô hình chức năng Quản lý ......................................................... 51
2.3.2.1.2 Biểu đồ phân cấp chức năng đầy đủ ............................................... 53
2.3.2.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu ....................................................................... 55
2.3.2.1.3.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh (mức 0) ......................... 55
2.3.2.1.3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1) ..................................... 55
2.3.2.1.3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh (mức 2) ............................. 56
2.3.2.1.3.3.1 Chức năng Hiển thị....................................................................... 56
2.3.2.1.3.3.2 Chức năng Đăng ký – đăng nhập: ............................................... 59
2.3.2.1.3.3.3 Chức năng Quản lý website: ........................................................ 59
2.3.2.2 Phân tích yêu cầu hệ thống về dữ liệu ................................................ 62
2.3.2.2.1 Xây dựng mô hình............................................................................ 62
2.3.2.2.2 Mô hình quan hệ .............................................................................. 62
2.3.2.2.3 Mô hình quan hệ thực thể ............................................................... 65
2.4 Kết chương ................................................................................................. 66
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 67
THIẾT KẾ XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG THEO MÔ HÌNH CHO
THUÊ (SAAS) HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ...................................................... 67
3.1 Giới thiệu chương ...................................................................................... 67
3.2 Kiến trúc ứng dụng.................................................................................... 67
3.3 OpenShift và cấu hình dịch vụ nền tảng (PaaS) ....................................... 67
3.3.1 Giới thiệu OpenShift .............................................................................. 67
3.3.2 Xây dựng một ứng dụng web chạy trên OpenShift .............................. 68
3.3.3 Cài đặt cấu hình dịch vụ nền tảng OpenShift ....................................... 68
3.4 Thiết kế cơ sở dữ liệu................................................................................. 70
3.4.1 Phân tích dữ liệu ..................................................................................... 70
3.4.1.1 Cơ sở dữ liệu hệ thống (Hệ thống 1 & Hệ thống 2)............................ 71
3.4.1.2 Cơ sở dữ liệu chính ............................................................................. 72
3.4.1.2.1 Hệ thống 1 ........................................................................................ 72
3.4.1.2.1.1 Các bảng dữ liệu ........................................................................... 72
3.4.1.2.1.2 Mô hình vật lý ............................................................................... 73
3.4.1.2.2 Hệ thống 2 ........................................................................................ 75
3.4.1.2.2.1 Các bảng dữ liệu ........................................................................... 75
3.4.1.2.2.2 Mô hình vật lý ............................................................................... 76
3.5 Thiết kế xử lý ............................................................................................. 80
3.5.1 Thiết kế phương án đường dẫn tới website thành viên – kỹ thuật URL
Friendly ................................................................................................................ 80
3.5.2 Tạo menu danh mục động ...................................................................... 82
3.5.3 Phương pháp lưu trữ hóa đơn mua hàng .............................................. 84
3.5.4 Phương pháp thiết kế bố cục mã (code) của chương trình ................... 85
3.6 Thiết kế giao diện....................................................................................... 86
3.6.1 Hệ thống 1 – Giới thiệu .......................................................................... 86
3.6.1.1 Thiết kế ban đầu.................................................................................. 86
3.6.1.1.1 Màn hình trang chủ ......................................................................... 86
3.6.1.1.2 Màn hình trang quản lý ................................................................... 87
3.6.1.2 Hình ảnh thực tế sau thiết kế .............................................................. 87
3.6.1.2.1 Màn hình trang chủ ......................................................................... 87
3.6.1.2.2 Màn hình trang quản lý ................................................................... 88
3.6.2 Hệ thống 2 – Bán hàng ........................................................................... 88
3.6.2.1 Thiết kế ban đầu.................................................................................. 88
3.6.2.1.1 Màn hình trang chủ (Sản phẩm) ..................................................... 88
3.6.2.1.2 Màn hình trang quản lý Website (Khách hàng) ............................. 89
3.6.2.2 Hình ảnh thực tế sau thiết kế .............................................................. 90
3.6.2.2.1 Màn hình trang chủ (Sản phẩm) ..................................................... 90
3.6.2.2.2 Màn hình trang quản lý ................................................................... 92
CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 94
TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM .................................................. 94
4.1 Giới thiệu chương ...................................................................................... 94
4.2 Triển khai ứng dụng lên đám mây (OpenShift-PaaS) ............................. 94
4.3 Thử nghiệm chương trình ......................................................................... 96
4.3.1 Quy trình sử dụng .................................................................................. 97
4.3.2 Thử nghiệm chương trình ...................................................................... 98
4.3.2.1 Đối với khách hàng ............................................................................. 98
4.3.2.2 Đối với nhà quản lý dịch vụ .............................................................. 100
4.3.2.3 Đối với người mua hàng .................................................................... 101
4.3.3 Đánh giá kết quả thử nghiệm............................................................... 103
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................... 105
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 106
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 ĐTĐM Điện toán đám mây
2 IaaS Infrastructure as a Service
3 PaaS Platform as a Service
4 SaaS Software as a Service
5 CRM Customer Relationship Management
6 CNTT Công Nghệ Thông Tin
7 IT Information Technology
8 PC Personal Computer
10 ID Identification Number
11 CP Cổ Phần
12 HĐQT Hội Đồng Quản Trị
13 CN Chức Năng
14 MNM Mã Nguồn Mở
15 PHP PHP: Hypertext Preprocessor
16 HT Hệ Thống
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 - Bảng chuẩn hóa dữ liệu (Hệ thống 1) ................................................... 48
Bảng 2.2 – Bảng mô hình các thực thể (Hệ thống 1) .............................................. 48
Bảng 2.3 - Bảng chuẩn hóa dữ liệu (Hệ thống 2) ................................................... 65
Bảng 2.4 - Bảng mô hình các thực thể (Hệ thống 2)............................................... 66
Bảng 3.1 – Bảng cơ sở dữ liệu hệ thống (Hệ thống 1 & Hệ thống 2) ...................... 72
Bảng 3.2 – Bảng giải thích các bảng dữ liệu chính (Hệ thống 1) ............................ 73
Bảng 3.3 – Bảng Bienluan_phanthan_trangngoai (HT1) ........................................ 73
Bảng 3.4 – Bảng Bienluan_phanthan_trang_quanly (HT1) .................................... 73
Bảng 3.5 – Bảng Menu (HT1) ............................................................................... 73
Bảng 3.6 – Bảng Ho_tro_truc_tuyen (HT1) ........................................................... 74
Bảng 3.7 – Bảng Banner (HT1) ............................................................................. 74
Bảng 3.8 – Bảng Footer (HT1) .............................................................................. 74
Bảng 3.9 – Bảng Thong_tin_quan_tri .................................................................... 74
Bảng 3.10 – Bảng Du_lieu_mot_tin (HT1) ............................................................ 74
Bảng 3.11 – Bảng Tin_tuc (HT1) .......................................................................... 75
Bảng 3.12 – Bảng Lien_he (HT1) ......................................................................... 75
Bảng 3.13 – Bảng giải thích các bảng dữ liệu chính (Hệ thống 2) .......................... 76
Bảng 3.14 – Bảng Bienluan_phanthan_trangngoai (HT2) ...................................... 77
Bảng 3.15 –Bảng Bienluan_phanthan_trang_quanly (Hệ thống 2) ......................... 77
Bảng 3.16 –Bảng Menu (Hệ thống 2) .................................................................... 77
Bảng 3.17 –Bảng San_pham (Hệ thống 2) ............................................................. 77
Bảng 3.18 – Bảng Hoa_don (Hệ thống 2) .............................................................. 78
Bảng 3.19 –Bảng Ho_tro_truc_tuyen (Hệ thống 2) ................................................ 78
Bảng 3.20 –Bảng Banner (Hệ thống 2) .................................................................. 78
Bảng 3.21 –Bảng Khach_hang (Hệ thống 2) .......................................................... 79
Bảng 3.22 –Bảng Thanh_vien (Hệ thống 2) ........................................................... 79
Bảng 3.23 –Bảng Footer (Hệ thống 2) ................................................................... 79
Bảng 3.24 –Bảng Du_lieu_mot_tin (Hệ thống 2) ................................................... 80
Bảng 3.25 – Bảng Tin_tuc (Hệ thống 2) ................................................................ 80
Bảng 3.26 – Bảng Lien_he (Hệ thống 2)................................................................ 80
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 – Hình mô tả các cuộc cách mạng trong công nghiệp IT ........................... 9
Hình 1.2 – Các tầng mô hình điện toán đám mây ................................................... 10
Hình 1.3 – Các mô hình triển khai điện toán đám mây........................................... 12
Hình 1.4 – Mô hình SaaS ....................................................................................... 18
Hình 1.5 – Mô hình hệ thống SaaS ........................................................................ 20
Hình 1.6 - Bài toán chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp ............. 22
Hình 2.1 – Mô hình chức năng tổng thể (Hệ thống 1) ............................................ 35
Hình 2.2 – Mô hình chức năng hiển thị (Hệ thống 1) ............................................. 36
Hình 2.3 - Mô hình chức năng đăng ký sử dụng dịch vụ (Hệ thống 1) ................... 37
Hình 2.4 - Mô hình chức năng quản lý (Hệ thống 1) .............................................. 37
Hình 2.5 – Biểu đồ phân cấp chức năng đầy đủ (Hệ thống 1)................................. 39
Hình 2.6 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh – mức 0 (Hệ thống 1).............. 40
Hình 2.7 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh – mức 1 (Hệ thống 1)......................... 41
Hình 2.8 – Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh - Chức năng Hiển thị.................. 43
Hình 2.9 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh - Chức năng Đăng ký sử dụng dịch
vụ .......................................................................................................................... 44
Hình 2.10 – Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Chức năng Quản lý Website.. 45
Hình 2.11 - Mô hình chức năng tổng thể (Hệ thống 2) ........................................... 49
Hình 2.12 - Mô hình chức năng hiển thị (Hệ thống 2) ............................................ 50
Hình 2.13 - Mô hình chức năng Đăng ký – Đăng nhập (Hệ thống 2) ..................... 51
Hình 2.14 - Mô hình chức năng quản lý (Hệ thống 2) ............................................ 52
Hình 2.15 - Biểu đồ phân cấp chức năng đầy đủ (Hệ thống 2) ............................... 54
Hình 2.16 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh – mức 0 (Hệ thống 2)............ 55
Hình 2.17 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh – mức 1 (Hệ thống 2) ....................... 56
Hình 2.18 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh - Chức năng Hiển thị (HT2)...... 58
Hình 2.19 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh - Chức năng Đăng ký–Đăng nhập
(HT2) .................................................................................................................... 59
Hình 2.20 - Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh – Chức năng Quản lý Website
(HT2) .................................................................................................................... 61
Hình 3.1 – Mô hình kiến trúc ứng dụng Bán hàng - SaaS ...................................... 67
Hình 3.2 – Hình biểu tượng OpenShift Online (PaaS) ........................................... 68
Hình 3.3 – Hình đăng ký Host của website openshift.redhat.com .......................... 69
Hình 3.4 – Hình kết quả đăng ký host với PHP 5.4, MySql 5.5, phpMyAdmin 4.0 70
Hình 3.5 - Cấu trúc hệ thống mã lệnh (code) của Website bán hàng ...................... 85
Hình 3.6 – Giao diện thiết kế màn hình trang chủ (Hệ thống 1) ............................. 86
Hình 3.7 – Giao diện thiết kế màn hình trang quản lý (Hệ thống 1) ....................... 87
Hình 3.8 – Giao diện hình ảnh sau thiết kế trang chủ (Hệ thống 1) ........................ 87
Hình 3.9 – Giao diện màn hình sau thiết kế trang quản lý (Hệ thống 1) ................. 88
Hình 3.10 – Giao diện thiết kế màn hình trang chủ sản phẩm (Hệ thống 2) ............ 89
Hình 3.11 – Giao diện thiết kế màn hình trang quản lý (Hệ thống 2) ..................... 90
Hình 3.12 – Giao diện sau thiết kế trang chủ sản phẩm (Hệ thống 1) ..................... 91
Hình 3.13 – Một thể hiện khác của giao diện sau thiết kế màn hình trang chủ (Hệ
thống 2) ................................................................................................................. 92
Hình 3.14 – Giao diện sau thiết kế màn hình trang quản lý (Hệ thống 2) ............... 93
Hình 4.1 – Màn hình trang quản lý Database phpMyAdmin .................................. 94
Hình 4.2 – Màn hình WinSCP Tool để truy cập Host ............................................ 95
Hình 4.3 – Màn hình upload code chương trình SaaS lên Host .............................. 96
Hình 4.4 – Màn hình sửa thông tin file kết nối trên Host (Hệ thống 1) ................... 96
Hình 4.5 – Màn hình sửa thông tin file kết nối trên Host (Hệ thống 1) ................... 96
Hình 4.6 - Sơ đồ mô hình quy trình hoạt động của hệ thống 1 & 2......................... 97
Hình 4.7 - Giao diện đăng ký sử dụng dịch vụ ....................................................... 98
Hình 4.8 - Giao diện thực hiện đăng ký thuê dịch vụ ............................................. 99
Hình 4.9 - Giao diện đăng nhập quản lý của khách hàng........................................ 99
Hình 4.10 - Giao diện quản lý của khách hàng..................................................... 100
Hình 4.11 - Giao diện đăng nhập quản lý của nhà cung cấp dịch vụ .................... 100
Hình 4.12 - Giao diện quản lý của nhà cung cấp dịch vụ ..................................... 101
Hình 4.13 - Giao diện duyệt sản phẩm ................................................................. 101
Hình 4.14 - Giao diện đăng ký thành viên............................................................ 102
Hình 4.14 - Giao diện đăng nhập của ClientCustomer ......................................... 102
Hình 4.15 - Giao diện đăng nhập thành công của ClientCustomer ....................... 102
Hình 4.16 - Giao diện xem chi tiết và đặt mua sản phẩm ..................................... 103
Hình 4.17 - Giao diện xem giỏ hàng và gửi đơn hàng đến nhà cung cấp sản phẩm
............................................................................................................................ 103
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây điện toán đám mây “Cloud Computing” đã xuất
hiện như một trong những từ thường dùng trong ngành công nghiệp ICT. Nhiều nhà
cung cấp CNTT được hứa hẹn cung cấp thiết bị, tính toán, lưu trữ và các dịch vụ
ứng dụng, đồng thời cung cấp phạm vi vùng bảo mật tại một số châu lục, cung cấp
dịch vụ cấp thỏa thuận (SLA) thực hiện lời hứa ủng hộ về thời hạn hoạt động cho
các dịch vụ của họ. Trong khi các “đám mây” là sự tiến hóa tự nhiên của các trung
tâm dữ liệu truyền thống, chúng được phân biệt bằng cách cung cấp các tài nguyên
(tính toán, dữ liệu/lưu trữ, và các ứng dụng) như là điểm nội trội dựa trên dịch vụ
web và làm theo một mô hình “Tiện ích” chi phí định giá mà doanh nghiệp được
tính dựa trên việc sử dụng các tài nguyên tính toán, lưu trữ và chuyển dữ liệu. Họ
cung cấp quyền truy cập dựa trên thuê bao cơ sở hạ tầng, nền tảng và các ứng dụng
được phổ biến gọi là cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS – Infrastructure-as-a-
Service), dịch vụ nền tảng (PaaS – Platform-as-a-Service) và phần mềm như dịch
vụ (SaaS – Software-as-a-Service). Trong khi các dịch vụ này đang nổi lên tăng khả
năng tương tác và khả năng sử dụng và giảm chi phí tính toán, ứng dụng lưu trữ, và
lưu trữ nội dung và cung cấp một số đơn đặt hàng các mức độ có ý nghĩa phức tạp
liên quan đến việc đảm bảo rằng các ứng dụng và dịch vụ có thể mở rộng khi cần
thiết để đạt được hoạt động phù hợp và đáng tin cậy theo vận hành tốt nhất.
Có nhiều lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang chuyển dịch theo
hướng các giải pháp công nghệ thông tin bao gồm điện toán đám mây. Trước hết,
điện toán đám mây có thể cắt giảm các chi phí liên quan đến việc cung cấp các dịch
vụ công nghệ thông tin. Ta có thể giảm cả vốn và chi phí vận hành bằng cách nhận
được tài nguyên chỉ khi cần chúng và chỉ trả tiền cho những gì sử dụng.
Điện toán đám mây là một mô hình điện toán mới mở ra cánh cửa đến với
những cơ hội lớn. Trong đám mây điện toán, các tài nguyên và dịch vụ công nghệ
thông tin được tách khỏi cơ sở hạ tầng và được cung cấp theo nhu cầu, phù hợp với
quy mô trong một môi trường đa người dùng. Điện toán đám mây đã có những ảnh
1
hưởng rất sâu rộng, có ý nghĩa ngay cả đối với những người không làm việc trong
lĩnh vực kỹ thuật. Trước đây, thông tin thường phát sinh từ một nguồn, từ email
hoặc thư thoại và phần lớn là không đồng bộ. Hiện nay, thông tin xuất phát từ nhiều
ứng dụng và thông qua nhiều công cụ. Các dịch vụ được chia sẻ giữa nhiều tổ chức,
cho phép cùng một tập hợp hệ thống và ứng dụng nền tảng đáp ứng nhiều nhu cầu
một cách đồng thời và an toàn. Các ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu có thể được truy
cập thông qua đa dạng các thiết bị được kết nối như là điện thoại thông minh, máy
laptop và các thiết bị internet di động khác.
Sự độc lập giữa thiết bị và vị trí làm cho người dùng có thể truy cập hệ thống
bằng cách sử dụng trình duyệt web mà không quan tâm đến vị trí của họ hay thiết bị
nào mà họ đang dùng, ví dụ như PC, mobile. Vì cơ sở hạ tầng Off-size (được cung
cấp bởi đối tác thứ 3) và được truy cập thông qua internet, do đó người dùng có thể
kết nối từ bất kỳ nơi nào.
Hệ thống điện toán đám mây về cơ bản cung cấp truy cập đến các trung tâm
dữ liệu và tài nguyên tính toán thông qua nhiều giao diện tương tự vào lưới điện
hiện có và quản lý tài nguyên HPC và các hệ thống lập trình. Những loại hệ thống
cung cấp một mục tiêu lập trình mới cho phát triển ứng dụng có khả năng mở rộng
và trở nên phổ biến trong vài năm qua. Tuy nhiên, hầu hết các đám mây trong hệ
thống điện toán hoạt động ngày hôm nay là độc quyền, dựa vào cơ sở hạ tầng đó là
vô hình đối với cộng đồng nghiên cứu, hoặc không rõ ràng thiết kế để được công cụ
hóa và sửa đổi bởi các nhà nghiên cứu hệ thống.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh toàn cầu hóa, đa phương
hóa nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh
vực. Một bài toán đặt ra là phải xử lý một khối lượng dữ liệu tính toán rất lớn, trong
khi đó đội ngũ về chuyên môn về CNTT lại thiếu, hạ tầng công nghệ không đáp ứng
nhu cầu xử lý tính toán, chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy giúp doanh
nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn phải quan tâm
đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của
họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn.
2
Và khi đó, công nghệ điện toán đám mây với các mô hình dịch của nó đã nổi
lên như một sự cứu cánh trong tình thế hiện nay của các doanh nghiệp và mở ra một
kỷ nguyên mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin đó là kỷ nguyên điện toán đám
mây.
Đó là lý do mà tác giả chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu,
tìm hiểu nhu cầu và đề xuất giải pháp khai thác các dịch vụ điện toán đám mây
của các doanh nghiệp” dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Nguyễn Hữu Đức.
Lịch sử nghiên cứu
Vào những năm 2000, với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật
cao, đặc biệt là ngành công nghiệp kỹ thuật cao với sự ra mắt của mạng xã hội
Facebook năm 2004, Amazon ra mắt vào quý 3 năm 2006, Apple tung ra Iphone
năm 2007, Google Apps ra mắt năm 2009 đã đánh thức được tiềm năng của điện
toán đám mây.
Sau khi khái niệm điện toán đám mây được giới thiệu năm 1960, trong
những năm sau đó, nhiều công ty công nghệ thong tin trên thế giới đã được thành
lập, và internet đã bắt đầu được khởi nguồn. Vào năm 1971, Intel đã giới thiệu bộ vi
xử lý đầu tiên, và Ray Tomlinson – một kỹ sư tin học của hãng này đã viết một ứng
dụng gửi tin nhắn từ máy tính này đến máy tính khác, tương tự như những trình
email bây giờ.
Cùng vào khoảng thời gian đó, năm 1974 Bill Gates và Paul Allen sáng lập
Microsoft, Steve Wozniak và Steve Jobs thành lập Apple Computers vào năm 1976
và giới thiệu Apple cũng trong năm này. Và đặc biệt năm 1976, Robert Metcalfe
của Xerox trình bày khái niệm của Ethernet.
Những năm 80 đã có sự bùng nổ lớn trong ngành công nghiệp máy tính, đến
năm 1980 đã có hơn 5 triệu máy tính đã được sử dụng, chủ yếu là trong chính phủ
hoặc trong các doanh nghiệp. Vào năm 1981. IBM đã đưa ra mẫu máy tính đầu tiên
cho người dùng cá nhân, và chỉ sau đó 1 năm, Microsoft tung ra hệ điều hành MS-
DOS mà hầu hết những máy tính ở thời điểm đó đều chạy trên nền này. Và sau đó
là sự ra đời của Macintosh.
3
Tất cả những điều trên như là những hạt giống đầu tiền cho sử nảy mầm của internet
giai đoạn sau này
Vào năm 1990, thế giới đã chiêm ngưỡng một phương thức kết nối chưa
từng có từ trước đó, chính là phương thức Word Wide Web được phát hành bởi
CERN, và được sử dụng vào năm 1991. Vào năm 1993, trình duyệt đầu tiên đã xuất
hiện và đã được cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng để truy cập internet.
Khi đã có những bước tiến công nghệ lớn mạnh như vậy, các công ty công
nghệ trên thế giới đã bắt đầu nghỉ đến khả năng áp dụng internet để làm thương
mại, tiếp cận với mọi người một cách nhanh hơn. Điều đó đã thúc đấy sự ra đời của
một số công ty công nghệ có tiếng tăm sau này đó là Vào năm 1994, Netscape được
thành lập, 1 năm sau đó Amazon & Ebay cũng chính thức ra đời.
Sự kết thúc của thập niên 90 và sự bắt đầu của thập niên 2000, cùng với
những sự phát triển vượt trội của công nghệ máy tính. Điện toán đám mây đã có
môi trường thích hợp để tung cánh bay cao, và trong thời gian này đã có những tiêu
chuẩn nhất định đã được phát triển đó là tính phổ biến cao, băng thông lớn và khả
năng tương tác.
Salesforce.com ra mắt vào năm 1999 và là trang web đầu tiên cung cấp các
ứng dụng kinh doanh từ một trang web "bình thường" - những gì bây giờ được gọi
là điện toán đám mây.
Trong thời gian này, một số công ty chỉ mới bước đầu tư chứ không thu về
lợi nhuận trực tiếp. Chúng ta có thể thấy Amazon và Google đầu tiên hoạt động đều
không thu lợi nhuận trong những năm đầu tiên khi họ ra đời. Tuy nhiên, để tiếp tục
tồn tại, họ đã phải suy nghĩ và cải tiến rất nhiều trong mô hình kinh doanh và khà
năng đáp ứng dịch vụ của họ cho khách hàng.
Năm 2002, Amazon đã giới thiệu Amazon Web Services. Điều này đã cho
người sử dụng có khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng xử lý công việc lớn hơn rất
nhiều.
Năm 2004, sự ra đời chính thức của Facebook đã thực sự tao ra cuộc cách
mạng hóa giao tiếp giữa người với người, mọi người có thể chia sẻ dữ liệu riêng tư
4
của họ cho bạn bè, điều này đã vô tình tạo ra được một định nghĩa mà thường được
gọi là đám mây dành cho cá nhân.
Năm 2006, Amazon đã từng bước mở rộng các dịch vụ điện toán đám mây
của mình, đầu tiên là sự ra đời của Elastic Compute Cloud (EC2), ứng dụng này cho
phép mọi người truy cập vào các ứng dụng của họ và thao tác với chúng thông qua
đám mây. Sau đó, họ đưa ra Simple Storage Service (S3), Amazon S3 là dịch vụ lưu
trữ trên mạng Internet. Nó được thiết kế cho bạn có thể sử dụng để lưu trữ và lấy bất
kỳ số lượng dữ liệu, bất cứ lúc nào, từ bất cứ nơi nào trên web.
Năm 2008, HTC đã công bố điện thoại đầu tiên sử dụng Android
Năm 2009, Google Apps đã chính thức được phát hành
Trong những năm 2010, các công ty đã phát triển điện toán đám mây để tích
cực cải thiện dịch vụ và khả năng đáp ứng của mình để phục vụ nhu cầu cho người
sử dụng một cách tốt nhất.
Dự đoán trong năm 2014 và về sau nữa, trên thế giới sẽ có khoảng 1 tỷ người
sử dụng Smart Phone, và năm 2015 thị trường máy tính bảng sẽ thu hút được
khoảng 44 triệu người.
Điều này đã giúp cho các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển
vượt bậc, mang đến nhiều trải nghiệm mới cho người dùng, kết nối ở khắp mọi nơi
và mọi lúc thông qua môi trường internet.
Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là để tìm hiểu cácmô hình dịch vụ điện toán đám mây
– đặc điểm, lợi ích và nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê phần mềm Bán hàngtheo mô
hình SaaS của doanh nghiệp
Nghiên cứu công cụ mã nguồn mở Php/MySql, nền tảng OpenShift (PaaS-
Cloud) và phương pháp thiết kế xây dựng ứng dụng cho thuê phần mềm bán hàng
(SaaS) hỗ trợ doanh nghiệp
Trong phạm vi cấu trúc một luận văn thực nghiệm, chỉ giới hạn nghiên cứu ở
việc nắm bắt những vấn đề liên quan đến khái niệm mô hình điện toán đám mây,
các mô hình dịch vụ, các mô hình triển khai, mô hình SaaS… vànhu cầu sử
5
dụngdịch vụ thuê phần mềm bán hàngtheo mô hình SaaS của doanh nghiệp.Và căn
cứ trên cơ sở đó tiến hành thiết kế xây dựng và triển khai ứng dụng dịch vụ cho thuê
phần mềm bán hàng (SaaS) hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tóm tắt luận văn
Khóa luận này sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản về điện toán đám mây
nói chung cũng như các nghiên cứu về nhu cầu sử dụng các dịch vụ điện toán đám
mây của doanh nghiệp và áp dụng kết quả nghiên cứu xây dựng ứng dụng cho thuê
phần mềm bán hàng (SaaS) hỗ trợ doanh nghiệp. Khóa luận được trình bày trong 5
chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan những khái niệm cơ bản về điện toán đám
mây (các mô hình dịch vụ, các mô hình triển khai… của điện toán đám mây), lợi ích
việc sử dụng phần mềm theo mô hình SaaS trong các doanh nghiệp và cuối cùng là
nêu ra mục tiêu của đề tài.
Chương 2: Khảo sát và đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu phân tích yêu cầu của hệ
thống ứng dụng Bán hàng theo mô hình cho thuê phần mềm (SaaS) gồm: Khảo sát
hệ thống đang hoạt động, phát hiện các vấn đề yếu kém hạn chế của hệ thống hiện
tại, đưa ra mục tiêu phương án hệ thống mới giải quyết tối ưu khắc phục các yếu
kém hạn chế của hệ thống cũ, phân tích yêu cầu về chức năng và dữ liệu của hệ
thống
Chương 3: Thiết kế và xây dựng ứng dụng quản lý bán hàng theo mô hình
cho thuê phần mềm SaaS hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm các vấn đề: Kiến trúc hệ
thống, nền tảng điện toán đám mây OpenShift và cấu hình dịch vụ nền tảng, thiết kế
cơ sở dữ liệu, thiết kế xử lý, thiết kế giao diện và thiết kế chương trình.
Chương 4: Triển khai và đánh giá kết quả thử nghiệp với các vần đề: Triển
khai ứng dụng lên “đám mây”trên nền tảng OpenShift – PaaS, tiến hành thử nghiệm
hoạt động của chương trình và đánh giá kết quả thu được
Chương 5: Kết luận
Phương pháp nghiên cứu
6
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn này là phương
pháp thống kê phân tích với cách tiếp cận hệ thống bằng mô hình thông tin thực tế
Phân tích các tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài nhằm nắm được
phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước
Nghiên cứu qua nguồn tư liệu đã xuất bản, các bài báo đăng trên tạp chí khoa
học, sưu tập cáctư liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu trên mạng internet
Thu thập số liệu từ nghiên cứu
Kiểm tra, thử nghiệm đánh giá kết quả
7